Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:04:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 48867 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #340 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:18:15 pm »


2

        Thậm chí khi ss thông báo thực hiện chương trình cực đoan của Hitler ở phía Đông, ông vẫn hướng sự chú ý của mình về phía Tây. Với phân diện tích tốt hơn ở Ba Lan, ông mong muốn ngưng chiến với Pháp và Anh, bằng cách này hay cách khác. Đầu tiên, Hitler triển khai cuộc tấn công hòa bình trên báo chí và đài phát thanh. “Hitler sẽ lại hướng đến thỏa thuận với Anh”, Hewel cam đoan với Fritz Hesse, “và muốn tạo cho họ điều kiện dễ nhất”. Ông nói, Furher cũng chuẩn bị để Hesse tiếp tục cuộc đàm phán bí mật với Sir Horace Wilson miễn là Đức còn được rảnh tay ở phía Đông. Chẳng hạn Hitler không thể chấp nhận kiềm chế tấn công Nga. Hesse rất băn khoăn. Vậy thì tại sao, ông hỏi, Fuhrer lại ký kết hiệp ước với Stalin nếu ông có ý định tấn công Liên Xô?

        Hevvel giải thích rằng Hitler đồng ý thỏa thuận vì một lý do: để giữ Anh ở thế trung lập. Nhưng điều này đã thất bại, nên ông đang nghĩ đến việc phá vỡ thỏa thuận. Lòng tham của Stalin đối với lãnh thổ khiến Furher bực mình, vì ông phải từ bỏ vùng Baltic với “một trái tim ri máu”. Hesse phản bác rằng điều này hoàn toàn trái ngược với sự đánh giá của Ribbentrop.

        “Trong mắt Hitler”, Hewel trả lời ngạc nhiên, “Ribbentrop không là gì cả”. Hitler xem ông ta đơn thuần là một gã thư ký. Đó là lý do tại sao Fuhrer lại liên lạc với Anh thông qua những kênh như Hesse, Goring và Dahlerus. Sau đó, trong tháng Chín, ông khuyến khích Dahlerus đi thêm một chuyến đến London. “Người Anh có thể đạt được hòa bình nếu họ muốn,” Hitler nói, “nhưng họ phải khẩn trương”. Tuy nhiên trong khi nói chuyện hòa bình với Dahlerus, ông lại ngầm quyết định chiến tranh. Trong vài giờ, ông nói với các chỉ huy quân đội, hải quân và không quân về quyết định triển khai tấn công sớm ở phía Tây “vì quân đội Pháp -  Anh chưa kịp chuẩn bị.” Ông ấn định: ngày 12 tháng Mười một, Đại tá Warlimotn nhận thấy mọi người, kể cả Gõring, đều “hoàn toàn sửng sốt”. Thinh thoảng Furher lại nhìn vào một mảnh giấy nhỏ khi ông tóm lược quyết định và vạch ra chỉ thị tổng thể cho chiến dịch. Chẳng hạn, ông không dự định dùng kế hoạch Schlieffen năm 1914 nhưng sẽ tấn công qua Bỉ và Luxembourg theo hướng tây-tây bắc để chiếm các cảng biển Manche. Không ai phản đối một lời, và ngay khi kết thúc diễn thuyết, ông quẳng mảnh giấy ghi chép vào lửa.

        Dahlerus quay trở lại London vào ngày 28 tháng Chín. Sáng hôm đó ông nói chuyện với Cadogan hơn hai giờ nhưng ông này không hề ấn tượng. Dahlerus không còn thành công với Chamberlain và Halifax nữa, nhưng Hitler vẫn không nản lòng. Vào 26 tháng Mười, Hitler công khai kêu gọi hòa bình tại Nhà hát Kroll. “Tại sao cuộc chiến tranh ở phía Tây lại diễn ra? Vì khôi phục Ba Lan chăng? Ba Lan của Hiệp ước Versailles sẽ không bao giờ trở lại”. Ông nói việc thiết lập quốc gia Ba Lan là một vấn đề cần Nga và Đức giải quyết, chứ không phải phương Tây. Lý do khác để chiến tranh là gì? Rõ ràng những vấn đề quan trọng sớm hay muộn cũng sẽ được giải quyết. Tại sao không “nhạy cảm” làm như thế tại một bàn hội nghị trước khi hàng triệu người bị vô cớ giết hại và hàng tỷ người bị tiêu diệt?

        Theo sau sự rào đón là một tiên đoán thảm khốc. “Số phận sẽ quyết định ai đúng. Đó là việc chắc chắn. Trong lịch sử thế giới không bao giờ có hai kẻ chiến tháng, nhưng hiếm khi chỉ có một kẻ bị tiêu diệt”. Ông cầu xin Chúa chỉ dẫn cho Đệ tam Quốc xã và những quốc gia khác hướng đi đúng đắn. “Tuy nhiên, nếu quan điểm của Ngài Churchill và những người ủng hộ thắng thế, thì đây là thỏa thuận cuối cùng của ta. Sau đó chúng ta sẽ chiến đấu... Sẽ không bao giờ có một Tháng Mười một năm 1918 nào nữa trong lịch sử Đức!”

        Chắc chắn Hitler không dự định chấp nhận hòa bình vĩnh viễn với hai cường quốc có thể đe dọa an ninh của Quốc xã. Tuy nhiên, một thỏa thuận tạm thời có thể giúp ông chia rẽ Pháp khỏi Anh và độc lập tiêu diệt Pháp. Đó là lý do ông có thể nói chân thành như thế. Cảm giác tin tưởng lời kêu gọi hòa bình của Hitler lan tỏa khắp nước Đức và thậm chí dân chúng còn chúc mừng sớm, chỉ mất vui một chút vì câu trả lời nhanh của Daladier ngày hôm sau. Ông tuyên bố Pháp không bao giờ hạ vũ khí cho đến khi bảo đảm “một nền hòa bình thật sự vì an ninh chung”. Nhưng khi từng ngày trôi qua mà không có tin gì từ London, hy vọng tăng nhanh tại Berlin. Tuy nhiên Furher lại chuẩn bị cho việc tồi tệ nhất. Vào ngày 9 tháng Một, ông ban hành Chi thị số 6 cho việc thực thi chiến tranh, mô tả cuộc xâm lược xuyên qua Luxembourg, Bi và Hà Lan.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #341 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:19:32 pm »


        Ngày hôm sau, lúc 11 giờ, 7 chỉ huy quân đội của ông báo cáo lên Phủ Thủ tướng. Trước khi trình bày chỉ thị mới, Hitler đọc to một bán ghi nhớ do ông tự tổng hợp. Ông nói Đức và phương Tây là kẻ thù của nhau kể từ khi Đệ nhất Đức Quốc xã tan rã vào năm 1684 và cuộc chiến này “sẽ diễn ra theo cách này hoặc cách khác”. Nhưng ông không phản đối “kết thúc chiến tranh ngay lập tức”, miễn là lợi ích ở Ba Lan còn chấp nhận được. Những thính giả của ông không dám hỏi cũng như bình luận gì. “Sự phá hoại từ sức mạnh và tài năng của các thế lực phương Tây sẽ không bao giờ có thể chống lại được quốc gia Đức thống nhất và phát triển ở châu Âu.”

        Ông biết rõ những hạn chế khi tiến hành tấn công quá hấp tấp. Nhưng thời gian đứng về phía kẻ thù. Nhờ vào hiệp ước Xô - Đức và chiến thắng vang dội ở Ba Lan, cuối cùng Đức đã ở vào vị thế - lần đầu tiên  sau bao nhiêu năm - có thể tiến hành chiến tranh trên một mặt trận. Với sự bảo đảm ở phía Đông, quân đội Đức có thể tập trung toàn bộ vũ lực chống lại Anh và Pháp. “Không một hiệp ước hay thỏa thuận nào có thể bảo đảm sự trung lập lâu dài của nước Nga xô Viết”. Sự bảo đảm tốt nhất chống lại bất kỳ cuộc tấn công nào của Nga nằm ở “một cuộc biểu dương nhanh chóng sức mạnh Đức”.

        Ngoài ra, hy vọng trợ giúp từ Italia chủ yếu phụ thuộc vào việc Mussolini sẽ sống thọ bao lâu. Tình thế ở Rome có thể thay đổi trong chớp mắt. Sự trung lập ở Bỉ, Hà Lan và Mỹ ở cũng vậy. Thời gian đang chống lại Đức ở nhiều mặt. Hiện tại, Đức có sức mạnh quân sự vượt trội nhưng Anh và Pháp sẽ sớm thu hẹp khoảng cách vì ngành công nghiệp chiến tranh của họ đang lấy nguyên liệu trên khắp thế giới. Một cuộc chiến dài tạo ra nhiều nguy hiểm lớn. Quốc xã đã hạn chế cung cấp lương thực và nguyên vật liệu thô. Hơn nữa, nguồn cung cấp sản phẩm chiến tranh, vùng Ruhr, lại dễ bị tổn thương do pháo kích và pháo binh.

        Họ phải tránh vết xe đổ của cuộc chiến 1914-1918. Hitler nói cuộc tấn công sẽ dựa trên thiết giáp tối tân và chiến thuật không quân ở Ba Lan. Thiết giáp sẽ dẫn đầu chọc thủng phòng tuyến. Ông thúc các chỉ huy ứng biến; và minh họa làm thế nào họ có thể “ngăn chặn phòng tuyến trở nên kiên cố bằng cách tấn công dữ dội vào những điểm yếu”.

        Đó là một sự mô phòng sắc sảo, nhưng hầu hết các chỉ huy đều tin rằng Quân đội Đức chưa chuẩn bị hoặc phù hợp để tiến hành chiến tranh ở phía Tây. Tuy nhiên, không có một lời phản đối nào.

        Ở London, Chamberlain vẫn đang cân nhắc câu trả lời cho đề nghị hòa bình cuối cùng từ Hitler. Khi bước vào cuộc họp nội các, ông lo lăng vì nhận xét đầu tiên của Mỹ về đề nghị của Hitler là “một loạt đề xuất rất hấp dẫn”. Ông nhận thấy rõ ràng bài diễn văn của Hitler không mang lại tiến triển thật sự nào cho một nền hòa bình hợp lý và nói với các thành viên nội các rằng họ nên hồi đáp “cứng rắn”. Các bộ trưởng đồng ý nhưng câu trả lời được hoãn lại trong 2 ngày.

        Vào buổi sáng ngày 11 tháng Mười, ở Berlin rộ tin đồn rằng chính phủ Chamberlain đã xiêu lòng và sắp đình chiến. Theo một báo cáo của trợ lý thông tín viên của tờ New York Herald Tribune-. Những bà cụ ở chợ rau thủ đô đã ném bắp cải lên trời và đập phá quầy hàng của họ đế ăn mừng. Tinh thần lễ hội tràn ngập khắp thành phố cho đến khi đài phát thanh Berlin phủ nhận thông tin đó.

        Chiều hôm sau, sau 1 tuần trì hoãn, cuối cùng Chamberlain đã trả lời Hitler. Ông tuyên bố ở Hạ nghị viện rằng đề xuất của Đức bị từ chối vì “mập mờ và không rõ ràng”. Nếu Hitler muốn hòa bình, “hãy hành động, đừng nói suông”; Hitler phải cung cấp “bằng chứng thuyết phục” rằng ông ta thật sự mong muốn hòa bình.

        Ớ Berlin, Phòng thông tin của Thủ tướng lập tức gửi một công điện đến tất cả các văn phòng ngoại quốc. Nó lên án hồi đáp của Thủ tướng Anh là một sự sỉ nhục. Hitler thất vọng với lời từ chối nhưng ông đã đoán trước được điều đó. Ông triệu Goring và hai người chịu trách nhiệm về quân trang của Không quân Đức - Thống chế Erhard Milch và Thượng tướng Ernst Udet. “Nỗ lực thiết lập hòa bình của ta ở phương Tây đã thất bại”, ông nói: “Chiến tranh sẽ tiếp diễn. Bây giờ chúng ta có thể và phải sản xuất bom.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #342 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:22:08 pm »


3

        Khi thông tin về quyết định tấn công phương Tây của Hitler lan ra, một vài nhóm chống đối trong lòng nước Đức lên kế hoạch đảo chính và ám sát. Một số muốn hành quyết Furher; số khác chỉ đơn thuần muốn bắt cóc ông và xây dựng một ủy ban quân sự hoặc chế độ dân chủ. Nhóm âm mưu nghiêm trọng nhất xuất phát ngay trong lòng OKW (Bộ tư lệnh tối cáo quân phòng vệ) và người dẫn dắt tinh thần là một sỹ quan kỵ binh mạnh mẽ, Đại Tá Hans Oster. Oster còn có liên hệ với nhiều bè phái trong Wehrmacht, những cá nhân như Schacht, Ngoại trưởng, và thậm chí lực lượng ss.

        Oster nhận được hỗ trợ quý giá từ một luật sư ở Munich, Josef Muller, người đã nuôi mối căm thù Hitler trong nhiều năm. Muller bí mật đến Rome vào đầu tháng Mười trong sự đồng lõa của Oster, nhiệm vụ của ông là tìm hiểu xem liệu nước Anh có chuẩn bị thiết lập hòa bình với một chế độ phản Quốc xã không? Ông gặp Giáo hoàng Pius XII và biết Giáo hoàng sẵn lòng làm người trung gian. Giáo hoàng đánh tiếng với Bộ trưởng Anh và được thông báo rằng Anh không phản đối việc thiết lập “hòa bình mềm” với một nước Đức phản-Hitler.

        Muller được ủy quyền để báo thông tin này về Đức nhưng ông cầu xin một bản viết tay để chứng minh với Abwehr và các chỉ huy quân đội rằng đề xuất hòa bình này đã được ủy quyền bởi chính Giáo hoàng. Thật ngạc nhiên, Vatican đồng ý, và một lá thư được trợ lý riêng của Giáo hoàng viết đã phác thảo những cơ sở chính cho một nên hòa bình với Anh.

        Nhóm của Oster vui mừng. Trong tất cả các nỗ lực liên lạc với phương Tây, lần này là hứa hẹn nhất. Có lẽ lời hứa tham dự của Giáo hoàng cuối cùng đã xui khiến Brauchitsch gia nhập vào âm mưu. Nhưng vị tướng Tư lệnh lục quân không mấy ấn tượng. Ông tin rằng nhân dân Đức luôn sẵn sàng một tinh thần “tất cả vì Hitler”. Có vẻ thình lình tất cả những sỹ quan đâu não đều sẵn lòng hành động.

        Một cuộc đấu tranh giữa tướng lĩnh quân đội và Furher diễn ra vào Chủ nhật, ngày 5 tháng Mười một - theo kế hoạch là ngày quân đội tấn công vào những vị trí trên mặt trận phía Tây. Brauchitsch trình bày bản ghi nhớ, ông nói thêm về những luận điểm chính chống lại cuộc xâm lược. Ông nói rằng tổ chức một cuộc tấn công ồ ạt như thế trong trời mưa vào mùa thu hoặc mùa xuân là bất khả thi. “Kẻ thù cũng sẽ phải chịu đựng trời mưa”, Hitler cộc lốc đáp. Tuyệt vọng, Brauchitsch tranh luận rằng chiến dịch Ba Lan đã cho thấy tinh thần chiến đấu của lính bộ binh Đức thấp hơn so với giai đoạn Thế chiến. Thậm chí còn có dấu hiệu bất phục  tùng giống như năm 1918.

        Hitler lịch sự lắng nghe. Nhận xét này làm ông bực bội. “Đơn vị nào xảy ra trường hợp thiếu kỷ luật?” ông gặng hỏi. “Chuyện gì đã xảy ra? Ở đâu?” Brauchitsch thận trọng khoa trương để “làm thoái chí Hitler” nhưng ông chùn bước trước cơn giận. “Bọn chỉ huy đã làm gì?” Furher gặng hỏi. “Bao nhiêu lệnh tử hình đã được thi hành?”

        Ông chuyển sự bực tức lên quân đội. Họ không bao giờ trung thành hay tin tưởng vào tài năng của ông và kiên trì phá hoại sự hiện đại hóa vũ khí bằng cách cố tình trì hoãn. Quân đội, thật ra, lại e sợ chiến tranh! Đột nhiên, Hitler quay ngoắt và bước ra khỏi phòng. Brauchitsch vẫn đang bị sốc khi đi vào Tổng hành dinh của quân đội ở Zosen, cách đó 18 dặm, và lắp bắp miêu tả về những gì đã diễn ra. Cùng lúc đó, một cú điện thoại từ Phủ Thủ tướng xác nhận ngày 12 tháng Mười một chính là ngày tấn công. Giờ chính xác là 7 giờ 15 phút sáng. Tướng Halder yêu cầu một văn bản xác nhận và lập tức được một người giao liên trao cho.

        Âm mưu của quân đội bây giờ đã có bằng chứng cần thiết để lật đổ Hitler. Nhưng không có lời kêu gọi nổi dậy nào, không một dấu hiệu ám sát nào cả. Thay vào đó họ lén lút đốt tất cả những giấy tờ liên quan. Chỉ duy nhất Đại tá Oster là không hoảng loạn; thông qua Bá tước Albrecht von Berstorff, cảnh báo các công sứ Bỉ và Hà Lan hãy chờ đón một cuộc tấn công vào rạng sáng ngày 12 tháng Mười một.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #343 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:27:12 pm »


        Vào Chủ nhật không khí ở Phủ Thủ tướng vô cùng ảm đạm. Không quân Đức cần thời tiết tốt trong 5 ngày liên tục để phá hủy không quân Pháp và dự báo thời tiết của thứ Ba ngày 17 không có gì hứa hẹn nên Hitler phải hoãn lại chiến dịch. Mặc dù Hitler không biết gì âm mưu của quân đội, Goring vẫn cảnh báo ông về Brauchitsch và Haider: “Furher của tôi, hãy trừ khử những gã mang điềm xấu này”. Nhà chiêm tinh Thụy Sĩ, Karl Ernst Kraff, do cục tình báo của Hitler thuê với tư cách là cố vấn chiêm tinh, đưa ra một cảnh báo rõ ràng hơn. Ông trình một văn bản chỉ ra rằng Hitler sẽ gặp nạn ám sát từ ngày 7 đến ngày 10 tháng Mười một nhưng tài liệu lại nhanh chóng bị cất giấu vì các suy đoán chiêm tinh liên quan đến Hitler đều bị cấm.

        Khi Hitler đến Munich vào sáng ngày 8 tháng Mười một để tham dự cuộc họp mặt Cựu chiến binh hàng năm, Frau Troost, một kiến trúc sư, cũng gửi một thông điệp cảnh báo. Hitler nói mọi người phải tin vào Thượng đế, rồi vỗ tay lên túi quần. “Thấy không, ta luôn mang theo một khẩu súng mặc dù cả nó cũng sẽ vô dụng. Nếu cuộc đời ta đã định phải chấm dứt, chỉ còn nó sẽ bảo vệ ta”. Ông đặt tay lên ngực. “Người ta phải biết lắng nghe tiếng nói bên trong mình và tin vào số mệnh của họ. Và ta tuyệt đối tin định mệnh đã chọn ta cho quốc gia Đức. Chừng nào nhân dân còn cần ta, chừng nào ta còn chịu trách nhiệm cho cuộc sống của Quốc xã, ta sẽ sống”. Ông tự xem mình là một chúa cứu thế. “Và khi không ai còn cần ta nữa, sau khi nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, lúc đó ta sẽ được triệu đi.”

        Frau Troost vẫn nhận thấy sự bất an của Hitler. “Hôm nay ta phải thay đổi lịch trình”, Hitler đột nhiên nói và lầm bầm điều gì đó với Schaub. Nhưng ông không làm gì cả, vì đang bận bịu với những công việc khác. Ông đến thăm bà Unity Mitford, người vừa tự bắn vào thái dương và đang được hồi sức tại trạm xá Munich1.

        Ông dành hầu hết buổi chiều cho bài diễn văn mà ông định đọc tại tối hôm đó ở Bugerbraukeller. Sẽ có thêm một cuộc tấn công Anh nữa, trước tiên sẽ được thông báo cho Đức. Đại sảnh của nhà máy bia được trang trí vui tươi bằng các băng rôn và cờ phướn. Trời vừa nhá nhem, một người đàn ông nhỏ bé xanh xao với vầng trán cao và đôi mất sáng rực mang theo một chiếc hộp đi vào. Ông là một thự thủ công lành nghề tên Georg Elser. Mục tiêu của ông là hòa bình và ông đến đây để giết Hitler. Trong chiếc hộp là một thiết bị hẹn giờ nối với những ống thuốc nổ. Khi phục vụ và các sỹ quan đang thực hiện những bước chuẩn bị cuối cùng cho cuộc họp. Elser kín đáo đi lên phòng triển lãm và ẩn mình phía sau cột nhà ngay sau lưng bục diễn thuyết.

        Cuối cùng ánh sáng trong đại sảnh được tắt đi, cửa đóng lại. Elser chờ thêm nữa giờ, rồi đặt bom vào cột nhà và chình cho nó phát nổ lúc 11 giờ 20 phút tối. Furher sẽ bắt đầu nói lúc 10 giờ tối, và vụ nổ sẽ diễn ra vào giữa bài nói chuyện2.

        Tại ngôi nhà của mình ở Prinzregentenplatz, Hitler triệu một sỹ quan hậu cần trẻ, Max Wunsche và đề nghị rời Munich sớm hơn dự định.

        Lãnh tụ được chào đón tại Bugerbraukeller với sự hoan nghênh nhiệt liệt đến mức ông không thể bắt đầu diễn thuyết trước 10 giờ 10. Khán giải say mê những lời lăng mạ và chế nhạo ông dành cho người Anh.

        Lúc 11 giờ 7 phút tối. Hitler đột ngột kết thúc bài diễn văn đả kích. Cách đó vài mét, bên trong cột nhà, đồng hồ Elser đang kêu tíc tác. Trong 13 phút nữa, quả bom sẽ phát nổ. Thông thường Hitler sẽ dành thời gian đáng kể để trò chuyện với các đồng chí trong cuộc nổi dậy sau bài diễn văn, nhưng hôm nay, không đợi bắt tay, ông vội vã rời khỏi tòa nhà. Chính xác là 8 phút sau khi Hitler rời khỏi Bugerbraukeller — Wunsche nghe một tiếng nổ từ xa và tự hỏi nó là gì. Nêu Hitler nghe được ông cũng không bận tâm.

---------------
        1. “Nếu chiến tranh xảy ra,” Unity Mitford nói với chị Diana của bà tại lễ hội Bayreuth, “Em sẽ tự sát”. Bà không thiết sống nếu hai đất nước bà yêu quý đấu tranh chống lại nhau. Sau khi đài phát thanh thông báo tin nước Anh tuyên bố chiến tranh, bà cố tự sát bằng một khẩu súng. Bà được đưa đến bệnh viện Nussbaumstrasse, theo lệnh Hitler. Bác sĩ quyết định không lấy viên đạn ra khỏi thái dương bà vì nó quá nguy hiểm.

        2. Có nhiều nỏ lực nhầm ám sát Hitler. Có một vụ Hitler không biết, một bảo vệ ss âm mưu đặt bom bên dưới bục phát biếu ở Sân vận động. Trong buổi nói chuyện, gã này phải đi vệ sinh, tình cờ bị nhốt nên không thế kích hoạt quả bom. “Lịch sử thế giới đã thay đổi nếu hắn không đi vệ sinh.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #344 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:29:35 pm »


        Trong cuộc náo loạn sau vụ nổ, có lời đồn chiến tranh đã kết thúc. Có lẽ là thế nếu Hitler vẫn còn đứng trên bục. Chắc hẳn ông đã chết. Quả bom giết chết 7 người và làm bị thương 63 người, bao gồm cả cha của Eva Braun. Con gái ông, đi cùng với bạn thân, Herta Schneider, đến nhà ga ngay sau khi tàu của Hitler khởi hành. Không ai biết về vụ nổ và lúc đó, hầu hết mọi người đang uống mừng.

        Tại Nuremberg, thủ lĩnh tuyên truyền rời khỏi tàu để gửi vài thông điệp và thu thập tin tức. Khi ông trở về nhà Hitler, ông nói về quả bom bằng giọng run sợ. Hitler nghĩ nó là một trò đùa cho đến khi ông nhận thấy mặt Goebbels tái nhợt. Ông nổi giận. Cuối cùng ông quát bằng một giọng cộc cằn xúc động, “Bây giờ ta hoàn toàn mãn nguyện! Việc ta rời khỏi Bugerbraukeller sớm hơn thường lệ là một minh chứng nữa cho việc Thượng đế cố tình dẫn dắt ta đạt được mục tiêu.”

        Đầu tiên, ông yêu cầu thông tin về số người bị thương và phái Schaub làm nhiệm vụ giúp đỡ họ, sau đó ông đặt giả thiết dựa trên những âm mưu khả thi. Ông kết luận rằng vụ nổ bom phải được hai gã mật vụ Anh lên kế hoạch, Đội trưởng s. Payne Best và Thiếu tá R. Steven.

        Chiều hôm sau Steven và Best bị bẫy ở Venlo và được mang sang biên giới Đức để hỏi cung. Vài giờ sau người đánh bom thực sự bị bắt tại biên giới Thụy Sĩ và trở về Munich. Elser thừa nhận ông đã lên kế hoạch đánh bom. Không, ông không có đồng bọn nào. Ông đánh bom vì muốn kết thúc chiến tranh. Ông trình bày chi tiết ông đã cắt những tấm ván và quay trở lại đặt đồng hồ như thế nào.

        Khi đọc báo cáo của Sở Mật vụ, Hitler giận dữ nguệch ngoạc lên đó: “Tên ngu ngốc nào thực hiện vụ hỏi cung này?” Thật lố bịch, ông nghĩ, khi tưởng tượng Elser là một con sói đơn độc. Không phải đó rõ ràng là một vụ thông đồng lớn bao gồm luôn cả kẻ thù ghê gớm nhất của ông: bọn Anh, bọn Do Thái, hội Tam điểm và Otto Strasser sao?

        Himmler cố gắng moi sự thật từ người tù nhân. Theo lời một nhân chứng, ông nguyền rủa điên dại khi đá ủng vào thân thể bị trói còng của Elser. Mặc cho những cú đá và đánh “báng roi da hay một thứ gì đó tương tự”, người thợ thủ công nhỏ bé vẫn lỳ lợm với lời khai của mình. Thậm chí khi bị thôi miên, Elser cũng lặp lại những điều tương tự. Điều này thuyết phục Heydrich rằng Elser không có đồng bọn, nhưng Furher cay độc chỉ trích Himmler thất bại trong việc tìm ra kẻ thủ ác thực sự1.

        Ngoài việc kích động lòng căm thù người Anh, vụ ám sát còn được lợi dụng để bênh vực cho hình ảnh của Hitler trước công chúng. Thông điệp chúc mừng sự thoát hiểm trong gang tấc của ông đến từ mọi tầng lớp xã hội ở Đức. Khắp Quốc xã, cánh báo chí Công giáo thông báo một các đạo đức giả rằng đó chính là hành động kỳ diệu của Thượng đế nhằm bảo vệ Lãnh tụ. Hồng y Fraulhaber gửi điện tín và chỉ thị một bài Te Deum sẽ được hát trong thánh đường Munich, “để cám ơn Thượng đế về sự thoát hiểm của Hitler” dưới danh nghĩa Tổng giám mục. Giáo hoàng, người vừa kiên quyết kết tội Đức thủ tiêu Ba Lan, gửi lời chúc mừng đặc biệt. Nhưng Hitler nghi ngờ lòng chân thành của Giáo hoàng. “Ông ấy hẳn sẽ thích thú hơn khi việc này thành công,” ông nói với một nhóm người trong bữa tối và, khi Frank phản đối rằng Giáo hoàng Pius XII luôn là một người bạn tốt của nước Đức, Hitler nói thêm “Có lẽ thế nhưng ông ấy không phải là bạn của ta”.

        Hitler thầm cảm ơn đến những dự cảm của mình cũng như đến Thượng đế vì đã giúp ông thoát khỏi nhà máy bia kịp lúc. Ông nói với Hoffmann: “Ta có một cảm giác phi thường và chính bản thân ta không biết tại sao hay bằng cách nào - nhưng ta cảm giác mình cần phải rời khỏi hầm rượu càng sớm càng tốt”.

----------------
        1. Có lẽ đó là lý do Himmler không đem Elser ra xét xử và hành quyết công khai. Thay vào đó, Elser bị tống vào trại tập trung. Trong một lá thư Elser thề rằng ông bị triệu đến văn phòng sỹ quan chỉ huy ở Dachau tháng Một năm 1939, ở đó, hai mật vụ thuyết phục ông đánh bom. Quả bom phát nố sau khi Hitler đi khỏi và giết chết một nhóm phán bội âm mưu chống Hitler. Tại Cục tình báo Berlin, hai mật vụ đó nói ông sẽ là nhân chứng khởi tố trong phiên tòa xét xứ hai mật vụ Anh. Ông sẽ khai rằng Otto Strasser giới thiệu ông với Best và Stevens, hai người thuê ông đánh bom. Nhưng cả Best và Stevens không làm thế, họ sống sót sau 5 năm trong một trại tập trung khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #345 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:31:52 pm »

        
4

        Mười hai ngày sau vụ đánh bom, Hitler ban hành Chỉ thị Chiến tranh thứ 8. Cuộc xâm lược sẽ được tiến hành như kế hoạch nhưng ông cấm đánh bom các khu vực đông dân ở Hà Lan, Bi và Luxembourg “nếu không thật sự cần thiết”. Điều này thực dụng hơn lòng nhân ái và lộ rõ mục tiêu tối thượng của Hitler. Mục đích thật sự của ông trong việc tấn công phương Tây là để bảo vệ hậu phương khỏi sự đột kích của Nga, chứ không phải để chiếm lĩnh lãnh thổ châu Âu hay tiêu diệt Anh, về sau Anh cũng sẽ bị dụ dỗ tha thứ cho sự tấn công về phía Đông của ông.

        Vài ngày sau, Hitler triệu tập một hội nghị đặc biệt, lần này ông không chỉ mời những tư lệnh chủ chốt mà còn có những người sẽ lãnh đạo cuộc tấn công. Cuộc họp diễn ra tại Phủ Thủ tướng vào buổi trưa, ngày 23 tháng Mười một, “để các ông hình dung được thế giới trong suy nghĩ của ta, thứ chi phối ta về viễn cảnh của tương lai, và nói cho các ông quyết định của ta”. Sau đó tiết lộ những việc mà tất cả thính giả của ông đều đã biết: rằng quân đội với truyền thống đáng tự hào đã bị suy đồi thành một vũ khí phụ thuộc của một tên chuyên quyền. “Ta đã nghi ngờ rất lâu liệu ta có nên tấn công phía Đông sau đó đến phía Tây”, ông nói. “Cơ bản ta không tổ chức quân đội để không chiến tranh. Quyết định tấn công luôn ở trong ta. Sớm hay muộn ta cũng muốn giải quyết vấn đề.”

        Đó là một tuyên bố cởi mở của người cầm quyền nhưng không hề có một lời thì thào bất đồng. Hitler tiếp tục nói, “một cách giản dị”, rằng ông không thể thay đổi. “Định mệnh của Quốc xã phụ thuộc vào ta. Ta phải tuân theo”. Ông thừa nhận rằng toàn bộ kế hoạch của ông là một ván bài “Ta buộc phải chọn giữa chiến thắng và thất bại”, ông nói. “Ta chọn chiến thắng”. Đó là một lựa chọn lịch sử, so với quyết định quan trọng của Frederick Vĩ đại trước chiến tranh Silesia thứ nhất”. “Ta sẽ quyết định cuộc sống của ta để có thể hiên ngang đứng thắng.” Ông kết thúc với một lời tiên tri tàn nhẫn về chính định mệnh của mình. “Ta sẽ đứng vững hoặc ngã xuống trong trận chiến này. Ta sẽ không thể sống khi nhân dân ta bị đánh bại”. Đây là những lời chân thật. Đối với Hitler chỉ có trắng hoặc đen; chiến thắng hoàn toàn hoặc là Tận thế.

        Chiều hôm đó Hitler thuyết giáo cho Braushitsch và Halder một bài về tư tưởng chủ bại của Bộ tư lệnh quân đội tối cao. Bị tác động mạnh, Braushitsch đệ đơn từ chức. Nhưng Hitler từ chối chấp thuận, và nhắc ông này rằng một tướng quân phải hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm “giống như những người lính khác”. Đó là một ngày đau lòng của quân đội, Halder viết trong nhật ký của mình về ngày hôm ấy một cách súc tích nhưng trọn vẹn: “Một ngày khủng hoảng!” Cả Halder và Brauchitsch vừa bị Hitler đe dọa rằng sẽ thủ tiêu bất kỳ ai ngăn cản ông, khiến họ nỗ lực điên cuồng tách khỏi nhóm Chống đối.

        Đúng một tuần sau, đến lượt Stalin khiến thế giới hoảng hốt. Vào ngày 30 tháng Mười, ông đưa quân sang Phần Lan với sự giúp đỡ của quân đội Đức. Đó là sự hổ thẹn cho Hitler, không chỉ vì tình hữu nghị khăng khít giữa Đức và Hà Lan mà nó còn làm suy yếu đi mối quan hệ mong manh với Mussolini. Người Italia, từ lúc đầu chống đối hiệp ước Xô - Đức, đã nổi giận vì Liên Xô vô cớ tiến vào Phần Lan và phương Tây. “Mussolini chịu quá nhiều áp lực từ nhà thờ và dân chúng đến mức, lần đầu tiên ông mong muốn Đức "bại trận”. Thật ra, vào ngày 26 tháng Mười hai, ông ủy quyền cho con rể mình thông báo với đại diện ở Bỉ và Hà Lan rằng họ sẽ bị Hitler xâm lược1.

        Mussolini bị rối loạn suốt một tuần, dằn vặt giữa nỗi sợ và hy vọng rằng đồng minh của ông sẽ thành công. Vào đêm giao thừa, ông cân nhắc việc tham gia vào chiến tranh theo phe Hitler, nhưng khi nhận thấy dấu hiệu Hitler sắp xâm lược phương Tây, ông ngồi xuống và với tư cách người anh cả, ông viết cho huynh đệ của mình một bức thư khuyên nhủ. II Duce chưa bao giờ nói chuyện can đảm như thế và sự bộc trực này khiến ông lo lắng, nên mãi đến ngày 5 tháng Một, năm 1940 ông mới cho phép Ciano gửi thư. Ông mong Hitler kiềm chế xâm lược phương Tây. Cả hai phe đều sẽ thất bại trong cuộc chiến tranh. “Bây giờ ông đã bảo vệ được biên giới phía Đông và tạo dựng Đức Quốc xã với 90 triệu dân, liệu có đáng mạo hiểm tất cả - bao gồm chế độ - và hy sinh thành quả của thế hệ Đức chỉ để vội vàng chiếm lấy những thứ mà chúng ta, những đại diện cho tân thế lực ở châu Âu, nhất định sẽ thu hoạch sau này? Nền dân chủ mang trong mình nó hạt giống của sự điều tàn.”

        Attolico đích thân chuyển bức thư đặc biệt vào buổi chiều ngày 8 tháng Một. Furher không có tâm trạng trả lời và cất nó sang một bên. Đó là nỗ lực cao nhất của Mussolini để thoát khỏi sự chỉ phối của người đồng minh, khẳng định bản thân, nhưng ông lập tức trải nghiệm một phản ứng đã được đoán trước và trở lại vai trò phục tùng của mình.

----------------
       1. Đại sứ Bỉ ở Rome lập tức đánh điện cảnh báo này đến Bỉ. Thông điệp bị người Đức chặn đứng và giải mã
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #346 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:36:54 pm »


5

        Cả Hitler và Mussolini đều không biết Anh nghiêm túc xem xét tuyên bố chiến tranh với Liên xô vì cuộc tấn công Phần Lan, đa phần là do áp lực từ phía nhà thờ và nhóm Cliveden Set1 vốn phản bác rằng kẻ thù thật sự chính là Nga, không phải Đức. Dù sao yêu cầu của Hitler đối với Ba Lan vẫn hợp lý, chỉ phương thức hành động mới đáng ghê tởm. Trên một chuyến tàu hỏa dọc theo biên giới Pháp, những người làm việc trên tàu hỏa nói với William Shirer rằng chưa từng có một phát súng nào nổ ra ở biên giới này kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Rồi bản thân ông nhìn thấy cả hai bên biên giới như đang trong thời kỳ đình chiến phi chính thức. “Một phát từ khẩu French’75’ có thể phá hủy tàu của chúng ta. Người Đức đang kéo lê súng và quân trang trên đường ray, nhưng người Pháp không hề quấy rầy họ”. Khi nguyên Bộ trưởng Bộ Hải quân Anh đề nghị rằng RAF (Không lực Hoàng gia Anh) đánh bom vào khu rừng phía tây nam Đức, thật kỳ lạ, Bộ trưởng Hàng không Anh, Sir Kingsley Wood lại đáp: “Ồ, ông không thể làm thế. Đó là tài sản cá nhân. Ông sẽ yêu cầu tôi đánh bom vùng Ruhr tiếp theo mất thôi.”

        Vũ khí đấu tranh chiến lược của Hitler trong những ngày bất ổn này chính là Goebbels, ông đã được trọng dụng trở lại vì chiến tranh nổ ra. Chiến dịch tuyên truyền của ông nhẳm trực tiếp vào người Pháp; mục đích của ông là chia rẽ họ với người Anh. Goebbels đến thăm Bức tường phía Tây vào một buổi chiều mưa tuyết tầm tã để trước hết ông có thể xác định được những gì mà binh sĩ cách đó 100 dặm ở phòng tuyến Maginot đang trải qua. Ông kết luận rằng các binh lính Pháp đang kiệt sức, đau khổ và buồn chán. Goebbels biết “người lính Pháp bé nhỏ chỉ muốn một chiếc giường, một người phụ nữ, một căn phòng ấm áp, vườn hoa và hòa bình trong tâm hồn”. Ông lo lắng về người Do Thái, người Anh, và trên hết, là về cuộc chiến lố bịch này. Vì thế, Bộ trưởng Tuyên truyền, chỉ thị binh lính Đức chào hỏi thân thiện và tham gia trò chuyện thân tình với người Pháp qua khu vực giới nghiêm. Nhóm tuyên truyền phát thanh thông tin và tin tức qua các loa, nhằm vào việc chứng minh rằng Pháp và Đức thật sự không phải là kẻ thù. Vào buổi tối, những bài hát Pháp ủy mị được phát đến phòng tuyến Maginot và trước khi kết thúc chương trình, phát thanh viên sẽ nói vài điều như: “Chúc ngủ ngon, kẻ thù thân yêu, chúng tôi cũng không thích cuộc chiến này giống như các anh. Ai là người chịu trách nhiệm? Không phải tôi, không phải anh, vậy tại sao chúng ta lại bắn nhau? Một ngày nữa lại trôi qua và tất cà chúng ta đều sẽ có một giấc ngủ bình yên”. Sự vỗ về cuối cùng là một bản ghi âm lời ru. Vào buổi sáng, quân đội Pháp ngập trong truyền đơn vẽ hình một binh sĩ Pháp run rẩy nơi biên giới, một bức khác vẽ vợ anh ta đang lên giường với một gã lính Anh.

        Dân thường Pháp lại được tiếp cận theo một cách khác. Họ bị tấn công dồn dập bằng các chương trình phát thanh, thông qua các máy phát bí mật, miêu tả sự tham nhũng của chính phủ, sự trục lợi của bọn người Do Thái, và sức mạnh đáng sợ của quân đội và không quân Hitler. Một truyền đơn đặc biệt hiệu quả là phiên bản tiếng Đức của lời tiên tri Nostradamus, dự báo Pháp sẽ bị Đệ tam Quốc xã chinh phục.

        Ở nhà, Goebbels ra lệnh người Đức tôi luyện bản thân cho cuộc chiến sắp đến. Sự sống còn của họ đang lâm nguy vì kẻ thù “quyết định tiêu diệt nước Đức vĩnh viễn”. Vào giữa tháng Mười hai, ông cấm các tờ báo in những từ ngữ hòa bình. Để kết nối tiền tuyến và quê nhà, tinh thần chung của chương trình Giáng sinh năm 1939 sẽ là: “Giáng sinh của binh sĩ - Giáng sinh của nhân dân”.

        Binh lính Anh trên đất Pháp không hề bận tâm đến chương trình tuyên truyền của Goebbels. Thật ra, chiến tranh bị biến thành một cuộc thi kể chuyện cười. Người dân Anh cũng buồn chán như quân đội và xem đó như một Sitzkrieg hay Phony War (Chiến tranh giả). Ngày càng nhiều thành viên của Nghị viện ngủ gật khi Chamberlain đọc bản báo cáo hàng tuần.

        Hitler đang chờ đợi năm ngày trời nắng liên tục để biến câu chuyện cười thành một trận chiến khốc liệt. Tư lệnh Không quân của ông lại lâm vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan. Goring vừa phải tỏ vẻ hy vọng vừa thầm cầu mong thời tiết xấu tiếp tục vì ông lo sợ Không quân Đức của mình chưa sẵn sàng để chiến đấu. Ông tham gia cuộc họp thời tiết hàng ngày, quấy rầy Trưởng bộ phận Dự báo thời tiết Diesing để hỏi thêm thông tin. Hitler cũng ép Diesing đưa ra dự báo dài hạn, nhưng ông kiên quyết từ chối.

        Tuyệt vọng, Goring thuê một thầy cầu mưa, Herr Schwefler, với giá 100 nghìn mark. Mặt khác, Milch hy vọng thời tiết tốt vì ông đồng ý với Hitler rằng thời gian đang đứng về phía kẻ thù. Mặc dù Không quân Đức rất ưu việt, nhưng họ vẫn hướng về sức mạnh không quân, một lợi thế đang bị giảm (lần vì những luồng máy bay đổ từ Mỹ sang cả Anh và Pháp.

        Vào ngày 10 tháng Một, 1940, Furher mất kiên nhân, ông ấn định một ngày tấn công khác: một tuần sau, đúng 15 phút trước khi mặt trời mọc. Số phận sẽ được định đoạt vào cuối ngày. Một máy bay nhẹ của Không quân Đức đi lạc qua biên giới, rơi xuống địa phận Bỉ. Trong tất cả các máy bay Đức trên bầu trời hôm ấy, đó là chiếc quan trọng nhất. Nó chở một hành khách không nằm trong biên chế, Thiếu tá Helmut Reinberger, va li của ông chứa những kế hoạch chiến dịch về cuộc không kích Bỉ. Reinberger bị quân Bỉ bắt trong khi đang đốt những tài liệu này; nhưng ông lạc quan báo cáo với Tổng hànb dinh Không quân Đức thông qua Sứ quán Đức ở Bi rằng ông đã thành công thiêu hủy kế hoạch thành “những mảnh nhỏ vô dụng, cỡ bằng bàn tay”. Gõring, trong trạng thái kinh hoàng, xin lời khuyên từ thầy bói. Nhóm thầy bói nhất trí tán thành rằng không còn sót lại một mảnh nhỏ nào của kế hoạch.

-------------------
        1. Cliveden Set: là một nhóm các cá nhân thuộc tầng lớp thượng lưu của phe cánh hữu trong những năm 1930 và rất có tầm ánh hưởng chính trị trước Chiến tranh Thế giới thứ II tại Anh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #347 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:40:16 pm »


        Goring tin vào báo cáo của họ nhưng Hitler thì không. Ông hủy lệnh xâm lược dựa trên giả thuyết rằng kế hoạch đã bại lộ. Ông, không phải bọn thầy bói, đã đúng. Những mảnh nhỏ đủ để người Bi nghiên cứu cuộc xâm lược. Thông tin này được chuyển đến London nhưng vấp phải sự nghi ngờ. Chẳng hạn, Halifax nói với nội các: “Tôi rất nghi ngờ tài liệu này là một âm mưu”. Bộ tham mưu đồng ý; rõ ràng những tư liệu này đã được lên kế hoạch. Họ quá tập trung vào cuộc chiến đấu của họ, đưa quân viễn chinh đổ bộ lên Na Uy. Khái niệm coup de main (cuộc tập kích) khiến Churchill quan tâm, mặc cho những kinh nghiệm đau thương của ông trong cuộc chiến tương tự ở Thế chiến, ông thúc ép vấn đề này đến khi nội các phải nhượng bộ.

        Hitler cũng chuẩn bị đánh chiếm Na Uy. Ông thậm chí không quan tâm đến hành động này - dù sao chỉ còn người Na Uy là có thể tin tưởng rằng họ sẽ giữ vững thế trung lập như năm 1914 - đến khi đồng minh của ông, Stalin, đảo lộn mọi tính toán khi tiến vào Phần Lan. Hitler lo sợ điều này có thể tạo cớ cho phe Đồng minh tiến vào Na Uy, từ đó đánh vào Đức theo hướng Bắc. Sau đó, vào cuối tháng Hai, một cảnh báo về cuộc đổ bộ của Anh vào khu vực Scandinavia sắp diễn ra - tin rằng vị thế của Anh ở Na Uy sẽ khép chặt khu vực biển Baltic và giam chân tàu ngầm của Đức. Ông cũng tiên đoán kinh tế sẽ bị đe dọa. Hơn một nửa nhu cầu về sắt của Đức đến từ Na Uy và Thụy Điển; nguồn cung cấp này bị chặn đứng sẽ làm tê liệt việc sản xuất vũ khí của Đức. Vì vậy, vào ngày 1 tháng Ba, năm 1940, Hitler ban hành chỉ thị đánh chiếm đồng thời Đan Mạch và Na Uy. Nó phải mang “tính chất của một cuộc chiếm đóng hòa bình, như một sự bảo vệ các quốc gia trung lập phía Bắc bằng lực lượng quân sự”, nhưng việc chống đối sẽ bị “bẻ gãy bằng bất cứ giá nào.”

        Hitler lo lắng về thời gian đến mức trong vòng hai ngày ông đã quyết định triển khai chiến dịch - “nhiệm vụ nguy hiểm nhất và quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh” - trước khi xâm lược phương Tây. Nó sẽ bắt đầu vào ngày 15 tháng Ba.

        Trong lúc đó, ông nỗ lực củng cố mối quan hệ đang suy yếu với hai đồng minh. Đặc biệt quan hệ với Nga đang rơi vào giai đoạn rối loạn. Đàm phán về một thỏa thuận kinh tế bắt đầu ngay sau cuộc chinh phục Ba Lan. Một đoàn khách gồm 37 đại biểu kinh tế Đức đến thăm Moscow, sau đó một đoàn đại biếu Liên Xô đông hơn đến Berlin mang theo một danh sách yêu câu về công nghiệp và quân sự với tổng trị giá hơn 1 tỷ rưỡi mark. Người Đức hoang mang vì hầu hết các yêu cầu đều liên quan đến máy móc và vũ khí cần thiết cho việc sản xuất quân sự của họ. Kết quả xảy ra một cuộc cãi cọ gay gắt và kéo dài, cuối cùng Stalin cũng có quyết định. Ông tuyên bố rằng nếu Đức không nhượng bộ thì “hiệp ước sẽ chấm dứt”.

        Hitler không thể chấp nhận việc này, và vào đầu tháng Ba, Ribbentrop được chỉ thị gửi một lá thư riêng cho Stalin thúc giục ông khảo sát lại vị thế của Đức. Hiển nhiên, những yêu cầu đàm phán khó chịu này đã siết chặt quyền lợi của Đức, Stalin nhận ra ông đã đẩy đồng minh vào giới hạn. Stalin kêu gọi chấm dứt tranh luận. Ông đồng ý chấp thuận thời gian giao hàng của Đức là 27 tháng trong khi thời gian dự kiến là 18 tháng. Khi mọi khó khăn được tháo gỡ, hiệp ước được ký kết sau ba ngày. Đoàn đại biểu Đức vui mừng. Vị chủ tịch báo cáo: “Thỏa thuận này là một cánh cửa rộng mở về phía Đông cho chúng ta.”

        Hitler yên tâm và hài lòng. Stalin là một trong những vị lãnh đạo thế giới mà ông muốn hiểu biết một cách thâm tình, ông chất vấn sứ giả Liên Xô rất lâu về những chi tiết đời tư của người đồng minh. “Stalin là một kẻ tàn ác, nhưng thật sự phải thừa nhận đó là một đồng minh phi thường”. Câu này giống Hitler đang tự nói về chính mình.

        Một vấn đề khác cũng được giải quyết khi Phần Lan bị ép chấp thuận điều kiện hòa bình khắc nghiệt của Liên Xô trong tháng Ba đế kết thúc chiến tranh nhanh chóng và đẫm máu. Được giải thoát khỏi cảm giác hổ thẹn khi ủng hộ cho một hành động không quang minh, Hitler chuyển sang những vũ đài hữu ích hơn. Một trong số đó là nước Italia. Ông vừa thực hiện một bước tiến bằng việc trả lời bức thư khuyên nhủ không mong đợi từ Mussolini. Ông xác nhận tất cả những hành động của mình trong một báo cáo chi tiết, dành thời gian tán dương về Italia, dùng đầy từ ngữ mùi mẫn như một nữ sinh trung học viết thư tình.

        Thông thường, một lá thư bị trì hoãn quá lâu chỉ có thể do một nhà ngoại giao có uy tín chuyển giao. Và thế là ngày hôm sau, 9 tháng Ba, Ngoại trưởng von Ribbentrop rời Berlin cùng với một đoàn tùy tùng hùng hậu: tư vấn viên, thư ký, thợ cắt tóc, một bác sĩ, một huấrt luyện viên thế dục và một người đấm bóp. Trong cuộc họp đầu tiên, II Duce đưa ra một câu trả lời bảo đảm cho câu hỏi của Ribbentrop: Liệu Italia có tham gia vào chiến tranh? Ông “sẽ can thiệp vào mâu thuẫn và chiến đấu bên cạnh Đức”. Nhưng ông phải được toàn quyền lựa chọn thời điểm. Ribbentrop vô vọng cố gắng buộc Mussolini xác định rõ ràng hơn nhưng Mussolini chỉ đồng ý gặp Hitler. Thứ Hai tiếp theo, 18 tháng Ba, hai nhà độc tài gặp nhau tại Brenner Pass trong một cơn bão tuyết. Trong buổi họp, Hitler chỉ phối cuộc thảo luận. Ông nói, ông chỉ muốn “giải thích tình hình” để II Duce có thế quyết định.

        Schmidt ngạc nhiên khi Mussolini dành vài phút nói chuyện để khẳng định lại dự định tham gia vào chiến tranh. Vấn đề chỉ là việc lựa chọn thời điểm tốt nhất. Nhưng Hitler chỉ thị Schmidt không trình một bản sao cuộc nói chuyện cho người Italia. “Chúng ta không bao giờ biết những người đọc tài liệu này có đứng về phe Italia hay không, và bọn ngoại giao Đồng minh sẽ nói gì”. Về phần mình, II Duce dường như làm trái lại tuyên bố tham gia chiến tranh. Mặc dù bực tức vì Hitler giành hết phần nói chuyện, ông vẫn tin người đồng minh của mình chưa sẵn sàng cho một cuộc đổ bộ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #348 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 09:52:25 pm »


6

        Nhà Schirach đến gặp Furher trong Phủ Thủ tướng trong khi ông đang đọc một quyển sách với sự trợ giúp của một chiếc kính1. Ông vội vã cất nó đi (Hoffmann bị cấm chụp những bức ảnh khi ông đeo kính) và dụi mắt. “Ông thấy đó”, ông thú nhận, “Ta cần kính. Ta đang già và đó là lý do ta muốn phát động chiến tranh trong độ tuổi 50 hơn là 60”.

        Ông quyết định Đức phải tiến đánh Na Uy đầu tiên, trong ngày 2 tháng Tư, ông ra lệnh cuộc tấn công bắt đầu lúc 5 giờ 15 phút sáng, một tuần sau đó. Những kẻ âm mưu chống Hitler quyết định chặn đứng cuộc xâm lược. Để làm vậy, họ cần sự trợ giúp của Halder. Ông này hứa sẽ giúp nhưng nao núng. Để buộc Halder hành động, ông này được cho xem bản ghi nhớ của Muller, nó ghi nhận việc Giáo hoàng sẽ gia nhập vào đàm phán hòa bình bí mật với Anh. Bộ trưởng Tham mưu quân đội rất ấn tượng. Lương tâm của ông không cho phép ông hành động.

        Sự thất bại của âm mưu này không làm Đại tá Oster nản lòng. Ông quyết định ngăn Hitler bằng hành động cá nhân, vào đầu tháng tư, ông bí mật thông báo với tùy viên quân sự Hà Lan rằng Na Uy sắp bị tấn công. Nhưng thông tin được chuyển đến một thành viên của công sứ Na Uy ở Berlin, ông này không nghĩ nó đáng để báo về Oslo. Người Anh cũng không tin vào báo cáo tương tự rằng Hitler sắp thực hiện những gì Anh sẽ làm trong 1, 2 ngày nữa.

        Vào sáng Chủ nhật, ngày 7 tháng Tư, 5 hải quân Đức xâm nhập vào sáu thành phố Na Uy. Tại ba trong số các cảng này - Narvik Trondheim, và Stavanger - họ chờ đợi thuyền thương mại Đức chứa binh lính trong khoang tàu. Tàu Anh đang thả thủy lôi trong vùng biển Na Uy bên dưới cảng Narvik để chuẩn bị cho cuộc xâm lược của họ và khu trục hạm Glowworm đã trông thấy hai khu trục hạm Đức. London cho rằng những chiếc thuyền này là một phần của lực lượng ít ỏi định tấn công Narvik. Mãi đến sáng thứ hai, nội các mới biết rằng chiếm hạm của kẻ thù cũng tiến vào ít nhất ba cảng Na Uy khác. Các bộ trưởng lo sợ nhưng đã quá muộn để ngăn cản Hitler.

        Sáng sớm thứ Ba, Đức bị kẹt. Trước 8 giờ sáng, Narvik đã bị chiếm bởi hai tiểu đoàn của quân đặc công dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Eduard Dietl. Trước buổi trưa, bốn cảng quan trọng nữa thất thủ nhưng lực lượng phòng thủ ở pháo đài cổ Oskarberg đã trì hoãn cuộc đột kích đủ lâu để Hoàng tộc, Chính phủ và thành viên của Nghị viện tẩu thoát từ Oslo bằng một chuyến tàu hỏa đặc biệt trong khi 23 xe tải chở theo vàng của Ngân hàng Na Uy và tư liệu mật của Văn phòng Ngoại giao.

        Ở Đan Mạch, Đức hầu như không vấp phải kháng cự, kế hoạch của họ diễn ra đúng như dự thảo. Vì một vài lý do, hải quân Đan Mạch không bao giờ nổ súng và quân đội bộ binh chỉ gây ra 20 thương vong cho quân xâm lược. Cuộc chiến kết thúc giữa buổi sáng. Đức vua đầu hàng và ra lệnh chấm dứt kháng chiến. Ông bảo đảm với Bộ trường Bộ tham mưu Đức rằng ông sẽ làm mọi việc có thể để giữ hòa bình và trật tự cho quốc gia. Sau đó ông chuyển sang khen ngợi. “Người Đức các ông”, ông nói, “lại tạo nên kỳ tích! Chúng tôi phải thừa nhận đó là một việc làm tuyệt diệu!”

        Trước khi kết thúc ngày hôm đó, Hitler có vẻ cũng đã giành được thắng lợi ở Na Uy cho đến khi hải quân Anh thình lình xuất hiện. Vào sáng thứ Tư, năm khu trục hạm tiến vào cảng Narvik đánh chìm hai khu trục hạm và tất cả các tàu khác trừ một chiếc tàu chở hàng. Ba ngày sau chiếm hạm Warstpite trở lại với một đội tàu khu trục và đánh chìm những chiếc tàu Đức còn lại.

        Tin này làm Hitler kích động đến mức ông nói với Brauchitsch rằng có vẻ họ không thể chiếm được Narvik. Trước ngày 17 tháng Tư, sự bực tức của ông thể hiện rõ. Hitler quát mắng mọi người lọt trong tầm mắt. Trong khi Brauchitsch, Keitel và Halder đều ngậm miệng, Tư lệnh Chiến dịch Jodl hùng hổ tuyên bố rằng chỉ có một việc duy nhất để làm: “Tập trung, tiếp tục và không từ bỏ”. Trong sự kinh ngạc của những người chứng kiến, ông và Hitler bắt đầu tranh luận như thể họ ngang bằng chức vị. Cuối cùng, trong khi nóng giận, Tư lệnh Chiến dịch lao ra khỏi phòng, đập sầm cửa. Hitler không nói một lời. Mím môi, ông đi ra bằng cửa khác nhưng tối hôm đó ông ký một sắc lệnh cho Dietl: “Hãy bám trụ càng lâu càng tốt”. Ngày 19 lại thêm một khủng hoảng. Từ nơi ẩn náu ở bờ biển hoang vẳng phía bắc Na Uy, Vua Haakon VII, kiên trì từ chối trao quyền lãnh đạo chính phủ cho Vidkun Quisling, lãnh đạo Đảng Phát xít Na Uy và môn đồ của Rosenberg.

        Trước đó, hai lữ đoàn Anh gồm 13 nghìn binh lính đã đổ bộ gần cảng Narvik và Trondheim. Vào cuối tuần, quân Đức rơi vào tuyệt vọng. Nhưng Milch cứu nguy bằng cách tự ra lệnh cho Không quân Đức tấn công. Ông gửi 2 thủy phi cơ lớn chở đạo quân núi đến Narvik; sau đó chỉ huy tấn công từ trên không làm suy yếu quân Anh và quân kháng chiến Na Uy ở trung tâm Na Uy. Trước 28 tháng Tư, quân Anh ra lệnh di tản phần lớn quân đội. Ngày hôm sau, Vua Haakon và thành viên chính phủ được tuần dương hạm của Anh chuyển đến Tromso, một thành phố phía trên Vòng Bắc cực, nơi họ thiết lập thủ đô lâm thời.

        Hầu hết lãnh thổ Na Uy đã nằm dưới sự kiểm soát của Đức trừ Narvik nơi 6 nghìn lính của Dierl vẫn kiên cường giữ chân 20 nghìn quân Đồng minh. Vào ngày cuối tháng Tư, Jodl thông báo với Hitler cuối cùng đã thiết lập liên lạc giữa Oslo và Trondheim. Trong bữa trưa, Hitler “hân hoan” nhận lỗi và cám ơn Jodl vì sự đóng góp vào thắng lợi. Furher cũng bày tỏ lòng biết ơn đến Dietl và Milch bằng việc thăng chức. Ông hào phóng khen gợi Milch, nhận xét cách Milch chỉ đạo Không quân Đức ở Na Uy khi dường như tất cả sắp thất bại. “Và tại sao lại như vậy?” ông nói một cách hoa mỹ, thoải mái quên đi cuộc tranh luận giữa ông và Jodl. “Bởi vì có một người như ta, người không hề biết đến từ ‘bất khả’.”

-----------------
        1. Thư ký của Hitler đã sử dụng một máy đánh chữ cỡ lớn đặc biệt đẽ ông có thế đọc mà không phải đeo mắt kính.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #349 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 09:55:40 pm »


        Sau khi bảo vệ được bờ Bắc, Hitler lại dốc toàn lực cho cuộc xâm lược phương Tây. Ông chưa bao giờ thích kế hoạch tấn công gốc, một phiên bản không tưởng của kế hoạch được sử dụng trong Thế chiến: tấn công qua miền Bắc Pháp và Bỉ đến cảng biển Manche. Mục đích của nó không chỉ đập tan quân Pháp, mà thông qua việc chiếm giữ eo biển Manche để cắt lìa Anh khỏi Đồng minh trong khi thiết lập cơ sở tấn công lên quần đảo Anh bằng tàu ngầm và không quân.

        “Đây chỉ là một kế hoạch Schlieffen cũ”, ông phản đối Keitel và Jodl, “với một phòng tuyến biển vững chắc dọc theo Đại Tây Dương; các ông sẽ không khiến chiến dịch như thế hiệu quả lần nữa’. Thậm chí nếu thành công, nó vi phạm nguyên tắc Blitzkrieg (Chiến tranh chớp nhoáng) và ông thề không bao giờ cho phép thế hệ này chịu đựng những gì ông đã nếm trải ở Flander. Ông minh họa một sự tấn công xa hơn ở phía nam thông qua tỉnh Ardennes bằng cách dùng thiết giáp bất ngờ tiến vào thị trấn Sedan và càn quét đến eo biển Manche. Sau đó, trái ngược với kế hoạch Schlieffen, lực lượng chính sẽ chuyển sang hướng bắc để tiến vào hậu phương trú ẩn của quân đội Anh - Pháp. Đêm này qua đêm khác, ông miệt mài nghiên cứu mô hình nhằm bảo đảm Sedan là địa điểm chính xác để thâm nhập.

        Thượng tướng Fritz Erich von Mastein, có lẽ là chiến lược gia thông thái nhất của Wehrmacht, cũng độc lập trù tính một kế hoạch tấn công tương tự. Ông trình cho Brauchitsch và bị từ chối vì nó quá mạo hiểm. Nhưng Furher nghe được để xuất “mạo hiểm” của Manstein và hỏi thêm chi tiết. Manstein ngạc nhiên vì Hitler thích thú với những gì vừa nghe. Chúng không chỉ củng cố niềm tin mà còn phát triển được nhiêu điểm trong kế hoạch của ông. Hitler gạt bỏ mọi phản đối, chế giễu những người chống đối là “những kẻ sùng bái Schlieffen”, luôn trân trọng một chiến thuật đã bị tê liệt. “Họ nên đọc thêm về Karl May!”

        Chiến lược Hitler - Manstein được chính thức áp dụng vào cuối tháng Hai, trước khi trận chiến ở Na Uy kết thúc đã có 136 sư đoàn Đức sẵn sàng hành động dọc theo phía Tây. Họ chỉ chờ thời tiết tốt kéo dài. Vào ngày Lễ Lao động, Hitler phát động xâm lược vào ngày 5, nhưng sau 48 giờ, vì một bản dự báo thời tiết xấu nên ông hoãn ngày tấn công đến tận ngày 7 - sau đó là ngày 8. Hitler đồng ý hoãn thêm đến thứ Sáu, ngày 10 tháng Năm, nhưng “không thêm một ngày nào nữa!” Tại biên giới, nỗ lực giữ 2 triệu quân ở tư thế sẵn sàng tấn công ngày càng gặp khó khăn.

        Ông quyết định tấn công mà không cần chờ 5 ngày thời tiết đẹp liên tiếp, việc này đã khiến ông mất 3 tháng. Ông đánh cược vào công cụ được chứng minh là hữu hiệu trong quá khứ - “trực giác” của ông. Vào sáng thứ Năm, một chỉ huy quân đoàn gần Aachen báo cáo có sương mù dày đặc trong khu vực của ông. Theo sau đó là một dự báo sương mù sẽ tan và ngày 10 thời tiết đẹp. Hitler ra lệnh tàu hỏa đặc biệt của ông chuẩn bị khởi hành từ một ga nhỏ bên ngoài Berlin, ông tỏ ra bình tĩnh, ông bị giày vò vì tối hôm đó chính là hạn chót để xác nhận lệnh tấn công. Tàu dừng lại gần Hannover để kiểm tra dự báo thời tiết cuối cùng. Lần này, Diesing dự báo thời tiết tốt vào ngày 10. Vào rạng sáng, Hitler xác nhận lệnh tấn công, rồi về nghi ngơi sớm hơn bình thường. Nhưng ông không thể chợp mất. Dù bản báo cáo tốt nhưng ông vẫn lo lắng về thời tiết.

        Một hiểm họa lớn hơn đến từ bên trong tình báo của ông. Trong số những người Hitler giao phó chi tiết cuối cùng của cuộc xâm lược có Đô Đốc Canaris, những gì ông này biết đều được truyền lại cho người phó năng nổ, Đại tá Oster. Đầu giờ tối, Oster báo cáo cho người bạn cũ, tùy viên quân sự Hà Lan, rằng Hitler vừa ban hành lệnh tấn công cuối cùng. Oster đến tổng hành dinh OKW ở Bendlerstrasse và nhận được thông tin rằng sẽ không có hoãn binh và giờ chót. “Bọn đần độn đã đến biên giới phía tây”, ông nói với tùy viên Hà Lan, người này thông báo cho đông nghiệp Bỉ sau đó mật báo về thành phố Hague: “Ngày mai. Rạng sáng. Giữ chặt!”

        Quân đội của ông đang đột kích qua biên giới Bỉ, Hà Lan và Luxembourg 25 dặm về phía tây. Trời quá tối để Không quân Đức có thế hành động. Hai nghìn rưỡi máy bay được tập trung để tấn công, áp đảo số lượng của quân Đồng minh. Từng đợt sóng máy bay Đức liên tiếp càn quét về hướng Tây, phá hủy hơn 70 sân bay của quân địch. Không quân chiếm giữ những điểm quan trọng ở Hà Lan trong khi đội tàu lượn tiến hành đột kích, chuẩn bị bất ngờ đánh chiếm pháo đài Bỉ. Hitler đặc biệt quan tâm đến cuộc tấn công Fort Eben Emael. Ông đích thân sử dụng mô hình tỳ lệ để chỉ dẫn cho các chỉ huy và binh sĩ tham gia chiến dịch tàu lượn này, và “nôn nóng” chờ đợi báo cáo. Trước trưa ngày 11, pháo đài tưởng chừng bất khả chiến bại, cùng một chiếc cầu bắc ngang sông Meuse, đã nắm trong tay Đức. Khi nghe được tin này Hitler vô cùng mừng rỡ. Sau đó, còn có một thông tin đáng giá hơn: kẻ thù đang phản công! “Khi nhận được tin kẻ thù đang tiến dọc theo đường biên giới," Hitler nhớ lại, “Ta mừng đến phát khóc; chúng đã chui vào bẫy! Thật là khôn ngoan khi chọn tấn công Liège. Chúng ta phải khiến chúng tin rằng chúng ta vẫn trung thành với kế hoạch Schlieffen cổ.”
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM