Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:14:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 49211 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2019, 11:04:25 pm »


        Từ phòng khách sạn nhìn xuống, Frau Winifred Wagner hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy thần tượng của mình, Hitler, bước xuống đường Residenzstrasse hẹp bên cạnh Ludendorff. Ngay phía trước, ở Odeonsplatz, các nhóm binh sỹ nhỏ mặc quân phục xanh đang bò vào vị trí bị chặn. Trên đường phố chỉ có một chỗ duy nhất cho 8 người cùng hàng với nhau. Hitler ghì chặt tay Scheubner-Richter sẵn sàng chuẩn bị đối phó tình thế này nhưng Ludendorff không hề đụng đến ai, ông vẫn tin tưởng chắc chắn rằng không ai bắn ông. Ngay phía trước là một hàng rào cảnh sát quốc gia dưới sự chỉ đạo của trung úy Michael Rreiherr von Godin. Đối mặt với đám dông hỗn độn sắp đến gần, Godin hô to: “Đại đội 2, tiến lên!”. Cảnh sát quốc gia tiến đều lên phía trước nhưng những người nổi dậy vẫn không hề nao núng, tay lăm lăm lưỡi lê và súng lục. Godin sử dụng súng trường của mình để đỡ hai nhát đâm bằng lưỡi lê, “lật 2 người này bằng súng trường ở tư thế chéo súng”. Đồng thời lúc đó, một tiếng súng nổ vang. Godin nghe thấy tiếng đạn rít qua đầu mình, viên đạn làm một trung sĩ bị chết. “Số người còn lại trong đại đội của tôi đứng như trời trồng. Sau đó, trước khi tôi có thể ra một lệnh khác, người dân đã nổ súng”.

        Những người tham gia cuộc nổi dậy bắn trả, những người diễu hành và những người đứng xem chạy toán loạn để tìm chỗ an toàn. Một trong những người đầu tiên ngã xuống là Scheubner-Richter, ông bị bắn vào phổi. Người tiếp theo là Graf. Graf nhảy lên phía trước Hitler để hứng nửa tá đạn đáng ra dành cho Hitler. Khi ông này ngã xuống, vệ sĩ riêng bám chặt lấy Hitler, kéo mạnh ông xuống và bất ngờ đến nỗi cánh tay trái của ông bị trật khớp. Phía bên tay kia Scheubner-Richter cũng giúp kéo Hitler vào vỉa hè. Người phục vụ trung thành của Ludendorff, người vừa nhận lệnh phải về nhà, cũng bị đốn ngã xuống đường. Bạn của anh, Aigner, người phục vụ của Scheubner-Richter cũng bị thương, cố lết tới chỗ anh. Nhưng anh đã chết. Ai đó đã bước qua Aigner. Tướng Ludendorff thẳng người, đút tay trong túi áo choàng, bước vào tuyến lửa.

        Hitler ngã sóng soài xuống đất, ông nghĩ mình đã bị thương bên sườn trái, đồng đội cố gắng che chở cho ông. 18 người nằm chết trên đường phố: 14 người theo Hitler và bốn cảnh sát, thật ngẫu nhiên, tất cả những người này đều ít nhiều ủng hộ chủ nghĩa quốc xã. Những người đứng đầu đoàn diễu hành biết điều gì đã xảy ra. Đám đông chật cứng dâng sau chỉ nghe thấy tiếng pháo nổ trên đâu, sau đó họ đồn nhau rằng cả Hitler và Ludendorff đã bị chết. Những người nổi dậy bỏ xuống phía sau.

        Ludendorff bước qua hàng rào cảnh sát, bị một viên trung úy bắt và áp giải về Residenz. Một người vài phút trước đã hành động giống như một anh hùng trong tiểu thuyết đã bảt đâu hành động như một đứa trẻ hư hòng. Ông nóng nảy từ chối đề nghị của một đại tá cảnh sát thông báo cho gia đình về sự an toàn của ông và cấm đại tá cảnh sát này gọi ông là “ngài”. Từ nay trở đi ông là “Herr Ludendorff’ và ông sẽ không bao giờ mặc bộ đồng phục chừng nào mà tay sỹ quan cảnh sát xúc phạm ông vẫn mặc nó.

        Hitler đau đớn vật lộn với đôi chân của mình, đè tựa lên là cánh tay bị thương của ông. Ông đau đớn cực độ khi lê chậm chập khỏi bãi chiến trường. Khuôn mặt xanh xao, mái tóc rũ xuống mặt. Đi cùng ông là bác sĩ Walter Schultze, trưởng quân y của đội quân SA ở Munich, một anh chàng trẻ tuổi, rất cao. Họ gặp một cậu bé nhỏ nắm bên lề đường, máu chảy đầm đìa. Hitler muốn đưa cậu bé này đi, nhưng Schultze gọi cho em vợ (một sinh viên thực vật học tên là Schuster) đến đưa cậu bé về. Ở Max Joseph Platz, cuối cùng họ cũng tới được chỗ chiếc xe Selve màu xám cũ chất đầy thuốc men của Hitler. Một hộ lý lớn tuổi tên Frankel ngồi ở ghế trước cùng với lái xe, còn Hitler và người bác sĩ ngồi ghế sau. Schuster đứng trên bậc ô tô để giữ cậu bé bị thương. Hitler yêu cầu người lái xe đến Bủrgerbráukeller để ông có thể biết được điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. Nhưng ở Marienplatz, họ chạy xe dưới làn đạn súng máy hạng nặng và phải đổi hướng vài lần. Họ thấy cầu Ludwig bị chặn và quay trở lại. Lúc này, cậu bé đã tỉnh lại và Schuster bế chú nhóc xuống để đưa về nhà. Chiếc xe tiếp tục tiến về phía Sendlingertorplatz. Đến đây, họ lại chạm trán với một loạt đạn khác gần Jighla địa cũ phía nam. Do không thể quay trở về nhà hàng bia, nên họ chẳng thể làm gì khác ngoài tiếp tục đi theo hướng nam đến Salzburg.

        Việc Goring giơ ra chiếc Huân chương Pour le Mérite cũng không cứu được ông và ông nằm trên vỉa hè với một viên đạn ở bắp đùi. Frau Use Ballin vừa từ nhà lao đến để giúp đỡ những người bị thương đã nhìn thấy ông máu chảy đầm đìa. Với sự giúp đỡ của chị gái, bà kéo gánh nặng đó vào trong nhà. Hai chị em bà lau rửa vết thương cho Goring và chuẩn bị gọi xe cấp cứu thì ông đề nghị với giọng yếu ớt là làm ơn đưa giúp ông tới phòng khám riêng, ông không thể chịu đựng được sự si nhục của việc bị bắt giữ. Frau Ballin, vợ của một thương gia người Do Thái, đã thể hiện lòng thương xót đối với ông và nhờ vậy ông thoát khỏi nhà tù.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2019, 11:05:05 pm »


6

        Khi trận đánh kết thúc, cuộc tranh giành điên cuồng nơi ẩn trú như một thảm họa thiên nhiên tấn công Marienplatz. Một nhóm những người nổi dậy lánh vào một tòa nhà của những người phụ nữ trẻ và được cho phép ẩn náu dưới gầm giường và trong các buồng ngủ riêng. Những người khác lao vào một cửa hàng bánh và giấu vũ khí của họ dưới lò, trong các bao tải bột mì và trong các máy nghiền cà phê. Cảnh sát quốc gia vây bắt hàng trăm người, tước vũ khí của họ trên đường phố. Những người còn ở lại nhà hàng bia chiếm giữ vị trí chỉ huy đã quá mệt mỏi, họ đầu hàng mà không hề chống cự. Tại sở chỉ huy khu quân sự, đại úy Rohm cũng đầu hàng khi nhận thấy chống cự thêm cũng chẳng ích gì. Cuộc nổi dậy kết thúc, nhưng cảnh sát quốc gia chiến thắng khi rút khỏi nhà hàng bia đã bị những người dân căm phẫn chửi rủa với những tiếng la hét: “Đồ bảo vệ người Do Thái! Đồ phản bội Tổ quốc! Đồ chó săn! Hoan hô Hitler - Đả đảo Kahr!”.

        Các binh sỹ của đội quân SA đến từ Landshut vẫn giữ vững vị trí của họ khi nhận được tin thất bại ở Feldherrnhalle. Có tin rằng Ludendorff bị chết và Hitler bị thương nặng. Gregor Strasse tập hợp các binh sỹ. Họ rút lui trong cảm giác cay đắng và thất vọng về sự phản bội của Kahr. Đến một khu rừng, họ thấv một nhóm binh sỹ SA đến từ thành phố Munich đang đập mạnh súng trường của họ vào các thân cây. Strasse lệnh cho họ dừng ngay hành động dại dột đó lại. Súng trường sẽ là vũ khí có ích trong tương lai. Với đội hình được siết chặt, đơn vị Landshut diễu hành một cách ngỗ ngược tới Hauptbahnhof và hát lời mới của bài “Chữ thập ngoặc và mũ bảo hiểm sát’. Họ đã bị phản bội, họ hát nhưng vẫn trung thành với Tổ quốc.

        Một nhóm binh sỹ SA khác đi trên đường quốc lộ trong các xe ô tô và xe tải chở đây những ủy viên hội đồng thành phố Munich bị bắt. Trên đường đi, đến một khu rừng đoàn hộ tống tù binh này dừng lại và chỉ huy của họ đưa những tù nhân xanh xám này vào rừng. Họ nghĩ rằng “giờ phút cuối cùng đã điểm” nhưng họ chỉ bị bắt đổi quần áo cho các binh sỹ SA để các binh sỹ này có thể trở về Munich như những dân thường. Chủ tịch Bộ trưởng von Knilling và những con tin quan trọng khác cũng được thả tự do. Hess đưa họ ra khỏi thành phố thành công, tới một ngôi biệt thự bên hồ Tegernsee nhưng trong khi ông ra ngoài gọi điện tới Munich để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra thì một thanh niên trẻ mà ông giao chỉ huy tù nhân đã bị tù nhân thuyết phục cho họ về nhà. Hess không chỉ mất đi con tin mà còn mất cả phương tiện đi lại của mình.

        Sau khi cất giấu vũ khí, người phục vụ của Scheubner-Richter quay trở về hiện trường tàn sát trong một chiếc áo choàng dân sự mượn được để tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra với ông chủ. Người ta cấm vào Feldherrnhalle. Aigner nói với một sỹ quan cảnh sát ông là ai. “Sau nhiều lần năn ni, ông và tôi cùng vào trong khu cạnh lối vào, nơi tất cả những xác chết đang nằm cạnh nhau. Tôi gần như phát điên khi phải tìm ông chú trong sổ những thi thể này”. Aigner tìm thấy Scheubner-Richter nằm cạnh người bạn tốt nhất của ông ấy, người hầu của Ludendorff. “Đau lòng và hoàn toàn kiệt sức, tôi trở về nhà mình ở Widenmayerstrasse”. Frau Scheubner-Richter hỏi chồng của bà đâu. Aigner nói dối, nhưng bà năn nỉ chúng tôi nói sự thật. Tôi vẫn nhớ lời nói của bà: “Điều này thật kinh khủng nhưng vợ một sỹ quan phải biết chịu đựng”.

        Trên đường phố, Hanfstaengl bắt gặp một người quen trong đội quân SA trong trạng thái chán nản, ông ta nói với ông rằng Hitler, Ludendorff và Goring đã chết và thế là kết thúc một nước Đức. Khi Hanfstaengl quay về nhà để chuẩn bị trốn chạy, một chiếc xe ô tô mui trần phanh kít dừng lại bên cạnh ông. Bên trong xe là Amann, Esser, Eckart và Hoffmann. Ông cùng họ đến căn hộ của mình và mọi người nhất trí sẽ từng người một trốn sang Áo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2019, 11:05:20 pm »


        Hanfstaengl không bao giờ nghĩ sẽ trốn về ngôi nhà vùng quê của mình ở Uffing, nhưng rủi ro đã buộc Hitler phải làm vậy. Khi xe của Hitler ở cách Munich khoảng 10 dặm, Hitler phá tan bầu không khí im lặng kéo dài đế tuyên bố rằng có lẽ mình bị bắn vào cánh tay. “Liệu có nguy hiểm không” - Bác sĩ Schultze hỏi. Không nguy hiếm. Có thể viên đạn vẫn ở đó và có chỗ nào đó bị gãy. Họ dừng lại ở một khu rừng và bác sĩ bắt đầu cởi chiếc áo vest, hai chiếc áo len dài tay, cà vạt và áo sơ mi của Hitler ra. Schultze phát hiện cánh tay trái của ông bị trật khớp nhưng không thể nắn khớp trong xe ô tô mà không có sự hỗ trợ. Ông cố định cánh tay bị thương vào người Hitler bằng một chiếc khăn tay, sau đó gợi ý rằng họ nên trốn về Áo. Hitler phản đối đề xuất này và họ vẫn đi về phía nam. Gần đến Murnau, Hitler nhớ ra biệt thự của Hanfstaengl ở Uffing chỉ cách chỗ họ có vài dặm. Ồng lệnh cho người lái xe giấu chiếc xe Selve, sau đó đi bộ cùng với người bác sĩ và người hộ lý tới Uffing.

        Khoảng 4 giờ chiều, họ đến biệt thự của Hanfstaengl, một ngôi nhà bằng đá nhỏ gần nhà thờ của làng. Không nói năng gì, Helene dẫn ba người đàn ông đã kiệt sức vào phòng khách nhà bà. Hitler bắt đầu than khóc về cái chết của Ludendorff và Graf trung thành của ông, ông đã tận mắt nhìn thấy cả hai người ngã xuống, ông trở nên mất bình tĩnh. Tính hay tin người của Ludendorff đã phải trả giá bằng cả cuộc đời của ông ấy, và sự trung thành của Graf đã lấy mất của Hitler một sỹ quan tùy tùng hoàn hảo. Ông bắt đầu chỉ trích và lên án ba nhà lãnh đạo vì sự phản bội của họ và thề “sẽ tiếp tục đấu tranh vì lý tưởng của chính mình cho đến khi tim ngừng đập”.

        Helene đề nghị Hitler ngủ một chút. Ông có thể sẽ sớm bị phát hiện và sẽ phải dồn tất cả sức lực của mình để đối phó với việc bị bắt giữ. Bác sĩ Schultze và người hộ lý giúp đưa Hitler vào buồng ngủ và cố gắng nần cánh tay bị trật khớp của ông. Nhưng nổ lực đầu tiên thất bại vì cánh tay bị sung nề. Hitler nhăn nhó khi họ cố thử lần hai, lần này đã thành công. Sau đó, người hộ lý buộc cánh tay treo lên vai để cố định. Helene có thể nghe thấy tiếng rên đau của Hitler qua cửa sổ.

        Các tờ báo nước ngoài đều đăng tải những câu chuyện bóp méo về cuộc nổi dậy ở thành phố Munich. Ở thành phố New York, báo chí miêu tả rằng cuộc nổi dậy này là một cuộc nổi dậy của những người theo chủ nghĩa quân phiệt và Hitler chỉ đóng vai trò thứ yếu. Ờ Rome, nơi Kurt Liidecke đại diện Hitler thảo luận với Mussolini, các số báo ra buổi trưa tuyên bố rằng Thái từ Rupprecht đã gia nhập những người tham gia cuộc cách mạng.

        Đến sáng ngày lo tháng Mười một, những người tham gia cuộc nổi dậy hoặc bị giam cầm hoặc trốn chạy. Hess bị kẹt ở Tegernsee mà không có xe ô tô. Cuối cùng ông cũng có thể liên lạc với vợ chưa cưới của mình, Use Prổhl bằng điện thoại và kể về sự bất tín của những con tin. Liệu bà có thể tìm được một phương tiện vận chuyến và đưa ông tới căn hộ của giáo sư Haushofer. Use đi xe đạp rời Munich. Đó là một chặng đường dài hơn 30 dặm và chuyến đi trở về cùng Hess vô cùng gian khổ. Một người đi xe đạp trước một đoạn, sau đó nghỉ, dựa xe vào cây và đi bộ tiếp, người đi sau sẽ lấy xe đạp và đi, sau đó lại dừng xe đi bộ để người kia đi xe đạp (đó là sáng kiến của Hess). Cuối cùng, họ cũng đến được nhà của giáo sư Haushofer ở thú đô Bavaria. Giáo sư đồng ý che giấu kẻ chạy trốn mặc dù ông nghĩ cuộc nổi dậy là “một việc làm lố bịch”, nhưng ông thích Hess bất chấp những mặt hạn chế của Hess - “ông không được thông minh nhưng có cá tính và lòng nhân hậu”. Hess thất vọng. Cuộc nổi dậy có thể đã thành công nếu ông không đánh mất con tin. Ông nói sẽ tự sát, nhưng Haushofer thuyết phục ông không nên làm vậy và khuyên ông đầu hàng. Hess không bao giờ chấp nhận lời khuyên này, sau vài ngày, ông rời nhà Haushofer để cùng bạn bè trốn ra ngoài thành phố. Chẳng bao lâu nữa, ông có nguy cơ bị bắt khi cứ thường xuyên đi xe đạp về thành phố Munich để chăm sóc Ilse đang bị ốm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2019, 11:06:38 pm »


7

        Đó là một đêm thao thức, lo âu ở uffing. Hanfstaengl không thể về nhà và Hitler cuộn chặt trong chiếc mền du lịch của Anh mà chủ nhà cho mượn để cố gắng kiềm chế cơn đau. Hitler cũng không sao ngủ được. Ông nhân Helene Hanfstaengl đến và nói với bà rằng, hộ lý của ông sẽ đến Munich với hy vọng thuyết phục Bechsteins đem xe ô tô đến đưa ông sang Áo. Bác sĩ Schultze cũng sẽ đến thành phố đó. Đế đảm bảo làm tất cả mọi thứ tốt nhất cho cánh tay bị thương, Hitler được đưa đến chỗ một người bạn đồng nghiệp kín đáo, trợ lý xuất sắc cho bác sĩ Sauerbruch.

        Buổi sáng hôm đó dường như dài vô tận, thậm chí cả những người giúp việc cũng không muốn ăn. Chi có Egon, cậu bé chưa đây ba tuổi, là vẫn hồn nhiên và mọi người phải giám sát chặt chẽ nếu không cậu sẽ nói vống qua tường thông báo bác Dolf đang ở đây. Trước buổi trưa, bác sĩ Schultze trở về cùng với người trợ lý của bác sĩ Sauerbruch. Họ cùng nhau xem xét ti mi vai của Hitler, không có vấn đề gì và họ thay băng cho Hitler. Sau đó, Hitler chỉ thị bác sĩ Schultze nói với Drexler rằng Drexler sẽ đại diện cho Hitler khi ông đi vắng. Tin này cũng sẽ được chuyên đến Hess, một số lãnh đạo khác của đảng và cả Ludendorff nếu ông ấy còn sống.

         Sau khi 2 bác sĩ đi khỏi, Hitler cố gắng cam đoan một lần nữa với bà chủ nhà rằng chồng bà vẫn an toàn, sau đó băn khoăn về những điều có thể xảy ra với người bạn của ông. Đêm đó ông ngủ được một chút nhưng sớm hôm sau đã bị tiếng chuông chói tai của nhà thờ bên cạnh đánh thức. Hôm đó là Chủ nhật, ngày 11. Hitler không ra khỏi phòng cho đến giờ ăn trưa. Vì chiếc băng đeo đỡ cánh tay, ông không thể mặc áo và phải choàng áo tắm to bằng vải bông màu xanh sẫm quanh người. Điều này khiến ông bật cười, khuôn mặt gầy hốc hác. Hitler cảm giác mình giống như một thượng nghị sĩ thời La Mã cổ đại - ông nói - và kể cho Helene tại sao mình lại bị cha giễu là “cậu bé trong chiếc áo rộng của những người đàn ông thời La Mã cổ”.

        Càng đến chiều Hitler càng lo lắng và bắt đầu bước tới bước lui trong phòng khách. Ông trở nên sốt ruột về chiếc xe ô tô của Bechstein. Tại sao lại trễ như thế chứ? Thời gian ông bị phát hiện ở Uffing không chỉ tính bảng giờ mà có lẽ bằng phút. Đến chạng vạng tối, ông đề nghị Helene đóng cửa chớp, kéo rèm, sau đó lại buồn rầu đi đi lại lại. Đến 5 giờ chiều, chuông cửa reo. Mẹ và anh của Hanfstaengl ở biệt thự bên cạnh sang và kể lại rằng nhà của bà đã bị cảnh sát lục soát. Bà bị ngắt lời xấc xược bởi một số quan chức, họ cấm bà thông báo. Sau đó người anh trai nói thẳng với Helene: Cảnh sát sẽ sớm tìm đến.

        Helene bước chậm rãi lên bậc cầu thang. Hitler vẫn trong chiếc áo choàng tắm ngoại cỡ của bà chủ đang đứng đợi ở ô cứa. Helene nói nhỏ với Hitler rằng cảnh sát đang đến nhà bà. Hitler hoàn toàn mất bình tĩnh trong giây lát rồi kêu lên, ”Giờ tất cả đã mất - không còn cách nào khác!”. Ông chộp nhanh trong tủ chiếc súng lục ổ quay của mình.

        “Anh nghĩ là mình sẽ làm gì vậy?” - Helene hỏi. Bà ôm ghì cánh tay của Hitler và lấy khẩu súng mà không phải giằng co gì. “Tại sao anh lại có thể bỏ cuộc ngay từ những vận rủi đầu tiên của mình vậy?” - Bà trách. “Anh hãy nghĩ đến tất cả những người đã theo anh, họ tin tưởng vào anh, họ sẽ mất hết niềm tin nếu anh rời bỏ họ bây giờ”. Helene nói một cách bình tình. “Làm sao anh có thể rời bỏ tất cà những người mà họ đã quan tâm đến lý tưởng bảo vệ đất nước của anh và sau đó là cuộc sống của chính anh?”. Hitler ngồi xuống ghế, úp mặt vào hai tay. Helene lên lên tầng trên để giấu khẩu súng lục. Thứ đầu tiên bà nhìn thấy là chiếc thùng lớn để bột mì. Bà vùi sâu khẩu súng dưới đó và vội quay trở lại tìm Hitler đang trong trạng thái chán nản.

        Helene nói với Hitler rằng, đảng của ông phải biết làm gì trong khi ông đang ngồi tù và đề nghị viết chỉ thị cho từng người thân cận nhất. Tất cả những gì ông phải làm là ký vào những mục để trống mà bà sau này có thể điền vào và chuyển cho luật sư của ông. Hitler cám ơn Helene vì đã giúp ông nhớ lại trách nhiệm của mình và bắt đầu đọc chỉ thị. Đầu tiên, ông đề nghị Amann phụ trách những vấn đề công việc và tài chính, sau đó là Rosenberg phải “trông coi” tờ báo của đảng và hủy bỏ chỉ thị trước đó đối với bác sĩ Schultze, “đưa phong trào tiếp tục phát triển”. Hanfstaengl giúp củng cố tờ Vólkischcr Beobachter qua các mối quan hệ ngoại giao của ông. Esser và những người khác tiếp tục thực hiện những mục đích chính trị của đảng. Sau khi tất cả các chỉ thị được viết và ký xong, Helene giấu các tờ chỉ thị này vào thùng bột mì.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2019, 11:29:11 pm »


        Một lát sau, có tiếng ô tô đến, theo sau là đội quân mau lẹ và đáng chú ý hơn tất cả là tiếng kêu của những con chó nghiệp vụ. Sau khi đợi vài phút, có tiếng gõ cửa. Một trung úy cảnh sát quốc gia trẻ khác và 2 sỹ quan xuất hiện. Trung úy cảnh sát lịch sự tự giới thiệu mình và yêu cầu khám xét ngôi nhà. Helene dãn các sỹ quan cảnh sát lên tầng trên và mở cửa phòng khách. Hitler vẫn đứng đó trong bộ pyjamas và chiếc áo choàng tắm. Sự xuất hiện bắt ngờ của ông làm cho các sỹ quan cảnh sát giật mình, họ dừng lại. Helene vẫy tay ra hiệu cho họ vào phòng, và khi tất cả mọi người vào trong phòng, Hitler không chỉ đã lấy lại bình tĩnh mà còn “hủy những bài diễn văn dài chống chính phủ, chống các quan chức chính phủ, kích động quần chúng”. Hủy bỏ hoàn toàn những tài liệu đó một phút trước, Hitler bây giờ đã làm chủ được mình. Bất ngờ ông chủ động lên tiếng và cộc lốc yêu cầu trung úy cảnh sát không lãng phí thời gian. Ông bắt tay người trung úy trẻ và nói ông đã sẵn sàng đi.

        Trời hôm đó lạnh tê tái. Hitler không có áo choàng nhưng ông từ chối mặc chiếc áo ngoại cỡ của Hanfstaengl, thay vào đó ông khoác chiếc áo choàng đi đường lên trên chiếc áo choàng tắm màu xanh. Ông được phép cài Huân chương Chữ thập sắt lên chiếc áo choàng đó. Khi cả nhóm bước xuống cầu thang, bé Egon chạy bổ vào phòng khách. “Những người tồi tệ kia, các ông làm gì với bác Dolf của tôi vậy?” - cậu bé gặng hỏi. Vô cùng xúc động, Hitler vuốt nhẹ vào má của cậu bé, lặng lẽ bắt tay Helene và những người giúp việc, sau đó quay nhanh và sải bước ra cửa. Nhìn qua cửa sổ, Helene bắt gặp cái nhìn của ông khi xe cảnh sát quay đầu về phía Weilheim, khu trung tâm của quận. Khuôn mặt ông nhợt nhạt không còn chút sức sống nào.

        Hitler đến Weilheim vào khoảng 9 giờ 45 tối và chính thức bị buộc tội ở văn phòng quận trước khi bị đẩy vào nhà tù ở Landsberg, cách thành phố Munich khoảng 40 dặm về phía tây. Lúc này trời mưa nặng hạt và những cơn gió mạnh thi thoảng lại làm xe ô tô lạng đi. Qua chặng đường mệt nhọc vì gió và qua những quãng đường hoang vắng, Hitler thất vọng và ủ rũ. Ngoại trừ một câu hỏi về số phận của Ludendorff (người trên thực tế đến giờ vẫn được tự do sau khi các quan chức khẳng định ông là một người ngoài cuộc), Hitler giữ im lặng.

        Tại nhà tù Landsberg, trưởng giám thị đã chuẩn bị đề phòng những người nổi dậy cố gắng giải cứu cho Hitler. Một chi đội quân sự đang trên đường đến để bảo vệ, nhưng vẫn chưa đến lúc cánh cổng sắt đóng ghim chặt kẽo kẹt mở để nhận Hitler. Ông được đưa đến khu biệt giam của nhà tù và được đưa vào phòng giam số 7, phòng giam duy nhất có một phòng chờ đủ rộng dành cho các bảo vệ quân sự. Tù nhân cũ ở phòng này, Count Arco-Valley, kẻ ám sát Eisner, đã được chuyển sang phòng khác.

        Hitler ở lại dưới sự giám sát của Franz Hemmrich. Ông giúp Hitler cởi- quần áo. “Hitler từ chối không ăn uống gì, nhưng nắm xuống giường cũi. Tôi ra ngoài sau khi chắc chán là đã khóa chắc nhốt ông ta trong đó”. Từ một chiếc giường cô đơn ở miền Bắc nước Đức nơi ông nắm điều trị bệnh mù đến lúc nhìn thấy được, Hitler đã đi một vòng sang chiếc giường khác ở phía Nam, với những bức tường trơ trọi và trần nhà làm bạn.

        Khi Arthur Mõller van den Bruck, người gần đây xuất bản cuốn “Để chế thứ 3” biết được cuộc nổi dậy sớm thất bại, ông nói: “Nhiều điều có thế được nói để phản đối Hitler, nhưng một điều phải luôn được khắng định đó là: Hitler là một người cuồng tín vì nước Đức... Hitler đã bị thất bại bởi chính lý thuyết cổ sơ luận của những người vô sản. Ông không biết làm cách nào để chủ nghĩa quốc xã của ông trở thành một nên tảng trí tuệ. Ông là hiện thân của sự say mê, nhưng hoàn toàn không có biện pháp hoặc khả năng tương xứng”.

        Người ta nhắc đến Hitler trong quá khứ và nhìn chung mọi người đều nhất trí rằng Hitler không còn được chọn một cách nghiêm túc là một lực lượng chính trị ở Đức. “Ông đã liều mạng và mất mọi thứ”. “Lịch sử của chúng ta đã đi chệch hướng” - Mõller viết. “Không có điều gì của chúng ta là thành công trên thế giới. Không có điều gì ngày nay; không có điều gì ngày hôm qua. Không có điều gì - nếu chúng ta nghĩ lại - không có điều gì cho thế hệ gần nhất... Nguyên nhân là ngay từ đâu... một điều gì đó đã diễn ra không phù hợp với mọi thứ. Và khi chúng ta cố gắng đặt điều đó cho phù hợp, nó đã bị vỡ ra từng mảnh... Thảm họa đang treo lơ lửng trên đâu đế chế Đức”.

        Nhưng ở Munich, một lệnh bí mật bày tỏ sự đối đầu đã được ban tới các đảng viên Đảng Quốc xã: “Giai đoạn đầu tiên của cuộc cách mạng dân tộc đã kết thúc. Nó đã mang lại bầu không khí trong sạch mong muốn. Fuhrer, Adolf Hitler được chúng ta kính trọng cao một lần nữa lại hy sinh vì nhân dân Đức. Sự phản bội đáng hổ thẹn nhất là thế giới đã bị cho là đã trừng phạt ông và nhân dân Đức. Vì máu của Hitler đã đổ xuống và do những lưỡi gươm trong tay những kẻ phản bội đang chĩa vào đồng đội của chúng ta ở Munich, các liên minh tác chiến sẽ thống nhất với nhau bất chấp hậu quả sẽ ra sao. Giai đoạn hai của cuộc cách mạng bắt đầu”. Trong thời trai trẻ của mình, Hitler phải chịu hai nỗi thất vọng lớn: một thất vọng là không được vào Học viện Mỹ thuật Viên, và hai cái chết của mẹ ông. Sau này, ông phải chịu thêm hai cuộc khủng hoảng nữa: Sự đầu hàng của nước Đức trong khi ông đang phải nằm điều trị vì bị nhiễm độc và thảm họa ở Feldhernhalle. Điều đó sẽ lấy đi ở con người ông những mong muốn khác thường là vượt lên cú sốc cuối cùng này, và quyết tâm lấy những sai Tâm của chính mình làm bàn đạp tiếp tục tiến bước trên con đường mà ông đã định. Vài tháng trước, Hitler, một kẻ đi lang thang đã chịu thua Hitler, một Fuhrer.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 08:51:19 pm »

 
Phần Ba

KIÊN ĐỊNH MỤC TIÊU

        
Chương 7

NHÀ TÙ LANDSBERG 1923 - 1924

1

        Sáng sớm sau khi Hitler bị bắt, Helene Hanfstaengl nhận được một cuộc gọi từ phóng viên người Mỹ, Hubert Knickerbocker. Ông băn khoăn liệu mình có thể đến Uffing để phỏng vấn và đem theo vợ là Dorothy Thompson không? Helene miễn cưỡng đồng ý, sau đó bà báo cho mẹ chồng, có cha bà từng là một vị tướng trong cuộc nội chiến Mỹ.

        Mọi người trở về biệt thự của Hanfstaengl và trong khi Knickerbocker chụp ảnh các phòng, Helene bí mật lấy lại khẩu súng lục ổ quay và những tờ giấy ghi chỉ thị của Hitler. Bà xếp gọn chúng trong một chiếc cặp nhỏ và cùng Knickerbocker trở về Munich, nơi bà sẽ đến gặp luật sư của Hitler.

        “Đây là những tài liệu. Hãy chuyển tiếp những tài liệu này và chờ xem điều gì sẽ xảy ra,” - bà nói với luật sư của Hitler.

        Thị trấn nhỏ Landsberg không thay đổi về bề ngoài trong 500 năm. Náu mình trong lưu vực châu thổ sông Lech, thị trấn này được bao bọc ở cả hai phía bởi sườn dốc và những khu rừng cao. Một bức tường thành chống sự xâm lược của người Swabia từ then Trung cổ, được tạo thành bởi các bức tường cổ có những tháp canh. Để đến được nhà tù Landsberg từ phía Munich, phải đi qua một cây cầu bằng gỗ cũ bắc qua sông Lech. Trên ngọn đồi là nhà tù pháo đài Landsberg, một tổ hợp các tòa nhà xám trắng được bao bọc trong các bức tường cao bằng đá. Nhà tù được chia thành hai khu, một khu dành cho các tội phạm bình thường và một khu dành cho các phạm nhân chính trị. Trong khu pháo đài, tù nhân ở phòng giam số 7 không chịu ăn. Hitler suy nghĩ ủ ê trong phòng mình nhưng không phải vì sự nhỏ bé và bắt tiện của nó. Phòng của ông ở Mănnerheim diện tích chỉ bằng nửa, phòng ở Thierschstrasse thì còn tối tăm hơn. Chiếc giường hẹp bằng sắt màu trắng vẫn thỏa mái theo tiêu chuẩn của ông. Cửa sổ hai chấn song không chỉ cho ánh sáng mặt trời tràn vào phòng mà ông còn có thể nhìn ra cây cối xung quanh, dễ chịu hơn ở Munich nhiều.

        Chỗ đau trên cánh tay hành hạ khiến Hitler ngủ được rất ít. Bác sĩ của nhà tù, ông Brinsteiner, phát hiện ra rằng Hitler bị trật khớp vai trái và bị gẫy ở cánh tay trên, gây loạn thần kinh chức năng và khiến ông cực kỳ đau đớn”. Hitler phải tiếp tục điều trị thường xuyên và theo bác sĩ Brinsteiner “rất có thế bị cứng vĩnh viễn một phần và vai trái sẽ thường xuyên bị đau nhức”.

        Nhưng, cơn đau thể xác, thậm chí cả việc nhận ra rằng những hy vọng về cuộc hành quân tiến vào Berlin đã tiêu tan cũng không hẳn là lý do khiến Hitler thất vọng hoàn toàn. Điều làm ông đau đớn nhất là ông đã bị phản bội, bị bộ ba lãnh đạo, bị quân đội và bị số phận phản bội. Hơn nữa, sự thất bại ở Feldherrnhalle đã bị báo chí nhạo báng là “cuộc cách mạng con tại nhà hàng bia” và được tiến hành theo cách của những cậu học sinh người da đỏ Bắc Mỹ. Các phóng viên nước ngoài miêu tả Hitler là “trung úy đao to búa lớn của Ludendorff”, một con tốt trong cuộc nổi dậy của những người ủng hộ chế độ quân chủ. Tờ New York Times đã in lời cáo phó chính trị của ông trên trang nhất: “Cuộc nổi dậy ở Munich đã loại trừ dứt khoát được Hitler và những người theo chủ nghĩa quốc xã của ông ta”. Những hành động nhạo báng đó đã làm Adolf Hitler tổn thương sâu sắc. Ông có thể chịu đựng được sự tra tấn và cái đói, nhưng không thể chịu được sự chế nhạo.

        Mọi người đến thăm bị sốc trước bộ dạng của Hitler. Ông gầy và xanh xao, gần như không thể nhận ra được. “Tôi thấy ông ngồi bắt động giống như một tảng băng tại cửa sổ chấn song của phòng giam” - Anton Drexler nhớ lại. Hitler tuyệt thực gần hai tuần và bác sĩ cảnh báo Drexler rằng tù nhân Hitler có thể chết nếu vẫn tiếp tục tuyệt thực. Drexler đến phòng giam số 7, với quyết tâm cứu một người ông đã từng cố gắng tước đi chức vụ lãnh đạo đảng. “Tôi nói ông không có quyền buông xuôi. Đảng sẽ trông mong ông gây dựng lại vào một ngày nào đó. Nhưng tôi không thế gây ấn tượng được gì đối với Hitler. Ông đang hoàn toàn thất vọng. Do vậy, tôi gần như cũng thất vọng theo, nhưng cuối cùng, tôi nói thà chúng tôi chết còn hơn tiếp tục đi tiếp mà không có ông”. Drexler nói trong gần hai tiếng đồng hồ, cho đến khi tin rằng mình đã “thu phục được Hitler”.

        Có lẽ Hitler đã tiếp tục tuyệt thực, bởi vì sau đó một người khác cũng tuyên bố rằng họ tin tưởng sẽ cứu ông khỏi cái đói. Hans Knirsch, người thành lập nên Đảng Công nhân XHCN dân tộc ở Czechoslovakia được một Hitler thất vọng và hốc hác chào đón. Knirsch cũng kết tội Hitler là đã từ bỏ sự nghiệp mà ông đã thu hút được nhiều người ủng hộ. Không có ông, sự nghiệp đó coi như là thất bại và đảng sẽ bi giải tán. Đầu tiên Hitler không ngừng lẳc đầu nhưng cuối cùng ông “rụt rè hỏi liệu ai sẽ tiếp tục theo một người đã từng thất bại như ông”. Knirsch trả lời rằng trên thực tế, cuộc nổi dậy đã làm tăng thêm sự nhiệt tình của tất cả mọi người. Hitler không được mất niềm tin vào chính mình; hầu hết các nhà lãnh đạo lớn đều đạt được thành công sau những thất bại. Điều này đã thuyết phục được Hitler và nhờ lời đề nghị của bác sĩ của nhà tù, người ta phát cho ông một bắt cơm - Knirsch nói. Ông ăn bắt cơm đó một cách ngấu nghiến, “sau đó hứa rằng sẽ nhớ những lời khuyên của Knirsch”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 08:53:14 pm »


        Có thể Knirsch đã cứu sống Hitler, cũng có thể Drexler hoặc Frau Bechstein. Thậm chí cũng có thể người cứu sống Hitler là Helene Hanfstaengl. Bà đã viết cho Hitler rằng bà ngăn ông tự sát ở Uffing không phải đế ông tự bỏ đói mình cho đến chết ở nhà tù Landsberg; rằng điều ông định làm chính là những gì mà kẻ thù tồi tệ nhất cầu mong ông sẽ làm. “Lời khuyên của bà ấy đã làm ông thay đổi thái độ” - chồng Helene, người đang lẩn trốn ở Áo, nhận xét. “Hitler rất ngưỡng mộ Helene và diện mạo của Hitler ở Uffing sau cuộc nổi dậy hẳn là sự thôi thúc phải cứu Hitler từ trong tiềm thức của người phụ nữ này, người rất phù hợp với những khao khát tình cảm dồn nén trong Hitler. Trong khi tất cả mọi thứ mà ông tạo dựng đã bị hủy diệt thì ngôi nhà ở Uffing hẳn đã có được những tinh hoa của một nơi ẩn náu an toàn ngoài địa hạt”. Không thể phủ nhận rằng những lời nói của Helene cũng như chuyến thăm của Frau Bechstein, người đã làm rất nhiều điều cho Hitler, đã có ảnh hưởng mạnh đối với Hitler. Ông đã vô cùng cảm động sau những lời nói của Drexler và cuối cùng bị thuyết phục bởi những tranh luận của Knirsch. Trong bất kỳ trường hợp nào, trước khi Hitler đồng ý ăn miếng cơm đầu tiên, ông đã tự cứu sống mình.

        Ngay cả sau khi Hitler ăn uống trở lại, ông cũng không đưa ra bằng chứng nào trong phiên tòa xét xử mình. Đầu tiên, ông khăng khăng đòi được thẩm vấn, nhưng khi những điều tra viên đến, ông từ chối không nói một lời nào. Trong sự tuyệt vọng, viên trưởng công tố đã cử trợ lý của mình, Hans Ehard, đến nhà tù Landsberg để “xem liệu có lấy được lời khai nào của Hitler không”. Những cố gắng của Ehard cũng vô ích như những người đi trước, nhưng ông ta vẫn tiếp tục kiên trì nói chuyện qua chiếc bàn bằng “một giọng nói thân thiện cứ như là nói với một con ngựa bị ốm”. Hitler ngồi im lặng ủ rũ, sau đó bắt ngờ liếc qua một chồng báo cáo trên bàn và nói một cách mỉa mai rằng tất cả những báo cáo chính thức này chắc chắn không “cản trở sự nghiệp chính trị tương lai của tôi”.

        “Được rồi, Herr Hitler” - Ehard cất lời sau một chút suy nghĩ - “anh cố thể bị quấy rầy bởi sự có mặt của một máy tốc ký”. Ông lệnh cho một thư ký, một người làm công trong nhà tù, ra ngoài và lấy những tờ giấy. Khi chỉ còn hai người, Ehard cố gắng sử dụng chiến thuật mới, cho thấy rằng ông chỉ đang thực hiện nhiệm vụ của mình. Liệu Hitler có đồng ý thảo luận vấn đề hay không? Gạt bỏ trạng thái cảnh giác do cách tiếp cận không chính thức của Ehard, Hitler đột nhiên tuôn ra một tràng. Ông không chỉ khai chi tiết cuộc nổi dậy đã được lập kế hoạch và thực hiện như thế nào mà còn giải thích tại sao ông phải hành động mạnh mẽ như vậy. Giọng ông cao lên và khuôn mặt chuyển sang hơi xanh, cứ như ông đang diễn thuyết trước đám đông khán giả - Ehard nghĩ. Thi thoảng, trợ lý công tố lại ngắt lời Hitler bằng một câu hỏi. Nếu câu hỏi này khiến Hitler bối rối, ông sẽ ngồi sụp xuống và im lặng ủ rũ. Ehard trở về Munich và gửi báo cáo của mình tới cấp trên và tới Georg Neithardt, người sẽ là thẩm phán trong phiên tòa xét xử Hitler. Cấp trên của Ehard rất ấn tượng bởi những gì ông đọc được, nhưng Georg Neithardt lại nói “Hitler đã không nói với cậu tất cả, có thể ông ấy sẽ muốn nói những điều đó trước toà”. Nhưng Ehard không tin Hitler đã không nói những lý lẽ tốt nhất của mình. Ông nghi ngờ rằng, tù nhân ở phòng giam số 7 có thể tiết lộ nhiều hơn những gì ông có và sau đó cảnh báo vị thẩm phán rằng con người như Hitler không dễ bị “đàn áp”.

        Sự hồi phục của Adolf Hitler được chị gái cùng cha khác mẹ, bà Angela, khẳng định đầu tháng sau. Bà đến nhà tù “trong một chiều tháng Mười hai sương mù u ám”. “Không bao giờ trong cuộc đời chị quên được giờ phút đó” - bà viết cho em trai, Alois Hitler, Jr. “Chị nói chuyện với cậu ấy nửa giờ. Tinh thần và tâm trí cậu ấy rất ổn. Về mặt thể xác, cậu ấy khá khỏe. Cánh tay đau vẫn gây phiên toái nhưng họ nghĩ cánh tay này gần như đã được chữa khỏi. Thật cảm động về sự trung thành của mọi người đối với Hitler trong những ngày này. Ví dụ, ngay trước khi chị vào thăm, một bá tước đã đến thăm cậu ấy và mang đến một gói quà Giáng sinh từ biệt thự Wahnfried của B. Mục tiêu và chiến thắng chỉ là vấn đề thời gian. Chúa sẽ sớm phù hộ cho cậu ây”. Gói quà đó được gửi từ nhà của Wagner ở Bayreuth và vài ngày sau Winifred Wagner lại gửi một gói quà khác gồm một quyển thơ. Frau Wagner không hề mất niềm tin đối với Hitler. “Hãy tin tôi” - bà nói với một khán giả, “Hitler là người có triển vọng bất chấp mọi điều xảy ra, và ông sẽ rút thanh gươm ra khỏi cây sồi Đức”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:08:03 pm »


        Các cuộc biểu tình phân biệt chủng tộc của Hitler rốt cuộc vãn được coi là chiến thắng và đang điều chinh lại đội ngũ của mình dưới những cái tên vô thưởng vô phạt như “Câu lạc bộ những người hát vỏlkischer”, “Chi đội gợi cảm Vólkischer”, “Liên minh những người phụ nữ Đức thực thụ”, “Súng trường Đức và Liên minh hành quân”. Liên minh tác chiến cũ cũng được định hình rõ nét lại dưới một cái tên mới, Frontring, do đại úy Rohm, người đang bị giam ở nhà tù Stadelheim cùng một nhóm những người nổi dậy khác lãnh đạo; liên minh này được thiết kế là “tổ chức bảo trợ” cho tất cả các nhóm bán quân sự công nhận cả Hitler và Ludendorff là những người lãnh đạo trong phong trào phân biệt chủng tộc. Hitler ghét ý tưởng này nhưng Rohm vẫn coi mình là sỹ quan cấp trên, ông không để ý đến sự phản đối của Hitler.

        Mặc dù đã bị pháp luật giải tán, đảng của Hitler vẫn bắt đầu các chiến dịch chính trị bí mật. Trung tâm mật là Munich, nơi Rosenberg thành lập một ủy ban để tiếp tục điều hành Đảng NSDAP. Nhưng tiến trình này bị cản trở bởi những xích mích cá nhân và những mâu thuẫn về ý thức hệ. Trong khi Rosenberg coi mình là người kế thừa về mặt chính trị tạm thời của Hitler, thì nhóm người sống lưu vong ở Salzburg (Esser, Streicher, Amann và Hanfstaengl) coi ông là một kẻ mạo danh. Họ không thích và cũng không kính trọng Rosenberg. Nhưng có lẽ đó chính là lý do mà Rosenberg được chọn lựa. Ông này không phải thuộc tuýp người muốn kiểm soát đảng thường xuyên, cũng không có những người ủng hộ mình. Hơn nữa, không còn ai để có thể chọn lựa nữa. Goring cũng đang trốn ở Áo, dần phục hồi lại sức khỏe sau khi bị thương nặng; Scheubner-Richter đã chết; Eckart được thả khỏi nhà tù Landsberg cũng đang hấp hối ở Berchtesgaden, và Drexler không chấp nhận phương hướng mà Hitler đang dẫn dắt đảng. Và có một điều Hitler có thể tuyệt đối chắc chắn: Rosenberg là người trung thành.

        Một đêm, Rosenberg cố gắng trốn sang Áo “qua một khu rừng ngập sâu trong tuyết” để bàn bạc với nhóm Salzburg. “Tôi nói chuyện với từng người một trong số các đồng chí của chúng tôi, cố gắng đưa ra những quan điểm mới và xua tan mọi lời đồn đại vô nghĩa”. Ông rời Áo vài ngày sau đó, trượt tuyết qua biên giới, với suy nghĩ ông đã khẳng định được với những người chống đối mình. Họ tin chắc rằng ông là một người bất tài và tiếp tục chia rẽ những kế hoạch, từ xây dựng ngân quỹ cho đảng bằng cách lừa đảo hoặc chặn cướp trên đường, cho đến việc vượt biên với súng máy để đột kích nhà tù Landsberg. Không điều gì được thực hiện, kể cả việc cử Lũdecke tới Mỹ để gây quỹ cho Hitler. “Tôi gào thét lên trong những lời nhạo báng mỗi khi tôi nói về ông ấy như một sức mạnh sắp đến” - Rosenberg kể lại.

        Ở Munich, Hitler vẫn bị giam giữ một cách cẩn thận. Giáng sinh năm đó, một nhóm các nghệ sỹ Schwabing của phong trào đã kỷ niệm mùa lễ hội ở quán cà phê Blute với một hoạt cảnh sống động “Adolf Hitler ở trong nhà tù”. Trên bức rèm của nhà hát hiện lên một phòng nhỏ. Những bông tuyết đang rơi bên ngoài cửa sổ. Một người đàn ông ngồi bên bàn viết, khuôn mặt úp vào hai bàn tay, và một dàn hợp xướng nam đang hát bài “Silent night, holy night - Đêm yên tĩnh, đêm thánh”. Sau đó một thiên thần đặt cây giáng sinh treo đèn kết hoa lên bàn. Người đàn ông dần dần ngẩng lên và để lộ khuôn mặt của mình. “Nhiều người nghĩ đó chính là Hitler” - Heinrich Hoffmann nhớ lại. Khi ánh đèn bật lên, những người thợ chụp ảnh nhận ra rằng những người phụ nữ và cả đàn ông mắt nhòa lệ cất vội những chiếc khăn tay của mình. Ngày đầu năm 1924, vận mệnh tài chính của nước Đức đã được dàn xếp ở London tại cuộc họp giữa Hjalmar Schacht, cố vấn phụ trách tiền tệ quốc gia của đế chế Đức mới và Montagu Norman, Thống đốc ngân hàng nhà nước Anh. Schacht, người đã bãi bỏ đồng tiền khẩn cấp, bắt đầu phơi bày một cách thẳng thắn tình hình tài chính tuyệt vọng của nước Đức. Khi cuộc khủng hoảng ở Ruhr được giải quyết - ông nói - “cần phải để ngành công nghiệp Đức hoạt động trở lại”, và điều này chỉ có thể được thực hiện nhờ sự trợ giúp tín dụng của nước ngoài và thành lập “một ngân hàng tín dụng thứ hai ngoài ngân hàng Reisbank, một ngân hàng hoàn toàn dựa trên bản vị vàng”.

        Norman, người mà Schacht nhắc đến trong cuốn hồi ký với tiêu đề “The old Wizard - Một thiên tài già ” không ấn tượng cho đến khi Schacht tuyên bố rằng ngân hàng mới sẽ ban hành tờ giấy bạc của riêng nó với mệnh giá 200 triệu mark dựa trên cơ sở vốn bằng vàng. “Tôi dự định phát hành những tờ tiền này theo giá trị của đồng bảng Anh” - Schacht nói. Trong khi Norman im lặng suy nghĩ về ý kiến bổ sung này, Schacht tiếp tục nói: “Thưa ngài Thống đốc, viên cảnh của sự hợp tác kinh tế giữa Anh và Đức thật tốt đẹp. Nếu chúng ta muốn thiết lập một nền hòa bình châu Âu, chúng ta phải tự giải phóng khỏi những hạn chế do các nghị quyết và tuyên bố của quốc hội áp đặt. Về mặt kinh tế, các nước châu Âu phải liên kết lại với nhau chặt chẽ hơn nữa”.

        Chi trong vòng 48 giờ, Norman không chỉ chính thức thông qua khoản cho vay với lãi suất thấp, mặt bằng lãi suất là 5%, mà còn thuyết phục một nhóm các ngân hàng ở London chấp nhận dự luật giãn nợ cho Đức. Chỉ với vài hành động táo bạo, thiên tài già tự xưng đã lấy đi của Adolf Hitler một trong những loại vũ khí chính trị có hiệu lực nhất -  thảm họa kinh tế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:10:40 pm »


2

        Về mặt sức khỏe, Hitler đã phục hồi, có thể tham dự phiên tòa xét xử - Đó là lời chứng thực của bác sĩ nhà tù, Brinsteiner. Ông cũng tuyên bố dứt khoát trong một báo cáo đặc biệt gửi giám thị nhà tù ngày 8 tháng Một rằng bệnh nhân của ông không có biểu hiện rối loạn tinh thần hoặc thần kinh không ổn định. Bác sĩ kết luận rằng “Hitler luôn luôn kiểm soát được bản thân mình, ý chí và khả năng trí tuệ của ông không bị giảm sút do đau ốm, thậm chí ngay cả khi mục tiêu và mục đích của cuộc nổi dậy bị hiểu sai”.

        Hitler đã có kinh nghiệm qua một thời gian ngắn phải ngồi tù ở nhà tù Stadeheim hai năm trước. Tương tự như khi bị giam ở Stadeheim, thời gian bị giam hãm ở nhà tù Landsberg buộc ông phải đánh giá lại quá khứ của mình. Trong cái im lặng của phòng giam nhỏ bé, ông đã nhận ra một số lỏi lầm của chính mình. Ví dụ, ông đã dự định cuộc nổi dậy bắt đầu từ diễu hành tiến vào Berlin và theo gương Mussolini bất ngờ nổi dậy nắm quyền. “Từ thất bại của cuộc nổi dậy, tôi rút ra một bài học rằng mỗi một nước có một phương pháp phục hồi riêng của mình”.

        Ông có thể thuyết phục chính mình rằng, số phận đã đến cứu ông bằng sự thất bại liếng xiểng. “Cuộc nổi dậy thất bại đó là vận may lớn nhất dành cho chúng tôi, những người theo chủ nghĩa quốc xã” - sau này ông viết và liệt kê ra ba lý do: Hoàn toàn không thể hợp tác được với Ludendorff; việc tiếp quản chính quyền một cách đột ngột trên khắp nước Đức sẽ gây ra “những khó khăn lớn nhất” bởi vì đảng của ông chưa có những bước chuẩn bị phù hợp; và “sự hy sinh đẫm máu” của 14 đồng đội ở Feldhernhalle rốt cuộc là “một chiến dịch tuyên truyền hiệu quả nhất cho chủ nghĩa quốc xã”.

        Trong những tuần qua, ông đã đọc lướt qua gần như tất cả mọi thứ trên những báo mà ông có: Nietzsche, Chamberlain, Ranke, Treitschke và Marx. Ông vội vã đọc qua những cuốn hồi ký của Bismarck và một số hồi ký về cuộc chiến tranh thế giới. “Landsberg là trường cao đẳng của tôi với kinh phí được nhà nước trả” - ông nói với Frank - và không có các giáo sư “được trí thức hóa một cách kiêu căng”. “Dù sao sức mạnh của ý chí còn lớn hơn cả tri thức. Nếu Thượng đế chỉ biết đến thế giới và “không định ý chí” cho thế giới đó thì ngày nay vân đây rẫy sự hỗn loạn”.

        Hitler bước vào nhà tù, cảm thấy số phận đã quay lưng lại với chính mình, nhưng bây giờ qua sự giải thích duy lý trí, ông đã thuyết phục chính mình rằng, số phận đã cứu vớt ông.

        Trong 10 tuần, Hitler đã đứng dậy sau cơn tuyệt vọng. Với niềm tin rằng mình sẽ là nhà lãnh đạo của nước Đức, ông dành nhiều thời gian lo lắng đến những vấn để kinh tế của đất nước và thậm chí còn đưa ra kế sách tài tình để đưa những người thất nghiệp quay trở lại làm việc (như ông kể cho Frank): ông sẽ xây dựng một hệ thống các đường quốc lộ nối các dân tộc đến gần nhau hơn và sẽ sản xuất đại trà các xe ô tô nhỏ tiết kiệm xăng để một người nghèo khó cũng có thể mua được. Ngày 22 tháng Hai, khi ông và những người bạn của mình bị đẩy qua cổng nhà tù và được đưa tới các khu giam cầm ở Munich, ông đã sẵn sàng cả về mặt tinh thần và thể chất cho phiên tòa quyết định tương lai của mình. Phiên tòa đó sẽ bắt đầu sau bốn ngày nữa.

        Tình cờ, Frau Ebertin, người đã dự đoán về thất bại của cuộc nổi dậy cũng đang ở Munich để viết một tiểu luận về thuật chiêm tinh. Bà có một lời tiên tri dành cho Hitler: Ông sẽ không bị gục ngã trước những thất bại nhục nhã của mình mà sẽ đứng lên như một nhân vật kỳ diệu.

        Cả nước Đức, nếu không muốn nói là cả thế giới, hướng đến Munich vào sáng 26 tháng Hai vì sự kiện chính trị quan trọng, buộc tội phản quốc đối với Hitler, Ludendorff và 8 bị đơn khác. Tướng Ludendorff là bị đơn đầu tiên được gọi trong bản cáo trạng, nhưng rõ ràng ngay từ đâu Hitler là trung tâm của sự chú ý. Ông là người đầu tiên bị yêu cầu đứng dậy và trình bày trước tòa. Ồng trình bày không như người đang tự bào chữa mà là nguyên cáo. Với giọng nam trung khỏe, ông miêu tả trước tòa như ông đã miêu tả với Ehard trong tù những điều ép buộc ông tiến hành cuộc nổi dậy. Ông nói về cuộc diễu hành, về trận tấn công đẫm máu, về việc ông trốn đến Uffmg và bị bắt vào nhà tù Landsberg. Ông chỉ tiếc một điều rằng ông đã không phải chịu chung số phận với những người đồng chí thân yêu đã bị tàn sát.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:13:46 pm »


        Ông nhận tất cả mọi trách nhiệm về những gì xảy ra và sau đó phủ nhận rằng mình là một người có tội. Làm sao có thể coi ông là một tội phạm khi nhiệm vụ của ông trong cuộc đời là dẫn dắt nước Đức quay trở lại vinh quang, về đúng vị trí thích hợp của nó trên thế giới? Tác động của những lời nói này có thể được nhìn thấy trên khuôn mặt của thẩm phán và trưởng công tố. Không ai phản đối cách buộc tội của Hitler hay CỐ gắng kiểm soát thuật hùng biện của ông. Trợ lý công tố Ehard cũng không hy vọng rằng sẽ kiềm chế được Hitler. Thẩm phán Neithardt, một người theo chủ nghĩa dân tộc nồng nhiệt, tin rằng cuộc nổi dậy là một “chiến công của dân tộc”, và phải phán quyết Ludendorff vô tội. Trưởng công tố, bị kích động bởi các cuộc tấn công của sinh viên vì dám nhận nhiệm vụ xử Hitler, cảm thấy bắt buộc phải tiến hành phiên tòa một cách cẩn trọng.

        Nếu những quan chức tòa án này chịu ảnh hưởng của Hitler thì Oswald Spengler hoàn toàn không. Trong bài diễn thuyết ngày hôm đó, ông nhạo báng tình yêu những lá cờ, những cuộc diễu hành và khẩu hiệu của các đảng viên Đảng Quốc xã. “Những vật này rõ ràng là thỏa mãn tình cảm, nhưng hoạt động chính trị là một điều rất khác” - ông nói và miêu tả phiên tòa là “vụ tố tụng Hitler đáng thương”.

        Phần nhiều thời gian trong ngày xét xử thứ hai là dành để thẩm tra những bị đơn khác, nhưng Hitler một lần nữa chỉ phối tiến trình xét xử. Trong một phiên xử kín, ông đã mô tả bằng những thuật ngữ ngông cuồng về bằng cách nào mà cả Munich và Berlin đều bị làm cho thối nát dưới chế độ cộng sản. “Các anh có một ví dụ cổ xưa ở Munich. Chúng ta chưa bao giờ được tự do khỏi thời đại cộng sản nếu sự đòi lại tự do không được bắt nguồn từ tầng lớp nhân dân hùng mạnh”. Những lời nói của ông tạo một phản ứng sôi nổi và đến lượt mình, ông khăng khăng bảo vệ cho cuộc diễu hành của ông đến Berlin.

        Khi phiên tòa diễn ra, Hitler tiếp tục có ảnh hưởng lớn đối với các thẩm phán và phòng xử án bằng những chiến thuật thông minh và tài hùng biện của ông. Cùng lúc này, Ludendorff trở thành nhân vật thứ yếu trong vở kịch. Hơn nữa, sự oán hận của ông đối với những người đồng bị đơn quan trọng đã trở nên rõ ràng. “Hitler đã đánh lừa tôi” - ông phàn nàn với Hans Frank sau phiên tòa. “Hitler đã nói dối tôi. Buổi tối hôm đó Hitler nói với tôi về cuộc nổi dậy điên rồ của mình rằng quân đội đứng đằng sau cuộc nổi dậy... Hitler chỉ là một người diễn thuyết và là một người phiêu lưu”. Có lẽ Ludendorff đã phẫn nộ rằng, người diễn thuyết, kẻ phiêu lưu, một hạ sĩ bị xem thường này đang hành động giống như một sỹ quan danh giá hơn là dưới trướng một vị tướng. Trong khi Hitler nhận mọi trách nhiệm thì Ludendorff lại trước sau như một phủ nhận trách nhiệm. Ông cư xử ngạo mạn, ngắt lời các luật sư và các thẩm phán cứ như vụ việc đang được đưa ra xét xử ở tòa án quân sự và ông là chủ tọa vậy.

Báo chí ngày càng phản đối viên thấm phán và một số quan sát viên nước ngoài thấy thật khó tin họ lại có mặt tại phiên tòa. Ngày 4 tháng Ba, Hội đồng Bộ trưởng nhà nước Bavaria nghe được một dàn hợp xướng công kích Neithardt. Quốc vụ khanh Schweyer buộc tội rằng những lời lăng mạ công khai của các bị đơn đối với quân đội và cảnh sát quốc gia đang gây nguy hiểm cho sự an toàn của chính cảnh sát quốc gia. Một bộ trưởng khác cũng nghi ngờ về khả năng tiến hành phiên tòa của thẩm phán Neithardt. Cũng về vấn đề này, vị bộ trưởng thứ ba tuyên bố rằng cách thức tiên hành phiên tòa được tất cả những người có trách nhiệm quan tâm, đặc biệt là ở Berlin, trong khi vị bộ trưởng thứ tư tiết lộ rằng, ông đã phê bình riêng thẩm phán vi đã cho phép Hitler diễn thuyết một mạch trọng bốn giờ liền và thẩm phán Neithardt chỉ đáp lại rằng “không thế không cho Hitler nói”.

        Sau mỗi ngày xét xử, Hitler lại được giải về một phòng giam trong cùng tòa nhà với phòng xử án. Rosenberg và Hanfstaengl đã đến thăm ông ở đây. Rosenberg mang đến cho Hitler một tin không mong đợi: Một nhóm mạnh của phong trào hoạt động bí mật của đảng bị cấm tham gia cuộc bầu cử vào mùa xuân như là một phần của chiến dịch ngăn chặn các tổ chức bài Do Thái. Đó là một ý tưởng hấp dẫn đối với những người như Gregor Strasser, một được sĩ đến từ Landshut, bởi vì nó đã tạo cơ hội cho đảng mở rộng hoạt động sang bắc Đức. Strasser đã thuyết phục Rosenberg rằng đảng sẽ tham gia vào các hoạt động chính trị của đất nước nhưng Hitler chế nhạo ý tưởng này. Sự thống nhất bị ông coi là đặc biệt nguy hiểm ở thời điếm mà Đảng NSDAP đang hoạt động bắt hợp pháp và ở thời điểm bị giải tán. Hơn nữa, Hitler sẽ phải ủy quyền từ nhà tù và ông đủ khôn ngoan để nhận thấy rằng những gì mà ông ủy quyền có thể dễ dàng bị hỏng. Hướng an toàn nhất của ông là giữ cho đảng ở trạng thái treo cho đến khi ông ra tù.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM