Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:49:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 48894 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:35:22 am »


2

        Trái ngược với ý nghĩ của nhiều người, Alois không đế lại cho gia đình mình một cuộc sống cơ hàn. Vào thời điểm ông chết, ông đã nhận một khoản tiền trợ cấp 2.420 curon, một số tiền nhiều hơn cả số tiền mà Hiệu trưởng trường Volksschule được nhận. Bà quà phụ được nhận một nửa sổ tiền này cũng như toàn bộ số tiền gần bang 1/4 lương hưu của ông trong 1 năm. Thêm vào đó, mỗi đứa con sẽ được nhận 240 curon hàng năm “cho đến khi chúng 24 tuổi hoặc đến khi chúng có thể tự lập được cuộc sống”.

        Một thay đổi đáng kể trong ngôi nhà nhỏ bé này là bầu không khí đã hết căng thằng. Đã qua rồi cái thời phải nhẫn nhịn chịu đựng sự độc đoán của Alois. Adolf, lúc đó gần 14 tuổi, trở thành người đàn ông của gia đình. Klara cố gắng thực hiện những mong ước của người chồng đối với cậu con trai, nhưng vũ khí duy nhất bà có chỉ là những lời cầu xin và nước mắt. Không cần phải nói, điều này chẳng ảnh hưởng gì đến mơ ước của Adolf; bất kỳ khi nào ai đó hỏi Adolf rằng sau này sẽ làm gì, câu trả lời lúc nào cũng là “một họa sĩ lớn”.

        Ngay cả những ảnh hưởng dịu hiền của người mẹ đối với Adolf cũng bị giảm bớt dần, khi vào đầu kỳ học mùa xuân Adolf được phép đến ở phòng trọ ở Linz, cậu không phải chịu đựng những chuyến đi dài hàng ngày đến trường nữa. Adolf được thu xếp ở trong gia đình của một người phụ nữ lớn tuổi, bà Frau Sekira, cùng với 5 học trò khác. Ở đây, cậu được biết đến vì tính dè dặt, luôn sử dụng từ Sie trang trọng không chỉ với bà chủ nhà mà cả với những người ngang hàng với mình. Sự thay đổi chỗ ở giúp cậu cải thiện được chút ít thứ hạng thấp của mình ở trường học và có thêm thời gian để vẽ và đọc. Theo Frau Sekira, Adolf sử dụng số lượng nến nhiều quá mức vì làm việc ban đêm. Một lần, nhìn thấy Adolf cúi xuống trên một chiếc bản đồ chăm chú trang trí bàng những chiếc bút chì màu. Bà hỏi “Tại sao vậy, Adolf, cậu dự định sẽ làm gì trên trái đất đó?”. Adolf trả lời ngắn gọn: “Nghiên cứu bản đồ”.

        Năm học thường xuyên cúp cua đó kết thúc, Hitler trượt môn toán và Frau Hitler được nhà trường thông báo rằng, con trai bà sẽ bị đúp nếu không qua được kỳ thi đặc biệt vào mùa thu. Thông báo này chi làm bà buồn chốc lát, bởi vì mùa hè năm đó, cả gia đình được mời tới nghi ở Spital. Với 2 chiếc va li to cũ đựng đầy quần áo và đồ ăn, gia đình Hitler đến Spital bằng tàu hòa. Họ được em rể của Klara, Anton Schmidt, đón ở ga Weitra và đưa đến một ngôi nhà nhỏ, cơ ngơi của ông ở Spital. Đó là một mùa hè thật vui vẻ. Klara mãn nguyện đắm mình trong tình ruột thịt và sự cảm thông của gia đình, còn Adolf luôn trốn tránh công việc phải làm ngoài cánh đồng, thi thoảng cậu chơi với những đứa con của ông Schmidt. Một lần, Adolf làm cho chúng một chiếc diều lớn hình con rồng “với chiếc đuôi dài sặc sỡ từ giấy nhiều màu khác nhau”, chiếc diều “bay rất đẹp trên bầu trời”. Nhưng thông thường, cậu dành thời gian cho việc đọc sách và vẽ - hai việc chứng tỏ cậu là một đứa trẻ đặc biệt. Adolf thích sống trong thế giới ước mơ của mình. Khi trời mưa, Adolf buộc phải ngồi ở nhà trong phòng của những đứa con của ông Schmidt. “Những lúc như vậy, anh ấy thường đi đi lại lại hoặc vẽ gì dó và rất tức giận nếu bị làm phiền. Anh ấy đẩy tôi ra khỏi phòng và nếu tôi khóc ở bên ngoài, anh sẽ CỐ gắng gọi mẹ lấy cho tôi một ít nước chè hay cái gì đó để ăn. Chúng tôi thường trêu chọc Adolf, ném thứ gì đó vào cửa sổ khi anh ấy đang ngồi bên trong, và rồi anh ấy nhảy bật ra ngoài đuổi theo chúng tôi” - Maria Schmidt nhớ lại.

        Không lâu sau khi trở về Leonding, gia đình lại có một thay đổi nữa. Angela, “người luôn vui vẻ, yêu thích cuộc sống và tươi cười”, cưới một nhân viên thuế ở thành phố Linz tên là Leo Raubal. Adolf rất ghét Leo, sau này cậu tiết lộ lý do vì Leo uống rượu quá nhiều và hay đánh bạc. Nhưng có một sự thật khác mà cậu Hitler trẻ tuổi hẳn không muốn tiết lộ đó là, người anh rể của mình, một công chức, đã phản đối gay gắt việc Hitler chọn mỹ thuật là một nghề.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:31:21 am »


        Adolf qua được kỳ thi lại và bây giờ phải dồn hết tâm trí vào những công việc cần thiết cho năm học tiếp theo. Môn học khó khăn nhất đối với cậu là tiếng Pháp. Nhiều năm sau, Hitler phê phán đó chi là môn học “hoàn toàn lãng phí thời gian”. Giáo sư Humer, giáo viên người Pháp, có những tình cảm trái ngược nhau về cậu Adolf trẻ tuổi. “Cậu ấy có tài năng nhất định, dù trong phạm vi hẹp” - ông nhớ lại. “Nhưng cậu ấy thiếu kỷ luật tự giác, là một người cứng cổ, ngạo mạn, nóng này và hay gây gổ khét tiếng. Đương nhiên cậu ây có khó khăn trong việc hòa nhập ở trường học. Hơn nữa, cậu ấy lại lười biếng, tuy nhiên, với những thứ thuộc sở trường của mình, cậu ấy làm rất tốt. Ở những bức phác họa vẽ tay, phong cách của cậu ấy rất lưu loát và cậu ấy học tốt những môn khoa học. Nhưng sự nhiệt tình của cậu đối với những công việc khó thường không mấy có”. Giáo sư Hũmer tình cờ quan tâm đến Adolf khi ông dạy Adolf tiếng Đức và là thầy phụ trách của lớp. “Cậu ấy có thái độ phản ứng thù hận với những lời khuyên hay khiển trách, đồng thời cậu ấy đòi hỏi bạn bè phải phục tùng mình tuyệt đối, tưởng tượng mình ở vai trò người lãnh đạo, tự cho phép mình thỏa mãn với những trò nghịch ngợm tinh quái, không hẳn là không nguy hiểm, ít thấy ở những chàng thanh niên bồng bột”. Có một điều gì đó về “chàng thanh niên da trắng hốc hác” đã cuốn hút giáo sư Hủmer, và ông đã làm tất cả những gì có thể để uốn nắn Adolf. Nhưng những nỗ lực của ông không mang lại mấy kết quả. Adolf vẫn ương ngạnh theo cách của mình, thường rút lui mỗi khi ai đó cố gắng xoi mói vào thế giới riêng tư.

        Giáo sư sử học Leopold Pốtsch đã cố gắng gây ấn tượng đối với chàng thanh niên hay che giấu bản thân này. Adolf rất say mê các bài giảng của ông về người Đức cổ, được ông minh họa sinh động bằng các bức hình đa sắc màu. “Thậm chí đến nay - Hitler viết trong cuốn Mein Kampf- tôi vẫn thường hồi tưởng với tình cảm dịu dàng về người thầy có mái tóc màu xám ấy. Bằng cảm hứng từ những câu chuyện kể của mình, đôi khi thầy khiến chúng tôi quên đi hiện tại, bằng sự say mê, thầy đã dẫn chúng tôi vào quá khứ, kéo bỏ tấm khăn choàng che phủ hàng nghìn năm, biến những ký ức lịch sử khô khan thành hiện thực sống động. Những lúc đó, chúng tôi ngồi nghe, sôi sục nhiệt tình và thậm chí đôi khi còn trào nước mắt”.

        Tuy nhiên, ngoài giờ học môn này, Adolf vẫn thường chỉ học ở mức trung bình và đến mùa xuân năm 1904, như thông lệ, nhà trường bắt đầu gửi nhận xét của địa phương về học sinh tới gia đình. Tháng Năm năm đó, Adolf được chứng thực vào ngày Chủ nhật sau lễ Phục sinh ở nhà thờ lớn thành phố Linz. Đó là một sự kiện đáng buồn đối với chàng họa sĩ trẻ. Trong số tất cả các cậu bé, chỉ mình Adolf là bị Emmanuel Lugert nhận xét “không có ai sưng sỉa và cáu kỉnh như Adolf Hitler. Tôi phải dùng những từ như vậy đế tả về cậu ta... Đó là tất cả những gì có thể nói về cậu, tất cả lời xác nhận đều chống lại cậu ta, mặc dù cậu chỉ miễn cưỡng xin xác nhận này”. Ngay sau khi nhận xét này được gửi đến Leonding, Adolf tới ẩn náu ở nhà những bè bạn cùng lớp. “Và sau đó -  Frau Lugert nhớ lại - Họ bắt đầu tấn công xung quanh ngôi nhà, chơi trò của người da đỏ Bắc Mỹ - một cuộc chơi ồn ào khủng khiếp!”

        Năm đó Hitler trượt môn tiếng Pháp. Đến mùa thu, kỳ thi lại cậu được chấm điểm đạt nhưng với điều kiện không được quay lại trường học ở Linz để học lớp cuối cấp. Trường Realschile gần nhất ở Steyr, cách đó khoảng 25 dặm. Lại một lần nữa Adolf buộc phải sống xa nhà. Frau Hitler và cậu con trai 15 tuổi lại lên đường đến Steyr. Ờ đó bà tìm thuê được một căn phòng nhỏ cho Adolf trong ngôi nhà của gia đình Cichini. Lúc đâu, Adolf không vui. Cậu ghét cay ghét đắng thị trấn này và quang cảnh nhìn ra từ phòng của cậu dường như mang một điềm xấu. “Tôi thường bẳn chuột từ cửa sổ”. Adolf dành nhiều thời gian cho việc bắn chuột, đọc sách và vẽ hơn là cho việc học trên lớp và làm bài tập ở nhà. Do vậy, điểm số trong học kỳ đâu tiên của năm đó còn tồi tệ hơn trước. Trong khi đó, cậu nhận được nhận xét đánh giá “giỏi” môn thể dục và “tốt” môn vẽ bằng tay. Cậu chi “thích hợp” với 2 môn học ưa thích là môn lịch sử và địa lý trong khi trượt môn toán và môn tiếng Đức. Cậu có thể làm bất cứ việc gì, kể cả những việc lố bịch nhất để tránh phải học trên lớp và làm bài tập ở nhà. Một buổi sáng, khi đến lớp, Hitler quàng một chiếc khăn quàng cổ lớn, giả vờ mình bị mất tiếng và được gửi về nhà.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:24:42 am »


        Mặc dù vậy, điểm học của Adolf vẫn tăng đều đều và nhà trường thông báo rằng cậu có thể tốt nghiệp nếu quay trở lại trường vào mùa thu để tham dự kỳ thi đặc biệt. Adolf thông báo tin khá vui này cho mẹ vào một ngày oi bức tháng Bảy năm 1905. Bà đã bán trang trại ở Leonding, nơi xảy ra quá nhiều xáo trộn và những điều buồn đau, để thuê một căn hộ ở tòa nhà có bề mặt ốp đá vững chắc ở Humboldstrasse 31, trung tâm thành phố Linz. Một năm thiếu vắng sự chăm sóc chở che của mẹ đã khiến Adolf thay đổi đáng kế về vóc dáng bề ngoài. Adolf không còn là một cậu bé mà đã trở thành một chàng thanh niên với mái tóc thả tự do, bộ ria mép lún phún và cách diễn đạt mơ màng của một chàng trai trẻ lãng mạn người Bohem. Một trong những người bạn cùng lớp của Adolf ở Steyr tên là Sturmberger đã thể hiện tất cả các nét này của Adolf trong một bức phác họa bằng bút mực với lời tựa “Chân dung của một họa sĩ thời thanh niên”.

        Adolf được mẹ chào đón như một anh hùng, và hai mẹ con lại có được mối quan hệ ấm áp ngày nào. Ngay sau đó, họ và Paula đã đến nghi một mùa hè nữa ở Spital. Ở đây, chàng thanh niên trẻ Adolf bị mắc bệnh phổi (gia đình có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp). Việc Adolf bị ốm đã giúp cho mối quan hệ giữa 2 mẹ con thậm chí còn bền chặt hơn và mặc dù có một số vấn đề xảy ra, mùa hè đó là một mùa hè thực sự dễ chịu đối với cả 2 người kể từ khi Adolf phái sống xa nhà ở Steyr.

        Khi gia đình Hitler rời miền quê này, Adolf đã khỏe trở lại để có thể trở về Steyr tham dự kỳ thi lại vào ngày l6 tháng Chín. Cậu đã qua được kỳ thi này và đêm đó, một vài người bạn đã cùng nhau tổ chức một bữa tiệc rượu bí mật, bữa đó Adolf say bí ti. “Tôi quên hoàn toàn những gì xảy ra trong đêm đó”, chỉ nhớ mình được bà bán sữa đánh thức trên lề đường quốc lộ lúc rạng sáng. Nhưng Adolf không phải chịu sự bẽ bàng như vậy thêm một lần nào nữa. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Hitler uống rượu say.

        Mặc dù được cấp chứng chỉ, nhưng Hitler không thể đương đầu được với kỳ thi Abitur, kỳ thi tốt nghiệp để lấy bằng. Trên thực tế, chỉ mới nghĩ đến việc học thêm ở trường Oberrealschule hoặc một viện kỹ thuật nào đó là cậu đã phát ớn. Lấy cớ mình bị bệnh phổi - “bỗng nhiên căn bệnh trở thành cứu tinh cho tôi” - cậu thuyết phục Klara cho phép bỏ học. Sau này, những người không ưa Hitler đã công kích rằng, ông nói dối về sức khỏe ốm yếu của mình trong cuốn Mein Kampf, nhưng Paula đã xác nhận ràng, anh trai bà bị bệnh xuất huyết. Một người bạn thời niên thiếu của Hitler nhớ lại rằng “ông hay bị ho và bị viêm phổi nặng, nhất là vào những ngày sương mù ẩm ướt”. Người hàng xóm của Hitler cũng chứng nhận ông “ốm yếu và phải nghỉ học vì có những vấn đề về phổi - và vì căn bệnh này ông còn ho ra máu”.

        Không bị cha gò ép, không bị trường học cản trở, chàng thanh niên 16 tuổi này được tự do kiểm soát bản thân, coi thường quyền lực. Đó là cách sống của một người theo trường phái thoát ly hiện thực. Adolf đọc ngấu nghiến, vẽ đầy hết các trang vở nháp, đến các viện bảo tàng, nhà hát opera và viện bảo tàng hình người bằng sáp. Adolf không còn đi tìm bạn bè, không còn là thú lĩnh trong các trò chơi thời thơ ấu nữa. Cậu đi lang thang khắp các đường phố của thành phố Linz, một mình nhưng không đơn độc - bởi tâm trí luôn rối tung với những giấc mơ về tương lai. Đi cùng với những người khác sẽ trở nên chán ngắt. Đến cuối thu năm 1905, cậu gặp được một người bạn có thể chịu đựng được tính khí thất thường của mình - August Kubizek, con trai của người buôn bán bàn ghế, người cũng có giấc mơ trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng thế giới. Kubizek có thể chơi violon, viola, kèn trompet, kèn trompon và đang nghiên cứu lý luận âm nhạc tại trường nhạc của Giáo sư Dessauer. Một tối, hai chàng thanh niên trẻ gặp nhau ở nhà hát opera. Kubizek ghi nhận, Hitler là một người dè dặt, ăn vận kỹ càng. “Cậu ấy là một thanh niên xanh xao, gầy trơ xương, cũng tầm tuổi như tôi. Cậu ngồi xem buổi trình diễn mà 2 mẳt sáng long lanh”. Bản thân Kubizek cũng có một vẻ mặt dễ đồng cảm, trán cao, tóc quăn, mắt mơ màng dường như dành riêng cho cuộc sống của một nghệ sĩ.

        Adolf và Gustl (Hitler không muốn gọi người bạn mới của mình là “August”) bắt đầu đi xem gần như hầu hết các vở opera. Những tối khác, họ có thể đi dạo dọc đường phố Landstrasse. Adolf xoay tròn và làm cong tay nâm chiếc ba-toong bàng ngà màu đen của mình. Một lần Kubizek đánh bạo hỏi người bạn ít nói của mình là liệu cậu có thể làm nghê sản xuất ba-toong không. “Tất nhiên là không” - Adolf trả lời gọn lỏn; “một công việc tầm thường” không phải dành cho cậu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:33:13 am »


        Hitler không thích nói về bản thân nên câu chuyện giữa họ thường xoay quanh chủ đề về âm nhạc và nghệ thuật. Tuy nhiên, một lần Adolf lấy ra một quyển vở màu đen và đọc to bài thơ mà cậu vừa sáng tác. Một lát sau, chỉ cho người bạn mới của mình một vài bản vẽ và bức phác họa, sau đó thú nhận rang, mình thực sự muốn trở thành họa sĩ. Sự quyết tâm ở độ tuổi đó khiến Kubizek có ấn tượng mạnh mẽ (“Tôi run lên vi sự vĩ đại mà tôi được chứng kiến ở đây”), và kể từ giây phút đó, cậu ngưỡng mộ Hitler tới mức tôn sùng. Mặc dù những hồi ức của Kubizek thường được phóng đại hóa và thậm chí đôi khi còn được tiếu thuyết hóa, nhưng không có người bạn nào biết về tuổi trẻ của Hitler tường tận đến như thế.

        Hai người có khá nhiều điểm chung, nhưng họ lại trái ngược nhau về cá tính. Kubizek coi mình là “dễ thích nghi và bởi vậy luôn muốn nhường nhịn”, trong khi đó Hitler lại “quá hung bạo và dễ bị kích động”. Những nét tính cách khác nhau này càng cùng cố tình bạn giữa họ. Kubizek, một người biết lắng nghe, thích thú với vai trò thụ động của chính mình, “bởi vì nó khiến tôi nhận thấy bạn tôi cần tôi đến nhường nào”. Hitler rặt yêu mến thính giả dễ cảm thông này và thường phát biểu “kèm với những cử chi sinh động, chi dành riêng cho tôi”. Những bài diễn thuyết trịnh trọng mà Hitler thường nói khi họ đi qua cánh đồng hoặc trên con đường mòn trong rừng vâng đã khiến cho Kubizek liên tưởng đến một núi lửa đang phun trào. Nó giống như một cánh trên sân khấu. “Tôi chỉ có thể đứng ngây ra, quên cả vỗ tay”. Phải mất một lúc, Kubizek mới nhận ra bạn mình không phải đang đóng kịch mà “có thái độ hoàn toàn nghiêm túc”. Cũng phát hiện ra rằng tất cả những gì Hitler có thể chịu đựng là sự tán thưởng, và bị mê hoặc bởi tài hùng biện hơn là vì những điều Adolf nói, Kubizek sẵn sàng làm điều đó.

        Vào những ngày đẹp trời, trong giai đoạn có ảnh hưởng mạnh mẽ mãi về sau này, hai chàng trai trẻ chiếm một chiếc ghế dài ở Turmleitenweg, Adolf đọc, vẽ phác chì hay màu nước, hoặc họ ngồi trên một gờ đá xa trên bờ sông Danube. Ở những nơi hèo lánh đó, Hitler tuôn ra những hy vọng và kế hoạch của mình, thỏa sức tưởng tượng sinh động. Nó là mối tương tác phiến diện. Adolf dường như biết chính xác Kubizek cảm thấy như thế nào. “Cậu ấy luôn biết tôi cần gì và tôi muốn gì. Đôi khi tôi có cảm giác rằng cậu ấy coi cuộc sống của tôi cũng như chính cuộc sống của cậu ấy”.

        Trong khi Adolf đang thích thú với cuộc sống thành thơi của một công tử bột trẻ tuổi người Bohem thì thực tế, cậu lại đang sống trong một căn hộ xoàng xĩnh. Căn hộ trên tầng 3 ở tòa nhà Humboldtstrasse khá vừa ý nếu không có một số hạn chế. Khu bếp nhỏ nhưng giống như ờ gia đình. Paula và Klara ngủ ở phòng ngủ, với điểm nhấn nổi bật là bức chân dung của Alois, hiện thân của một công chức có phẩm cách. Phòng thứ ba thực ra chi là một căn buồng nhỏ là phòng của Adolf. Không giống như những ngôi nhà trước đây gia đình đã từng ở, đây là một căn hộ yên tĩnh, rộng rãi đối với ông chủ trẻ Adolf, người thường tặng mẹ vé đi xem hát vào mỗi dịp Giáng sinh. Đối với Klara, Adolf là một hoàng tử trẻ mà tài năng chưa phát lộ, tất nhiên mơ ước trở thành người nổi tiếng, và bà phản đối những gợi ý thực tế hơn của người thân rằng Adolf nên học một nghê đáng trọng nào đó đế có thế đóng góp vào thu nhập của gia đình.

        Mùa xuân năm 1906, một trong những mơ ước của Adolf đã trở thành hiện thực khi được mẹ cho phép tới thăm thành phố Viên, một địa điểm hấp dẫn về hội họa, âm nhạc và kiến trúc. Cậu đi lang thang khắp thành phố cổ kính lãng mạn này suốt một tháng (cậu ở tại nhà cha mẹ đỡ đầu của mình, Johann và Johanna Prinz). Adolf không ngừng gửi thư cho Gustl. “Ngày mai mình tới nhà hát opera để xem vở Tristan, ngày kia tới xem vở Flying Dutchman,.. cậu viết đằng sau tấm bưu thiếp gấp làm 3 phần vào ngày 7 tháng Năm. “Mặc dù mình thấy mọi thứ đều đẹp, nhưng mình vẫn nóng lòng muốn được đến Linz một lần nữa, tới Stadttheater ngày hôm nay”. Bức bưu thiếp thứ hai gửi cùng ngày hôm đó là bức hình nhà hát opera Hoàng gia. Theo Adolf thì kiến trúc bên trong nhà hát cũng bình thường. “Chỉ khi những làn sóng âm thanh ngân vang trong không trung và tiếng rít gió của những sóng âm thanh cuồn cuộn xô tới đến khủng khiếp mới khiến người ta cảm thấy nghệ thuật đích thực cao quý mà quên đi khung cảnh vàng son nhung lụa bên trong”. Những dòng này là tiêu biếu cho một tài năng họa sĩ bắt đầu nảy nở - văn phạm tồi kết hợp với hình tượng đầy chất thơ và những tình cảm lớn lao nhưng nhạy cảm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:33:46 am »


        Adolf trở về thành phố Linz cống hiến cho đời sống hội họa và kiến trúc nhiều chưa từng thấy. Cậu khăng khăng rằng Gustl phải chia sẻ giấc mơ này cùng mình. Cuối cùng Adolf cũng thuyết phục được Gustl cùng đi mua một vé xổ số nhà nước giá 10 curon. Hitler nói không ngớt về dự định sẽ sử dụng số tiền thưởng như thế nào nếu trúng xổ số. Họ có thể thuê được toàn bộ tầng 2 của một tòa nhà rộng bên kia sông Danube và làm việc ở 2 phòng cách xa nhau nhất để tiếng nhạc của Gustl không làm Adolf mất tập trung. Adolf sẽ tự mình trang trí mọi phòng, vẽ các bức tranh tường và thiết kế đồ đạc. Căn hộ của họ, như cậu vẫn hàng ngày mong ước, sẽ trở thành nơi lui tới của những con người ham mê nghệ thuật. “Ở đó, chúng ta có thể sáng tác nhạc, nghiên cứu, đọc và trên tất cả là học; Lĩnh vực nghệ thuật của Đức rộng đến nỗi không bao giờ có thể học hết được”. Câu cuối cùng bộc lộ một ý khá thú vị: “và một người phụ nữ có văn hóa, đẹp và tinh tế sẽ quán xuyến căn hộ như một “bà chủ”, nhưng người phụ nữ có giáo dục này sẽ phải biết giữ bình tĩnh và biết làm dịu thời gian để không có những hy vọng hoặc dự định nào được khuấy động mà đến với chúng ta không đúng lúc”. Nhưng rồi những viễn tưởng tươi đẹp ấy, giống như hầu hết những mộng tưởng khác, đã vỡ tan bởi một thực tế: vé của họ không trúng thưởng.

        Lại một kỳ nghi hè yên ổn nữa trôi qua ở Spital, điểm đáng nhớ là chiếc đèn lồng ảo thuật, món quà Adolf tặng cho những đứa trẻ nhà Schmidt. Adolf tiếp tục cuộc sống của một họa sĩ tài năng bắt đầu nảy nở và một người mơ tưởng vẩn vơ. Đầu tháng Mười, cậu bắt đầu học đàn piano với thầy giáo của Gustl. Paula nhớ lại rằng, anh trai mình “ngồi hàng giờ bên cây đàn piano Heitzmann đẹp đẽ mà mẹ đã tặng”. Không có một chi phí nào là quá lớn đối với đứa con trai như vậy. Cũng trong khoảng thời gian này, Hitler thổ lộ với Kubizek mình bắt đầu một vai trò mới. Điều đó xảy ra vào một tối khi họ xem công diễn lần đầu vở Rienzi của Wagner. Câu chuyện về sự xuất hiện và sự sụp đổ của nhân vật này khi là lãnh đạo thành Rome đã ảnh hưởng một cách kỳ lạ đến Adolf. Adolf có thói quen hay nhận xét và phê phán các diễn viên hoặc các nhạc sĩ khi bức màn sân khấu cuối cùng buông xuống. Nhưng đêm đó, cậu không những không nói gì mà còn quở trách Kubizek giữ im lặng “với cái nhìn rất lạ, gần như căm phẫn”. Hitler sải bước trên đường phố, im lặng, nhợt nhạt hơn bình thường, cổ chiếc áo choàng màu đen được bẻ lên để chống chịu với cái rét tháng Mười một. Nhìn thấy “gần như là điềm xấu”, Adolf dân người bạn đang không hiểu điều gì xảy ra đến đinh đồi dốc. Đột nhiên, Adolf nắm chặt tay Kubizek, đôi mắt “lộ rõ vẻ xúc động”, cậu bắt đầu nói bằng giọng khàn khàn. Kubizek cảm giác như bạn mình trở thành một con người khác - “Đó là một trạng thái hoàn toàn xuất thần và mê đắm, ở đó cậu ấy chuyến thể tính cách nhân vật Rienzi mà thậm chí không cần viện đến nhân vật ấy như là mẫu hình hoặc một tấm gương, với tài nhìn xa trông rộng và mức độ tham vọng của mình”. Đến tận lúc đó Kubizek vẫn tin chắc rằng mục tiêu thực sự của bạn mình là trở thành một họa sĩ hoặc có thể là một kiến trúc sư. Nhưng lần này Adolf thực sự là một con người hoàn toàn khác lạ, cậu nói thao thao cứ như đang “có một nhiệm vụ đặc biệt mà một ngày nào đó sẽ được giao phó cho mình” - một nguyện vọng của những người dân dẫn dắt họ tới tự do. Cảnh này có thể là một trong những điều tưởng tượng của Kubizek, nhưng nó chẳc chằn đã ảnh hưởng đến tâm trí của người bạn lãng mạn của cậu. Họ đi xuống nhà Kubizek lúc 3 giờ chiều. Sau khi 2 người vẫy tay tạm biệt theo nghi thức, Adolf không về nhà. Thay vào đó, cậu lại lên đồi một lần nữa với lời giải thích: “Muốn được ở một mình.” Gia đình giờ đây đã bắt đầu được hưởng lợi một cách không rõ ràng lắm từ những kinh nghiệm nhìn xa trông rộng của cậu. “Anh ấy rất hay giảng giải về các chủ đề liên quan đến lịch sử, chính sách cho mẹ tôi và tôi theo cách hoa mỹ nhất” - Paula nhớ lại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:34:21 am »


        Những điều tưởng tượng ở trên đồi đó còn tăng thêm bởi một giai đoạn buồn rầu mà Adolf cảm thấy như mình bị chối bỏ và bị tổn thương giống nhân vật của Dostoevski. Ông như vừa bước ra khỏi những trang sách của cuốn The Adolescent. Những bài học piano bị dừng trong 4 tháng. Kubizek cảm thấy Adolf dừng học bởi vì “những bài tập ngón tay đơn điệu, buồn tẻ không phù hợp với Adolf”, nhưng nhiều khả năng Adolf ngừng học là do sức khoẻ ốm yếu của mẹ. Ngày 14 tháng Một năm 1907, hai tuần trước buổi học piano cuối cùng của Adolf, mẹ cậu đã đến phòng khám của bác sĩ Edward Bloch, một bác sĩ người Do Thái được biết đến như là “một lương y của người nghèo”. Với giọng nói nhỏ nhẹ, giấu'giếm, bà giải thích về cơn đau ở vú của mình, nó làm bà không ngủ được hết đêm này đến đêm khác. Sau khi khám, bác sĩ cho biết Frau Hitler có “một khối u lớn ở vú”. Bác sĩ không nói với bệnh nhân là bà đã bị ung thư, nhưng ngày hôm sau ông gọi Adolf và Paula đến. Mẹ của họ “bị bệnh hiểm nghèo”, và một hy vọng duy nhất nhưng cũng rất mong manh là phải phẫu thuật. Bloch nhận thấy ngay phản ứng của Adolf. “Khuôn mặt dài vàng vọt của cậu trở nên méo xệch. Nước mắt lăn dài trên má. Có phải mẹ của cậu không có cơ hội sống nữa không - cậu hỏi. Chi đến khi đó tôi mới nhận thấy sự gân bó khăng khít giữa 2 mẹ con họ”.

        Gia đình đã quyết định phẫu thuật cho Klara và bà đã nhập viện dành cho các nữ tu ở Linz ngày 17 tháng Một. Ngày hôm sau, bác sĩ Karl Urban đã cắt một bên vú của bà. Lúc này dì Johanna, người phụ nữ lưng gù, hay cáu kinh nhưng thường xuyên phải cáng đáng các công việc, từ Spital chuyến đến để trông nhà và bọn trẻ. Klara nằm hồi phục trong một phòng bệnh hạng xoàng với giá 3 curon mỗi ngày trong 19 ngày. Bà có thể nằm ở một phòng khác thuận tiện hơn nhưng bà tiết kiệm. Trèo lên 3 dãy bậc cầu thang tới căn phòng ở Humboldtstrasse là quá khó khăn đối với Klara và cuối mùa xuân năm đó, gia đình chuyến sang sống ở căn hộ ba phòng trên tầng 2 của tòa nhà bằng đá Blủtengasse tại vùng ngoại ô Urfahr, bên kia sông Danube. Đó là một nơi dễ chịu, yên tĩnh, chỉ vài phút đi xe điện qua chiếc cầu dài là đến những địa điểm mà Adolf yêu thích.

        Chàng thanh niên Adolf còn có mối quan tâm mới. Adolf đã yêu. Trước đó cậu thường xem nhẹ những mối quan hệ của mình với các cô gái. Ví như, trong một lần đi nghỉ ở Spital, cậu gặp một cô gái đang vắt sữa ở chuồng bò, nhưng khi cô gái tỏ ra thân mật hơn, Adolf đã bỏ chạy và va vào một chậu sữa tươi. Khi tản bộ ở Landstrasse cùng với Kubizek, họ đã tiếp cận được một cô gái “trông đàng hoàng, cao và mảnh mai” có mái tóc dày màu vàng được tết thành nhiêu lọn nhỏ, cô gái trẻ ấy người Valkynie. Adolf vui sướng nắm chặt cánh tay của người bạn đồng hành. “Cậu cần phải biết” - cậu quả quyết, “mình đã yêu cô ấy”. Cô gái đó tên là Stephanie Jansten; cô cũng sống ở Urfahr. Adolf đã sáng tác rất nhiều thơ để tặng Stephanie, trong đó có một bài tiêu đề “ Hymn to be beloved”, và đọc tất cả những bài thơ đó cho Gustl nghe. Adolf thú nhận rằng, mình chưa bao giờ nói với Stephanie nhưng rốt cuộc “tất cả mọi thứ sẽ rõ ràng mà không cần phải nói với nhau điều nào”. Hôn nhân của họ bình dị đến nỗi họ hiểu nhau chi cần qua ánh mát nhìn. “Những điều ấy không thể giải thích được,” - cậu nói. “Những gì có trong tôi thì cũng có trong Stephanie”. Kubizek giục cậu giới thiệu mình với Stephanie và với mẹ cô ấy. Hitler từ chối làm điều đó; cậu e ngại sẽ phải giới thiệu về nghề nghiệp của mình mà hiện thời bản thân vẫn chưa phải là một họa sĩ thành danh. Cậu đang mài mê đắm chìm vào thần thoại của Đức và Na Uy, trong những câu chuyện đó thân phận người phụ nữ không gì hơn những người bình thường, và cậu đã nuôi dưỡng trong mình khái niệm được lãng mạn hóa của một hiệp sĩ về tất cả những gì liên quan đến tình dục. Không thể có một sự giới thiệu tầm thường đối với Siegfried trẻ trung này! Tưởng tượng được hình thành trên những tưởng tượng. Nếu tất cả vẫn thất bại, cậu sẽ bắt cóc Stephanie trong khi Kubizek hẹn gặp để nói chuyện với mẹ Stephanie.

        Khi Stephanie tiếp tục phớt lờ sự có mặt của Hitler, cậu tưởng tượng rằng cô gái đang giận (thực tế Stephanie đang chuẩn bị đính hôn với một trung úy, và nhiều năm sau, khi biết Hitler là người si mê mình, bà đã rất bất ngờ). Đang trong nỗi thất vọng, cậu thề với bàn thân không thế chịu đựng được điều đó thêm một lần nào nữa. “Mình sẽ chấm dứt điều đó!”. Cậu quyết định sẽ gieo mình xuống dòng sông Danube. Nhưng phải có Stephanie tự vẫn cùng. Adolf nghĩ ra một kế hoạch hoàn thiện đến từng chi tiết, tham khảo tất cả mọi người, trong đó có Kubizek, người phải chứng kiện sự kiện bi thương này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:34:45 am »

     
        Đó là một sự vụ tình yêu thuận lợi đối với một chàng trai hay tưởng tượng và dễ bị tổn thương về tình cảm. Sự vụ ấy thành công có thể dẫn đến một đám cưới và chấm hết sự nghiệp của một họa sĩ, nếu thất bại, nó chỉ đóng góp thêm vào những tưởng tượng đau khổ nhưng mang lại niềm thích thú khác cho Adolf. Những có sự kiện quan trọng hơn xảy ra đã sớm đưa Stephanie sang vị trí quan tâm thứ yếu. Nỗ lực sáng tạo của Adolf đã chuyển từ hội họa sang kiến trúc. Vẫn là một họa sĩ say mê vẽ màu nước không mỏi mệt, nhưng những bức vẽ ấy không thể thỏa mãn ý tưởng và tình cảm đang sôi sục trong lòng. “Adolf chưa bao giờ vẽ một cách nghiêm túc” - Kubizek nói - “vẽ là một sở thích riêng bên ngoài những khát vọng nghiêm túc hơn của ông.” Mặt khác, những bản thiết kế kiến trúc của Adolf tạo ấn tượng về một sự thôi thúc sáng tạo không thể cưỡng lại được cũng như trạng thái trật tự gần như ám ảnh cậu. Cậu nỗ lực thay đổi hình dạng và bộ mặt của thành phố Linz. Cậu có thể đứng trước một nhà thờ mới, khen nét này, chê nét kia. Cậu thiết kế lại hết cấu trúc này đến cấu trúc khác với cảm xúc mạnh mẽ thúc đẩy phải thay đổi. “Cậu ấy dồn hết nỗ lực vào những tòa nhà trong tưởng tượng và cậu hoàn toàn bị nó chi phối”. Khi thả bộ dọc những đường phố cùng với một thính giả bị bắt buộc đi cùng, Hitler chi ra những đặc điểm cần phải thay đổi, sau đó giải thích chi tiết những điều cần phải làm. Tòa thị chính thành phố không gây được mấy ấn tượng, cậu tưởng tượng ra ở vị trí đó là một cấu trúc hiện đại trang nghiêm. Cậu sẽ tu sửa lại hoàn toàn tòa lâu đài xấu xí, đưa nó trở lại vẻ huy hoàng vốn có của nó. Bảo tàng mới dường như làm cậu hài lòng đôi chút và cậu thường quay trở và chiêm ngưỡng trụ gạch bàng đá cẩm thạch miêu tả những quang cảnh lịch sử của nó. Nhưng ngay cả điều này cũng phải thay đổi, cậu dự định sẽ kéo dài gấp đôi độ dài của nó để nó trở thành trụ gạch dài nhất châu Âu.

        Kế hoạch của Adolf cho nhà ga mới cho thấy sự tài tình của cậu trong việc quy hoạch thành phố: Để giải phóng thành phố Linz đang phát triển khỏi những chiếc xe tải xấu xí cũng như giảm sự ùn tắc giao thông, Adolf muốn đưa nhà ga ra ven thành phố, và những chiếc xe tải sẽ chạy dưới lòng thành phố. Công viên công cộng sẽ tràn rộng ra cả vị trí nhà ga cũ. Sự tưởng tượng của Adolf là vô tận. Cậu vạch kế hoạch xây dựng một đường ray lên tận đình Lichtenberg, ở đó sẽ đặt một khách sạn nhiều phòng và một ngọn tháp bằng thép cao 300 foot, từ đó có thể nhìn xuống cây cầu cao nguy nga lộng lẫy mới bắc qua sông Danube.

        Cuộc sống của Adolf là một cuộc sống tách biệt. Cậu thức khuya và ở nhà gần như cả ngày để đọc sách, vẽ và thiết kế. Người hàng xóm dưới tầng dưới, vợ của ông giám đốc sở bưu điện, chỉ nhìn thấy cậu rời khỏi nhà sau 6 giờ tối và khi trở vê sau những chuyến phiêu lưu với Kubizek, bà nghe thấy tiếng bước chân của Adolf đi quanh phòng cho đến sáng sớm. Một ngày, chồng bà đã gợi ý Adolf vào làm tại ngành bưu điện nhưng cậu trả lời rằng mình sẽ trở thành một họa sĩ vĩ đại một ngày nào đó. “Khi ông giám đốc chi ra rằng Adolf thiếu những phương tiện và mối quan hệ cần thiết để thực hiện điều đó, cậu trả lời ngân gọn: "Makart và Rubens tự họ phát triển được từ những cảnh ngộ nghèo khó”.

        Adolf không lúc nào nghi ngơi; và thành phố Linz không còn chỗ cho cậu nữa. Khao khát được ra thế giới bên ngoài, đặc biệt là tới Viên, Adolf cố gấng thuyết phục mẹ rằng, mình sẽ được vào học ở Học viện Mỹ thuật. Klara cũng chịu sức ép của Alois, Jr. và Josef Mayrhofer, người giám hộ những đứa trẻ. Cả 2 người đều khăng khăng rằng đã đến lúc cậu Adolf phải lựa chọn được một nghề nghiệp đứng đắn. Mayrhofer thậm chí còn tìm được một người làm bánh mỳ muốn nhận Adolf vào học việc.

        Nhưng Klara không thể cưỡng lại được lời cầu xin thiết tha của cậu con trai cưng. Mùa hè năm đó, bà cho phép Adolf rút phần tài sản được thừa kế của cha, khoảng 700 curon, từ Ngân hàng Mortgage, Thượng Áo. Số tiên này dù để Adolf sống 1 năm ở Viên, bao gồm cả tiền học phí học ở Học viện. Niềm vui chiến tháng bị giảm bớt đôi chút bởi tình trạng sức khỏe của mẹ ngày càng xấu đi và Adolf rời nhà ra đi với những cảm giác tội lỗi, tiếc nuối và vui sướng lẫn lộn. Nhưng kỳ thi vào Học viện Mỹ thuật chi được tổ chức vào đầu tháng Mười và nếu không tới Viên bây giờ, sự nghiệp của Adolf có thể sẽ phải hoãn thêm một năm nữa. Một buổi sáng cuối tháng Chín năm 1907, Kubizek có mặt ở tòa nhà Bliitengasse 9. Cả Klara và Paula đều khóc và thậm chí hai mắt Adolf cũng nhòa nước. Chiếc va li của cậu nặng đến nỗi phải cả hai thanh niên mới nhấc nó xuống được cầu thang và đưa ra xe điện.

        Chuyến đi đâu tiên của Adolf tới Viên, cậu đã tới tấp gửi cho bạn mình những bức bưu thiếp để thông báo và chia sẻ. Nhưng lần này, đã 10 ngày trôi qua mà không nhận được tin tức gì từ Adolf, Kubizek mường tượng ra cảnh tượng bạn mình bị ốm, bị tai nạn, thậm chí bị chết. Cậu quyết định hỏi thăm Frau Hitler. Những lời đâu tiên ông nghe được là “Cháu có nhận được tin tức gì của Adolf không?” Mặt bà tiều tụy hơn bao giờ hết; hai mất như không còn sự sống, giọng nói thều thào. Adolf đi xa, bà dường như buộc mình phải dứt ra để cậu đi và trở thành “một người đàn bà già nua, ốm yếu”. Bà bắt đầu lặp lại những lời than vãn mà Kubizek đã nghe rất nhiều lần: Tại sao Adolf không chọn một nghề nào thích hợp? Nó không bao giờ sống được bằng nghề vẽ hoặc viết truyện; Tại sao nó lại lãng phí tài sản được thừa kế của cha nó cho “một chuyến đi điên rồ tới Viên” như thế chứ? Tại sao nó lại chối bỏ trách nhiệm nuôi em Paula bé bỏng của nó cơ chứ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:35:02 am »


        Adolf sống ở gần ga Westbahnhof trong căn hộ tầng hai tòa nhà Stumpergasse 29 của một phụ nữ Ba Lan tên là Zakreys. Cậu đang rất thất vọng. Cậu đã tham dự kỳ thi vào Học viện Mỹ thuật với sự tự tin. Kết quả thật sốc: “Bức vẽ kiểm tra không đạt yêu cầu”. Khi chàng trai trẻ đang choáng váng này yêu cầu giải thích, Giám đốc Học viện khẳng định ràng, những bức vẽ “cho thấy tôi không phù hợp với nghề vẽ, và khả năng của tôi rõ ràng là nằm ở lĩnh vực kiến trúc”.

        Phải mất vài ngày buồn chán, Hitler mới thấm thìa nhận ra những điều Kubizek đã từng dự đoán - việc vẽ vời chi là một sở thích riêng và điểm đến thực sự của cậu là trở thành một kiến trúc sư. Con đường phía trước dường như không thể vượt qua được; đầu vào trường Kiến trúc của Học viện này phụ thuộc vào bằng tốt nghiệp của trường Xây dựng, và để vào được trường ấy, cậu phải có bằng của trường Realschule. Quyết tâm đạt được thành công, nhưng cậu lại nản lòng trước những khó khăn. Adolf để một tuần tiếp đó trôi đi không mục đích, đọc sách hàng giờ liền trong căn phòng nhỏ, đi xem những vở opera và dạo chơi trên phố để ngắm nghía những tòa nhà.

        Ở Urfahr, Klara Hitler đang hấp hối. Vợ của ông giám đốc Sở Bưu điện đã đánh điện cho Hitler và cậu lập tức trở về nhà. Ngày 22 tháng Mười, Adolf đến hỏi ý kiến bác sĩ Bloch. Bác sĩ cho biết, việc điều trị tăng cường là cần thiết để cứu chừa bệnh nhân. Klara có vẻ được phẫu thuật quá muộn và “khối u đã di căn”. Việc chữa trị - bác sĩ Bloch tiếp tục - không chi nguy hiểm - sử dụng iodoform liều cao lên vết thương hở - mà còn quá đắt. Đối với Adolf, tiền không là vấn đề và cậu đồng ý trả trước tiên iodoform cho bác sĩ Bloch và hứa sẽ thành toán tiền chữa trị sau.

        Kubizek giật mình khi Adolf bất ngờ xuất hiện ở nhà với vẻ mặt xanh xao nhợt nhạt như người chết, hai mẳt thẫn thờ. Sau khi giải thích những thứ mình đã mua tặng Kubizek từ Viên, cậu bắt đầu công kích kịch liệt các bác sĩ. Sao họ lại nói mẹ cậu không thể chữa trị được? Họ đơn giản là không có khả năng chữa trị cho bà. Adolf nói mình sẽ ở nhà để giúp chăm sóc mẹ, vì chị gái Angela cùng cha khác mẹ đang chuẩn bị sinh đứa con thứ hai. Kubizek cảm thấy ngạc nhiên vì bạn mình không hề hỏi gì về Stephanie, cũng không hề nhác đến, Adolf dành hoàn toàn thì giờ cho mẹ.

        Đến ngày 6 tháng Mười một, bà Klara được điều trị bàng iodoform gần như hàng ngày. Tẩm dung dịch iodoform (một chất rất khé, gây buồn nôn và có mùi vị “rất bệnh viện”), rồi còn bôi xung vết thương hở. Chất iodoform không chi đốt cháy các mô tế bào, mà khi nó xâm nhập hệ thống mô, người bệnh không thể chịu đựng nổi. Cổ họng Klara khô cháy, nhưng bà không thể làm hết cơn khát này vì dung dịch ấy có vị giống như thuốc độc.

        Hitler dành hết thời gian và sức lực cho mẹ, giúp việc nhà với dì Johanna, Paula và vợ ông giám đốc Sở Bưu điện. Klara được sắp xếp ở trong bếp bởi vì chỉ ở đó bà mới được sưởi ấm cả ngày. Chiếc tủ bếp được chuyển đi, thay vào đó là một chiếc giường. Adolf ngủ ở đó để tiện chăm sóc mẹ. Suốt ngày, cậu nấu nướng và Frau Hitler thú nhận với Kubizek một cách tự hào ràng chưa bao giờ bà ăn ngon miệng đến thế. Khi nói những lời này, hai gò má xanh xám của bà ừng hồng. “Niềm vui khi được con chăm sóc và sự tận tâm của con đối với bà đã làm tôn thêm chút sức sống cho khuôn mặt mệt mỏi và kiệt sức của bà”.

        Những ngày lạnh giá ẩm ướt sau đó, Kubizek không thể tin được là sẽ có sự thay đổi nào đó ở Hitler. “Không có trò chơi ô chữ, không một lời nhận xét thiếu kiên nhản, không một sự nài ni quá đáng nào”, Adolf “chỉ sống cho mẹ” và thậm chí còn tiếp quản nhiệm vụ của người đàn ông trụ cột trong gia đình. Cậu mắng Paula vì học không tốt ở trường và một hôm bắt Paula phải chính thức thề với mẹ từ nay trở đi sẽ là một học sinh chăm chỉ. Kubizek ấn tượng sâu sắc bởi cách cư xử không thuộc tính cách điển hình này của Hitler. “Có lẽ bằng những hành động nhỏ bé này, Adolf muốn cho mẹ thấy cậu ấy đã nhận ra lỗi lầm của chính mình”.

        Mỗi giờ thức giấc là mỗi giờ đau đớn đối với Klara. “Bà ấy cũng buồn vì mình trở thành gánh nặng của gia đình” - bác sĩ Bloch nhớ lại. “Bà ấy không chùn bước, không kêu ca, nhưng chính diều đó lại tra tấn đứa con trai của bà. Cái nhăn đau đớn có thế trùm lên cậu khi cậu nhìn thấy nỗi đau đớn trên khuôn mặt mẹ”. Tối 20 tháng Mười hai, Kubizek thấy Frau Hitler mặt buồn rầu, 2 mắt trũng sâu ngồi trên giường, ben cạnh là Adolf đang giúp mẹ làm dịu cơn đau. Hitler ra hiệu cho bạn mình ra về. Khi Kubizek ra ngoài, Klara thì thào “Gustl”. Bình thường bà vẫn gọi ông là Herr Kubizek. “Hãy tiếp tục là người bạn tốt của con trai bác khi bác không còn trên cõi đời này. Nó không còn ai thân thiết nữa”.

        Đến nửa đêm, cái chết rõ ràng đang đến gần Klara, nhưng gia đình quyết định không làm phiền bác sĩ Bloch nữa. Bệnh tình của Klara đã vượt khá ngoài khả năng giúp đỡ của ông. Trong bóng tối những giờ đầu tiên của ngày 21 tháng Mười hai - dưới ánh sáng rực rỡ của cây thông đêm Noel, bà đã ra đi lặng lẽ. Sáng ra, Angela mời bác sĩ Bloch đến tòa nhà Bliitengasse và ký giấy chứng tử. Ông thấy Adolf ngồi bên cạnh mẹ mình, khuôn mặt thất thần. Trên vở nháp là bức vẽ chân dung Klara, một ký ức cuối cùng. Bác sĩ Bloch cố gắng xoa đi nỗi buồn đau của Hitler bằng việc nói rằng trường hợp như mẹ cậu thì “cái chết là một sự giải thoát”, nhưng không thể an ủi được Adolf. “Trong cả sự nghiệp của tôi, tôi chưa bao giờ nhìn thấy ai phù phục đau khổ như Adolf Hitler.” - bác sĩ Bloch nhớ lại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:38:25 am »

         
Chương 2

“TRƯỜNG HỌC CỦA ĐỜI TÔI”
12.1907 - 5.1913


1

        Sáng 23 tháng Mười hai năm 1907, trời sương mù và ẩm ướt. Klara được đưa ra khỏi ngôi nhà Blủtengasse 9 trong “một chiếc quan tại gỗ bóng chắc có các góc gân kim loại”. Xe tang chạy chậm trên đường phố đây tuyết tan tới nhà thờ. Sau vài phút làm lễ, chiếc xe chở quan tài và 2 xe chở đoàn người đưa tang chạy qua sông Danube, qua đồi tới Leonding. Klara được an táng bên cạnh mộ chồng theo ước nguyện của bà, tên bà được khác trên bia đá của ông. Toàn gia quyến trong trang phục màu đen đứng lặng lẽ trên nghĩa địa mịt mù sương, cách không xa ngôi nhà nhỏ ấm cúng mà họ đã từng ở. Adolf mặc áo choàng đen, tay cầm một chiếc mũ đen. Theo Gustl quan sát, Adolf thậm chí còn nhợt nhạt hơn bình thường, khuôn mặt “xanh xao nhưng điềm tĩnh”.

        Đêm Giáng sinh là một đêm sầu thảm đối với gia đình Hitler. Cả gia đình đến gặp bác sĩ Bloch để thanh toán hóa đơn khám chữa bệnh. Tổng số tiền phải thanh toán là 359 curon, trong số đó 59 curon đã trả trước. Đây là số nợ đáng kể, bằng hơn 10% tài sản mà Klara để lại, nhưng đó cũng là con sổ hợp lý bởi nó gồm 77 lần khám chữa bệnh tại nhà và tại phòng khám và 47 lần điều trị, hầu hết các lần điêu trị đều dùng iodoform. Số tiền còn lại được thanh toán bằng nhiều lời cảm ơn. Trong khi các chị gái thương lượng với bác sĩ, Adolf vận bộ com-lê đen, cà vạt lòng thòng, mớ tóc rối bù loà xoà xuống trán, cúi gầm nhìn xuống sàn nhà. Cuối cùng, ông nắm chặt tay người bác sĩ và nhìn thâng vào mât ông ta. “Tôi sẽ đội ơn ông suốt đời,” - Hitler nói và cúi gập người xuống. “Không biết liệu bây giờ ông ấy còn nhớ cảnh tượng này không” - bác sĩ Bloch viết trong cuốn Collier’s 33 năm sau đó. “Tôi chắc chắn rằng, ông ấy còn nhớ và vẫn giữ lời hứa của mình. Ông ấy dành cho tôi những đặc ân mà tôi cảm giác rằng không một người Do Thái nào ở Đức hoặc ở Áo có được”.

        Adolf và Paula được mời đến nhà Raubals ở, nhưng cậu từ chối. Cậu ngày càng trở nên khó chịu với anh rể Leo, bởi Leo luôn thuyết giáo mỗi khi có cơ hội để thuyết phục Adolf từ bò ước mơ dại dột muốn trở thành họa sĩ của mình. Thực ra, Adolf đã tiết lộ kế hoạch bí mật cho Kubizek rằng, vì tất cả những người họ hàng đều ngăn cản nên cậu sẽ trốn tới Viên. Cậu chắc chắn sẽ trở thành một họa sĩ để chứng tỏ rằng mình đúng chứ không phải họ.

        Adolf quả quyết rằng, bạn mình sẽ rời cửa hàng buôn bán bàn ghế của người cha để trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp. Gia đình Kubizek đã không cho Gustl (tên thân mật của Kubizek) tới Viên mùa thu năm ngoái, nhưng Hitler nài nỉ và tranh luận, khơi dậy trí tưởng tượng của Gustl và mẹ cậu với bao nhiêu câu chuyện tưởng tượng về Viên, về các nhà hát opera, về các buổi hòa nhạc và vô số cơ hội học nhạc. Thuyết phục Herr Kubizek còn khó hơn. Ông coi Adolf là “một chàng trai trẻ không có khả năng học ở trường phổ thông và tự đánh giá mình quá cao để học nghề”. Nhưng Hitler ngay từ lúc bấy giờ đã có khả năng thuyết phục hiếm có và con người thực tế như Herr Kubizek cuối cùng đã đồng ý để con trai mình thử đến thủ đô. Một trong những lý lẽ tranh luận khiến ông này xuôi lòng là Gustl sẽ sống cùng với một sinh viên mỹ thuật chân chính.

        Hitler lại đến Leonding. Cậu nói với người giám hộ về quyết định đến Viên của mình. Lần này Herr Mavrhofer không ngăn cản nữa. Ông miễn cưỡng đồng ý. Ông nói với con gái mình rằng, bổn phận của Hitler là phải làm vậy. Adolf ở lại thêm vài tuần nữa với Angela và dì Johanna, giải quyết những việc còn lại trong gia đình. Đến giờ, tất cả các hóa đơn đã được thanh toán hết, bao gồm cà tiền tang lễ khá lớn, tổng số 370 curon. Adolf đến cảm ơn những người hàng xóm vì sự giúp đỡ của họ trong thời gian mẹ ốm. Cậu hàm ơn vợ chồng ông Giám đốc Bưu điện đến nỗi đã tặng họ một bức vẽ của mình. Sau khi giải quyết xong mọi việc, di sản mà Klara dành dụm được để lại còn hơn 3.000 curon. Vì Angela phải nuôi Paula mới 11 tuổi, có thể cô sẽ hưởng hơn 2/3 số này. Sau này, Alois Hitler, Jr. nói rằng ông đã thuyết phục Adolf “để hết phần thừa kế của họ cho các chị em gái”, bởi vì Raubals thì túng thiếu; Adolf sẵn sàng chia phần của mình cho Angela, trong khi Alois chia cho Paula. Nếu đó là sự thật thì Adolf còn rất ít tiền để bắt đầu sự nghiệp của mình ở Viên: sổ tiền trợ cấp dành cho trẻ mồ côi là tất cả những gì còn lại trong gia sản của cậu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:40:52 am »


        Đầu tháng Hai, Adolf nhận được nguồn động viên không ngờ từ Viên. Một người hàng xóm đã thuyết phục giáo sư Alfred Roller, Giám đốc thiết kế sân khấu (director of scenery) Nhà hát Opera Hoàng gia, để mắt tới những bức họa của chàng trai trẻ Hitler và khuyên Hitler tiếp tục sự nghiệp của mình. Đề nghị của giáo sư Roller khiến gia đình không ai còn phản đối nữa, Adolf lên kế hoạch rõ ràng sẽ tới Viên. Ngày 10 tháng Hai năm 1908, Adolf điền đơn xin trợ cấp cho mình và cho Paula. Ba ngày sau, đơn bị trả lại với ghi chú rằng đơn phải được người giám hộ của họ tiếp ký. Adolf chuyển tiếp đơn này đến Herr Mayrhofer, nhưng cậu không đủ kiên nhân để chờ câu trả lời từ phía Văn phòng trợ cấp. Gói gém quần áo, sách vở và dụng cụ vẽ, cậu chào tạm biệt gia đình và rời ngôi nhà Blutengasse 9 lần cuối cùng.

        Hôm đó là ngày 17 tháng Hai, Gustl tiễn Adolf ra tận ga. Trong lúc đợi tàu, Adolf nói chuyện về Stephanie. Cậu nói rằng vẫn chưa tự giới thiệu mình với cô ấy nhưng có lẽ sẽ viết thư cho cô. Khi chuyến tàu rời sân ga, Adolf gọi với qua cửa sổ “Hãy đi theo mình, Gustl nhé”. Không biết chàng trai trẻ này có đọc những tác phẩm truyền cảm của Horatio Alger hay không, nhưng chắc chắn anh có những nét giống với những nhân vật của Alger. Giá vé tàu hạng 3 là 5,30 curon và sau 5 giờ đồng hồ, chàng trai 18 tuổi Adolf Hitler lần thứ 3 tới thành phố Viên có sức lôi cuốn kỳ diệu. Đi bộ từ ga Westbahnhof tới cơ ngơi của Frau Zakreys ở tòa nhà Stumpergasse 29 chỉ mất vài phút, nhưng chắc chắn đó không phải !à một quãng đường dễ dàng với một túi hành lý kênh càng như vậy. Thời tiết tháng đó rất ảm đạm, nhưng Adolf cảm thấy rất phấn chấn. Cậu viết tấm bưu thiếp đây hăng hái gửi cho Kubizek ngày 18 tháng Hai:

        Bạn thân mến! Mình thiết tha chờ đợi tin bạn đến. Hãy viết cho mình ngay và dứt khoát để mình có thể chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ đón tiếp bạn. Tất cả thành phố Viên đang chờ đợi bạn... Như chúng ta đã nói với nhau từ trước, bạn sẽ ở với mình. Chúng ta có thể biết được chúng ta hợp nhau đến mức nào. Ở đây, trong hiệu cầm đồ của Nhà nước Dorotheum, piano giá chi có 50-60 hào. Mình chúc sức khoẻ bạn, cho mình gửi lời hỏi thăm tới cha mẹ đáng kính của bạn. Một lần nữa, mình mong bạn đến sớm.

        Năm ngày sau, vào ngày chủ nhật đầy sương, Gustl đã đến ga Westbahnhof với chiếc túi vải “đựng quá tải các loại đồ ăn”. Cậu chàng đang đứng bối rối trong phòng chờ ồn ào của nhà ga thì nhìn thấy Adolf đi về phía mình, trông rất ra dáng công dân Viên: “Áo choàng đen đúng điệu, mũ đen, cầm gậy có tay nắm bằng ngà voi, trông rất lịch sự”. Hitler rất vui khi nhìn thấy bạn mình, ôm hôn bạn, rồi cầm một bên quai túi nặng, Kubizek cầm bên kia, họ hòa mình vào sự náo nhiệt của thành phố. Trời đã tối nhưng ánh điện khiến sân ga “sáng như ban ngày”.

        Họ đi qua lối vào rộng của tòa nhà Stumpergasse 29, một kiến trúc rất ấn tượng, qua một chiếc sân nhỏ tới một gian nhà phụ, leo qua những bậc cầu thang tối tăm tới một phòng trên tầng hai. Những bức phác họa nằm rải rác khắp phòng. Adolf trải một tờ báo lên bàn và mang ra những món ăn lèo tèo gồm sữa, xúc xích, bánh mỳ. Kubizek gạt những món ăn này sang một bên, và giống như một thầy phù thủy, cậu lôi từ chiếc túi vài ra thịt lợn quay, bánh bao nhân nho nướng, pho mát, mứt và cả một chai cà phê. “Chà” - Hitler kêu lên “Có mẹ sướng vậy chứ!”.

        Sau bữa tiệc, Hitler nài nỉ để cố kéo người bạn đã thấm mệt của mình đi thăm thành phố. Kubizek làm sao có thể ngủ được khi không đi xem tòa thị chính Ring của thành phố Viên? Trước tiên, Adolf giới thiệu cho bạn về huy hoàng của Nhà hát Opera. “Tôi cảm thấy mình như được đến một hành tinh khác. Ấn tượng tràn ngập trong tôi”. Sau đó, họ đến ngọn tháp St. Stepen thanh nhã và cuối cùng Adolf nài nỉ bạn đi tiếp đến “một nơi nào đó đặc biệt”, nhà thờ St. Maria am Gestade. Nhưng có vẻ Kubizek chẳng xem gì mấy và chi thực sự cảm thấy dẽ chịu khi về đến nhà lúc nửa đêm và bò vào chiếc giường mà bà chủ nhà đã chuẩn bị sẵn trên sàn nhà.

        Do căn phòng quá nhỏ đối với 2 người và một chiếc piano, Adolf có tài thuyết khách đã tài tình khiến Frau Zakreys đổi căn phòng rộng của bà cho họ. Hai chàng trai trẻ đồng ý trả 20 curon mỗi tháng, gấp đôi giá tiền thuê ban đầu. Chiếc đàn piano cánh chiếm nhiều không gian hơn họ tưởng và việc đi đi lại lại là nhu cầu thiết yếu đối với Adolf, nên đồ đạc trong phòng được sắp xếp lại để dành cho anh một lối đi dài 3 sải chân.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM