Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:01:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 48875 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #390 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 10:25:32 am »

 
        Cùng ngày, Bryansk thất thủ khi Guderian hoàn tất bao vây toàn bộ ba tập đoàn quân xô Viết. Vào bữa khuya, Hitler vô cùng vui mừng và không nói chuyện chính trị. Thay vào đó ông kể chuyện cười. Chiến thắng tiếp diễn và trong vòng hai ngày báo cáo từ chiến trường cho biết Hồng quân “có thể xem như đã bại trận”, với cuộc chinh phục Moscow trong tầm tay, Hitler ra lệnh không một binh lính Đức nào được tiến vào thủ đô nước Nga. “Thành phố”, ông nói, “sẽ bị phá hủy và biến mất hoàn toàn khỏi mặt đất.”

        Ngày 9 tháng Mười, Hitler nói với Otto Dietrich rằng bây giờ có thể thông tin cho quần chúng về chiến dịch mới nhất. Nửa giờ sau, khi ông bước chân vào boongke một cách đẳc thắng, ông đọc từng chữ tuyên bố thẳng trận mà Dietrich sẽ giao cho báo chí.

        Sáng hôm đó, báo chí Đức nói về một chiến thắng vĩ đại: 2 tập đoàn quân Xô Viết bị bao vây. Quần chúng phản ứng sôi nổi. Những gương mặt uể oải và u sầu ngày nào đã trở nên rạng rỡ. Có tin đồn trong khắp Berlin rằng Moscow đã thua trận.

        Đặc biệt trong ngày hôm đó, Thống chế von Reichenau ra lệnh Quân đoàn 6 phải nghiêm khắc hơn trong việc xử lý quân du kích. Đây không phải là một cuộc chiến bình thường, ông nói, nhưng là một cuộc đấu tranh giữa văn hóa Đức và hệ thống Do Thái - Bolshevik. Các tư lệnh cấp cao khác cũng ban hành mệnh lệnh tương tự.

        Tuyên bố Xô Viết bại trận và chiến thắng hoàn toàn của Hitler không đơn thuần là chiến thuật tuyên truyền để tăng nhuệ khí tại quê nhà. Bản thân Hitler tin vào những điều ông nói. Ngày 14, Josef Goebbels bằt đầu chỉ dẫn các thuộc cấp: “Về mặt quân sự, cuộc chiến này đã được định đoạt. Nhân dân Đức phải thích ứng với việc tiếp tục chiến đấu ở phía Đông trong 10 năm nữa”. Do đó, nhiệm vụ của báo chí Đức là phải tăng cường “sức bền” của nhân dân Đức, khi hoàn thành công việc này “những thứ khác sẽ tự đến, để trong vòng một khoảng thời gian rất ngắn, sẽ không ai nhận ra rằng hòa bình bị tước đoạt”.

        Ngày 15 tháng Mười Ngoại giao đoàn Xô Viết đã bay khỏi Moscow đến Kuibyshev, 600 dặm về hướng đông. Hoảng loạn bao trùm cả thành phố, tại điện Kremlin, Stalin mất tinh thần. Báo cáo về hai xe tăng Đức đã tiến vào vùng ngoại ô khiến người dân ở trạm tàu hòa tháo chạy tán loạn.

        Có tin đồn rằng tượng Lênin đã được di dời ra khỏi Quảng trường Đỏ để bảo vệ, tin khác lại nói rằng Stalin đã ra đi. Một nhóm thiểu số kiên cường đang xây dựng những hàng rào và thà hy sinh hơn là để một lính Quốc xã nào vượt qua, nhưng đa số người dân Moscow đều nản chí”.

        Ở Berlin, trong các phòng của Wilhelmstrasse có tin rằng Stalin vừa đề nghị hòa bình thông qua Vua Boris của Bungari. Hitler đã từ chối lời đề nghị “bởi vì rõ ràng ông tin rằng ông có thể tiếp tục cuộc chiến và giành được thắng lợi vẻ vang”; Đa phần các tư lệnh của Hitler chia sẻ sự tự tin này. Chẳng hạn, Jodl không nghi ngờ việc quân Xô Viết đã cạn kiệt lương thực dự trữ. Trong bữa ăn khuya ngày 17, Hitler chủ yếu nói về tương lai rực rỡ. Đến mức ông tin rằng Không gian sống đã trở thành sự thật.

        Hai ngày sau, Stalin xuất hiện tại điện Kremlin, hỏi chủ tịch Xô Viết tối cao Moscow, “Chúng ta có nên bảo vệ Moscow không?” Những vi phạm luật và mệnh lệnh phải được xử lý ngay lập tức; tất cả gián điệp, những tên gây chia rẽ, mật vụ ly gián đều bị bẳn không cần xét xử. Với những chỉ thị cứng lần từ cấp lãnh đạo, nhuệ khí trên khắp thành phố bắt đầu tăng lên.

        Trước Moscow, quân Xô Viết phòng thủ kiên cường và quân Đức, vốn đã tiến vào bán kính 40 dặm cách thủ đô, bị chậm lại. Sau đó, thời tiết đột ngột thay đổi. Những cơn mưa mùa thu bắt đầu, trong khi thiếp giáp Mark rv mạnh mẽ của Đức sa lầy vào các con đường dây bùn, xe tăng T-34 linh động của Xô Viết vẫn di chuyển thoải mái. Chiến thắng của Hitler trong hai năm qua đạt được nhờ vào tính lưu động siêu hạng và hỏa lực của các cuộc tấn công cự ly gần bằng thiết giáp với sự hỗ trợ của chiến thuật không quân. Nhưng những bãi bùn bên dưới đã giam chân quân đoàn xe tăng và tầm nhìn hạn chế phía trên bao vây Không quân Đức. Hitler đặt toàn bộ hy vọng vào hỏa lực thân tốc và chiến tranh chớp nhoáng.

        Nếu nói chiến dịch Typhoon bị bùn, những trận mưa lạnh giá và Hồng quân ngăn chặn, thì điều đó cũng chỉ đúng một phần. Lý do chính dẫn đến thất bại được hầu hết các tư lệnh nhận định, là do Hitler từ chối triển khai chiến tranh sớm hơn một tháng. Nếu ông nghe theo lời đề nghị, Moscow đã trở thành đống đổ nát đồng thời chính quyền và lực lượng Xô Viết đã bị đánh bại. Nhưng đội trưởng von Puttkamer, người duy nhất, cho rằng lỗi là do Brauchitsch và Halder đã phá hoại kế hoạch của Furher trong khi Hitler đang bệnh.
       
        Cuối tháng Mười, mưa đá chuyển thành tuyết, bùn đóng băng. Tình hình của quân đội không thể chấp nhận được. Cuối tháng, tình hình tuyệt vọng đến mức kiến trúc sư Giesler được ra lệnh ngưng công việc tái xây dựng lại các thành phố Đức. Tất cả công nhân, kỹ sư, nguyên vật liệu xây dựng và máy móc lập tức được chuyển đến miền Đông để xây dựng đường cao tốc, sửa chữa đường ray, và xây dựng nhà ga tàu hỏa.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Hai, 2019, 10:36:37 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #391 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 10:27:00 am »


        Trong các bữa ăn, Hitler vẫn tự tin như thường lệ. Ở Moscow, Stalin đang đọc một bài diễn văn tại cuộc mit-tinh Đêm - Cách mạng hàng năm, một sự pha trộn giữa tâm trạng chán nản và lòng tự tin. Đầu tiên, Stalin thừa nhận rằng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị chiến tranh làm đình trệ và thương vong ở mặt trận lên đến gần 1,7 triệu người. Nhưng việc Quốc xã tuyên bố chế độ Xô Viết đã sụp đổ là không có căn cứ. “Thay vào đó”, ông nói, “hậu phương Xô Viết đang vững chắc hơn bao giờ hết. Nếu những quốc gia khác bị mất nhiều lãnh thổ như chúng ta, có lẽ họ đã sụp đổ”. Nga đang đối mặt với một nhiệm vụ cao cả vì Đức chiến đấu cùng nhiều đồng minh - Phần Lan, Rumani, Italia và Hungary - trong khi đó không một lính Anh, Mỹ nào tham gia giúp đỡ Xô Viết.

        Ông xúc động kêu gọi tinh thần ái quốc Nga dưới danh nghĩa những vị anh hùng xưa. “Quân xâm lược Đức muốn một cuộc chiến tiêu diệt nhân dân Liên bang Xô Viết. Tốt thôi! Nếu chúng muốn một cuộc chiến hủy diệt, chúng sẽ có nó.”

        Stalin trở lại chỉ huy và sáng hôm sau, ngày 7 tháng Mười một, ông nói chuyện với quân đội tại Quảng trường Đỏ, sử dụng những cái tên trong quá khứ kêu gọi đoàn kết. “Chúng ta phải noi gương những anh hùng vĩ đại của tổ tiên chúng ta!”

        Chiều hôm sau, Hitler đọc diễn văn tại Lowenbraukeller, cùng với lời cảnh báo Tổng thống Roosevelt rằng nếu tàu Mỹ bắn vào tàu Đức thì “sẽ phải gánh chịu toàn bộ rủi ro”. Những lời đe dọa của Hitler không làm Stalin chùn bước. Thật ra, ông tuyệt vọng vì bế tắc trên chiến trường miền Đông và ngày hôm sau khiến các nhân viên của ông nhớ về những gì đã xảy ra cho quân đội của Napoleon tại Nga. “Nếu cả hai phe đều không thể tiêu diệt đối thủ,” ông tiên đoán, “thì sẽ có thỏa thuận hòa bình.”

        Nhưng Thống chế von Bock phản đối sự bi quan này. Ông nhấn mạnh cuộc tấn công của họ có thể tiếp tục, Brauchitsch và Halder cũng thế. Ngày 12 tháng Mười một, Halder lạc quan tuyên bố rằng trong suy nghĩ của ông, Nga đang đứng trên bờ diệt vong. Hitler rất ấn tượng và ba ngày sau ra lệnh tái chiếm Moscow.

        Ban đầu thời tiết tốt, nhưng băng, bùn lầy và tuyết bắt đầu chỉ phối chiến trường. Khi Đại sứ Oshima xuất hiện tại Hang Sói trong chuyến thăm Hitler định kỳ, Hitler giải thích mùa đông đến sớm hơn dự báo của ông. Sau đó, ông thận trọng thừa nhận rằng có lẽ họ khó lòng chiếm được Moscow trong năm nay.

        Ngày 21 tháng Mười một, Gudérian gọi Halder nói rằng quân đội của ông đã quá sức chịu đựng. Ông sẽ đến gặp Bock và yêu cầu thay đổi mệnh lệnh vừa ban hành vì ông “không thể thấy khả năng thực hiện chúng”. Nhưng vị thống chế, dưới áp lực của Furher, không lắng nghe lời thỉnh cầu của Guderian và ra lệnh tiếp tục tấn công Moscow. Sau những bước tiến nhỏ, một lần nữa cuộc tấn công chùn bước. Nhận được chỉ thị cá nhân từ bộ tư lệnh cấp cao, Bock ra lệnh mở một cuộc đột kích vào ngày 24 tháng Một mặc cho giông bão đang kéo đến. Tuyết, băng và sự kháng cự mạnh mẽ của quân Xô Viết đã chặn đứng cuộc tấn công.

        Năm ngày sau, cuộc khủng hoảng ở miền nam khiến sự thất vọng ở trung tâm thêm trầm trọng. Hitler đánh điện cho Rundstedt buộc ông phải giữ nguyên vị trí. Vị thống chế liền hồi đáp:

        Cố thủ là điên rồ. Thứ nhất, quân đội không thể làm thế. Thứ hai nếu không rút lui, họ sẽ bị tiêu diệt. Tôi lặp lại rằng ngài nên hủy bò mệnh lệnh này hoặc tìm người khác thay thế.

        Thông điệp này do một thuộc cấp soạn thảo, trừ câu cuối, Rundstedt đích thân viết tay thêm vào. Hitler nổi giận, hồi đáp ngay trong đêm.

        Ta đồng ý yêu cầu của ông. Vui lòng từ chức.

        Ông thay thế Rundstedt bằng Thống chế von Reichenau. Hitler nói rằng, trong tương lai ông sẽ không tha thứ cho bất kỳ đơn xin từ chức nào. “Chẳng hạn, chính ta, ta không thể đến nói với Chúa Toàn năng ‘Con không thể tiếp tục, vì con không muốn nhận trách nhiệm.’”

        Tuyên bố thất thủ ở Rostov phủ không khí ảm đạm lên Bộ tuyên truyền và Văn phòng ngoại giao ở Berlin. Nhưng thất bại này nhanh chóng bị lu mờ trước thảm họa sắp xảy ra tại chiến trường chính. Cuộc tấn công toàn lực vào Moscow đang sụp đổ. Mặc dù vào đầu tháng Mười hai một nhóm lính do thám đã đến ven thành phố Moscow và trông thấy những chóp nhọn của điện Kremlin, nhưng họ bị một số xe tăng Hồng quân và lực lượng tự vệ của công nhân đánh tan. Thống chế von Bock, thừa nhận với Brauchitsch qua điện thoại rằng toàn bộ cuộc tấn công không thể tiếp tục, còn quân đội thì kiệt sức. Ngày 3 tháng Mười hai, Bock gọi Halder, đề nghị chuyển sang phòng thủ, Bộ trưởng Bộ Tham mưu cố cổ vũ ông “cách phòng thủ tốt nhất là kiên trì tấn công”. Một lời động viên đúng kiểu của những kẻ sống xa chiến trường.

        Ngay hôm sau, Guderian báo cáo rằng nhiệt độ đã xuống âm 30. Cân phải dùng lửa sưởi ấm động cơ xe tăng để chúng hoạt động và ống nhòm hoàn toàn bị vô hiệu vì giá rét. Tôi tệ hơn, vân chưa có áo choàng mùa đông và tất len dài, quân đội rất khổ sở. Vào ngày 5 tháng Mười hai, nhiệt độ tiếp tục xuống thêm năm độ. Guderian không chỉ chấm dứt tấn công mà còn. rút đội quân xa nhất về khu vực phòng thủ.

        Trong đêm đó, tân Tư lệnh xô Viết ở mặt trận trung tâm, Tướng Georgi Zhukov, triển khai một cuộc phản công khổng lồ - 100 sư đoàn - trên chiến trường 200 dặm. Cuộc tấn công không-bộ phối hợp này khiến quân Đức bất ngờ, Hitler không chỉ mất Moscow mà còn sắp lặp lại số phận của Napoleon vào mùa đông Nga. Vị Tư lệnh Tối cao Đức sững sờ, tuyệt vọng. Tổng Tư lệnh quân đội von Brauchitsch ngã bệnh, chán nản, muốn từ chức.

        Chính Hitler cũng bối rối. Trong Thế chiến I, bộ binh Đức chiến đấu èo uột; nhưng bây giờ họ đã là mãnh hổ. Tại sao? Ngày 6 tháng Mười hai, ông thất vọng thừa nhận với Jodl rằng “chiến thằng sẽ không thể đạt được”.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Hai, 2019, 10:34:25 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #392 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2019, 11:29:57 pm »


5

        Trong 2 năm qua, Hitler luôn kiên trì né tránh đối đầu với Mỹ. Ông tin rẳng Mỹ nằm trong nanh vuốt của “bọn Do Thái”, ông luôn cố kiềm chế để tránh Roosevelt tăng cường chỉ viện cho Anh. Mặc dù xem thường binh lính Mỹ, ông vẫn nhận ra sức mạnh công nghiệp của họ và quyết định giữ họ ở thế trung lập - đến khi ông sẵn sàng xử lý họ một cách thích đáng.

        Mặc dù viện, trợ trang thiết bị đến Anh đang tăng dân, Hitler vẫn thiết tha né tránh đối đâu, ông cấm tấn công hải quân hoặc tàu chở hàng Mỹ. Ông ra lệnh: “Vũ khí chỉ được sử dụng khi tàu Mỹ bắn trước”. Nhưng phản ứng nhanh của Roosevelt với chiến dịch Babarossa đe dọa kết thúc lòng kiên nhẫn của Hitler. Một ngày sau cuộc tấn công, Tổng thống ủy quyền cho Quyền Ngoại trưởng Mỹ Summer Welles đưa ra một thông báo rằng phải chặn đứng Hitler thậm chí khi điều này có nghĩa là trợ giúp cho một quốc gia chuyên chế khác. Mặc dù Roosevelt còn mơ hồ về cách thức thực hiện, ông nhanh chóng làm rõ, trước tiên giải ngân khoảng 40 triệu đô-la đóng băng trong tài khoản Xô Viết, sau đó tuyên bố những điều khoản của Luật Trung lập không áp dụng cho Liên bang Xô Viết, để tàu Mỹ có thể cập cảng Vladivostok.

        Hai tuần sau, ngày 7 tháng Bảy, sự can thiệp của Roosevelt vào chiến tranh châu Âu được tái củng cố; quân đội Mỹ vừa đến Iceland thay thế quân đội Anh, sau đó chiếm đóng hòn đào chiến lược này. Một nỗ lực nữa của Roosevelt nhàm kích động Hitler tấn công tàu Mỹ để Mỹ có thể tuyên bố chiến tranh với Đức.

        Bị những báo cáo này quấy rầy, giữa tháng Bảy Hitler gửi Đại sứ Oshima một bản đề nghị, nó đi ngược lại quyết định ban đầu của Hitler là giới hạn Nhật trong cuộc tấn công Anh và giữ Mỹ trung lập. “Mỹ và Anh luôn là kẻ thù của chúng ta,” ông nói. “Chính sách ngoại giao của chúng ta phải xem đây là nên tảng”. “Mỹ và Anh sẽ luôn chống đối những người lập dị trong mắt chúng. Hôm nay, chỉ có 2 quốc gia không mâu thuẫn với nhau về lợi ích, đó là Đức và Nhật”. Rõ rằng Mỹ dưới sự cầm quyền của Roosevelt đang gây áp lực lên châu Âu và Không gian sinh tồn châu Á. “Do đó”, ông kết luận, “Theo quan điểm của tôi, chúng ta nên hợp sức tiêu diệt chúng”. Ông đề nghị Nhật giúp “thanh lý tài sản” của bọn bại trận Xô Viết và chiếm đóng vùng Viễn Đông.

        Người Nhật quyết định không tấn công miền đông Nga, thay vào đó, họ chuyển xuống phía nam đến Bán đảo Đông Dương. Họ đã làm như thế và việc chiếm đóng hòa bình khiến Roosevelt nhanh chóng đáp trả vào đêm 26 tháng Bảy. Tổng thống ra lệnh đóng băng tài khoản Nhật ở Mỹ, một hành động tước đi nguồn cung dầu chủ yếu của Nhật. Theo tờ New York Times, đó là “một phát súng gây chiến quyết liệt”. Với lãnh đạo Nhật, đó là bước cuối cùng trong cuộc bao vây đế chế của thế lực ABCD (Mỹ, Anh, Trung Quốc, Hà Lan), phủ nhận quyền lãnh đạo châu Á của Nhật, thách thức sự sống còn của nước này.

        Một tháng sau, Tổng thống Mỹ tiến xa hơn khi ông gặp Churchill ở ngoài khơi Newfoundland và ký Hiến chương Đại Tây Dương, một tuyên bố chiến tranh chung của Anh và Mỹ. Không còn nghi ngờ gì nữa, điều này có nghĩa là Đức và Mỹ đã trở thành kẻ thù không đội trời chung nhưng về mặt lý thuyết, nó lại làm tan biến kẻ thù của Furher trong nội bộ Đức, người theo Quốc xã và chống Quốc xã không có gì khác nhau. Những điều khoản này được xem là tuyên bố chiến tranh phi chính thức của Roosevelt với tất cả người Đức. Họ đặc biệt phẫn nộ về Điều 8 quy định người dân Đức phải giải giới quân đội sau chiến tranh; một yêu cầu, Hassell viết trong nhật ký, “tiêu diệt mọi khả năng hòa bình”.

        Quyết định trừ khử Hitler của Roosevelt đi ngược lại quan điểm của hàng triệu người Mỹ. Những người Mỹ căm ghét Cộng sản đến mức họ phẫn nộ trước bất kỳ viện trợ nào cho Liên bang Xô Viết. Roosevelt không hè nao núng trước áp lực tấn công từ báo chí và đài phát thanh. “Kể từ lúc này,” ông tuyên bố trong một chương trình phát thanh vào ngày 11 tháng Chín, “nếu tàu chiến Đức hoặc Italia đi vào những vùng biển này [vùng Iceland và những vùng tương tự dưới sự bảo vệ của Anh] là tự liều mạng”. Hitler ra lệnh Đô đốc Raeder “tránh bất cứ tai nạn quân sự nào với tàu thương mại trước 15 tháng Mười”. Ông giải thích, lúc đó chiến dịch Nga gần chấm dứt.

        Hy vọng tránh tai nạn của Hitler đã tiêu tan vào ngày cuối tháng Mười, khi khu trục hạm Mỹ Reuben James, đang hộ tống một đoàn tàu cách 600 dặm phía đông Iceland, bị ngư lôi tấn công. Tàu chìm cùng với 101 người Mỹ. Roosevelt từ chối phát biểu ý kiến nhưng Bộ trưởng Bộ Hải quân thông báo với các lính thủy đánh bộ rằng tàu Normandie của Pháp sẽ bị trưng dụng để chở 400 máy bay đến Murmansk.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #393 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2019, 11:40:56 pm »


        Đối với Roosevelt đây là thời điểm thuận tiện khi cơn bão chống Đức đang lan rộng. Một tuần sau, Văn phòng Quản lý Lend-Lease (Hiệp ước cho thuê, mượn vũ khí giữa Mỹ và Anh) được chỉ thị làm mọi việc trong quyền hạn để cung cấp viện trợ quân sự và kinh tế cho Liên bang Xô Viết. Một tỷ đô-la lập tức được phân phối đến đó.

        Ngày hôm sau, 8 tháng Mười một, Hitler đọc diễn văn tham chiến tại Munich “Tổng thống Roosevelt đã ra lệnh cho tàu ông ta tấn công ngay khi nhìn thấy tàu Đức!” ông la lớn. “Ta đã ra lệnh tàu Đức không được bắn khi thấy tàu Mỹ ngoại trừ phải tự bảo vệ khi bị tấn công. Ta sẽ đưa bất kỳ sỹ quan Đức nào không tự bảo vệ được bản thân ra tòa án quân sự xét xử”. Mặc dù được viết bằng giọng điệu giận dữ, nhưng bài diễn văn chỉ ra rằng Furher vẫn muốn tránh chiến tranh. Ông nói về những gì Đức sẽ làm trong nỗi lo ngại Franklin Roosevelt và sức mạnh công nghiệp của Mỹ.

        Trong cuộc phỏng vấn vào đâu mùa thu tại Hang Sói, ông bộc bạch nhiều hơn. “Ta sẽ sống lâu hơn Tổng thống Roosevelt của các ông”, ông giải thích với Pierre Huss của Hãng tin quốc tế. “Ta có thể chờ và dành thời gian để chiến tháng theo cách của ta”. Đột nhiên ông nói, “Ta là Lãnh tụ của Quốc xã sẽ tồn tại trong một nghìn năm tới. Hiện tại không thế lực nào có thể rung chuyến Quốc xã. Thượng đế Thiêng liêng đã định rằng ta sẽ là người hoàn thành sứ mệnh Đức”. Mặc đù đang nói về định mệnh của chính mình, ông vẫn bị nỗi oán giận Churchill và Roosevelt ám ánh, ông luôn xem họ là những nhân vật thứ yếu trên vũ đài thế giới. “Họ đang ngồi bên kia, trong thế giới tài phiệt nhỏ bé, bị giam hãm và làm nô lệ cho những thứ đã lỗi thời từ thế kỷ trước. Nhân dân ta luôn ủng hộ và tin tưởng ta, Furher của họ. Ta đã lên kế hoạch và cống hiến cho nhân dân trong 40 năm tới, và không cần chiến tranh để giữ chức như Daladier và Chamberlain. Và bây giờ là Ngài Roosevelt của Mỹ.”

        Khi nghe nhắc đến Tổng thống, Huss nhướn mày. “Đột nhiên chuyện đó xảy ra”, Huss nhớ lại, “Tôi đã chạm vào bí mật dấu kín trong lòng Furher, một bí mật mà ông không bao giờ muốn để lộ và không bao giờ thừa nhận”. Hitler sợ Franklin D. Roosevelt một cách bản năng. “Đúng vậy, Ngài Roosevelt và bọn Do Thái của ngài!” Hitler kêu lên. “Ông ta muốn thống trị thế giới và cướp đoạt từ chúng ta mọi thứ dưới ánh mặt trời”.

        Tối ngày 28 tháng Mười một, Ribbentrop triệu Tướng Oshima và giục Nhật tuyên bố chiến tranh với cả Mỹ và Anh. Một hàng không mẫu hạm đang tiến vào Trân châu Cảng. Vào ngày cuối tháng Mười một, Oshima ra lệnh lập tức thông báo đến Hitler và Ribbentrop rằng Anh và Mỹ đang âm mưu di dời lực lượng quân sự vào Đông Á và họ cần phái chống lại việc này:

        ... BÍ MẬT NÓI VỚI HỌ VỀ MỘT NGUY HIỂM TO LỚN RẰNG CHIẾN TRANH CÓ THỂ BẤT NGỜ NỔ RA GIỮA NHẬT VÀ CÁC NƯỚC ANGLO-SAXON THÔNG QUA VA CHẠM QUÂN SỰ VÀ NÓI THÊM RẰNG THỜI GIAN NỔ RA CHIẾN TRANH CÓ THỂ ĐẾN NHANH HON TƯỚNG TƯỢNG.

        Nhưng khi Oshima gặp Ribbentrop vào tối khuya ngày 1 tháng Mười hai, yêu cầu Đức cam kết, vị Ngoại trưởng bất ngờ thoái thác, ông cáo lỏi vì phải bàn bạc trước với Furher, người hiện giờ vẫn đang ở Hang Sói. Mãi đến 3 giờ sáng ngày 5, Oshima mới nhận được bản thảo hiệp ước. Trong đó, Đức hứa sẽ cùng với Nhật chống lại Mỹ và không ký kết hòa bình biệt lập.

        Người đầu tiên biết tin về sự kiện Trân Châu Càng trong Hang Sói là Otto Dietrich. Chiều ngày 7 tháng Mười hai, ông vội vã đến boongke của Hitler thông báo rằng ông vừa nhận được một thông tin vô cùng quan trọng. Hitler vừa nhận được thông tin buồn phiền từ chiến trường Nga và sợ Dietrich sẽ mang đến thông tin xấu hơn, nhưng khi Dietrich vội vã đọc thông điệp, ông ngạc nhiên, gương mặt rạng rỡ. Vô cùng phấn khích, ông hỏi, “Bản báo cáo chính xác chứ?”

        Dietrich nói ông vừa nhận được điện thoại xác nhận từ văn phòng. Hitler vồ lấy mảnh giấy, và không cần mặc áo choàng, hay đội mũ, ông tiến thẳng đến boongke quân sự. Keitel và Jodl ngạc nhiên khi thấy ông, trong tay cầm bức điện tín, gương mặt sửng sốt. Keitel nghĩ có vẻ chiến tranh giữa Nhật và Mỹ đột nhiên giải thoát Hitler khỏi cơn ác mộng. Với Hewel, Furher gần như không thể kiềm chế xúc động trong giọng nói. “Chúng ta không thể thua cuộc chiến này!” ông kêu lên. “Bây giờ chúng ta đã có một đồng minh chưa từng bại trận trong 3 nghìn năm.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #394 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 12:37:43 am »


6

        Những báo cáo thất bại từ chiến trường Nga, ở Trân Châu Cảng đã buộc Hitler soạn thảo một chỉ thị mới mà ông ban hành ngay sau 24 giờ. “Thời tiết mùa đông khắc nghiệt khiến chúng ta phải dừng tất cả các cuộc tấn công lớn ngay lập tức và lui về thế phòng thủ”. Niềm tin của ông về cuộc tấn công của Nhật đã chuyển thành mối bận tâm. Ngay lập tức, trận Trân châu Cảng giải thoát Stalin khỏi lo lắng vì bị tấn công từ phía đông; bây giờ công có thể tập trung toàn bộ sức lực ở châu Á chống lại Đức. “Cuộc chiến chống Mỹ là một bi kịch,” sau này Hitler thừa nhận với Bormann. “Nó phi lý và không thực tế. Xét về mọi góc độ, nếu Đức và Mỹ không thể hiểu và thông cảm lẫn nhau, ít nhất cũng sẽ có thể hỗ trợ nhau mà không căng tháng thái quá.”

        Oshima yêu cầu một tuyên bố chiến tranh chống Mỹ ngay lập tức. Nhưng Ngoại trưởng cho rằng Đức không có nghĩa vụ phải làm như thế, vì theo hiệp ước ba bên, Đức chỉ được hỗ trợ đồng minh trong trường hợp Nhật bị tấn công trực tiếp. “Nếu chúng ta không đứng về phía Nhật, hiệp ước coi như vô giá trị,” Hitler nói. “Nhưng đó không phải là lý do chính. Nguyên nhân chủ yếu là Mỹ đã bắn vào tàu của chúng ta. Họ đã tham chiến và tạo ra cục diện chiến tranh thông qua hành động của mình.”

        Đứng về góc độ tuyên truyền, sự thu nhận đồng minh mới, mạnh mẽ sẽ tạo ra hiệu ứng cổ vũ to lớn sau những thất bại tại Nga. Ngoài ra, tuyên bố chiến tranh cũng phù hợp với quan điểm thế giới của Hitler. Tại sao không lấy năm 1941 làm mốc tuyên bố chiến tranh tổng lực với hai kẻ thù lớn của nhân loại - chủ nghĩa Marx quốc tế (Nga) và chủ nghĩa tư bản tài chính quốc tế (Mỹ), cả hai sản phẩm của bọn Do Thái quốc tế?

        Văn phòng Ngoại giao Đức xem quyết định trên là một sai lầm nghiêm trọng. Ngoài những lý do rõ ràng, nó còn giãi quyết gọn ghẽ một vấn đề nội bộ của Roosevelt. Tổng thống sẽ không phải tuyên bố chiến tranh với Đức và liều lĩnh đối mặt với sự chống đối từ đa số dân chúng. Nội bộ nước Mỹ thống nhất, tình cờ có được do cuộc đột kích ở Trân Châu Cảng, càng trở nên vững chắc.

        Vào ngày 11 tháng Mười hai, Hitler triệu tập Quốc hội Đức. “Chúng ta sẽ luôn tấn công trước!” ông nói. Roosevelt cũng “điên” như Woodrow Wilson. “Đầu tiên, hân kích động chiến tranh, sau đó xuyên tạc sự việc, rồi ghê tởm ẩn trong cái vỏ bọc Công giáo đạo đức giả và từ từ dẫn nhân loại vào chiến tranh”. Sau khi thông báo hành động cao thượng là sắp xếp hộ chiếu để trao cho công sứ Mỹ, Hitler tuyên bố rằng Đức “đang chiến tranh với Mỹ, kể từ hôm nay”. Tư lệnh chiến dịch Jodl gọi cho phó của mình, Tướng Warlimont, ở Hang Sói. “Ông có nghe Furher vừa mới tuyên bố chiến tranh với Mỹ không?”

        Warlimont đang bàn luận với ban tham mưu và nói họ không thể ngạc nhiên hơn. “Bây giờ”, Jodl nói, “Ban tham mưu phải đánh giá xem Mỹ sẽ đem quân đến nơi nào đầu tiên, Viễn Đông hay châu Âu. Chúng ta không thể ra thêm quyết định trước khi xác định rõ điều đó”.

        Nỗi hoang mang về Mỹ nhanh chóng bị gạt sang một bên do những sự thay đổi mới ở miền Đông. Việc Đức rút quân ở mặt trận trung tâm đe dọa suy thoái thành một cuộc chiến hoảng loạn. Khu vực phía tây Moscow và Tula bị tuyết bao trùm, ngăn cản súng, xe tải và thiết giáp hoạt động. Nỗi thất vọng của Đức đi kèm với lòng tự tin dâng cao của Nga. Vào ngày 13 tháng Mười hai, chính quyền Xô Viết công bố sai lầm của Hitler trong nỗ lực bao vây Moscow và 2 ngày sau, Bộ Chính trị ra lệnh các bộ phận chủ chốt của chính phủ quay trở về thủ đô.

        Brauchitsch kiệt sức muốn tiếp tục rút quân nhưng Hitler gạt bỏ và gửi một mệnh lệnh gây ra tuyệt vọng trong hệ thống quân đội: “Đứng vững, không lùi một bước!” Thống chế von Bock, được thay thế bang Kluge. Hôm sau, ngày 19, Brauchitsch bị sa thải.

        “Rồi chuyện gì sẽ xảy ra đây?” Keitel hỏi.

        “Tôi không biết. Ông hãy tự đi hỏi Ngài”. Brauchitsch đáp.

        Một vài giờ sau, Keitel cũng được triệu vào. Furher đọc một Mệnh lệnh trong ngày mà ông vừa soạn thảo. Ông đích thân chỉ huy quân đội, cột chặt số phận của Đức và ông. “Công việc của Tổng Tư lệnh là huấn luyện quân đội về tư tưởng của Quốc xã và ta không thấy vị tướng nào có thể hoàn thành như ta mong muốn. Vì vậy, ta quyết định tự mình chỉ huy quân đội.”

        Trước đây, ông đã là chỉ huy quân đội thật sự, nhưng lại tránh xa và đế quân đội tự chịu quở trách khi rút quân. Bây giờ ông là Tổng Tư lệnh chính thức, sẽ gánh chịu mọi lời khen ngợi hoặc khiển trách cho bất kỳ điều gì sẽ xảy ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #395 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 10:52:53 pm »


Phần Tám

KỴ SỸ THỨ TƯ

        Tôi thấy: Kìa một con ngựa xanh nhạt và người cưỡi ngựa mang tên Tử Thần có Âm phủ theo sau. Chúng nhận được quyến hành trên một phần tư mặt đất, để giết bằng gươm đao, đói kém, ôn dịch và thú dữ sống trên đất.
KINH THÁNH 6:8       


Chương 25

“VÀ THEO SAU HẮN LÀ ĐỊA NGỤC”
1941 - 1943

1

        Hai ngày sau cuộc xâm lược Liên bang xô viết, người chịu trách nhiệm trục xuất dân Do Thái, Reinhard Heyrich than phiền rằng không có giải pháp cho vấn đề Do Thái. Chẳng hạn, việc trục xuất bọn ngoại tộc này đến đảo Madagascar của Pháp, sẽ phải chuyển sang một giải pháp thực tế hơn. Do đó, vào ngày cuối cùng của tháng Bảy, July Heydrich nhận một mệnh lệnh bí ẩn (do Goring ký theo chỉ thị của Furher) yêu cầu ông “hãy chuẩn bị mọi thứ cần thiết liên quan đến việc tổ chức và vấn đề tài chính nhằm mang đến giải pháp hoàn thiện cho vấn đề Do Thái ở Đức để làm mô hình cho toàn châu Âu”1.

        Ẩn sau lớp ngôn từ văn vẻ vô hại đó là sự trao quyền tiêu diệt dân Do Thái ở châu Âu cho ss. Để chuận bị, Himmler - vẫn còn run rẩy vì những gì đã trải qua ở Minsk - hỏi bác sĩ trường ở ss cách tốt nhất để giết người hàng loạt. Câu trả lời là: phòng khí gas. ông triệu Rudolf Hoss, sỹ quan chỉ huy của trại tập trung lớn nhất ở Ba Lan, bí mật chỉ thị miệng cho ông, “Ông ấy nói với tôi”, Hoss xác nhận, “điều gì đó về hiệu ứng - Tôi không nhớ chính xác từ đó -Furher ra lệnh thực hiện giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái. Chúng ta, ss, phải thi hành mệnh lệnh đó. Nếu nó không được thực hiện ngay thì bọn Do Thái sẽ tiêu diệt người Đức”. Himmler nói ông chọn trại của Hoss vì Auschwitz, vị trí chiến lược nằm gần biên giới Đức, có đủ không gian đáp ứng nhu cầu biệt lập. Hoss được cảnh báo rằng chiến dịch này là một sự kiện bí mật của Quốc xã. Ông bị cấm thảo luận vấn đề này với cấp trên. Hoss trở về Ba Lan, sau lưng thanh tra của các trại tập trung, bắt đầu âm thầm mở rộng đất đai với dự định biến nơi đây thành một trong những trung tâm giết chóc vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Thậm chí ông không nói cho vợ biết những gì mình đang làm.

        Khái niệm của Hitler về các trại tập trung cũng như phương cách diệt chúng ảnh hưởng rất nhiều từ các nghiên cứu lịch sử Anh và Mỹ. Ông ngưỡng mộ các trại nhốt tù nhân người Boer (người Phi gốc Hà Lan) ở Nam Phi và trại tù dân Da đỏ ở miền Tây hoang đã; ông thường khen ngợi với nhóm thân cận về hiệu quả hủy diệt của người Mỹ đối với bọn mọi Da đỏ, những kẻ không thể chế ngự bằng nhà tù.

        Hitler thận trọng hợp nhất chính sách của riêng mình và người Đức, vì cả hai cùng nhìn về một hướng chung. Việc khôi phục danh dự và quyền lực quân sự Đức, việc thu hồi các vùng lãnh thổ bị mất, thậm chí Không gian sinh tồn ở phía Đông được nhân dân của ông tán thành nhiệt tình. Nhưng cuối cùng, cũng có một ngã rẽ mà chính Hitler phải đi đường vòng để giải quyết một lần cho mãi mãi, vấn đề Do Thái. Trong khi nhiều người Đức sẵn lòng tham gia vào cuộc thập tự chinh tàn nhẫn này, phần đông dân số đơn thuần chỉ muốn duy trì sự khủng bố Do Thái có giới hạn vốn đã được hàng triệu người phương Tây chấp nhận.

        Chính Hitler bắt đầu có ý định bí mật tiêu diệt người Do Thái trước khi dần dần rò rỉ sự thật cho người dân. Cuối cùng, khi thời điểm công bố chín muồi, nó sẽ cột chặt tất cả dân Đức với định mệnh của ông; số phận của ông chính là số phận của Đức. Kéo nhân dân Đức vào cuộc thập tự chinh quét sạch dân Do Thái khỏi châu Âu sẽ biến điều này trở thành sứ mệnh dân tộc, khiến nhân dân nỗ lực và hy sinh nhiều hơn. Nó cũng sẽ đập tan sự do dự và mềm lòng.

---------------
        1. Ba tuần trước Hitler đã gợi ý cho Hewel những gì ông phái làm “...ta đã chứng minh một đất nước có thế sống không cần bọn Do Thái; kinh tế, nghệ thuật, văn hóa... có thế tồn tại tốt hơn nếu không có bọn Do Thái.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #396 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2019, 11:28:00 pm »


        Đến bây giờ, Hitler giữ kín điều này trong nội bộ những người thân cận nhất - thư ký, phụ tá, người hầu và nhân viên. Nhưng trong mùa thu năm 1941, Furher bắt đầu nhận xét công khai trong các buổi thảo luận, như để thử nghiệm việc tiết lộ. Giữa tháng Mười, sau bài thuyết giảng về sự cần thiết phải áp dụng lê nghỉ phép tác vào đời sống nhân dân, ông nói, “Nhưng trên hết, điều đầu tiên, là loại trừ bọn Do Thái. Không làm được việc này, dọn sạch chuồng ngựa Augean sẽ vô ích”. Hai ngày sau, Hitler đề cập thẳng thắn hơn, “Những sự kiện trong chiến tranh đã chứng minh rằng, bọn Do Thái sẽ biến mất khỏi châu Âu. Chủng tộc độc ác đó mang theo trong linh hồn cái chết của 2 triệu người trong Thế chiến thứ I. Đừng nói rằng chúng ta không thể đẩy chúng vào khu đầm lầy Nga! Ai sẽ lo nghĩ cho quân đội của chúng ta? Có tin đồn rằng chúng ta đang lên kế hoạch tiêu diệt bọn Do Thái. Khùng bố là một việc làm hữu ích”. Ông tiên đoán nỗ lực xây dựng một đất nước Do Thái sẽ thất bại. “Ta phải giải quyết nhiều vấn đề, hôm nay ta vẫn chưa thể nghĩ được. Nhưng điều đó không có nghĩa là ta đã quên. Thời gian sẽ mang lại giải pháp! Thậm chí với vấn đề Do Thái, ta thấy bản thân mình vẫn còn bị động. Không có lý gì để tăng thêm khó khăn vô ích cho thời điểm hiện tại. Khi thời cơ đến, chúng ta sẽ hành động đúng đắn.”

        Một lý do khiến Hitler hoãn việc thi hành Giải pháp Cuối cùng là trông đợi quyết tâm tiêu diệt dân Do Thai sẽ khiến Roosevelt không tham gia vào cuộc chiến. Nhưng sự kiện Trân Châu Cảng đã kết thúc mong đợi mờ nhạt này, từ hy vọng, Hitler chuyển sang cay cú, biến sự hủy diệt trở thành phương thức trả thù quốc tế.

        Hitler đã công bố quyết định về Giải pháp Cuối cùng cho những người thân tín, việc diệt chủng phải được tiến hành càng nhân đạo càng tốt. Điều này phù hợp với lương tâm của Hitler vì ông đang thi hành lời giáo huấn của Chúa - quét sạch thế giới sâu bọ. Mặc dù căm ghét thứ bậc tôn ti trong nhà thờ nhưng ông vẫn là một thành viên tốt trong Giáo đường Rome. (“Ta là một Giáo dân, trước đây, bây giờ và mãi mãi về sau”). Hitler luôn mang theo lời răn dân Do Thái là bọn giết Chúa, do đó, ông hoàn toàn không bị việc này cân rứt lương tâm, vì đơn thuần ông chỉ hành động như người báo thù cho Chúa - miễn là không vì cá nhân ông, và không tàn nhẫn. Himmler ra lệnh cho các chuyên gia kỹ thuật thiết kế các phòng hơi gas có thể tiêu diệt hiệu quả và nhân đạo hàng loạt dân Do Thái, sau đó chở nạn nhân trên những chiếc xe chở súc vật đến sống tạm trong các khu dành cho người Do Thái ở miền Đông cho đến khi trung tâm sát nhân ở Ba Lan hoàn thiện.

        Đã đến lúc ban hành các thủ tục hành chính về vấn đề thanh trừng, Heydrich, người chịu trách nhiệm, gửi thư mời đến một số thư ký và chì huy trong văn phòng chính ss về một hội thào “Giải pháp Cuối cùng”, diễn ra vào ngày 10 tháng Mười hai, năm 1941. Người nhận thư mời, chỉ nghĩ dân Do Thái sẽ bị trục xuất đến phía Đông, họ không hề biết về ý nghĩa của “Giải pháp Cuối cùng”, háo hức vui vẻ mong chờ buổi thào luận.

        Sự trì hoãn 6 tuần càng kích thích sự tò mò của họ. Frank, người đứng đâu Generalgouvernement (lãnh thổ Ba Lan dưới sự chiếm đóng của Đức), mất kiên nhãn đến mức ông cừ Philipp Bouhler hỏi thêm thông tin từ Heydrich, sau đó tự triệu tập một hội nghị tại Cracow giữa tháng Mười hai. “Tôi muốn hoàn toàn cởi mở với các bạn”, nguyên luật sư của Himmler nói, “chúng ta phải xử lý vấn đề Do Thái, bằng cách này hay cách khác”. Ông nói về hội thảo quan trọng sẽ sớm tổ chức tại Berlin, Bouhler sẽ dại diện Generalgouvernement tham gia. “Dĩ nhiên cuộc di cư khổng lồ này sắp bắt đầu. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra với người Do Thái? Các ông có nghĩ là họ sẽ thật sự ổn định trong những ngôi làng miền Đông không? Ông yêu cầu thính giả chống lại cảm giác mềm lòng. “Chúng ta phải tiêu diệt bọn Do Thái bất cứ khi nào tìm ra chúng và bất cứ ở đâu có thể”. Đó là một nhiệm vụ nặng nề và không thế dùng luật pháp để thực hiện. Bồi thẩm đoàn và quan tòa không thể gánh nổi trách nhiệm to lớn của một chính sách tối thượng như thế. Frank ước lượng -  khoa trương quá mức - riêng ở Generalgouvernement đã có 3,5 triệu dân Do Thái. “Chúng ta không thể bắn 3,5 triệu dân Do Thái này, chúng ta không thể đâu độc chúng, nhưng chúng ta có thể đi từng bước, bằng cách này hoặc cách khác, đến khi việc thanh trừng thành công. Generalgouvernement cũng phải trở thành khu vực phi-Do Thái như Quốc xã. Thực hiện công việc này ở đâu và như thế nào là nhiệm vụ của các cơ quan mà chúng ta sẽ thành lập và xây dựng tại đây, khi thời cơ đến tôi sẽ nói cho các ông biết chúng hoạt động ra sao.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #397 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 10:27:29 pm »


        Khi Bouhler đến Berlin dự hội thảo của Heydrich vào ngày 20 tháng Một, năm 1942, ông đã được chuẩn bị tốt hơn những người khác về ẩn ý nội dung chính. Khoảng 11 giờ 15 phút trưa, mọi người tập trung trong sảnh ở Văn phòng Chính của An ninh Quốc xã tại số 56-58 Grossen Wannsee. Có đại diện từ Bộ của Rosenberg ở miền Đông, cơ quan Kế hoạch Bốn năm của Goring, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Văn phòng Ngoại giao và Chủ tịch Đảng. Khi họ đã ổn định, Heydrich bắt đầu phát biểu. Ông vừa được trao “trách nhiệm triển khai giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái bất chấp biên giới địa lý “Thay vì di dân”, ông nói, “bây giờ chúng ta có một cách khả thi hơn đã được Furher chấp thuận - giải pháp trục xuất về phía Đông”.

        Himmler trưng bày một biểu đồ, chỉ ra cộng đồng Do Thái nào sẽ bị di tản, và hé lộ về số phận của họ. Những ai đủ sức lao động sẽ trở thành công nhân nhưng thậm chí những người sống sót qua hoàn cảnh khác nghiệt cũng không được phép tự do để “có khả năng hình thành những mầm mống mới có thể hồi sinh chủng tộc Do Thái. Lịch sử đã dạy chúng ta bài học đó”. Georg Leibbrandt, từ Văn phòng của Rosenberg, không hiểu rõ lắm. Martin Luther từ Văn phòng Ngoại giao rất bối rối. Ông phản biện rằng cuộc di dân khổng lồ của dân Do Thái sẽ tạo ra khó khăn nghiêm trọng tại các quốc gia như Đan Mạch và Na Uy. Tại sao không giới hạn cuộc di dân ở vùng Balkan và Đông Âu? Các đại biểu hội nghị rời Berlin với ấn tượng khác nhau. Bouhler biết chính xác Heydrich đang nói về việc gì nhưng Luhther bảo đảm với Fritz Hesse rằng không có kế hoạch tàn sát người Do Thái nào. Leibbrandt và cấp trên của ông, Alfred Meyer, gửi một báo cáo tương tự đến Rosenberg. Không cần nói ra, họ đồng ý, Heydrich đã nói về sự diệt chủng.

        Ba mươi bản sao báo cáo hội thảo được phân phát đến các bộ và văn phòng chính ss, và thuật ngữ “Giải pháp Cuối cùng” trở nên phổ biến trong giới hành chính Quốc xã, nhưng ý nghĩa thực sự của những điều Heydrich nói chỉ được những người liên quan đến chiến dịch ngầm hiểu, rất nhiều người trong nhóm đặc biệt này, thật kỳ lạ, lại tin rằng Adolf Hitler không biết gì về âm mưu diệt chủng. Trung tá ss Adolf Eichmann, chịu trách nhiệm văn phòng Di tản Do Thái của Gestapo là người duy nhất nghĩ đây là chuyện hoang đường. Sau hội thảo Wannsee, ông ngồi “thong dong cạnh lò sưởi” với Chi huy trưởng Gestapo Muller và Heydrich, chè chén và ca hát. Eichmann tham gia cuộc vui này không chút áy náy. “Lúc đó”, ông thừa nhận, “Tôi có cảm giác như Pontinus Pilate, tôi hoàn toàn vô tội... Tôi là ai mà có quyền phán xét? Tôi là ai mà có quyền suy nghĩ về vấn đề này?” Ông, Muller và Heydrich chỉ đang thi hành nhiệm vụ do chính Hitler chỉ thị.

        Vài ngày sau, Hitler xác nhận ông thật sự là kiến trúc sư cho Giải pháp Cuối cùng, “Chúng ta phải hành động kiên quyết”, Hitler nói tại bữa trưa ngày 23 tháng Một, trước mặt Himmler. “Khi một người nhổ răng, anh ta phải nhổ hẳn một lần, rồi cơn đau sẽ nhanh chóng qua đi. Bọn Do Thái phải bị quét sạch khỏi châu Âu. Chính bọn Do Thái đã ngăn cản mọi thứ. Khi nghĩ về việc đó, ta thấy mình vô cùng nhân đạo. Vào thời điểm Giáo hoàng cầm quyền, bọn Do Thái bị ngược đãi tại Rome. Cho đến năm 1830, mỗi năm vẫn có 8 người Do Thái bị bêu riếu khắp đường phố ở Rome trên lưng lừa. Về phần ta, nếu chúng tự nguyện ra đi, ta chẳng thể làm gì cả. Nhưng nếu chúng từ chối, ta không còn giải pháp nào khác là tiêu diệt chúng”. Trước đây, ông chưa từng nói thẳng với nhóm thân cận như thế này, ông tập trung vào vấn đề này đến mức ngày 27 ông lại yêu cầu tất cả bọn Do Thái biến mất khỏi châu Âu.

        Vài ngày sau, nỗi ám ảnh về người Do Thái của Hitler được mô tả trong bài diễn văn tại Sportpalast vào kỷ niệm lần thứ 9 ngày Đảng Quốc xã lên cầm quyền. “Thậm chí ta không muốn nói đến bọn người Do Thái. Bọn chúng đơn thuần là kẻ thù truyền kiếp của chúng ta, chúng ta đã làm sụp đổ kế hoạch của chúng, chúng căm thù chúng ta, cũng giống như chúng ta căm thù chúng. Cuộc chiến này chỉ có thể kết thúc khi quốc gia Đức bị tiêu diệt, hoặc khi bọn Do Thái biến mất khỏi châu Âu”. Ông nhắc thính giả, gồm 40 sỹ quan quân đội cấp cao, về lời tiên đoán năm 1939, về sự hủy diệt người Do Thái. “Không phải lần đầu tiên có kẻ đổ máu đến chết, nhưng lần đầu tiên, luật Do Thái cổ đại, ‘ăn miếng trả miếng’, được áp dụng. Cuộc chiến này càng mở rộng, thì chủ nghĩa bài Do Thái càng mở rộng.”

        Với những người thực hiện thiết kế phòng hơi gas, với những người xây dựng các trung tâm sát nhân ở Ba Lan, đặc biệt những người chuẩn bị vận hành Giải pháp Cuối cùng, tuyên bố này chính là lời kêu gọi diệt chủng hùng hồn. Nhưng với quan sát viên quốc tế, như Arvid Fredborg, lời nói và vẻ ngoài của Hitler chiều hôm đó dường như báo trước sự hủy diệt của Đức. “Gương mặt ông ta”, phóng viên người Thụy Sĩ nói, “khi ấy đầy vẻ thảm hại còn cử chì lại không kiên định.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #398 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2019, 11:19:39 pm »


2

        Đối với Furher, việc tiêu diệt dân Do Thái và chúng người Slavơ cũng quan trọng như Không gian sinh tồn. Ông đã biến cuộc xâm lược thành cuộc chiến ý thức hệ, do đó, các quyết định quân sự của ông cũng có thể bị điều này ảnh hưởng. Mỉa mai thay, ông chưa bao giờ thể hiện tính nhạy bén quân sự nhiều hơn sau trận thất bại bất ngờ ở Moscow. Mặc dù luôn bị vây quanh bởi các tư lệnh nản lòng cầu xin rút quân, ông vẫn không mất tinh thần. Ông từ chối chấp nhận bất kỳ yêu cầu rút quân nào. Ông cũng không nao núng trước Tư lệnh Thiết giáp thành công nhất, theo Guderian chiến tranh ở vị trí hiện tại trong khu vực địa thế không thích hợp sẽ khiến bộ phận tinh anh nhất của quân đội hy sinh vô ích. Hitler buộc tội Guderian quá yếu mềm trước nỗi đau của binh sĩ. “Ông quá thương hại họ. Ông phải đứng xa họ ra. Hãy tin ta, mọi thứ sẽ rõ ràng  hơn khi quan sát từ xa.”

        Nhẫn tâm ép buộc thuộc cấp thi hành mệnh lệnh, Hitler cố gắng phục hồi quân đội và đẩy lùi bước tiến của quân Nga. Cái giá phải trả rất đât nhưng một số tướng lĩnh, gồm cả Jodl, buộc phải đồng ý chính Hitler đã cứu quân đội khỏi số phận quân sĩ của Napoleon. “Ta phải can thiệp mạnh mẽ”, ông nói với Milch và Speer, vì các tư lệnh tối cao sẵn sàng rút quân về biên giới Đức để cứu quân đội của họ. “Ta chỉ có thể nói với các quý ông đấy, ‘Mein Herren (Thưa ông), ông hãy quay trở lại Đức càng sớm càng tốt nhưng để quân đội cho ta chỉ huy.’”

        Trên những mặt trận khác, mọi việc đều tốt đẹp. Tại Pháp, quân Kháng chiến vô vọng tan rã, Ở Địa Trung Hải, tàu ngầm Đức, tàu ngầm nhỏ của Italia và thuốc nổ vừa đánh chìm hoặc phá hủy 1 hàng không mẫu hạm, 3 hạm đội và 2 tuần dương hạm, loại trừ hạm đội miền Đông của Hoàng gia Anh ra khỏi cuộc chiến. Ngoài ra, Rommel sẵn sàng triển khai một cuộc tấn công diện rộng ở Bắc Phi, đồng minh Nhật Bản của Đức tiếp tục chuỗi chiến thắng trên Thái Bình Dương. Trong lúc đó, Hitler biết sẽ không có cách kết thúc những cuộc khủng hoảng ở phía Đông, ông ra lệnh tổng động viên công nghiệp và kinh tế của Quốc xã. Ông nói, những nỗ lực hiện tại không hiệu quả, chiến lược Chiến tranh chớp nhoáng phải bị hủy bỏ. Mặc dù kêu gọi cuộc chiến trường kỳ với giọng điệu hy vọng, nhưng chính ông lại lo sợ, ông giãi bày với Jodl rằng chiến thắng sẽ không bao giờ đạt được.

        Hitler không bao giờ để lộ những nghi ngờ bi quan đó trong những buổi thảo luận. Ông tiếp tục nói về tác hại của việc hút thuốc lá, niềm vui khi lái xe mô tô, nuôi chó, kể chuyện cổ Tristan và Isolde, vẻ đẹp của Frau Hanfstaengl, và dân Do Thái. Ông hầu như không nói gì về cuộc chiến đấu ác liệt đang diễn ra trên mặt trận. Khi khủng hoảng mùa đông lên cao, ông tuyên bố không nên thất vọng, công tác lãnh đạo phải vững chắc. “Miễn là còn một người giữ cao ngọn cờ, thì chúng ta vẫn chưa thua. Niềm tin sẽ chiến thắng tất cả. Ta phải kiên quyết nếu nhân dân Đức không chuẩn bị hy sinh mọi thứ cho sự tồn tại của chính họ, tốt thôi! Vậy thì cứ để cho họ biến mất!”

        Trong giờ ăn, vẻ ngoài của ông đã lật tẩy điệu bộ bình tĩnh đó. “Ông ấy không còn như trước nữa”, Hewel nói với một người bạn. “Ông trở nên u sầu và bướng binh. Ông không nhượng bộ trước sự hy sinh nào, không hề nhân từ hay bao dung. Anh sẽ không nhận ra ông”. Vào ngày 8 tháng Hai, nhuệ khí của tan biến khi Fritz Todt, người xây dựng Bức tường phía Tây và hệ thống xa lộ Đức, chết trong một tai nạn máy bay. Tại bàn ăn sáng diễn ra một cuộc thăm dò xem ai sẽ đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ Quân trang và Vũ khí của Todt, một trong những vị trí tối quan trọng trong Quốc xã. Mọi người đồng ý rằng không ai có thể thay thế Todt; vào sáng hôm sau, Albert Speer, người đã dành cả đêm để nói chuyện với Hitler về dự án xây dựng ở Berlin và Nuremberg, đã bị sốc khi Hitler chỉ định ông. “Ta tin tưởng vào ông. Ta biết ông sẽ làm được. Hơn nữa, ta không còn ai khác.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #399 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2019, 12:24:56 am »


        Tại tang lễ của Todt ở Đại Sảnh Mosaic trong Phủ Thủ tướng, Hitler xúc động đến mức không thể tiếp tục bài điếu văn, khi lẽ tưởng niệm kết thúc, ông về ẩn mình trong nhà. Vài ngày sau ông lấy lại điềm tĩnh để đọc diẻn văn trước 10 nghìn tân trung úy Wehrmacht và Waffen ss tại Sportpalast. vẻ mặt nghiêm trang, ông nói về thảm họa ở Nga, không sa đà vào chi tiết. Những sỹ quan trẻ các cậu, qng nói, sẽ đi đến miền Đông để cứu nước Đức và nền văn minh phương Tây từ tay Xô Viết. Đó là một bài diễn văn hùng hồn khiến nhiều thính giả đã rưng rưng nước mắt. Đứng bên cạnh ông, Richard Schulze, mới được thăng lên chức phụ tá riêng, xúc dộng đến mức muốn tham gia ngay vào cuộc chiến. “Tôi cảm thấy xâu hổ khi ở nhà vào thời điểm thế này”. Những tân sỹ quan được lệnh không vỗ tay nhưng khi Hitler bước xuống lối đi họ không thể kiềm chế. Họ reo hò rộn rã, rất nhiêu người nhảy lên ghế.

        Hành động bùng phát đó là liều thuốc bổ đối với Hitler, nhưng khi trở về Wolfsschanze (Hang Sói) ông lại rơi vào u sầu. Trông ông kiệt sức và xanh xao. Màn tuyết dày đè nặng thêm nỏi thất vọng. “Ta luôn luôn căm ghét tuyết”, ông nhìn ra phía cửa. “Bormann, ông biết là ta luôn ghét nó. Bây giờ ta đã biết tại sao. Đó là điềm gở.”

        Hitler vẫn thất vọng khi đọc báo cáo thương vong ở Nga ngày 20 tháng Hai: 199.448 người chết, 708.351 người bị thương, 44 342 mất tích, và 112.627 trường hợp chết vì giá lạnh. Nhưng ông nhanh chóng lấy lại tinh thần. Lòng tự tin đột nhiên trồi dậy, ông bắt đâu nói tại bữa ăn tối, dù mùa đông khắc nghiệt nhưng họ đã vượt qua thử thách một cách thành công và kỳ diệu. “Các ông không thể tưởng tượng nó có ý nghĩa thế nào đối với ta, - ba tháng vừa qua đã tước đi của ta bao nhiêu sức lực, kiểm tra độ bền ý chí của ta”. Ông tiết lộ chỉ riêng trong hai tuần đầu của tháng Mười hai, họ đã mất 1 nghìn xe tăng và 2 nghìn đầu máy xe lửa ngừng hoạt động. Nhưng giai đoạn tồi tệ nhất của mùa đông đã qua đi. “Giờ đây, tháng Một và tháng Hai đã qua đi, kẻ thù có thể từ bỏ hy vọng chúng ta sẽ rơi vào số phận của Napoleon... Bây giờ chúng ta sắp đánh trả để san bằng tỷ số. Thật nhẹ lòng làm sao!” Ông bắt đầu khoe khoang. “Ta vừa nhận ra rằng, trong những dịp thế này, khi mọi người đánh mất tinh thần, ta là người duy nhất giữ được bình tĩnh.” Trong lúc đó, việc chuẩn bị cho Giải pháp Cuối cùng đang tiến triển, Đội đặc nhiệm của Himmler bắt đầu một cuộc càn quét đẫm máu khác. Trong cuộc vây bắt người Do Thái lần thứ 2, dân ủy và quân du kích dễ dàng bị dẫn đến khu quân sự, trong khi khu vực dân sự tiến trình ít thuận lợi hơn. Nhân viên của Rosenberg cầu xin ông hãy nói với Hitler xem những người dân trong vùng chiếm đóng như đồng minh chứ không phải kẻ thù. Sỹ quan hậu cần nhiệt tình ủng hộ khái niệm tự do của Rosenberg, bằng cách xây dựng những quốc gia với mức độ kiểm soát của chính phủ khác nhau, nhưng ý tưởng tự do của ông không đi kèm với lòng cảm đảm, ông vẫn toát mồ hôi khi nghĩ về việc mình sẽ làm phật lòng Furher. Người giao liên của Rosenberg tại Wolfsschanze, Koeppen, ngày càng khó khăn trong việc truyền đạt đến Hitler những việc đang thật sự xảy ra ở miền Đông. Trước đây, ông chỉ cần giao biên bản trực tiếp cho Hitler, nhưng bây giờ Bormann khăng khăng trở thành người liên lạc với cớ rằng Furher quá bận với công việc quân sự. Vì thế, Koeppen kết luận, Hitler chỉ nhìn thấy vấn đề đang diễn ra ở miền Đông qua con mắt của phụ tá, cánh tay phải của ông. “Theo tôi, việc này sẽ khiến chúng ta trả giá bằng chiến thắng ở miền Đông.”

        Trong khi thật sự Hitler không có thời gian cho việc nội bộ, Bormann có vẻ luôn tuân theo chỉ thị riêng của ông; Hitler luôn dành thời gian giám sát Giải pháp Cuối cùng. Trong vấn đề này, ông không cần lời khuyên. Ông đã gửi một thông điệp rõ ràng trong bản báo cáo của Đảng vào cuối tháng Hai. “Lời tiên đoán của ta”, ông nói, “sẽ thành hiện thực. Chiến tranh không tiêu diệt chủng tộc Aryan mà sẽ trừ khử bọn Do Thái. Dù chuyện gì xảy ra trong cuộc chiến hay nó kéo dài bao lâu, đó sẽ kết quả cuối cùng”. Việc tiêu diệt Do Thái sẽ tự dành chiến tháng.

        Mặc cho những lời gợi mở, rất ít người biết sự thật về bí mật này. Bản thân Goebbels vẫn không nhận ra tính tàn ác của những việc đang chuẩn bị. Một trong những thuộc cấp của ông, Hans Fritxsche, đã biết về công việc giết chóc của Đội đặc nhiệm từ một bức thư do một binh lính ss ở Ukraina gửi. Người viết nói rằng anh ta đã bị suy sụp thần kinh sau khi nhận lệnh giết người Do Thái và giới tri thức Ukraina. Anh ta không thể phản đối chính thức và yêu cầu được giúp đỡ. Fritzche lập tức đến gặp Heyđrich và hỏi thẳng: “Có phải ss ở đó vì lý do giết người hàng loạt?” Heydrich tức giận phủ nhận cáo buộc, hứa sẽ tiến hành điều tra ngay. Ngày hôm sau, ông báo cáo rằng thủ phạm là Gauleiter Koch, người hành động không theo ý chí của Hitler, ông thề rằng việc giết chóc sẽ dừng lại. “Hãy tin ta, Ngài Fritzsche”, Heyrich nói, “bất cứ ai mang danh tàn nhẫn không nhất thiết phải tàn nhẫn; anh ta vẫn có thể cư xử nhân đạo.”
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM