Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:15:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 49229 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #310 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 09:36:24 pm »


        Do không hiểu rõ được rằng Anh đã không sử dụng chính sách xoa dịu trên thực tế cũng như trong lời nói, ngày 3 tháng Tư, Hitler đã ra chỉ thị chiến tranh, đóng dấu “tối mật” và đích thân gửi đến các tư lệnh cấp cao. “Do tình hình ở biên giới đông Đức đã trở lên không thế chịu đựng nổi và tất cả các khả năng chính trị về việc giải quyết hòa bình đã được sử dụng hết” - chỉ thị bắt đâu, - “tôi quyết định lựa chọn giải pháp sử dụng vũ lực”. Cuộc tấn công Ba Lan, Chiến dịch màu trắng, sẽ bắt đầu vào 1 tháng Chín.

        Khả năng khai chiến ở mặt trận phía Tây sẽ được để lại cho Anh và Pháp. Nếu các quốc gia này tấn công Đức để trả đũa, Wehrmacht sẽ chuẩn bị củng cố sức mạnh của mình ở khu vực này ở mức có thể. “Quyền ra lệnh các chiến dịch tấn công được dành hoàn toàn cho tôi”. Bất kỳ một cuộc không kích nào vào London cũng do tôi quyết định.

        Điều này cho thấy rằng, Hitler không thực sự coi cam kết giữa Anh và Pháp ủng hộ Ba Lan là nghiêm trọng. Trong trường hợp xấu nhất, quân Đồng minh có thể tuyên chiến nhưng điều đó chỉ là để giữ thể diện và nếu người Đức kiềm chế không phản công, một thỏa thuận có thể sẽ được thiết lập. Vì sự tính toán sai lầm như vậy, số phận của các nước sẽ được quyết định. Chi thị này được Keitel tiếp ký. Keitel cùng tất cả các tư lệnh mà Hitler đã tham khảo ý kiến phản đối bất kỳ cuộc xung đột nào với Ba Lan. Tất cả đều nhất trí rằng nước Đức chưa sẵn sàng cho cuộc chiến tranh.

        Lời cáo buộc của Hitler rằng những khả năng chính trị để dàn xếp hòa bình với Ba Lan đã được tận dụng hết không phải là không có cơ sở. Đại tá Beck không chỉ tránh đàm phán với Hitler mà còn đến Dover đê hoàn thành hiệp ước với Anh. Ông được các quan chức cũng như dân chúng Anh tiếp đón nồng nhiệt. Beck tận hưởng rất nhiều cuộc giải trí, đặc biệt là một bữa ăn trưa thân mật với Nhà Vua và Nữ hoàng, nhưng là một người sống cách biệt, hay giữ kẽ và đa nghi, ông bắt tay vào những cuộc đàm phán chính thức theo lối ít tiếp thu hơn. ông ra sức phản đối khi Chamberlain gợi ý rằng cà hai nước tham gia cùng Liên Xô trên mặt trận chống Hitler. Lo sợ cuộc tấn công Nga hơn một cuộc tấn công của Quốc xã, Beck từ chối làm bất kỳ điều gì để đẩy nhanh cuộc chiến tranh với Hitler. Đến điểm này, Beck không hề nao núng, nhân nhượng và hiệp ước trợ giúp tạm thời với Anh mà ông ký ngày 6 tháng Tư không có bất kỳ  một sự tham gia nào của Liên Xô.

        Hầu hết các nước thực hiện chính sách ngoại giao của họ trên quan điểm thực dụng, ít nhất hai cơ hội cũng tốt hơn chỉ có một cơ hội. Liên Xô cũng không ngoại lệ. Nước này đang đồng thời đàm phán với Anh và Đức. Nhu cầu cần đồng minh khẩn cấp một phần xuất phát từ sự suy yếu nghiêm trọng của Hồng quân do cuộc thanh trừng đẫm máu nguyên soái Tukhachevsky và các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao khác của Stalin hai năm trước. Mặc dù rất hiếm người biết điều này, nhưng chính Đức đã bí mật củng cố Hồng quân trong gần hai thập kỷ. Cả Đức và Liên Xô đều không được tham gia các cuộc đàm phán dẫn đến hiệp ước Versailles và vì các quốc gia không được tham gia đàm phán thường có xu hướng bị lôi kéo lại với nhau do họ có chung mối bất bình. Họ ngấm ngầm bắt dầu một sự hợp tác quân sự mở rộng. Kiến trúc sư trưởng của sự hợp tác này là tư lệnh của quân đội nhỏ bé Đức thời hậu chiến tranh, tướng Hans von Seeckt. Cuối năm 1920, ông đã thành lập một tổ chức hành chính trong phạm vi của Bộ Quốc phòng với các văn phòng ở Berlin và Moscow. ít lâu sau, tập đoàn Junkers được nhượng quyền sản xuất động cơ máy bay ở ngoại ô Moscow, trong khi Bersol, một công ty cổ phần, bắt đầu sản xuất hơi độc ở tinh Samara. Đáng chú ý hơn, các chuyên gia kỹ thuật Đức giúp đỡ những người Nga xây dựng ba nhà máy sản xuất đạn được trong khi một ban tham mưu gồm 60 huấn luyện viên trong quân đội và dần sự huấn luyện một phi đội của không quân Xô viết chỉ gồm những người gốc Đức. Tương tự, các sỹ quan tăng gốc Đức được các chuyên gia Đức huấn luyện tại một khu vực được gọi là “khu vực kiếm tra và thử nghiệm các phương tiện hạng nặng” gần Kazan.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #311 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 09:39:21 pm »


        Những bước chuẩn bị bí mật hai bên cùng có lợi này phát triển giúp nối lại mối quan hệ chính trị giữa hai nước. Mối quan hệ này chính thức hóa vào Chủ nhật lễ Phục sinh năm 1922 bằng hiệp ước Rapallo. Đây là một liên minh hiệu quả chống lại các cường quốc ký hiệp ước Versailles, bảo đảm cho Liên Xô rằng Đức sẽ không tham gia vào bất kỳ một tập đoàn nào để khai thác kinh tế của họ trong khi để người dân Đức rơi vào cảnh bị bao vây hoàn toàn. Nhưng Hitler lên nắm quyền đánh dấu một bước ngoặt trong mối quan hệ Liên Xô - Đức mà trên thực tế đã chấm dứt từ năm 1938. Chiều hướng quan hệ giữa hai nước thay đổi đáng kể khi hiệp ước Munich được Pháp và Anh ký mà không tham khảo ý kiến của Liên Xô.

        Không quan tâm đến các nước phương tây, Liên Xô một lần nữa quan tâm đến Đức. Đầu năm 1939, Liên Xô chấp nhận đề nghị của Hitler nhằm đàm phán một hiệp ước thương mại mới bằng việc mời một trong những cộng sự của Ribbentrop tới Moscow. Trong một bài phát biểu tại đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18, Stalin tuyên bố rằng Liên Xô sẽ không bị các nước phương Tây lôi kéo vào bất kỳ một cuộc chiến nào với Đức. “Chúng ta ủng hộ hòa bình và tăng cường mối quan hệ thương mại của chúng ta với tất cả. các nước”. Các tờ báo của Đức coi tất cả những điều này là một đề nghị đàm phán nữa với đế chế Đức, còn các tờ báo của Liên Xô phản ứng bằng cách chúc mừng họ vì sự nhận thức sáng suốt.

        Trong vòng một tháng, Peter Kleist, chuyên gia của Ribbentrop về Ba Lan và các nước vùng Baltic, đã được chỉ đạo phát triển mối quan hệ của cá nhân ông với những người ở Đại sứ quán Liên Xô tại Berlin. Kleist tự hỏi không biết đây có phải là sự kiện mở đầu cho một sự thay đổi kịch bản khác trong chính sách ngoại giao không và trong ông có những cảm xúc pha trộn. Vài ngày sau, ông đi cùng với một chuyên gia Đức về các vấn đề kinh tế Đông Âu đến Đại sứ quán Liên Xô ở Unter den Linden. Họ được Georgi Astakhov, đại diện ngoại giao trông khắc khổ nhưng rất hòa nhã của Liên Xô, mời dùng trà. Đây chắc chắn là một dịp không bình thường, không có một người Nga nào khác có mặt ngoài Astakhov. Sau khi nói về chủ nghĩa ấn tượng của Pháp, Astakhov đề nghị họ chuyên sang vấn đề thương mại. Thật ngớ ngẩn khi Đức và Liên Xô đánh nhau chỉ vì những điều hư ảo về ý thức hệ đó - ông nói. Tại sao hai nước lại không thiết lập một chính sách chung? Kleist nhận thấy răng những điều hư ảo về ý thức hệ đó đã trở thành những sự thật quan trọng nhưng Astakhov xua tay bác bỏ. Stalin và Hitler là những người tạo ra những sự thật này và không bao giờ để chính những sự thật đó thống trị họ - Astakhov nói.

        Kleist rời Đại sứ quán Liên Xô, trong lòng đầy tâm trạng. Rõ ràng, Astakhov đã chuyển một tín hiệu từ Kremlin tới Ribbentrop. Nhưng trước sự ngạc nhiên của Kleist, Ribbentrop giờ lại đề nghị ông tránh tiếp xúc với Astakhov mặc dù chính Ribbentrop đã ra lệnh cho ông tiến hành bước đàm phán đầu tiên.

        Stalin thực hiện bước tiếp theo. Ngày 17 tháng Tư, Đại sứ Alexei Merekalov ghé thăm thuộc cấp của Ribbentrop, Baron von Weizsacker. Đây là cuộc viếng thăm đầu tiên của Nga trong vòng 10 tháng và lý do để Stalin đến là một vấn đề mà bình thường ra có thể giải quyết được ở cấp thấp hơn. Trước khi kết thúc cuộc đàm luận, Merekalov hỏi Weizsacker nghĩ gì về mối quan hệ Nga - Đức. Câu trả lời của Weizsacker là: Đức luôn mong muốn có những mối quan hệ thương mại hai bên cùng hài lòng với Nga. Câu trả lời của đại sứ Merekalov là một dấu hiệu đáng tin cậy cho việc nối lại mối quan hệ giữa hai nước: Nga không có lý do gì để không quan hệ bình thường với Đức. “Và từ cấp độ bình thường đó, mối quan hệ giữa hai nước có thể sẽ trở lên tốt đẹp hơn nữa.”

        Trong lúc này, Liên Xô tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của Anh. Nhưng Chamberlain không muốn vội vàng tiến tới mối quan hệ ngoại giao thân thiết hơn với Nga. Ông không thể tin được rằng Nga lại có chung mục tiêu và mục đích với Anh. Thủ tướng Anh tin rằng đồng minh Nga có thể tách rời phong trào đấu tranh của khu vực Balkan với Đức. Trong khi “cảm thấy khó chơi” với Liên Xô, Chamberlain càng tăng cường bảo đảm hổ trợ cho Ba Lan bằng cách đưa ra một đề nghị khác hỗ trợ Rumani.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #312 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 09:41:05 pm »


        Ngày 19 tháng Tư, Ngoại trưởng Rumani Grégoire Gafencu đến Phủ Thủ tướng Đức và có được ấn tượng đầu tiên về sự phản ứng của Hitler đối với sự bảo đảm hỗ trợ này. Lần đề cập đến Anh đầu tiên, Hitler đứng phắt dậy khỏi ghế và bước đi bước lại trong phòng. Tại sao Anh không thấy được rằng ông chỉ muốn tiến tới hiệp ước với họ? - ông hét lên. Nếu người Anh muốn chiến tranh, họ sẽ có chiến tranh và “đó sẽ là một cuộc chiến có sức tàn phá không thể tưởng tượng được,” - ông cảnh báo. “Làm sao người Anh có thể tưởng tượng được một cuộc chiến tranh hiện đại khi họ thậm chí không thể đưa nổi hai sư đoàn được trang bị đây đủ vào chiến trường?”

        Ngày hôm sau, 20 tháng Tư, là sinh nhật lần thứ 50 của Hitler và tất nhiên sự giận dữ vừa rồi là một dấu hiệu cho thấy sự thiếu kiên nhãn. Thời gian đang trôi đi rất nhanh và ông nghĩ rằng mình chỉ còn vài năm sung sức nữa để hoàn thành sứ mệnh của mình. Sinh nhật năm 1939 của ông được kỷ niệm như bình thường bằng một lẽ duyệt binh lớn. Sự phô diễn hoành tráng này - với sự có mặt tất cả 3 quân chủng của Wehrmacht cũng như các binh sỹ ss vũ trang - được thiết kế như một lời cảnh báo đối với những kẻ thù. Theo yêu cầu khẩn cấp của Hitler, một pháo hạng trung hiện đại nhất, các súng chống tăng hạng nặng, các súng chống máy bay và các đơn vị không quân cùng biểu dương lực lượng. Các nhà ngoại giao nước ngoài rất ấn tượng bởi sự phô diễn sức mạnh quân sự lớn nhất trong lịch sử nước Đức này, họ cũng không bỏ qua ý nghĩa quan trọng của vị khách danh dự ngồi phía Hitler, Tổng thống Hacha của Tiệp Khắc.

        Mặc dù rất nhiều người Đức cảm thấy kinh sợ trước sự phô trương, nhưng đại đa số cảm thấy niềm tự hào trào dâng khi được chứng kiến cuộc biểu dương lực lượng. Sinh nhật lần thứ 50 của Hitler cũng là một lý do buộc công chúng bị cuốn vào làn sóng tuyên truyền ca ngợi Hitler.

        Đối với vô số người sùng bái Hitler, ông là vị cứu tinh của nước Đức: “Fuhrer là người duy nhất trong thế kỷ của chúng ta đã có được sức mạnh để uy hiếp được lời dọa nạt của chúa và tái tạo nó để phục vụ cho con người”. Đối với những người khác, ông là một người còn hơn cả vị cứu tinh, là Chúa: “Con cái chúng tôi coi Fuhrer là người có thể ra lệnh cho tất cả, sắp xếp tất cả. Đối với chúng, Fuhrer là người tạo nên thế giới.”

        Hitler thậm chí cấm mọi người sử dụng cụm từ “Đế chế thứ ba” và than phiền với những người trong vòng nội bộ của ông về sự tôn thờ mà trong một số trường hợp nó thể hiện thái quá đến lố bịch này. Trong khóa học gần đây do đảng tổ chức, một giảng viên nữ đã kể với tất cả sự nghiêm trọng về câu chuyện của bà với một con chó biết nói. Khi được hỏi “Adolf Hitler là ai?” Con chó trả lời “Là Mein Fuhrer”. Giảng viên này bị một đảng viên Đảng Quốc xã phẫn nộ ngắt lời, anh ta hét lên rằng đó là một câu chuyện xấu đến lố bịch. Người giảng viên đã suýt khóc đáp lại rằng “một con vật thông minh cũng biết rằng Adolf Hitler là người làm ra những luật đã được thông qua để chống lại sự mổ xè động vật sống và sự giết hại động vật của người Do Thái, ngoài sự biết ơn, trí thông minh của con chó nhỏ bé này cũng nhận ra Adolf Hitler là Fuhrer của nó.”

        Nhà thờ coi Hitler không phải là Thượng đế, cũng không phải là Chúa, tuy nhiên, họ thế hiện sự kính trọng với ông trong lẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50. Rất nhiều những buổi lẽ tạ ơn đặc biệt được tổ chức trong mỗi Nhà thờ của Đức để “cầu Chúa ban phước cho Fuhrer và nhân dân” và giám mục Mainz kêu gọi những tín đồ Công giáo trong giáo phận của ông cầu nguyện đặc biệt cho “Fuhrer và Thủ tướng, người truyền cảm hứng, người mở rộng và bảo vệ đế chế Đức”. Giáo hoàng cũng không quên gửi những lời chúc mừng của mình tới Hitler.

        Sự sùng kính đó cũng không làm dịu cơn tức giận mà Hitler đã thể hiện với đại sứ Rumani, cũng không làm vơi sự oán hận mà ông chỉ nhằm vào Anh. Hitler thấy bị xúc phạm khi ở Mỹ gần đây xuất hiện phiên bản cuốn Mein Kampfmk ông cho phép, trong đó có những đoạn bị nhà xuất bản của Mỹ bỏ quên cũng như những lời bình luận của Alan Cranston bóp méo ý tưởng. Phiên bản cuốn sách được in dưới dạng thu gọn và giá chỉ 10 xu, nửa triệu cuốn đã được bán trong 10 ngày. Trên bìa cuốn sách đó có dòng chữ: “Không có tiền bản quyền tác giả cho Adolf Hitler”. Sau sự sỉ nhục này là một sỉ nhục khác đến từ Tổng thống Roosevelt dưới dạng một bức thư chung gửi cho cả Hitler và Mussolini (người vừa xâm lược Albania), bức thư kêu gọi chống lại sự xâm lược. “Ngài luôn khẳng định rằng Ngài và nhân dân Đức không muốn có chiến tranh” - Roosevelt nói với Hitler. “Nếu điều này là sự thật thì không cần phải có chiến tranh.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #313 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 09:43:57 pm »


        Cảm thấy bực tức, ngày 28 tháng Tư, Hitler đưa ra câu trả lời của mình. Chưa bao giờ ông diễn thuyết trước số lượng khán già đông đến vậy, bởi vì đó là một chương trình phát thanh không chỉ phát trên nước Đức và các khu vực của châu Âu mà được phát trên các mạng lớn của Mỹ, một sự trái ngược khó tin đối với những ngày ở Viên khi Hitler thuyết trình với bất kỳ ai nghe, khi đó khán giả của ông thường không để ý hoặc chế nhạo ông. Bây giờ cả thế giới phải run lên lo sợ.

        Số lượng khán già lớn đã truyền cảm hứng cho ông. William Shirer chưa bao giờ nghe Hitler nói hùng hồn đến vậy. Hitler bắt đầu bằng một lời biện hộ xuất sắc cho chính sách ngoại giao của mình, sau đó chuyển sang chỉ trích chính sách ngoại giao của Anh. Ông cáo buộc, sau đó hủy bỏ cơ sở hiệp ước hải quân năm 1935 của họ. Sau sự bất ngờ hủy bỏ hiệp ước mà ông cố theo đuổi này là một cuộc tấn công tàn phá Ba Lan và hủy bỏ hiệp ước không xâm lược Ba Lan - Đức bởi vì người Ba Lan đã “đơn phương vi phạm hiệp ước”. Tự hủy bỏ hai hiệp ước, Hitler thực hiện những cuộc đàm phán mới với điều kiện những cuộc đàm phán này dựa trên những điều khoản cân bằng. “Không ai hạnh phúc hơn tôi trong tương lai.” - ông nói.

        Sự thể hiện rõ ràng ý thức tinh thần này sớm bị lấn át bởi cuộc công kích Roosevelt mà theo những khán giả người Đức, ít nhất đó cũng là một kiệt tác của sự mỉa mai, châm biếm. Đó là Hitler của thời trai trẻ, một nhà tranh luận giòi và người hài hước ở nhà hàng bia. Ông đề cập từng điểm một trong thông điệp của Tổng thống, bác bỏ từng điểm một giống như một thầy giáo. Sự mia mai châm biếm của ông tấn công vào những đôi tai vui mừng ở Quốc hội Đức và với mỗi lời đáp trả của ông, tiếng cười và tiếng vỗ tay lại vang to hơn. Khi Fuhrer đề cập đến yêu cầu của Tổng thống đề nghị Đức bào đảm không xâm lược nữa, câu trả lời của Fuhrer là một sự phản công mỉa mai khiến mọi người càng cười nhiều hơn, tuy nhiên ông không trả lời câu hỏi: Có phải ông sẽ xâm lược Ba Lan.

        Bài phát biểu được thiết kế nhằm hài lòng người dân Đức hơn là thuyết phục những kẻ thù của Hitler. Điêu mà ông cần là thời gian đưa vấn đề Ba Lan tới một kết cục hứa hẹn. Có cảm tưởng rằng bài phát biểu của Hitler đã đạt được mục đích. Ông lui vào nơi ẩn náu ưa thích ở Berghof. Ông từ chối thực hiện bất kỳ một nỗ lực nào tiếp cận Ba Lan trong suốt mùa hè nóng bức năm sau nhưng đối với Nga, ông đã sẵn sàng. Một đề nghị thăm dò về mối quan hệ bạn bè bí mật được đưa ra với Kleist qua bữa tiệc trà đã phát triển thành một câu chuyện lãng mạn thực sự. Ngay sau khi Hitler phát biểu trước Quốc hội Đức, trên trang sau các tờ báo của Liên Xô xuất hiện một mục dường như vô thưởng vô phạt: V.M. Molotov sẽ kế tục Maxim Litvinov. Đó là một tin cố gắng gây ra sự giật gân và không nơi nào đánh giá cao tin này hơn ở Đại sứ quán Đức. Tối hôm đó, đại diện ngoại giao của Đức gọi điện cho Wilhelmstrasse rằng cơ quan ngoại giao không đưa ra lời giải thích nào nhưng việc Litvinov, người có vợ là người Anh tên là Ivy, bị sa thải có thể là do sự bắt đồng quan điểm với Stalin. Chính ông là biểu tượng của an ninh tập thể chống lại Trục Berlin - Roma - Tokyo và sự ra đi của ông có nghĩa là Stalin không chấp nhận đường lối này. Sự thay thế Litvinov người Do Thái bằng một người không phải Do Thái càng chứng tỏ rằng Stalin, vốn đã nghi ngờ về những lời đề nghị thăm dò của Anh, đang mở rộng cánh cửa với nhân vật bài Do Thái số một ở Berlin. Sự thực Molotov có một người vợ Do Thái không chỉ được những người Nga mà cả những nhà ngoại giao của chính Hitler giấu ông.

        Tin tức Molotov thay thế Litvinov đã đập vào tai Fuhrer như “một viên đạn của súng thần công”. Ngoài việc có chung lòng căm thù và sự sợ hãi người Do Thái, Hitler đã từ lâu khâm phục phương pháp hành xử thô bạo của Stalin. Tuy nhiên, Hitler vẫn không tin rằng sự hợp tác với Liên Xô là sáng suốt. Ngày 10 tháng Năm, ông gọi một chuyên gia về các vấn đề của Nga tới Berchtesgaden để xác định xem liệu Stalin có sẵn sàng cho một thỏa thuận thực sự với Đức. Với kinh nghiệm hai thập kỷ ở Nga, Gustav Hilger, tùy viên kinh tế của Đại sứ quán Đức ở Moscow, bị gọi về có phần cũng vì sự nghi ngờ đó. ông bị cám dỗ để đưa ra cho Hitler “bản tóm tát mối quan hệ Đức - Liên Xô từ năm 1933 và cho ông biết trong những năm đầu tiên ông lên nắm quyền, Chính phủ Liên Xô thể hiện mong muốn duy trì mối quan hệ bè bạn cũ với Đức bao nhiều lần,” nhưng Hilger đã tự kiềm chế mình, ông chỉ nhắc nhở Hitler về tuyên bố của Stalin trước đại hội đảng hai tháng trước rằng không có lý do gì để Nga phải có chiến tranh với Đức. Hilger rất ngạc nhiên khi cả Hitler và Ribbentrop đều không thể nhớ được những điểm cốt lõi trong lời bình luận của Stalin.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #314 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 09:45:24 pm »


        Hitler ngồi nghe những luận điểm dài dòng của Hilger rằng Liên Xô không phải là một mối đe dọa quân sự, bởi vì nước này cần hòa bình để xây dựng kinh tế. Nhưng Hitler nhận thấy rằng khi Hilger rời Liên xô, “giờ ông ấy hơi giống người Nga” và có thể không kháng cự được trước sự tuyên truyền của Liên Xô. “Nhưng nếu ông ấy đúng thì tôi cũng không thể đồng ý với những đề nghị hòa bình của Stalin. Tôi cần phải phá vỡ sự thống nhất nội bộ của quốc gia khổng lồ đó càng sớm càng tốt”. Hitler ra lệnh cho Ribbentrop bỏ thời gian để thực hiện điều đó với Liên Xô.

        Về phía mình, Stalin lệnh cho Astakhov nối lại các cuộc đàm phán với Đức. Ngày 20 tháng Năm, đích thân Molotov tham gia vào các cuộc đàm phán đó bằng việc mời đại sứ von der Schulenburg tới Kremlin. Molotov vốn cứng nhắc lại là một chủ nhà ân cần tốt bụng, nhưng dưới vẻ bề ngoài nhã nhặn đó là sự cứng lần như đá và khi cuộc đàm phán nghiêm túc diễn ra, ông phàn nàn rằng thái độ miên cưỡng ký kết một hiệp ước kinh tế mới của Hitler đã khiến Liên Xô có ấn tượng rằng, người Đức không có thái độ nghiêm chinh và chỉ tham gia vào cuộc đàm phán vì những lý do chính trị.

        Ít nhất, trong lúc này Hitler đang quan tâm củng cố mối quan hệ của mình với Mussolini hơn. Bực tức trước cuộc xâm lược Albania đáng ngạc nhiên của II Duce, từ đó ông đã đàm phán để hiệp ước Trục Berlin -  Rome - Tokyo có mối rằng buộc nhiều hơn. Hiệp ước này được ký kết cùng với một lễ kỷ niệm lớn ở Berlin vào ngày 22 tháng Năm. Với tên gọi “Hiệp ước thép”, hiệp ước đã gắn chặt số phận của Italia với số phận của Đức. Đối với Hitler, hiệp ước này là một chiến thằng ngoại giao. Hiệp ước cam kết mỗi bên hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp chiến tranh xảy ra “bằng tất cả lực lượng quân sự trên đất liền, trên biển và trên không của mình”. Thật khó tin nổi, Mussolini nóng lòng làm vừa lòng Hitler đến mức ông này không cần nội các, các chuyên gia chính trị và luật pháp của mình kiểm tra nội dung hiệp'ước, trong khi đó hiệp ước này thậm chí còn không có điều khoản nêu rõ ràng hiệp ước chỉ có hiệu lực khi nước ký hiệp ước bị kẻ thù tấn công. II Duce đã bất cẩn đặt số phận của nước Italia vào tay người đồng nhiệm của mình.

        Gần như Hitler đã nhận được sự đồng ý cho một cuộc chiến mạo hiểm. Ngày hôm sau, ông triệu tập các sỹ quan cao cấp của Wehrmacht tới phòng của mình ở văn phòng Thủ tướng. Giải pháp đối với các vấn đề kinh tế của nước Đức có phần liên quan chặt chẽ đối với những bắt đồng của Đức đối với Ba Lan - ông giải thích. “Danzig không phải là mục tiêu tranh chấp. Đó chỉ là vấn đề mở rộng không gian sinh tồn của chúng ta ở phía Đông cùng vấn đề bảo đảm nguồn lương thực của chúng ta và giải quyết các vấn đề vùng Baltic” - ông giải thích.

        Vì vậy, Ba Lan phải bị phá hủy. “Chúng ta không thế hy vọng tái diễn lại sự vụ như đối với Czech” - ông cảnh báo. “Sẽ có một cuộc chiến tranh. Nhiệm vụ của chúng ta là cô lập Ba Lan”. Ông là người có quyền ra mệnh lệnh tấn công cuối cùng bởi vì cuộc chiến với Ba Lan chỉ có thể thành công nếu các nước phương Tây đứng ngoài cuộc. “Nếu các nước này không thể đứng ngoài cuộc, thì tốt hơn là tấn công phương Tây đồng thời thanh toán Ba Lan.”

        Sự trái ngược này khiến những người nghe ông nói phái lúng túng, trong khi hầu hết mọi người đều bối rối trước những lời nói của Hitler thì Keitel trung thành lại trấn an chính mình rằng Fuhrer chỉ cố thể hiện cho các tư lệnh của mình thấy rằng mối nghi ngờ của họ là không có cơ sở và cuộc chiến chưa chắc sẽ xảy ra. Những lời nói tiếp theo của Hitler là một lời tiên tri về cuộc chiến “một mất một còn” với Anh và Pháp. “Ý nghĩ rằng chúng ta có thể thoát khỏi một cách dễ dàng là nguy hiểm; Sẽ không có khả năng nào như vậy. chúng ta cần phải đốt cháy tàu thuyền của chúng ta, vấn đề không còn là công bằng hay không công bằng, mà là vấn đề của sự sống và cái chết của 8 triệu người”. Mục đích cơ bản của chúng ta là buộc Anh phải quỳ gối. “Chúng ta sẽ không bị kéo vào cuộc chiến nhưng chúng ta cũng không thể tránh được cuộc chiến đó.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #315 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 09:47:05 pm »


        Đây không phải là lời nói huênh hoang phi lý của một người bị ám ảnh bởi quyết tâm muốn chinh phục nhưng là một sự thừa nhận rằng nước Đức không thể tiếp tục là một nước vĩ đại nếu không có chiến tranh. Chi những nguồn tài nguyên vô tận của phương Đông mới có thể cứu được đế chế Đức và sự lựa chọn, sự thỏa hiệp với phương Tây sẽ gây ra những nguy cơ không thể chấp nhận được. Nếu Hitler để thế giới biết rằng ông đã lừa gạt và né tránh thử thách của chiến tranh, uy tín và vị thế của nước Đức sẽ bị giảm như một quả bóng xì hơi.

        Trừ Keitel và Raeder, những người nghe khác đều ra khỏi khu vườn mùa đông trong tâm trạng bị sốc. Còn Fuhrer, ông rời đến nơi ẩn náu ở Obersalzberg trong tâm trạng vui vẻ. Ông dừng lại ở Augsburg để xem vở Lohengrin. Ngay cả khi ông nghi ngơi ở Berghof, ông vẫn luôn khai thác những khả năng có thể có một hiệp ước ở phương Đông. Mặc dù ông đã ra lệnh cho Schulenburg “không chịu nhượng bộ”, nhưng ông bắt đầu băn khoăn về các cuộc đàm phán của Anh ở Moscow. Điều gì sẽ xảy ra nếu họ đàm phán được với những người Bolshevik trước ông? Nếu họ đàm phán được, Stalin sẽ làm gì nếu Đức xâm lược Ba Lan? Ông cần phái biết và ngày 26 tháng Năm, Ribbentrop lệnh cho Schulenburg thông báo cho Molotov rằng chính sách thù địch trước đây của Đức đối với Quốc tế Cộng sàn III sẽ được hủy bỏ nếu Hitler chắc chắn rằng Liên Xô trên thực tế đã từ bò cuộc tấn công của họ đối với Đức như bài diễn thuyết gần đây của Stalin đã nói sơ qua. Nếu Liên xô làm được điều đó, thì đã đến lúc “làm dịu và bình thường hóa các mối quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Nga và Đức.”

        Hitler muốn gác lại giấc mơ về không gian sinh tồn. Ông chỉ đạo cho Schulenburg thuyết phục Molotov rằng người Đức không có ý định mở rộng lãnh thổ sang Ucraina. Người Nga cũng không phải sợ Hiệp ước thép mới được ký kết hướng mục tiêu vào sự hợp tác giữa Anh và Pháp. Schulenburg còn phải khẳng định với Molotov rằng nếu Hitler phải sử dụng lực lượng quân sự để đánh Ba Lan, Liên Xô sẽ không phái chịu ảnh hưởng gì. Hơn nữa, hiệp ước với Đức còn thực tế hơn nhiều so với hiệp ước với nước Anh không trung thành. Đề nghị này rất quyến rũ, bởi vì đàng sau ngôn ngữ ngoại giao là một lời mời rõ ràng cùng chia xẻ Ba Lan. Tranh luận rằng Anh và Pháp không thể hoặc không tham gia hỗ trợ Ba Lan đúng lúc là một lời đề nghị hấp dẫn đối với một người thực dụng như Stalin.

        Đề nghị này được đưa ra đúng lúc Wilhelmstrasse bị rơi vào cuộc hoảng loạn nhẹ. Đầu tiên, Ribbentrop vội thông báo cho đại sứ Nhật Bản về để nghị của Hitler, sau đó hối thúc ông đánh điện về Tokyo để kêu gợi sự ủng hộ. Trong khi những lời chỉ trích của tướng Oshima trong nước coi ông là kẻ bợ đỡ của Hitler, ông có thể là một người không khoan nhượng nếu hoàn cảnh đòi hỏi. Ông thậm chí còn từ chối gửi điện về Tokyo theo đề nghị của Ribbentrop và cho rằng bất kỳ một hiệp ước của trục Berlin - Rome - Tokyo nào với Liên Xô sẽ phá vỡ mọi cơ hội đưa Nhật Bản vào hiệp ước phe trục với Đức và Italia mà Hitler mong muốn và người Nhật Bàn luôn tránh.

        Cảm thấy bối rối, Ribbentrop gọi điện cho đại sứ Attolico để hỏi về quan điếm của ông với tư cách không phải là đại sứ mà với tư cách của một chuyên gia về các vấn đề của Nga. Attolico đồng ý với Oshima rằng bất kỳ một sự tiếp cận nào của Trục Berlin - Rome — Tokyo với Kremlin sẽ khiến Nga dẻ dàng “bán sản phẩm của mình đắt hơn sang Paris và London. Ribbentrop nôn nóng phải thảo luận vấn đề qua điện thoại với Hitler ở Berchtesgaden và nhận được những chỉ thị mới. Tối hôm đó, một bức điện được gửi tới Moscow hủy bỏ đề nghị với Nga. Đại sứ von der Schulenburg sẽ không được có hành động gì nếu không nhận được các chỉ đạo khác.

        Nhận định rằng Schulenburg đã tiếp cận những người Nga ở mức quá cao, Hitler ra lệnh cho Weizsacker thăm dò Astakhov. Weizsacker thực hiện điều đó vào ngày cuối cùng của tháng Năm, giọng điệu và nội dung của cuộc đàm phán của họ đã khiến Hitler yên lòng và, ông cho phép gửi một bức thư vào chiều cùng ngày cho Schulenburg để chỉ đạo ông này “thực hiện các cuộc đàm phán cuối cùng với Liên Xô”. Ở trên bức thư này là một gợi ý khác rằng các cuộc đàm phán kinh tế với Nga cũng sẽ được nối lại. Nhưng sự đa nghi của Stalin còn hơn cả sự đa nghi của Hitler và khi không đạt được điều gì lớn vào cuối tháng Sáu, Hitler miễn cưỡng ra lệnh ngừng các cuộc đàm phán. Tuần trăng mật mà mỗi bên dường như hối hả tận hưởng đã kết thúc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #316 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:00:34 pm »


2

        Phương Tây cũng không tiến gần đến hiệp ước với Stalin hơn Hitler. Ở London, Halifax gần như mất hết kiên nhãn khi Kremlin miễn cưỡng tham gia vụ việc. Nói không với tất cả không phải là ý tưởng đàm phán của ông bởi vì điều đó rất giống với phương pháp của Quốc xã trong khi bàn bạc về các vấn đề quốc tế. Câu trả lời của Liên xô là một bài báo chua cay đăng trên tờ “Sựthật” ngày 29 tháng Sáu với tiêu đề: Chính phủ Anh và Pháp không muốn có một hiệp ước trên cơ sở công bằng cho Liên Xô. Đằng sau sự do dự của Liên Xô là sự nghi ngờ rằng Anh lôi kéo Liên Xô vào cuộc chiến với Hitler trong khi lại giảm sự đóng góp quân sự của họ xuống mức tối thiểu. Đại sứ Nhật ở London cũng đa nghi tương tự. Ông báo cáo về Tokyo ấn tượng của mình rằng Anh đang chơi trò hai mặt: Sử dụng các cuộc đàm phán về hiệp ước với Liên Xô như một mối đe dọa chống lại Hitler trong khi lại lợi dụng kế hoạch hòa bình mà người Đức hướng tới đế chống lại Stalin.

     
        Trong khi đó, Hitler vẫn ở Berghof gần như trong suốt mùa hè năm đó. Ông xa rời tất cả các sự kiện ngoại giao và không đưa ra một tuyên bố quan trọng nào. Có thể tình trạng im lặng này xuất phát từ sự không chắc chắn  của ông, cũng có thể nó phù hợp với niềm tin của ông rằng hầu hết các vấn đề có thể tự giải quyết được nếu chia cắt ra riêng lẻ. Dù sao đi nữa, ông có thể cũng sẽ không làm gì hơn ngoài im lặng. Đó là một thời gian thụ động. Ông kiên nhẫn nghe văn bản cảnh báo của Mussolini được một trong những tướng lĩnh của ông chuyển đến trực tiếp. Chiến tranh chắc chắn xảy ra - II Duce viết nhưng bổ sung thêm rằng hai nước Italia và Đức cần hòa bình. “Từ năm 1943 trở đi những nỗ lực về một cuộc chiến tranh sẽ có những triển vọng chiến thắng cao nhất”. Hitler không hạ cố tranh cãi khi vị tướng này đọc tiếp về sự miễn cưỡng tham gia cuộc chiến ở châu Âu của Mussolini. Ý định của Hitler là khoanh vùng cuộc chiến tranh bằng cách cô lập Ba Lan và ông không cần Italia khuyên phải thực hiện ý định đó như thế nào.

        Theo các trợ lý của ông, ông khá thảnh thơi trong thời gian này. Giữa tháng Bảy, ông từ bỏ sở thích leo núi của mình để đi nghỉ trong một thời gian ngắn ở Munich và xem vở Tannhauserở nhà hát opera quốc gia. Vở kịch thể hiện một nét đặc trưng mới bổ sung thêm cho con người Bohem nghệ sỹ trong Hitler: hai cô gái khỏa thân, một người giả bộ Europa cưỡi một con bò đực, còn người kia miêu tả Leda với con thiên nga của mình.

        Một tuần sau, Hitler lại ở Bayreuth để thưởng thức lễ hội Wagner năm đó được tổ chức bên cạnh “ The Ring”, trong đó có cả các buổi trình diễn vở Tristan và Parsifal, ông đã mời người bạn cũ cùng học thời phổ thông Kubizek tới xem tất cả các buổi trình diễn nhưng mãi đến ngày 3 tháng Tám, một ngày sau khi buổi trình diễn cuối cùng vở Gotterdammerung kết thúc, ông mới gặp được Kubizek. Chiều hôm đó, một sỹ quan ss đưa Kubizek tới Haus Wahnfried. Hitler hai tay nắm chặt tay bạn, còn Kubizek không thể nói lên lời.

        Kubizek ngập ngừng đưa ra một xấp lớn các tấm bưu thiếp có ảnh của Hitler và hỏi liệu Hitler có thể ký vào những tấm bưu thiếp này để gửi lại cho các bạn bè ở Áo không. Hitler đeo kính và bằt đầu ký những tấm bưu thiếp trong khi Kubizek cẩn thận thấm mực từng chữ ký. Sau đó, Hitler đưa ông đi vào khu vườn tới ngôi mộ của Wagner. “Tôi rất hạnh phúc khi chúng ta được gặp lại nhau một lần nữa ở nơi thiêng liêng nhất đối với cả hai chúng ta” - Hitler nói.

        Tình tiết này là một trong những bằng chứng hiếm hoi về cuộc sống riêng tư của Hitler, cuộc sống vốn bị những trách nhiệm của một lãnh tụ choán hết. Ông có rất ít thời gian dành cho Eva Braun. Mãi đến đầu năm 1939, bà mới được chuyển tới một khu trong Phủ Thủ tướng. Bà được dành cho sử dụng phòng ngủ cũ của Hindenburg. Trang trí chính của căn phòng là một bức ảnh lớn của Bismarck. Hitler ra lệnh không bao giờ được mở kéo rèm cửa sổ lên. Căn phòng lạnh lẽo này cùng với một phòng liền sát bên cạnh nối liền trực tiếp với thư viện của Hitler, nhưng ông yêu cầu bà vào phòng ông qua lối vào của người phục vụ.

        Mặc dù sống với nhau như vợ chồng, hai người luôn chơi chữ tinh vi để thuyết phục các nhân viên ở đây rằng họ chỉ là những người bạn tốt của nhau. Buổi sáng, bà gọi ông là “Mein Fuhrer” và cách xưng hô này đã trở thành thói quen đến nỗi bà thậm chí sử dụng khi chỉ hai người với nhau, bà thú nhận với người bạn thân nhất của mình. Tuy nhiên, số người biết những chuyện riêng tư của họ bắt đầu nhiều hơn. Một buổi sáng trước khi bị cách chức, đại tá Wiedemann đến phòng của Hitler để chuyển một bức thư khấn cấp, ông ngạc nhiên khi nhìn qua cửa sổ thấy đôi giày Viên nhỏ bé xinh xinh của Eva đặt cạnh đôi giày cao cổ của Hitler, mọi thứ đều được đánh bóng như đó là một khách sạn. “Tôi không thể không liên tưởng đến câu chuyện truyền thuyết của La Fontaine, nhưng tôi cười đến vỡ bụng khi tôi bước xuống cầu thang” -  ông viết trong cuốn hồi ký của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #317 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:02:12 pm »


        Khi có những vị khách quan trọng đến Phủ Thủ tướng hoặc đến Berchtesgaden, nơi phòng của Eva liền sát phòng của Hitler, bà sẽ phải ở trong phòng và đây là điều mà bà khó có thể chịu đựng. Bà giống như những nhân vật nổi tiếng khác, nhưng lại phải ở trong phòng của mình giống như một đứa trẻ. Bà rất tức giận khi Hitler từ chối yêu cầu khẩn khoản của mình là được gặp phu nhân công tước Windsor, bởi bà nghĩ hai người phụ nữ sẽ có rất nhiều điểm chung - bà thú nhận với bạn bè như vậy. Bà tự an ủi mình bằng cảm giác sướng run người khi biết rằng rất nhiều người trên thế giới đang tôn thờ tình nhân của mình. Biết được điều này, bà thấy có thể tiếp tục chịu đựng được “mối quan hệ lén lút” này. Hơn nữa dù sao lúc này bà vẫn cảm thấy tốt hơn những ngày đâu cô đơn và nghi ngờ khiến bà hai lần tự vẫn không thành. Trên mặt trận chính trị, Ribbentrop cho phép nối lại các cuộc đàm phán với Astakhov vào ngày Hitler đang xem vở Tristan ở Bayreuth. Mặc dù kết quá của cuộc đàm phán làm Ngoại trưởng Ribbentrop hài lòng, nhưng Peter Kleist cảnh báo ông không nên để Stalin thấy rằng nước Đức đang vội vã và hơn tất cả không được đàm phán bất kỳ đề nghị đặc biệt nào chỉ để kết thúc hiệp ước. Họ nên đợi và có thể phải đợi trong vòng 6 tháng đế đạt được thỏa thuận làm hài lòng cả hai bên. Ribbentrop cười phá lên. Họ có thể ký hiệp ước trong vòng nửa tháng! Ribbentrop không hề để ý đến lời khuyên của Kleist là phải kiên nhẫn, ông vội vãi gặp lại Molotov và đề xuất các cuộc đàm phán chính trị quan trọng. Trong cuộc họp diễn ra vào ngày 3 tháng Tám này, đại sứ Đức có ấn tượng rằng Liên Xô đã quyết định ký với Anh và Pháp “nếu hai nước này đáp ứng tất cả những mong muốn của Liên Xô”. Đây chắc chắn là ấn tượng mà Molotov hy vọng đạt được. Cả Molotov và Stalin đều nhận thấy sự nóng vội ở Wilhelmstrasse và họ càng cố gắng quyến rũ người Đức, trong khi lại tiếp cận gần những người Anh.

        Đến lúc này, Hitler còn thiếu kiên nhẫn hơn Ribbentrop. Hạn cuối cùng về chiến dịch chống Ba Lan của ông chỉ còn chưa đầy một tháng nữa và ông cần Stalin bảo đảm rằng Hồng quân sẽ không can thiệp. Vì vậy, ông buộc phải dưa ra vấn đề hoặc ngồi cầu mong sự may mắn. Ngay sau hôm diễn ra cuộc đàm phán không có kết quả với Molotov của Schulenburg, cuộc khủng hoảng ở Ba Lan lại xảy ra. Các thành viên Quốc xã ở Danzig thông báo cho các nhân viên hải quan Ba Lan rằng họ có thể sẽ không thực hiện nhiệm vụ bình thường của họ nữa. Ba Lan phản ứng lại bằng một yêu cầu giận dữ là rút lại lệnh, sau đó chủ tịch Thượng viện của thành phố tự do Danzig tức giận phủ nhận không có lệnh nào như vậy được ban bố và cáo buộc rằng Ba Lan chỉ đang tìm kiếm một lý do để đe dọa Danzig.

        Đó thực sự là một trường hợp kẻ kém lại đòi ăn trên ngồi trốc. Danzig nhanh chóng nắm quyền chỉ huy vào ngày 9 tháng Tám. Berlin cảnh báo Warsaw rằng bất kỳ một tối hậu thư tương tự nào gửi Danzig “sẽ khiến mối quan hệ giữa Đức và Ba Lan căng thẳng hơn”. Sự huyên náo bên bàn trà đã trở thành một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng với sự trả đũa của Ba Lan rằng họ sẽ coi bất kỳ sự can thiệp có thể nào của Đức là một cuộc xâm lược.

        Báo chí có sự kiểm soát của Đức đã bắt đầu hò hét săn tin. BA LAN, HÃY COI CHỪNG - một tiêu đề bài báo cảnh báo. WARSAW ĐE DOẠ OANH TẠC DANZIG - MỘT SỰ CÔNG KHAI ỦNG HỘ KHÔNG THỂ TIN ĐƯỢC CHỨNG HOANG TƯỞNG TỰ ĐẠI CỦA BA LAN! - một bài báo khác viết. Trong khi Goebbels la hét rằng Bộ Ngoại giao đã bắt đầu chiến dịch của họ với giọng điệu thấp với Julius Schnurre, thì chuyên gia kinh tế của Ribbentrop khẳng định với Astakhov rằng lợi ích của Đức ở Ba Lan vẫn khá hạn chế. “Họ không cần phải va chạm với lợi ích của Liên Xô dưới bất kỳ hình thức nào, nhưng chúng tôi cần phải biết những lợi ích này.” - ông nói.

        Từ nơi sống ẩn dật trên núi, Hitler bắt đầu có mối quan tâm cá nhân bằng cách gửi máy bay riêng của mình tới Danzig cho Carl Burckhardt, Cao ủy của Hội Quốc Liên phụ trách thành phố tự do. Ngày 11 tháng Tám, Burckardt đến Obersalzberg và chạy đến gần quán trà ở Kehlstein.

        Trong khi đó, Hitler lại đang bận tâm đến một vấn đề khác. “Có lẽ một điều gì đó hết sức quan trọng sắp xảy ra,” - ông nói với Speer khi họ đi đến cầu thang dẫn đến căn phòng chính. Gần như là đang nói với chính mình, ông đề cập đến việc gửi Goring đi thực hiện nhiệm vụ. “Nhưng nếu cần thiết, đích thân tôi phải đi. Tôi đang đặt cược mọi thứ vào con bài này”. Ông nói đến hiệp ước với Stalin nhung khi Burckhardt bước vào, ông bắt mình phải nghĩ ra một lý do tấn công Ba Lan. “Nếu một điều nhỏ nhất xảy ra mà không có cảnh báo, tôi sẽ tấn công Ba Lan chớp nhoáng với tất cả các lực lượng cơ giới hóa mà thậm chí họ không dám mơ tới!” - ông hét lên với giọng cao nhất - “Anh có hiểu tôi nói không?”

        “Thôi được, thưa ngài Thủ tướng, tôi hiểu khá rõ ràng đó có nghĩa là một cuộc chiến chung.”

        Một chút đau đớn và giận dữ thoáng qua khuôn mặt Hitler. “Thôi được,” - ông nói, “nếu tôi buộc phải tham gia vào cuộc xung đột này, tôi thích tiến hành nó ngày hôm nay hơn là ngày mai. Tôi sẽ không tiến hành cuộc xung đột đó giống như Wilhelm II, người thường cắn rứt lương tâm trước khi bắt đầu một cuộc chiến toàn diện. Tôi sẽ chiến đấu không ngừng cho dù kết cục cay đắng.”

         Ông bình thản như đã được nói ra đủ và khắng định khẽ với vị khách của mình rằng ông không muốn chiến đấu với Anh và Pháp. “Tôi không có khát vọng lãng mạn, không có ham muốn thống trị. Trên tất cả, tôi không tìm gì ở phương Tây. Cả bây giờ và cả trong tương lai”. Nhưng phải được toàn quyền hành động ở phương Đông. “Tôi cần phải đạt được đủ số lượng lúa mì cho đất nước tôi”. Ông cũng cần có một thuộc địa ngoài châu Âu để khai thác. Mong muốn này cũng lớn như tham vọng của ông. “Dứt khoát, anh cần phải biết rằng tôi sẵn sàng đàm phán và thảo luận tất cả các vấn đề này.”

        Ông tái khẳng định rằng khi có được tự do hành động ở phương Đông, ông sẽ vui vẻ ký kết hiệp ước với Anh và bảo đảm tất cả các quyền sở hữu của họ. Lời hứa này rõ ràng có ý muốn được chuyển tới London, ngay sau đó là lời đe doạ: “Tất cả mọi điều tôi quyết định đều nhằm chống lại Nga; nếu phương Tây quá ngu ngốc và mù quáng không thể hiểu được điều này, tôi sẽ buộc phải đi tới ký kết những điều khoản với Nga nhằm đập tan phương Tây, sau khi họ thất bại, tôi sẽ chuyển mọi lực lượng của mình để chống lại Liên Xô. Tôi cần Ucraina để họ không thể ngừng tiếp tế lương thực cho chúng tôi như trong cuộc chiến tranh trước.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #318 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:07:29 pm »


3

        Điều mà Burckhardt không biết là Anh đã đưa ra một đề nghị bí mật với Hitler qua một trong những cố vấn cao cấp của Chamberlain. Trong cuộc tọa đàm riêng tại nhà riêng ở Tây Kensington, ngài Horace Wilson đã khẳng định với Fritz Hesse, đại diện mật của Ribbentrop, rằng Thủ tướng Anh sàng đề nghị với Fuhrer một liên minh phòng thủ trong vòng 25 năm, trong đó có thể bao gồm cả những lợi ích kinh tế cho đế chế Đức và từng giai đoạn trả lại các thuộc địa của Đức theo “đúng trình tự”. Ngược lại, Hitler phải hứa không được có thêm một hành động xâm lược nào ở châu Âu.

        Hess không biết mình có nghe đúng hay không và yêu cầu ngài Horace giải thích chi tiết lại một lần nữa. Horace giải thích. Và Hass nói: “Nếu tôi là ông ấy, tôi sẽ chấp nhận đề nghị của các ngài. Nhưng liệu Hitler có muốn chấp nhận hay không thì không ai có thể biết được”. Hesse chuyển đề nghị này tới Bộ Ngoại giao và ngay sau đó có mặt trên chiếc máy bay đặc biệt trở về Đức cùng với một tờ giấy được đánh máy do Wilson đưa cho, trong đó tổng kết lại các lời đề nghị. Trong khi rất cảm kích, Ribbentrop tự hỏi làm thế nào ông có thể thuyết phục Hitler rằng họ nên cân nhắc một cách nghiêm túc. Liệu Hesse có thực sự nghĩ rằng Anh sẽ đứng về phía Hitler nếu Liên Xô tấn công Đức? Liệu họ có dừng các cuộc đàm phán ở Moscow trước khi đàm phán với Đức? Hesse tin rằng người Anh có thể thực hiện điều đó.

        Khi lần đầu tiên nghe về những đề nghị này, Hitler mừng quýnh lên. “Đó là tin tốt nhất mà tôi nhận được trong thời gian dài này!” - ông hét lên và bắt đầu nói thêu dệt như một đứa trẻ. Giấc mơ về cuộc sống của ông, về một đồng minh với nước Anh vĩ đại sắp trở thành hiện thực! Nhưng ngay sau đó ông bắt đầu nghi ngờ và cáo buộc Wilson đặt bẫy để cứu Ba Lan khỏi một trận đại bại. “Hitler muốn gì?” - Hesse hỏi người cung cấp tin tức Walther Hewel, người liên lạc của Ribbentrop tại văn phòng Thủ tướng. Câu trả lời đó là: Fuhrer muốn buộc Ba Lan phải đầu hàng.

        Tuần đó, Ribbentrop hỏi Hesse liệu ông có “hoàn toàn tin tưởng” rằng Anh sẽ tham gia cuộc chiến chống Danzig. Tất cả những động thái của Chamberlain cho thấy rằng ông này không thể hành động khác -  Hesse trả lời. Bất kỳ một hành động xâm lấn lãnh thổ Ba Lan nào cũng sẽ gây ra một cuộc chiến tranh. "Fuhrer không tin điều này!” - Ribbentrop hét lên. “Một số người nói với ông rằng Anh có thể chỉ lừa gạt và việc chống lại sự lừa gạt đó của Đức sẽ khiến họ phải quy phục”. Lúng túng trước sự mâu thuần giữa nhận định cá nhân của Ribbentrop với thái độ thể hiện trước công chúng của ông, Hesse hỏi liệu Ribbentrop có nghĩ rằng nước Anh đang lừa dối Đức. Ngoại trưởng khẳng định: ông đã cảnh báo Fuhrer rằng người Anh không mềm yếu và suy đồi, họ sẽ đấu tranh nếu họ tin cán cân quyền lực ở châu Âu phụ thuộc vào cuộc chiến hoặc đế chế họ thực sự bị đe dọa.

        Hai ngày sau, Ribbentrop nói với Hesse rằng ông đã chuyển tất cả những tranh luận của Hesse đến Hitler. Nhưng ông vẫn tin rằng nếu người Anh thực sự sẵn sàng lao vào một cuộc chiến vì một vấn đề tầm thường như Danzig thì cuộc chiến tranh với Anh là hoàn toàn không thế tránh khỏi.

        Ribbentrop hứa sẽ nói lại với Hitler và ngạc nhiên trước “sự bình tĩnh đến kỳ lạ” khi Fuhrer xem xét những đề xuất của Hesse. Hitler sợ rằng đó chỉ là thủ đoạn để đánh lừa ông. Lấy gì để bảo đảm người Anh sẽ giữ đúng lời hứa của họ? “Fuhrer chỉ xem xét những bảo đảm vững chắc” - Ribbentrop nói lại với Hesse. Thái độ cứng lần này được thể hiện trong cử chỉ ngoại giao của chính Ribbentrop khi gặp con rể Mussolini ngày 11 tháng Tám ở Salzburg. Ciano tới Đức mang theo những chỉ thị rõ ràng từ Mussolini, yêu cầu Đức dừng tấn công Ba Lan. Vấn đề sẽ được giải quyết qua đàm phán.

        Cũng như Fuhrer của mình, Ribbentrop không bằng lòng trước việc II Duce cử phái viên đến Đức thay vì đích thân đến. Hơn nữa, cả hai người đều khinh thường Ciano vì Ciano luôn ham mê rượu chè và gái gú bất kỳ khi nào đến Đức. Ribbentrop nói rõ những ý nghĩ của lãnh tụ mình tại cuộc gặp gỡ với Ciano. Tuy nhiên, Bộ trưởng ngoại giao cũng có cùng những ý nghĩ như vậy. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ông cũng hành động giống như một bản sao của Hitler. Ông kiên quyết gạt bỏ tất cả những yêu cầu chọn một giải pháp hòa bình. Cuối cùng, Ciano hỏi Ribbentrop xem ông muốn gì, một đường hành lang qua Italia để ra biển hay Danzig. “Chúng tôi không cần những thứ đó nữa. Chúng tôi muốn chiến tranh” đó là câu trả lời của Ribbentrop.

        Sự lạnh nhạt giữa Ciano và Ribbentrop đã lan sang cả những thư ký của họ và chắc chắn là trong suốt bữa trưa hôm đó không ai nói với ai lời nào. Có lúc Ciano, nhợt nhạt và run rẩy, nói thầm với một người đồng hương “chúng ta đã bị điểm huyệt”.

        Thật ngạc nhiên, ngày hôm sau Ciano, người tự cho phép mình để Ribbentrop bắt nạt, lại dũng cảm đương đâu với Fuhrer tại Berghof. Trong suốt bữa trưa hôm đó, Ciano chế giễu những vật trang trí bằng cây cỏ mà phiên dịch Dollmann đoán là do Eva Braun làm và khi cuộc đàm phán nghiêm túc bắt đầu, ông đối đáp lại những tranh luận của Hitler một cách sôi nổi và thông minh. Ông cảnh báo cuộc chiến tranh với Ba Lan có thể không chỉ bó gọn trong đất nước đó, bởi vì phương Tây chắc chắn  sẽ tuyên chiến. Bằng những câu từ rõ ràng nhất, Ciano chỉ ra rằng Italia không sẵn sàng cho một cuộc chiến chung. Trên thực tế, Italia không đủ nguồn lực để duy trì cuộc chiến trong vài tháng. Hitler nhã nhặn đề nghị hoãn đàm phán đến sáng hôm sau và rút về nơi ở ấn trên núi Kehlstein khi trời vẫn còn sáng. Ciano chấp nhận nhưng không nhiệt tình lắm. Hitler kéo Ciano ra cửa sổ và nói nhiều về vẻ hùng vĩ của cành vật thiên nhiên bên ngoài. Sau đó ông tiếp tục uống trà, hết chén này đến chén khác, thứ mà vốn dĩ ông rất ghét. Chuyến tham quan đinh núi đã làm Ciano phiền muộn. Tối hôm đó ông gọi điện cho cha vợ: “Tình thể đang rất nghiêm trọng”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #319 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:10:05 pm »


        Đến sáng, Ciano nản chí. Ở buổi đàm phán thứ hai với Hitler này, ông không nói một lời nào về việc Italia không có khả năng tham gia cuộc chiến. Khả năng đàm phán xuất sắc của ông bỗng nhiên biến đâu mất. Trước sự ngạc nhiên của Schmidt, “ông ngồi gập người giống như một con dao xếp”. Sự kiên quyết và tài năng của một nhà chính trị ngày hôm qua đã không còn khi ông hờ hững ngồi nghe Hitler khẳng định rằng Anh và Pháp sẽ không bao giờ tham chiến vì Ba Lan.

        Vài giờ sau, Ciano chán nản lên máy bay về nước. “Tôi trở về Rome trong tâm trạng vô cùng căm ghét những người Đức, căm phẫn lãnh đạo của họ và cái cách họ giải quyết mọi việc. Bây giờ họ đang lôi kéo chúng tôi vào một cuộc phiêu lưu mà chúng tôi không muốn, một cuộc phiêu lưu có thể làm tổn hại đến một chế độ và một đất nước,” - Ciano viết trong nhật ký của mình.

        Ngay sau khi Ciano về nước, Hesse được lệnh gặp Ribbentrop tại một khách sạn ở Salzburg. Sau khi im lặng nhìn vào chiếc bàn viết trong 10 phút, vị Ngoại trưởng cuối cùng cũng ủ rũ nhìn lên Hesse. “Tôi vừa từ chỗ Fuhrer tới,” - ông nói. “Thật không may, Fuhrer không muốn thảo luận về đề nghị của Chamberlain”. Ngài nhấc tới những đề nghị của Wilson. “Hitler có những dự định rất khác. Chúng tôi sẽ không từ chối đề nghị của Chamberlain. Chúng tôi sẽ quay trở lại đề nghị này khi nào có thể”. Ribbentrop đề nghị Hesse trở về Anh ngay lập tức và nghe ngóng tin tức. “Fuhrer định chơi một trò chơi rất nguy hiểm. Tôi không biết liệu có chiến thắng hay không. Bất luận thế nào chúng tôi cũng không muốn chiến tranh với Anh. Hãy cho chúng tôi một tín hiệu sớm nhất nếu mối nguy hiểm đó trở nên cấp thiết.”

        Câu nói cuối cùng mà Hitler nặn ra đế nói với Ciano là một sự đóng kịch, ông đang quan tâm sâu sắc tới việc Stalin miễn cưỡng tiến tới ký kết hiệp ước. Sự lo lắng của ông càng nhân thêm khi ông nhận được báo cáo rằng phái đoàn của Anh - Pháp mới đây đã tới Moscow và chuẩn bị kết thúc các cuộc đàm phán thành công với Liên Xô. Sự thực, người Nga không muốn đàm phán, họ lo ngại rằng các đồng minh đang bỡn cợt họ. Đầu tiên, phái đoàn Anh - Pháp phải mất sáu ngày để đến Nga trên con tàu thủy chở khách và sau đó đi tiếp tàu hỏa. Sau đó một sỹ quan cao cấp của Anh đã đến mà không có quốc thư riêng. Khi cuộc đàm phán diễn ra, dường như Anh không hoàn toàn nghiêm túc: Đề nghị của Liên Xô cung cấp 136 sư đoàn để phòng thủ chung chống Quốc xã, trong khi đó Anh đề nghị cung cấp năm sư bộ binh và một sư cơ giới.

        Không được biết tất cả những điều này, Fuhrer lệnh cho Ribbentrop gia tăng áp lực đối với Kremlin. Cuộc thảo luận giữa Molotov và Schulenburg được dàn xếp vội vã. Tối 15 tháng Tám, Bộ trưởng ngoại giao Molotov chăm chú nghe tất cả những gì đại sứ Đức nói nhưng không đưa ra một câu trả lời nhanh nào. Trước tiên, ông nói, hai nước cần phải đạt được những thỏa thuận sơ bộ về một số điểm. Ví dụ, Đức có muốn tác động Nhật Bản để họ có thái độ khác với Liên Xô? Liệu Đức có ký kết hiệp ước không xâm lược? Nếu muốn thì những điều kiện kèm theo là gì?

        Hitler không thể kiên nhẫn để suy tính cân nhắc. Ông ra lệnh cho Ribbentrop ký kết thỏa thuận sơ bộ ngay lập tức với Molotov và vì vậy để đối thủ của mình kiểm soát các sự kiện. Stalin lợi dụng ngay lập tức. Qua Molotov, Stalin trả lời rằng, trước khi ký kết bất kỳ một hiệp ước chính trị nào, hai nước cần phải ký kết những hiệp ước kinh tế. Ribbentrop trả lời bằng một lời cầu xin Schulenburg gấp rút hơn và chỉ ra rằng giai đoạn đầu tiên của các hiệp ước kinh tế cần phải được ký kết.

        Stalin nhận thấy rằng mỗi giờ chậm trễ đều gây đau khổ cho Hitler (có lẽ các nhân viên mật vụ của ông đã biết về thời hạn 1 tháng chín của Hitler) và ra lệnh cho Molotov chần chừ như các lần trước tại cuộc gặp gỡ tiếp theo với Schulenburg ngày 19 tháng Tám. Bộ trưởng ngoại giao tranh luận dài dòng từng điều khoản mặc những lời cầu xin hành động mạnh mẽ và lặp đi lặp lại của vị khách. Nhưng nửa giờ sau khi Schulenburg rời khỏi, Liên Xô đột ngột thay đổi chiến thuật của họ. Molotov mời Ngoại trưởng Đức quay trở lại Kremlin. Ông đến vào chiều muộn hôm đó và rõ ràng Molotov đã có tin tức mới cho ông. Sau khi xin lỗi vi đã gây phiên hà cho Schulenburg, Ngoại trưởng Liên Xô nói ông đã được ủy quyền chuyển bản dự thảo của hiệp ước không xâm lược và tiếp đón Herr von Ribbentrop ở Moscow. Đương nhiên, ông không giải thích rằng các cuộc đàm phán quân sự giữa Anh, Pháp và Liên xô đã đi tới chỗ bế tắc khiến Stalin đã mất hết kiên nhân với phương Tây. Có lẽ ông dự định tham gia cùng Hitler từ đầu và chỉ sử dụng cuộc đàm phán giữa Anh và Pháp như một thủ đoạn để giành được từ Hitler những điều kiện tốt hơn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM