Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:35:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53765 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:14:49 am »


*

        Trong phạm vi quân sự lúc đó, việc thiết lập chính thúc chế độ cưỡng bách quân dịch ở Đức ngày 16 tháng 3 năm 1935 đánh dấu sự thách thúc cơ bản với hòa ước Versailles. Nhưng những biện pháp theo đó quân đội Đức được mở rộng và tổ chức lại, không chỉ quan tâm đến mặt kỹ thuật. Cái tên Reichswehr đổi thành Wehrmacht. Quân đội phải chịu sự lãnh đạo tối cao của Quốc trưởng - Mỗi người lính tuyên thệ không phải với hiến pháp như trước đây mà còn với cá nhân Adolf Hitler - Bộ chiến tranh trực tiếp dưới quyền của Quốc trưởng. Một loại đội hình mới được dụ kiến - Sư đoàn thiết giáp hay Panzer - và chẳng mấy chốc ba sư đoàn này ra đời. Những sự chuẩn bị chi tiết cũng được xúc tiến cho việc tổ chức thanh niên Đức thành những trung đoàn. Bắt đầu trong hàng ngũ thanh niên Hitler, thiếu niên Đức đến tuổi 18 thì vào đội xung kích trên cơ sở tự nguyện hai năm - Sự phục vụ trong các tiểu đoàn dân công hay là Arbeitsdienst trở thành một nhiệm vụ cưỡng bách đối với đàn ông Đức bước vào tuổi 20. Trong sáu tháng, họ phải phục vụ tổ quốc làm đường, xây dụng doanh trại, hoặc tháo nước đầm lầy, chuẩn bị sẵn sàng về vật chất và tinh thần cho nhiệm vụ của một công dân Đức là hầu hạ lực lượng vũ trang - Trong tiểu đoàn dân công thì việc thủ tiêu giai cấp và sự đoàn kết xã hội của dân tộc Đức được nhấn mạnh; trong quân đội thì áp đặt kỷ luật và vấn đề thống nhất lãnh thổ quốc gia.

        Nhiệm vụ cực kỳ lớn về huấn luyện con người mới và phát triển cán bộ bây giờ bắt đầu. Ngày 15 tháng 10 năm 1935 bất chấp các điều khoản của hòa ước Versailles, Hitler mở lại trường đại học tham mưu Đức với nghi lễ chính thức có chỉ huy các lực lượng vũ trang tháp tùng - ở đây là đỉnh của hình chóp mà dưới chân là vô số đội hình tiểu đoàn dân công. Ngày 7 tháng 11 khóa đầu tiên của học sinh sinh năm 1914 được gọi nhập ngũ: 596000 thanh niên sẽ được huấn luyện về binh nghiệp. Như vậy, ít nhất là trên giấy tờ, quân đội Đức được tăng lên gần 700.000 lính chiến đấu.

        Cần hiểu rằng sau đợt gọi nhập ngũ đầu tiên khóa lính sinh năm 1914, ở Đức cũng như ở Pháp, những năm tiếp theo, số lính mới bị giảm bớt, do vậy vào tháng 8 năm 1936, thời gian quân dịch tại ngũ tăng lên tới hai năm. Khóa lính sinh năm 1915 là 464.000 người và với việc giữ lại khóa lính năm 1914 một năm nữa thì số người Đức đang được tập luyện thành quân chính quy năm 1936 là 1.511.000 người. số đủ súc khỏe của quân đội Pháp, ngoài quân dự bị ra, trong cùng năm đó là 623000 người, mà ở tại Pháp chỉ có 407000 người.

        Những con số sau đây do các chuyên viên thống kê có thể dự kiến với khá nhiều chính xác, tự chúng sẽ giải thích:

        Bản so sánh những con số của Pháp và Đức về các khóa binh lính, sinh từ năm 1914 đến 1920, và được gọi nhập ngũ từ 1934 đến 1940.

Khóa    Người Đức              Người Pháp           
1914596.000 người279.000 người
1915464.000 người184.000 người
1916351.000 người165.000 nguôi
1917314.000 người171.000 người
1918326.000 người197.000 người
1919485.000 người218.000 người
1920636.000 người360.000 nguôi
TC:3.172.000 người 1.574.000 người
       
        Cho đến khi những con số này trở thành sự thật theo năm tháng tiếp diễn thì chúng vẫn chỉ là những điềm cảnh cáo báo trước - Tất cả những gì được thực hiện đến năm 1935 đều không đạt được số lượng đầy đủ và sức mạnh của quân đội Pháp và lực lượng dự bị rộng lớn của họ, ngoài các đồng minh đông đảo và hùng mạnh của họ ra. Thậm chí lúc này một quyết định cương quyết dựa vào uy quyền của Hội Quốc Liên - quyết định này sẽ dễ dàng giành được - có thể đã ngăn chặn được toàn bộ quá trình - Nước Đức hoặc bị đưa ra tòa ở Geneve, được mời giải thích đầy đủ và để cho phái đoàn điều tra giữa các đồng minh thẩm tra tình hình lực lượng vũ trang và các tổ chức quân sự đang vi phạm hòa ước, hoặc, trong trong họp bị khước từ thì các đầu cầu trên sông Rhine có thể bị tái chiếm cho đến khi hòa ước được bảo đảm thi hành đúng, không có bất kỳ kháng cự thực sự nào hoặc nhiều khả năng đổ máu. Theo cách này, chiến tranh thế giới lần thứ hai có thể ít nhất cũng chậm lại không biết đến bao giờ. Nhiều sự việc và chiều hướng chung Bộ tham mưu Pháp và Anh đều biết rõ, và trong một chừng mực ít hơn, các chính phủ cũng hiểu. Chính phủ Pháp tuy tình trạng không ổn định liên tục do mưu đồ của các hoạt động chính trị đảng phái, và chính phủ Anh cũng vấp phải những thiếu sót tương tự do cách thức tiến hành trái ngược thỏa thuận chung nhằm giữ kín tình hình, đều không có khả năng tiến hành bất cứ hành động quyết liệt hay dứt khoát nào, dù chính đáng đến đâu theo hòa ước và theo sự khôn ngoan thông thường.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:16:11 am »


8

TRỪNG PHẠT Ý -1935

        Nền hòa bình thế giới lúc này chịu một đòn thứ hai nặng nề. Theo sau sự mất quân bình về không quân của Anh là việc nước Ý chuyển sang đi với Đức. Hai sự kiện này kết hợp lại cho phép Hitler đẩy tới tiến trình chết người đã định trước. Chúng ta thấy Mussolini có ích biết bao trong sự bảo vệ nền độc lập của Áo với tất cả những gì việc đó bao hàm ở trung và đông nam Châu Âu. Giờ đây, ông ta định qua phe đối lập. Nước Đức Quốc Xã không còn đơn độc. Một trong số đồng minh chủ yếu trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chẳng mấy chốc nhập bọn với họ. Diễn biến bất lợi nghiêm trọng này về cán cân an toàn đè nặng tâm trí tôi.

        Ý đồ của Mussolini chống Abyssinia không thích họp với đạo lý thế kỷ hai mươi. Nó thuộc về thời đại trung cổ, khi người da trắng tự thấy mình có quyền chinh phục người da vàng, da nâu, da đen hay đỏ và nô dịch họ bằng súc mạnh và vũ khí nhiều hơn của mình. Trong thời đại ánh sáng của chúng ta, khi tội ác và hành động tàn bạo xảy ra, những người man rợ thuở xưa chùn lại trước tội ác và hành động tàn bạo đó, hoặc ít nhất họ không có khả năng phạm phải, tư cách đạo đức như thế vừa lỗi thời và vừa đáng chê trách. Hon nữa Abyssinia là thành viên của Hội Quốc Liên. Theo một sự đảo ngược lạ lùng, năm 1923 chính Ý đã thúc ép Abyssinia gia nhập, còn Anh thì chống lại việc này. Quan điểm của người Anh là tính chất của chính phủ Ethiopia và những điều kiện đang thịnh hành trong xứ sở man rợ của chính thể chuyên chế, chiếm hữu nô lệ và của chiến tranh bộ tộc này là không phù hợp với tư cách hội viên của Hội Quốc Liên. Nhưng người Ý làm theo ý họ và Abyssinia trở thành hội viên của Hội Quốc Liên với mọi quyền hạn của mình và những bảo đảm như thế mà cơ quan này có thể cung cấp. Thực vậy, ở đây là một trường họp thử thách đối với công cụ của chính quyền thế giới, chỗ dựa của những hy vọng của mọi người tốt bụng.

        Nhà độc tài Mussolini của Ý không chỉ bị thúc đẩy bởi lòng thèm muốn lợi lộc về lãnh thổ. Quyền lực của ông, sự an toàn của ông tùy thuộc vào uy tín. Sự bại trận nhục nhã mà Ý phải chịu bốn mươi năm trước ở Adowa, sự nhạo báng của thế giới khi quân đội Ý không chỉ bị tiêu diệt hoặc bị bắt mà là bị tổn thương một cách đáng hổ thẹn, day dứt trong tâm trí mọi nguôi Ý. Họ đã thấy Anh sau những năm tháng trôi qua đã báo thù Khartom và Majuba như thế nào. Công bố dũng khí của mình bằng cách trả thù Adowa ở Ý có nghĩa hầu như chẳng khác gì việc lấy lại vùng Alsace Lorraine ở Pháp - Dường như Mussolini không có cách nào có thể củng cố quyền lực cá nhân dễ dàng hoặc ít rủi ro, tốn kém, hoặc như ông ta hiểu điều đó, tăng thêm uy quyền của Ý ở châu Âu, hơn là rủa mối nhục của những năm qua và thêm Abyssinia vào Đế quốc Ý vừa mới được xây dựng.

        Trong cuộc đấu tranh chống nước Đức Quốc Xã tái vũ trang mà tôi cảm thấy đang tới gần với những bước dài không lay chuyển được, tôị không muốn ghẻ lạnh với nước Ý, thậm chí đẩy họ vào phe đối lập. Không con nghi ngờ gì, sự công kích của một hội viên khác trong tình hình này, nếu không cảm thấy cay đắng, nhất định cuối cùng gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho Hội Quốc Liên, với tư cách là một nhân tố gắn chặt các lực lượng với nhau, mới có thể kiềm chế sức mạnh của nước Đức hồi sinh và mối đe dọa khủng khiếp của Hitler. Uy quyền được xác nhận của Hội Quốc Liên có lẽ có thể đạt được nhiều hơn là nước Ý đã từng đóng góp, hoặc chuyển nhượng. Nếu vì thế mà Hội Quốc Liên sẵn sàng sử dụng súc mạnh đoàn kết của tất cả các thành viên nhằm kiềm chế chính sách của Mussolini thì nhiệm vụ bắt buộc của chúng ta là thực hiện phần đóng góp của mình và đóng một vai trò đáng tin cậy. Hình như trong mọi trường hợp, nước Anh không có nghĩa vụ tự mình đúng ra giữ vai trò lãnh đạo. Nước Anh có nhiệm vụ đánh giá sự yếu kém của chính mình do sự mất cân bằng về lực lượng không quân và thậm chí hơn nữa, do việc Pháp mất thế quân sự trước nước Đức tái vũ trang. Một vấn đề rõ ràng và chắc chắn, các biện pháp thỏa hiệp là vô dụng đối với Hội Quốc Liên và nguy hại cho Anh nếu Anh gánh vác vai trò lãnh đạo. Nếu chúng ta nghĩ rằng tranh cãi đến cùng với nước Ý của Mussolini là đúng và cần thiết cho luật lệ và cho sự thịnh vượng của châu Âu thì chúng ta cũng cần thiết phải đánh ngã ông ta. Sự sụp đổ của nhà độc tài nhỏ bé hơn có thể phối hợp và đưa vào trận chiến tất cả các lực lượng - các lực lượng này vẫn còn rất lớn - các lực lượng này nhất định cho phép chúng ta kiềm chế nhà độc tài lớn hơn và như vậy ngăn ngừa được cuộc chiến tranh thứ hai của Đức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:23:42 am »


*

        Liên tục kể từ hội nghị Stresam, những sự chuẩn bị của Mussolini cho cuộc chinh phục Abyssinia đã rõ rành rành. Hiển nhiên dư luận Anh nhất quyết chống đối một hành động xâm lược như vậy của Ý. Những người đó của chúng ta thấy ở nước Đức của Hitler một hiểm họa không những cho hòa bình mà còn cho những người còn lại, họ khiếp sợ hành động này của một cường quốc loại một, như Ý được xếp loại lúc bấy giờ, từ phe chúng ta nhảy sang phe khác. Tôi nhớ một bữa ăn tối, có ngài Robert Vansittart và ông Duff Cooper, lúc đó chỉ có một thủ tướng cùng dự, chúng tôi đã dự đoán rõ ràng sự thay đổi có hại trong cán cân châu Âu. Kế hoạch được nêu lên để bàn bạc của mấy người chúng tôi là đi ra nước ngoài gặp Mussolini để giải thích cho ông ta hậu quả không thể tránh được đối với Anh. Việc này không có kết quả mà cũng chẳng đi đến đâu. Mussolini cũng như Hitler xem đế quốc Anh như một bà già hoảng sợ, mềm yếu, lúc tình hình xấu nhất chỉ nhất mực hăm dọa ầm ĩ và dù thế nào đi nữa cũng không thể gây chiến tranh. Huân tước Lloyd có quan hệ thân thiện với ông ta nhớ rằng Nghị quyết theo cảm hứng của ông Joad của đám sinh viên đại học chua tốt nghiệp Oxford, năm 1933 khước từ "chiến đấu cho nhà vua và tổ quốc đã đập ông ta như thế nào.

        Tháng tám, Bộ trưởng ngoại giao mời tôi và các lãnh tụ đảng đối lập riêng rẽ đến thăm ông ta tại Bộ ngoại giao, sự thật của các cuộc hội đàm này được chính phủ công bố. Ngài Samuel Hoare nói với tôi nỗi lo lắng ngày càng tăng về việc Ý xâm lược Abyssinia và hỏi tôi phải sẵn sàng trong bao lâu để chống lại việc này. Ước ao muốn biết nhiều hơn tình hình trong nước và riêng Bộ Ngoại giao trong tình trạng hai chính quyền, trước khi trả lời, tôi hỏi về quan điểm của Eden - nhất định tôi khiến ông ấy đến - Hoare nói và mấy phút sau, Anthony đến, mỉm cười, tâm trạng vui vẻ.

        Chúng tôi nói chuyện thoải mái. Tôi nói tôi nghĩ ông Bộ Trưởng ngoại giao được chứng minh là đúng khi nhất trí với Hội Quốc Liên chống lại Ý chừng nào mà ông có thể giành được sự ủng hộ của nước Pháp. Nhưng tôi nói thêm rằng ông không nên gây sức ép nào đối với Pháp do hiệp định quân sự của Pháp với Ý và mối bận tâm của họ về nước Đức và rằng trong trường họp như vậy tôi không hy vọng Pháp cứ phải đi quá xa. Nói chung tôi kiên quyết khuyên hai Bộ trưởng đừng có cố nắm vai trò lãnh đạo hoặc tự đề cao nổi bật quá.

        Gần tới mùa hạ năm 1935, sự di chuyển của tàu chở lính Ý qua kênh Suez vẫn tiếp tục và những lực lượng và quân nhu lớn được tập hợp dọc theo biên giới phía đông Abyssinia. Sau cuộc trò chuyện của tôi ở Bộ Ngoại giao, bỗng một sự kiện khác thường và đối với tôi là một sự kiện bất ngờ xảy ra. Ngày 24 tháng 8, nội các quyết định và tuyên bố rằng Anh nhất định duy trì nghĩa vụ của mình theo các hiệp ước và điều khoản của Hội Quốc Liên - Ông Eden bộ trưởng phụ trách các công việc của Hội Quốc Liên, gần như ngang hàng với Bộ trưởng Ngoại giao, đã ở Geneve trong mấy tuần. Tại đây, ông đã tập hợp Hội đồng hướng tới một chính sách trừng phạt Ý nếu Ý xâm lược Abyssinia. Nhiệm vụ đặc biệt của ông do bản chất thực sự của nó, đã khiến ông tập trung vào vấn đề Abyssinia nặng hơn các mặt khác. Trừng phạt tức là cắt đứt tất cả mọi viện trợ tài chính và trợ cấp kinh tế dành cho Ý và trao mọi khoản viện trợ này cho Abyssinia. Đối với một nước như Ý, phụ thuộc vào nhiều hàng hóa nhập không bị ngăn trở từ hải ngoại, thì điều này quả là một sự răn đe ghê gớm. Sự hăng hái và cách nói năng của ông Eden và những nguyên tắc ông công bố, chi phối được Hội đồng. Ngày 11 tháng 9 ông Bộ trưởng ngoại giao, ngài Samuel Hoare đến Geneve diễn thuyết trước Hội đồng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:16:08 am »


        "Tôi vui lòng bắt đầu việc xác nhận một lần nữa sự ủng hộ của chính phủ mà tôi là đại diện đối với Hội Quốc Liên và sự quan tâm của nhân dân Anh về an ninh chung... Những ý tưởng thiêng liêng trong quy ước Hội Quốc Liên và đặc biệt khát vọng thiết lập uy quyền của luật pháp trong giao dịch quốc tế, đã trở thành nhiệm vụ của lương tâm dân tộc chúng tôi. Chính là với những nguyên tắc của Hội Quốc Liên chứ không phải với bất cứ lời tuyên bố cá biệt nào mà nước Anh biểu thị sự gắn bó của mình. Bất kỳ quan điểm nào khác sẽ là sự đánh giá thấp thiện ý của chúng tôi và là sự buộc tội đối với sự chân thành của chúng tôi. Theo đúng những nghĩa vụ rõ ràng dứt khoát của mình, Hội Quốc Liên và nước tôi cũng vậy, ủng hộ sự duy trì tập thể quy ước trọn vẹn của Hội Quốc Liên và đặc biệt ủng hộ sự kháng cự tập thể và kiên định đối với mọi hành động xâm lược vô cớ."

        Mặc dù tôi lo lắng về nước Đức và vì tôi ít thích cách luận giải những công việc của chúng ta, tôi nhớ lại là tôi bị kích động bởi bài diễn văn này khi đọc nó trên báo Rivera Sunshine. Nó thức tỉnh mọi người và có ảnh hưởng khắp nước Mỹ. Nó liên kết tất cả các lực lượng kia ở Anh đang ủng hộ sự phối hợp dũng cảm đạo đức và sức mạnh. Đây ít nhất là một chính sách. Nếu chỉ một mình nhà hùng biện hiểu rõ những quyền lực kinh khủng nào ông nắm trong tay được buông lỏng lúc đó thì quả thực ông có thể trong một lúc đã lãnh đạo thế giới. Như nhiều nguyên nhân trong quá khứ đã cho thấy sự sống còn đối với tiến bộ và tự do của nhân loại, những tuyên bố này thu lượm được giá trị của chúng nhờ có Hải quân Anh đằng sau. Lần đầu và cũng là lần cuối cùng, Hội Quốc Liên dường như tùy ý sử dụng một vũ khí muôn thuở. Đây là lực lượng cảnh sát quốc tế có quyền lực tối thượng có thể được sử dụng cho mọi sức ép kinh tế ngoại giao và sự thuyết phục. Ngày 12 tháng 9, đúng ngày hôm sau khi tuần dương hạm Hood và Renown được đội tàu tuần dương thứ hai và một đội tàu khu trục nhỏ hộ tống, tới cảng Gibraltar, phải thừa nhận rằng về mọi mặt người Anh phải bảo vệ lời nói bằng hành động. Chính sách cũng như hành động đều giành được sự ủng hộ lập tức, áp đảo trong nước. Dĩ nhiên, không phải giả tạo, không có việc tuyên bố mà cũng không có việc di chuyển tàu chiến mà không có sự tính toán thận trọng về mặt chuyên môn của Tổng tư lệnh Hải quân hoặc hạm đội bắt buộc phải có mặt ở Địa Trung Hải để cho các cam kết của chúng ta được chắc chắn.

        Cuối tháng 9 tôi phải chuẩn bị một bài diễn văn ở City Carlton Club, một tổ chức chính thống có một ít ảnh hưởng. Tôi cố gắng chuyển lời cảnh cáo tới Mussolini mà tôi tin ông sẽ đọc, nhung đến tháng 10, do Hải quân Anh di chuyển đến chậm không làm ông nao núng, nên ông tung quân đội Ý vào cuộc xâm lược Abyssinia. Ngày thứ 10 bằng cuộc bỏ phiếu của năm mươi nước có chủ quyền chọi một, hội đồng Hội Quốc Liên quyết định thi hành những biện pháp tập thể chống Ý, một ủy ban mười tám nước được cử ra để thực hiện những cố gắng thêm nữa cho một giải pháp hòa bình. Như vậy, khi bị đối chất, Mussolini đã ra một tuyên bố dứt khoát, khôn ngoan và thâm hiểm. Thay vì tuyên bố "Ý sẽ cam chịu trùng phạt bằng chiến tranh", ông tuyên bố "Nước Ý sẽ cam chịu trừng phạt bằng kỷ luật, bằng tiết kiệm và bằng hy sinh". Tuy vậy đồng thời ông cho biết ông nhất định không chịu bất kỳ sự trừng phạt nào cản trở sự xâm lược của ông đối với Abyssinia. Nếu việc làm táo bạo này lâm nguy, ông nhất định tiến hành chiến tranh với bất kỳ ai cản trở ông. ông tuyên bố: "50 quốc gia! 50 quốc gia do một quốc gia lãnh đạo!". Tình thế là như vậy vào những tuần trước ngày giải tán Quốc hội ở Anh, và theo hiến pháp, lúc bấy giơ cuộc tổng tuyển cử đã đến hạn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:16:31 am »


*

        Sự đổ máu ở Abyssinia, lồng căm thù chủ nghĩa Phát xít, sự viện dẫn việc trừng phạt của Hội Quốc Liên gây chấn động trong Công đảng Anh. Đoàn viên công đoàn, nổi bật là ông Emest Bevin, quyết không theo chủ nghĩa hòa bình. Từ những người làm công ăn lương khỏe mạnh dấy lên lời đề nghị đanh thép chiến đấu chống nhà độc tài Ý, thúc ép phải trừng phạt kiên quyết và nếu cần, sử dụng hạm đội Anh. Tại các cuộc mít tinh sôi nổi người ta dùng những lời lẽ thô sơ cộc cằn. Có lần ông Bevin đã phàn nàn rằng ông chán ngấy phải nghe ông George Lansbury lải nhải về lương tâm "quanh quẩn từ hội nghị này đến hội nghị khác". Nhiều đảng viên Công đảng trong Nghị viện cũng chia xẻ tâm trạng của công đoàn. Trong một phạm vi rộng rãi hơn, tất cả lãnh tụ của Hội Quốc Liên cảm thấy mình bị ràng buộc với sự nghiệp của Hội. Ở đây có nguyên tắc là sự phục tùng, những kẻ suốt đời theo chủ nghĩa nhân đạo sẵn sàng chết cho những nguyên tắc này và nếu phải sẵn sàng chết thì cũng sẵn sàng chém giết cho những nguyên tắc ấy. Ngày 8 tháng 10 ông Lansbury từ chức lãnh đạo Công đảng trong Nghị viện và thiếu tá Attlee người có thành tích tốt trong chiến tranh thay ông ta.

        Nhưng sự bừng tỉnh của dân tộc này không phù hợp với quan điểm hay ý định của ông Baldwin. Không phải đợi đến nhiều tháng sau cuộc bầu cử, tôi mới bắt đầu hiểu những nguyên tắc làm cơ sở cho các biện pháp trừng phạt. Thủ tướng tuyên bố rằng một là trừng phạt, có nghĩa là xảy ra chiến tranh, hai là không cần phải có chiến tranh, ba là quyết định chống các biện pháp trừng phạt. Dĩ nhiên không thể điều hòa ba điều kiện này. Dưới sự hướng dẫn của Anh và súc ép của Laval một ủy ban của Hội Quốc Liên được giao trách nhiệm đề ra các biện pháp trừng phạt, và phải tránh bất cứ biện pháp nào gây ra chiến tranh. Một số lớn hàng hóa, trong đó có vật liệu chiến tranh bị cấm đưa vào Ý, và một bản danh mục rất nghiêm ngặt được vạch ra. Nhưng dầu, không có nó thì không thể duy trì chiến dịch ở Abyssinia, lại tiếp tục được đưa vào tự do, vì hiểu rằng ngừng đưa dầu vào có nghĩa là chiến tranh. Ở đây thái độ của Hoa Kỳ, không phải là thành viên của Hội Quốc Liên, không phải là nước cung cấp dầu chủ yếu trên thế giới, mặc dù rộng lượng, là không đáng tin cậy. Hơn nữa ngăn chặn dầu vào Ý cũng kéo theo việc ngăn chặn dầu vào Đức. Việc xuất khẩu aluminium cho Ý bị cấm ngặt, nhung aluminium gần nhu là kim khí duy nhất Ý sản xuất rất nhiều vượt xa yêu cầu của họ. Nhân danh công lý việc nhập khẩu sắt vụn và quặng sắt vào Ý bị phủ quyết nghiêm khắc. Nhưng vì công nghiệp luyện kim của Ý chỉ sử dụng ít sắt vụn và quặng sắt và vì không cần dùng đến những thanh thép nhỏ và gang nên Ý không bị trở ngại. Nhu vậy những biện pháp được nhấn mạnh với một sự phô trương lớn lao cũng không làm tê liệt kẻ xâm lược, mà chỉ là những biện pháp trừng phạt yếu ớt đến nỗi kẻ xâm lược nhất định chịu đựng được, bởi vì thực tế là dù phiền hà, những biện pháp đó đã khuyên khích khí thế chiến tranh của Ý. Bởi vậy Hội Quốc Liên đã đeo đuổi việc cứu nguy cho Abyssinia theo nguyên tắc không nên làm việc gì ngăn trở quân xâm lược Ý. Công chúng Anh không được biết sự thật này trong thời gian bầu cử. Họ sốt sắng ủng hộ chính sách trừng phạt và tin rằng đây là con đường chắc chắn đưa cuộc tấn công của Ý chống Abyssinia đi đến chấm dứt.

        Ấy thế mà chính phủ Hoàng gia còn dự định sử dụng hạm đội ít hơn. Mọi thứ chuyện đồn đại được kể về đội máy bay ném bom bổ nhào tự sát của Ý lao xuống làm nổ tung boong tàu chúng ta ra từng mảnh. Hạm đội Anh đang thả neo nằm ở bến cảng Alexandria lúc ấy được tăng cường. Bằng một hành động, hạm đội có thể khiến các tàu chở quân Ý xuất phát từ kênh Suez phải quay trở lại và tất nhiên đã phải nghênh chiến với hải quân Ý. Người ta nói với chúng ta rằng không thể làm vừa lòng một đối thủ như vậy. Tôi đã nêu vấn đề lên từ đầu, nhưng lại được xoa dịu và bỏ qua. Dĩ nhiên tàu chiến lớn của chúng ta đã cũ kỹ và bây giờ hình như chúng ta không có lực lượng không quân yểm trợ và đạn dược cho súng cao xạ rất ít. Tuy nhiên điều đó để lộ ra rằng viên đô đốc chỉ huy không bằng lòng với ý kiến quy cho ông là không đủ kiên quyết để đánh một trận tốc chiến. Có lẽ dường như trước khi thực hiện quyết định đầu tiên nhằm phản đối sự xâm lược của Ý, chính phủ Hoàng gia lẽ ra đã phải nghiên cứu kỹ cách thức và biện pháp và cũng phải đi đến những quyết định.

        Căn cứ vào sự hiểu biết hôm nay của chúng ta, không nghi ngờ gì một quyết định dũng cảm nhất định cắt được liên lạc của Ý với Ethiopia và chúng ta lẽ ra thắng lợi trong bất kỳ trận thủy chiến nào nếu nó xảy ra sau đó. Tôi không bao giờ ủng hộ hành động riêng rẽ của Anh, nhưng tới múc độ như vậy thì rút lui là một hành động tai hại. Mussolini không bao giờ dám đánh giáp lá cà với một chính phủ Anh kiên quyết. Gần như cả thế giới chống lại ông ta, và dựa vào một cuộc chiến tranh đơn thương độc mã với Anh, ông đã đánh liều chế độ của mình, và trong cuộc chiến tranh này, một trận tốc chiến ở Địa Trung Hải sẽ là thử thách đầu tiên và quyết định. Ý có thể lao vào cuộc chiến tranh này như thế nào? Ngoài lợi thế hạn chế về tàu tuần tiễu hiện đại loại nhẹ ra, hải quân của họ chỉ bằng một phần tư quy mô của hải quân Anh. Đội quân nghĩa vụ đông đảo của họ, được khoác lác có tới hàng triệu, không thể giao chiến. Lực lượng không quân của họ về số lượng và chất lượng kém nhiều thậm chí so với quân số khiêm tốn của chúng ta. Lục lượng này sẽ bị bao vây ngay. Quân đội Ý ở Abyssinia sẽ phải đói nguồn tiếp tế và đạn dược. Lúc đó, Đức không thể giúp đỡ có hiệu quả. Nếu từ trước đến nay, có dịp nào đánh một cú quyết định vì một lý do hào hiệp ít rủi ro nhất, thì chính là ở đây và lúc này. Sự thật là cái gan của chính phủ Anh không đủ khả năng đối phó với tình hình chỉ có thể được bào chữa bằng lòng thành thật yêu hòa bình của mình. Trên thực tế điều đó đóng một vai trò trong việc đưa đến một cuộc chiến tranh vô cùng khủng khiếp hơn. Trò bịp của Mussolini thành công và một khán giả quan trọng rút ra những kết luận có thể áp dụng rộng rãi từ sự kiện này. Hitler từ lâu kiên quyết tiến hành chiến tranh để mở rộng nước Đức. Lúc này ý nghĩ ra một quang cảnh suy đồi của Anh thay đổi quá chậm đối với hòa bình và quá chậm đối với y. Ở Nhật cũng có những người suy nghĩ đăm chiêu như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:17:12 am »

       
*

        Hai quá trình đối lập nhằm đạt tới thống nhất quốc gia về vấn đề nóng hổi lúc này, sự xung đột quyền lợi đảng phái không thể tách rời khỏi cuộc tổng tuyển cử, cùng tiến về phía trước. Điều này rất có lợi cho ông Baldwin và những người ủng hộ ông. "Như trước đây Hội Quốc Liên vẫn là yếu tố quyết định trong chính sách đối ngoại của Anh". Tuyên ngôn bầu cử của chính phủ có nội dung như vậy. "Việc ngăn ngừa chiến tranh, thiết lập hòa bình trên thế giới luôn luôn phải là mối quan tâm sống còn của nhân dân Anh, và Hội Quốc Liên là công cụ được tạo dựng mà chúng ta dựa vào nhằm đạt những mục tiêu này. Vì thế chúng ta sẽ tiếp tục làm tất cả theo khả năng chúng ta để giữ gìn Quy ước, duy trì và tăng thêm hiệu lực của Hội Quốc Liên. Trong sự tranh chấp đáng tiếc hiện nay giữa Ý và Abyssinia, sẽ không có nao núng trong chính sách mà chúng ta đã đeo đuổi cho đến nay".

        Công Đảng, mặt khác, bị chia xẻ nhiều, số đông theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng cuộc vận động tích cực của ông Bevin khiến nhiều người ủng hộ trong quần chúng lao động. Vì thế những nhà lãnh đạo chính quyền cố gắng để lộ sự hài lòng chung bằng cách cùng một lúc vạch ra những đường lối trái ngược. Một mặt họ hò hét đòi hành động kiên quyết chống nhà độc tài Ý, mặt khác họ phản đối kịch liệt chính sách tái vũ trang. Do đó ngày 22 tháng 10 tại Hạ viện, ông Attlee tuyên bố: "Chúng tôi cần những biện pháp trừng phạt có hiệu quả, được áp dụng có hiệu quả. Chúng tôi ủng hộ những biện pháp trừng phạt kinh tế. Chúng tôi ủng hộ tổ chức Hội Quốc Liên". Nhưng rồi sau đó, trong cùng một diễn văn: "Chúng tôi không tin chắc rằng cách đi tới an toàn là chất đống vũ khí lại. Chúng tôi không tin rằng trong lúc này có một kiểu quốc phòng như thế. Chúng tôi nghĩ rằng người ta phải tiến tới giải trừ quân bị chứ không phải chất đống vũ khí lại". Thường thường không bên nào có nhiều điều để kiêu căng vào thời gian bầu cử. Không nghi ngờ gì, bản thân Thủ tướng cũng biết số quân hiện có đang phát triển đằng sau chính sách đối ngoại của chính phủ. Tuy vậy ông ta quyết định không để bị lôi kéo vào chiến tranh bằng bất cứ lý do nào. Quan sát hành động bên ngoài, tôi thấy dường như ông lo thu thập càng nhiều sự ủng hộ càng tốt, và sử dụng sự ủng hộ đó vào việc bắt đầu tái vũ trang nước Anh trên một quy mô khiêm tốn.

        Trong cuộc tổng tuyển cử, ông Baldwin bằng lời lẽ kiên quyết, nói về sự cần thiết tái vũ trang và bài diễn văn chủ yếu của ông dành hết cho tình trạng không thỏa đáng của hải quân.

        Tuy nhiên khi đạt được những gì rõ ràng về một chương trình trừng phạt và tái vũ trang, ông lại rất nóng lòng khuyên giải những phần tử yêu chuộng hòa bình chuyên nghiệp trong nước, nóng lòng làm dịu sự lo ngại của họ qua bài nói chuyện về nhu cầu của hải quân của ông. Ngày 1 tháng 10 sáu tuần trước cuộc bầu cử, trong một bài diễn văn đọc trước Hiệp hội Hòa bình tại phòng họp của hội đồng thành phố Luân Đôn, ông tuyên bố: "Tôi hứa với các ông là sẽ không có chuyện vũ trang lớn". Dưới ánh sáng của tin tức chính phủ có được về sự chuẩn bị tích cực của Đức thì đó là một lời hứa kỳ quặc. Như vậy những lá phiếu của cả những ai mưu cầu lo liệu cho quốc gia, tự mình chuẩn bị phòng chống hiểm họa tương lai và cả những ai tin rằng hòa bình có thể được duy trì do đánh giá cao tác dụng của nó đều có lợi. Kết quả là một thắng lợi lớn của ông Baldwin, cử tri đã ban cho ông một đa số 247 phiếu nhiều hơn tất cả các đảng khác hợp lại, và sau năm năm giữ chức vụ, ông với tới một vị trí quyền lực cá nhân không có bất kỳ thủ tướng nào bằng, từ khi kết thúc cuộc đại chiến. Tất cả những ai chống đối ông về vấn đề Ấn Độ hay về sự phòng thủ cẩu thả của chúng ta, đều cảm thấy chán ngắt do sự bỏ phiếu tín nhiệm gia hạn này mà ông giành được nhờ sách lược khéo léo và may mắn của ông trong đời sống chính trị trong nước và sự quý trọng rộng rãi dối với danh tiếng riêng của ông. Như vậy một chính quyền tai hại hơn bất kỳ chính quyền nào trong lịch sử, chúng ta đã nhận ra mọi sai lầm, thiếu sót của mình từng được dân tộc hoan nghênh. Tuy nhiên có một dự luật phải trả giá, và nó đòi hỏi Hạ viện mới gần mười năm để trả giá.

        Có tiếng đồn tràn lan rằng tôi sẽ tham gia chính phủ, làm Bộ trưởng Hải quân. Nhưng sau khi những con số thắng lợi của ông được công bố, ông Baldwin tranh thủ thời gian thông báo qua cơ quan Trung ương (Central office) rằng ông không có ý định đưa thêm tôi vào chính phủ.

        Báo chí chế nhạo nhiều về việc tôi bị loại trừ. Nhưng lúc này người ta có thể thấy tôi may mắn bao nhiêu. Tôi như được chắp đôi cánh vô hình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:21:01 am »


        Và tôi được hưởng niềm an ủi thích thú. Tôi bắt đầu lên đường với hộp thuốc vẽ đi đến những vùng ấm áp, không chờ cuộc họp của Quốc hội.

        Đối với thắng lợi lớn của ông Baldwin, có một hậu quả rắc rối mà vì thắng lợi đó, chúng ta có thể hy sinh khoa niên đại học. Ông bộ trưởng ngoại giao của ông, ngài Samuel Hoare, đi du lịch xuyên qua Paris đến Thụy Sĩ vào một ngày nghỉ trượt băng đáng được hưởng, có một cuộc nói chuyện với Laval còn là Bộ trưởng Ngoại giao Pháp. Kết quả hội đàm là Hiệp ước Hoare - Laval ngày 9 tháng 12. Bối cảnh của việc bất ngờ nổi tiếng này xảy ra đáng được xem xét một chút.

        Ý đồ của Anh dẫn dắt Hội Quốc Liên chống lại sự xâm lược phát xít của Mussolini đối với Abyssinia đã đưa quốc gia vào một trong những diễn biến lớn. Nhưng một khi cuộc tuyển cử kết thúc và các vị bộ trưởng thấy mình đã khống chế được một đa số có thể trao cho họ quyền lãnh đạo quốc gia trong năm năm, thì nhiều hậu quả chán ngắt phải được xem xét đến: Mọi hậu quả đó bắt nguồn từ khẩu hiệu "Không được có chiến tranh" và cả "không được có việc tái vũ trang lớn" của ông Baldwin, ông bầu xuất sắc này của đảng thắng cử nhờ dựa vào việc lãnh đạo thế giới chống xâm lược, tin chắc sâu sắc chúng ta phải giữ gìn hòa bình với bất cứ giá nào.

        Ngoài ra lúc nay, từ bộ Ngoại giao xảy ra một sự công kích kịch liệt. Ngài Robert Vansittart lúc nào cũng theo dõi để ý mối hiểm họa Hitler. Ông và tôi nhất trí với nhau về điểm này. Bấy giờ chính sách của Anh buộc Mussolini thay đổi thái độ. Đức không còn bị cô lập. Bốn cường quốc phương tây chia ra thành hai chống hai. (Đáng lẽ là ba chống một). Công việc của chúng ta rõ ràng càng làm trầm trọng thêm mối lo lắng ở Pháp. Hồi tháng giêng chính phủ Pháp đã đạt được hiệp ước Pháp - Ý. Theo ngay sau đó là hiệp định quân sự với Ý. Phải tính rằng hiệp định này đã cứu mười tám sư đoàn Pháp ra khỏi mặt trận Ý để chuyển sang mặt trận chống Đức. Trong cuộc điều đình của mình, chắc Laval đã gọi ý với Mussolini rằng Pháp không băn khoăn lo lắng về bất cứ điều gì có thể xảy đến cho Abyssinia. Người Pháp có những lý lẽ to tát để tranh cãi với các bộ trưởng Anh. Thứ nhất, trong nhiều năm chúng tôi cố gắng buộc họ giảm quân mà họ thì phải sống dựa vào quân đội là tất cả. Thứ hai người Anh rất khéo léo trong việc dẫn dắt Hội Quốc Liên chống lại Mussolini. Họ còn thắng cử nhờ việc này, ở những nước theo chế độ dân chủ các cuộc bầu cử là rất quan trọng. Ba là chúng tôi đã có được một hiệp định hải quân rất có lợi làm cho chúng tôi hoàn toàn yên tâm trên biển, ngoài cuộc chiến tranh tàu ngầm ra.

        Bấy giờ, vào tháng chạp năm 1935, xuất hiện một trận tranh cãi mới. Có tin đồn Mussolini bị các biện pháp trừng phạt o ép, và dưới sự đe dọa hết súc nặng nề của "50 quốc gia do một nước cầm đầu" phải hoan nghênh một thỏa hiệp về vấn đề Abyssinia. Một nền hòa bình đem lại cho Ý những thứ mà Ý hung hăng đòi hỏi và bỏ mặc bốn phần năm lãnh thổ Abyssinia, không thể được thực hiện chăng? Tình cơ Vansittart có mặt ở Paris lúc Bộ trưởng Ngoại giao đi qua, vì vậy bị lôi kéo vào sự việc, lẽ ra ông không bị đánh giá sai vì ông vẫn nghĩ đến mối đe dọa của Đức và mong Anh và Pháp chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm đương đầu với mối hiểm họa lớn này. Và họ mong Ý ở đằng sau với tư cách là một người bạn, chứ không phải là kẻ thù, để đương đầu với mối hiểm họa đang tới.

        "Baldwin" và các bộ trưởng của ông đã đem lại cho nước Anh một yếu  tố kích thích to lớn trong việc họ chống lại "Mussolini" ở Geneve. Họ đã đi quá xa đến nỗi việc cứu rỗi linh hồn duy nhất của họ rước lịch sử phải là hành động đến nơi đến chốn. Trừ khi họ sẵn sàng ủng hộ lời hứa và cử chỉ bằng hành động, có thể tốt hơn là đứng ngoài tất cả việc đó, như Hoa Kỳ, để cho mọi sự trôi đi, không việc gì phải lo và xem điều gì xảy ra. Có một kế hoạch đáng ngơ ở đây. Nhung không phải kế hoạch họ đã thông qua. Họ kêu gọi quần chúng và những người tay không, và những người cho đến nay vô tư lự hãy la hét ầm ĩ áp đảo mọi tiếng hò reo khác: "Vâng, chúng tôi quyết chống điều ác, chúng tôi quyết hành quân ngay bây giờ . Hãy trao vũ khí cho chúng tôi".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:22:16 am »


        Hạ viện mới là một tổ chúc đầy khí thế. Họ cần sông với tât cả những gì có thể chấp nhận được trước mắt họ trong mười năm sau. Bỏi vậy trong khi rộn lên với cuộc bầu cử, thì như phải một cú sốc khủng khiếp họ nhận được tin tức về một sự thỏa hiệp giữa ngài Samuel Hoare và ông Laval về Abyssinia. Con khủng hoảng này gần như phải trả giá bằng sinh mệnh chính trị của ông Baldwin. Nó lung lay tận gốc Quốc hội và Quốc gia. Ông Baldwin trong chốíc lát gần như rơi từ điểm cao của người lãnh đạo quổíc gia được hoan hô, xuống vực thẳm, bị nhạo báng và khinh miệt. Địa vị của ông trong nghị viện trong những ngày này là đáng thương hại. Ông không bao giờ hiểu tại sao nhân dân phải lo nghĩ về tất cả những công việc ngoại giao gây phiền hà kia. Nguôi ta đánh lừa một đa số trong Đảng Bảo thủ, thế la không có chiến tranh. Ngườị ta có thể muốn gì nữa? Nhưng người lái máy bay có kinh nghiệm cảm thấy và lường được hoàn toàn súc mạnh của con giông tố.

        Ngày 9 tháng Chạp, Nội các phê chuẩn kế hoạch Hoare - Laval chia cắt đất nước Abyssinia giữa Ý và Hoàng đế. Ngày thứ 13 toàn văn kê hoạch đề xuất của Hoare - Laval được trình bày trước Hội Quốc Liên. Ngày thứ 18 Nội các hủy bỏ kế hoạch đề xuất của Hoare-Laval, như vậy đưa đến việc ngài Samuel Hoare từ chúc. Con khủng hoảng đã đi qua, trên con đường về từ Gen'eve, ông Eden được thủ tướng mòi đến số 10 Downing Street để thảo luận tình hình tiếp sau việc ngài Samuel Hoare từ chúc. Ông Eden gọi ý ngay rằng nên mời ngài Austen

        Chamberlain tiếp quản bộ Ngoại giao và nói thêm rằng nếu được yêu cầu, ông ta sẵn sàng phục vụ dưới quyền ông ấy bất kỳ với tư cách gì. ổng Baldwin trả lời rằng ông đã suy nghĩ vấn đề này, đã đích thân báo cho ngài Austen biết rằng ông cảm thấy không thể trao Bộ ngoại giao cho ông ấy - Điều này có thể là do sức khỏe của Ngài Austen. Ngày 22 tháng chạp ông Eden trở thành Bộ trưởng Ngoại giao.

        Nhà tôi và tôi trải qua tuần lễ hứng thú này ở Barcelona. Nhiều bạn tốt nhất của tôi khuyên tôi đừng trở về. Họ bảo tôi sẽ chỉ làm hại tôi nếu tôi dính dáng tới cuộc xung đột kịch liệt này. Khách sạn đủ tiện nghi Barcelona của chúng tôi là nơi tụ họp của phái tả Tây Ban Nha. Tại quán ăn thượng hạng này chúng tôi ăn trưa và tối, thường có nhiều nhóm thanh niên làm việc văn phòng, nét mặt hăm hở cùng nhau trò chuyện râm ran, cặp mắt long lanh, về đời sống chính trị của Tây Ban Nha, trong đó đúng là chẳng bao lâu nữa một triệu người Tây Ban Nha phải chết. Quay lại nhìn, tôi nghĩ phải trở về quê hương. Tôi có thể đưa ra một yếu tố có thể kết thúc chế độ Baldwin. Có lẽ một chính phủ dưới quyền ngài Austen Chamberlain có thể được thành lập vào lúc này. Mặt khác các bạn tôi lớn tiếng: "Tốt hơn là đừng có dây vào. Việc anh trở về sẽ bị xem như một sự thách thức trực tiếp đối với chính phủ". Tôi không thích thú lời khuyên này, chắc chắn không phải là xu nịnh, nhưng nghĩ rằng việc làm của mình có thể chẳng đi đến đâu, thế là tôi lưu lại Barcelona thêm một thời gian nữa, để mà vẽ bôi bác lên vải bạt dưới ánh nắng. Sau đó Frederick Lindemann đến gặp tôi, thế là chúng tôi đi chơi biển trên một chiếc tàu chạy bằng hơi nước xinh đẹp vòng quanh bờ biển phía đông Tây Ban Nha và cập bến ở Tangier. Tại đây tôi gặp ngài Rothermere cùng với một nhóm vui đùa. Ông ta cho biết ông Lloyd George đang ở Marrakesh, ở đây tời tiết tốt đẹp. Tất cả chúng tôi đi xe hơi tới đó. Tôi nán lại dùng son vẽ bức tranh Vương quốc Morocco duyên dáng và không quay về cho đến ngày 20 tháng giêng xảy ra cái chết đột ngột của vua George V.

*

        Cuộc kháng chiến sụp đổ của Abyssinia và việc Ý thôn tính toan bộ nước này không gây tác động gì trong dư luận công chúng Đức. Thậm chí những phần tử này tuy không tán thành chính sách hoặc hành động của Mussolini hình như cũng thán phục cách chỉ đạo chiến dịch mau lẹ, tàn nhẫn và có hiệu quả. Nhìn chung một nước Anh hết súc suy yếu nổi bật, bị Ý mãi mãi căm ghét; nó làm tan vỡ mặt trận ở Stressa lần này là lần cuối cùng; và việc Anh mất uy tín trên thế giới trái ngược hẳn một cách thú vị với sức mạnh và tiếng tăm đang lên của nước Đức mới. Một đại diện của chúng ta ở Bavaria viết "Tôi nhận thức sâu sắc cái giọng khinh thường liên quan đến Anh ở nhiều nơi... Phải lo ngại rằng thái độ của Đức trong đàm phán cho một thỏa thuận ở Tây Âu và cho một thỏa thuận chung hơn về các vấn đề châu Âu và ngoài châu Âu sẽ càng cứng rắn hơn". Tất cả điều này đều rất đúng. Để bảo vệ sự nghiệp vĩ đại của thế giới, chính phủ Hoàng gia đã tiến lên một cách không khôn ngoan. Người ta lãnh đạo năm mươi quốc gia xông lên với lời nói rất mục hào hoa. Chạm trán với sự thật tàn bạo, ông Baldwin đã rút lui. Chính sách của họ trong một thời gian dài được phác họa nhằm thỏa mãn dư luận của những phần tử có thế lực lớn trong nước hơn là nhằm vào tình hình thực tế của châu Âu. Bằng cách xa lánh Ý, họ đã làm đảo lộn toàn bộ cán cân châu Âu và chẳng giành được gì cho Abyssinia. Họ đã dẫn dắt Hội Quốc Liên vào một sự thất bại hoàn toàn, có hại nhất nếu không muốn nói là có hại chết người đối với sinh mạng thực sự của Hội với tư cách là một thể chế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:23:49 am »


9

NHỮNG CUỘC TẤN CÔNG CỦA HITLER -1936

        Cuối tháng giêng năm 1936, khi trở về, tôi nhận ra không khí mới ở Anh. Cuộc chinh phục Ethiopia của Mussolini bằng những biện pháp tàn bạo, cú sốc về cuộc đàm phán Hoare - Laval, sự thất bại của Hội Quốc Liên, sự tan vỡ rõ ràng của cái "an ninh tập thể" đã thay đổi tâm trạng không những của Công đảng và Đảng Tự do mà còn của một khối lượng lớn ý kiến có thiện chí nhưng cho đến nay vẫn là phù phiếm. Tất cả những lực lượng nay lúc ấy sẵn sàng chờ đợi một cuộc chiến tranh chống phát xít hay là chống chính thể chuyên chế của Quốc xã. Chẳng những được loại trừ khỏi tư tưởng hợp pháp, việc sử dụng súc mạnh dần dần trở thành một vấn đề quyết định trong tư tưởng của đa số rộng rãi nhân dân yêu chuộng hòa bình và thậm chí của nhiều người cho đến bây giờ tự hào được gọi là những người hòa bình chủ nghĩa. Nhưng theo những nguyên tắc mà người ta phụng sự, sức mạnh chỉ có thể được sử dụng theo sáng kiến và dưới quyền của Hội Quốc Liên. Mặc dù cả hai đảng đối lập tiếp tục chống đối mọi biện pháp tái vũ trang, vẫn có một biện pháp hòa hợp to lớn để ngỏ, và phải chăng chính phủ Hoàng gia đã tỏ ra có khả năng đối phó với một tình huống bất ngờ là họ có thể lãnh đạo một dân tộc đoàn kết tiến vào toàn bộ công tác chuẩn bị theo một tinh thần khẩn cấp.

        Chính phủ trung thành với chính sách ôn hòa, biện pháp thỏa hiệp và giữ cho tình hình yên ổn. Thật lạ lùng đối với tôi là chính phủ không cố gắng sử dụng mọi sự hòa hợp dân tộc đang phát triển lúc bấy giờ. Bằng cách này, họ có thể làm cho mình vô cùng vững mạnh và giành được khả năng củng cố quốc gia. Ông Baldwin không có những khuynh hướng đó. Ông đang già đi nhanh. Ông ỉ vào cái đa số to lớn mà cuộc bầu đã đem lại cho ông và Đảng Bảo thủ nằm yên dưới quyền kiểm soát của ông.

*

        Một khi nước Đức của Hitler được phép tái vũ trang mà không có sự can thiệp tích cực của các nước đồng minh và các cường quốc liên minh trước kia, thì Chiến tranh Thế giới thứ hai gần như chắc chắn xảy ra. Càng lảng tránh lâu hơn một cuộc thử sức quyết định trước hết nhằm ngăn chặn Hitler mà không phải đánh nhau ghê gớm, đến giai đoạn hai thì chiến thắng có thể chỉ có được sau một cuộc thử thách khủng khiếp, thì số phận chúng tôi nhất định càng tồi tệ hơn. Mùa hè năm 1935 Đức tiến hành trở lại chính sách cưỡng bách tòng quân, vi phạm các hiệp ước. Anh bỏ qua việc này, và bằng một thỏa thuận riêng rê, bỏ qua việc Đức xây dựng lại lực lượng hải quân nếu họ muốn với tàu ngầm theo quy mô của Anh. Mùa xuân năm 1935, nước Đức Quốc xã bí mật và không hợp pháp xây dựng một lực lượng không quân được công khai khẳng định là bằng lực lượng không quân Anh. Lúc này họ đã bước vào năm thứ hai của việc tích cực sản xuất đạn dược sau một thời gian dài chuẩn bị vụng trộm. Anh và toàn thể châu Âu, và lúc đó nước Mỹ xa xôi nghĩ gì, đều đối mặt với một sức mạnh có tổ chức và quyết tâm tiến hành chiến tranh với bảy chục triệu người của một chủng tộc có năng lực nhất châu Âu đang nóng lòng mong đợi lấy lại vinh dự Tổ quốc, và nếu do dự, họ sẽ bị dồn vào một chế độ xã hội đảng trị, quân phiệt tàn nhẫn.

        Có lẽ vẫn còn thì giờ để khẳng định một nền an ninh tập thể dựa vào sự sẵn sàng được tuyên bố công khai của mọi thành viên có liên quan bắt buộc tôn trọng các quyết định của Hội Quốc Liên. Các nước dân chủ và các nước phụ thuộc họ thực tế vẫn còn và có khả năng mạnh hơn rất nhiều so với các nước có chế độ độc tài, nhưng vị trí của họ đối với các đối thủ thì không bằng nửa so với mười hai tháng trước đây. Bị tính trì trệ, rụt rè nhút nhát ngăn trở, động cơ đoan chính không phải là đối thủ của sự độc ác kiên quyết được vũ trang. Một sự yêu chuộng hòa bình chân thành không có lý do bào chữa cho việc làm rối tung rối mù hàng trăm triệu quần chúng thấp hèn vào cuộc chiến tranh tổng lực. Sự cổ vũ của những hiệu lệnh tập hợp yếu đuối có thiện chí chẳng mấy chốc cũng hết giá trị. Số phận bất hạnh đang bước tiếp.

        Trong năm 1935, Đức đã từ chối và phá hoại cố gắng của các cường quốc phương Tây nhằm đàm phán một hiệp ước Locamo về phía đông. Lúc này nhà nước Đức mới tự tuyên bố là bức tường thành chống chủ nghĩa Bôn-sê-vích và đối với họ, họ tuyên bố không thể có vấn đề làm việc với những người Xô Viết. Hitler nói với đại sứ Ba Lan ở Berlin ngày 18 tháng chạp rằng y kiên quyết phản đối bất kỳ sự cộng tác nào của phương Tây với nước Nga. Với tâm trạng này, y cố gắng cản trở và phá hoại những cố gắng của Pháp nhằm đạt một hiệp ước trực tiếp với Matxcơva. Hiệp ước Pháp - Xô ký tháng 5 nhưng không được hai bên phê chuẩn. Nó trở thành mục tiêu chủ yếu của thuật ngoại giao của Đức nhằm ngăn cản một sự phê chuẩn như vậy. Berlin cảnh cáo Laval rằng nếu bước đó xảy ra thì không thể hy vọng một sự xích gần lại nào giữa Pháp và Đức. Sự chống đối kiên trì của ông ta sau đó trở nên rõ rệt, nhưng không ảnh hưởng tới sự kiện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:24:17 am »


        Ngày 27 tháng 2 Nghị viện Pháp phê chuẩn hiệp ước và ngày hôm sau, đại sứ Pháp ở Berlin được chỉ thị thăm dò ý kiến chính phủ Đức và điều tra trên cơ sở nào những cuộc đàm phán toàn bộ cho một thỏa thuận Pháp - Đức có thể bắt dầu. Đáp lại, Hitler yêu cầu để suy nghĩ ít ngày. Mười giờ sáng ngày 7 tháng 3 Herr von Neurath, Bộ trưởng ngoại giao Đức triệu tập các đại sứ Anh, Pháp, Bỉ, Ý đến trụ sở Bộ Ngoại giao ở đại lộ Wihelmstrasse để báo cho họ đề nghị về một hiệp ước hai mươi lăm năm, về phi quân sự hóa cả hai biên giới sông Rhin, về một hiệp ước hạn chế lực lượng không quân, còn các hiệp ước không gây chiến sẽ được đàm phán với các nước láng giềng phía đông và phía tây.

        Khu phi quân sự vùng sông Rhine đã được thiết lập theo điều 42, 43 và 44 của Hòa ước Versailles. Theo những điều khoản này, Đức không được có hoặc xây dựng công sự ở tả ngạn sông Rhine hoặc trong vòng năm mươi kilômet phía hữu ngạn. Trong vùng này Đức không được có lực lượng quân sự nào mà bất cứ lúc nào cũng không có bất kỳ cuộc thao diễn quân sự nào, cũng không được duy trì bất cứ điều kiện thuận lợi nào cho việc điều động quân đội. Ngoài điều này còn hiệp ước Locarno được coi là hợp pháp đã dược hai bên đàm phán một cách thoải mái. Theo hiệp ước này, các cường quốc đã ký cam kết song phương rằng biên giới giữa Đức và Bỉ, gữa Đức và Pháp là vĩnh cửu. Điều 2 của Hiệp ước Locamo đảm bảo rằng Đức, Pháp và Bỉ không bao giờ được xâm lấn hoặc tấn công qua những biên giới này. Tuy nhiên nếu những điều 42 hay 43 của Hòa ước Versailles bị vi phạm và một sự vi phạm như vậy sẽ tạo thành "một hành động gây hấn vô cớ" do việc tập hợp các lực lượng Vũ trang trong khu phi quân sự. Các nước ký kết bị xúc phạm cần đến một hành động tức thì. Một sự vi phạm như vậy phải ngay lập tức đưa ra trước Hội Quốc Liên và sau khi xác minh sự kiện vi phạm, Hội Quốc Liên phải báo cho các cường quốc ký kết rằng họ phải giúp đỡ cường quốc bị tấn công về mặt quân sự.

        Trưa cùng ngày 7 tháng 3 năm 1936, hai giờ sau khi đề nghị một hiệp ước hai mươi lăm năm, Hitler thông báo cho Quốc Hội rằng y có ý định chiếm lại vùng Rhineland (vùng phía tây nước Đức) và ngay trong khi y phát biểu, những đội hình quân Đức hàng dọc ùa ngang qua đường biên giới, đi vào tất cả những thành phố chủ yếu của Đức. Dâu đâu họ cũng được tiếp đón vui mùng, nhung cũng có phần tự kiềm chế do sợ hành động của đồng minh. Cùng một lúc nhằm đánh lạc hướng dư luận công chúng Anh, Mỹ, Hitler tuyên bố rằng sự chiếm đóng này là thuần túy tượng trưng. Đại sứ Đức ở Luân Đôn cũng chuyển giao cho ông Eden những đề nghị tương tự như những đề nghị mà Neurath ở Berlin lúc sáng đã trao cho các đại sứ các cường quốc khác đã ký hiệp ước Locamo. Việc này đem lại niềm an ủi cho mọi người ở cả hai bên bờ Đại tây dương dù là bị lùa - Ông Eden trả lbi nghiêm khắc cho vị đại sứ. Dĩ nhiên lúc này người ta biết rằng Hitler chỉ dùng những đề nghị xoa dịu này như là một trong những mưu đồ của y nhằm che đậy hành động bạo lực nguy hiểm của người đứng đầu nhà nước Đức.

        Đây không phải chỉ là sự vi phạm một nghĩa vụ của hiệp ước Locamo được ký kết, mà con là sự lợi dụng việc các nước đồng minh rút khỏi vùng Rhineland một cách thân thiện trước thời hạn nhiều năm để bước những bước nguy hiểm bằng vũ lực tiếp theo. Những tin tức này làm náo động dư luận khắp thế giới. Chính phủ Pháp dưới sự lãnh đạo của ông Sarraut, trong đó ông Flandin là Bộ trưởng Ngoại giao, tức giận dữ dội và cầu cứu các nước đồng minh của mình và Hội Quốc Liên. Trước hết Pháp quan tâm đến việc chúng tôi bảo đảm biên giới Pháp chống Đức xâm lược và việc chúng tôi ép Pháp rút sớm khỏi vùng Rhineland, nên Pháp cũng có quyền trông cậy vào Anh. Ở đây nếu có sự vi phạm thì không chỉ vi phạm Hòa ước mà còn vi phạm Hiệp ước Locamo.

        Các ông Sarraut và Flandin lập tức bốc đồng ra lệnh tổng động viên. Giá mà họ đủ khả nang làm tròn nhiệm vụ của họ thì họ có thể hành động như vậy, và như vậy thúc ép được mọi người khác đồng tình. Nhưng không có sự nhất trí của Anh họ tỏ ra không có khả năng hành động. Điều này là một lời giải thích nhưng không phải lý do để bào chữa. Hậu quả là nguy hiểm đối với Pháp, và bất kỳ chính phủ nào xứng đáng với danh nghĩa, lẽ ra phải đi đến một quyết định và lẽ ra phải trông mong vào những điều khoản của hòa ước. Nhiều lần trong những năm không ổn định này, các bộ trưởng Pháp trong các chính phủ luôn luôn thay đổi, đều bằng lòng tìm thấy ở chủ nghĩa hòa bình Anh một cái cớ để bào chữa cho bản thân họ. Nhưng dù có thế chăng nữa, họ cũng không gặp được sự cổ vũ nào của người Anh nhằm chống lại sự xâm lược của Đức. Trái lại, nếu họ do dự trong hành động thì người đồng minh Anh không do dự khuyên can họ. Trong cả ngày chủ nhật những cuộc nói chuyện bằng điện thoại cứ rộn lên giũa Luân Đôn và Paris. Chính phủ Hoàng gia hô hào chính phủ Pháp phải đợi, cốt để cả hai nước có thể cùng hành động, sau khi suy nghĩ cân nhắc chu đáo.

        Phản úng không chính thúc của Luân Đôn là lạnh nhạt. Ông Lloyd George vội vàng nói: "Theo ý kiến tôi, tội ác lớn nhất của ông Hitler không phải là vi phạm hòa ước, bởi vì có sự khiêu khích", ông nói thêm: "Tôi hy vọng chúng ta phải bình tĩnh". Điều khiêu khích có lẽ là sự thất bại của các nước đồng minh tự tước vũ khí hơn là hành động. Ngài đảng viên Xã hội Snowden tập trung vào dự thảo hiệp ước không gây chiến, và nói rằng những đề nghị hòa bình trước đây của Hitler đã bị lơ đi, nhưng các vấn đề dân tộc quyết không cho phép bỏ qua lời đề nghị hòa bình này. Những lời phát biểu này có thể diễn đạt dư luận công chúng Anh bị lầm lạc lúc ấy, nhưng sẽ không đáng dược ca ngọi đối với tác giả. Nội các Anh cố tìm cho được con đường kháng cự tối thiểu, cảm thấy rằng lối ra dễ dàng nhất là thúc ép Pháp kêu cứu thêm nữa với Hội Quốc Liên.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM