Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 05:19:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53615 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #550 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:54:07 am »


*

        Vào ngày 8, Ngai Roosevelt đồng ý rằng biên giới phía Đông của Ba Lan sẽ là Đường Curzon, với những sửa đổi có lợi cho Ba Lan ở một vài nơi khoảng từ năm đến tám kilômét... Nhưng ông lại chặt chẽ hơn về biên giới ở phía Tây. Ba Lan chắc chắn sẽ nhận được bồi thường bằng chi phí của nước Đức, "nhưng", ông nói tiếp, "sẽ xuất hiện sự biện minh chút ít khi mở rộng nó cho đến miền Tây của sông Neisse". Điều này luôn luôn là quan điểm của tôi, và tôi phải chốt rất chặt điểm này khi chúng tôi gặp nhau vàc lần tới ở Potsdam năm tháng sau đó.

        Vì vậy ở Yalta, trên nguyên tắc, tất cả chúng tôi đều thống nhất về biên giới phía Tây, và chỉ có vấn đề duy nhất là đường ranh giới sẽ được vạch ra chính xác đến đâu và chúng tôi nên nói ở mức nào đó về điều đó thì đủ. Người Ba Lan sẽ có được một phần của miền Đông nước Phổ và sẽ được tự do đi lại cho đến Oder nếu họ muốn, nhưng chúng tôi rất nghi ngờ về việc đi xa hơn chút nữa, hãy khoan nói đến một điều gì về vấn đề đó vào giai đoạn này, và ba ngày sau đó tôi phát biểu với Hội nghị rằng chúng tôi có một bức điện tín từ Nội các Chiến tranh trong đó kịch liệt phản đối bất cứ một sự lưu ý nào đến biên giới ở phía Tây xa xôi như bờ Tây sông Neisse bởi vấn đề di dân là quá sức không thể làm được.

        Vì vậy, chúng tôi quyết định thêm vào tuyên bố của chúng tôi như sau:

        Ba vị đứng đầu của Chính phủ xem biên giới phía đông của Ba Lan sẽ theo Đường Curzon, với một phần ở bên ngoài một số vùng vào khoảng năm đến tám kilômét theo hướng đó có lợi cho Ba Lan. Họ thừa nhận rằng Ba Lan phải nhận thêm phần phụ vào lãnh thổ ở miền Bắc và miền Tây. Họ cảm thấy rằng ý kiến về một Chính phủ Lâm thời Dân tộc Thống nhất Ba Lan sẽ cố đạt được trong quãng thời gian nhờ việc mở rộng những vùng biên giới ngoài thêm vào này, và việc xác định ranh giới cuối cùng của biên giới phía Tây Ba Lan vì vậy sẽ phải chờ  đến Hội nghị Hoa bình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #551 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:55:28 am »


*

        Vấn đề còn lại là việc thanh lập một Chính phủ Ba Lan mà tất cả chúng tôi đều có thể thừa nhận và dân tộc Ba Lan có thể chấp nhận được. Staline bắt đầu bằng việc chỉ ra rằng chúng tôi không thể lập nên Chính phủ Ba Lan trừ phi chính những người Ba Lan đồng ý chuyện đó. Mikolajczyk và Grabski đã đến Matxcova trong thời gian tôi ở thăm tại đó. Họ đã gặp Chính phủ Lublin, một số thỏa thuận đã đạt được và Mikolajczyk đã đi Luân Đôn trong một phần nhận thức rằng ông ta sẽ trở về. Thay vì như vậy những người đồng nghiệp của ông ta đã gạt ông ta ra khỏi nội các, đơn giản chì vì ông ta tán thành một thỏa thuận với Chính phủ Lublin. Chính phủ Ba Lan tại Luân Đôn rất thù địch với cái ý tưởng của một Chính phủ Lublin, và miêu tả Chính phủ đó như là một băng cướp và tội phạm. Chính phủ Lublin đã trả đũa lại, và bây giờ thì giải quyết vấn đề đó quả thực là khó. "Hãy nói chuyện với Chính phủ Lublin nếu ông muốn", thực tế ông ta đã nói như vậy. "Tôi sẽ bảo họ đến gặp ông tại đây hay ở Matxcơva, nhưng họ cũng chỉ dân chủ bằng De Gaulle, và họ có thể giữ gìn hòa bình ở Ba Lan và dập tắt cuộc nội chiến và những cuộc tấn công vào Hồng Quân". Chính phủ Luân Đôn không thể làm được việc đó. Nhũng tên gián điệp của họ đã giết chết những người lính Nga và đã đột kích vào những kho quân dụng để cướp vũ khí. Những trạm phát thanh của họ hoạt động mà không hề được phép và cũng chang cần đăng ký. Những điệp viên của Chính phủ Lublin rất có ích, còn những điệp viên của Chính phủ Luân Đôn đã làm nhiều điều tồi tệ. Đó là những vấn đề sống còn cho Hồng Quân để có một vùng hậu phương an toàn, và là một quân nhân, ông ta chỉ có thể ủng hộ Chính phủ nào có thể bảo đảm sẽ lo liệu cho họ.

        Bây giờ đêm đã khuya và Tổng thống gọi ý để hoãn lại ngày hôm sau, nhưng tôi nghĩ rằng, theo tin tức của chúng tôi, hoàn toàn có thể nói rằng không quá một phần ba số người Ba Lan sẽ ủng hộ Chính phủ Lublin nếu họ được tự do bày tỏ ý kiến của mình. Tôi quả quyết với Staline rằng chúng tôi đã rất sợ một cuộc đụng độ giữa Quân đội Bí mật Ba Lan và Chính phủ Lublin, điều, có thể dẫn đến sự đắng cay, đổ máu, bắt bớ, và đầy ải, và đó là lý do tại sao chúng tôi lo lắng đến như vậy cho một cuộc dàn xếp chung. Những cuộc tấn công vào Hồng Quân dĩ nhiên sẽ bị trừng phạt, nhưng về những sự thật trong tuyên bố của tôi, tôi không thể xem Chính phủ Lublin có quyền nói rằng họ đại diện cho nhân dân Ba Lan.

        Tổng thống giờ đây đã sốt ruột muốn kết thúc cuộc thảo luận. Ông nhận xét "Ba Lan đã từng là cội nguồn của sự rắc rối trong hơn năm trăm năm qua". "Tất cả còn hơn thế nữa", tôi trả lời, "chúng ta phải làm tất cả những gì chúng ta có thể làm để chấm dứt những điều rắc rối này". Rồi chúng tôi dừng cuộc họp lại.

        Đêm hôm đó Tổng thống viết một bức thư cho Staline, sau khi được chúng tôi tham vấn và sửa đổi lại, đề nghị rằng hai thành viên của Chính phủ Lublin và hai thành viên khác từ Luân Đôn hay từ trong nước Ba Lan phải đến dự Hội nghị và phải cố gắng đạt được một sự thỏa thuận với sự hiện diện của chúng tôi về việc thành lập một Chính phủ Lâm thời mà tất cả chúng tôi phải công nhận và tổ chức một cuộc bầu cử tự do sớm nhất. Nhưng điều này rõ ràng là không thể thực hiện được. Molotov hoan nghênh những ưu điểm của Chính phủ Lublin -  Varsovie, chê trách những yếu kém của những người từ Luân Đôn, và nói rằng nếu chúng tôi cố gắng thành lập một Chính phủ mới, chính nhân dân Ba Lan sẽ không bao giờ đồng ý, và tốt hơn hết là hãy cố gắng để "mở rộng" cái đã có sẵn. Nó có thể sẽ là một thể chế tạm thời, bởi mục đích duy nhất của chúng tôi là tổ chức một cuộc bầu cử tự do ở Ba Lan một cách sớm nhất. Việc làm sao để mở rộng nó một cách tốt nhất nên được đem ra thảo luận ở Matxcova giữa đại sứ Anh và Mỹ và bản thân ông ta. Ông ta hết sức mong muốn đạt đến được thỏa thuận và ông ta đã chấp nhận tuyên bố của Tổng thống mời 12 người Ba Lan "không thuộc phái Lublin". Luôn luôn có một khả năng rằng Chính phủ Lublin sẽ từ chối nói chuyện với những người như Mikolajezyk, nhưng nếu họ cử đi ba đại diện và hai người là trong số những người được Roosevelt đề cử, cuộc đối thoại sẽ được bắt đầu ngay lập tức.

        "Điều này", tôi nói "là một điểm mang tính chất quyết định của Hội nghị, cả thế giới đang trông cho một giải pháp, và nếu như các bên khác nhau còn công nhận những Chính phủ Ba Lan khác nhau, cả thế giới sẽ thấy rằng những khác biệt cơ bản giữa chúng tôi vẫn còn tồn tại. Hậu quả sẽ là rất đáng tiếc, và điều đó sẽ đánh dấu sự thất bại của cuộc họp giữa chúng tôi. Nếu chúng tôi tẩy chay Chính phủ Luân Đôn đang tồn tại và dồn hết sức lực vào Chính phủ Lublin, sẽ có một sự phản đối kịch liệt của thế giới. Hầu hết những người Ba Lan ở ngoài lãnh thổ Ba Lan sẽ đoàn kết phản kháng lại, dưới quyền chỉ huy của chúng tôi là 150.000 lính quân đội Ba Lan, những người đã tập trung lại từ tất cả những người ở bên ngoài lãnh thổ Ba Lan. Họ đã và đang chiến đấu rất dũng cảm. Tôi không tin chút nào rằng họ sẽ hòa giải với Chính phủ Lublin và nếu Liên Hiệp Anh không còn công nhận một Chính phủ mà họ đã công nhận từ những ngày đầu tiên của chiến tranh, mọi người sẽ xem họ là kẻ phản bội".

        "Như Nguyên soái Staline và M. Molotov đã biết rõ", tôi tiếp tục, "chính bản thân tôi cũng có thể được coi là ngu xuẩn vào bất cứ lúc nào. Nhưng hành động chính thức chuyển sự công nhận từ một chính phủ cho đến nay đang được công nhận sang một Chính phủ mới sẽ tạo nên một sự chỉ trích nghiêm trọng nhất. Người ta có thể nói rằng Chính phủ Hoàng gia đã mở toang biên giới phía Đông (như thực tế chúng tôi làm) và đã chấp nhận, tôn vinh quan điểm Xô Viết. Người ta cũng có thể nói rằng tất cả chúng tôi đã can thiệp vào Chính phủ hợp pháp  ở Ba Lan, mà chúng tôi đã công nhận trong suốt năm năm chiến tranh này, và chúng tôi không thể hiểu được rằng điều gì sẽ tiếp tục xảy ra ở Ba Lan. Chúng tôi không thể vào đất nước này. Chúng tôi không thể thấy và không thể nghe được dư luận ở đây. Người ta có thể nói rằng chúng tôi chỉ có thể chấp nhận những gì Chính phủ Lublin tuyên bố về dư luận trong nhân dân Ba Lan và chúng tôi sẽ bị Quốc hội kết tội rằng đã cấu kết với nhau để từ bỏ sự nghiệp của Ba Lan. Những cuộc tranh cãi xảy ra sẽ là những gì đau đớn nhất và khó chịu nhất cho sự thống nhất của Đồng minh, ngay cả khi giả sử rằng chúng tôi có thể nhất trí với những đề nghị của ông bạn tôi, Ngài Molotov".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #552 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 11:41:36 pm »


        "Tôi không nghĩ rằng", tôi tiếp tục, "những đề nghị này đã đi quá xa. Nếu chúng ta từ bỏ Chính phủ Ba Lan ở Luân Đôn, một sự bắt đầu mới sẽ được hình thành từ cả hai phía. Trước khi Chính phủ Hoàng gia ngừng công nhận Chính phủ Ba Lan ở Luân Đôn, và chuyển sự công nhận của họ sang một Chính phủ khác, họ sẽ phải hài lòng rằng Chính phủ mới thật sự đại diện cho dân tộc Ba Lan. Tôi đồng ý rằng đây chỉ là một quan điểm, vì chúng tôi không biết đầy đủ những sự thật, và tất cả những bất đồng của chúng ta dĩ nhiên sẽ bị xóa đi nếu một cuộc tổng tuyển cử tự do được tổ chức ở Ba Lan dưới hình thức bỏ phiếu kín, phổ thông đầu phiếu và tự do ứng cử. Một khi điều này được thực hiện, Chính phủ Hoang gia sẽ đón chào một Chính phủ nổi lên mà không hề đoái hoài gì đến Chính phủ Ba Lan ở Luân Đôn. Chính khoảng thời gian xen vào trước lúc khỏi đầu đã làm cho chúng tôi lo lắng nhiều đến như vậy".

        Molotov nói rằng có lẽ những cuộc đàm phán ở Matxcova sẽ có một số kết quả hữu ích. Những người Ba Lan sẽ phải có tiếng nói của họ, và thật là khó khăn để làm việc về vấn đề nay mà không có họ. Tôi đồng ý, nhưng tôi nói thật quan trọng nếu Hội nghị sẽ dành được phần riêng bản thỏa thuận nói rằng tất cả chúng ta phải đấu tranh bền bỉ để đạt được điều đó.

        Sau đó Staline đã ghi nhận ý kiến phàn nàn của tôi rằng tôi không có thông tin gì và không có cách nào để có được thông tin.

        "Tôi có biết chút ít về điều này", tôi trả lời.

        "Điều đó không giống với ý kiến của tôi", ông ta trả lời, và tiếp tục bài diễn thuyết, trong đó ông bảo đảm với chúng tôi rằng Chính phủ Lublin thật sự được mến mộ, đặc biệt là Bierut và những thành viên khác. Họ đã không rời khỏi đất nước của họ trong suốt thời gian Đức chiếm đóng, và đã luôn ở lại Varsovie, và trưởng thành từ những phong trào bí mật. Ông không tin rằng họ là những bậc thiên tài. Chính phủ Luân Đôn có thể bao gồm những con người thông minh hơn, nhưng họ không được yêu mến ở Ba Lan bởi vì khi dân tộc họ đang đau đớn trải qua sự chiếm đóng của Hitler thì lại chẳng thấy mặt họ ở đó. Dân chúng nhìn thấy trên đường phố những thành viên của Chính phủ Lâm thời, nhưng lại hỏi rằng những người Ba Lan "Luân Đôn" đang ở đâu. Điều này ngấm ngầm phá hoại thanh danh của Chính phủ Luân Đôn, và cũng chính là lý do giải thích tại sao Chính phủ Lâm thời, tuy không phải là những người vĩ đại, lại nổi tiếng đến như vậy.

        Tất cả những điều này, ông ta nói, không thể bị làm ngơ nếu muốn hiểu những tình cảm của người Ba Lan. Tôi đã sợ rằng Hội Nghị sẽ giải tán trước khi chúng tôi đạt được một thỏa thuận. Rồi thì chúng tôi phải làm gì? Những Chính phủ khác nhau có những thông tin khác nhau và rút ra những kết luận khác nhau từ những thông tin đó. Có lê điều đầu tiên là tập hợp  tất cả những người Ba Lan từ những phe khác nhau và lắng nghe xem họ nói những gì. Cái ngày đó đang đến gần khi những cuộc bầu cử có thể được tổ chức. Cho đến lúc đó chúng tôi phải liên lạc với Chính phủ Lâm thời, như chúng tôi đã làm với Tướng De Gaulle ở Pháp, mặc dù ông ta cũng chưa được bầu. Ông ta không biết Bierut hay Tướng De Gaulle hưởng được nhiều quyền hành hơn, nhưng có thể có một sự thỏa thuận với tướng De Gaulle, cho nên tại sao chúng tôi lại không thể làm được điều tương tự đối với Chính phủ Ba Lan mở rộng, điều đó cũng không có nghĩa là thiếu dân chủ hơn? Nếu chúng tôi tiếp cận vấn đề này mà không có định kiến, chúng tôi có thể tìm được một cơ sở chung. Tình hình không đến nỗi bi đát như tôi đã nghĩ, và vấn đề sẽ có thể được giải quyết nếu không có sự coi trọng thái quá vào những vấn đề thứ yếu và chỉ tập trung vào những điều cốt yếu.

        Tổng thống hỏi: "Sớm nhất là bao giờ chúng ta có thể tổ chức được cuộc bầu cử?"

        "Trong vòng một tháng", Staline trả lời. "Trừ phi có xảy ra thảm họa ngoài mặt trận, một điều không thể xảy ra".

        Tôi đồng ý rằng điều này dĩ nhiên sẽ làm cho đầu óc chúng tôi có thể thảnh thời chút ít, và chúng tôi có thể toàn tâm toàn ý ủng hộ cho việc tự do bầu cử Chính phủ và nó có thể thay thế bất cứ cái gì khác, nhưng chúng tôi không được đòi hỏi bất cứ điều gì, có thể bằng bất kỳ cách nào làm vướng đến những hoạt động quân sự. Đây là một kết cục tối cao. Tuy nhiên, nếu như ước nguyện của Ba Lan có thể được củng cố trong một thời gian ngắn như vậy, hay ngay cả trong hai tháng đi nữa, tình hình này sẽ hoàn toàn khác đi, và không ai có thể chống lại được điều này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #553 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 11:49:36 pm »


*

        Khi chúng tôi gặp lại vào bốn giờ chiều ngày 9 tháng Hai, Molotov đã nêu lên một thể thức mới, rằng Chính phủ Lublin phải nên được "tổ chức lại" (điều này tương phản với "mở rộng") trên cơ sở dân chủ rộng lớn hơn, bao gồm những nhà lãnh đạo dân chủ từ ngay trong nước Ba Lan, và cùng nhau trao đổi ở Matxcova xem việc này nên được làm như thế nào. Một khi đã được "tổ chức lại", Chính phủ Lublin sẽ cam kết tổ chức các cuộc bầu cử càng sớm càng tốt, và khi đó mọi người sẽ công nhận những gì mà Chính phủ đề ra.

        Đây là một bước tiến đáng kể, tôi đã nói như vậy, và cảm thấy chính mình có trách nhiệm phải đưa ra một lời cảnh báo chung. Đây cũng có thể là áp chót của những cuộc họp của chúng tôi. Cuộc họp mang bầu không khí nhất trí, có cả sự khát khao để đặt được chân vào bàn đạp và xuất phát. Tôi tuyên bố rằng mọi người không có điều kiện cho phép giải quyết những vấn đề quan trọng nay một cách vội vã, và Hội nghị sẽ không đạt được kết quả vì thiếu thời gian. Một phần thưởng lớn đang ở trước mắt nhưng không được vội vàng trong khi quyết định. Có lẽ đây phải là những ngày quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng tôi.

        Ngài Roosevelt tuyên bố rằng những bất đồng giữa chúng tôi và người Nga bây giờ chủ yếu là vấn đề ngôn từ, nhưng cả ông ta và tôi rất lo lắng cho những cuộc bầu cử sẽ thật sự là công bằng và tự do. Tôi bảo với Staline rằng chúng tôi đang ở trong thế bất lợi lớn, bởi vì chúng tôi biết quá ít về những gì đang xảy ra bên trong Ba Lan, và vẫn chưa đưa ra được những quyết định lớn về trách nhiệm. Tôi biết, chẳng hạn như, những người Ba Lan hiện nay đang có một cảm giác cay đắng, và tôi đã được nghe rằng Chính phủ Lublin đã công khai nói rằng họ sẽ thử thách tất cả những thành viên của Quân đội Ba Lan trong nước và phong trào bí mật như là những kẻ bị tình nghi phản bội. Dĩ nhiên, tôi đặt vấn đề an ninh của Hồng quân lên hàng đầu, nhưng tôi thuyết phục Staline phải xem xét những khó khăn của chúng tôi. Chính phủ Anh không biết những gì đang tiếp tục diễn ra bên trong đất nước Ba Lan, ngoài việc thông qua việc thả xuống những lính nhảy dù dũng cảm và đưa những thành viên của phong trào bí mật ra ngoài. Chúng tôi không có một phương cách gì khác để lấy thông tin, và cũng không muốn lấy thông tin bằng cách này. Liệu điều này có thể được thực hiện mà không làm hại đến bước tiến của binh lính Xô Viết hay không? Liệu người Anh (và không nghi ngờ gì nữa cả người Mỹ) có được tạo điều kiện để theo dõi xem những xung đột giữa những người Ba Lan sẽ được giải quyết như thế nào. Tito đã nói rằng khi cuộc bầu cử được tiến hành ở Nam Tư, ông ta sẽ không chống lại những quan sát viên Nga, Anh và Mỹ có mặt để báo cáo một cách vô tư không thành kiến với thế giới rằng họ đang tiến hành một cuộc bầu cử một cách công bằng. Cho nên, liên quan đến Hy Lạp, Chính phủ Hoàng gia sẽ đặc biệt chào mừng những quan sát viên của Mỹ, Nga và Anh để biết chắc rằng cuộc bầu cử đã được tiến hành như mọi người mong đợi. Một điều tương tự cũng được áp dụng đối với Ý - các quan sát viên Nga, Mỹ và Anh cũng cần phải có mặt để đảm bảo với cả thế giới rằng mọi thứ đã được làm một cách công bằng. Tôi nói rằng việc phóng đại tầm quan trọng của những cuộc bầu cử được tổ chức công bằng là không thể được. Chẳng hạn như liệu Mikolajczyk có thể quay trở về Ba Lan và tổ chức lại phe cánh của ông ta chuẩn bị cho cuộc bầu cử hay không?

        "Điều đó sẽ phải được các Đại sứ và M.Molotov xem xét khi họ gặp những người Ba Lan" Staline nói:

        Tôi trả lời, "Tôi có thể nói với Hạ Nghị Viện rằng những cuộc bầu cử sẽ là tự do và sẽ có những bảo đảm hữu hiệu rằng những cuộc bầu cử được tiến hành tự do và công bằng".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #554 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2019, 03:52:12 am »


        Staline chỉ ra rằng Mikolajczyk thuộc Đảng Nông dân đã có đại diện trong Chính phủ Ba Lan, và Staline đồng ý rằng một số trong số những đại biểu của họ phải được đưa vào. Tôi nói thêm là tôi hy vọng rằng tôi đã không nói điều gì tỏ thái độ công kích, bởi vì tôi chỉ nói lòng mình.

        Ông ta trả 1ời "chúng ta phải nghe những điều mà người Ba Lan phải nói". Tôi giải thích rằng tôi muốn có thể mang vấn đề biên giới phía Đông ra thảo luận ở Quốc hội, và tôi nghĩ rằng điều này có thể làm được nếu Quốc hội hài lòng với việc tự người Ba Lan đã có thể quyết định những điều họ muốn.

        "Trong số họ có một vai người rất tốt", ông ta trả lời. "Họ là những người chiến sĩ giỏi, và họ có một số nhà khoa học, một số nhạc sĩ tài năng, nhưng họ rất hay sinh sự".

        "Tất cả những gì tôi muốn", tôi trả lời, "là cho tất cả các bên được nghe một cách công bằng".

        "Những cuộc bầu cử", Tổng thống nói, "phải vượt lên trên sự chỉ trích, như vợ của Ceasar. Tôi muốn có gì đó đảm bảo để đưa ra cho thế giới, và tôi không muốn bất kỳ ai có thể chất vấn về sự trong sáng của họ. Đó là vấn đề của một nền chính trị tốt, hơn là vấn đề về nguyên tắc".

        Ngài Stettinius gọi ý nên có một cam kết bằng văn bản rằng ba Đại sứ ở Varsovie phải quan sát và báo cáo rằng cuộc bầu cử thật sự tự do và không bị cưỡng ép. "Tôi e rằng", Molotov nói, "nếu chúng ta làm việc này, những người Ba Lan sẽ thấy rằng họ không được tin tưởng. Tốt hơn hết là ta cứ trao đổi việc này với họ".

        Tôi không hài lòng với điều nay và cương quyết nêu ra với Staline sau này. Ngày hôm sau, cơ hội đã tự đến, khi ngài Eden và tôi có một cuộc nói chuyện riêng với ông ta và Molotov ở biệt thự Yusupov. Một lần nữa tôi phân trần rằng phía chúng tôi sẽ gặp phải khó khăn như thế nào khi không có đại diện ở Ba Lan, lúc đó ai là người có thể báo cáo cho chúng tôi tình hình xảy ra ở đó. Người thay thế có thể là một viên Đại sứ với một đội ngũ nhân viên sứ quán hay những phóng viên báo chí. Chúng tôi không mấy thích phương án dùng báo chí, tôi thấy trước rằng tôi có thể bị chất vấn ở Quốc hội về Chính phủ Lublin và cuộc bầu cử, và tôi phải có khả năng nói rằng tôi biết những gì đang xảy ra.

        "Sau khi một Chính phủ mới ở Ba Lan được công nhận, các ngài có thể thoải mái cử Đại sứ đến Varsovie", Staline trả lời.

        "Đại sứ có được tự do đi lại trên đất nước này không?"

        -"Về phía Hồng quân sẽ không hề có sự can thiệp nào đối với việc đi lại của ông ta, và tôi hứa sẽ có những chỉ dẫn cần thiết, và các ngài phải tự thu xếp với Chính phủ Ba Lan".

        Lức đó chúng tôi đồng ý thêm đoạn sau vào tuyên bố của chúng tôi:

        Theo kết quả trên, việc công nhận một Chính phủ Ba Lan sẽ dẫn đến việc trao đổi Đại sứ, những người sẽ báo cáo về Chính phủ của họ tình hình ở Ba Lan.

        Đây là những gì tốt nhất mà tôi có thể đạt được.

        Chủ nhật, ngày 11 tháng Hai, là ngày cuối cùng trong chuyến thăm Crimea của chúng tôi. Như thường lệ, tại những cuộc họp như thế này, nhiều vấn đề tối quan trọng vẫn còn chưa được giải quyết. Tuyên bố Ba Lan đã vạch ra một cách tổng quát một chính sách mà nếu như được tiến hành một cách trung thực, khách quan thì có khả năng phục vụ cho mục đích của nó trong khi chờ đợi một hiệp định Hòa Bình chung. Tổng thống đang sốt ruột muốn về nhà, và trên đường đi ông ghé thăm Ai Cập, ở đó ông sẽ thảo luận những vấn đề về Trung Đông với nhiều vị nguyên thủ khác, Staline và tôi ăn tối cùng ông trong phòng chơi bi-a trước đây của Nga Hoàng trong Điện Livadia. Trong bữa ăn, chúng tôi đã ký những văn bản cuối cùng và những thông báo chính thức. Tất cả bây giờ phụ thuộc vào thái độ thực hiện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #555 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2019, 03:57:48 am »


*

        Tôi đã rất nôn nóng mong chờ đến cuộc hành trình trên biển qua Dardanelles đến Malta, nhưng tôi cảm thấy nghĩa vụ của tôi là phải thực hiện một chuyến thăm chóp nhoáng đến Athens và xem xét bối cảnh ở Hy Lạp sau những việc rắc rối gần đây. Vì vậy, sáng sớm ngày 14 tháng Hai, chúng tôi khởi hành  bằng xe hơi đến Saki nơi máy bay đang chờ chúng tôi. Chúng tôi bay một cách an toàn đến Athens, lượn qua đảo Skyos để bay qua bên trên lăng tẩm của Rupert Brooke, và được Đại sứ Anh, Ngài Leeper, và tướng Scobie đón tiếp tại phi trường. Chỉ có mấy tuần trước đó, tôi đã rời khỏi thủ đô Hy Lạp nơi đang diễn ra những cuộc giao    tranh trên đường phố. Bây giờ trở lại, chúng tôi đang ngồi trên một chiếc xe mui trần, chỉ có một hàng quân Hy Lạp ít ỏi đang hồ hét để lùa một đám dân chúng lộn xộn tại chính những dãy phố nơi hàng trăm người đã chết trong dịp lễ Giáng sinh khi tôi đến thành phố này lần trước. Tối hôm đó, một đám đông khoảng năm mươi ngàn ngươi đã tụ tập ở trước Quảng trường Constitution. Ánh sáng đêm thật tuyệt vời tỏa xuống những khung cảnh cổ điển này. Tôi không còn thời gian để chuẩn bị cho một bài diễn văn. Lực lượng an ninh của chúng tôi cho rằng chúng tôi đến mà gần như không báo trước là rất quan trọng. Tôi đã gửi tới họ một lời hô hào ngắn ngủi. Tối hôm đó chúng tôi ăn tối tại Tòa Đại sứ chi chít vết đạn, và sáng sớm ngày 15 tháng Hai đã cất cánh trong chiếc chuyên cơ đến Ai Cập.

        Quá nửa buổi sáng ngày hôm đó, chiếc tuần dương hạm Quincy đã vào cảng Alexander, và đến gần trưa chúng tôi lên tàu để thảo luận lần cuối cùng với Tổng thống. Sau đó chúng tôi cùng nhau tụ tập trong phòng ông để dùng bữa thân mật. Cùng tôi có Sarah, Randolph, con gái ngài Roosevelt, bà Boettiger, cả ông Harry Hopkins và ông Winant. Tổng thống trông có vẻ lặng lẽ và mệt mỏi. Tôi cảm giác như ông chẳng còn sống được bao lâu nữa. Tôi đã không được gặp lại ông. Chúng tôi đã có những lời chia tay đầy xúc động. Chiều hôm đó, tất cả cùng Tổng thống đi tàu về nhà. Vào ngày 19 tháng Hai, tôi bay trở lại Anh. Northolt đầy sương mù không thể hạ cánh được, và máy bay của chúng tôi phải đổi hướng sang Lyneham. Tôi tiếp tục đi xe về Luân Đôn, dừng lại ở Reading để cùng về với vợ tôi, đã tới đó trước đón tôi.

        Trưa ngày 27 tháng Hai, tôi yêu cầu Hạ Nghị Viện phê chuẩn kết quả của Hội nghị Crimea. Phản ứng chung là sự ủng hộ không đạt đối với thái độ mà chúng tôi đã bày tỏ trước đó. Tuy nhiên mọi người đều cảm thấy có bổn phận về đạo đức đối với người Ba Lan, những người đã phải chịu đựng khá nhiều dưới bàn tay của Đức và cũng nhân danh họ mà chúng tôi đã bước vào cuộc chiến tranh như một giải pháp cuối cùng. Một nhóm chừng ba mươi Nghị sĩ đã quá cứng rắn về vấn đề này nên một vài người trong số họ đã phát biểu chống lại đề nghị mà tôi đưa ra. Có một cảm giác đau đớn khi chúng tôi trốn tránh đối mặt với tình trạng nô dịch của một dân tộc anh hùng. Ngài Eden ủng hộ tôi. Vào ngày thứ hai, trong sự chia rẽ chúng tôi vẫn có đa số áp đảo, nhưng hai mươi lăm Nghị sĩ, hầu hết là của Đảng Bảo thủ, đã bỏ phiếu chống lại Chính phủ, thêm vào đó, 11 thành viên của Chính phủ đã bỏ phiếu trắng.

        Những người được giao nhiệm vụ giải quyết những sự kiện trong thời gian chiến tranh hay khủng hoảng không được phép tự giới hạn mình trong tuyên bố về những nguyên tắc tổng quát đã được nhất trí. Họ phải có một quyết định dứt khoát ngay. Họ phải chấp nhận những tình thế mà sẽ được duy trì một cách vững chắc, nếu không làm sao có thể duy trì được bất cứ sự phối hợp hành động nào? Thật là dễ dàng, sau khi quân Đức đã bị đánh bại, lên án những người đã ra sức cổ vũ nỗ lực quân sự của Nga, và giữ mối thân thiện với Đồng minh vĩ đại chúng tôi, là những người đã phải cực kỳ chịu đựng đau khổ. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi hòa với Nga trong khi bọn Đức vẫn còn hai hay ba trăm sư đoàn trên mặt trận đang ầm vang tiếng súng? Những thừa nhận đầy triển vọng của chúng tôi sẽ chẳng mấy chốc bị xuyên tạc. Dù sao họ vẫn cứ là những người duy nhất có thể chấp nhận được vào lúc đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #556 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 08:37:30 pm »


24

VƯỢT SÔNG RHINE

                Cho dù bị đánh bại ở Ardennes, người Đức vẫn quyết định mở chiến dịch ở phía tây sông Rhine thay vì rút quân dọc bờ sông này để tạm nghỉ lấy hơi, suốt tháng Hai và gần như cả tháng Ba, Thống chế Montgomery đã chỉ huy một cuộc chiến kéo dài và gian khổ ở phía bắc. Các đội quân phòng thủ rất mạnh mẽ và kiên cường, mặt đất ướt sũng, cả sông Rhine và sông Meuse nước đã tràn bờ. Bọn Đức đã phá toang những van thoát nước trên con sông này cho đến cuối tháng Hai, nhưng vào ngày 10 tháng Ba, tổng cộng đến 18 sư đoàn quân Đức đã vượt sông Rhine trở về. Xa hơn nữa ở phía Nam, Tướng Bradley đã quét sạch toàn bộ 80 dặm trải dài từ giữa Dusseldorf và Koblenz trong một chiến dịch nhanh gọn và thần tốc. Vào ngày 7, vận may đã điểm. Sư đoàn 9 Tăng thiết giáp thuộc Binh đoàn I Mỹ đã phát hiện thấy chiếc cầu có đường sắt chạy song song ở Romagen đã bị phá hoại một phần nhưng vẫn còn có thể sử dụng được. Họ đã kịp thời tung đội tuần tra tiền tiêu vượt qua chiếc cầu đó, những đội quân khác nhanh chóng theo sau và chẳng bao lâu, hơn bốn sư đoàn đã ở trên bờ bên kia và một khu vực nằm trong lòng địch sau hàng trăm dặm được hình thành. Đây không nằm trong kế hoạch của Eisenhower, nhưng nó chứng tỏ là một sự bổ sung tuyệt vời, và bọn Đức đã phải điều một lực lượng đáng kể từ vùng xa phía bắc đi chệch theo hướng khác để có thể theo dõi được quân Mỹ. Patton đã chia cắt và đề bẹp những pháo đài cuối cùng nhô ra của quân thù quanh Trier. Binh lính bảo vệ phòng tuyến nổi tiếng và đáng sợ một thời đã bị vây chặt, và chỉ trong vài ngày mọi sự kháng cự có tổ chức đã chấm dứt. Thừa thắng sư đoàn 5 quân Mỹ đã tiến hành mà không có chủ định trưóc một cuộc vượt sông Rhine, khoảng 15 dặm về phía nam sông Mainz, nơi mà chẳng bao lâu sau mở rộng một khu vục nằm sâu trong lòng địch chĩa thẳng vào Frankfurt.

        Vì vậy, sự kháng cự lớn nhất của quân Đúc ở phía Tây đã kết thúc. Sáu tuần với những trận đánh thành công ở mặt trận trải dài hơn hai trăm năm muoi dặm đã quét sạch kẻ thù dọc theo sông Rhine với những mất mát không thể bù đắp nổi về người và của. Không lục Đồng minh đã góp phần quan trọng vào thắng lọi đó. Nhũng cuộc tấn công liên tục của không quân Chiến thuật đã làm rối loạn và trầm trọng hơn sự thất bại của kẻ thù, và giải phóng lực lượng của chúng tôi khỏi Luftwaffe đang bị thu nhỏ dần. Những cuộc tuần tra thường xuyên những phi trường noi có những chiếc máy bay trục thăng chiến đấu mới của kẻ thù đã giảm tới mức tối đa một mối đe dọa làm chúng tôi lo lắng. Những cuộc đột kích bằng máy bay ném bom hạng nặng của chúng tôi tiếp tục làm giảm đi sản lượng dầu của Đức đến mức trầm trọng, phá tan nhiều phi trường, và vì vậy những nhà máy và hệ thống giao thông vận tải của chúng cũng bị tổn hại nặng nề, khiến chúng gần như giậm chân tại chỗ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #557 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 08:37:50 pm »


       
*

        Tôi mong muốn được đi cùng với các đạo quân của mình vượt sông, và Montgomery đã rất tán thành điều đó. Chỉ đem theo có viên thư ký của mình, Jock Colville, và "Tommy" (Tư lệnh C.R.Thompson, Hải quân Hoàng gia, sĩ quan phụ tá hải quân), cùng với tôi bay vào chiều ngày 23 tháng Ba bằng chiếc Dakota từ Northolt đến tổng hành dinh của Anh ở gần Venlo. Viên Tổng tư lệnh dẫn tôi đến chiếc xe moóc lưu động vừa là chỗ ở, vừa là phuong tiện đi lại của ông ta. Tôi cảm thấy mình ở trong chiếc xe đủ tiện nghi mà tôi đã dùng trước đây. Chúng tôi ăn tối lúc 7 giơ, và một tiếng đồng hồ sau đó, không sai hẹn chúng tôi đã chuyển sang chiếc moóc chứa bản đồ của Montgomery, ở đây trung bày tất cả những bản đồ được lưu giữ do từng nhóm sĩ quan lựa chọn. Chúng tôi hiểu được một cách dễ dàng toàn bộ kế hoạch triển khai quân và tấn công sắp đến. Chúng tôi bắt buộc sẽ chuyển qua sông tại mưòi điểm trên một mặt trận dài 20 dặm từ Rheinsberg đến Rees. Mọi nguồn lực của chúng tôi đều được sử dụng. Tám mưoi ngàn người, những đội lính tuần tra tiền tiêu của những đạo quân có đến cả triệu người đã được tung ra. Hàng loạt thuyền bề và cầu phà đã đặt nằm sẵn ở đó. Ở phía bên kia bờ xa hơn là nơi quân Đức đóng, được bao quanh bởi hệ thống hào phòng thủ và chúng hoàn toàn được trang bị bằng hỏa lực hiện đại.

        Tất cả nhũng gì tôi đã thấy hoặc đã nghiên cứu hay đã học được trong chiến tranh đã làm tôi nghi ngờ rằng con sông có thể là một hàng rào bảo vệ tốt chống lại lực lượng mạnh hơn. Trong cuốn Những Chiến dịch trong Chiến tranh của Hamley, cuốn sách mà tôi đã suy nghĩ miên man từ khi bắt đầu thời Sandhurt, ông ta tranh luận về sự thật rằng một con sông chảy song song với đường tiến quân nguy hiểm hơn là một con sông chảy cắt ngang con đường đó, và ông ta minh họa cái lý thuyết này bằng chiến dịch vĩ đại của Napoleon năm 1814. Vì vậy, tôi đã có hy vọng tốt về trận đánh ngay cả trước khi Đại Nguyên soái giải trình kế hoạch của ông ta với tôi. Hon nữa ngay bây giờ  ông ta có nhiều ưu thế trên không. Chi tiết đặc biệt mà Tổng Tư lệnh muốn tôi xem là noi dừng chân vào sáng ngày hôm sau của hai sư đoàn đổ bộ bằng đường không, bao gồm mười bốn ngàn lính, với pháo binh và nhiều thiết bị tấn công, phía sau phòng tuyến của quân thù. Vì vậy, tất cả chúng tôi đều đi ngủ trước mười giơ.

        Vinh dự dẫn đầu cuộc tấn công thuộc về sư đoàn 51 và 15 của chúng tôi và sư đoàn 30 và 79 của Mỹ. Bốn tiểu đoàn của sư đoàn 51 là nhũng đon vị đầu tiên xuất phát, và một vài phút sau, họ đã sang đến bờ bên kia. Suốt đêm những sư đoàn tấn công đã tràn qua sông, đầu tiên họ gặp một chút ít kháng cự vì chính bờ sông này đã đuợc phòng thủ qua loa. Buổi sáng, vị trí chiếm đuợc của địch ở bên kia sông, tuy chưa vào sâu lắm, đã đuợc giữ vững và những người lính biệt kích đã được cắm chốt ở Wesel.

        Buổi sáng Montgomery đã thu xếp để tôi được chứng kiến từ đỉnh đồi một cuộc nhảy dù lớn. Đó là một ngay nắng tràn trề trước những tiếng ì ầm đã dịu nhưng vẫn rất căng thẳng và tiếng ầm ầm của máy bay lượn bao quanh chúng tôi. Sau đó trong khoảng nửa tiếng đồng hồ, hơn hai ngàn chiếc máy bay lao về phía trước trong đội hình dàn quân. Chỗ quan sát của tôi đã đuợc lựa chọn một cách kỹ càng. Ánh sáng đã đủ rõ để người ta có thể nhìn được quân nhảy dù xuống vùng địch hạ xuống chỗ nào. Nhũng chiếc máy bay của chúng tôi đã biến khỏi tầm nhìn và gần như ngay lập tức sau đó quay trở lại phía chúng tôi ở một tầm bay khác. Không thể nhìn thấy được những người lính dù ngay cả với những chiếc ông nhòm tốt nhất. Nhưng bây giờ, có tiếng rì rầm gấp đôi và tiếng ầm ầm của quân tăng viện, đang đến và của những chiếc máy bay đã tấn công xong đang quay trở về. Ngay sau đó người ta có thể nhìn thấy với cảm giác bị thương từng nhóm hai, ba chiếc máy bay cánh nghiêng nghiêng đang bay về, bốc khói và thậm chí bốc cháy nữa. Cũng đúng lúc này, những đốm nhỏ xíu nổi lềnh bềnh trên mặt đất. Sự liên tuỏng dựa trên vô số kinh nghiệm đã kể cho chúng tôi một câu chuyện đầy gian khổ và đau thương. Tuy nhiên, hình như là cứ hai mưoi chiếc máy bay đã xuất phát thì có mười chiếc máy bay trở lại theo đúng thứ tự sau khi đã thực hiện xong nhiệm vụ của mình. Điều này đuợc khẳng định bằng những gì chúng tôi nghe được sau đó một tiếng đồng hồ khi chúng tôi quay về Tổng hành dinh.

        Cuộc đột kích giơ đây đang tiến triển theo dọc toàn bộ mặt trận, và tôi đã đi bằng mô tô một chặng đường dài từ điểm này đến điểm kia, và đến những quân đoàn bộ binh khác nhau. Hôm đó, mọi chuyện đều tốt đẹp. Ba sư đoàn đột kích đã qua sông an toàn và tập kết ở những noi nằm sâu trong vùng địch tới 5.000 yard. Những sư đoàn nhảy dù đang tiến rất mạnh và cuộc hành quân bằng đường hàng không của chúng tôi đã gần như thành công. Cuộc tấn công lần thứ hai của Không lực Đồng minh sau Ngày Đổ bộ lên Normandy, không chỉ bao gồm lực lượng không quân chiến luợc của Anh, mà cả máy bay oanh tạc hạng nặng của Ý, đã thâm nhập rất sâu vào nước Đức.

        Vào lúc 8 giơ tối, chúng tôi lại chuyển sang toa bản đồ, và bây giờ có cơ hội tốt nhất để xem xét phương pháp Montgomery chỉ huy một trận đánh trên một quy mô khổng lồ nay. Trong gần hai tiếng đồng hồ, lần lượt những sĩ quan trẻ, cấp bậc cỡ thiếu tá, tự giới thiệu về bản thân mình. Mỗi người đều trở về từ nhũng khu vực khác nhau của mặt trận. Họ là những phái viên trực tiếp của Tổng tư lệnh, có thể đối mặt với bất cứ đâu, xem xét bất cứ điều gì và hỏi bất cứ câu hỏi nào họ thích đối với viên tư lệnh nào. Trong khi họ thay phiên nhau báo cáo và bị các chỉ huy cật vấn, toàn bộ câu chuyện về trận đánh trong ngày như được tái hiện trở lại. Nhờ thế mà Monty đã được tường thuật hoàn chỉnh về những gì đã xảy ra bởi những người có năng lực, được ông biết rõ và tin tuởng. Điều đó đã được Tướng De Guingand, Tham mưu Truỏng của ông ta xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng, và được Montgomery biết rõ. Bằng qui trình này, ông ta có thể tạo ra một bức tranh sinh động hơn, trực diện  hơn và đôi khi còn chính xác hơn. Những viên sĩ quan đã phải rất mạo hiểm. Hai trong 7 hay 8 người tôi đã nghe báo cáo về vấn đề này quả là đáng khâm phục, và thực sự đó là cách duy nhất mà một Tổng Tư lệnh hiện đại có thể nhìn thấỵ được cũng như đọc đưọc những gì đang diễn ra ở mọi nơi trên mặt trận. Sau khi chu trình này đã được hoàn thành, Montgomery đã đưa cho De Guingand hàng loạt các chỉ thị, những điều đã lập tức hiện thực hóa bởi cỗ máy tham mưu. Và thế là lên đưòng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #558 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 08:38:08 pm »


       
*

        Ngày hôm sau, 25 tháng Ba, chúng tôi đi gặp Eisenhower. Trên đường đi, tôi bảo với Montgomery rằng trật tự sắp xếp của ông rất giống với Marlborough và giống việc chỉ huy các trận chiến trong thế kỷ thứ 18, khi viên Tổng tư lệnh hành động thông qua các trung tướng của ông ta. Viên Tổng tư lệnh ngồi trên ngựa và chỉ huy bằng miệng cho một trận chiến đấu năm sáu dặm, kết thúc trong vòng một ngày, nhưng định đoạt số phận của những quốc gia lớn trong nhiều năm hoặc nhiều thế hệ sau. Để đạt đuợc nguyện vọng của mình, ông đã có bốn hay năm trung tướng trấn giữ ở những điểm khác nhau trên mặt trận, đó là những người hiểu được toàn bộ ý nghĩ của ông và quan tâm đến việc triển khai những kế hoạch của ông. Những viên sĩ quan này chẳng chỉ huy một đội quân cụ thể nào và có vai trò như những cánh tay và cái loa của viên Tư lệnh Tối cao, thời hiện đại những vị tướng có thể ngồi trong phòng làm việc của mình để chỉ huy một trận đánh trải dài gấp mười lần mặt trận như vậy và kéo dài trong một tuần, mười ngày. Trong những điều kiện thay đổi như thế này, phương pháp của Montgomery về việc sử dụng tai mắt của mình, những người hiển nhiên được chỉ huy các tuyến đầu các cấp đối xử với sự quan tâm đặc biệt, là một điều thú vị mặc dù chỉ làm sống lại một phần thời xa xưa.

        Chúng tôi gặp Eisenhower truớc buổi trưa. Noi đây, một số tướng Mỹ đang tụ tập. Sau khi trao đổi nhiều vấn đề, chúng tôi có một bữa ăn trưa chớp nhoáng, lúc đó, Eisenhower nói rằng có một ngôi nhà cách đó chừng 10 dặm trên bờ bên này sông Rhine, căn nhà đó được người Mỹ xếp túi cát làm công sự, từ đó có thể nhìn thấy rất rõ con sông và bờ bên kia. Ông ta đề nghị chúng tôi nên đi xem, và đích thân ông ta đưa chúng tôi đến đó. Sông Rhine - ở đây rộng chừng bốn trăm yard -  đang chảy dưới chân chúng tôi. Phía quân địch ở bên kia có một thảm cỏ trải rộng rất phẳng. Các viên sĩ quan bảo với chúng tôi rằng theo như họ đưọc biết, bờ bên kia sông chưa thuộc bên nào, rồi chúng tôi nhìn chăm chăm về phía đó trong chốc lát. Vói sự thận trọng cần thiết, họ dẫn chúng tôi trở lại tòa nhà. Rồi viên Tư lệnh Tối cao phải đi thực hiện công vụ khác, Montgomery và tôi cũng đang chuẩn bị đi thì tôi nhìn thấy một chiếc tàu nhỏ đang đi gần đến truông. Vì vậy tôi nói với Montgomery "Sao chúng ta lại không thử qua sông để xem xét bờ bên kia?" Và tôi đã hơi ngạc nhiên khi ông ta trả lời "Tại sao lại không?" Sau khi ông ta đã hỏi han sơ bộ chúng tôi bắt đầu vượt sông với ba hay bốn nhân viên chỉ huy người Mỹ và khoảng năm, sáu lính vũ trang. Chúng tôi lên bờ trong ánh nắng rực rỡ và trong sự thanh bình tuyệt vời phía bên bờ quân Đức và đã đi bộ loanh quanh khoảng nửa giờ gì đó mà không hề bị quấy phá.

        Khi chúng tôi quay về, Montgomery nói với viên thuyền trưởng, "Chúng ta không thể đi dọc theo con sông về phía Wesel, nơi có chuyện gì đó đang xảy ra ư?" Viên thuyền trưởng bảo rằng có một sọi dây sắt bắt ngang qua sông cách đấy chừng nửa dặm để ngăn thủy lôi thả trôi nổi trên sông và có lẽ một số thủy lôi đã kẹt lại ở đó. Montgomery đã thúc ép ông ta cứ đi nhưng sau cùng cũng bằng lòng vì sự rủi ro trong trường họp này là quá lớn. Khi chúng tôi lên bờ ông ta nói với tôi: "Hãy xuống cây cầu có đường sắt ở Wesel, noi chúng ta có thể nhìn thấy những gì đang xảy ra ở đấy". Rồi chúng tôi lên xe của ông ta và, đuợc hộ tống bởi những người lính Mỹ, những người đang rất vui sướng bởi viễn cảnh đó, chúng tôi đến một cây cầu có dầm sắt, đã bị gẫy ở giữa, nhưng trên khung sắt của nó vẫn có thể đi lại tốt. Bọn Đức đã trả lời những phát súng của chúng tôi, và những quả đạn pháo của chúng nhả ra từng đợt bốn phát một cách đó chừng một dặm. Trong chốc lát chúng đã tiến đến gần hơn. Rồi một loạt đạn vụt qua đầu chúng tôi và chìm nghỉm xuống nước về phía phần cầu của chúng tôi đang đứng. Những viên đạn pháo dường như bị nổ chạm xuống đáy sông, làm bốc lên những cột nước khổng lồ bắn ra xa chừng trăm thước. Rất nhiều những quả đạn pháo khác đã rơi vào những chiếc ô tô đã được ngụy trang ở phía sau cách xa chúng tôi, và chúng tôi quyết định phải đi khỏi nơi đây. Tôi trèo xuống và đi cùng với con người thích mạo hiểm ấy suốt hai tiếng lái xe mới về tới Tổng hành dinh của ông ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #559 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 08:39:00 pm »


       
*

        Suốt vài ngày sau đó, chúng tôi vẫn tiếp tục chiếm được đất, và đến cuối tháng đó, chúng tôi đã có trong tay một vùng đòn bảy phía đông sông Rhine mà từ đó chúng tôi có thể thực hiện những cuộc hành quân thọc sâu vào miền Bắc nước Đức. Ở phía nam, những cánh quân của Mỹ, không vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ, đã đạt được sự tiến bộ đáng ngạc nhiên. Hai vị trí nằm sâu trong lòng địch là phần thưởng cho lòng dũng cảm của họ, đang được củng cố và nhân rộng từng ngày, và nhiều chuyến vượt sông đã đuợc thực hiện ở phía nam Koblenz và ở Worms. Vào ngày 29 tháng 3, Binh đoàn 3 quân Mỹ đã ở Frankfurt. Quân Rhur và 325.000 quân phòng thủ của họ đã bị bao vây. Mặt trận phía Tây của Đức đã bị sụp đổ.

        Vì vậy vấn đề nổi lên ở đây là: Tiếp theo chúng tôi nên đi đâu? Tất cả các lơi đồn đại lan khắp nơi về những kế hoạch tưong lai của Hitler. Dường như có thể là sau khi mất Berlin và miền Bắc nước Đức, y sẽ rút về những miền rừng núi ở miền nam nước Đức và cố gắng kéo dài cuộc chiến ở đây. Sự chống cự lạ lùng của y ở Budapest, và sự duy trì quá lâu đạo quân của Kesselring ở Ý, dường như phù họp với một mưu đồ như thế. Mặc dù không có thể khẳng định, nhận định chung của các Tham mưu truỏng của chúng tôi là một chiến dịch kéo dài của Đức, thậm chí hoạt động dưới hình thúc du kích, trên vùng núi chắc chắn không thể tiến hành trên qui mô ác liệt. Tuy nhiên khả năng này có thể bị chúng tôi loại bỏ vì chính nó đưọc xác nhận là không có lý. Trên cơ sở này, tôi đã tìm hiểu về chiến lược tiến quân của những đạo quân Anh - Mỹ như đã đưọc tiên đoán tại Tổng hành dinh của Đồng minh.

        Tôi đề nghị (trong bức điện gửi cho tướng Eisenhower) điều quân về phía Đông họp lực với quân Nga hoặc tiến tới được phòng tuyến chung Elbe. Lệ thuộc vào ý đồ của quân Nga, trục Kassel-Leipzig là tốt nhất cho việc điều quân, vì nó bảo đảm sẽ chạy qua vùng công nghiệp quan trọng, nơi mà người ta tin rằng nội các Đức sẽ đưọc di chuyển đến; nó sẽ chia cắt lực lượng quân Đức gần như ra làm hai phần, và nó sẽ không buộc chúng ta phải vượt sông Elbe. Trục này đã được thiết kế để chia cắt và tiêu diệt phần chủ yếu của lực lượng địch còn lại ở phía tây.

        Đây sẽ là mũi công kích chủ yếu của tôi, và cho đến khi đã hoàn toàn rõ ràng rằng sẽ không cần thiết phải tập trung tất cả những nỗ lực của chúng tôi vào mình nó, tôi sẵn sàng chỉ huy toàn bộ lực lượng của mình để đảm bảo thành công của nó...

        Một khi sự thành công của mũi công kích chủ yếu được đảm bảo, tôi sẽ đề nghị hành động để quét sạch những cảng phía Bắc, điều này trong tình thế của Kiel, sẽ buộc phải tạo sức ép đối với Elbe. Montgomery sẽ chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ này, và tôi đề nghị tăng cường lực lượng cho ông ta nếu điều nay là cần thiết cho mục đích đó.

        Cùng lúc này, chúng tôi đuợc biết rằng Eisenhower đã công bố sách lược của ông ta trong một bức điện trực tiếp cho Staline vào ngày 28 tháng ba trong đó ông ta nói rằng sau khi cô lập Rhur, ông ta đề nghị được tiến hành mũi công kích chủ yếu dọc theo trục Erfurt-Leipzig-Dresden, bằng cách hợp sức với người

        Nga, sẽ chia cắt lực lượng quân Đức còn lại ra làm đôi. Một cuộc tiến công thứ hai qua Regensburg đến Linz, nơi ông ta cũng cho là sẽ được gặp người Nga, sẽ ngăn chặn "sự củng cố khả năng kháng cự của Đức tại vị trí cố thủ ở miền Nam nước Đức". Staline đồng ý ngay. Ông ta nói rằng đề nghị đó là "hoàn toàn trùng hợp với kế hoạch của Bộ Tổng tư lệnh Xô Viết". "Berlin", ông ta nói thêm, "đã mất đi tầm quan trọng chiến lược của nó trước đây. Bộ Tổng tư lệnh Xô Viết vì vậy đã đặt kế hoạch phân công cho lực lưọng thứ yếu tiến về Berlin". Bản tuyên bố này đã không được thực tế xác nhận. Điều này dường như quan trọng đến nỗi vào ngày 1 tháng Tư, tôi đã gửi một bức điện cho Tổng thống:

        "... Hiển nhiên rằng, gạt sang một bên mọi chướng ngại vật và cố tránh khỏi bị chệch hướng, những đạo quân Đồng minh ở miền Bắc và miền Trung Âu nên hành quân với tốc độ nhanh nhất về phía Elbe. Cho đến nay trục này vẫn qua Berlin. Tướng Eisenhower, dựa trên sự ước đoán về khả năng kháng cự của quân địch, mà theo tôi là cực kỳ quan trọng, bây giờ muốn chuyển trục này hơi lệch về phía nam và đánh qua Leipzig, thậm chí có thể tiến xa về phía nam đến tận Dresden... Tôi nói thẳng rằng Berlin vẫn còn có tầm quan trọng chiến lưọc. Chẳng có gì gây tâm lý tuyệt vọng đối với các lực lượng kháng cự của Đức bằng sự sụp đổ của Berlin. Nó sẽ là một dấu hiệu quan trọng nhất của sự thất bại đối với người Đức. Mặt khác, nếu để mặc nó duy trì cuộc bao vây của quân Nga giũa đống đổ nát của nó và miễn là lá cờ Đức còn tung bay ỏ đó, thì nó sẽ kích động sự đề kháng của tất cả những người Đức được vũ trang".

        "Hơn nữa, có một khía cạnh khác có thể là thích hợp để ngài và tôi cân nhắc. Không nghi ngờ gì nữa, những đạo quân của Nga sẽ tràn qua nước Áo và tiến vào Vienna. Nếu họ chiếm được Berlin, liệu họ có cảm tưỏng rằng họ là người đóng góp chủ yếu cho chiến thắng chung của chúng ta, cái chiến thắng đã sớm in đậm trong tâm trí của họ, liệu điều này có đưa họ đến một trạng thái sẽ gây nên những khó khăn trầm trọng và kinh khủng trong tưong lai không? Vì vậy tôi cho rằng, trên quan điểm chính trị chúng ta nên tiến quân càng sâu về phía đông Đức càng tốt, và rằng nếu Berlin đang ở trong tầm tay của chúng ta, chúng ta nhất định phải chiếm lấy nó. Điều này cũng hoàn toàn có cơ sở về mặt quân sự."
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM