Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:39:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 48931 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #260 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2019, 11:40:33 pm »


2

        Schuschnigg mất ba ngày đế bản thỏa ước của họ được các đồng nghiệp và Tổng thống Miklas thông qua. Đó là ngày Chủ nhật, khi Thủ tướng về đến Viên và thời gian kết thúc vào thứ Ba ngày 15. Ông hội kiến ngay với Miklas, người đang có ý định ân xá cho những người đảng viên Đảng Quốc xã Áo vẫn đang ở tù, trong khi vẫn kịch liệt phản đối việc bổ nhiệm Seyss-Inquart. Ông nói: “Tôi sẽ cho ông ta bất kỳ chức vụ nào

        khác, nhưng tôi phản đối việc để ông ta giữ chức vụ trong lực lượng cảnh sát và quân đội.”

        Thông tin về cuộc họp kín ở Berchtesgaden sớm lan ra các hàng cà phê, một kiểu nghị viện không chính thức của Áo, và tâm trạng lo lắng tràn ngập khắp đất nước. Những ý kiến tranh luận cay đắng xuất hiện trong các thành viên nội các, nhóm thì than phiền rằng Schuschnigg cần phải công khai công bố các chiến thuật tàn ác của Hitler ở Berghof, nhóm khác lại ca ngợi chính sách thận trọng của Thủ tướng. Còn 24 giờ nữa là đến thời hạn thực hiện tối hậu thư của Hitler, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến bắt đồng, chính vì vậy một cuộc họp khẩn cấp được triệu tập trong văn phòng Tổng thống. Ngoài hai nhân vật chính, còn có Thị trưởng Viên, Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia và cựu Thủ tướng. Sau khi nêu qua tình hình, Schuschnigg trình bày ba tiến trình có thể xảy ra: lựa chọn một Thủ tướng mới, người không có nghĩa vụ thực hiện những lời cam kết ở Berghof; thực hiện các thỏa ước theo lệnh của một Thủ tướng mới; hoặc thực hiện thỏa ước theo lệnh Schuschnigg.

        Một không khí tuyệt vọng tràn ngập căn phòng do có thêm những báo cáo về các cuộc diễn tập đánh chiếm của Đức ở biên giới, và cuộc tranh luận diễn ra sau đó không chỉ nóng lên mà còn đi lạc để. Những ý kiến đề xuất không có khả năng thực hiện nhất được đưa ra, có cả ý kiến cho rằng Braunau, nơi sinh của Hitler, có thể nhượng lại cho Đức. Schuschnigg cảm thấy chắc chán rằng Hitler sẽ đánh chiếm Áo nếu như chỉ một trong số các yêu cầu của ông ta không được đáp ứng và cuối cùng Tổng thống Miklas đã phải nhượng bộ trước áp lực, miễn cưỡng chấp thuận đề xuất thứ ba của Thủ tướng: vẫn để Schuschnigg giữ chức và chấp nhận hiệp ước Berchtesgaden.

        Trò chơi của Fuhrer ở Berghof, cùng với cuộc tập trận giả, đã đe dọa được Áo, buộc Áo phải đầu hàng có điều kiện. Chiều hôm đó một nội các mới được lụa chọn và ngày hôm sau, ngày 15 tháng Hai, một số phần thông tin chân thực đã được bí mật chuyển đến những đại diện của Áo ở nước ngoài. Họ nhận được điện mật cho biết có những “bắt đồng gay gắt” ở Berchtesgaden, do những yêu cầu ngày càng tăng của Đức và áp lực của cá nhân Hitler; phải sau nhiều giờ đàm phán cuối cùng mới tìm được cơ sở thỏa thuận. Sợ rằng cách nói này quá mạnh, chính phủ vội vàng chuyển ngay một bức điện khác lệnh cho người nhận điện “hãy coi những phần tham khảo trong bức điện trước như những khó khăn liên quan đến các cuộc hội đàm ở Berchtesgaden làm thông tin riêng cho mình mà thôi”.

        Tại Viên, ngày càng nhiều ý kiến yêu cầu Schuschnigg tiết lộ chính xác những gì đã xảy ra ở Berchtesgaden, nhưng do đã hứa giữ im lặng cho đến khi Hitler trình bản hiệp ước lên Quốc hội Đức (Reichstag) vào Chủ nhật, nên ông đã giữ lời như một người trọng danh dự.

        Tòa công sứ Đức tại Áo điện cho Berlin thông báo “có sự kích động lớn ở Viên bởi những hậu quả về chính trị và kinh tế” do thỏa ước gây ra, rằng thành phố này đã “giống như một đàn kiến vỡ tổ”, và rằng “rất ít người Do Thái chuẩn bị di cư”. Các báo cáo SD mật khẳng định điều này, một điệp viên thông báo cho Heydrich vào ngày 18 tháng Hai rằng Thủ tướng bị tấn công mạnh từ cả phía người Do Thái và người Công giáo. “Người Do Thái tấn công chủ yếu thông qua thị trường chứng khoán, nhàm gây áp lực lên tiền tệ. Từ ngày 17 tháng Hai năm 1938 diễn ra một đợt tháo vốn đặc biệt lớn, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng các trái phiếu Áo ở Thụy Sĩ và London, cũng như ở các nước khác. Đồng silinh của Áo được mang qua biên giới một cách bất hợp pháp với số lượng lớn chưa từng thấy”.

        Ngày 20 tháng Hai, Hitler đọc bài diễn văn được nhiều người đang háo hức mong đợi trước Quốc hội Đức, bài diễn văn này cũng được truyền đi khắp nước Áo. Sau khi tuyên bố rằng mình và Schuschnigg đã “đóng góp cho tiến trình hòa bình ở châu Âu”, Hitler đã cáo buộc nước Áo đã ngược đãi “nhóm người Đức thiểu số” ở Áo. Điều đó là không thế dung thứ đối với một cường quốc tự chủ trên thế giới khi biết rằng bên cạnh họ còn có những người cùng chủng tộc, những người đang liên tục phải chịu đau khổ do có sự đồng tình, nhất trí với cả dân tộc Đức và hệ tư tưởng Đức.”

        Cứ như vậy Hitler tiếp tục khua môi múa mép, dẫu cuối cùng cũng nêu ra các sự kiện và con số, ông đã mê hoặc được hầu hết các khán giả trong Nhà hát Opera Kroll. “Ở những đoạn khoa trương, ông ấy cao giọng tới mức cuồng nhiệt: ông ấy là một người hoàn toàn thay đổi và hết sức nhiệt huyết. Chúng tôi như đứng trước một phép màu”. Những lời đó không phải là từ miệng một người Đức mà từ một nhà quan sát người Anh, Thị trưởng Francis Yeats-Brown.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #261 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2019, 11:43:08 pm »


        Tại Viên, phóng viên G. E. R. Gedye đi lang thang trên các phố trong “những giờ diễn thuyết tràng giang đại hải đó” để xem công chúng phản ứng như thế nào. Cả thành phố hoang vắng như một thành phố chết, ông chỉ thấy chừng mười người ở một trong những góc phố nhộn nhịp nhất, tất cả đang căng thẳng lằng nghe loa phát thanh. Các đảng viên Đàng Quốc xã địa phương thì rất vui mừng vì Hitler cuối cùng đã xuất hiện công khai và, không lâu sau khi ông ta kết thúc bài diễn văn, họ bắt đầu tập hợp lại và hô vang mãi: “Sieg Heil! Sieg Heil! Heil Hitle! Heil Hitle!”

        Gedye bắt taxi tới Tòa công sứ Đức, một điểm hoạt động trung tâm. Khi ông tới gần có thể nghe thấy lời hô khác “Sieg Heil!”. “Khi... nó chỉ là một tiếng đập nhịp nhàng, giống như tiếng đập của một nhịp đập khi người ta xúc động, khi đến gần nó dường như chuyên thành tiếng kêu không rõ ràng nhưng có kỷ luật của bầy quạ được quân sự hóa - a-a-a-ah - Aaaah - Aah- A-a-a-ah - Aah! và cuối cùng thành những từ có thể nghe thấy rõ. Con đập ngăn sự kìm nén suốt bốn năm đã vỡ òa trước bài diễn thuyết của Hitler và dòng nước lũ bắt đầu tuôn chảy khắp các đường phố Viên”.

        Trong khi bài diễn văn trịnh trọng đó được chào đón ở Rome với sự đồng tình và chia sẻ, người ta vẫn ngầm lo ngại vì nó không khảng định nền độc lập của Áo. Đại diện của Đức ở Rome gửi báo cáo rằng người Italia không hài lòng do Hitler đã vi phạm Hiệp ước năm 1936 vì không tham vấn trước ý kiến họ và nếu Berlin “muốn tiếp tục sử dụng biện pháp này” thì điều đó đồng nghĩa với việc chấm dứt trục Berlin - Rome - Tokyo.

        Bốn ngày sau Schuschnigg đáp lại Hitler trong phiên họp khai mạc của Nghị viện Liên bang trong một bài diễn văn truyền thanh trên khắp cả hai nước. Sân khấu của Nghị viện được trang trí rất nhiều hoa tuy líp theo màu đỏ-trắng-đỏ của nước Áo. Gần diễn đàn là tượng bán thân của liệt sĩ Dollfuss. Mặc dù Thủ tướng bước thẳng lên bục, nhưng vẫn lộ vẻ kiềm chế của một học giả dòng Tên (kiểu người mập mờ nước đôi). Ông được chào đón nồng nhiệt trước những tiếng reo hò “Schuschnigg! Schuschnịgg!” như cổ vũ ông đọc một bài diễn văn chiến đấu. “Một điểm và là điểm duy nhất... là nước Áo,” ông nói với giọng mệt mỏi. Điều này lại làm rộ lên những tiếng reo hò mới. Được tiếp thêm cảm hứng, ông bắt đầu  xúc động nói về những người đã chiến đấu vì nền độc lập của nước Áo từ Nữ hoàng Maria Theresa đến Dollfuss. Chưa bao giờ ông diễn thuyết hùng hồn và nhiệt thành đến vậy. Những ức chế được kìm nén của một trí thức khiêm tốn, người đã để mình bị ép buộc ở Berghof, đã bung hết ra. Giọng nói của ông đanh thép khi cuối cùng đề cập đến những thỏa ước ở Berchtesgaden. “Chúng ta đã đi đến giới hạn cuối cùng của sự nhượng bộ, chúng ta phải dừng lại và tuyên bố: “Chỉ đến đây thôi và không xa hơn”. Ông tiếp tục tuyên bố rằng: “Cả chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội đều không phải là khẩu hiệu của nước Áo, mà là chủ nghĩa yêu nước!” Đất nước này phải được tự do, và muốn giữ vững tự do người Áo phải chiến đấu đến cùng. Ông kết thúc bằng một khẩu hiệu kêu gọi chiến đấu: “Rot-Weiss-Rot! Bis in den Tod! [Đỏ-Trắng-Đỏ! Chiến đấu đến hơi thở cuối cùng!] Nước Áo muôn năm!”

        Các thành viên Nghị viện đồng loạt vỗ tay tán thưởng cuồng nhiệt. Tiếng reo hò cổ vũ của họ được hưởng ứng bới đám đông bên ngoài tòa nhà. Ai đó cao giọng hát bài “Gott Erhalte [Chúa che chở cho chúng ta]” và nó nhanh chóng trở thành một dàn đồng ca vang dội. Họ hát bài “Andreas Hofer,” một bài hát ca ngợi cuộc nổi dậy xuất phát từ vùng Tyrol, nơi sinh của Schuschnigg. Sự hăng hái trên các đường phố nhanh chóng biến thành niềm hy vọng chung trên khắp vùng đất này và lan tới tận Pari. Trong cuộc tranh luận về các vấn để ngoại giao ngày hôm sau ở Hạ nghị viện, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp tuyên bố rằng nền độc lập của Áo là một “thành phần không thể thiếu được trong thế cân bằng ở châu Âu.” Thậm chí một nghị sĩ còn dự báo: “Số phận của nước Pháp có thể được quyết định trên bờ sông Danube”.

        Trên khắp nước Áo, các đảng viên Đảng Quốc xã địa phương bắt đầu biểu tình. Trung tâm biếu tình là Graz, nơi một hình chữ thập ngoặc được dựng trên mái Tòa thị chính trong buổi diễn thuyết của Schuschnigg. Bất chấp lệnh cấm mít tinh chính trị của chính phủ, lực lượng quốc xã địa phương vẫn tuyên bố tổ chức mít tinh với 65.000 đàng viên từ khắp nước Áo vào cuối tuần. Schuschnigg lập tức phản ứng bằng cách phái quân đội, máy bay ném bom và một đoàn xe thiết giáp tới Graz. Lực lượng quốc xã thoái lui và hủy bỏ kế hoạch mít tinh nhưng dù sao đó cũng là điều an ủi đối với Thủ tướng. Cuộc nổi loạn đã bị Seyss-Inquart và lực lượng cảnh sát của ông ta dập tắt, chứ không phải quân đội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #262 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 08:48:46 pm »


3

        Sự phẫn nộ của người Pháp trước mối đe dọa của Hitler đối với nước Áo được thể hiện dưới hình thức đề xuất với London rằng hai cường quốc lớn đã gửi công hàm chung để phản đối đến Berlin. Công hàm đã đến vào một thời điểm xấu. Anthony Eden vừa mới từ chức và Bộ Ngoại giao tạm thời chưa có người lãnh đạo. Công chúng Anh còn chưa bị khuấy động trước những sự kiện ở Áo và Thủ tướng Anh vẫn chủ trương chính sách nhân nhượng Đức. Hơn nữa, Chamberlain lại được. London Times ủng hộ, tờ báo này lúc nào cũng đánh giá thấp tầm quan trọng của các sự kiện ở Áo. “Về cơ bản,” tờ báo viết, “sự hiểu biết thân thiết giữa hai nhà nước Đức là điều tự nhiên nhất có thể có”. Goebbels không thể viết thuyết phục hơn. “Không bao giờ Áo có thể chống lại Đức.”

        Ngay cả việc Franklin D. Roosevelt lên án tất cả những kẻ gây chiến mùa thu trước cũng không tác động đến chính sách của Chamberlain. Chính sách đó cũng không hề bị thay đổi trước ý kiến đề xuất thực tế của vị Tổng thống này, ý kiến đó được đưa ra sau khi ông kêu gọi “cô lập” người Nhật, Quốc xã và bọn phát xít khỏi cộng đồng các quốc gia. Roosevelt đã phái Đại tá hải quân Royal Ingersoll, Sư đoàn trưởng Sư đoàn Tác chiến của Hải quân, tới London với những chỉ thị khảo sát tỉ mỉ việc thực hiện kế hoạch phong tỏa tầm xa đối với Hải quân Nhật. Nhiệm vụ này được Bộ Hải quân Anh nhất trí và các thành viên trong Bộ Hải quân đều nói với Ingersoll rằng họ “sẵn sàng ngăn chặn mọi sự di chuyển của Nhật theo đường biển từ Singapore qua Ấn Độ và những vùng lân cận phía Đông Hà Lan, New Guinea, New Hebrides và đến tận phía Đông Australia và New Zealand”. Nhưng Thủ tướng Chamberlain đã sớm kết thúc kế hoạch phong tỏa lẫn nhau này vào năm 1938 bằng cách bác bỏ một đề xuất khác của Roosevelt kêu gọi nước Anh tham gia một hội nghị quốc tế để bàn về những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, luật này có thể vô tình cảnh tỉnh Mỹ trước bản chất thực sự của “các quốc gia ăn cướp”, như cá nhân Roosevelt vẫn gọi họ như vậy. Ban đầu, Tổng thống chưa hiểu hết ý nghĩa việc Chamberlain bắt ngờ bác bỏ kế hoạch, nhưng ông đã sớm nhận thấy việc ông này từ chối tham gia hội nghị quốc tế đồng nghĩa là Chính phủ Anh sẽ không tham gia bất kỳ kế hoạch cô lập nào, dù ở phương Đông hay châu Âu. Việc Chamberlain dứt khoát chối từ là một đòn giáng thẳng vào Roosevelt, dẫn đến việc ông đã cấm thực hiện đường lối ngoại giao cứng rắn mà lẽ ra đường lối đó đã có thể ngăn chặn việc bành trướng rộng hơn trên thế giới - và do đó làm thay đổi tiến trình lịch sử. Thay vào đó, ông để nước Mỹ quay lại chính sách cô lập.

        Chính vì vậy, đến đầu tháng Ba, Anh buộc phải nhượng bộ. Ngày 3 tháng Ba, Đại sứ Anh tại Đức, ngài Nevile Henderson, đã tới thăm Phủ Thủ tướng Đức và thông báo cho Hitler rằng Chính phủ Vương Quốc Anh của ông, về nguyên tắc, đã sẵn sàng thảo luận về tất cả các vấn đề đang vướng mắc. Mặc dù nỗ lực của Henderson rõ ràng rất thân thiện và hoàn toàn đúng dân, nhưng cung cách giao tiếp của ông, cung cách của một quý ông lịch lãm người Anh,lúc nào cũng có phần khiến cho Ribbentrop và Hitler bực mình, họ không thể chịu đựng được ‘những loại người kiểu cách như thế.’ ” phiên dịch Schmidt nhớ lại.

        Henderson mất mười phút để nêu mục đích chính của chuyến viếng thăm: mong muốn thực sự muốn cải thiện cốc mối quan hệ giữa hai nước. Ông nói: Nước Anh sẵn sàng có những nhượng bộ nhất định để giải quyết các vấn đề nghiêm trọng về hạn chế vũ trang và cấm ném bom, cũng như giải pháp hòa bình cho Czech và các vấn đề nước Áo. Về phía Hitler, ông đã sẵn sàng đóng góp gì cho tiến trình hòa bình và an ninh chung ở châu Âu?

        Trong khi Henderson trình bày dài dòng, thì Fuhrer ngồi thu mình trong ghế bành, vẻ cau có. Khi Henderson nói xong, Hitler giận dữ đáp rằng chỉ một phần rất ít người Australia ủng hộ Schuschnigg. Tại sao nước Anh cứ khăng khăng chống đối việc hòa giải công bằng và can thiệp vào “các vấn đề nội bộ của người Đức”? Ông đột ngột chuyển sang công kích, cáo buộc rằng các hiệp ước giữa Liên Xô - Pháp và Liên Xô - Czech là những mối đe dọa rõ ràng đối với nước Đức. Đó là lí do tại sao Đức đã phải vũ trang nhiều như vậy. Kết quả là mọi sự hạn chế vũ trang đều phụ thuộc vào Nga. Và đây là một vấn để phức tạp “trước thực tế là người ta có thể rất tin tưởng vào sự cam kết trong các hiệp ước của một kẻ hung bạo như Liên xô giống như tin việc một kẻ man rợ lĩnh hội công thức toán học. Mọi thỏa thuận với Liên Xô đều không có giá trị và Nga sẽ không bao giờ được phép gia nhập vào châu Âu.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #263 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 08:52:01 pm »


        Họ nói chuyện dông dài tới hai giờ đồng hồ, quên mất trường hợp nước Áo, chỉ đề cập đến vấn đề này “bằng một câu trả lời mập mờ”. Ngày hôm sau, Hitler cử cố vấn kinh tế chính của mình là Wilhelm Keppler sang Áo. Tới gặp Schuschnigg với tư cách là đại diện riêng của Fuhrer, ông này mang theo yêu cầu về đúng những việc đã bị hủy bỏ ở Berchtesgaden. Nhưng mối quan tâm chính của Keppler là về kinh tế và vì ông coi Anschluss (Liên minh chính trị) là một yêu cầu bắt buộc về tài chính của cả hai nước, nên ông xử sự giống như một người đến để giúp đỡ hơn là một kè đến để cau cạnh. “Mong muốn của Fuhrer lúc này”, Schuschnigg nhớ lại, “là dẹp vấn đề nước Áo lại, và nếu có thể, không cần có sự dính líu rõ ràng của Đức”. Đã đến lúc đẩy nhanh tiến trình này, Keppler nhã nhặn kết luận.

        Schuschnigg phản ứng mạnh trước những yêu cầu mới của Keppler, giống như việc bổ nhiệm ngay một đảng viên Đảng Quốc xã làm Bộ trưởng Kinh tế, việc hủy bỏ lệnh cấm đối với tờ Voỉkischer Beobachter và việc chính thức hợp pháp hóa Chủ nghĩa xã hội quốc gia. Schuschnigg hồ nghi hỏi: Ba tuần nữa liệu Hitler có thể chịu đựng như thế nào trước những đòi hỏi quá đáng này? Chính phủ của ông ta chỉ có thể hợp tác với các đảng viên Đảng Quốc xã Áo trên cơ sở thừa nhận lâu dài nền độc lập của Áo. Schuschnigg nhớ lại rằng cuộc nói chuyện “kết thúc một cách lấp lửng.” Nhưng Keppler lại nói rằng cuộc nói chuyện “bắt đầu một cách hung hăng, nhưng kết thúc hoàn toàn theo tinh thần hòa giải”, và rằng ông ta “có cảm tưởng rằng Schuschnigg sẽ không chịu phục tùng bạo lực, mà nếu đối xử biết điều, thì ông ta sẽ tham gia ở mức cao nhất có thể mà không bị mất uy tín. Chúng ta có thể tin tưởng vào sự trung thành của ông ta liên quan tới những hòa ước ở Berchtesgaden”. Ông còn nói thêm rằng phía Áo đang có những bước tiến lớn, đặc biệt ở Graz, nơi có 80% người dân theo Chủ nghĩa xã hội quốc gia. “Hiện tại chúng ta đang có xu hướng hãm bớt phong trào này để buộc phía Schuschnigg phải nhượng bộ hơn nữa.”

        Những nhượng bộ của Schuschnigg trước Đảng Quốc xã chỉ gây thêm kích động. Ở Viên, quân xung kích và những người ủng hộ Đảng Quốc xã vượt qua kênh Danube tới doanh trại của người Do Thái ở Leopoldstadt mà la ó, khi thì là “Sieg Heil! Sieg Heil!”, lại có khi là “Heil Schuschnigg!”. Họ có thể gặp lực lượng đối thù cũng gào lên “Heil Schuschnigg!” và “Đỏ-Trắng-Đỏ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng!”. Ở Áo thường xuyên có những sự đụng độ như vậy và phải có cảnh sát ra tay mới dẹp được. Thông thường những người yêu nước bắt đầu trước vì sự trung thành của cảnh sát đối với Bộ trưởng Nội vụ Seyss-Inquart hơn là với Thủ tướng.

        Tuyệt vọng, Schuschnigg đã cầu cứu Mussolini vào ngày 7 tháng Ba và báo trước rằng ông có thể phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để thu xếp tình hình này. II Duce đã đáp lại để Schuschnigg yên tâm. Ông tin vào lời cam kết của Gõring là Đức sẽ không dùng bạo lực, nên đề xuất Schuschnigg không tổ chức trưng cầu dân ý. Thông điệp này là lời an ủi nhạt nhẽo đối với một Thủ tướng đang bị đe dọa bởi nạn ngoại xâm, trong khi ở trong nước bị đội ngũ công nhân tấn công bởi ông quá hiền từ và bị lực lượng Đảng Quốc xã công kích vì quá hạn chế. Ông quyết định bỏ qua lời khuyên của Mussolini.

        Ngày 9 tháng Ba ông tuyên bố tổ chức trưng cầu dân ý ở thành phố Tyrolean, Innbruck. Ông bước lên bục ở quảng trường thành phố trong bộ áo vest màu xám truyền thống của Áo kết hợp với áo gi-lê xanh lá cây bên trong và tuyên bố hùng hồn rằng nước Áo sẽ tổ chức bỏ phiếu trong bốn ngày để tìm lời giải cho câu hỏi: “Bạn có ủng hộ tự do và người Đức, độc lập và xã hội, một nước Áo văn minh và thống nhất hay không?” Lần thứ hai ông nói như một nhà hùng biện hơn là một học giả. “Người ở vùng Tyrol và người Áo, hãy nói ‘Có’ với Tyrol. Hãy nói “Có” với nước Áo!” ông tuyên bố và sau đó kết thúc bài diễn thuyết bằng tiếng địa phương Tyrol với câu nói nổi tiếng của Andreas Hofer, kêu gọi quân tình nguyện chiến đấu với Napoleon: “Marđe, ‘s ischt Zut [Hỡi mọi người, thời cơ đã đến]!” Hai mươi nghìn khán già đã hò la phản đối. Phần lớn những người nghe qua đài phát thanh đều có cảm tưởng như nhau. Dẫu sao, Hoàng tử Starrhemberg cũng đã bị mất tinh thần. “Điều này có nghĩa là thời của Schuschnigg đã hết,” cựu Phó Thủ tướng Áo nói với vợ ông. “Hãy để chúng ta hy vọng đó không phải là sự kết thúc của nước Áo. Hitler có thể không bao giờ cho phép điều này”.

        Đúng như Schuschnigg đã lo ngại, tuyên bố trên đã buộc Fuhrer phải ra tay. Bầu chọn cho một nước Áo tự do và thống nhất - và đây là kết quà có thể xảy ra - có nghĩa là sự trì hoãn, nếu không nói là kết thúc, của Liên minh chính trị Đức-Áo. Và bởi vì sự liên minh với Áo là bước khởi đầu cần thiết để mở rộng về phía Đông, cuộc trưng cầu dân ý đã đe dọa phá vỡ toàn bộ chương trình Liên minh chính trị của Hitler. Hitler không thể dung thứ một thách thức như vậy và vào sáng ngày 10 tháng Ba đã lệnh cho Tướng Keitel rằng vấn đề nước Áo thực sự “cấp thiết” tới mức cần phải có những bước chuẩn bị thích hợp. Keitel nhớ lại một kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu, Chiến dịch Otto, sẵn sàng đề phòng trường hợp Otto von Habsburg muốn giành lại ngai vàng ở Áo. “Hãy chuẩn bị sẵn sàng”, Fuhrer ra lệnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #264 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 08:54:21 pm »


        Keitel lao vội đến Tổng hành dinh OKW ở Bendlerstrasse. ông hoang mang lo sợ Chiến dịch Otto có thể chỉ đơn giản là một công trình nghiên cứu lý thuyết. Tiếc cho sự hấp tấp muốn làm hài lòng Fuhrer, ông giao nhiệm vụ cho tướng Beck phải trình lên bản báo cáo về khả năng đánh chiếm nước Áo. “Chúng ta chưa chuẩn bị được gì cả,” tướng Beck phàn nàn, “chưa có gì hết, hoàn toàn chưa có gì”. Khi Beck báo cáo lại với Hitler và đề nghị sử dụng hai tập đoàn quân và sư đoàn thiết giáp số 2 để đánh chiếm Áo, ông chợt thấy hoảng sợ khi phải chuẩn bị cho các tập đoàn quân này hành quân qua biên giới trước thứ Bảy ngày 12. Chi cần nghĩ đến việc phải chuẩn bị một cuộc hành quân như vậy trong vòng có 48 tiếng đồng hồ đã thấy thật không thể tưởng tượng nổi, dù là với một chuyên gia. Beck phản đối rằng nếu quyết định như vậy có nghĩa là mệnh lệnh phải được chuyển tới tất cả các đơn vị vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Vậy thì làm đi, Hitler nói với nhà chiến lược nghiệp dư.

        Lo lắng hơn về phản ứng của Italia trước cuộc đánh chiếm hơn là lo lẳng về hậu cần, Hitler vội vàng cho gửi một lá thư tới Mussolini. Ông viết: Nước Áo đang tiến dần đến một quốc gia vô chính phủ và ông ta không thế khoanh tay đứng nhìn. “Với trách nhiệm là Fuhrer và Thủ tướng của nước Đức Quốc xã, cũng như trách nhiệm một người con của mảnh đất này... Bây giờ tôi quyết tâm xây dựng lại luật pháp và trật tự ở quê hương tôi và tạo điều kiện để người dân được quyết định vận mệnh của chính mình theo sự xét đoán của chính họ một cách hiển nhiên, công khai và rõ ràng.” Ông nhắc II Duce nhớ lại sự trợ giúp của nước Đức trong thời khác quan trọng của Italia, chiến tranh Abyssinian, và hứa báo đáp sự hỗ trợ của Italia bằng việc công nhận ranh giới giữa Italia và Đức Quốc xã là vị trí cửa ngõ Brenner. “Quyết định này sẽ không bao giờ phải băn khoăn hay thay đổi.” Lúc đó là buổi trưa, trước khi ông trao bức thư đã niêm phong cho Hoàng tử Philip von Hessen với lời chỉ thị phải đích

        thân chuyển nó tới tay II Duce. Khi lên chiếc máy bay đặc biệt chở theo những giò cây trồng cho khu vườn của mình ở Rome, vị Hoàng từ đã không hề biết nhiệm vụ của mình quan trọng tới mức nào.

        Khắp nước Áo, áp phích dán đây trên các bảng yết thị thông báo về cuộc trưng cầu dân ý. Những chiếc xe cổ động chạy quanh các thành phố và thị trấn thúc giục tất cả những người dân Áo bỏ phiếu “Ja” vào Chủ nhật. Tại Viên, những người yêu nước rốt cuộc lại náo động hơn cả những người theo Quốc xã khi từng tốp từng tốp tràn trên khắp các đường phố hò reo: “Heil Schuschnigg!” “Tự do muôn năm!” và “Chủ nhật là ngày bầu cừ; chúng ta hãy bò phiếu Ja!”

        Được cổ vũ bởi lòng nhiệt tình của công chúng, Schuschnigg càng quyết tâm hành động. “Tôi không thể và cũng không sẵn sàng làm một con rối”, ông viết cho Seyss-Inquart đế đáp lại lời cáo buộc của Bộ trưởng Nội vụ rằng trưng cầu dân ý là đi ngược lại với các hòa ước Berchtesgaden. “Tôi không thể chỉ khoanh tav đứng nhìn trong khi đất nước mình bị tàn phá cả về kinh tế và chính trị”. Ông kết thúc với lời yêu cầu khẩn thiết gửi tới Seyss-Inquart, với tư cách là bộ trưởng chịu trách nhiệm về an ninh, rằng hãy áp dụng những biện pháp nhằm đưa chủ nghĩa khủng bố đến chỗ diệt vong. Nếu không, ông sẽ không thể ngăn chặn được các lực lượng chống đối.

        Mặc dù Seyss-Inquart nói chung bị coi là tay sai của Hitler, nhưng ông này cũng rất lo lắng cho nền độc lập của đất nước mình, và khi ông đồng cảm với một số chính sách của phe Quốc xã Áo, thì họ không coi ông là một trong số họ. ông có tư tưởng hệ và bản tính rất gần với Schuschnigg. Cả hai đều coi mình là người yêu nước; cả hai đều sùng Thiên Chúa giáo; cả hai đều là trí thức, rất nhạy cảm về văn hóa và say mê âm nhạc. Seyss-Inquart tỏ ra yêu nước hơn thành viên Quốc xã qua việc hứa hẹn sẽ sử dụng đài phát thanh lôi cuốn những người theo gót ông bỏ phiếu thuận vào Chủ nhật.

        Tối hôm đó Schuschnigg đi ngủ trong tâm trạng “hoàn toàn thỏa mãn” vì mối đe dọa của Quốc xã đối với cuộc trưng cầu dân ý như vậy là đã ngăn chặn được. Ông không hề biết rằng Seyss-Inquart giờ hầu như không còn ảnh hưởng gì trong chính đảng của ông ta. Lực lượng Quốc xã nòng cốt người Áo đã biểu tình thành hàng lối trên khắp các đường phố, kéo về phía trung tâm đang rối loạn, về Cục Du lịch Đức nơi vẫn lấy làm kiêu hãnh với tấm chân dung huênh hoang của Hitler bằng sơn dầu. Những tiêng la ó của họ “Ein Volk, ein Reich, ein Hitle!” lúc đâu nhận được sự hưởng ứng của lực lượng yêu nước với số lượng đông gấp ba lần. Sau đó các cửa sổ bị đập vỡ và cảnh sát đứng sẵn ở đó đã tạo thành những hàng rào để ngăn chặn những đổ vỡ lớn hơn. Không tiến tới đè bẹp lực lượng đảng viên Quốc xã đang la hét, họ tập trung vào lực lượng yêu nước ở mức mà cuối cùng những người đeo hình chữ thập ngoặc với số lượng áp đảo đã khống chế khắp các đường phố.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #265 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 08:57:11 pm »


4

        2 giờ sáng ngày 11 tháng Ba, kế hoạch xâm chiếm đột xuất mang mật danh Chiến dịch Otto được ban bố. Trong đó, đích thân Hitler nắm quyền chỉ đạo. Kế hoạch nêu rõ: “Nếu những biện pháp khác tỏ ra không thành công, thì ý định của tôi là sẽ tiến đánh nước Áo bằng lực lượng vũ trang để thiết lập những điều kiện hợp hiến và để ngăn chặn những sự sỉ nhục tiếp theo đối với những người dân ủng hộ Đức”. Các đơn vị tham gia phải chuẩn bị sẵn sàng trước trưa ngày 12 tháng Ba. “Tôi giành quyền quyết định thời điểm đánh chiếm thực tế. Hành động của các đội quân phải gây được ấn tượng là chúng ta không muốn phát động chiến tranh chống những người anh em Áo của chúng ta.”

        5 giờ 30 sáng, điện thoại bên giường Schuschnigg đổ chuông. Điện thoại của người đứng đầu lực lượng cảnh sát báo rằng biên giới Đức ở Salzburg vừa bị đóng, mọi giao thông đường sắt đều bị ngưng lại. Ông vội lao đến Phủ Thủ tướng trên phố Ballhausplatz, tại đây ông được biết các sư đoàn Đức ở vùng Munich đều đã được huy động, điểm đến dự kiến là nước Áo. Tương tự, văn bản điện tín trên báo chí Đức công bố, chẳng hạn, những lá cờ Cộng sản đã bay phấp phới ở Viên trong tiếng hò reo của công chúng “Heil Moscow! Heil Schuschnigg!”

        Khoảng 10 giờ sáng, Glaise-Horstenau, Bộ trưởng không bộ của Schuschnigg, một đảng viên Đảng Quốc xã, mang các chỉ thị bằng văn bản của Hitler và Gõring đến Ballhausplatz. Đi cùng ông ta là Seyss-Inquart, người đã đến đón ông ta tại sân bay Aspern. Seyss-Inquart run rẩy truyền lại các mệnh lệnh từ Berlin: Schuschnigg phải từ chức và cuộc trưng cầu

        dân ý nhất định phải đình lại trong hai tuần nữa để một cuộc “bỏ phiếu hợp pháp”, tương tự như cuộc trưng cầu dân ý ở Saar, có thể tổ chức. Nếu Goring không nhận được điện thoại trả lời trước giữa trưa thì ông ta sẽ coi như Seyss-Inquart bị ngăn cản không gọi điện trả lời và sẽ “hành động một cách phù hợp”. Lúc đó đã là 11.30 và Seyss-Inquart, một người biết điều, đã kéo dài thời hạn đến tận 2 giờ chiều nhân danh Hitler. Schuschnigg sử dụng thời gian này để tính đến những khả năng kháng cự. Ông điện thoại cho người đứng đầu lực lượng cảnh sát, người đã báo cho ông biết rằng Viên vẫn bình yên. Người này đã cho bố trí lực lượng cảnh sát “phủ rộng hết mức có thể” quanh khu phố cổ, nhưng số cảnh sát Đức Quốc xã được phục chức nhiều tới mức chính phủ không thể trông mong gì vào lực lượng cảnh sát của họ nữa. Trong bước đường cùng, Schuschnigg đã triệu tập “nội các thân cận”, những cố vấn tin cẩn nhất của ông, để bàn về tình hình cấp thiết. Ông nêu ra ba lựa chọn: Không chấp thuận tối hậu thư và sau đó kêu gọi dư luận thế giới ủng hộ; Chấp nhận và sau đó ông từ chức; Thỏa hiệp, chấp nhận các yêu cầu của Hitler về những thay đổi kỹ thuật trong cuộc trưng cầu dân ý, nhưng phản đối tất cả những yêu cầu khác. Họ quyết định chọn cách thỏa hiệp.

        Lúc đó là gần 2 giờ chiều, hai người đưa tin miễn cưỡng cuối cùng, Seyss-Inquart và Glaise-Horstenau, đã trở về. Họ không thể chấp nhận lời để nghị thỏa hiệp và Schuschnigg phải đối diện với sự lựa chọn không dễ chịu giữa khuất phục hoàn toàn hay kháng cự. Họ vội vã xin ý kiến Tổng thống Miklas và đi đến quyết định triệu tập cuộc trưng cầu dân ý. Trở về văn phòng làm việc, ông thông báo cho các thành viên nội cách thân cận về quyết định này. Lập tức họ lặng đi, nghe rõ lời tuyên bố về cuộc trưng cầu dân ý và sau đó đồng thanh cất lên: “oh, Du Main Osterreich [Ôi, Nước Áo của tôi]!”

        Mấy phút sau, Thủ tướng nói cho Seyss-Inquart và Glaise- Horstenau biết rằng những yêu cầu của Berlin đòi trì hoãn trưng cầu dân ý đã được chấp thuận. Đồng thời các biện pháp an ninh tăng cường, như lệnh giới nghiêm lúc 8 giờ tối, có thể sẽ được thực hiện. Hai người này xin phép gọi điện thoại cho Goring để thông báo tin này.

        “Những biện pháp này của Thủ tướng Schuschnigg không hề thỏa đáng chút nào,” Gõring đáp, rồi gác máy để suy nghĩ. Ông cần phải xin ý kiến Hitler, người mà theo Papen, hiện đang trong tâm trạng quá kích động”, chứ không tự ý hành động. Hơn 3 giờ chiều, ông gọi điện thoại lại cho Seyss-Inquart. “Berlin không thể đồng ý với quyết định của Thủ tướng  Schuschnigg”, ông nói, sự nhẫn tâm được che đậy dưới thái độ vui vẻ. Ông ta yêu cầu Schuschnigg và nội các của ông phải từ chức. Ông ta cũng nhắc lại yêu cầu phải gửi đến Berlin bức điện đề nghị Đức trợ giúp.

        Hai bộ trưởng nghiêm nghị bước vào phòng lớn, trong đó các thành viên trong nội các của họ đã tập hợp đông đủ. Seyss-Inquart “mặt trắng bệch và rất kích động” đọc tối hậu thư của Goring ghi trong cuốn sổ tay của mình, và sau đó mất tinh thần thật sự trước những câu hỏi dồn dập. “Đừng hỏi tôi nữa”, ông cay đắng đáp, “Tôi chẳng hơn gì một cô gái ở tổng đài giải đáp điện thoại trong lịch sử”. Nếu chính ông không được bổ nhiệm Thủ tướng trong hai giờ nữa, ông nói thêm, thì quân Đức sẽ tràn sang Áo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #266 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 08:59:38 pm »


        Cuộc sống ở Viên vẫn tiếp diễn như chẳng có chuyện gì xảy ra. Từng tốp máy bay lượn vòng trên bầu trời thả truyền đơn dày đặc, cố thuyết phục người dân bỏ phiếu “Ja” vào ngày Chủ nhật. Trên khắp các đường phố, hàng đoàn xe tải của “Mặt trận Tổ quốc” được chào đón trước những tiếng hò reo yêu nước và vô vàn những chiếc khăn tay đang vẫy chào; những người xa lạ có thể chào nhau bằng câu: “Osterreich”! Chi có lần này nước Áo tỏ ra đoàn kết thống nhất. Lập tức tất cả các điệu vanxơ vui tươi và những hành khúc yêu nước đang vang lên trên các đài phát thanh được thay thế bầng lời hiệu triệu tất cả binh lính dự bị chưa lập gia đình năm 1915 phải trình diện ngay để nhận nhiệm vụ. Hàng đoàn xe quân sự chở đầy binh lính đội mũ sắt nối tiếp nhau chạy về phía biên giới nước Đức.

        Tuyệt vọng, Schuschnigg tìm sự trợ giúp từ phía London. Ông nói thà ông nhượng bộ trước những yêu câu của Hitler hơn là mạo hiểm với cuộc đổ máu và đề nghị “Chính phủ Hoàng gia cho ngay một lời khuyên là ông cần phải làm gì”. Thật trớ trêu, bức điện đến tay Thủ tướng Chamberlain đúng vào bữa trưa khi ông đang tiếp Ribbentrops ở số 10 phố Downing. Chamberlain lạnh nhạt mời Ribbentrop vào phòng làm việc “để nói chuyện riêng” với ông và Lord Halifax, tân Bộ trưởng Ngoại giao. “Cuộc nói chuyện”, như Ribbentrop báo lại với Hitler, “diễn ra trong bầu không khí căng thẳng và Lord Halifax thường ngày vốn trầm tĩnh còn kích động hơn cả Chamberlain, người bề ngoài ít nhất cũng tỏ ra bình tĩnh và có máu lạnh”. Sau khi Thủ tướng đọc xong bức điện đến từ Viên, Ribbentrop “nói là không để ý đến toàn bộ tình hình”, nhưng thực ra đã thể hiện sự nghi ngờ về độ tin cậy của thông tin nhận được. Nếu đó là thật, ông nói thêm, thì đó có thế là cách tốt nhất để đạt được “giải pháp hòa bình”.

        Những lời này đủ để xoa dịu người đã quyết tâm giữ lời với Hitle; Chamberlain đồng ý với Ribbentrop rằng không có bằng chứng về hành động bạo lực của Đức, thậm chí cả khi Bộ trưởng Ngoại giao của chính nước ông giận dữ cáo buộc Schuschnigg “bị đe dọa xâm lược”. Sau đó Chamberlain đề nghị Lord Halifax phúc đáp cho chính phủ Áo rằng: “Chính phủ Hoàng gia không thể chịu trách nhiệm tư vấn cho Thủ tướng thực hiện bất kỳ tiến trình hành động nào có thể khiến đất nước gặp nguy hiểm tới mức Chính phủ Hoàng gia không thể bảo đảm bảo vệ được”.

        Schuschnigg không ảo tưởng về việc được trợ giúp từ phía Anh hay Ý và khoảng 4 giờ chiều đã đệ đơn xin từ chức. Tổng thống Miklas miễn cưỡng chấp nhận, nhưng dứt khoát không thực hiện theo lệnh của Gõring là bổ nhiệm Seyss-Inquart. Thay vào đó, ông chọn người đứng đầu lực lượng cảnh sát, nhưng ông này đã từ chối. Tương tự, Tổng thanh tra các lực lượng vũ trang và cả người đứng đầu của cựu Chính phủ Thiên Chúa giáo Xã hội (Christian Social Government) cũng không nhận. Không ai muốn đảm nhận vị trí này và Miklas phải khẩn khoản yêu cầu Schuschnigg xem xét lại. Schuschnigg từ chối tham gia “trực tiếp hay gián tiếp - vào việc chuẩn bị để Cain một lần nữa tàn nhẫn giết chết người anh em Abel của mình1.” Nhưng khi thấy Miklas thực sự mất tinh thần nói: “Tôi thấy tất cả mọi người đều bỏ rơi tôi”, ông miễn cưỡng đồng ý tiếp tục đàm nhận chức vụ với tư cách là cựu Thủ tướng cho đến khi người đứng đầu mới của chính phủ được bổ nhiệm. Nói như vậy và Schuschnigg quay trở lại văn phòng, bắt tay thực hiện công việc.

        Buổi chiều càng trôi qua, sự căng thẳng trong Phủ Thủ tướng càng trở nên gần như không thể chịu đựng nổi. Áp lực từ phía Berlin, đặc biệt từ phía Goring, cứ lớn dần. Đến 5 giờ chiều, Thống chế quát lên trên điện thoại với một chỉ huy lực lượng hoạt động mật của Đức Quốc xã tên là Odilo Globocnik rằng nội các mới phải được thành lập trước 7h 30 tối. Lúc đó Seyss-Inquart đã định gọi điện thoại cho Fuhrer nói rằng mọi việc đã thu xếp xong, Góring nói và đọc lên danh sách các bộ trưởng, trong đó có người anh em đồng hao của mình. Vài phút sau, Seyss-Inquart đích thân gọi điện báo cho Gõring biết rằng Miklas đã chấp nhận đơn từ chức của Schuschnigg, nhưng lại nhất định đòi thay thế ông ta bằng một cựu Thủ tướng. Gõring gầm lên đòi nói với Miklas phải chấp nhận các yêu cầu của Đức. Nếu không, “khi đó những đạo quân đã bố trí sẵn dọc các tuyến biên giới sẽ tấn công và Áo sẽ hết đường tồn tại... Nói với ông ta rằng chúng ta không đùa đâu! Nếu chúng ta nhận được thông tin là ông đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng trước 7I130 tối, thì các mệnh lệnh tấn công sẽ được dừng lại, và các đạo quân vẫn ở lại biên giới phía chúng ta”. Trong khi đó Seyss-Inquart định phái cử hết những người theo Chủ nghĩa xã hội Quốc gia ra khấp các đường phố của đất nước. “Nếu Miklas không hiểu ra tình hình này trong 4 giờ nữa,” ông kết luận một cách đáng ngại, “thì ông ta sẽ hiểu rõ trong bốn phút tiếp theo”.

------------------
        1. "Cain giết Abel": Theo sách Sáng Thế thì Cain và Abel là con của Adam và Eva. Abel thì chăn chiên, còn Cain thì làm ruộng. Sau một thời gian, Cain lấy hoa trái đồng ruộng dâng lên cho Chúa. Abel cũng bắt các con vật đầu đàn và lấy mỡ mà dâng lên cho Chúa. Chúa đoái nhìn đến Abel và của lễ ông dâng. Còn Cain và của lễ của ông, thì Chúa không nhìn đến. Cain quá căm tức và vì ghen tị nên Cain đã giết Abel ở ngoài đồng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #267 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 09:02:24 pm »


        “Thôi được,” Seyss-Inquart nói một cách hồ nghi.

        Goring không phải đợi đến tận 7h30 phút mới biết tin. Trong chưa đầy một giờ, ông đã được tin là Miklas vẫn cự tuyệt biệt bổ nhiệm. “Giờ hãy nghe đây”, Goring hét lên với Seyss-Inquart, “tôi đang muốn đợi thêm ít phút nữa, tôi mong khi đó ông sẽ gọi cho tôi bằng đường dây ưu tiên ở Reichskanzlei. Nhưng ông phải nhanh lên. Tôi không thể chịu trách nhiệm, thực ra, tôi không được phép đợi thêm một phút nào nữa”. Những lời của Gõring gây cảm giác rằng ông đang phải thực hiện theo mệnh lệnh, nhưng nhiều khả năng hơn là ông phải hành động theo thẩm quyền của chính mình từ khi Hitler không còn thúc ép vấn đề này nữa. “Nếu mọi việc không xảy ra trong thời gian đó ông sẽ phải giành lấy bằng bạo lực, được chứ?”

        Người theo Quốc xã đã tràn khắp các đường phố Viên hưởng ứng các mệnh lệnh từ Berlin. Một người quét rác trong thành phố hét to: “Heil Hitle! Sieg Heil! Hãy treo cổ Schuschnigg lên!” Ở Phủ Thủ tướng Schuschnigg nghe rõ những tiếng la hét và tiếng bước chân rầm rập. Tin rằng đây là hành động mở đầu cho cuộc đánh chiếm, ông tới văn phòng Tổng thống để thuyết phục lần cuối, nhưng Miklas vẫn lần như đá, kiên quyết phản đối bổ nhiệm người của Quốc xã làm Thủ tướng, khi Schuschnigg cứ khăng khăng đề nghị, ông nói: “ông sẽ bỏ rơi tôi bây giờ, tất cả các ông”. Schuschnigg vẫn không thấy khả năng nào khác ngoài Seyss-Inquart, một tín đồ công giáo tích cực, nổi tiếng là một người trung thực, nên đề nghị chính mình sẽ lập thức công bố qua đài phát thanh tới nhân dân Áo.

        Ngay sau đó Schuschnigg bước vào Phòng Góc (Corner Room) ở tầng trệt của Phù Thủ tướng ngay cạnh cầu thang chính. Ở đây có một chiếc micrô đứng giữa phòng, cách đúng năm bước chân từ chỗ Dollfuss bị quân Quốc xã tàn sát. Nơi đây hoàn toàn tĩnh lặng. Đúng 7.50 tối, Schuschnigg bước tới chỗ micrô và tuyên bố về tối hậu thư của Đức. Trên khắp nước Áo, người dân đều chú ý lắng nghe buổi phát thanh mà William Shirer mô tả là cảm động nhất ông từng được nghe. “Tổng thống Miklas để nghị tôi công bố với nhân dân Áo rằng chúng ta phải đầu hàng trước bạo lực. Bởi vì dù trong hoàn cảnh nào, ngay cả trong giờ phút cuối cùng này, chúng ta cũng không bao giờ có ý định để máu của Đức phải đổ, chúng tôi đã chỉ thị cho quân đội rút lui mà không hề có bất cứ sự kháng cự nào trong trường hợp bị đánh chiếm và chờ đợi những quyết định tiếp theo”. Shirer nghĩ giọng của Schuschnigg xúc động rất mạnh, nhưng ông đã kiềm chế được. “Do đó,” ông kết luận, “tôi sẽ cáo từ nước Áo với lời từ biệt của Đức nhưng thể hiện mong muốn chân thành của tôi: Chúa cứu vớt nước Áo!”

        Không hề có một tiếng động nào trong Phòng Góc cho đến khi người phụ trách công tác tuyên truyền văn hóa mang cái tên một dòng họ quý tộc lâu đời Đức Hammerstein-Equord lảo đảo chống nạng bước vào và hét to trong micrô: “Nước Áo muôn năm! Hôm nay đây tôi thấy thật xấu hổ là một người Đức”. Một số kỹ thuật viên vội đến bật lên bài Quốc ca của nhạc sĩ Haydn, gần như giống hệt bài “ Deutschland uber Alleẳ'.

        Seyss-Inquart nhất định đã chạy khỏi Phòng Góc đến chỗ điện thoại bởi lúc đó mới chỉ là 5 h 57 phút tối, và ông gọi cho Goring. “Chính phủ vừa mới từ bỏ quyền lực”, ông báo cáo. Quân Áo đang được rút khỏi biên giới Đức. “Các quý ông ở đây đã quyết định ngồi lại và chờ đợi cuộc đánh chiếm”.

        Khi Goring biết rằng Seyss-Inquart còn chưa được bổ nhiệm làm Thủ tưởng, ông đã không giữ được bình tĩnh. “Thôi được rồi. Giờ tôi sẽ lệnh cho các đạo quân xuất phát. Và ông sẽ thấy, ông sẽ phải chịu trách nhiệm. Hãy thông báo cho chỉ huy tất cả các cấp những điều tôi sẽ nói với ông đây: tất cả những ai chống lại quân đội hay tổ chức phản kháng sẽ lập tức bị đưa ra tòa”. Những lời phản đối yếu ớt của Seyss-Inquart đã bị chặn lại. “Tốt rồi. Ông đã nhận mệnh lệnh chính thức.”

        Đám đông bên ngoài Phủ Thủ tướng Áo, ước tính có tới 100.000 người, đang trở nên hỗn loạn khi những người ủng hộ Quốc xã gồm cả nam và nữ đều hô vang tên của Fuhrer và nhảy lên vui sướng trong ánh sáng rực rỡ của những ngọn đuốc. Thậm chí trong phố cổ, rất nhiều người tụ tập cùng hát vang các bài hát của Quốc xã và hô vang: “Đả đảo người Do Thái! Hei Hitler! Sieg Heil! Tiêu diệt người Do Thái! Treo cổ Schuschnigg! Heil Seyss-Inquart!”

        Trong lúc chuyển các tối hậu thư tới Viên để gây thêm áp lực, Gõring đã hối thúc Hitler đánh chiếm Áo bằng mọi giá. Fuhrer do dự cho đến khoảng 8 h 15 tối. Sau đó khi ông đi tản bộ để suy nghĩ cùng với Goring, một sỹ quan cảnh sát nhìn thấy ông bất ngờ vỗ đùi. “Hành động thôi!”, ông kêu lên. Nửa giờ sau, Hitler ký Chi thị Mệnh lệnh Số 2 cho Chiến dịch Otto, tuyên bố quân Đức sẽ tiến đánh Áo vào rạng sáng ngày hôm sau “để ngăn chặn đổ máu ở các thành phố Áo”.

        Ba phút sau khi Hitler ký lệnh, Goring gọi điện trong khu vườn mùa đông để truyền lệnh tới Deppler, chuyên gia kinh tế. Seyss-Inquart chuẩn bị gửi đi bức điện trên danh nghĩa chính phủ Áo lâm thời, cấp thiết yêu cầu Đức giúp họ khôi phục luật pháp và ra lệnh đưa quân sang Áo. Seyss-Inquart lập tức quan tâm đến vấn đề này. “Ông ấy thật ra không cần phải gửi bức điện đó đi, mà chỉ cần nói là đã gửi mà thôi. Ông hiểu tôi chứ?”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #268 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 09:05:13 pm »


        Neurath tình cờ nghe được và đem chuyện đến kể ở phòng chờ vào chiều hôm đó. “Lạy Chúa,” Papen kêu lên, “xem kìa, hóa ra đó không phải là bức điện khẩn thứ hai. Yêu cầu này phải là thực và bằng giấy trắng mực đen”. Papen lo lắng quay sang Đại tá Hải quân Wiedemann. Ông nói: “Việc tiến quân sang Áo sẽ chứng tỏ điều gì đây? Nó chỉ khiến cả thế giới chống lại chúng ta. Chi cần cảnh sát hành động là đủ”. Wiedemann đồng ý, nhưng Neurath đã khiển trách cả hai vì đã coi vấn đề quá mức bi thảm. Ông nói, Hitler suốt nhiều năm mơ ước đưa được những sư đoàn tinh nhuệ nhất của mình sang Áo. “Tại sao các ông không để ông ấy có được niềm vui đó!”

        Niềm vui của Hitler tại thời điểm đó là khi bức điện đến từ Chính phủ lâm thời Áo yêu cầu được sự hỗ trợ tức thì của quân đội Đức. Bức điện viết theo đúng những từ mà Gõring đọc cho viết, một lý do hợp pháp cho hành động thực tế. Nó tạo cớ để Hitler bịp bợm đưa quân vào núp danh những chiến sĩ giải phóng, và với tinh thần rất cao thượng, ông lệnh cho các đạo quân trống dong cờ mở cùng xuất phát. Chi thiếu có một việc: ý kiến khẳng định của Mussolini. Và sự việc đã xảy ra lúc 10 giờ 25 phút tối, khi có một cuộc gọi đường dài từ Hoàng tử Philip von Hessen. “Tôi vừa mới trở về từ Palazzo Venezia”, ông nói với Hitler, người đang nhận điện mà ngực trống đánh liên hồi kỳ trận. “Thực ra II Duce nhận tin với thái độ hết sức binh thường. Ông gửi lời hỏi thăm tới ngài”. Vấn đề nước Áo không còn khiến Musolini quan tâm.

        Phấn chấn, Hitler kêu lên: “Vậy thì hãy nói với Mussolini rằng tôi sẽ không bao giờ quên điều này”. Những lời biết ơn bật ra. “Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ! Dù chuyện gì xảy ra! Ông không thể kiềm chế  được mình. “Và nghe đây - hãy ký bất cứ hiệp ước nào ông ấy muốn. Tôi không còn thấy chúng ta ở tình thế tệ hại như vài phút trước đây, ý tôi là, tôi không còn sợ chúng ta rơi vào một cuộc xung đột quân sự. Ông có thể nói lại với ông ấy: Tôi cảm ơn ông ấy từ sâu thẳm trái tim mình. Tôi sẽ không bao giờ quên ông ấy!” Hitler không thể ngừng nói. “Bất cứ khi nào ông ấy cần hay gặp nguy hiểm, chắc chắn sẽ có tôi ở bên, dù mưa hay nắng, dù chuyện gì xảy ra, dù cả thế giới chống lại ông ấy - tôi sẽ, tôi sẽ.”

        Tại Viên, hành động quan trọng đầu tiên của Thủ tướng mới là yêu cầu Keppler hối thúc Hitler hủy lệnh đánh chiếm. Sau đó Seyss-Inquart quay sang Schuschnigg. Ông cảm ơn người tiên nhiệm của mình đã đóng góp nhiều công sức cho nước Áo và, do khắp các đường phố vẫn đầy quàn Quốc xã, ông đề nghị được lái xe đưa Schuschnigg về nhà. “Hay ông có muốn đến một trong số các đại sứ quán không? Có thế là Đại sứ quán Hungary, nó nằm ngay bên kia đường?”

        Schuschnigg thích về nghi trong căn hộ của mình. Khi tiến về phía cầu thang chính, Schuschnigg thấy hai hàng người đeo băng tay có hình chữ thập ngoặc. Lần đầu tiên ông nhận thức rằng Phủ Thủ tướng đã bị chiếm. Ông cố tình phớt lờ những lời chào kéo dài của những thành viên Quốc xã và tiếp tục bước xuống cầu thang. Chi có một cảnh vệ chào ông đúng thể thức. Sau vài lời cảm ơn và chào tạm biệt, ông lên xe của Seyss- Inquart. Khi chiếc xe chậm rãi lăn bánh, những người Quốc xã trẻ tuổi nhảy ra bảo vệ cựu Thủ tướng trước đám đông đang la ó.

        Ở Berlin, lời kêu gọi kiềm chế quân Đức của Seyss-Inquart cũng đang được chuyển tiếp bằng điện thoại tới Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức. Khi đó, Keppler bổ sung thêm lời kêu gọi tương tự. Lời thỉnh cầu của ông được chuyển đến Tổng hành dinh quân đội và Văn phòng Thủ tướng. Cuộc tranh luận giữa ba bên diễn ra sau đó. Liệu đây có phải là lời thỉnh cầu bất ngờ từ phía Viên muốn ngừng cuộc đánh chiếm dựa trên thực tế? Có cần phải chuyển lời thỉnh cầu đó đến Hitler hay không, vì ông đã từ chức hai giờ trước trong trạng thái hoang tưởng sau cú điện thoại từ Rome?

        2 h 30 sáng. Hitler bị đánh thức dậy. Sau một lát suy nghĩ, ông từ chối lời đề nghị và quay trở lại giường. Nhưng các tướng lĩnh quân sự của ông, do rất lo ngại và ám ảnh sâu sắc bởi ý định đánh chiếm, nên vẫn cứ suy đi tính lại vấn đề này. Khoảng 4 giờ sáng, Tham mưu trưởng Tác chiến OKW, Tướng von Viebahn gọi điện cầu khẩn Tướng Keitel đến “thuyết phục Hitler từ bỏ việc cơ động sang Áo”. Keitel đã hứa và gọi lại ngay, tuy ông không làm như vậy, nhưng vẫn nói Hitler lại từ chối. “Lãnh tụ không bao giờ biết được gì về tất cả những chuyện này”, sau này Keitel thừa nhận. “Nếu ông ấy biết, ông ấy sẽ bị choáng trước quan điểm của các Tư lệnh, còn tôi muốn cứu cả hai bên để tránh rơi vào tình cảnh đó.”

        Những lời kêu gọi khẩn khoản bằng điện thoại liên tục từ Tổng Tham mưu trưởng Lục quân, Brauchitsch và cuối cùng là Viebahn đã biến đêm hôm đó thành “địa ngục” thực sự đối với Keitel. Chính Brauchitsch là người thất vọng nhất, và Viebahn trở nên quẫn trí tới mức trước đó thì ông ta cầu nguyện rất to và dự đoán về một thảm họa kinh khủng, nhưng sau đó lại chìm đám vào im lặng ủ rũ. Khi Jodl yêu cầu ông bình tĩnh, vị tướng này lại giam mình trong phòng, ném lọ mực vào cửa và dọa bắn bất cứ ai tìm cách xông vào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #269 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 09:07:14 pm »


5

        Sáng sớm thứ Bảy đó, Hitler bay đến Munich cùng với Keitel để tham dự lễ đón mừng chiến thắng ở quê hương ông. Trước khi ra đi, ông ký một tuyên cáo mô tả lại những sự kiện đã dẫn đến khủng hoảng. “Từ sáng sớm hôm nay những người lính trong Lực lượng vũ trang Đức đã hành quân qua biên giới Áo - Đức. Các đạo quân cơ giới và bộ binh, các máy bay Đức trên bầu trời xanh được tân Chính phủ XHCN Quốc gia triệu tập tại Viên chính là những người bảo lãnh để đất nước Áo vào một ngày sớm nhất có cơ hội quyết định tương lai của mình bang một cuộc trưng cầu dân ý thực sự”. Tiếp theo là một ghi chú cá nhân, “Chính tôi, với tư cách là Fuhrer và Thủ tướng sẽ rất hạnh phúc khi bước trên vùng đất của quê hương mình như một công dân Đức tự do.”

        8 giờ sáng, các đạo quân của ông bắt đầu tràn vào Áo và ở một số điểm các rào chân vùng biên đã được chính những người dân dỡ bỏ. Nó giống như một cuộc cơ động gấp hơn là một cuộc đánh chiếm. Chẳng hạn, Sư đoàn thiết giáp số 2, tiến về phía trước với sự trợ giúp của người dân đường vùng Baedeker và tiếp xăng ở các trạm xăng địa phương. Khi các đạo quân tiến vào nội địa, họ được phụ nữ và trẻ em phấn khích tung đầy hoa chào đón. Các xe tăng Quốc xã treo cờ của cả hai quốc gia và trang hoàng lộng lẫy. “Công chúng xem chúng ta tiến vào như những người bạn”, Tướng Heinz Guderian nhớ lại, “và chúng tôi được đón chào nồng nhiệt khắp nơi”. Hầu như khắp các làng quê và thành phố, mỗi ngôi nhà đều treo cờ có chữ thập ngoặc, tưng bừng chào đón người Đức. “Họ bắt tay, họ ôm hôn, và có cả những giọt nước mát vui sướng”. Tất cả những điều đó đã cản trở cuộc hành quân thần tốc tới Viên bởi khắp các con đường chật cứng những xe tăng và xe tải.

        Đến gần trưa, Hitler tới Munich và dẫn đoàn xe của ông vào Muhldorf, gần một giờ lái xe từ Braunau, nơi mà Tư lệnh chỉ huy cuộc đánh chiếm, Tướng von Bock, báo cáo các đoàn quân của ông không hề gặp bất kỳ sự kháng cự nào. Con đường dẫn tới sông Inn tắc nghẽn xe cộ và những người đứng xem, mãi đến giữa buổi chiều đoàn xe của Hitler mới đi qua được. Chiếc xe của ông nhích từng mét trên đường vào Braunau qua đám đông đang vui mừng hớn hở, chen vai thích cánh, cố sờ được vào xe ông như sờ một thánh tích. Xe chậm rãi đi qua cổng thành cổ vào Pommer Inn, nơi ông sinh ra khoảng 49 năm trước. Đoàn xe tiếp tục tiến vào vùng lãnh thổ quen thuộc trong tiếng tung hô náo nhiệt của đám đông. Tại Lambach, Hitler lệnh cho tài xế dừng xe trước cửa tu viện cũ (huy hiệu của tu viện là hình chữ thập ngoặc). Đây là nơi ông từng học các bài thánh ca. Tại London, nội các đang họp phiên khẩn cấp. Ý kiến đánh giá buồn bã của Chamberlain coi Liên minh chính trị Đức - Áo là đương nhiên, "... trừ phi các cường quốc có thể lên tiếng: ‘Nếu ông gây chiến ở Áo, ông sẽ phải thỏa thuận với chúng tôi.’” Và điều đó không bao giờ có thể xảy ra. “Dẫu sao,” ông kết luận, “vấn đề đó giờ không còn quan trọng nữa”. Ông gạt bỏ chuyện đã rồi như một chuyện chẳng còn ý nghĩa gì.

        Khi chặng đường đầu tiên trong chuyến đi đây cảm xúc của Hitler dừng lại ở Linz, thì trời đã tối. Rất nhiều buổi chiều ông từng một mình lang thang trên những đường phố của Linz. Đám đông khoảng 100.000 người đang chờ đợi ở chỗ họp chợ đã vây kín đoàn xe và thể hiện sự vui mừng phấn khích đến mức các cộng sự và phụ tá của Hitler phải kinh ngạc. Khi Hitler xuất hiện ở ban công Tòa thị chính cùng tân Thủ tướng Áo, mọi người càng trở nên điên cuồng. “Không khí của cả cuộc tuần hành sôi động và náo nhiệt ngoài sức tưởng tượng”, Keitel nhớ lại. Những giọt nước mất lăn dài xuống má Hitler, và Guderian đứng bên cạnh tin rằng “cảm xúc này chắc chấn không phải là giả tạo.”

        Sau lời phát biểu ngắn gọn biểu thị tình cảm với quê hương, Hitler quay trở lại khách sạn Weinzinger. Chủ khách sạn bỏ hết các đồ gỗ trong căn phòng của ông và để toàn những con thú nhồi. Hitler vốn ghét cay ghét đắng việc săn bắn, vậy mà mấy lần lại vấp phải cái đầu của con gấu Bắc cực. Ông cũng chẳng thích chiếc giường đôi rộng bên trên treo khung ảnh phô trương của Josephine Baker. Trong khung cảnh chẳng có gì phù hợp này ông và Seyss-Inquart đã họp bàn với nhau mà không hề đả động đến Liên minh chính trị.

        Hitler trở về quê hương, nhưng trong thâm tâm ông không coi Liên minh chính trị Đức - Áo với nghĩa đầy đủ nhất của thuật ngữ này, mà chỉ xem đó là một liên minh lỏng lẻo như Áo đã từng có với Hungary. Nhưng lòng nhiệt tình trong ngày hôm đó đã làm thay đổi quan điểm và ông đã thổ lộ với người phục vụ của mình: “Đó là số phận, Linge ạ. Tôi có bổn phận phải làm Fuhrer để lãnh đạo nước Đức trở thành một nước Đức Quốc xã vĩ đại hơn.”
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM