Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:20:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53156 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #580 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:48:58 am »


       
*

        Trong khi tất cả những điều này đi qua, tôi đã bị ngập vào sự hỗn loạn của cuộc tổng tuyển cử, bắt đầu chính xác vào tuần đầu tiên của tháng Sáu. Vì vậy, tháng này đã qua đi thật chật vật. Những chuyến đi quá sức bằng mô tô đến những thành phố lớn nhất của Anh và Scotland, với mỗi ngày ba bốn bài nói chuyện trước những đám đông khổng lồ và dường như rất nhiệt tình, và trên hết là bốn lần vất vả chuẩn bị lên đài phát thanh, tất cả đã tiêu tốn hết thời gian và sức lực của tôi. Trong suốt thời gian đó tôi cảm thấy rằng số đông mà vì họ chúng tôi đã chiến đấu trong cuộc đấu tranh lâu dài ở châu Âu, đang lẩn trốn, và rằng những niềm hy vọng của nền hòa bình sớm và lâu dài đang lùi xa. Nhiều ngày đã trôi qua trong tiếng la hét của quần chúng, và khi đêm xuống, mệt mỏi đến kiệt sức, tôi quay lại đoàn tùy tùng ở Tổng hành định của mình, nơi một nhóm nhân viên quan trọng và những bức điện gửi đến đang chờ đợi tôi, tôi đã làm việc căng thẳng qua nhiều giờ. Thật sự tôi rất vui mùng khi cuối cùng ngày bầu cử đã đến và những lá phiếu đã được niêm phong an toàn trong hom phiếu suốt ba tuần lễ.

        Tôi đã quyết tâm dành một tuần lễ nghỉ ngơi với một khung cảnh chan hòa ánh nắng cho riêng mình trước cuộc hợp. Vào ngày 7 tháng Bảy, hai ngày sau bầu cử, tôi bay đi Bordeaux với vợ tôi và con tôi, tôi cảm thấy dễ chịu khi được ở trong biệt thự của Tướng Brutinel gần biên giới Tây Ban Nha ở Hendaye, được tắm nắng và ngắm phong cảnh đẹp xung quanh một cách thỏa thích. Các buổi sáng tôi đều nằm trên giường đọc một đoạn tường thuật rất hay của một nhà văn Pháp nói về cuộc đình chiến ngắn ngủi ở Bordeaux và những ảnh hưởng bi thương của nó ở Oran. Thật lạ lùng khi hồi tưởng lại những kỷ niệm của riêng tôi năm năm trước đây và nhận thức được rất nhiều điều mà lúc đó tôi chưa nhận thức được. Thậm chí vào những buổi chiều, tôi còn đi dạo với bộ đồ vẽ lỉnh kỉnh của mình và còn tìm thấy những chủ đề hấp dẫn trên sông Nive và Vịnh Saint Jean de Luz. Tôi đã tìm thấy người bạn vẽ tài năng - Bà Nairn, vợ của viên lãnh sự Anh ở Bordeaux, người mà tôi đã kết bạn ở Marrakesh một năm trước đó. Tôi chỉ xử lý một số bức điện liên quan đến cuộc gặp sắp tới, và cố gắng gạt những chuyện chính trị ra khỏi đầu óc mình. Tuy nhiên, tôi phải thú nhận rằng điều bí ẩn của những thùng phiếu và nội dung bên trong của chúng dường như có một sự lường gạt ghê gớm như kiểu một người gõ vào cửa chính nhưng lại nhảy vào bằng cửa sổ. Khi hộp màu đã mở ra và tôi đã có bút vẽ trong tay, thật là dễ dàng để tống khứ đi những suy nghĩ này.

        Người Basque ở khắp mọi nơi đã nồng nhiệt đón chào. Họ đã chịu đựng một đợt chiếm đóng kéo dài của quân Đức và rất vui sướng khi lại được tự do hít thở. Tôi không cần phải chuẩn bị cho mình để đến dự Hội nghị, vì tôi đã có sẵn quá nhiều thứ về nó trong đầu, và rất sung sướng được vứt bỏ nó đi, dù chỉ trong ít ngày ngắn ngủi này. Tổng thống đang ở ngoài biển trên chiếc tuần dương hạm Mỹ Augusta, chiếc tàu đã đưa Roosevelt đến cuộc gặp của chúng tôi ở Đại Tây Dương vào năm 1941. Vào ngày 15, tôi đã đi xe hơi qua những khu rừng đến phi trường Bordeaux, và chiếc Skymaster của tôi đã đưa tôi đến Berlin.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #581 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:49:55 am »

   
28

BOM NGUYÊN TỬ

        Tổng thống Truman đến Berlin đúng vào ngày tôi đến đó. Tôi rất háo bức được gặp vị Tổng thống có mối quan hệ thân mật với tôi, được xây dựng trên nền tảng của những trao đổi qua thư từ, bất chấp việc chúng tôi có những khác biệt. Tôi đã tạt đến thăm ông ta vào buổi sáng sau khi chúng tôi đến đó và rất có ấn tượng bởi phong thái vui tươi, chính xác, hoạt bát và khả năng quyết đoán rõ ràng của ông ta.

        Ngày 16 tháng Bảy cả Tổng thống và tôi đã có những chuyến thăm riêng quanh Berlin. Chẳng có gì trong thành phố ngoài sự đổ nát tan tành. Dĩ nhiên, chẳng ai để ý đến chuyến thăm của chúng tôi và trên đường phố chỉ có khách qua đường bình thường. Tuy nhiên, trên một quảng trường ở trước Dinh Quốc trưởng có một đám đông lớn. Khi tôi ra khỏi xe và đi bộ cùng với họ, chỉ có mỗi một ông già lắc đầu vẻ bất bình, tất cả đều bắt đầu reo hò. Sự căm ghét của tôi đã mất cùng với sự đầu hàng của họ, tôi đã rất xúc động trước những biểu hiện của họ và cũng bởi vì những ánh mắt bờ phơ và áo quần xác xơ của họ. Rồi chúng tôi vào Dinh Quốc trưởng, đi bộ khá lâu qua những nhà trung bày và đại sảnh đổ nát. Các hướng dẫn viên người Nga đưa chúng tôi đến hầm tránh bom của Hitler. Tôi đi xuống tận đáy hầm và thấy được căn phòng nơi y cùng vợ tự sát, và khi chúng tôi đi trở lại, họ đã chỉ cho chúng tôi chỗ thiêu xác y. Chúng tôi đã được cung cấp những thông tin trực tiếp đầy đủ nhất đến thời điểm đó về những gì đã xảy ra ở cái màn cuối cùng này. 

        Cách giải quyết mà Hitler đã chọn này thuận lợi hơn nhiều cho chúng tôi hơn cái mà tôi đã lo sợ sẽ xảy ra. Bất cứ lúc nào trong vòng vài tháng cuối của cuộc chiến tranh, y cũng có thể bay đến Anh tự nộp mình, và nói rằng "các ông làm gì tôi cũng được, nhưng tha cho những người lầm lạc của tôi". Tôi không hề nghi ngờ rằng y sẽ phải chịu chung số phận với những tên tội phạm bị xử ở Nuremberg. Nguyên tắc đạo đức của nền văn minh hiện đại dường như qui định rằng những lãnh tụ của các Quốc gia thất trận trong chiến tranh sẽ bị người chiến thắng xử tử hình. Điều này chắc chắn sẽ kích động họ chiến đấu đến một kết cục cay đắng trong bất kỳ một cuộc chiến tranh nào trong tương lai, và bất kể bao nhiêu sinh mạng phải hy sinh một cách không cần thiết, họ cũng không có gì để mất thêm. Đó là số đông dân chúng, những người có rất ít những gì để nói về việc bắt đầu hay kết thúc chiến tranh, những người có thể còn phải trả giá thêm nữa. Những người La Mã đi theo một nguyên tắc ngược lại, và vì vậy những cuộc chinh phục của họ đã thành công nhờ vào lòng khoan dung cũng nhiều gần như lòng dũng cảm của họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #582 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:50:07 am »



       
*

        Ngày 17 tháng Bảy, có một tin chấn động thế giới. Vào buổi chiều Stimson đến chỗ tôi và đặt trước mặt tôi một tơ giấy trên đó viết rằng "Những đứa trẻ đã được sinh ra một cách mỹ mãn". Cung cách của ông ta khiến tôi cảm thấy một cái gì đó bất thường đã xảy ra. "Điều này có nghĩa", ông ta nói "rằng thử nghiệm ở sa mạc Mexico đã thành công. Bom nguyên tử đã thành sự thật". Mặc dù chúng tôi đã săn lùng quyết liệt về vấn đề này với tất cả những mẩu tin rồi rạc được chuyển đến chỗ tôi, chúng tôi đã không được thông báo trước, hay ở một chùng mực nào đó tôi không biết, về ngày tháng của vụ thử quyết định nay. Không có một nhà khoa học nào có trách nhiệm nào sẽ đoán trước được cái gì sẽ xảy ra khi một vụ nổ với qui mô đầy đủ được cho thử nghiệm. Những quả bom này sẽ vô dụng hay nó sẽ hủy diệt? Chúng tôi cũng không thể biết. "Những đứa trẻ", đã được "sinh ra một cách mỹ mãn". Tuy nhiên không ai có thể lường được những hậu quả quân sự trực tiếp của phát minh này, và cũng chưa ai lường được bất cứ điều gì khác về loại bom đó.

        Sáng hôm sau, một chiếc máy bay đã đến với đầy đủ sự mô tả về sự kiện khủng khiếp này trong lịch sử loài người. Stimson đã đem đến cho tôi bản báo cáo. Tôi kể lại câu chuyện này vì tôi chọt nhớ lại nó. Quả bom, hay cái gì đại loại như thế, đã được cho nổ ở trên đỉnh của một chiếc tháp cao một trăm feet. Mọi người trong vòng mười dặm xung quanh đó đã được chuyển đi nơi khác, các nhà khoa học và phụ tá của họ đã núp sau một tấm lá chắn bê tông to lớn và chắc chắn, và trong những hầm trú ẩn cách đó một khoảng cách như vậy. Việc nổ quả bom đó thật là khủng khiếp. Một cột lửa và khói khổng lồ đã bắn lên tận rìa của bầu khí quyển bao quanh trái đất đáng thương của chúng ta. Sự tàn phá trong vòng một dặm là tuyệt đối. Rồi từ đây là một kết cục nhanh chóng cho Thế chiến Thứ hai, và có lẽ còn cho nhiều điều khác nữa.

        Tổng thống đã mời tôi hội ý với ông ta ngay sau đó. Cùng với ông ta là Tướng Marshall và Đô đốc Leahy. Cho đến giây phút này chúng tôi đã định hình được ý tưởng của mình về một đợt tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản bằng một trận ném bom kinh hoàng và bằng cuộc xâm nhập của những đạo quân rất lớn. Chúng tôi đã dự tính đến sự chống cự liều lĩnh của người Nhật, chiến đấu đến chết với tinh thần võ sĩ đạo, không chỉ trong những trận chiến trực diện, mà còn trong tất cả các hang hốc và hầm trú ẩn. Tôi vẫn giữ trong tâm trí mình cái thảm kịch ở hòn đảo Okinawa, nơi hàng ngàn người Nhật, thay vì đầu hàng, đã tập hợp lại thành hàng và tự hủy hoại bản thân bằng lựu đạn sau khi những viên chỉ huy của họ đã trang trọng tiến hành nghi thúc rạch bụng tự sát. Để khuất phục sự chống cự của từng người Nhật và xâm chiếm được từng mét đất trên đất nước này, đòi hỏi phải có sự mất mát của cả triệu sinh mạng người Mỹ và nửa con số đó người Anh - hoặc thậm chí nhiều hơn nếu chúng tôi có thể đưa họ đến đó: vì chúng tôi đã quyết định chia sẻ nỗi thống khổ này. Giờ đây, toàn bộ bức tranh mang tính ác mộng đã tan biến. Thay cho nó là một viễn cảnh - dường như thật sự công - bằng và sáng sủa - của cái kết cục cho toàn bộ chiến tranh này trong một hay hai cú sốc mạnh. Ngay lập tức tôi tự hỏi làm sao người Nhật, những người có lòng can đảm làm tôi luôn ngưỡng mộ, lại có thể tìm thấy trong sự xuất hiện của thứ vũ khí gần như là siêu nhiên này một cái cớ có thể cứu vãn được danh dự và giải thoát họ khỏi cái bổn phận phải bị giết đến người kháng cự cuối cùng.

        Hon nữa chúng tôi không cần đến người Nga. Kết cục cuộc chiến tranh Nhật Bản không còn phụ thuộc nữa vào việc đổ những đạo quân của họ vào cuộc tàn sát cuối cùng và có lẽ sẽ kéo dài. Chúng tôi không cần thiết phải xin họ ban đặc ân. Việc giải quyết các vấn đề châu Âu vì vậy sẽ phải được xem xét theo những công trạng xứng đáng của họ và theo nguyên tắc chung của Liên Hiệp Quốc. Đối với chúng tôi dường như cuộc tàn sát ở phía Đông và một tương lai hạnh phúc hơn nhiều ở châu Âu đã bất chợt được rút lại. Tôi không nghi ngờ rằng những ý nghĩa này cũng xuất hiện trong tâm trí của những người bạn Mỹ của tôi. Ở bất cứ mức độ nào, chưa hề có một thảo luận ngắn ngủi về việc ném bom nguyên tử nên được sử dụng hay không. Việc ngăn cuộc tàn sát hàng loạt và không giới hạn, kết thúc chiến tranh, đem lại hòa bình cho thế giới, đặt những bàn tay hàn gắn lên những dân tộc đang bị đe dọa bởi sự hoành hành của một sức mạnh áp đảo, bằng một vài vụ nổ, dường như, sau tất cả những nhọc nhằn và hiểm nguy, là một phép màu của sự giải thoát.

        Việc tán thành trên nguyên tắc của Anh về việc sử dụng loại vũ khí này đã được đưa ra vào ngày 4 tháng Bảy, trước khi cuộc thử nghiệm được tiến hành. Quyết định cuối cùng bây giờ  chủ yếu là do Tổng thống Truman, người có vũ khí trong tay, nhưng tôi không hề nghi ngờ rằng ông ta sẽ quyết định, cũng như từ đó chưa bao giờ nghi ngờ rằng ông ta đã đúng. Sự kiện lịch sử này vẫn được, và phải được phán xét sau này rằng quyết định có nên sử dụng bom nguyên tử hay không, để ép Nhật đầu hàng, chưa bao giờ là một vấn đề cả. Có một thỏa thuận một cách nhất trí, tự động, và không bàn cãi quanh bàn họp của chúng tôi, tôi cũng không nghe thấy một lời gợi ý dù nhỏ nhất rằng chúng tôi phải làm điều ngược lại.

        Một vấn đề rắc rối hơn là phải nói với Staline những gì. Tổng thống và tôi không còn cảm thấy rằng chúng tôi cần sự giúp đỡ của ông ta để chinh phục Nhật Bản. Lời hứa của ông được đưa ra ở Teheran và Yalta rằng nước Nga Xô Viết sẽ tấn công Nhật Bản ngay sau khi quân đội Đức bị đánh bại, và để hoàn thành việc này, việc di chuyển liên tục của những đạo quân Nga đến vùng Viễn Đông đã được tiến hành qua đường sắt Syberia từ đầu tháng Năm. Theo ý kiến của tôi, những việc đó dường không chắc là cần thiết lắm, và thế mạnh để mặc cả của Staline, mà ông ta đã dùng để gây ảnh hưởng đến người Mỹ ở Yalta, vì vậy đã không còn nữa. Tuy nhiên, ông ta đã là một Đồng minh kỳ diệu trong chiến tranh chống lại Hitler, và cả hai chúng tôi đều cảm thấy rằng ông ta phải được thông báo về một sự kiện mới, vĩ đại, mà bây giờ đây đang làm chủ tình hình, nhưng không phải về chi tiết. Tin này nên được nói với ông ta như thế nào? Nên thông báo bằng giấy tờ hay nói miệng? Nên thông báo tại một cuộc họp chính thức đặc biệt, hay là trong quá trình diễn ra tại cuộc họp hàng ngày hoặc là sau một phiên hợp nào đó. Tổng thống kết luận là nên chọn giải pháp cuối cùng. "Tôi nghĩ", ông nói, "tốt hơn hết là tôi sẽ nói với ông ta sau một trong những cuộc hợp rằng chúng ta có một loại bom hoàn toàn mới, một cái gì đó hoàn toàn phi thường, thứ mà chúng tôi nghĩ sẽ có ảnh hưởng quyết định đối với ý chí của Nhật Bản trong việc tiếp tục cuộc chiến tranh ". Tôi đồng ý với cách này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #583 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:50:26 am »


       
*

        Trong lúc cuộc công phá Nhật Bản đang tiếp diễn trên không và trên biển. Vào cuối tháng Bảy, hải quân Nhật Bản thực tế đã không còn nữa. Đất nước này giờ đây đang rối loạn và bên bờ sụp đổ. Những nhà ngoại giao chuyên nghiệp tin chắc rằng chỉ có sự đầu hàng ngay lập tức theo lệnh của Nhật Hoàng mới có thể cứu nước Nhật khỏi sự tan rã hoàn toàn, nhưng quyền lực vẫn gần như nằm hoàn toan trong tay giới quân sự vẫn quyết tâm đẩy dân tộc đến chỗ    tự sát hàng loạt hơn là chấp nhận thất bại. Sự tàn phá kinh khủng mà họ gặp phải đã không có ấn tượng gì đối với chế độ tôn ty cuồng tín này, những kẻ vẫn cứ tin vào một phép màu nào đó có thể xoay chuyển cán cân tình thế có lợi cho họ.

        Trong rất nhiều cuộc nói chuyện kéo dài với riêng Tổng thống, hay với sự có mặt của các cố vấn của ông ta, tôi đã thảo luận việc cần phải làm. Tôi đã xoáy vào cái giá khổng lồ mà Mỹ, và ở một chừng mực nhỏ hơn là Anh, phải trả nếu chúng ta ép Nhật Bản phải "đầu hàng vô điều kiện". Chính ông ta phải xem xét điều nay có thể được thể hiện bằng cách nào khác hay không, để chúng tôi có thể có được tất cả những điều cốt yếu cho hòa bình và an ninh trong tương lai và dẫu sao vẫn để lại cho họ một cơ hội vớt vát danh dự quân sự nào đó và một sự bảo đảm nào đó cho sự tồn tại của dân tộc của mình, sau khi họ đã đáp ứng tất cả những điều kiện bảo đảm an toàn cần thiết cho người chiến thắng. Tổng thống đã trả lời thắng thừng rằng ông không nghĩ rằng Nhật Bản có chút danh dự quân sự nào sau sự kiện Trân Châu cảng. Tôi bằng lòng với việc nói rằng ở mức độ nào đi nữa họ có cái gì đó mà vì nó họ sẵn sàng đối mặt với cái chết chắc chắn một cách hàng loạt, và điều này có thể không quan trọng đối với chúng tôi như đối với họ. Rồi ông ta trở nên khá thông cảm, và nói, như ông Stimson đã từng kể lại, về những trách nhiệm kinh khủng đặt lên vai ông ta đối với nguồn máu vô hạn của người Mỹ đang tuôn chảy.

        Cuối cùng người ta đã quyết định gửi một tối hậu thư kêu gọi sự đầu hàng lập tức và vô điều kiện cho lực lượng vũ trang Nhật Bản. Văn kiện này được công bố ngày 26 tháng Bảy. Những điều khoản của nó đã bị những kẻ cầm đầu giới quân sự Nhật cự tuyệt, và vì vậy Không lực Hoa Kỳ đã có kế hoạch thả một quả bom nguyên tử ở Hiroshima và một quả nữa ở Nagasaki. Chúng tôi đồng ý cho cư dân ở đây mọi sự may rủi. Qui trình đã được vạch ra chi tiết. Để giảm mất mát về sinh mạng tới mức tối thiểu, mười một thành phố của Nhật Bản đã được rải truyền đơn báo trước vào ngày 27 tháng Bảy rằng họ là đối tượng của một cuộc ném bom cường độ lớn. Ngày hôm sau, sáu thành phố đã bị tấn công. Mười hai thành phô khác đã được báo trước vào ngày 31 tháng Bảy và bốn thành phố đã bị ném bom ngày 1 tháng Tám. Sự cảnh báo cuối cùng là vào ngày 5 tháng Tám. Lúc đó bộ phận những Pháo đài bay tuyên bố đã rải được một triệu rưỡi truyền đơn hàng ngày và ba triệu bản tối hậu thư. Cho đến ngày 6 tháng Tám quả bom nguyên tử đầu tiên vẫn chưa được ném.

        Vào ngày 9 tháng Tám, quả bom Hirosima đã được nối tiếp theo sau đó một giây bằng quả thả xuống thành phố Nagasaki. Ngày hôm sau, mặc dù có sự nổi dậy của một số quân nhân quá khích, chính phủ Nhật Bản đã đồng ý chấp nhận tối hậu thư, miễn là điều này không làm tổn hại đến đặc quyền của Nhật Hoàng, người thống trị tối cao. Những hạm đội của Đồng minh đã vào cảng Tokyo, và vào sáng ngày 2 tháng Chín. Nga đã tuyên chiến vào ngày 8 tháng Tám, chỉ một tuần trước sự sụp đổ của kẻ thù. Tuy thế Nga đã đòi hỏi đầy đủ quyền lợi như một người tham chiến.

        Sẽ là một sai lầm khi giả định rằng số phận của Nhật Bản đã được an bài bằng một quả bom nguyên tử. Thất bại của nó đã rõ ràng trước khi quả bom đầu tiên được ném xuống, và được gây ra bởi sức mạnh áp đảo của ngành hàng hải. Chỉ riêng điều này đã cho phép chiếm được các căn cứ trên đại dương để từ đó tiến hành cuộc tấn công cuối cùng và buộc đạo quân thủ đô Nhật Bản phải đầu hàng mà không cần đánh một đòn nào. Tàu be Nhật đã bị phá hủy. Nước Nhật đã bước vào cuộc chiến với hơn năm triệu rưỡi tấn, sau này tăng thêm bằng số tàu bè cướp được và đóng mới nhưng những đội tàu bè tiếp tế và hộ tống của nó không đủ va tổ chức kém. Hon tám triệu rưỡi tấn tàu của Nhật bị chìm, trong số năm triệu tấn là tàu ngầm. Chúng tôi, một cường quốc trên đảo, cũng phụ thuộc ở một mức độ tương đương vào biển cả, có thể sẽ được một bài học và ý thức được thân phận của mình nếu chúng tôi không chế ngự được tàu ngầm Đức.

       
*

        Số phận của Hội nghị cuối cùng này của "Tam Hùng" là sự vỡ mộng. Tôi không định trình bày tất cả những vấn đề đã được nêu ra mặc dù chưa được giải quyết ổn thỏa trong nhiều cuộc gặp khác nhau của chúng tôi. Tôi bằng lòng với việc kể câu chuyện, theo những gì lúc đó tôi biết được, về quả bom nguyên tử và việc vạch kế hoạch cho một vấn đề khủng khiếp ở vùng biên giới Ba Lan - Đức. Những sự kiện này đến hôm nay vẫn sống mãi với chúng tôi.

        Chúng tôi đã đồng ý ở Yalta rằng Nga sẽ tiến về biên giới phía tây của họ và Ba Lan cho đến đường Curzon. Chúng tôi đã luôn luôn công nhận rằng để đổi lại Ba Lan sẽ nhận được những phần thêm có giá trị trên lãnh thổ Đức. Vấn đề là bao nhiêu? Nước này sẽ tiến thêm bao xa vào trong nước Đức? Đã có nhiều bất đồng, Staline đã muốn mở rộng biên giới phía Tây của Ba Lan dọc theo sông Oder đến chỗ nó đổ vào sông Neisse Tây; Roosevelt, Eden và tôi đã thuyết phục rằng nước này nên dừng lại ở sông Neissa Đông. Tại Yalta tất cả ba vị đúng đầu của chính phủ, đã công khai tự giới hạn mình trong việc tư vấn cho chính phủ Ba Lan, và để vấn đề đó lại cho Hội nghị Hòa bình dàn xếp lần cuối. Đó là những gì tốt nhất đã có thể làm được. Nhưng vào tháng Bảy 1945, chúng tôi lại đối mặt với tình hình mới. Nga đã tiến biên giới của họ đến đường Curzon. Điều này có nghĩa, như Roosevelt và tôi đã kết luận, là ba hay bốn triệu người Ba Lan sống bên kia tuyến này sẽ phải di chuyển về phía Tây. Giờ đây, chúng tôi đang phải đối đầu với một cái gì đó tệ hại hơn nhiều. Chính phủ Ba Lan do Xô Viết thống trị cũng đã ép về phía trước, không phải đến sông Neisse Đông, mà là sông Neisse Tây. Phần lớn cư dân của vùng lãnh thổ này là người Đức, và mặc dù hàng triệu người đã bỏ chạy, vẫn còn rất nhiều rớt lại phía sau. Chúng tôi phải làm gì với họ? Di chuyển đi ba hay bốn triệu người Ba Lan cũng đã đủ tồi tệ rồi. Hay chúng tôi còn phải di chuyển hơn tám triệu người Đức? Thậm chí khi những cuộc di dân như vậy được dự định trước, cũng chẳng có đủ lương thực cho họ tại những vùng còn lại của nước Đức. Phần lớn lương thực của Đức đến từ miền đất mà người Ba Lan đã chiếm được, và nếu chúng tôi bị từ chối điều này, các Đồng minh phương Tây sẽ được giữ lại những khu công nghiệp đã bị tàn phá và những người dân đói rách. Vi một nền hòa bình trong tương lai của châu Âu, đây là một sai lầm mà bên cạnh nó vấn đề Alsace-Lorraine và Hành lang Danzig là những chuyện vặt. Một ngày nào đó người Đức sẽ đòi những miền lãnh thổ của họ trước đây và những người Ba Lan sẽ không thể ngăn cản được họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #584 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:50:53 am »


       
*

        Tôi chỉ còn mỗi một việc là đề cập tới một số cuộc tiếp xúc mang tính cá nhân hoặc tập thể để làm dịu bớt đi những cuộc

        tranh cãi kém hiệu quả. Mỗi đoàn trong số ba đoàn đại biểu đều đã thết tiệc hai đoàn kia. Đầu tiên là Mỹ. Khi đến lượt tôi, tôi đã nâng cốc chúc mừng "Lãnh tụ của phe đối lập", và nói thêm, "cho dù ông ta là ai đi chăng nữa". Ông Attlee, người tôi đã mời đi dự hội nghị, theo sự khẳng định của tôi thì tất cả những người đúng đầu chính phủ trong những giai đoạn khó khăn nên có một người phó biết tất cả mọi chuyện và như vậy có thể duy trì được tính liên tục nếu như tai nạn xảy ra, và tôi rất tâm đắc với điều này. Những người dự tiệc cũng vậy. Bữa ăn tối của những người Xô Viết cũng dễ chịu không kém, và buổi hòa nhạc tuyệt vời với sự tham gia của những nghệ sĩ hàng đầu của Nga đã kéo dài quá muộn nên tôi đã đi khỏi trước khi nó kết thúc.

        Đến lượt tôi phải tổ chức một bữa tiệc cuối cùng vào đêm hôm 23. Tôi có ý định tổ chức một bữa tiệc lớn, mời cả các Tổng tư lệnh cũng như các đại biểu. Tôi xếp Tổng thống ngồi bên phải tôi va Staline ngồi bên trái tôi. Nhiều diễn văn đã được đọc, và Staline, không cần biết xem là tất cả hầu bàn và những người phục vụ đã rời khỏi căn phòng hay chưa, đã đề nghị rằng cuộc hợp tiếp theo của chúng tôi sẽ được tổ chức ở Tokyo. Không nghi ngờ gì nữa rằng việc Nga tuyên chiến với Nhật có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, và những đạo quân lớn của họ đã tập trung ở vùng biên giới sẵn sàng tràn qua chiến tuyến Nhật ở Mãn Châu đã yếu đi rất nhiều. Để giảm bót nghi thúc, chúng tôi thường xuyên đổi chỗ, và Tổng thống đã ngồi đối diện với tôi. Tôi có một cuộc trò chuyện rất thân mật khác với Staline, người đang ở trong tâm trạng vui sướng và dường như không có ý niệm gì dù mơ hồ nhất về cái thông tin quan trọng về quả bom mới mà Tổng thống đã cho tôi biết. Ông ta nói, với đầy vẻ nhiệt tình, về những sự can thiệp của Nga chống lại Nhật Bản, và dường như ông ta mong đợi một cuộc chiến tranh kéo dài nhiều tháng, mà Nga sẽ bắt đầu một qui mô ngày càng tăng, chỉ do đường sắt xuyên Siberi quyết định.

        Rồi một chuyện rất vớ vẩn xảy ra. Vị khách "quí" của tôi đứng lên khỏi chỗ với một tấm thực đơn trong tay và đi quanh bàn xin chữ ký của rất nhiều người có mặt ở đó. Tôi chưa bao giơ nghĩ sẽ thấy ông ta là một người săn chữ ký. Khi ông ta quay trở lại chỗ tôi, tôi viết tên tôi như ông ta mong muốn, cả hai chúng tôi nhìn nhau và cười. Đôi mắt Staline nheo lại một cách vui vẻ và khôi hài. Trước đây tôi đã đề cập đến việc những người được uống chúc mừng tại các buổi tiệc như thế này luôn bị những đại biểu Nga chuốc say như thế nào chỉ bằng những ly rượu bé tí, và Staline chưa bao giờ làm khác đi thông lệ này. Nhưng giờ đây, tôi nghĩ rằng tôi sẽ đưa ông ta xa thêm một bước. Nên tôi đã rót Brandy vào đầy một ly dùng để uống rượu vang cho ông ta và một ly khác cho tôi. Tôi nhìn ông ta đầy ý nghĩa. Cả hai chúng tôi đều cạn ly và nhìn nhau, vẻ hài lòng. Ngưng một lát, Staline nói, "Nếu ông cảm thấy không thể cho tôi một vị trí vững chắc hơn ở Marmora, tại sao chúng tôi lại không thể có một căn cứ ở Dedeagatch?" Tôi hài lòng với câu nói rằng "Tôi sẽ luôn luôn ủng hộ yêu cầu của Nga về quyền tự do trên mọi vùng biển".

        Ngày hôm sau, 24 tháng Bảy, sau khi cuộc họp toàn thể của chúng tôi kết thúc và tất cả chúng tôi đều đứng dậy khỏi bàn tròn, tụm hai tụm ba trước khi giải tán, tôi thấy Tổng thống tiến đến gần Staline, và hai người chuyện trò riêng với nhau và chỉ có thêm phiên dịch của họ. Có lẽ tôi ở cách họ chừng 5 thước, và tôi đã cố gắng chăm chú theo dõi cuộc chuyện trò quan trọng này. Tôi biết Tổng thống sắp làm gì. Điều quan trọng là phải đánh giá tác động của nó đối với Staline. Tôi có thế nhìn tất cả điều đó như nó mới xảy ra ngày hôm qua. Ông ta dường như rất vui sướng. Một quả bom mới! Một sức mạnh phi thường! Có lẽ có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ cuộc chiến tranh Nhật Bản! Thật là một cơ may! Đó là cảm tưởng của tôi lúc đó, và tôi đã chắc chắn rằng ông ta không biết tí gì về ý nghĩa của những gì ông ta vừa được nghe nói đến. Hiển nhiên quả bom nguyên tử chẳng dự một phần nào trong những gian nan và căng thẳng của ông ta. Giá ông ta có một ý tưởng lơ mơ nhất về cuộc cách mạng, về những vấn đề thế giới mà hiện đang tiến triển, những phản ứng của ông ta hắn phải lộ rõ. Chẳng có gì dễ dàng hơn với ông ta khi nói rằng, "Cảm ơn ông rất nhiều vì đã nói cho chúng tôi biết về loại bom này. Dĩ nhiên tôi không có kiến thúc kỹ thuật. Liệu tôi có thể cử chuyên gia của tôi về những lĩnh vực hạt nhân đến gặp chuyên gia của ông vào sáng ngày mai hay không?" Nhưng nét mặt ông ta vẫn vui vẻ và thân mật và cuộc nói chuyện giữa hai nhà lãnh đạo này kết thúc nhanh chóng. Khi chúng tôi đang đứng chờ ô tô, tôi nhận ra là đang đúng gần Truman. "Chuyện thế nào?" tôi hỏi "Ông ta chẳng hỏi gì cả", ông đáp lại.

        Vào sáng ngày 25, hội nghị lại họp. Đây là cuộc họp cuối cùng tôi tham dự. Một lần nữa tôi lại thúc ép rằng đường biên giới phía tây của Ba Lan không thể giải quyết ổn thỏa được nếu không tính đến một triệu năm mươi ngàn người Đức đang sinh sống ở vùng đó, và Tổng thống nhấn mạnh rằng bất cứ hiệp ước hòa bình nào cũng chỉ có thể được phê chuẩn với sự góp ý tán thành của Thượng Nghị viện. Ông ta nói là cần phải tìm kiếm một giải pháp mà ông ta có thể giới thiệu một cách chân thành được với người Mỹ. Tôi nói rằng nếu người Ba Lan được phép có được vị thế của một Thế lực chiếm đóng thứ năm mà chưa được một sự dàn xếp nào đối với việc phân chia thực phẩm sản xuất ở Đức một cách công bằng cho tất cả dân cư Đức, và không có sự nhất trí của chúng tôi về vấn đề bồi thường hay chiến lợi phẩm, hội nghị sẽ thất bại. Hệ thống những vấn đề này là trọng tâm những công việc của chúng tôi, và cho đến nay, chứng tôi chưa đi đến thỏa thuận nào. Những cuộc bàn cãi vẫn tiếp tục. Staline nói rằng lấy được than và kim loại từ vùng Ruhr là quan trọng hơn lấy thực phẩm. Tôi nói rằng chúng sẽ phải được đem đổi lấy những đồ tiếp tế từ miền Đông. Liệu người thợ mỏ có cách nào khác đào than không? Câu trả lời "Trước đây họ đã nhập khẩu lương thực từ nước ngoài, và giơ đây lại có thể làm được việc đó". Và làm sao họ có thể trả tiền bồi thường? Câu trả lời nhẫn tâm là "Đức vẫn còn béo lắm". Tôi đã khước từ việc chấp nhận bỏ đói vùng Ruhr bởi vì người Ba Lan nắm toàn bộ miền đất trồng lúa gạo ở miền Đông. Anh là nước thiếu than. 'Vậy thì hãy sử dụng các tù binh Đức trong các hầm lò, như là tôi đang làm ấy" Staline nói, "Có bốn mươi ngàn binh lính Đức đang ở Na Uy, và ông có thể lấy nhân công từ đó". Tôi nói: "Chúng tôi đang xuất khẩu than của mình đi Pháp, Hà Lan, và Bỉ, vậy tại sao những người Ba Lan lại bán than cho Thụy Điển, trong khi Anh đang phải nhịn ăn nhịn mặc cho những nước vừa được giải phóng?" "Nhưng đó là than của Nga", Staline trả lời. "Vị trí của chúng tôi còn khó khăn hơn vị trí của ngài. Chúng tôi mất hơn năm triệu người trong chiến tranh và chúng tôi thiếu lao động một cách nghiêm trọng". Tôi nêu quan điểm của mình một lần nữa. "Chúng tôi sẽ chở than từ Ruhr đi Ba Lan hay bất cứ chỗ nào khác miễn là chúng tôi có thể đổi được thức ăn cho những thợ mỏ, những người đã sản xuất nó".

        Điều này dường như khiến cho Staline ngập ngừng. Ông ta nói rằng toàn bộ vấn đề cần được xem xét. Tôi đồng ý, và nói rằng tôi chỉ muốn chỉ ra những khó khăn trước mắt của chúng tôi. Đến đây, theo như tôi được biết, là kết thúc của vấn đề.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #585 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:51:31 am »


       
*

        Tôi không có trách nhiệm gì ngoài vấn đề đưa ra ở đây bất cứ một kết luận nào đạt được ở Potsdam. Trong suôt quá trình Hội nghị, tôi đồng ý để lại những khác biệt không thể điều chỉnh được hoặc tại bàn hội nghị hoặc tại các cuộc hợp hàng ngày của các Ngoại trưởng. Một khối lượng kinh khủng những vấn đề chưa nhất trí và chưa giải quyết. Tôi định, nếu tôi được cử tri bầu lại, như mong đợi chung, sẽ đấu tranh trực diện với chính phủ Xô Viết về hàng loạt những quyết định. Chẳng hạn, cả tôi lẫn ông Eden đều không thể đồng ý rằng đường biên giới sẽ kéo dài đến tận sông Neisse Tây. Đường biên giới Oder và sông Neisse Đông đã được công nhận như là phần đền bù cho Ba Lan đổi lại việc họ lui về đường Curzon, nhưng việc các đạo quân Nga tràn qua vùng lãnh thổ đến tận hay thậm chí vượt qua bên kia sông Neisse Tây chưa bao giờ và sẽ không bao giờ được bất cứ chính phủ nào do tôi đứng đầu, đồng ý. Ở đây không có vấn đề nguyên tắc, mà đúng hơn, là vấn đề thực tiễn to lớn tác động đến khoảng thêm ba triệu người tha hương.

        Có nhiều vấn đề khác cần được đấu tranh với chính phủ Xô Viết và cả người Ba Lan nữa, những người đang cố nuốt những khoanh lớn lãnh thổ Đức, và hiển nhiên trở thành những con rối hăng hái của họ. Toàn bộ quá trình thương lượng này được cắt làm hai phần và có một kết thúc không đúng lúc do kết quả của cuộc tổng tuyển cử. Nói điều này không phải để trách các Bộ trưởng của chính phủ Xã hội Chủ nghĩa, những người bị buộc phải đi mà không có sự chuẩn bị nghiêm túc, và là những người rõ ràng là không quen biết với những ý tưởng và kế hoạch mà tôi dự kiến, cụ thể là, có một giải pháp vào cuối Hội nghị và nếu cần thiết, có một sự gián đoạn công khai còn hơn là để cho bất cứ những gì bên kia Oder và sông Neisse Đông bị nhượng lại cho Ba Lan.

        Tuy nhiên, thời gian thật sự để xem xét những vấn đề này là, như đã được giải thích ở những chương trước, khi mặt trận của các Đồng minh hùng mạnh đối mặt với nhau trên chiến trường, và trước khi người Mỹ, hay qui mô hẹp hơn, là người Anh, rút quân ồ ạt trên một dải mặt trận dài 400 dặm và ở một số chỗ rộng đến 120 dặm, như thế một vùng bao trùm trung tâm và một diện tích rộng lớn nước Đức sẽ thuộc về người Nga. Tôi mong muốn vấn đề được giải quyết ổn thỏa trước khi chúng tôi có cuộc rút quân khổng lồ này, ngay khi các đạo quân

        Đồng minh vẫn còn tồn tại. Quan điểm của Hoa Kỳ là chúng tôi đã cam kết đối với một ranh giới chiếm đóng nhất định, và tôi đã giữ vững quan điểm rằng ranh giới chiếm đóng này chỉ có thể có hiệu lực khi chúng tôi hài lòng rằng toàn bộ mặt trận, từ bắc đến nam, được giải quyết ổn thỏa theo như những mong ước và tinh thần của các cam kết giữa chúng tôi. Tuy nhiên đã không thể thu được sự ủng hộ của Mỹ đối với vấn đề này và, người Nga, bằng việc đẩy người Ba Lan trước mắt họ và thực dân hóa dần những vùng rộng lớn của nước Đức, chiếm lấy nguồn cung cấp lương thực của nó, trong khi xua đuổi một số lượng lớn những miệng ăn vào những vùng đã quá đông dân cư của Anh và Mỹ. Thậm chí tại Potsdam, vấn đề này có lẽ sẽ được nêu lại, nhưng sự sụp đổ của chính phủ Dân tộc Anh và sự loại bỏ tôi khỏi chính trường vào cái lúc tôi vẫn con nhiều ảnh hưởng và quyền lực, đã dẫn đến việc không thể đạt được những giải pháp thỏa đáng. Tôi đã bay về nhà cùng con gái Mary vào ngày 25 tháng Bảy. Vợ tôi gặp tôi ở Northolt, và chúng tôi ăn tối cùng nhau trong im lặng.

        Đại úy Pim và nhân viên của ông ta đã chuẩn bị rất tuyệt vời trong Phòng Bản đồ giới thiệu liên tục về kết quả bầu cử nhận được vào ngày hôm sau. Quan điểm mới nhất của Trung ương Đảng Bảo thủ là chúng tôi phải giữ lại hầu hết phần quan trọng. Tôi đã không tự mình chuốc lấy gánh nặng một cách quá mức về vấn đề này trong khi đang phải mất nhiều thời gian với những công việc quan trọng của Hội nghị, về tổng thể, tôi chấp nhận quan điểm của các lãnh đạo Đảng và đã đi ngủ với niềm tin rằng người Anh muốn tôi tiếp tục công việc. Tôi có hy vọng rằng có thể lập lại chính phủ Liên minh Dân tộc tỷ lệ với số ghế trong Hạ nghị viện mới. Tôi đã thiu thiu như vậy. Tuy nhiên, ngay trước bình minh tôi chợt thúc dậy với một cảm giác đau nhói, gần như là một nỗi đau về thể xác. Cho đến bây giờ niềm tin chắc chắn trong tiềm thức của tôi rằng chúng tôi đã bị đánh lại xuất hiện và chế ngự tâm trí tôi. Toàn bộ áp lực của sự kiện lớn mà tôi đã duy trì quá lâu trong đầu với "tốc độ bay" sẽ phải kết thúc và tôi sẽ đổ. Tôi sẽ bị khước từ cái quyền định hình cho tương lai. Kiến thúc và kinh nghiệm tôi tích lũy được, quyền lực và thiện cảm tôi đã giành được tại rất nhiều nước, sẽ mất đi. Tôi không tin vào viễn cảnh, và trở lại ngay với giấc ngủ. Tôi đã không thức dậy trước chín giờ, và khi tôi đến Phòng Bản đồ, đã bắt đầu có những kết quả đầu tiên. Đúng như tôi chờ đợi, những kết quả này đều bất lợi. Đến trưa, rõ ràng rằng những người Xã hội đã chiếm đa số. Trong bữa ăn trưa, vợ tôi bảo tôi :"Trong cái rủi cũng có thể có cái may lắm chứ". Tôi trả lời :"Lúc này, nó dường như thực sự chỉ là cái rủi".   

        Trong hoàn cảnh bình thường, tôi có lẽ sẽ cảm thấy thoải mái vì có vài ngày để giải quyết các công việc của chính phủ một cách bình thường. Theo đúng hiến pháp, tôi có thể chờ đợi đến phiên họp của Quốc hội trong thời gian vài ngày, và bị gạt ra khỏi Hạ nghị viện. Điều này có thể cho phép tôi, trước khi bị miễn nhiệm, công bố sự đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản trước toàn dân tộc. Sự cần thiết đối với nước Anh phải có ngay đại diện với quyền lực thích hợp tại Hội nghị, nơi tất cả những vấn đề trọng đại chúng tôi đã thảo luận giơ đây sắp đến hồi gay go nhất, đã khiến cho toàn bộ sự trì hoãn đi ngược lại với lợi ích chung. Hon nữa, lời phán quyết của những người bầu cử đã được diễn tả một cách áp đặt đến mức tôi không muốn sẽ ở lại thậm chí chỉ trong một giờ đồng hồ, để chịu trách nhiệm về những công việc của họ. Vì vậy, vào lúc bảy giơ, sau khi đã yêu cầu được tiếp kiến, tôi lái xe đến Hoàng cung, dâng đơn xin từ chức của mình lên Nhà vua, va đề nghị Đức Vua chuyển nó cho ông Attlee.

        Tôi đã đưa ra với dân tộc bản thông điệp dưới đây, mà cùng với nó câu chuyện này cũng kết thúc luôn:

        Ngày 26 tháng Bảy 1945, 

        Quyết định của nhân dân Anh đã được ghi nhận trong những lá phiếu được kiểm ngày hôm nay. Vì vậy, tôi đã rời bỏ cái trách nhiệm đã được đặt vào tay tôi trong những thời kỳ đen tối hơn. Tôi tiếc rằng tôi đã không được phép hoàn thành nốt việc chống lại Nhật Bản. Tuy nhiên về điều này tất cả những kế hoạch và sự chuẩn bị đã được thực hiện, và kết quả sẽ đến nhanh hơn nhiều so với chúng ta được phép mong đợi cho đến nay. Những trách nhiệm lớn lao ở trong và ngoài nước được đặt lên chính phủ mới, và cả chúng ta phải hy vọng rằng họ sẽ thành còng khi gánh vác chúng.

        Tôi chỉ còn mỗi một việc là bày tỏ với nhân dân Anh, những người mà vì họ tôi đã hành động trong những năm gian nguy này, lòng biết ơn sâu sắc của tôi đối với sự ủng hộ không do dự và kiên định của họ đối với tối trong nhiệm vụ của mình, vì những biểu hiện của lòng nhân ái đối với người nô bộc trung thành của ho.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #586 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:53:16 am »


LỜI BẠT

        Tháng Bảy 1945 - Tháng Hai 1957

        Trong những cuốn về Chiến tranh Thế giới lần Thứ hai tôi đã trình bày ngắn gọn nhiệm vụ của tôi nhằm cung cấp cho những ai muốn biết những gì đã xảy ra mà không cần quá nhiều chi tiết, nhất là về quân sự.

        Điều này đã giúp cho tôi có cơ hội nhìn lại và bày tỏ quan điểm đối với một số vấn đề quan trọng xảy ra trong 12 năm qua.

        Ngày 25/7/1945 tôi rời khỏi Postdam, dĩ nhiên tôi hy vọng những người bầu cử sẽ dành cho tôi một đa số phải chăng và tôi đã giật mình trước sự thật.

        Hoàn toàn mải mê theo đuổi chiến tranh và kết cục chiến thắng đang đến gần, tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra ở Anh. Mặt khác, tôi vẫn cứ nghĩ, tôi có thể sắp xếp mọi điều theo những cách khác nhau. Trước hết, ý kiến trong quân đội sau nhiều dấu hiệu thiện chí làm tôi rất ngạc nhiên. Kết quả cuộc bầu cử và các nhân vật trúng cử thậm chí còn làm cho châu Âu và Mỹ và cả Liên Xô ngạc nhiên hơn. Dĩ nhiên họ nghĩ rằng tính kiên định của người Anh đã giúp họ vượt qua cuộc thử thách 1940 và thu được thắng lợi sau 5 năm chiến đấu vẫn sẽ vững chắc và vì thế không có gì thay đổi được trong nội các chính phủ.

        Trong hội nghị Postdam tôi không còn tìm cách bắt tay với Nga nữa. Kể từ sau hội nghị Yalta, Nga có những hành động rất khó hiểu. Tôi chỉ hy vọng Mỹ sẽ không rút khỏi những vùng rộng lớn ở Trung Âu nơi họ đã chiếm được trước khi chúng tôi đến. Đây là một quân bài mà các nước Đồng minh nắm giữ khi cuộc chiến dừng lại, nhờ đó mà chuẩn bị cho một thỏa thuận ngang bằng. Anh không có mục đích riêng gì, nhưng tôi biết họ xem sự tiến công vĩ đại của Nga vào tất cả các hướng là xứng đáng. Người Mỹ dường như hoàn toàn không biết tình hình, thế là các nước chư hầu, như họ đã được gọi, đều bị quân Nga chiếm đóng. Berlin cũng đã ở trong tay họ, mặc dù Montgomery có thể chiếm lại, nếu ông được phép. Thành phố Vienna cũng bị Nga chiếm giữ, thế là những đại diện của các nước Đồng minh, dù là với tư cách cá nhân cũng không được phép vào thành phố then chốt này. Còn như các nước vùng Balkan, Bulgaria và Rumania đều đã bị chinh phục. Nam Tư run lên dưới thời Tito, lãnh tụ yêu nước tuyệt vời của họ. Quân Nga chiếm giữ Prague, dường như Mỹ tán thành. Họ chiếm giữ Ba Lan mà biên giới phía Tây - điều này đã được thỏa thuận - phải được di chuyển vào trung tâm châu Âu, điều này sẽ không có lợi cho Đức. Thực ra những bước đi này đều do Nga thực hiện khi quân họ đang tiến công. Tuy nhiên quan điểm của người Mỹ dường như là: tất cả những điều này chỉ là một phần quan trọng trong kế hoạch hạ bệ Đức, và mục tiêu quốc gia to lớn của Mỹ là không đi vào con đường thân cận với Anh chống lại Nga.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #587 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:53:42 am »

        
*

        Khi mùa đông đến, tôi đến Mỹ và ở lại đây nhiều tháng, tôi đến thăm Nhà trắng và Bộ Ngoại giao. Tôi được mời đến nói chuyện tại trường Đại học Westminster ở Fulton, Missouri vào tháng 3/1946. Ông Truman nói ông sẽ chủ trì buổi hợp tại đó. Chuyện này đã được bàn từ nhiều tháng trước, và tôi có được những thông tin hết sức đầy đủ. Tôi đặt ra nhiều câu hỏi cho cả Nhà trắng và Bộ Ngoại giao để biết liệu có một vài chủ đề nào gây rắc rối hay không và để đảm bảo rằng tôi có thể nói những gì tôi thích, những gì tôi muốn. Tôi dành thời gian sức lực chuẩn bị kỹ lưỡng bài diễn văn.

        Trong khi đó, tình hình khủng khiếp mà lòng tham không đáy của Nga Xô Viết đang bắt chúng tôi phải đương đầu, cuối cùng thì nó cũng tạo nên một cảm giác nặng nề trong các giới ở Mỹ. Tôi đưa bản ghi chép đã được chuẩn bị của tôi cho ông Bymes, khi đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem, ông đã rất đồng ý với tôi. Tổng thống mời tôi cùng đi với ông trên chuyến tàu đêm làm một cuộc hành trình dài đến Fulton. Chúng tôi đã chơi một ván bài "poker" thú vị. Đó là điều duy nhất mà tôi nhớ lại, tôi biết chắc rằng, Bộ trưởng Ngoại giao đã chuyển cho ông bản đường lối chung của chúng tôi và dường như ông rất hài lòng, vì thế tôi quyết định cứ trình bày thẳng. Người ta phải luôn hết sức cẩn thận trong khi phát biểu với nhân dân các nước khác. Đây là những gì tôi nói:

        Bóng tối đã đổ xuống trên những khung cảnh mà gần đây đã được chiếu sáng nhờ chiến thắng của quân Đồng minh. Không ai biết Nga và tổ chức Cộng sản quốc tế sẽ làm gì trong tương lai trước mắt, hoặc đâu là giới hạn của chiều hướng bành trướng và thu phục tín đồ của họ. Tôi nồng nhiệt khâm phục dân tộc Nga dũng cảm và người bạn thời chiến của tôi ngài Nguyên soái Staline. Nước Anh bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc và thiện chí của mình đối với toàn bộ dân tộc trên đất Nga, thiết lập một tình bằng hữu lâu dài, và tôi cũng không nghi ngờ gì hết. Chúng tôi hiểu nước Nga phải được an toàn đường biên giới phía tây bằng việc loại bỏ mọi khả năng xâm lược của Đức. Chúng tôi vui mừng về vị trí chính dáng của Nga trong những nước dẫn đầu thế giới. Chúng tòi cũng rất vui mừng chào đón lá cờ Liên Xô trên biển cả. Đặc biệt chúng tôi chào đón những cuộc gặp gờ liên tục thường xuyên ngày càng tăng giữa dân tộc Nga và dân tộc chúng tôi, trên hai bờ Đại Tây Dương. Tuy nhiên vì tôi chắc rằng các bạn sẽ muốn tôi nói lên sự thật như tôi đã trông thấy, do vậy nhiệm vụ của tôi là nêu ra trước các bạn một vài sự thật về tình thế hiện nay ở châu Âu.

        Từ Stettin trong vùng biển Baltic đến Trieste trong vùng biển Adriatic, là một bức màn sắt chạy xuyên qua lục địa châu Âu. Đằng sau vành đai đó là tất cả các thủ dô các quốc gia cổ xưa Trung Đông Âu: Warsaw, Berlin, Praha, Vienne, Budapest, Belgrade, Bucharest, Sofia, tất cả những thành phố nổi tiếng đó cùng với số dân quanh vùng đều nằm trong cái mà tôi gọi là khu Xô Viết. Và tất cả đều lệ thuộc dưới hình thức này hay hình thức khác, không chỉ vào ảnh hưởng của Xô Viết mà trong nhiều trường hop còn lệ thuộc vào một biện pháp kiểm soát rất nghiêm ngặt của Matxcova. Chỉ riêng có Athens, Hy Lạp, với những vinh quang vĩnh hằng đã được tự do quyết định tương lai của mình bằng một cuộc bầu cử dưới sự giám sát của Anh, Mỹ và Pháp là không lệ thuộc vào đó. Chính phủ Ba Lan bị Nga thống trị đã được khuyến khích tiến hành những cuộc đột kích rộng lớn và bất công vào Đức, và những cuộc trục xuất hàng loạt nhiều triệu người Đức trên một quy mô trắng trợn, không ngờ, giờ đây đang diễn ra. Các đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu này vốn rất nhỏ bé, đã được đưa lên vị trí ưu việt và cầm quyền vượt quá xa quân số của họ và đang bành trướng khắp nơi, nhằm giành quyền kiểm soát. Các chính phủ cảnh sát đang thịnh hành trong gần như mọi tình huống và cho đến nay ngoại trừ Tiệp Khắc, các nước đều không có nền dân chủ thực sự.

        Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư cả hai đều lo lắng và bối rối một cách sâu sắc đối với những yêu sách đang áp đặt lên họ và đối với sức ép đang được sử dụng của chính quyền Matxcova.

        Người Nga ở Berlin đang cố gắng xây dựng một Đảng gần như Đảng Cộng sản trong vùng Đức bị chiếm đóng, bằng cách tỏ ra chiếu cố đặc biệt đến những nhóm lãnh tụ cánh tả của Đức. Vào lúc kết thúc trận chiến tháng 6 vừa qua, quân Anh và Mỹ rút về hướng tây, theo một hiệp định sớm hơn dự định. Họ lùi sâu có nơi đến 150 dặm trên một mặt trận gần 400 dặm để quân Đồng minh Nga vào chiếm đóng phần lãnh thổ rộng bao la mà các nước dân chủ phương tây đã chinh phục.

        Nếu bây giờ, bằng hành động riêng lẻ, chính phủ Xô Viết cố gắng xây dựng một nước Đức thân Cộng sản trong các vùng của họ, thì điều này sẽ gây ra những khó khăn nghiêm trọng tại các khu vực của Anh và Mỹ, và sẽ đem lại cho những người chiến bại Đức khả năng đưa mình ra bán đấu giá giữa Liên Xô và các nước dân    chủ   phương Tây. Dù những kết luận có thể được rút ra như    thế nào từ những sự việc này - và đó là những sự thật - thì điều này chắc chắn không phải là chúng ta đã chiến dấu để xây dựng một châu Âu đã được giải phóng. Cũng không phải là    một châu Âu đang chứa dựng những yếu tố cần thiết của một    nền hòa bình vĩnh cửu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #588 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:55:26 am »


        Cử tọa hết sức chăm chú lắng nghe, cả Tổng thống và ông Bymes đều tỏ ý tán thành. Tuy nhiên, báo chí cũng đã bình luận nhiều ý kiến khác nhau. Khi những tin này đến Nga, cả Staline và từ Sự Thật đã phản ứng lại như đã đoán trước. Tờ Sự Thật tố cáo tôi như là một người hiếu chiến chống Xô Viết và cho rằng tôi đang cố phá hoại Liên Hiệp Quốc. Trong một bài phỏng vấn báo chí, Staline đã buộc tôi về tội kêu gọi chiến tranh chống Liên bang Xô Viết và so sánh tôi với Hitler. Ở Hạ viện nhiều câu hỏi được đặt ra và ngài Attlee bấy giờ là Thủ tướng đã trả lời rằng chính phủ không được yêu cầu phải trình bày bất cứ ý kiến nào đối với lời nói được phát ra tại nước khác, do một cá nhân - Sau đó tôi có thêm một bài phát biểu nữa ở New York, ở đó tôi là khách của Thị trưởng và các nhà chức trách thành phố. Tôi phát biểu tại một bữa ăn ở khách sạn Waldorf Astoria, bên ngoài là các đoàn biểu tình của Cộng sản, tôi hoi ngạc nhiên khi được biết Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ông Dean Acheson không đến. Chiều hôm đó, khi ông John Winant biết được có sự thay đổi kế hoạch này ở Washington ông ta đi tàu đến New York, ngay giữa bữa ăn để ủng hộ tôi, và đã phát biểu rất nhiệt tình. Tôi có thể trình bày như sau:

        "Mười ngày trước dây, khi tôi phát biểu ở Fulton, tôi thấy rằng một người nào đó ở một vị trí không chính thức cần phái nói bằng những lời lẽ nổi bật về tình hình nghiêm trọng hiện nay của thế giới. Tôi không muốn rút lại hoặc sửa đổi một từ nào cả. Tôi được mời đến để tự do đưa ra lời khuyên ỏ đất nước tự do này. Và tôi tin chắc rằng niềm hy vọng mà tôi bày tỏ dành cho sự liên kết ngày càng tăng của hai quốc gia chúng ta, rồi sẽ trôi qua, nhưng không phải vì do một lời nói nào đã được miêu tả, mà là do những trào lưu cuốn hút trong công việc của loài người và trong tiến trình vận mệnh của thế giới đang tiếp diễn.

        Vấn đề đáng xem xét nhất trong quan điểm của tôi, một cách công khai, là liệu sự hài hòa cần thiết của tư tưởng và hành động giữa nhân dân Mỹ và Anh có sẽ đạt được không theo một cách đủ để dễ hiểu và rõ ràng, và sớm ngăn ngừa một cuộc chiến tranh thế giới mới, hoặc liệu nó có sẽ đổi chiều không, như đã xảy ra trước đây, chỉ trong quá trình của cuộc chiến dấu này...

        Tuy nhiên, tôi xin được phép tuyên bố rằng tiến bộ và tự do của mọi dân tộc trên thế giới cần phải đặt dưới uy quyền của luật pháp do một tổ chức thế giới đề ra, thời đại sung túc sẽ chỉ bắt đầu nếu có những nỗ lực lớn kiên trì và trung thực, và quan trọng hơn hết là sự can đảm của những hệ thống xã hội Anh - Mỹ"


        Những tranh luận công khai trên báo chí, những vấn đề quan tâm của đa số quần chúng, và cả sự khích động đã ngày càng gia tăng.

        Đầu mùa thu năm 1946 tôi về nghỉ ở một biệt thự xinh xắn, gần hồ Geneva với cái bóng của ngọn Mont Blanc in trên mặt nước. Khi có cơ hội lên đường, tôi đến thăm trường đại học Zurich, một công việc rất thích thú để nói chuyện về bi kịch châu Âu, và tình cảnh khốn khổ mà châu Âu bị đẩy vào. Tôi nêu lên việc thành lập một kiểu giống như nước Mỹ ở châu Âu hoặc là có mô hình càng giống kiểu Mỹ nhiều càng tốt.

        Qua báo chí hai ngày trước, tôi thật vui mừng khi biết rằng ông bạn Tổng thống Truman của tôi biểu lộ sự quan tâm và tán thành đối với ý định to lớn này. Không có lý do gì một tổ chức khu vực lại đối kháng với tổ chức thế giới của Liên Hiệp Quốc. Trái lại, tôi tin rằng sự tổng hợp lớn hơn sẽ tồn tại nếu nó được hình thành từ những nhóm có liên kết tự nhiên. Ở Tây bán cầu đã có một nhóm tự nhiên. Nước Anh chúng tôi đã có riêng một Khối Thịnh vượng chung các nước. Nhóm này không làm yếu đi mà trái lại ngày càng làm tổ chức quốc tế mạnh lên. Trên thực tế, nhóm này là trụ cột chính của nó. Và tại sao lại không có một nhóm châu Âu có khả năng đem lại ý thức về chủ nghĩa yêu nước rộng lớn hơn và về tư cách công dân chung cho các dân tộc của lực địa mênh mông và hỗn loạn này. Và tại sao nó lại không nhận vị trí chính đáng của nó cùng với nhiều nhóm lớn khác định hướng cho vận mệnh của nhân loại. Để mục tiêu này hoàn thành thì phải có sự tham gia có ý thúc vào một hành động tin cậy của hàng triệu gia đình có ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #589 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:56:00 am »


        Tất cả chúng tôi đều biết rằng hai cuộc chiến tranh thế giới mà chứng tôi đã trải qua, đều phát sinh từ cơn thịnh nộ kiêu ngạo của một nước Đức mới thống nhất nhằm nắm lấy vai trò thống trị trên thế giới... Nước Đức giờ đây bị tước đoạt khả năng vũ trang lại và khả năng gây cuộc chiến tranh xâm lược khác. Nhưng khi tất cả điều này đã được thực hiện như sẽ được thực hiện và hiện đang được thực hiện thì phải có lúc kết thúc. Như ông Gladstone đã nói nhiều năm trước đây: "Một hành động lãng quên thiêng liêng". Chúng ta phải quay lưng lại với những nỗi kinh hoàng của quá khứ. Chúng ta cần hướng tới tương lai. Chúng ta không thể để kéo lê về phía trước trong những năm tháng sắp đến lòng căm hận và chí báo thù bùng dậy từ những tổn thương của quá khứ. Nếu châu Âu phải được cứu vớt khỏi sự khốn khổ vô hạn, và, đúng thế, khỏi sự diệt vong cuối cùng, thì phải có một hành động tin cậy trong gia đình châu Âu và một hành động lãng quên, chống lại mọi tội ác và sự ngu xuẩn của quá khứ.

        Bây giờ, tôi sẽ nói thêm một vài điều có thể làm các bạn ngạc nhiên. Bước đầu tiên để tái tạo gia đình châu Âu đó là phải có sự cộng tác giữa Pháp và Đức. Chỉ bằng cách này Pháp mới có thể khôi phục vai trò lãnh đạo tinh thần của châu Âu. Không thể có một châu Âu hồi sinh mà không có một nước Pháp vĩ đại về mặt tinh thần và một nước Đức vĩ đại về mặt tinh thần.

        Cơ cấu Hợp Chủng Quốc châu Âu, nếu dứt khoát được xây dựng, sẽ khiến cho sức mạnh vật chất của một quốc gia đơn độc không quan trọng nữa. Các nước nhỏ sẽ có giá trị chẳng khác gì các nước lớn và giành được thanh danh của mình do sự đóng góp của mình vào sự nghiệp chung. Những quốc gia cổ xưa và các công quốc của Đức, cùng nhau hợp nhất vì lợi ích chung trong một hệ thống liên bang, có thể mỗi nước nắm giữ vị trí riêng của mình trong Họp Chủng Quốc châu Âu. Tôi sẽ không cố gắng nêu ra một chương trình chi tiết cho hàng trăm triệu người muốn được hạnh phúc và tự do, thịnh vượng và an toàn, ước mong được hưởng các quyền tự do mà Tổng thống Roosevelt đã nói đến, và sống phù hợp với những nguyên tắc đã được thể hiện trong Hiến chương Đại Tây Dương. Nếu đây là ước mong của họ, họ chỉ cần nói như vậy, và chắc chắn biện pháp có thể tìm ra, và bộ máy chắc chắn có thể được thiết lập, nhằm làm cho ước mong đó đi đến chỗ khai hoa kết quả hoàn toàn.

        Nhưng tôi phải đưa cho các bạn một lời cảnh báo: Thời gian có thể rất ngắn, lúc này là lúc nghỉ xả hơi, đại bác đã ngừng bắn, trận chiến đã kết thúc nhưng hiểm họa không dừng. Nếu chúng ta định thành lập một Hợp Chủng Quốc châu Âu, hay nó có thể lấy bất cứ tên gì hoặc bất cứ hình thức gì, thì chúng ta phải bắt đầu ngay từ bây giờ.

        Nội dung ý kiến của tôi trong năm 1946 là như vậy - Đối với nước Pháp mới đây bị chiếm đóng và làm nhục, thì hình ảnh một sự liên kết với tên đao phủ cuối cùng đã bị đánh bại của họ dường như không thể tưởng tượng được lúc ban đầu. Tuy nhiên, dần dần, trào lưu tình nghĩa anh em châu Âu đã hồi phục trong tĩnh mạch người Pháp, và lương tri mềm dẻo bẩm sinh của người Gô-loa đã khắc phục những đắng cay của quá khứ.

        Tôi luôn luôn đã và đang rất kính trọng nhân dân Nga dũng cảm. Nhưng bóng đen của một hình thức đế quốc mới đang hiện ra lờ mờ một cách tai hại trên quang cảnh sau chiến tranh. Thiệt hại họ có thể gây ra là không có giới hạn rõ rệt. Kiên quyết chiến thắng các cường quốc phe Trục của Anh và Mỹ đã không đặt đủ những kế hoạch cho số phận và tương lai của châu Âu bị chiếm đóng. Chúng tôi đã tiến hành chiến tranh không chỉ để bảo vệ nền độc lập của các nước nhỏ hơn mà con để công bố và tán đồng những quyền tự do cá nhân mà đạo lý vĩ đại hơn này đã dựa vào. Nước Nga Xô Viết có những mục đích khác nhau và không vô tư. Họ giữ chặt những lãnh thổ mà quân họ đã tràn vào. Ở tất cả những nước chư hầu sau tấm màn sắt, các chính phủ liên hiệp đã được thành lập trong đó có cả những người Cộng sản. Người ta hy vọng rằng nền dân chủ dưới một hình thức nào đó sẽ được gìn giữ.

        Nhưng lần lượt trong nước này sau nước kia những người Cộng sản thường nắm vị trí then chốt, họ lấn át các đảng chính trị khác và đua đi đày các lãnh tụ đối lập. Ở Hội nghị Yalta và Postdam tôi đã hết sức cố gắng đấu tranh cho Ba Lan nhưng cuối cùng vô ích. Ở Tiệp Khắc, quyền tự do bị bóp nghẹt trong nước, còn việc giao tiếp tự do với phương Tây bị cấm. Phần lớn nhờ vào nước Anh mà Hy Lạp giữ được nền độc lập vẫn chưa ổn định, và với sự giúp đỡ của Anh, về sau này thêm Mỹ, Hy Lạp đã tiến hành một cuộc nội chiến lâu dài chống lại những người Cộng sản. Khi mọi việc đã được nói lên và đã được thực hiện, và sau những đau đớn đến cục độ và cố gắng lâu dài trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, thì dường như một nửa châu Âu chỉ thay đổi từ một kẻ độc tài nay sang một kẻ độc tài khác.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM