Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Tư, 2024, 07:29:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 49376 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:31:57 pm »


        Bây giờ Wiedemann và trung sĩ Amann mới có thời gian để lập danh sách tặng thưởng huân chương. Họ đề nghị tặng Hitler Huân chương Chữ thập sát hạng nhất, nhưng vì Hitler còn sống, nên ban tham mưu để tên ông cuối danh sách. Vì lý do này, một mình Hitler bị gạt khỏi danh sách tặng thưởng Huân chương Chữ thập sắt hạng nhất, thay vào đó Hitler được tặng Huân chương hạng 2. Mặc dù vậy, Hitler vẫn rất vui và hai ngày sau viết thư cho bà Herr Popp. “Đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời cháu. Thật không may, những đồng đội của cháu cũng được tặng thưởng huân chương, nhưng gần như tất cả họ đã hy sinh”. Hitler nhờ bà Popp giữ lại những tờ báo đưa tin về sự kiện này. “Cháu muốn giữ chúng để làm kỷ niệm”. Ông được phong hạ sĩ và không còn bị gọi là Kamerad Schnủrschuh (một tên gọi lăng mạ có nghĩa theo tiếng Bavaria là “đôi giầy có dây buộc của đồng đội”). Ông giành được lòng kính trọng của đồng chí đồng đội và của các sỹ quan.

        Riêng Hans Mend không gặp Hitler kể từ những ngày đầu tiên ông nhập ngũ ở Munich. Lúc đó Hitler dường như quá gầy để mang nổi chiếc ba lô hành quân đây chặt, nhưng bây giờ vẻ ngoài đã gần như thay đổi hoàn toàn, súng trong tay, mũ sắt đội lệch, râu ria bắt đầu rủ xuống, “sự nhiệt tình sôi nổi” rực lên trong mắt, Hitler là hình ảnh của một người lính trên tiền tuyến. Những người khác tôn trọng sự dũng cảm của Hitler nhưng không thể hiểu được tại sao một người Áo lại mạo hiểm đến vậy. “Cậu ấy là một nhân vật kỳ quặc và sống trong thế giới của chính mình, tuy nhiên cậu ấy là một người đồng chí tốt” - một người nhận xét với Mend như vậy.

        Bất chấp những bài học về sự độc hại của việc hút thuốc và uống rượu, “Adi” nhìn chung vẫn thích chúng bởi vì niềm tin của ông về một cuộc khủng hoảng. Hitler không bao giờ bỏ rơi đồng đội bị thương hoặc giả vờ ốm khi đến lượt phải nhận nhiệm vụ nguy hiểm. Hơn nữa, ông là một người đồng hành tốt trong những chuỗi ngày dài mệt mỏi chờ đợi trận đánh. Ông vẽ những bức tranh biếm họa lên những tấm bưu thiếp miêu tả những giây phút vui vẻ trong cuộc sống của họ. Ví như một lần, một người bắn một con thỏ đem về nhà nhưng lại về với một gói bên trong là một viên gạch mà ai đó đã đổi lấy con vật. Hitler gửi đến cho nạn nhân của trò đùa tinh quái này một tấm bưu thiếp với 2 bức phác họa, một bức vẽ người lính mở viên gạch ra khi về nhà và bức kia vẽ những người bạn của người lính ở mặt trận đang ăn thịt thỏ.

        Không giống những người khác, Hitler gần như không bao giờ nhận được bưu phẩm từ gia đình và để thỏa mãn sự thèm ăn vô độ, ông buộc phải mua thêm thức ăn của người nấu bếp và người phụ bếp, vì thế mà ông có biệt danh là “Vielfrass - Kẻ háu ăn” nhất đơn vị. Tuy thế, ông lại quá tự trọng để có thể nhận chia sẻ bưu kiện từ những người đồng đội của mình và từ chối một cách thằng thừng những quan điểm cho rằng ông không thể đáp lại thiện ý này. Hitler gần như đã cư xử lỗ mãng khi từ chối nhận 10 mark, trích từ quỹ của phòng ăn tập thể, theo đề nghị của trung úy Wiedemann dịp Giáng sinh.

        Trung đoàn trở lại chiến tuyến ngay sau kỳ nghi nhưng chưa đủ trận đánh đối với Adolf. “Bây giờ chúng cháu vẫn đang ở vị trí cũ và tấn công liên tục quân Anh và quân Pháp” - Hitler viết cho bà Popp ngày 22 tháng Một năm 1915. “Thời tiết thật tồi tệ. Thường thì ban ngày nước ngập đến đâu gối và chúng cháu phải chịu hỏa lực pháo hạng nặng. Chúng cháu mong chờ vài ngày tăng cường. Hy vọng rằng sẽ sớm có đợt tổng tấn công toàn mặt trận, và mãi mãi không tiếp diễn như thế này nữa”.

        Trong thế bế tắc về quân sự ấy, có một sự kiện thú vị xảy ra. Một con chó nhỏ màu trắng, rõ ràng là con vật làm phước của một binh sĩ Anh nào đó, mải mê đuổi chuột đã lạc vào đường hào của Hitler. Hitler bắt con chó, lúc đâu nó luôn tìm cách để trốn thoát. “Với sự kiên trì (con chó không hiểu được tiếng Đức), tôi dần dần làm quen với nó”. Hitler đặt tên con chó là Fuchsl (con cáo nhỏ) và dạy nó nhiều thủ thuật xiếc như trèo lên và trèo xuống một chiếc thang. Fuchsl ban ngày không bao giờ rời người chủ mới của mình và ban đêm ngủ ngay bên cạnh.

        Cuối tháng Một, trong một bức thư khác gửi cho bà Popp, Hitler đã vẽ một bức tranh sinh động về cuộc chiến tĩnh tại nhưng dây chết chóc:

        ... Vì mưa liên miên (chỗ chúng cháu không có mùa đông), vì gần đại dương và địa hình thấp, các đồng cỏ và cánh đồng lúa giống như đám bãi lầy không đáy, trong khi đó các đường phố bị lớp bùn nhầy nhụa phủ kín và các đường hào của chúng cháu chạy qua bãi lầy này, đại đa số lán nghỉ và đường hào đều có ụ súng, các rãnh thông tin và hàng rào dây thép gai, rồi hang chó sói, và nhiều mìn. Tóm lại, một tình trạng gần như không thể chịu đựng nổi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:32:40 pm »


        Tháng sau, ông viết một lá thư cho Judge Hepp kể về kinh nghiệm chiến đấu của mình nhưng sau đó không hiểu sao lại kết thúc hết sức kỳ cục với giọng điệu sặc mùi chính trị:

        Cháu rất hay nghĩ về Munich và mỗi chúng cháu không thế không có một điều ước rằng sẽ có thể sớm thanh toán được mối thù với bọn chúng. Chúng cháu sẽ lao vào trận đánh bằng mọi giá và ai trong số chúng cháu may mắn được nhìn thấy quê hương một lần nữa sẽ thấy quê hương thánh khiết hơn và quét sạch những ảnh hưởng của nước ngoài, bằng sự hy sinh và sự đau đớn về thể xác mà hàng trăm người trong số chúng cháu phải chịu đựng từng ngày. Máu chảy thành sông mỗi ngày ở đây để chống lại kẻ thù của cả thế giới thì không chỉ riêng kẻ thù từ thế giới bên ngoài của nước Đức bị đập tan, mà chủ nghĩa quốc tế trong lòng nước Đức cũng sẽ bị phá vỡ.

        Bất kỳ khi nào có ai đó hỏi Hitler từ đâu đến, ông trả lời ngay từ nhà của mình là trung đoàn 16, chứ không phải là Áo, và sau chiến tranh ông sẽ ở lại Munich. Nhưng trước tiên họ phải chiến thắng! Về điểm này, ông là một người cuồng tín, và nếu bạn bè đùa rằng chiến tranh không bao giờ thằng lợi, ông sẽ tức giận đi đi lại lại và khẳng định rằng sự thất bại của quân Anh là chắc chắn như “từ Amen trong bài cầu nguyện”.

        Khi đồng đội nói chuyện về đồ ăn hoặc về phụ nữ, Hitler chỉ đọc sách hoặc vẽ, nhưng khi nói những chủ đề nghiêm trọng, ông sẽ ngừng vẽ và bắt đầu thuyết trình. Người nghe đơn giản bị hút hồn bởi giọng điệu lưu loát, họ thích nghe Hitler “hùng biện” về hội họa, kiến trúc và về những vấn đề tương tự. Uy tín của Hitler tăng cao bởi “ông luôn có một quyển sách trước mặt”. Ông đem theo một vài cuốn trong ba lô, một cuốn là của Schopenhauer (“Tôi học được rất nhiều từ tác giả này”). Những khẳng định của triết gia này về sức mạnh của mong muốn mù quáng, về chiến thăng sức mạnh đó chắc hẳn đánh trúng vào cảm xúc của ông.

        Cuối mùa hè năm 1915, Hitler trở thành một người không thể thiếu đối với Sở chỉ huy của trung đoàn. Đường điện thoại nối với các trạm chi huy của tiểu đoàn và đại đội bị pháo đánh hỏng và chì có những người đưa tin mới có thể chuyển tin. “Chúng tôi thấy ngay ai là người chúng tôi có thể tin cậy nhất” - một sỹ quan chỉ huy nhớ lại. Những người đưa tin khác phục Hitler bởi những mánh khóe cũng như dũng khí đặc biệt - có thể trườn lên phía trước giống như những thổ dân da đỏ mà ông đã đọc từ thời thơ ấu. Tuy nhiên, vẫn có một số điều ở Hitler khiến vài người không thích. Ông quá khác thường, ý thức về nhiệm vụ quá mức. “Chuyển tin đến đích là nhiệm vụ còn quan trọng hơn cả tham vọng cá nhân hoặc thỏa mãn sự hiếu kỳ” - một lần Hitler “lên lớp” với một người đưa tin cùng đơn vị. Khác với mọi người, ông hăm hở ra tiền tuyến và thường chuyển tin hộ những người khác mà không cần đợi họ nhờ.

        Tốc độ chiến đấu tăng nhanh vào tháng Sáu và tháng Bảy, nhiệm vụ liên tiếp được giao cho Hitler. Hitler trở nên xanh xao vàng vọt. Từ tờ mờ sáng, khi quân Anh bắt đầu phóng hỏa lực, Hitler đã nhảy khỏi giường, vớ lấy khẩu súng và sải bước tới bước lui “cứ như một con ngựa đua bồn chồn đứng trước hàng rào xuất phát” cho đến khi tất cả mọi người thức giấc. Ông thậm chí không kiềm chế được khi nghe những người bên cạnh kêu ca. Nếu ai đó phàn nàn về khẩu phần thịt ít hơn, ông sẽ đáp lại rằng, năm 1870, quân Pháp thậm chí còn ăn cả thịt chuột.

        Ngày 25 tháng Chín, quân Anh tăng cường tấn công và đến chập tối, vị trí của toàn bộ trung đoàn 16 bị đe dọa. Đường điện thoại ra mặt trận bị đứt đột ngột. Hitler và những người khác phải chạy lên phía trước dưới làn đạn tìm hiểu xem chuyện gì xảy ra. Họ quay trở về báo cáo rằng đường điện thoại đã bị cắt. Quân Anh sắp tấn công tăng cường. Hitler được cử đi chuyển tin này và không hiểu bằng cách nào ông lại thoát được làn đạn dữ dội một lần nữa.

        Trong vài tháng, Hitler đã thoát chết nhiều lần rất thần kỳ như thể có một sự trợ giúp ma thuật vậy. “Tôi đang ngồi ăn tối trong đường hào chiến đấu với một vài đồng đội. Bỗng nhiên cứ như có người đang nói với tôi; ‘đứng dậy và đi ra đàng kia’. Giọng nói rõ và dứt khoát đến nỗi tôi tuân thủ như một cái máy, như đó là một mệnh lệnh quân sự. Tôi đứng phắt dậy và đi cách chỗ đang ngồi khoảng 20 mét dọc đường hào chiến đấu, mang theo suất ăn tối trong hộp. Sau đó tôi ngồi xuống và tiếp tục ăn, đầu óc được thư thái hơn. Ngay sau đó, một ánh sáng lóe lên kèm theo tiếng nổ đinh tai từ phía đoạn hào mà tôi vừa rời khỏi. Một quả pháo lạc đã nổ trúng nhóm mà tôi vừa cùng ngồi, tất cả họ đều hy sinh” Hitler kể lại với Ward Price, một phóng viên người Anh, nhiều năm sau đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:33:43 pm »


        Vài tuần sau, Hitler nói một điềm gở với đồng đội của mình “Các anh sẽ nghe thấy nhiều điều về tôi. Hãy đợi đến lúc đó”.

        Tháng Mười hai năm đó không có tuyết, chỉ mưa không ngớt. Toàn bộ các khu vực của tuyến hào khúc khuỷu bị ngập nước. Giáng sinh thứ hai còn ảm đạm hơn cả Giáng sinh trước. Khi những người khác bóc bưu kiện và thư chúc mừng của gia đình, Hitler ngồi một mình trên võng ở đường hào chiến đấu. Trong suốt 3 ngày nghỉ, ông không nói một lời nào. Đồng đội cố gắng chúc tụng, mời Hitler chia sè cùng họ những món quà gia đình gửi tới. Hitler cảm ơn và từ chối, sau đó lại rút vào thế giới riêng của mình. Khi kỳ nghỉ lẽ kết thúc, Hitler thoát hẳn khỏi vẻ thờ ơ lãnh đạm, trở nên phấn khích đến nỗi thậm chí còn mỉm cười khi nghe những lời giễu nhại về “những ngày nghi thầm lặng đã qua”.

        Đầu mùa hè năm 1916, trung đoàn của Hitler chuyển vào Nam đế kịp tham gia trận đánh quyết định ở Somme. Trận đánh bắt đầu bằng một cuộc tấn công tàn khốc của quân Anh, đến nỗi gần 20.000 quân đồng minh bị chết hoặc bị thương trong ngày đầu tiên. Ở quân khu Fromelles, đạn pháo đêm 14 tháng Bày đã cắt đứt tất cả các đường điện thoại liên lạc của trung đoàn. Hitler và một người đưa tin khác được cử đi thực hiện nhiệm vụ “gần như là đối diện với cái chết, với làn đạn pháo đan dày trên từng mét đường”. Họ co người đế tránh những luồng đạn. Người đi cùng Hitler đổ sụp xuống vì kiệt sức, Hitler phải kéo người đó về hầm trú ấn.

        Đến ngày 20 tháng Bảy, trận đánh ở Fromelles tiếp tục diễn ra. Tổn thất về người của cả hai bên là rất lớn nhưng vẫn chưa phân thẳng bại. Suốt hai tháng sau đó, hai bên luôn ở trong thế giằng co quyết liệt, giành giật nhau từng mét đường hào. Trong thời gian này, một người bạn thân của Hitler, Hans Mend, phải chuyển về hậu phương để làm phiên dịch trong trại tù nhân chiến tranh. Nhưng Hitler vẫn còn 2 đồng đội khác, Ernst Schmidt và Ignaz Westenkirchner, và quan trọng hơn ông còn có một con vật yêu quý. “Trong Thế chiến I, bao nhiêu lần tôi đã nghiên cứu con chó Fuchsl của tôi.” ông hồi tưởng lại vào một đêm đông 25 năm sau đó. Ông kế về sự thích thú của mình khi thấy phản ứng của con chó Fuchsl với tiếng máy bay. Con chó sẽ đứng run run như bị thôi miên, nhăn mặt lại như một người già, sau đó lao lên phía trước và sủa. “Tôi thường quan sát nó cứ như thể nó là một con người - các cung bậc khác nhau của sự giận dữ, của sự cáu giận”. Con Fuchsl thường ngồi cạnh khi Hitler ăn, theo dõi từng động thái của chủ. Nếu Hitler ăn vài miếng mà chưa cho nó chút gì, nó sẽ đứng dậy và nhìn chủ như muốn nói “thế còn phần tôi?”. “Thật điên rồ sao tôi lại yêu quý con vật ấy đến vậy”.

        Ba tháng sau, trận đánh ở Somme vẫn diễn ra ác liệt. Quân đồng minh liên tục tấn công và chịu tổn thất hơn sáu trăm ngàn quân, nhưng đó là sự thất bại hoàn toàn vô ích, vì các phòng tuyến của quân Đức vẫn không bị phong tỏa. Trong gần một tuần, Hitler tiếp tục sống sót như có phép màu bất chấp một số nhiệm vụ nguy hiểm. Sau đó, tối ngày 7 tháng Mười, may mắn không còn đến với ông khi đang ngủ ngồi cùng với những người đưa tin khác trong một đường hào hẹp dẫn đến sở chỉ huy của trung đoàn. Một quả đạn pháo nổ ngay lối vào hẹp, đánh văng những người đưa tin vào nhau. Hitler bị thương ở đùi, nhưng cố thuyết phục Wiedemann giữ ông lại mặt trận. “Vết thương không đến nỗi nặng lắm đúng không trung úy?” ông băn khoăn nói. “Tôi vẫn có thể ở lại với anh, tôi muốn ở lại với trung úy! Tôi có thể ở lại được không?”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:34:25 pm »


3

        Hitler được đưa đến bệnh viện dã chiến, vết thương này không nặng lắm và cũng là vết thương đầu tiên, nhưng ở khu bệnh nhân Hitler bị một cú sốc kỳ lạ, khiến ông gần như sụp đổ vì “sợ hãi”. Đó là một lần khi đang nắm trên võng, bổng nhiên Hitler nghe thấy giọng nói của một cô y tá người Đức. “Lần đầu tiên sau 2 năm, tôi mới được nghe lại thứ âm thanh đó!”. Sau đó không lâu, ông được đưa đến một tàu bệnh viện để về Đức. “Con tàu chở chúng tôi càng đến gần biên giới, trong thâm tâm mỗi chúng tồi càng trở nên nôn nao”. Cuối cùng, Hitler cũng nhận ra ngôi nhà Đức đầu tiên - “bởi cái đầu hồi cao và những cánh cửa chớp đẹp của nó. Quê hương đây rồi!”.

        Ờ bệnh viện đã chiến nằm ở phía Tây nam Berlin, những chiếc giường trắng êm ái là sự thay đổi quá lớn sau cuộc sống ở chiến hào kham khổ đến mức đầu tiên “chúng tôi ít khi dám nằm thẳng lên đó”. Ông dần dần thích nghi lại với sự tiện nghi này, nhưng không quen được với tính hoài nghi mà ông thấy ở một số người. Khi vừa đi lại được, Hitler đã xin phép nghi cuối tuần ở Berlin.

        Hai tháng sau, Hitler ra viện và được chuyển đến một tiểu đoàn ở Munich. Ở đây, theo cuốn Mein Kampf, cuối cùng Hitler đã tìm được câu trả lời cho sự suy sụp ý chí, đó chính là những người Do Thái. Họ ở phía sau tiền tuyến bày mưu lật đổ nước Đức. “Gần như tất cả những công chức đều là người Do Thái và gần như tất cả những người Do Thái đều là công chức. Tôi thật ngạc nhiên về số lượng quá thừa các công chức người Do Thái này và so với những đại diện quá ít ỏi của họ tham gia mặt trận”. Hitler cũng tin rằng “tài chính của người Do Thái” sẽ nắm quyền kiểm soát sản phẩm của nước Đức. “Con nhện này đang dần bắt đầu hút máu từ những lỗ chân lông của con người”.

        Những đồng đội của ông ở mặt trận không bao giờ nghe thấy ông nói chuyện về những điều tương tự như thế. Thi thoảng, ông có những nhận xét vô thưởng vô phạt như, “nếu tất cả những người Do Thái không thông minh hơn hãng Stein (hãng điều hành điện thoại), thì cũng sẽ chẳng có vấn đề gì”. Và bất kỳ khi nào Adolf nói về Viên và về những ảnh hưởng quan trọng hơn của người Do Thái, ông cũng nói “không hề hằn học” - Westenkirchner nhớ lại. Thực tế, Schmidt không bao giờ nghe Hitler hay trung úy Wiedemann thảo luận về vấn đề này (“Tôi thực sự không thể tin rằng sự căm ghét người Do Thái của Hitler bắt đầu từ thời gian này”).

        Hitler bắt đầu ghét cay ghét đắng thành phố Munich. Ông nhận thấy cách thức ở tiểu đoàn thay thế này thật đáng khinh. Không ai coi trọng người lính ngoài chiến tuyến. Những tân binh này không hề có khái niệm về những gì mà Hitler đã phải trải qua ở các đường hào. Ông nóng lòng muốn trở lại với bản tính của chính mình, và tháng Một năm 1917 ông viết cho trung úy Wiedemann rằng ông “đã khỏe trở lại để phục vụ” và mong mỏi “được trở về trung đoàn cũ với những đồng đội cũ của mình”. Ngày 1 tháng Ba, ông được trở lại trung đoàn 16 và nhận được các sỹ quan và đồng đội đón tiếp nồng ấm. Con chó nhỏ Fuchsl sung sướng quá đỗi - “nó điên cuồng lao vào người tôi”. Bữa tối hôm đó, đại đội nấu “một bữa ăn đặc biệt để thể hiện sự kính trọng đối với ông, món Kartoffelpuffer; bánh mì, mứt và bánh ngọt”. Cuối cùng, Hitler cũng được trở lại ngôi nhà mà ông đã từng ở. Đêm đó, Hitler đi thơ thẩn hàng giờ, tay cầm đèn pin và đâm chuột bằng lưỡi lê, cho đến khi ai đó ném chiếc giày vào ông, ông mới về giường ngủ.

        Vài ngày sau, cả trung đoàn lên xe lửa tới vùng Arras để chuẩn bị cho đợt tấn công khác vào mùa xuân. Nhưng ở đó lại có nhiều thời gian rảnh rỗi để vẽ và Hitler hoàn thành được nhiều bức vẽ màu nước về những trận chiến đã qua có ý nghĩa đối với ông. Lễ Phục sinh năm đó, bức vẽ của ông lại có chiều hướng đời thường. Ông vẽ những quả trứng phục sinh và đặt chúng ở vườn của trung đoàn trưởng, và ghi dòng chữ “Chúc mừng lễ Phục sinh năm 1917”. Vài tháng sau, trung đoàn có trung đoàn trưởng mới, thiếu tá Freiherr von Tubeuf, một người trẻ, nhanh nhẹn. Ông đã xiết lại kỷ luật đối với cả đơn vị. Ông không chỉ làm cho cuộc sống trở nên khó khăn đối với cả hạ sỹ quan và sỹ quan mà còn chỉ trích cả cấp trên của mình. Để vơi đi sự thất vọng, Tubeuf thường đi săn. Hitler là một trong số những người xua thú và ông núp 2 giờ ở bụi cây sau chiến tuyến, tay cầm một chiếc gậy dài và hô, trong khi trung đoàn trưởng của ông (lên tướng sau đó 16 năm) bắn những con thỏ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:34:46 pm »


        Mặc dù phục vụ dũng cảm và lâu dài trong quân đội, nhưng Hitler vẫn chỉ là một hạ sĩ. Một nguyên nhân, theo Wiedemann, là ông thiếu “tố chất của người lãnh đạo”. Một nguyên nhân khác là tác phong luộm thuộm của ông. Đầu ông nghiêng hẳn về phía vai trái và tóc rũ xuống. Mặc dù ông tắm mỗi khi có thể và gọi một đồng đội, người đặt biệt danh cho người bạn là “không phải là đống phân tươi”, nhưng ông rất ghét đánh giầy. Ông cũng không thả bít tất giống như một sỹ quan. Quan trọng hơn, không có những quy định riêng về việc phong hàm cho một người đưa tin. Nếu được thăng chức, Hitler sẽ phải từ bỏ nhiệm vụ mà ông ưa thích, và trung đoàn cũng sẽ mất đi một trong những người đưa tin tốt nhất.

        Mùa hè năm đó, trung đoàn trở về chiến trường đầu tiên của mình ở Bi và tham gia vào trận đánh thứ ba ở Ypres. Cũng như trận đánh đầu tiên, trận đánh lần này vô cùng ác liệt. Đến giữa tháng Bảy, trung đoàn bị tấn công liên tiếp trong 10 ngày đêm. Khi trận chiến bớt quyết liệt, họ có thể nghe rõ phía dưới có tiếng đào xới, địch đang đào đường hầm. Trên đâu là tiếng kêu vè vè của những chiếc máy bay, sau đó là tiếng bom nổ. Ngày cuối cùng của tháng Bảy, họ phải đối mặt với một sự khủng bố mới, những chiếc xe tăng. May thay, mưa xối xả đã biến vùng đất không dân cư thành một bãi lầy và đám xe tăng mắc kẹt ở đó.

        Tháng Tám, trung đoàn 16 được giải vây. Họ được chuyến đến Alsace để nghỉ ngơi và đó là lần đầu tiên Hitler phải chịu hai sự mất mát lớn. Một nhân viên đường sắt quá thích thú với những trò hề của con Fuchsl nên đã trả Hitler 200 mark để mua con chó săn nhỏ này. “Kể cả anh trả tôi 200 nghìn mark, anh cũng không bao giờ mua được nó!” - Hitler phẫn nộ trả lời. Nhưng khi những binh lính đã lên bờ, Hitler không thể tìm thấy con Fuchsl. Đơn vị di chuyến và ông buộc phải chạy theo sau. “Tôi đã tuyệt vọng. Thằng đểu nào đó bắt trộm con chó của tôi đã không thể hiểu được những gì mà nó đã gây ra đối với tôi”. Cũng trong khoảng thời gian này “một thằng đểu” khác đã lấy trộm chiếc ba lô của Hitler và lấy đi một chiếc hộp da đựng các bức phác họa, bức vẽ và màu nước. Cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương - lần thứ nhất là do một người dân phất phơ và lần thứ 2 là do một tân binh hèn nhát gây cho mình (không một người lính ở tuyến đầu nào lại ăn cắp của đồng đội) - Hitler xếp sang một bên những thỏi thuốc màu của mình.

        Đầu tháng Mười, Schmidt cuối cùng cũng thuyết phục được Hitler nghỉ phép 18 ngày, kỳ nghỉ phép đầu tiên từ khi tham gia chiến tranh. Điểm đến đầu tiên của họ là Dresden, nhà của chị gái Schmidt, nhưng họ nghỉ lại ở Brusels, Cologne và Leipzig để tham quan. Hitler đặc biệt thích thành phố Leipzig. Chính ở thành phố này, tại Nhà thờ thánh Thomas, Martin Luther đã thuyết giáo bài đầu tiên, cũng là nhà thờ Bach đã chơi phong cầm trong suốt 27 năm và được chôn cất ở đây, và nhạc trưởng tài danh R. Wagner được đặt tên khai sinh. Nhưng điều ấn tượng nhất đối với Hitler là đài kỷ niệm khổng lồ cao gần 100 m kỷ niệm trận đánh của dân tộc, tưởng niệm những người đã chết trong cuộc chiến tranh năm 1813, giống như một pháo đài hơn là một bia mộ. “Đài tưởng niệm này không có chút nghệ thuật nào, nhưng nó đồ sộ và đẹp” - ông bình luận. Ở Dresden, họ tham quan những tòa nhà nổi tiếng và thăm các phòng tranh, trong đó có cả phòng tranh Zwinger nối tiếng. Hitler hăm hở tới nhà hát opera cho đến khi ông nghiên cứu chương trình - rõ ràng là không có Wagner - và tuyên bố ở đó không có gì đáng để xem. Sau đó, ông một mình đến thăm Berlin, ở lại vài ngày với gia đình của một đồng đội ngoài tiền tuyến. “Thành phố này thật tuyệt diệu” - ông viết trong tấm bưu thiếp gửi Schmidt. “Một thủ đô thực sự của thế giới. Giao thông vẫn rất tốt. Mình đi gần như cả ngày. Cuối cùng giờ đây mình cũng có cơ hội để nghiên cứu sâu hơn về các viện bảo tàng. Nói tóm lại: Ở đây không thiếu thứ gì”.

        Đơn vị Hitler ít phải tham gia chiến đấu trong thời gian còn lại của năm đó và Hitler có nhiều thời gian để đọc sách. Đối với ông, tiểu thuyết và tạp chí là phù phiếm, ông tập trung vào lịch sử và triết học. “Các lực lượng tham gia chiến tranh nghĩ sâu sắc hơn về bản chất của con người” - sau này ông nói với Hans Frank. “Bốn năm chiến tranh tương đương với 30 năm huấn luyện tại trường đại học về các vấn đề của cuộc sống. Tôi không ghét gì hơn thứ văn học rác rưởi. Khi quan tâm đến số phận của nhân loại, chúng ta chỉ có thể đọc Homer và những tác phẩm thuộc về phái Phúc âm. Trong những năm cuối cùng của cuộc chiến, tôi đọc đi đọc lại tác phẩm của Schopenhauer. [Bản copy những tác phẩm chọn lọc của Schopenhauer mà ông cất giữ trong ba lô đã bị rách]. Sau đó tôi có thể làm việc mà không cần cố sự truyền bá Phúc âm - cho dù Chúa Jesus có là một chiến binh thực thụ. Nhung một trận đánh mạnh ở cả hai phía không phải là phương cách tốt cho tiền tuyến”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:57:14 pm »


        Mặt trận phía Tây thật im ắng, mùa đông năm đó là mùa đông khắc nghiệt nhất đối với những người lính ngoài trận tuyến. Những kỳ thay quân ngắn hơn trước và họ buộc phải ăn thậm chí cả thịt chó mèo. Những người đồng đội nhớ lại rằng Hitler thích thịt mèo hơn thịt chó (có lẽ là vì con chó Fuchsl). Món ăn ưa thích của ông là bánh mì nướng phết thật dày mật ong và mứt cam. Một lần Hitler tìm được nhiều thùng lớn bánh bít cốt, và để thỏa mãn cơn đói Hitler lấy dần dần cho đến đáy. Ông chia một phần cho vài người bạn và sau khi đổi được một ít đường, ông đã nấu đãi cho họ món tráng miệng ngọt của Áo, món Schmarren.

        Ở hậu phương, những người dân cũng buộc phải ăn thịt chó và thịt mèo, bánh mì được làm từ mùn cưa và vỏ khoai tây, và gần như không có sữa. Những đồng minh của Đức cũng phải chịu cảnh như vậy. Nguồn cung cấp thực phẩm ở Viên khan hiếm đến nỗi chính phủ Áo buộc phải kêu gọi Berlin viện trợ ngũ cốc. Các cuộc đình công nổ ra ở Viên và Budapest không chỉ do cái đói mà còn do sự thất bại của Đức trong việc tìm kiếm hòa bình với chính phủ Bolshevik mới ở Nga. Những cuộc đình công lan tràn sang Đức, nước chịu sự thống trị của chế độ độc tài quân sự trong vài tháng. Vào thứ Hai ngày 28 tháng Một năm 1918, công nhân khắp nước Đức đình công. Hòa bình là yêu cầu chính, nhưng họ cũng yêu cầu phải có đại diện của tầng lớp công nhân trong các cuộc đàm phán với liên minh, tăng khẩu phần thức ăn, hủy bỏ luật quân sự và yêu cầu có một chính phủ dân chủ trên toàn nước Đức. Ở Munich và Nuremberg chỉ vài nghìn công nhân biểu tình khắp các đường phố yêu cầu hòa bình ngay lập tức không lực lượng hỗ trợ thêm, nhưng ở Berlin, 400.000 công nhân đã rời phân xưởng của họ để tổ chức một ủy ban đình công. Sau 1 tuần, họ bị buộc phải quay về làm việc nhưng tinh thần nổi loạn vẫn còn tiếp diễn ở thủ đô và dường như một cuộc cách mạng toàn diện sẽ nổ ra, vấn đề chỉ là thời gian.

        Tin tức về một cuộc tổng đình công được mặt trận tiếp nhận với những cảm xúc pha trộn. Một số binh lính mệt mỏi vì chiến tranh và chán ghét chiến tranh thì ủng hộ những diễn biến ở hậu phương, nhưng hầu hết đều cảm. thấy họ bị chính những người dân của họ ở địa phương phản bội. Hitler gọi đó là “Bức tranh lớn nhất về sự tranh giành của toàn bộ cuộc chiến tranh”. Ông còn bị một người cùng trong đơn vị chọc tức. “Quân đội chiến đấu để làm gì nếu chính quê hương không còn cần chiến thắng? Sự hy sinh lớn lao và sự chịu đựng gian khổ như vậy là vì ai cơ chứ? Người lính hy vọng chiến đấu để giành chiến thắng và quê hương lại tiến hành đình công để chống lại điều đó!”.

        Cuối cùng, Berlin cũng ký kết hiệp ước hòa bình với Liên Xô ở Brest- Litovsk vào ngày 3 tháng Ba, nhưng thời hạn áp đặt đối với chính phủ non trẻ khắt khe đến nỗi những người thuộc phe cánh tả ở Đức cho rằng mục đích thực sự của hiệp ước này là để dẹp tan cuộc cách mạng Nga. Tin tức về sự đầu hàng có điều kiện của những người Bolshevik làm cho những người như Hitler, người luôn tin rằng Đức nhất định thắng, vui sướng hồ hởi. Hơn lúc nào hết, họ cảm thấy chiến thắng đang trong tầm tay và đại đa số các binh lính đều phản ứng một cách trung thành nếu không muốn nói là hăm hở với lệnh của chỉ huy cấp trên về một cuộc tấn công quy mô lớn. Trong 4 tháng sau đó, trung đoàn của Hitler tham gia tất cả các giai đoạn của các cuộc tấn công quy mô lớn vào mùa xuân của tướng Erich Ludendorff: Ở Somme, ở Aisne và cuối cùng là ở Marne. Ý chí chiến đấu của Hitler cao chưa từng có. Trong một lần ra mặt trận vào tháng Sáu, Hitler thoáng nhìn thấy gì đó ở đường hào trông giống như mũ binh phục của Pháp. Bò về phía trước và nhìn thấy 4 binh sỹ Pháp, Hitler rút ra khẩu súng lục (những người đưa tin đã không mang súng trường mà đổi sang loại vũ khí đeo cạnh sườn này - và dõng dạc ra lệnh hạ vũ khí bằng tiếng Đức, như thể có cả một đại đội lính yểm trợ phía sau vậy. Ông dẫn 4 tù binh về báo cáo trực tiếp đại tá Tubeuf và được tuyên dương. “Không có hoàn cảnh hay tình huống nguy hiểm nào có thể ngăn cản ông ấy tình nguyện đảm nhiệm những nhiệm vụ gian khổ và khó khăn nhất, ông sẵn sàng hy sinh cuộc sống và sự yên bình của mình vì quê hương và vì những người khác” - Tubeauf nhớ lại. Ngày 4 tháng Tám, Hitler được tặng thưởng Huân chương Chữ thập sằt hạng nhất vì những thành tích đạt được trước đó chứ không phải vì chiến công nổi bật này. Chiến công đó đơn giản chỉ “vì sự dũng cảm của cá nhân và là thành tích chung”. Giới thiệu và trao giải thưởng cho ông là trợ lý tiểu đoàn, đại úy Hugo Gutmann, một người Do Thái.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:28:11 am »


        Trong thời gian này, có dấu hiệu cho thấy những cuộc tấn công của Ludendorff tiến gần đến tháp Eiffel đã thất bại nặng nề. Thất bại ở mặt trận phía Tây như một cú sốc, đặc biệt là sau những chiến thắng lịch sử ở mặt trận phía Đông, chiếm được một khu vực rộng lớn đến tận vùng Cáp-cat-dơ. Do vậy, tinh thần của binh sĩ, thậm chí cả những binh sĩ lớn tuổi hơn, sa sút nghiêm trọng. Tình trạng lộn xộn gia tăng ở ngay những chuyến tàu chở binh sĩ. Đạn bắn ra từ những cửa sổ tàu, binh lính trốn tại các nhà ga. Những sỹ quan cố gắng duy trì kỷ luật bị tấn công bằng gạch đá và lựu đạn. Những khẩu hiệu cách mạng như “Chúng tôi không chiến đấu vì danh dự của nước Đức mà vì những triệu phú của nước này” được viết nguệch ngoạc bằng phấn trên các xe ô tô.

        Bốn ngày sau khi Hitler được nhận Huân chương Chữ thập sắt, một cuộc phản công của quân đồng minh từ lúc còn sương mù dày đặc đã chọc thủng các phòng tuyến của Đức ở Amiens. Ludendorff cừ một sỹ quan chỉ huy ra mặt trận và lập tức đã triển khai đưa quân dự bị ra tiền tuyến. Khi những binh sĩ mới này tiến đến, đám binh sĩ nhụt chí đã sỉ nhục họ: “Đồ phản bội! Chúng mày đang kéo dài cuộc chiến tranh đấy!”.

        “Đó là ngày đen tối của quân đội Đức trong lịch sử của cuộc chiến tranh này” - Ludendorff viết. Hoàng đế Kaiser phán ứng thất vọng nhưng bình tĩnh, “chúng ta cần phải rút ra một kết luận duy nhất: Khả năng của chúng ta có hạn. Cần phải kết thúc cuộc chiến”. Vài ngày sau Ludendorff và Hindenburg hội ý với Wilhelm ở Spa. Khi Kaiser lệnh cho Ngoại trưởng tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình, Hindenburg đã phản đối, rằng quân đội vẫn đang chiếm giữ phần lãnh thổ lớn của địch, còn Ludendorff xúc động cho rằng cần phải có kỷ luật thép ở hậu phương cũng như là “chế độ cưỡng bách tòng quân mạnh đối với những thanh niên Do Thái đã đẩy những người phụ nữ đẹp phải cô đơn”.

        Để đối phó với sự nổi loạn ở hậu phương và sự sụp đổ sắp xảy ra ở tiền tuyến, Hitler bắt đầu hùng biện nhiều hơn và diễn thuyết trước nhiều người Do Thái. Nhưng giọng của ông bị lạc đi trước những tiếng than phiền la ó đồng thanh của những người lính mới. Những lúc như thế, theo Schmidt, Hitler “trở nên giận dữ và hét lên với một giọng nghe thật khủng khiếp rằng, những người có tư tưởng hòa bình và những người trốn tránh trách nhiệm đang khiến họ thua trận”. Một hôm, ông đã đánh một hạ sỹ quan mới khi người này nói rằng thật ngu ngốc khi tiếp tục chiến đấu. Họ đấm nhau, và cuối cùng sau khi giáng những cú đấm mạnh, Hitler đã hạ anh ta. Từ hôm đó, “những người lính mới thì coi thường Hitler, nhưng chúng tôi, những người lính cũ lại yêu mến ông hơn bao giờ hết” - Schmidt nhớ lại.

        Bốn năm tác chiến ở đường hào ác liệt đã sinh ra trong Hitler và trong nhiều người Đức khác một sự căm hờn thường trực đối với những người có tư tưởng hòa bình và trốn tránh trách nhiệm, những người đang “phản bội Tổ quốc”. Ông và những người giống ông luôn bừng bừng lòng căm giận sẽ trả thù những hành động phản bội đó và tình hình chính trị tương lai phụ thuộc vào tất cả những điều đó. Từ một người lính tình nguyện mơ mộng của năm 1914, bốn năm trong đường hào trui rèn cho Hitler cảm giác tự tin hơn. Hitler đã chiến đấu vì nước Đức. Là một người Đức thực thụ; Hitler hành xử đàng hoàng ngay cả khi bị thúc ép, ông kiêu hãnh vì nhân cách của mình. Hitler đã tham gia quân đội từ khi còn là một thanh niên non nớt, ở tuổi 24 nhưng chưa trưởng thành hoàn toàn vì cuộc sống khó khăn ở Viên, nay đã thực sự trở thành một người đàn ông, sẵn sàng đến bất cứ nơi đâu trên thế giới.

        Đầu tháng Chín, trung đoàn 16 quay trở về Flander. Vì là đơn vị dự bị, nên các binh sĩ được nghỉ phép. Cùng một người bạn tên là Arendt, Hitler trở về Berlin, nơi chắc chắn ông cảm thấy khó chịu vì tinh thần bắt mãn đang gia tăng ở đây. Ông cũng nghi một vài ngày ở trang trại của gia đình tại Spital. Sau khi ông trở lại đơn vị vài tuần, trung đoàn 16 hành quân lần thứ 3 tới khu vực Hạ Ypres. Lần thứ ba, họ tiến sâu vào các cánh đồng và ngọn đồi gần Comines. Sau đó, sáng ngày 14 tháng Mười, Hitler bị mù do ảnh hưởng hơi độc gần làng Werwick. Thị lực của ông khôi phục lại, nhưng lại mất tạm thời một lần nữa vào ngày 9 tháng Mười một, khi biết quân Đức chuẩn bị đầu hàng. Vài ngày sau, ông có thể nghe và nhìn được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:29:02 am »

        
4

        Không thể biết được Adolf Hitler sợ hãi và căm ghét người Do Thái đến mức nào vào cái ngày ông bị ngạt bởi hơi độc ở Bỉ. Tuy nhiên, sau 1 năm, sự căm ghét tất cả mọi thứ liên quan đến người Do Thái trở thành một sự căm hận thống trị và công khai trong cuộc sống của ông. Hitler là người duy nhất trong số hàng triệu người Đức bắt đầu sợ những người Do Thái và những người cộng sản trong giai đoạn này. Bởi vì, trong những tháng này, cả đất nước đang chìm trong không khí nổi dậy của Chủ nghĩa Marx, đe dọa phá hủy kết cấu của nước Đức.

        Điêu đáng nói, những cuộc cách mạng này bắt đầu khi Hitler đang chán nản sau khi bị ảnh hưởng của khí độc gây mất thị lực. Vào ngày 16 tháng Mười, ngày đơn vị của Hitler di chuyến về hướng Đông trên một con tàu bệnh viện, Hoàng tử Max của Baden, Thủ tướng mới của Đức, nhận được công hàm của Tổng thống Woodrow Wilson yêu cầu Wilhelm thoái vị trước khi Mỹ đồng ý đình chiến. Điều này đã làm tăng nhanh sự tan rã của quân đội Đức và chỉ sau hai tuần, cuộc nổi loạn công khai đã nổ ra khi hạm đội được lệnh tiếp tục tiến ra biển. Các thủy thủ của 6 tàu chiến đã phản đối. Cuộc nổi loạn đã nổ ra ở Kiel khi các thủy thủ cướp phá các kho vũ khí, những tủ vũ khí nhỏ và tiếp quản hầu hết thành phố. Các binh sĩ bắt giữ các sỹ quan, xé phù hiệu của họ và dẫn giải họ về nhà tù.

        Ở Munich, một cuộc nổi dậy khác nổ ra vào ngày 7 tháng Mười một. Cuộc nổi dậy do Kurt Eisner, một người Do Thái khả kính có vóc người nhỏ nhắn, luôn đội chiếc mũ mềm rộng màu đen nhưng không che nổi hết mớ tóc rối bù. ông là hình mẫu sống của những người cộng sản bắn súng phóng bom. ông đã ngồi tù gần 9 tháng vì những hoạt động tấn công trong thời gian chiến tranh. Lúc chạng vạng tối, các phong trào cách mạng do những người lính tham gia đã chiếm tất cả các bốt quân sự lớn ở Munich và Vua Lugwig III của Hoàng gia Wittelsbach bỏ chạy bằng xe ô tô và trốn vào một cánh đồng khoai tây ở phía Nam thành phố. Đó là kết cục xứng đáng đối với chế độ quân chủ ở Bavaria.

        Tối hôm đó, các xe tải chở đầy những người chiếm giữ treo rợp cờ đỏ chạy rầm rập khắp thành phố. Binh sĩ của Eisner chiếm nhà ga chính và những tòa nhà của chính phủ. Không ai chống cự lại. Cảnh sát toan tính một con đường khác khi những người nổi loạn giương súng vào những khu vực trọng yếu. Sáng hôm sau, khi người dân thành phố Munich thức giấc thì Bavaria của họ đã trở thành một nước cộng hòa. Cuộc cách mạng mang đậm phong cách Đức, không quá om sòm, cũng không có thương vong nghiêm trọng. Người dân chấp nhận số phận của họ cũng với tinh thần như thế. Không có sự phản ứng mang màu sắc bạo lực. Người Mủchen cần nhân và chờ đợi.

        Ngọn lửa cách mạng đã bùng phát trên khẳp nước Đức. Ở Friedrichshafen, những công nhân của nhà máy Zeppelin đã thành lập một ủy ban. Những công nhân của khu Stuttgurt, trong đó có các xưởng xe máy của Daimler, cũng đình công và dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản đồng quan điểm với Eisner, họ đưa ra những yêu cầu tương tự Eisner. Các thủy thủ bí mật nổi dậy ở cảng Frankfurt trên sông Main. Ở Kasel, toàn bộ đơn vị đồn trú, bao gồm cả một sỹ quan chỉ huy, cũng nổi dậy mà không bạo động. Một vài phát súng bắn vào Cologne khi đơn vị đồn trú gồm 45.000 quân trở thành đơn vị ủng hộ cách mạng, nhưng trật tự nhanh chóng được thiết lập ở thành phố. Cuộc nổi dậy của người dân ở Hanover cũng thành công. Khi các nhà chức trách ra huy động quân đội trấn áp, các binh lính đã bất tuân lệnh và nổi dậy luôn. Ở Dusseldorf, Leipzig và Magdeburg, tình hình cũng diễn ra tương tự.

        Lần lượt chính quyền tại các thành phố ở Đức sụp đổ khi các ủy ban công nhân và binh sĩ giành quyền kiểm soát. Cuối cùng, ngày 9 tháng Mười một, Kaiser miễn cưỡng từ chức, chuyển giao quyền lực cho những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội có tư tưởng ôn hòa do Friedrich Ebert, một Cựu thợ làm yên cương, lãnh đạo. Đó là kết cục của để chế Đức, một đế chế bắt đầu ở Pháp ngày 18 tháng Một năm 1871 khi Wilhelm I, Vua của nước Phổ và là ông nội của Wilhelm II, tuyên bố về sự ra đời đế chế Đức đầu tiên ở Phòng Gương tại cung điện Versaille.

        Đó cũng là kết cục của một thời kỳ. Bốn tám năm trước, Bismarck đã đạt được ước mơ thống nhất nước Đức, tạo ra một hình ảnh mới về nước Đức và người Đức. Chi trong một đêm, nền tảng thể chế mà những người địa chủ Đông Phổ và các nhà tư bản công nghiệp dựa vào đã sụp đổ; và cũng chỉ trong một đêm, bằng việc hạ thấp cờ của đế quốc Đức, triết lý chính trị mà hầu hết những người Đức yêu nước đặt vào đã không còn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2019, 11:12:02 pm »


        Tuy nhiên, cú sốc lớn nhất đối với người Đức là việc Ebert ngồi ở ghế Thủ tướng. Trong một ngày, chế độ Hohenzollern biến mất và một người đại diện nhân dân lên nắm quyền lãnh đạo. Làm sao điều này lại có thể xảy ra được? Bản thân Ebert cũng lo lắng khi ngồi ở vị trí đó. Ông nhận thấy sự có mặt của ông có thể là một sự xúc phạm đối với những người lớn lên trong lòng chủ nghĩa đế quốc. Hơn nữa, ông thậm chí không đại diện cho tinh thần cấp tiến trên các đường phố. Thực tế, ông đại diện cho ai? Ông là người hèn nhát đến nỗi khi Hoàng tử Max xuất hiện lúc nhá nhem tối để nói lời tạm biệt, Ebert nài ni Hoàng tử ở lại Berlin làm “người quản lý” cho chế độ quân chủ Hohenzollern.

        5 giờ sáng hai ngày sau đó, đại diện của chính phủ Ebert, ông Matthias Erzberger, đã ký tên vào thỏa thuận ngừng chiến của quân đồng minh trong xe riêng của Marshal Foch. Chiến sự tạm dừng vào lúc 11 giờ sáng. Marshal Foch bảo đảm hòa bình cho một dân tộc hoàn toàn kiệt sức vào giờ thứ 11 ngày thứ 11 tháng thứ 11 trong năm đó, chính vì vậy đã xuất hiện câu chuyện về “những tội đồ tháng Mười một” về những kẻ bán nước. Tất nhiên, chính Kaiser và các tướng lĩnh của đế chế Đức thua trận, nhưng Tổng thống Wilson đã từ chối ký kết một thỏa thuận đình chiến với họ mà yêu sách rằng ông chỉ ký kết thỏa thuận đình chiến với các thành phần dân chủ. Và bằng cách buộc các nhà dân chủ thừa nhận trách nhiệm về những điều mà họ không gây ra, Wilson đã tặng cho Adolf Hitler một công cụ chính trị mà ông, sau này, sẽ sử dụng đối với lực lượng tàn phá ấy.

        Cuối tháng Mười một năm 1918, Hitler được ra viện Pasewalk vì “đã hồi phục sức khỏe đế phục vụ chiến trường” và do người bệnh “không còn kêu đau bất cứ đâu ngoài mấy vết bỏng đang lên da”. Sau đó Hitler xác nhận trước tòa rằng, ông chỉ có thể đọc được những dòng tiêu đề to nhất trong một tờ báo và lo ngại có thể không bao giờ đọc sách được nữa. “Các phiếu khám bệnh ở bệnh viện được làm ở thời điểm cách mạng. Thực tế, không ai để ý đến mấy điều đó; chúng tôi được ra viện theo nhóm. Tôi thậm chí còn không nhận được cả sổ lương quân nhân của mình”.

        Hitler được lệnh trở về tiểu đoàn thay quân của trung đoàn ông. Tiểu đoàn này đóng quân ở Munich và trên đường tới đó, ông chắc chắn sẽ ghé qua Berlin, đang trong tầm kiểm soát của ủy ban hành pháp các ủy ban quân nhân và công nhân - một liên minh không chỉ có binh sĩ và công nhân mà còn gồm hầu hết những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội độc lập. Liên minh này đã tạo ra một sự thay đổi xã hội mà chỉ vài tháng trước đó vẫn là điều không tưởng. Liên minh này đã quyết định ngày làm việc 8 giờ, bảo đảm cho người lao động quyền được tổ chức hội đoàn không hạn chế; tăng trợ cấp lương hưu, trợ cấp ốm đau và trợ cấp thất nghiệp cho công nhân; bãi bỏ việc kiểm duyệt báo chí và thả tù nhân chính trị.

        Hitler tán thành việc cải tổ xã hội, nhưng ông vẫn tỏ ra hoài nghi đối với các nhà cách mạng, những người thực hiện những cải tổ đó: ủy ban hành pháp là công cụ của những người Bolshevik và là kẻ bội phản với những người lính ngoài tiền tuyến. Mục tiêu cuối cùng của ủy ban này là một cuộc cách mạng khác của cộng sản. Khi Hitler đến doanh trại Turkenstrasse của khu Schwabing thuộc thành phố Munich, ông đã gặp tinh thần nổi loạn tương tự như thế. Doanh trại này đã chuyển sang ủng hộ Eisner trước đó và chịu sự kiếm soát của ủy ban quân nhân. Ở đây không có kỷ luật; chỗ ở bừa bãi bẩn thỉu; không có sự tôn trọng đối với những người đã chiến đấu ở các đường hào từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Nhiêu người chấp nhận phục vụ quân đội chỉ vì thức ăn và cần một chỗ để trú chân. Ở đây còn tồi tệ hơn nhiều so với ở Mánnerheim. Điều đặc biệt làm cho Hitler bực tức là hành động của các thành viên trong ủy ban này. “Tất cả hoạt động của họ khiến tôi ghê tởm đến nỗi tôi quyết định rời đó ngay lập tức, càng nhanh càng tốt”.

        Thật may mân, ông đã gặp một người đồng đội cũ có cùng sự căm phẫn như mình. “Những người lười biếng và vô liêm sỉ nhất trong số các binh sĩ đương nhiên là những người chưa bao giờ đến gần các đường hào” - một lính thông tin, đồng đội của Hitler, Ernst Schmidt nhớ lại. “Ở địa phương toàn là những kè chậm chạp và hèn nhát”. Khoảng 2 tuần sau, biết người ta đang tìm bảo vệ cho một trại tù nhân chiến tranh ở Traunstein, trên phố Salzburg cách 60 dặm về phía đông, Hitler gợi ý Schmidt tình nguyện tham gia. Nhóm của họ gồm hầu hết những người được gọi là “con người cách mạng” được một sỹ quan đón ở ga tàu. Họ coi mệnh lệnh hô nghiêm vào hàng của người sỹ quan này như một trò đùa: Liệu anh ta có biết kỷ luật chặt chẽ đã được bãi bỏ? Ngày hôm sau, đội quân này, trừ một vài người từng chiến đấu tại giao thông hào, lên tàu về Munich, Hitler và Schmidt ở lại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2019, 11:13:51 pm »


6

        Ở Berlin, nhóm Spartacist - một nhóm thuộc phe cánh tả được đặt theo tên Spartacus, người lãnh đạo phong trào nổi dậy của nô lệ chống lại đế chế Romans - đổ ra các đường phố tiến hành cách mạng với sự giúp đỡ của những thủy thủ nổi dậy. Đêm trước lẽ Giáng sinh, thủ đô Berlin gần như trong tình trạng hỗn loạn. Các thành phố khác cũng tương tự, và trên khắp nước Đức cơ cấu quân đội và cảnh sát bắt đầu đổ nát.

        Cùng với sự từ bỏ quyền lực của quân đội và cảnh sát, một lực lượng mới xuất hiện đột ngột - một lực lượng bán quân sự được biết đến dưới tên gọi Freikorps (quân đoàn tự do) - gồm nhóm các nhà hoạt động chính trị xã hội duy tâm trong lực lượng vũ trang, những người có cùng sự căm phẫn như Hitler đứng lên bảo vệ người Đức trước những người cộng sản. Quân đoàn tự do xuất hiện từ thế hệ những người Đức sinh ra cùng thời với Hitler đã chuẩn bị cho hành động ngày hôm nay bằng hai kinh nghiệm trước đó. Kinh nghiệm thứ nhất là phong trào tuổi trẻ trước chiến tranh - phong trào Wandervogel (Những người nay đây mai đó). Những thanh niên này thường mặc những bộ trang phục nhiều sắc màu, đi bộ khắp nơi để tìm kiếm con đường sống mới.

        Đối với hầu hết những người thuộc tầng lớp trung lưu giàu có, họ coi thường xã hội của chủ nghĩa tư sản tự do nơi xuất thân của họ và tin tưởng rằng “tín ngưỡng của cha mẹ họ là giả dối, quan điểm chính trị của họ là khoác lác và tầm thường, kinh tế của họ không có nguyên tắc đạo đức và lừa đảo, nền giáo dục giáo điều, rập khuôn và tẻ nhạt, nghệ thuật thiếu sức sáng tạo và ủy mị, văn học phù phiếm và bị thương mại hóa, sân khấu thì lòe loẹt hào nhoáng và máy móc”. Họ cho rằng cuộc sống gia đình hà khắc và không chân tình. Họ cũng băn khoăn về mối quan hệ giữa các giới, trong và ngoài hôn nhân “phần nhiều là đạo đức giả”. Mục tiêu của họ là thiết lập một nên văn hóa tuổi trẻ để đấu tranh với bộ ba gồm: trường học, gia đình và nhà thờ của giai cấp tư sản.

        Họ có thể ngồi quanh lửa trại, dưới sự hướng dẫn của người dẫn dắt (Fùhrer1) và hát “Bài hát của những kẻ lục lâm”. Ngồi im lặng hàng giờ nhìn chằm chằm vào ngọn lửa trại để tìm kiếm “thông điệp của rừng” hoặc nghe ai đó đọc những đoạn cổ vũ của Nietzche hoặc Stefan George, những người đã viết: “Con người và mong mỏi sáng suốt nhất của con người là chiến công!... Một người ngồi nhiều năm giữa những kẻ giết người và ngủ trong nhà tù vẫn có thể đứng dậy và lập chiến công”. Những người trẻ tuổi này phát triển được nhiều nhờ chủ nghĩa thần bí và được thúc ép bởi chủ nghĩa duy tâm, họ mong mỏi hành động - dù bất kỳ dạng hành động nào.
       
        Họ tìm thấy lý tưởng trong cuộc chiến tranh vĩ đại. Tuy nhiên, đó là lý do tại sao họ cũng tin tưởng như Hitler về sự công bằng của sự nghiệp vì Tổ quốc. Cuộc sống ở các đường hào đã đưa các sỹ quan và các binh lính tới gần nhau hơn trong tình huynh đệ của những người đồng cam cộng khổ và chấp nhận hy sinh đổ máu. Binh lính tôn sùng người đã dẫn họ đến trận đánh giáp lá cà ác liệt. “Đối với họ, ông ấy không chỉ là sỹ quan chì huy của họ mà còn là Fuhrer của họ, là đồng chí của họ! Họ tin tưởng ông một cách mù quáng và sẽ theo ông đến tận địa ngục nếu cần thiết”. Cùng lúc, họ hình thành một mối quan hệ dân chủ ngoài tiền tuyến mà cho đến lúc đó chưa từng có ở Đức. Các dặm đường hào cách biệt hẳn với những phần còn lại của thế giới và trên thực tế đả trở thành “một tu viện với các bức tường lửa”.

-----------------
        1. Fuhrer. Người lãnh đạo, lãnh tụ, sau này được dùng thông dụng thời Đức Quốc xã. Đối với Đàng Quốc xã, Hitler là thủ lĩnh ("Fiihrer"); đối với Nhà nước Đức thời kỳ 1933-1945. Hitler là Quốc trưởng ("Fuhrer").
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM