Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 05:17:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 49142 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #270 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 09:09:35 pm »


        Tối hôm đó, Seyss-Inquart quay lại thủ đô đế tìm gặp những người Quốc xã ở Viên đang tập trung để chào đón Hitler. Một đám rước đuốc đã đợi sẵn sàng, những người tham gia mỗi lúc một thêm sôi động. Đoàn xe tăng của Tướng Guderian đã rời khỏi Linz trước lúc trời tối, nhưng do tuyết rơi, đường xá lại đang sửa chữa, nên di chuyển rất chậm và bị chia tách. Ít nhất 50 chiếc xe tăng bị hỏng và chiếc bảo vệ phía trước mãi đến quá nửa đêm mới tới được Viên. Thậm chí vào giờ đó Guderian vẫn thấy đường phố đông đặc những người dân đang háo hức được nhìn thấy những người lính Đức đầu tiên. Được dẫn đường bởi một đoàn quân nhạc Áo, những kẻ đánh chiếm hành quân qua Nhà hát Opera. Họ được chào đón bằng hoa và những lời chào thân thiện. Những người quá nhiệt tình giật đứt cúc áo khoác của Guderian làm kỷ niệm trước khi nhấc bổng ông lên vai và công kênh về nơi đóng quân. Điều khiến những người dân khó hiểu là vào lúc bình minh, các sỹ quan Đức tụ tập ở các gian hàng thực phẩm mua rất nhiều bơ, xúc xích và những đồ ăn khác.

        Sáng Chủ nhật, Goring gọi điện thoại cho Ribbentrop ở London để nói về cuộc tiếp đón nhiệt tình mà Hitler nhận được. Đó là lời nói dối, ông nói, vì Đức đã ra tối hậu thư cho Áo hay cho Tổng thống Miklas. Ribbentrop cố nhịn và đáp lại rằng một người dân Anh bình thường thực ra không quan tâm xem điều gì đang diễn ra ở Áo. Mối lo ngại khiến Ribbentrop kém vui. Ông hỏi: Nếu có bất kỳ mối đe dọa hay vấn đề gì, thì liệu Hitler có đứng vững được không?

        Goring đã phái một người đưa tin bằng máy bay tới để hối thúc Hitler nhấn mạnh vào kế hoạch ban đầu của họ. “Nếu lòng nhiệt tình lớn như vậy, tại sao chúng ta không làm đến nơi đến chốn? ông đề nghị. Có lẽ Hitler không biết hết tất cả mọi việc Goring làm trong những ngày qua, nhưng rất có khả năng ông đã để cho vị tư lệnh chiến trường này tự tiến hành mọi việc, như vậy ông có thể quở mắng nếu có chuyện gì sai. Trong trường hợp nào thì suy nghĩ của họ cũng như nhau và chính Hitler đã lệnh cho một quan chức trong Bộ Nội vụ soạn thảo luật tái thống nhất Áo và Đức. Đến trưa, bản dự thảo luật đó đã sẵn sàng, được thông qua và chuyến bản hoàn chỉnh cuối cùng đến Seyss-Inquart ở Viên kèm theo mệnh lệnh phải thông qua luật ngay trong ngày.

        Đầu tiên cảm thấy sốc, nhưng càng suy nghĩ về luật mới được đưa ra, tân Thủ tướng càng thấy thích thú. Hơn nữa, Hitler hứa trong vòng một tháng sẽ tổ chức bỏ phiếu tự do và bí mật để phê chuẩn luật này. Sau khi tự nhận thức thấy văn bản luật này không những không thể tránh được, mà còn “rất có giá trị và hữu ích”, Seyss-Inquart hối thúc nội các thông qua luật với lý do là Liên minh chính trị Đức - Áo là “ý chí của nhân dân”. Nội các cùng nhất trí giao đất nước cho Hitler, nhưng một lần nữa Tổng thống Miklas thể hiện sự không khoan nhượng bằng cách từ chối ký văn kiện này và tuyên bố ông bị cản trở trong việc thực hành quyền lực của mình”, do vậy theo quyền hợp hiến, ông chuyển giao lại các chức năng của mình cho Thủ tướng.

        Tuy Hitler tin tưởng Liên minh chính trị sẽ có hiệu lực, nhưng vẫn còn một mối lo. Từ khi nhận được cú điện thoại từ Hoàng tử von Hessen, ông cáu kỉnh chờ đợi ý kiến chấp thuận chính thức của Mussolini. Gần hai ngày đã trôi qua mà vẫn không thấy tin tức gì từ Rome. Thực ra, Mussolini thấy rối trí khi biết tin về Liên minh chính trị, ông kêu lên: “Nước Đức khốn kiếp!” Cuối cùng ông cũng lấy lại bình tĩnh và chủ nhật đó đã gửi đi bức điện ngần gọn như sau:

        TÔI CHỨC MỪNG ÔNG VỀ CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NƯỚC ÁO.
        TÔI ĐÃ TỪNG CẢNH BÁO CHO SCHUSCHNIGG.

        Niêm vui của Hitler vậy là trọn vẹn. Để thể hiện lòng biết ơn, ông gửi lại một bức điện thậm chí còn ngắn gọn hơn:

        MUSSOLINI, TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN ĐIỀU NÀY.

        Cảm thấy cần phải chia sẻ niềm vui chiến tháng với Eva Braun, ông gọi điện để bà gặp ông ở Viên.

        Sớm hơn trong ngày, ông đã tự thưởng cho mình chuyến thăm vùng Leonding gần đó. ông cùng với Linge đi bộ qua khu trang trại cũ tới viếng mộ cha mẹ ông trong khu nghĩa trang của nhà thờ. Hitler lấy vòng hoa từ người phục vụ, bảo anh ta cùng với những người khác rời đi chỗ khác để ông được một mình trầm tư mặc niệm. Sau khi đặt vòng hoa xuống bia mộ, ông đứng mặc niệm vài phút. Ông tự hào vì đã được sinh ra ở Áo - ông nói. “Tôi tin rằng, Chúa đã gửi một cậu bé từ đất nước này sang đế chế Đức, để cậu bé đó trưởng thành, để nuôi dưỡng cậu trở thành một lãnh đạo của dân tộc cũng như giúp cậu lãnh đạo đất nước mình sát nhập với đế chế Đức.”

        Cuộc bầu cử ngày hôm sau vượt ngoài sự mong đợi của Hitler. Ở Áo, 99,73% cử tri đồng ý liên minh chính trị giữa Áo và Đức. Ờ Đức, 99,02% cử tri ủng hộ liên minh, trong khi 99,8% đồng ý với danh sách đại biểu Quốc hội mới của Đức. Hành động táo bạo của Hitler đã được cả người dân Áo và Đức ủng hộ. “Đối với tôi, đây là giờ phút tự hào nhất trong đời” - ông nói. Điều này cũng khẳng định rằng, niềm tin của ông là đúng và ông sẽ tiếp tục bước tới điểm đến tiếp theo đó là Tiệp Khắc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #271 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 09:12:34 pm »


Chương 17

“TÌNH THẾ NGUY NGẬP”
THÁNG 5 - 10.1938

1

        Ngay trước khi tiến vào Áo, Hitler nảy ra ý nghĩ trong đầu rằng ông sẽ không bị “khủng bố dữ dội” như một số ít người Đức ở Tiệp Khắc. Ý nghĩa này đến cùng với lời thề sẽ giành lại con người và vùng đất bị mất cho đế chế Đức. Mối lo ngại chính của ông là vị trí chính trị và địa lý mang tính đe dọa của Tiệp Khắc. Ông lập luận, đây là một nước nhân tạo được các nước đồng minh lập nên sau chiến tranh, một bán đảo len vào giữa những gì còn lại của đế chế Đức như là một mối đe dọa thường xuyên đối với nước Đức từ phương Đông.

        Không chỉ mình Hitler đánh giá Tiệp Khấc như một con dao găm đâm vào tim của nước Đức. Nỗi sợ hãi ám ảnh về sự săn đuổi từ phương Đông và phương Tây vào phần eo của nước Đức đã thể hiện đây đủ trong kế hoạch quân sự phản công Case Green của Đức: một cuộc tấn công bất ngờ vào Tiệp Khắc. Tuy nhiên, trong khoảng 2 năm, kế hoạch Case Green vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu của ban tham mưu; việc chiếm Áo dễ dàng đã làm thay đổi tất cả. Chi trong một đêm, Hitler có cơ hội thay đổi lại thế cân bằng quyền lực ở châu Âu; tấn công sâu vào Tiệp Khắc, vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ vững chắc của nước này, tạo cho quân đội của ông một thế để tấn công chống lại Ba Lan và Liên Xô. Tất cả những gì ông cần là một lý do để xâm lược và ông đã chuẩn bị sẵn một lý do: 3,5 triệu người Đức Sudeten hiện đang cần một liên minh chính trị trương tự, với những quan điếm gây tranh cãi rằng, họ là một bộ phận thiểu số bị đàn áp thô bạo. Sự bắt bình của họ, cùng sự thù địch truyền thống với mọi thứ ở Tiệp Khắc  đã đòi hỏi một nền cộng hòa rất nhỏ từ khi thành lập. Trong 3 năm qua, Hitler đã ngầm trợ cấp cho Đảng Quốc xã Sudeten do Konrad Henlein lãnh đạo và bây giờ đảng này đã kiểm soát được toàn bộ phong trào thiểu số của Đức. Cuối tháng Ba năm 1938, sự hỗ trợ của Đức mang một điềm xấu hơn khi Hitler bổ nhiệm Henlein làm đại diện cá nhân của ông để đưa ra những yêu cầu mà chính phù Czech không thể chấp nhận. Hitler hy vọng, chiến lược này sẽ tạo một tình trạng bắt ổn liên tục và “bằt buộc” Đức phải can thiệp vũ trang để ngăn chặn cuộc nội chiến bảo vệ sự sống cho những công dân của họ ở Sudeten.

        Có một lý do xâm lược trong tay, Hitler vẫn phải kiềm chế vì sợ rằng Pháp, Anh và tất nhiên là Nga sẽ chống lại mọi nỗ lực muốn chiếm Tiệp Khắc. Trước khi đối phó với cuộc xung đột đó, ông cần sự đồng cảm của đồng mình duy nhất. Vì vậy, ngày 2 tháng Năm năm 1938, ông lên đường tới Rome để tìm kiếm sự ủng hộ. Cùng đi với ông là một đoàn tùy tùng gồm 500 người, gồm các nhà ngoại giao, tướng lĩnh, nhân viên mật vụ, các lãnh đạo đảng và phóng viên các báo. Tất cả họ đều mặc đồng phục.

        Cảm xúc của Hitler khi rời Berlin thật pha trộn: phấn chấn trước cuộc chinh phục không đổ máu vùng Rhineland và Áo cộng với căn bệnh dạ dày được cứu chữa “một cách kỳ diệu” bởi thuốc Mutaflor của bác sĩ Morell. Lo lắng cho sức khỏe, ông dành nhiều giờ để đi tàu hỏa tới Rome nhằm ghi lại toàn bộ di chúc của mình.

        5 toa tàu chở những người tùy tùng của Hitler được đón chào tại sân ga Brenner Pass bằng hoa cờ và đội hình của các binh sỹ Italia và các binh lính phát xít. Một ban nhạc chơi quốc ca của hai nước khi công tước Pistoia đại diện Nhà vua ra đón tiếp những người Đức. Dọc đường sắt của Đức, đoàn tàu tiến vào Italia đi qua những hàng lính danh dự đứng ở cả hai bên đường ray. Những ngôi nhà được trang hoàng bởi các tấm áp phích, cờ, ca ngợi Fuhrer và mối quan hệ bạn hữu giữa Italia và Đức. Khi đoàn đại biểu gần đến Rome, Hitler gọi một trợ lý của mình đến và ra lệnh cho ông đi dọc đoàn tàu để thông báo cho tất cả mọi người rằng một người rất nhỏ bé sẽ chào đón họ ở Rome nhưng họ phải cư xử cho phải phép và không được cười. “Đó là mệnh lệnh. Con người nhỏ bé đó là Vua của nước Italia.”

        Khi họ tới ga San Paolo rợp cờ, được xây dựng đặc biệt cho dịp này, thì trời đã tối. Hitler cảm thấy bực mình vì Vua Victor Emmanuel, chứ không phải là Mussolini ra đón. Hitler đã làm cho Nhà Vua tức giận vì ngồi vào xe ngựa trước. Cỗ xe tứ mã chạy qua các vòi phun nước được treo đèn kết hoa dọc con đường chiến thắng thời La Mã cổ đại. Rất nhiều đèn pha và đuốc thắp sáng rực đã biến bâu trời đêm đó thành ban ngày; chiếu rọi Đại hý trường cổ La Mã như muốn đốt cháy. Những đám đông chào đón đứng xếp hàng trên tuyến đường. Tuy vậy, Hitler vẫn cảm thấy mình bị hạ phẩm giá khi ngồi trên một phương tiện cổ lỗ như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #272 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 09:15:17 pm »


        Ngay từ đầu, ông và Victor Emmanuel đã nói những từ ngữ không hay. Hitler bực bội vì sự lạnh nhạt ra mặt của quốc chủ và không ngừng phàn nàn rằng Mussolini nên tiếp đón như một chủ nhà. Bữa tiệc đón tiếp ở chính phủ cũng không làm tình hình bớt căng thắng. Hitler, mắt thể hiện sự bồn chồn lo lẳng, nhìn Hoàng hậu chằm chằm, một nhân vật lộng lẫy cao hơn chính ông. Đằng sau Hoàng hậu là Nhà Vua bé xíu. Nhóm bốn người trông thật khôi hài, Hitler biết điều đó. Khi Hoàng hậu bước vào phòng tiếp đón rộng, những người Italia hoặc cúi thấp người xuống hoặc quỳ xuống chào. Vài người hôn gấu váy dài của bà. Sau sự thử thách này, Hitler kể cho phi công riêng của mình nghe rằng, “đó là một giờ kinh hoàng. Nghi lẽ đó thật khủng khiếp đối với tôi. Tôi sẽ không bao giờ quen được những điều như vậy.”

        Trong suốt bữa tiệc, ông và Hoàng hậu không nói với nhau lời nào. Hitler đặc biệt khó chịu với cây thánh giá lớn có hình chúa Jesus mà Nữ hoàng đeo ở cổ. Bà đã đeo như vậy để cố ý chọc tức ông - ông nghĩ. Hoàng gia đã quá khiếm nhã. Vua thì đang tuyên truyền những câu chuyện độc ác về vị khách của mình, trong đó có chuyện Fuhrer đòi hỏi một người đàn bà trong đêm đầu tiên của mình ở Quirinal1. “Thật kinh ngạc,” - Ciano viết trong nhật ký của mình. “Lời giải thích: Dường như ông không thể ngủ nếu không có một người phụ nữ lật úp chiếc giường trước mắt ông. Thật khó tìm một người như vậy, nhưng vấn đề được giải quyết bằng cách tuyển một nữ phục vụ phòng ở khách sạn. Nếu điều này là sự thật, thì thật là kỳ lạ và thú vị. Liệu đó có phải là sự ác ý của Nhà vua, người cũng tuyên bố rằng chính Hitler cũng dùng các chất kích thích và ma túy?” Một phần của lời cáo buộc cuối cùng này là sự thật và có lý do để tin thủ tục lật giường cũng là chính xác. Nhưng đó vẫn là ác ý của

        Nhà vua và những ác ý đó vẫn còn tiếp tục vài ngày sau đó tại buổi biểu diễn vở opera Aida ở Naples. Sau hồi kịch đầu tiên, khán giả lịch sự vỗ tay nhìn về phía vi khách đặc biệt ngồi ở ghế của hoàng gia để vở kịch được bắt đầu. Hitler bối rối quay sang Nhà vua để ra hiệu. “Nhà vua, với điệu cười nhếch mép khinh bi tuyên bố, không nhận thấy sự lo lắng của vị khách của mình.” - Louis Lochner viết.

        Sau vở opera, Hitler có kế hoạch duyệt đội hình của Đảng Quốc xã từ thuộc địa của Đức. Vì ông mặc áo đuôi tôm, ông chỉ đạo cho Linge mang theo một chiếc mũ quân sự và chiếc áo choàng để mặc cho dịp này nhưng cố vấn của Nhà vua cảnh báo ông rằng chuyến tàu trở về Rome sẽ khởi hành sau vài phút. Không để các đàng viên của đảng phải thất vọng, Hitler vội vàng đi khi ông đi qua những người thường dân như một tư lệnh quân đội và giơ tay phải để chào. Bình thường, ông móc ngón tay cái trái vào thắt lưng nhưng chiếc quần này không có thắt lưng và ông chống tay vào hông. Trông ông thật khôi hài khi đi nhanh qua phố, đầu để trần, giống như Groucho Marx của German, đuôi tôm dài của chiếc áo choàng bay lật phật. “Fuhrer của người dân Đức và Thủ tướng của đế chế Đức trông giống như một người hầu bàn tài năng đang ở thời điểm bận rộn nhất ở một nhà hàng và chính ông hẳn đã nhận thấy mình là một nhân vật lố bịch như thế nào” - Wiedemann thích thú viết. Khi đã ở trên tàu, ông trút cơn thịnh nộ lên Ribbentrop, người kịch liệt lên án người đứng đầu nghi thức ngoại giao đã không trung thành với chính phủ và với Fuhrer.

        Khi trở về Rome, Hitler đã lấy lại được bình tĩnh và ngày 5 tháng Bảy, tại bữa tiệc lớn ở Palazzo Venezia, ông đã thực hiện một bài diễn thuyết hiệu quả đến nỗi theo Count Ciano “nó quá thành công, làm tan chảy cả những tảng đá xung quanh ông”. Thực ra, ông tặng miền Nam Tyrol làm quà cho quốc chủ, một món quà hào phóng nhất bởi vì nó sẽ làm những người đồng hương của ông, đặc biệt là những người đến từ Baravia, tức giận. Ông cũng đưa ra lời đề nghị tương tự qua Gõring như năm 1924 khi ông đang ở nhà tù Landsberg. Khi đó ông đã nhất trí ủng hộ tuyên bố của Italia đối với vùng đất tranh chấp kịch liệt này để đổi lấy 2 triệu lia và trong nỗi thất vọng, ông không lấy một lia nào để chữa trị vết đau của mình. Tất nhiên, đề nghị tối nay phần nào là tín hiệu gửi tới II Duce rằng lần này một viên thuốc quan trọng ủng hộ sẽ được dùng đến.

------------------
        1. Quirinal: hay Quirinal Palace là một Cung điện tọa lạc ở Rome, Italia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #273 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 09:16:50 pm »


        Bài diễn thuyết này là sự kiện chính trị nổi bật đầu tiên kể từ khi Hitler đến thăm Italia. Hài lòng khi tránh mặt và để Nhà vua đóng vai trò chủ nhà, II Duce đã lảng tránh một cách thông minh bất kỳ một cuộc thảo luận nghiêm trọng nào bằng cách đưa ra cho các vị khách của mình một chương trình khiến họ bận rộn suốt ngày đêm. Ribbentrop cuối cùng phải trình cho Ciano một hiệp ước phác thảo về một liên minh mà ông xem tỉ mỉ mà không bình luận gì. Trên thực tế, con rể của Mussolini viết trong nhật ký của mình: “Duce dự định chuẩn bị hiệp ước. Chúng tôi sẽ chuẩn bị hiệp ước, bởi vì ông có một nghìn một trăm linh một lý do để không tin các nước dân chú phương Tây.”

        Quan trọng hơn, Hitler cuối cùng cũng đề cập thành công vấn đề mà ông quan tâm nhất - Tiệp Khắc. Gần như không hề khách sáo, Mussolini tạo cho mọi người một ấn tượng rằng, đất nước nhỏ bé ấy không quan trọng đối với ông và sẽ tìm hướng khác. Sự tự tin này thật đáng giá và nó ngầm như lời si nhục mà Hitler phải chịu và bây giờ ông cảm thấy tự do thực hiện bước tiếp theo trong chương trình của mình.

        Tổng thống Benes và các nhà lãnh đạo khác của Czech có ảo tưởng rằng Hitler sẽ không bao giờ mạo hiểm tấn công nước họ vì sợ sẽ khơi mào một cuộc chiến tranh chung. Nếu Đức tấn công, tại sao Pháp, Anh và Nga lại không làm cách nào đó cố kiềm chế ông? Nhưng chính những nước này cũng không có cách nào để hành động như các nhà bảo vệ. Chamberlain gần đây đã viết cho em gái mình: “Em chỉ cần nhìn lên bản đồ để thấy rằng Pháp và chúng tôi chẳng thể làm gì, không thể bảo vệ Tiệp Khắc trước sự tàn phá của những người Đức... Vì vậy, chúng tôi sẽ không giúp Tiệp Khắc. Tiệp Khắc sẽ chỉ là một cái cớ để cuộc chiến với Đức xảy ra. Chúng tôi không thể làm được gì nếu chúng tôi không có hy vọng có thể đánh bại Đức trong một thời gian hợp lý và tôi không thấy một dấu hiệu chiến thắng nào. Vì vậy, tôi không hề có ý nghĩ bảo đảm cho Tiệp Khắc hoặc không nghĩ Pháp đề cập đến những nghĩa vụ của họ đối với nước này”. Sự thiếu quyết tâm của Thủ tướng Anh đã làm các nhà lãnh đạo Pháp lo lắng. Mặc dù họ tiếp tục đưa ra những tuyên bố táo bạo, nhưng những nhà quan sát am hiếu tin rằng, Pháp, nước có chính sách ngoại giao chịu sự kiểm soát của Anh từ khi chiếm giữ Rhineland, sẽ không bảo vệ Czech. Nước bảo vệ tiềm năng thứ ba công khai tận dụng mọi cơ hội hối thúc Anh và Pháp đứng lên chống lại Đức, trong khi lại không làm gì cả là nước Nga. Stalin muốn Hitler bị phương Tây kiểm soát và ngày 6 tháng Năm, đại diện ngoại giao của Liên Xô ở Prague thổ lộ với Đại sứ Mỹ rằng nước ông dứt khoát sẽ không hỗ trợ quân sự cho Czech nếu Pháp không hỗ trợ. Bên cạnh đó, bằng cách nào họ có thể đưa quân tới đó được? Ba Lan và Rumani nằm giữa họ và cả hai nước này đã từ chối cho Hồng quân đi qua. Tuy nhiên, Stalin đã khẳng định với Benes rằng Liên Xô sẵn sàng trợ giúp ông về mặt quân sự “ngay cả khi Pháp không trợ giúp và Ba Lan và Rumani từ chối cho phép Hồng quân Liên Xô đi qua để tới Tiệp Khắc.”

        Chiều thứ sáu, ngày 20, Benes triệu tập một cuộc họp nội các và hội đồng quốc phòng tối cao khấn cấp. Ngay sau 9 giờ tối, không hề tham khảo ý kiến của các đồng minh của Pháp, “một cuộc động viên từng phần” được tuyên bố. Đến rạng sáng ngày thứ Bảy, các binh sỹ Czech đã chiếm lĩnh các công sự dọc biên giới và lãnh thổ Sudeten, châu Âu bị cơn khủng hoảng chưa từng xảy ra kể từ năm 1914 quét qua. Một đất nước nhỏ đã ở thế chủ động chống lại một cường quốc lớn, khẳng định rằng đất nước này không là một con tốt trong ván cờ chính trị của các cường quốc châu Âu. Làm như vậy, Tiệp Khắc cũng buộc các nhà bảo trợ miên cưỡng của mình, Pháp và Anh phải ủng hộ họ.

        Ngay sau đó, Thủ tướng Pháp triệu tập Đại sứ của Đức đến và chỉ cho Đại sứ Đức một lệnh động viên đang nằm trên bàn ông. “Thưa ngài, điều đó phụ thuộc vào các ngậi dù tôi có ký tài liệu này hay không”. Ở Berlin, Đại sứ Anh Henderson cảnh báo Ngoại trưởng von Ribbentrop rằng, “Pháp đã có bổn phận rõ ràng đối với Tiệp Khắc và nếu Pháp thực hiện những bổn phận này, Chính phủ nước ông không thể bảo đảm rằng, họ không bị buộc phải dính dáng đến các sự kiện này”. Tin rằng Anh là địch thủ chủ yếu, Ribbentrop giảm từ cơn thịnh nộ xuống sự phẫn nộ chính đáng, quả quyết phủ nhận rằng binh sỹ Đức đang đe dọa biên giới Czech. Nếu Pháp và Anh “đủ điên dại” để sử dụng lực lượng vũ trang chống lại Đức, “thì một lần nữa chúng tôi lại phải chiến đấu đến cùng.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #274 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 09:18:48 pm »


        Ribbentrop rời Berlin trên một chiếc máy bay đặc biệt tối hôm đó để gặp Hitler ở Berchtesgaden. Hitler cũng tức giận như Ngoại trưởng của mình, không phải vì một hành động quân sự hoặc tập trung quân sự nhằm vào Tiệp Khắc diễn ra. Ai đã tung tin đồn đó? Liệu đó là những người cộng sản, người Czech hay nhóm chống Hitler gồm những phần tử ly khai như Schacht, một thiên tài tài chính tự xưng, và đô đốc Canaris, giám đốc cơ quan tình báo Đức. Rất có thể sự sợ hãi tự nó là những nghi phạm tung tin.

        Báo chí phương Tây đăng tải câu chuyện rằng Fuhrer bị áp lực từ bên ngoài buộc phải hoãn cuộc xâm lược và như vậy đã phạm sai lầm làm ông bẽ mặt. “Hitler đã lao vào sự nghiệp quân sự và không thế rút lui. Nhưng sự khiêu khích không thích hợp của báo chí nước ngoài giờ thực sự ép Hitler. Ông ủng hộ mạnh mẽ giải quyết vấn đề người Czech bằng vũ lực.” - Weizsacker viết.

        Trong tuần đó, Hitler hành động nhanh chóng đến ấn tượng. Ngày 28 tháng Năm, ông triệu tập các lãnh đạo quân sự cao cấp, các quan chức của Bộ Ngoại giao và các công chức quan trọng khác tới dự cuộc họp đặc biệt. Khi nhóm lớn đến không bình thường này tập trung ngoài vườn mùa đông của Phủ Thủ tướng, nhiều người cho rằng Hitler chuẩn bị kêu gọi các biện pháp quân sự mới. Goring xúc động kéo đại tá Wiedemann đứng bên cạnh “Không biết Fuhrer có biết mình đang làm gì không? Điều này có nghĩa là chiến tranh với Pháp!” Quân đội chưa sẵn sàng chiến đấu - ông nói - và hứa sẽ báo cáo điều này lên tham mưu trưởng.

        Hitler bắt đầu nói một cách điềm tĩnh, nhưng những lời nói của ông có sức bật: “Mong muốn không gì lay chuyển được của tôi là xóa bỏ tên Tiệp Khắc ra khỏi bản đồ... Chúng ta sẽ phải sử dụng những phương pháp mà có lẽ sẽ không được các sỹ quan kỳ cựu thông qua ngay lập tức.” Cuộc tấn công này là một phần của chiến lược lớn hơn là đạt được không gian sinh tồn - ông giải thích. Khi Đức tiến hành tấn công quyết liệt về phía Đông đế giành không gian sinh tồn, Tiệp Khắc là một mối de dọa ở tuyến đầu. Vì vậy, cần phải loại Tiệp Khắc và đây là thời điểm thích hợp bởi vì cả Anh và Pháp đều không muốn chiến tranh, Nga sẽ không can thiệp và Italia không quan tâm.

        Khi Hitler kết thúc bài phát biểu, Gõring lao về phía trước, mắt sáng lên và hai tay nắm chặt. “Mein Fuhrer, hãy để tôi chúc mừng anh tận đáy lòng về khái niệm có một không hai của anh!”

        Không ai phản đối, thậm chí không ai thảo luận gì thêm. Hitler bước lại gần Keitel, Brauchitsch và Beck đang đứng cùng nhau ở một góc. “Vì vậy, chúng ta sẽ chỉ giải quyết tình hình ở phía Đông (Tiệp Khác). Tôi sẽ cho các anh thời gian 3 hoặc 4 năm, sau đó chúng ta sẽ giải quyết tình hình ở phía Tây” - Hitler nói.

        Ba vị tướng không nói gì nhưng ngày hôm sau Beck viết một thư báo quan trọng khác, ông tuyên bố, nước Đức không mạnh hơn năm 1914 và có thể dễ bị tổn thương hơn khi bị tấn công bằng không quân. Hơn nữa, Đức phải đương đầu với một liên minh gồm Tiệp Khắc, Pháp, Anh và Mỹ. Ông kết luận, “những kẻ thù của Đức có thời gian và không gian mà họ muốn và nguồn lực con người và nguyên vật liệu của họ hơn những gì mà Đức và đồng minh của Đức có.”

        Ngày 30 tháng Năm, Beck chuyển đánh giá thẳng thắn này tới Brauchitsch. Brauchitsch hỏi Keitel cách nào tốt nhất có thể làm Fuhrer chú ý đến đánh giá này. Ông nhận được lời khuyên xóa mục chính trị vì sợ rằng Hitler vứt sang một bên mà không đọc phần thảo luận về tương quan sức mạnh quân sự trong trường hợp Pháp can thiệp. Brauchitsch nghe theo lời khuyên này và cùng ngày hôm đó bản đánh giá bị cắt bớt một phần được trình trước một hội nghị của Trường pháo binh ở Jiiterbog. Fuhrer căng thẳng phản đối: báo cáo này không khách quan và đánh giá quá cao sức mạnh quân sự của Pháp. “Đây là một thảm họa khác đối với quân đội” - Keitel viết - “và xuất phát từ sự thiếu sự tin tưởng vào Brauchitsch, điều mà tôi rất tiếc, mặc dù Fuhrer không giao trách nhiệm cho Brauchitsch nhiều như Beck và Tổng tham mưu trưởng.”

        Gạt tất cả những lời phản đối sang một bên, Hitler kết luận rằng Tiệp Khắc  phải được giải quyết bằng vũ lực và cho quân đội thời hạn đến ngày 1 tháng Mười để thực hiện điều đó. Do đó, phiên bản thứ tư của kếhoạch Case Green được đưa vào triển khai thực hiện. Việc nghiên cứu Westwall (bức tường phía tây), hệ thống phòng thủ ở biên giới nước Pháp, được tăng cường dưới sự chỉ đạo của Fritz Todt, người đã xây dựng hệ thống xa lộ của Đức. chỉ sau vài tuần, hơn nửa triệu người đã tham gia xây dựng hệ thống công sự đã được thiết kế kiềm chân Pháp trong khi các lực lượng ở phía Đông chiếm Tiệp Khắc bằng một cuộc tấn công chớp nhoáng. Đồng thời, Đức bắt đầu một chương trình tuyên truyền mạnh mẽ về chiến tranh. Mục đích của chương trình này theo lời của Hitler là “để đe dọa những người Tiệp bằng cách làm giảm sức kháng cự của họ, mặt khác chỉ cho các nhóm cấp tiến quốc gia cách thức ủng hộ các chiến dịch quân sự của chúng ta và tác động tới những người trung lập đế họ ủng hộ chúng ta.”

        Sự quyết tâm tấn công của Hitler được củng cố bởi bản báo cáo của Đại sứ của ông ở Moscow, được gửi vào ngày diễn ra hội nghị ở Jiiterbog. Thư ký của Schulenburg báo cáo rằng để tránh xung đột, Tiệp Khắc sẵn sàng nhượng bộ trong khuôn khổ giới hạn chấp nhận được. “Ở đây, nhiều quan điểm cho rằng Liên Xô tại thời điểm đó sẽ tránh bị kéo vào một cuộc chiến tranh bằng mọi giá. Nguyên nhân của thái độ này là do những điều kiện trong nước căng thẳng và Nga sợ phải đối mặt với cuộc chiến ở cả hai mặt trận.”

        Giai đoạn chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng ở châu Âu với các sự kiện tháng Năm có vẻ như không hợp lý.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #275 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 09:21:09 pm »


2

        Mặc dù Hitler đã đưa kế hoạch Case Green vào triển khai thực hiện, nhưng mục đích chủ yếu của ông là sử dụng kế hoạch này để thương lượng. Cũng chính đầu mùa hè năm đó, chính ông cũng không biết mình sẽ tiến đến bờ vực chiến tranh gần đến đâu. Dựa vào trực giác mà ông đã có trong cuộc khủng hoảng ở Rhineland và Áo, ông cho phép trợ lý riêng của mình, Wiedemann, tới London vào tháng Bảy để đàm phán chính thức với ngài Halifax. Đây là nhiệm vụ thăm dò đặc biệt được người bạn thân của Wiedemann, Thái tử Hohenlohe, người mang nửa dòng máu Do Thái, sắp xếp. Nhiệm vụ chính thức của Wiedemann là khai thác những khả năng Goring chính thức đến thăm Anh, nhưng Hitler cũng đã chỉ đạo riêng cho ông là thông báo cho Halifax biết vấn đề quan trọng đặc biệt cần được lưu tâm tại thời điểm này là việc ngược đãi người Đức ở Sudeten. “Nếu không có một giải pháp thỏa đáng trong tương lai gần, tôi sẽ phải giải quyết vấn đề đó bằng vũ lực. Hãy thông báo điều này cho ngài Halifax!”

        Giữa tháng Bảy, Wiedemann nhắc lại lời cảnh báo này với Halifax. Halifax trả lời chân thành rằng sẽ có rất nhiều điều được giải quyết trước thời hạn đó. Ông cũng đồng ý về nguyên tắc đối với chuyến thăm của Gõring và mở rộng lời mời lập lờ tới Fuhrer như là thượng khách của Nhà vua. Wiedemann bay về Đức trong tâm trạng phấn chấn. Ông đứng đợi ở Berghof hàng giờ trong khi Fuhrer đi tản bộ bên ngoài cùng với Unity Mitford. Khi trở về, Hitler nóng lòng ngắt lời báo cáo của Wiedemann về việc Anh đồng ý đế Goring đến thăm London. “Không thể chờ đợi thêm nữa!” - ông kêu lên và từ chối nghe lời nào khác về Halifax. “Tôi không biết liệu sự thay đổi này của Hitler là do những gì Unity Mitford đã nói với ông hay do ông sợ Gõring có thể đạt được quá nhiều sức mạnh chính trị bằng bước đi như vậy. Dù sao đi nữa, tôi cũng không có cơ hội thông báo với ông về những gì mà ông không muốn nghe.” - Wiedemann nhớ lại.

        Vài tuần sau, Fritz Hesse, đại diện không chính thức của Wilhelmstrasse, được gọi từ London về và bị Ribbentrop trừng trị vì đã gửi báo cáo rằng Chamberlain sẵn sàng xem xét nhượng khu vực Sudeten cho Đức. “Ông gửi cho tôi thứ đó thì có lợi gì cơ chứ!” - Ngoại trưởng nói theo ghi chép của Hesse. Fuhrer dường như tin rằng Anh có kế hoạch đập tan Đức ra từng mảnh khi họ hoàn thành kế hoạch tái trang bị vũ khí của mình, ông nói với Ribbentrop: “Không còn đạo nghĩa thế giới, tất cả mọi người đều tranh thủ chộp lấy bất kỳ chiến lợi phẩm nào có thể. Tôi sẽ coi điều này như một bài học”. Thay vì để người Anh bao vây mình, ông sẽ tấn công trước.

        Hesse giải thích rằng, cố vấn riêng của Chamberlain đã yêu cầu ông thông báo không chính thức cho Hitler rằng bài xã luận trên tờ London Times gợi ý rằng Anh sẵn sàng chấp nhận giải pháp có lợi cho Đức mà đích thân Thủ tướng đề xuất. Nếu có giải pháp này, liệu Hitler có thể đạt được quyền tự trị của những người Đức ở Sudeten mà không cần phải đe dọa bằng hành động quân sự? “Tựtrị!” - Ribbentrop kêu lên. “Không thể có vấn đề tự trị nữa”. Ông nói, trước khi có những báo cáo sai sự thật về sự cơ động của quân Đức, Hitler có thể đã hài lòng với quyền tự trị. Nhưng bây giờ điều đó là chưa đủ. Hesse “cảm thấy lạnh khắp người” khi ông nghe thấy điều này. Lần đầu tiên ông nhận thấy nguy cơ chiến tranh sắp trở thành sự thật. Ông cầu xin Ngoại trưởng bảo đảm với Hitler rằng ông có thể có được phần đất ở Sudeten một cách hòa bình. Thật ấn tượng, Ribbentrop hứa sẽ nói với Hitler nhưng ngày hôm sau ông gọi Hesse đến thông báo rằng Fuhrer đã nhạo báng ý tưởng của người Czech đầu hàng các thành trì quân sự của họ. “Tôi đơn giản là không tin điều đó,” - ông nói. “Họ không thể ngu ngốc đến vậy!”

        Trong khi lập trường của Hitler kiên quyết, thì các tướng lĩnh vẫn tiếp tục chống lại chính sách mở rộng của ông. Beck bắt đầu công khai tuyên truyền những dự báo tối tăm: Tội lỗi trong cuộc chiến tranh mới sẽ là yếu tố lớn hơn rất nhiều so với cuộc chiến tranh thế giới và hậu quả của thất bại sẽ thảm khốc hơn nhiều so với năm 1918. Tháng Bảy năm đó, ông viết một thư báo thứ 3 dài cho Brauchitsch tuyên bố rằng ông chắc chắn cuộc tấn công vào Tiệp Khắc sẽ gây ra một cuộc xung đột lớn. “Hậu quả của cuộc chiến tranh như vậy sẽ là một thảm họa chung đối với nước Đức, chứ không chỉ là một thất bại quân sự”. Ông này viết tiếp, người dân không muốn có cuộc chiến này, và quân đội cũng không sẵn sàng cho cuộc chiến đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #276 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 09:22:28 pm »


        Ngày 16 tháng Bảy, khi trình tài liệu này Beck thậm chí còn dũng cảm hơn, ông hối thúc Brauchitsch tổ chức một cuộc phản đối trong số các lãnh đạo quân sự. “Lịch sử sẽ đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo quân sự này bởi tội lỗi đẫm máu, nếu họ không hành động theo hiểu biết chính trị đặc biệt và lương tâm của họ... Nếu tất cả họ quyết tâm hành động, thì việc thực hiện chính sách chiến tranh là không thể... Những thời điểm đặc biệt cần phải có những biện pháp đặc biệt.”

        Đầu tháng Tám, Brauchitsch tin chắc sẽ triệu tập được các chỉ huy quân đội cấp cao. Trên thực tế, chính ông đọc thư báo tiên đoán rằng cuộc xâm lược Czech sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh mà nước Đức sẽ phải chịu thất bại. Liệu vùng đất Sudeten có đáng để mạo hiểm cả sự tồn vong của một dân tộc? Tất cả đều nhất trí rằng công dân cũng như binh sỹ đều phản đối cuộc chiến này. Các tướng lĩnh đều nhất trí rằng các binh sỹ của họ được huấn luyện và trang bị có thể đánh bại được những người Czech, nhưng chắc chắn không thể đánh bại được các cường quốc châu Âu hợp lại. Chi có 2 người phản đối, họ là những người có quan điểm ôn hòa. Tướng Busch lặp đi lặp lại một câu nói rập khuôn rằng các binh sỹ không nên can thiệp vào công việc của các chính trị gia và Reichenau, vi tướng đầu tiên gia nhập Đảng Quốc xã, đồng thời cảnh báo các đồng nghiệp của mình chỉ nên từng người phản đối Hitler chứ không nên đối đầu tập thể như thế. Brauchitsch quyết định nghe theo lời khuyên này và một mình đối mặt với Fuhrer. Không rõ ông có tuyên bố vụ việc này mạnh mẽ như khi nói trước những người đồng cấp mình hay không, nhưng ngay cả tuyên bố một cách hòa nhã nhất cũng sẽ khiến Fuhrer nổi giận và đẩy Brauchitsch trở lại hàng ngũ của ông ngay lập tức.

        Nản lòng trước thái độ bất hợp tác của các chỉ huy quân đội, ngày 10 tháng Tám, Hitler mời các tham mưu trưởng của họ đến dự bữa tối tại Berghof. Ông thết đãi họ trong 3 giờ bằng những học thuyết chính trị của mình, nhưng họ không ấn tượng lắm. Sự phản đối chung chỉ khiến cho Fuhrer quyết tâm hơn và 5 ngày sau, sau khi chứng kiến cuộc diễn tập pháo binh gần Jiiterbog, Hitler đã họp các sỹ quan cấp cao của mình trong một phòng ăn chung để tuyên bố rằng đã quyết định giải quyết vấn đề Tiệp Khắc bằng vũ trang vào mùa thu này. Ông khẳng định chừng nào Chamberlain và Daladier vẫn đang nắm quyền thì không thể có một cuộc chiến tranh lan rộng, và kết luận bằng một lời gợi nhắc mọi người chú ý đến những khả năng tiên đoán của ông.

        Hai ngày sau, Đại sứ Liên Xô Maisky nói với Halifax rằng chính sách của Đức “ít nhất 50% đúng” và lập trường thiếu quyết tâm của Pháp và Anh “tiếp tục là mối đe dọa thực sự cho hòa bình”, bởi vì họ đã ấn tượng quá mức về sức mạnh của Đức ở cả trong và ngoài nước. Chiều hôm sau, một người xuất thân nông dân vùng Pomerania đã mang thêm áp lực đến cho người Anh. Ewald von Kleist-Schmenzin, hậu duệ của nhà thơ và là người theo chủ nghĩa quân chủ, từ lâu đã là kẻ thù của Hitler. Sử dụng hộ chiếu cho đô đốc Canaris cung cấp, ông này đến Anh với tư cách là đại diện cho những người có quan điểm ôn hòa ở Bộ tổng tham mưu Đức hy vọng sẽ ngăn chặn được sự gây hấn của Hitler. Chiều muộn hôm đó, ông đang nói chuyện riêng với ngài Robert Vansittart, cố vấn trưởng ngoại giao của Halifax. Kleist bắt đầu bằng một tuyên bố đúng mức rằng chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra nếu Anh không ngăn chặn. “Ở Đức chỉ có duy nhất một người có quan điểm cực đoan quá khích thực sự.” - ông nói. “Hitler đã quyết định. Tất cả các tướng lĩnh trong quân đội Đức, những người bạn của tôi, đều biết điều đó, họ biết chắc chắn và biết cả ngày mìn sẽ được nổ.”

        “Ngài muốn nói rằng những người như Goebbels và Himmler không khuyên can được Hitler?” - Vansittart hỏi.

        “Tôi nhắc lại rằng, tôi không kể đến họ. Hitler đã quyết định một mình”. Tất cả các tướng lĩnh đều “phản đối cuộc chiến tranh nhưng họ không có quyền để dừng cuộc chiến nêu họ không nhận được sự động viên và giúp đỡ từ bên ngoài. Như tôi đã nói với ngài, họ biết ngày diễn ra  cuộc chiến và bắt buộc phải hành động vào ngày đó.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #277 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 09:26:00 pm »


        Khi được hỏi về ngày cụ thể, Kleist cười. “Chắc chắn là ngài đã biết” và phải mất ít thời gian ông mới tin rằng các nhà lãnh đạo Anh không hề có thông tin này. “Nếu sau ngày 27 tháng Chín thì sẽ quá muộn,” - ông nói - “và thời gian muộn nhất để dừng chiến dịch này là giữa tháng Chín. Hitler phải hiếu rằng Anh và Pháp không lừa gạt. Một chính khách hàng đầu  của Anh nên phát biểu để nhấn mạnh cho công chúng Đức về nỗi kinh hoàng của chiến tranh.”

        Vansittart lập tức viết bản tường thuật chi tiết về cuộc gặp gỡ này gửi Chamberlain. Nhưng ông đã quá tận tâm với hành động xoa dịu để ghi chép nghiêm túc những gì Kleist nói. Ngày hôm sau, quan điểm của ông càng được củng cố nhờ bức điện của Henderson được gửi từ Berlin. Theo quan điểm của ngài đại sứ, nguy cơ chính của cuộc chiến không phải là ở Hitler, mà “là ở các lực lượng hoạt động cho chiến tranh, cụ thể là những kẻ cực đoan quá khích ở Đức và ở Czech, những người cộng sàn và các thế lực khác”. Ông khuyên London “không nên dồn Herr Hitler vào tình huống mà uy tín của ông ấy bị đánh cược, ông ấy sẽ cảm thấy mình bị buộc phải nhượng bộ những kẻ cực đoan quá khích.”

        Kleist đã tiến gần hơn tới lẽ phải. Ở trong nước, Hitler đang vấp phải sự phản đối. Các tướng lĩnh vẫn hoài nghi về những luận điểm của ông. Người đưa ra kiến nghị quan trọng nhất, Beck, một lần nữa xin từ chức. Khi Brauchitsch tiếp tục không chấp nhận đơn xin từ chức, ông này từ chối phục vụ thêm nữa. Hitler giải quyết vấn đề bằng cách chấp nhận đơn từ chức của Beck và ra lệnh cho Beck phải giữ bí mật trước công chúng “vì những lý do thuộc chính sách ngoại giao”. Là một người Đức trung thành, Beck đồng ý nhưng tiếp tục ủng hộ nhóm chống đối Hitler đang có âm mưu bí mật bắt Fuhrer nếu ông đưa quyết định cuối cùng thực hiện kế hoạch Case Green. Trong lịch sử rất hiếm trường hợp có quá nhiều các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự đồng tâm âm mưu lật đổ chính phủ bằng vũ trang như vậy. Trong số những người âm mưu lật đổ có tướng Erwin von Witzleben, tư lệnh quân khu Berlin, đô đốc Canaris, người đã cung cấp hộ chiếu cho Kleist, cựu Tổng tư lệnh quân đội Kurt von Hammerstein-Equord và người thay thế Beck làm tham mưu trưởng, Franz Haider. Chính Haider đã cử một nhà đàm phán mật thứ hai tới London để nhắc lại những lời cảnh báo của Kleist và một lần nữa lại không có hiệu quả. Tham gia vào âm mưu này còn có Hjalmar Schacht và nhiều người khác, trong đó có con trai cả của giáo sư Haushofer và một số quan chức cốt cán của Bộ Ngoại giao như Theodor Kordt, người tuyên truyền những câu chuyện sai sự thật về Ribbentrop cho các quan chức ngoại giao.

        Trong lúc này, việc gây áp lực công khai đối với Hitler cũng gia tăng. Cuối tháng Tám, Weizsacker kéo Hess sang một bên sau một bữa tối và cảnh báo rằng nếu Fuhrer cố giải quyết vấn để Sudeten bằng bạo lực, cuộc chiến giữa Đức và các nước phương Tây chắc chắn sẽ xảy ra tiếp theo. Hess chuyển lời cảnh báo này tới Hitler. Vài ngày sau, Hitler cũng nhận được lời cảnh báo khác từ Bộ trưởng Tài chính Schwerin von Krosigk. “Sau nhiều năm hiếu biết về nước Anh và người Anh, tôi nghĩ rằng quan điểm đã được người Anh thận trọng tuyên bố nhiều lần rõ ràng  cho thấy giải pháp sẽ can thiệp của họ không phải là một sự lừa gạt. Ngay cả khi Halifax và Chamberlain không muốn có chiến tranh thì đằng sau họ còn có những người kế nhiệm, những người hiếu chiến như Churchill/Eden.”

        Ông hối thúc Hitler kiên nhẫn. Thời gian đang ủng hộ nước Đức -  ông nói. Quá trình tái trang bị vũ khí và sự phát triển kinh tế của nước Đức đang vượt xa các nước đồng minh. Hơn nữa, Pháp đang thể hiện muốn cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tiệp Khắc và ở Mỹ cũng có những tín hiệu chống lại sự tuyên truyền của những người Do Thái chống nước Đức. “Điêu đó có nghĩa là chúng ta chỉ có thế chiến thắng bằng cách chờ đợi. Và đó là lý do tại sao Cộng sản, bọn Do Thái và người Tiệp đang nỗ lực đến điên cuồng để đẩy chúng ta vào cuộc chiến tại thời điểm này.”

        Tất cả những lời cảnh báo này có tác động rất ít lên Fuhrer. Ông dường như đã ấn định cho cuộc chiến. Sau khi xem cuộc diễn tập bộ binh cuối mùa hè đó, ông lấy găng tay vỗ đùi và nhận xét với hai trợ lý rằng chiến tranh là nguồn cội của tất cả mọi thứ. “Mỗi thế hệ cần phải trải nghiệm chiến tranh một lần.” - ông nói.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #278 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 09:28:20 pm »


        Ngày 3 tháng Chín, ông gọi Brauchitsch và Keitel tới Berghof để thảo luận về kế hoạch Case Green lần cuối cùng và cho biết rằng cú tấn công bất ngờ là do Quân đoàn số 2 đánh thắng vào trung tâm hệ thống phòng thủ của Czech. Một đợt tấn công vào khu vực được củng cố vững chắc như vậy có nghĩa là đổ máu mà không vô ích - ông nói. Một cuộc tấn công có ý nghĩa khác - cuộc tấn công như vậy mới phù hợp với những mong đợi của người Czech. Cuộc tấn công này sẽ do quân đoàn số 10 thực hiện thay vì tiến vào Bohem. Brauchitsch phản đối có phần nhẹ nhàng, cho rằng nước đó chỉ có các sư đoàn cơ giới hóa, một số lượng ít ỏi quân chi viện và sự huấn luyện không đầy đủ của các nhà lãnh đạo, nhưng Hitler gạt những phản đối này sang một bên cho rằng đó là giọng điệu của những người theo học thuyết chủ bại và ra lệnh cho các sư đoàn bọc thép và cơ giới hóa tới tăng cường cho quân đoàn số 10.

        Chính là Hitler, một cựu hạ sĩ, một quân nhân, chứ không phải các tướng lĩnh của ông và các nhà quan sát là người sẽ bày tỏ ý định của mình công khai tại đại hội đảng ở Nuremberg sắp tới.

        Đại hội đảng tại Nuremberg năm đó là sự kiện mở đầu ấn tượng đối với diễn tiến của cuộc khủng hoảng chính trị bởi sự phô diễn sức mạnh và kỷ luật của Quốc xã. Hitler đã tái hiện lại ở Viên, sau 140 năm, vật tượng trưng cho cấp bậc và quyền lực của đế chế đầu tiên - ngôi hoàng đế, quả cầu cắm thánh giá của đế chế, vương trượng và thanh gươm của đế chế. Khi giới thiệu những biểu tượng này của chủ nghĩa đế quốc, ông long trọng tuyên bố rằng những vật đó sẽ được lưu giữ ở Nuremberg mãi mãi. Nhưng ông không hề đề cập đến chiến tranh trong suốt bài phát biểu khai mạc hoặc chiều hôm sau khi ông đón tiếp các đoàn ngoại giao.

        Việc Hitler từ chối thảo luận hoạt động chính trị quốc tế tại Nuremberg đã gây ra nhiều lời đồn đoán, trong đó có một lời đồn tới tai Henderson rằng Hitler trở nên “khá điên” và có xu hướng tiến hành chiến tranh bằng mọi giá. Sau 24 giờ, Henderson phát biểu trước một số cố vấn thân cận của Hitler, hối thúc quan hệ hợp tác Anh - Đức trong việc giải quyết vấn đề Sudeten. Goring nói ông có kế hoạch đi săn vào cuối tháng này và “hy vọng rằng những người Czech sẽ không làm vỡ kế hoạch săn bắn của ông”, Goebbels bày tỏ niềm tin rằng Fuhrer sẽ đề cập đến vấn để hợp tác với Anh trong bài phát biểu bế mạc đại hội.

        Giữa các buổi phỏng vấn này, Henderson nhận được chỉ thị chuyển lời cảnh báo riêng tới Hitler rằng nước Anh “có thế không đứng ngoài cuộc” trong sự kiện xung đột chung. Henderson phản đối: Fuhrer đang sắp mất kiểm soát và cuộc khủng hoảng thứ hai sẽ đẩy ông qua ngưỡng giữa người thường và kẻ điên khùng. Vì vậy, vấn đề này được bỏ qua không bàn đến.

        Do Hitler tin tưởng rằng Anh không có ý định mạo hiểm trong cuộc chiến của Đức với Tiệp Khắc, nên ông thẳng tiến với những kế hoạch xâm lược của mình. Đó là một quyết định có những tính toán thông minh, có sự hiểu biết trực giác và cả những thôi thúc không thể cưỡng lại được. “Anh biết không, tôi giống như một người lang thang cần phải đi qua một vực sâu trong tình thế nguy hiểm,” - Hitler nói với Frank. “Nhưng tôi phải qua, đơn giản là phải qua”. Vài giờ sau khi Anh quyết định không gửi lời cảnh báo, ông gọi Keitel, Brauchitsch và Halder tới Nuremberg. Họ gặp nhau ở Deutscher Hof trước nửa đêm ngày 9 tháng Chín và chính tham mưu trưởng mới trình ra kế hoạch Case Green đã được xét duyệt. Thật ngạc nhiên, kế hoạch vẫn giao trách nhiệm tấn công chủ yếu cho quân đoàn số 2 nhưng thêm cả sự di chuyển theo thế gọng kìm không được đề cập đến trong lần thảo luận trước. Hitler thừa nhận rằng đó là một ý tưởng thông minh. “Nhưng thành công của kế hoạch vẫn không chắc chắn vì kế hoạch phụ thuộc vào chính điều này. Đặc biệt, xét theo quan điểm chính trị, sự thành công chớp nhoáng là cần thiết. Tuần đầu tiên mang tính quyết định về chính trị, trong tuần đó, phải giành được phần lãnh thổ có ảnh hưởng sâu rộng”. Các súng phóng lựu của Đức không thể xuyên thủng được các công sự kiên cố của Czech -  ông lưu ý. Quan trọng hơn, kế hoạch này đã loại trừ yếu tố bất ngờ.

        Hitler không ngừng lên lớp Halder và Brauchitsch về sự mất hết can đảm của Keitel, người đã đồng ý với tất cả mọi điều Fuhrer đề xuất. Đến 3 giờ, Hitler đã mất bình tĩnh, ông thẳng thắn ra lệnh cho các tướng lĩnh của mình thực hiện như ông đã định, sau đó lạnh lùng và buồn bã giải tán họ. Khi ba người dừng lại ở hành lang để uống nước, Halder phẫn nộ hỏi: “Không biết Hitler thực sự quan tâm đến điều gì?”

        “Nếu anh không tìm ra câu trả lời thì anh mới thông cảm được với tôi.” - Keitel bực tức đáp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #279 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 09:30:28 pm »


        Brauchitsch xen vào trước khi cuộc tranh cãi nữa mở ra và nhóm ba người bắt đầu triển khai những yêu cầu của Hitler. Trong khi Halder bận rộn với việc soạn thảo các mệnh lệnh mới, Keitel kéo Brauchitsch ra một bên. “Tại sao anh không đấu tranh với Hitler khi anh biết rằng cuộc chiến này đã thất bại trước khi nó bắt đầu? Không ai nghĩ sẽ có một cuộc chiến tranh, do vậy tất cả mọi thứ không đáng là một cuộc giao tranh giữa đạo quân hậu tập với địch”. Đây là một kiểu khuyên thực dụng khiến mọi người đặt thêm cho ông biệt danh “Lakeitel”. Sau này, Keitel thể hiện sự thất vọng cay đắng về Brauchitsch với Tư lệnh các chiến dịch của mình. Jodl ủng hộ đề nghị này của Brauchitsch và viết trong nhật ký: “Chỉ có duy nhất một thành phần vô kỷ luật trong quân đội - các tướng lĩnh và trong bản phân tích thì cuối cùng nhận xét này xuất phát từ thực tế là họ ngạo mạn. Họ không có niềm tin cũng không có kỷ luật bởi vì họ không nhận thức được khả năng thiên tài của Fuhrer”. Họ vẫn coi ông là một hạ sĩ của cuộc chiến vĩ đại “thay vì là một chính khách vĩ đại nhất từ thời Bismarck.”

        Ngày hôm sau, không phải Hitler mà là Goring tuyên bố lần đầu tiên với công chúng về vấn đề Tiệp Khắc. “Những việc bình thường của châu Âu đang làm cho cuộc sống trở nên quá sức chịu đựng đối với con người. Những người Czech, một dòng dõi thấp kém để hèn vô văn hóa, không ai biết họ xuất thân từ đâu, đang đàn áp dòng dõi văn minh. Đằng sau họ, cùng với Moscow, có thể nhìn thấy khuôn mặt của quỷ dữ Do Thái.”

        Nếu những lời nói đó được phát ra từ Hitler, châu Âu đã lo sợ, nhưng ngay cả Tổng thống Benes cũng không hề để ý đến lời chỉ trích của Goring. “Tôi tin chắc rằng chúng ta không cần gì ngoài lực lượng có đạo đức, có thiện chí và tin tưởng lẫn nhau,” - ông phát biểu trên truyền thanh bằng cả tiếng Tiệp và tiếng Đức. Sau đó, William Shirer bất ngờ gặp Tổng thống ở hội trường của cơ quan phát thanh. Phóng viên người Mỹ này muốn cảnh báo Benes rằng ông đang phải đối phó với những tay găngxtơ nhưng không đủ can đảm. Anh quan sát thấy khuôn mặt của Benes “nghiêm nghị, không được lạc quan như những lời ông nói và tôi không chắc ông lường được vị trí khủng khiếp mà ông đang đứng.”

        Trước công chúng, Chamberlain không làm vậy. Ngày 11 tháng Chín, Thủ tướng Anh phát biểu trước một nhóm phóng viên: “Herr Hitler đã liên tục thể hiện những mong muốn hòa bình và sẽ là sai lầm khi cho rằng những lời tuyên bố đó là giá dối”. Đồng thời ông thể hiện sự e sợ của mình trong một bức thư riêng: “Tôi hoàn toàn nhận thấy rằng nếu cuối cùng mọi việc diễn ra không như ý và cuộc xâm lược vẫn được tiến hành thì sẽ có nhiều người, trong đó có Winston, muốn nói rằng chính phủ Anh phải chịu trách nhiệm và chỉ họ mới có đủ can đảm để bây giờ nói với Hitler rằng nếu anh ta sử dụng vũ lực, chúng tôi sẽ ngay lập tức tuyên bố chiến tranh, chỉ làm vậy mới có thể ngăn chặn được anh ta”. Nhưng ông cảm thấy sai lầm khi để quyết định quan trọng về chiến tranh và hòa bình “tuột khỏi tay mình vào tay những người chuyên quyền của một nước khác”.

        Lễ bế mạc đại hội tại Nuremberg diễn ra ngày 12 tháng Chín. Đây là cơ hội cuối cùng để Hitler phát biểu trước thế giới về những gì ông có thể thực hiện. Ông đến sân vận động ngoài trời lớn lúc 7 giờ tối trước những tiếng la hét đồng thanh “Sieg Heil!” và chậm rãi bước tới diễn đàn trong ánh sáng của chiếc đèn pha chiếu rọi, ông không nhìn về phía nào, tay phải giơ cao chào. Đầu tiên, ông chỉ nói về cuộc đấu tranh của đảng và nói dài đến nỗi các nhà quan sát nước ngoài bắt đầu nghĩ ông không nêu vấn để của ngày hôm đó. Đột nhiên, ông bắt đầu chỉ trích những người Czech. “Tôi không muốn trong trái tim của nước Đức, một Palestine thứ hai được phép xuất hiện. Những người À Rập nghèo khó không có khả năng phòng thủ và bị bỏ rơi. Những người Đức ở Tiệp Khác không có khả năng phòng thủ nhưng không bị bỏ rơi, mọi người nên để ý đến sự thật đó.”

        Khán giả la lớn “Sieg HeiÌ! Sieg Heil!” Đây là giây phút mà cả thế giới mong đợi cả tuần qua, nhưng thay vì tuyên bố lanh lảnh như một tối hậu thư, ông chỉ đòi hỏi sự công bằng cho những người Đức ở Sudeten, sau đó kết luận bằng một lời hăm dọa hơn là lời đe doạ: “Chúng ta cảm thấy tiếc nếu điều này làm xáo trộn hoặc phá hủy mối quan hệ của chúng ta với các nước châu Âu khác, những trách nhiệm này không là việc của chúng ta!”

        Những người Pháp, Anh và Tiệp đều sợ những lời nói đó được khẳng định lại một lần nữa, mọi người đều tin rằng âm thanh và cơn thịnh nộ đó là vì lợi ích của những kẻ cực đoan quá khích ở Đức và rằng Hitler sẵn sàng vì một giải pháp hòa bình. Mussolini cũng có cùng niềm tin này, vì ông đã nghe ngóng và khi rời khỏi chiếc radio của mình, ông nói, “Tôi chờ đợi nghe một bài phát biếu có tính đe dọa hơn.... nhưng ...”
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM