Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:51:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 48902 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #330 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 09:52:17 pm »


2

        Thông thường những nhà ngoại giao nghiệp dư chỉ làm rối thêm tình hình, nhưng lần này Dahlerus đã thành công trong việc phá vỡ một bế tắc. Trước 9 giờ tối, khi máy bay của Henderson đáp xuống sân bay Berlin các vấn đề đã được giải quyết đáng kể. Viên Đại sứ mang theo thông điện chính thức của những điều kiện mà Dahlerus đã mang về trước đó một cách không chính thức. Nó cũng chứa một mệnh đề chỉ ra rằng Beck vừa mới đồng ý tham gia thảo luận trực tiếp với Đức.

        Những con đường ở thủ đô chìm trong bóng tối khi mất điện và một vài người xa xứ làm Henderson nhớ đến ma quỷ. Nỗ lực trong những tháng qua đã khiến viên Đại sứ kiệt sức. Không lâu sau khi Henderson dùng bữa ăn gấp gáp tại sứ quán, ông nhận được thông tin từ Phủ Thủ tướng: Hitler muốn gặp ông ngay lập tức. Định thần bằng nửa chai sâm panh, Henderson lái xe ra khỏi sứ quán.

        Khi Hitler đọc bản dịch tiếng Đức từ văn kiện của Anh, ông không lộ cảm xúc mặc dù nó kết thúc bằng một sự nhất mạnh lời hứa và lời đe dọa đã trở thành thương hiệu riêng của Furher: sự hòa giải cho vấn đề giữa Đức và Ba Lan có thể mở ra con đường hòa bình thế giới; thất bại sẽ dẫn Đức và Anh đến “mâu thuẫn và có thể kéo cả thế giới vào chiến tranh. Hậu quả đó sẽ dãn đến một thảm hỏa chưa từng có trong lịch sử”.

        Hitler chuyển ghi chép cho Ribbentrop và không nhận xét gì, càng ngạc nhiên hơn. Henderson phản kháng lại và nói nhiều hơn Hitler. Nhưng Hitler ngồi điềm tĩnh, thinh thoảng nhìn ra khu vườn.

        Trong lúc chờ đợi, Henderson tuyến bố rằng những gì Anh nói chính là giao ước của họ và họ “chưa bao giờ và sẽ không bao giờ phá vỡ”. Trong quá khứ, lời nói của Đức cũng có giá trị tương đương và ông trích dẫn lời kêu gọi của Thống chế von Blucher khi quân đội đang gấp rút hỗ trợ cho Wellington tại Waterloo: “Tiến lên nào, các con ta, hãy tiến lên; Ta đã hứa với người anh em Wellington, và các cậu không thế mong ta phá vỡ nó”. Mọi việc đã thay đổi chút ít so với 125 năm trước, Hitler nhận xét không hề cộc cằn, rồi nhấn mạnh rằng trong khi ông đã sản sàng giải quyết những khác biệt với Ba Lan trên cơ sở hợp lý thì người Ba Lan lại tiếp tục bạo lực chống lại người Đức. Và người Anh dường như không quan tâm đến vấn đề này.

        Henderson - có lẽ là do chai sâm panh tác động - đã xem đó như một lời lăng mạ cá nhân, đáp trả mạnh mẽ rằng ông đã làm mọi thứ trong quyền hạn của mình đế ngăn chặn chiến tranh và đổ máu. Ngài Hitler, ông nói, phải chọn giữa tình hữu nghị với Anh và đòi hỏi quá đáng với Ba Lan. Lựa chọn chiến tranh hay hòa bình là tùy thuộc vào ông. Hitler vẫn giữ bình tĩnh, đáp lại rằng đó không phải là một bức tranh chính xác về tình hình. Lựa chọn của ông là đấu tranh vì quyển lợi của người Đức hoặc ruồng bỏ họ như là cái giá phải trả trong thỏa thuận với Anh. Và không thể có chọn lựa: trách nhiệm của ông là phải đấu tranh vì quyền lợi của tất cả nhân dân Đức.

        Kết thúc cuộc hội đàm phi thường này, Hitler một lần nữa bày tỏ mong muốn thỏa hiệp với Anh. Điều này làm Henderson lạc quan.

        Nhưng Phủ Thủ tướng lại ngập tràn bi quan. Furher, Engel viết trong nhật ký, “vô cùng giận dữ, cáu kỉnh và gắt gỏng,” và ông ấy nói rất rõ với các trợ thủ của mình rằng sẽ không nhận lời khuyên nào từ quân đội trong vấn đề chiến tranh hay hòa bình. “Ông ấy không thể hiểu nổi một người Đức lại sợ chiến tranh. Fredderick Vĩ đại sẽ đội mồ sống dậy nếu ông thấy những tướng quân đớn hèn hiện tại”. Tất cả những gì ông muốn là sự thủ tiêu tình trạng bất công của người Ba Lan, không phải là chiến tranh với Đồng minh phương Tây. “Nếu bọn họ đủ ngu ngốc để tham gia vào đó là lỗi của họ và đáng phải bị tiêu diệt.”

        Không khí chán nản và căng thẳng trong khu vườn mùa đông tăng cao khi Hitler soạn thảo một văn bản hồi đáp cho Anh, và tình hình lên đến mức báo động khi tờ báo buổi trưa cho đăng dòng tít rằng ít nhất 6 công dân Đức bị sát hại ở Ba Lan. Dù bài báo đúng sự thật hay không, bản thân Hitler đã tin như vậy và nổi giận. Vì thế, ngay khi Henderson trở lại vào chiều tối hôm đó, không khí trong phòng chờ và hành lang của Phủ Thủ tướng biểu thị rõ ràng chỉ có phép màu mới ngăn nổi chiến tranh. Tuy nhiên, khi Henderson vào phòng làm việc của Hitler và được trao cho một bản hồi âm của Đức, ông ta cảm thấy tinh thần bất thỏa hiệp cao hơn đêm qua. Ông bắt đầu đọc ghi chép của Đức khi Furher và Ribbentrop nhìn trừng trừng vào ông. Nó mở đâu rất hợp lý, Đức sẵn sàng chấp thuận đề nghị hòa giải của Anh; Hitler rất sẵn lòng đón một đại diện đủ quyền quyết định đến Berlin để đàm phán. Nhưng dòng sau hoàn toàn không chấp nhận được: chính phủ Đức muốn rằng “người đại diện phải đến trong thứ tư, 30 tháng Tám, 1939.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #331 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 09:54:21 pm »


        “Nó nghe như một tối hậu thư”, Henderson phản ứng, Furher mạnh mẽ bác bỏ lời cáo buộc, “Thời gian gấp rút rồi”, ông giải thích, “vì có nguy cơ một sự kích động nữa của Ba Lan sẽ dẫn đến bùng nổ chiến tranh.”

        Henderson vẫn không thể chấp nhận thời gian hạn hẹp như thế. Hitler tranh luận rằng ông bị thúc ép bởi Bộ tham mưu. “Binh lính của ta”, ông nói, “đang yêu cầu ta trả lời ‘có’ hay ‘không’.” Lực lượng phòng vệ đã sẵn sàng tấn công và các chỉ huy đang than phiền rằng họ đã lỡ mất một tuần.

        Cuối cùng Hitler đã mất bình tĩnh. Ông giận dữ cáo buộc ngược lại: cả Henderson và chính phủ của ông không hề quan tâm bao nhiêu người Đức đang bị sát hại ở Ba Lan. Đến lượt Henderson hét lên rằng ông không thể tiếp tục lắng nghe bài ca đó từ Hitler hoặc bất cứ người khác. Đại sứ giải trình trong báo cáo rằng đó là một trò chơi khăm; thời gian đứng về phía trò chơi của Ngài Hitler. Nhìn thằng vào đôi mắt chống đối, ông rống lên rằng nếu Hitler muốn chiến tranh ông ta có thể làm điều đó! Nước Anh sẽ kiên trì như Đức và sẽ “trụ lại lâu hơn Đức!”

        Furher xác nhận mong muốn kiên định dành tình hữu nghị với Anh, sự tôn trọng Đế chế, và lòng yêu thích người Anh nói chung. Nhưng dù những bày tỏ của Hitler về sự ngưỡng mộ nước Anh có chân thành, Henderson vẫn thấy rõ mối quan hệ giữa hai quốc gia đang đi vào ngõ cụt.

        Tối hôm đó, Goring triệu Dahlerus đến nhà và tiết lộ một bí mật: Hitler đang tiến hành một grozzugigess Angebot (Đề nghị cao thượng) cho Ba Lan. Nó sẽ được trình bày vào sáng hôm sau và sẽ bao gồm một giải pháp duy nhất và cuối cùng cho khu vực Hành lang bằng một cuộc trưng cầu dân ý. Một lần nữa Goring mang tấm bản đồ và phác họa bằng bút chì xanh những lãnh thổ sẽ được quyết định bằng cuộc trưng cầu; rồi ông vạch những khu vực mà Hitler công nhận hoàn toàn thuộc về Ba Lan bằng màu đỏ.

        Gõring giục Dahlerus lập tức bay đến London để nhấn mạnh lần nữa quyết tâm đàm phán của Đức và “bí mật gợi ý” rằng Hitler sắp đưa ra một đề nghị hào phóng mà Ba Lan sẽ chấp nhận ngay.

        Sáng hôm sau là ngày tái xác nhận của Chamberlain. Trong chương trình nghị sự của ông, vấn đề áp lực nhất chính là lời mời người Ba Lan của Hitler. Thư ký Ngoại giao của Thủ tướng bị thuyết phục rằng đó “hiển nhiên phi lý khi mong chờ chúng ta có thể sắp xếp một đại diện Ba Lan ở Berlin hôm nay.” Người Đức cũng không nên mong chờ điều đó; và Đại sứ ở Warsaw gọi về nói rằng ông ta không thấy cơ may nào thuyết phục người Ba Lan cử Beck hoặc đại diện nào khác đến Berlin ngay lập tức. Họ chắc chắn sẽ sớm chiến đấu và diệt vong hơn là quy phục trước một sự sỉ nhục như thế, đặc biệt sau sự việc của Tiệp Khắc, Lituania và Áo”.

        Bản thân Chamberlain bây giờ đã đủ quyết tâm để từ chối Hitler đến nỗi ông không bao giờ hỏi liệu người Ba Lan có muốn quy phục và khi Dahlerus trở lại số 10 phố Downing việc đàm phán dường như không thể thực hiện. Chamberlain, Wilson và Cadogan lắng nghe người Thụy Điển, nhưng phản ứng trước “đề nghị cao thượng” của Hitler, họ chỉ coi đó là lời nói suông và trò bịp để kéo dài thời gian. Tại sao không gọi cho Gõring để hỏi xem liệu đề nghị đã được thảo luận xong chưa? Dahlerus đề nghị. Vị Thống chế cam đoan rằng thông điệp dành cho Ba Lan không chỉ đã hoàn thành mà nó còn hào phóng hơn dự đoán.

        Dahlerus tiếp tục nói về đề nghị với tấm bản đồ mà Gõring đã vẽ lên. Trong khi những điều khoản có vẻ hợp lý, người Anh vẫn lo lắng về lời khẳng định của Hitler rằng một đại diện Ba Lan phải xuất hiện tại Berlin vào ngày 30, chính là ngày hôm đó. Ngoài giới hạn về thời gian, Chamberlain và đồng sự của ông còn phản đối địa điểm, Berlin.

        Dahlerus gọi lại cho Gõring, lần này đề nghị rằng cuộc đàm phán với Ba Lan nên diễn ra ngoài Berlin, tốt nhất là một vùng trung lập. “Vô nghĩa”, là lời đáp khó chịu, “cuộc đàm phán phải được diễn ra ở Berlin nơi Hitler đặt văn phòng chính”. Mặc cho sự cự tuyệt cũng như sự ngờ vực tiếp diễn, người Anh quyết định ít nhất vẫn để cách cửa hòa bình mở. Dahlerus bị thúc giục bay trở lại Berlin và tái khẳng định với Hitler rằng Anh vẫn sẵn lòng đàm phán. Ngoài ra, một bằng chứng cho sự chân thành, Halifax đánh điện tín đến Warsaw cảnh báo người Ba Lan không được bắn những kẻ gây rối trong nhóm thiểu số Đức và ngưng ngay chương trình phát thanh tuyên truyền kích động.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #332 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 09:56:21 pm »


        Người Ba Lan đáp trả bằng một lệnh tổng động viên. Hitler nổi giận, vì nhân viên ngoại giao của ông đã phí thời giờ dành cả ngày để thảo một bản để nghị hào phóng cho Ba Lan. Ngoài việc đề xuất một cuộc trưng cầu dân ý ở khu vực Hành lang dưới sự giám sát của ủy ban quốc tế, nó còn dành cho Ba Lan một đường bộ quốc tế và đường tàu hỏa thông qua những lãnh thổ sẽ thuộc về Đức. Mặc dù nổi giận với lệnh tổng động viên của Ba Lan, Hitler chỉ định Brauchitsch và Keitel trì hoãn cuộc xâm lược Ba Lan thêm 24 giờ. Ông nói đây là sự trì hoãn cuối cùng. Tấn công sẽ diễn ra vào 4 giờ 30 phút sáng ngày 1 tháng Chín, trừ khi yêu cầu của ông được Warsaw chấp thuận. Trước khi đêm xuống, vẫn không có tin gì từ Warsaw và tin tức từ London bị bỏ lửng: người Anh đang xem xét đề nghị cuối của Hitler “một cách khẩn trương” và sẽ hồi đáp trong ngày. Trong lúc đó họ khuyên Tướng Beck nên đàm phán với người Đức “ngay lập tức”.

        Lúc 10 giờ tối giờ Berlin, Henderson cũng được cho phép trình diện để trả lời người Đức. Sau khi Henderson đề nghị người Đức nên tuân theo quy trình thông thường bằng cách chuyển đề xuất của họ đến sứ quán Ba Lan ở Berlin, Ribbentrop phản ứng ngay lập tức: “Sau những việc đã xảy ra, điều đó là không thể!” ông la lên, dấu hiệu kiềm chế cuối cùng đã biết mất. “Chúng tôi yêu cầu một người đàm phán được chính phủ ủy nhiệm, trao toàn quyền và nên đến Berlin này.”

        Mặt Henderson chuyển sang đỏ gay, và tay run lên khi ông đọc hồi đáp chính thức cho bản ghi nhớ cuối cùng của Hitler. Ribbentrop nổi đóa như thể bị ép buộc lắng nghe. Không nghi ngờ gì ông đã biết nội dung của nó vì hầu hết những cuộc gọi tại Sứ quán Anh, đặc biệt là những cuộc gọi đường dài đến London, đều được cơ quan tình báo Đức được biết đến với cái tên Văn phòng Nghiên cứu kiểm soát. Bản thân thông điệp, mặc dù mang giọng điệu hòa giải, nhưng lại đề xuất ít hơn so với thông điệp qua điện đàm trong ngày.

        “Đó là một đề nghị bất thường!” Ribbentrop giận dữ cắt ngang khi nghe lời đề nghị không một hành động quân sự công kích nào được diễn ra  trong thời gian đàm phán. Khoanh tay trước ngực một cách khiêu khích, ông nhìn trừng trừng vào Henderson. “Ông còn gì để nói nữa không?” Có lẽ ông đang trả đũa viên Đại sứ vì hôm qua đã la hét trước mặt Furher. Người Anh đáp lại hành động khiếm nhã này bằng thông báo rằng chính phú Hoàng gia Anh nhận được thông tin rằng Đức có những hành động phá hoại ở Ba Lan.

        Lần này, Ribbentrop thực sự nổi cáu. “Đó là lời nói dối chết tiệt của bọn chính phủ Ba Lan!” ông hét lên, “Tôi chỉ có thể nói với ông, Ngài Henderson, tình hình rất nghiêm trọng.”

        Henderson bật dậy khỏi ghế và hét lại: “Ông vừa nói ‘chết tiệt’”. Ông lâc ngón tay như một thầy giáo vừa bị lăng mạ. “Đó không phải là từ chuẩn mực để một chính khách sử dụng trong hoàn cảnh nghiêm trang.”

        Ribbentrop trông như thể bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt. Trong một giây, ông vừa sốc vừa phẫn nộ. Bị quở trách bởi một gã người Anh ngạo mạn! ông nổi khùng. “Ông vừa nói gì?” Henderson cũng không chịu lép và hai người đàn ông nhìn trừng trừng vào nhau như hai con gà chọi. Trong nhiều năm làm thông dịch viên, Schmidt đã từng chứng kiến nhiều cảnh lố bịch nhưng lần này thật vô cùng bối rối. Ông nghe tiếng thở càng lúc càng nặng hơn từ bên trái lẫn bên phải. Nhưng cuối cùng Ribbentrop rồi đến Henderson kiềm chế và ngồi xuống. Người thông dịch cẩn trọng ngẩng đầu lên. Tất cả đều ổn. Cơn bão đã qua.

        Cuộc hội đàm tiếp tục trong sự bình tĩnh được vài phút. Sau đó Ribbentrop lấy từ ví ra một mẩu giấy, bắt đầu đọc 16 điều khoản của Đức. Henderson than phiền, bởi vì Ribbentrop “cất xén” văn kiện và đọc quá nhanh, ông yêu cầu văn bản để chuyển cho chính phủ. “Không”, Ribbentrop thẳng thừng đáp, cùng một nụ cười gượng, “Tôi không thể đưa cho ông những đề xuất này”. Ông không thể giải thích rằng Furher đã đặc biệt cấm ông để văn kiện này lọt ra khỏi tay mình.

        Henderson lặp lại yêu cầu. Ribbentrop từ chối một lần nữa, lần này ông đập văn kiện lên bàn. “Dù gì, nó cũng lỗi thời rồi,” ông nói, “Vì sứ giả Ba Lan không xuất hiện.”

        Quan sát trong lo âu, Schmidt đột nhiên phận ra rằng Hitler đang chơi một trò chơi: Hitler sợ rằng nếu người Anh chuyên bản đề xuất cho Ba Lan, họ có thể đồng ý. Người thông dịch viên nhìn chăm chú và ngầm gợi ý Henderson yêu cầu một bản tiếng Anh. Nhưng Henderson đã không hiếu dấu hiệu đó và tất cả những gì người thông dịch có thể làm là đánh dấu đỏ vào quyến sổ, một ghi chú cá nhân rằng chiến tranh sẽ nổ ra.

        Dù đã muộn, vị Ngoại trưởng vẫn lập tức báo cáo với Hitler tại Phủ Thủ tướng và đề nghị đưa cho Henderson văn bản những đề xuất của Đức. Hitler từ chối.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #333 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 09:59:10 pm »


3

        Sáng sớm hôm sau, Henderson gọi điện cho thư ký Sứ quán Ba Lan, cảnh báo anh ta ông đã có thông tin “từ một nguồn chính xác rằng sẽ có chiến tranh nếu Ba Lan không làm gì trong hai đến ba giờ nữa.”

        Mọi từ ngữ của cuộc điện đàm đều được nhân viên điện báo của Hitler ghi nhận. Mặc dù người Đức chưa giải hết tất cả mật mã của Anh, nhưng việc Henderson bắt cẩn sử dụng điện thoại đã làm cho nhiệm vụ của họ dễ dàng hơn. (An ninh của Sứ quán Anh tại Rome, vô tình, lại lỏng lẻo hơn. May mắn cho Anh, Mussolini không chuyển những mật mã này cho đồng minh của ông.)

        Ngày cuối cùng của tháng Tám, Dahlerus được Henderson cho phép gọi điện đến London và sau buổi trưa ông nói với Ngài Horace Wilson rằng đề xuất của Hitler “cực kỳ hào phóng”. Theo Goring, ông nói, Furher đã thêm vào những điều khoản đó để chứng minh với Anh thiện chí duy nhất rằng ông rất mong muốn bảo vệ tình hữu nghị với Anh. Nhận ra cuộc điện thoại bị nghe trộm, ông hướng dẫn hãy đưa thông tin cho Henderson, nhưng Dahlerus không ngừng lại. Cuối cùng, Wilson nói thẳng với Dahlerus hãy im miệng và dập điện thoại.

        Trong khi các nhà ngoại giao chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đều bám chặt một giải pháp hòa bình, chương trình chiến tranh vẫn được tiến hành không thay đổi. Trưa hôm đó, Hitler ban hành mệnh lệnh thứ hai cho cuộc xâm lược. Berndt nghĩ số dân Đức bị người Ba Lan sát hại trong báo cáo là quá nhỏ và không đáng kể. Lúc đầu, Hitler từ chối tin vào con số lớn như thế, nhưng khi Berndt trả lời rằng có lẽ số liệu đã bị cường điệu, tuy nhiên, hằn là có điều gì ghê gớm xảy ra mới tăng vọt những câu chuyện như thế, Hitler la lên, “Chúng sẽ phải trả giá cho chuyện này! Bây giờ không ai có thể ngăn cản ta cho những gã này một bài học mà chúng không thể nào quên! Ta sẽ không để cho nhân dân Đức của ta bị giết thịt như súc vật!” Lúc này, Furher đi đến điện thoại, và, trong sự hiện diện của Berndt, ra lệnh cho Keitel ban hành “Chi thị thứ nhất tiến hành chiến tranh’.

        Chị thi đã được chuẩn bị, nhưng những lời mở đâu được điều chinh cho hợp với hoàn cảnh: “Vì tình thế của biên giới phía Đông của Đức đã trở nên không thể tha thứ, và tất cả những khả năng chính trị cho một thỏa thuận hòa bình đã hết, tôi buộc phải quyết định sử dụng giải pháp vũ lực.” Cuộc tấn công Ba Lan được xác định vào ngày hôm sau, thứ 6, ngày 1 tháng Chín, và không có bất kỳ hành động nào ở phía Tây. Chi thị được trao tận tay đến tất cả chỉ huy cấp cao để họ truyền những mệnh lệnh đặc biệt cho các chỉ huy ở mặt trận một cách bí mật cao nhất. Lúc 4 giờ chiều, mệnh lệnh được xác nhận; quân đội và thiết bị bắt đầu được di chuyển lên những địa điểm gần biên giới. Đồng thời, những mệnh lệnh đặc biệt được chỉ huy trưởng ss chuyển đến lực lượng Đức bí mật tại biên giới Ba Lan. Reinhard Heydrich bịa ra một âm mưu hiếm ác - Chiến dịch Himmler - nhằm tạo một cái cớ hoàn hảo để Hitler ban lệnh tấn công. Biệt đội SD cải trang thành binh lính và quân du kích Ba Lan để tạo tai nạn dọc theo biên giới trong đêm trước ngày xâm lược. Trong vòng đúng bốn giờ, họ tấn công vào một trạm ở trong rừng, phá hủy một tòa nhà hải quan Đức, và đặc biệt nhất, là chiếm đóng đài phát thanh Đức tại Gleiwitz. Sau khi la hét một vài khẩu hiệu chống Đức vào micro, những “người Ba Lan” rút lui, để lại sau lưng rất nhiều thi thể và bằng chứng của một cuộc tấn công. Các thi thể làm bằng chứng không phải là vấn đề. Heydrich đã chọn trước những nạn nhân - họ được gọi là “thịt đóng hộp” - từ các trại tập trung.

        Ở Berlin, Đại sứ Lipski đọc một bản tóm tắt nói rằng chính phủ của ông “thiện chí xem xét” đề xuất của Anh về việc đàm phán trực tiếp giữa Đức và Ba Lan và sẽ “phúc đáp chính thức trong vòng vài giờ”. Ông cũng nói thêm rằng ông đã cố mang thông tin này đến lúc 1 giờ chiều.

        Ông có được cử đến với tư cách sứ giả úy quyển để đàm phán không? Ribbentrop lạnh lùng hỏi, Lipski trả lời rằng ông chỉ là người mang thông tin đến trong thời gian hiện tại để truyền tải thông điệp mà ông ấy vừa đọc. Ribbentrop phản bác rằng mình mong đợi Lipski đến như một đại biểu được ủy nhiệm toàn quyền. “Bây giờ ông có đủ quyền hạn để đàm phán với chúng tôi về đề xuất của Đức không?” Ribbentrop khăng khăng. Lipski trả lời không. “À, vậy thì không còn gì để tiếp tục cuộc trò chuyện,” Ribbentrop nói.

        Lipski không bao giờ yêu cầu xem đề xuất 16 điểm của Hitler và thậm chí nếu Ribbentrop tình nguyện đưa, ông cũng không đủ tư cách để nhận. Ông chỉ làm theo mệnh lệnh “không được tham gia vào bất kỳ đàm phán cụ thể nào”. Người Ba Lan rất tự tin rằng họ có thể quét sạch người Đức (với sự giúp đỡ của đồng minh) đến nỗi họ không bận tâm đến việc thảo luận đề nghị của Hitler. Cả Anh và Pháp cũng không tham gia thêm vào việc thuyết phục Ba Lan đàm phán. Khi Lipski trở về Sứ quán, ông nỗ lực gọi về Warsaw. Đường dây đã bị cắt. Người Đức đã cắt đứt liên lạc. Họ không cần phải biết thêm gì nữa.

        Đúng 8 giờ tối, “người Ba Lan” giả của Heydrich tấn công vào đài phát thanh Gleiwitz. Một giờ sau, tất cả các đài Đức đều hủy chương trình thường lệ để đọc văn kiện chính thức. Bản đề nghị 16 điều được lặp lại từng từ và thậm chí sự vô lý của phản ứng thù địch từ nước ngoài cũng được nhấn mạnh.

        Ribbentrop đến Phủ Thủ tướng để xem Hitler phàn ứng thế nào về buổi phát thanh của Ba Lan. Không thế làm gì khác, Hitler nói. Mọi việc đã đi vào guồng. Ông điềm tĩnh ra mặt. Sau một tuần lo lắng và nghi ngờ, diễn biến cho tương lai cuối cùng cũng được xác lập. Ông đi ngủ và cam đoan rằng Anh và Pháp sẽ không hành động gì. Có lẽ điều chắc chắn nhất đối với Hitler đêm đó (ông vừa nói với quân đội rằng hiệp ước với Stalin là “một hiệp ước với Satan để đánh đuổi quỷ dữ”) là một thông điệp ngắn gọn từ Moscow nói rằng Xô viết Tối cao cuối cùng đã phê chuẩn hiệp ước với Đức sau một bài diễn văn sáng suốt của Molotov.

        Với Hitler, sự xâm lược Ba Lan không phải là một cuộc chiến tranh, mà chỉ là một hành động thu hồi những gì thuộc quyền của Đức. Đó là một hành động cục bộ mà Anh và Pháp, sau khi cư xử để giữ thể diện, chắc chắn sẽ chấp nhận họ một việc đã rồi. Những người phụ tá nghe đi nghe lại nhiều lần ông nói tại bàn ăn tối, “Người Anh sẽ rời bỏ Ba Lan trong hoạn nạn như họ đã làm với Czechs.”

        Mặc dù cảnh báo từ chính Văn phòng Nghiên cứu đã chỉ rõ ràng có khả năng cả Anh và Pháp sẽ tham gia vào cuộc chiến Đức - Ba Lan, Hitler không thể tin vào điều này vì (theo phụ tá riêng của ông, Schaub) nó “làm nhiễu loạn sự hình thành trực giác của ông”. Ông muốn đặt nhiều lòng tin vào lý lẽ cá nhân rằng cả Anh và Pháp sẽ không hành động. Anh chỉ bịp bợm thôi,” ông vừa nói với nhiếp ảnh gia, kèm theo một nụ cười tinh quái. “Và ta cũng thể)”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #334 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:02:10 pm »


4

        Lúc 4 giờ 45 phút sáng, thứ Sáu, ngày 1 tháng Chín năm 1939, tuần dương Hạm Schleswig - Holstein của Đức ở cảng Danzig trong một chuyến viếng thăm, bắt đầu nã pháo vào bán đảo nhỏ bé nơi Ba Lan duy trì một sở chỉ huy quân sự và 88 binh lính. Cùng lúc pháo nổ ầm dọc theo biên giới Ba Lan - Đức, tiếp đó là một cuộc tràn lên hướng Đông ồ ạt của bộ binh và xe tăng Đức. Không có một tuyên bố chiến tranh chính thức nào, nhưng trong vòng 1 giờ, Hitler phát một tuyên bố đến quân đội của ông. Ông không còn lựa chọn nào khác, ông nói, “ngoại trừ đem vũ lực đối đầu vũ lực”.

        Ở Rome, II Duce bình tĩnh ra mặt. Italia giữ nguyên thái độ trung lập. Ông thúc Attolico van xin Furher gửi một điện tín giải thoát ông khỏi nghĩa vụ đồng minh. Hitler nhanh chóng thảo một lời phúc đáp làm cho ông nổi giận. “Tôi tin rằng chúng ta có thể gánh vác tránh nhiệm trên vai chúng ta bằng quân đội của Đức” ông nói và cảm ơn Mussolini về mọi thứ ông ta làm trong tương lai “Vì sự nghiệp chung của Chủ nghĩa Phát Xít và Chủ nghĩa Quốc xã”. Rồi ông đi đến Nhà hát Kroll để đọc diễn văn trước Quốc hội. Những người tham dự rất ngạc nhiên khi thấy Hitler mạnh mẽ bước lên bục trong bộ đồng phục màu xám. Ông chỉ ra tình huống chống lại Ba Lan, từng điểm một, luôn với một thái độ phẫn nộ. Ông cũng lấy làm tiếc rằng các thế lực phương Tây nghĩ những lợi ích của họ cũng có liên quan. “Ta đã nhiều lần đề nghị Anh về tình hữu nghị, và nếu cần thiết là một liên minh thân cận. Tuy nhiên, tình yêu, một bên thôi thì chưa đủ, mà phải được hưởng ứng từ hai phía”.

        Hitler hứa ông sẽ không bao giờ phát động chiến tranh chống lại phụ nữ và trẻ em, rồi tuyên bố rằng binh lính Ba Lan đã nổ những phát súng đầu tiên trên lãnh thổ Đức và quân đội Wehrmacht chỉ chống trả lại. “Ai chiến đấu bằng thuốc độc”, ông đe dọa, “sẽ bị đánh bại bằng thuốc độc. Ai không tuân thủ luật chiến tranh chỉ có thế đón chờ chúng ta làm điều tương tự. Ta sẽ theo đuổi cuộc chiến này, dù là chống lại ai đi nữa, đến khi sự an toàn và quyền lợi của Quốc xã được bền vững! ... Từ giờ phút này, hơn bao giờ hết, cuộc đời của ta sẽ thuộc về nhân dân. Bây giờ ta chính là người lính đầu tiên của Đức Quốc xã. Vì thế, một lần nữa, ta mặc lại bộ đồng phục thiêng liêng và thân thương của ta. Ta sẽ không cởi ra cho đến khi chiến thắng - hoặc ta sẽ không còn sống để chứng kiến đoạn kết!”

        Khán già vui mừng và hào hứng. Hitler thông báo rằng nếu có chuyện gì xảy ra cho ông, Gõring sẽ là người kế vị. Nếu Thống chế ngã xuống, Hess sẽ tiếp bước. Đó là một quyết định đơn phương, có lẽ do hoàn cành kích động, và điều này có nghĩa là sẽ không còn một chính phủ Đức thực sự nữa. Lãnh tụ chính là nước Đức.

        Trái ngược với sự reo hò “Sieg Heil” trong nhà hát, đường phố bên ngoài im lặng như chết. Vài người nước ngoài trông nghiêm trọng như thể họ bị nỗi lo lắng về tương lai đè nặng. “Chúng ta không bao giờ được quên”, D.H. Lawrence viết về cuộc chiến mà ông luôn phản đối kịch liệt, “rằng nhân loại sống vì một động lực hai mặt: động lực của hòa bình và phát triển, cùng với động lực của đấu tranh và chiến thắng. Ngay khi khát khao chinh phục và chiến thắng được thỏa mãn, khát khao cho hòa bình và phát triển sẽ hiện ra và ngược lại. Dường như đó là một quy luật sống”. Từ giai đoạn đình chiến đến hôm nay đã không hề có một chút hòa bình và phát triển. Thế hệ này không có quá khứ về cuộc sống hàng ngày tăm tối, không có khát khao phiêu lưu hoặc bỏ trốn. Nhận ra rằng cuộc chiến trước không giải quyết được gì, từ trải nghiệm của mình, những người Đức biết rằng chiến tranh là bi kịch, nhục nhã và kéo dài, rằng nó là căn nguyên khiến cuộc sống của họ tồi tệ hơn.

        Henderson nói với các tướng lĩnh rằng “chính sách của ông ta đã sụp đổ và giờ đây chỉ còn vũ lực lên tiếng. Ngài Hitler bị suy nhược và rời phòng mà không hoàn thành hết bài diễn văn”. Chiều hôm đó, Hitler cám ơn Dahlerus vì nỗ lực của ông, sau đó đổ tội cho Anh vì đã không làm gì cả. Không còn hy vọng nào cho một thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu Anh vẫn muốn thảo luận, ông sẽ vẫn chào đón họ. Thình lình ông la lên và khoa tay múa chân: “Nếu Anh muốn chiến tranh trong 1 năm, ta sẽ chiến đấu trong 2 năm...” Hitler nói ngắn gọn nhưng sau một hồi yên lặng, ông rống lên thậm chí còn to hơn, tay múa hoang dại hơn. “Nếu Anh muốn chiến tranh trong 3 năm, ta sẽ chiến đấu trong 3 năm!” Ông nắm chặt tay và hét to: “Và nếu cần thiết, ta sẽ chiến đấu trong 10 nằm!” Giơ cao tay, ông đập nắm đấm xuống thấp đến mức nó gần chạm sàn nhà. Khi Hitler đi vào phòng chờ một lát sau, ông lại trở nên hồ hởi tươi vui”. Ông nói với Ribbentrop và hai người phụ tá rằng cuộc hành quân của quân đội còn vượt cả mong đợi táo bạo nhất của ông; toàn bộ chiến dịch sẽ kết thúc trước khi phương Tây có thời gian soạn thảo văn kiện đối kháng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #335 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:03:44 pm »


        Lúc này Otto Abetz, một chuyên gia Pháp, tự ý đề xuất rằng Pháp nên tuyên bố chiến tranh. Quay về phía Ribbentrop, Hitler giơ tay lên đe dọa một cách nhạo báng. “Làm ơn tha cho ta với những lời phán quyết từ bọn chuyên gia của ông”. “Hoặc trí thông minh của họ bị che phủ bởi những bữa sáng phủ phê đến nỗi họ không có một bức tranh toàn cảnh tươi đẹp hơn về tình hình ở đất nước họ hơn là ta có ở Berlin, hoặc chính sách của ta không phù hợp với họ và họ bóp méo tình hình thực tế trong những báo cáo của họ để làm chướng ngại trên con đường của ta. Ribbentrop, ông phải hiểu, rằng cuối cùng ta đã quyết định hành động mà không cần lời khuyên từ những người đã thông báo sai lệch cho ta hàng chục lần, hay thậm chí nói dối ta, và ta sẽ tin vào chính sự phán xét của mình, thứ mà trong tất cả những trường hợp này đều cho ta lời chỉ bảo tốt hơn bọn chuyên gia thành thạo.”

        Ở London, Đại sứ Ba Lan Edward Raczynski gọi cho Huân tước Halifax tại số 10 phố Downing và nói, theo trách nhiệm của ông, rằng chính phủ của ông xem cuộc xâm lược như một tình huống gây hấn được đề cập trong điều khoản 1 của Hiệp ước tương trợ lẫn nhau của Anh - Ba Lan.

        “Tôi không nghi ngờ về việc đó, Halifax nói. Các bộ trưởng đã đến dự cuộc họp nội các khẩn cấp. Sir John Simon, Bộ trưởng Bộ Tài chính nắm lấy tay Raczynski “Bây giờ, chúng ta có thể bắt tay nhau”, ông nói. “Tất cả chúng ta đều trên một con thuyền. Nước Anh không có thói quen bỏ rơi bạn bè của mình”. Vài phút sau, Chamberlain đề nghị với nội các rằng Hitler đã đưa ra cảnh báo cuối cùng: Anh sẽ thực thi đây đủ nghĩa vụ của mình với Ba Lan trừ khi những hành vi thù địch kết thúc. Ông cảnh báo thông điệp nên được diễn đạt thận trọng, đó không phải là một tối hậu thư. Nếu không, Đức sẽ lập tức tấn công tàu của Anh.

        Mặc dù mọi việc đã được tiên liệu nhưng cả thế giới bị sốc bởi cuộc tấn công bất ngờ. Phàn ứng đầu tiên của Tổng thống Roosevelt là yêu cầu hai bên tham chiến không được đánh bom vào dân thường hoặc "những thành phố phi quân sự”. Đó chính là lời tuyên thệ mà Hitler đã công bố và lời đề nghị của Roosevelt làm ông bực mình. Cơn giận leo cao thành phẫn nộ khi ban Báo chí của Văn phòng chính phủ Mỹ tuyên bố với đại diện của tờ DNB : “Chúng tôi chỉ thấy tiếc cho người dân Đức, chính phủ của các ông đã vấp phải sai lầm; họ sẽ bị kết tội trên khắp thế giới; vì cuộc tắm máu này là thực sự không cần thiết, nếu bây giờ nó trở thành chiến tranh giữa Anh, Pháp và Đức. Cách thức tiến hành đàm phán cũng ngu ngốc như chính bản thân nó”. Hitler đổ tội cho hành động thù địch của Mỹ lên những tờ báo Do Thái và bọn Do Thái xung quanh Tổng thống “Rosenfeld”. Ông trả đũa bằng việc cấm tất cả những người Đức gốc Do Thái, được xem như những kẻ thù quốc gia, ra khỏi nhà sau 8 giờ tối trong mùa đông và 9 giờ tối trong mùa hè. Những đài phát thanh Do Thái sẽ nhanh chóng bị trưng thu.

        Henderson và Coulondre đến Wilhelmsstrasse trước 9 giờ 30 tối. Nhưng Ribbentrop từ chối gặp họ cùng lúc. Đầu tiên, ông gặp Đại sứ Anh, đón tiếp ông ta một cách hòa nhã sắc sảo. Ribbentrop nhận xét rằng chính Ba Lan đã khiêu khích Đức và bắt đầu tranh luận mặc dù không gằn giọng. Lần này họ không đối đầu nhau và hành xử rất đúng mực. Ngay sau khi Henderson đi khỏi, Coulondre đến với một thông điệp tương tự từ Pháp. Ribbentrop lặp lại đó là lỗi của Ba Lan, không phải của Đức, nhưng ông hứa là sẽ chuyển thông điệp cho Hitler.

        Ở London, Chamberlain nói với các thành viên trong Hạ viện Anh về thông điệp gửi cho Hitler. Ông nói Anh chỉ bất đồng với nhân dân Đức ở việc họ để cho chính phủ Quốc xã cầm quyền, “Chừng nào mà chính phủ đó còn tồn tại và theo đuổi phương thức mà họ đã kiên trì bám trụ trong suốt 2 năm vừa qua, thì sẽ không có hòa bình ở châu Âu. Chúng ta sẽ đi từ khủng hoảng này tới khủng hoảng khác, và chứng kiến từng quốc gia bị tấn công bởi cách thức đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta trong mánh khóe kinh tởm của họ. Chúng ta quyết định những cách thức đó phải chấm dứt.” Tiếng hoan hô bao trùm khắp các dãy ghế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #336 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:06:26 pm »


5

        Mặc dù có thể Hitler không bằng lòng với cố gắng hòa giải thêm nữa từ Rome, Mussolini vẫn quyết định nỗ lực lần cuối. Nhưng Furher không háo hức trong khi cả Anh và Pháp đều không sẵn lòng. “Chi có một cơ hội duy nhất,” Fritz Hesse gọi cho Hewel, “chính là chúng ta phải lập tức rời khỏi Ba Lan và đền bù thiệt hại. Nếu Hitler làm vậy, vẫn còn một tia hy vọng mong manh trong việc tránh khỏi thảm họa”. Trong 2 giờ, Hewel gọi lại. Một giọng bí ẩn chen vào, đó là Ribbentrop. “Ông có biết ai đang nói không”, ông hỏi nhưng yêu cầu không được đề cập bằng tên. “Hãy đi ngay đến chỗ anh bạn tâm giao của ông - ông biết tôi đang nói ai [ông đang nói đến Sir Horace Wilson] - và nói với ông ta điều này: Furher sẽ chuẩn bị rút quân khỏi Ba Lan và đền bù thiệt hại nếu chúng tôi nhận được Danzig và con đường đi qua khu Hành lang, nếu Anh muốn làm người hòa giải cho mâu thuần Đức - Ba Lan. Ông được Furher ủy quyền để mang đề xuất này cho nội các Anh và đề xướng đàm phán ngay lập tức.”

        Hesse sửng sốt. Nghi hoặc đó chỉ là một trò đố chữ để xem Anh sẽ thỏa hiệp bao nhiêu? Hesse yêu cầu Ribbentrop lặp lại đề nghị. Ribbentrop làm thế và nói thêm, “Vậy là sẽ không có sự hiếu lầm nào, tôi nhấn mạnh một lần nữa, ông đang hành động trên sự hướng dẫn khẩn cấp của Hitler và đó không phải là hành động cá nhân của tôi.”

        Chamberlain đi vào trong tòa nhà Nghị viện và thông báo, “Chúng ta chờ đợi ở đây chính xác như một phiên tòa chờ đợi sự phát quyết của bồi thẩm đoàn,” Nhưng ngày từ đâu bài diễn văn của Thủ tướng có vẻ thất vọng. Sau khi cam đoan với khán giả rằng Chính phủ Hoàng gia sẽ hành động trừ khi Hitler rút quân ra khỏi Ba Lan, Chamberlain làm họ kinh ngạc bằng việc xác nhận một thỏa thuận như thế sẽ khiến cho vấn đề trở về trạng thái tiền - xâm lược - “điều đó có nghĩa là, con đường dẫn đến thảo luận giữa chính phủ Đức và Ba Lan về những vấn để giữa họ chỉ được thực thi khi đạt được thỏa thuận bảo đảm quyền lợi của Ba Lan và nước này được bảo vệ bởi lực lượng quốc tế”.

        Nói cách khác, Chamberlain vẫn còn do dự. Lãnh đạo Đảng Lao động Arthur Greenwood phản ứng tức thì. “Tôi tự hỏi,” ông nói, “Chúng ta đã mất bao lâu để do dự trong khi Anh và những gì nước Anh đấu tranh, cùng với nền văn minh nhân loại, đang gặp nguy hiếm.”

        Hesse khăng khăng. Ông nói, “Trong đề xuất này tôi nhìn thấy cách duy nhất và cuối cùng để tránh chiến tranh và cũng là dấu hiệu cho thấy Hitler đã nhận ra ông ta vừa phạm một sai lầm. Nếu không, tôi sẽ không có được đề xuất này trong tay.”
Sir Horace không thể tin rằng Hitler đã thay đổi quyết định. Liệu ông ta có xin lỗi công khai cho hành động bạo lực của mình không? Nếu vậy, vẫn còn một cơ hội. Trong mắt Hitler, cuối cùng, trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng hiện tại không chỉ của riêng ông.

        “Nếu đề xuất này thất bại chỉ vì Hitler không xin lỗi,” Hesse nói trong tuyệt vọng, “thì thế giới sẽ tin rằng chính Chamberlain muốn chiến tranh, vì ông ta có cơ hội để ngăn chặn nó”.

        Wilson nghĩ về điều này. “Được rồi,” ông nói, “lặp lại đề nghị của ông; có lẽ tôi có thể chuyển nó đến nội các”. Người hầu trao cho Wilson một mảnh giấy. Sau khi đọc nó hai lần, ông đốt nó bằng lửa của ngọn nến, tiếp tục đi lại. Cuối cùng, ông quay sang Hesse. “Tôi không thể chuyển đề xuất của ông đến nội các,” ông nói. Không nghi ngờ gì nữa thông điệp ngầm được đưa ra là Chamberlain đã quyết định hành động, thậm chí khi có thể Pháp không tham gia. Lúc 11 giờ 30 tối, nội các họp khẩn cấp một lần nữa. Chamberlain nói ông muốn tuyên bố đến người dân Anh vào sáng hôm sau. “Tôi, xin đề nghị”, ông nói, “Sir Nevile Henderson nên được chỉ thị đến gặp Ngài von Ribbentrop lúc 9 giờ 40 sáng mai, để nói rằng nếu không nhận được một lời phúc đáp trước 12 giờ trưa thì tình trạng chiến tranh sẽ diễn ra giữa Anh và Đức kể từ thời điểm đó”. Có thể, ông nói thêm, quyết định này buộc Pháp phải hành động sớm hơn nhưng ông không chác.

        Simon phản đối rằng tối hậu thư 12 giờ không dành cho Chamberlain thời gian để tuyên bố với nhân dân, thời điểm nên là 11 giờ sáng. Mọi người đồng ý. Lãnh tụ, cùng với phụ tá, dành buổi tối hôm đó để bàn luận chiến dịch Ba Lan ở Phủ Thủ tướng. Nhưng khi đọc báo cáo của Hesse về cuộc gặp vô ích với Wilson - đến lúc 2 giờ sáng - ông mất bình tĩnh và bắt đầu đổ lỗi cho Ribbentrop về việc Italia từ chối tham gia chiến tranh. Khoảng 4 giờ sáng, Sứ quán Anh gọi điện nói rằng Henderson mong muốn trao đổi quan trọng với Ribbentrop lúc 9 giờ sáng. Ribbentrop quay sang nói Schmidt đón Henderson tại chỗ của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #337 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:09:56 pm »


6

        Sáng chủ nhật, 3 tháng Chín, bình minh trong xanh và dịu nhẹ. Đó là một ngày tươi đẹp và như thường lệ người dân Berlin sẽ đi đến những khu rừng và hồ vùng lân cận để thưởng thức ngày nghi. Hôm nay, họ lo lắng và bối rối khi biết mình đang ở ngưỡng cửa chiến tranh.

        Sáng hôm sau Schmidt đón tiếp Henderson. Viên Đại sứ bắt tay nhưng từ chối khi Schmidt mời ngồi. “Tôi lấy làm tiếc rằng trong chỉ thị của chính phủ tôi”, ông nói với cảm xúc trầm lãng, “tôi phải trao ông tối hậu thư cho chính phủ Đức”. Ông lấy ra tuyên bố sẽ dẫn đến chiến tranh trừ khi Đức bảo đảm rằng tất cả quân đội sẽ rút khỏi Ba Lan trước 11 giờ, giờ mùa hè Anh.

        Henderson đưa ra văn kiện. “Tôi rất lấy làm tiếc”, ông nói, “khi phải trao văn kiện này cho ông”.

        Trong một vài phút, Hitler đang ngồi tại bàn; Ribbentrop đứng cạnh cửa sổ. Cả hai đều háo hức quay lại một cách hy vọng khi Schmidt bước vào. Ông từ tốn dịch bức tối hậu thư của Anh. Cuối cùng, Hitler quay sang Ribbentrop và gắt gỏng, “Giờ thì sao?”

        “Tôi cho rằng,” Ribbentrop nói nhẹ nhàng, “Pháp cũng sẽ gửi một tối hậu thư tương tự trong vòng một giờ.”

        Mọi việc chìm trong yên lặng. Cuối cùng Gõring nói, “Nếu chúng ta thua cuộc chiến này, Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta!” Schmidt bắt gặp những gương mặt bần thần ở khắp nơi. Thậm chí Goebbels sôi nổi ngày thường cũng đứng vào một góc, nản lòng và trầm tư.

        Chi một người không chịu từ bỏ hy vọng. Dahlerus gặp Gõring tại xe riêng. Tại sao Thống chế không bay đến London và đàm phán với người Anh? Gõring bị thuyết phục gọi cho Hitler. Thật ngạc nhiên, ông nói, Furher thích ý kiến đó, nhưng trước tiên ông muốn Anh cũng đồng ý. Dahlerus gụi cho cố vấn tại Sứ quán Anh, người đó trả lời rằng trước tiên Đức phải trả lời tối hậu thư. Không nản lòng, Dahlerus gọi Văn phòng Ngoại giao ở London. Ông cũng nhận được câu trả lời tương tự. Ông vẫn kiên trì. Bằng cách nào đó ông đã thuyết phục Gòring gọi cho Hitler lần nữa và đề nghị gửi một bản hòa giải chính thức đến Anh. Dahlerus chờ bên ngoài xe, đi qua đi lại một cách căng thẳng, trong khi Gõring nói chuyện với Furher. Cuối cùng, Goring bước ra khỏi xe, ngồi xuống một chiếc bàn rộng bên cạnh một cây sồi. Ông lầm bầm rằng chiếc máy bay đang chờ đề chở ông đến Anh. Nhưng Dahlerus kết luận từ cái nhìn “thất vọng” trên gương mặt của ông và biết rằng Hitler đã từ chối; “Máu của tôi sôi sục khi tôi thấy sự tuyệt vọng của con người quyền lực ấy. Và tôi không hiểu tại sao, dù biết rằng ông ta đã cố, ông ấy không nhảy lên xe, chạy đến Phủ Thủ tướng và nói với họ rằng ông ta thực sự nghĩ - luôn luôn cho rằng tất cả những gì ông ta nói với tôi trong hai tháng vừa qua là chân thật”, vậy là những nỗ lực của Dahlerus để ngăn chặn chiến tranh đã kết thúc.

        Lúc 11 giờ 15 sáng, Đại sứ Henderson nhận một thông điệp từ Ribbentrop. Trong vòng 15 phút, ông được trao hồi đáp của Đức về tối hậu thư - một lời từ chối thẳng thừng. Henderson tra xét văn kiện và nhận xét rằng “hãy để cho lịch sử phán xét ai là người có tội”. Ribbentrop trả lời rằng “không ai đấu tranh vì hòa bình và tình hữu nghị với Anh nhiều như Ngài Hitler”, và chúc Henderson bình an.

        Giữa trưa, loa phát thanh trên đường phố Berlin tràn ngập thông tin chiến tranh với Anh làm người nghe bị sốc.

        London, lúc đó là 11 giờ trưa, trời nóng và oi bức, Chamberlain tập dượt lại lần nữa bài nói để thông báo với quần chúng. 15 phút sau, ông tuyến bố rằng Anh đang ở trong tình trạng chiến tranh. Chính phủ Anh, ông nói, đã làm mọi việc có thể để thiết lập hòa bình với một lương tâm trong sạch. “Bây giờ xin Chúa phù hộ cho mọi người và xin Ngài bênh vực lẽ phải.”

        Thậm chí khi ông đang nói, Coulondre trao cho Ribbentrop tối hậu thư của Pháp - và được đáp trả rằng Pháp sẽ trở thành kẻ gây sự. Nhưng chính Anh mới là người khơi mào cơn thịnh nộ của Hitler. Hitler dễ dàng nhận thấy sự yếu kém của Anh nhưng đã đánh giá thấp sức mạnh của Anh. Cuộc chiến tranh cục bộ của ông đã chuyển sang một cuộc xung đột toàn cục vì sự tính toán sai lầm này. Đó là một bế tắc xuất phát từ lỗi lầm chú chốt: quyết định xâm lược toàn bộ Tiệp Khắc. Nếu Hitler không làm thế và chờ đến khi đất nước đó rơi vào tay mình, thì có lẽ người Anh sẽ phản ứng tích cực hơn với yêu cầu của ông về Ba Lan. Điều Hitler từ chối chấp nhận - thậm chí khi ông đã dự đoán nhiều lần - chính là người Anh sẽ tiến xa nhưng không bước quá một inch. Mặc cho thông tin trái ngược từ phía Hesse và báo cáo tình báo, Hitler bị mê muội bởi sự hình dung sai lệch của ông về tính cách người Anh. Vì thế, với một sự hổ thẹn chưa từng có, ông thông báo với Đô đốc Raeder về tối hậu thư của phương Tây.

        Có rất ít nghi ngờ về việc những người nắm giữ điện Kremlin bất ngờ  về sự tuyên chiến của Anh. “Tin tức chiến tranh”, thông tín viên Moscow của tờ London Daily Telegraph báo cáo, “khiến người Nga ngạc nhiên. Họ mong đợi một sự hòa giải. Xô viết không có động tĩnh gì trong việc tham gia tấn công Ba Lan đến nỗi Ribbentrop mời họ tham gia trong một bức điện tín được gửi đi vào đầu buổi tối đến Đại sứ von der Schulenburg. “Trong quy ước của chúng ta,” Ribbentrop giải thích, “đây không chỉ là sự trợ giúp cho chúng tôi, mà còn là vì tinh thần thỏa thuận Moscow, và vì quyền lợi của Xô Viết.”

        Hitler đã chuẩn bị rời khỏi Phủ Thủ tướng với đoàn tùy tùng của ông đáp một chuyến xe đặc biệt đến tiền tuyến. 9 phút trước khi rời khỏi Berlin, Furher gửi đi một thông điệp cho đồng minh đã thất bại trong việc hỗ trợ ông trong cuộc khủng hoảng lớn nhất. Không giống như bức điện đến Moscow, thông điệp dành cho Mussolini rất rõ ràng và đầy đủ những cụm từ hoa mỹ. Hitler nói, ông biết rằng đó là “cuộc chiến giữa sự sống và cái chết” nhưng ông đã chọn phát động chiến tranh một cách thận trọng, và tinh thần của ông vẫn “vững chắc như đá”. Khi tàu của Furher rời bến lúc 9 giờ tối, ông không cho những người tâm phúc xem bức thư. Một người thư ký, Gerda Daranowsky, nhận ra ông rất yên lặng, nhợt nhạt và trầm tư; bà chưa bao giờ thấy ông như thế. Một người khác, Christa Schroder, nghe ông nói với Hess: “Bây giờ, tất cả sự nghiệp của ta đã sụp đổ, quyển sách ta viết thật vô ích.”

        Nhưng với người hầu cận ông, ông dường như là hình mẫu của sự quyết đoán; ông nói, không có gì phải lo về phương Tây; Anh và Pháp sẽ “nếm mùi đau khổ” ở Bức tường phía Tây. Khi xe tiến về hướng Đông, Hitler gọi Linge đến khoang ăn tối và yêu cầu khẩu phần ăn thanh đạm hơn kể từ hôm đó. “Ông phải biết”, ông nói, “rằng ta chỉ có thể dùng nhũng thứ những người dân Đức dùng. Làm gương là trách nhiệm của ta”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #338 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:13:18 pm »


Phần Bảy

SỬ DỤNG VŨ LỰC


Chương 21

CHIẾN THẮNG Ở MẶT TRẬN PHÍA TÂY
3.9.1939 - 25.6.1940

1

        Cuộc xâm lược Ba Lan diễn ra nhanh chóng. Kỵ binh Ba Lan với giáo mác dài không phải là đối thủ của thiết giáp Đức. Trong cuộc tấn công không-bộ kết hợp tập trung, binh lính phòng thủ bị áp đảo. Bị máy bay khu trục, máy bay oanh tạc và máy bay ném bom Stukas tàn phá từ trên không, bộ binh Ba Lan nhanh chóng bị một triệu rưỡi lính Đức có trang bị súng tự động và thiết giáp đánh tan. Lực lượng xe tăng hùng hậu càn quét khốc liệt, làm nổ tung hàng rào phòng thủ và tàn phá hậu phương. Giới quan sát viên nước ngoài cũng choáng váng khiếp sợ với chiến thuật Blitzkrieg (Chiến tranh chớp nhoáng) như những nạn nhân vì nó báo trước một bước ngoặt đáng sợ trong nghệ thuật chiến tranh. Trước sáng ngày 5 tháng Chín, không quân Ba Lan đã bị phá hủy, trận chiến ở khu vực Hành lang chấm dứt. Hai ngày sau, hầu hết 35 lữ đoàn Ba Lan đã bị đánh tan hoặc bị bao vây.

        Trên chiếc tàu hỏa đặc biệt, Hitler theo dõi sát sao hành động và chỉ thị cuộc chiến giống như đang ở tại văn phòng chính mặc dù nhân viên điều hành của Jodl vẫn còn đóng tại Berlin. Khi đã khoác lên người bộ đồng phục, cuộc đời ông thay đổi mạnh mẽ. Vì từng là một chiến sĩ tiền tuyến, ông luôn áp đặt lối sống giản dị lên Văn phòng. Phương châm mới của ông là: “Quân đội tiền tuyến phải được cam đoan rằng các chỉ huy cũng cùng chia sẻ sự thiếu thốn với họ”. Mỗi buổi sáng, sau khi ban hành mệnh lệnh trong ngày cho Fraulein Schroder, Hitler tiến ra chiến trường với súng lục và roi da. Nếu thời tiết tốt, ông lái một chiếc xe không mui, vì thế binh lính có thể nhận ra ông, trong khi những người hầu và phụ tá phát các gói thuốc lá. Mặc cho đoàn tùy tùng kinh ngạc, Hitler vẫn không ngừng cống hiến bản thân cho từng chi tiết của chiến dịch. Chẳng hạn, ông dành hàng giờ, đích thân kiểm tra nhà bếp và phòng ăn, hà khắc áp đặt khẩu phần ăn của bộ binh lên các sỹ quan. Chế độ ăn mới này nhanh chóng kết thúc nhưng đối với các vấn đề khác trên mặt trận ông vẫn quan tâm không mệt mỏi - trừ một ngoại lệ đặc biệt. Khi Schmindt mời ông diễn thuyết trước nhóm quân đầu tiên bị thương, ông đã không thể làm vậy. Ông thú nhận mình không thể chịu đựng được khi nhìn thấy sự đau đớn của họ.

        Khi chiến tranh đơn phương gần chấm dứt, một vị khách không mời xuất hiện tại Văn phòng Furher. Fritz Hesse đến báo cáo rằng đại diện chính thức của Đức ở London đã được những người bạn cao cấp trong chính phủ Anh và quần chúng thân thiện từ hiệt. Hesse cũng đến Ba Lan vì lý do cá nhân; ông biết mình không được chào đón vì luôn kiên trì theo đuổi hòa bình. Nhưng Hewel, người ngưỡng mộ lòng tự tin tuyệt đối của Hitler, cam đoan với ông, Furher thật lòng mong muốn đàm phán với Anh. Ông bị kích động tiến hành xâm lược Ba Lan vì những báo cáo về hành động tổn thương tàn bạo đến kiều bào Đức. Hesse không thể tin mệnh lệnh tấn công lại dựa trên một phút nóng giận. “Đúng, không nghi ngờ gì nữa, đó chính là nguyên cớ,” Hewel khẳng định. “Và ngài nhanh chóng nhận ra mình đã hành động nông nổi.” Đó chính là lý do ông cho phép Hesse đàm phán với Sir Horace Wilson sau cuộc xâm lược. “Đúng, vì Hitler chỉ cần nói, ‘Tất cả dâng sau quay, 1, 2, 1, 2!”

        “Lạy Chúa”, Hesse kêu lên cay dâng, “sao không ai nói với ngài rằng dù một người độc tài có thể ra lệnh: ‘Đàng sau quay, 1, 2, 1, 2!’, nhưng một quốc gia theo thể chế đại nghị không thể hủy bỏ một quyết định chiến tranh đã được công bố sau một thời gian chuẩn bị lâu dài và kỹ lưỡng? Làm sao ngài lại có thể tưởng tượng một điều như thế?”

        Sau một hồi yên lặng, Hewel lúng túng thừa nhận Hitler có một khái niệm khá lạ về cách vận hành của chế độ dân chủ. “Ngài cười lớn khi tôi cố gắng giải thích cho ngài báo cáo của anh về tuyên bố của Chamberlain trong Tòa nhà Hạ nghị viện. Đơn giản là Ngài không muốn tin. Đến lúc này, ngài đã nhận ra báo cáo của anh là xác thực. Nhưng làm ơn đừng lạm dụng việc này. Không gì khiến cho Furher nổi điên hơn việc người khác đúng còn ngài ấy lại sai.”

        Vì vẫn chưa có hành động nào của Anh trên mặt trận phía Tây, nên điều khiến Hitler lo ngại hơn cả là việc Liên Xô miễn cưỡng tham gia vào cuộc tấn công Ba Lan. Rõ ràng Stalin muốn kéo dài thời gian đến mức lâu nhất dế giảm thiểu mất mát của Hồng quân. Mãi đến 2 giờ sáng, ngày 17 tháng Chín, Stalin mới thông báo riêng với Đại sứ Đức ở Moscow rằng Hồng quân sẽ tiến vào biên giới Ba Lan trong vài giờ nữa. Lúc 4 giờ sáng, giờ địa phương, Hồng quân băng qua biên giới dài phía đông của Ba Lan. Vào lúc này, những người trong Quân đoàn Biên giới Ba Lan trông thấy một đoàn xe ngựa chở đầy quân lính đang tiến qua màn sương sớm. “Đừng bắn”, Hồng quân la to, “chúng tôi đến giúp các bạn chống lại Đức”. Cờ trắng được gắn vào chiếc xe dẫn đầu của đoàn quân Nga khiến những người lính phòng thủ bối rối đến mức quân Xô Viết đi qua rất nhiều nơi mà không hề bị bắn. Số phận của miền Đông Ba Lan đã được định đoạt.

        Điều thực sự khiến Ribbentrop, người luôn hòa nhã với nhân viên thân cận, nóng giận chính là vì sự chậm trễ khiến Goebbels, chứ không phải văn phòng của ông, công bố tin tức cho báo chí ngoại quốc ở Berlin.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #339 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:16:07 pm »


        Bây giờ chỉ còn duy nhất cuộc đấu tranh giữa những người chiến thằng. Trước khi ngày đầu tiên Nga tham gia vào cuộc chiến tranh kết thúc, hai bên đồng minh tranh luận về nội dung thông cáo chung để bào chữa cho sự xâm lược Ba Lan. Stalin phản đối bản nháp của Đức rồi tự viết một bản mới. Ngay sau khi Hitler nhượng bộ bản thảo này, Stalin lại tiến thêm một bước quan trọng nữa: phân chia triệt để chiến lợi phẩm, thậm chí tước đi sự độc lập bề ngoài của người dân Ba Lan. Ngoài mặt, bản đề xuất của Nga có lợi cho Đức, nhưng Hitler hoài nghi đến mức bốn ngày sau Ribbentrop mới được xác nhận.

        Ngoại trưởng đến thủ đô Nga lúc 5 giờ rưỡi chiều, ngày 27 tháng Chín, để đàm phán một hiệp ước mới. Có vẻ đây là thời điểm thuận lợi vì Warsaw đã rơi vào tay Đức. Mọi việc đúng như thế cho đến khi Ribbentrop nhận được cảnh báo từ Berlin về cuộc tấn công của Xô Viết vào Estonia và Latvia. Vì thế, tối hôm đó, Ribbentrop thận trọng trình bày tại điện Kremlin. Ông chắc Stalin sẽ đưa ra một lời đề nghị hấp dẫn nhưng lo ngại cái giá phải trả quá lớn. Lúc 10 giờ tối, hội đàm bắt đầu. Đúng như dự đoán, Stalin trịnh trọng trao tặng toàn bộ lãnh thổ Ba Lan ở phía đông sông Vistula, bao gồm cả những khu vực đông đúc của Ba Lan. Đổi lại, tất cả thứ ông muốn là quốc gia vùng Baltic thứ ba, Lithuania.

        Sau khi cuộc họp dài ba giờ chấm dứt, Ribbentrop gọi cho Furher. Đề nghị của Stalin, ông báo cáo, có một điều khoản rất hấp dẫn, chính là, với sự kiểm soát phần đông dân số “vấn đề dân tộc Ba Lan sẽ do Đức toàn quyền quyết định.”

        Stalin ranh mãnh biết rõ đồng minh Hitler của mình. Ngoài nhu cầu duy trì quan hệ tốt với Liên Xô, Hitler không thế từ chối cơ hội kiểm soát vùng đất tổ của người Do Thái. Ông ủy quyền Ribbentrop ký hiệp ước và trao tặng Stalin quốc gia cuối cùng ở Baltic. Đó là một cái giá đẳt để trả cho sự ổn định hậu phương phía Đông trong khi ông đối phó với phía Tây. Ngoài mặt nó trông như một ví dụ khác của chủ nghĩa cơ hội, hy sinh tương lai củng cố hiện tại. Nhưng Hitler đánh giá thấp Hồng quân đến mức ông cảm thấy sẽ dễ dàng dùng vũ lực chiếm lại những gì ông đã cho trên giấy tờ. Trong ngày tiếp theo của cuộc đàm phán cuối cùng, Liên Xô nhấn mạnh rằng Ribbentrop nên gọi điện cho Furher để chắc chắn chấp thuận tất cả các khía cạnh của hiệp ước. Hitler xác nhận thỏa thuận mặc dù Ribbentrop cảm thấy nó có điều gì đó ám muội. “Ta muốn xác lập một mối quan hệ tuyệt đối vững chắc và mật thiết,” Hitler nói khi nghe Ribbentrop báo cáo những từ mà Stalin luôn nhắc lại, “Hitler biết rõ công việc của mình.”

        Stalin rạng rỡ nhìn Molotov và Ribbentrop ký kết hiệp ước lúc 5 giờ sáng ngày 29, nhưng lời nhận xét của Ribbentrop về việc Nga và Đức sẽ không bao giờ chiến đấu với nhau nữa lại khiến mọi người bối rối im lặng. Cuối cùng, Stalin đáp lại: “Việc này nên chấm dứt”. Giọng điệu lạnh lùng cùng cách ngắt nhịp khác thường buộc Ribbentrop phải yêu cầu thông dịch viên xác nhận. Nhận xét tiếp theo của Stalin cũng mập mờ không kém: khi Ribbentrop thắc mắc liệu Liên Xô có sẵn lòng đi xa hơn thỏa thuận hữu nghị mà trở thành đồng minh cho trận chiến sắp đến với phương Tây, Stalin trả lời: “Tôi sẽ không bao giờ để cho Đức trở nên yếu ớt”. Những từ này được thốt ra bộc phát nên Ribbentrop tin chắc chúng diễn tả suy nghĩ thật của Stalin.

        Ông trở về Berlin nhưng vẫn suy nghĩ về hai lời nhận xét. Hitler còn đắn đo nhiều hơn, những từ của Stalin có nghĩa là rất khó rút ngắn khoảng cách giữa tư tưởng hai bên và sẽ xảy ra tranh luận, chỉ khi Hitler giải thích rằng ông đã nhượng bộ Lithuania để chứng minh với Stalin “thiện chí mãi mãi giải quyết vấn đề với người láng giêng phía Đông và thiết lập một niềm tin thật sự ngay từ đầu”. Xét bề ngoài của những lời nói này cũng như những lời của Stalin, Ribbentrop tin rằng Hitler thật sự mong muốn một sự hòa thuận vĩnh viễn với Xô Viết.

        Trong khi Stalin đánh đồng ba quốc gia Baltic và miền Đông Ba Lan, thì Hitler biến phần còn lại của quốc gia đó thành khu vực giết chóc khổng lồ. Ông ra lệnh cho dân Do Thái từ Đức vào tập trung trong một vài thành phố của Ba Lan nơi có giao thông đường sắt phát triển. “Vì giải pháp cuối cùng sẽ tiến hành vào một ngày nào đó,” Heydrich giải thích cho tư lệnh ss. Ông đang nói về sự tiêu diệt người Do Thái, điều này trở thành một bí mật “mở” giữa các công chức cấp cao trong Đảng.

        Sự chuẩn bị ghê tởm này được tăng cường bởi một “cuộc thanh trừng” giới tri thức, tăng lữ và quý tộc Ba Lan của 5 nhóm sát thủ được biết đến với cái tên Einsatzgruppen (Đội đặc nhiệm). Lòng căm thù Ba Lan của Hitler bắt nguồn từ việc trong những năm qua, rất nhiều cuộc tàn sát đã đổ lên đầu thiểu số người Đức ở Ba Lan. “Hàng chục nghìn người bị bắt bớ, ngược đãi và sát hại theo cách thức man rợ nhất”, ông nói với đám đông người ủng hộ ở Danzig vào ngày 19 tháng Chín. “Những con quái vật hung ác lộ rõ bản năng tha hóa của chúng - và thế giới dân chủ sùng đạo này dõi theo không một lời oán thán”. Nhưng, ông nói thêm, “Bây giờ chúa toàn năng phù hộ cho vũ khí của chúng ta”. Bây giờ ông đang tiến hành trả thù. Trước trung tuần tháng Tám, 3.500 người trí thức (Hitler xem họ như “kẻ mang mầm mống chủ nghĩa dân tộc Ba Lan”) bị trừ khử. “Chỉ có phương phầp này”, ông giải thích, “chúng ta mới có thể đạt được lãnh địa sống còn mà chúng ta cần. Cuối cùng, ngày hôm nay sẽ ghi nhớ sự diệt vong của bọn Armenia!” Cuộc khủng bố diễn ra cung lúc với việc tàn nhẫn trục xuất 1,2 triệu người Ba Lan chính gốc ra khỏi đất đai tổ tiên của họ để người Đức từ vùng Baltic và từ những nơi xa xôi hẻo lánh của Ba Lan có thể cư ngụ chính thức. Trong những tháng ngày cay đắng tiếp theo, có nhiều người Ba Lan bỏ mạng hơn là số người trong danh sách hành quyết.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM