Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:28:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27690 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 09:43:51 pm »


        Cái mà chúng ta nói chỉ là các yêu cầu do Stalin đưa ra được chứng thực ở chữ ký của ông, còn văn bản mà chúng ta nói ở đây chỉ là bản thảo được gạch các ý chính và không in trên giấy theo mẫu chính thức của Đảng và Nhà nước Liên Xô mà chỉ trên một tờ giấy viết bình thường.

        Hãy chú ý đến thời điểm. Đợt tổng tấn công đang diễn ra và Stalin nói với Hitle giọng của người ở thế mạnh, đe dọa tiêu diệt các đơn vị quân Đức.

        Tuy nhiên, quân Đức không cho rằng họ ở thế thua kém. Đại diện của phía Đức - sĩ quan SS Volpht không tỏ ra bối rối mà rất tự tin và cao giọng. Cuộc đàm phán bí mật kéo dài một tuần. Sau đó Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ Liên Xô đã báo cáo Stalin như sau:

        Gửi đồng chí Stalin (báo cáo)

        Ngày 27 tháng 2 năm 1942

        Trong quá trình đàm phán ở Mulchen từ ngày 20 đến ngày 27 tháng 2 năm 1942 với đại diện của Bộ Tư lệnh Đức và tư lệnh Bộ tham mưu SS Volpht, phía Đức không đồng ý với các yêu cầu của ta.

        Phía Đức yêu cầu chúng ta giữ nguyên đường ranh giới như hiện có và chấm dứt các hoạt động quân sự.

        Chính phủ Liên Xô phải ngay lập tức chấm dứt quan hệ với người Do Thái. Trước hết phải di tản tất cả người Do Thái đến vừng Cực Bắc, cách ly họ và sau đó tiêu diệt hoàn toàn.

        Bộ chỉ huy Đức không loại trừ khả năng thành lập mặt trận thống nhất chống lại Anh và Mỹ.

        Sau khi hỏi ý kiến Berlin, Volpht tuyên bố, khi xem xét cơ cẩu lại thế giới, nếu lãnh đạo Liên Xô chấp nhận các đề nghị của Đức thi có thể phía Đức sẽ xóa bỏ đường ranh giới phía Đông có lợi cho Liên Xô.

        Bộ chí huy Đức đế biểu lộ sự thay đổi theo hướng đồng thuận có thể sẵn sàng thay màu đen trên quốc kỳ sang màu đỏ.

        Khi thảo luận về các vị trí theo sơ đồ thứ hai xuất hiện một số vấn đề khác biệt sau:

        1. Mỹ Latinh phải thuộc Đức.
        2. Trung Quốc phải trở thành thuộc địa và khu vực ảnh hưởng của Nhật.
        3. Thế giới Ảrập phải là vùng ảnh hưởng của Đức ở khu vực bắc châu Phi.

        Như vậy, lập trường của hai bên rất xa nhau. Đại diện phía Đức phủ nhận việc giải tán các đơn vị quân Đức. Theo ông ta chiến tranh với Nga sẽ kéo dài vài năm nữa và sẽ kết thúc bằng chiến thắng của Đức. Theo ông ta, quân Nga sẽ bị tiêu hao lực lượng và của cải và sẽ phải quay lại bàn đàm phán với thế bất lợi hơn vào hai hoặc ba năm nữa.


Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ Liên Xô.       
Merơculốp                           

        Chúng ta phải đánh giá hành động này của Stalin thế nào?

        Có thể có người nói hành động này là vi phạm nguyên tắc quốc tế vô sản, khi đàm phán thỏa hiệp với phát xít để chống lại các đồng minh. Tự bản thân ông gọi các yêu cầu này là “không được nghi lễ” cho lắm với các đồng minh. Nhưng có một điều rõ ràng là khi đưa ra các yêu cầu này, ông sẵn sàng nhận về mình bất kỳ sự đánh giá xấu nào, chỉ duy nhất là tâm niệm để cứu nguy cho đất nước và nhân dân. Stalin rất hiểu ý đồ của Hitle muốn tiêu diệt nước Nga, biến nước Nga thành thuộc địa của chúng.

        Stalin cũng không “bán đứng” người Do Thái, không thỏa hiệp với các yêu cầu của phía Đức, mặc dù phía Đức hứa hẹn rất nhiều quyền lợi. Ông không chấp nhận ý đồ của Hitle về việc tiêu diệt người Do Thái (để bác lại luận điệu một số người cho rằng Stalin là người theo chủ nghĩa bài Do Thái).

        Tôi cho rằng ý tưởng của Stalin về việc phối hợp với Đức để chống Anh và Mỹ chỉ là động tác giả chiến thuật để tranh thủ thời gian. Việc đưa ra thời điểm hợp tác từ “sau 1943-1944” rõ ràng là để cứu nguy cho thời điểm căng thẳng hiện tại. Sau hai hoặc ba năm nữa rất nhiều thứ sẽ thay đổi, và lúc đó sẽ giải thích cho các đồng minh hiểu. Nói chung, mưu mẹo của Stalin và lời “hứa giả” này có thể hiểu được, trong chính trị các ý đồ thế này là bình thường.

        Trong lúc đó, Stalin vẫn kiên trì yêu cầu bộ đội chuyển sang phản công, còn chúng ta cảm nhận sự kiện này như một ví dụ nữa về tư duy chiến lược của Stalin, mặc dù ý đồ này không đạt được nhưng rõ ràng mục tiêu của nó là để cứu nguy cho Tổ quốc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 09:47:54 pm »

     
TƯỚNG VLAXỐP

        Trong những ngày diễn ra trận đánh bảo vệ Moxcơva đã bắt đầu câu chuyện về tướng Vlaxốp. Trong đợt chiến đấu này, ông ta không hể có đóng góp gì vì lúc đó ông ta đang bị ốm.

        Nhưng khi Vlaxốp bỏ chạy sang hàng ngũ quân Đức và tự nhận là kẻ “giải phóng nhân dân Nga” thì người ta nói nhiều về lai lịch của ông ta. Và bắt đầu có một số kẻ tô vẽ cho ông ta (trong đó có tác giả được cho là rất thiên tài), đã viết cả một cuốn sách về ông ta và đẩy ông ta lên thành người bảo vệ chính cho thành Moxcơva.

        Tôi đã nghe nói về Vlaxốp từ trước chiến tranh khi còn là học viên trường sĩ quan lục quân Tasơkent. Sau khi không thành công trong chiến tranh Phần Lan, Bộ trưởng quốc phòng mới nguyên soái Timôsencô ra mệnh lệnh đề ra phương châm cho các nhà trường chỉ "đào tạo cho học viên nhưng điều mà chiến tranh yêu cầu", phải bám sát tình hình thực tế.

        Việc học tập và rèn luyện của học viên rất căng thẳng. Trong điều kiện như vậy, sư đoàn bộ binh số 99 của Vlaxốp được tuyên dương là đơn vị xuất sắc nhất của Lục quân. Lúc đó, Vlaxổp được tặng thưởng Huân chương Lênin, Bộ trưởng Quốc phòng rất hài lòng với tính đòi hỏi nghiêm khắc của Vlaxốp. trong tập luyện đã tặng ông ta chiếc đồng hồ vàng “Sao đỏ”, nhiều bài báo đã biểu dương tính nghiêm khắc của Tư lệnh sư đoàn và trao lá cờ “đơn vị dẫn đầu” của Hồng quần Liên Xô cho sư đoàn của Vlaxốp. Lúc đó, người ta thấy rằng Vlaxốp là rất trong sạch cả về xuất thân và mẫu mực theo các tiêu chuẩn của Đảng. Lúc trẻ ông ta được đào tạo ở trường dòng. Sau đó vào trường đại học Tôn giáo và học ở đó hai năm (chúng ta nhớ rằng bản thân Stalin cũng đã từng là học sinh trưòng dòng). Các bản lý lịch đều xác nhận bản lĩnh chính trị và sự trung thành của ông ta.

        Ông ta tự viết lý lịch vào năm 1940 như sau:

        “Gia nhập Đảng năm 1930... Nhiều lần được bầu vào cấp ủy của nhà trường và trung đoàn. Đã từng là phóng viên báo nhà trường. Đã từng là thành viên tòa án quân sự quân khu”.

        Chúng ta hãy chú ý một chi tiết, ông ta đã là thành viên Tòa án quân sự vào đúng các năm thanh trừng 1937 - 1939. Tôi cũng không có tài liệu để biết là ông ta đã xử án ai, đã tuyên án tử hình ai vì tội chống chính quyển Xô Viết khi mà bản thân ông ta sau này chính là kẻ chống lại Đảng.

        Đây là đoạn kết trong lý lịch tự thuật của Vlaxốp: “Chưa từng bị kỷ luật Đảng, không tham gia các đảng phái chống đối, không dao động, kiên định đường lối chính trị của Đảng, chưa bao giờ bị ra tòa, chưa ra nước ngoài bao giờ”.

        Nói chung là bản lý lịch trong sạch của một đảng viên gương mẫu. Riêng mục chưa ra nước ngoài bao giờ thì Vlaxốp không khai thật. Ông ta đã ở Trung Quốc trong thời gian hơn một năm, từ tháng 9 năm 1938 đến tháng 12 năm 1939.

        Tôi xin dẫn ra một tài liệu.

        Mật!

        Trung tá Vlaxôp đã được kiểm tra qua Cục tình báo thuộc Bộ Nội vụ để cử ra nước ngoài công tác. Đã nhận được bản kiểm tra số 167 ngày 11 tháng 8 năm 1938, không có nhận xét gì đặc biệt.

        Tư lệnh ban 1 - Đại tá Rumianxép - Ngày 21 tháng 9 năm 1938.


        Vlaxốp đã thực hiện nhiệm vụ gì ở Trung Quốc xin để cho các tác giả khác bàn tới. Tuy nhiên có một tình tiết mà tôi không rõ, vì rằng Vlaxốp chỉ tham gia có một lần nhiệm vụ tình báo và tại sao anh ta không tiếp tục ở lại công tác tình báo? Đó là một câu hỏi.

        Tôi đã nhiều lần công tác ở lĩnh vực này, vì vậy tôi hiểu rất rõ rằng đã bước vào công tác tình báo thì công việc rất phức tạp, nhưng để ra khỏi lĩnh vực này còn khó hơn. Khi một sĩ quan đã được sử dụng vào công tác tình báo mà lại bị trả về đơn vị thì điều đó với anh ta không có gì là tốt cả.

        Sau khi trở về đơn vị, Vlaxốp đã được bổ nhiệm là Tư lệnh binh đoàn cơ giới số 4 và sau đó là Tư lệnh quân đoàn 37, đơn vị đã dũng cảm bảo vệ Kiép.

        Như vậy, Vlaxốp không có lý do gì để bất mãn với đường “quan lộ” của mình. Ngược lại, anh ta đã tiến nhanh đến chóng mặt: chỉ huy sư đoàn chưa đến một năm, chỉ huy binh đoàn chỉ trong một tháng, từ tháng 9 năm 1941 chỉ huy quân đoàn 37 cho đến ngày Kiép thất thủ. Sau đó, vào tháng 11 được chỉ định là Tư lệnh quân đoàn 20, tham gia bảo vệ Moxcơva trong thành phần phương diện quân “Tây”.

        Nhiều tác giả đã “bất chấp sự thật” khi viết trong các ấn phẩm của phương Tây và ở nước Nga về thời kỳ bộc lộ “tài năng quân sự” của Vlaxốp. Trong hồi ký của mình, tướng Xanđalcíp đã nhớ lại là Vlaxốp vừa được bổ nhiệm Tư lệnh quân đoàn nhưng trong giai đoạn đầu chiến dịch anh ta hoàn toàn không có mặt ở sở chỉ huy, mà thực ra là nằm trong bệnh viện, tướng Xanđalốp nhớ lại là khi ông được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng quân đoàn 20, ông có hỏi Sapôsnhicốp: Ai là Tư lệnh quân đoàn? Sapôsnhicôp đã nói: Tướng Vlaxốp cựu Tư lệnh quân đoàn 37 được bổ nhiệm làm Tư lệnh, nhưng ông ta đang ốm, trong thời gian tới anh hãy tự lo lấy... Thực tế, Vlaxốp đã vắng mặt suốt cả thời kỳ phòng thủ và cả thời kỳ tổng phản công ở Moxcơva. Hãy nghe Xandalôp kể lần đầu tiên trông thấy Vlaxốp:

        Đến ngày 19 tháng 12, khi tôi và Kulicốp, ủy viên Hội đồng quân sự đang ở một trạm thông tin thì Vlaxốp xuất hiện lần đầu tiên từ ô tô bước ra, đeo kính đen, áo khoác lông dựng cổ. Vlaxôp bước vào trạm thông tin và tại đây lần đầu tiên chúng tôi đã gặp nhau. Tôi đã báo cáo Vlaxốp về tình hình của quân đoàn và nói rõ là Nguyên soái Giucốp đã chỉ ra tính thụ động, chậm chạp trong hành động của quân đoàn. Sau đó một, hai ngày, ông ta chính thức chỉ huy quân đoàn.

        Từ các thông tin trên có thể thấy rõ là Vlaxốp không tham gia chiến trận giải phóng Vôlôkôlamxki, bởi vì lúc ấy Vlaxốp chưa có mặt và chưa chỉ huy quân đoàn.

        Có thể có người hỏi: Thế tại sao tướng Vlaxốp lại được thưởng Huân chương Cờ đỏ! Vì trận chiến ở Moxcơva? Đúng là như vậy, vì lúc đó tất cả các Tư lệnh quân đoàn đều được tặng thưởng Huân chương - trong đó có Vlaxốp. Nhưng riêng Giucôp thì lại không có tên và không được tặng thưởng. Vì rằng danh sách các tướng lĩnh được khen thưởng do Giucốp lập, ông không thể tự đưa tên mình vào danh sách. Nhưng bản thân Tổng tư lệnh Stalin cũng không được tặng thưởng huân chương nào sau chiến thắng vĩ đại này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 09:51:00 pm »


NHỮNG NGƯỜI CỘNG TÁC DŨNG CẢM

        Trong những ngày tổng phản công, Stalin rất tin tưỏng vào khả năng làm việc của Giucốp, Sapôsnhicốp, Vaxilepxki, nhưng bên cạnh họ, Stalin cũng tìm kiếm các tài năng trẻ như Erêmencô. Tuy nhiên, với Erêmencô, Stalin đã đánh giá sai nhân vật này.

        Trong thời gian chiến tranh, Stalin đã phát hiện, bồi dưỡng và bổ nhiệm một số lượng lớn các tướng lĩnh có tài như Giucốp, Vaxilepxki, Cônhép, Rôcoxốpxki, Bagramian... Tất cả họ đều do đích thân Stalin bồi dưỡng, Stalin ủng hộ họ, tha thứ cho khuyết điểm của họ, thưởng huân chương cho họ khi lập chiến công nhưng thường xuyên giữ họ trong phạm vi kỷ luật. Trong số đó có Khơrulép. Sau đây là hồi tưởng của ông:

        “Sau khi Stalin đề nghị bổ nhiệm tôi làm tư lệnh hậu cần trang thiết bị cho Hồng quân.

        Tôi đã hỏi Stalin:

        - Liệu có cần đến tôi ở vị trí này không?

        Stalin hỏi lại:

        - Tại sao anh không muốn tiếp nhận đề nghị này?

        Tôi đã nói rằng: Vì rằng Mekhơlic đã đặt ra nhiệm vụ bằng cách nào cũng phải tiêu diệt tôi. Anh ta sẽ lợi dụng chuyện này để tiếp tục ý đồ của mình.

        Stalin cười và nói:

        - Không có loài ác thú nào mạnh hơn loài mèo.

        - Đối với tôi, Mekhơlic là loài vật đáng sợ - Tôi trả lời.

        Năm ngoái, khi các anh xem xét vấn đề của tôi trong Bộ chính trị, Mekhơlic tìm mọi cách thuyết phục mọi người rằng tôi đã tham gia vụ nổi loạn quân sự. Tôi đã nói rằng, tôi là con người trung thực và yêu cầu Mekhơlic và Egiốp hãy để cho tôi yên. Trước khi trở về đơn vị, Mekhơlic nói với tôi: Anh hãy đi mà cám ơn Vôlôsilốp, ông ta đã ngăn cản để tôi không kết tội anh, nhưng tôi cam đoan với anh là tôi sẽ làm mọi cách để đạt mục tiêu của mình.

        Stalin nói với tôi:

        - Được rồi, thế nếu tôi và anh cùng tiến hành đấu tranh chống lại Mekhơlic thì anh nghĩ thế nào? Có được không?

        Tôi trả lời thẳng thắn:

        - Theo lôgic của tự nhiên, mọi vật sẽ phải để đúng chỗ của nó. Nhưng anh nên biết rằng Mekhơlic là loại người rất giảo hoạt. Ông ta có thể thoát ra khỏi bất kỳ tình huống nào.

        - Thế liệu anh ta có tiêu diệt được tôi và anh không? - Stalin hỏi.

        - Ông thì anh ta không dám, nhưng tôi thì sẽ bị tiêu diệt.

        Tuy vậy, cuối cùng thì tôi vẫn được bổ nhiệm là Tư lệnh bộ đội hậu cần của Hồng quân”.

        Những thành công mà Khơrulép đạt được trong công tác bảo đảm hậu cần cho bộ đội đã chứng tỏ ông là một vị tướng có tài tổ chức.

        Chúng ta hãy nghe Khơrulép, một vị tướng trí thức nhận xét về phong thái làm việc của Stalin:

        “Đại bản doanh là cái gì? Đó chính là Stalin (không có một ai là thư ký của ông), Bộ Tổng tham mưu là gì? (Stalin thường gọi Tổng tham mưu trưởng hoặc người giúp việc của ông ta mang theo bản đồ đến phòng làm việc của mình) và tất cả Bộ Quốc phòng - Đó chính là Đại bản doanh.

        Stalin có thể cho gọi bất kỳ một Tư lệnh mặt trận nào và nói:

        - Chúng tôi muốn anh ban hành mệnh lệnh tiến hành một chiến dịch, để tiến hành anh cần những gì?

        Trong phòng làm việc của mình, Stalin chỉ có duy nhất một máy điện thoại, các thiết bị thông tin liên lạc khác vẫn đặt ở Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu. Không bao giờ thấy Stalin vội vàng đi tìm một phương tiện thông tin nào đó. Hàng ngày ông đến phòng làm việc ở Kremli vào lúc 4 giờ sáng và bắt đầu cho gọi các nhân vật mà ông muốn làm việc, nhưng không bao giờ ông gọi một ai đến quá sớm.

        Anh có thể tưởng tượng thế này: Stalin khai mạc hội nghị, nêu ra chương trình nghị sự và bắt đầu theo chương trình... Không! Stalin không bao giờ điều hành một cuộc họp như vậy, mà ông thường đặt ra câu hỏi, một số vấn đề xuất hiện ngay trong quá trình hội nghị. Ngay khi thấy vấn đề liên quan đến ai là ông cho gọi người đó tới. Khi liên quan đến hậu cần ông yêu cầu gọi Khơrulép, khi liên quan đến không quân, ông cho gọi Iacôplép... Và ông giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Ngoài ra, từng thành viên của Hội đồng quốc phòng đều được ông giao công việc cụ thể, ví dụ: Molotốp - lo về chuyện xe tăng; Malencốp - là máy bay; Micoian - cung cấp hậu cần...

        Trong một ngày ông phải ra hàng chục mệnh lệnh, không có chuyện Hội đồng quốc phòng họp vào thứ tư và thứ sáu hàng tuần. Các cuộc họp diễn ra hàng ngày vào bất cứ lúc nào cần thiết. Có lần vào nửa đêm, Stalin gọi điện cho tôi và hỏi: "Tại sao anh không ngủ?”. Tôi nói: Thưa đồng chí, nếu đồng chí đã gọi điện cho tôi vào lúc muộn thế này thì tức là đồng chí cho rằng tôi không nên ngủ.

        Stalin ký các văn kiện thường là không đọc - ông hoàn toàn tin tưởng người trình ký, nhưng nếu có ai đó có ý cẩu thả hoặc cố ý chuẩn bị một văn kiện trái chỉ đạo của ông - thì coi như số phận của người đó đã được định đoạt. Tôi đã trình Stalin ký hàng ngàn văn bản và mỗi lần như vậy tôi phải kiểm tra từng chữ một.

        Mỗi khi anh có một việc gì đó thật khẩn cấp, không thể chờ được thì anh có thể đến phòng của Stalin vào bất cứ lúc nào mà không cần hẹn trước. Tôi đã có nhiều trường hợp như vậy và không lần nào Stalin đuổi tôi ra, vâng, Stalin chưa bao giờ đuổi ai ra khỏi phòng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 09:55:14 pm »


CHIẾN CUỘC MÙA ĐÔNG NĂM 1942

        Ngày 22 tháng 6 năm 1941, thông chế Von Bock dẫn đầu cụm quân “Trung tâm” tấn công nước Nga với một lực lượng rất hùng hậu. Vậy mà chỉ đến ngày 3 tháng 12, ông ta đã cầu cứu Hitle xin tăng viện cho ông ta.

        Đến tháng 4 năm 1942, các trận chiến đấu tạm lắng xuống. Stalin hiểu rằng quân Nga chưa được chuẩn bị đầy đủ về lực lượng và trang bị để giành thắng lợi trong các trận phản công - Ông cho rằng cẩn phải tổ chức phòng ngự một cách chặt chẽ và tích cực. Đồng thời, ông yêu cầu phải có một số chiến dịch phản công ở Krưm, ở khu vực Kharcốp, ở khu vực Xmôlenxkơ... Kể cả ở khu vực Lêningrad và Đemianxki...

        Trong một phiên họp của Đại bản doanh - khoảng cuối tháng 3 năm 1942, có mặt Sapôsnhicốp, Timôsencô, Vôlôsilốp, Giucốp, Vaxilepxki và Khơrutxốp, các cuộc tranh luận rất sôi nổi. Sapôsnhicốp đưa ra vấn đề cần phải tổ chức phòng ngự một cách tích cực. Còn lực lượng dự bị chiến lược chưa đưa vào cuộc chiến vội mà tập trung ở khu vực trung tâm và Vôgiơnedơxki.

        - Liên quan đến chiến dịch tấn công ở hướng Tây-Nam thì Bộ Tổng tham mưu kiên quyết phản đối - Sapôsnhicốp quay lại vấn để chính - Vì rằng, trước hết chúng ta không đủ lực lượng dự bị, và đó là mạo hiểm.

        - Chúng ta không thể ngồi yên để phòng ngự và chờ đợi cho quân Đức tiến tới - Stalin cắt ngang - Chúng ta cần tiến hành một số đòn tấn công cảnh báo trên một diện rộng và làm suy giảm sự sẵn sàng của quân địch. Giucốp đề nghị mở rộng tấn công ở hướng Tây, còn các mặt trận khác thì phòng ngự, tôi cho rằng đó là ý định nửa vời.

        Lúc đó, Timôsencô đứng dậy và nói rất tự tin:

        - Các đơn vị của chúng ta trong tình trạng có thể tấn công quân Đức ở hướng tây nam, phá tan ý đồ tấn công chống lại phương diện quân Tây Nam và Nam, trong trường hợp ngược lại tình trạng sẽ lặp lại như thời kỳ đầu chiến tranh. Vì vậy, tôi ủng hộ ý kiến của Giucôp.

        Vôlôsilốp nhanh chóng ủng hộ Timôsencô, còn Giucốp và Sapôsnhicốp thì giữ ý kiến chỉ nên tấn công ở hướng mặt trận Tây.

        Stalin rất muốn giữ ý định tấn công ở hướng Kharcốp, nhưng lại không muốn quyết định một mình.

        - Thế đồng chí Vaxilepxki nói thế nào? - Stalin hỏi.

        - Ý kiến của tôi giống ý kiến của Bộ Tổng tham mưu mà nguyên soái Sapôsnhicốp đã nói. Tôi chỉ xin bổ sung một ý về tính mạo hiểm khi tấn công ở khu vực Barvenxki.

        - Nhưng theo trường phái của Sapôsnhicốp thì khó mà có thể nghe được cái gì khác - Stalin nói không được hài lòng, Bộ chỉ huy mặt trận có thực sự muốn tiến hành chiến dịch này không?

        - Chúng tôi rất muốn và tha thiết đề nghị - Timôsencô và Khơrutxốp đều nói.

        - Tốt. Chúng ta dừng lại ở đây. Sau một ngày nữa Bộ Tổng tham mưu sẽ chuẩn bị xong các đề xuất, các chiến dịch này sẽ được tiến hành bằng lực lượng của chính các phương diện quân.

        Ngày 30 tháng 4, Vaxilepxki trình lên Stalin bản “Kế hoạch hành động của các đơn vị ở hướng Tây-Nam tháng 4 -  tháng 5 năm 1942”, trong đó đề ra nhiệm vụ tiêu diệt cụm quân địch ở khu vực Kharcốp - còn các đơn vị của phương diện quân Tây - Nam phải phòng ngự vững chắc ở khu vực Barvenxki - Xlayianxkơ - Ialơiun.

        Có một lần vào buổi sáng, Vaxilepxki đang ngồi uống trà thì có chuông điện thoại.

        - Đồng chí Stalin tìm đồng chí - trợ lý của Stalin nói qua điện thoại với Vaxilepxki và đề nghị ông nói chuyện trực tiếp với Stalin.

        - Đồng chí Vaxilepxki, chúng tôi có một nhiệm vụ rất quan trọng muốn giao cho đồng chí, đồng chí có thể tới ngay được không?

        - Vâng! - Vaxilepxki trả lời và suy nghĩ không hiểu có việc gì đột xuất Stalin muốn giao cho ông.

        Đã nhiều lần trong các phiên họp của Hội đồng quốc phòng Stalin để cập đến việc đề cử Vaxilepxki vào vị trí lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu, vì Sapôsnhicốp rất ốm yếu và đã nhiều lần xin nghỉ.

        Trong một phiên họp có cả Timôsencô, Khơrutxốp và Bagranhian, khi Sapôsnhicốp lại nêu vấn đề này ra, Stalin nói với Vaxilepxki:

        - Đồng chí Khơrutxốp nói đúng, sức khỏe rất quan trọng trong công việc lãnh đạo. Sapôsnhicốp hiện nay ốm nặng, anh ta rất khó khăn vì vậy chúng ta cần tìm phương án thay thế. Bộ chính trị và Hội đồng quốc phòng để cử đồng chí vào vị trí Tổng thám mưu trưởng.

        - Thưa đồng chí Stalin, tôi đã báo cáo đồng chí về vấn đề này và bây giờ xin phép đồng chí được không đi tiếp bước này. Với cương vị Phó Tổng tham mưu trưởng tôi đã nắm vững công việc và xin hứa mang hết sức mình ra để làm tốt mọi công việc hỗ trợ cho đồng chí Sapôsnhicốp.

        - Các đồng chí thấy không - Stalin hướng về mọi người -  Bộ Tổng tư lệnh thì tha thiết yêu cầu, còn đồng chí Vaxilepxki thì kiên quyết từ chối, chả lẽ đó là tính Đảng?

        - Tôi báo cáo đồng chí chính là với tinh thần đảng viên, tôi xin báo cáo đồng chí là chưa chuẩn bị sẵn sàng để thay thế Sapôsnhicổp.

        - Thế ai đã sẵn sàng? - Stalin bực tức hỏi - Anh để cử ai vào chức vụ này?

        - Ví dụ như Giucốp hoặc Meresơcốp.

        - Họ đều đã qua cương vị này, đã thể hiện được tốt nhưng họ có ích hơn ở trên các mặt trận. Thế còn các đồng chí khác thấy thế nào? - Ông lại hỏi các đồng chí khác trong phòng.

        - Tôi cho rằng nguyên soái Timôsencô sẽ là người đáp ứng được. Ông ta đã là Bộ trưởng quốc phòng và rất hiểu công việc của Bộ Tổng tham mưu.

        - Tôi không đồng ý - Timôsencô lập tức phản ứng - Tôi để cử tướng Golikốp vào vị trí này vì đây là một vị tướng xuất sắc, đồng thời là một cán bộ chính trị...

        Khơrutxôp lập tức ủng hộ đề cử này, nhưng Stalin không đồng ý mà tiếp tục đề cử Vaxilepxki. Cuộc tranh luận trở nên căng thẳng, Stalin chuyển sang để tài chiến sự, tuy nhiên ông lưu ý là sẽ trở lại đề tài cán bộ này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 09:59:38 pm »


        Ngày 24 tháng 4, Stalin điện cho Vaxilepxki:

        - Đồng chí Vaxilepxki, do Sapôsnhicốp bị ốm, đồng chí đã được giao đảm nhận trách nhiệm Tổng tham mưu trưởng.

        Trên một phiên họp của Hội đồng quân sự phương diện quân Tây - Nam, nguyên soái Timôsencô nói:

        - Do các kết quả của các đợt tấn công của quân ta, quyển chủ động đã về tay Hồng quân... sắp tới chúng ta sẽ được bổ sung nhiều lực lượng.

        Cả Khơrutxốp và Bagranhian đều rất phấn chấn về các kế hoạch tấn công. Ngày 12 tháng 5, sau các đợt nã pháo mở màn, các đơn vị đã chuyển sang phản công. Trong năm ngày đã tiến được 20-30km. Nhưng... lại là “nhưng”. Tình hình diễn ra là quân Đức cũng đang chuẩn bị tấn công với lực lượng tập trung rất lớn. Rõ ràng là Bộ tham mưu của ta không có được thông tin đầy đủ về vấn để này. Ngày 17 tháng 5, lúc 5 giờ 30 phút, sau đợt oanh tạc của pháo binh và không quân, quân Đức đã chuyển sang tấn công vào khu vực Barvenkopxki, chỉ sau một giờ quân Đức đã tiến sâu 10 km vào hậu phương quân đoàn 9. Lúc đó, Bộ chỉ huy tập đoàn quân Tây-Nam đã có hành động gì? Timôsencô và Khơrutxốp vẫn bảo thủ giữ quan điểm cũ của mình về đánh giá tình hình, cho rằng kẻ thù không đủ lực lượng và họ quyết định tiếp tục tấn công để chiếm lại Kharcốp.

        Vaxilepxki (lúc này đang là quyển Tổng tham mưu trưởng) yêu cầu ngay lập tức phải đình chỉ các đợt phản công và áp dụng ngay các biện pháp để chống lại kế hoạch bao vây Hồng quân của kẻ thù ở khu vực Kharcốp.

        Stalin không thích thay đổi các quyết định của mình, ông cho rằng các biện pháp mà Bộ Tư lệnh phương diện quân Tây-Nam tiến hành là đủ để đánh trả lại các đòn tấn công của quân Đức. Vì vậy, phương diện quân có thể tiếp tục tấn công...

        Thảm họa đối với mặt trận đã trở nên rõ ràng. Xe tăng của quân Đức đột phá vào hậu phương của các quân đoàn đang tiến về Kharcốp.

        Lúc đó, khoảng cách đến Kharcôp còn rất ngắn, vì vậy Timôsencô và Khơrutxốp tính toán rằng có thể cố gắng để chiếm được thành phố sau khi đã chiếm được thành phố thì các khó khăn sẽ vượt qua được - khi đã là kẻ chiến thắng thì không ai lên án cả!

        Giucốp lúc đó có mặt ở Đại bản doanh đã nhớ lại:

        “Tôi nhớ là lúc đó Tổng tư lệnh đã nói rõ với Timôsencô về nguy cơ do quân Đức mang lại ở vùng Kramatốpxka.

        Chiều ngày 18 tháng 5, Stalin lại có cuộc nói chuyện về chủ để này với ủy viên Hội đồng quân sự Khơrutxốp. Sau báo cáo của Khơrutxốp, Tổng tư lệnh đã bác bỏ quan điểm của Bộ tổng tham mưu...”.

        Timôsencô đã điều động binh đoàn kỵ binh số 2 và binh đoàn Capcadơ của tướng Pliepva ra để chống lại đòn phản công của quân Đức. Kỵ binh chống lại xe tăng! - Tình huống đúng là đã xảy ra như vậy. Các bạn hãy thử hình dung: kỵ binh trên mình ngựa phóng về phía các đơn vị xe tăng của kẻ thù. Trong lúc phía quân Đức có 11 sư đoàn, trong đó có hai sư xe tăng.

        Ngoài việc đưa kỵ binh ra đối chọi với xe tăng, còn có một sai lầm rất ngu ngốc nữa (xin lỗi vì tôi không tìm được từ nào khác), cũng trong thời điểm đó của ngày 17 tháng 5, khi xe tăng quân Đức đang lao về hậu phương của mặt trận, Bộ chỉ huy phương diện quân đã đưa binh đoàn xe tăng số 21 và 23 vào trận, nhưng hai binh đoàn này lại không được dùng để tấn công vào các đơn vị quân Đức đang uy hiếp các đơn vị của ta đang tấn công Kharcốp, mà lại đuổi theo các đơn vị đã tiến sâu vào cái bẫy đã giăng ở Kharcốp - theo một kế hoạch đã vạch ra từ trước. Như sau này Nguyên soái Moxcalencô-một người đã tham gia trận đánh này nhớ lại: “tự mình chui vào thòng lọng”. Tình hình này tiếp tục vào các ngày 17, 18, 19 tháng 5.

        Nguy cơ các đơn vị của ta bị bao vây đã trở thành hiện thực.

        Ngày 22 tháng 5, vòng vây đã được khép lại. Hầu như toàn bộ các đơn vị lớn của ta - ngoại trừ một số rất ít - đã bị tiêu diệt. Theo tài liệu của quân Đức có đến 240.000 quân Nga bị bắt làm tù binh. Sau này tất cả cán bộ tham gia trận này, trong hồi ký của mình đều khẳng định rằng họ đã kịp thời dừng các hành động tấn công của các đơn vị. Nhưng không một ai trong số họ nhắc lại các sai lầm ngay từ giai đoạn đầu khi lên kế hoạch tấn công mà không hề biết gì về thực lực của quân địch. Nói chung chiến dịch này đáng lẽ không nên tiến hành.

        Nhưng, như hay gặp tình huống trong trường hợp tương tự - người nọ đổ lỗi cho người kia và cuối cùng tất cả đều hùa vào đô lỗi cho Stalin.

        Khi bắt đầu thời kỳ phê phán “tệ sùng bái cá nhân Stalin” thì bắt đầu thay đổi các chính kiến và hệ giá trị khi đánh giá các sự kiện lịch sử dưới ảnh hưởng của trào lưu chính trị mới. Các tư tưởng nhất quán lúc ban đầu bị phân loại ra rất nhiều trường phái hỗn loạn, còn sau đó là làn sóng các ý tưởng “đánh giá lại” toàn bộ các giá trị. Tất cả chúng ta đều đã rõ các ví dụ về ý kiến của các nhà chính trị tên tuổi, các nhà khoa học, nhà văn và hầu như tất cả đểu thay đổi quan điểm và lòng tin của chính mình, tạo nên các mâu thuẫn, họ đã chuyển từ các chiến sĩ “Cộng sản gương mẫu” thành các “nhà dân chủ thời thượng”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 10:02:50 pm »


        Ở phía bắc, khu vực Lêningrad và Đemianxki các trận đánh của quân ta không giành được kết quả như ý muốn. Ở khu vực Đemianxki, các đơn vị phương diện quân Tây-Bắc đã bao vây được quân địch nhưng không thể tiêu diệt được chúng.

        Còn ở hướng Lêningrad và Vonkhốpxki thì tình hình tệ hơn. Một trong các chiến dịch ở Liubanxki - quân đoàn tấn công số 2 đã rơi vào vòng vây của địch và phải tản ra ở trong rừng và đầm lầy. Trong điều kiện tan băng của mùa xuân, hầu như toàn bộ quân đoàn 2 đã bị hy sinh, còn Tư lệnh quân đoàn, trung tướng Vlaxốp thì đầu hàng quân Đức.

        Về bản thân Vlaxốp và hành động của ông ta thành lập “quân đội giải phóng Nga” và lãnh đạo “ủy ban quốc tế” về giải phóng nhân dân Nga đã có rất nhiều bài báo và các tập sách dày để cập đến.

        Do rất nhiều sách viết theo chiều hướng “chống Stalin” đã được xuất bản, tôi thấy rõ trách nhiệm giới thiệu với bạn đọc về các tài liệu và chứng cứ chân thật để các độc giả tự mình phân tích, đánh giá xem chỗ nào là sự thật, chỗ nào là xuyên tạc.

        Chúng ta hãy quay lại thời điểm, lúc Vlaxốp bị bắt làm tù binh.

        Cần phải thừa nhận là tướng Vlaxốp không có lỗi lớn trong việc quân đoàn 2 bị bao vây. Ông ta được bổ nhiệm thay cho tướng Klưcốp bị ôm vào giai đoạn cuối của chiến dịch, tức là ngày 16 tháng 4 năm 1942 khi mà quân đoàn đã bị rơi vào tình thế bị bao vây.

        Bị đói, thiếu vũ khí đạn dược, quân đoàn đã hy sinh trong tình thế tuyệt vọng, mọi nỗ lực cố thoát ra khỏi vòng vây đá không đạt được. Chỉ còn lại một khả năng duy nhất trong tình huống này - đó là tìm cách tập hợp các lực lượng nhỏ còn sót lại, nhưng tướng Vlaxốp đã quyết định chia ra làm hai bộ phận để rút lui.

        Tư lệnh phương diện quân Merexkổp đã ghi lại trong hồi ký về các biện pháp để tìm kiếm và cứu tướng Vlaxốp:

        ... Bộ tư lệnh quân đoàn 2 đã ra lệnh cho sư đoàn bộ binh số 327 hãy rút ra khỏi vị trí theo từng nhóm nhỏ. Mệnh lệnh này ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần bộ đội và làm mất sự lãnh đạo của Bộ chỉ huy. Không có được sự chỉ huy thống nhất của Bộ chỉ huy và tham mưu các đơn vị nhỏ rút lui về phía sau mà không được bảo vệ từ hai bên cạnh sườn, một số nhóm gần như mất phương hướng.

        Nhưng lúc đó Bộ chỉ huy quân đoàn đang ở đâu? Số phận của nó như thế nào? Chúng tôi đã làm mọi cách để tìm kiếm Hội đồng quân sự và Bộ tham mưu của quân đoàn 2. Sáng sớm ngày 25 có các sĩ quan thoát ra khỏi vòng vây đã báo cáo lại rằng họ nhìn thấy tướng Vlaxốp ở khu vực đường cái Udơkôkôloinaia, họ lập tức dẫn đầu đội xe tăng tới đó, nhưng trong số 5 xe tăng, thì 4 chiếc bị trúng mìn hoặc là bị quân Đức bắn hạ. Chiếc xe tăng cuối cùng do đại úy Bôrôđa chỉ huy đã đến vị trí mà lẽ ra Bộ chỉ huy quân đoàn phải ở đó, nhưng ở đó khổng còn ai nữa. Biết rằng Bộ chỉ huy quân đoàn có đầy đủ máy thông tin, chúng tôi liên lạc và ra lệnh rút lui. Chúng tôi đã phái các đơn vị trinh sát đi tìm kiếm để cứu Bộ chỉ huy quân đoàn, nhưng họ đã không tìm thấy Vlaxốp.

        Tôi đã gọi điện cho Dđanốp để yêu cầu ông ta truyền đạt mệnh lệnh cho Tư lệnh du kích khu vực Oređedơxki về việc tìm kiếm tướng Vlaxốp và Bộ tư lệnh của ông. Các đội du kích đã chia thành ba nhóm đi tìm kiếm ở khắp nơi, nhưng không tìm được tung tích của Vlaxốp.

        Cuối cùng, sau một thời gian tìm kiếm các đội du kích đã báo cáo về là Vlaxôp đã đầu hàng quân Đức ở làng Piatnhixa”.

        Bây giờ chúng ta thử tiếp cận các tài liệu của quân Đức, đây là các tài liệu gốc, vì vậy không có gì để nghi ngờ.

        Tư lệnh sư đoàn không quân số 4 - Gautmand Unricht Gardt đã kể lại:

        ... Vlaxốp trong bộ quân phục không có ngù vai nấp trong một hầm trú ẩn ở gần làng Moxtki, phía nam Chuđôva. Lúc quân Đức tiến vào và ra lệnh giơ tay đầu hàng, Vlaxốp hô to “Đừng bắn! Tôi là tướng Vlaxốp-Tư lệnh quân đoàn 2”.

        Ngày 15 tháng 7 năm 1942, Vlaxốp bị hỏi cung ở Bộ Tư lệnh quân đoàn 18 của quân Đức. Sau đây là biên bản ghi chép lần hỏi cung đầu tiên Vlaxôp:

        “Ông ta giải thích rằng ông ta vào Đảng Bônsêvich năm 1930 với mục đích có khả năng tiến thân theo con đường công danh. Sau đó nói rõ về tính cách của tướng Meresơcốp, cơ cấu tổ chức của mặt trận Vônkhopxki, về các nguyên nhân thất bại, rồi ca ngợi pháo binh và không quân của Đức, đánh giá tổn thất của quân Nga - bị bắt làm tù binh đến 60 ngàn người.

        Theo lời khai của tướng Vlaxốp thì kế hoạch giải vây cho Lêningrad vẫn còn hiệu lực. Khả năng thực hiện kế hoạch phụ thuộc rất lớn vào viện binh. Với lực lượng có hai tập đoàn quân Vônkhopxki và Lêningrad không thể tấn công được nữa mà chỉ đủ sức để giữ mặt trận Vônkhopxki và mặt trận giữa Kirisi và hồ Lađôga...

        Ở khu vực trung tâm Giucốp có thể sẽ chuyển sang phản công lớn ở khu vực Moxcơva, ông ta đã có đủ lực lượng...

        Như chúng ta đã thấy, các thông tin mà Vlaxốp cung cấp cho phía Đức toàn là tin mật. Trong khi rất nhiều chiến sĩ và sĩ quan của ta rơi vào tay địch, bị tra tấn dã man vẫn không khai báo một chút thông tin bí mật quân sự nào, vậy mà Vlaxốp là một vị tướng có kinh nghiệm, được trọng dụng lại khai báo hết ngay trong lần hỏi cung đầu tiên, rõ ràng là đã có dụng ý từ trước đầu hàng hợp tác với địch.

        Tôi không muốn bình luận thêm về hành vi này của Vlaxốp, chỉ dẫn ra một đoạn trong hồ sơ cá nhân của ông ta:

        Tháng 2 năm 1939 lời thề danh dự sĩ quan.

        Trong đó có câu: “Tôi xin thể và long trọng hứa... sẽ giữ gìn mọi bí mật quân sự và bí mật Nhà nước...

        Nếu có một chút ý định vi phạm lời thề thiêng liêng này thì xin chịu hình thức xử lý nghiêm khắc nhất của pháp luật Xô Viết, như kẻ thù phản bội Tổ quốc và nhân dân”.

        Đó chính là các sự kiện bắt đầu của một hiện tượng mà sau này người ta gọi là vụ “Vlaxốp”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 10:05:11 pm »


TRẬN CHIẾN Ở CAPCADƠ

        Stalin không bỏ qua tình hình ở sông Đông và Capcadơ. Tuy nhiên, ông không coi trọng ý nghĩa của khu vực này bằng ý định của Hitle đối với Moxcơva. Các trận chiến ở mặt trận Nam diễn ra vào mùa hè năm 1942 chỉ được Stalin coi như những trận chiến ở các khu vực khác, Stalin vẫn cho rằng Hitle sẽ tập trung hướng chính ở Moxcơva. Việc không coi trọng ý nghĩa chiến lược của vùng Capcadơ và mỏ dầu Bakin sau này đã phải trả giá.

        Vâng, đây lại là một cái cớ để người ta phê phán Stalin: tính toán sai, không coi trọng ý nghĩa chiến lược và không xác định đúng lực lượng của quân địch vào mùa hè năm 1942 - Đó không chỉ là sai lầm của Bộ Tổng tham mưu và còn là sai lầm của Stalin với cương vị là Tổng tư lệnh.

        Nhưng sai lầm ở đâu? Sai lầm cái gì? Sau này Stalin đã nhận ra sai lầm này của mình. Tâm lý của con người, ai cũng vậy không thích nói về sai lầm của mình và Stalin cũng không thích nhắc lại các trận chiến nặng nề ở Capcadơ và cũng không thích nhắc chuyện ai là đúng, ai là sai và ai là người cứu nguy cho tình huống nguy ngập này.

        Có lẽ tôi sẽ không dừng ở mức độ phân tích cảm tính mà xin dẫn ra các tài liệu lịch sử:

        Nguyên soái Grexơkô viết: “Khi đánh giá ý đồ chiến lược của Hitle mùa hè 1942, người ta đã tính rằng các sự kiện chính của mùa hè 1942 sẽ diễn ra xung quanh Moxcơva”.

        Tôi xin dẫn hồi ký của một người rất gần gũi với Stalin, đó là tướng Stêmencô. Ông viết:

        “Cần phải nói rằng Bộ chỉ huy chiến lược Xô Viết do Stalin đứng đầu đã tin tưởng rằng sớm hay muộn thì quân Đức sẽ lại tấn công Moxcơva. Sự đánh giá này của Bộ Tổng tư lệnh không chỉ dựa vào tình hình thực tế ở xung quanh Moxcơva, mà còn do đã nhận được nhiều tin tình báo về việc quân Đức không từ bỏ ý đồ chiếm thủ đô. Stalin đã đưa ra một số khả năng mà quân Đức có thể tiến hành, nhưng cho rằng trong mọi trường hợp thì mục tiêu cuối cùng của Đức vẫn là chiếm Moxcơva. Đa số thành viên Đại bản doanh, Bộ Tổng tham mưu và Tư lệnh các mặt trận đều đồng ý với nhận định này.

        Xuất phát từ đánh giá tình hình như vậy, mọi người đã đi đến kết luận là số phận chiến dịch hè 1942 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết cục chiến tranh và sẽ được quyết định ở khu vực Moxcơva. Như vậy, hướng Moxcơva sẽ là hướng chính, còn các hướng khác sẽ có vai trò thứ yếu.

        Như sau này đã biết, dự đoán này của Đại bản doanh và Bộ Tổng tham mưu đã sai lầm.

        Một nửa số các đơn vị quân Nga đã tập trung ở quanh Moxcơva, còn ở khu vực Capcadơ chỉ có 5% binh lực, còn xe tăng thì chỉ có 3%.

        Tại sao Stalin lai giữ một lượng lớn quân số ở Moxcơva?

        Điều này có thể giải thích ngoài các tính toán chiến lược, còn có yếu tố tâm lý. Đại bản doanh vẫn còn bị chấn động vì các trận chiến trước đó, khi trong một thời gian ngắn các đơn vị quân Đức đã chiếm trọn phần châu Âu của nước Nga và tiến sát đến Moxcơva. Và tôi nghĩ rằng vào mùa xuân năm 1942, Stalin lo sợ không dám điều quân dự bị về phía nam là do suy nghĩ rằng quân Đức đang ở quá gần Moxcơva, còn các tin tức tình báo thì rất mâu thuẫn, đôi khi bị đánh giá là không tin cậy, là thông tin giả cố tạo ra để lôi kéo chủ lực quân của Nga về phía nam...

        Như vậy, vào mùa hè 1942, quân Đức đã kịp chuẩn bị lực lượng để tấn công vào khu vực Capcadơ. Sự tính toán chiến lược sai lầm của Bộ chỉ huy đã gây cho các đơn vị phòng ngự ở Capcadơ rất nhiều khó khăn và tổn thất.

        Hitle rất tin tưởng vào thắng lợi của chiến dịch, hắn đã di chuyển đến khu vực Vinhisa, gần với nơi diễn ra các trận chiến. Chỉ huy sở này được quân Đức xây dựng trước đó hàng tháng, tuy bề ngoài là xây khu an dưỡng cho sĩ quan. Hàng chục ngàn tù binh và một số nghệ nhân Đức đã xây dựng khu chỉ huy sở này, và sau khi xây xong họ đã bị lính SS tiêu diệt hết để giữ bí mật.

        Như đã nói ở trên, để bảo đảm thắng lợi nhiệm vụ chính là chiếm Capcadơ và bảo vệ cho hành lang bên trái của cụm quân “A” quân Đức đã tấn công vào khu vực sông Volga và thành phố Stalingrad. Ngày 12 tháng 6, quân phát xít đã tràn vào khu vực tỉnh Stalingrad. Quân Đức tiến rất thuận lợi, vì vậy ngày 21 tháng 6, Hitle đã ra mệnh lệnh số 44 như sau:

        “Chiến dịch diễn ra nhanh chóng và thuận lợi một cách bất ngờ... Hoàn toàn có thể tin tưởng là sẽ nhanh chóng chia cắt nước Nga với vùng Capcadơ và do đó chia cắt nguồn dự trữ dầu mỏ, đồng thời ngăn cản đường viện trợ vũ khí của Anh và Mỹ (chúng ta nhớ là nguồn viện trợ này đi qua vùng vịnh Batư - qua Capcadơ - ND). Đòn đánh này còn tạo ra tổn thất cho cả vùng công nghiệp Đônest và chính quyền Xô Viết sẽ chịu hậu quả rất lâu dài”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 10:53:45 pm »


        Rất tự tin vào thắng lợi, Hitle đã rút cả quân đoàn xe tăng số 4 của “cụm quân B” điều cho “cụm quân A” để tấn công vào khu vực Grodnưi (Chexnia) và Ba Cu.

        Ngày 17 tháng 7, các đơn vị phòng ngự ở Stalingrad nhận được mệnh lệnh:

        “Bộ Tổng tư lệnh tối cao ra lệnh trực tiếp cho các đồng chí chỉ huy nhanh chóng lập ra các đội chiến đấu mạnh và điều ra chiến tuyến khu vực sông Ximla gần Checxơnưxepxki, đặc biệt phải chiếm khu vực Simlianxkaia và cố gắng hội quân với phương diện quân Bắc - Capcađơ”.

        Ngay trong ngày hôm đó, đội tiền quân của sư đoàn 6 quân Đức ở khu vực sông Đông đã chạm trán với các đội tiền quần của quân đoàn 62 và 64 phương diện quân Stalingrad. Đây chính là thời điểm được tính là bắt đầu chiến dịch Stalingrad vĩ đại, còn trận chiến đầu tiên chính là trận chạm trán với các đơn vị đi trước của quân đoàn 6 của thống chế Pauluýt.

        Sáu ngày chiến đấu ác liệt của Hồng quân đã ngăn cản được kế hoạch triển khai quần của Pauluýt. Quân Đức hiểu rằng chúng đã chạm trán với các đơn vị mới và hy vọng tiến nhanh về Stalingrad đã bị ngăn cản. Hitle hiểu rằng kết quả của chiến dịch Stalingrad sẽ ảnh hưởng đến chiến cuộc của khu vực và kế hoạch của Hitle ở phía nam.

        Với tính toán như vậy, Hitle tiếp tục gửi đến mặt trận Stalingrad thêm nhiều đơn vị mới. Trong đó có quân đoàn xe tăng số 4. Hitle rất muốn chiếm được Stalingrad trước khi tiến quân về phía bắc Capcadơ. Nhưng tính toán này của Hitle đã không thực hiện được. Ngày 22 tháng 6, quân đoàn 6 của Đức tiến đến ranh giới phòng ngự của Stalingrad, cách thành phố chỉ có 12km.

        Hitle rất vội vã để thực hiện ý đồ của mình, hơn nữa lực lượng của Hitle đã chuẩn bị đủ để chế ngự được các lực lượng phòng ngự của Hồng quân. Hitle rất vội, ngày 25 tháng 7, đã phát động đợt tấn công mới với toàn bộ lực lượng có trong tay. Lúc đầu, các đơn vị quân Đức đã tiến về phía trước rất nhanh.

        Tuy nhiên, sự kiện Hitle ném quân đoàn xe tăng số 4 vào trận chiến ở Stalingrad là một sai lầm, như người ta nói là không đấm bằng “nắm đấm” mà lại xòe năm ngón tay - Quyết định này của Hitle là một sai lầm mang tính chiến lược. Nhưng đó là các đánh giá về sau này, khi mọi chuyện đã rõ ràng, còn lúc này Thống chế List dẫn một đơn vị tiếp tục tấn công về phía Capcadơ. Ngày 9 tháng 8 đã chiếm được Kraxơnôđa.

        Hitle rất vui mừng vì các thắng lợi của quân Đức ở phía nam, ông ta trông đợi các đồng minh của mình sẽ tham gia vào chiến trận - Đó là Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản - Thắng lợi với Hitle đã ở rất gần, khắp nước Đức đã treo cờ chữ thập ngoặc ăn mừng chiến thắng, radio vang lên các bản hành khúc mừng chiến thắng - các báo chí ở Berlin đã đăng tin về chiến thắng ở Capcadơ đã tới gần.

        Không khí ăn mừng chiến thắng này của Hitle đã vang đến Moxcơva, và các thông tin này làm cho Stalin rất tức giận... Stalin đã cử Bêria đến khu vực phía nam để nắm tình hình. Sau đây là hồi ký của nguyên soái Gresơkô:

        ... Công tác điều hành chỉ huy mặt trận và quân đoàn 46 trở nên rất khó khăn sau khi Bêria, với tư cách ủy viên Hội đồng quốc phòng Nhà nước đến Xukhumi ngày 23 tháng 8. Đáng lẽ ra phải có hành động giúp đỡ cụ thể cho Bộ chỉ huy mặt trận thì Bêria đã thay đổi một loạt cán bộ giữ trọng trách quan trọng của mặt trận và quân đoàn, trong đó có cả tư lệnh quân đoàn thiếu tướng Xerơgasơkốp.

        Trong quân số của cụm quân “A” có cả các chuyên gia quân sự lão luyện trong chiến trận ở khu vực rừng núi, trong đó có rất nhiều sĩ quan đã từng là người du lịch Đức ở khu vực Capcadơ vào những năm 30.

        Nói chung, kế hoạch chiến dịch “Edenveixơ” về cơ bản đã đạt được, hai phần ba lãnh thổ dự định đã chiếm được, hầu như toàn bộ vùng Bắc - Capcadơ, cánh đồng Maicốpxki, các thung lũng xuyên qua khu vực chính của Capcadơ đều đã bị quân Đức chiếm đóng.

        Trên đường tiến tối thành phố Ba Cu chỉ còn lại một chướng ngại vật đó là phòng tuyến của các đơn vị Hồng quân cuối cùng ở Capcadơ bên bờ sông Terek do thiếu tướng Petrốp chỉ huy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2019, 11:30:07 pm »


        Ngày 31 tháng 8, Hitle đích thân ra lệnh cho Thống chế List: “Nhiệm vụ chủ yếu của quân đoàn xe tăng số 1 là tiêu diệt quân địch ở vùng sông Terek... dùng tất cả lực lượng cơ động để tiến đến Grodnưi và áp sát vào khu vực dầu mỏ”.

        Tướng Petrốp sau khi củng cố tuyến phòng thủ bên bờ sông Terek đã đưa một bộ phận tấn công vào bên sườn của kẻ thù. Điều này đã phá kế hoạch vượt sông của quân Đức và như vậy mệnh lệnh của Hitle về việc tiêu diệt Hồng quân bên bờ sông Terek đã không thực hiện được.

        Kết cục bất ngờ này của chiến dịch làm Hitle rất tức giận. Ngày 10 tháng 9 năm 1942, Thống chế List bị cách chức tư lệnh cụm quân “A” và đó là sự thừa nhận chiến dịch “Edenveixơ” đã bị phá sản.

        Vói mong muốn cố đạt được mục đích, Hitle đã tự đứng ra nhận chỉ huy cụm quân “A”, chỉ có điều Hitle không chuyển đến vùng Stalino mà chỉ huy cụm quân từ chỉ huy sở của mình ở Vinhise. Sau một tháng cố gắng mà không đạt kết quả nào, Hitle đã bổ nhiệm Kleist làm tư lệnh cụm quân “A”. Thượng tướng Kleist hứa là sẽ nâng cốc chúc sức khỏe Hitle ở thành phố Ba Cu. Ông ta tập trung binh lực lớn với 300 xe tăng ở khu vực thung lũng “cánh cổng Elkhưtôpxki” trên đường đến Grodnưi. Chúng ta biết rằng Kleist là tướng có tài sử dụng xe tăng. Hơn nữa, để hỗ trợ đứa con cưng của mình, Hitle đã rút một sư đoàn môtô cơ giới tinh nhuệ nhất - Đó là sư đoàn SS “Viking” từ hướng Tuapxki để yểm trợ cho Kleist.

        Sau khi không quân và pháo binh nã pháo dọn đường với một hỏa lực mạnh chưa từng thấy, đội hình xe tăng dày đặc của quân Đức dàn hàng ngang tiến lên trong một thung lũng nhỏ bé. cảm giác như không ai, không có sức mạnh nào có thể ngăn cản bước tiến dũng mãnh này.

        Một điều không ngờ đã xảy ra, các đơn vị Hồng quân như từ dưới đất chui lên, với các vũ khí rất thô sơ, họ nấp ngay trong các hố bom do quân địch vừa cày lên. Liệu có phải sau này các nhà viết sử đã hư cấu lên chiến công này không? Tôi không có lý do gì để mô tả sai sự kiện này, tôi cũng không viết một bộ sử thi ca ngợi chiến công! Tôi chỉ kể về những gì diễn ra trên thực tế, về các trận chiến đấu quyết tử do các chiến sĩ dũng cảm tiến hành, đó là sự thật khắc nghiệt. Họ có lòng tin về tinh thần vững chắc, không lo sợ, không bị mất dũng khí chiến đấu.

        Suốt một ngày trời, quân Đức chỉ tiến về trước được vài cây số, nhưng không thể tiến đến Grodnưi và Ordgionhikide -  Đến chiểu tối khắp thung lũng là xác xe tăng và thi thế binh sĩ cả hai bên. Kleist không tin vào mắt mình nữa, ông ta chưa từng thấy ở đâu các trận chiến ác liệt như vậy và sự tổn thất to lớn như vậy. Nhưng lời hứa nâng cốc chúc sức khỏe Hitle ở thành phố Ba Cu thì phải thực hiện, không rút lại được. Không có cách nào khác, Kleist tiếp tục ép các sư đoàn của mình tiến về phía trước, với hy vọng các lực lượng của Hồng quân chắc không còn nhiều.

        Nhưng đến đầu tháng mười thì khả năng tấn công của cụm quân “A” đã cạn kiệt, lực lượng dự bị mới không có, các đơn vị khác thì đang bị giam chân ở Stalingrad. Chiến dịch chiếm Grodnưi và Ba Cu đã phá sản.

        Các sĩ quan và chiến sĩ Hồng quân dũng cảm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không cho quân Đức tiến tới các mỏ dầu và xóa bỏ nguy cơ to lớn cho đất nước từ phía Nam.

        Các tài liệu đã chứng minh rằng vào mùa hè 1942, các đồng minh vẫn chưa tin tưởng rằng chúng ta sẽ đứng vững. Cũng đã rõ ràng là các đồng minh đã thực hiện chính sách hai mặt trong quan hệ đối với chúng ta. Tôi xin dẫn ra một đoạn rất ngắn để khẳng định:

        Hoa Kỳ và Anh quốc trong thời điểm căng thẳng này của chiến tranh đã suy tính về các mục tiêu có lợi cho mình. Tổng thống Roosevelt cử đại diện của mình là Wilky đến Moxcơva và tuyên bố công khai:

        - Có thể nhớ rằng nước Anh đã đến thành Cairo khi nó đã sụp đổ, còn ở nước Nga, người ta cũng có thể xuất hiện vào thời điểm nó sụp đổ.

        Roosevelt ám chỉ Cairo bị các đội quân của đế quốc La Mã chiếm được, còn ở nước Nga Xô Viết có thể là sự xuất hiện của quân Đức ở Ba Cu.

        Tháng 8 năm 1942, trong thời điểm các trận chiến ác liệt nhất đang diễn ra ở Capcadơ và Moxcơva thì thủ tướng Anh Churchill đã bay đến Moxcơva. Churchill ghi lại các ngày này trong hồi ký của mình:

        ... Tôi suy nghĩ rất nhiều về sứ mạng của mình trên đất nước Bônsêvich kỳ lạ, đất nước mà có lúc tôi đã tìm cách để bóp chết nó khi mới ra đời, đất nước mà cho đến trước khi xuất hiện Hitle, tôi cho rằng đó là kẻ thù truyền kiếp của nền văn minh tự do. Tôi cần phải nói với họ cái gì? Tướng Weivell - người rất có năng khiếu về văn chương đã tổng hợp tất cả trong các đoạn thơ khổ bốn mà dòng cuối của mỗi dòng bao giờ cũng là câu: Sẽ không có mặt trận thứ hai vào năm bốn hai (1942) - Điều này cũng tương tự như ném một tảng băng lên Bắc Cực”...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 10:28:44 pm »


        Tại sao một chính khách như Churchill lại có thể để cập đến một chủ đề nghiêm túc như vậy như là một chuyện đùa? Trong khi với tư cách một vị tướng, ông ta phải rất hiểu tình hình căng thẳng ở nước Nga. Các đồng minh đã không thực hiện lời hứa, không thực hiện các điều đã cam kết trong các Hiệp ước.

        Chính là trong những ngày căng thẳng nhất - khi các trận chiến ác liệt đang diễn ra ở Capcadơ và bên sông Tereck thì trong cuộc hội đàm ở Moxcơva các đồng minh đã tuyên bố là mặt trận thứ hai không thế mở vào năm 1942. Nhưng ngày 30 tháng 9 năm 1942, trong những ngày chiến đấu căng thẳng nhất ở Capcadơ, Churchill đã viết cho Stalin một bức thư và trong đó dường như đề nghị được giúp đỡ nước Nga. Trên thực tế sự quan tâm của ông ta là ở chỗ khác và ông ta có một kế hoạch cho sau này. Sau đây là một đoạn thông tin về ý đồ tuyệt mật này:

        “Quân Đức đã bổ nhiệm một đô đốc để tiến hành chiến dịch ở vùng biển Capsơpien. Chúng đã chọn Makhachkal làm cảng hải quân chủ yếu. ở đó có khoảng 20 tàu chiến, trong đó có cả tàu ngầm, tàu tuần tiễu...”.

        Bằng cách này, Churchill muốn hù dọa Stalin và cho rằng cuộc chiến ở khu vực biển Casơpien sẽ kết thúc bằng thắng lợi của quân Đức. Churchill tiếp tục:

        “Tôi có cảm tưỏng rằng, kế hoạch mà chúng tôi đề xuất với ngài có ý nghĩa to lớn. Chúng tôi và Hoa Kỳ sẽ giúp lực lượng không quân của Ngài ở khu vực biển Casơpien và Capcadơ bằng 20 phi đội của Anh quốc và Hoa Kỳ”.

        Như vậy, người Anh lại làm sống lại một giấc mơ từ xa xưa về việc thò tay vào khu vực dầu mỏ ở biển Casơpien. Thậm chí, điều này không dừng ở "giấc mơ" mà quân Anh đã lập hẳn một kế hoạch với mật danh là “Velvet”, theo đó quân đoàn số 10 của Anh sẽ tiến vào vùng Capcadơ.

        Tôi xin dẫn ra đây một văn kiện để nói lên nghệ thuật quân sự của Stalin. Văn kiện này do chính Stalin đọc cho thư ký viết, nó chứng minh tính chính xác trong văn phong của Stalin.

        Ngày 4 tháng 1 năm 1943, Stalin gửi cho Tư lệnh tập đoàn quân Dacapcadơ - Đại tướng Tiulennhép:

        “Thứ nhất, quân địch rút lui khỏi Bắc - Capcadơ sẽ đốt các kho tàng và phá đường sá. Cụm phía Bắc của Maxlennhicốp sẽ chuyển sang làm lực lượng dự bị. Chúng ta sẽ không có lợi khi tấn công địch từ hướng Bắc - Capcadơ. Chúng ta sẽ có lợi hơn nếu kìm giữ chúng để ra đòn tấn công từ bên cạnh của cụm “Biển Đen” và bao vây chúng. Như vậy, trọng tâm chiến dịch ngoại Capcadơ sẽ chuyển sang khu vực của cụm “Biển Đen”, điều mà cả Maxơlenhicốp và Petrốp đều không biết.

        Thứ hai, hãy nhanh chóng điều chuyển binh đoàn bộ binh số 3 từ khu vực phía Bắc sang khu vực của cụm “Biển Đen”.

        Nhiệm vụ thứ nhất của cụm “Biển Đen” là tiến ra khu vực Tikhôresơki và quấy nhiễu không cho quân địch triển khai vũ khí kỹ thuật về hướng tây.

        Nhiệm vụ thứ hai, và chủ yếu của các anh là tách một phần lực lượng mạnh từ cụm “Biển Đen” để chiếm Botaixkơ và biển Adốp từ phía đông và như vậy bao vây cụm quân Bắc - Capcadơ của địch để tiêu diệt chúng. Cánh trái của Erêmencô sẽ trợ giúp các anh.

        Thứ ba, hãy ra lệnh cho Petrốp, để anh ta không chậm trễ một giờ hãy tấn công ngay mà không chờ lực lượng dự bị. Petrốp luôn luôn phòng ngự, vì vậy anh ta không có kinh nghiệm trong chiến đấu tấn công. Lưu ý anh ta, để anh ta báo cáo tình hình từng ngày, từng giờ.

        Thứ tư, hãy nhanh chóng tiến về khu vực cụm “Biển Đen” và bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ của mệnh lệnh này”.

        Như vậy, dưới sự chỉ huy của Stalin, Hồng quân đã phá tan chiến dịch nguy hiểm của quân Đức, giữ vững được vùng công nghiệp dầu mỏ ở Bakin, trong khi các mỏ dầu ở

        Sibêri, ở Trung Á chưa đi vào khai thác. Chiến thắng này đã bảo đảm nhiên liệu cho các phương tiện vận tải, xe tăng, máy bay của Hồng quân.

        Trong các cuốn sách về lịch sử, chúng ta đã viết rất nhiều về các chiến thắng ở Moxcơva, Stalingrad, vòng cung Kurxkơ nhưng theo tôi, sẽ là không công bằng nếu không đưa vào danh sách các chiến công bất hủ này chiến thắng ở Capcadơ. Trong chiến thắng này, Stalin đóng vai trò rất quan trọng, cũng như trong tất cả các chiến dịch lớn khác. Hãy nhớ lại xem Khơrutxốp đã cố tình bóp méo lịch sử như thế nào, bằng những lời lẽ dối trá như thế nào khi phát biểu tại Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô: “Stalin lãnh đạo chiến tranh theo quả địa cầu đặt trong văn phòng của mình. Vâng, thưa các đồng chí, ông ta xoay quả địa cầu và chỉ các phòng tuyến mặt trận ở trên đó”.

        Phải là con người vô liêm sỉ thế nào, vô nguyên tắc như thế nào mới có thể phát ra những nhận xét vô lý như vậy cho các đại biểu dự đại hội, những người đại biểu cho toàn Đảng, toàn dân!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM