Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:19:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 48901 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #370 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 07:52:39 am »


Chương 23

“THẾ GIỚI SẼ PHẢI NÍN THỞ”
12 .11.1940 - 22.6.1941

1

        Mặc dù Hitler chỉ miễn cưỡng ủng hộ Hiệp ước ba bên với Nhật và Italia, nhưng Ribbentrop, người khởi xướng ra nó, đã thuyết phục ông mời Liên Xô tham gia nhằm thiết lập thỏa thuận bốn bên. Vì thế, ngày 12 tháng Mười một, năm 1940, Ngoại trưởng Molotov đến Berlin để bàn bạc việc liên minh. Cuộc họp diễn ra tại văn phòng mới của Ribbentrop nhưng Hitler không tham dự. Vị chủ nhà cố hết sức để đoàn đại biểu Xô Viết cảm thấy như đang ở nhà, luôn tươi cười rạng rỡ. “Chi trong những giờ giải lao dài”, Schmidt nhớ lại, “Molotov mới đáp lại bằng một nụ cười lạnh nhạt trên gương mặt tinh ranh”, ông dửng dưng lẳng nghe Ribbentrop mạnh miệng cam đoan rằng Hiệp ước ba bên không nhằm vào việc chống lại Liên xô. Thực tế, Ribbentrop nhận xét, Nhật đã quay sang miền Nam và sẽ mất hàng thế kỷ bận rộn thống nhất những vùng lãnh thổ Nhật chiếm đóng ở Đông Nam Á. “Vì Không gian sinh tồn, Đức cũng sẽ tìm kiếm sự bành trướng về phía Nam, ở Trung Phi, vùng lãnh thổ từng là thuộc địa của Đức”. Ông quả quyết mọi người đều sẽ nam tiến, như thế đó là một thứ mốt thời thượng. Ribbentrop sống sượng đề nghị Liên Xô cũng nên Nam tiến, đề cử vịnh Ba Tư và những vùng lãnh thổ khác nằm ngoài kế hoạch của Đức. Ấn Độ cũng là mục tiêu đáng tham khảo, nhưng Molotov không biểu hiện gì, chỉ ngồi im quan sát.

        Ribbentrop bối rối, ông đề nghị Liên Xô gia nhập vào Hiệp ước ba bên. Nhưng Molotov, chỉ muốn trao đối với chính Hitler. Trưa hôm đó, Molotov hờ hững lắng nghe Furher, khi Hitler ngừng nói, ông lịch sự than phiền rằng đề xuất của Đức quá chung chung. Ông muốn chi tiết hơn; và bắt đầu đặt ra một chuỗi câu hói khó chịu: “Liệu thỏa thuận Xô-Đức năm 1939 có còn áp dụng đối với Phần Lan không? Trật tự mới ở châu Âu và châu Á sẽ như thể nào, Liên Xô sẽ can thiệp vào phần nào? Các nước Bungari, Rumani, và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng vai trò gì; và làm thế nào giải quyết vấn đề bào vệ lợi ích của Nga trên khu vực Balkan và Hắc Hải?”

        Trước đây chưa có nhà một nhà ngoại giao nào dám cam đảm táo bạo bày tỏ suy nghĩ như thế, và Schmidt tự hỏi liệu Hitler có nóng giận rời khỏi phòng như cách đây hai năm khi Sir Horace Wilson chuyển cho ông bức thư của Chamberlain không. Nhưng Hitler cam đoan một cách nhã nhặn. Ông nói, Hiệp ước ba bên chỉ quy định các điều khoản ở châu Âu; sẽ không có thỏa thuận nào được thiết lập nếu không có sự đồng thuận của Nga - không chỉ ở châu Âu mà còn ở vùng Viễn Đông.

        Molotov hoài nghi. “Nếu được đối xử như cộng sự chứ không phải những tên ngốc,” ông nói, “thì về mặt nguyên tắc, chúng tôi có thể gia nhập vào Hiệp ước ba bên. Nhưng trước tiên, ý định và mục tiêu của hiệp ước phải được định nghĩa rõ ràng và tôi phải được thông báo chính xác về biên giới của lãnh thổ châu Á Vĩ đại”. Rõ rằng Hitler cảm thấy lúng túng khi bị đặt vào thế phòng ngự, ông bất ngờ kết thúc buổi chất vấn bằng tuyên bố họ nên tạm dừng cuộc thảo luận. “Nếu không, chúng ta sẽ bị vướng vào cảnh báo không kích.”

        Molotov mở đầu buổi thảo luận thứ hai bằng giọng điệu hung hăng như trước. Ông nói về Phần Lan, Hitler đã bí mật lên kế hoạch sử dụng nơi này như một đồng minh quân sự trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga. Việc đề cập thằng thừng đến Phần Lan khiến Hitler từ một ông chủ tiệc vui tính trở thành một vị công tố viên gắt gỏng. “Chúng tôi không có lợi ích chính trị nào ở đó,” ông quả quyết.

        Molotov không tin. Ông điềm tĩnh nói “Nếu tình hữu nghị giữa Nga và Đức được duy trì thì vấn đề Phần Lan sẽ được giải quyết mà không cần đến chiến tranh. Nhưng trong trường hợp đó, quân Đức không được hiện diện ở Phần Lan và không có biểu tình chống chính quyền Xô Viết tại đó”. Hitler trấn tình, trả lời từ tốn nhưng dứt khoát rằng chỉ có quân Đức ở Phần Lan đang được chuyến đến bắc Na Uy.

        Sự nghi ngờ của Molotov vẫn chưa lắng xuống, Hitler bắt đầu bực tức, ông lặp lại - “Chúng tôi phải giữ hòa bình với Phần Lan, vì mỏ kẽm và gỗ của họ”. Nhưng trong câu tiếp theo, có lẽ do vô ý, Hitler đã để lộ kế hoạch tối thượng của mình. “Mâu thuần ở khu vực Baltic sẽ gây ra căng thẳng dữ dội trong quan hệ giữa Nga và Đức - với những hậu quả khó lường”. Molotov không xem đây là một lời đe dọa, ông phớt lờ nó, vì thế đã phạm một sai lầm ngoại giao nghiêm trọng, “Đây không phải là vấn đề Baltic, mà là Phần Lan”, ông gay gắt đáp trả.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #371 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 07:53:45 am »


        “Không có chiến tranh với Phần Lan!” Hitler ngoan cố đáp.

        “Vậy là ông đã đi trệch thỏa thuận của chúng ta năm trước”, Molotov cũng ngoan cố nói.

        “Sau khi chinh phục Anh”, Hitler nói, “đế chế Anh sẽ được phân chia như một khu bắt động sản khổng lồ rộng 40 triệu km vuông bị phát mãi”. Đến nay, nhóm thiểu số bốn mươi lăm triệu người Anh đang cai trị sáu trăm triệu cư dân đế chế Anh. Ta sẽ tiêu diệt chúng”, ông nói Đức không muốn chuyến hướng tấn công sang trung tâm của đế chế, quần đảo Anh. Đó là lý do ông chống lại cuộc chiến Baltic.

        Nhưng cái cớ này không làm Molotov nguôi ngoai, ông này tiếp tục than phiền. “Việc ông bảo vệ Rumani khiến chúng tôi không hài lòng”, ông gắt gỏng. “Có phải sự bảo vệ này nhằm chống lại chúng tôi?”

        Trong ngoại giao, thái dộ thù địch được xem như một sai lầm ngớ ngẩn. “Nó áp dụng cho bất kỳ ai tấn công Rumani,” Hitler thẳng thừng đáp và một lát sau, ông đột ngột dừng cuộc họp, với cái cớ như hôm qua, có thể Anh sẽ tiến hành không kích.

        Tối hôm đó Hitler không tham dự buổi tiệc tại Sứ quán Nga. Cuộc tiếp tân đã bị sự xuất hiện của máy bay Anh phá hỏng khi Molotov vừa mời mọi người nâng cốc. Ribbentrop hộ tống chủ tiệc đến nơi trú ẩn máy bay của ông ở Wilhelmstrasse, trong lúc đó, Ribbentrop tận dụng cơ hội đưa cho Molotov xem dự thảo thỏa ước bốn bên mà ông nhiệt tình theo đuổi. Hiệp ước yêu cầu Đức, Nga, Nhật và Italia phải tôn trọng phần ảnh hưởng của từng quốc gia và dàn xếp mọi tranh luận “một cách hữu nghị”. Nó định nghĩa “khát vọng lãnh thổ” của Nga là phương Nam “hướng về Ấn Độ Dương.”

        Molotov không ấn tượng. Ông nói Nga quan tâm đến châu Âu và vùng biển Dardanelles hơn là Ấn Độ Dương. “Vì thế thỏa thuận giấy tờ không đủ đáp ứng cho Liên Xô; Nga phải đặt trọng tâm vào hiệu quả bảo vệ an ninh”. Ông liệt kê một loạt những mối quan ngại khác của Liên Xô: tính trung lập của Thụy Điển, lối vào biển Baltic, số phận của Rumani, Hungary, Bungari, Nam Tư và Hy Lạp.

        Ribbentrop bị bất ngờ đến mức, theo biên bản cuộc hợp, ông chỉ có thể “lặp đi lặp lại rằng vấn đề quyết định là liệu Liên Xô có sẵn sàng hợp tác với Đức trong việc loại trừ Đế chế Anh hay không”. Molotov mím mai đáp: nếu Đức phát động một cuộc chiến sinh tử với Anh thì theo lời Hitler nhận xét trưa hôm đó, Molotov chỉ có thể xem Đức chiến đấu “quyết sinh” còn Anh là “quyết tử”. Khi Ribbentrop khẳng định rằng người Anh không biết mình sẽ bị đánh bại, Molotov đáp, “Nếu như thế, tại sao chúng ta lại ngồi trong hầm trú không kích này? Và bom của nước nào lại rơi quá gần đến mức ở đây cũng nghe được tiếng nổ của chúng?”

        Molotov thắng cuộc tranh luận nhưng lại thua cuộc chiến. Khi đọc báo cáo về cuộc thảo luận trong hầm trú, Hitler nổi cáu. Tin rằng Nga không nghiêm túc trong hiệp ước bốn bên, ông từ bỏ hy vọng liên minh mong manh và kiên quyết thực hiện điều mà ông đã thề từ năm 1928. Cuối cùng, ông quyết định tấn công Nga, sau đó ông kể với Bormann rằng cuộc viếng thăm của Molotov đã thuyết phục ông “rằng sớm hay muộn, Stalin sẽ ruồng bỏ chúng ta đến với kẻ thù”. Ông không thể chấp nhận Nga đe dọa Phần Lan, Rumani, Bungari và Thổ Nhĩ Kỳ. “Đệ Tam Quốc xã, người phòng thủ và bảo vệ châu Âu, không thể hy sinh quốc gia anh em trên bàn thờ của Chủ nghĩa Cộng sản. Hành động như thế thật nhục nhã, chúng ta lẽ ra nên bị trừng phạt vì điều đó. Từ quan điểm đạo đức cũng như chính trị, đó là một nước thí cờ khốn khổ. Dù có làm gì đi nữa chúng ta vẫn không thể tránh khỏi chiến tranh với Nga, và trì hoãn chỉ có nghĩa là sau này chúng ta phải chiến đấu trong hoàn cảnh ít thuận lợi hơn. Do đó, ta quyết định ngay khi Molotov đi khỏi, ta sẽ tính sổ với Nga nếu điều kiện cho phép”. Thêm một lý do nữa là biểu hiện yếu kém của quân Đồng Minh trong cuộc chiến chống Phần Lan bé nhỏ. Hitler xem mình là người của số phận, thượng đằng hơn bất kỳ người nào khác, sự thông thái và sức mạnh ý chí của ông sẽ chiến tháng mọi kẻ thù. Ông mang bản chất “thần thánh nhiều hơn con người”, và vì là người đầu tiên của chủng tộc siêu nhân, “không một thế lực nhân loại tầm thường nào có thể vượt qua ông” và ông đứng “trên luật pháp.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #372 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 07:57:08 am »


2

        Tuy nhiên Hitler luôn giữ kín quyết định này, ông khiến các chỉ huy nghĩ rằng Anh mới là mục tiêu hàng đầu. Vào ngày Molotov đến Berlin, ông ban hành một chỉ thị nhằm buộc Anh đâu hàng mà không cần tấn công liều lĩnh qua biển Manche. Kế hoạch này đòi hỏi sự phối hợp giữa các trận đánh để kết thúc những gì quân Italia đã bắt đầu ở Hy Lạp và Ai Cập. Những cuộc tấn công này - cùng với sự chiếm đóng Gibraltar, Canaries, Azones, Madeira và một phần Morocco - chắc chắn sẽ cắt Anh khỏi Đế chế và buộc Anh đầu hàng.

        Dù là một kế hoạch khéo léo, nó vẫn mang tính may rủi vì phải phối hợp với một cộng sự thiếu minh bạch, một đồng minh không vững chắc và một quốc gia trung lập miễn cưỡng. Không ai hiểu rõ những khó khăn của chiến dịch phức hợp này hơn Hitler, nhưng bất chấp những thất bại gần đây, ông vẫn tự tin vào việc lôi kéo Petain, Mussolini và Franco. Ông bắt đầu với Franco. “Ta đã quyết định tấn công Gibraltar”, ông nói với sứ già của Caudillo (Lãnh tụ Tây Ban Nha), Serrano Suner. Nhưng như thường lệ, anh rể của Franco không thể ra quyết định. Ông nhắc lại nhu cầu ngũ cốc khẩn cấp của Tây Ban Nha và thay đổi yêu cầu về lãnh thổ. Hitler lập tức từ chối điều thứ hai và chỉ ra rằng Tây Ban Nha sẽ hường lợi ích nhiều như thế nào nếu tham gia vào phe chiến thắng. Serrano Suner nói rằng Tây Ban Nha, đất nước từng khiến Napoleon khiếp sợ, luôn sẵn sàng chống lại mọi sự xâm phạm đến lãnh thổ quốc gia. Tây Ban Nha sẽ dùng khoảng thời gian trung lập còn lại để mua lúa mỳ từ phương Tây. Hitler bực tức và nổi giận, sau đó ông nói với thuộc cấp rằng Serrano Suner là “sinh vật ác độc nhất.... (kẻ đào mộ) của Tây ban Nha!”

        Tin rằng Franco sau cùng cũng sẽ tham gia vào chiến tranh, Hitler tổ chức cuộc họp cuối bàn việc đánh chiếm Gibraltar, Chiến dịch Felix vào đầu tháng Mười hai. Ông cử một người bạn của Franco mang các điều khoản đến cho Franco. Người được ông lựa chọn, Canaris, thật tai hại. Đô đốc Canaris, người chống đối Hitler từ năm 1938 trịnh trọng trình bày quan điểm của Hitler, sau đó thân mật khuyên Franco nên tránh xa cuộc chiến mà Phe Trục sẽ thất bại1.

        Khi Canaris báo cáo rằng Franco chỉ tham gia vào chiến tranh “lúc Anh chuẩn bị sụp đổ”, Hitler mất kiên nhẫn; vào ngày 10 tháng Mười hai, ông ra lệnh các chỉ huy từ bỏ Felix như một chiến dịch đã thất bại. Nhưng một vài tuần sau, ông lại chiêu dụ Franco. Trong một bức thư dài ảm đạm, ông hứa sẽ lập tức chuyển ngũ cốc đến, nếu Caudillo chấp nhận cuộc tấn công sớm vào Gibraltar. Ông hứa sẽ không bao giờ bỏ rơi Franco, kèm theo yêu cầu cuối cùng: “Caudillo, ta tin rằng, ba người chúng ta, Duce, ông và ta, được sức mạnh thần thánh của lịch sử liên kết với nhau, vì thế, trong cuộc chiến vĩ đại này, chúng ta nên tuân theo lời răn tối cao để thấy rõ, trong giai đoạn khốc liệt, chi có những quốc gia như chúng ta mới được giải cứu bằng tinh thần kiên cường hơn là sự thận trọng.”

        Một lần nữa, Franco có vẻ đồng ý với mọi điều Hitler nói, nhưng không hành động gì. Franco đã ngăn cản chiến dịch Felix, cứu Gibraltar khỏi tay Anh, ông giữ vùng Địa Trung Hải mở rộng cho phương Tây trong khi cầm chân Adolf Hitler tại châu Âu. Nếu vùng Địa Trung Hải bị đóng kín, gần như Bẳc Phi và Trung Đông sẽ rơi vào tay Quốc xã. Toàn bộ thế giới Ả Rập sẽ nhiệt tình tham gia vào Phe Trục với tất cả tài nguyên của họ - vì họ ghét người Do Thái. Ngoài tình hình kinh tế tồi tệ của Tây Ban Nha, và nỗi sợ của Franco v'ê việc gân kết với kẻ bại trận sau cùng, còn có một động lực cá nhân buộc Franco quyết định gây trở ngại cho Hitler: Trong ông có mang một nửa dòng máu Do Thái2.

-------------------
        1. Sau chiến tranh Hầu tước de Valdeglesias, đại diện cho Franco, hòi Tướng Vigon (một người bạn thân của Canaris) liệu có thật là viên đô đốc chống lại lợi ích của Tây Ban Nha, Franco bật khỏi ghế. “Không, không”, ông kêu lên, “Canaris là một người bạn tuyệt vời của Tây Ban Nha!”


        2. Đại sứ Anh tại Tây Ban Nha, Sir Samuel Hoare, và những người khác trong cộng đồng ngoại giao biết rõ điều này, nhưng họ nghi ngờ rằng liệu Hitler có được những nhà ngoại giao cùa ông thông báo điều này không.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #373 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 08:00:00 am »


3

        Stalin chờ gần ba tuần trước khi thông báo với Đức rằng Liên Xô sẽ tham gia vào đề xuất hiệp ước bốn bên của Hitler với một vài điều kiện, chẳng hạn Đức phải rút quân ra khỏi Phần Lan. Hitler không buồn bận tâm mặc cả, hay thậm chí là việc gửi một hồi âm cho Moscow.

        Tâm trí của ông đã dồn hết vào cuộc chiến, vào cuối tháng, các chỉ huy quân sự bắt đầu chuẩn bị cho chiến tranh bao gồm cả cuộc tấn công Nga. Ngày 5 tháng Mười hai, tham mưu của ba lực lượng đến gặp Hitler, Brauchitsch và Halder. Mặc dù chấp thuận kế hoạch tấn công cơ bản của Haider, Furher phản đối việc noi gương Napoleon tấn công thằng vào Moscow. Brautschitsch tranh luận rằng Moscow là điểm tối quan trọng không chỉ vì nó là nơi tập trung mạng lưới liên lạc của Liên Xô mà còn là một trung tâm quân sự. Hiler nói “Chỉ có những cái đầu hoàn toàn cứng nhắc cố hữu mới nghĩ việc chiếm thủ đô là mục tiêu quan trọng”. Ông quan tâm đến việc chiếm Leningrad và Stalingrad, những cái nôi của chủ nghĩa Bolshevik. Hủy diệt hai cái nôi này, Bolshevik sẽ chết.

        Hitler nói “Quyền bá chủ châu Âu sẽ được định đoạt trong cuộc chiến chống Nga”. Chẳng hạn, thất bại của Liên bang Xô Viết, sẽ giúp kết liễu kẻ thù số hai của ông, nước Anh. Năm ngày sau, Hitler bắt đầu chuẩn bị tinh thần cho nhân dân về cuộc thập tự chinh sắp đến bằng một bài diễn văn hùng hồn ở Berlin. Thật không công bằng, ông nói, khi ba trăm sáu mươi người dân Đức phải sống trong một dặm vuông trong khi những quốc gia khác lại có mật độ thấp hơn. “Chúng ta phải giải quyết vấn đề này”, ông kết luận, “và, vì thế, chúng ta sẽ giải quyết nó.”

        Kế hoạch tấn công có chỉnh sửa được trình lên cho Hitler vào ngày 17 tháng Mười hai. Ông hoãn tấn công Moscow cho đến khi không còn trở ngại từ các quốc gia Baltic, và sau khi chiếm đóng Leningrad, rồi đổi tên của chiến dịch từ Otto sang một tiêu đề ý nghĩa hơn: Barbarossa (Râu Đỏ) theo tên của Feredick Đệ nhất, Hoàng đế La Mã Thần Thánh, người đã cùng binh sĩ hành quân đến miền Đông năm 1190 để giành lấy Vùng đất Thần Thánh. Ông ra lệnh tiêu diệt phần lớn Hồng quân đang đóng tại biên giới phía Tây “bằng một chiến dịch táo bạo do thiết giáp mạnh mẽ dẫn dầu”. Những đội quân Nga còn khả năng chiến đấu sẽ bị ngăn chặn rút quân vào sâu bên trong Liên Xô. “Mục tiêu cuối cùng của chiến dịch là dựng nên một hàng rào chống lại phần nước Nga ở châu Á trên giới tuyến chung Volga-Archangel. Sau đó, nếu cần thiết, sẽ sử dụng không quân trừ khử những vùng đất còn lại của Nga trên dãy Urals.”

        Cuộc tàn sát sẽ diễn ra, cuộc thập tự chinh sẽ khởi động. Hitler không có kiên nhẫn với những kẻ khuyên nhủ Đức chấm dứt tham vọng và tận hưởng thành quả chiến tháng. Họ tranh luận rằng hầu hết châu Âu đều là của Hitler, và sớm hay muộn Anh cũng sẽ nhận ra quyền bá chủ thật sự của ông. Nhưng Adolf Hitler không thể chấp nhận một chính sách bị động như thế. Mục đích của Quốc xã XHCN là tiêu diệt chủ nghĩa Bolshevik. Làm sao ông có thể quay lưng lại với sứ mệnh của đời mình?

        “Ta vẫn luôn luôn ghi nhớ chúng ta phải tránh chiến tranh trên hai mặt trận bằng mọi giá”, ông nói với Bormann, “ông có thể tin rằng ta đã thận trọng cân nhắc rất lâu về Napoleon và kinh nghiệm của Napoleon ở Nga”. Xâm lược Anh không mang lại hy vọng kết thúc chiến tranh, và thái độ thù địch sẽ kéo dài vô tận khi Mỹ ngày càng can thiệp sâu. Cơ hội duy nhất để trừ khử Xô Viết là phải dành thế chủ động. Tại sao lại tấn công vào năm 1941? Vì thời gian đang thuận lợi cho Nga và chống lại Đức. Chi khi chiếm được lãnh thổ Nga thì thời gian mới đứng về phía Đức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #374 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 08:03:27 am »


4

        Ngoài mặt, mối quan hệ giữa hai đồng minh kỳ lạ vẫn tốt đẹp. Trong vòng vài ngày sau khi đưa Barbarossa vào chương trình hành động -  ngày 10 tháng Một, năm 1941 - Hitler chấp thuận ban hành hai thỏa thuận với Xô Viết.

        Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài thân thiện, bất đồng lại nảy sinh giữa các đoàn đại biểu đàm phán về kinh tế. Dòng chảy nguyên liệu thô từ Liên Xô vẫn điều đặn và đúng lịch, trong khi việc giao hàng của Đức chậm chạp, thất thường. Sự trì hoãn có tổ chức này mở rộng sang cả việc chế tạo tàu chiến. Chính Hitler ra lệnh ngừng việc chế tạo một tuần dương hạm mà ông đã hứa với Stalin để sản xuất thêm nhiều tàu ngầm.

        Stalin bắt đầu tham gia vào các cuộc tranh luận về việc giao hàng của Đức nhưng vẫn luôn kềm chế những người đàm phán của ông. Ông quyết định duy trì quan hệ hữu nghị với đồng minh bất trị này càng lâu càng tốt. Trong khi Stalin nỗ lực cho hòa bình - ít nhất cho đến khi Hồng quân đủ sức mạnh chiến đấu - thì Hitler lại tiếp tục chuẩn bị lên dây cót tinh thần chiến tranh và Trật tự mới cho nhân dân. Trong bài diễn văn hàng năm, ngày 30 tháng Một tại Sportpalast, Hitler đứng yên lặng một lúc, rồi bắt đầu nói. “Giọng của ngài”, người thay thế Shirer tại CBS nhớ lại, “đầu tiên chậm rãi, trầm lắng”. Sau đó, đột nhiên sôi nổi, và ngài bắt đầu nồng nhiệt khoa tay hùng biện.

        Có lẽ ông đang nghĩ đến Barbarossa và cuộc thanh trừng chủng tộc sắp diễn ra khi nói, “Ta tin rằng năm 1941 sẽ là một năm quan trọng của Trật tự mới Vĩ đại ở châu Âu,” kẻ thù mà ông tấn công là Anh, lãnh đạo của giới “tài phiệt - dân chủ”, ông buộc tội Anh đã bị bọn Do Thái quốc tế kiểm soát. Những lời này bao che cho cuộc tấn công Liên Xô của ông đồng thời chuẩn bị cho người dân về cuộc tiêu diệt Do Thái cuối cùng. Bốn ngày sau, sau khi nghe báo cáo của Halder rằng sức mạnh của quân Đức tương đương với Nga, nhưng vượt xa về số lượng, Hitler la to, “Khi Barbarossa nổ ra, cả thế giới sẽ phải nín thở và không thốt nên lời!” Thật ra, phạm vi chinh phục của ông đã vượt ra ngoài giới hạn của châu Âu; ngày 17 tháng Hai, ông ra lệnh chuẩn bị một cuộc tấn công vào trung tâm của đế chế Anh là Ấn Độ. Kèm theo là một trận chiến thế gọng kìm ở vùng Cận Đông: phía bên trái từ Nga qua Iran, và phía bên phải từ Bắc Phi đến Kênh đào Suez. Mặc dù những kế hoạch vĩ đại này chủ yếu được vạch ra để đẩy Anh về phe Đức, chúng lại chỉ rõ phạm vi tham vọng của Hitler. Chiến thắng Nga không khó, tinh thần chiến đấu không mệt mỏi của ông đã tìm kiếm một thế giới mới tiếp theo để chinh phục, kẻ thù mới, Mỹ và Roosevelt.

        Ngay sau khi vẽ ra khu vực chinh phục quá rộng lớn, ông bắt đầu dốc toàn lực cho cuộc chiến vừa sức nhất. Sự thất bại của quân Italia ở Anbani và Hy Lạp đã gián tiếp “đánh đổ niềm tin về sự bất bại của chúng ta”. Do đó, bắt buộc phải chiếm Hy Lạp và toàn bộ khu vực sẽ được tái thiết trước khi có thể triển khai Barbarossa an toàn. Hitler cũng xem thất bại của Italia ở Balkan là cơ hội vàng để xâm chiếm lãnh thổ và tài sản kinh tế.

        Đánh chiếm Hy Lạp không hề dễ dàng, do địa thế nước này đặc biệt khó khăn. Có bốn quốc gia nằm lọt vào giữa Hitler và mục tiêu của ông -  Hungary, Rumani, Bungari, Nam Tư. Hai nước đầu, chư hầu thực sự của Đức, đã được quân đội của ông đầu tư trong vài tháng, nước thứ ba, dưới áp lực đáng kể, đã tham gia Hiệp ước ba bên vào ngày 1 tháng Ba. Mặc dù việc này giúp Đức dễ dàng tiến thẳng đến Hy Lạp, nhưng Nam Tư vẫn là mối quan ngại về quân sự và chính trị.

        Mặc dù Hoàng từ Paul bị hấp dẫn trước lời hứa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Nam Tư của Hitler, nhưng rất khó quyết định vì lý do cá nhân: tổ tiên của vợ ông là người Hy Lạp, bà yêu quý nước Anh, ngoài ra giữa ông và Mussolini lại có mâu thuẫn. Hoàng tử đi khỏi mà không để lại câu trả lời, nhưng ba ngày sau - một khoảng thời gian chờ đợi dường như vô tận đối với Hitler - Paul trả lời rằng ông rất sẵn lòng ký Hiệp ước ba bên, với điều kiện Nam Tư sẽ không yêu cầu viện trợ quân sự hoặc chấp nhận quân đội Đức đi qua lãnh thổ. Hitler bất mãn, nhưng cố trấn tĩnh, ông trả lời rằng Đức đồng ý các điều kiện này.

        Giữa tháng Ba, chính phủ Nam Tư rõ ràng sẽ không nhân nhượng, Hitler tỏ ra căng thẳng khi ông phát biểu tại lễ Ngày Tưởng niệm ở Bảo tàng Chiến tranh Berlin vào ngày 16. “Nét mặt ông buồn bã và hốc hác”, Louis Lochner nhớ lại, “da ông tái nhợt, ánh mát mất đi vẻ rạng rỡ. Lo lắng và căng thẳng hằn lên con người ông. Nhưng đó không phái là điều tồi tệ nhất. Điêu khiến tôi ngạc nhiên chính là giọng điệu thờ ơ, lãnh đạm khi ông đọc một mạch những từ ngữ tầm thường trong một dịp như thể”. Ông đọc lướt bài diễn văn như thể nó làm ông chán nản, không cố gắng kích thích tinh thần của hàng triệu người đang lẳng nghe qua đài phát thanh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #375 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 08:05:51 am »


        Ngày hôm sau, tình hình ở Nam Tư đột ngột thay đổi. Hội đồng Hoàng gia đồng ý ký Hiệp Ước ba bên. Điều này khiến quần chúng nổi giận, và sau khi ba bộ trưởng bị sa thải vì chống đối, các sỹ quan không quân cấp cao đã nổi dậy. Rạng sáng ngày 27 tháng Ba, nhóm nổi loạn đã lật đổ chính phủ và người kế thừa ngai vàng trẻ tuổi, Peter, trở thành Vua.

        Sáng hôm đó tại Berlin, Hitler tự chúc mừng bản thân về kết thúc viên mãn của vấn đề Nam Tư, ông vừa mới nhận được thông điệp rằng người dân địa phương “vô cùng ấn tượng” vì Nam Tư chấp nhận hiệp ước mới và chính phủ đã “giải quyết toàn bộ vấn đề”. Năm phút trước mười hai giờ trưa, khi ông đang chuẩn bị cho một cuộc hội thảo quan trọng với Ngoại trưởng Nhật, Matsuoka, một điện tín từ Belgrade được gửi đến. Khi Hitler đọc tin các thành viên cũ của chính phủ Nam Tư đã bị bắt, ông nghĩ đó là trò đùa, sau đó phẫn nộ. Ông không thể chấp nhận bị tước đoạt chiến thắng vào giờ chót. Lần này ông nổi giận thật sự. Ông cảm thấy bị “lăng nhục”. Ông ra lệnh các chỉ huy quân sự lập tức báo cáo về Phủ Thủ tướng, rồi khẩn cấp gọi điện cho Ribbentrop, người đang nói chuyện với Matsuoka tại Wilhemstrasse, và xông vào phòng hội thảo nơi Jodl và Keitel đang đợi cuộc họp hàng ngày. Vung bức điện tín, Hitler kêu lên rằng ông sẽ hủy diệt Nam Tư, một lần và mãi mãi.

        Ông tuyên bố sẽ ban hành mệnh lệnh lập tức tấn công đồng thời từ hướng bắc và hướng nam. Keitel phản đối rằng chiến dịch tham vọng đó bất khả thi. Chiến dịch Barbarossa không thế trì hoãn vì quân đội đã di chuyển theo chương trình vạch sẵn. Ngoài ra, quân đội của List ở Bungari quá yếu để chống lại Nam Tư và chỉ có một gã ngốc mới trông chờ viện trợ từ Hungary.

        “Đó chính là lý do ta triệu Brauchitsch và Haider”, Hitler nói. Họ sẽ tìm ra giải pháp nào đó. “Bây giờ ta dự định sẽ quét sạch khu vực Balkan - đến lúc mọi người nên hiểu rõ hơn về ta.”

        Brauchitsch, Haider, Gõring, Ribbentrop và phụ tá của họ lần lượt tham gia vào cuộc họp. Tất cả đều kinh ngạc lắng nghe Hitler tuyên bố với giọng thù hận, gay gắt rằng ông quyết định “hủy diệt quân đội và đất nước Nam Tư”. Ribbentrop phản đối rằng trước tiên họ nên gửi tối hậu thư cho Nam Tư, Hitler gắt gỏng trả lời, “Đó là cách ông đánh giá tình hình sao? Bọn Nam Tư sẽ thể hiện rằng đen là trắng. Dĩ nhiên, chúng sẽ nói chúng không có dự định chiến tranh, và khi chúng ta hành quân vào Hy Lạp thì chúng lại đánh lén từ sau lưng.” Cuộc tấn công, ông kêu lên, phải bắt đầu càng sớm càng tốt! “Về phương diện chính trị, điều tối quan trọng là cuộc tấn công Nam Tư phải được tiến hành không nhân nhượng và sự hủy diệt quân sự phải theo phong cách Chiến tranh chớp nhoáng.” Điều này sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp khiếp sợ. Nhiệm vụ chính của Goring là trừ khử các khu vực không quân Nam Tư dưới mặt đất trước khi húy diệt thành phố “bằng cách tấn công liên tục.”

        Hitler vội vã gửi tin khẩn triệu tập hai bộ trưởng Hungary và Bungari. Trong cuộc gặp mười lăm phút với người đầu tiên, Hitler hứa: nếu Hungary hỗ trợ trong cuộc khủng hoảng này, họ sẽ lấy lại khu vực Banat. “ông có thể tin rằng ta không bịp bợm, vì ta chỉ nói những việc ta có thể giải quyết.”

        Cuộc họp tiếp theo chỉ kéo dài năm phút. Hitler nói với Bộ trưởng Bungari rằng những sự kiện ở Nam Tư khiến ông căng thẳng. Ông dùng Macedonia làm môi nhừ đế Bungari tiếp tục cộng tác với phe Trục. Bất thình lình, Hitler nổi giận, ông nói “Cơn bão sẽ quét sạch Nam Tư một cách nhanh chóng đến mức các quý ông đó sợ điếng người!”

        Với việc ban hành mệnh lệnh tấn công và sự tham gia của hai đồng minh thiếu quyết đoán, cuối cùng Hitler cũng có thời gian gặp sứ giả của Nhật vào trưa hôm đó. Hitler hy vọng Mỹ sẽ không tham gia vào trận chiến và đề nghị cách tốt nhất là Nhật đánh chiếm Singapore. Matsuoka trả lời chậm rãi và thận trọng bằng tiếng Anh. Ông tin rằng đề xuất của Đức là đúng, rồi nói thêm: “Nhưng tôi không thể hứa chắc dưới danh nghĩa của Nhật vào lúc này”. Ông vội vã khẳng định với Hitler rằng ông là con người của hành động. Thật ra, ông hăng hái đến mức quân đội Nhật phải cử Đại tá Yatsugi Nagai đi theo để đảm bảo ông không vội vã quyết định tấn công Singapore. Vì thế, Matsuoka buộc phái trả lời thoái thác mọi đề cập về pháo đài Anh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #376 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 08:33:05 am »


5

        Matsuoka không hoàn toàn che giấu hiệp ước mà ông hy vọng đạt được với Stalin trong tương lai gần, vì thế, ông bất ngờ khi nghe Ribbentrop, người đã khởi xướng về hiệp ước bốn bên, nói: “Làm sao ngài có thể thực hiện một hiệp ước như thế vào lúc này? Nên nhớ, Liên Xô không bao giờ cho không điều gì”. Nagai xem đó là một lời cảnh cáo, nhưng sự nhiệt tình của Matsuoka không thể bị suy giảm thậm chí khi Đại sứ Oshima quả quyết với Matsuoka rằng chắc chắn Đức và Nga sẽ sớm xảy ra chiến tranh.

        Trước khi viết cho Mussolini về Nam Tư lúc nửa đêm, Hitler đã ký Chỉ thị số 24 kêu gọi tấn công đồng thời Nam Tư và Hy Lạp. “Bây giờ, ta chắc chắn hoàn cảnh này không phải là một thảm họa” ông viết, “nhưng là một tình thế khó khăn đến mức chúng ta, mỏi người, phải tránh phạm sai lầm nếu không muốn tự đẩy mình vào tình cành hiểm nghèo. Duce, bây giờ ta khẩn cấp yêu cầu ông không tiếp hành bất kỳ chiến dịch nào ở Anbany trong vòng vài ngày tới”. Sau khi lịch sự nhắc nhở Mussolini không nên mạo hiểm, ông yêu cầu “tuyệt đối bí mật”, và gạch dưới những từ này để nhấn mạnh.

        Sau thất bại ở Hy Lạp và châu Phi, Mussolini đã không còn là “cộng sự cấp cao”. Trong mắt Hitler, Mussolini đã bị ô danh vì một sai lầm không thể tha thứ. Chiến dịch Grecian bị hủy bỏ không chỉ khuyến khích Anh triển khai tấn công Libya thắng lợi, khiến Franco không ủng hộ chiến dịch Gibraltar, mà còn đẩy Đức đối đâu với Nam Tư vào thời điểm bất lợi nhất. Barbarossa sẽ bị hoãn ít nhất một tháng.

        Mặc dù Hitler đổ tội trì hoãn Barbarrossa cho chiến dịch Nam Tư, nhưng yếu tố quan trọng hơn có lẽ là việc thiếu hụt trang thiết bị của lực lượng Wehrmacht nói chung - trách nhiệm của ông. Ông không tỏ vẻ lo lắng khi triệu các chỉ huy mặt trận đến Phủ Thủ tướng để thông báo ngày tấn công chính xác, và quan trọng hơn, trình bày một bài dài về “cuộc chiến giữa hai hệ tư tưởng đối nghịch nhau sắp diễn ra”. Lúc 11 giờ sáng, ngày 30 tháng Ba, các chỉ huy cấp cao của Barbarossa, cùng với sỹ quan, tập trung trong một phòng nhỏ. Tâm trạng Hitler nặng nề khi nói về tình hình chính trị và quân sự. Mỹ không thể đạt đến đỉnh điểm sản xuất và sức mạnh quân sự trong bốn năm. Do đó, đây là lúc để quét sạch châu Âu. Ông nói họ không thể tránh khỏi chiến tranh với Nga, và sẽ rất tai hại nếu chỉ ngồi chờ đợi. Cuộc tấn công sẽ bắt đầu vào ngày 22 tháng Sáu.

        Nó không thể trì hoãn vì không một người kế vị nào có đủ khả năng và quyền lực để chịu trách nhiệm. Ông, và chỉ có ông, mới có thể ngăn cản sức mạnh khủng khiếp của chủ nghĩa Bolshevik. Ông yêu cầu phá hủy đất nước của Bolshevik, tiêu diệt Hồng quân, và cam đoan rằng chiến thắng sẽ diễn ra rất nhanh và khốc liệt. Vấn đề duy nhất là làm thế nào giải quyết với những người Nga bị chinh phục, cách đối xử với tù binh chiến tranh và dân thường.

        Các sỹ quan quân đội ngồi ngây người trên ghế, tự hỏi liệu họ có phải tham gia vào chương trình này hay không. Là những nhà quân sự chuyên nghiệp, hầu hết họ đều ghê tởm cách thức tàn nhẫn của Hitler, sau khi chiếm đóng Ba Lan, chống lại người Do Thái, giới trí thức, tăng lữ và quý tộc. Nỗi sợ của họ giảm đi khi nghe Hitler đe dọa: “Cuộc chiến tranh chống Nga ác liệt đến mức nó không thể thực hiện một cách quân tử! Đây là cuộc chiến ý thức hệ và khác biệt chủng tộc, nó sẽ được tiến hành theo cách chưa từng có trước đây, tàn nhẫn và vô cùng ác liệt”. Không có một lời phản đối, thậm chí không có một cử chỉ chống đối.

        Sáng hôm đó, Hitler đặt các chỉ huy quân đội vào bài kiểm tra nhân đạo cuối cùng, ông yêu cầu họ hãy dẹp bỏ danh dự với tư cách là những chiến binh. Bây giờ, họ, cũng như rất nhiều người dân Đức cùng chia sẻ nỗi sợ và lòng căm thù Do Thái, miễn cưỡng trở thành đồng minh của Hitler trong cuộc thập tự chinh này. Hôm nay, Không gian sống, điều mà họ cho rằng chỉ là sự đền bù cho những vùng lãnh thổ Đức đã bị mất ở Versailles, đã trở thành nền tảng và lý do thật sự của Hitler trong việc mở rộng xâm lược: tiêu diệt Bolshevik - tức là tiêu diệt Do Thái.

        Trong lúc này, việc chuẩn bị cho cuộc xâm lược Nam Tư - Hy Lạp đã gần hoàn tất. Thật ra, Nga sẵn lòng ủng hộ Nam Tư chống lại cuộc tấn công của Đức đến mức Nga ký một hiệp ước với tân chính phủ vào ngày 5 tháng Tư. Điều này không làm Hitler nản chí. Rạng sáng hôm sau, quân đội Đức băng qua biên giới Nam Tư với một lực lượng hùng hậu. Máy bay ném bom bắt đầu hủy diệt Belgrade trong chiến dịch có cái tên đặc biệt: Punishment (Sự trừng phạt). Khi mực trên hiệp ước với Nam Tư còn chưa kịp khô, các chỉ huy Liên Xô phản ứng bằng cách tấn công chiếu lệ, bỏ mặt cuộc chiến tranh cho Nam Tư và Hy Lạp. Những cuộc không kích ác liệt ở Belgrade vẫn tiếp tục ngày đêm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #377 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 08:36:44 am »


        Hitler cánh báo Gobbels rằng toàn bộ chiến dịch sẽ diễn ra ít nhất trong hai tháng và thông tin này được chuyển đến nhân dân. Trong vòng một tuần, quân Đức và Hungary tiến vào Belgrade, thành phố hoang tàn. Trong khi tiến hành chiến dịch Thanh trừng, 17 nghìn thường dân thiệt mạng. Ngày 17, những binh lính sống sót của quân đội Nam Tư đầu hàng. Mười ngày sau, chiến dịch Hy Lạp thật sự kết thúc khi xe tăng Đức ầm ầm chạy vào Athens. Hai mươi chín sư đoàn Đức được chuyển đến vùng chiến sự trên những con đường chính và hệ thống đường sắt với chi phí năng lượng, xăng đầu và thời gian quá mức. Thật là dùng đại bác bắn chim sẻ.

        Một tiến triển bất ngờ ở Bắc Phi đã xoa dịu sự chán nản của Hitler trước chỉ phí xâm lược Balkan. Với ba sư đoàn, Tướng Erwin Rommel đã tiến công vài dặm vào Ai Cập qua Cyrenaica. Chiến thắng này, khiến Hitler và kẻ thù đều ngạc nhiên, làm tổn hại sự ảnh hưởng của Anh trên toàn miền đông Địa Trung Hải. Nó cũng tác hại đến thanh thế của Anh và thuyết phục Stalin duy trì quan hệ tốt với Đức bất chấp sự khiêu khích của Đức. Ngoài việc nhắm mắt làm ngơ trước tham vọng của Đức ở vùng Balkan, nhà lãnh đạo Xô Viết còn khăng khăng phớt lờ tin đồn rằng Hitler đang lên kế hoạch tấn công chính nước Nga.

        Trong nhiều tháng, tình báo Xô Viết đã dự đoán cuộc tấn công. Nhưng Stalin không tin chính những người cung cấp tin tức của ông và bệnh đa nghi của ông tăng lên cùng với số lượng báo cáo. Tin rằng Hitler sẽ không ngu ngốc tấn công Nga trước khi bình ổn Anh, ông nghĩ rằng những tin đồn này do tư bản phương Tây dựng nên, với hy vọng chia rẽ ông và Hitler. Ông viết bằng mực đỏ trong một báo cáo cảnh báo của một mật vụ Czech: “Thông tin này là sự kích động của Anh. Hãy tìm ra nguồn tin và trừng phạt thủ phạm.”

        Thống chế Yeremenko xác nhận sự nghi ngờ của Stalin trong nhật ký của mình: “Đó là lý do ông ấy thất bại trong việc triển khai phòng thủ dọc theo biên giới một cách khẩn cấp hoặc quyết liệt, vì sợ rằng điều này sẽ trở thành cái cớ để Hitler tin vào lời đồn, Stalin luôn hy vọng chủ nghĩa tư bản và Hitler sẽ tiêu diệt lẫn nhau. Trong mọi trường hợp, ông muốn tránh khiêu khích Hitler tấn công trước khi Hồng quân được vũ trang đầy đủ.”

        Ông cũng rất sốt sắng xoa dịu Nhật, ông đối xử với Ngoại trưởng Maksuoka, mới từ Berlin đến Nga, như một vị khách danh dự, tổ chức một buổi biểu diễn chào mừng khi hiệp ước trung lập được ký kết. Tại buổi tiệc chúc mừng ở điện Kremlin - nó diễn ra vào ngày Belgrade thất thủ - đích thân Stalin mang đĩa thức ăn đến cho sứ giả Nhật, làm họ lúng túng, hôn họ và nhảy múa xung quanh. Hiệp ước là hành động táo bạo trong chính sách ngoại giao, một bằng chứng thuyết phục rằng Stalin có thể phớt lờ lời đồn Đức sẽ tấn công Nga. Dĩ nhiên, Hitler không bao giờ cho phép Nhật bản ký kết thỏa thuận như thế nếu Hitler có ý đồ xâm lược.

        Stalin vui vẻ đến mức ông theo đoàn đại biểu Nhật đến nhà ga để chia tay. Ông hôn Tướng Nagai, rồi ôm chầm lấy Matsuoka bé nhỏ, biếu lộ sự trìu mến. “Không có gì phải sợ ở châu Âu,” ông nói, “bây giờ đã có một hiệp ước trung lập Xô - Nhật.”

        Một vài phút sau, khi đoàn tàu của Nhật rời đi, ông ôm lấy Đại sứ Đức von der Schulenburg. “Chúng ta phải duy trì tình bạn”, ông nói, “và ông phải làm mọi thứ để đạt được điều đó!” “Chúng ta sẽ giữ tình bạn với các ông - trong mọi tình huống!” Chắc hẳn ông đang ám chỉ những ánh sáng từ máy bay Đức trên vùng không phận Nga. Chi trong hai tuần vừa qua, đã có năm mươi cuộc xâm nhập như thế. Tuy nhiên, hai ngày sau, Stalin buộc phải hành động vì một máy bay Đức hạ cánh khẩn cấp tại sâu một trăm dặm bên trong biên giới Liên Xô; trên máy bay tìm thấy một máy chụp ảnh, một cuộc phim chưa tráng và một bản đồ địa hình các quận của Liên Xô đã bị xé.

        Xô Viết gửi một lời than phiên chính thức cho Berlin, nói thêm rằng đã xuất hiện tám mươi cuộc xâm nhập khác vào không phận Xô Viết từ cuối tháng Ba. Đó chỉ là một lời chống đối nhẹ nhàng, Stalin vẫn khăng khăng phớt lờ một loạt cảnh báo mới, tin mới nhất từ Đại sứ Anh Cripps, người dự báo Hitler sẽ tấn công vào ngày 22 tháng Sáu1.

        Đến lúc này Hitler mới nói cho Ribbentrop về Barbarossa. Ông cấm Ribbentrop thảo luận vấn đề với bất kỳ ai, sau đó bảo đảm với Đại sứ von der Schulenberg ở Moscow: “Ta không định phát động chiến tranh chống Nga”. Hai ngày sau, Hitler xác nhận ngày tấn công một lần nữa, ngày 22 tháng Sáu.

        Không còn nghi ngờ gì nữa, Đức đang bước vào cuộc chiến với lực lượng quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới. Nhưng Đức vẫn chưa có đồng minh hiệu quả. Nhật nằm bên kia trái đất; Italia là món nợ đời; Tây Ban Nha không khoan nhượng về chính trị; và Pháp thì không đáng tin. Những nước nhỏ như Nam Tư, Hungary, Rumani cảm thấy bất an. Sức mạnh duy nhất của ông là Wehrmacht, nhưng chỉ dựa vào lực lượng quân đội là đòn chí tử đối với bất kỳ kè xâm lược nào. Chiến thắng phải đạt được bằng chính trị, không phải vũ lực. Napoleon đã nếm trải bài học cay đắng này từ Anh, đất nước có truyền thống thua trong trận đánh nhưng thẳng toàn cuộc chiến. Họ đã thua Hitler trận đánh ở châu Âu, nhưng đã thành công trong cuộc chiến giành thuộc địa và viện trợ của Mỹ.

        Cơ hội chiến thắng duy nhất của Hitler ở miền Đông là một liên minh với hàng triệu người sống trên Liên Xô nhưng căm thù Stalin, tuy nhiên nếu ông không nghe theo lời Rosenberg cho họ được độc lập, ông không chỉ mất cơ hội cuối cùng cho một Liên Minh Vĩ Đại thật sự mà còn biến đồng minh tiềm năng thành kẻ thù không đội trời chung.

----------------
        1. Nhiều lần những thành viên của nhóm Ultra đã nỗ lực nghe lén và giải mã những thông tin quan trọng đến Liên Xô nhưng không tiết lộ nguồn tin.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #378 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 08:39:47 am »


6

        Mặc dù ban đầu các chỉ huy quân đội của Hitler kinh hoàng vì ý nghĩ xâm lược Nga, nhưng hiện tại họ đã cùng chia sẻ niềm tin của ông rằng chiến thắng sẽ đến rất nhanh. Mọi người đồng lòng tin rằng chiến dịch sẽ kết thúc thành công trong vòng ba tháng.

        Furher, theo lời Tướng Guderian, “đã tiêm nhiễm thành công sự lạc quan vô căn cứ của ông vào đầu đoàn tùy tùng quân sự. OKW và OKH tràn đầy tự tin vào chiến thắng trước mùa đông đến mức cứ năm binh sĩ mới được một bộ quần áo đông”. Dĩ nhiên, vẫn có một vài sự chống đối ở tầng lớp cấp cao. Ngay từ đầu, Ribbentrop và Đô đốc Raeder đã công khai phản đối Barbarossa. Keitel cũng có những lo ngại nhưng ông biết cách giữ kín sự chống đối. Trong nội bộ những người thân cận của Hitler cũng có quan điểm bất đồng. Rudolf Hess - người đứng sau Gõring để kế vị Furher - nhiệt tình tán thành lý thuyết Không gian sống nhưng phản đối việc tấn công Nga chừng nào mà cuộc chiến với Anh còn chưa kết thúc. Ông nói với Schwerin von Krosigk chỉ có Bolshevik mới đạt được lợi ích từ mâu thuẫn rủi ro này. Quyết định theo đuổi vấn đề làm thế nào bình ổn Anh, ông đã gặp Giáo sư Karl Haushofer ở rừng Grunewald vào mùa hè trước đó. Họ thảo luận nhũng biện pháp tốt nhất để đàm phán hòa bình mãi đến hai giờ sáng. Haushofer đề nghị một cuộc gặp mặt bí mật với một vài chính trị gia lỗi lạc người Anh ở một thành phố trung lập. Một cuộc phiêu lưu sẽ khiến cả thế giới kinh ngạc đã hình thành từ khởi đầu khiêm tốn này.

        Hess hào hứng với đề nghị về một cuộc gặp bí mật, ông trình kế hoạch cho Hitler, hy vọng có lẽ nó sẽ phục hồi tầm ảnh hường đang giảm dần của mình. Hitler chấp thuận đưa ra đề nghị thông qua Albrecht Haushofer, con trai lớn của vị £iáo sư, người làm việc ở Văn phòng Ngoại giao.

        Haushofer con, một thành viên của Nhóm chống đối trong nhiều năm, thận trọng đề nghị với Hesse rằng khả năng tốt nhất là một cuộc gặp với người bạn Anh thân thiết của ông, Công tước Hamilton, vì người này đã tiếp cận với Churchill và Nhà vua. Thời gian trôi qua quá lâu đến mức Hess quyết định tự ý hành động mà không báo cho Haushofers hoặc Hitler. Kế hoạch của ông là tự mình thực hiện sứ mệnh, tiến hành một cách quyết liệt đến mức sẽ hạ gục Anh như một hành động thượng võ. Ông sẽ bay qua lãnh địa của Công tước Halmiton, dùng tàu lượn đáp xuống và bí mật tiến hành đàm phán dưới tên giả. Sau này Hess nói với những người chất vấn: “Tôi phải đương đầu với một quyết định khó khăn”. “Tôi không nghĩ mình có thể đến được mục tiêu cuối cùng trừ khi tôi phải tiếp tục giữ trong đâu hình ảnh la liệt những hàng quan tài trẻ em dài vô tận, những người mẹ nức nở theo sau, cả người Anh lẫn người Đức; một hàng dài quan tài khác của những người mẹ với những đứa con mặc tang phục theo sau”. Hess tin rằng chỉ với kế sách kinh điển đó mới có thể khiến ước mơ liên minh Đức và Anh của Furher thành sự thật. Nếu Hess thất bại, Hitler sẽ không bị liên quan; nhưng nếu Hess thành công, ông sẽ để Furher nhận lãnh thành tích của kế hoạch. Ông thừa nhận rằng hy vọng mong manh đến mức cơ hội đáp xuống Scotland còn sống là một phần mười. Nhưng kết quả xứng đáng để mạo hiểm.

        Hess tin chác Hitler sẽ chào đón một cuộc mạo hiểm hòa bình khác lạ nhưng không bao giờ cho phép Hess liều mạng sống để hành động. Do đó, điều quan trọng là giữ bí mật. Theo lời phụ tá Wiedermann đó là quyết định của một người hầu ngây thơ, không quá thông minh, “một thuộc cấp tận tụy và xông xáo nhất của Furher”.

        Hess thuyết phục Willy Messerschmidt, kỹ sư hàng không, cho ông mượn một chiếc ME-110 hai người lái để tập luyện bay, sau đó đánh giá giới hạn bay xa nhất. Ông nói nó nên có hai bình xăng phụ 700 lít gắn trên mỗi cánh. Sau khi miễn cưỡng thực hiện sự thay đổi này, Messerschmidt lại được yêu cầu gắn thêm một thiết bị radio đặc biệt. Sau đó, họ bắt đầu tập luyện dưới lớp vỏ giải trí, sau hai mươi chuyến bay, Hess cảm thấy mình đã có thể thành thạo điều khiển chiếc máy bay cải tiến. Trong khi đó, trái với nguyên tắc chiến tranh, Hess yêu cầu một bộ đồng phục bay bằng da mới, thuyết phục Baur (phi công riêng của Hitler) giao cho ông bản đồ bí mật của khu vực cấm, và thiết lập một làn sóng radio mới trong ngôi nhà của ông ở ngoại ô Munich.

        Sau này khi ở trong tù viết thư cho vợ ông viết: “Chuyến bay và mục đích của nó đã giữ chặt anh bằng sức mạch của một lý tưởng kiên định. Những việc còn lại, anh dường như chỉ nghe và thấy một phần...” Những ngày đầu tháng Năm, ông sống và di chuyển trong thế giới của dụng cụ, pit tông áp suất, bình chứa xăng gắn kèm, ống bơm hơi phụ, máy làm mát và máy phát sóng radio.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #379 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 08:43:32 am »


        Vợ ông nhận thấy mối ưu tư của ông. Điều khiến bà ngạc nhiên hơn là lượng thời gian bắt thường mà ông dành cho con trai bốn tuổi của họ, người mang bí danh của Hitler, Wolf. Hơn nữa, dù Hess không thích chụp ảnh, nhưng chính ông lại đề nghị chụp ảnh với con trai.

        Sáng Chủ nhật, ngày 10 tháng Năm, Hess dậy từ sớm, sau khi biết tin dự báo thời tiết tốt, ông chuẩn bị cho chuyến bay. Ông chưa bao giờ lịch thiệp với vợ như thế. Sau khi dùng trà, ông hôn tay bà rồi đứng lặng người tại cánh cửa phòng trẻ em “một cách trầm tư và dường như nuối tiếc”. Bà hỏi khi nào ông trở về, ông nói muộn nhất là thứ hai, bà gắt gỏng, “Em không tin. Anh sẽ không thể về sớm như thế”. Cảm xúc trong ông thật lộn xộn,” và trước khi bà có thể nói thêm, ông đi thẳng vào phòng trẻ em để nhìn cậu con trai đang ngủ ngon lành lần cuối.

        Lúc 6 giờ chiều, sau khi giao cho người phụ tá một bức thư gửi Hitler, Hess cất cánh từ sân bay Augsburg tiến về Biển Bắc. Bất thình lình, trái với dự báo thời tiết, màn mây che phủ tan biến, và trong phút chốc ông nghĩ đến việc quay về. Nhưng ông tiếp tục bay và trông thấy đảo quốc Anh, đang bị bao phủ trong một màn sương mù. Ông tìm nơi trú ẩn, giảm tốc độ tối đa để hạ cánh, đầu tiên ông không nhận ra một chiếc Spitfire đang theo đuôi' Ông bứt phá khỏi kẻ đeo bám, bay là là trên khu ngoại ô âm u với vận tốc hơn 450 dặm một giờ, lướt sát qua những ngọn cây và nóc nhà. Trên tinh thần của người vận động chính trị, ông nhằm đến ngọn núi hiện ra mờ mờ ở phía trước. Đó là điếm dẫn đường của ông, ông bay dọc lên những sườn dốc và trượt xuống phía bên kia, luôn luôn giữ cách mặt đất vài dặm. Ngay trước 11 giờ tối, ông chuyển sang hướng đông, hướng về một tuyến đường sắt và cái hồ nhỏ mà ông nhớ nằm ngay phía nam nhà của Công tước. Ông bay lên độ cao khoảng 2.ooom, một độ cao an toàn để nhảy dù, và tắt động cơ. Ông mở cửa máy bay - rồi đột nhiên nhận ra mình đã bỏ qua một bước trong những tuần luyện tập ti mi: “Mình chưa bao giờ hỏi làm sao để nhảy; mình nghĩ nó quá đơn giàn!” Khi chiếc ME-110 lao xuống, ông nhớ một người bạn từng đề cập rằng một chiếc máy bay nên bị lập úp. Sau một nửa vòng quay, ông thấy mình bị lộn ngược, được giữ bên trong máy bay bằng sức gió ly tâm. Ông bắt đầu choáng váng; ngay trước khi bất tinh, ông nghĩ: “Vụ tại nạn sẽ xảy ra ngay thôi!” Ông chợt tinh và nhìn thấy kim tốc độ chỉ mức o. Ông nhảy ra khỏi máy bay, kéo dây dù. May mắn thay, trong khi bất tinh, ông tự động chinh chiếc máy bay ra khỏi cú quay nửa vòng và chuyển sang rơi gần như vuông góc với mặt đất. Vì thế, trước sự ngạc nhiên của mình, ông vẫn an toàn giữa không trung.

        Ông rơi xuống đất, ngã về phía trước, choáng váng lần thứ hai. Một người nông dân tìm thấy ông, ông bị dẫn đến Home Guard và đưa đến một doanh trại ở Glassgow. Hess khẳng định mình là Đại úy Alfred Horn, ông yêu cau được gặp Công tước Hamilton.

        Đến tận sáng Chủ nhật, bức thư của ông mới được gửi đến Hitler ở Berghof. Trong khi Engel đang đọc báo cáo hàng ngày, anh trai của Martin Bormann, Albert tiến vào và thông báo rằng phụ tá của Hess muốn gặp Furher vì vấn đề khẩn cấp. Albert bị đuổi ra trong sự nổi giận “Ông không thấy ta đang nghe báo cáo quân sự và không muốn bị làm phiền sao!” Một phút sau, Albert, mặt tái nhợt, rụt rè đi vào lần nữa. Nhưng lần này ông không bị đẩy ra. Khắng định rằng vấn đề quan trọng và có thể nguy hiểm, ông chuyển bức thư của Hess. Hitler đeo kính, và bắt đầu đọc một cách hờ hững nhưng ngay khi ông thấy những dòng chữ “Thưa Furher, khi ngài nhận được bức thư này tôi đã ở Anh!” ông ngồi xuống ghế và la lớn đến mức dưới Tâu cũng có thể nghe thấy. “Ôi, lạ) Chúa! lạy Chúa! Ông ấy đã bay đến Anh!”

        “Thưa Furher, và nếu kế hoạch này - mà tôi dự đoán rất ít cơ hội thành công - kết thúc thất bại và định mệnh chống lại tôi, việc này sẽ không ảnh hường gì đến ngài và nước Đức; ngài có thế chối bỏ mọi trách nhiệm. Chi cần nói tôi bị điên.”

        Furher tái nhợt, ra lệnh gọi điện thoại cho Thống chế. Ngay khi Gõring vừa đến gần Nuremberg, Hitler quát, “Goring, đến đây ngay lập tức!” Ông quát mâng Albert Bormann đã qua mặt anh trai và Ribbentrop, ra lệnh bắt giữ người phụ tá xui xẻo của Hess, và bắt đầu đi qua đi lại một cách giận dữ. Khi Martin Bormann vội vã chạy đến, Hitler muốn biết liệu Hess có thể đến Anh bằng một chiếc ME-110 hay không. Nhân vật nổi tiếng của Thế chiến thứ nhất, Tướng Không quân Udet trả lời rằng không bao giờ, không thể thực hiện với bình xăng hạn chế của nó. Furher lầm bầm, “Ta hy vọng ông ấy sẽ rơi xuống biển!”
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM