Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:42:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 48869 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #480 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:56:16 am »


        Trong buổi thảo luận trưa, Hitler bày tỏ niềm tin cực điểm vào Wenck, người ông gọi là “một người đàn ông đích thực,” nhưng một lát sau, như thể nhận ra cuộc giải cứu hoàn toàn vô vọng, ông nói, “hôm nay ta nên nắm xuống bình tĩnh hơn, và hy vọng không bị đánh thức trừ khi một xe tăng Nga dừng ngay trước cửa phòng ngủ của ta, để ta có thể chuẩn bị”. Ông bày tỏ hy vọng rằng quân Nga sẽ không bị đổ máu đến chết trên đất Berlin; rồi đột ngột kết thúc cuộc họp bằng một câu danh ngôn triết lý của Richelieu: “Những gì ta đã mất chính là ký ức thân thương nhất! Điều này có nghĩa gì? Sớm hay muộn toàn bộ mớ hỗn độn xấu xa này sẽ bị bỏ lại đằng sau.”

        Bormann nói với hai sỹ quan hậu cần vẫn còn hy vọng. Wenck đang trên đường đến và sẽ sớm giải cứu Berlin. “Các ông, những người còn ở đây và tin vào Furher trong những giờ phút đen tối nhất của cuộc đời ngài”, sẽ được tặng thưởng gia tài vĩ đại. Hai sỹ quan hậu cần vô cùng hoài nghi.

        Hanna Reitsch dành cả ngày ở trong phòng Greim. Greim có vẻ không thể tha thứ cho sự phản bội của Goring. Thống chế Đế chế là một tên bất tài; hắn đã phá hủy Tổ quốc bằng sự ngu ngốc của mình và bây giờ hẳn còn muốn dẫn dắt toàn bộ đất nước. Điều này đã chứng minh rằng “từ sâu trong lòng, hắn đã yếu kém và là một tên phản bội”. Goebbels nắm lấy lưng một chiếc ghế làm bục giảng và tuyên bố rằng những người trong boongke đều đang tạo nên lịch sử và hy sinh cho sự huy hoàng của Quốc xã đế danh tiếng Đức tồn tại mãi mãi.

        Reitsch nghĩ Goebbels quá màu mè, nhưng bà rất ngưỡng mộ vợ của ông. Trước mặt sáu người con, Magda luôn vui vẻ. “Chúng thuộc về Đệ tam Quốc xã và Furher, và nếu hai điều đó chấm dứt tồn tại, chúng sẽ không còn chỗ nào nữa”. Nỗi sợ lớn nhất của bà là vào phút cuối có thể chính bà sẽ do dự. Reitsch kể cho những đứa trẻ về kinh nghiệm lái máy bay của bà và dạy chúng hát, sau đó chúng hát cho Chú Adi nghe. Bà cũng đến thăm Eva Braun, và đánh giá Eva là một phụ nữ nông cạn vì suốt ngày chỉ giũa móng tay, thay quần áo và làm tóc.

        Vào buổi thảo luận thứ hai trong ngày, Hitler trở lại hồi tưởng. Ông nói về thỏa hiệp mà ông buộc phải thực hiện khi chiếm quyền năm 1933 và tình hình đó kéo dài ra sao cho đến khi Hindenburg chết. Điều này dẫn đến một sự bảo đảm để ở lại Berlin. Ông làm thế để có thể mạnh mẽ chống lại sự yếu đuối. “Nếu không, ta sẽ không thể có đạo đức. Ta không thể đe dọa những người khác nếu ta chạy khỏi thủ đô Đức trong giờ phút quan trọng. Bây giở ta phải tuân theo sự chỉ đạo của Định mệnh. Thậm chí, nếu ta có thể cứu được bản thân mình, ta cũng không làm thế. Thuyền trưởng phải chìm cùng với con tàu.”

        Chi huy quân đội Berlin, Tướng Helmuth Weidling, cố gắng giúp Hitler nhận ra rằng thành phố đã bị bao vây hoàn toàn và vòng phòng thủ sẽ nhanh chóng co hẹp lại. Không còn khả năng nào, ông nói, để nhận viện trợ từ trên không, ông khuếch trương sự đau khổ của người dân và những người bị thương, nhưng Hitler hứng thú với việc phàn nàn những kẻ đã phản bội ông nhiều hơn. “Nhiêu người không hiểu nỗi cay đẳng của ta. Ta không thể tưởng tượng rằng một nhà lãnh đạo trong đảng lại có ý nghĩ không thi hành mệnh lệnh ta ban ra. Càng có trách nhiệm cao, càng phải phục tùng mệnh lệnh”. Ông nhớ lại Thống chế von Blomberg đã nói với ông như thế nào về việc phục tùng chỉ dành cho cấp tướng lĩnh. “Đó là một lời xảo biện”, ông gay gắt nhận xét.

        Hitler bắt đầu lo lắng về số phận của ông. Ông không định để Stalin trưng bày ông trong một chiếc cũi. “Ta phải hoàn toàn chắc chắn”, ông nói, “rằng ta sẽ không bị xe tăng Nga bắt”. Trong lúc này, ông không thể rời khỏi Berlin. Làm sao ông có thể yêu cầu mọi người hy sinh vì Tổ quốc trong khi chính ông từ chối chỉ huy trận chiến từ trái tim của quốc gia?

        Trợ lý của Goebbels, Werner Naumann, nhận được một cuộc điện thoại bên ngoài phòng thông báo về những báo cáo trên báo chỉ Mỹ rằng “một nhóm Quốc xã cấp cao đang hành động không có mệnh lệnh của Hitler nhưng với sự chống lưng của chỉ huy tối cao” vừa đề nghị đầu hàng trước phương Tây. Lời đề nghị của Himmler, đệ trình thông qua chính phủ Thụy Điển, đã bị rò rỉ, nhưng tên của ông và nguồn tin không bị đề cập.

        Weilding (quân đội ông gọi ông là “Bony Karl”) tuôn ra những điều mà Hitler từ chối nghe. Hy vọng duy nhất của họ, ông nói, là rời khỏi Berlin trước khi quá trễ. Mọi người đồng ý, thậm chí cả Bormann. Điều này động viên Weidling lặp lại lời đề nghị với Krebs ngay sau khi ông ra khỏi phòng hội thảo. Krebs hứa sẽ trình bày chi tiết kế hoạch đột phá tại phiên họp sau.

        Cách đó năm mươi lăm dặm, tại tổng hành dinh Tập đoàn quân 12 của Wenck, một nhân viên truyền tin đang gõ một thông điệp cho Weidling:

        ĐỢT PHẢN CÔNG CỦA QUÂN ĐOÀN 12 BỊ CHẶN ĐỨNG TẠI MIỀN NAM POTSDAM. QUÂN ĐỘI ĐANG ĐỐI MẶT VỚI PHÒNG THỦ QUYẾT LIỆT. ĐỀ NGHỊ ĐỘT PHÁ. WENCK.

        Người nhân viên chờ đợi hồi báo. Không có tin gì cả.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #481 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 11:53:23 pm »

        
6

        Đồng minh thân cận nhất của Hitler đang đối mặt với ngày cuối cùng. Thậm chí sau khi được Skorzeny giải cứu, Mussolini đã hy vọng mang đến một giải pháp theo kiểu chính trị Italia để cho cuộc chiến thảm khốc này. Ông gửi con trai mình, Vittorio đến tòa tổng giám mục Milan với một đề nghị miệng nhằm mở ra thỏa thuận với phương Tây. Đề xuất được Vatican chuyển đến Đồng Minh - nhưng bị từ chối.

        II Duce chưa bao giờ báo điều này với Hitler. Ông thú nhận rằng mình giống một tù nhân của Đức và đó là định mệnh của ông. Ngày 25 tháng Tư, Mussolini rời Milan trên một đoàn gồm mười chiếc xe đến điểm kháng chiến cuối cùng ở miền bác cùng với những đảng viên Áo đen trung thành nhất. Mussolini để vợ ông phía sau, đưa cho bà tài liệu, bao gồm những bức thư của Churchill, với hy vọng bà và các con có thế đi qua biên giới an toàn. “Nếu chúng ngăn cản em hoặc làm hại em”, ông nói, “hãy yêu cầu họ giao em cho người Anh.”

        Rạng sáng ngày 26, nhóm của họ dừng tại một khách sạn chờ 3 nghìn đảng viên Áo đen nữa tham gia. Nhưng không ai xuất hiện và ngày hôm sau, phái đoàn tiếp tục lên phía bắc. Gần Dongo, họ bị quân du kích bắt giữ. Ngày 28 tháng Tư, một chỉ thị được ban hành, một nhóm hành quyết ba người xử tử Mussolini và Clara Petacci bằng súng máy. Sáng hôm đó, lực lượng Đức ở miền Đông gần như bị rối tung, đội ngũ lãnh đạo sắp nổi loạn. Tập đoàn Thiết giáp 3 của Manteuffel đang cố gắng rút quân về phía Tây bất chấp lệnh giữ nguyên vị trí của Hitler. Mục tiêu của họ là đầu hàng quân Anh-Mỹ.

        Sự tan rã trong hàng ngũ quân đội cũng xuất hiện ngay trong boongke.Trước khi trời sáng, Bormann, Krebs và Burgdorf bị lôi vào một cuộc tranh luận giằng dai. “Cách đây chín tháng, tôi tiếp nhận nhiệm vụ hiện tại của mình với tất cả sức mạnh và lý tưởng!” Burgdorf nói. “Tôi đã nhiều lần cố gắng để phối hợp với đảng và Wehrmatch”. Những sỹ quan bắt đầu ác cảm với ông và thậm chí gọi ông là kẻ phản bội đẳng cấp sỹ quan. “Ngày hôm nay, rõ ràng những lời buộc tội đó đã được chứng nhận, và sự cống hiến của tôi không mang lại gì. Lý tưởng của tôi đã đặt sai chỗ, và không chỉ như thế, tôi quá ngây thơ và ngu ngốc!”

        “Hãy để tôi yên, Hans - chúng ta phải nói! Có lẽ nếu để bốn mươi tám giờ nữa mới nói là quá trễ... Hàng nghìn sỹ quan trẻ với niềm tin và lý tưởng đã chết. Vì cái gì? Vì Tổ quốc? Không! Họ chết vì ông!” Burgdorf quay sang tấn công Bormann. Hàng triệu người đã hy sinh để thành viên đảng có thể hưởng lợi ích. “Vì cuộc sống sang trọng của ông, vì khao khát quyền lực của ông. Ông đã hủy diệt nền văn hóa hàng trăm năm của chúng ta, hủy diệt quốc gia Đức. Đó là tội ác kinh khùng của ông!”

        “Anh bạn thân mến”, Bormann dỗ dành, “ông không nên để tâm đến việc đó. Thậm chí nếu tất cả những người khác có làm giàu cho chính họ. ít nhất tôi cũng vô tội. Tôi có thể thề bằng bất kỳ điều gì thiêng nhất.”

        Suốt buổi sáng hôm đó, Tướng Weidling soạn thảo kế hoạch phá vòng vây ra khỏi Berlin theo ba đội hình. Quân Nga rõ ràng sẽ sớm tiến đến Phủ Thủ tướng và “Bony Karl” chắc chắn rằng ông có thể nhận được sự chấp thuận của Furher trong cuộc thảo luận buổi tối đến mức ông ra lệnh tất cả chỉ huy của ông phải báo cáo tại boongke trước nửa đêm.

        Trong phòng mình, Frau Goebbels đang viết thư cho con trai riêng với người chồng cũ, anh hiện là tù nhân chiến tranh của Đồng Minh. Bà nói với anh rằng “lý tưởng huy hoàng” của Quốc xã dang kết thúc “và cùng với chúng là những thứ đẹp đẽ, xuất sắc, tốt lành mà mẹ từng biết trong đời”. Không đáng để sống trong một thế giới không có Hitler và Quốc xã. Đó là lý do bà đem sáu đứa con đến boongke. Chúng quá thánh thiện so với cuộc sống sẽ diễn ra sau khi thất bại “và Chúa lòng lành sẽ hiểu lý do mẹ kéo chúng ta khỏi cuộc sống kiểu đó... Cầu Chúa cho mẹ sức mạnh để thực hiện nghĩa vụ cuối cùng và khó khăn nhất”.

        Ở San Francisco, nơi hội nghị thành lập Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đang diễn ra, một phóng viên Reuteur được biết rằng Hitler vừa đề nghị Đức đầu hàng vô điều kiện. Điện tín của ông lọt qua Reuteur mà không bị kiểm duyệt và bản tin được truyền đi khắp thế giới. Một nhân viên DNB trên tầng cao của boongke nghe bản tin của BBC về câu chuyện này ngay trước 9 giờ tối ngày 28 và mang đến cho Hitler. Ông đọc thông điệp mà không biểu lộ cảm xúc nào, như thể ngầm xác nhận rằng giờ cáo chung đã điểm, rồi triệu Goebbels và Bormann. Ba người thảo luận trong căn phòng khóa chặt.

        Bormann điện tín qua radio cho Donitz: sự PHẢN BỘI CÓ VẺ ĐÃ THAY THẾ LÒNG TRUNG THÀNH. Anh rể của Eva Braun là một trong những người bị nghi ngờ nhiều nhất. Otto Hermann Fegelein, sỹ quan liên lạc của Himmler tại boongke, đã bị Gestapo bắt tại căn hộ trong thành phố. Gestapo kết luận ông này chuẩn bị trốn đến một quốc gia trung lập. Chi trong một giờ, Fegelein bị đem ra tòa án quân sự xét xử vì tội phản bội và nhận hình phạt tử hình.

        Boongke náo loạn khi Weidling đến dự buổi hội thảo tối. Ông thông báo với Hitler về cuộc tiến công cuối cùng của quân Nga. Tất cả đạn được, thực phẩm và quân trang đều nằm trong tay kẻ thù hoặc bị pháo binh tấn công dữ dội. “Với tư cách là một người lính, tôi đề nghị chúng ta nên mạo hiểm phá vòng vây ngay lập tức”. Ông bất ngờ trình bày chi tiết kế hoạch trước khi Hitler có thể nhận xét. Loạn trí hoàn toàn! Goebbels kêu lên. Nhưng Krebs nói dưới góc độ quân sự, kế hoạch đó khả thi. “Hiến nhiên”, ông nhanh chóng nói thêm, “tôi phải để cho Furher quyết định”. Hitler im lặng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuộc đột phá thành công? Ông hỏi. “Đơn giản là chúng ta chỉ di chuyển từ chảo dầu này sang chảo dầu khác. Ta, Lãnh tụ Quốc xã, lại phải ngủ cảnh màn trời chiếu đất hay trong một nông trại, và chờ chết sao?”

        Ông rời khỏi phòng họp đển thăm Greim bị thương; Hanna Reitsch đã ở đó. Ông ngồi xuống cạnh giường của Greim, gương mặt tái nhựt và kể cho Greim nghe về sự phản bội của Himmler. “Hy vọng duy nhất của chúng ta là Wenck”, ông nói, “và để cuộc đột phá của ông ấy khả thi chúng ta sẽ kêu gọi tất cả mọi máy bay để yểm trợ”. Ông ra lệnh Reitsch chở Greim đến sân bay Rechlin để ông có thể tập trung máy bay tại đó. Chỉ có sự yểm trợ của Không quân Đức, Wenck mới có thể đột phá. “Đó là lý do đầu tiên ông nên rời khỏi chỗ này. Lý do thứ hai là chúng ta phải ngăn Himmler”. Môi và tay Hitler run lên, giọng lắp bắp. “Một kẻ phản bội không thể kế vị chức vụ của ta. Ông phải ra khỏi đây và đảm bảo hắn không thể làm thể”.

        Frau Goebbels đưa cho Reitsch hai bức thư gửi con trai. Bà tháo chiếc nhẫn kim cương và yêu cầu Reitsch đeo nó để tưởng nhớ đến bà. Eva Braun cũng đưa Hana một bức thư gửi chị gái, Frau Fegelein.

        Những tòa nhà đang cháy thắp sáng rực bầu trời đêm, Greim và Reitsch có thể nghe rõ tiếng súng khi xe bọc thép chở họ đến một chiếc Arado 96, giấu gần Cổng Brandenburg. Bà chạy lấy đà chiếc máy bay nhó theo trục đông tây và cất cánh trong một trận mưa đạn pháo. Tại nóc nhà đèn pha của quân Nga rọi thấy chiếc Arado và dùng hỏa lực phòng không xoay chiếc máy bay như một cọng lông vũ. Với toàn bộ khả năng khéo léo, bà vượt qua khỏi vùng nguy hiểm, - bên dưới Berlin như một biển lửa, tiến về hướng bắc.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2019, 09:21:46 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #482 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2019, 04:00:47 am »

        
7

        “Thà làm chúa địa ngục còn hơn là nô lệ thiên đàng.”

        (Lucifer trong Thiên đường đánh mất của MILTON)

        Sự phản bội của Himmler đã kết thúc sự do dự và hy vọng hão huyền cuối cùng của Hitler. Mặc dù ông tỏ ra tự tin trước Greim, nhưng ông tự thừa nhận rằng sứ mệnh của Wenck cũng sẽ thất bại và thời điểm chuẩn bị cho cái chết đã đến. ông gọi Traudl Junge. Cô tự hỏi ông sẽ đọc cho cô viết điều gì, sau đó nhận ra một chiếc bàn được trang trí tỉ mỉ một cách vui vẻ: một tấm khăn bàn với chữ viết tắt A.H, những đồ dùng bằng bạc, ly sâm panh. Có phải ông định mở tiệc chia tay với chính mình lần cuối không?

        Ông nháy mắt. “Có lẽ chúng ta nên bắt đầu”, ông nói và dẫn cô đến phòng hội thảo. “Ý nguyện chính trị cuối cùng của ta”, ông nói. Cô chắc rằng đó sẽ là một lời thú nhận. Có ai lại nói dối vào lúc cận kề cái chết? Nhưng những từ mà cô ghi nhận chỉ là sự buộc tội, tố cáo. Ông nói không ngừng, ánh mắt dán chặt vào chiếc bàn. Ông nói rằng không phải ông hay bất kỳ ai ở Đức muốn chiến tranh mà “chính những chính khách quốc tế kích động chiến tranh, chúng hoặc là dân Do Thái hoặc làm việc cho dân Do Thái.”

        Ông tuyên bố rằng ông sẽ chết “với một trái tim thanh thản” nhưng ra lệnh cho các chỉ huy quân đội “tiếp tục tham gia vào cuộc chiến của đất nước”. Trước sự ngạc nhiên của Traudl, ông bắt đầu phong chức cho chính phủ mới. Người kế vị của ông - cả chức vụ Tổng thống Đế chế và Tổng Tư lệnh quân đội - Hitler chị định cho Đô đốc Donitz. Goebbels sẽ trở thành Thủ tướng và Bormann là Bí thư Đảng. Traudl không thể hiểu, nếu mọi thứ đã mất, nếu Đức bị hủy diệt, và Quốc xã tan biến mãi mãi, vậy những chức vụ mới này sẽ làm gì?

        Trong giây lát, ông không nói gì; sau đó bắt đầu đọc về nguyện vọng cá nhân. “Bây giờ ta sẽ quyết định, trước khi kết liễu sự nghiệp của ta trên cõi đời, ta sẽ cưới...” Traudl ngẩng lên, giật mình, cuối cùng cô đã hiểu tại sao chiếc bàn được trang trí để chúc mừng. Cô nhớ về những câu nói bí ẩn của Eva một giờ trước đây với Gerda Christian và cô: “Tối hôm nay, tôi cá là tôi sẽ khóc!” "... cưới”, Hitler tiếp tục, “người phụ nữ, sau nhiều năm trung thành, đã từ bỏ tự do của nàng đến thành phố bị bao vây gần hết này, chỉ để chia sẻ số mệnh với ta. Nàng có nguyện vọng cùng chết với ta với tư cách là một người vợ. Cái chết sẽ đền bù cho chúng ta vì những gì sự nghiệp phục vụ nhân dân của ta đã bị lấy đi của cả hai”. Ông để tài sản lại cho đảng, “hoặc nếu đảng không còn tồn tại nữa, sẽ để lại cho đất nước”, và chỉ định đồng chí trung thành nhất của ông, Martin Bormann, thực hiện nguyện vọng này. “Vợ ta và ta sẽ chọn cái chết để thoát khỏi nỗi nhục nhã của sự đầu hàng. Nguyện vọng của chúng ta là thi thể sẽ được hòa thiêu ngay lập tức ở đây, nơi ta đã cống hiến hết mình trong mười năm phục vụ nhân dân.”

        Trong khi Traudl đi sang một căn phòng nhỏ để đánh máy hai văn kiện của Hitler, lễ cưới đơn giản được tổ chức trong phòng bản đồ. Hitler thường nói với bạn bè rằng ông không thể gánh “trách nhiệm hôn nhân”. Có lẽ ông cũng lo sợ rằng nó sẽ phá hủy hình ảnh của một vị lãnh tụ, đối với hầu hết dân Đức, ông gần như là một vị thánh. Nhưng bây giờ, tất cả đã kết thúc và phần tư sản trong bản chất con người thúc giục ông tưởng thưởng cho người phụ nữ chung thủy của mình bằng một cuộc hôn nhân thiêng liêng.

        Có tám vị khách: Bormann, gia đình Goebbels, Gerda Christian, phụ tá trưởng Burgdorf, Krebs, Arthur Axmann, chỉ huy nhóm phong trào Tuổi trẻ Hitler, và Fraunlein Manzialy, người đầu bếp. Một thành viên giáo hội, tên Wagner, được tìm thấy ở gần đơn vị Volkssturn và được đưa đến boongke để làm chủ lễ. Eva mặc một áo choàng dài bảng lụa tơ đen; Hitler mặc đồng phục. Buổi lễ diễn ra nhanh chóng chỉ có hai việc không may nhỏ và một sự lúng túng. Những chiếc nhẫn quá lớn. Sau đó Eva ký vào đơn kết hôn và, giống như mọi cô dâu căng thẳng khác, đã phạm một lỗi. Bà bắt đầu ký “Eva B...”, rồi vội vã xóa chữ “B”, viết, Eva Hitler, nhũ danh Braun. Wagner cũng căng thẳng, ông ký sai tên - với hai chữ “a” - sau đó đến lượt Goebbels và Bormann ký làm chứng. Mọi việc diễn ra trước nửa đêm ngày 28 tháng Tư1.

        Khoác tay cô dâu, Hitler dẫn đường đến phòng làm việc để dùng tiệc cưới. Ông cười đùa và uống một ít Tokay. Eva rạng rỡ. Bà đến máy hát mở một bản nhạc, bài “Hoa hồng đỏ”, và đi ra phía hành lang để nhận lời chúc mừng từ nhân viên. Tin tức lan ra và những bữa tiệc nhỏ chúc mừng sự kiện được tổ chức khắp boongke. Hitler vui vẻ và rời khỏi bữa tiệc để tìm hiểu Traudl đã xử lý hai công văn đến đâu. Vừa lúc bà hoàn thành, Goebbels lao đến, tái nhợt, kích động. Ông kêu lên rằng Furher vừa ra lệnh cho ông rời khỏi Berlin để đảm nhận vai trò lãnh đạo chính phủ mới. Nhưng là sao ông có thể bỏ đi? Ông đột ngột dừng lại, những giọt nước mắt chảy xuống gò má. “Furher đã ra nhiều quyết định quá trễ! Tại sao lần này, quyết định cuối cùng, lại quá sớm?” Ông yêu câu cô rời khỏi máy đánh chữ để ghi nhận nguyện vọng cuối cùng của ông, nó sẽ được đính kèm cùng với văn kiện của Hitler. “Lần đầu tiên trong đời”, ông đọc, “tôi phải thắng thừng từ chối phục tùng mệnh lệnh của Furher. Vợ và con tôi đồng ý với sự từ chối này”. Trong cơn ác mộng phản bội xung quanh Hitler, ông nói tiếp, ít nhất phải có một người sẵn lòng ở lại với ông vô điều kiện cho đến chết.

        Gần 4 giờ sáng, Traudl hoàn thành ba bản văn kiện. Bormann, Gobbels và Hitler quay trở về phòng hội thảo nơi Hitler ký tên phía dưới tuyên bố chính trị chính thức. Goebbels, Bormann, Burgdorf và Krebs ký làm chứng. Nó tái xác nhận nỗi ảm ảnh trong cuộc đời và sự nghiệp của Hitler bằng việc nhận công hành động tiêu diệt người Do Thái. Chúng đã phát động chiến tranh và ông bắt chúng phải trả giá, “thậm chí còn rất nhân đạo so với tội lỗi của chúng”. Ông không hề hối hận những gì mình đã làm. Ông tự hào rằng ông chưa bao giờ yếu lòng. Ông tự hào vì đã hoàn thành sứ mạng tiêu diệt và những lời của ông xác nhận rằng, dù có rất nhiều đồng phạm, không có ông sẽ không có Giải pháp Cuối cùng.

-------------------
        1. Nhiều người tin rằng hôn lễ được diễn ra vào những giờ đầu tiên của ngày 29 tháng Tư vì ngày đó xuất hiện trên tài liệu. Wagner nhận ra ngày tháng gốc đã bị một vết mực xóa mờ, và bắt đầu đồ lại con số. Trước khi làm việc này, ông kiếm tra đồng hồ; lúc đố là 0 giờ 35 phút và vì thế, không kịp suy nghĩ, ông viết xuống 29 tháng Tư. Bằng chứng của việc sửa chữa này nằm trên phiên bản gốc ở Thư viện Eisenhower, chứ không phái trên bản sao.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2019, 09:26:23 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #483 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2019, 03:56:21 pm »


8

        Giữa buổi sáng ngày 29 tháng Tư, bộ binh Nga đã tiến thẳng về boongke theo ba hướng tấn công chính: đông, nam và bắc. Vòng vây xung quanh thành phố hấp hối bị siết chặt khi các đơn vị Xô Viết tiến công thâm nhập vào sở thú. Cách đó một dặm, trong boongke, Martin Bormann chuẩn bị gửi di chúc và ý nguyện của Hitler đến người kế vị, Đô đốc Donitz. Để đảm bảo an toàn cho việc chuyển, Bormann quyết định cử hai phái viên riêng biệt: cố vấn cá nhân của ông và Heinz Lorenz. Goebbels cũng muốn di chúc đến được thế giới bên ngoài và gửi một bản sao cho Lorenz.

        Bản sao thứ ba di chúc chính trị của Hitler được Tướng Burgdorf giao cho phụ tá quân đội của Furher, Burgdorf ra lệnh chuyển nó đến tham mưu trưởng quân đội mới được chỉ định, Thống chế Schoner. Nó sẽ được công bố “ngay khi Furher ra lệnh, hoặc ngay khi cái chết của ngài được xác nhận.” Mãi đến giữa ngày, Eva mới thức dậy. Bà được một nhân viên lúng túng chào bằng “Gnadiges Fraulein (Quý cô duyên dáng)” Với một nụ cười, bà nói với ông cứ gọi bà là Frau Hitler (Phu nhân Hitler). Bà yêu cầu người hầu, Liesel, mang nhẫn cưới và áo dạ tiệc đến người bạn tốt nhất của bà, Herta Schneider, rồi đưa cho Liesel một chiếc nhẫn làm vật lưu niệm. Một lát sau, bà chuyển cho Traudl Junge một tài sản giá trị khác, chiếc áo choàng lông cáo màu bạc. “Tôi luôn thích những người xung quanh ăn mặc đẹp”, bà nói. “Hãy cầm đi, và tôi hy vọng cô sẽ vui”. Traudl quá xúc động vì món quà nên không đoán được sẽ ngớ ngẩn thế nào nếu trốn khỏi Berlin trong bộ dạng này.

        Ngày như dài hơn đối với những người trong boongke. Không có gì để làm trừ việc bàn tán và hút thuốc. Lúc này, mọi người - kể cả Eva -  cũng thường xuyên hút thuốc. Khói thuốc có vẻ không làm phiền lòng Hitler. Cuối cùng lúc 6 giờ tối, ông tập trung những người thân vào phòng làm việc, Sau khi thông báo rằng Wenck sẽ không đến, ông nói rằng ông và vợ sẽ chết trừ khi có kỳ tích xuất hiện. Ông phân phát những ống thuốc chứa xyanua. Đó là một món quà chia tay đáng thương, ông nói với hai người thư ký, và khen ngợi sự dũng cảm của họ một lần nữa.

        Đầu buổi tối, có tin rằng Mussolini và vợ đã bị quân du kích Italia ám sát, thi thể của họ bị treo trong một trạm xăng ở Milan. “Ta sẽ không rơi vào tay kẻ thù, dù còn sống hay đã chết!” Hitler nói. “Sau khi ta chết, xác chết của ta phải bị thiêu hủy để mãi mãi không bị phát hiện!” Tin tức từ Italia làm Hitler thất vọng và ông sẽ còn đau khổ hơn nếu biết Tướng ss Wolff đã thành công trong việc tất cả quân đội Đức ở Italia bí mật đầu hàng trước quân Đồng minh.

        Trong cuộc họp cuối cùng trong ngày, Tướng Weidling kể về những cuộc chiến ác liệt, vô vọng trên đường phố. Sư đoàn của ông, ông nói lòng nặng trĩu, giờ tổn thất không hơn gì một tiểu đoàn. Tinh thần kém cỏi, quân trang cạn kiệt. Ông cầm một tờ báo quân sự chứa những câu chuyện lạc quan về cuộc giải cứu Berlin sắp tới của Wenck. Ông tuyên bố, quân đội biết nhiều hơn và những lời dối trá này chỉ làm họ thêm xót xa. Goebbels gay gắt buộc tội Weidling đã thua trận, và một cuộc tranh luận nữa nổ ra. Bormann phải đứng ra hòa giải để Weidling có thể tiếp tục. Ông kết thúc phần báo cáo bằng một tiên đoán tàn khốc rằng cuộc chiến sẽ kết thúc trong vòng hai mươi bốn giờ.

        Tất cả đều bàng hoàng trong im lặng. Bằng giọng mệt mỏi, Hitler hỏi chỉ huy khu vực Phủ Thủ tướng, một tướng ss, liệu ông ấy có cùng quan điểm này không. Ông nói có. Một lần nữa, Weidling cầu xin đột phá vòng vây. Hitler chỉ vào bản đồ, với một giọng cam chịu nhưng mỉa mai, nói ông đã đánh dấu vị trí của quân đội theo những thông tin từ các đài phát thanh nước ngoài, vì nhân viên của ông không buồn báo cáo cho ông thêm nữa; lệnh của ông không được thi hành nữa và vô ích khi trông chờ bất kỳ điều gì xảy ra.

        Khi Hitler khó nhọc đứng lên chào tạm biệt, Weidling một lần nữa cầu xin ông hãy thay đổi trước khi quân trang cạn kiệt. Hitler lầm bầm điều gì đó với Krebs, rồi quay sang Weidling: “Ta sẽ cho phép một nhóm nhỏ đột phá”, ông nói, nhưng miễn bàn đến việc đầu hàng. Weidling bước xuống lối đi tự hỏi Hitler có ý gì. Chẳng lẽ việc đột phá của một nhóm nhỏ là sự đầu hàng? Ông thông báo bằng radio với tất cả các chỉ huy tập trung tại tổng hành dinh của ông ở Bendlerstrasse vào sáng hôm sau.

        Sau nửa đêm, Hitler chào tạm biệt một nhóm hai mươi sỹ quan và những nữ thư ký trong phòng ăn chính, ông đi qua hàng người, bắt tay rồi đi xuống cầu thang đến phòng của ông.

        Trong cả boongke, thứ bậc tôn ti không còn nữa, các sỹ quan cao cấp nói chuyện thân mật với cấp dưới. Trong căn tin, nơi các binh sỹ và nhân viên phục vụ ăn, một buổi khiêu vũ tự phát bắt đầu. Nó trở nên huyên náo đến mức Bormann ra lệnh cảnh cáo để giảm tiếng ồn. Ông đang cố tập trung vào thông điệp mà ông viết cho Donitz. Trong đó, Bormann than phiền rằng tất cả các báo cáo đến đều bị Keitel “kiểm soát, lấp liếm và xuyên tạc” và ra lệnh Donitz “lập tức xử lý tất cả những kẻ phản bội không thương tiếc.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #484 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:26:47 pm »


9

        Sáng ngày 30 tháng Tư, Hồng quân Liên Xô đã vượt qua Tiergadten. Thật khó nhận thấy tác động của tin tức này lên Hitler. Trong bữa trưa, với hai người thư ký và dầu bếp, ông nói như thể đó là một buổi sum họp gia đình. Với Traudl đây là “một buổi tiệc chết chóc dưới lớp mặt nạ vui vẻ của sự nhẫn nhục và điềm tĩnh.”

        Nhưng đó không phái là một ngày bình thường, ngay sau khi ba người phụ nữ đi khỏi, Hitler triệu họ trở lại, cùng với Bormann, gia đình Goebbels và vài người khác. Ông bước ra khỏi phòng cùng với Eva, bà đang mặc bộ đầm đen mà ông thích nhất, đầu tóc chải gọn gàng. Hitler bắt tay từng người. Ông tái nhợt, mắt ngấn lệ. Ông nhìn thẳng vào Traudl khi nắm tay cô nhưng dường như không nhìn thấy cô, và lầm bầm điều gì đó cô không thể nghe rõ. Cô đứng yên trong trạng thái như thôi miên, quan sát mọi thứ trong văn phòng. Lời nguyền bị hóa giải khi Eva Hitler, nở một nụ cười gượng, quàng tay lên người cô. “Làm ơn, ít nhất hãy cố gắng rời khỏi đây”, bà nói. Giọng bà nức nở. “Sau đó hãy chào Munich hộ tôi.”

        Hitler gọi Gunsche ra ngoài và nói rằng ông và vợ sẽ tự sát. Ông muốn xác của họ bị thiêu hủy. “Sau khi ta chết”, ông giải thích, “ta không muốn bị trưng bày trong bảo tàng sáp của Nga". Gunsche gọi điện cho văn phòng của Kempka tại boongke, hỏi xem có gì để uống không, và ông đang trên đường đến. Kempka biết có chuyện đang diễn ra. Vào ngày cuối cùng này, không ai còn tâm trạng để nghĩ đến đồ uống có cồn cả. Điện thoại reo lên. Lại là Gusnche. “Tôi cần hai trăm lít xăng ngay lập tức,” ông nói với giọng khàn khàn. Kempka nghĩ đó là một trò đùa và muốn biết tại sao ông lại cần nhiêu xăng như thế.

        Gunsche không thể nói với ông trên điện thoại. “Tôi muốn chúng được đặt tại lối vào boongke của Furher ngay”. Kempka nói lượng xăng còn lại - khoảng bốn mươi nghìn lít - đang chôn ở Tiergarten, nơi đang có pháo tấn công dữ dội. Họ phải chờ đến 5 giờ khi việc bắn chặn dịu bớt.

        “Tôi không thế chờ dù chỉ một giờ. Hãy xem ông có thể trút từ những chiếc xe bị hỏng không.” Hitler đang chào từ biệt người phi công riêng lâu năm. Khi họ nắm chặt tay, Baur cầu xin ông hãy tẩu thoát bằng máy bay đến Argentina, đến Nhật, hoặc một trong các nước Ả Rập nơi chính sách Chống Do Thái của ông luôn được chào đón. Nhưng ông không nghe. “Chúng ta phải có dũng cảm đối diện với hậu quả - ta sẽ kết thúc mọi thứ tại đây! Ta biết rằng ngày mai hàng triệu người sẽ nguyền rủa ta - Định mệnh muốn như thế”. Ông cám ơn Baur vì sự phục vụ lâu dài và tặng cho ông bức chân dung Federick Vĩ đại yêu quý như một món quà. “Ta không muốn bức tranh này bị mất. Ta muốn giữ nó cho mai sau. Nó có giá trị lịch sử vĩ đại.”

        Gia đình Hitler ngồi trên một chiếc đi văng trong phòng. Phía sau họ là bức tường trống nơi từng treo bức chân dung Federick. Eva là người chết trước - bằng thuốc độc. Khoảng 3 giờ 30 chiều. Hitler lấy khẩu Walther 7,65 ly. Nó đã gắn bó với ông trong nhiều năm: từ cuộc chống đối Cộng sản những ngày đầu trong đảng; là phương tiện gây chú ý trong Bugerbraukeller vào năm 1923. Ông đã từng dọa tự sát bằng khẩu súng này trong một vài tình huống thất vọng. Lần này, dự định của ông là thật. Ông đặt khẩu súng lên thái dương phải và bóp cò.

        Ở tầng trên, Traudl đang kể cho con của Goebbels nghe một câu chuyện cổ tích để chúng không đi xuống lầu; khi một tiếng súng vang lên va đập dọc theo những bức tường bê tông. Trong phòng hội thảo, Goebbels, Bormann, Axmann và Gunsche do dự chốc lát sau khi nghe tiếng súng, sau đó Goebbels dẫn đầu cả đám tiến vào phòng Hitler. Gunsche thấy Furher nằm sóng soài trên trường kỳ, mặt úp xuống một chiếc bàn thấp. Bên trái ông là Eva, nằm sụp xuống trên chỗ cất vũ khí, môi khép chặt, mũi tái nhợt vì chất xyanua. Váy bà bị ướt nhưng không phải vì máu. Một bình nước trên bàn hẳn bị đổ xuông khi Furher gục về phía trước. Điềm tĩnh, Gunsche quay trở về phòng họp, Kempka bắt chuyện với ông.

        “Trời ơi, Otto”, người tài xế kêu lên, “chuyện gì đang xảy ra? Ông điên rồi nên mới bảo tôi cử người khó khăn lắm mới lấy được hai trăm lít xăng”. Gunsche lướt qua ông, đóng sầm cánh cửa phòng hành lý đế không ai có thể vào được. Sau đó ông đóng cánh cửa phòng Hitler và quay sang, mắt mở to. “Furher đã chết!”

        Điều duy nhất Kempka có thể nghĩ đến là Hitler bị một cơn trụy tim. Gunsche không thể nói tiếp. Mặc dù ông nhìn thấy một lỗ đạn trên thái dương phải của Hitler, nhưng ông chỉ tay về phía khẩu súng và đặt nó vào miệng, cử chỉ gây sốc này của ông đã tạo thành câu chuyện được tin rất nhiều rằng Hitler bắn vào miệng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #485 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:50:37 am »


        “Eva đâu?” Gunsche chỉ vào phòng chờ của Hitler và cuối cùng có thể nói tiếp, “Bà ấy ở cùng với ngài”. Phải mất vài phút Gunsche mới lắp bắp hết câu chuyện.

        Linge ló ra khỏi phòng chờ của Hitler và yêu cầu xăng. Kempka nói ông có khoảng một trăm bảy mươi lít trong thùng đựng xăng ở lổi vào vườn. Linge và bác sĩ Stumpfegger mang xác Hitler trong một tấm chăn quân đội màu nâu đậm. Gương mặt Hitler bị che một nửa, cánh tay trái buông thõng. Bormann mang xác Eva, theo sau. Tóc của bà bị tung ra. Cảnh tượng bà trong tay Bormann khiến Kempka khó chịu. Bà luôn ghét Bormann và người tài xế nghĩ, “Không thể thế được”. Kempa gọi Gunsche, “Tôi sẽ mang xác Eva”, rồi giành lấy xác bà khỏi tay Bormann.

        Một trận pháo kích của Nga lại bắt đầu, đạn cối làm nổ tung những mảnh vụn. Chi có bức tường lởm chởm của Phủ Thủ tướng vẫn còn nguyên và nó rung lên sau mỗi loạt bắn. Xuyên qua màn bụi mờ, Kempka trông thấy xác Hitler cách lối vào boongke khoảng mười bước chân.

        Kempka và Gunsche kéo xác Eva đặt nắm bên phải xác Hitler. Bất thình lình, pháo kích tăng lên dữ dội, buộc họ phải chạy vào boongke trú ẩn. Kempka chờ vài phút, sau đó lấy một thùng xăng và chạy đến chỗ hai cái xác. Ông kéo tay trái của Hitler lại gần người. Ông làm thế để trì hoãn một nhiệm vụ khó chịu hơn; ông không thể tự tay tưới xăng lên xác. Một làn gió thổi bay tóc Hitler. Kempka mở thùng xăng. Một quả đạn pháo phát nổ, đổ những mảnh vụn lên người ông, những mảnh đạn rít qua đâu ông. Một lần nữa ông phải về chỗ trú ẩn.

        Gunsche, Kempka và Linge ở lối vào đợi cuộc pháo kích tạm lắng. Lúc đó, họ quay trở lại chỗ hai cái xác. Rùng mình vì khiếp sợ, Kempka rưới xăng lên tử thi. Ông nghĩ, “Ta không thể làm việc này, nhưng ta đang làm nó”. Ông nhận thấy phản ứng tương tự trên mặt Linge và Gunsche khi họ đổ xăng. Goebbels, Bormann và bác sĩ Stumfegger ló ra khỏi lối vào.

        Quần áo của hai xác chết đã thấm ướt đến mức thậm chí cơn gió to nhất cũng không thể thổi được. Cuộc bắn phá tiếp tục, nhưng ba người tiếp tục đổ hết thùng này đến thùng khác cho đến khi chỗ trũng đặt xác của Hitler chứa đầy xăng. Gunsche đề nghị nhổm lửa bằng lựu đạn, nhưng Kempka không đồng ý. Ý tưởng nổ tung xác chết quá ghê tởm. Ông thấy một mảnh giẻ lớn gần vòi chữa cháy ở lối vào. Ông chỉ cho Gunsche, Gunsche nhúng nó vào xăng.

        Gobbels trao cho Kempka một hộp diêm. Ông mồi lừa vào mảnh giẻ và quầng nó vào xác chết. Một quả cầu lửa sôi sục bùng lên, sau đó là khói đen. Đó chỉ là một đám lửa nhỏ trong cả thành phố đang bị thiêu hủy này, nhưng lại rất đáng sợ. Những người đứng quan sát như bị thôi miên khi ngọn lửa nuốt dần Adolf và Eva Hitler; Gunsche và Kempka run rẩy trở lại lối vào. Nhiều thùng xăng hơn được giao đến, và trong ba giờ tiếp theo, họ tiếp tục đổ xăng lên hai tử thi đang cháy âm ỉ.

        Cuối cùng Gunsche leo trở lại boongke trong sự kinh hoàng. Ở tầng trên, ông trông thấy, Traudl ngồi trên một băng ghế nhỏ, với một chai Steinhager bên cạnh. Ông uống một ngụm, đôi tay to lớn của ông run lên. “Tôi đã thi hành mệnh lệnh cuối cùng của Furher”, ông nói khẽ. “Xác của ngài đã bị thiêu hủy”. Cô không nói gì nhưng khi ông đi khỏi để giám sát những tử thi, cô bị thôi thúc phải đi xem căn hộ của Hitler. Cửa phòng mở. Trên sàn, cạnh trường kỷ là vỏ của một ống thuốc độc. Trông nó như một thỏi son rỗng. Trên chiếc đệm bên phải của trường kỷ, cô trông thấy vết máu - máu của Hitler. Trên một chiếc móc sắt treo dây xích chó và chiếc áo khoác màu xám của ông; trên đó là mũ của ông với những biểu tượng đảng bằng vàng và những đôi găng tay da hươu của ông. Cô quyết định lấy đôi găng tay làm kỷ niệm - ít nhất một trong số chúng. Cô trông thấy chiếc áo choàng lông cáo màu bạc trong tủ quần áo. Đó là chiếc Eva tặng cho Traudl nhưng cô không thể nhận. Lấy nó để làm gì kia? Tất cả những gì cô cần là một ống thuốc độc.

        Tối hôm đó, tro cốt còn lại của Hitler và Eva được quét vào trong một tấm vải bạt, Gunsche nhớ lại, “đặt trong một lỗ đạn bên ngoài lối thoát của boongke, phù đất lên trên và nện chặt bằng búa cọc gỗ.” Hitler đã bị chôn trong những mảnh vụn của sự thất bại; không như ông đã từng chỉ thị kiến trúc sư Giestere, ở Munich (“Đây là nơi ta sinh ra, là nơi ta bắt đầu phong trào, là linh hồn ta”): Lẽ ra nên có người xuất hiện để đọc lại bài thơ của Baldur von Schirach lấy cảm hứng từ chính những lời của Hitler:

        Liệu những hàng quân đang dừng tại đây,
        Những hàng người bất từ,
        Sẽ bị tiêu diệt, tan ra và bay trong gió.
        Và ta sẽ như thế. Có lẽ thế, có lẽ thế...
        Ta vẫn giữ lòng trung thành, dù tất cả đã bỏ trốn...
        Ta sẽ mang theo ngọn cờ, một mình bước đi loạng choạng.
        Đôi môi tươi cười có thể lầm bầm những từ điên rồ,
        Nhưng ngọn cờ chỉ hạ xuống khi ta gục ngã
        Và lòng kiêu hãnh sẽ phủ đây trên xác ta.


        Ngọn cờ đã hạ xuống nơi ông gục ngã và khi ông chết, Quốc xã và Đệ tam Quốc xã nghìn năm cũng chết theo. Vì ông, mà nước Đức thân yêu lâm vào cảnh hoang tàn.

        Sự trớ trêu lớn nhất là động lực của đời ông - lòng căm thù và nỗi sợ hãi Do Thái - đã bị ngăn chặn. Ông dự định việc tiêu diệt sáu triệu dân Do Thái sẽ là món quà vĩ đại ông dành cho thế giới. Thay vào đó, nó lại dẫn đến việc hình thành một nhà nước Do Thái.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #486 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:51:26 am »


         
LỜI KẾT

1

        Cái chết của Hitler mang đến sự kết liễu đột ngột của Đức Quốc xã. Không có vị lãnh đạo chân chính duy nhất, Đức Quốc xã vỡ tung như bong bóng. Không một môn đệ cuồng nhiệt nào kế tục chiến dịch của Hitler; đồn cố thủ núi Alpes chỉ là một ảo tưởng. Chi sau một đêm lực lượng chính trị hùng mạnh và đáng sợ nhất trong thế kỷ XX đã tiêu tan. Kể từ sau thời Napoleon không một cái chết của nhà lãnh đạo nào khác lại kéo theo sự sụp đổ hoàn toàn một chế độ như vậy.

        Cái chết của Hitler chứa đựng nhiều tranh cãi và bí ẩn. Thậm chí sau khi bị hỏa thiêu, có một lời đồn đại rằng trong boongke Axmann, thủ lĩnh Đoàn thanh niên, đã cất tro cốt Hitler vào trong một chiếc hộp và đem giấu bên ngoài Berlin. Một số người Đức hoài nghi về tin Hitler tự sát. Chẳng hạn, cha mẹ của Fegelein cam đoan với cơ quan phản gián Mỹ rằng một người giao liên đã đưa tin con trai ông ta và Hitler “an toàn và yên ổn ở Argentina”. Stalin cũng tỏ ý nghi ngờ. Ông nói với Harry Hopkins rằng cái chết của Hitler không minh bạch. Hitler chắc chán đã trốn thoát và ẩn náu cùng với Bormann. Điều này được ghi nhận trong lịch sử của Liên bang Xô viết cho đến năm 1968, khi một phóng viên Xô Viết, Lev Bezymenski, phát hành một quyển sách tiết lộ rằng người Nga đã tìm ra thi thể của Adolf và Eva Hitler bên ngoài boongke vào ngày 4 tháng Năm, 1945. Để làm bằng chứng, Bezymenski đính kèm một báo cáo khám nghiệm tử thi của Hội đồng Pháp y Hồng quân, có những mảnh vỡ của một ống thuốc độc được tìm thấy trong miệng của Hitler - và không có một lỗ đạn nào trong hộp sọ. Nói cách khác, chính quyền Xô Viết đã ngụ ý rằng Hitler tìm đến cái chết một cách hèn nhát. Ngoài ra, bản báo cáo còn bổ sung rằng ông ta chỉ có một tinh hoàn - nhiều nhà tâm lý - lịch sử học cũng kết luận như thế mặc dù báo cáo từ ba bác sĩ khám bệnh cho Hitler cho biết vẫn bình thường. Sự tiết lộ chậm trễ của Xô viết gây ra nghi ngờ. Mặc dù báo cáo chi tiết được năm nhà bệnh học và chuyện gia pháp y xác nhận, nó chỉ được củng cố duy nhất bằng ảnh chụp xác Hitler. Những gì còn lại, Bezymenski khắng định, đã bị thiêu hủy hoàn toàn và tro được rải vào trong gió”.

        Những người theo chủ nghĩa hoài nghi băn khoăn tại sao năm 1945 Stalin lại lan truyền tin tức Hitler bỏ trốn trong khi ông biết xác chết đã được tìm thấy. Lý giải của Bezymenski không thuyết phục lắm: “Thứ nhất, kết quả pháp y được quyết định không lưu truyền và bảo quản nhằm phòng ngừa trường hợp có kè tung tin ‘Hitler được cứu sống một cách kỳ diệu.’ Thứ hai, chính quyền quyết định tiếp tục cuộc điều tra để ngăn chặn khả năng sai sót hoặc sự lừa dối có chủ đích”. Không một lý do nào giải thích việc trì hoãn công bố tới 23 năm, và không một giải thích nào cho sự phá hủy phần còn lại của thi thể. Bức ảnh về hàm răng của thi thể được lưu giữ trong hồ sơ, năm 1972 Tiến sĩ Reidas Soggnaes, một chuyên gia nha pháp y của trường Đại học Colombia, Los Angeles, khám phá ra những chiếc răng này khớp chính xác với bản chụp X quang não của Hitler năm 1943. Đây là bằng chứng xác thực. Tiến sĩ Soggnaes phát biểu tại Hội nghị Pháp y Quốc tế lần thứ 6 ở Edinburgh, chứng minh rằng Hitler đã chết và chính quyền Xô Viết đã khám nghiệm đúng xác. Nhưng bằng chứng Hitler không tự sát bằng súng ở đâu? Hộp sọ chứng minh không có lỗ đạn đã bị phá hủy. Ngoài ra, không một nhân chứng nào trong boongke nhận thấy sự tái nhợt vì xyanua trên môi của Hitler; và không ống thuốc độc nào khác được tìm thấy.

        Trong khi đó, không có một sự bí ẩn nào bao trùm lên cái chết của Goebbel. Vào ngày 1 tháng Năm, sau nỗ lực đàm phán vô ích với Xô Viết, ông nói với người phụ tá, Guther Schwagermann, “Mọi thứ đã mất”. Ông đưa cho Schwagermann một khung bằng bạc chứa ảnh Hitler và từ biệt anh ta. Frau Goebbels đánh thức 6 đứa con. “Các con, đừng sợ,” bà nói, “bác sĩ sẽ tiêm cho các con một mũi thuốc giống loại mà tất cả những đứa trẻ và người lính được tiêm”. Sau khi bác sĩ Kunz tiêm morphine để làm những đứa trẻ ngủ mê, Frau Goebbels tự chính tay đặt những ống thuốc chứa kali xyanua vào miệng từng đứa.

        Những người khác trong boongke đang nhận chỉ thị phải trốn thoát vào giờ chót. Họ sẽ chia thành 6 nhóm riêng biệt. Lúc 9 giờ tối, nhóm đầu tiên  sẽ chạy đến trạm xe điện ngầm gần nhất và đi dọc theo đường ray đến ga Friedrichstrasse. Ở đây họ sẽ lộ diện, đi qua sông Spree và hướng về miên Tây hoặc Tây Bác cho đến khi đến được địa phận của Đồng Minh phương Tây bắc Donitz. Năm nhóm còn lại sẽ xen kẽ đi theo lộ trình tương tự. Một vài người bị bắt, nhưng kỳ diệu là rất ít người chết.

        Lúc 8 giờ 45 tối, Kempka đến phòng Goebbels chào tạm biệt. Những đứa trẻ đã chết. Frau Goebbel điềm tĩnh nhờ Kempka gửi lời chào đến con trai bà, Harald, và kể với anh ta bà đã chết như thế nào. Vợ chồng Goebbels rời khỏi phòng, tay trong tay. Ông điềm tĩnh cám ơn Narmann vì sự trung thành và tận tụy. Goebbels nói họ sẽ tự leo lên khu vườn để những người bạn không phải khiêng xác họ. Sau khi bắt tay với Narmann, ông dìu người vợ im lặng, nhợt nhạt đến lối thoát. Họ biến mất trên lối cầu thang xi măng. Rồi một tiếng súng vang lên, và một tiếng nữa. Schwagermann và tài xế của nhà Goebbels nhanh chóng chạy lên và thấy họ nắm sõng soài trên mặt đất. Một lính ss nhìn chằm chằm vào họ - anh ta đã bắn họ. Anh ta và hai người mới đến đổ bốn thùng xăng lên xác chết và châm lừa. Không cần xem hiệu quả của ngọn lửa, họ trở về boongke nơi mà họ được ra lệnh phải phá hủy. Họ đổ thùng xăng cuối cùng trong phòng họp và nhóm lửa.

        Số phận của Martin Bormann gây nhiều tranh cãi hơn cả chủ của ông ta. Người ta cho rằng ông này đã chết khi cố thoát khỏi Berlin nhưng tài liệu tình báo bí mật của Mỹ và Anh cho thấy ông ta có thế đã trốn sang Bolzano, Italia, nơi vợ và chín đứa con của ông đã bay đến trước từ Berchtesgaden. Trong vòng 27 năm sau đó, có những báo cáo về sự xuất hiện trở lại của Bormann, đặc biệt là ở Argentina. Sau đó, cuối năm 1972, một tác giả Mỹ, Ladislas Farago, tuyên bố anh ta có bằng chứng tin cậy rằng Bormann đang còn sống ở Nam Mỹ. Vài ngày sau tuyên bố giật gân này, một tin khác lại xuất hiện. Chính quyền Đức tuyên bố họ vừa tìm thấy xác của Bormann gần boongke của Hitler. Tiến sĩ Soggnaes, người xác nhận thi thế Hitler, yêu cầu cho phép khám nghiệm sọ đế chứng minh bằng nhận dạng răng. Lúc đầu, yêu cầu bị bác bỏ, càng làm tăng thêm nghi ngờ cái xác là giả. Cuối cùng, vào mùa hè năm 1973, Tiến sĩ Soggnaes, đã được cho phép khám nghiệm hài cốt còn lại và cầu răng cửa trên được tìm thấy 3 tháng sau khi hộp sọ khai quật. Tiến sĩ Soggnaes trở về trường Đại học, để chuẩn bị cho phân tích pháp y các dữ liệu. Tháng Chín năm 1974, ông trình bày những bằng chứng trong Đại hội thế giới của Hội Nha khoa Quổc tế ở London. Ông kết luận hộp sọ chính thật là Bormann. Và cuối cùng bí ẩn về người hầu cận trung thành nhất của Hitler đã được giải đáp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #487 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:53:51 am »

          




        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #488 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:54:40 am »

     


Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #489 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:55:50 am »

       



Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM