Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:34:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53165 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:20:16 am »


        Không dễ gì mà hình dung được sự mâu thuẫn lớn lao giữa thái độ và chính sách trong bài phát biểu của Thủ tướng trước Hạ nghị viện trước đây. Hẳn là ông ta đã phải ở trong một thời kỳ rất căng thẳng. Hơn nữa, việc thay đổi tình cảm của Chamberlain không dừng ở ngôn từ. "Quốc gia nhỏ bé" tiếp theo trong bảng danh mục của Hitler là Ba Lan. Khi tầm quan trọng của quyết định cũng như của những người cần phải tham khảo ý kiến, thì những ngày này hẳn phải là rất bận rộn. Trong vòng nửa tháng (31/3) Thủ tướng phát biểu trước Quốc hội:

        "... Trong trường hợp có bất cứ hành động nào rõ ràng đe dọa độc lập của Ba Lan mà chính phủ Ba Lan thấy nhất thiết phải chống lại bằng lục lượng của quốc gia mình, thì ngay lập tức chính phủ Hoàng gia phải thấy mình có trách nhiệm hoàn toàn ủng hộ Chính phủ Ba Lan trong phạm vi quyền lực của mình. Chính phủ Ba Lan đã được chính phủ Hoàng gia bảo đảm về việc này. Tôi có thể nói thêm là chính phủ Pháp đã cho phép tôi nói rõ là họ có chung một lập trường với chính phủ Hoàng gia về vấn đề này..."

        Và sau này các nước tự trị cũng đã được thông báo đầy đủ tình hình.

        Bây giờ không phải lúc oán trách quá khứ. Việc bảo đảm đối với chính phủ Ba Lan đã được sự ủng hộ của các lãnh tụ của tất cả các đảng phái và các nhóm ở Hạ viện. Cái mà tôi đã nói là "Lạy Chúa chúng ta không làm cái gì khác được". Tại điểm mà chúng tôi đã đi tới thì đó là một hành động cần thiết. Nhưng không người nào am hiểu tình thế lại có thể nghi ngơ điều đó có nghĩa là một cuộc đại chiến với mọi xác suất tính trên cơ sở con người, và chúng tôi ắt phải bị lôi cuốn vào.

        Trong câu chuyện đáng buồn về những đánh giá sai lầm của những người tốt và có khả năng, chúng tôi giờ đây đã đi tới điểm cực. Tiếc rằng việc tất cả chúng tôi đều phải lâm vào tình hình khó khăn này làm cho những người có trách nhiệm bị phê phán trước lịch sử, cho dù động cơ của họ là đáng kính đến mấy. Hãy nhìn lại phía sau và thấy cái mà chúng tôi đã lần lượt chấp nhận hoặc bác bỏ: một nước Đức phải giải giáp thông qua một Hiệp ước nghiêm túc, một nước Đức tái vũ trang, vi phạm Hiệp ước, vứt bỏ ưu thế hoặc thậm chí thế quân bình về không lực; cưỡng chiếm vùng Rhineland và đã hoặc đang dựng phòng tuyến Siegfried. Trục Berlin-Roma được thành lập. Nước Áo bị nhãi ngấu nghiên. Nước Tiệp Khắc bị bỏ rơi và tàn phá vì Hiệp ước Munich, tuyến pháo đài rơi vào tay Đức; công binh xưởng Skoda hùng mạnh từ nay trở đi sản xuất trang bị vũ khí cho quân đội Đức, một mặt gạt những cố gắng của Tổng thống  Roosevelt nhằm ổn định hoặc đưa tình hình Âu Châu vào hàng đầu bằng sự can thiệp của Hoa Kỳ, còn một mặt không thèm biết đến ý chí rõ ràng của Liên Xô, muốn cùng các cường quốc phương tây quyết tâm cứu vãn Tiệp Khắc. Ba mươi lăm sư đoàn quân Tiệp Khắc để đối phó với lục quân Đức chưa hoàn chỉnh về tổ chức đã bị bỏ rơi, khi mà Anh Quốc chỉ có thể đóng góp 2 sư đoàn để tăng cường mặt trận Pháp, tất cả đều theo gió bay đi.

        Và giờ đây, khi mọi trợ giúp và thuận lợi đều đã bị lãng phí hoặc quẳng đi, Anh quốc tiến bước, giơ tay kéo Pháp về phía mình trong việc đảm bảo sự nguyên vẹn của Ba Lan - nước Ba Lan mà chỉ mới 6 tháng trước đây, với tính phàm ăn của con linh cẩu đã tham gia vào việc cướp bóc và tàn phá quốc gia Tiệp Khắc. Năm 1938, đã có sự cảm nhận về công cuộc chiến đấu cho Tiệp Khắc, khi mà người Đức cố gắng lắm mới chỉ bố trí được 6 sư đoàn ở mặt trận phía Tây, khi mà với gần 6 hoặc 7 chục sư đoàn, người Pháp chắc chắn có thể kéo quân vượt qua Sông Rhine hoặc vào tận hạt Ruhr. Nhưng điều này được coi là vô lý, thiếu cân nhắc, ở dưới mức tư duy trí tuệ và đạo lý hiện đại. Tuy vậy, giờ đây có 2 nền dân chủ phương Tây đã tuyên bố sẵn sàng đem mạng sống ra đánh cuộc cho sự bảo toàn lãnh thổ của Ba Lan... người ta nói lịch sử chủ yếu là sự ghi chép các tội ác, các sự điên cuồng khổ cực của loài người, nó có thể bị tẩy xóa, lục soát để tìm ra một trường hợp giống hệt  như sự đảo ngược hoàn toàn của một chính sách hòa hiếu thoải mái trong 5-6 năm và biến đối của nó, hầu như chỉ trong một đêm, thành sự sẵn sàng chấp nhận một cuộc chiến tranh rõ ràng sắp xảy ra trong những điều kiện rất tồi tệ và trên một qui mô lớn nhất.

        Hơn nữa, làm thế nào chúng tôi có thể bảo vệ Ba Lan và thực hiện lời đảm bảo của mình được? Chỉ bằng cách tuyên chiến với Đức và tấn công 1 bức tường phía tây kiên cố hơn và một lục quân Đức hùng mạnh hơn so với đội quân bị chúng tôi đẩy lùi tháng chín năm 1938. Đây là một dãy cột mốc dẫn đến thảm họa. Đây là một danh mục các sự đầu hàng (ban đầu khi mọi việc đều dễ dàng, về sau khi tình hình gay cấn hơn) trước sự hùng mạnh không ngừng phát triển của Đức. Nhưng giờ đây thì cuối cùng là Anh và Pháp đã chấm dứt sự khuất phục. Cuối cùng, đây là quyết định đưa ra trong thời điểm tồi tệ nhất, trên một cơ sở ít xác đáng nhất, một quyết định chắc chắn sẽ đưa đến việc hàng chục triệu người bị chém giết. Đây là lý do về đạo lý được sử dụng một cách có dụng ý và với một nghệ thuật đảo lộn vào cuộc chiến chết người sau khi đã lãng phí tất cả nhũng thuận lợi của nó. Tuy nhiên, nếu người ta không chiến đấu  khi chiến thắng là chắc chắn và với giá không quá đắt, thì người ta sẽ có thể, đến một lúc nào đó, phải chiến đấu với đủ các thứ rủi ro với một cơ may sống sót không chắc chắn. Thậm chí có thể có trường hợp tồi tệ. Người ta có thể phải chiến đấu khi không có hy vọng chiến thắng, vì chết đi còn tốt hơn là sống như những kẻ nô lệ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:21:54 am »

     
*

        Bằng thái độ đáng xấu hổ trong việc thanh toán quốc gia Tiệp Khắc, người Ba Lan đã lấy được Teschen. Chẳng bao lâu họ phải trả giá về việc này. Ngày 21/3 khi Ribbentrop gặp Đại sứ Ba Lan ở Berlin, giọng điệu của ông ta cúng rắn hơn so với các lần bàn luận trước đây. Do việc chiếm đóng xứ Bohemia và thành lập ra nước chư hầu Tiệp Khắc, quân đội Đức đã tiến sát biên giới phía nam của Ba Lan. Đại sứ giải trình là người Ba Lan bình thường không hiểu vì sao nước Đức lại đảm nhận việc bảo hộ nước Tiệp, việc này đang ngầm chống Ba Lan. Ông ta cũng tìm hiểu về các cuộc trao đổi mới đây giữa Ribbentrop và Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania: Liệu chúng có liên quan đến cảng Memel không? (Một cảng của Lithuania trông ra biển Baltic-LND). Đại sứ, nhận được câu trả lời hai ngày sau đó (23/3) là quân đội Đức đã chiếm Memel.

        Giơ đây các phương tiện để tổ chức bất cứ một sự kháng cự nào chống lại sự xâm lược của Đức ở Đông Âu hầu như là đã cạn kiệt. Nước Hungari đứng trong phe Đức - Ba Lan đứng tách ra khỏi người Tiệp và không muốn hợp tác chặt chẽ với Rumani. cả Ba Lan lẫn Rumani đều không chấp nhận việc nước Nga dùng lãnh thổ của mình để can thiệp chống lại Đức. Chìa khóa của việc lập ra một khối Đại đồng minh là sự hiểu biết với nước Nga. Ngày 19/3, chính phủ Nga bị ảnh hưởng sâu sắc của tất cả nhũng gì đang xảy ra đã đề nghị một cuộc hội nghị 6 cường quốc, tuy mình bị gạt ra ngoài trong cuộc khủng hoảng Munich, về vấn đề này, ông Chamberlain cũng đã có định kiến. Trong một bức thư riêng, ông đã "công khai bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc đối với nước Nga. Tôi không tin chút nào vào khả năng nước Nga có thể duy trì được một cuộc phản công hữu hiệu, dù cho Nga có muốn đến    mấy. Và tôi   không tin vào các động cơ của họ, theo tôi chúng   có vẻ rất ít liên quan đến các ý tưởng về tự do của chúng ta    mà chỉ quan tâm đến việc xỏ mũi những người khác. Hơn nữa, nhiều quốc gia nhỏ, nhất là Ba Lan, Rumani và Phần Lan đều thù ghét và hoài nghi nước Nga".

        Vì vậy đề nghị của phía Liên Xô về việc họp 6 cường quốc được tiếp nhận một cách lạnh nhạt và bỏ lời luôn.

        Khả năng kéo nước Ý ra khỏi khối Trục, trước đây hiện rõ trong tính toán công khai của nước Anh, cũng đang tan biến dần. Ngày 26/3 Mussolini trong một bài diễn văn cứng rắn, đưa ra  những yêu sách với Pháp trên Địa Trung Hải. Rạng sáng 7/4/1939, Ý đổ bộ quân vào Anbani và sau một cuộc hỗn chiến ngắn ngủi đã chiếm toàn bộ nước này. Vì Tiệp Khắc là căn cứ để xâm lược Ba Lan, nên Anbani cũng được Ý sử dụng làm bàn đạp tấn công Hi Lạp và trung lập hóa Nam Tư. Chính phủ Anh đã có một sự cam kết vì lợi ích của hòa bình ở bắc đông Âu. Còn sự đe dọa đang phát triển ở Đông Nam thì sao? Hạm đội Địa Trung Hải của Anh có khả năng ngăn chặn hành động của Ý nhung đã được phép phân tán rồi. Con tàu hòa bình bị thẩm thấu ở từng mối hàn. Ngày 15/4, sau khi Đức tuyên bố đặt các vùng Bohemia và Moravia dưới sự bảo hộ của mình, Goering gặp Mussolini và Ciano tại Roma để giải thích về những tiến bộ trong các sự chuẩn bị cho chiến tranh của Đức. Cùng ngày hôm đó, Tổng thống Roosevelt gửi một bức thông điệp cá nhân cho Hitler và Mussolini yêu cầu hai người này đảm bảo không tiến hành thêm bất cứ sự xâm lược nào trong 10, hoặc thậm chí 25 năm, nếu chúng ta phải thấy trước vấn đề xa như vậy. Ban đầu Mussolini từ chối không chịu đọc tài liệu và rồi nhận xét: "Đó là kết quả của bệnh bại liệt trẻ em!". Ông ta không nghĩ là bản thân mình sẽ phải chịu những tai họa tồi tệ.

*

        Ngày 27/4 Thủ tướng ra quyết định động viên theo nghĩa vụ quân sự tuy rằng ông đã nhiều lần cam kết không làm việc này. Sự thức tỉnh muộn màng này là do có sức ép của ông Hore - Belisha, Quốc vụ khanh Bộ Chiến tranh. Chắc hẳn ông ta nắm vũng sinh mệnh chính trị của mình, và nhiều cuộc gặp gỡ cấp trên của ông mang tính cách đáng sợ. Tôi thấy một cái gì đó của con người ông trong sự thử thách gay go, gian khổ này, và không bao giờ ông tin chắc là ngày hôm nay còn làm ở cơ quan không phải là ngày cuối cùng. Dĩ nhiên, việc gọi lính nhập ngũ ở giai đoạn này không tạo cho chúng ta một đội quân. Nó chỉ áp dụng với người 20 tuổi. Tuyển xong họ còn phải huấn luyện; huấn luyện xong con phải trang bị. Tuy nhiên, đó là một hành động tượng trưng có ảnh hưởng rất lớn tới Pháp và Ba Lan và các quốc gia khác mà chúng tôi đã đảm bảo một cách hào phóng. Trong cuộc tranh luận, phe đối lập đã không làm được nhiệm vụ của họ. Cả Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do đều co lại trước thành kiến lâu đời có ở nước Anh đối với việc cưỡng bách quân dịch và các lãnh tụ của đảng đều có lý do để chống đối việc này. Những người này rất đau khổ vì đảng mà phải làm như vậy. Nhưng họ vẫn làm và đưa ra hàng loạt lý do. Sự chia rẽ trong đảng là trên đường lối của Đảng Bảo thủ thực hiện chính sách của mình bằng 380 phiếu thuận và 143 phiếu chống. Trong bài phát biểu của mình, tôi đã tìm hết cách thuyết phục phe đối lập ủng hộ chủ trương cần thiết này, nhưng cố gắng của tôi là vô vọng. Tôi hoàn toàn thông cảm với những khó khăn của họ, đặc biệt là phải đương đầu với một chính phủ mà họ thuộc phe đối lập. Tôi phải ghi lại sự kiện vì nó đã tước đi bất cứ quyền kiểm soát nào của đảng viên Đảng Tự do và Đảng Lao động đối với chính phủ đương thời. Họ tỏ thái độ riêng của họ đối với sự kiện một cách quá rõ ràng. Hiện nay họ phải tỏ một thái độ trung thực hơn.

        Trong tháng 3 tôi cùng ông Eden và khoảng ba chục đảng viên bảo thủ đưa ra một nghị quyết về một chính phủ liên hiệp. Trong mùa hè, ở trong nước có một sự khuấy lên đáng kể ủng hộ nghị quyết này, hoặc ít nhất là việc đưa tôi và ông Eden vào trong nội các. Ngài Stafford Cripps, trong tư thế độc lập của mình, rất lo buồn về nguy cơ của quốc gia. Ông ta đến gặp tôi và các Bộ trưởng khác, và yêu cầu lập ra cái mà ông gọi là "Chính phủ của mọi đảng phái". Tôi không thể làm được gì hết; nhưng ông Stanley - Bộ trưởng Thương mại - rất xúc động. Ông ta viết cho Thủ tướng nói là ông nhường cơ quan mình nếu điều đó tạo thuận lợi cho việc tái thiết. Ông Chamberlain bằng lòng với 1 sự xác nhận chính thức.

        Từng tuần lễ trôi qua, hầu hết các báo đi đầu là tờ Daily Telegraph và được tờ Manchester Guardian nhân thêm, đều phản ánh sự bột phát dư luận này. Tôi ngạc nhiên trước luận điệu lặp đi lặp lại hàng ngày trên báo chí. Hàng ngàn biểu ngữ khổng lồ được trưng bày nhiều tuần liên tục tại khu quảng cáo nội đô với khẩu hiệu "Churchill phải quay trở lại". Hàng chục thanh niên nam nữ tình nguyện đeo các khẩu hiệu tương tự trên vai diễu hành qua lại trước Hạ viện. Tôi không dính dáng gì với các hình thức khuấy động này, nhưng chắc chắn là nếu được mời, tôi chắc chắn phải tham gia chính phủ. Ở đây, một lần nữa, vận may của tôi đúng vững và các cái khác còn lại vận động theo một trình tự lôgic tự nhiên và khủng khiếp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:23:56 am »

         
16.

Ở NGƯỠNG CỬA

        Chúng tôi tới thời kỳ mà mọi mối quan hệ giữa Anh và Đức đã cáo chung. Dĩ nhiên, giờ đây chúng tôi biết là chẳng bao giờ  có mối quan hệ trung thực giữa hai nước từ khi Hitler lên nắm quyền, ông ta chỉ hi vọng thuyết phục, hoặc dọa nạt Anh để cho mình được rảnh tay ở Đông Âu, và ông Chamberlain đã nuôi hi vọng xoa dịu và cải biến Hitler, đưa ông ta đến chỗ hòa mục. Tuy nhiên, thời điểm đã đến khi mà các ảo vọng của chính phủ Anh bị xua tan. Nội các, sau hết, cũng phải nhận ra Đức Quốc xã là hiện thân của chiến tranh, và Thủ tướng đưa ra những đảm bảo cũng như sự kết giao đồng minh từ mọi hướng con mở, bất kể liệu chúng ta có thể viện trợ hữu hiệu cho các nước hữu quan hay không. Bên cạnh đảm bảo cho Ba Lan, chúng tôi đảm bảo thêm cho Hi Lạp và Rumani và ngoài hai nước này ra còn có một liên minh với Thổ Nhĩ Kỳ.

        Giờ đây chúng tôi phải nhớ lại tâm giấy đáng buồn mà ông Chamberlain đã lấy được chữ ký của Hitler tại Munich, tấm giấy mà ông ta vẫn phất cao một cách thắng lợi trước đám đông khi ông nêu ra hai mối liên hệ mà ông cho là có được giữa mình và Hitler, giữa Anh - Đức. Việc thôn tính nước Tiệp Khắc đã phá hủy mối liên hệ thứ nhất; ngày 28/4 Hitler gạt bỏ mối liên hệ thứ hai. Ý cũng hủy bỏ Hiệp ước bất xâm phạm Đức - Ba Lan.

        Chính phủ Anh phải cấp tốc xem xét những hệ lụy thực tế của sự đảm bảo cho Ba Lan và Rumani. Các sự đảm bảo nói trên đều không có giá trị gì về quân sự, trừ trường hợp trong khuôn khổ một sự thỏa thuận chung với Nga. Do đó, thì cuối cùng đàm phán về chủ đề nay bắt đầu diễn ra tại Matxcova ngày 15/4 giữa Đại sứ Anh và ông Litvinov. Căn cứ vào cách lâu nay người Nga được nhìn nhận và đối xử, nên giờ đây cũng không hi vọng gì được nhiều ở họ. Tuy vậy, ngày 16/4 họ đưa ra một đề nghị chính thúc (văn bản không được công bố) thành lập một mặt trận thống nhất tương trợ giữa Anh, Pháp và Liên Xô.

        Ngoài ra, Tam cường này, cộng thêm Ba Lan, nếu có thể được phải đảm bảo cho các quốc gia ở Trung và Đông Âu đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược từ phía Đức. Vật cản đối với một sự thỏa thuận như vậy là ở chỗ các nước có chung biên giới hoảng sợ việc tiếp nhận viện trợ của Liên Xô dưới dạng quân đội Xô Viết kéo qua lãnh thổ của họ để bảo vệ họ, chống lại người Đức và nhân thể sát nhập họ vào hệ thống Xô Viết Cộng sản mà họ là những người chống đối kịch liệt nhất. Ba Lan, Rumani, Phần Lan và ba quốc gia Baltic không biết trong hai cái Đức xâm lược và Nga cứu nguy cái nào đáng sợ hơn. Chính sự lựa chọn khủng khiếp nay đã làm tê liệt chính sách của Anh và Pháp.

        Tuy nhiên, không thể nghi ngờ gì được, ngay cả dưới ánh sáng của những sự kiện sau này, là Anh và Pháp đã phải chấp nhận đề nghị của Nga, tuyên bố đồng minh ba bên và để các nước trong khối đồng minh cùng có một kẻ thù chung, tự sắp xếp một phương pháp có thể làm cho đồng minh này có hiệu quả trong trường hợp có chiến tranh. Trong những trường hợp như vậy, có một tâm trạng phổ biến khác. Các đồng minh trong chiến tranh thường dành cho yêu cầu của nhau nhiều thuận lợi, mọi thủ đoạn trong thời chiến coi là ghê tởm thì nay đều được hoan nghênh. Trong một đại đồng minh như kiểu có thể được thành lập, thì một nước đồng minh không dễ gì vào được lãnh thổ của một nước trong phe trừ phi được mời vào.

        Nhưng ông Chamberlain và Bộ Ngoại giao bị rối rắm trước cái điều bí hiểm, khó hiểu này khi các sự kiện ở thời điểm này xảy ra một cách dồn dập và với một khối lượng lớn như vậy, thì đi từng bước một là điều khôn ngoan: Việc Anh, Pháp và Nga đồng minh với nhau có thể làm cho nước Đức năm 1939 hoảng sợ và không ai có thể chứng minh rằng chiến tranh là có thể tránh được. Thời điểm của bước thứ hai là khi thế mạnh đã ở bên phía các nước đồng minh thì hoạt động ngoại giao của mình, đồng minh có thể lấy lại được thế chủ động. Hitler không dám tiến hành chiến tranh trên hai mặt trận, điều mà ông ta lên án sâu sắc cũng như không chịu đựng nổi sự đánh trả. Tiếc là đã không đẩy Hitler vào tình thế khó khăn này, một tình thế có thể làm cho ông ta mất mạng. Các chính khách không được kêu gọi chỉ để giải quyết những vấn đề dễ dàng. Những vấn đề này luôn luôn tự nó được giải  quyết. Nơi nào mà cán cân không ổn định và tương quan lực lượng còn ở trạng thái không rõ ràng, thì nơi đó xuất hiện các cơ hội cho những quyết định cứu vãn thế giới. Chúng ta đã lâm vào cảnh hãi hùng của năm 1939 thì vấn đề sống còn là phải bám chắc lấy phần hy vọng lớn hơn. Ví dụ, nếu sau khi nhận được đề nghị của Nga, ông Chamberlain trả lời là: "Đồng ý - Ba chúng ta cùng hợp sức bẻ gẫy Hitler" hoặc những ngôn từ tương tự thì Quốc hội có lẽ đã thông qua, Staline có lẽ đã thông cảm và lịch sử có lẽ đã đi theo một hướng khác - ít nhất thì lịch sử đã không thể đi vào con đường tồi tệ.

        Thay vào đó là một sự im lặng kéo dài trong khi các biện pháp nửa vời và các thỏa hiệp đúng đắn đang được chuẩn bị... Sự chậm trễ này ảnh hưởng tai hại đến Litvinov. Cố gắng cuối cùng của ông nhằm đưa các vấn đề đến một quyết định dứt khoát với các cường quốc phương tây được coi như là đã thất bại. Uy tín của chúng ta rất thấp, cần có một chính sách ngoại giao hoàn toàn khác cho sự an toàn của nước Nga và phải tìm ra được người đề xuất. Ngay 3/5 Matxcơva công khai thông báo là M.Litvinov thôi giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao theo yêu cầu của ông ta và Thủ tướng Molotov sẽ kiêm nhiệm chức vụ này. M.Litvinov, một người Do Thái lỗi lạc, một đối thủ mà Đức nhằm vào, giờ đây đã bị quẳng ra một bên như một công cụ bị gẫy, mà không được phép có một lời giải thích nào, bị vứt từ sân khấu thế giới vào bóng tối với một khẩu phần đạm bạc và bị cảnh sát giám sát. Molotov, người ít được nước ngoài biết đến trở thành Bộ trưởng Ngoại giao cùng cánh và thân cận nhất của Staline, không bị vướng vào các lời tuyên bố phiền toái trước đây, và tách khỏi không khí của Hội Quốc Liên, ông ta có thể di chuyển theo bất cứ hướng nào mà sự tự vệ có lợi cho nước Nga. Trên thực tế, chỉ có một con đường duy nhất mà giờ đây chắc ông ta phải đi. Ông ta luôn luôn ủng hộ một sự dàn xếp với Hitler. Chính phủ Xô Viết, từ vụ Munich và từ nhiều cái khác nữa, tin rằng cả Anh và Pháp không ai muốn chiến đấu trừ phi bị tấn công và như vậy thì không phải là tốt lắm. Cơn bão được tích tụ sắp sửa nổ ra. Nước Nga phải tự lo cho mình.

        Việc đảo ngược chính sách một cách không bình thương và mạnh mẽ của Nga là một sự thay đổi hoàn toàn và kỳ lạ chỉ có thể có trước ở các quốc gia có chế độ độc tài. Cách đây chưa đầy hai năm, các nhà lãnh đạo quân đội Nga và hàng vạn tướng lĩnh có tài nhất đã bị khử chỉ vì đã có những khuynh hướng mà ngày nay đã trở thành chấp nhận được đối với một dúm người không yên tâm trong điện Kremli. Chủ nghĩa thân Đức là điên rồ và phản bội. Giờ đây, trong chốc lát, điều đó đã trở thành chính sách của nhà nước, và thảm họa sẽ đến một cách cơ học với bất cứ ai dám có ý kiến cũng như luôn luôn tới với những ai chậm trở mình để thích ứng.

        Đối với nhiệm vụ trong tay, không ai có thể sánh được với tân Bộ trưởng Ngoại giao về mặt thích hợp hoặc trang bị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:26:02 am »


*

        Người mà giờ đây Staline đưa ra làm Bộ trưởng Ngoại giao có một gương mặt mà chính phủ Anh và Pháp thời đó không rõ, cần được phác họa. Vyacheslav Molotov là người có tài năng xuất chúng và tàn bạo một cách lạ lùng. Ông đã sống sót qua các rủi ro và thử thách đáng sợ, các thử thách mà các lãnh tụ Bônsêvích đã phải trải qua trong các năm thắng lợi của cách mạng. Ông đã sống và thành công trong một xã hội mà những mưu đồ thiên hình vạn trạng thường đi kèm với sự đe dọa thường xuyên về thanh toán cá nhân. Cái đầu có dáng một viên đạn đại bác? Bộ ria đen, đôi mắt thông minh, khuôn mặt chữ điền, thái độ rất điềm tĩnh, ăn nói khôn khéo, tất cả là những biểu hiện thích hợp của đức tính và kỹ xảo của ông ta. Ông hơn tất cả mọi người khi giữ vai trò tay sai và công cụ của một chính sách thuộc một bộ máy không thể lường trước được. Tôi chỉ gặp ông ta trên các điều kiện bình đẳng tại các nơi dành cho các cuộc họp giữa các bên đối kháng nhau trong đó đôi khi có xuất hiện một tâm trạng hóm hỉnh, hoặc tại các bữa tiệc trong đó ông ta liên tục nâng cốc chúc một cách lịch sự theo quy ước hoặc chẳng có ý nghĩa gì. Tôi chưa bao giờ thấy có người nào đại diện một cách hoàn hảo cho quan niệm hiện đại về người máy hơn ông ta. Tuy nhiên với tất cả nhũng cái trên, vẫn con có một nhà ngoại giao có vẻ biết điều và thật sự hào nhoáng. Tôi không thể nói được ông ta là người thế nào đối với người dưới quyền. Qua các cuộc hội thoại được ghi lại, có thể thấy được ông là người thế nào đối với Đại sứ Nhật Bản trong những năm sau hội nghị Teheran khi mà Staline hứa sẽ tấn công Nhật Bản ngay khi quân Đức bị đánh bại. Các cuộc phỏng vấn tế nhị, tìm hiểu, gây khó chịu, cuộc này nối tiếp cuộc kia, được tiến hành một cách đàng hoàng đạt mức hoàn hảo, với một mục đích khó hiểu, và một sự đứng đắn, nhã nhặn theo nghi thúc. Không bao giờ có sơ hở, không bao giờ có một hành động không cần thiết. Nụ cười giá lạnh xứ Sibêri, ngôn từ đắn đo và khôn ngoan, thái độ khả ái, tất cả những cái nay kết hợp với nhau tạo ông thành một người hoàn hảo của chính sách Xô Viết trong một thế giới đầy chết chóc này. Thư từ trao đổi qua lại với ông ta về các vấn đề tranh cãi luôn luôn là vô bổ và nếu đẩy xa hơn nữa, sẽ kết thúc bằng các việc nói sai sự thật hoặc thóa mạ. Thí dụ: Duy nhất có một lần hình như tôi nhận được một sự phản công, tự nhiên, nhân bản. Đó là vào mùa xuân 1942, khi ông ta ghé lại nước Anh trên đường từ Mỹ về. Ông ta đã ký hiệp ước Anh - Xô và sắp sửa đáp chuyến bay nguy hiểm về nước. Tại cửa nhìn ra vườn của Bộ Ngoại giao Anh, mà chúng tôi sử dụng khi cần giữ bí mật, tôi nắm chặt tay ông ta và hai người nhìn thẳng vào mặt nhau. Đột nhiên, ông tỏ ra rất xúc động. Trong hình ảnh này con người thực xuất hiện. Ông ta đã nắm chặt tay tôi không kém. Chúng tôi xiết chặt tay nhau một cách im lặng. Nhưng rồi chúng tôi cùng đứng bên nhau, và cả hai đều là đối tượng của cái sống hoặc cái chết. Quanh năm ngày tháng, ông sống trong nguy cơ của sự tàn phá, và đổ nát sắp rơi xuống đầu ông hoặc do ông mang đến cho người khác. Bộ máy Xô Viết chắc chắn là đã tìm thấy ở Molotov một đại diện có khả năng và đặc trưng về nhiều mặt luôn luôn là một đảng viên trung thành và một đồ đệ của chủ nghĩa Cộng sản. Tôi thật là hạnh phúc biết bao khi đến cuối đời không bị những căng thẳng dằn vặt mà ông ta phải gánh chịu; tốt hơn là đừng sinh ra đời làm gì. Trong việc điều hành công tác ngoại giao, Mazarin, Talleyrand, Metternich sẽ hoan nghênh ông cùng đúng trong hàng ngũ họ nếu có một thế giới khác mà người Bôn-sê-vích tự cho phép mình tham gia.

        Kể từ khi trở thành Bộ trưởng Ngoại giao, Molotov chủ trương dàn xếp với Đức có hại cho Ba Lan. Các cuộc đàm phán của phía Nga với Anh được tiến hành chậm chạp, uể oải và ngày 19/5, toàn bộ vấn đề được đưa ra trước Hạ viện. Cuộc tranh luận ngắn và nghiêm túc thực chất được giới hạn trong phạm vi lãnh tụ các đảng và các cựu Bộ trưởng có uy tín. Lloyd, George, Eden và tôi nhấn mạnh với chính phủ sự bức xúc phải tiến hành ngay với Nga một cuộc dàn xếp có tính chất qui mô và trên cơ sở bình đẳng. Thủ tướng trả lời, và lần đầu tiên cho chúng tôi biết quan điểm của mình đối với đề xuất của phía Liên Xô. Thái độ ứng xử của ông ta là lạnh lùng và thực chất là coi thường và có vẻ thiếu bình đẳng như là đã thể hiện trong việc gạt bỏ các đề nghị của Roosevelt một năm trước đây. Attlee, Sinclair và Eden nói những nét đại thể về nguy cơ sắp xảy ra và sự cần thiết phải liên minh với Nga. Khó có thể nghi ngờ là giờ đây tất cả cái đó đã quá chậm. Những cố gắng của chúng tôi đã tiến tới điểm bế tắc gần như không thể tháo gỡ được. Các chính phủ Ba Lan và Rumani chấp nhận sự đảm bảo của Anh, nhưng lại không sẵn sàng để chấp nhận một việc tương tự như vậy từ phía chính phủ Nga. Một thái độ tương tự như vậy cũng có ở vùng chiến lược quan trọng - đó là các nước vùng Baltic. Chính phủ Xô Viết nói rõ là họ sẽ chỉ tham gia một hiệp ước hỗ tương nếu Phần Lan và các nước vùng Baltic là đối tượng của một sự đảm bảo tổng quát. Giờ đây bốn nước này từ chối, và vì khiếp sợ, sẽ vẫn từ chối điều kiện bảo đảm đó trong một thời gian dài. Phần Lan và Esthonia thậm chí khẳng định sẽ coi một sự đảm bảo đối với họ mà không được họ chấp nhận là một hành động xâm lược. Ngày 7/6, Esthonia và Latvia ký một hiệp ước không xâm lược với Đức. Như vậy Hitler thâm nhập một cách dễ dàng vào công sự phòng thủ cuối cùng của một liên minh chậm trễ và không dứt khoát chống lại y.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:26:21 am »


        Mùa hè tiến tới, những sự chuẩn bị cho chiến tranh trực tiếp trên khắp Âu Châu và các thái độ của các nhà ngoại giao, các diễn văn của các chính trị gia và ước mong của loài người hàng ngày ít được coi trọng, những cuộc điều động quân sự của Đức hình như báo trước việc dùng vũ lục để giải quyết tranh chấp với Ba Lan về Danzig là bước tiên khởi của việc tấn công vào chính nước Ba Lan. Ngay 10/6 Chamberlain phát biểu trước quốc hội về sự lo lắng của mình, và lặp lại ý định đứng về phía Ba Lan nếu nền độc lập của nước này bị đe dọa. Trên tinh thần tách rời khỏi sự việc, chính phủ Bỉ, dưới ảnh hưởng lớn của nhà vua, ngày 23 thông báo là họ phản đối việc đàm phán cấp Tham mưu trưởng với Anh và Pháp, và Bỉ có ý định duy trì một nền trung lập tuyệt đối. Ngọn triều các sự kiện kéo theo việc siết chặt hàng ngũ giữa Anh và Pháp, cũng thoải mái như ở nhà mình. Trong tháng bảy có sự đi lại dồn dập giữa Paris và Luân Đôn. Lễ kỷ niệm ngày quốc khánh Pháp (14/7) là một dịp để phô bày sự liên kết Anh - Pháp. Tôi được Chính phủ Pháp mời tham dự cảnh tượng huy hoàng này.

        Khi tôi rời sân bay Le Bourget sau cuộc diễu hành, tướng Gamelin gợi ý tôi phải đi thăm mặt trận Pháp. Ông ta nói: "Ông chưa bao giờ xem khu vực Rhine. Vậy tháng 8 ông nên đến đó, tôi sẽ đưa ông đi xem mọi cái". Sau đó một kế hoạch được vạch ra và ngày 15/8 tướng Spears và tôi được tướng Georges, bạn thân của Gamelin tư lệnh lục quân vùng đông bắc và là người có thể kế vị Bộ Tư lệnh tối cao chào đón. Tôi rất thích thú được gặp người tướng rất có tài năng và dễ chịu này, và trong 10 ngày tiếp theo cùng với ông ta xem xét các vấn đề quân sự, gặp gỡ Gamelin, người cũng đang thị sát một số điểm tại khu vực này của mặt trận.

        Bắt đầu từ góc sông Rhine gần Lauterbourg, chúng tôi đi xuyên qua toàn khu vực tới biên giới Thụy Sĩ. Ở nước Anh, như là vào năm 1914, người dân thoải mái đi nghỉ và chơi với con cái trên bãi cát. Nhưng ở đây, dọc sông Rhine có một thứ ánh sáng chói chang khác. Tất cả các cầu bắc tạm bợ qua sông đều được dẹp lại hoặc về phía bờ bên này, hoặc phía bờ bên kia. Các cầu vĩnh cửu đều được canh gác cẩn mật và đặt mìn. Các sĩ quan tin cẩn được bố trí ngày đêm tại đây để ấn nút mìn phá cầu khi có lệnh. Con sông lớn phình ra do tuyết trên dãy núi Alpine tan ra đổ xuống, uốn khúc theo một dòng nước chảy cuồn cuộn đen ngòm. Các tiền đồn Pháp với những công sự đào xuống đất để đặt súng trường giữa các lùm cây. Hai hoặc ba người trong bọn tôi có thể đi đến tận bờ sông, nhưng người ta nói là không nên để lộ bất cứ cái gì giống như là mục tiêu. Ở phía xa hơn cách 300 thước Anh, có thể nhìn thấy những người Đức với cuốc chim và xẻng đang thong thả lao động tại các điểm bố phòng. Toàn bộ dân chúng vùng bờ sông của Strasbourg đã sơ tán. Tôi đúng trên cầu một lúc và quan sát một vài chiếc hơi chạy qua cầu. Hai bên đầu cầu diễn ra việc kiểm tra kỹ lưỡng các hộ chiếu và giấy chứng nhận. Ở đây trạm kiểm tra của Đức cách trạm kiểm tra của Pháp khoảng hơn 100 thước Anh. Không có giao dịch giữa họ với nhau. Tuy vậy, Châu Âu vẫn có hòa bình. Không có tranh chấp giữa Đức và Pháp. Dòng sông Rhine vẫn trôi, cuộn xoáy, lúc nhanh lúc chậm với tốc độ 6-7 dặm một giờ. Một hoặc hai xuồng có đám con trai ngồi phóng trên mặt sông. Tôi không trở lại sông Rhine cho tới tháng 3/1945, nghĩa là 5 năm sau, khi tôi vượt sông trên một chiếc tàu nhỏ cùng với Thống chế Montgomery. Nhưng là ở gần Wesel, xa hơn về phía bắc.

        Điều đặc biệt mà tôi học được qua chuyến thăm của tôi là sự chấp nhận hoàn toàn thế phòng ngự nó quán triệt các ông chủ Pháp có trách nhiệm cao nhất của tôi và buộc tôi phải chấp nhận không thể cưỡng lại. Trong khi nói chuyện với các sĩ quan rất có tài năng này của Pháp, người ta có cảm giác là người Đức mạnh hơn, là nước Pháp không còn có sinh lực để tổ chúc một cuộc phản công lớn. Nước Pháp sẽ chiến đấu để tồn tại -  chỉ có thế thôi! Còn có chiến lũy Siegfried với hỏa lực gia tăng của vũ khí hiện đại. Tôi ớn đến tận xương sự khủng khiếp của các trận tấn công Somme và Passchendaele. Tất nhiên so với thời điểm Munich, người Đức đã mạnh hơn rất nhiều. Chúng ta không rõ những lo âu sâu sắc đã dày vò Bộ Tư lệnh của họ. Chúng ta đã tự cho phép mình, về mặt thể chất cũng như tâm lý, sa vào một điều kiện mà không một người nào có tinh thần trách nhiệm - và đến điểm này tôi không có trách nhiệm gì hết - có thể hành động trên cơ sở mình cho là đúng - và đúng thật - là chỉ có 42 sư đoàn Đức được trang bị và huấn luyện dở dang bảo vệ một tuyến dài từ Biển Bắc đến Thụy Sĩ. Con số này là so sánh với 13 sư đoàn vào thời điểm sự kiện Munich.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:26:44 am »


*

        Trong những tuần lễ cuối cùng, tôi có cái lo là chính phủ Hoàng gia, mặc dầu có sự bảo đảm của chúng tôi, sẽ chùn lại không lâm chiến với Đức trong trường hợp Ba Lan bị Đức tấn công. Không nghi ngờ gì ở thời điểm này, ông Chamberlain đã quyết tâm đi đến một quyết định mặc dầu là cay đắng. Nhưng tôi lại không hiểu ông nhiều như là sau đó một năm. Tôi sợ rằng Hitler có thể đưa ra một trò bịp về một hoạt động mới chưa từng có, hoặc về một vũ khí bí mật có thể gây khó khăn hoặc như đánh đố một nội các đã bị quá tải về công việc. Thỉnh thoảng giáo sư Lindemann nói chuyện với tôi về năng lượng nguyên tử. Do đó tôi yêu cầu ông ta cho tôi biết tình hình trong lĩnh vực này như thế nào và sau khi hội thoại với ông tôi viết bức thư dưới đây cho Kingsley Wool, Quốc vụ khanh về hàng không, người mà tôi có quan hệ khá thân mật.

        Một vài tuần trước đây, một trong những tờ báo "Ngày Chủ Nhật" trang trọng đưa một câu chuyện về một khối năng lượng khổng lồ có thể có được từ Uranium thông qua một chuỗi qui trình mới được tìm ra gần đây khi loại nguyên tử đặc biệt này bị neutron phá vỡ. Mói đầu thì điều này có thể báo trước sự xuất hiện nhiều chất nổ mới có sức tàn phá lớn, vì vậy điều quan trọng là phải nhận thức được là không có nguy cơ gì về sự khám phá nay sẽ đem lại những kết quả khả dĩ ứng dụng được trên qui mô to lớn trong nhiều năm, cho dù giá trị về mặt khoa học và có thể cuối cùng là tầm quan trọng về mặt thực tiễn của nó to lớn như thế nào đi chăng nữa.

        Có những chỉ dẫn là những câu chuyện sẽ được truyền bá với dụng ý, khi sự căng thẳng quốc tế đạt điểm cao về việc ứng dụng qui trình này để sản xuất ra một loại chất nổ mới khủng khiếp có thể xóa sạch thành phố Luân Đôn. Chắc chắn là Đạo quân thứ 5 thông qua sự đe dọa này sẽ tìm cách buộc chúng ta phải chấp nhận một sự đầu hàng nữa. Vì lý do này, cần thiết phải nói rõ tình thế đích thực.

        ... Việc lo sợ sự khám phá mới của ông ta đã cung cấp cho Đức Quốc xã một chất nổ khủng khiếp mới, bí mật, dùng để tiêu diệt kẻ thù, rõ ràng là không có cơ sở. Những lời nói bóng gió đen tối chắc chắn sẽ được thốt ra và những lời đồn đại kinh khủng sẽ không ngót được truyền bá, nhung người ta hy vọng là không ai bị mắc bẫy cả. Thật đặc biệt khi dự báo nay trở thành chính xác. Và cũng không phải là người Đức đã tìm ra con đường. Thực vậy họ đi theo một con đường sai, và thực tế họ đã từ bỏ việc tìm kiếm bom nguyên tử để chuyển sang hỏa tiễn và phi cơ không người lái vào thời điểm mà Tổng thống Roosevelt và tôi đã có quyết định và đi tới những thỏa thuận đáng ghi nhớ về sản xuất bom nguyên tử trên qui mô lớn. Các quyết định và thỏa thuận này sẽ được mô tả ở đúng vị trí của chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:37:58 am »


*

        Ngày 7/7 Mussolini nói với Đại sứ Anh là "báo cho ông Chamberlain biết nếu Anh Quốc sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Ba Lan thì Ý sẽ chiến đấu cùng với đồng minh của mình là Đức". Nhưng ở hậu trường thì thái độ ông ta là ngược lại. Trên hết ông ta tìm cách củng cố quyền lợi của mình ở Địa Trung Hải và Bắc Phi, gặt hái những kết quả của việc Ý can thiệp vào Tây Ban Nha và nuốt trôi Albania. Ông ta không thích bị kéo vào một cuộc chiến tranh ở Châu Âu để Đức chiếm Ba Lan. về những lời khoe khoang của ông trước công chúng, hơn ai hết ông biết rõ thế mong manh của Ý về quân sự và chính trị. Ông muốn nói đến chiến tranh năm 1942, nếu Đức cung cấp vũ khí, trang bị, nhưng năm 1939 - thì không!

        Trong khi súc ép đối với Ba Lan tăng lên trong mùa hè, Mussolini quay sang ý nghĩ lặp lại vai trò trung gian của mình về Munich và gọi tới một Hội nghị về hòa bình thế giới. Hitler gạt ngay những ý nghĩ đó. Trong tháng 8, Hitler nói rõ cho Ciano biết là ông ta có ý định giải quyết với Ba Lan, là ông ta buộc phải đánh nhau với cả Anh và Pháp và ông ta muốn Ý cùng vào cuộc. Ông nói: " Nếu Anh giữ lại trong nước các lực lượng  cần thiết, thì quá lắm cũng chỉ có thể đưa sang Pháp hai sư đoàn bộ binh và một sư đoàn cơ giới, còn lại thì có thể cung cấp một số ít biên đội oanh tạc cơ nhưng hầu như không có bất cứ phi cơ chiến đấu nào vì không quân Đức sẽ đột ngột tấn công Anh và như vậy Anh rất cần phi cơ chiến đấu để tự bảo vệ", về Pháp ông ta nói sau khi tiêu diệt xong Ba Lan - việc này không lâu - Đức có thể tập trung hàng trăm sư đoàn dọc theo bức tường phía Tây do đó Pháp buộc phải tập trung toàn bộ lực lượng hiện có ở các thuộc địa, ở biên giới Ý và các nơi khác trên chiến tuyến Maginot để chiến đấu một mất một còn. Sau những cuộc trao đổi này, Ciano buồn rầu trở về báo cáo với chủ của mình, người mà ông thây đã nhận thức sâu sắc được ý chí chiến đấu của các chế độ dân chủ, và thậm chí càng quyết tâm đứng ngoài cuộc chiến tranh.

*

        Giờ đây các chính phủ Anh và Pháp có cố gắng mới để đi đến một sự dàn xếp với Nga Xô Viết. Người ta đã quyết định gửi một đặc phái viên đến Matxcơva. Eden, người đã có những tiếp xúc bổ ích với Staline vài năm trước đây, tình nguyện đi. Thủ tướng không chấp nhận sự tình nguyện khảng khái này. Ngày 12/6, Strang, một quan chức có khả năng nhưng không có uy tín gì đặc biệt bên ngoài Bộ Ngoại giao, được giao phó nhiệm vụ rất quan trọng nay thay cho Eden. Đây lại là một sai lầm nữa. Việc cử một người với gương mặt tầm thường đến như vậy thực tế là một sự xúc phạm. Người ta nghĩ là không rõ ông ta có khả năng chọc thủng được cái vỏ ngoài của tổ chức Xô Viết hay không. Dù sao thì đã quá chậm trong mọi trường hợp. Nhiều việc đã xảy ra từ khi Maisky được phái đến gặp tôi tại Chartwell hồi tháng 9/1938. Sự kiện Munich đã xẩy ra. Quân đội của Hitler đã có thêm một năm để trưởng thành. Các công binh xưởng Đức được tăng cường thêm các nhà máy Skoda hoạt động hết công suất. Chính phủ Liên Xô rất quan tâm đến Tiệp Khắc, nhưng nước Tiệp Khắc đã mất rồi. Ông Benes bị đi đày. Một Gauleiter Đức trị vì ở Praha.

        Mặt khác đối với Nga thì Ba Lan là một chùm vấn đề lâu đời về chính trị và chiến lược hoàn toàn khác. Cuộc gặp gỡ lớn lần chót là trận đánh Vácsava năm 1920 khi các đạo quân Bônsêvích do Kamieniev chỉ huy bị đẩy lui bởi Pilsudski có sự giúp đỡ ý kiến của Weygand và của phái đoàn Anh do huân tước Lord d’Abem cầm đầu, và sau đó là sự hận thù đẫm máu. Trong tất cả các năm đó, Ba Lan là mũi lao nhọn chống Bônsêvích, tay trái thì bắt tay và ủng hộ các nước Baltic, tay phải thì vào thời điểm sự kiện Munich, góp phần vào việc cướp phá nước Tiệp. Chính phủ Xô Viết biết chắc là Ba Lan căm ghét họ và Ba Lan cũng không có súc để chịu nổi sự tấn công dữ dội của Đức. Tuy nhiên họ cũng thấy rất rõ nguy cơ của chính mình, cũng như là cần phải có thời gian để sửa chữa tổn thất lớn trong các Bộ Tư lệnh quân đội. Trong tình hình như vậy, triển vọng về sứ mệnh của ông Strang không phải là dồi dào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2019, 11:31:18 pm »


        Các cuộc đàm phán xoay quanh việc Ba Lan và các nước Baltic không muốn được người Xô Viết cứu họ khỏi tay người Đức, và vì vậy đàm phán dẫm chân tại chỗ. Suốt tháng 7, các cuộc tranh luận được tiếp tục một cách lừng chừng và sau chót chính phủ Xô Viết đề nghị các cuộc trao đổi phải được tiếp tục trên cơ sở quân sự với các đại diện của Pháp và Anh. Vì vậy, chính phủ Anh cử đô đốc Drax cùng đi đến Matxcova với một phái bộ vào ngày 10/8. Các sĩ quan nay không có ủy nhiệm bằng văn bản để đàm phán. Phái bộ Pháp do tướng Doumenc dẫn đầu. Phía Nga do Thống chế Voroshilov chủ trì. Giờ đây chúng tôi biết là cùng thời gian này, chính phủ Nga đồng ý cho một nhà đàm phán Đức vào Matxcơva. Hội nghị quân sự này tan vỡ khi Ba Lan và Rumani từ chối không để cho quân đội Nga đi qua lãnh thổ của mình. Thái độ của Ba Lan là "Với người Đức, chúng tôi có nguy cơ mất tự do; với người Nga chúng tôi có nguy cơ mất phần hồn"1.

        Tháng 8/1942, tại điện Kremli, vào những giờ đầu buổi sáng, Staline cho tôi biết một khía cạnh của lập trường Xô Viết. "Chúng tôi có cảm giác" - Staline nói - "Là chính phủ Anh và Pháp không quyết định tham chiến nếu Ba Lan bị tấn công, nhưng họ hy vọng là một sự thống nhất về ngoại giao giữa các nước Pháp - Anh - Nga sẽ ngăn chặn được Hitler. Chúng tôi chắc là không được". Staline hỏi: "Nước Pháp sẽ đưa ra bao nhiêu sư đoàn để chống lại việc Đức động viên?". Câu trả lời là "Khoảng 100". Rồi ông lại hỏi: "Nước Anh sẽ đưa ra bao nhiêu?". Câu trả lời là: "Hai hay hơn hai sau đó" Stalin nhắc lại: "À, hai và hơn hai sau đó". Ông ta hỏi: "Ông có biết chúng tôi phải đưa bao nhiêu sư đoàn ra mặt trận Nga nếu chúng tôi phải tiến hành chiến tranh với Đức?" tạm ngừng một lúc. "Trên ba trăm". Tôi không được cho biết thời điểm và đối tượng của cuộc đối thoại này. Phải nhận đây là một cơ sở vững chãi, nhưng bất lợi cho Strang của Bộ Ngoại giao.

        Stalin và Molotov cho là vì mục đích mặc cả, cần phải giấu kín ý đồ của họ cho đến thời điểm cuối cùng có thể được. Molotov và các người dưới quyền tỏ ra có tài đánh lừa trong các cuộc tiếp xúc với cả hai phía. Vào buổi tối ngày 19/8, Staline thông báo Bộ Chính Tri về ý định của ông muốn ký một hiệp ước với Đức. Ngày 22 tháng 8, phía Đồng minh không tìm thấy thông chế Voroshilov cho đến tận buổi tối. Ngày hôm sau, Ribbentrop đến Matxcova. Trong một hiệp ước bí mật, Đức tuyên bố không có ý đồ chính trị gì đối với Latvia, Esthonia và Phần Lan, nhưng coi Lithuania nằm trong phạm vi ảnh hưởng của mình. Một đường giới tuyến được vạch ra cho sự chia cắt Ba Lan. Trong các nước Baltic, Đức chỉ có yêu sách về quyền lợi kinh tế. Hiệp ước bất xâm phạm và hiệp ước bí mật được ký muộn vào đêm 23/82.

        Mặc dầu tất cả cái đó được ghi một cách khách quan trong chương này, chỉ có chủ nghĩa cực quyền độc tài ở cả hai nước mới có thể chịu nổi sự kinh tởm của một hành động không bình thường chút nào như vậy. Vấn đề là liệu Hitler hay Staline có ghê tởm điều đó không, cả hai người đều biết rằng nó chỉ là một thủ đoạn nhất thời. Sự đối kháng giữa hai đế quốc và hai chế độ là một mất một còn, chắc chắn Staline cảm thấy Hitler sẽ bớt ý tưởng bất cộng đới thiên với Nga hơn sau 1 năm chiến tranh với các cường quốc phương Tây. Hitler đi theo phương pháp "Mỗi lần giải quyết một việc". Việc một hiệp ước như vậy được ký kết nói lên sự thất bại hoàn toàn của Anh và Pháp trên mặt chính sách ngoại giao trong nhiều năm. Về phía Xô Viết, phải nói cái cần thiết nhất của họ là giữ cho được quân Đức triển khai càng lùi về phía Tây bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, để họ có thêm thời gian tập hợp lực lượng từ khắp nơi trên đế quốc bao la của họ. Họ đã chôn sâu trong đầu sự thất bại của quân đội họ năm 1914, trong việc lao lên phía trước để tấn công quân Đức khi mới huy động được một phần lực lượng của mình. Nhưng ngày nay biên giới của họ nằm xa về phía Đông biên giới của cuộc chiến tranh trước. Họ phải chiếm đóng các nước Baltic và một bộ phận lớn lãnh thổ Ba Lan bằng vũ lục hoặc bằng gian lận trước khi họ bị tấn công. Nếu chính sách của họ là tàn bạo, thì giờ đây nó cũng rất thực tế.

        Ghi lại các điều kiện của hiệp ước vẫn còn là việc đáng làm.

        "Hai bên ký kết tự buộc mình chấm dứt bất cứ hành động bạo lực nào, hành động xâm lược nào, và cuộc tấn công nào đối với bên kia hoặc do một mình hoặc cùng với các cường quốc khác".

------------------
        1. Trích trong "Nước Pháp đã cứu Châu Âu" của Paul Reynaud I. Trang 587.

        2. Hồ sơ Nuremberg.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 10:04:52 pm »

 
        Hiệp ước này có hiệu lực 10 năm; nếu không bị bên nào tỏ ý muốn chấm dứt 1 năm trước khi mãn hạn này, thì mặc nhiên hiệp ước có hiệu lực thêm 5 năm nữa. Một không khí vui mừng hớn hở và nhiều cuộc nâng cốc chúc tụng trong phòng hội nghị. Staline tự mình nâng cốc chúc Hitler như sau: "Tôi biết dân tộc Đức yêu quí Quốc trưởng của mình như thế nào, bởi vậy tôi phải nâng cốc chúc súc khỏe ông ấy". Một bài học có thể được rút ra từ tất cả những cái này, đó là sự đơn giản, rõ ràng. "Trung thực là chính sách tốt nhất". Nhiều ví dụ loại này sẽ được giới thiệu trong các trang sách này. Các gương mặt gian ngoan, các chính khách mắc sai lầm vì những tính toán quá chi tiết sẽ được nói đến. Nhưng đây là một ví dụ mang tính chất tín hiệu. Chỉ mới có 20 tháng trôi qua trước khi Staline và dân tộc Nga phải trả một cái giá khủng khiếp bằng sinh mạng của hàng chục triệu người. Nếu một chính phủ không có lương tâm nó có vẻ như luôn luôn được thuận lợi lớn và tự do hành động, nhưng "mọi việc sẽ lộ ra lúc cuối ngày và sẽ lộ ra nhiều hơn, thậm chí khi tất cả các ngày đều chấm dứt".

        Những tin tức buồn thảm đến với thế giới như một sự bùng nổ. Sự sợ hãi không có trong bất kể các cảm xúc nào mà chính phủ Anh có thể đã nếm trải. Chính phủ đã không chần chừ khi tuyên bố "Một sự kiện như vậy sẽ không còn cách nào ảnh hưởng đến nghĩa vụ của mình và chính phủ quyết tâm hoàn thành nghĩa vụ đó". Lập tức các biện pháp đề phòng được đề ra. Lệnh được truyền ra cho việc tập hợp pháo cao xạ và các nhóm công tác chủ chốt ở bờ bể cũng như cho sự bảo vệ các điểm yếu. Điện báo động được gửi tới chính phủ các nước tự trị và các thuộc địa. Ngừng tất cả các việc đi phép trong tất cả các quân, binh chủng chiến đấu. Bộ Tư lệnh Hải quân báo động cho các thương thuyền. Nhiều biện pháp khác được đề ra. Ngày 25/8, chính phủ Anh tuyên bố một hiệp ước chính thức với Ba Lan xác nhận việc bảo đảm đã được đưa ra. Với bước đi này, người ta hy vọng tạo ra một cơ may tốt nhất cho việc giải quyết bằng thương lượng trực tiếp giữa Đức và Ba Lan bất chấp sự việc là nếu không xong thì Anh sẽ đứng bên cạnh Ba Lan. Trên thực tế, Hitler đã lùi ngày D từ 25/8 đến 1/9 và đi vào đàm phán trục tiếp với Ba Lan như ý muốn của Chamberlain. Tuy nhiên mục đích của y không phải là đạt được một thỏa thuận với Ba Lan, mà để tạo cho chính phủ hoàng gia mọi cơ hội lẩn tránh nghĩa vụ bảo đảm. Ý nghĩ của họ cũng như của Quốc hội và các dân tộc là ở trên một bình diện khác. Đây là một điều kỳ lạ về người Anh, không thích thủ tục và không bị xâm lăng trong gần 1000 năm, là khi nguy hiểm tới gần, và thậm chí tăng lên, họ lại trở nên ít hoảng hốt; khi nó sắp xẩy ra họ không biết sợ gì hết. Những thói quen này đã dẫn họ đến chỗ hút chết đôi lần. Qua các văn bản trao đổi với Mussolini về điểm này, giờ đây Hitler thấy rằng, nếu y không đoán được trước điều này thì không thể dựa vào sự can thiệp quân sự của Ý nếu xảy ra chiến tranh. Có vẻ như tin tức từ phía Anh hơn là từ phía Đức đã giúp Mussolini biết được các quyết định cuối cùng. Ciano ghi trong nhật ký ngày 27/8: "Người Anh cho chúng ta biết văn bản về đề nghị của Đức, với Luân Đôn mà chúng ta hoàn toàn không được biết"1. Cái duy nhất mà Mussolini cần hiện nay là Hitler đồng ý để Ý được trung lập.

        Ngày 31/8 Hitler "phát lệnh số 1 về điều hành chiến tranh".

        1. Giờ dây mọi khả năng về chính trị dể giải quyết bằng phương pháp hòa bình một vấn đề rất nhức nhối mà nước Đức không chịu nổi ở biên giới phía Đông đã cạn kiệt, tôi đã xác định một giải pháp thi hành bạo lực.

        2. Việc tấn công Ba Lan phải được tiến hành theo đúng sự chuẩn bị đã được thực hiện... Ngày tấn công - 1/9/1939. Giờ tấn công - 04 giờ 45 (được ghi bằng bút chì đỏ).

        3. Ỏ phía tây, điều quan trọng là Pháp và Anh dứt khoát phải chịu trách nhiệm về việc gây hấn. Ban đầu, một hành động đơn thuần mang tính chất địa phương phải được sử dụng để chống lại những vi phạm biên giới không đáng kể2.


*

        Trên đường về từ mặt trận sông Rhine, tôi lưu lại một vài ngày tốt trời tại chỗ ở của bà Balsan, cùng với bạn bè, nhưng rất lo âu, trong một lâu đài cổ mà Vua Henry of Navarre đã ngủ đêm trước khi diễn ra trận đánh Ivry. Người ta cảm thấy một sự lo sợ đè nặng lên tất cả. Thậm chí ánh sáng trên thung lũng xinh đẹp của sông Eure cũng có vẻ mất đi tia thần kỳ của nó. Tôi thấy vẽ bức tranh là một công việc khó khăn trong tình hình bất ổn định này. Ngày 26/8 tôi quyết định về nhà, nơi mà ít nhất tôi có thể thấy được cái gì đang diễn ra. Tôi nói với vợ tôi là tôi sẽ báo tin đúng lúc. Khi đi qua Paris, tôi mời tướng Georges ăn cơm trưa. Ông này cho biết tất cả những số liệu về quân đội Pháp và Đức và xếp loại các sư đoàn theo chất lượng. Kết quả gây cho tôi ấn tượng lớn đến mức lần đầu tiên tôi nói: "Nhưng các ông là bậc thầy". Ông ta trả lời: "Người Đức có một quân đội rất mạnh, và chúng tôi không bao giờ cho phép mình đánh trước. Nếu họ tấn công, hai nước chúng ta sẽ sát cánh với nhau vì nghĩa vụ".

        Đêm đó tôi ngủ ở Chartwell và ở đây tôi yêu cầu Tướng Ironside ở cùng với tôi ngày hôm sau. Ông ta vừa trở về từ Ba Lan và cho biết tình hình quân đội Ba Lan đặc biệt khả quan. Ông ta chứng kiến trận diễn tập của sư đoàn tấn công dưới lưới lửa đạn thật mà không phải là không có thương vong. Tinh thần Ba Lan là cao. Ông ta ở với tôi ba ngày và chúng tôi tìm cách ước lượng cái không biết được. Cũng trong thời gian nay, tôi hoàn thành việc xây cái bếp của ngôi nhà mà năm qua tôi đã chuẩn bị cho gia đình tôi những năm sau này. Vợ tôi được tin của tôi đã đến ngày 30/3 qua đường Dunkirk. Được biết có 20.000 tên Đức quốc xã có tổ chức ở nước Anh vào thời gian này, và chứng đã thống nhất với nhau về cách làm trên lãnh thổ các nước bạn bè khác là trước khi nổ ra chiến tranh phải có một màn mở đầu rõ nét bằng hành động phá hoại và mưu sát. Vào thời điểm đó tôi không có sự bảo vệ của nhà nước và tôi không yêu cầu được bảo vệ chút nào; nhưng tôi nghĩ là tôi đủ nổi bật để phải đề phòng. Tôi có khá đủ tin tức thuyết phục rằng Hitler thừa nhận tôi là một kẻ thù. Thanh tra Thompson, cựu thám tử Scotland Yard là nhân viên bảo vệ cũ của tôi và ông ta đã nghỉ hưu. Tôi gọi ông ta đến và mang theo súng ngắn. Tôi lấy những vũ khí của tôi ra, chúng còn tốt. Khi người này ngủ thì người kia thức. Trong những giờ phút nay, tôi biết rằng nếu chiến tranh xảy ra - và ai có thể hoài nghi là nó không đến? - thì một gánh nặng lớn sẽ rơi xuống vai tôi.

-------------------
       1. Nhật ký của Ciano trang 136.

        2. Hồ sơ Nuremberg. Trang 172.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 10:07:23 pm »

    
17

CHIẾN TRANH HỦY DIỆT

        Ba Lan bị Đức tấn công vào lúc bình minh ngày 1/9. Trong buổi sáng có lệnh động viên toàn bộ các lực lượng. Thủ tướng yêu cầu tôi đến gặp ông vào buổi chiều tại dinh chính phủ. Ông nói với tôi là không thấy có hy vọng tránh được một cuộc chiến tranh với Đức và ông ta đề nghị lập ra một Nội các Chiến tranh gồm các Bộ trưởng nhưng không có bộ để lãnh đạo chiến tranh. Ông lưu ý là Công đảng theo ông ta hiểu, không muốn tham gia một chính phủ liên hiệp. Ông vẫn hy vọng vào sự tham gia của Đảng Tự do. Ông đề nghị tôi là một thành viên của Nội các Chiến tranh. Tôi đồng ý và không bình luận gì, và trên cơ sở này chúng tôi nói với nhau lâu về nhân sự và các biện pháp.

        Tôi ngạc nhiên thấy không được tin gì hết của ông Chamberlain trong suốt ngày 2/9 là ngày có khủng hoảng lớn. Tôi nghĩ rằng chắc là đang có một sự cố gắng phút chót để cứu vãn hòa bình; và điều đó đã tỏ ra là đúng. Tuy vậy, khi Quốc hội họp buổi chiều đã xảy ra một cuộc tranh luận, ngắn nhưng gay gắt trong đó một lời phát biểu của Thủ tướng có tính chất hòa hoãn không mấy được Hạ viện hưởng ứng. Khi ông Greenwood đúng lên phát biểu thay mặt cho Công đảng đối lập, ông Amery từ hàng ghế của Đảng Bảo thủ nói to "Hãy nói cho nước Anh". Các tràng pháo vỗ tay nổi lên. Chắc chắn là Hạ viện chủ chiến. Tôi thậm chí cho là Hạ viện quyết tâm và đoàn kết hơn so với cuộc họp tương tự ngày 8/3/1914 mà tôi đã tham gia. Sau này, tôi được biết là hồi 9h30 sáng ngày 1/9 Anh đã phát đi một tối hậu thư cho Đức, tiếp theo đó là một bức tối hậu thư thứ hai vào lúc

        9 giờ sáng ngày 3/9. Buổi phát tin sớm ngày thứ ba thông báo là Thủ tướng sẽ phát biểu trên đài phát thanh vào lúc llhl5.

        Qua đài phát thanh, Thủ tướng báo cho chúng tôi biết là chúng ta ở trong tình trạng chiến tranh, và khi ông ta chua ngừng hẳn thì có một tiếng rền rĩ kỳ lạ, kéo dài, sau đó trở thanh quen thuộc, đập vào tai người nghe. Vợ tôi vào trong phòng, vững vàng thêm trước cuộc khủng hoảng và có nhận xét tốt về sự nhanh nhậy và chính xác của người Đức và chúng tôi đi lên sân thượng để xem cái gì đang xẩy ra. Từ mọi phía xung quanh chúng tôi, các mái nhà và đỉnh tháp nhà thơ Luân Đôn nhô lên trong ánh sáng trong và lạnh của tháng 9, trên nữa là 30 hay 40 khinh khí cầu hình trụ đang từ từ nhô lên. Chúng tôi cho chính phủ một điểm cao về việc chuẩn bị đã được thể hiện rõ ràng và thời gian mà theo hướng dẫn chúng tôi mong đợi có được là 15 phút sắp hết đến nơi, chúng tôi đi vào nơi trú ẩn dành cho mình và được trang bị một chai rượu Brandy và một số thuốc trợ lực thích hợp khác.

        Noi trú ẩn của chúng tôi ở cách cuối phố 90 thước Anh, nó chỉ là một tầng ngầm trống rỗng, bao cát cũng không có, và chủ nhân của sáu căn hộ đã tập trung ở đây rồi. Mọi người đều vui vẻ và hài hước theo phong cách người Anh khi sắp sủa phải đối phó với cái chưa biết. Qua lối của ra, ngó nhìn theo dọc dãy phố vắng ngắt và xuống đám đông ở buồng dưới, tôi tưởng tượng thấy hình ảnh của sự tàn phá và chém giết, các tiếng nổ làm rung chuyển nền đất, các nhà của đổ sập ngổn ngang, bụi mù, các nhân viên cứu hỏa và xe chữa cháy chạy hối hả qua các đám khói cháy, dưới tiếng động cơ của phi cơ địch. Phải chăng tình hình này dành cho tất cả chúng tôi mà trước đó đã không được hướng dẫn về các cuộc không tập khủng khiếp như thế nào? Bộ không lực với bản chất tự cho là quan trọng đã quá tâng bốc sức mạnh của mình. Các người theo chủ nghĩa hòa bình tìm cách khai thác sự sợ hãi của công chúng, và những người trong số chúng tôi đã từ lâu thúc ép phải có một sự chuẩn bị và một không lực mạnh hơn, thì lại bằng lòng với việc họ phải đóng vai trò kích thích, trong khi họ gạt bỏ những dự đoán kinh khủng nhất. Tôi biết, trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh, chính phủ đã chuẩn bị trên 250.000 giường bệnh cho nạn nhân của các cuộc không tập. Ít nhất thì ở đây cũng không có sự đánh giá thấp. Giờ đây chúng tôi phải xem sự thật là gì.

        Khoảng 10 phút sau, tiếng rên rỉ lại bật ra, bản thân tôi cũng không tin chắc là đó không phải là sự lặp lại lời cảnh báo trước, nhưng có một người chạy dọc theo phố và hét to "Còi báo yên" và chúng tôi ai nấy về chỗ ở của mình và bắt tay vào việc. Công việc của tôi là đi đến hạ viện. Hạ viện họp đúng vào giờ ngọ với thủ tục chậm rãi và với lời cầu nguyện nghiêm trang và ngắn gọn. Ở đây tôi nhận được giấy của Thú tướng yêu cầu tôi đến phủ Thủ tướng ngay sau khi tan họp... Khi ngồi tại ghế lắng nghe các bài phát biểu, một cảm giác yên tĩnh đến với tôi sau những hồi hộp và cảm xúc sâu sắc trong mấy ngày qua. Tôi cảm thấy thanh thản trong lòng và thấy mình tách khỏi bụi trần. Vinh quang của một nước Anh cổ kính, yêu hòa bình, không có chuẩn bị gì hết, nhưng bật lên ngay theo tiếng gọi của danh dự không chút sợ hãi, làm rung động dữ dội lòng tôi và có vẻ như là nâng vận mệnh của chúng ta lên tới các lĩnh vục tách khỏi các việc trần tục và các cảm xúc vật chất. Tôi tìm cách chuyển tới cuộc họp ở Hạ viện phần nào cái tâm tưởng này, khi tôi phát biểu, cử tọa hưởng ứng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM