Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:33:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 48884 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #420 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2019, 11:51:59 am »


        Kleist bị người kế vị Himmler, Ernst Kaltenbrunner, thẩm vấn. ông này rất ấn tượng về lời khai thắng thắn của Kleist. Nó nghe có vẻ thật, ông nói. Kaltenbrunner cũng tin Clauss không phải là người Do Thái, vì thế ông chỉ nhốt Kleist vào nhà giam. Thất bại tại Kursk mùa hè năm đó khiến Ribbentrop tin rằng không thể thay đổi thất bại của Đức, ông nên đối mặt với sự phân nộ của Furher. Ông triệu Kleist đến Wolfsschanze vào ngày 16 tháng Tư và nói, “Tôi gọi ông đến đây vì tôi muốn nghe lại câu chuyện vô lý về những gì đang diễn ra ở miền bắc. Ý tôi là cuộc gặp gỡ giữa ông và tên Do Thái ở Stockholm - trước khi nó bị lưu trữ và cất đi”. Trong vài giờ tiếp theo, hai người phân tích tỉ mỉ mọi tình tiết về những động cơ khả dĩ của điện Kremlin.

        Phớt lờ lệnh cấm bàn về đàm phán của Hitler, Ribbentrop thuật lại cho Hitler nghe về cuộc nói chuyện với Kleist. Furher không nổi giận nhưng khẳng định lại rằng không bao giờ có chuyện đàm phán với Moscow; chiến tranh phải tiếp tục không ngừng cho đến khi giành được chiến thắng. Trong lúc đó, ông cho phép Kleist giữ liên lạc với Clauss và nếu điện Kremlin có bất kỳ đề xuất nào, nó phải được chuyển ngay đến Berlin.

        Tại cuộc gặp của Kleist và Clauss vào đầu tháng Chín, người trung gian tỏ ra không hài lòng. Ông mệt mỏi vì phải nói chuyện chính trị với những người không biết họ muốn gì. Có vẻ liên lạc với Xô Viết đã bị kẹt tại Stockholm trong 9 ngày vô vọng. Thậm chí Berlin cũng không có một lời từ chối nào!

        Clauss trở lại với một tin xấu. Xô Viết, tự cao vì những chiến thắng liên tiếp trên mặt trận, sẽ không đàm phán trừ khi Đức thể hiện thành ý: chẳng hạn, sa thải Rosenberg và Ribbentrop. Kleist thành thật nói rằng Hitler không có ý định đàm phán. Clauss không hề ngạc nhiên. Ông thở dài. Người Đức không hiểu gì về đàm phán. Để làm được điều này người ta cần có kiên nhẫn và am hiếu về đối phương. Furher đều thất bại trên cả hai phương diện đó.

        Bốn ngày sau, Kleist bất ngờ thấy Clauss vô cùng hăm hở. Nguồn tin của ông ở Sứ quán Xô Viết thông báo rằng Moscow vừa quyết định một bước tiến lớn! Phó Ngoại trưởng Deganovoz, nguyên Đại sứ ở Berlin, sẽ đến trong khoảng 1 tuần nữa để nói chuyện trực tiếp với Kleist. Nhưng có điều kiện: Kleist phải trở về Stockholm trước khi Dekanozov đến; và người Đức phải thể hiện dấu hiệu đồng ý trước - bằng đơn từ chức của Ribbentrop và Rosenberg - để xác nhận Kleist có đủ thẩm quyền tham gia cuộc nói chuyện này. “Giờ ông nói gì đây?” Clauss hỏi, vẻ mặt hào hứng, sốt ruột. “Chúng ta cố gang trục vớt một con tàu chìm! Bây giờ những gì Hitler muốn là lên tàu và căng buồm ra khơi, ông ấy sẽ thoát khỏi tình thế lưỡng nan. Liệu ông ấy có làm không?”

        Ngày 20 tháng Chín, Kleist báo cáo tất cả cho Ribbentrop. Như dự đoán, viên Ngoại trưởng đau lòng và giận dữ, sau tất cả những việc ông đã làm để mang lại sự thấu hiểu cho Nga và Đức, việc từ chức của ông lại là điều kiện tiên quyết cho việc đàm phán! Sau đó, sỹ quan thông tin cắt ngang với một tuyên bố trên đài phát thanh Moscow: Dakanozov sẽ đến Sofia để làm Đại sứ. Đấy, Ribbentrop kêu lên, quan điểm của ông là đúng. Ngược lại, Kleist, người biểt nhiều hơn về chiến thuật của Xô Viết, nói đó là xác nhận từ điện Kremlin rằng Dekanozov sẽ tham gia và sẽ xuất hiện trên lập trường trung gian cho buổi nói chuyện. Ông đề nghị họ nên trả lời bằng một tuyên bố rằng Schulengurg vừa được chỉ định làm Đại sứ Đức tại Sofia. Ribbentrop lắc đầu mạnh mẽ. Furher sẽ không bao giờ cử Schulenburg đến Sofia! Kleist kiên nhẫn giải thích rằng Stalin cũng không định cử Dekanozov. “Cả hai tuyên bố đơn thuần là hành động ra dấu, chỉ các ‘thầy bói’ mới hiểu được, ngoài ra không còn ai khác trên thế giới này.”

        Ribbentrop hiểu ra, và với sự nhiệt tình mới hồi phục, ông đi ngay đến Wolfsschanze. Ông trở về lúc tối khuya, có vẻ buồn ngủ, cùng chỉ thị nghiêm cấm từ Hitler: Kleist sẽ nói riêng với Clauss rằng hiện tại ông không thế trở về Thụy Điển. “Hãy cố gắng giữ đầu mối”,

        Ribbentrop nói. "Furher rất muốn biết Nga sẽ đi bao xa”. Ngày hôm sau, Kleist lại được triệu vào nói chuyện, lần này hoàn toàn không vui vẻ. Furher quyết định tránh bất kỳ liên hệ trực tiếp nào với Xô Viết dù là nhỏ nhất. Kleist rời khỏi phòng trong tâm trạng chán nản. Họ đã đến rất gần thất bại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #421 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2019, 01:28:13 am »


        7

        Sự cự tuyệt đàm phán với Stalin của Hitler xuất hiện trong giai đoạn đáng ngờ. Trước đó 48 giờ, ngày 8 tháng Chín, ngay khi quân Đồng Minh chọc thủng phòng tuyến trên kênh đào nhỏ giữa Sicily và mũi đất của Italia, có thông báo rằng tân thế chế Italia dưới sự cầm quyền của Thống chế Badoglio đã ký thỏa thuận ngừng bắn với phương Tây. Hitler choáng váng mặc dù ông đã dự đoán trước Badoglio sẽ phản bội Đức. Nhưng ông không nghĩ rằng việc phản bội lại có thể xảy ra hèn hạ như thế.

        Ngoài việc bận tâm về số phận hơn 54 nghìn binh sĩ Đức ở Sardina và Corsica, Hitler còn lo ngại rằng quân Đồng Minh sẽ thừa cơ triển khai mặt trận thứ hai; vụ đánh bom vừa qua của Anh rất đáng ngờ. Ông cũng bị ám ảnh bởi tình hình nguy cấp khác ở chiến trường miền Đông: Wehrmatch, dưới áp lực của Xô Viết, buộc phải rút khỏi Dnieper.

        Lúc này, Goebbels tự hỏi khi nào họ sẽ đàm phán với Stalin. “Không phải lúc này”, Hitler nói. Thỏa thuận với Anh dễ dàng hơn. Trong tình cảnh này, họ nên dựa vào trực giác. Goebbels không đồng ý. Stalin dễ tiếp cận hơn, vì là một chính trị gia thực tế. Churchill là một tay mạo hiếm lãng mạn, rất khó để nói chuyện nhạy cảm với ông ta. “Sớm hay muộn”, Goebbels dự đoán, “chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề nhân nhượng cho một kẻ thù hoặc kẻ kia. Đức chưa bao giờ gặp may trong chiến tranh trên 2 mặt trận; chúng ta không thể kéo dài việc này lâu”. “Chúng ta đã đưa ra những yêu cầu tuyệt đối vào ngày 13 tháng Tám, năm 1932 nhưng đã thất bại vì chúng”. Điều đầu tiên cần làm là thừa nhận Italia đã bại trận, và ông giục Hitler thông báo với toàn quốc về vấn đề này ngay. Người dân có quyền biết sự thật, và nghe lời động viên và khích lệ từ Lãnh tụ.

        Hitler ngập ngừng đồng ý. Vào đêm 10 tháng Chín, từ boongke của mình tại Hang Sói, Hitler đọc một bài diễn văn 20 trang được ghi âm tại Berlin và phát thanh trên toàn quốc. “Niềm tin vào chiến thắng vô điều kiện của ta”, ông nói, “được hình thành không chỉ cho riêng ta mà còn cho số phận của nhân dân”. Không một thời điểm hoặc thế lực nào có thể hạ gục người dân Đức.

        Những người dùng trà cùng với Hitler sau bài diễn văn đã phấn chấn vì biểu hiện tinh thần lạc quan của Hitler. “Tôi phải thừa nhận”, một sỹ quan thông tin của Goebbels viết trong nhật ký, “trong một lúc, tôi đã hoàn toàn say mê. Sức mạnh bí ẩn nào đến từ người đàn ông nhỏ bé này, chỉ với một ánh nhìn và cái bắt tay, sẽ khiến một người mạnh mẽ và thực tế như tôi phải bối rối!” Thậm chí như thế, những lời động viên được ông phát thanh chỉ là âm thanh rỗng tuếch đối với những thường dân đang bị cuộc không kích tàn phá và những quân sĩ trên mặt trận miền Đông đang suy sụp vì lo sợ thất bại.

        Hitler cũng nhận ra chỉ những lời nói đó không thể cổ vũ tinh thần nhân dân nên đột ngột quyết định hành động quyết liệt. Ông sẽ giải cứu Mussolini đang bị giam tại một khách sạn gần đinh núi Gran Sasso, chóp núi cheo leo nhất của dãy Apennnies cách Rome 100 dặm. Một cuộc tấn công lên dốc núi hiểm trở, lởm chởm sẽ không chỉ phải trả giá bằng thương vong mà còn đù thời gian để cho bọn lính canh giết chết Mussolini. Nhảy dù vào một khu vực như thế là hành động khá liều lĩnh, vì thế ông quyết định dùng tàu lượn. Để triển khai hành động táo bạo này, Hitler chọn một người Áo. Chi huy ss Ottoe Skorzeny, một người Viên, thân hình to lớn, bệ vệ. Ông có những vết sẹo sâu trên mặt từ năm 14 tuổi là thành tích trong một cuộc đấu kiếm tay đôi thời học sinh và mang trong mình tinh thần của một lính đánh thuê thế kỳ xIv. Skorzeny không chỉ là một người hành động can đảm mà còn là một người khôn ngoan. Ông tin rằng hành động biệt kích phải được thực hiện bởi lực lượng nhỏ và hạn chế thương vong cả hai phía càng ít càng tốt. Lúc 1 giờ tối Chủ nhật, 12 tháng Chín, ông và 107 quân tàu lượn sau khi được chuyên chở bằng máy bay đến địa điểm giải cứu. Kế hoạch là họ hạ cánh trên một cánh đồng cỏ phẳng gần khách sạn giam giữ II Duce, đây là một vị trí trong sơ đồ.

        Mussolini đang ngồi tay chống cằm cạnh cửa sổ mở khi một chiếc tàu lượn bất ngờ xuất hiện từ từ và một chiếc dù bung ra trước khi nó đâm sầm và gây ra một tiếng động ầm ĩ cách đó 100 m. Bốn hoặc năm người mặc đồ kaki tụ lại và bắt đầu lắp ráp súng máy. Mussolini không biết họ là ai, chỉ biết họ không phải người Anh. Chuông báo động reng lên, lính gác Carabinieri và cảnh sát nhanh chóng chạy ra từ doanh trại, khi những chiếc dù lượn khác bắt đầu đáp xuống. Đó là dù của Skornezy. Nhìn lên, ông thấy II Duce đang nhìn ông chằm chằm. “Tránh xa cửa sổ!” ông la lên và chạy vào đại sảnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #422 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:34:08 am »


        Skorzeny và nhóm của ông đánh nhau với biệt đội lính canh, cố gắng ngăn cản chúng; sau đó ông lao lên cầu thang, phóng 3 bậc một, đến tầng tiếp theo và đá tung cửa. Mussolini đang đứng giữa phòng. “Duce”, ông nói, “Furher phái tôi đến. Ông đã được tự do!” Mussolini ôm chặt ông. “Ta biết người bạn Hitler không bao giờ bỏ rơi ta”, ông nói và rốt rít cảm ơn người giải cứu. Skorzeny kinh ngạc trước diện mạo của II Duce. Trông ông ốm yếu và lếch thếch trong bộ đồ thường dân chật chội.

        3 giờ sáng, họ ở trong một chiếc máy bay nhỏ hạ cánh an toàn trên cánh đồng dốc. Trong khi vui mừng vì được tự do, Mussolini đồng thời rất lo sợ. Là một phi công, ông biết cất cánh trên đường bay này nguy hiểm thế nào. Khi máy bay tăng tốc nó sẽ va mạnh vào đá và văng về phía rãnh nước. Chiếc Storch cuối cùng cũng cất cánh nhưng bánh trái của nó gần như bị kẹt trên mặt đất. Chiếc máy bay nhỏ nẩy bắn vào không trung, sau đó đâm thẳng vào rãnh nước. Skorzeny nhắm mắt và giữ nhịp thở, chờ đợi một vụ tai nạn không thể tránh khỏi. Nhưng bằng cách nào đó, người phi công đã điều khiển máy bay khỏi bổ nhào xuống, trong tiếng reo hò và vẫy tay của những người Đức và Italia trên cánh đồng, lái nó hạ cánh an toàn xuống thung lũng1.

        Không ai thốt nên lời. Skorzeny đặt tay lên vai để trấn an II Duce. Trong một giờ sau, họ hạ cánh xuống Rome, chuyển sang một chiếc mô tô Heinkel ba bánh và hướng về Viên. Họ đến nơi vào lúc khuya và được chở tới Khách sạn Imperial. Khi Skornezy mang một bộ pijama cho II Duce ông từ chối. “Ta không mặc đồ vào buổi tối,” ông nói, “và ta khuyên ông cũng nên làm thế, Đội trưởng Skornezy”. Ông mỉm cười ranh mãnh. “Đặc biệt khi ngủ với một người phụ nữ.”

        Lúc nửa đêm. điện thoại Skornezy vang lên. Đó là Hitler, trước khi nghe tin cuộc giải cứu thành công, Hitler đã như “một con sư tử bị giam cầm, đi qua đi lại, chờ đợi bất kỳ tiếng chuông điện thoại”. Giọng ông khàn đi vì xúc động. “Ông đã thực hiện một kỳ công quân sự sẽ trở thành một phần của lịch sử”, Hitler nói, “Ông đã mang ông bạn Mussolini về cho ta.”

        Sau khi dừng chân tại Munich, nơi Mussolini hội ngộ với gia đình, ông và Skornezy bay đến Đông Phổ sáng sớm ngày 14 tháng Chín. Furher đang đợi tại đường băng Wolfsschanze. Ông vui mừng ôm chặt người đồng minh và hai người đứng nắm tay nhau. Cuối cùng, Hitler quay sang Skornezy, người thận trọng chờ đợi trước khi xuống máy bay, và cám ơn rốt rít. Tinh thần của Đức sẽ được nâng lên không chỉ nhờ việc giải cứu Mussolini mà còn vì cách thức hành động của họ.

        Hitler trông đợi Mussolini tiến hành trả thù Badoglio và chế độ bằng thế lực. Nhưng tham vọng duy nhất của Mussolini là nghi hưu về Romagnia. ông biết sự nghiệp chính trị của mình đã kết thúc. Tương lai duy nhất của ông là làm con tốt của Hiter, Hitler phản ứng mỉa mai và oán giận. “Bao năm nay, ta đã giải thích với các tướng lĩnh rằng Chủ nghĩa Phát xít là đồng minh vững chắc nhất của nhân dân Đức. Ta chưa bao giờ che đậy sự nghi ngờ đối với chế độ quân chủ Italia; tuy nhiên, với sự khẳng định của ông, ta không làm gì trở ngại cho công việc mà ông đang tiến hành vì lợi ích của Nhà vua. Nhưng ta phải thú nhận với ông rằng người Đức chưa bao giờ hiểu được thái độ của ông về vấn đề này”. Sau những lời dọa dẫm là một hứa hẹn - thậm chí còn đáng ngại hơn -  sẽ đối xử tốt với Italia dù Badoglio phản bội nếu II Duce gánh vác vai trò của ông trong một nền cộng hòa mới. “Chúng ta sẽ thắng chiến tranh và khi đó Italia sẽ lấy lại quyền lực của mình. Điều kiện tiên quyết là Chủ nghĩa Phát xít sẽ được tái sinh và bọn phản bội phải bị phán xét”. Nếu không, Hitler buộc phải xem Italia như kẻ thù. Đất nước này sẽ bị Đức chiếm đóng và cai trị.

        Mussolini ủ rũ. Nếu không chấp nhận, nhân dân Italia sẽ phải chịu đau khổ. Từ bò kế hoạch nghỉ hưu, ông ban hành một thông cáo chính thức tuyên bố rằng hôm nay ông sẽ gánh vác việc chỉ huy tối cao Chù nghĩa Phát xít Italia. Theo sau đó là 4 mệnh lệnh phục hồi những quyền lực bị Badoglio bãi bỏ, tái thiết lực lượng quân đội Phát xít, chỉ thị đảng ủng hộ Wehrmatch và điều tra hạnh kiểm của những thành viên liên quan đến phi vụ ngày 25 tháng Bảy. Hitler không còn bất kỳ ảo tưởng nào về người đồng minh. “Ta thừa nhận rằng ta đã bị lừa”, ông nói với những người trong gia đình. “Mussolini hóa ra chỉ là một kẻ tầm thường.”

        Trong suốt thời gian vị khách ở lại, Hitler thố lộ rằng ông muốn chiếm Nga. Ông chỉ nói để gây ấn tượng với Mussolini, nhưng Mussolini lại xem đó là thật và nhanh chóng hỏi chỉ thị. “Ông biết không, Ribbentrop”, Hitler nói, “nếu ta chiếm Nga vào hôm nay, ngày mai ta sẽ kẹp chặt đất nước này - Ta không thể kềm chế.”

        Ribbentrop vẫn cảm thấy Hitler có thể dịu lại. Tối ngày 22 tháng Chín, ông gọi cho Kleist và hỏi liệu Kleist có thể bay đến Stockholm ngày hôm sau không. Kleist từ chối. Chuyến đi đó vô nghĩa, ông nói, nếu không có chỉ thị rõ ràng. Ribbentrop thừa nhận ông không có chỉ thị nào nhưng ra lệnh Kleist vẫn phải đi càng sớm càng tốt!

        Ngày hôm sau, đến lượt Goebbels khẩn xin Hitler hãy tìm "kiếm hòa bình với Anh hoặc Nga. Nhưng Hitler nói, đàm phán với Churchill là vô nghĩa vì ông ta “đây lòng căm thù và vô lý,” còn Stalin thì không thể chấp nhận yêu cầu của Đức ở miền Đông.

        Vì thế, một lần nữa, trong vấn đề này, Kleist bay đến Thụy Điển, mang trong mình cảm giác giữa bực bội và chán nản. Ở Stockholm, Clauss tuyệt vọng thông báo với Kleist rằng lời từ chối chấp nhận điều kiện đàm phán của Đức vừa rồi đã biến ông thành một người không được chấp nhận tại Sứ quán Xô Viết. Đức, ông nói, đã đánh mất hy vọng cuối cùng ở miền Đông, ông đã đúng. Mười ngày trước, Stalin đã từ chối đề nghị hòa bình của Nhật và nhanh chóng báo cáo đến Washington. Cuối tháng Mười một, Đồng Minh Lớn được thành lập.

---------------------
        1.  Nhóm của Skornezy trốn thoát trên xe cáp, 10 người bị thương do tai nạn tàu lượn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #423 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2019, 12:42:25 am »


 
Chương 27

“NHỮNG QUÁI VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT”
4.1943 - 4.1944


1

        Đối với hầu hết dân Đức, cách đối xử của Hitler với người Do Thái không phải là vấn đề quan trọng. Họ bàng quan trước việc nhiều người láng giềng Do Thái buộc phải đeo những ngôi sao David - rốt cuộc, họ có đáng bị như thế không? Và thậm chí sau khi những người láng giềng đó bắt đầu biến mất, người ta chỉ nghĩ họ bị trục xuất. Tránh để tâm đến những lời đồn cấm kỵ là một giải pháp thông minh khi sống trong đất nước nơi người dân sẽ bị xử tử nếu nghe đài phát thanh nước ngoài.

        Rất ít người biết về các trung tâm giết chóc. Tất cả trại đều ở Ba Lan , và mỗi trại được bao quanh bởi những cánh đồng hoang rộng hàng dặm, với lời cảnh báo bất cứ ai vượt qua sẽ bị bắn ngay lập tức. Để bảo mật, quy trình chuyển từ trục xuất" sang hành quyết không những được thực hiện nhanh chóng mà nó còn bọc trong một lớp ngôn từ đẩy ẩn ý; chiến dịch toàn diện được xem là “giải pháp đặc biệt”; các trại tập trung được mô tả là khu “Đông”; mỗi căn cứ gọi là trại lao động, trại tập trung, khu quá cảnh hoặc trại PW (trại Tù binh); phòng khí gas và lò hỏa thiêu gọi là “phòng tắm” và “nhà xác”.

        Các tin đồn về hành động tàn bạo được khỏa lấp bằng những lời nói dối. Khi một viên chức đặc biệt của Đảng Quốc xã, Hans Lammers, báo cáo với Himmler rằng rất nhiều người Do Thái đã bị hành quyết, viên Thống chế kịch liệt phủ nhận. Ông giải thích rằng cái gọi là Giải pháp Cuối cùng, do Furher ban hành thông qua Heydrich, đơn thuần là hành động kế thừa chiến dịch di tản dân Do Thái. Trong quá trình này, có vài người không may chết do bệnh tật hay bị máy bay kẻ thù tấn công – và một số người Do Thái, ông thừa nhận, đã bị giết trong các cuộc nổi loạn để răn đe. Himmler cam đoan với Lammers rằng phần lớn người Do Thái đã “an cư” trong những trại ở miền Đông, ông đưa ra những bức ảnh chụp cảnh họ đang làm việc để đóng góp cho chiến tranh như thợ đóng giày, thợ may, và những công việc tương tự. “Đây là mệnh lệnh của Furher,” Himmler nhấn mạnh. “Nếu ông tin tưởng thì phải hành động, sau đó hãy nói với Furher và tôi tên của những người lập báo cáo”. Lammers từ chối tiết lộ bất kỳ điều gì và biết được nhiều tin tức hơn từ chính Hitler. Hitler đưa ra những thông điệp tương tự. “Về sau, ta sẽ quyết định dân Do Thái bị dãn đến đâu”, ông nói, và bảo đảm - “nhưng trong lúc này, chúng sẽ được chăm sốc cẩn thận.”

        Trong khi một số người thân cận nhất với Hitler thật sự không biết điều gì đang diễn ra ở miền Đông, những người khác lại tự lừa dối bản thân, vờ rằng họ không biết gì về sự thật khủng khiếp đó. “Đừng để ai nói với bạn rằng anh ta không biết gì cả”, Hans Frank viết, gộp cả bản thân trong lời cáo buộc. “Mọi người đều cảm thây có điều gì đó vô cùng sai trái trong hệ thống, thậm chí nếu chúng tôi không biết chi tiết. Chúng tôi không muốn biết! Hệ thống quá thoải mái, chúng tôi có thể giúp đỡ gia đình hưởng thụ lối sống vương giả, và tin rằng mọi việc đều đang đúng đắn.”

        Đó là chính người vừa mới kể với thuộc cấp rằng họ đều là đồng phạm trong việc trừ khử dân Do Thái, thật không thú vị gì, “việc đó là cần thiết vì lợi ích của châu Âu”. Với tư cách là người đứng đầu Generalgourvernement ở Ba Lan, Frank biết rõ Hitler trực tiếp ra lệnh. Nhưng người dân Đức vẫn tin rằng Hitler không tham gia vào hành động tàn bạo này. “Giờ đây mọi người đều mong mỏi hy vọng Furher không biết gì về những việc này, Hitler không thể biết, nếu không ông đã phải có hành động nào đó”.

        Những người trong gia đình Hitler không thể tưởng tượng chính Chú Adi lại ra lệnh tiêu diệt người Do Thái. Thật không tin nổi. chẳng phải cả Schmundt và Engel đã thuyết phục thành công Furher cho phép một số lớn sỹ quan Wehrmatch gốc Do Thái được giữ chức vụ của họ sao? Kẻ thủ ác chỉ có thể là Bormann hoặc Himmler, hành động sau lưng Hitler. Nhưng hai người này chỉ là mật vụ trung thành của Hitler. Chi có riêng Hitler hoạch định Giải pháp Cuối cùng và chỉ có ông có thể ra lệnh thi hành. Không có Hitler, sẽ không có Giải pháp Cuối cùng, ông tin rằng mình sẽ thoát khỏi chuyện này nếu nó được xem là chuyện đã rồi. Sẽ có đe dọa trừng phạt nhưng trí nhớ của con người rất ngán. Liệu hôm nay ai còn nhớ về bản án gay gắt dành cho người Thổ Nhĩ Kỳ vì đã tàn sát 1 triệu người Armenia trong Thế chiến I?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #424 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2019, 08:33:03 pm »


        Trong một cuộc nói chuyện bí mật vào ngày 19 tháng Sáu, 1943, Furher chỉ thị Himmler tiến hành đày ải người Do Thái đến miền Đông “bất chấp mọi sự náo động có thể xảy ra trong vòng 3 hoặc 4 tháng sắp đến”. Nó phải được thực hiện “một cách cứng rắn”. Trong khi những từ này không thể thuyết phục những người trong gia đình tin rằng Hitler là một kẻ sát nhân hàng loạt, thì những từ ngữ ấy đối với Bormann lại thể hiện rõ điều đó. Sau khi tự hào thừa nhận rằng mình đang thanh lọc nước Đức khỏi chất độc Do Thái, ông nói “Đối với chúng ta, đó là một quy trình tẩy uế cần thiết, chúng ta phải theo đuổi đến cùng và nếu không có nó chúng ta sẽ ngạt thở và bị tiêu diệt”. Chẳng phải lúc nào ông cũng công bằng tuyệt đối khi đối xử với người Do Thái. “Vào đêm chiến tranh, ta đã đưa ra cảnh báo cuối cùng, nếu phát động một cuộc chiến nữa, chúng sẽ không được tha thứ, ta sẽ quét sạch bọn sâu bọ này ra khỏi châu Âu, một lần và vĩnh viên. Chúng đáp trả cảnh báo này bằng tuyên bố chiến tranh và xác nhận rằng trên thế giới, bất cứ nơi nào có dân Do Thái, nơi đó cũng sẽ có kẻ thù không đội trời chung với Đảng Quốc xã Đức. Đúng, chúng ta đang phẫu thuật khối u Do Thái; và thế giới tương lai sẽ mãi mãi biết ơn chúng ta.”

        Trong 380 nghìn người Do Thái bị nhốt trong khu Do Thái Warsaw, trừ 70 nghìn người, số còn lại đều bị đày đến những trung tâm hủy diệt trong một chiến dịch không vấp phải phản kháng. Tuy nhiên, trong lúc này, những người còn lại đã nhận ra trục xuất đồng nghĩa với cái chết. Với suy nghĩ này, các đảng chính trị Do Thái trong các khu Do Thái cuối cùng đã giải quyết mâu thuẫn, liên kết với nhau để dùng vũ lực chống lại những chuyến trung chuyển tiếp theo. Himmler bất ngờ khi họ làm thế, sau đó ông ra lệnh hủy diệt toàn bộ khu Do Thái Warsaw. Lúc 3 giờ sáng, ngày 9 tháng Tư, năm 1943, hơn 2 nghìn bộ binh Waffen ss - cùng với thiết giáp, súng phóng hỏa, và đội chất nổ - tấn công vào khu tập trung, họ trông đợi một cuộc chinh phục nhẹ nhàng, chỉ vấp phải sự bắn trả quyết liệt của 1,5 nghìn tay súng được trang bị vũ khí, do vận chuyển lén vào khu tập trung từ trước: vài súng máy hạng nhẹ, lựu đạn, khoảng 100 súng trường và súng cacbin, vài trăm súng lục, súng ổ quay, và lựu đạn làm từ chai thủy tinh. Himmler kỳ vọng cuộc chiến sẽ kéo dài ba ngày nhưng trước khi trời tối lực lượng của ông đã phải rút lui. Cuộc chiến đơn phương tiếp tục ngày qua ngày gây ra sự hoang mang cho tư lệnh ss. Tướng Jugen Stroop, người không hiểu tại sao “bọn rác rưởi, mọi rợ” này không từ bỏ một sứ mệnh vô vọng. Ông báo cáo rằng, mặc dù người của ông đã bắt giữ “một số lượng đáng kể bọn Do Thái hèn nhát bẩm sinh,” nhưng hành động ngày càng khó khăn. “Lần này đến lần khác, từng nhóm chiến đấu mới gồm 20 đến 30 tên Do Thái, cùng với một nhóm đàn bà, lại dấy lên một đợt kháng cự mới”. Bọn đàn bà, ông ghi chú, có một thói quen là thình lình ném ra những quả lựu đạn mà chúng giấu trong quần lót.

        Ngày thứ năm, Himmler ra lệnh quét sạch khu tập trung “một cách thảm khốc nhất, kiên quyết không nhân nhượng”. Stroop quyết định thực hiện điều này bằng việc đốt từng khối nhà trong toàn bộ khu Do Thái. Bọn Do Thái, ông báo cáo, cố thủ trong các tòa nhà bốc cháy đến phút cuối cùng trước khi nhảy xuống đường phố từ các lầu cao. “Dù gãy xương, bọn chúng vẫn cố lết qua đường đến những tòa nhà chưa bị đốt... Bất chấp nguy hiểm bị thiêu sống, bọn Do Thái và bọn cướp thà quay trở lại đám lửa hơn là bị chúng ta bắt.”

        Những người phòng thủ chiến đấu trong 2, 3 tuần với tinh thần anh hùng liều lĩnh. Cuối cùng, ngày 15 tháng Năm, việc bắn trả từ những ổ Do Thái kháng chiến cuối cùng trở nên rời rạc, ngày hôm sau, Tướng Stroop phá hủy hội đạo Do Thái Tlomacki, trong khu vực Aryan ở Warsaw, để ăn mừng cuộc chiến kết thúc. Đúng 4 tuần, quân đội Do Thái bé nhỏ đã cầm chân binh lính vũ trang tinh nhuệ đến khi người cuối cùng bị giết hoặc bị thương. Trong 56.065 người bị bao vây, 7 nghìn bị bắn chết tại chỗ; 22 nghìn bị đưa đến Treblinka và Lublin; những người còn lại bị đày đến trại lao động. Phía Đức có 16 người chết và 85 người bị thương. Điều quan trọng hơn cả là khái niệm về sự hèn nhát Do Thái của Hitler đã hoàn toàn sai lầm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #425 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2019, 12:25:30 am »


2

        Đầu tháng Sáu, Giáo hoàng Pius XII bí mật nói chuyện với Hồng y Đoàn về việc tiêu diệt người Do Thái. “Mọi điều chúng ta nói về vấn đề này, và tất cả lời phát biểu chính thức của chúng ta phải được cân nhắc cẩn thận. Chúng ta có thể khiến tình hình tồi tệ hơn”. Ông không nói thêm một lý do nữa khiến họ phải thận trọng tiến hành, vì ông nghĩ chủ nghĩa Bolshevik còn nguy hiểm hơn Quốc xã nhiều.

        Giáo hội, dưới sự dẫn dắt của Giáo Hoàng, đã cứu vớt cuộc sống của nhiều người Do Thái hơn bất kỳ nhà thờ, tổ chức tôn giáo và tổ chức cứu trợ nào cộng lại, và hiện đang chứa hàng nghìn người Do Thái trong các tu viện, nhà tu kín và bản thân thành phố Vatican. Người Anh và Mỹ, mặc dù tuyên bố hùng hồn, nhưng chỉ dành rất ít nơi ẩn náu cho người Do Thái bị khủng bố. Tuyên ngôn Moscow trong năm đó - được Roosevelt, Churchill và Stalin ký kết - liệt kê các nạn nhân của Hitler bao gồm người Ba Lan, người Italia, người Pháp, người Hà Lan, người Bí, người Na Uy, người Xô Viết và người Crete. Bằng thủ thuật đơn giản chuyển những người Do Thái ở Ba Lan thành người Ba Lan, và cứ thế, Giải pháp Cuối cùng bị lạc trong sự phân loại chung về chủ nghĩa khủng bố Quốc xã của Anh - Mỹ - Xô.

        Trong khi lực lượng Đồng Minh luôn do dự đối mặt với vấn đề tàn sát người Do Thái, những quốc gia khác đều hành động trung thực và dũng cảm: người Đan Mạch, bất chấp sự chiếm đóng của Đức, vận chuyển 6,5 nghìn người Do Thái đến Thụy Điển; người Phần Lan, đồng minh của Hitler, cứu giúp gần 4 nghìn người Do Thái; và người Nhật, một đồng minh khác, đã cung cấp chỗ ẩn náu tại Mãn Châu cho gần 2 nghìn người Do Thái châu Âu.

        Nhưng người cố gắng nhất để ngăn cản hành động tàn bạo ở miền Đông là một luật sư Đức 34 tuổi, người làm việc cho Hitler. Konrad Morgen, con của một nhà thầu đường sắt, thấm nhuần đạo đức luật pháp từ khi còn đi học, thậm chí khi là một trợ lý thẩm phán ss ông vẫn thẳng thắn phản đối hành động sai trái của những người thực thi pháp luật. Sự phán xét của ông, dựa vào những bằng chứng xác thực, khiến cấp trên tức điên đến mức Morgen bị đày ra sư đoàn ss tiền tuyến như một sự trừng phạt. Vì danh tiếng xuất sắc của ông, năm 1943 ông được chuyến đến Văn phòng Tội phạm Tài chính của SD để ông tránh xa vấn đề chính trị. Đầu mùa hè, ông được giao nhiệm vụ điều tra để làm sáng tỏ tình hình tham nhũng kéo dài tại trại tập trung Buchenwald. Người chỉ huy, Karl Koch, bị nghi ngờ cho phép dân thường thuê những người lao động trong trại tập trung, bòn rút nguồn cung thực phẩm, tóm lại, điều hành trại tập trung vì lợi ích cá nhân. Cuộc điều tra trước đó đã không thể kết tội Koch khi có một nhóm nhân chứng diễu hành ủng hộ sự vô tội của hắn.

        Morgen đến Weimar vào tháng Bảy, âm thầm bắt đầu việc điều tra. Ông bất ngờ phát hiện ra trại tập trung, nằm trên ngọn đồi phía trên Weimar, trong một quang cảnh tuyệt đẹp. Kho quân sự sạch sẽ và mới được sơn; đất trồng đây cỏ và hoa. Những tù nhân trông khỏe mạnh, rám nắng và được ăn uống đây đủ. Họ thích dịch vụ thư tín thường xuyên, thư viện lớn trong trại có những quyển sách ngoại văn. Có một vài buổi biểu diễn, phim, cuộc thi thể thao và thậm chí là một nhà chứa. Khi Morgen tìm hiểu sâu hơn, ông phát hiện việc tham nhũng tại Buchenwald bắt đầu với sự tràn vào của người Do Thái sau Đêm Thủy tinh. Thật không may, càng biết nhiều sự thật về Koch, ông càng khó tiếp cận bằng chứng. Ông phát hiện ra rằng những tù nhân biết về vụ tham nhũng đều đã chết. Từ những hồ sơ của họ, ông khám phá ra ngày tử vong cách đây 1 năm và trong mỗi trường hợp lại có một lý do khác nhau. Nghi ngờ họ bị giết, ông ra lệnh điều tra nhưng mật vụ đặc biệt của ông không thể tìm thấy một dấu vết nào và từ chối tiếp tục tìm kiếm.

        Một người bình thường sẽ từ bò việc điều tra, nhưng niềm tin chắc chắn  rằng tội ác đang diễn ra của Morgen lớn đến mức ông quyết định tự mình khám phá. Ông đến ngân hàng địa phương và giả vờ được Hitler phái đến để kiểm tra tài khoản của Koch. Sự kiên trì của ông đã có thành quả. Tại 1 ngân hàng, ông tìm ra bằng chứng không thể chối cãi rằng Koch đã biển thủ 100 nghìn mark. Bằng chứng giết người cuối cùng đã xuất hiện khi Morgen đào bới sâu hơn vào biên bản nhà tù và phát hiện ra những người làm chứng đã bị dẫn đến một xà lim bí mật và bị hành quyết.

        Trang bị một vali chất đầy ghi chép và lời khai, Morgen đến Berlin. Cấp trên của ông, Trưởng đội cảnh sát hình sự, tái nhựt khi trông thấy bằng chứng. Ông này thực tâm không muốn Morgen thực hiện nhiệm vụ quá nghiêm túc như thế và vội vã chuyển Morgen đến Kaltenbrunner. Người kế vị Heydrich cũng kinh ngạc không kém - hoặc ra vẻ thế - và nói: “Đó không phải là công việc của tôi. Hãy mang đến cho cấp trên của ông ở Munich”. Morgen ngoan ngoãn mang những bằng chứng đến tổng hành dinh của Thống chế, tại đây ông bị từ chối gặp mặt. Với sự giúp đỡ của một thành viên, Morgen tiến hành phác thảo một bức điện tín cẩn thận để tóm tắt về vụ việc này. Bằng cách nào đó, nó đã vượt qua được hàng rào hành chính quan liêu và khiến Himmler chú ý. Hầu hết mọi người đều ngạc nhiên khi Himmler trao cho Morgen toàn quyền tiến hành chống lại Koch, vợ ông ta và bất kỳ ai liên quan đến việc tham nhũng này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #426 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2019, 04:34:51 pm »


3

        “Sự tàn nhẫn vẫn có một trái tim nhân đạo.”
William Blake       

        Trong những quan chức cấp cao của Quốc xã không có nhân vật nào nhiều mâu thuẫn hơn Heinrich Himmler. Nhiều người ấn tượng vì vẻ duyên dáng và lịch thiệp của ông, vì tính khiêm tốn trong hội họp, vì sự biết điều của ông. Những nhà ngoại giao mô tả ông là một người chín chắn. Đối với Tướng Hossbach, ông là tinh thần ma quỷ của Furher, lạnh lùng, đây toan tính, “kẻ vô liêm si nhất trong Đệ tam Quốc xã”. Với Max Amann, ông là “một dạng Robespierre (Nhà lãnh đạo cách mạng Tư sản Pháp năm 1789) hoặc một gã thầy tu dòng Tên đáng bị hỏa thiêu. Điều khiến ông trở thành điềm gở với Carl Burckhardt, nguyên cao ủy Liên minh quốc gia của Danzig, chính là “khả năng tập trung vào những điều nhỏ nhặt, sự tận tâm vụn vặt và phương pháp luận vô nhân đạo của ông; ông ta có cảm xúc của một con rô bốt”. Với cô con gái nhỏ Gudrun, ông là một người cha tuyệt vời. “Những gì có thể nói về Papi (cha) của tôi”, cô nói, “những gì có thể viết về ông trong tương lai là: ông là cha tôi, một người cha tuyệt vời nhất mà tôi từng có, tôi đã yêu ông và vẫn sẽ như thế.”

        Hầu hết những thuộc cấp đều xem Himmler là một thủ trưởng niềm nở, ân cân với ý thức dân chủ sâu sắc. Ông chơi bài skat với thư ký, đá bóng cùng sỹ quan hậu cần và phụ tá.

        Mấu chốt của tính cách khó hiếu này không hình thành từ lúc trẻ. Ông xuất thân từ một gia đình trung lưu lương thiện vùng Bavaria và được đặt tên học sinh yêu quý nhất của cha mình, Hoàng từ Heinrich von Wittelbach. Himmler trẻ không chống đối Do Thái nhiều hơn hay ít hơn những người bạn Bavaria cùng lớp và theo nhận xét về người Do Thái của ông trong nhật ký, họ là những người tin tưởng mù quáng vào công bằng hơn là kẻ phân biệt chủng tộc. Ông có vẻ là một sản phẩm dễ dự đoán của nền giáo dục và đào tạo Bavaria - một viên chức trẻ đây triển vọng, tỉ mỉ và điều độ.

        Năm 1922, lúc 22 tuổi, Himmler là một thanh niên theo chủ nghĩa quốc gia gương mẫu với khuynh hướng chống Do Thái và tin vào viễn cảnh lãng mạn về cuộc sống quân đội. Năm đó, ông viết bài thơ trong nhật ký, hé lộ ước mơ hy sinh vì đại nghiệp của mình:

        Mặc dù chúng có thể làm bạn đau đớn,
        Hãy chiên đấu, phản kháng, kiên trì.
        Dầu bạn có thểhy sinh,
        Nhưng hãy giữ vững ngọn cờ bay cao.


        Không có gì lạ khi một thanh niên với thiên hướng như thế lại không bị hấp dẫn bởi học thuyết của Quốc xã và nhà lãnh đạo uy tín của nó; là một viên chức mẫu mực và trung thành bẩm sinh, Himmler là người hoàn hảo cho sự nghiệp của Quốc xã. Nước da ngăm, vóc người tầm thước phảng phất nét phương Đông, ông cuồng tín tin rằng người Đức lý tưởng phải là người Bắc Âu, và như người thầy của mình, ông thích làm việc với những thuộc cấp cao lớn, tóc vàng, mắt xanh1.

        Là người có quyền lực cao thứ hai trong Quốc xã, chỉ đứng sau Hitler, ông vẫn khiêm tốn và tận tâm. Được một giáo dân sinh ra và nuôi lớn, giờ đây ông lại tàn nhẫn tấn công Giáo hội và hết lòng tái thiết ss theo nguyên tắc của Chúa bằng cách siêng năng sao chép “tấm gương phục tùng và tinh thần rèn luyện của Ignatius Loyola.”

        Bị hàng triệu người khiếp sợ, nhưng ông lại run rẩy trước Hitler, người khiến ông cảm thấy như một cậu học sinh chưa làm bài tập về nhà. Giống như Furher của mình, Himmler cũng thờ ơ với vật chất, không giống như Góring và những người khác, ông không bao giờ dùng chức quyền để tư lợi. Ông sống cuộc đời giản dị, tiết kiệm, ăn thanh đạm, uống rượu vang và hạn chế mỗi ngày chỉ dùng 2 điếu xì gà. Ông có một căn hộ ở Tegernsee cho vợ và con gái, một căn nữa ở Konigsee cho thư ký riêng của ông, Hedwig Potthast, người sinh cho ông một con trai và một con gái. Là người có trách nhiệm, ông chu cấp đây đủ cho mỗi gia đình nhưng không giữ gì nhiều cho bản thân.

-----------------
        1. Himmler quyết định duy trì nòi giống người Đức da ngăm (như ông và Hitler) trong vòng 100 năm bằng cách kết hợp họ với những phụ nữ tóc vàng. Để đấy mạnh chính sách chúng tộc này, ông thiết lập Lebensborn (Nguồn sống), một tố chức sản khoa của ss, nhằm nhận nuôi những đứa trẻ thuần chủng cho những gia đình ss không có con, và trợ giúp những người mẹ đơn thân và con của họ. Hàng nghìn đứa trẻ trong các lãnh thổ bị chiếm đóng đã bị bắt cóc và nuôi dạy trong các doanh trại ss đặc biệt. “Tất cả những dòng máu tốt trên thế giới”, Himmler nói với các tướng lĩnh, “tất cá dòng máu Đức không đứng về phía Quốc xã, một ngày nào đó sẽ hủy diệt chúng ta. Tôi đã có dự định tìm và mang về dòng máu Đức trên khắp thế giới; cướp hoặc trộm ở bất cứ đâu có thế.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #427 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2019, 09:26:02 pm »

 
        Một vài học thuyết của ông lập dị đến mức thậm chí những thuộc hạ trung thành nhất cũng khó chấp nhận: nguồn gốc vũ trụ băng giá, hiện tượng từ tính, phép chữa vi lượng đồng cân, thuật thôi miên, thuyết líu sinh tự nhiên, giác quan thứ sáu, chữa bệnh tâm linh và phép phù thủy.

        Trong khi Hitler trao cho ông rất nhiều quyền lực, Furher lại không muốn liên quan cá nhân đến ông. “Ta cần những thuộc hạ như thế”, ông nói với Schaub, “nhưng ta không thích họ”. Hitler tiến xa hơn khi ra lệnh cho phụ tá riêng, Schulze, một đội trưởng ss, không được phép thông báo cho cấp trên danh nghĩa của ông các buổi thảo luận quân sự hàng ngày.

        Trong lúc đó, ông cho vị Thống chế chịu trách nhiệm về toàn bộ chiến dịch mà ông tâm đắc nhất, Giải pháp Cuối cùng. Từ đâu, Himmler đã vướng vào lời nguyền của Hitler, ông luôn là người của Hitler, là môn đệ và công cụ của Hitler. Ngoài ra, Himmler còn là hình mẫu của Đảng Quốc xã, vì ông là một đảng viên mẫn cán, chuyên nghiệp. Ông là cánh tay phải trung thành của Hitler, người trở thành một tên sát nhân hàng loạt bằng cách điều khiển hiệu quả một sát thủ chuyên nghiệp từ xa.

        Himmler vẫn giữ tính đa cảm. “Tôi thường săn được hươu nai”, ông tâm sự với bác sĩ riêng, “nhưng tôi phải nói với ông rằng tôi bị lương tâm cắn rứt mỗi lần nhìn vào ánh mắt đã chết của nó”, ông liều lĩnh thông đồng với Thống chế Milch cứu sống 14 nghìn nhân công lành nghề Do Thái tại Hà Lan. Ông cũng giải phóng người mẹ của một Đại tá Không quân Đức khỏi trại tập trung Ravenbruck, bà không đồng ý từ bỏ tín ngưỡng như một thành viên của hội Nhân chứng Jehovah1.45 Ông đã làm thế bất chấp Milch đe dọa sẽ không bao giờ nói chuyện với ông.

        Có một lần, ông trả tự do cho một kẻ đào ngũ; lần khác, tha thứ cho một viên chức đã viết bài phê bình gay gắt cách đối xử của ss đối với người Ba Lan. Nhưng tính trọng danh dự của ông ngăn cấm ông thương hại cho chính máu thịt của mình. Khi một người cháu trai, một sỹ quan ss, bị kết tội đồng tính, ông lập tức ký lệnh đày anh ta đến trại trừng phạt. Trong thời gian giam cầm, người thanh niên vẫn có hành vi tình dục đồng giới và người chú đã ra lệnh hành quyết. Rolf Wehser, thẩm phán ss, thinh cầu khoan hồng nhưng Himmler từ chối. “Tôi không muốn bất kỳ ai nói tôi dễ dãi hơn vì đó là cháu trai tôi”. Chính Hitler là người đã bãi bỏ lệnh tử hình này.

        Dưới sự giám sát của Himmler, công việc của các trung tâm giết chóc đạt đến đinh điểm hiệu quả vào mùa thu năm 1943. Tại Auschwitz, những người bị chọn diễu hành đến các phòng khí gas, không biết về số phận của họ. Tuy nhiên, tại Treblinka, hầu hết người Do Thái đều biết họ sẽ chết, họ khóc và cười vì bị sốc. Lính gác giận dữ quất roi vào họ; những đứa trẻ cản trở người phục vụ cạo đầu của mẹ chúng sẽ bị đập vào tường.

        Suy nghĩ chống lại lệnh giết người chưa bao giờ xuất hiện trong đầu của những kẻ hành hình. “Tôi chỉ có thể nói Jawohl (Tất nhiên)”, Hoss, chỉ huy của Auschwitz, thừa nhận sau này. “Tôi chưa bao giờ nghĩ là mình phải chịu trách nhiệm. Ông biết đấy, ở Đức, mọi người đều biết nếu một điều gì sai trái, thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm”. Những người hành hình cũng không bao giờ thắc mắc liệu những người Do Thái có đáng bị như thế không; “Ông không thấy sao, quân ss chúng tôi không bao giờ nghĩ về việc đó, suy nghĩ đó chưa từng xuất hiện... Chúng tôi được huấn luyện để tuân thủ mệnh lệnh, không cần suy xét, suy nghĩ kháng lệnh chưa bao giờ xuất hiện trong bất kỳ ai, và nếu tôi không làm, sẽ có người khác thực hiện việc đó”. Ngoài ra, những người tham gia vào việc hành quyết được huấn luyện rất nghiêm khắc “đến mức họ phải bắn cả anh em ruột nếu lệnh là thế. Mệnh lệnh là trên hết.”

        Những năm đầu, Himmler cấm bất kỳ ai trong tổ chức của ông hành động độc lập chống lại người Do Thái. “Các tư lệnh ss phải nghiêm khắc nhưng không được cứng nhắc”, ông chỉ thị một Thiếu tá ss. “Trong công việc, nếu các ông gặp phải những tình huống mà một tư lệnh vượt quá quyền hành hoặc tỏ ra không thể kiềm chế, hãy can thiệp ngay lập tức. Nếu động cơ là vị kỷ, tàn bạo hoặc tình dục, phải áp dụng việc trừng phạt vì tội giết người hoặc ngộ sát”. Không nghi ngờ tại sao ông trao quyền Morgen đem Chỉ huy trại Buchenwald ra xét xử.


-----------------
       1. Những người này là một trong số các nạn nhân bất khuất nhất của Hitler. Hầu hết những người bị giam cầm này đều từ chối đề nghị tự do nếu đồng ý từ bỏ đức tin.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2019, 08:43:12 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #428 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2019, 08:42:18 pm »

     
        Huấn luyện binh lính nghiêm khắc nhưng không cứng nhắc là một trách nhiệm khó khăn của Himmler, ông nỗ lực thực hiện bằng cách chuyển ss thành một nhóm hiệp sĩ với khẩu hiệu: “Trung thành là vinh dự”. Vì thế, ông thấm nhuần ss, không chỉ tư tưởng chủng tộc thượng đẳng mà còn với tính cách nghiêm khắc về sự trung thành, tình đồng đội, trách nhiệm, nghĩa vụ, niềm tin, sự cần cù, tính chân thành và tinh thần hào hiệp, ss, một bộ phận tinh anh trong đảng, cũng là bộ phận tinh anh trong Dân tộc Đức, vì thế, là bộ phận tình anh của cả thế giới. Himmler hy vọng tạo ra một Thế hệ Mới, “tốt hơn và quý giá hơn những gì thế giới từng biết”. “Dù đó là một bữa ăn tối hay một cuộc tuần hành, dù có quan khách hay không, tôi nhấn mạnh các anh phải chú ý đến từng chì tiết nhỏ nhất, vì tôi muổn ss là một hình mẫu đẳng cấp ở mọi nơi, thể hiện sự lịch thiệp và chu đáo nhất đến tất cả các bạn bè Đức khác”. Quân ss của ông phải là hình mẫu của sự ngăn nắp. “Tôi không muốn thấy bất kỳ một chiếc áo vest trắng nào có một vết bấn dù là nhỏ nhất”. Ngoài ra, họ còn phải uống như những quý ông, “hoặc sẽ được đưa một khẩu súng và yêu cầu tự kết liễu.”

        Họ phải trở thành quý ông, dù nhiệm vụ của họ có tàn bạo đến đâu. Luôn tâm niệm điều này, Himmler triệu các tướng lĩnh ss đến Posen vào ngày 4 tháng Mười một, năm 1943. Mục đích chính là mở rộng số người liên quan đến việc hành quyết người Do Thái. Những tin đồn dai dẳng về hành động khủng bố trong các trại tập trung, đang gây ra lo lắng và khiếp sợ trong nhóm trung thành nhất với Furher. Giờ đây sự thật đã bị rò rỉ, ông quyết định lôi kéo đảng và quân đội vào Giải pháp Cuối cùng. Bằng cách khiến họ trở thành những kè đồng mưu, ông buộc họ phải chiến đấu đến phút cuối. Chiến tranh gần như thất bại, nhưng việc này sẽ khiến ông có thêm thời gian để hoàn thành tham vọng chính. Nếu tình hình tồi tệ hơn nữa, ông sẽ bắt hàng triệu dân Do Thái cùng chết.

        Bài diễn văn với ss chỉ là bước đầu tiên trong chuỗi bài thuyết giảng của Himmler, nhắm đến những nhà lãnh đạo quần chúng và sỹ quan Wehrmatch. Ông phải thuyết phục ss rằng việc thi hành công việc khó chịu này không mâu thuẫn với nguyên tắc cao nhất của tổ chức. Ông muốn nói chuyện thẳng thắn với họ, về một vấn đề quan trọng. “Việc này phải được đề cập hoàn toàn cởi mở một lần giữa chúng ta, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ nói ra ngoài. Tôi muốn nói đến việc di tản dân Do Thái, việc tiêu diệt chủng tộc Do Thái. “Chủng tộc Do Thái phải bị hành quyết”, một đảng viên nói, “điều này rất rõ ràng, trừ khử bọn Do Thái nằm trong chương trình của chúng ta - và chúng ta đang làm việc đó, tiêu diệt chúng.”

        Chúng ta có quyền sống đạo đức, chúng ta có trách nhiệm với nhân dân, khi hủy diệt chủng tộc muốn tiêu diệt chúng ta. Nhưng chúng ta không có quyền làm giàu cho bản thân với một tấm áo da, một chiếc đồng hồ, một đồng mark, một điếu xì gà hoặc bất kỳ thứ gì. Bởi vì chúng ta phải tiêu diệt bọn vi khuẩn, chúng ta không muốn cuối cùng bị nhiễm vi khuẩn đó hoặc chết vì nó. chúng ta phải đốt chúng, dù dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng ta có thể nói chúng ta đã hoàn thành trách nhiệm khó khăn nhất vì tình yêu dân tộc. và tinh thần của chúng ta, linh hồn của chúng ta, phẩm chất của chúng ta sẽ không phải chịu tổn thương vì điều đó.”

        Hai ngày sau, Himmler nói chuyện với giọng điệu tương tự cho một nhóm Khu bộ trưởng và Thống chế. “Câu nói ‘Bọn Do Thái phải bị tiêu diệt’ chỉ với vài chữ, thưa các ông, có thể thốt ra rất dễ dàng. Nhưng công việc khó khăn và khắc nghiệt nhất chính là điều câu nói này yêu cầu những người thi hành nó”. Rõ rằng những thính giả của ông sắp phải nghe những điều mà họ cố bịt tai trong suốt nhiều tháng qua. “Tôi yêu cầu các ông chỉ lắng nghe và không bao giờ nói về những điều ta nói trong phạm vi này. Khi có câu hỏi, ‘Phụ nữ và trẻ em sẽ ra sao?’ Tôi quyết định sẽ thực hiện một giải pháp triệt để. Tôi không cho phép con cái chúng sống sót để rồi trả thù con cháu chúng ta. Quyết định khó khăn đã được đưa ra - bọn chúng phải biến mất hẳn trên mặt đất."

        Ông nói, đây là nhiệm vụ nặng nề nhất của ss. “Nó được tiến hành, - tôi nghĩ tôi có thể nói, - mà không cần binh sĩ và tướng lĩnh phải chịu một tổn thương dù nhỏ nhất về mặt tinh thần và tâm hồn”. Họ vẫn là những người hùng dù thực hiện sát nhân hàng loạt. Sự im lặng đè nặng khán phòng. “Ông nói”, Baldur von Schirach nhớ lại, “một cách lạnh lùng về việc tiêu diệt đàn ông, đàn bà, và trẻ em, nhưng một doanh nhân nói về bàn cân đối tài chính. Không một chút cảm xúc trong bài diễn văn”.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #429 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2019, 12:33:52 am »


        Sau khi trình bày những khó khăn của nhiệm vụ kinh hoàng này, Himmler kết thúc vấn đề. “Bây giờ các ông đã biết rõ mọi điều, các ông phải giữ kín. Có lẽ sau này, chúng ta sẽ xem xét điều gì sẽ được công bố với nhân dân Đức. Nhưng tốt hơn chúng ta phải gánh trách nhiệm này vì nhân dân và giữ bí mật đến khi xuống mồ”. Himmler sử dụng kế sách giống như Brutus, người buộc những cộng sự phải nhúng tay vào máu của Caesar. Giải pháp Cuối cùng không chỉ là gánh nặng của Hitler và Himmler mà còn là của họ, một gánh nặng phải mang trong âm thầm.

        Bormann kết thúc buổi họp bằng lời mời dùng bữa trưa tại phòng chờ. Trong lúc ăn, Schirach và những Khu bộ trưởng và Thống chế lặng lẽ tránh ánh mắt của những người khác. Hầu hết đều đoán được Himmler tiết lộ sự thật để biến họ thành đồng phạm và tối hôm đó họ uống rất nhiều đến mức nhiều người phải được giúp đỡ mới có thể lên tàu hỏa đi đến Wolfsschanze. Albert Speer kinh tởm về cảnh tưởng say sưa đến mức ngày hôm sau, ông xin Hitler diễn thuyết cho những lãnh đạo đảng về việc không uống rượu1.

        Người Do Thái không phải là nạn nhân duy nhất của Trật tự mới. Đặc biệt tại những vùng bị chiếm đóng ở Nga, hàng triệu người khác bị bắn, bị giết bằng khí gas, và bị đánh đến chết. Trong chuyến thăm Wolfsschanze vừa rồi, Peter Kleist đã lên tiếng phản đối chính sách này đến chính Furher trong một biên bản chi tiết. “Ông đã vẽ nên một bức tranh không mấy vui vẻ về thực trạng tại vùng bị chiếm đóng ở Nga”, Hitler nói sau khi đọc báo cáo. “Liệu có phải ý kiến nâng cấp mức sống bằng cách chấp nhận mọi tham vọng sẽ không giúp ích được gì mà chỉ là một hoang tưởng? Bọn theo chủ nghĩa dân tộc sẽ nghĩ chúng ta yếu đuối, tham vọng của chúng sẽ khiến chúng đòi hỏi nhiều hơn nữa”. Kleist can đảm đáp trả, giải thích rằng ông không có ý là họ sẽ chấp thuận các yêu cầu, mà chỉ là tạo ra những điều kiện để khiến nhân dân miền Đông chọn Đức, thay vì Liên bang Xô Viết. Khi ông tiếp tục, Hitler trầm ngâm lắng nghe, mắt nhìn xuống sàn. Điều này tạo cho Kleist một cơ hội hiếm có để quan sát khuôn mặt Hitler lúc thư giãn. “Tôi luôn ấn tượng về cách thể hiện cảm xúc đa dạng của ông. Có vẻ đó là tổng hợp của những cung bậc riêng lẻ không thể kết hợp thành một khối thống nhất.”

        Cuối cùng, Hitler ngắt lời. Ông không hề giận dữ nhưng hoàn toàn lạnh lùng, bình tĩnh và trầm ngâm như thể ông nói chuyện với chính mình. “Bây giờ ta không thể quay lại”, Hitler vừa nhìn vào khoảng không vừa nói. Ông hứa sẽ xem xét một biện pháp hào phóng hơn khi ông đã chiếm được lợi thế quân sự, nhưng Kleist cảm thấy đấy chỉ là sáo ngữ. Làm sao một tư tưởng như thế có thể thay đổi?

        Thình lình, Hitler nhìn lên Kleist. Trạng thái bình tĩnh, trầm tư biến mất. “Đó chỉ là ảo tưởng,” ông gắt gỏng quát. “Ông chỉ có quyền nghĩ đến thời điểm và tình thế của chúng ta vào lúc này, nhưng cũng chính điều đó khiến ông thất bại. Ta có nhiệm vụ phải nghĩ đến ngày mai, và ngày kia. Ta không thể quên đi tương lai chỉ vì vài khoảnh khác thành công ở hiện tại”. Trong 100 năm, Đức sẽ trở thành một quốc gia với 120 triệu dân. “Với dân số đó, ta cần không gian sống. Ta không thể ban cho bọn người miền Đông chủ quyền độc lập. Chính sách được lập ra không dựa trên ảo tưởng mà trên sự thật. Không gian sinh tồn là vấn đề quyết định đối với ta ở miền Đông!”

        Vì thế, chính sách đàn áp được tiếp tục, kèm theo việc bỏ đói tàn nhẫn tù binh Xô Viết trong chiến tranh. Chính Alfred Rosenberg đã xác nhận sự vô nhân đạo này trong một lá thư nóng gửi đến Keitel. Lá thư tố cáo rằng trong 3,6 triệu tù binh Xô Viết chỉ có vài trăm nghìn người còn khỏe. Đa số đã bị bỏ mặc chết đói hoặc bị bắn chết ngay lập tức.

        Những tù binh còn lại, cùng với tù nhân không phải Do Thái trong trại tập trung, đang chết dần bởi các thử nghiệm y học: một số chết sau khi phải nằm trần truồng trong tuyết hoặc trong nước đá; hoặc trong những bài kiểm tra độ cao; số khác như chuột lang dùng để thí nghiệm gas và đạn có tẩm độc. Phụ nữ Ba Lan tại trại Ravensbruck bị gas gây ra những vết thương hoại tử; còn dân hippi ở Dachau và Buchenwald được dùng để thỏa mãn sự tò mò của một nhóm bác sĩ muốn biết con người có thế sống bao lâu với nước muối.

----------------
        1. Speer nói rằng ông không hề biết về Giải pháp Cuối cùng. Nhưng một vài học già buộc tội ông tham gia vào bài diễn văn của Himmler vì trong lúc đọc, Thống chế đặc biệt hướng đến ông.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM