Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:52:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 49302 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 10:22:10 pm »

        
Phần Hai

BẮT ĐẨU ĐÃ CỐ NGÔI LỜI1


Chương 4

THÀNH LẬP ĐẢNG 1919 - 1922

1

        Khi tôi tham gia vào nhóm này, khả năng sẽ có một đảng hay một phong trào là rất khó”. Nhưng thứ mà Đảng Công nhân Đức đã đem lại cho Hitler vào mùa thu năm đó chính là một diễn đàn cho những ý tưởng của chính ông. Nếu như ở phòng viết Mánnerheim lần đầu tiên ông thể hiện những hy vọng và lòng căm thù dồn nén, thì ở nhóm những người bất bình không mấy quan trọng này lại đem đến cho ông những động cơ thúc đẩy cần thiết.

        Nhiệm vụ đầu tiên của ông là biến hội những người tập tranh luận chuyên đề thành một tổ chức chính trị. “Hội đồng nhỏ của chúng tôi trên thực tế chỉ có 7 người và đại diện cho toàn đảng. Hội đồng đó cũng chẳng hơn gì nhóm người đứng đâu câu lạc bộ chơi bài xcát nhỏ (chơi bài tay ba ở Đức) - trong một bài báo phát hành từng kỳ, Hitler thích thú nhớ lại những ngày đầu tiên đó. “Năm 1919, ở Munich là một giai đoạn buồn tẻ. Mất điện thường xuyên, phố xá bẩn thiu, tình trạng lộn xộn diễn ra khắp nơi, nhiều người ăn mặc rách rưới, nhiều quân nhân bị bần cùng hóa. Nói tóm lại, bức tranh đó là kết quả của bốn năm chiến tranh và của những chuyện xôn xao dư luận về cuộc cách mạng”.

        Những cuộc gặp gỡ của họ ở phòng sau của nhà hàng Roseband được thẳp sáng bằng ngọn lừa ga duy nhất cháy leo lét. “Khi chúng tôi đang họp... Trông chúng tôi như thế nào nhi? Thật kinh khủng. Hơi thở, quần áo nhuốm màu quân sự, mũ đội đầu méo mó không thể xác định hình dạng nhưng dù sao cũng còn tươm tất hơn so với quần áo, chân đi ủng dã chiến đã được sửa lại, dùi cui to trong tay như “một chiếc gậy chống”. Những ngày đó, chiếc dùi cui là dấu hiệu phân biệt, là bằng chứng chứng minh một ai đó thuộc về nhân dân.

        “Chúng tôi luôn giống nhau... Đầu tiên, chúng tôi chào hỏi nhau như anh em, rồi chúng tôi được thông báo rằng ‘hạt giống’ đã được gieo thậm chí được củng cố ở những chỗ tương ứng. Người ta hỏi chúng tôi rằng liệu chúng tôi có thể làm báo cáo về vấn đề đó không, và cần phải hành động như một đơn vị”. Ngân quỹ thường là 5 mark và có khi lên tới 17 mark.

        Cuối cùng, Hitler cũng thuyết phục được ủy ban tăng số thành viên bằng việc tổ chức các cuộc gặp gỡ lớn hơn. Ở doanh trại, ông sử dụng máy chữ của đại đội, tự mình đánh máy giấy mời mọi người tới dự buổi gặp gỡ công khai đầu tiên, còn những giấy mời khác ông viết tay. Đêm tổ chức buổi gặp gỡ đầu tiên đó, ủy ban gồm 7 người đã đợi “quần chúng nhân dân tới dự”. Một giờ trôi qua nhưng vẫn không ai đến. “Chúng tôi lại chỉ có 7 người, vẫn 7 người cũ.” Hitler thay đổi chiến thuật. Những giấy mời cho buổi gặp gỡ tiếp theo, ông sao bằng máy rô-nê-ô và lần này thì đã có một vài người đến. Số lượng người tới dự tăng chậm từ 11 đến 13 và cuối cùng là 34 người.

        Số tiền ít ỏi thu được từ những buổi gặp mặt này được sử dụng để đăng quảng cáo trên tờ Miinchener Beobachter, một tờ báo bài Do Thái, về một cuộc gặp gỡ lớn tại phòng hầm của nhà hàng Hofbrăuhaus vào ngày 16 tháng Mười.

        Nếu vẫn chỉ có số lượng người như cuộc gặp trước có mặt thì những chỉ phí sẽ làm đảng này bị phá sản. Mặc dù Harrer bi quan, nhưng Hitler vẫn khăng khăng rằng sẽ có đông người đến dự. Khoảng 7 giờ tối, 70 người đã tập trung trong căn phòng ám khói. Khán giả không được biết về hồ sơ của người diễn thuyết chính, nhưng gần như là ngay từ phút Adolf Hitler bước ra phía sau bục diễn thuyết đặt trên bàn đầu tiên, khán giả đã gần như bị “thôi miên”. Hitler có nhiệm vụ phải nói trong 20 phút, nhưng bài diễn thuyết kéo dài một tiếng rưỡi, đưa ra một loạt những tố giác, các mối đe dọa và cả những hứa hẹn. Rũ bỏ mọi rằng buộc, ông tự do thể hiện cảm xúc của mình và khi ngồi xuống trong tiếng vỗ tay lớn tán thưởng, mồ hôi chảy dài trên khuôn mặt ông. Ông mệt lử nhưng rất hãnh diện “và những gì trước đây tôi chì cảm thấy trong sâu thẳm trái tim mình đã được chứng minh là đúng mà không cần phải đưa nó ra kiểm tra; Tôi có thể diễn thuyết!”.

--------------------
       1. Câu đầu tiên trong Tin mừng của Thánh John. "Bát đầu đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời". Giăng 1.1 — Ý chỉ Hitler là người được chọn, được giao phó sứ mệnh.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2019, 10:35:12 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 10:35:58 pm »


        Đó là một bước ngoặt không chỉ trong sự nghiệp của Hitler mà cả trong Đảng Công nhân Đức. Những thính giả nhiệt tình đã ủng hộ 300 mark, bây giờ tổ chức này đã có ngân quỹ để quảng cáo rộng rãi hơn, để in các khẩu hiệu và tờ rơi. Ngày 13 tháng Mười một, cuộc gặp gỡ lớn lần thứ hai được tổ chức, lần này là tại một quán bia khác, quán Eberlbrãu. Hơn 130 người (hầu hết là sinh viên, các chủ hiệu và sỹ quan quân đội) đã trả lệ phí vào cửa 50 xu (một điều rất mới trong hoạt động chính trị ở đây) để nghe bốn nhà diễn thuyết. Người được chú ý nhất là Hitler. Đến giữa bài diễn thuyết của ông, những người chất vấn bắt đầu la hét nhưng ông đã được bạn bè trong quân đội của mình cảnh báo và chỉ sau vài phút, kẻ kích động quần chúng đã “bỏ chạy xuống bậc cầu thang với vết thương trên đầu”. Sự gián đoạn càng khích lệ Hitler đến với những từ ngữ hoa mỹ hơn khi ông kết thúc bài diễn thuyết bằng một lời hô hào mọi người đứng lên và chống lại: “Cảnh nghèo khó của nước Đức phải được xóa đi bởi cung kiến của người Đức. Thời điểm đó chắc chắn sẽ đến”.

        Một lần nữa, Hitler lại lôi kéo khán già về phía mình. Ông diễn thuyết với một sức thuyết phục vốn có và với một cảm xúc không hề sợ hãi. Điều này khiến ông khác với những người khác. Một sỹ quan cảnh sát, sau khi đã mô tả Hitler là một thương gia, ghi nhận rằng Hitler đã “lôi cuốn thính giả bảng một lối diễn đạt đáng chú ý” và ông như là được sinh ra để trở thành “một nhà diễn thuyết truyền bá chuyên nghiệp”. Những lời kêu gọi của ông là theo bản năng. Bàng cách thức và việc sử dụng ngôn ngữ đường phố và chiến trường của mình, các cựu chiến binh nhận ra rằng ông cũng đã từng sử dụng súng máy, dây thép gai và do đó là đại diện cho tình đồng đội thiêng liêng của tiên tuyến.

        Hai tuần sau, một cuộc gặp gỡ khác được tổ chức với số người đến dự là hơn 170 người, và ngày 10 tháng Mười hai, Đảng này đã sử dụng một hội trường lớn hơn, hội trường Deutsches Reich. Khi số người đến dự giảm mặc dù đảng đã quảng cáo rằng buổi gặp mặt sẽ rất sôi nổi, một số ủy viên hội đồng đã phản đối rằng, các cuộc gặp gỡ được tổ chức quá thường xuyên. Xảy ra một cuộc tranh cãi kịch liệt, Hitler khăng khăng rằng một thành phố 700.000 dân có thể chịu đựng không chỉ 2 tuần 1 lần gặp gỡ mà 10 buổi gặp gỡ mỗi tuần. Con đường mà họ đã chọn là con đường đúng đắn - ông nói. Hội trường mới ở Dachaustrasse gần một doanh trại quân đội và binh sĩ kéo đến tham dự làm số người tăng lên đến hơn 200.

        Uy tín của Hitler làm một số thành viên khác lo ngại. Những người này luôn phản đối phong cách đồng bóng và nóng nảy của Hitler. Hơn nữa, Hitler đang thay đổi hoàn toàn bộ mặt của tổ chức này với số đông các bạn bè trong quân đội kiểu cách thô bạo, họ sợ rằng tổ chức này sẽ kết thúc trong đổ nát. Drexler cũng có mối lo lắng tương tự, nhưng ông tin Hitler là niềm hy vọng của đàng, ông đã ủng hộ bổ nhiệm Hitler làm trưởng nhóm tuyên truyền mới. Việc bổ nhiệm này chỉ khiến Hitler bị chỉ trích là thiếu khả năng trong các thủ tục hoạt động của đảng. Làm sao một người nào đó có thể tuyên truyền thành công nếu không có một văn phòng và các trang bị khác? Hitler tự mình tìm một văn phòng ở Sterneckerbráu làm địa điểm để giới thiệu về đảng. Văn phòng đó nhỏ và trước đây là một cửa hàng rượu. Tiền thuê văn phòng cũng ít (50 mark một tháng), ủy ban đảng thậm chí không kêu ca gì khi người chủ nhà tháo gỗ ốp tường ra làm cho căn phòng giống “một nhà mồ hơn là một văn phòng”. Sử dụng món tiền mà đại úy Mayr và bộ phận thủ quỹ của đảng cung cấp, Hitler mua một bóng điện, lắp một chiếc điện thoại, một cái bàn, một vài cái ghế mượn được, một tủ sách rộng và 2 chiếc tủ ly. Bước tiếp theo, Hitler khăng khăng đòi phải có một người điều hành công việc. Ông chọn một người trong doanh trại của mình, một trung sĩ “ngay thẳng và hoàn toàn trung thực,” trung sĩ này cũng mang theo một chiếc máy chữ hiệu Adler nhỏ của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 10:40:20 pm »


        Tháng Mười hai năm đó, Hitler kêu gọi cải tổ toàn diện tổ chức của đảng từ hội những người tập tranh luận chuyên đề thành một đàng chính trị thực sự. Hầu hết các thành viên trong ủy ban đồng ý duy trì phe hữu cực đoan khác. Họ phản đối đề nghị thay đổi của Hitler. Họ không thể nhìn nhận được như Hitler rằng, sự tuyên truyền không chỉ tự nó đã quan trọng mà còn là một phương tiện để lật đổ nên cộng hòa Weimar. Một lần nữa Drexler lại ủng hộ Hitler và hai người dành hàng giờ ở căn hộ của Drexler để thảo luận về các kế hoạch và các cương lĩnh. Sợi dây rằng buộc lớn nhất giữa họ là mối nghi ngờ và sự căm ghét người Do Thái. Đã từng bị mất một số công việc vì người Do Thái và các đoàn viên công đoàn nên Drexler đã trở thành một người “có tư tưởng bài Do Thái và bài chủ nghĩa Marx”. Ông sống ở quận Nymphenburg dê chịu và Hitler có thể đến nhà ông bằng xe điện. Họ mải mê vào công việc đến nỗi Frau Drexler thường phải gọi vài lần họ mới xuống dùng bữa phụ. “Cô con gái bé bỏng của tôi thường trèo lên đùi Hitler” - Drexler nhớ lại - “nó biết nó luôn được đón chào”. Cô bé gọi Hitler là bác Adolf.

        Một buổi tối cuối năm 1919, Hitler đến nhà Drexler “với một bó bản thảo trong tay” phác thảo cương lĩnh chính thức của đảng. Họ nghiên cứu hàng giờ để “rút ngắn bản thảo lại” cho càng súc tích càng tốt. “Chúng tôi suy nghĩ nát óc về cương lĩnh đó, tôi có thế nói với các bạn như vậy!” - Drexler nhớ lại. Đến khi họ kết thúc công việc, trời đã sáng. Hitler đấm mạnh xuống bàn và nói: “Những điếm này của cương lĩnh của chúng ta sẽ ganh đua với tấm áp phích của Luther ở cửa nhà Wittenberg!”

        Cương lĩnh có 25 điều và Hitler muốn giới thiệu những điều đó tới công chúng tại một cuộc gặp gỡ lớn. Chắc chắn sẽ có sự phản đối từ phía ủy ban, không chỉ đối với một vài điếm trong nội dung mà còn đối với một cuộc gặp gỡ công khai. Drexler cuối cùng cũng phát biểu ý kiến gạt đi sự phản đối của ủy ban đối với các điểm bất đồng và buổi họp sau đó, Drexler ủng hộ Hitler hoàn toàn. Những người phản đối đã phải chịu thua và ngày tổ chức cuộc gặp gỡ được ấn định: ngày 24 tháng Hai năm 1920.

        Những tờ rơi và áp phích quảng cáo in màu đỏ tươi được dán trên khắp thành phố Munich nhưng Hitler lại sợ có thể phải diễn thuyết trước “một hội trường ngán ngẩm”. Cuộc gặp gỡ bắt đầu lúc bảy rưỡi tối và khi Hitler bước vào hội trường Festsaal của Hofbrauhaus ở phòng 7/15, ông nhận thấy hội trường đã chật cứng, số người đến dự lên tới gần 200. Trong ông “tràn đây niềm sung sướng”. Điều làm ông đặc biệt hài lòng là hơn một nửa số người đến dự là những người cộng sản hoặc những người theo chủ nghĩa xã hội độc lập. Ông tin rằng những người duy tâm thực sự ở nhóm bắt đồng này sẽ chuyển sang phe của ông và ông sẽ chấp nhận bất kỳ sự quấy rối nào mà họ có thể gây ra để chọc tức ông.

        Buổi gặp gờ bắt đầu với bài nói của một nhà diễn thuyết dân tộc chủ nghĩa (võlkisch) dày dạn kinh nghiệm tên là Dingfelder. Ông này công kích người Do Thái nhưng không công kích thẳng thân, trích dẫn những đoạn văn của Shakespeare và Schiller nhưng với giọng điệu ôn tồn đến mức những người cộng sản châng cảm thấy bị xúc phạm gì qua những điều ông đã nói. Sau đó Hitler bắt đầu đứng dậy. Không có tiếng huýt sáo phản đối. Trông Hitler không có gì nổi bật với vẻ ngoài của một nhà hùng biện dường như mệt mỏi trong bộ comple lỗi mốt. Hitler bắt đầu một cách chậm rãi, không nhấn mạnh, mà điểm lại lịch sử 10 năm qua. Nhưng khi nói về các cuộc cách mạng xảy ra sau chiến tranh lan tràn khắp nước Đức, giọng nói của ông cao dần và giận dữ, ông diễn tả bằng điệu bộ, mắt rực lửa. Những tiếng la hét giận dữ phát ra từ tất cả các phía của hội trường lớn. Ca đựng bia được ném tới tấp trên không. Những người ủng hộ Hitler trong quân đội “nhanh như chó săn, dai như da thuộc và cứng như thép” hối hả lao vào cuộc chiến với những dùi cui cao su và roi ngựa. Những kẻ quấy rối bị tống ra ngoài. Cuối cùng họ cũng lấy lại được trật tự và Hitler lại tiếp tục diễn thuyết mà không hề nao núng trước những tiếng la hét nhạo báng đồng thanh. Kinh nghiệm của ông ở Mànnerheim đã khiến ông quen với những tiếng nhiễu loạn như vậy và ông dường như được tiếp thêm hăng lượng từ chính sự nhiễu loạn ấy. Thính giả có thiện cảm với tinh thần cũng như lời nói của ông và tiếng vỗ tay bắt đầu át hẳn những tiếng la hét.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 10:44:00 pm »


        Hitler nói gay gắt về hàng tấn tiền giấy được in ra và Chính phủ dân chủ xã hội tham nhũng chỉ tiếp tục là những kẻ tích trữ bần tiện như thế nào. “Một kẻ tích trữ như vậy có thể làm gì nếu tên của anh ta là Hummelberger mà không phải là Isidor Bach?”. Sự chế nhạo bài Do Thái này khiến nhiều người phản đối, nhưng khi ông bắt đầu công kích người Do Thái, tiếng vô tay vang to át tiếng những người chất vấn. Nhiều người hô to “đả đảo báo chí Do Thái”.

        Không quen hùng biện trước một lượng khán giả lớn đến như vậy, giọng của Hitler lúc trầm lúc bổng. Nhưng ngay cả sự thiếu kinh nghiệm , của ông cũng có sức lôi cuốn riêng. Hans Frank, một sinh viên luật 20 tuổi, rất ấn tượng bởi sự chân thật của Hitler. “Điều đầu tiên bạn cảm nhận là người đàn ông đó đang hùng biện rất thật về những gì anh ấy cảm thấy và anh ấy không cố đưa mọi người tới những điều mà chính anh cũng hoàn toàn không tin tưởng”. Sau những lời hoa mỹ của nhà hùng biện đầu tiên, những lời nói của Hitler đã có một ảnh hưởng mạnh. Những lời đó không được gọt giũa trau chuốt nhưng rất có trọng lượng. Thậm chí cả những người đến để phản đối ông cũng buộc phải nghe. Ông hùng biện đơn giản và mạch lạc, những người ngồi ở những bàn xa nhất cũng có thể nghe rõ. Điều đặc biệt gây ấn tượng đối với chàng trai trẻ Frank là Hitler đã làm cho “mọi vấn đề trở nên dề hiểu, thậm chí đối với những bộ óc tối tăm nhất... và đi đến cốt lõi của vấn đề”.

        Cuối cùng, ông trịnh trọng trình bày cho khán giả 25 luận điểm của cương lĩnh và yêu cầu họ “biểu quyết” cho từng luận điểm. Mọi người đều có quyền thảo luận về những vấn đề đưa ra biểu quyết, trừ người Do Thái. Đối với những người yêu nước, sự liên minh tất cả những người Đức trong một đế chế lớn hơn; dân số ở các nước thuộc địa quá thừa; sự bình đẳng giữa các dân tộc của Đức; hủy bó Hiệp ước Versailles; thành lập một quân đội của nhân dân; và một “trận chiến không thương xót” chống lại bọn tội phạm để bảo đảm trật tự và luật pháp. Đối với công nhân, hủy bỏ tất cả những thu nhập không làm việc mà có; tịch thu chiến lợi phẩm; Sung công đất mà không bồi thường vì những mục đích công cộng; và phân chia lợi nhuận trong các tập đoàn công nghiệp lớn. Đối với tầng lớp trung lưu, sự xã hội hóa ngay lập tức các cửa hiệu lớn và cho thuê với giá thấp cho các chủ cửa hiệu nhỏ; “phát triển rộng rãi” các tiêu chuẩn về sức khỏe quốc gia đối với người cao tuổi. Đối với những người bài Do Thái, yêu cầu những người Do Thái phải bị đối xử như những người thuộc chủng tộc khác, từ chối quyền được nắm giữ bất kỳ một chức vụ nào của họ, trục xuất họ nếu nhà nước thấy không thể đảm bảo đời sống cho toàn bộ dân số của nước mình và trục xuất ngay lập tức nếu nhũng người Do Thái này nhập cư sau ngày 2 tháng Tám năm 1914.

        Sau mỗi một luận điểm, Hitler lại dừng và hỏi xem mọi người có hiểu và nhất trí không. Đại đa số đều hô nhất trí, nhưng cũng có những tiếng la hét chế nhạo và một số người phản đối nhảy lên bàn ghế. Đội quân gồm dùi cui và roi da lại phải hành động và cuối cùng bài hùng biện dài 2 tiếng rưỡi của Hitler nhận được sự ủng hộ nhất trí hoàn toàn. Tiếng vỗ tay rền vang và chàng trai trẻ Frank hoàn toàn tin tưởng rằng “nếu ai đó có thể nắm được vận mệnh của nước Đức thì người đó chính là Hitler”.

        Đối với Hitler, đêm đó là một đêm chiến thắng cho dù vẫn có những tiếng phản đối náo loạn, và khi đám đông về hết, Hitler cảm thấy cánh cửa bước vào tương lai cuối cùng đã mở. “Khi tôi kết thúc buổi gặp gỡ, tôi không hề đơn độc khi nghĩ rằng, đã có một con chó sói được sinh ra để thình lình xuất hiện trước bè lũ những kè dụ dỗ nhân dân”. Ông sống theo đúng cái tên của mình, Adolf xuất phát từ thổ ngữ Teutonic có nghĩa là “con chó sói đem lại vận may”. Và từ ngày hôm đó, từ “wolf - chó sói” có một ý nghĩa đặc biệt đối với ông, là tên hiệu mà những người bạn bè thân gọi ông; là biệt hiệu của chính ông và em gái Paula của ông; và là tên của tất cả những người trong sở chỉ huy quân sự của ông.

        Trên các báo của Munich đều đưa tin ngắn về sự nổi trội của Hitler, nhưng cuộc gặp gờ hôm đó là một bước tiến dài đầu tiên đối với Đảng Công nhân Đức. Hàng trăm thành viên mới được kết nạp. Danh sách đảng viên của đảng tăng lên và số thẻ đảng tương ứng đã được phát. Để tạo ấn tượng về quy mô của đảng, chiếc thẻ đầu tiên được đánh số 501 với số đảng viên được xếp theo vần a, b,c. Hitler, họa sĩ, có số thẻ là 555.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 10:49:18 pm »


2

        Hitler bắt đầu cuộc sống mới, hòa nhập với một vòng lớn những người khác nhau nhưng có cùng một điểm chung là sùng bái tất cả những gì thuộc về người Đức và sợ chủ nghĩa Marx. Trong số đó có một bác sĩ người Munich, tin vào thuật bói con lắc thiên văn1. Ông này tuyên bố rằng, việc sử dụng con lắc thiên văn giúp dễ dàng phát hiện ra sự có mặt của một người Do Thái giữa bất kỳ một nhóm người nào. Người quan trọng hơn là cựu đại đội trưởng, đại úy Ernst Rohm, một người đồng tính. Rohm là một sỹ quan mẫu mực, là người đồng chí có thể tin tưởng trong hoàn cảnh nguy hiểm. Rohm thấp và chắc nịch, mái tóc luôn được hớt ngân một cách gọn ghẽ và nụ cười cuốn hút. Ông là tấm bia sống về chiến tranh; phần trên của mũi ông đã bị bắn bay và một viên đạn đã để lại vết sẹo sâu bên má. Là sỹ quan trong lực lượng quốc phòng (Reichswehr) mới, một lần ông thừa nhận “vì tôi là một người xấu xa và còn non nớt, nên chiến tranh và cuộc nổi dậy đã lôi cuốn tôi hơn là cuộc sống ngăn nâp trật tự của một chàng trai thành thị”. Kể từ đó, hai người thường gặp nhau ở cuộc họp bí mật của nhóm những người theo chủ nghĩa dân tộc gọi là “Quà đấm thép”. Rohm tin chắc rằng, người hạ sĩ tận tụy đó (Hitler) mới là người lãnh đạo Đảng Công nhân Đức. Rohm đã thay đổi tính chất tầng lớp lao động của tổ chức Drexler - Harrer bằng việc kết nạp vào tổ chức này rất nhiều binh sĩ. Có cả những người vẫn tham gia giữ gìn trật tự trong những cuộc gặp gỡ bị gây hỗn loạn. Giữa Hitler và Rohm có mối liên hệ khăng khít và cùng chung đau khổ bởi cả hai đều là những chiến binh ngoài tiền tuyến và mặc dù Rohm gần đây đã thay đại úy Mayr chỉ huy trực tiếp Hitler nhưng ông này vẫn một mực yêu cầu cấp dưới sử dụng từ “du ” (bạn) quen thuộc, và sự thân mật đó càng khiến những sỹ quan khác tin tưởng Hitler.

        Hitler thậm chí còn thân thiết hơn với nhà văn Dietrich Eckart, người đã từng nhận xét rằng tư chất của một lãnh đạo chính trị mới phải chịu được tiếng ồn của súng máy. “Tôi thích một con khi tầm thường nhưng có thể cho Hồng quân một bài học chua chát và không bỏ chạy khi mọi người bắt đầu di chuyển những chiếc chân bàn hơn hàng tá những giáo sư được học hành tử tẽ”. Hơn nữa, người lãnh đạo của họ phải là một người đàn ông chưa lấy vợ. “Sau đó chúng tôi sẽ có những người phụ nữ!”. Họ đã trở thành những người bạn vượt ra ngoài sự quen biết chính trị, bất chấp sự chênh lệch về tuổi tác (21 tuổi) và hoàn cảnh (Eckart là một người được đào tạo bậc đại học). Cả hai người đều là người Bohemia, đều có thể nói ngôn ngữ của tầng lớp cặn bã trong xã hội, đều là những người theo chủ nghĩa dân tộc và căm ghét người Do Thái. Eckart cho rằng, những người Do Thái cưới phụ nữ Đức nên bị tống giam 3 năm, và nếu tái phạm sẽ bị hành quyết.

        Eckart là một nhà cách mạng lãng mạn bẩm sinh, là bậc thầy của thuật bút chiến theo kiểu nhà hàng cà phê. Là người đa cảm và hay chỉ trích, một thầy lang chân thật, ông chỉ trích mỗi khi có cơ hội dù nhỏ nhất ở chính căn hộ của mình, trên đường phố hoặc trong quán cà phê. Ông là một người nghiện ma túy và rượu, những lời nói thô tục của ông xuất phát từ chính hoàn cảnh xã hội. Hitler thích được ở bên kẻ gian hùng trí thức nói nhiều và sôi nổi này. Eckart trở thành người thầy thông thái của Hitler. Ông tặng Hitler áo choàng, giúp sửa những lỗi ngữ pháp, đưa Hitler tới những nhà hàng và quán cà phê sang hơn và giới thiệu với những nhân vật có thế lực (“Đây là người một ngày nào đó sẽ giải phóng cho nước Đức”). Hai người ngồi hàng giờ để nói về âm nhạc, hội họa và văn học cũng như về những vấn đề chính trị. Sự kết giao với nhà văn sôi động này đã đem lại danh tiếng mãi về sau cho Hitler.

-------------------
        1. Con lắc thiên văn là một thuật quan trọng trong các vòng tròn ma thuật Đức. Nó được sừ dụng bởi các nhà ảo thuật của Đức như FB Marby, SA Kummer và Karl Spiesberger cho các mục đích từ bói toán vị trí đồ vật bị mất đến tìm kiếm nhiều thứ khác... Con lắc thiên văn tiêu chuẩn có dạng hình nón, làm bằng đồng đi kèm với một túi già da (màu sắc khác nhau, nhưng hầu hết là màu đen).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 10:49:57 pm »


        Vài tuần sau cuộc gặp gỡ ở Hofbrauhaus, hai người cùng bắt đầu chuyến phiêu lưu tới Berlin. Các binh lính của quân đoàn tự do tinh nhuệ dưới sự chỉ huy của Tướng Walther von Liittwitz đã bị chính phủ Weimar lệnh phải giải tán. Họ hành quân đến thủ đô, nơi họ nắm quyền kiểm soát và bầu Thủ tướng của mình, một công chức nhỏ tên là Kapp. Cả Hitler và Eckart đều nhận thấy tiềm năng phe cánh hữu của Kapp Putsch và tình nguyện đến Berlin để xác định rõ xem liệu có khả năng hành động cách mạng chung ở Bavaria hay không. Đại úy Rohm thông qua kế hoạch và họ tới Berlin trên một chiếc máy bay thể thao. Đây là chuyến bay đầu tiên của Hitler và người phi công trẻ - trung úy Robert Ritter von Greim, sau này được tặng thưởng Huân chương Pour le Mérite và trở thành Tư lệnh cuối cùng của Luftwaffe (lực lượng Không quân Đức) trong chiến tranh Thế giới II. Thời tiết hôm đó thất thường đến nỗi bất chấp  khả năng điều khiển thành thục của Greim, Hitler vẫn nôn liên tục. Lúc đó, Hitler tưởng chừng phải bò dở nhiệm vụ vì sân bay họ đỗ chuyển tiếp bị những công nhân đình công chiếm giữ, nhưng Hitler đã mang một chòm râu giả còn Eckart giả làm người buôn giấy, nhóm công nhân đó mới cho phép họ tiếp tục tới Berlin. Khi hạ cánh xuống Berlin, Hitler, nhợt nhạt như xác chết, thề sẽ không bao giờ đi máy bay nữa.

        Mặc dù Berlin đã đầu hàng quân đoàn tự do vào ngày 13 tháng Ba và không còn tiếng súng, nhưng chiến thắng của quân đoàn này không phải là chiến thắng hoàn toàn. Không ai có thể chấp nhận một vị trí trong nội các của “Thủ tướng” Kapp. Ngay từ đầu, sự vội vàng đưa Putsch lên làm “Thủ tướng” đã là một thất bại đem đến không phải là một cuộc phản công hay những hành động phá hoại mà người Berlin đã liên kết với những người địa phương khác tạo nên làn sóng tư tưởng chống đối người theo chủ nghĩa quân phiệt. Họ đã kết luận rõ ràng rằng thêm một cuộc cách mạng khác là quá nhiều, và khi chính phủ Ebert kêu gọi cuộc tổng đình công, các công nhân hưởng ứng hết lòng, đến nỗi chính phù của Kapp không thể hoạt động được. Điện bị cắt, hệ thống xe điện và tầu điện ngầm ngừng hoạt động. Nước không có, rác thối rữa tràn ngập trên các đường phố; các cửa hàng và văn phòng đều phải đóng cửa.

        Chi cuộc sống ban đêm của Berlin, trong bóng tối hoặc dưới ánh sáng của các ngọn nến là không bị cản trở. Đó là sự đồi trụy còn hơn cả một bộ phim hành động quá trớn với những gái mại dâm tô son má phấn lòe loẹt của 11 nữ tướng ganh đua nhau cầm roi da trong nhũng đôi giày cao cổ bóng loáng. Những quán cà phê đủ kiểu và cả cà phê truy lạc - những người đồng tính nam, những người đàn bà thích đồng dục nữ, những người thích khoe của quý của mình trước mặt người khác, những người ác dâm, những người bạo dâm. Tranh khỏa thân trở nên nhạt nhẽo, nghệ thuật tự thế mà khai thác điểm tận cùng của sự khiêu dâm, sự ảo tưởng và sự hoài nghi. Berlin là trung tâm của trào lưu Da Da mà một trong số các nhà thơ của trào lưu này là Walter Mehring đã đem đến cho người dân Berlin cái nhìn khủng khiếp về tương lai trong một bài thơ trào phúng:

        Nào các chàng trai Hãy bắt đầu cuộc tàn sát.
        Hãy nuốt vào bụng và nhổ vào người Do Thái.
        Những chữ thập vạn và khí độc
        Hãy bắt đầu một cuộc tàn  sát tập thể.


        Cuộc tổng đình công của chính quyền Ebert biến thành một con quái vật khổng lồ của Frankenstein. Việc đè bẹp lực lượng của Kapp quá thành công đã mở đường cho làn sóng nổi dậy khác của phe cánh tả. Những người theo chủ nghĩa cộng sản đã kích động sự nổi dậy trên khắp nước Đức, đến mức Tổng thống Ebert buộc phải khẩn cầu Tướng von Seeckt, người vừa rời khỏi chính phủ vài ngày trước đó, chấp nhận chỉ huy tất cả các lực lượng quân đội và dẹp tan cuộc nổi dậy của Hồng quân. Hành động đầu tiên của Seeckt là huy động lại tất cả các binh sĩ của quân đoàn tự do vừa được giải tán. Sự hài hước của sự kiện này là ở chỗ, những người nổi dậy trước đây nay lại được gọi vào để ổn định trật tự và thực thi luật pháp, và bi kịch ở chỗ nhà soạn kịch Ebert theo trào lưu Da Da lại trả các binh lính của quân đoàn tự do số tiền thưởng mà chế độ Kapp đã hứa trả cho họ nếu lật đổ được chính quyền của Ebert.

        Nhiệm vụ tái tổ chức lại quân đoàn tự do thật khủng khiếp. Ở vùng Saxony, một thể chế cộng hòa Xô viết đã nắm quyền và ngày 20 tháng Ba, lực lượng Hồng quân với 50.000 quân đã chiếm đóng hầu hết vùng Ruhr. Cùng ngày, tờ báo chính thức của chủ nghĩa cộng sản Ruhr Echo tuyên bố rằng cờ đỏ sẽ tung bay trên khắp cả nước. “Nước Đức sẽ trở thành một nước cộng hòa Xô viết và liên minh với Nga, đây sẽ là sức mạnh cho chiến thằng sắp tới của cuộc cách mạng Thế giới và của chủ nghĩa xã hội Thế giới”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 10:50:23 pm »


        Ngày 3 tháng Tư, các binh sĩ của quân đoàn tự do kéo qua Ruhr, quét sạch các đồn luỹ của Hồng quân và đối xử tàn bạo với bất kỳ người còn sống sót nào. “Tất cả những gì con sẽ kể với bố mẹ sau đây, bố mẹ sẽ cho rằng con đã nói dối bố mẹ. Chúng con không hề tha cho bất kỳ ai... Thậm chí chúng con còn bắt mười y tá của Hội chữ thập đỏ vì họ mang súng ngắn, chúng con đã bắn những người phụ nữ nhỏ bé này với dã tâm tàn bạo - họ khóc và van xin tha mạng. Nhưng van xin cũng không ích gì! Bất kỳ ai có súng đều là kẻ thù của chúng con” - một lính tình nguyện của một đơn vị thuộc quân đoàn tự do đã viết về cho gia đình mình như vậy. Lúc Hitler và Eckart đến Berlin sau chuyến bay phát bệnh từ Munich, chế độ Kapp Putsch gần như sắp đến hồi kết. Từ sân bay, họ đến thẳng Phủ Thủ tướng Đức. Tại đây, họ nói chuyện với đại diện báo chí của Kapp, ông Trebitsch-Lincoln, một người Do Thái gốc Hungary. Ông này là một tay gian hùng, có chút gì đó bắt lương, đã từng bị bắt ở New York vì làm gián điệp cho Kaiser. Ông ta thông báo cho họ rằng Kapp đã chạy trốn và tốt hơn hết họ hãy trốn nếu không sẽ bị bắt. Eckart chẳng mấy vui vẻ khi thấy một người Do Thái chịu trách nhiệm giải quyết công việc, ông nắm lấy cánh tay Hitler và nói, “Đi thôi, Adolf, chúng ta chẳng còn việc gì ở đây hết”.

        Nhưng hai người phải ở lại thủ đô để gặp người anh hùng của họ, Tướng Ludendorff, người chuẩn bị cải trang trốn về phía Nam và để hội ý với một số người Đức ở miền Nam cùng chung ước mơ: Các thành viên của Hội Stahhelm (mũ sắt), một nhóm các cựu chiến binh theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan; và với một số lãnh đạo của các nhóm Vólkisch, các tổ chức có được sự ủng hộ về mặt tài chính từ các nhà tư bản công nghiệp. Eckart cũng giới thiệu Hitler với Helene Bechstein, vợ của nhà sản xuất đàn piano. Bà ngay lập tức bị “vị cứu tinh trẻ của nước Đức” cuốn hút và hứa sẽ giới thiệu Hitler với nhũng người khác trong vòng ảnh hưởng của bà.

        Hitler trở lại thành phố Munich ngày 31 tháng Ba. Ngày hôm đó, ông trở thành một công dân sống ẩn dật, tất nhiên là theo ý của chính ông, cũng có thể nhiều khả năng ông được lệnh phải sống như vậy. Ông gói ghém đồ dùng cá nhân, nhận 50 mark tiền thanh toán phục viên cùng với một chiếc áo choàng, một chiếc mũ cứng, một áo jacket, một chiếc quần đùi, một bộ đồ lót, một áo sơ mi, một đôi tất và một đôi giày. Ông thuê lại một phần căn phòng nhỏ ở 41 Thierschstrasse, một quận bậc trung gần sông Isar có những tòa nhà thấp tầng với cửa hàng và văn phòng ở tầng dưới, các căn hộ và phòng nhỏ bên trên. Phòng của Hitler là một phòng nhỏ, không lớn hơn mấy so với phòng của ông hồi ở Mánnerheim. Đây là căn phòng lạnh nhất trong tòa nhà và theo bà chủ nhà Herr Erlanger, “nhiều người thuê ở đó đã bị ốm. Bây giờ chúng tôi chỉ sử dụng nó như một phòng kho; không ai muốn ở đó nữa”.

        Không phải ngẫu nhiên Hitler lại chọn một căn phòng có nhiêu cửa cho Miinchener Beobachter. Nó được đặt một cái tên mới, vỏlkischer Beobachter, và tiếp tục thể hiện những quan điểm bài Do Thái và bài chủ nghĩa Marx. Quan điểm của Hitler về vấn đề người Do Thái được thể hiện rộng rãi trên các báo. Ví như, gần thời gian đó một câu chuyện trên trang nhất của một tờ báo có tiêu đề: “Hãy hành động thực sự đối với người Do Thái!”. Tác giả bình luận rằng, nước Đức phải quét sạch người Do Thái, cho dù phải dùng đến những biện pháp thô bạo nhất. Từ những bài báo hầu hết được viết bởi những người tị nạn đến từ Nga như thế, Hitler tiếp thu được những thông tin mới về sự gia tăng của chủ nghĩa cộng sản.

        Mục tiêu chính của Hitler là nhằm vào người Do Thái và các hiệp ước hòa bình. Mục tiêu tiếp theo của ông chính là đấu tranh chống chủ nghĩa Marx; cả ông và Eckart đều bất đắc dĩ phải công nhận sự cống hiến của những người theo chủ nghĩa cộng sản của Đức và cố gắng lôi kéo họ. Trong một bài báo với tiêu đề “Người Đức và chủ nghĩa Bolshevik của người Do Thái”, Eckart đã giởi thiệu cái mà ông gọi là “Chủ nghĩa

        Bolshevik của người Đức”. Đồng thời, với Hitler bên cạnh, ông phát biểu tại cuộc họp của nhóm rằng những người theo chủ nghĩa cộng sản của Đức phải là những người duy tâm làm việc một cách vô thức để bảo vệ nước Đức.

        Những người Nga sống tha hương để chống lại sự thỏa hiệp đó, những bài báo và những cuộc nói chuyện của họ về sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Bolshevik ngày càng tác động sâu sẳc đến Hitler. Diễn giả thuyết phục nhất trong số những người lưu vong là Alfred Rosenberg, một kiến trúc sư, một họa sĩ trẻ đến từ Estonia. Tại buổi gặp gỡ đầu tiên của họ, chẳng ai có được nhiều ấn tượng đối với người kia. “Tôi sẽ dối trá nếu nói rằng mình bị ông ấy lấn át” - Rosenberg nhớ lại. Chỉ đến khi nghe Hitler diễn thuyết trước công chúng ông mới bị lôi cuốn. “Lúc đó, tôi thấy một chiến binh tiền tuyến của Đức lao vào trận chiến theo cách hết sức thuyết phục, trông mong ở chính mình với khí phách của một người tự do. Đó là những gì Adolf Hitler cuốn hút tôi sau 15 phút diễn thuyết đầu tiên”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 10:50:50 pm »


        Vài tháng sau, Hitler và Rosenberg đều tạo dựng sự hấp dẫn và thuyết phục lẫn nhau khi những bài báo của Rosenberg xuất hiện trên tuần báo của Eckart và trên các ấn phẩm khác của những người theo chủ nghĩa dân tộc phân biệt chủng tộc. Điều đặc biệt gây ấn tượng đối với Hitler là sự phát hiện của Rosenberg, rằng chủ nghĩa Bolshevik không phải là bước đầu tiên của người Do Thái. “Bằng chứng” cuối cùng được phát hiện một ngày sau cuộc gặp lịch sử của Hofbrauhau với công chúng ở vỏlkischer Beobachtervễ “Nghi thức ngoại giao của các Trưởng lão Do Thái”. Đây chính là báo cáo nguyên văn 24 buổi họp kín của các Trưởng lão Do Thái ở Besel, Thuỵ Sĩ, về âm mưu chinh phục thế giới. Cuốn sách này là một minh chứng thêm cho những thành kiến và sự sợ hãi của Hitler đối với người Do Thái. Nó cũng là một mốc ngoặt trong mối quan hệ của ông với Rosenberg. Hitler bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về những cảnh báo của Rosenberg về chủ nghĩa Bolshevik và chủ nghĩa Cộng sản, mà cho đến lúc đó vẫn là vấn đề phụ nhưng dân đã có tầm quan trọng và quan tâm hơn trong cương lĩnh của đảng này.

        Không chỉ mình Hitler hoan nghênh “nghị định thư” đó. Tháng Năm năm đó, một bài báo dài xuất hiện trên tờ Times của London khẳng định rằng, “nghị định thư” đó nên được thực hiện một cách nghiêm túc và có thể là một tài liệu tín ngưỡng luật ngay tình do người Do Thái viết cho người Do Thái. “Nghị định thư” này lan truyền trên khắp châu Âu và đến cá châu Mỹ. Nó khuyến khích chủ nghĩa bài Do Thái do những người theo đạo Cơ Đốc khởi xướng. Trong nhiều thế kỳ, những tín đồ Thiên Chúa giáo đã rao truyền rằng, những người Do Thái đã giết chúa Jesus và tín đồ Tin Lành đầu tiên, Martin Luther. Họ đã buộc tội rằng, người Do Thái không chỉ biến Chúa thành ma quỷ mà còn là “một bệnh dịch, một điềm hoạ” - một con rệp bám vào đạo Cơ Đốc và thế giới, cần phải xử lý một cách kiên quyết.

        Sự căm ghét người Do Thái trước hết xuất phát từ những quan sát của Hitler trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến và trong suốt các cuộc cách mạng sau đó. Những điều Hitler học được từ Rosenberg, hiệp hội Thule, từ Gobineau, Luther và những người bài Do Thái nổi tiếng khác chỉ củng cố thêm những kết luận của chính ông. Ông chỉ mượn những gì ông muốn từ những nguồn đó. Có thể ông bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi những cuốn sách mỏng và những tờ báo của phe cánh hữu chỉ trích cay độc chủ nghĩa Do Thái. Từ những ngày đầu ở Viên, Hitler đã đọc ngấu nghiến thứ văn học cặn bã đó, và hạt giống đó đã đơm hoa hết trái vào ngày thứ Sáu 13 tháng Tám năm 1920, trong cuộc gặp gờ lớn tại Hofbrãuhaus nổi tiếng ở thành phố Munich.

        Trong 2 giờ đồng hồ, Hitler diễn thuyết về đề tài “Tại sao chúng ta lại chống những người Do Thái” và ngay từ đâu đã thể hiện rằng đảng của riêng ông “sẽ giải phóng các bạn khỏi quyền lực của người Do Thái!”. Trong một chi tiết đáng chú ý nhất, ông diễn thuyết về cách người Do Thái làm nhơ bẩn xã hội từ thời Trung Cổ. Không dùng lời nói hoa mỹ hay lối diễn đạt mới mẻ nào, nhưng bài diễn thuyết của Hitler có sức lan tỏa đến kinh ngạc. Mặc dù chủ nghĩa bài Do Thái của Hitler mang tính cá nhân hơn tính lịch sử, nhưng ông kết hợp sự thật và sự kiện của ngày đó để truyền sự oán hận và căm ghét người Do Thái. Ông luôn phải ngừng lại bởi những tiếng hô ủng hộ và những tiếng cười. Khán giả đã vỗ tay to 18 lần và phản ứng náo nhiệt khi ông nói người Do Thái là dân du cư bao gồm cả những kẻ cướp trên đường phố.

        Những cuộc công kích người Do Thái trước đó của Hitler có âm điệu thấp so với lần công kích được chuẩn bị kỹ lưỡng này. Lần đầu tiên trước công chúng ông cáo buộc rằng âm mưu của người Do Thái mang tính quốc tế và lời biện hộ của họ về sự bình đẳng về tất cả mọi người và sự đoàn kết quốc tế chỉ là mưu đồ đánh mất tính dân tộc. Trước đó, ông đã gọi người Do Thái là những kẻ hèn hạ, vô đạo đức, ăn bám; Tối đó, ông gọi người Do Thái là kẻ phá hoại, kẻ cướp, kẻ gây họa có sức mạnh để “làm suy yếu tất cả các dân tộc”. Hitler kêu gọi một cuộc chiến dốc toàn lực chống lại người Do Thái. Không phân biệt người Do Thái phương Đông hay phương Tây, người tốt hay người xấu, người giàu hay người nghèo, cuộc chiến này là cuộc chiến chống lại toàn bộ chủng tộc người Do Thái. Khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại” không còn được sử dụng nữa. “Lời kêu gọi cho cuộc chiến phải là ‘những người bài Do Thái toàn thế giới đoàn kết lại’. Hỡi những người dân châu Âu, hãy tự giải phóng mình!”, Hitler hiệu triệu. Tóm lại, một giải pháp “triệt để” mà ông vạch ra là “xóa sổ những người Do Thái khỏi nhân dân Đức”. Ông đã tiến một bước dài trên con đường chống người Do Thái. Trước đó, cũng trong năm này, tờ Bưu điện Mtínchener đã đăng trên mục giải trí sự nhân cách hóa hài hước của Hitler về người Do Thái. “Adolf Hitler đã xử sự giống như một nhà soạn hài kịch, và bài diễn thuyết của ông giống như một tiết mục kịch vui”. Bài diễn thuyết đó cũng khiến tờ báo này nhận thức đúng dân hơn về tài diễn thuyết của ông. “Duy chỉ có một điều, bạn cần phải tin, ông là người kích động quần chúng khéo léo nhất ở Munich thể hiện sự hài hước đó”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 10:51:30 pm »


        Tuy nhiên, Hitler còn tiến xa hơn một người gây mối bắt hòa mà sự kêu gọi của anh ta chỉ đơn thuần là đối với những người phân biệt chủng tộc. Lời kêu gọi bài Do Thái của Hitler gây được sự chú ý của những người có mơ ước cuối cùng là một đế chế Đức hùng mạnh hơn, những người dân thành thị trung tuổi, thuộc tầng lớp trung lưu đáng kính -  những người ký tên ủng hộ khẩu hiệu của Heinrich, chủ tịch Hiệp hội Đức mở rộng, năm 1913. “Chủng tộc người Do Thái là nguồn gốc của mọi mối đe dọa. Người Do Thái và người Đức giống như nước với lửa”. Sớm muộn gì, theo giới truyền đạo, cũng sẽ có người đứng lên lãnh đạo họ trong cuộc chiến chống lại người Do Thái. “Chúng ta hãy chờ một Fuhrer! Hãy kiên nhãn, kiên nhân, người đó sẽ đến. Hãy kiên nhãn, làm việc và cùng nhau hành động!”.

        Những bàn phác thảo các bài diễn thuyết của Hitler trong giai đoạn này cho thấy nỗi ám ảnh sâu sẳc trong ông: “Người Do Thái khát máu. Kẻ mạt sát lãnh đạo tinh thần của nhân dân, mồ chôn của Nga”. “Người Do Thái là kè độc tài và liệu nước Đức ngày nay ra sao? Cuộc chiến giữa chế độ dân chủ và chế độ độc tài - không, mà là giữa người Do Thái và người Đức. Ai hiểu được điều này?”. “Tình trạng lạm phát qua thị trường chứng khoán và đâu cơ tích trữ? Nhu cầu xa xi, ai được lợi? Những người Do Thái... chuẩn bị diệt chủng đối với tình trạng điên rồ này có thể được chứng minh qua nhu cầu lớn. Cái đói, cái đói luôn luôn là vũ khí. Cái đói sẽ chiến đấu với người Do Thái”. “Cuộc cách mạng thế giới có nghĩa là sự khuất phục của cả thế giới dưới chế độ độc tài của sự trao đổi giữa thế giới và ông chủ của thế giới, Judaism (Đạo Do Thái)”.

        Như chúng ta có thể thấy ở đoạn trích trên đây, sự căm ghét của Hitler đối với người Do Thái phát triển thành một triết lý chính trị. Đồng thời, khái niệm mơ hồ về chính sách ngoại giao của ông đang dần được định hình rõ rệt. Đến tháng Chín năm đó, Hitler đã đạt tới mức mà ông nói với một thính giả “chúng ta đang bị trói buộc và bị bịt miệng. Nhưng thậm chí ngay cả khi chúng ta không chống lại được, chúng ta cũng không sợ một cuộc chiến tranh với Pháp”. Hơn nữa, Hitler đang cân nhắc khả năng có một đồng minh nước ngoài và gần đây đã thể hiện điều đó, “Đối với chúng ta, kẻ thù nằm ở phía biên kia của sông Rhine, không phải ở Italia hay một nơi nào khác”. Lần đầu tiên - tất nhiên là do nhiễm tư tưởng của Rosenberg và “nghị định thư” - Hitler công khai tấn công người Do Thái vì chủ nghĩa quốc tế của họ. Sự đánh đồng người Do Thái và chủ nghĩa quốc tế và sự chọn lựa Italia làm đồng minh để chống lại Pháp vẫn là những khái niệm thăm dò nhưng cho thấy Hitler đã cố gắng để có được một chính sách ngoại giao thực tế và hợp lý. Ông vừa trở về từ cuộc chiến với những đức tin và thiên kiến bình thường của một người lính tiền tuyến và nổi bật lên từ một loạt các cuộc cách mạng gian khổ của Hồng quân với những đức tin và thiên kiến bình thường của một người dân dường phố. Cuối cùng, ông sắp xếp hệ thống của chính mình theo trật tự. Nhưng mục tiêu đầu tiên, sự căm thù người Do Thái lúc gay gắt lúc thoảng qua từ những ngày chiến đấu ở Viên, lại không phải là thiên kiến bình thường.

        Adolf Hitler tiến nhanh hơn trong hoạt động chính trị. Ông gần như chuyên tâm vào mở rộng cơ sở Đảng Công nhân Dân tộc Xã hội Chủ nghĩa Đức. Đây là cái tên mà ông hy vọng sẽ truyền được cảm hứng và kích động, có thể xua đuổi những người rụt rè sợ hãi và lôi cuốn những người dám hy sinh để đạt được mơ ước của họ.

        Cũng với tinh thần này, Hitler khăng khăng rằng lá cờ của đàng này phải cạnh tranh được với biểu ngữ đỏ rực của cộng sản. “Chúng tôi muốn có một cái gì đó đỏ hơn hẳn Herod” - Drexler nhớ lại - một cái gì đó hơn hẳn Hồng quân nhưng phải “tương đối khác”. Cuối cùng, một nha sĩ đã gợi ý lá cờ mà đã được sử dụng tại cuộc gặp gỡ ngày thành lập chỉ nhánh đảng của ông: một dấu thập ngoặc giữa nền đen - trâng - đỏ. Chữ thập ngoặc đó - là một từ trong tiếng Sanskrit có nghĩa là “tất cả là tất cả” - trong một thời gian dài là biểu tượng của các hiệp sĩ Teutonic và đã được Lan von Liebenfels, Hiệp hội Thule và một số đơn vị của quân đoàn tự do sử dụng. Trong nhiêu thập kỷ, biểu tượng chữ thập ngoặc đại diện không chỉ cho người châu Âu mà còn đại diện cho vòng quay của mặt trời hoặc một vòng sống của những bộ tộc người da đỏ Bắc Mỹ nhất định. Kể từ bây giờ, và có lẽ là mãi mãi về sau, chữ thập ngoặc sẽ có một ý nghĩa khác ẩn bên trong nó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 11:04:25 pm »

        
3

        Kapp Putsch và sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở miền Trung nước Đức đã gây xáo trộn trong chủ nghĩa xã hội. Ebert và phần đông những người theo chủ nghĩa xã hội gia tăng mối bất hòa giữa họ với những người theo chủ nghĩa xã hội độc lập của phe cánh tả do việc sử dụng một cách cơ hội các đơn vị của quân đoàn tự do để chống lại các công nhân ở Ruhr. Đầu tháng Tám năm 1920, những người chống đối (bản thân nhũng người này cũng chia gần như thành hai phe ngang bằng nhau là phe ủng hộ cộng sản và phe chống cộng sản) đã họp năm ngày ở Halle để vạch ra hướng đi trong tương lai của Đảng Xã hội độc lập và mối quan hệ của đảng này với Quốc tế Cộng sản III. Nhà diễn thuyết có sức thuyết phục nhất ở hội nghị, ông Grigori Zinoviev, Chủ tịch Quốc tế Cộng sản III, đến từ Moscow. Những nhà lãnh đạo của Liên Xô đã cử ông xoay chuyển gần như 900.000 người theo chủ nghĩa xã hội của Đức sang phe cánh tả. Ông diễn thuyết hàng giờ “bằng tiếng Đức hơi lơ lớ và điều đó càng làm tăng thêm ảnh hưởng của bài diễn thuyết của ông”. Ông được những người ủng hộ cộng sản đón nhận mạnh mẽ.

        Sự tranh cãi quyết liệt giữa phe cánh tả và phe cánh hữu xảy ra sau đó. Một số người quan sát cảm thấy rằng phe cánh tả tranh luận tốt hơn, những quan điểm về cuộc cách mạng thế giới của họ khó có thể phản đối được. 237 người biểu quyết gia nhập Quốc tế Cộng sản III dưới các điều kiện Lenin đặt ra. 157 người không biểu quyết, tất cả họ cùng rời hội trường. Hầu hết những người đó vẫn trở thành người theo chủ nghĩa cộng sản.

        Một đại biểu rời phòng họp Halle trong tâm trạng lo lắng và vỡ mộng là Otto Strasser. Ông đã nghe Zinoviev thuyết trình với cảm giác bực mình và lo ngại. Những gì Zinoviev nói “có vẻ giống như một học thuyết cứu tinh mới” với việc Moscow chi phối nước Đức. Strasser và anh trai ông, Gregor, từ lâu đã theo đuổi giấc mơ của người theo chủ nghĩa xã hội. Cả hai người sẵn sàng đối mặt với sự cải cách mạnh mẽ nhưng không phải là sự cải cách do một thế lực ở nước ngoài chỉ đạo. Những gì mà họ tìm kiếm đó là chủ nghĩa xã hội định hướng của Đức và Otto nghĩ rằng ông có thể tìm thấy điều đó trong số những người theo chủ nghĩa xã hội cách mạng độc lập.

        Sau khi từ Halle trở về, Otto là người không theo đảng phái nào. Chán ghét, ông đến Landshut để tham khảo ý kiến của anh trai mình, người đã tổ chức quân đội riêng kiểu như quân đoàn tự do có các khẩu đội pháo và súng máy. Gregor đồng ý rằng, không có gì nguy hiếm hơn những người Nga và rằng không có một đảng chính trị nào có thể chống đối thành công với những người Nga. “Nói không giải quyết được điều gì mà chỉ có hành động. Sẽ có hai người khách quan trọng đến để thảo luận về vấn đề này” - ông nói.

        Sáng hôm sau, theo miêu tả của Otto Strasser, một chiếc ô tô lớn đỗ trước cửa hàng thuốc của anh trai ông. Hai người đàn ông từ trong xe bước ra. Otto nhận ngay ra người đầu tiên đó là Tướng Ludendorff, vị anh hùng đối với tất cả những người theo chủ nghĩa dân tộc. Phía sau ông là một chàng trai trẻ có bộ ria ngán và dày, vận bộ quần áo màu xanh, “trông giống như là một lính cần vụ của tiểu đoàn”. Người đó chính là Hitler. “Chúng ta cần phái hợp nhất tất cả các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc” - vị tướng tuyên bố. Việc đào tạo chính trị được giao cho Herr Hitler. Ludendorff sẽ lãnh đạo về mặt quân sự các tổ chức này. Ông đề nghị Gregor đưa các tiểu đoàn tấn công của mình “vào nằm dưới quyền chỉ huy về mặt quân sự của tôi và gia nhập đảng của Herr Hitler”.

        Otto nhìn chung là không có ấn tượng đối với Hitler mặc dù ông hứa sẽ bổ nhiệm Gregor làm Gauleiter (lãnh đạo vùng của đảng) quốc gia thứ nhất và bổ nhiệm Otto làm Gau của vùng Hạ Bavaria. Straser ngắt lời: Cương lĩnh của Đảng Công nhân Dân tộc Xã hội Chủ nghĩa của Đức (NSDAP) là gì? - ông hỏi. “Cương lĩnh không phải là một vấn đề lớn” -  Hitler trả lời. Vấn đề duy nhất là sức mạnh. Otto phản đối. Sức mạnh chỉ là phương tiện để thực hiện cương lĩnh. “Đó là quan điểm của những trí thức” - Hitler nói cộc lốc. “Chúng ta cần sức mạnh!”. Tất nhiên, ông không thích Otto và một lát sau ông quy cho Otto là đấu tranh với Hồng quân để chống lại chế độ Kapp.

        Otto vặn lại những quy kết của Hitler. Một người như thế nào được gọi là kẻ phản động ủng hộ chủ nghĩa quốc xã giống như Kapp? Hitler giải thích rằng người đó đã từng chiến đấu như một người theo chủ nghĩa xã hội ở Berlin, trước đó ông đã hành quân vào Munich chống lại chế độ Xô viết. Lý lẽ giải thích nào dường như cũng đúng người đó đích thực là một người theo chủ nghĩa quốc xã.

« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:09:20 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM