Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:10:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 49223 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #320 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:11:44 pm »


        Tuy vậy, Nga vẫn tiến hành một cách thận trọng. Molotov nói với Schulenburg ông có thể không tiếp Ribbentrop một tuần sau khi họ ký hiệp ước kinh tế. Nếu hiệp ước được ký ngày hôm này, ngày tiếp sẽ là 26 tháng Tám, nếu hiệp ước được ký ngày mai, ngày tiếp sẽ là 27. Hitler có lẽ đã đọc báo cáo của Schulenburg với những cảm xúc pha trộn - vui sướng vì có thể ký kết được hiệp ước và tức giận trước yêu cầu của Stalin là họ phải ký hiệp ước kinh tế trước. Đó chẳng khác gì là một lời đe dọa tống tiền nhưng Hitler cảm thấy không còn lựa chọn nào khác. Hiệp ước thương mại được thông qua vội vã và được ký kết ở Berlin chỉ sau nửa đêm 2 giờ. Hiệp ước đồng ý cho Liên Xô mua chịu các công cụ máy móc và vũ khí trị giá 200 triệu mark, với lãi suất trung bình là 5%. Khoản tiền này sẽ được Liên Xô thanh toán bằng nguyên liệu thô.

        Vì Stalin có chiến thuật giỏi hơn, ông đã vượt cả những người Áo và người Czech, Hitler không thế đợi cho đến tuần Molotov để nghị. Ông viết một bức thư riêng gửi Stalin và gửi đi từ Berlin vào lúc 4 giờ 35 phút ngày 20 tháng Tám. Trong bức thư đó, Hitler thành thật hoan nghênh việc ký kết hiệp ước thương mại mới giữa Liên Xô và Đức, coi đây là bước đầu tiên trong viết tái thiết lại mối quan hệ Đức - Liên Xô. Ông cũng chấp nhận bản dự thảo hiệp ước không xâm lược của liên Xô mặc dù còn một số vấn đề liên quan đến bản hiệp ước đó cần phải được làm sáng tỏ càng sớm càng tốt. Sau đó ông đi đến điểm then chốt của vấn đề: Việc đẩy nhanh ký kết hiệp ước không xâm lược này là một điểm vô cùng quan trọng bời vì sự căng thẳng giữa Đức và Ba Lan đã trở nên không thể chịu đựng nổi - ông nói. “Một cuộc khủng hoàng có thể xảy ra “bất cứ lúc nào”.

        Hai giờ sau khi Schulenburg gửi thư đến Kremlin, ông được mời đến để nhận thư trả lời riêng từ chính Stalin: “Tôi cám ơn ngài vì bức thư ngài đã gửi” - bức thư bắt đầu. Stalin hy vọng hiệp ước này sẽ đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong mối quan hệ chính trị của hai nước. “Nhân dân hai nước chúng ta mong muốn có những mối quan hệ hòa bình với nhau”. Stalin đồng ý gặp Ribbentrop vào ngày 23 tháng Tám.

        Cả ngày 20, Hitler im lặng bước đi bước lại trên hành lang lớn ở Berghof, sốt ruột chờ đợi tin tức từ Moscow, không ai dám quấy rầy ông. Trong khi chờ đợi, ông đã triển khai tàu chiến “Drafspee”tới vị trí chiến lược trên biển Đại Tây Dương, 21 tàu ngầm đã sẵn sàng ở vị trí tấn công xung quanh các đảo của Anh.

        Đến bữa tối (theo Speer), Hitler nhận được một bức điện. Sau khi đọc bức điện đó, khuôn mặt ông đỏ bừng, mắt nhìn chàm chằm ra cửa sổ. Bất ngờ, ông đấm mạnh hai tay xuống mặt bàn khiến cốc chén rơi loảng xoảng. “Tôi đã có chúng!” - ông kêu lên với giọng bị cảm xúc kìm nén. “Tôi đã có chúng!” - ông ngồi sụp xuống ghế và bởi vì không ai dám hỏi ông điều gì, bữa cơm lại tiếp tục trong im lặng.

        Sau khi uống cà phê, Hitler thông báo với các vị khách rằng nước Đức sẽ ký kết hiệp ước không xâm lược với Nga. “Đây, quý vị hãy đọc đi.” - ông nói. “Đây là bức điện Stalin gửi”. Hoffmann nhớ lại rằng Fuhrer vui đến mức phấn khích vỗ tay lên đùi, điều mà người thợ chụp ảnh này chưa nhìn thấy bao giờ. Mọi người chúc mừng rối rít khi quản gia Kannenberg mang sâm panh ra. Tiếng cụng cốc chúc mừng leng keng, những người xung quanh uống nâng cốc chúc mừng sự kiện ngoại giao lớn. Ngay sau đó, Hitler dẫn mọi người tới một phòng chiếu phim nhỏ ở tầng hầm để xem lại một bộ phim tư liệu về Stalin dự một cuộc duyệt binh của Hồng quân Liên Xô. Thật may mắn là đội quân đó giờ đã bị vô hiệu hóa, - Fuhrer nhận xét.

        Hoffmann lo lắng về những ảnh hưởng trong số những đảng viên Đảng Quốc xã trung thành, những người đã đấu tranh chống cộng sản trong nhiều thập kỷ. “Đảng này cũng sẽ sửng sốt như phần còn lại của thế giới,” - Hitler trả lời. “Nhưng những đảng viên của đảng hiểu và tin tưởng tôi; họ hiểu tôi sẽ không bao giờ rời bỏ những nguyên tắc cơ bản của mình. Họ sẽ nhận ra rằng, mục đích cuối cùng của “canh bạc” cuối cùng này là loại bò mối đe dọa từ phương Đông và tất nhiên dưới sự lãnh đạo của tôi sẽ nhanh chóng thống nhất châu Âu.”

        Hitler đã ngưỡng mộ Stalin từ lâu, coi ông là “một trong những nhân vật phi thường của lịch sử thế giới” và ông đã khiến nhóm những người bạn phải sốc khi khẳng định rằng ông và nhà lãnh đạo Xô Viết này có rất nhiều điểm chung bởi vì cả hai đều xuất thân từ các giai cấp thấp hơn. Khi một người nghe phản đối sự so sánh với Stalin, vì ông này đã từng tham gia cướp nhà băng, Hitler trả lời: “Nếu Stalin tham gia vụ cướp nhà băng thì không phải ông lấy tiền để bỏ vào túi mình mà để giúp đỡ đảng và phong trào của ông. Bạn không thể coi đó là một vụ cướp nhà băng.”

        Hitler không coi Stalin là một người cộng sản thực sự. “Trên thực tế, Stalin gắn bó chặt chẽ với nước Nga thời Sa hoàng và ông đã phục hồi lại truyền thống của chủ nghĩa đại Nga. Đối với ông, chủ nghĩa Bolshevik không chỉ là một phương tiện mà là một sự nguy trang được thiết kế để đánh lừa người dân Đức và người Latin.”

        Cả Stalin và Hitler đều tin tưởng chắc chắn rằng họ có thể hỗ trợ nhau. Cà hai nhà độc tài này đều sai lầm. Mùa hè cuồng nhiệt năm 1939, không một nước lớn nào trên thế giới lại không có những nhận thức sai lầm. Châu Âu là một bể ngờ vực, lừa dối và lá mặt lá trái. Ngay cả khi Ribbentrop chuẩn bị đến Moscow, Stalin vẫn không từ bỏ hoàn toàn hy vọng về một liên minh quân sự giữa Anh, Pháp và Liên Xô để chống lại Hitler.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #321 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:14:51 pm »


4

        Người chiến thắng rõ ràng là Hitler. Sáng 22 tháng Tám, ông thức giấc lòng tràn đầy niềm tin. Sau khi Ribbentrop rời Berghof với những chỉ thị cuối cùng cho nhiệm vụ của ông ở Moscow, Fuhrer triệu tập các chỉ huy cấp cao của mình và các tham mưu trưởng của họ tới dự một buổi họp đặc biệt tại hội trường rộng. Đó là một buổi thuyết trình chứ không phải là một cuộc họp. Chỉ mình Hitler ngồi sau chiếc bàn lớn nói. “Tôi triệu tập các anh ngồi lại với nhau để cho các anh xem một bức tranh về tình hình chính trị, để các anh có thể hiểu thấu đáo rất nhiêu yếu tố trong đó mà tôi sẽ căn cứ vào để quyết định hành động và để củng CỐ niềm tin của các anh”. Cuộc xung đột với Ba Lan sớm muộn gì cũng xảy ra và có một số lý do tại sao tốt hơn hết là phải hành động ngay lập tức, - Ông nói. “Trước hết có hai yếu tố: tính cách của tôi và tính cách của Mussolini. Về cơ bản, tất cả phụ thuộc vào tôi, vào sự tồn tại của tôi, vì tài năng chính trị của tôi. Có thể không ai có được niềm tin vào nhân dân Đức như tôi. Sẽ không ai có được quyền lực mà tôi có. Bởi vậy, cuộc sống của tôi là một nhân tố có giá trị lớn. Nhưng tôi có thể bị một tội phạm hoặc một thằng ngớ ngẩn nào đó thủ tiêu bất kỳ lúc nào”. Nhân tổ cá nhân thứ hai là II Duce. Nếu điều gì xảy ra với ông ấy, sự trung thành của Italia với đông minh của họ có thể sẽ có vấn đề.

        Mặc khác, ở Anh và ở Pháp không có một nhân vật xuất chúng nào. “Những kẻ thù của chúng ta có những con người dưới mức trung bình. Không có nhân vật đặc biệt xuất sắc nào. Không có người thầy cũng như không có những con người hành động...”. Hơn nữa, tình hình chính trị đang rất thuận lợi, với sự ganh đua ở Địa Trung Hải và sự căng thẳng ở phương Đông. Tất cả những hoàn cảnh thuận lợi này sẽ không còn sau hai hoặc ba năm nữa. “Không ai biết tôi sẽ sống được bao lâu nữa, bởi vậy cuộc xung đột xảy ra bây giờ là tốt hơn.”

        Sau đó, ông bắt đầu nói rõ ràng, cụ thể. Mối quan hệ với Ba Lan đã trở nên không thể chịu đựng nổi, - ông nói. “Chúng ta đang phải đối mặt với một trong hai lựa chọn: hoặc tấn công, hoặc sớm muộn gì cũng chắc chắn  bị tiêu diệt”. Phương Tây có thể làm gì? Tấn công từ phòng tuyến Maginot hay phong tỏa Đức. Giải pháp thứ nhất không chắc sẽ xảy ra và giải pháp thứ hai sẽ không hiệu quả bởi vì bây giờ Liên xô sẽ hỗ trợ cho Đức ngũ cốc, gia súc, than đá, chì và kẽm. “Tôi chỉ sợ rằng đến phút cuối một số “kẻ đáng ghét” lại đưa ra một kế hoạch hòa giải!”

        Các tư lệnh vỗ tay hưởng ứng nhiệt tình. “Thưa Fuhrer, Wehrmacht sẽ làm tròn bổn phận của mình!” - Thống soái Gõring nói. Mặc cho tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người, Goring và một số tư lệnh quân đội khác vẫn phản đối chiến tranh bởi vì họ cho rằng Đức chưa sẵn sàng để bắt đầu một cuộc chiến. Đạn được chỉ đủ cung cấp cho cuộc chiến trong sáu tuần, thép, dầu và những vật liệu cần thiết khác cũng thiếu trầm trọng.

        Cũng như các tướng lĩnh của mình, Hitler cũng nhận thức được tất cả những điều này nhưng ông dự tính một kiểu chiến tranh khác: Chiến tranh chớp nhoáng, một cuộc tấn công ồ ạt chớp nhoáng và tăng cường để đạt được chiến thắng nhanh chóng. Khái niệm này vừa mang tính chiến lược vừa mang tính chiến thuật. Những năm tháng chiến đấu dưới đường hào trong Thế chiến I, chưa kể đến những năm tháng nghèo khổ sống trong nước vẫn còn hằn sâu trong ký ức Hitler. Ông đã thề rằng sự khốn khổ của một cuộc xung đột kéo dài sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa trên đất nước Đức. Đó là lý do tại sao ông trang bị cho quân đội Đức theo chiều rộng chứ không theo chiều sâu. ông đã chủ ý tổ chức nền kinh tế Đức để sản xuất những sản phẩm khá cao trang bị nhanh chứ không tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài với những sản phẩm được sản xuất hàng loạt. Mục tiêu của ông là sản xuất vũ khí nhanh, không tăng số lượng các nhà máy sản xuất vũ khí hoặc trang bị lại các máy móc sản xuất vũ khí cho nhà máy đó.

        Một loạt các cuộc tấn công chớp nhoáng đó sẽ cho phép lực lượng quân sự của Hitler tấn công mạnh hơn thực lực, bởi vì Đức sẽ không phải sản xuất hàng loạt vũ khí thông thường, điều có nguy cơ hủy hoại về kinh tế. Triết lý của ông là triết trí của một người bần cùng rằng chỉ có thể thành công nhờ sự táo bạo. Ông đã đạt được một số chiến thắng không đáng trọng bằng việc đánh liều một cuộc xung đột lớn khiến các kẻ thù giàu có hơn của ông phải tức tốc tránh cuộc xung đột bằng mọi giá.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #322 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:16:59 pm »


        Cuộc tấn công chớp nhoáng không chỉ hấp dẫn đối với bản năng mạo hiểm của Hitler mà còn hoàn toàn phù hợp với quan điểm của một nhà độc tài như ông. Khi chọn lựa giải pháp tấn công chớp nhoáng, Hitler khiến một số tướng lĩnh có quan điểm xuất phát từ quá khứ ngạc nhiên. Khác với ông, họ không nhận thấy rằng nước Đức còn sẵn sàng cho cuộc chiến hơn Anh và Pháp nhiều. Đây là một hành động mạo hiểm nhưng Hitler tính rằng ông có thể giành được chiến thắng trước Ba Lan nhanh đến mức sẽ không phải giao chiến với Anh hoặc Pháp. Họ sau đó sẽ nhận thấy rằng trả đũa lại là vô ích. Dù thế nào đi nữa, ông phải vô hiệu quá phương Tây (bằng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực) để đến năm 1943 ông có thể đạt được mục đích thực sự của mình đó là chinh phục Nga. Với những đánh giá sáng suốt, Adolf Hitler sẵn sàng đánh bạc với vận mệnh của mình.

        Sáng 22 tháng Tám, không ai trong số các binh sỹ đưa ra một lời chỉ trích nào khi nghe bản kế hoạch tấn công chi tiết của Hitler, cũng không có sự phản đối từ các Tư lệnh chiến trường. Fuhrer hô hào họ không được khoan dung. “Chân lý thuộc về kẻ mạnh,” - ông nói và tuyên bố rằng cuộc tấn công xâm lược có thể bắt đầu vào rạng sáng ngày thứ Bày, 26 tháng Tám.

        Chập tối hôm đó, Ribbentrop cùng phái đoàn của mình đã bay đến Moscow trên hai chiếc máy bay Condor. Không khí chung quá căng thẳng. “Không ai có thể bảo đảm rằng Liên Xô sẽ không đưa ra trước chúng tôi một bản hiệp ước Anh - Pháp, tất cả đã không thể hủy bỏ được, khi chúng tôi đến Moscow” - Perter Kleist nhớ lại. Cũng không ai có thể dự đoán được liệu Ribbentrop có phải ngồi vào “các cuộc đàm phán kéo dài, chán ngắt” mà người Nga vẫn thường xuyên tiến hành không.

        Tin về chuyến đi của Ribbentrop khiến đại sứ Nhật Bản Oshima sửng sốt. Nửa đêm hôm đó, ông đến nhà của Weizsacker ở Berlin để bày tỏ sự tức giận của mình. Vẫn là một người đĩnh đạc, khuôn mặt cứng rắn và già dặn, Oshima hỏi ông có thể giải thích về sự thay đổi lập trường của Đức như thế nào với Tokyo?

        Đầu giờ chiều hôm sau, 23 tháng Tám, Henderson chuyến cho Fuhrer bức thư của Chamberlain. Bức thư tuyên bố dứt khoát rằng, Anh kiên quyết giữ lời hứa của mình với Ba Lan. Đồng thời, Chamberlain đề xuất một giải pháp hòa bình khác. Tại sao Đức không dành một khoảng thời gian để Đức và Ba Lan có thể thỏa thuận trực tiếp các vấn đề của mình? “Đến thời điếm này, thú thật tôi không còn con đường nào khác để tránh thảm họa lôi kéo châu Âu vào cuộc chiến tranh.” - ông kết luận. Hitler trả lời bằng thứ ngôn ngữ bạo lực. Khi Henderson bày tỏ hy vọng có thể tìm được một giải pháp nếu hai nước ngồi lại với nhau. Hitler nói cộc lốc rằng điều này đáng ra phải được làm từ trước. Henderson phản đối rằng chính phủ Anh đã đưa ra những cam kết của mình và phải thực hiện đúng những cam kết đó. “Tại sao phải thực hiện.” - Hitler ngắt lời Henderson. “Nếu ngài đưa ra một lời hứa suông, ngài cũng phải thực hiện à.”

        Henderson kiên quyết bảo vệ lập trường của Anh nhưng ông lại nói bằng tiếng Đức, một ngôn ngữ mà ông vẫn chưa hiểu hết được sự tinh tế của nó. Hitler không hề chú ý đến những tranh luận của Henderson và bắt đầu đe dọa. Nếu Ba Lan có thêm bất kỳ động thái nào dù là nhỏ nhất chống lại người Đức hoặc Danzig, ông sẽ can thiệp ngay lập tức. Hơn nữa, nếu phương Tây động viên quân, Đức cũng sẽ huy động quân ngay.

        “Đây phải chăng là một lời đe doạ?” - Henderson hỏi.

        “Không, đây là một biện pháp bảo vệ!” Hitler đáp. Henderson cố gắng khẳng định với Hitler rằng Chamberlain luôn bảo vệ nước Đức nhưng vô ích. “Tôi đã quá tin điều đó mãi cho đến mùa xuân này,” - Hitler buồn bã nói. Ngay sau đó Henderson thốt ra rằng, cá nhân ông không bao giờ tin vào hiệp ước Anh - Pháp - Nga, ông muốn Đức chứ không phải là Anh ký hiệp ước với Nga. Câu trả lời của Hitler là một điềm xấu. “Ngài đừng lầm, đó sẽ là một hiệp ước lâu dài” - Hitler nói. Henderson tranh luận rằng Fuhrer cũng như ông biết rằng người Nga luôn gây khó khăn. Bất luận thế nào, ông cũng tin rằng Chamberlain không thay đổi quan điểm của mình đối với nước Đức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #323 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:19:05 pm »


        “Tôi cần phải đánh giá bằng văn bản về vấn đề này,” - Hitler nói và lại tiếp tục tố cáo Anh. Điều này khiến Henderson cảnh báo rằng bất kỳ một hành động trực tiếp nào của Đức đều đồng nghĩa với chiến tranh, một cuộc chiến thể hiện bạo lực gần như cuồng loạn khác. Trong cuộc chiến đó, Đức không có gì để mất, còn Anh có rất nhiêu thứ để mất -  Hitler nói. Ông không muốn xảy ra chiến tranh nhưng sẽ không chùn bước trước chiến tranh. Nhân dân Đức sẽ ủng hộ ông hơn rất nhiều so với tháng Chín năm trước. Hitler bất ngờ kết thúc cuộc hội đàm bằng một tuyên bố rằng ông sẽ gửi thư tay tới Chamberlain qua Henderson vào buổi chiều.

        Weizsacker im lặng chứng kiến cuộc hội đàm từ đâu đến cuối. Cũng như Henderson, ông tin rằng Hitler đang bối rối thực sự. Nhưng ngay sau khi cánh cửa đóng lại sau lưng Henderson, Fuhrer vỗ đùi (một động tác giờ đã trở thành thói quen của ông) và cười. “Chamberlain sẽ không tồn tại được sau cuộc đàm luận này,” - ông đắc thắng nói. “Nội các của ông ta sẽ sụp đổ vào tối nay.”

        Trong khi chờ đợi văn bản trả lời của Hitler, Henderson trở về Salzburg. Ông gọi điện cho thuộc cấp của mình ở Berlin chỉ đạo họ thông báo về London rằng Hitler “kiên quyết không thỏa hiệp và không hài lòng, nhưng tôi không thể nói gì hơn nữa cho đến khi nhận được văn bàn trả lời của ông ta”. Một lát sau, ông có giấy mời về Berghof. Lần này, theo Henderson thuật lại, Hitler đã lấy lại được bình tĩnh và “không hề lên cao giọng”, nhưng cũng không kém kiên quyết. Hitler cáo buộc “Anh quyết tâm tàn phá và tiêu diệt nước Đức.”

        Henderson phản đối rằng chiến tranh giữa hai nước chỉ khiến những chủng tộc nhỏ hơn trên thế giới lợi dụng. Hitler trả lời rằng chính Anh là nước muốn đấu tranh cho những chủng tộc nhỏ hơn trong khi đó ông chỉ muốn đấu tranh vì nước Đức và lần này nhân dân Đức sẽ đấu tranh đến cùng. Cuộc chiến tranh năm 1914 sẽ có kết cục khác nếu khi đó ông là Thủ tướng. “Nếu Ba Lan khiêu khích lần nữa, tôi sẽ hành động,” - ông nói tiếp. Ông nhắc lại lời đe dọa hồi sáng nhưng lần này nghiêm túc. “Vấn đề Danzig và đường hành lang sẽ được giải quyết bằng cách này hay cách khác. Làm ơn hãy ghi lại điều này. Hãy tin tôi, đáng ra năm ngoái (ngày 2 tháng Mười) tôi đã lựa chọn cách giải quyết về vấn đề này rồi. Tôi xin thề danh dự về điều đó!” Chiều hôm đó, hai chiếc máy bay Condor của Đức hạ cánh xuống sân bay Moscow. Ribbentrop hài lòng khi nhìn thấy lá cờ chữ thập ngoặc tung bay bên cạnh cờ búa liềm. Sau khi Ngoại trưởng Ribbentrop duyệt hàng danh dự của không quân Liên Xô, ông được đưa đến nơi ở của mình, Đại sứ quán của Áo trước đây. Schulenburg thông báo cho biết ông sẽ được đón tiếp ở Kremlin lúc 6 giờ tối, nhưng không nói cho ông biết rằng Molotov hay Stalin sẽ đàm phán với ông. “Một thói quen kỳ quặc của Moscow” - Ribbentrop thầm nghĩ.

        Sau khi Schulenburg và Hilger báo cáo xong, cả hai người khuyên Ribbentrop hãy cho phép mình nhiều thời gian rảnh rằng và đừng tạo ấn tượng mình đang vội vã. Ribbentrop nóng vội xua tay ngắt lời hai người và ra lệnh cho đại sứ phải thông báo cho phía Nga biết rằng ông phải quay trở về Berlin sau 24 giờ nữa. Nói xong, ông ăn vội vàng bữa tối trước khi đến Kremlin.

        Sáu giờ tối, Ribbentrop ngồi đối diện với Stalin. Ông nhã nhặn, hiền hậu. Molotov bình thản. Ribbentrop nói trước, thể hiện mong mong của đất nước ông là thiết lập mối quan hệ Đức - Liên Xô trên một tầm vóc mới. Từ bài phát biểu hồi tháng ba của Stalin, ông hiểu rằng Stalin cũng có mong muốn như vậy. Stalin quay sang Molotov. Molotov muốn phát biếu trước chăng? Bộ trưởng ngoại giao nghiêm túc trả lời rằng quyền trả lời là của Stalin.

        Stalin trả lời theo cách mà Ribbentrop chưa bao giờ gặp phải trước đó. Ông nói gãy gọn: “Chúng tôi đã tốn công sức nhiêu năm rồi, nhưng điều đó không ngăn chúng tôi đến với một thỏa thuận với Đức. Đó chính là nội dung bài phát biểu của tôi hồi tháng Ba. Ý nghĩa của bài phát biểu đó ngài đã hiểu rõ”. Với một quyển sách mở trước mặt để tham khảo, ông tiếp tục các vấn đề trên thực tế. Phạm vi ảnh hưởng ở các nước giữa Đức và Liên Xô đã được xác định. Phần Lan, hầu hết các nước vùng Baltic và Bessarabia nằm trong quỹ đạo của Nga. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Đức và Ba Lan, các nước này sẽ gặp nhau ở “một giới tuyến rõ ràng”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #324 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:23:36 pm »


        Rõ ràng, Stalin bước vào phòng để đàm phán thực sự chứ không đùa rỡn. Sau 3 giờ, ông và Ribbentrop đã nhất trí tất cả mọi điểm trừ hai cảng ở Baltic mà Stalin muốn nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga. Ribbentrop trả lời vấn đề này ông phải hỏi ý kiến Fuhrer trước và cuộc đàm phán phải dừng lại để Ribbentrop hỏi ý kiến Hitler.

        Hitler cũng thiết tha đàm phán như Stalin. Chỉ sau một giờ, Ribbentrop nhận được một cuộc điện thoại từ Wilhelmstrasse với câu trà lời ngắn gọn: “Đồng ý”. Trong khi chờ đợi, Ribbentrop ngồi trong phòng của mình dùng bữa nhẹ. Nhận được điện ông hăm hở đến chỗ Stalin và Molotov.

        Ngoại trưởng lái xe trở lại Kremlin trong tâm trạng vui vẻ khi nhận được câu trả lời đồng ý của Hitler. Lần đến Kremlin này, đoàn tùy tùng của ông đông hơn, thêm hai người chụp ảnh. Cảnh sát mật xuất hiện trong bóng tối khi những chiếc xe ô tô của Đức di chuyến chậm vào thành phố, mang theo những súng đại bác lớn nhất lúc bấy giờ, súng lớn đến nỗi không ai dám bắn, họ đi qua những ngôi nhà gỗ nhỏ và qua các nhà thờ. Cuối cùng, phái đoàn của Đức đến một tòa nhà hành chính hiện đại nơi Stalin đang đợi. Hiệp ước không xâm lược được ký kết theo một thủ tục ngắn gọn. Đó là một thỏa thuận súc tích, dễ hiểu. Hiệp ước quy định rằng bên này sẽ không tấn công bên kia. Nếu một bên trở thành đối tượng của hành động thù địch do bên thứ ba gây ra, bên kia sẽ không hỗ trợ cho bên thứ ba bằng bất cứ cách nào. Hiệp ước có hiệu lực trong 10 năm và tiếp tục kéo dài thêm 5 năm nữa nếu không có bên nào tuyên bố rút khỏi hiệp ước một năm trước khi hiệp ước hết hạn.

        Đây là một hiệp ước thông thường, chứ không phải là một nghị định thư bí mật chia cắt Đông Âu. Điều không bình thường là Stalin muốn được chụp ảnh tại lễ ký kết hiệp ước. Ông có mặt trong bức ảnh ký kết hiệp ước được nhiều người biết đến. Ông vẫy tay ra hiệu một phụ tá của Ribbentrop, Richard Schulze, cùng chụp ảnh, nhưng chàng trai trẻ này không thế tưởng tượng được Stalin có ý định để anh chụp ảnh cùng. Cuối cùng, Stalin để anh đứng cạnh Ribbentrop. Có thể, Stalin muốn có thêm sự hấp dẫn của sức trẻ vào tấm ảnh, cũng có thể ông biết rằng em trai của Schulze là một sỹ quan hậu cần trong đội quân ss của Hitler.

        Mọi người nâng cốc chúc mừng, nhưng lời chúc mừng đáng chú ý nhất của Stalin đã không bao giờ được tiết lộ cho nhân dân Nga: “Tôi biết người dân Đức yêu mến Fuhrer của mình đến nhường nào vì vậy tôi muốn uống vì sức khỏe của ông ấy”. Một trong những hiệp ước quan trọng nhất trong lịch sử thế giới đã được hoàn thành và được ký kết mà không có sự tranh cãi nào trong vài giờ chứng tỏ rằng cả Hitler và Stalin đều muốn có hiệp ước, cả hai đều biết rõ họ sẽ phải mất gì để đạt được cái họ muốn và cả hai đều mong muốn hiệp ước được ký kết nhanh chóng.

        Đối với Hitler, hiệp ước này là chiến thắng của ông chứ không phải là của Stalin. Ông rõ ràng đã quên lời tiên đoán của chính mình trong cuốn Mein Kampt rằng bất kỳ một liên minh Đức - Nga nào cũng chắc chắn dẫn đến cuộc chiến tranh “chấm hết nước Đức”. Ông đã thay đổi quan điểm của mình - vài năm sau ông thú nhận với Bormann và hy vọng rằng hiệp ước thân thiện với Liên xô sẽ thực sự là “hiệp ước chân thật nếu không muốn nói là thân thiện”. Sau nhiều năm nắm quyền, ông hình dung rằng Stalin, một người theo thuyết duy thực, đã từ bỏ ý thức hệ Marxit của mình. Ông chỉ giữ lại ý thức hệ đó như một thuyết đầu độc sử dụng làm vỏ bọc bên ngoài.

        Khi biết hiệp ước không xâm lược lẫn nhau được ký kết, Hitler nhảy lên khỏi bàn ăn tối và reo to “chúng ta đã chiến thắng!” Ông đã từ bỏ cơ hội chiếm toàn bộ đất nước Ba Lan, một điều đã vô hiệu hóa được Nga. Nhưng bây giờ ông được tự do tiến hành các hoạt động chống Ba Lan. Không còn Liên Xô đứng ra ủng hộ, cả Anh và Pháp sẽ không làm được gì ngoài những lời đe dọa. Hơn nữa, ông đã được phương Đông bảo đảm hỗ trợ tất cả các nguyên liệu thô nào Đức có thể bị mất nguồn cung cấp nếu bị nước Anh phong tỏa.

        Khoảng 3 giờ sáng ngày 24 tháng Tám, Hitler dẫn đoàn tùy tùng lên sân thượng của tòa nhà Berghof. Bầu trời ở chân trời phía Bắc và Tây Bắc sáng rực những sắc màu của cầu vồng. Qua thung lũng, ánh sát màu đỏ rực rỡ đến kỳ lạ từ những sắc màu phương Bắc này chiếu xuống núi Unterberg, một ngọn núi huyền thoại. “Hồi cuối cùng của vở “Gởtterdãmmerung - Khoảnh khắc hoàng hôn của thần tiên” cũng không thể được dàn dựng một cách hiệu quả hơn thế,” - Speer nhớ lại. “Ánh sáng đỏ đó đã phản chiếu xuống khuôn mặt và bàn tay của chúng tôi.”

        Hitler đột nhiên quay sang trợ lý không quân của mình, Below. “Cảnh tượng cứ như có rất nhiều máu đổ. Lần này chúng ta không thế cứu được nó mà không có bạo lực.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #325 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:27:53 pm »


Chương 20

“TAI HỌA CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ”
24.8 - 3.9.1939

1

        Thứ năm, ngày 24 tháng Tám, buổi sáng bản hiệp ước gây sốc không chỉ cho thường dân mà cho cả các nhà ngoại giao được ban bố. “Tôi tiên liệu một tối hậu thư cho Ba lan,” Henderson báo cáo từ Berlin. “Tôi rất nghi ngờ hiệu quả nỗ lực của chính phủ Ba Lan để tái lập liên lạc. Nhưng tôi xem đây là hy vọng cuối cùng của hòa bình, nếu có, và nếu thật sự có hy vọng cuối cùng.”

        Người dân Ba Lan lo ngại và bất bình về bản Hiệp ước Xô - Đức mặc dù báo chí nỏ lực xem đó là dấu hiệu yếu kém của Đức. Chính phủ luôn tỏ ra tin rằng sự bảo trợ của Anh và Pháp sẽ thay đổi cục diện trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Hitler. Không một chút lo lắng, hầu hết những người theo phe cực tả “cấp tiến” ngoan ngoãn tuân thủ đường lối mới trong Đảng: việc thỏa thuận với Hitler giúp Nga có thể chuẩn bị cho cuộc chiến cuối cùng chống lại Chủ nghĩa Phát xít. Tổng thống Roosevelt đáp trả bằng cách gửi một điện tín đến Hitler thúc giục “kiềm chế những hành động mang tính thù địch trong một giai đoạn hợp lý như thỏa thuận” nhưng, như bức điện trước, nó cũng bị cất giấu và lãng quên.

        Ở Moscow, Stalin đang vui mừng. Tin chắc Anh sẽ thỏa hiệp trong tình hình chính trị thực tế, ông hình dung sẽ tạo được ảnh hưởng bằng đàm phán hòa bình. Nhưng những đồng minh khác của Hitler không lạc quan như thế. Người Italia, trong khi thừa nhận Hitler đã gây ra “một vụ lớn”, đang lo lắng, còn người Nhật sợ đồng minh sẽ khuyến khích Stalin tăng thêm áp lực lên Mãn Châu. Nội các của thủ tướng Hiranma đã tổ chức hai cuộc họp nhằm đạt được hiệp ước với Đức và Italia nhưng không có hiệu quả, ông hổ thẹn và mất hết can đảm đến mức tuyên bố: “Nội các từ chức vì tình hình phức tạp và khó lường nảy sinh ở châu Âu gần đây.”

        Nhân dân Đức vui mừng và nhẹ nhõm: mối đe dọa bao vây, chiến trường hai mặt trận, đã biến mất một cách kỳ diệu nhờ Fuhrer. Những người khó chấp nhận hiệp ước nhất chính là thuộc cấp của ông nhưng đa số họ đều nhanh chóng thuyết phục bản thân rằng Fuhrer biết mình đang làm gì.

        Hitler bay đến Berlin để chào đón người anh hùng Ribbentrop trở về, và dành buổi tối ở Phủ Thủ tướng lắng nghe vị Ngoại trường huyên thuyên về các chính khách điện Kremlin. Trong khi Hitler xem xét tất cả các chi tiết, ông đặc biệt mê mẩn bức ảnh do Hoffmann chụp. Người huynh đệ mới của ông, dựa theo hình dáng của dái tai, không phải là dân Do Thái. Lãnh tụ cũng hỏi han rất lâu sỹ quan quân nhu đi cùng với Ribbentrop.

        Ngày hôm sau, thứ 6, 25 tháng Tám là một ngày trọng đại và náo nhiệt. Một bức thư được gửi đến Mussolini, bối rối giải thích những gì xảy ra ở Moscow. Sau khi bảo đảm rằng hiệp ước đó chỉ làm phe Trục mạnh hơn, Hitler tin II Duce sẽ hiểu tại sao ông buộc phải tiến một bước mạnh mẽ như thế. Bước tiếp theo của Hitler là yêu cầu Schmidt dịch thuật những ý chính trong bài diễn văn Chamberlain đọc tại Hạ viện ngày hôm trước. Thủ tướng Anh thừa nhận rằng Hiệp ước Moscow là “một bất ngờ không dễ chịu” nhưng chính dân Đức sẽ là nạn nhân của “ảo tưởng nguy hiểm” nếu họ tin rằng Anh và Pháp sẽ không làm tròn bổn phận với Ba Lan.

        “Những từ này”, Schmidt nhớ lại,” khiến Hitler trầm ngâm, nhưng ngài không nói gì”. Cuộc tấn công Ba Lan được bắt đầu hoạch định vào sáng sớm ngày hôm sau nhưng Hitler nghi ngờ đến nỗi trước buổi trưa ông đã chỉ thị các tư lệnh cấp cao trì hoãn phát lệnh tấn công trong một giờ - đến ba giờ chiều hôm đó. Sau đó ông triệu đại sứ Anh đến Phủ Thủ tướng. Henderson đến lúc 1 giờ 30 chiều, trông thấy Fuhrer trong tâm thế hòa giải. Bây giờ ông chuẩn bị “thực hiện những bước tiến với Anh cũng kiên quyết như với Nga, điều dân đến thỏa thuận vừa rồi”. Lương tâm của ông Hitler nói, thúc giục ông phải đi đến nỏ lực cuối đế cứu vẫn một mối quan hệ tốt. Nhưng đó là nỗ lực cuối cùng.

        Hitler tỏ ra ôn hòa và khi tiếp chuyện với Henderson. Nhưng mất bình tĩnh khi bắt đầu liệt kê những lời buộc tội chống lại người Ba Lan, như việc bắn vào máy bay dân sự. Tình trạng lộn xộn này, Hitler hét lớn, “phái chấm dứt!” Vấn đề Danzig và khu Hành Lang phải được giải quyết ngay lập tức. Kết quả duy nhất của bài diễn văn vừa rồi của Chamberlain có thế là “một cuộc chiến đẫm máu và không thể đoán trước giữa Đức và Anh”. Nhưng lần này Đức không phải chiến đấu trên cả hai mặt trận. “Nga và Đức sẽ không bao giờ tấn công lẫn nhau nữa.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #326 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 09:39:57 pm »


        Khi Henderson tiếp tục lặp lại một cách kiên quyết rằng Anh không thế nuốt lời với Ba Lan, cử chỉ đe dọa của Hitler chuyến sang vô lý. Khi vấn đề Ba Lan được giải quyết, ông chuẩn bị và quyết định tiếp cận Anh lần nữa với một đề nghị dễ hiểu hơn: chẳng hạn, ông sẽ chấp nhận Đế chế Anh và bản thân ông cho phép nó được tiếp tục tồn tại. Nhưng nếu Anh từ chối, “sẽ có chiến tranh”. Đây là để nghị cuối cùng.

        Nửa giờ sau, Hitler xác nhận mệnh lệnh tấn công Ba Lan vào sáng sớm. Có vẻ canh bạc của ông chỉ đơn thuần bị chủ nghĩa cơ hội thúc đẩy. Hitler luôn tập trung vào mục tiêu cơ bản: từng bước giành quyền chỉ phối châu Âu đồng thời triển khai chương trình phân biệt chủng tộc chống Do Thái. Ở Italia, Đại sứ Hans Georg von Mackensen giao tài liệu cho II Duce. Dù Mussolini đủ thực tế để đối mặt với sự thật rằng quân đội của ông thể hiện sự yếu kém ở Albania và không đủ nhuệ khí, huấn luyện hay kỹ năng để tiến hành một cuộc chiến tranh thật sự. Ông không nói thẳng với Mackensen, tuyên bố ông sẽ tuân thù Hiệp ước Moscow trong khi vẫn là “một người chống Cộng kiên định”, và đứng sau lưng Fuhrer (ông nhấn mạnh) “vô điều kiện và bằng tất cả nguồn lực”.

        Ngay sau khi Mackensen rời khỏi phòng, II Duce thay đổi suy nghĩ. Theo Ciano, chính II Duce đã bị thuyết phục soạn thư phúc đáp Hitler, nhấn mạnh rằng nước Italia chưa sẵn sàng cho chiến tranh và chỉ có thể tham gia nếu Đức lập tức cung cấp “quân trang và nguyên vật liệu cần thiết đế chống trả vì Pháp và Anh sẽ chiếm ưu thế trong tấn công”.

        Trong khi Hitler đang chờ người viếng thăm kế tiếp, Đại sứ Pháp Coulondre, thì một sỹ quan hậu cần mang đến một báo cáo tin tức từ Anh. Anh và Ba Lan vừa ký kết hiệp ước tương trợ lẫn nhau ở London. Việc ký kết thỏa thuận này đã bị trì hoãn nhiều tháng vì lý do này hay lý do khác. Nhưng nó được thực hiện chỉ một vài giờ sau khi ông chuyển tới Anh lời đế nghị cuối cùng, đó hẳn không phải là một việc tình cờ. Việc bảo đảm tương trợ quân sự này (dù có thể không bao giờ xảy ra) khiến cho người Ba Lan có cảm giác sai lầm về an ninh nên họ sẽ từ chối đàm phán với người Đức.

        Lúc 5 giờ 30 chiều, Coulondre cuối cùng cũng được hộ tống đến văn phòng. Sau cơn thịnh nộ về sự khiêu khích của Ba Lan, Hitler bày tỏ sự tiếc nuối về khả năng xảy ra chiến tranh giữa Đức và Pháp. “Tôi có ấn tượng rằng”, Schmidt nhớ lại, “Ông ấy chỉ lặp lại một cách máy móc những gì ông đã nói với Henderson trong khi tâm trí của ông lại ở chỗ khác. Rõ rằng ngài đang muốn nhanh chóng kết thúc buổi gặp gỡ”. Hitler đứng với tư thế chuẩn bị giải tán nhưng Coulondre lịch lãm sẽ không chịu thua trước khi đối đáp lại. Coulondre nói với giọng uy quyền: “Trong thời điểm quyết định như thế này, thưa Ngài Thủ tướng, không thấu hiểu chính là điều nguy hiểm nhất. Vì thế, đế mọi việc thật rõ ràng, tôi xin nói với tư cách là một sỹ quan Pháp rằng quân đội Pháp sẽ kề vai chiến đấu với Ba Lan nếu đất nước đó bị tấn công”. Rồi ông cam đoan với Hitler rằng chính phủ của ông chuẩn bị tiến hành mọi việc nhằm duy trì hòa bình đến phút cuối.

        “Vậy thì,” Hitler giận dữ, “tại sao các người đưa cho Ba Lan một tấm Czech khống để họ tùy ý sử dụng? Thật đau lòng khi tôi phải tuyên bố chiến tranh chống Pháp; nhưng quyết định không phụ thuộc vào tôi.” Ông đuổi khéo viên Đại sứ bằng một cái phẩy tay.

        Một phút sau, Attolico bước vào. Ông mang theo bức thư của Mussolini. Sau hiệp ước Anh - Ba Lan và sự tuyên bố rõ ràng của Pháp từ Coulondre, thông tin rằng Italia chưa được chuẩn bị cho chiến tranh như một cú đấm giáng thẳng vào Hitler. Đối với ông, đó là một sự ly khai hoàn toàn không mong đợi “từ một đồng minh”. Nhưng ông kiểm soát bản thân, giải tán sứ giả của II Duce với một bình luận cộc lốc rằng ông sẽ gửi một hồi đáp ngay lập tức. Khi Attolico đi ra khỏi phòng, Hitler lầm bầm, “Bọn Italia hành xử giống hệt như năm 1914.”

        Phòng chờ ngập tràn những lời đồn đoán và tranh luận khi từng mẩu thông tin bị lan ra. chiến tranh dường như không thể tránh khỏi. Trong văn phòng, Hitler nới với tướng Keitel: “Hãy lập tức ngưng mọi thứ lại. Gọi Brauchitsch đến ngay. Ta cần thời gian thương lượng.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #327 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 09:42:07 pm »


        Tin tức về mối đe dọa chiến tranh bị thay đổi lan ra vào phút cuối. Fuhrer trở lại đàm phán! Mọi người đều tin như thế chỉ trừ trợ thủ của Hitler, Rudolf Schmundt, đang rầu ri. “Đừng vội vui mừng”, ông này nói với Warlimont. “Đây chỉ là sự trì hoãn”. Hitler cược rằng nếu chiến tranh bắt đầu với Ba Lan, người Anh chắc chắn sẽ không tham gia. “Lãnh tụ của tôi”, Hewel quả quyết, “đừng đánh giá thấp người Anh. Khi họ thấy không còn lựa chọn nào khác, họ sẽ ngoan cố đi theo đường của mình”. Hitler quá giận dữ để tranh cãi nên ông bỏ đi.

        Gõring cũng tin rằng người Anh chỉ nói to những lời đe dọa và sẽ ngấm ngầm đàm phán hòa bình. Là người hành động, ông muốn thảo luận với người Anh trước mà không cần tư vấn từ Ribbentrop, người ông vẫn nghi ngờ. Sự việc không liều lĩnh như bề ngoài vì ông vẫn luôn thông báo cho Fuhrer mọi diễn biến. Khao khát hòa bình của ông không xuất phát từ lòng vị tha. Là một kẻ cướp với kỹ năng của một tên côn đồ, mục đích hàng đầu là hưởng thụ thành quả những vụ cướp bóc tích lũy được nhờ vào địa vị đặc quyền của mình, chiến tranh có thể kết thúc cuộc sống xa hoa của ông. Ông có thể thỏa hiệp nhưng chỉ khi nó giúp ông đến gần hơn với mục đích lâu dài. Nhận ra điều này, Gõring tiến hành chính sách hòa bình xảo quyệt một cách cẩn trọng. Chọn một doanh nhân Thụy Điển giàu có tên là Birger Dahlerus làm người trung gian không chính thức. Goring có những người bạn Anh có thế lực sẵn lòng bí mật tham gia vào dự án.

        Vào đầu tháng, Dahlerus sắp xếp một cuộc gặp bí mật giữa Gõring và bảy người Anh trong một ngôi nhà ở gần biên giới Đan Mạch. Tại đây, đầu tiên vị Thống chế của Đế chế bày tỏ suy nghĩ của ông và hy vọng hòa bình với những doanh nhân nước ngoài. Họ không nói khác gì nhiêu ngoài những lời sẽ nói trong cuộc gặp mặt quân sự lịch sử diễn ra tại Berghof vào hai tuần sau. Điều này thôi thúc Gõring gọi điện cho Dahlerus ở Stockholm và giục ông ta đến càng nhanh càng tốt. Gõring thận trọng tiết lộ tình hình trở nên tồi tệ và hy vọng cho một giải pháp hòa bình sẽ bị phá hủy nhanh chóng. Goring thuyết phục Dahlerus lập tức bay đến Anh mang theo một thông điệp không chính thức cho chính quyền Chamberlain, thúc giục họ rằng đàm phán giữa Đức và Anh nên diễn ra càng sớm càng tốt.

        Và vì thế trong buổi sáng trọng đại ngày 25 tháng Tám, Dahlerus đã bay đến London bằng máy bay dân sự, nhưng mãi đến tối ông mới được dẫn đến văn phòng của ngài Halifax. Viên thư ký ngoại giao đang trong tâm trạng lạc quan vì Hitler vừa mới hoãn cuộc xâm lược và dường như vai trò của một bên trung lập sẽ được khai thác nhiều hơn. Dahlerus không lạc quan đến mức đó và gọi cho Gõring để bày tỏ suy nghĩ của mình. Thống chế trả lời đầy cảnh báo. Ông sợ rằng “chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào”.

        Dahlerus lặp lại những lời này cho Halifax vào ngày hôm sau và đề nghị chuyển cho Goring -người duy nhất ông ta nghĩ có thể ngăn chặn chiến tranh - một thông điệp cá nhân từ Halifax xác nhận mong muốn chân thật hướng tới hòa bình của người Anh. Lord Halifax xin phép thảo luận vấn đề với Chamberlain. Nửa giờ sau ông trở lại với sự chấp thuận của Thủ Tướng. Dahlerus vội vã đến sân bay Croydon mang theo bức thư viết tay.

        Ở Berlin, Đại sứ Attolico trên đường đến Phủ Thủ tướng mang theo một thông điệp khác từ Mussolini. Nó chứa đựng một danh sách dồ sộ những nguyên liệu thô Italia sẽ cần nếu nước này tham gia vào chiến tranh: 6 tấn than đá, 7 tấn đầu, 2 tấn thép và 1 tấn gỗ. Vì Attolico phản đối chiến tranh, ông cố ý làm cho những điều kiện của Mussolini là bắt khả chấp nhận. Khi trả lời truy vấn lạnh lùng của Ribbentrop về việc khi nào những nguyên liệu này cần phải được cung cấp, Attolico trà lời “Tại sao, ngay lập tức, trước khi chiến sự bắt đầu”.

        Đó là một đòi hỏi phi lý. Mặc dù Hitler đang phải chịu căng thẳng, ông vẫn bình tĩnh hồi âm và sau đó gọi cho Mussolini lúc 3 giờ 8 phút chiều, ông có thể đáp ứng hầu hết yêu cầu của Italia, nhưng lấy làm tiếc vì không thể chuyển hàng trước khi chiến tranh bắt đầu vì lý do kỹ thuật. "Trong những trường hợp nay, II Duce, tôi hiểu tình cảnh của ngài, và sẽ chỉ yêu cầu ngài cố đạt được việc trói chân quân Anh - Pháp bằng chương trình tuyên truyền chủ động và những cuộc thao diễn quân sự như ngài đã đề nghị”. Nói về Hiệp ước với Stalin, ông kết luận, ông không chùn bước trong giải quyết vấn đề phía Đông thậm chí khi mạo hiểm đánh cược với tình hình đang rẳc rối ở phía Tây”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #328 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 09:45:25 pm »


        Đó không phải là lời đe dọa suông. Lực lượng Wehrmacht đang chuẩn bị để tấn công trong ngày 1 tháng Chín và chỉ đợi xác nhận cuối cùng của Furher. Một bầu không khí ngột ngạt bao trùm Berlin vào chiều thứ Bảy đó. Mặc dù những tiêu đề trên các bài báo - TẠI ĐƯỜNG HÀNH LANG, NHIỀU NÔNG TRẠI CỬA ĐỨC BỊ ĐỐT! BINH LÍNH BA LAN XÂM LẤN VÀO BIÊN GIỚI ĐỨC! - nhiều người dân Berlin vẫn đang vui vẻ bên bờ hồ. Họ lo ngại về thời tiết nắng nóng nhiều hơn vấn đề chính trị.

        Lúc 6 giờ 42 phút tối, Attolico nhận được một cuộc điện thoại khác từ Rome. Đó là Ciano với một thông báo khẩn cho Furher. Trong đó Mussolini xin lỗi và giải thích rằng Attolico đã hiểu lầm ngày giao hàng. Ông không mong đợi hàng hóa trong 1 năm. Ông lấy làm tiếc vì không thể giúp đỡ nhiều vào thời điểm quyết định này, không mong đợi, thỉnh cầu hòa bình. Khi Hitler đọc những dòng chữ này ông kết luận rằng đồng minh đã ruồng bò ông. “Tôi tôn trọng lý do và động lực khiến ông có quyết định này”, ông nói và cố tỏ ra sự lạc quan.

        Nửa đêm, Gõring phải gặp ông ngay lập tức vì một việc khẩn cấp: người trung gian Thụy Điển mà ông ta nói ngày hôm trước đã trở về với một bức thư thú vị từ Lord Halifax. 27 tháng Tám, khi Dahlerus được dẫn vào phòng làm việc của Furher. Sau một vài câu chào hỏi thân thiện, Hitler khởi đầu bằng một bài thuyết giảng về mong muốn đạt được sự thấu hiểu giữa Anh và Đức, nhưng lại bị lệch sang một bài chỉ trích mạnh mẽ. Sau khi mô tả đề xuất cuối cùng cho Henderson, ông kêu lên, “Đây là lời đề nghị cao thượng cuối cùng dành cho Anh”. Mặt ông đanh lại và cử chỉ trở nên “rất đặc biệt” khi ông khoe khoang về sự thượng đẳng và sức mạnh của Quốc xã.

        Dahlerus chỉ ra rằng Anh và Pháp cũng đã phát triển quân đội của họ và ở vào thế tốt để bao vây Đức. Không trả lời, Hitler đi qua đi lại, rồi bắt thình lình dừng lại, nhìn chằm chàm và nói tiếp, Dahlerus nhớ lại, lần này như thể một trạng thái xuất thần, “Nếu nên có một cuộc chiến tranh, ta sẽ xây dựng tàu ngầm (Ư-boat), xây dựng tàu ngầm, xây dựng tàu ngầm, xây dựng tàu ngầm, tàu ngầm”. Giống như đoạn ghi âm bị lỗi. Giọng điệu của ông ngày càng trở nên mơ hồ. Bất thình lình, ông diễn thuyết như trước đông đảo khán giả, nhưng vẫn chỉ là lặp đi lặp lại. “Ta sẽ đóng máy bay, đóng máy bay, máy bay và ta sẽ phá hủy kẻ thù!” Dahlerus khiếp đảm và nhìn sang đế xem Gõring phản ứng thế nào. Nhưng Thống chế không hề tò ra lo lắng. Dahlerus sợ hãi: vậy đây chính là người có thể ảnh hưởng đến cả thế giới!

        “Chiến tranh không làm ta sợ”, Hitler nói tiếp, “khả năng bao vây Đức là không thể, nhân dân ngưỡng mộ và hết lòng đi theo ta”. “Nếu không có bơ, ta sẽ là người đầu tiên ngừng ăn bơ, ăn bơ.” “Nếu kẻ thù có thể chịu đựng trong vài năm”, cuối cùng ông nói, “Ta, với sức mạnh của nhân dân Đức, sẽ chịu đựng lâu hơn 1 năm. Vì thế, ta biết ta vượt trội hơn tất cả những người khác”. Rồi Hitler hỏi tại sao người Anh vẫn tiếp tục từ chối thỏa thuận với ông.

        Dahlerus do dự trả lời thẳng nhưng cuối cùng nói rằng vì người Anh không tin vào Hitler. Lúc này Hitler đấm vào ngực nói: “thật ngu xuẩn”! “Ta đã từng nói dối trong đời mình chưa?”. Dahlerus phải lập tức trở lại Anh và truyền đạt lại với Chính phủ Chamberlain. “Ta không nghĩ Henderson hiểu ta, và ta thật sự muốn mang đến sự thấu hiểu.”

        Dahlerus nói rằng ông chỉ là một thường dân và chỉ được đi khi chính phủ Anh yêu cầu. Trước tiên, ông phải có một khái niệm rõ ràng về những điểm quan trọng có thể đạt được trong thỏa thuận. Ví dụ, đề xuất chính xác của Hitler cho hành lang Danzig là gì? Thống chế mang ra một tấm bản đồ và bắt đầu phác thảo bằng bút chì đỏ những vùng lãnh thổ người Đức muốn có.

        Điều này dẫn đến một cuộc thảo luận rõ ràng những điểm chính mà Hitler đề nghị với Henderson: Anh giúp Đức đoạt Danzig và khu Hành lang; ngược lại Đức sẽ bảo đảm biên giới Ba Lan và để Ba Lan có một đường hành lang với Gdynia; nhóm thiểu số Đức ở Ba Lan sẽ được bảo vệ; và cuối cùng, Đức sẽ hỗ trợ quân sự cho Anh bất cứ khi nào Đế chế Anh bị tấn công.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #329 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 09:48:24 pm »


        Dahlerus ngây thơ nhìn Goring và nghĩ tốt về Hitler. Những việc ông làm đều xuất phát từ mong muốn chân thành vì hòa bình, khích lệ và sự bền bỉ đáng ngưỡng mộ. Lúc 8 giờ sáng của ngày Chủ nhật hòa bình đó ông lên chuyến bay Đức ở Tempelhof. Khi máy bay hạ cánh xuống London, ông tự hỏi liệu mình có phải là quân tốt trong ván cờ vận động ngầm không? Ông khá chắc Goring thật lòng mong muốn hòa bình. Nhưng còn Hitler thì sao?

        Hitler hủy “Buổi tiệc Hòa bình” không thích hợp sắp diễn ra ở Nuremberg, đồng thời tuyên bố chế độ hạn chế phân phối thực phẩm và quần áo trong thời gian chiến tranh. Và lực lượng quân sự được đặt trong tình trạng bán-khấn-cấp với tất cả hải quân, quân đội và tùy viên không quân được lệnh đóng tại Berlin cho đến khi có thông tin tiếp theo.

        Peter Kleist trong văn phòng của Ribbentrop được hai nhà ngoại giao Ba Lan quan trọng bí mật tiếp cận với một đề xuất hòa giải. Họ gợi ý rằng Thủ tướng Beck bị ép tham chiến chống lại Đức chỉ để thỏa mãn một nhóm những người yêu nước Ba Lan quá khích. Thứ Beck cần chính là thời gian để mọi thứ lắng dịu. Kleist hết lòng báo cáo điều này với Ribbentrop và sau đó giải thích chi tiết với chính Hitler. Hitler kiên nhẫn lắng nghe rồi thẳng thừng tuyên bố rằng nếu Beck không thể tự khẳng định mình ở Ba Lan thì không thể giúp được ông ta. Ngoài ra, Kleist phải chấm dứt mọi liên hệ không chính thức với người Ba Lan. Khi Kleist bước ra khỏi Phủ Thủ tướng, ông đã chắc chắn rằng quyết định đã được xác lập - sẽ có chiến tranh.

        Chủ nhật oi bức đó, Hitler vẫn dành thời gian trả lời thỉnh cầu hòa bình từ Thủ tướng Daladier, như những cựu binh với nhau. “Là một cựu chiến binh ngoài mặt trận”, ông viết, “tôi biết, cũng như ông, sự khủng khiếp của chiến tranh”. Không cần phải tranh luận thêm vì sự trao trả Saar đã chấm dứt tất cả mọi đòi hỏi của Đức dành cho Pháp. Người gây ra mối bất hòa là Anh, vì đã phát động “chiến dịch tuyên truyền thù địch chống lại Đức” thay vì thuyết phục người Ba Lan hành xử hợp lý. Ông mong Daladier, một người Pháp ái quốc, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của Hitler. Hitler đồng ý với mọi điều Dalalier viết trong thư và kêu gọi lần nữa những trải nghiệm chung của họ như khi còn là lính tiền tuyến để hiểu rằng một quốc gia tự trọng không thể chối bỏ gần 2 triệu người dân và trông thấy họ bị đối xử tàn nhẫn ngay chính trên lãnh thổ của mình. Danzig và khu Hành lang phải được trang trọng trao trả cho Đức.

        Birger Dahlerus được chở đến số 10 phố Downing. Chamberlain, Halifax, và Cadogan đang chờ đợi. Nhìn họ nghiêm trọng nhưng vẫn hoàn toàn bình tĩnh. Khi Dahlerus nói về cuộc họp dài với Hitler, ông cảm nhận bầu không khí nghi ngờ bao trùm. Chamberlain hỏi liệu ông có hiểu rõ những gì Hitler nói không. Dahlerus, người mang đến những mệnh lệnh cao hơn của Henderson, trả lời rằng chuyện hiểu lầm là không thể.

        Trong suốt cuộc trao đổi, lời bình luận của Chamberlain luôn đối lập với Hitler. Vì người Anh nghi ngờ những lời thông dịch về yêu cầu của Hitler, Dahlerus đề nghị họ hãy để ông trở lại Berlin với những phản hồi của họ, viên Đại sứ nên đợi 1 ngày. Sau đó, ông có thể để nước Anh biết chính xác Hitler cảm thấy thế nào trước khi chính thức hồi đáp lại trên nhận định của Henderson.

        Ông đề nghị gọi Gòring để hỏi thảng chính phủ Đức có đồng ý cho Henderson chờ thêm 1 ngày. Góring nói ông ra không thể trả lời ngay lập tức mà không bàn bạc với Furher. Nửa giờ sau, Dahlerus lại gọi. Lần này Gõring thông báo rằng Hitler đồng ý kế hoạch “trong điều kiện nó chân thành”. Cadogan nhấn mạnh rằng Dahlerus nên bay về Berlin một cách bí mật.

        11 giờ tối. Trước khi Dahlerus đến nơi ở của Goring ở Berlin, cam đoan với Thống chế về sự thuyết phục cá nhân rằng cả chính phủ Anh và nhân dân của họ đều thật lòng mong muốn hòa bình và hành xử chân thành. Câu trả lời của Anh, Gõring nói, không đủ thỏa mãn và tình hình đang rất bấp bênh. Ông phải bàn bạc riêng với Hitler. Cuối cùng lúc 1 giờ 30 sáng, Gõring gọi. Hitler, ông gằn giọng, đã tôn trọng quan điểm của Anh và chào đón mong muốn hướng tới một thỏa thuận hòa bình của họ. Ông cũng tôn trọng quyết định của Anh về cam kết bảo vệ lãnh thổ Ba Lan cũng như sự kiên quyết của họ trong việc bảo an quốc tế giữa 5 cường quốc. Sự nhượng bộ cuối cùng làm Dahlerus hồi tưởng vì điều này có thể chắc chắn rằng Hitler đã xếp lại những kế hoạch khác dành cho Ba Lan.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM