Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 03:29:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 49196 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #350 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 10:06:56 pm »


7

        Vào ngày 10 tháng Năm, Anh và Pháp bị kẹt cứng trong sự kinh ngạc, Bộ tham mưu của họ không để tâm đến cảnh báo từ Bi và Hague hay chính mật vụ của họ. Chamberlain muốn duy trì chức Thủ tướng nhưng ông tin mình nên từ bỏ. Vua George VI tiếc nuối chấp thuận đơn từ chức của ông và đề cử Halifax kế vị. Nhưng rõ ràng chỉ có Winston Churchill mới đủ năng lực và lúc 6 giờ tối, Đức vua triệu ông đến cung điện. Churchill đã từng miễn cưỡng khen ngợi Hitler trong một lá thư gửi tờ Times : “Tôi luôn nói rằng tôi hy vọng nếu Anh quốc bị đánh bại trong chiến tranh, chúng tôi tin Hitler sẽ lặp lại hòa bình hợp pháp cho các quốc gia”. Những lời này không hề xoa dịu Hitler, ông luôn xem Churchill là kẻ thù ghê gớm nhất, là công cụ mà bọn Do Thái Anh chèn vào liên minh Anh - Đức. Đó là sự căn thù sâu sắc, đối lập kỳ lạ với sự ngưỡng mộ của ông dành cho Stalin, việc Churchill được thăng lên chức Thủ tướng là một tin khó chịu.

        Khi quân đội Hitler cùng thiết giáp tiến sâu vào Hà Lan và Bỉ, Goebbels chuẩn bị cho nhân viên tiến hành chiến tranh tuyên truyền tiếp theo. Trong cuộc họp bí mật vào ngày 11 tháng Năm, Bộ trưởng trình bày rõ những nguyên tắc cho kế hoạch tương lai rằng mọi thứ trong báo cáo của kẻ thù đều không chính xác và thậm chí những điều có hay cho chúng ta phải được phủ nhận ngay lập tức. Quan trọng hơn, chúng ta phải nói đi nói lại với người Anh và Pháp rằng chính họ mới là người tuyên bố chiến tranh. “Đây là cuộc chiến của họ, và nó đang chống lại họ. Chúng ta không bao giờ cho phép chúng ta bị dẫn dắt vào thế xâm lược một lần nào nữa.”

        Cuộc tấn công vào phía tây Bỉ mang lại chiến thắng quan trọng nhất. Dĩ nhiên, đây là một phần trong kế hoạch của Hitler nhằm đánh lạc hướng sự chú ý vào cuộc tấn công chính qua những ngọn đồi của dãy Ardennes. Trước ngày 13 tháng Năm, quân đội đã băng qua sông Meuse ở một vài vị trí và tiến sát Sedan nơi Hitler hy vọng sẽ phá vỡ được liên kết yếu ớt của phòng tuyến Maginot.

        Mặc cho những tin tức thắng lợi ở phía Bắc, Hitler vẫn phiền lòng bởi sự chống cự kiên trì của quân Hà Lan ít ỏi, vào buổi sáng ngày 14, ông ban hành chỉ thị “cấp tốc” đập tan cuộc kháng cự này. Biệt đội Không quân Đức được gửi đi từ Bỉ “để dễ dàng chinh phục nhanh chóng Pháo đài Hà Lan”. Trong vài giờ, Không quân Đức đã ném 98 tấn thuốc nổ vào Rotterdam. Mục tiêu hủy diệt sự chống cự của quân Hà Lan ở những chiếc cầu trên sông Nieuwe Maas, nhưng những quả bom lại dội vào trung tâm thành phố, giết chết 814 dân thường. Sự thật bị báo chí dân chủ bóp méo, họ nói danh sách thương vong từ 25 nghìn đến 30 nghìn người. Báo chí phương Tây cũng không tiết lộ rằng thỏa thuận chiến thuật giữa hai bên nhằm hạn chế đánh bom vào khu vực phi quân sự đã bị Anh phá hủy trước tiên. Ba ngày trước, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Pháp, 35 oanh tạc cơ của Không quân Hoàng gia tấn công vào một thành phố công nghiệp ở Rhineland, giết 4 thường dân, bao gồm 1 phụ nữ Anh. “Cuộc đột kích vào đêm 11 tháng Năm, dù nhỏ nhưng lại trở thành một sự kiện bước ngoặt”, F.J.P. Veale, một luật gia Anh, nhận xét, “vì nó là sự vi phạm luật chiến tranh nghiêm trọng đầu tiên: chỉ gây ra thương vong cho lực lượng chiến đấu của quân địch”. Mặc cho sự trả đũa tàn bạo của Hitler ở Hà Lan, ông phản đối đề xuất đánh bom vào trung tâm London. Ông “vẫn chưa” sẵn sàng đi xa như thế. Bi kịch Rotterdam đã kết thúc sự kháng cự của quân Hà Lan, vài giờ sau Tổng tư lệnh quân đội Hà Lan ra lệnh binh sĩ hạ vũ khí. Cùng ngày, thiết giáp Đức tấn công vào Quân đoàn số 9 và số 2 của Pháp tại Sedan. Dưới sự hỗ trợ của máy bay ném bom Stuka, 3 hàng dài thiết giáp chạy rầm rầm và rung chuyển hướng về phía eo biển Manche.

        Vào sáng hôm sau. “Chúng ta đang thất thủ!” Thủ tướng Reynaud hét lên với Churchill. “Chúng ta đang bị đánh bại!” Churchill không thể tin được, các tướng lĩnh của ông cũng thế.

        Cuộc tấn công xâm lược Pháp được Goebbels góp sức. Ông nói với tùy tùng vào ngày 17 tháng Năm “Nhiệm vụ của các máy phát bí mật, từ bây giờ, là dùng mọi cách gây ra tâm lý hoảng loạn ở Pháp... Nó phái phát cảnh báo khẩn cấp về sự nguy hiểm của bọn gián điệp, bao gồm cả tất cả dân tị nạn Đức. Nó phải cho thấy trong tình hình hiện tại, thậm chí bọn Do Thái từ Đức không gì khác hơn là gián điệp Đức”. Sáng hôm đó, Hitler tiến về Bastogne ở trung tâm Ardennes. “Cả thế giới hãy lắng nghe” ông tuyên bố chiến thắng. Ồng đến tổng hành dinh của Quân đoàn A, do Tướng Gerd von Rundstedt chỉ huy, để bàn về quy trình tấn công eo biển Manche và trong tâm trạng cởi mở Hitler ở lại dùng bữa trưa, sau đó đi gặp quân đội bày tỏ chiến thắng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #351 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 10:10:49 pm »


        Hầu hết những người từng cảnh báo Hitler đã tiến hành quá nhanh và quá liều lĩnh đều trở thành tín đồ của sự “bất khả sai” của ông. Trong khi đó, các nhà công nghiệp Đức lên kế hoạch viếng thăm Hà Lan cho công việc kinh doanh.

        Trước buổi sáng ngày 19 tháng Năm, vài sư đoàn thiết giáp ở trong bán kính 50 dặm cách biển Manche, vào buổi chiều sư đoàn số 2 tiến vào Abbeville ở núi Somme. Bẫy đã sập và trong đó là quân Bỉ, toàn bộ quân Viễn chinh Anh và ba tập đoàn quân Pháp. Hitler ngạc nhiên đến mức khi Brauchitsch gọi điện thông báo về việc bắt giữ ở Abbeville, giọng ông tràn ngập cảm xúc. Ông cầu nguyện cho mọi người. Jodl viết trong nhật ký rằng Lãnh tụ rất phấn khích. “Ông đánh giá cao Quân đội Đức và những người chỉ huy. Ông bận bịu soạn thảo hiệp ước hòa bình nhấn mạnh vào việc: trao trả phần lãnh thổ bị tước đoạt từ nhân dân Đức trong suốt 400 năm và cả những giá trị khác.”

        Mọi việc diễn ra đúng như ước mơ của Hitler. Trong vòng ba ngày thiết giáp của Quân đoàn A chạy về phía Bắc, đóng cửa cảng biển Manche ở Calais và Dunkirk, điều này sẽ cắt đường rút lui về nước của quân Anh. Gõring bảo đảm với Hitler vô điều kiện rằng một mình Không quân Đức có thể tiêu diệt quân địch còn sót lại trong bẫy. Tất cả những gì ông yêu cầu là rút thiết giáp Đức và bộ binh để họ không bị đồng đội đánh bom. Nhớ lại mối hận với Wehrmacht và các chỉ huy quân đội cấp cao, Hitler có thể xem đây là cơ hội để củng cố vị trí của ông trong quân đội. Ông cho phép Gõring diệt sạch kẻ thù từ trên không.



 
        Goring đắc chí nói với Milch khi ông trở về tổng hành dinh không quân. “Không quân Đức sẽ quét sạch bọn Anh ở bờ biển. Tôi đã nói Furher tạm dừng quân đội”. Milch phản đối rằng bom của họ sẽ chìm xuông rất sâu trước khi phát nổ. Ngoài ra, Không quân Đức không đủ mạnh cho một chiến dịch như thế. “Hãy để cho tôi, đó không phải là việc của ông,” Goring nói và kiêu hãnh trở lại. “Quân đội luôn muốn cư xử như những quý ông. Họ bao vây quân Anh nhưng lại hạn chế tổn thương cho chúng càng ít càng tốt. Nhưng Furher muốn dạy chúng một bài học mà chúng không dễ quên.”

        Sáng hôm sau, ngày 24 tháng Năm, Hitler đến thăm Rundstedt và nhân viên của ông tại tổng hành dinh Quân đoàn A. Trong tâm trạng phấn khởi, Furher tiên đoán rằng chiến tranh sẽ kết thúc trong vòng 6 tuần. Sau đó sẽ mở đường cho thỏa thuận với Anh. Tất cả những gì ông muốn ở họ là sự thừa nhận vị thế của Đức ở châu Âu. Khi bàn về chiến thuật, Tướng von Rundstedt không phản đối việc sử dụng máy bay để hạ gục quân địch đang bị bao vây tại Dunkrik. ông đề nghị dừng thiết giáp tại kênh đào bên dưới thành phố bao vây. Hitler đồng ý với sự quan sát của ông rằng thiết giáp nên dành cho chiến dịch chống Pháp. Lúc 12 giờ 45 phút, lệnh tạm ngừng được ban hành đến Quân đoàn 4 dưới danh nghĩa của Furher.

        Đêm đó, bốn sư đoàn thiết giáp được lệnh dừng lại tại eo biển Manche. Binh sĩ thiết giáp rất ngạc nhiên. Họ biết họ có thể chiếm Dunkrik dễ dàng. Tại sao họ lại không được phép đánh chiếm cảng biển rút lui về Anh cuối cùng?

        Tham mưu trưởng quân đội Haider tin rằng Góring chỉ đơn thuần vì danh lợi cá nhân và đã thuyết phục được Furher bằng cách tranh luận rằng nếu các tướng lĩnh quân đội chiến thắng thì thanh thế của Hitler ở quê nhà sẽ bị tổn hại nặng nề.

        Các tư lệnh bộ binh lặp lại yêu cầu tiến quân vào Dunkrik với thiết giáp và quân đội bộ binh, nhưng Hitler không nghe. Vào ngày 26 tháng Năm, sau những báo cáo về sự xuất hiện của các mấu hạm trên biển Manche (lẽ nào Anh chuẩn bị di tản lực lượng của chúng?) Hitler mới miễn cưỡng chấp thuận tiến công vào Dunkrik từ hướng đông. Nhưng trong cùng ngày, Goring cam đoan với ông rằng Không quân Đức có thể phá hủy cảng Dunkrik. “Chi có là cá mới thoát được qua bờ bên kia. Tôi hy vọng binh lính Anh là những tay bơi lội giỏi.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #352 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 10:12:41 pm »


        Khi quân Anh và Đồng minh rơi vào ngõ cụt, một hạm đội hỏn tạp gồm 900 tàu thuyền bắt đầu rời cảng biển Anh. Những chiến hạm, thuyền, xuồng và tàu thủ công Hà Lan được điều khiến bởi sỹ quan, ngư dân, thợ máy tàu kéo, thủy thủ nghiệp dư hay lành nghề và thủy thủ Chủ nhật, những người chưa bao giờ đi quá 3 dặm. Đây là chiến dịch Dynamo, có nhiệm vụ di tản 45 nghìn người trong 2 ngày. Ông hoàn toàn kinh ngạc trước một chiến dịch cao thượng do một nhóm gồm cả người chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư tiến hành một cách hào hiệp và hiệu quả. Trước ngày 13 tháng Năm, 126.606 người đã được đưa về Anh - và mỗi giờ một đông hơn.

        Các chỉ huy của Hitler không còn đủ sáng suốt. Quân địch bị bao vây đang tan rã. Thậm chí, một số tháo chạy qua biến Manche trên “bất kỳ thứ gì trôi được”, tuy nhiên, trước buổi trưa, chỉ huy tối cao Đức cuối cùng đã nhận ra cuộc di tản đang tăng đần và việc đánh bom tăng lên dữ dội. Nhưng sương mù kéo đến và giải thoát quân Anh. Không chỉ che phủ Dunkrik mà tất cả các mặt trận của Không quân Đức đều bị bao bọc trong một lớp mây dày khiến 3 nghìn oanh tạc cơ không thể cất cánh.

        Trong khi đó, máy bay ném bom Stukas của Quân đoàn không quân 8 không gây được tổn hại cho đội tàu nhỏ; và những quả bom rơi xuống biển chỉ phát nổ ở rất sâu vì thế khả năng sát thương rất nhỏ. Một máy bay chiến đấu mới của Anh lại gây ra một bất ngờ khác, chiếc Spitfire, tàn phá phi đội oanh tạc của Goring; và khi trời đủ trong để máy bay Đức cất cánh, họ lần lượt bị những chiếc Spitfire nhỏ bé chết người bắn hạ.

        Hitler dường như không bối rối trước cuộc di tản đang tiếp diễn. Trong khi Brauchitsch và Halder hốt hoảng tìm cách chặn đứng sự rút lui về Anh, Furher lại trả lời một cách ngập ngừng, ủy mị. Chính những người chỉ huy đã giơ tay tán thành tại cuộc họp, không phải ông. Trái ngược với cuộc khủng hoảng ở Narvik, ông không đập bàn, không đe dọa, không điên cuồng kêu gọi giải pháp để ngăn chặn sự di tản của quân Anh. Ông để thuộc hạ tự gánh vác hậu quả.

        Vành đai mong manh của phòng tuyến Dunkrik trụ đến ngày 4 tháng Sáu nhưng trước đó, 338.226 quân sĩ Anh và Đồng minh đã được đưa về Anh để chuẩn bị chiến đấu vào một ngày khác. Hiện giờ, những suy đoán liên quan đến cách cư xử kỳ lạ của Hitler nổi lên ở cả hai phía eo biển Manche. Tại sao ông lại cho phép Gõring đánh bom quằn địch đang bị bao vây nhằm “dạy chúng một bài học”, rồi nghiêm nhiên trợ giúp chúng trốn thoát khi không quyết tâm hành động? Ông nói với phụ tá hải quân rằng ông mong đợi Quân viên chinh Anh sẽ chiến đấu đến người lính cuối cùng như họ đã làm trong chiến tranh, và hy vọng cầm chân chúng cho đến khi cạn kiệt súng đạn, sau đó ông sẽ có một đội tù binh khổng lồ để sứ dụng cho đàm phán hòa bình. Nhưng khi chiến thuật thất bại, hầu như không một binh sĩ Anh nào bị bắt giữ, ông cũng không hề tỏ ra giận dữ hay nóng nảy.

        “Luôn luôn tốt khi để một tàn quân trở về nhà để cho dân chúng thấy họ đã bị đánh tơi tả như thế nào”. Ông cũng nói với Bormann rằng ông cố tình tha cho bọn Anh. “Churchill”, ông than phiền, “hoàn toàn không đủ khả năng trân trọng tinh thần cao thượng mà ta đã chứng minh bằng việc hạn chế gây ra mâu thuẫn không thể cứu vẫn giữa Anh và chúng ta.”

        Quân sĩ, bao gồm tất cả các phụ tá, cười nhạo những ai tin rằng Furher hành động vì động cơ chính trị hay nhân đạo. “Việc Hitler cố tình để quân Anh trốn thoát chỉ là chuyện bịa đặt”. Những người thân cận khác của Hitler tin rằng ông mủi lòng vì sự yêu thích người Anh. “Máu của mỗi người Anh quá đáng giá để đổ xuống”, ông nói với Frau Troost. “Hai dân tộc chúng ta thuộc về nhau, theo chủng tộc và theo truyền thống - đây luôn và sẽ mãi là mục tiêu của ta thậm chí khi các tướng quân không lĩnh hội được”. Có người tin chắc rằng Hitler thật sự không bao giờ muốn chiến tranh với Anh - ông chỉ muốn họ ở thế trung lập.

        Ông đưa ngay bằng chứng cho chuyện này bằng cách đưa Unity Mitford về nhà thông qua Zurich trên một chuyến tàu đặc biệt. Ông vô cùng tiếc thương cho số phận của bà, ông nói với Engel. “Bà ấy mất tinh thần, ngay khi lần đầu tiên, ta có thể thật sự tận dụng bà”. Unity Mitford về đến nhà, viên đạn vẫn ở trong đầu bà. Buồn bã, tuyệt vọng, bà không thể ăn uống. Tám năm sau, bà qua đời khi viên đạn di chuyển sâu vào trong não.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #353 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 10:15:27 pm »

        
8

        Vào một đêm mùa thu, Hitler chỉ thị Felsennest bảo tồn toàn bộ khu vực Dunkrik như một “đài tưởng niệm quốc gia”. Văn phòng chính của Furher được dời đến một ngôi làng Bỉ nhỏ ở Bruly-de-Pesche, gần biên giới Pháp. Trước khi Hitler đến, nơi này là một vùng hoang vẳng, mọi người đều di tản. Ông đặt một cái tên hiếu chiến cho nơi yên bình này: Wolfsschlucht (Hẻm núi của Sói), theo bí danh của ông từ những ngày đâu vào Đảng.

        Trước đó, vua Leopold không chỉ đầu hàng và còn từ chối lưu vong. “Tôi quyết định ở lại”, ông nói với Thủ tướng. “Sự nghiệp của Đồng minh đã mất”. Điều này có vẻ hiển nhiên, vào ngày 5 tháng Sáu khi 143 sư đoàn Đức quay sang quân đội Pháp còn sót lại - 65 sư đoàn. Những người phòng thủ còn rất ít xe tăng và không hề có lá chắn không quân trong khi Wehrmacht đang càn quét 400 dặm phía trước. Ở Paris, Reynaud chuẩn bị một khẩn cầu tuyệt vọng mong Roosevelt chỉ viện “hàng loạt máy bay”, rồi sắp xếp hành lý.

        Đây là thời điểm lý tưởng để tham gia vào chiến tranh theo phe Hitler, Mussolini bày tỏ mong muốn tham gia. Nhưng người đồng minh buộc ông chờ đến khi Không quân Đức quét sạch Không quân Pháp. II Duce chỉ có thể kiềm chế đến ngày 10 tháng Sáu trước khi tuyên bố chiến tranh, và giọng điệu vô cùng tự tin trong bức thư giải thích gửi cho Hitler. “Đã nhiều lần trong quá khứ ta tự hỏi về sự ngây thơ của ông ta”, Furher nói với quân đội. “Cả bức thư chỉ chứng minh rằng trong tương lai ta nên cẩn trọng hơn trong các vấn đề chính trị với Italia. Người Italia sẽ phải nhận một sự ngạc nhiên tàn nhẫn. “Đầu tiên, họ quá hèn nhát không tham gia, bây giờ họ lại vội vã để được chia chiến lợi phẩm.”

        Rạng sáng, 32 sư đoàn Italia tấn công 6 sư đoàn Pháp ở hướng Nam, nhưng do thiếu khả năng nên mỗi bước tiến của họ đều phải tính toán kỹ lưỡng. Trước đó, cả hai đầu phòng tuyến Pháp ở phía Bắc đã bị tổn hại, và vào sáng ngày 14, quân đội Đức bắt đầu tiến vào Paris. Đây là một trong những dịp hiếm hoi trong lịch sử chiến tranh hiện đại, Tư lệnh một chiến dịch tiến vào mục tiêu trước quân đội. Tướng von Bock, Tư lệnh Quân đoàn B, đã bay trước bằng máy bay quân sự đến Arc de Triomphe vừa kịp lúc để chào mừng toán quân đầu tiên. Đó là một cuộc diễu binh, không phải chiến đấu, và Bock dành thời gian đi thăm Lăng Napoleon trước khi dùng bữa trưa tại Ritz và mua sắm một ít.

        Tại Hẻm núi của Sói, Goring đang cố thuyết phục Hitler trả thù việc Anh ném bom vào khu dân sự của Đức. Goring tuyên bố ông không thể tha thứ sự tàn bạo của bọn Anh nữa và muốn “trả cho mỗi tên trong bọn chúng 10 quả bom”. Nhưng Hitler không hề suy chuyên. Ông nói “hoàn toàn có thể là Chính phủ Anh quá lo lẳng về Dunkrik đến mức mất hết lý trí, một lý do khác có thể là vì oanh tạch cơ Anh không định hướng chính xác địa điểm ném bom và do một phi đoàn yếu kém điều khiến”. Trong mọi trường hợp, Hitler nghĩ họ nên chờ trước khi tiến hành trả đũa.

        Furher đang trong trạng thái đàm phán. Lợi dụng Paris thất thủ, ông thảo một thỏa thuận cho phương Tây bằng một buổi đàm phán duy nhất với Karl von Wiegan của tờ Hearst. Ông quả quyết mình không dự định tiêu diệt đế chế Anh. Và tất cả những gì ông muốn từ phía Mỹ là một Chủ nghĩa Monroe Doctrine cục bộ: Nước Mỹ cho người Mỹ, châu Âu cho người châu Âu.

        Trong khi quân đội Đức tiếp tục tiến sâu, quân Italia ở phía nam dường như giậm chân tại chỗ. Trước đêm 16, quân Đức gần như tự do đổ bộ vào phòng tuyến đã trở nên lộn xộn của Pháp. Sáng hôm sau, khi Hitler thảo luận tình hình với cố vấn quân sự tại Hẻm núi của Sói, có tin Pháp muốn đình chiến. Quên mất vị trí của mình, ông vỗ đùi và thúc gối trong trại thái phấn kích bộc phát1. Ông hồ hởi đến phát điên, Fraulein Schroder nhớ lại. Các nhân viên vẫn còn ngạc nhiên, nhưng Keitel tiến đến. “Lãnh tụ của tôi,” ông vụng về nói, “ngài là Feldherr (Tư lệnh) vĩ đại nhất mọi thời đại!”

        Mặc dù Anh bị sự đầu hàng của Pháp tác động, Churchill vẫn giữ bình tĩnh khi nói về “thời cơ” của Anh. “Ngọn lửa kháng chiến của Pháp không thể vụt tắt”. Tướng Charles de Gaulle tuyên bố từ Studio B-2. “Nó sẽ không tắt”. Pháp, ông nói, chỉ thua một trận đấu. “Pháp chưa thua cả cuộc chiến tranh.”

        Buổi trưa, Hitler gặp Mussolini tại văn phòng Furher. Lần này nhà độc tài Italia không hề tỏ ra khuất phục. Việc tuyên bố chiến tranh của riêng ông là một chiều gian lận quân sự, một ván bài ngoại giao. Hitler đã đạt được chiến thắng mà không cần hỗ trợ, và sẽ, dĩ nhiên, đưa ra kết luận cuối cùng trong hôm nay. Cả Ciano và Mussolini đều ngạc sửng sốt khi thấy Hitler trong tâm trạng hòa nhã, hào hiệp. Hitler kiên quyết ủng hộ đề nghị hòa bình khoan dung cho Pháp của Ribbentrop. “Hitler giờ đây là tay chơi bài vừa thắng một ván lớn và muốn ăn non rời khỏi bàn, không liều lĩnh thêm nữa”.

------------------
       1. Grierson đã chuyến hành động của Hitler thành một loạt điệu bộ xoay tròn lẳng lơ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #354 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 10:19:19 pm »


        Trong một tấm bưu thiếp, Mussolini viết “Anh hùng tạo thời thế!” Hitler viết “Thời thế tạo anh hùng”. Mussolini thất vọng rời khỏi Rome. Duce sợ rằng thời khắc hòa bình đang đến gần và nhìn thấy ước mơ cả đời không thể vươn tới của ông tan biến: giấc mộng tỏa sáng trên chiến trường.

        Hai ngày sau, ngày hè đầu tiên, Hitler đi đến khu rừng nơi đại diện của Kaiser đã đầu hàng, gần Compiègne. Đó là một lựa chọn địa điểm lịch sử và đầy hận thù. Phía bên đó chính là chiếc xe bằng gỗ nổi tiếng ngày trước, nó được kéo ra khỏi bảo tàng thông qua bức tường đổ nát về vị trí ban đầu. Đúng 3 giờ 15 phút chiều, đoàn xe hộ tống Furher xuất hiện. Hitler nhịp bước về phía chiếc xe, vẻ mặt nghiêm trang, phong thái uy nghi. Ông dừng lại tại bia đá có ghi:

        NGÀY 11 THÁNG MƯỜI MỘT NĂM 1918, NIỀM KIÊU HÃNH TỘI LỖI CỦA ĐẾ QUỐC ĐỨC ĐÃ BỎ MẠNG TẠI ĐÂY - BỊ ĐÁNH BẠI BỞI CHÍNH NHỮNG NGƯỜI MÀ NÓ CỐ NÔ DỊCH.

        Vẻ mặt Hitler ánh lên sự khinh miệt, giận dữ, căm phẫn, thù hận, chiến thắng, ông lầm bầm: “Chúng ta sẽ phá hủy mọi thứ có thể nhắc thế giới nhớ về ngày nhục nhã năm 1918”.

        Keitel đọc to lời mở đầu cho điều kiện ngừng bắn do Hitler soạn thảo. “Những yêu cầu của Đức là nhằm ngăn chặn thương vong tiếp diễnf để Đức bảo đảm an ninh tiến hành chiến tranh với Anh trong tương lai, một cuộc chiến mà Đức không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục, đồng thời tạo dựng điều kiện cho một nền hòa bình mới sẽ hàn gắn những vết thương do vũ lực gây ra trên Đức Quốc xã”. Có vẻ Hitler nhấn mạnh vào Anh hơn Pháp, và chấp thuận hòa bình danh dự nếu Anh muốn. Ông nghiêm trang thề rằng ông sẽ không sử dụng hạm đội Pháp vì mục đích chiến tranh hay, thật ra, sử dụng bất kỳ thiết bị hải quân Pháp nào. Ông lo ngại việc tịch thu hạm đội Pháp sẽ củng cố quyết định chiến đấu của Anh vì nó sẽ thách thức sức mạnh hải quân của họ; ông hy vọng chính sách nhượng bộ sẽ dẫn đến hòa bình bằng một thỏa thuận giữa các quý ông về việc Anh sẽ tiếp tục làm chủ biển cả trong khi Đức biến phương Đông thành Lebensraun (Không gian sinh tồn).

        Khi Schmidt đọc xong văn kiện của Pháp, Hitler cùng đoàn tùy tùng đi khỏi. Keitel và Schmidt ở lại tham gia trực tiếp với Jodl và một vài sỹ quan Đức khác. Sau khi Pháp đánh giá lại các điều khoản, họ khăng khăng muốn chuyển văn kiện cho chính phủ mình tại Bordeaux. “Hoàn toàn không thể được!” Keitel nói. “Các ông phải ký ngay lập tức.”

        Nhưng người Pháp vẫn ngoan cố yêu cầu sự ưu đãi tương tự đã dành cho đoàn đại biểu Đức vào năm 1918. Cuộc đàm phán diễn ra không có hồi kết cho đến khi trời sụp tối. Sáng hôm sau, 22 tháng Sáu, họ tiếp tục và kéo dài đến chiều tối. Trước 6 giờ chiều, Keitel mất hết kiên nhẫn và gửi Schmidt mang tối hậu thư đến cho Pháp: “Nếu chúng ta không thế đạt được thỏa thuận trong vòng 1 giờ, việc đàm phán sẽ chấm dứt, và đoàn đại biểu sẽ được dẫn về phòng tuyến Pháp.”

        Không còn sự lựa chọn. Lúc 6 giờ 50 phút chiều, sau một cuộc điện đàm với Bordeaux, Tướng Huntziger ký hiệp ước đình chiến.

        Trở về Hẻm núi của Sói, Hitler lên kế hoạch thăm viếng Paris. Đó là một thủ đô nghệ thuật và đó là lý do ông muốn ngắm nhìn nó với các nhà nghệ thuật của mình đầu tiên. 23 tháng Sáu, Hitler leo lên chiếc xe không mui đầu tiên của đoàn xe mô tô, ngồi bên cạnh tài xế như thường lệ. Sau lưng ông là những người còn lại trong đoàn.

        Khi họ đến điểm dừng đầu tiên, Nhà hát Opera, đường phố hoang vắng. Ông thân thuộc với tòa nhà như chính Phủ Thủ tướng của mình và ánh mắt ông ánh lên niềm háo hức. “Đây là nhà hát đẹp nhất trên thế giới!” ông nói to với đoàn tùy tùng. Ông săm soi lô rạp hát và phát hiện ra đã mất đi một phòng. Người phục vụ tóc bạc đi theo đoàn thông báo một cách trầm tĩnh rằng nó đã bị phá bỏ cách đây nhiều năm. “Đó, các ông thấy ta biết rõ thế nào chưa!” Hitler kiêu hãnh nói như một cậu học sinh.

        Sau khi tham quan tháp Eiffel, họ đến viếng lăng mộ Napoleon, ông rất xúc động. Cuối cùng ông quay sang Giesler và nói khẽ: “Ông sẽ xây lăng mộ cho ta”1.

        Chuyến tham qua 3 giờ kết thúc tại đồi Montmartre, thánh địa của sinh viên nghệ thuật, ông quay sang Giesler, Breaker và Speer. “Bây giờ công việc của các ông bắt đầu”, ông nói, “Hãy giúp ta. Chăm lo cho các nghệ nhân”. Hitler lại quan sát thành phố nằm bên dưới. “Cám ơn Định mệnh đã cho ta nhìn thấy thành phố nơi ta luôn say đắm không khí kỳ diệu của nó”, ông nói. Đó là lý do ông ra lệnh cho quân đội bỏ qua Paris và tránh chiến đấu trong khu vực lân cận. “Paris đẹp quá phải không?” ông nói. “Nhưng Berlin phải được xây dựng đẹp hơn.” “Ta yêu Paris - đó là nơi tập trung các công trình nghệ thuật từ thế kỷ thứ XIX - nhiều như ông vậy. Và cũng như ông, ta sẽ học tập ở đây nếu Định mệnh không đẩy ta vào con đường chính trị vì hoài bão của ta trước Thế chiến đều nằm ở nghệ thuật”.

        Lúc 1 giờ 35 phút sáng, một tràng tù và đột ngột lanh lảnh vang lên. Keitel đứng và đọc một bài diễn văn ngân trong bóng đêm. Mọi người đứng dậy và cụng ly trong khi Hitler ngồi, thoáng chút bất an. Cuối cùng, ông nói rất nhỏ, “Đó là một trách nhiệm cao cả,” và rời khỏi phòng.

-----------------
        1. Sau đó ông chỉ thị Giesler rõ ràng hơn. Lăng mộ của ông phái cực kỳ đơn giàn và đặt ở Munich. “Nơi ta thực sự được sinh ra”, ông nói. “Nơi ta bắt đầu phong trào và chính là linh hồn ta.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #355 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 10:22:36 pm »


Chương 22

CHIẾN THẮNG EV’N LÀ CHIẾN THẮNG CỦA HOÀN TÁC - DRYDEN
Tháng 6 - 28.10.1940

1

        Mùa hè năm đó Hitler thể hiện rõ sự quan tâm đến đàm phán hơn là chiến đấu. Tại Pháp, vũ khí của ông là khả năng thuyết phục và thể hiện mình là người chiến thắng cao thượng, người đã đề nghị chia sẻ thành quả với Franco một châu Âu phát xít thống nhất và thịnh vượng, một quyền bá chủ được thiết kế không chỉ để chấn hưng đạo đức mà còn là một bức tường thành chống lại chủ nghĩa Bolshevik vô thần. Một trong những bước hành động đầu tiên trong chiến dịch này là yêu cầu các đội quân của ông hành động như những người giải phóng, chứ không phải là những kẻ xâm lược. “Tôi không muốn những người lính của tôi cư xử ở Pháp giống như cách Franco đã cư xử ở Rhineland sau chiến tranh Thế giới lần thứ I!” Ông lệnh cho Hoffmann rằng nếu thấy bất kỳ ai cướp phá có thể bắn ngay tại chỗ. “Tôi muốn hướng tới mối thông hiểu thật sự với người Pháp”.

        Sau đó, những đội quân tiến vào Paris đã không dọa dẫm nạt nộ những nhà dân trong thành phố đòi chỗ ở và đồ ăn miễn phí. Họ mua bán sòng phẳng và thích thú tận hưởng ánh nắng chiều tà tháng Sáu ngoài các quán cà phê ở Champs-Elysees bên những người Pháp. Thường đó là mối quan hệ gượng gạo, yên lặng và không thể hiện điều gì, ngoài nỗi sợ hãi để lại cho người dân Paris, họ từng nghĩ rằng những người phụ nữ của họ sẽ bị cưỡng hiếp, cửa hiệu và ngân hàng sẽ bị cướp phá. Đến giờ, mọi người hiểu rằng Wehrmacht thực ra đang giúp những người dân tị nạn quay trở về thủ đô và một số người đã chấp nhận bức tranh cổ động dán khắp thành phố biểu thị hình ảnh một đứa trẻ trong vòng tay một người Đức thân thiện với lời kêu gọi: “Hỡi những người Pháp! Hãy tin tưởng người lính Đức!”

        Hitler có lẽ rất tự hào về những đội quân của mình. Họ ăn mặc gọn gàng, kiệm lời và tranh thủ cảm tình của mọi người: lịch sự nhã nhặn với phụ nữ, nhưng không quá ga lăng, và tôn trọng những người bạn của họ. Họ đứng đâu trần bên mộ Người lính Vô danh, chỉ đeo máy ảnh. Họ hành động giống như một đoàn khách du lịch đang đi nghỉ một kỳ nghỉ đặc biệt hơn là những kẻ gây khiếp sợ vừa mới hạ nhục quân đội Pháp. Đó là cách quan hệ công chúng rất tinh khôn nắm trong một chương trình được thiết kế nhằm biến nước Pháp thành một nước chư hầu làm thuê hữu ích.

        Bản thân Hitler cũng đóng vai trò là khách du lịch cùng với một nhóm đặc biệt gồm một số sỹ quan và trung sĩ Max Amann. Trong hai ngày, cả nhóm đã vui vẻ dưới sự hướng dẫn của Fuhrer đã tới thăm các chiến trường cũ trong cuộc xung đột góp phần làm nên chuyến đi thăm này. Đó là một chuyến đi đây cảm xúc đối với Hitler. Ông giới thiệu những chiến trường vốn từng là một đầm lầy khủng khiếp, những hầm hào cũ được giữ lại để tưởng niệm và thu hút khách du lịch. Thay vì quan sát cảnh tượng một cách trang nghiêm, Furher nói liên hồi, giải thích cặn kẽ những gì đã diễn ra ở chỗ này, chổ kia. Khi lái xe qua Lille, nơi ông nhớ chỉ toàn một màu nước, một phụ nữ từ cửa sổ nhìn ra đã nhận ra ông. “Ác quỷ!” bà ta hổn hển thốt lên. Trước hết để cho dễ chịu, ông thề sẽ xóa bỏ hình ảnh tệ hại ấy của mình khỏi tâm trí những người dân bị xâm lược.

        Cuộc đi chơi vui vẻ, đây cảm xúc kết thúc ngày 26 tháng Sáu và Hitler phải quay lại với suy nghĩ về nhiệm vụ không dễ chịu đang chờ đợi phía trước: chinh phục nước Anh. Đó là một việc không mấy thích thú, ông nhắc lại với các sỹ quan của mình. Chiến tranh với nước Anh là cuộc chiến giữa những người anh em và việc hủy diệt đế chế của họ thực sự sẽ là nguyên nhân gây tai họa cho nước Đức. Đó là lý do tại sao ông đã phó thác nhiệm vụ cho Hewel, ông miễn cưỡng xâm chiếm nước Anh. Ông nói: “Tôi không muốn xâm lược nước Anh. Tôi chỉ muốn thỏa thuận để buộc nước Anh chấp nhận tình bạn của tôi và hất cẳng hết bọn người Do Thái đang khích động chống lại tôi.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #356 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 10:24:54 pm »


        Hitler vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào cho việc đánh chiếm đảo quốc này. Thực ra, chiến thắng ở phương Tây diễn ra nhanh tới mức còn chưa có một chiếc tàu hay xuồng đổ bộ nào sẵn sàng vượt qua eo biển Manche. Dường như ông đang chờ đợi nước Anh yêu cầu hòa giải. Nhưng những mong đợi đó không thành hiện thực. Ngày 3 tháng Bảy, lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh bất ngờ dội bom xuống hạm đội Pháp đang neo tại cảng Mers-el-Kebir của Algeria. Trong vòng 30 phút, tàu chiến Bretagne bị đánh chìm với 977 người thiệt mạng và 3 tàu khác, gồm cả tàu Dunkerque, bị thiệt hại nặng, tổn thất về người rất lớn. Phần còn lại của hạm đội đã chạy thoát. Những người chiến thằng đã phải trả một giá rất đắt vì lo ngại rằng Hitler có thể sử dụng những con tàu này đế đánh chiếm nước Anh. Với việc di tản người Anh khỏi Dunkirk vẫn là một ký ức cay đắng đối với phần lớn người Pháp, thì cuộc tấn công này đã khuấy động lòng hận thù sâu sắc khắp nước Pháp, đặc biệt sau khi Đô đốc Darlan thề sẽ không để Hitler sử dụng các con tàu của họ. “Nước Anh phản bội” đã trở thành một câu nói cửa miệng ở các tiệm rượu.

        Cuộc nã pháo cũng khẳng định sự buộc tội những người cho rằng hợp tác với Hitler là để bảo vệ Pháp. Hiện tại chính đất nước này bị chia thành hai vùng theo các điều khoản đình chiến. Nước Pháp bị chiếm đóng ở phía Bắc và nước Pháp Vichy ở phía Nam với chính phủ đứng đầu là Thống chế Pétain. Cuộc oanh tạc khiến cho nhiệm vụ của ông nhằm ngăn chặn Phó Thủ tướng Laval đưa nước Pháp tới chỗ hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết với Hitler trở nên khó khăn hơn, trong khi tạo điều kiện để Jean Giraudoux và các trí thức Phát xít khác nỗ lực tìm kiếm những đảng phái mới. Alfred Fabre-Luce đã viết trong cuốn gần như là nhật ký của mình như sau: “Trong một ngày, nước Anh đã giết số lính thủy Pháp nhiều hơn nước Đức đã làm trong suốt cả cuộc chiến tranh”. Ông dự đoán, điều sai lầm của nước Anh ở Mers-Kebir là đẩy nhanh mục đích Một châu Âu của Hitler. Nó cũng thức tinh Fuhrer khỏi giấc mơ tự mãn về việc giải quyết nhanh chóng với nước Anh trong khi vẫn chú trọng vào sự bất lực của chính mình trong việc kiểm soát hạm đội Pháp hay đánh bại Hải quân Hoàng gia. Ông thực sự choáng váng trước khả năng cơ động đáng kinh ngạc của sức mạnh hải quân. Hành động bùng nổ đó của hải quân càng khảng định mối lo ngại trước đây của ông là Hải quân Hoàng gia dù không ngăn cản được cuộc xâm chiếm nước Anh, nhưng vẫn có thế giúp những người lãnh đạo đất nước này thiết lập được tổng hành dinh ở Canada hay Australia và từ đó sẽ thống trị các vùng biến.

        Ông phân vân và đau đớn khi không quyết định được giữa đàm phán và bạo lực. ông nói với Puttkamer: “Nhất định tôi sẽ không bỏ cuộc. Người Anh rốt cuộc sẽ thấy được điều đó theo cách của tôi”. Nhưng khi Brauchitsch và Haider bay tới Berghof ngày 13 tháng Bảy, Hitler đã sẵn sàng chấp thuận kế hoạch của họ muốn xâm chiếm nước Anh, tuy nhiên mấy phút sau lại phản đối rằng ông không hề muốn chiến đấu với nước Anh anh em của mình. Ông không muốn tiêu diệt Đế chế này; cuộc đổ máu chỉ càng làm cho tầng lớp lao động nóng lòng muốn chia sẻ chiến lợi phẩm. Tại sao nước Anh vẫn không muốn hòa giải? Ông tự hỏi và tự trả lời, bởi vậy Halder đã viết trong nhật ký: “Đó là nước Anh vẫn phần nào trông chờ hy vọng vào hành động về phía Nga.”

        Ba ngày sau, Hitler ra một chỉ thị xâm lược đặc biệt, không để nước Anh thành cơ sở đế theo đuổi chiến tranh chống nước Đức và, nếu cần thiết, phải đánh chiếm hoàn toàn đất nước này. chiến dịch mang mật danh Sư Tử Biển (Sea Lion). Ngay sau khi thông qua chỉ thị, Hitler cũng quyết định đưa ra để xuất hòa giải. “Fuhrer sẽ đưa ra một đề xuất hòa giải rất cao thượng đối với nước Anh”, Ribbentrop nói với Schmidt. “Khi Lloyd George nghe được điều đó, có thể ông ấy sẽ muốn liều mạng với chúng ta”. Đến ngày 19 tháng Bảy, bắt đầu cuộc tấn công chế nhạo vào Churchil, tiếp theo là lời đe dọa rằng bất cứ cuộc chiến nào giữa hai đất nước này chắc chắn sẽ dẫn đến kết cục nước Anh bị tiêu diệt, và kết luận với một lời đề nghị mơ hồ: “Tôi không biết lý do tại sao cuộc chiến này cần phải tiếp tục.”

        Câu trả lời đầu tiên của người Anh trước lời đề nghị lạnh lùng của Hitler là của một người biết ông rất rõ. Selton Delmer, giờ đang làm việc cho BBC, đã phát biểu trên đài trong vòng một giờ. Ông nói bằng giọng Đức tôn kính nhất: “Thưa ngài Hitler, trước đây ông đã có dịp hỏi tôi về tư tưởng của công chúng Anh. Bởi vậy, cho phép tôi trả lời vấn đề nhỏ này một lần vào tối nay. Để tôi cho ông biết, chúng tôi ở đây, ở nước Anh này đang nghĩ gì về yêu cầu, về việc ông muốn lôi kéo lý trí và tình cảm chung của chúng tôi. Herr Fuhrer và Reichskanzler, chúng tôi xổ toẹt vào những lời xấu xa của các ông”. Shirer nghe được những lời này trên đài Berlin, khi đang chờ đợi để phát thanh sang Mỹ và quan sát tác động của nó tới những quan chức ở đó. “Ông có hiểu không?” một người hét lên với Shirer. “Ông có thể hiểu được bọn người Anh ngốc nghếch đó nói gì không? Hòa giải bây giờ ư? Họ thật điên khùng.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #357 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 10:26:27 pm »


        Tổng thống Roosevelt cũng không có ấn tượng gì về lời đề nghị của Hitler. Chiều tối hôm đó, trong lời phát biểu trên đài phát thanh từ Nhà Trâng, ông tuyến bố rằng chỉ có một cách giải quyết đối với một đất nước chuyên chế - đó là chiến đấu, không phải là nhân nhượng. Đại sứ Dieckhoff ở Berlin phát biểu, chưa bao giờ Roosevelt lại thể hiện sự “đồng loã” với việc phát động và kéo dài chiến tranh rõ ràng như vậy trong bài phát biểu này. “Nước Anh sẽ không tránh khỏi việc thay đổi tiến trình của mình, cuộc kháng chiến của người Anh sẽ được tăng cường và cuộc chiến sẽ còn tiếp tục”.

        Vẫn chưa có lời phản đối chính thức từ phía London và khi Hitler triệu hồi các tư lệnh về Berlin tham dự cuộc họp vào Chủ nhật, ngày 21 tháng Bảy, ông có vẻ bối rối hơn là hiếu chiến. Ông nói: “Tình hình nước Anh thật vô vọng. Chúng ta đã thắng trong cuộc chiến này. Không thể có sự đảo ngược các triển vọng thẳng lợi”. Ông dự đoán các cơ hội của nội các mới dưới quyền Lloyd George trước khi sa vào sự phỏng đoán ác nghiệt.

        Bất ngờ thoát ra khỏi vẻ trầm ngâm. Ông cần “nhanh chóng kết thúc cuộc chiến” và cho rằng chiến dịch Sư Tử Biển là cách hiệu quả nhất để làm được việc đó. Nhưng sự quả quyết của ông - hoặc có vẻ là như vậy -  cũng nhanh chóng tiêu tan. Ông cảnh báo rằng cuộc đánh chiếm vượt qua eo Manche của đối nhương không phải là chuyến đi một chiều như ở Na Uy. Ở đó có thế sẽ không có yếu tố bất ngờ. Làm thế nào họ có thể giải quyết được vấn đề cung ứng hậu cần? ông cứ tiếp tục lập luận như vậy, chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng mà Đô đốc Raeder (người thư ký mẫn cán của ông) cũng ngầm tán thành. Ưu thế hoàn toàn trên không thật quan trọng và đợt đố bộ đầu tiên phải hoàn tất vào đầu tháng Chín trước khi thời tiết trở nên xấu hơn khiến cho quân Luftwaffe không thể tham gia đầy đủ. Ông quay lại Raeder. Khi nào thì hải quân có thể trình cho ông bức tranh rõ ràng những việc chuẩn bị về kỹ thuật? Khi nào họ có thể bố trí các trận địa pháo ven bờ? Họ có thể bảo vệ đâu cầu đánh chiếm ở eo biển Manche ở mức độ nào?

        Đô đốc thất trận đang suy tính những vấn đề khác: họ sẽ phải vận chuyển số đông quân bằng đường sông và kênh, nhưng vẫn phải đưa tàu thuyền từ Reich tới. Và làm thế nào lực lượng này có thể làm suy yếu hạm đội tàu chiến của Hải quân Hoàng gia hiện có? Sau những tổn thất ở Na Uy, chỉ còn lại có 48 tàu chữ U, 1 tàu tuần dương hạng nặng, 04 tàu khu trục và 3 tàu ngư lôi có khả năng tham chiến. Raeder bối rối đáp rằng ông hy vọng có câu trả lời chi tiết về kỹ thuật trong vài ngày nữa, nhưng làm sao ông có thế bắt đầu triển khai chuẩn bị trên thực tế khi ưu thế về không quân chưa biến thành hiện thực? Brauchitsch đáp lại ý kiến bi quan của ông một cách tự tin. Ông thích chiến dịch Sư Từ Biển. Người phó của Gõring nói rằng Luftwaffe chỉ đợi có lệnh là tiến hành trận không kích trên quy mô lớn; không bình luận, Hitler lệnh cho Raeder trình báo cáo càng sớm càng tốt. “Nếu không thể chắc chắn hoàn tất mọi việc chuẩn bị trước đầu tháng Chín, thì cần phải tính đến những kế hoạch khác”. Gánh nặng Sư Tử Biển được giao cho Hải quân.

        Khi chỉ còn lại hai người, Hitler nói với Brauchitsch: “Stalin đang bỡn cợt với nước Anh đế giữ chân Anh trong chiến tranh và rằng buộc chúng ta, tranh thủ thời gian để làm những gì ông ta muốn và điều đó không thể thực hiện nếu có sự hòa giải”. Dù thừa nhận hiện chưa có dấu hiệu Liên Xô hành động chống Thống chế, nhưng ông vẫn cho rằng người Nga sẽ là một vấn đề cần phải giải quyết. “Chúng ta bắt đầu phải nghĩ đến họ.”

        Một người Anh có khả năng tiên tri vừa mới nhận thấy rằng mục đích thực sự của Hitler là Lebenstraum với sự trả giá của Liên Xô. “Khi người ta so sánh những lời tiên đoán của ông khoảng một năm trước đây với những gì đã diễn ra 15 năm trước”, George Orwell viết trong bài bình luận bằng tiếng Anh về cuốn Mein Campf, “Có một điều đáng chú ý là tư tưởng cứng rắn của Hitler, với tư tưởng đó, quan điểm về thế giới của ông không phát triển được. Đó là một cách nhìn cố định của một người độc tưởng và không bị tác động nhiều bởi những phong trào chính trị hiện thời. Có lẽ, trong tư tưởng của Hitler, Hiệp ước Nga - Đức chẳng hơn gì một kế hoạch làm việc. Kế hoạch này được đặt ra ở Mein Campf nhằm đánh bại nước Nga trước, với dụng ý đánh bại nước Anh sau. Giờ đây, hóa ra phải giải quyết nước Anh trước, vì trong hai nước, thì Nga dễ mua chuộc hơn, nhưng sẽ đến lượt Nga khi nào Anh đã được loại khỏi bức tranh - chắc chắn đó là cách nhìn nhận của Hitler.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #358 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 10:28:34 pm »


        Tuy Hitler đã giành được chiến thắng kinh ngạc về quân sự ở phương Tây, nhưng chiến thắng đó vẫn chưa mang lại cho ông sự ổn định chính trị cần thiết để bắt đầu cuộc chiến tranh thần thánh chống Nga. Những đòn giáng vào nước Anh chỉ đơn thuần làm cho quốc gia rắn đầu này càng rắn đầu hơn và những nỗ lực của ông muốn xoa dịu Franco Vichy để họ cùng tham gia vào cuộc thập tự chinh của ông cũng khó khăn hơn bởi họ chỉ ưng thuận một cách miễn cưỡng và do đó sẽ thiếu sự hỗ trợ tích cực thực sự.

        Bất chấp những điểm bất lợi này, Hitler vẫn tin rằng mình có thể ngăn chặn để cuộc xung đột không trở thành cuộc chiến tranh thế giới, vẫn tin chắc nước Anh sắp đầu hàng tới mức ông đã ra lệnh lập tức tăng cường cuộc chiến tranh tuyên truyền chống Anh. Một trong những hành động đầu tiên của Goebbels là phát thanh trên hệ thống máy phát bí mật những lời dự báo của Nostradamus, rằng London sẽ bị tiêu diệt vào năm 1940. Các cách diễn giải hiện đại lời tiên tri của Nostradamus do lực lượng Không quân Hoàng gia cung cấp.

        Trong thời kỳ có nhiều mối lo ngại này, Hitler đã thu xếp thời gian gặp lại người bạn cũ Kubizek, người mà ông đã gửi vé tham dự lễ hội Wagner năm 1940. Trong lẽ hội đầu tiên Gotterdammerung ngày 23 tháng Bảy, hai người đã gặp nhau ở phòng khách. Sau khi chào hỏi nồng nhiệt Kubizek, Hitler than phiền chiến tranh đã cản trở chương trình tái thiết của ông. “Tôi vẫn có quá nhiều việc phải làm. Còn ai làm việc đó nữa chứ? Vậy mà tôi phải chờ đợi ở đây và đứng nhìn cuộc chiến lấy đi của tôi những năm tháng đẹp đẽ nhất.... Chúng ta đang già đi, Kubizek ạ. Không còn nhiều năm nữa - và sẽ quá muộn để làm những việc còn phải làm.”

        Cuộc gặp riêng với Kubizek hôm nay là một sự việc hiếm thấy xen ngang giữa những trách nhiệm chung ngày càng lớn của Hitler. Thật nghịch lý là mối quan hệ của ông với Eva Braun đã trở nên giống như quan hệ vợ chồng. Thay vì ngăn cách họ, chiến tranh đã mang họ lại gần nhau hơn, vì giờ đây ông có thể dành nhiều thời gian hơn ở Berghof. Không còn nữa những cố gắng công phu nhằm thuyết phục mọi người rằng họ chỉ là bạn bè đơn thuần; các nhân viên và người phục vụ đối xử với Eva với sự tôn trọng lớn nhất, coi bà là chefin, phu nhân của sếp. Bà công khai gọi Hitler một cách thân mật là Du và ông trìu mến đáp lại, đôi khi gọi bà là “Tschapperl”, một vật nhỏ bé đáng yêu theo nghĩa giảm nhẹ của người Viên. Trước mặt những người bạn thân, ông thậm chí đôi khi cầm tay bà hoặc thể hiện những cử chỉ yêu mến công khai. Theo những người bạn thân, mối quan hệ tình ái của họ là bình thường, họ vẫn luôn nghĩ rằng Hitler đã gần 50 và hết lòng vì công việc. Cuối cùng, Eva, cô gái của vùng Berghof, đã được chấp nhận với sự tự tôn và sự tao nhã của mình. Mặc dù cuộc sống của bà có thể còn khó khăn, nhưng niềm tin là bà không còn các đối thủ cũng đủ an ủi đối với bà.

        Mùa hè năm đó Hitler quyết định thời điểm đã đến đối với Lebenstraum và sẽ tiêu diệt chủ nghĩa Bolshevik. Ông lệnh cho quân đội chuẩn bị theo hướng này và ngày 29 tháng Bảy năm 1940, Jodl tới ga tàu Bad Reichenhall để thảo luận vấn đề với Đại tá Warlimont, trưởng phòng kế hoạch của OKW, trên chuyến tàu đặc biệt của ông. Warlimont và ba sỹ quan cao cấp nghĩ rằng chuyến đi bắt thường này có nghĩa là sự thăng tiến hoặc phần thưởng nào đó. Trước sự khó hiểu của họ, Jodl kiểm tra xem tất cả các cửa ra vào và cửa sổ của toa ăn đã đóng chưa và sau đó bất ngờ  thông báo bằng một giọng khẽ khàng, khô khốc rằng Hitler đã quyết định giải thoát thế giới “một cách dứt khoát” khỏi hiểm họa của chủ nghĩa Bolshevik. Sẽ tấn công bất ngờ vào Liên Xô càng sớm càng tốt -  tháng Năm năm 1941. “Những lời nói của Jodl có tác động như một dòng điện”, Warlimont nhớ lại, lúc đó ông phải nắm chặt tay vào thành ghế vì không thể tin vào tai mình. “Không thể như thế được!” một đại tá tên là Lossberg thốt lên. Làm sao Hitler có thể đánh Nga trước khi nước Anh bị đánh bại! Jodl trả lời một cách lạ kỳ: “Fuhrer sợ rằng tư tưởng của người dân sau khi chiến thắng nước Anh khó có thể cho phép ông tiến hành một cuộc chiến mới chống nước Nga.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #359 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 10:29:58 pm »


        Những lời phản đối đồng thanh thốt ra. Đây là cuộc chiến hai mặt trận đã từng đánh bại Đức trong Chiến tranh Thế giới lần I. Và tại sao điều này đột ngột thay đổi sau Hiệp ước Moscow? Stalin không giữ lời hứa vận chuyển nguyên liệu thô và thực phẩm đến đầy đủ và đúng hạn chăng? Jodl trả lời ngắn gọn từng ý kiến phản đối: sự đụng độ với chủ nghĩa Bolshevik là không thể tránh khỏi; tốt hơn hết là tấn công bây giờ khi sức mạnh vũ trang của Đức đang ở đỉnh cao. Những câu trả lời đó không thuyết phục được Warlimont nhưng Jodl, người từng đưa ra những lời phản đối tương tự với Hitler, đã nhanh chóng kết thúc cuộc tranh cãi. Ông nói: “Thưa các quý ông, đây không phải là vấn đề để thảo luận mà là quyết định của Furher!” ông lệnh cho Warlimont chuẩn bị các tài liệu lên kế hoạch dưới mật danh Xây dựng phương Đông (Build-up East).

        Ngày cuối cùng của tháng Bảy, Fuhrer triệu hồi các tư lệnh đến Berghof đến tham dự một cuộc họp liên quan đến chiến dịch Sư Tử Biển, nhưng có thể dẫn dắt theo hướng ngược lại. Đô đốc Reader phát biểu trước. Mọi công việc chuẩn bị hoàn toàn có thể xoay xở được: các trang thiết bị được chuyển đến theo kế hoạch và việc di chuyển các tàu thuyền sẽ được hoàn tất vào cuối tháng Tám. Mặt khác, tình hình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển không thuận lợi do vẫn có những mất mát ở Na Uy và do thủy lôi; và trong khi việc rà phá thủy lôi mới bắt đầu thì đã bị ngăn cản bởi ưu thế trên không của quân Đồng minh. Do đó, ông kết luận, tốt hơn hết nên trì hoãn cuộc xâm lược đến tháng Năm năm sau.

        Hitler phản bác. Ông nói, việc chờ đợi lâu như vậy có thể tạo điều kiện để nước Anh tăng cường lực lượng quân đội và có được nguồn cung ứng dự trữ đáng kể từ nước Mỹ - và có lẽ thậm chí từ Nga. “Làm thế nào chúng ta có thể vượt qua được khoảng trống này đến tận tháng Năm? Ông hỏi và đưa ra kế hoạch hành động vào ngày 15 tháng Chín. Vừa đưa ra quyết định rõ ràng này xong, ông cũng tự lập luận. Ông nói thêm là nếu tấn công bằng cách dội bom kéo dài một tuần tập trung vào miền Nam nước Anh có thể tiêu diệt được Lực lượng Không quân Hoàng gia, Hải quân Hoàng gia và các cảng biển chủ chốt. “Nếu không sẽ phải trì hoãn đến tận tháng Năm năm 1941.”

        Nếu như đây là một quyết định thì đó là loại quyết định miên cưỡng làm vui lòng Raeder. Nó cho ông quyền ưu tiên lớn nhất để chuẩn bị chiến dịch Sư Tử Biển trong khi chuyển gánh nặng trách nhiệm sang cho Luftwafe. Quan trọng hơn, nó cho Hitler quyền lựa chọn chuyển hướng cuộc chiến tranh từ Tây sang Đông, và khi hai nhân vật của hải quân, Raeder và Puttkamer, rời khỏi phòng, ông bắt đầu xem thường các cơ hội của chiến dịch Sư Tử Biển. Ông thở dài, nói: “Lực lượng Hải quân nhỏ bé của chúng ta chỉ bằng 15% lực lượng Hải quân đối phương!” Hơn nữa, eo biển Manche thực tế dữ dội hơn nhiều so với biểu thị trên bản đồ nếu như có bất kỳ người du hành nào muốn mạo hiểm chứng tỏ tài năng trên dòng nước nguy hiểm đó trong điều kiện thời tiết xấu.

        Gần như là ông đã gạt bỏ ý định xâm lược nước Anh. “Nga chỉ cần gợi ý cho Anh rằng họ không muốn thấy Đức quá mạnh và người Anh, giống như một người đang chết đuối sẽ lấy lại được hy vọng rằng mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác đi trong sáu đến tám tháng nữa. Nhưng nếu Nga bị đánh bại, thì niềm hy vọng cuối cùng của nước Anh sẽ tiêu tan. Khi đó Đức sẽ làm chủ châu Âu và vùng Balkan”. Lần này những suy nghĩ đăm chiều của Hitler biến thành kết luận rõ ràng. “Kết luận,” ông nói một cách quả quyết. “Theo những cân nhắc này, nhất thiết phải loại bỏ nước Nga. Mùa xuân năm 1941”. Không còn sự lưỡng lự của một số cuộc họp vừa qua. Ông lại là Furher như trước, con người của số mệnh. “Chúng ta càng sớm phá tan nước Nga càng tốt. Chiến dịch này chỉ có ý nghĩa khi chúng ta phá tan quốc gia này, vào tận sào huyệt của họ bằng một đòn tấn công. Chỉ thuần túy chinh phục các vùng đất là chưa đủ”, ông nói, cuộc tấn công này phải được thực hiện như một chiến dịch liền mạch. Ông sẽ không mắc sai lầm như Napoleon và sẽ không bị thất bại bởi mùa đông của nước Nga. Chúng ta sẽ chờ, ông nói, đến tận tháng Năm. “Có thời gian 5 tháng để chuẩn bị”, ông khẳng định với giọng thỏa mãn.

        Ông say sưa với cách nhìn của mình. Ông hào hứng nói: “Mục tiêu là hủy diệt năng lượng sống còn của Nga”. Ông đã hiện nguyên hình là một tư lệnh, nhanh chóng phác thảo cuộc tấn công của khoảng 120 sư đoàn: trước hết là tiến vào Kiev; sau đó, đánh vào Baltic để từ đó tiến vào Moscow; cuối cùng là trận tổng tiến công từ phía Bẳc và phía Nam và tiếp sau là chiến dịch đặc biệt đánh vào khu vực mỏ đầu lửa Baku. Giấc mơ này sẽ thành hiện thực.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM