Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:28:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 48927 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #440 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2019, 02:10:43 am »


4

        “Không có gì chống lại sự thắng lợi của một âm mưu nhiều bằng mong ước nó sẽ an toàn và chắc chắn thành công. Âm mưu như thế cần thiên thời, địa lợi và nhân hòa. và tất cả những thứ đó sẽ tăng thêm rủi ro bị phát hiện. Vì thế, bạn thấy đó, những âm mưu mới nguy hiểm làm sao!”

- FRANCESCO GUICCIARDINI Ricordi (1528-30)       

        Những người thất bại trong việc ám sát Hitler bằng những chai rượu chứa chất nổ hoặc quả bom vẫn không nản chí. Từ tháng Chín năm 1943 đến ngày 11 tháng Hai năm 1944, họ tiếp tục nỗ lực bốn lần nữa. Lần đầu, một vị tướng, Helmuth Stieff, cố gắng gài một quả bom trong buổi thảo luận trưa tại Wolfsschanze, nhưng ông này bị mất tinh thần vào phút cuối. Một tháng sau, một đội trưởng bộ binh, Bussche, đồng ý đánh bom tự sát để ám sát Hitler khi trình diễn một loại áo choàng quân đội mới, nhưng định mệnh lại bị một vụ đánh bom trên không của kẻ thù can thiệp. Ngày trước buổi trình diễn, những chiếc áo mầu bị một cuộc không kích của Anh phá hủy và Bussche trở về mặt trận.

        Sau lẽ Giáng sinh, năm 1944, một sỹ quan tiền tuyến trẻ khác đi vào buổi hội thảo trưa với một cặp hồ sơ chứa bom. Vì lý do nào đó, cuộc họp bị hủy vào giờ chót. Một vài tuần sau, một nỗ lực “núp bóng áo choàng” nữa được thực hiện. Lân này người tình nguyện là Ewald Heinrich von Kleist, con trai của người chủ mưu trước. Một lần nữa, Không quân Hoàng gia Anh lại cứu Hitler, buổi trình diễn bị hủy vì một cuộc không kích.

        Hai tuần sau thất bại cuối cùng, một sự thất bại thảm hại xảy ra cho Nhóm chống đối. Hitler ra lệnh Himmler nhập chung Abwehr (Tình báo quân sự) và SD (Sở An ninh). Điều này đã phá hoại thật sự linh hồn của nhóm. Tướng Oster đã bị sa thải vì nghi ngờ. Mặc dù được tự do nhưng ông gần như bị giám sát quá kỹ nên không thể hành động. Có vẻ như số phận bảo vệ cho Hitler, và cảm giác tuyệt vọng tràn ngập trong nhóm âm mưu. Đây có lẽ là đoạn kết cho chiến tranh bí mật chống lại Hitler nếu không có nguồn cảm hứng từ người lãnh đạo mới, Bá tước Claus Schenk von Stauffenberg, một sỹ quan với hàm trung tá. Stauffenberg đã từ bỏ kế hoạch trở thành kiến trúc sư và gia nhập vào Reichwehr (Quân đội Quốc xã) vào năm 1926. Ông nói với các sỹ quan đồng nghiệp rằng bây giờ giải pháp duy nhất cho Đức là giết chết Furher. Tình cờ ông gặp những người lãnh đạo nhóm chống đối, họ nhanh chóng lôi kéo ông vào hành động. Ông đã bị mất một con mắt, cánh tay phải và hai ngón trên tay trái. Hầu hết những người khác sẽ nghi hưu, nhưng Stauffenberg tin rằng một mình ông có thể ám sát Hitler nên trở lại nhiệm vụ vào cuối năm 1943. Chính ông là người mang quả bom vào phòng họp của Hitler sau Giáng sinh. Thất bại đẩy ông vào một kế hoạch tương tự nhưng tham vọng hơn. Lần ám sát này sẽ đi kèm với một kế hoạch đảo chính quân sự được dàn xếp tỉ mỉ ở Berlin, Paris, và Viên.

        Vị trí mới, tham mưu trưởng cho tư lệnh ở Văn phòng Quân sự Chung ở Berlin, giúp cho Stauffenberg có thế tái xây dựng các cấp bậc yếu kém trong nhóm âm mưu. Ông có được cam kết mạnh mẽ từ một nhóm quyền lực trong Wehrmacht: cấp trên của ông, tướng hậu cần đầu tiên của quân đội, trưởng ban điện báo ở OKW, đội quân của vị tướng này sẽ chiếm Berlin sau vụ ám sát, và những sỹ quan cấp trung sẽ giữ các vị trí chủ chốt.

        Tuy nhiên, không hề có một thống chế nào ủng hộ hết mình cho âm mưu. Ứng viên hứa hẹn nhất là Rommel nhưng thậm chí Rommel cũng khá chần chừ. “Tôi tin rằng nhiệm vụ của mình ở đây là đế giải cứu Đức”, ông nói - nhưng phản đối việc ám sát. Điều đó chỉ khiến Hitler thành một người tử vì đạo. Furher nên bị quân đội bắt giữ và đưa ra tòa án Đức để chịu trách nhiệm về tội ác của ông ta.

        Rommel tham gia sâu hơn vào âm mưu trong mùa xuân năm 1944. Tham mưu trưởng mới của ông, Trung tướng Tiến sĩ Hans Speidel thuyết phục Rommel bí mật gặp Tướng Karl Stulpnagel, thống đốc quân sự của Pháp. Ở đây, hai người vạch ra một kế hoạch chấm dứt chiến tranh ở miền Tây bằng thỏa thuận đình chiến. Tất cả quân đội Đức sẽ trở về Đức và quân Đồng minh sẽ chấm dứt đánh bom nội địa. Hitler sẽ bị bắt, lực lượng kháng chiến sẽ tạm thời nắm quyền điều hành đất nước. Trong lúc đó, chiến tranh ở miền Đông sẽ tiếp tục với giả định rằng quân đội Mỹ- Anh sẽ gia nhập vào chiến dịch chống Bolshevik. Bây giờ Rommel cảm thấy phấn chấn, ông cố gắng kéo Rundstedt vào âm mưu, dù chấp thuận nó, nhưng Rundstedt từ chối trực tiếp tham gia. “ông còn trẻ”, Rundstedt nói, “Ông hiểu và yêu nhân dân. Ông hãy làm đi.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #441 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2019, 06:09:36 am »


        Stauffenberg và nhóm của ông không hài lòng vì sự gia nhập của Rommel vào nhóm âm mưu. Họ cũng không tán thành kế hoạch tiếp tục chiến đấu với Nga, và cảm thấy không thực tế khi trông chờ phương Tây thiết lập hòa bình riêng biệt. Ngoài ra, nhóm Stauffenberg muốn ám sát hơn là bắt giữ Hitler, ngày 1 tháng Sáu, 1944, họ cảm thấy cần phải hành động trước khi Đồng minh xâm lược. Khi lực lượng quân Đồng minh tràn vào nội địa, sẽ không thể có cơ may hòa bình nào. Lúc này, họ dựng một kịch bản đảo chính chủ yếu dựa trên một cách thức do chính Furher tán thành. Chiến dịch chính thức mang tên Walkure và đó là kế hoạch của Hitler nhằm đàn áp bất kỳ sự náo động nào của hàng triệu dân lao động nước ngoài đang phục vụ chiến tranh ở Đức. Nó ban bố tình trạng khẩn cấp và lệnh tống động viên ngay lập tức mọi lực lượng thích hợp để dập tắt mọi phản kháng. Kế hoạch của Stauffenberg là sử dụng cảnh báo Walkure như một dấu hiệu bắt đầu hành động của họ trên khắp Quốc xã và trên mọi mặt trận. Hitler chỉ rõ cảnh báo Walkure sẽ do chỉ huy của Quân dự phòng ban hành, Tướng Friedrich Fromm - người nửa đùa nửa thật với ý tưởng tham gia Nhóm chống đối.

        Ngày-hành-động gây ra hoảng loạn trong nhóm âm mưu. Những người già tranh luận rằng thậm chí hành động thành công cũng không thể cứu Đức khỏi sự chiếm đóng của kẻ thù. Tốt nhất nên dựa vào phương Tây để cư xử đúng mực với Đức và ngăn cản Nga trả thù quốc gia. Nhưng Stauffenberg quyết tâm thực hiện nỗ lực ám sát cuối cùng, và bất ngờ cơ hội ập đến. Ông được thăng chức lên Đại tá và tham mưu của Fromm. Stauffenberg có thể tự ra lệnh trực tiếp cho Quân dự phòng và từ đó đánh chiếm Berlin. Chức vụ mới cũng giúp ông tiếp cận Furher thường xuyên. Ông lập kế hoạch hành động vào đầu tháng Bảy: ông sẽ báo cáo cho Furher vào buổi họp hàng ngày, gài bom hẹn giờ phát nổ để tiêu diệt Goring, Himmler và Furher, sau đó bay về Berlin đích thân lãnh đạo quân đội đánh chiếm thủ đô.

        Cuối cùng, cơ hội của Stauffenberg cũng đến vào ngày 11 tháng Bảy, khi Hitler triệu ông đến báo cáo về việc thay thế. Ông đến Berghof với một chiếc cặp hồ sơ mang theo những giấy tờ chính thức và một quả bom Anh nhưng, thật đáng tiếc, Himmler không có trong phòng họp. Ông xin phép gọi về văn phòng Bộ tham mưu ở Bendlerstrasse gần Tiergaten tại Berlin. “Chúng ta có nên làm không?” ông hỏi Tướng Olbricht. Quả bom sẽ giết cả Hitler và Gõring, Olbricht khuyên ông nên chờ để giết cả 3.

        Cơ hội nữa lại đến trong vòng bốn ngày, Stauffenberg lại được ra lệnh đến gặp Hitler, Hitler vừa dời tổng hành dinh về Wolfsschanze. Ông đến với quả bom trong cặp hồ sơ và lần này những kẻ chủ mưu quá tin vào chiến thắng đến mức Tướng Olbricht phát lệnh Chiến dịch Walkure lúc 11 giờ sáng, 2 giờ trước khi cuộc hội thảo bắt đầu để quân đội dự phòng và xe tăng từ trường thiết giáp gần đó có đủ thời gian vào thủ đô đầu giờ chiều.

        Đúng 1 giờ 10 phút chiều, cuộc gặp bắt đầu. Stauffenberg báo cáo ngắn gọn với Furher, sau đó rời khỏi phòng để gọi cho Bendlerstrasse báo rằng Hitler đang ở trong phòng, ông sẽ trở lại để gài quả bom. Nhưng khi trở lại ông phát hiện ra Hitler đã rời khói phòng vì lý do gì đó và sẽ không trở lại. Sau mười lăm phút, Stauffenberg lại xin phép ra ngoài và cảnh báo Berlin. Lúc này là 1 giờ 30 chiều, quân đội đang kéo về Berlin, Olbricht vội vã hủy bỏ cảnh báo Walkure, những đơn vị đang hành quân cố gắng trở về doanh trại càng bí mật càng tốt.

        Một số người âm mưu nản lòng và do dự vì sự thất bại vừa rồi nhưng Stauffenberg thì không. Rommel quyết định ủng hộ cho âm mưu. Nhưng một lần nữa định mệnh lại đứng về phía Hitler. Ngày hôm sau, Rommel bị thương nặng khi xe của ông này bị máy bay Đồng minh oanh tạc.

        Nhân viên trở về Wolfsschanze khó có thể nhận ra nơi này. Những boongke nhỏ, thấp đã được thay bằng các công sự bê tông cốt sắt khổng lồ, mái ngói được khéo léo ngụy trang bằng cây và cỏ cấy ghép. Trời nóng đến mức Hitler dành hầu hết thời gian ở trong những boongke mới, vốn mát hơn những doanh trại gỗ. “lầm trạng của ông ấy không tốt”, Traudl Junge nhớ lại, “ông than phiền về sự mất ngủ và nhức đâu”. Hitler có thể cáu kinh trong những ngày oi bức này, nhưng ông luôn tỏ ra lạc quan. Ông bảo đảm với Goebbels (Goebbels đã hút thuốc lại và phải viện đến thuốc ngủ) rằng con lắc của lịch sử sẽ quay lại hướng có lợi cho Đức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #442 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:17:26 pm »


5

        Vào chiều ngày 18 tháng Bảy, Stauffenberg nhận lệnh triệu hồi từ Wolfsschanze để báo cáo trong hai ngày. Ông báo cáo ngắn gọn với Hitler về sự thay thế có thể xảy ra ở chiến trường miền Đông, nơi mặt trận trung tâm đang bị đe dọa sụp đổ vì những thất bại gần đây ở cả hai sườn. Ngày 19. Stauffenberg ở Bendlerstrasse tiến hành những chuẩn bị cuối cùng và chiều hôm đó chủ trì một cuộc họp cuối với nhóm âm mưu. Mật từ sẽ được sử dụng trên điện thoại và máy điện tín, chỉ dùng cho những vấn đề quan trọng vì toàn bộ hệ thống liên lạc đều bị Mật vụ Đức nghe lén.

        Những người âm mưu biết điều này bởi vì thành viên của họ bao gồm một số viên chức Mật vụ Đức, bao gồm cả tướng ss, người vừa lên nắm quyền văn phòng chính Gestapo ở Berlin. Thực tế, có khá nhiều người chống Hitler trong ss. Chỉ huy của Văn phòng Tình báo, Schellenberg, cũng hăm hở như những người âm mưu trong việc loại trừ Hitler vi lợi ích sống còn của Đức. Cuối năm 1942, ông ngấm ngầm khuyến dụ Himmler tán thành kế hoạch bí mật nhằm ký kết hòa bình biệt lập với phương Tây dù có phải trả giá bằng việc phản bội Hitler. Với sự chấp thuận của Himmler, Carl Langbehn, một thành viên thường dân trong Nhóm chống đối, gặp gỡ với đại diện Anh, Mỹ tại Stockholm nhằm nghiên cứu cơ hội đàm phán hòa bình; sau đó đi đến Bern để thảo luận riêng với trợ lý gốc Đức của Allen Dulles, đại diện của oss ở Thụy Sĩ. Vào lúc này, rắc rối xảy ra. Gestapo tình cờ chặn đứng và giải mã một điện tín radio tiết lộ rằng “luật sư của Himmler” vừa đến Thụy Sĩ đế thảo luận hòa bình, và họ gửi báo cáo này trực tiếp đến Hitler. Đối mặt với Furher, Himmler thề trung thành vĩnh viễn - và hoàn toàn vô tội. Hitler quyết định tin ông. Vê phần mình, viên Thống chế, bắt giữ Langbehn, chuyến ông ta đến một trại tập trung và nhanh chóng cắt đứt mọi liên hệ với các thành viên trong Nhóm chống đối vì sợ rằng Hitler sẽ điều tra sâu hơn. Mặt khác, Schellenberg tiếp tục âm mưu, liên hệ với quân Mỹ ở Tây Ban Nha, trong một chiến dịch công phu như tiểu thuyết trinh thám nhằm bắt cóc Hitler và giao cho quân Đồng minh.

        Thật kỳ lạ, cả Schellenberg và Himmler đều không nhận ra ngày 19 tháng Bảy, âm mưu quân sự ngầm sắp được hiện thực hóa. Họ biết về nỗ lực chống đối nhưng chưa bao giờ nghi ngờ Stauffenberg và nhóm sỹ quan trẻ của ông. Vài tháng trước, Schellenberg hội ý với Wilhelm Wulff, một trong những nhà chiêm tinh thuộc trong biên chế SS, về khả năng trừ khử Hitler. Wulff nói rằng sự đảo chính đơn thuần trong văn phòng không thể thay đổi tình thế. “Cần phải thực hiện nhiều hơn. Tôi đã nghiên cứu tử vi của Hitler hơn hai mươi năm. Tôi biết khá rõ cuối cùng điều gì sẽ xảy ra với ông ấy. Ông ta chắc chằn sẽ chết dưới tay một kẻ ám sát, sẽ có một người phụ nữ liên quan. Thế giới sẽ không bao giờ biết chính xác chi tiết cái chết của ông ta, các kế hoạch quân sự của ông ta sẽ không có kết quả rõ ràng.”

        Vào cuối buổi trưa ngày 19, tại Bendlerstrasse, Stauffenberg hoàn tất việc sắp xếp cho chiến dịch ngày hôm sau. ông chỉ thị tài xế, người không biết gì về âm mưu, đến lấy một cặp hồ sơ từ một đại tá nào đó ở Potsdam. Stauffenberg giải thích nó chứa hai tài liệu tuyệt mật và quan trọng, không thể rời mắt. Theo lời chỉ thị, người tài xế giữ chiếc túi bên giường suốt đêm. Trong đó chứa hai quả bom.

        Trong tiệc trà tại Wolfsschanze, Hitler rất căng thẳng và bất an đến mức Fraulen Schroder phải hỏi tại sao trông ông lo lắng thế. “Ta hy vọng không có việc gì xấu sắp xảy đến”, ông trả lời một cách bí ẩn. “Sẽ thật phức tạp nếu rắc rối xảy ra vào lúc này. Ta không thể cho phép bản thân mình ngã bệnh, vì không ai có thể thay thế ta trong hoàn cảnh khó khăn này.”

        Ngày 20 tháng Bảy, 1944

        Sau 6 giờ sáng, Stauffenberg được chở đến thành phố. Ở đây, một phụ tá và một trung úy tham gia cùng ông. Tại sân bay Rangsdorf, họ gặp Tướng Stieff và tất cả lên máy bay. Nó hạ cánh xuống sân bay gần Rastenburg lúc 10 giờ 15 phút sáng. Viên phi công được chỉ thị chờ cho đến buổi trưa để chở những người khách về Berlin.

        Sau nửa giờ lái xe trong rừng, ba người âm mưu đi qua cánh cổng đầu tiên  của Văn phòng chính của Furher. Họ đi qua một bãi mìn và khu công sự rộng gần hai dặm, đến cổng thứ hai. Cổng này mở đến một khu trại rộng lớn được bao quanh bởi hàng rào thép gai điện. Sau một dặm nữa, họ gặp sỹ quan kiểm tra. Như thường lệ, giấy thông hành của họ bị kiểm tra nhưng cặp hồ sơ thì không. Họ đến hàng rào thứ ba. Đây là Khu an ninh A, nơi Hitler cùng với nhân viên ở và làm việc. Khu trại trong cùng này, được bao quanh bằng hàng rào kẽm gai, luôn được ss bảo vệ và nhân viên Tình báo bí mật tuần tra. Để vào bên trong, một thống chế cần một lệnh thông hành đặc biệt do trưởng ban an ninh của Himmler ban hành, nhưng một lần nữa, chiếc cặp hồ sơ chứa bom không bị kiểm tra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #443 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2019, 09:07:16 pm »


        Trong khi phụ tá của ông chịu trách nhiệm về chiếc cặp hồ sơ, Stauffenberg mang theo một chiếc khác chứa giấy tờ. ông tìm ra Tướng Fellgiebel, chỉ huy tín hiệu của OKW, nhân vật mấu chốt để thành công khi quả bom phát nổ. Nhiệm vụ của ông là thông báo với những người âm mưu ở Berlin rằng đã đến lúc hành động, sau đó cô lập Wolfsschanze bằng cách cắt đứt tất cả đường dây điện thoại, điện tín và liên lạc radio.

        Buổi trưa ông tản bộ đến văn phòng Keitel. Viên thống chế chào đón ông với một tin khá bất ngờ: Mussolini sẽ đến vào chiều hôm nay nên buổi hội thảo giữa ngày sẽ tiến hành sớm nửa giờ - trong vòng 30 phút nữa. Keitel yêu cầu Stauffenberg hây báo cáo ngắn gọn vì Furher muốn đi càng sớm càng tốt. Keitel không ngừng nhìn đồng hồ một cách thiếu kiên nhãn, và ngay trước 12 giờ 30 phút, ông nói đã đến lúc đi đến doanh trại thảo luận. Tại phòng chờ, Stauffenberg hỏi Freyend nơi người đại tá có thể thay áo. Freyend dẫn họ đến phòng riêng của anh và để họ ở đó. Stuuffenberg bắt đầu ấn vào kíp nổ của một quả bom. Kíp nổ sẽ đè nát một ống thủy tinh chứa axít rồi ăn mòn dần một sợi dây mỏng trong vòng mười lăm phút và khiến quả bom phát nổ. Phụ tá của ông được tin tưởng giao cho quả bom “dự phòng” thứ hai.

        Ngay sau khi quả bom đã khởi động được cẩn thận gói vào bên trong chiếc cặp hồ sơ nâu thì một trung sĩ tiến vào giục họ đứng lên, từ trong sảnh Freyend la lớn, “Đi nào, Stauffenberg! Chi huy đang đợi”. Khi Stauffenberg rời khỏi phòng, Freyend đề nghị mang hộ ông chiếc cặp hồ sơ nâu mà ông đang kẹp dưới cánh tay duy nhất. Stauffenberg từ chối. Freyend một lần nữa đề nghị mang giúp gánh nặng cho ông, lần này ông đồng ý kèm theo một yêu cầu: “Anh có thể xếp cho tôi chỗ ngồi gần Furher để tôi có thể hiểu mọi việc được không?” Thính lực của Stauffenberg vốn không được tốt.

        Keitel đang sốt ruột chờ đợi tại cửa. Cuộc gặp đã bắt đầu. Keitel đi xuông khu hành lang trung tâm của tòa nhà, ngang qua một buồng điện thoại và tiến vào phòng hội thảo qua một cửa hai cánh. Có khoảng mười cửa sổ và tất cả đều mở ra để chống lại cái oi bức giữa trưa. Những người tham dự tập trung xung quanh một chiếc bàn bản đồ bằng gỗ sồi dài, hẹp, nổi bật với mặt bàn dày và hai trụ đỡ đồ sộ. Chi có Hitler đang ngồi, quay lưng về hướng cửa, ngay giữa bàn. Tướng Adolf Heusinger, đứng ngay phía bên phải, đọc một bản báo cáo ảm đạm về mặt trận miền Đông. Stauffenberg tiến đến chỗ trống bên Heusinger, rồi đẩy chiếc cặp hồ sơ nằu bên dưới bàn đến càng gần Hitler càng tốt. Chiếc cặp hồ sơ tựa vào mặt trong của cột trụ gỏ sồi rẳn chắc, chỉ cách Furher chừng 20 cm. Lúc đó là 12 giờ 37 phút và trong vòng năm phút nữa, quả bom sẽ phát nổ. Những người khác mải mê với câu chuyện ảm đạm của Heusinger đến mức Stauffenberg lén ra khỏi phòng mà không bị chú ý. Ông vội vã đi xuống đường hành lang dài và ra khỏi tòa nhà.

        Heusinger cũng nghe phong thanh về âm mưu chống Hitler, nhưng không biết chi tiết. Dưới sự quan tâm chăm chú của Hitler, sự nghi ngờ của Heusinger biến mất cũng nhanh như khi nó xuất hiện. Sỹ quan hậu cần của ông hướng người về phía bàn hội nghị để nhìn rõ hơn vào bản đồ nhung bị chiếc cặp hồ sơ nâu cản trở. Ông không thể dịch chuyên nó bằng chân, nên cúi xuống và dời nó ra ngoài chiếc trụ bàn. Đó là sự dịch chuyên nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn đến dòng chảy lịch sử.

        Đúng 12 giờ 42 phút, lời nói của Heusinger bị một tiếng nổ đinh tai cắt ngang. Lừa bốc lên, gỗ và thạch cao rơi xuống và những mảnh thủy tinh vụn trút xuống như mưa. Khói tràn ngập căn phòng. Nghi ngờ đó là âm mưu của những kẻ làm công nước ngoài đang làm việc trong các công trình. Hitler quần rách tả tơi, gương mặt ám đen muội khói, cùng với Keitel tiến về phía Puttkamer. Cả hai đều bị bụi và gỗ vụn phủ khắp người. Puttkamer theo Hitler và Keitel xuống hành lang. Vừa ra ngoài, một đầu gối khụy xuống, Puttkamer ngã ra đất. Ông hít lấy hít để không khí, trông theo Hitler và Keitel tiến về boongke Lãnh tụ, có khoảng ba người đi sau họ.

        Phụ tá ss Gunsche thậm chí không thể nghe thấy tiếng nổ. Màng tai của ông bị nổ tung. Trán chảy máu, lông mày cháy rụi. Căn phòng ngập trong khói đen; sàn nhà bị oản lại ít nhất 1 m. “Furher đâu?” ông tự hỏi. Với bản năng của một người lính, ông trườn về phía cửa sổ vỡ tung và vội vã đến bên kia tòa nhà. Quần Hitler rách tơi tả, đâu tóc rối bù, nhưng không chảy máu ngoài. “Was ist los?” (Chuyện gì thế này?), Hitler hỏi khi Gunsche giúp dẫn ông xuống con đường. Một vụ đánh bom từ máy bay Nga chăng?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #444 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2019, 09:07:45 pm »


        Sau khi rời khỏi phòng hội thảo, Stauffenberg vội vã đến Văn phòng Tín hiệu OKW ở Boongke 88. ông và Tướng Fellgiebel đứng bên ngoài chờ quả bom phát nổ. Sỹ quan tín hiệu ở văn phòng chính báo cáo rằng xe của Stauffenberg đã sẵn sàng, rồi nhắc ông rằng chỉ huy văn phòng chính đang đợi ông dùng bữa trưa. Stauffenberg xác nhận lời mời nhưng nói trước tiên ông phải trở lại phòng hội nghị. Sau đó, vụ nổ xảy ra.

        Staffenberg nói ông sẽ không trở lại phòng hội thảo nhưng sẽ trực tiếp lái đến gặp chỉ huy dùng bữa trưa. Ông chào tạm biệt Fellgiebel và cùng với người phụ tá lên xe. Bảo vệ đã đóng cổng khi nghe tiếng nổ và từ chối mở cửa cho họ. Không nói một lời, Stauffenberg vội vã đến phòng bảo vệ hỏi trung úy trực ban, một người quen, để dùng điện thoại. Ông quay số, nói vài từ, gác máy và bình tĩnh nói, “Trung sĩ, ta được phép di qua”. Rào cản được mở, và lúc 12 giờ 44 phút, nhóm của Stauffenberg đi qua cổng.

        Chín mươi giây sau, một chuông báo động vang lên và Stauffenberg không nói gì trên đường đến hàng rào tiếp theo. Một thượng sĩ thuộc tiểu đoàn bảo vệ thẳng thừng từ chối không cho bất kỳ xe nào đi qua. Một lần nữa, Stauffenberg dùng điện thoại, lần này gọi cho sỹ quan hậu cần của chỉ huy trại. “Đại tá Count von Stauffenberg đang nói đây”, ông nói, “từ Trạm kiểm soát phía Nam bên ngoài. Chi huy, ông có nhớ chúng tôi cùng dùng bữa sáng. Vì vụ nổ nên bảo vệ từ chối cho chúng ta đi qua. Tôi đang vội”. Sau đó ông nói dối. “Đại tướng Fromm đang chờ tôi ở sân bay”. Ông vội vã trì hoãn. “Anh nghe rồi đấy, Thượng sĩ, tôi được phép đi qua”.

        Lúc này là khoảng 1 giờ chiều, khi Staffenberg và phụ tá của ông lái đến chiếc Heikel 111 của họ. Một lát sau, họ lên máy bay, chuẩn bị tinh thần cho chuyến bay dài ba giờ. Họ lo lẳng vì radio máy bay không nhận được thông báo nào từ Berlin. Liệu Fellgiebel có nhận được thông tin từ nhóm âm mưu ở Bendlerstrasse? Nếu có, liệu họ có quyết tâm chiếm đóng thủ đô và gửi đi một thông điệp được chuẩn bị sẵn đến các chỉ huy quân đội ở mặt trận miền Đông?

        Hitler chắc chắc đã bị giết nếu chiếc cặp hồ sơ nâu không bị dời qua phía bên kia của trụ bàn. Ngoài ra Furher cũng gặp may khi sức mạnh chủ yếu của vụ nổ thoát ra qua cánh cửa mở ra một lối đi hẹp đàng sau ông. Một lần nữa, may mằn, may mắn kỳ diệu lại cứu Hitler.

        Bác sĩ và công nhân cứu thương hoạt động chỉ vài phút sau vụ nổ. Xe cấp cứu chở những người bị thương nặng đến bệnh viện dã chiến tại Rastenburg. Bác sĩ Hanskarl von Hasselbach băng bó vết thương của Hitler, sau đó đặt cánh tay phải của ông - khuỷu tay bị bong gân - vào một băng đeo cố định trên cổ. “Bây giờ ta đã có thêm những người bạn này!” ông kêu lên hân hoan hơn là giận dữ.

        Bác sĩ Morell đến, khám tim và tiêm cho Hitler một mũi thuốc. Bệnh nhân này ở trong trạng thái phấn khích, nhắc đi nhắc lại: “Nghĩ lại. Không thể có gì xảy ra với ta”. Morell vô cùng ngạc nhiên khi khám tim cho Hitler, mạch đập của ông vẫn bình thường. Ba người thư ký vội vã chạy đến, tận mắt trông thấy Furher vẫn còn sống. Traudl Junge gần như bật cười khi trông thấy tóc của ông dựng đứng lên như lông nhím. Ông vẫy cánh tay còn lại chào họ. “Chà, các quý cô của ta”, ông vừa cười vừa nói, “một lần nữa mọi việc với ta vẫn tốt đẹp. Càng chứng minh rằng Định mệnh đã chọn ta thực thi sứ mạng. Nếu không, ta sẽ không còn sống”. Ông nói huyên thuyên, đổ tội âm mưu là sự hèn nhát, không nghi ngờ gì do một trong số bọn công nhân thực hiện. “Ta không thể tin vào bất kỳ khả năng nào khác”, ông nhấn mạnh, quay sang Bormann tìm sự đồng tình. Như thường lệ, Bormann gật đầu.

        Người tiếp theo đến chúc mừng là Himmler. Ông cũng nghĩ những nhân công mang bom vào doanh trại. Nhưng Valet Linge đến doanh trại, nơi tổ chức cuộc họp và biết được từ trung sĩ phụ trách phòng điện thoại rằng Stauffenberg đang đợi một cuộc gọi khẩn từ Berlin. Sau đó, có người nhớ lại, viên đại tá này đã để lại một chiếc cặp hồ sơ dưới gầm bàn. Một cuộc gọi đến đường bay tiết lộ rằng Stauffenberg vội vã rời đi Berlin vài phút sau 1 giờ chiều. Đến lúc bấy giờ Hitler không còn nghi ngờ gì chính Stauffenberg là người chịu trách nhiệm. Ông ra lệnh bắt giữ Stauffenberg.

        Mệnh lệnh này chưa bao giờ được chuyển đến Berlin. Một lúc sau vụ nổ, một trong những phụ tá của Hitler ra lệnh Đại tá Sander của văn phòng tín hiệu chính, cắt đứt tất cả liên lạc điện thoại và điện tín. Fellgiebel, với tư cách là người âm mưu sẽ cô lập Văn phòng chính của Furher, nhưng sau khi khám phá rằng Hitler chưa chết, vị tướng gọi đến văn phòng của ông. “Một điều gì đó kinh khủng đang diễn ra”, ông nói với tham mưu trưởng. “Furher vẫn còn sống. Hãy ngăn cản mọi thứ!” Vị tham mưu trưởng hiểu thông tin này, vì ông cũng nắm trong nhóm âm mưu. Trong vòng vài phút, các trung tâm liên lạc chính ở tổng hành dinh của Furher và quân đội đều bị vô hiệu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #445 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2019, 09:08:38 pm »


        Sự gián đoạn liên lạc này khiến cho nhóm âm mưu ở Berlin có thời gian chiếm đóng thủ đô, nhưng họ thất bại vì bối rối trước mệnh lệnh từ Bendlerstrasse. Những người âm mưu, không chắc liệu Hitler đã chết hay chưa, do dự kích hoạt Chiến dịch Walkure. Thông tin từ

        Wolfsschanze quá mơ hồ để liều lĩnh lặp lại cảnh báo sai lầm ngày 15 tháng Bảy.

        Và thế là mọi người căng thẳng đứng ở tòa nhà bộ tham mưu, chờ Stauffenberg. Hai nhà lãnh đạo danh nghĩa của vụ âm mưu, Tướng Beck và Thống chế von Witzleben, lẽ ra nên ban hành thông cáo và mệnh lệnh đã được chuẩn bị sẵn. Họ lẽ ra nên phát thanh trên cả nước rằng nên độc tài của Hitler cuối cùng đã kết thúc. Nhưng cả hai đều chưa kịp đến Bendlerstrasse.

        Có lẽ là do thời tiết. Bầu trời âm u, không khí nặng nề. Đó không phải là thời tiết cho một cuộc cách mạng mà là một dấu hiệu cho thấy người Pháp vừa tấn công vào Bastille trong một ngày tháng Bảy khá ngột ngạt. Thời gian quý giá trôi qua khi những người âm mưu chờ đợi thông tin thêm từ Fellgieberg ở Wolfsschanze. Không có tin tức gì.

        Hitler từ chối nghỉ ngơi trước bữa ăn trưa. Ông khăng khăng muốn đi dạo một mình và trò chuyện với những công nhân xây dựng mà ông đã nghi ngờ trước đó. Ông muốn cho mọi người ông vẫn còn sống và không còn nghi ngờ rằng những người công nhân có liên quan. Vào bữa trưa, Fraulein ngạc nhiên khi nhận thấy Hitler bình tĩnh, từ tốn kể chi tiết điều gì đã xảy ra. “Ta rất may mắn”, ông nói và giải thích làm thế nào chiếc trụ bàn to lớn có thể bảo vệ ông. Ông tự hào kể về chiếc quần bị xé rách. Nếu vụ nổ xảy ra trong một phòng hội thảo rộng hơn ở boongke và không phải trong doanh trại gỗ, ông tin chắc tất cả sẽ bị giết. “Thật kỳ lạ. Đôi khi ta linh cảm có điều gì bắt thường sẽ xảy đến với ta.”

        Sau bữa ăn, ông được chở đến một sân ga nhỏ thông với Wolfsschanze. Mussolini trông như một người chết; ông đã cố thành lập một chế độ Phát xít mới, nhưng để làm thế ông bị Hitler buộc phải hành quyết một số “kẻ phản bội”, gồm cả con rể của ông, Ciano. Furher chỉ nghĩ về những sự kiện xảy ra trong ngày. “Duce”, ông hào hứng nói, mở rộng cánh tay trái, “vài giờ trước ta vừa trải qua vận may vĩ đại nhất mà ta từng biết!” Ông nằng nặc dẫn vị khách đến ngay hiện trường tội ác. Trong chuyến đi ba phút, Hitler kể cho Mussolini nghe về việc đã xảy ra “với một giọng điệu đều đều như thể việc đó không phải xảy ra đối với ông vậy.”

        Hai người lặng lẽ khảo sát phòng họp vừa bị phá húy. Hitler giải thích chính xác những gì đang xảy ra. Mussolini đảo mắt xung quanh để dò xét. Sau đó, Hitler trưng ra chiếc quần rách tả tơi, vô tư nhận xét rằng ông buồn vì phải mua một chiếc quần mới. Mussolini gượng cười.

        Mussolini kinh ngạc. Làm sao một chuyện như thế lại có thế xảy ra ở Văn phòng chính của Furher? Hitler hồ hởi. Ông lại kể về những người tham dự cuộc họp đã bị thương nặng ra sao, và một người bị thổi tung khỏi cửa sổ. “Hãy nhìn đồng phục ta này! Hãy nhìn những vết bỏng này!” Ông nói về sự thoát chết gang tấc trong nỗ lực ám sát. “Những gì xảy ra hôm nay là một đỉnh điểm!” ông kêu lên. Sự thoát chết kỳ diệu vừa rồi chắc chắn là một dấu hiệu cho thấy sự nghiệp vĩ đại mà ông theo đuổi sẽ vượt qua cơn nguy hiểm. Mussolini cảm thấy phấn chấn vì lòng nhiệt tình đó. “Tình hình của chúng ta đang tồi tệ”, ông nói, “có thể nói là tuyệt vọng, nhưng những gì xảy ra hôm nay ở đây đã cho tôi niềm tin mới.”

        Họ bước ra khỏi đống đổ nát. Trên đường đi, Hitler đi ngang một đoạn hàng rào và một lần nữa lại nói chuyện với những người công nhân. Ông nói với họ rằng sự nghi ngờ đầu tiên của ông là vô căn cứ, thanh tra của ông đã tìm ra thủ phạm thật sự. Tại phòng trà, tâm trạng ông đột nhiên thay đổi. Ông bồn chồn, bối rối, và - liên lạc đã được khai thông lại - cuộc trò chuyện với II Duce thường xuyên bị điện thoại từ các tướng lĩnh làm gián đoạn, họ muốn biết báo cáo về cái chết của ông có thật không. Hitler rơi vào trạng thái suy tư yên lặng. Ông phớt lờ cuộc tranh luận gay gắt giữa Goring, Keitel, và Ribbentrop, mỗi người buộc tội người khác đã dẫn đến tình hình tuyệt vọng của Đức. Cuộc tranh luận thay đổi hẳn khi Đô đốc Donitz, vừa đến từ đồn của ông ở phía bắc Berlin, buộc tội quân đội làm phản. Khi Gõring tán đồng, Donitz chuyến sang phẫn nộ về biểu hiện tệ hại của Không quân Đức. Ribentrop phụ họa theo nhưng vị Thống chế Đế chế giơ chiếc gậy lên như thể định đập vào ông. “Im đi, Ribbentrop, gã buôn sâm panh kia!” .“Tôi vẫn là Ngoại trưởng”, ông cãi lại, “và tên của tôi là von Ribbentrop!”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #446 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2019, 09:09:11 pm »


        Mưa rơi dai dẳng trên ô cửa sổ. Hitler bắt đầu lặp lại bài ca cũ rằng ông là đứa con của Định Mệnh. Ông đứng thẳng người trong tư thế giận dữ. “Lũ phản bội được đồng bọn che chở xứng đáng nhận cái chết nhục nhã nhất - và chúng sẽ bị như thế!” Cơn giận của ông đột ngột biến mất nhanh chóng như khi nó bắt đâu. Ông bất ngờ cảm thấy trống rỗng khi viễn cảnh báo thù đang trôi qua. Mặt ông tiều tụy, gương mặt tái nhợt.

        Lúc 3 giờ 42 phút chiều, Stauffenberg cuối cùng đã hạ cánh xuống sân bay bên ngoài Berlin. Ông bất ngờ khi không ai chờ đón, bạn và đồng sự cũng không. Phụ tá của ông gọi về Bendlerstrasse, gặp Tướng Olbricht và báo bằng mật mã rằng nỗ lực ám sát đã thành công. Câu trả lời ấp úng của Olbricht cho thấy rõ ràng Walkure chưa được kích hoạt. Stauffenberg giật điện thoại, yêu cau họ tiến hành mà không cần đợi ông đến. Ông ra lệnh một chiếc xe của Không quân Đức chở ông đến Berlin.

        Chi đến 3 giờ 50 phút chiều, Olbricht mới hành động. Chỉ huy Werhmatch ở Berlin, Tướng Kortzfleisch, được ra lệnh cảnh báo tất cả các đơn vị tiểu đoàn bảo vệ, đơn vị đồn trú Spandau, và hai trường dạy vũ khí quân đội.

        Để tăng tốc, Tướng Olbricht đích thân thông báo với Tướng von Hase, chỉ huy đồn trú Berlin, một người âm mưu khác. Lúc 4 giờ 10 phút chiều, quân đội của ông đã sẵn sàng điều hành. Những đơn vị khác ở ngoài Berlin cũng thế. Tại Bendlerstrasse, lính canh được báo động và chỉ huy của họ được Olbricht chỉ thị miệng sử dụng vũ lực nếu bất kỳ đơn vị ss nào cố gắng xâm nhập. Trong vài phút, giao thông bị ngưng trệ, tất cả các lối ra đều bị chặn.

        Olbricht đang làm công việc là lẽ ra ông nên làm trước đó ba giờ. Ông lao đến Tướng Fromm, người không hoàn toàn phản đối hay hoàn toàn tán thành âm mưu, giải thích rằng Hitler đã chết, ông yêu cầu Fromm, với tư cách là tư lệnh Quân dự phòng, ban hành cảnh báo Walkure đến các chỉ huy quân đội quận. Fromm nhất mực gọi điện cho Keitel để xác nhận rằng Hitler đã chết.

        “Mọi thứ ở đây vẫn bình thường”, Keitel nói. Fromm nói ông vừa nhận báo cáo rằng Furher vừa bị ám sát, Keitle nổi giận. “Thật vô nghĩa”. Furher vẵn còn sống, chỉ bị thương nhẹ. “Nhân tiện, tham mưu trưởng của ông, Đại tá von Stauffenberg dang ở đâu?” Fromm xúc động đáp lại rằng viên đại tá chưa liên lạc gì với ông - và lặng lẽ từ bỏ khỏi âm mưu.

        Vài phút sau, hầu hết những người âm mưu đã tập trung trong văn phòng lớn của Olbricht hồi hộp chờ đợi Stauffenberg. Trong chốc lát, vị đại tá mạnh mẽ bước vào phòng, một cách tự tin và nhiệt tình. Stauffenberg kể về thứ ông đã thấy - một vụ nổ vĩ đại, lửa và khói. “Nhiều hơn thứ người ta có thể hình dung”, ông nói, “Hitler đã chết”. Họ nên hành động quyết liệt ngay, không nên lãng phí thêm một phút nào nữa! Thậm chí nếu Hitler còn sống, họ cũng phải cố hết sức để lật đổ chế độ. Beck đồng ý.

        Stauffenberg gọi điện cho anh họ của ông tại tổng hành dinh Tướng von Stulpnagel ở Paris. Ông kể về vụ nổ. “Con đường hành động đã được khai thông!” ông nói. Tin tốt lành khiến Stulpnagel xúc động. Ông ra lệnh hai sỹ quan tín hiệu ở Pháp cắt tất cả liên lạc điện thoại và điện tín giữa Pháp và Đức ngoại trừ những đường dây dành riêng cho Berlin.

        Trở về Bendlerstrasse, Stauffenberg đang cố gắng hết sức mang Tướng Fromm trở lại vụ âm mưu. Ông quả quyết rằng Hitler đã chết thật sự, nhưng Fromm lặp lại những gì Keitlel cất lời. “Thống chế Keitel chỉ nối dối như mọi khi”, Stauffenberg nói và bắt đầu nói dối. “Chính mất tôi thấy xác Hitler bị mang ra ngoài.”

        “Trong vấn đề này”, Olbricht cắt ngang, “chúng ta sẽ gửi tín hiệu mã hóa về tình trạng náo động nội bộ cho các chỉ huy quân đội”. Fromm bật khỏi ghế, đập bàn, và quát “Đậy là sự bất phục tùng cấp trên. Ông nói ‘chúng ta’ nghĩa là sao?” Và ông ra lệnh hủy bỏ Walkure.

        Stauffenberg lại nỗ lực thuyết phục Fromm rằng Hitler đã chết. “Không ai trong căn phòng đó có thể sống sót”, ông tranh luận nhưng Fromm không ấn tượng. “Bá tước von Stauffenberg”, ông nói, “nỗ lực đã thất bại. Ông nên tự sát ngay lập tức”. Stauffenberg từ chối và Olbricht cầu xin Fromm tấn công ngay. Nếu không Tổ quốc sẽ bị phá hủy mãi mãi. Fromm quay sang Olbricht. “Olbricht, ý ông có phải là ông cũng tham gia vào vụ đảo chính này không?” “Đúng, thưa ngài. Nhưng tôi chỉ đứng ở vòng ngoài.”

        Fromm nhìn trừng trừng Olbricht. “Vậy thì ta trân trọng bắt giữ cả ba người”. Olbricht không sợ hãi. Ông nhìn lại Fromm. “Ông không thể bắt giữ chúng tôi. Ông không nhận ra ai là người có quyền lực. Chính chúng tôi sẽ bắt giữ ông”. Fromm to lớn chỉ chịu khuất phục khi bị đe dọa bằng súng. Ông bị bắt và nhốt trong căn phòng bên cạnh. Lúc 5 giờ chiều, lính gác đóng ở tất cả các lối vào tòa nhà đồ sộ, cùng những điểm đánh bom trong hậu phương. Mọi người muốn đi vào phải có giấy thông hành màu cam do Stauffenberg ký; không ai được phép rời khỏi mà không có giấy thông hành hay mệnh lệnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #447 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2019, 09:10:23 pm »

        
6

        Mặc dù, cuối cùng Bendlerstrasse cũng bị nhóm âm mưu kiểm soát hoàn toàn, nhưng đồng sự của họ, Tướng von Hase, rất lo lắng về văn phòng của ông ở Unter den Linden. Một giờ trước, với tư cách là chỉ huy của quân đồn trú Berlin, ông ra lệnh tiểu đoàn lính canh phong tỏa các trụ sở chính phủ; không một tướng lĩnh hay bộ trưởng nào được đi qua rào chắn. Thiếu tá Otto Remer, chỉ huy tiểu đoàn, nguyên là Lãnh đạo nhóm Hitler và là người đầu tiên muốn bảo đảm rằng Hitler đã chết. Hase bảo đảm, và nói thêm rằng Hitler bị ss giết. Ai sẽ là người kế vị? Remer hỏi, ông cảm thấy có điều gì ám muội. Hase yêu cầu ông dừng những câu hỏi ngớ ngẩn đó và yêu cầu tiểu đoàn hành động.

        Cộng sự của Remer, Trung úy Hans Hagen cũng nghi ngờ và khi họ ở riêng với nhau, ông thuyết phục Remer rằng việc này giống như một vụ “Đảo chính” trong quân đội. Ông xin phép xác nhận với Goebbels, cấp trên trước chiến tranh của ông. Remer cho Hagen tùy ý sử dụng xe mô tô của mình và ra lệnh phải báo cáo lại ngay lập tức.

        Trụ sở của Goebbels giống như một trung tâm đang vô cùng hoảng loạn. Thị trưởng Berlin đang ở đó, cùng với một thành viên hội đồng, cả hai đều bối rối vì các tin đồn trái ngược nhàu. Speer cũng thế, ông vừa nhận thấy môt nhóm người của Remer nhịp bước về phía Cổng Brandenburg với súng máy; một số khác đứng canh giữ bên ngoài bộ. Goebbels toát mồ hôi, khi gọi điện chất vấn các viên chức đảng và chỉ huy quân đội khu vực. Quân đội từ Potsdam và quân đồn trú tỉnh, có vẻ đã sẵn sàng di chuyển về thành phố. Tình thế nguy cấp, nhưng Goebbels vẫn thấy một tia hy vọng vì quân nổi loạn chưa tuyên bố chiến thắng trên sóng phát thanh. Bây giờ ông đang bận tổ chức một chương trình phát thanh riêng, một công việc đòi hỏi sự khéo léo vì một sai sót nhỏ cũng dẫn đến hoảng loạn.

        Một lát sau, lúc 5 giờ 30 phút chiều, lại có điện thoại gọi cho Goebbels. Đó là Hitler, ông yêu cầu thông báo ngay lập tức để nhân dân biết rằng ông vẫn còn sống. Goebbels nhanh chóng gọi điện báo cho Rundfunkhaus (Đài phát thanh Đức) về nội dung bài phát thanh. Nó đã bị quân nổi dậy của trường bộ binh chiếm đóng nhưng sỹ quan chỉ huy của họ rất bối rối - hoặc lo sợ - vì giọng nói của Goebbels đến nỗi ông đồng ý không can thiệp vào việc truyền đạt thông cáo.

        Trong lúc đó, Hitler lại gọi cho Goebbels, lần này chỉ trích Goebbels gay gắt vì trì hoãn thông báo quá lâu. Goebbels cam đoan rằng không phải lỗi của ông; đó là do một ai khác ở Phòng Radio. Hitler tin ông - ít nhất Hitler cũng nói như thế - và gác máy.

        Tin đồn đầu tiên về cái chết của Hitler khiến các nữ điện thoại viên kích động và khóc. Câu chuyện lan truyền và gây ra kinh hoàng cho đến khi bài phát thanh đính chính lại mang đến những giọt nước mắt vui mừng. Thông điệp chúc mừng giảm dần ở Wolfsschanze. Thống chế Milch gửi một bức điện với nội dung “THẬT LÒNG VUI SƯỚNG KHI THƯỢNG ĐẾ NHÂN TỪ ĐÃ CHE CHỞ CHO NGÀI KHỎI NỖ LỰC ÁM SÁT NÀY VÀ BẢO VỆ NGÀI CHO NGƯỜI DÂN ĐỨC VÀ WEHRMACHT”. Hầu hết nhân dân Đức đều cảm thấy tương lai của đất nước phụ thuộc vào Furher.

        Ở Berlin, Thiếu tá Remer vừa hoàn thành việc phong tỏa khu vực chính phủ. Ông rầu rĩ vì chưa nghe tin Furher vẫn còn sống. Remer thực hiện nhiệm vụ một cách lo âu, và càng lo lắng hơn khi ông báo cáo lại với Hase chỉ đế nhận được câu trà lời mơ hồ cho mọi vấn đề. Thất vọng, Remer trong tâm trạng nổi loạn khi Hagen gọi ông bên ngoài với tin tức rằng Bộ trưởng Goebbels muốn gặp ông ngay lập tức.

        Goebbels đang kiểm tra thời gian. Ông đã thất bại trong nỏ lực gọi điện cho Remer và chỉ còn hai phút nữa là đến hạn chót - 7 giờ tối. Sau đó, Remer bước vào. Ông không nói với Goebbels việc ông được ra lệnh bắt giữ Goebbels và việc ông tin rằng Bộ trường vừa nói chuyện với Hitler. Ông chỉ tin Hitler còn sống, khi ông nghe chính miệng Hitler nói.

        “Nếu ông muốn, Thiếu tá”, Goebbels nói và gọi đến Rastenburg. Chưa đây một phút, ông nói với Hitler. “Đây là Thiếu tá Remer, chỉ huy tiểu đoàn lính gác”. Remer thận trọng nhấc máy. Đó có thể là băng ghi âm hoặc một người khác giả giọng Furher. “Ông có nghe máy không, Thiếu tá Remer?” “Bây giờ ông đang làm gì?” Giọng nói nghe hệt như Furher và Remer kể lại những gì ông đã làm cho đến lúc này. Nhưng Remer có vẻ nghi ngờ. “Ông có tin rằng ta còn sống không?” Câu trả lời là Jawohj (Dĩ nhiên) mặc dù Remer chưa tin hẳn.

        Hitler nói ông trao cho Remer toàn quyền nhằm bảo vệ an ninh của chính phủ. “Hãy làm những gì ông thấy cần thiết. Mọi sỹ quan, bất kể cấp bậc nào, bây giờ đều nằm dưới sự điều khiển của ông”. Ông ra lệnh Remer lập lại trật tự ngay lập tức. “Nếu cần thiết phải sử dụng vũ lực brachial (tàn bạo)”. Từ “brachial” hoàn toàn thuyết phục Remer rằng đây chính là Hitler, ông vội vàng tập trung. “Ông chỉ chịu trách nhiệm với ta,” Hitler lặp lại và thăng chức cho ông lên Đại tá.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #448 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2019, 09:11:45 pm »


        Remer biến trụ sở bộ thành trại chỉ huy đã chiến. Đầu tiên, ông gọi điện cho Tướng von Hase và nói rằng ông vừa nói chuyện với Furher, nguời vừa trao cho ông toàn quyền điều khiển. Ông ra lệnh Hase báo cáo ngay lập tức. Hase bực tức từ chối. “Từ khi nào vị một tướng phái đến gặp một thiếu tá quèn vậy.”

        “Tướng quân, nếu ông không đến, tôi sẽ bắt giữ ông,” Remer nói và gửi quân đội đến chiếm đóng văn phòng chính của Hase. Sau đó, ông thông báo với tất cả đơn vị quân sự ở Berlin rằng bây giờ họ đang nằm dưới sự chỉ huy của mình, và không ngạc nhiên khi các chỉ huy của họ, ở bất kỳ cấp bậc nào, chấp nhận quyền lực của ông mà không chống đối. Đại tá Remer tập họp tiểu đoàn của ông tại sân quân sự để nghe về Attendant (nỗ lực ám sát) do chính miệng Goebbels kể.

        Lúc này, Tướng von Hase vừa đến. Ông không còn giận dữ, thật sự còn, có vẻ phục tùng Remer. Ông ca tụng và gặng hỏi nhiều đến mức Remer phải lịch sự ngắt lời để trở về với nhiệm vụ khôi phục trật tự. Hase bắt đầu lập bập dưới sự chất vấn gay gãt của Goebbels. Liệu Bộ trưởng có để tâm chuyện ông ta gọi điện thoại cho vợ và ăn một chút gì không? “Đây chính là những nhà cách mạng của chúng ta đấy”, Goebbels nói sau khi vị tướng tham gia vào bữa ăn nhẹ cùng ông. “Tất cả những gì họ nghĩ là ăn, uống, và gọi điện cho vợ.”

        Tổng đài điện thoại ở Bendlerstrasse bị nghẽn do những cuộc gọi tìm hiểu thêm thông tin về thông báo. Người nhận tin của cảnh báo Walkure cũng muốn Fromm trực tiếp xác nhận về báo cáo trước đó rằng Hitler đã chết. Stauffenberg trả lời họ, ông quả quyết rằng Hitler đã chết và, nếu họ là những người âm mưu, ông bảo đảm rằng âm mưu đang được thực hiện. Ông nói với họ bản tin chỉ là trò bịp. Quân đội vẫn đang nắm quyền kiểm soát, mọi việc đều tốt đẹp.

        Cuối cùng, một lãnh đạo danh nghĩa của cuộc nổi loạn, Thống chế von Witzleben, xuất hiện trong bộ đồng phục chỉnh tề để nhận nhiệm vụ. Ông đã lẩn tránh suốt ngày, nhưng ngay trước 7 giờ 30 phút chiều, với tư cách người đứng đầu Werhmatch, ông gửi đi một chỉ thị mạnh mẽ:

        Lãnh tụ, Adolf Hitler, đã chết. Một bọn lãnh đạo đảng vô liêm si đang lợi dụng tình thế, nỗ lực vu khống lực lượng chiến đấu của chúng ta và chiếm quyền vì mục đích riêng.

        Trong giờ phút vô cùng nguy hiểm, để duy trì luật lệ và trật tự, chính phủ Quốc xã ban hành tình trạng quân sự khẩn cấp và đặt tôi vào quyền chỉ huy tối cao của Quân đội Đức...


        Thông điệp này giúp một thống chế khác lấy lại tinh thần. Kluge, vào lúc từ bỏ nhóm âm mưu Paris, kêu lên: “Giờ khắc lịch sử đã đến!” Ông đề xuất họ nên lập một đề nghị đình chiến với phương Tây ngay lập tức. chế độ mới của Đức sẽ đồng ý ngừng tấn công tên lửa vào London nếu ngược lại, Đồng minh ngừng đánh bom. Một điện tín từ Keitel phá vỡ sự hào hứng của Kluge: Furher vẫn còn sống và mệnh lệnh từ bọn phản bội Witzleben-Beck ở Bendlerstrasse là vô hiệu.

        Quyết tâm của Kluge bị dập tât. Ông hỏi tham mưu trưởng của mình để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra ở Văn phòng chính của Furher. Nhưng ông không thể gọi cho Warlimont, Jodl hay Keitel. Sự vẳng mặt của họ thật đáng ngờ đến mức hy vọng của Kluge lại trỗi dậy. Có lẽ Beck nói sự thật và Hitler đã chết. Ông gọi điện cho một người âm mưu khác ở Wolfsschanze. Nhưng người này chỉ có thể xác nhận tin tức xấu nhất: Furher vẫn còn sống! Kluge thất vọng gác máy.

        Ở Berlin, người vừa ký mệnh lệnh chiếm quyền cũng từ bỏ vụ âm mưu. Thống chế von Witzleben, bày tỏ sự căm phẫn về tình trạng rối loạn tại Bendlerstrasse, đi ra khỏi tòa nhà và lái xe đến tổng hành dinh quân đội ở Zossen. Ở đây ông nói với Wagner rằng tất cả đã thất bại và chuẩn bị về quê.

        Tại Wolfsschanze, Keitel vừa gửi thành công lệnh trao cho Himmler nắm quyền Quân đội dự phòng. Keitel nói thêm rằng, “chỉ tuân theo lệnh từ ông ấy hoặc ta”. Bức điện này được gửi đi lúc 8 giờ 20 phút tối. Mười phút sau, Chủ tịch Đảng Bormann gửi một thông điệp khẩn thông báo với tất cả các Khu bộ trưởng về “âm mưu ám sát Furher của một vài tướng lĩnh”. Ông ra lệnh mọi người chỉ tuân theo mệnh lệnh từ chính Furher.

        Chín giờ tối, mọi người được thông báo rằng Furher sẽ sớm nói chuyện trực tiếp với họ. Tuy nhiên, sẽ phải hoãn khá lâu, vì không có đủ tiện nghi tại Wolfsschanze để phát thanh trực tiếp. Phải mất vài giờ để mang về xe ghi âm gần nhất, đang ở Konigsberg, thủ phủ Đông Phổ.

        Tình cờ, đặc công yêu thích của Hitler, Otto Skorzeny, đang ở Berlin, nhưng khi nghe tin Furher vẫn còn sống, ông thấy không còn lý do nào để trì hoãn chuyến đi đến Viên để khảo sát trường đào tạo người nhái phá hoại. Khi ông đón tàu tại ga Anhalt, trời nhá nhem tối, một sỹ quan vội vã chạy đến nhà ga la lên rằng có một cuộc nổi dậy quân sự trong thành phố, Skorzeny được chỉ thị lập lại trật tự.

        Ông vội vã đến tổng hành dinh SD và được cho biết một vài chỉ huy quân đội phản bội đang chiếm quyền kiểm soát thủ đô. “Tình hình không rõ ràng và nguy hiểm”, Schellenberg nói. Mặt ông tái nhợt; một khẩu súng ổ quay đặt trên bàn, trước mặt ông. Schellenberg tỏ ra xúc động. “Tôi sẽ ở đây bảo vệ bản thân mình nếu chúng đến!” Skornezy khuyên Schellenberg hãy cất vũ khí đi trước khi Schellenberg hoảng hốt tự bán vào minh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #449 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2019, 09:16:44 pm »


        Từ một trường phá hoại khác nắm ở ngoại ô Berlin, Skorzeny cảnh báo một đại đội trước khi đích thân trinh sát thành phố. Mọi thứ đều im ắng trong khu vực chính phủ. Kiểm tra báo cáo về việc Waffen ss có tham gia vào âm mưu, ông vội vã thanh tra doanh trại của họ ở Lichterfeld. Tất cả đều không có gì bất thường. Skorzeny lái xe đến tổng hành dinh của Sư đoàn ss Leibstandarte đế lấy thêm thông tin nhưng chỉ biết được rất ít, ông tiếp tục kiểm tra các trụ sở chính gần Wannsee. Ông thấy Tướng Student ở trong sân vườn tại biệt thự đang nghiên cứu một chồng giấy. Vị tướng mặc một áo choàng dài; người vợ ngồi may vá bên cạnh. Thật khôi hài khi trong thấy một trong những chỉ huy quan trọng nhất của Đức lại an nhàn trong khung cảnh bình yên này khi cuộc nổi loạn diễn ra. Student từ chối xem trọng vấn đề này cho đến khi một cuộc điện thoại từ Goring xác nhận cảnh báo của Skorzeny: tất cả mệnh lệnh đều phải bỏ qua trừ những lệnh từ Wehrmacht. Trong khi Student bắt đầu sắp đặt những lệnh này, Skorzeny quay lại văn phòng Schellenberg. Ngay khi đến, ông nhận được điện thoại. “Ông có bao nhiêu người?” Jodl hỏi. Chi một đại đội. “Tốt. Hãy dẫn họ đến Bendlerstrasse hỗ trợ thiếu tá Remer và tiểu đoàn lính canh của ông ấy, Remer vừa được lệnh bao vây tòa nhà.”

        Cảm giác tuyệt vọng dâng cao tại Bendlerstrasse. Tiếu đoàn lính gác đang bảo vệ sở chì huy tối cao vừa rút quân, theo lệnh một chỉ huy của họ để tập hợp tại sân sau dinh thự chính thức của Goebbels. Chi còn lại ba mươi lăm binh sĩ tại cổng chính. Bên trong, Tướng Olbricht tập trung sỹ quan lúc 10 giờ 30 phút tối, lần thứ ba trong tối hôm đó, và nói bây giờ đến lượt họ bảo vệ tòa nhà vì lính gác đã đi khỏi.

        Không ai phản đối nhưng một nhóm quân đội trung thành bí mật quyết định đứng lên vì lời thề với Furher. Khoảng 10 giờ 50 phút, tám người này xông vào văn phòng Olbricht, với lựu đạn cột trên thắt lưng, trang bị súng máy và súng lục. Olbricht cố gắng xoa dịu họ, vừa lúc Stauffenberg đang tiến vào. Stauffenberg quay lại và chạy thoát khỏi một đợt bẳn từ phòng chờ. Ông đi lào đảo như vừa bị thương, rồi lao vào một phòng bên cạnh. Nhưng Stauffenberg nhanh chóng bị bắt cùng với Beck, Olbricht và những kẻ âm mưu khác. Họ đến gặp Fromm, người vừa được giải thoát. “À, thưa các ông,” vị tướng to lớn vừa khua súng, vừa nói, “Bây giờ tôi sẽ đối xử với các ông như các ông đã làm với tôi”. Fromm yêu cầu họ hạ vũ khí xuống.

        “Ông sẽ không yêu cầu tôi làm chuyện đó, tôi là sỹ quan chí huy của ông”, Beck nói. “Tôi sẽ tự chịu trách nhiệm trong tình thế bất hạnh này”. Ông với lấy một khẩu súng trong cặp hồ sơ.

        Fromm cảnh báo Beck hãy giữ súng chĩa vào người. Beck già cả bắt đầu  hồi tưởng. “Những lúc như thế này, tôi nhớ lại ngày xưa...” “Bây giờ chúng tôi không muốn nghe điều đó”, Fromm ngắt lời, “Tôi yêu cầu ông ngừng nói và hãy làm gì đi”. Beck râm bầm điều gì đó và nổ súng. Viên đạn sượt qua đầu; ông lảo đảo về phía sau, gục xuống ghế. Fromm quay sang những người âm mưu khác. “Bây giờ, các quý ông, nếu các ông định viết thư thì các ông có vài phút để làm điều đó”. Ông quay trở lại trong năm phút và thông báo với họ rằng tòa án quân sự “dưới danh nghĩa của Furher” vừa tuyên bố án từ với Olbricht, Stauffenberg, và hai phụ tá. Stauffenberg, ống tay áo trái đãm máu, đứng ngây người khi ông và ba cộng sự bị dẫn ra sân.

        Gương mặt Beck vấy máu. Ông yêu cầu và được trao một khẩu súng. Ông rời khỏi phòng chờ nhưng những người bên ngoài nghe thấy ông nói: “Nếu lần này vẫn không thành công, hãy giúp ta”. Sau đó một phát súng vang lên. Fromm nhìn thây vị chỉ huy cũ lại thất bại. Một trung sĩ lôi Beck bắt tỉnh ra khỏi phòng và bẳn vào cổ ông ta.

        Bên ngoài sân, những chiếc xe quân đội phát ra ánh sáng lờ mờ. Đã là nửa đêm. Bốn tội nhân xếp hàng trước một đống cát dùng trong trường hợp không kích. Olbricht bình tình. Khi có lệnh bân, Stauffenberg la lên, “Nước Đức thiêng liêng bắt tử!” rồi chết1.

        Fromm xuất hiện tại cửa ra vào của tòa nhà. Ông đi ra sân để kiểm tra công việc của đội xử bắn. Ông nói ngắn gọn, kết thúc bằng lời hô “Heil Hitler!” rồi vênh váo bước về phía cổng. Ông gọi xe và biến mất trong màn đêm. Tại phòng thông tin ở Bendlerstrasse, một điện tín đang được chuyển đến: “Nỗ lực đảo chính do các tướng lĩnh vô trách nhiệm thực hiện đã bị đập tan. Tất cả những kẻ cầm đầu bị đã bắn...”

        Khi Fromm vừa đi qua cổng, một chiếc ô tô thể thao trắng chạy đến. Người lái xe là Speer, cùng với Đại tá Remer. Fromm nói như thể ông là người vô tội. “Tôi vừa hành quyết một số tội phạm”. Và khi Remer nói rằng Fromm không nên làm thế, Fromm lớn tiếng quát tháo. “Ông định ra lệnh cho tôi hay sao?”

        “Không, nhưng ông phải tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình”. Remer đề nghị vị tướng báo cáo cho Goebbels ngay lập tức. Khi Fromm và Speer lái xe đi khỏi, Otto Skorzeny cùng với nhóm của ông vừa đến. Ông tự hỏi tại sao một tướng lĩnh quan trọng như thế lại đi khỏi trong giờ phút quan trọng này, sau đó hỏi Remer, “Chuyện gì đang xảy ra?” Remer cũng không biết, ông chỉ được lệnh bao vây tòa nhà.

        Skorzeny nói rằng ông sẽ đi vào trong và sau khi để đại đội của ông bên ngoài sân, ông đi lên cầu thang đến văn phòng tham mưu trưởng. Trong hành lang, ông đi qua một số sỹ quan, tất cả đều mang theo súng máy. Họ nhìn ông một cách thù địch. Sau khi cố gắng liên lạc với Văn phòng chính của Furher thất bại, ông nhận thấy nên tự hành động đế khôi phục hòa bình và trật tự “cho nơi rối loạn này”. Tiếp tục công việc là liều thuốc tốt nhất, sau khi tập hợp những sỹ quan quen biết, ông đề nghị họ nên tiếp tục công việc của họ; chiến trường vẫn đang rất cần quân tiếp viện và quân nhu.

------------------
        1. Hiện nay đường Bendlerstrasse được đặt tên là Stauffenbergstrasse.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM