Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:18:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53173 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #570 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 08:58:28 pm »


       
*

        Đổi với Mussolini cũng là một dấu chấm hết. Cũng như Hitler, y dường như đã giữ lấy những ảo tưởng của mình cho đến hầu như khoảnh khắc cuối cùng. Cuối tháng Ba, y đã đến thăm vị đối tác người Đức của mình lần cuối cùng, và trở lại Tổng hành định của y ở hồ Garda, tự trấn an với ý nghĩ rằng vũ khí bí mật có thể dẫn đến chiến thắng. Nhưng cuộc tiến quân thần tốc của Đồng minh từ Apenines đã làm cho những hy vọng này trở nên hão huyền. Có một cuộc tranh luận sôi nổi về một cuộc kháng cự cuối cùng trên vùng núi gần biên giới Ý - Thụy Sĩ. Nhưng nước Cộng Hoa Xã Hội Chủ Nghĩa Ý chẳng con ý chí chiến đấu nữa.

        Vào ngày 25 tháng Tư, Mussolini quyết định giải tán lực lượng vũ trang còn sót lại của mình và yêu cầu Đức Hồng y Tổng giám mục của Milan thu xếp một cuộc gặp với Ủy ban Quân sự bí mật của Phong trào Giải phóng Dân tộc Ý. Những cuộc thảo luận chiều hôm đó đã được tiến hành tại lâu đài của Tổng giám mục, tuy nhiên, với một biểu hiện giận dữ cuối cùng của cảm giác không muốn lệ thuộc, Mussolini đã bỏ ra ngoài. Đến tối, được hộ tống bởi một đoàn xe ba mươi chiếc chở hầu hết các lãnh tụ con sót lại của Chế độ Phát xít Ý, y đã đi đến quận Como. Y không có dự định rõ ràng, và khi chuyện bàn cãi là vô ích thì mạnh ai đường nấy đi. Cùng với một nhúm người ủng hộ, y đã đi theo một đội hộ tống nhỏ của Đức tiến về phía biên giới Thụy Sĩ. Viên chỉ huy của đội quân này chẳng lo lắng về những rắc rối với quân du kích Ý. Người ta đã thuyết phục được Mussolini mặc vào người chiếc áo bành tô Đức và đội lên đầu chiếc mũ sắt. Nhưng cái nhóm nhỏ này đã bị những đội tuần tra quân du kích giữ lại, Mussolini đã bị nhận diện và bị bắt. Những thành viên khác, kể cả tình nhân của y, Signorina Petacci, cũng bị bắt. Theo chỉ thị của Cộng sản, Mussolini và cô tình nhân của y đã bị đưa lên ô tô đem đi bắn. Thân thể của họ, cùng với của những người khác, được đem về Milan để treo ngược lên, đầu dốc xuống đất trên những chiếc móc treo thịt trong một trạm xăng ở Piazzale Loreto, nơi một nhóm quân du kích Ý gần đây đã bị bắn giữa công chúng.

        Đó là số phận của tên độc tài Ý. Một bức ảnh chụp cảnh cuối cùng đã được gửi cho tôi, và tôi đã bị sốc mạnh. Nhưng ít nhất thì thế giới cũng tiết kiệm được một tòa án Nuremberg ở Ý.

       
*

        Ở Đức, những đạo quân chinh phạt đã tiếp tục tiến lên với sức mạnh của mình, và cự ly giữa những đạo quân này càng ngày càng hẹp lại. Đầu tháng tư, Eisenhower đã vượt sông Rhine, thọc sâu vào nước Đức và Trung Âu chống lại kẻ thù đang quyết liệt kháng cự ở đây đó nhưng không thể ngăn chặn được bước tiến như chẻ tre của chúng tôi. Nhiều phần thưởng về chính trị và quân sự vẫn còn trong tình trạng bấp bênh. Ba Lan đang ở ngoài tầm cứu giúp của chúng tôi. Tình thế cũng như vậy đối với Vienna, nơi có cơ hội đón đầu quân Nga bằng một cuộc tiến quân từ Ý đã bị khước từ cách đó tám tháng khi lực lượng của Alexander bị nẫng đi cho một cuộc đổ bộ xuống phía nam nước Pháp. Người Nga tiến vào thành phố từ phía đông và phía nam, và đến ngày 13 tháng Tư, họ đã nắm được toàn bộ thành phố. Nhưng tình hình có gì ngăn cản được các nước Đồng minh phương Tây nắm lấy Berlin. Người Nga chỉ ở cách đó ba mươi lăm dặm, nhưng quân Đức đã cố thủ trên bờ sông Oder và những cuộc chiến đấu gay go đã xảy ra trước khi họ có thế đẩy được quân sang sông và tiếp tục cuộc tiến quân của mình. Mặt khác, Binh đoàn 9 của Mỹ đã di chuyển rất nhanh nên đến ngày 12 tháng Tư, họ đã vượt qua sông Elbe, đoạn gần Magdeburg và chỉ cách thủ đô khoảng sáu mươi dặm. Tuy nhiên họ tạm dừng lại ở đây. Bốn ngày sau, người Nga bắt đầu cuộc tấn công của họ và bao vây Berlin vào ngày 25. Staline đã bảo trước với Eisenhower rằng đòn chủ yếu của ông ta đối với quân Đức sẽ giáng xuống "vào khoảng nửa cuối tháng Năm", nhưng ông ta đã có thể tiến quân trước đó cả tháng. Có lẽ, cuộc tiến công thần tốc của chúng tôi đến Elbe đã có chút ảnh hưởng nào đó đến việc này.

        Cũng trong ngày 25 tháng Tư đó, năm 1945 các mũi nhọn tấn công của Binh đoàn I của Mỹ từ Leipzig đã gặp người Nga ở gần Torgau, trên sông Elbe. Nước Đức bị chia làm đôi. Quân đội Đức đã tan rã trước mắt chúng tôi. Hơn một triệu tù binh bị bắt trong ba tuần đầu tháng Tư, nhưng Eisenhower tin rằng bọn Quốc Xã điên cuồng sẽ cố gắng tổ chức lại lực lượng tại miền núi Bavaria và miền Tây nước Áo, và ông đổi hướng Binh đoàn 3 về phía nam. Cánh trái của binh đoan này đã thâm nhập sâu vào tận Budejovice, Pilsen và Karlsbad của Tiệp Khắc. Prague cũng ở trong tầm tay của chúng tôi, và không có thỏa thuận nào ngăn cấm ông ta chiếm nó, nếu điều đó khả thi về mặt quân sự. Vào ngày 30 tháng Tư, tôi đề nghị với Tổng thống rằng ông ta nên làm điều đó, nhưng Ngài Truman dường như nghĩ ngược lại. Một tuần sau đó, tôi cũng gửi một bức điện riêng cho Eisenhower, nhưng ông ta có kế hoạch tạm dừng cuộc tiến công đại để trên bờ tây sông Elbe và dọc theo đường biên giới năm 1937 của Tiệp Khắc. Nếu tình hình cho phép, ông ta sẽ vượt sông đến tuyến chung Karlsbad-Pilsen-Budejovice. Người Nga nhất trí với việc nay và việc di chuyển quân được tiến hành. Nhưng vào ngày 4 tháng Năm, họ đã kịch liệt phản đối một đề nghị mới cho Binh đoàn 3 của Mỹ tiếp tục tiến đến sông Vltava, chảy qua Prague. Điều này khiến họ không bằng lòng chút nào.

        Cho nên người Mỹ "tạm dừng lại trong khi Hồng quân đã quét sạch bờ đông và bờ tây sông Moldau và chiếm Prague". Thành phố đã thất thủ ngày 9 tháng Năm, hai ngày sau đó một văn kiện đầu hàng chung đã được ký kết tại Reims.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #571 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 08:59:22 pm »


       
*

        Vào thời điểm này, sự hồi tưởng lại là cần thiết. Việc chiếm đóng nước Đức của các nước Đồng minh chủ chốt đã được nghiên cứu từ lâu. Mùa hè năm 1943, một Ủy ban của Chính phủ mà tôi đã cho thành lập dưới quyền ông Attlee, với sự nhất trí của các Tham mưu trưởng, đã gợi ý rằng toàn bộ nước Đức phải bị chiếm đóng nếu việc giải trừ quân bị đối với nước này được tiến hành một cách hữu hiệu, và rằng lực lượng của chúng tôi nên được bố trí trong ba vùng chủ yếu với quy mô gần như ngang bằng nhau, quân Anh ở tây bắc, quân Mỹ ở phía nam và tây nam, và quân Nga ở phía đông. Berlin sẽ phải là một vùng riêng với sự phối hợp chiếm đóng của cả ba nước Đồng minh chính. Những vấn đề này đã được duyệt và trình lên Hội đồng Tư vấn châu Âu, lúc đó có ông Gousev - Đại sứ Nga, ngài Winant - Đại sứ Mỹ, và ngài William Strang của Bộ Ngoại giao Anh.

        Vào thời điểm này, chủ đề đó dường như chỉ đơn thuần mang tính lý thuyết. Không ai có thể đoán trước được rằng khi nào chiến tranh sẽ kết thúc như thế nào. Những đạo quân của Đức đã nắm giữ những vùng rộng lớn của phần châu Âu của nước Nga. Phải một năm sau các đạo quân của Anh hay Mỹ mới đặt chân lên Tây Âu, và gần hai năm sau, họ mới vào được nước Đức. Những kiến nghị của Hội đồng Tư vấn châu Âu đã không được cân nhắc một cách thấu đáo hoặc thực tế để được đua ra thảo luận ở Nội các Chiến tranh. Cũng như tất cả những nỗ lực đáng ca ngợi để dự định cho tương lai, chúng vẫn nằm trên giá trong khi chiến tranh đang tiếp tục tàn phá. Trong những ngày nay, dư luận chung về Nga cho rằng nước này sẽ không tiếp tục chiến tranh một khi nó đã chiếm lại được phần lãnh thổ của mình, và khi thời cơ đến các nước Đồng minh phương Tây cũng phải cố gắng thuyết phục họ không nên giảm nhẹ những nỗ lực của mình, vấn đề vùng chiếm đóng của Nga ở Đức vì vậy không chiếm một phần quá lớn trong suy nghĩ của chúng tôi hay trong những cuộc thảo luận giữa Anh và Mỹ, cũng như không được bất cứ vị lãnh đạo nào đưa ra ở Teheran.

        Khi chúng tôi gặp nhau ở Cairo trên đường về nước vào tháng Mười Một năm 1943, Các Tham mưu trưởng Hoa Kỳ đã đưa vấn đề này ra, nhưng không hề dựa trên bất cứ đề xuất nào của Nga. Vùng đất Nga của Đức vẫn còn là một kế hoạch chỉ có giá trị lý thuyết, giá như ta có thể coi nó như vậy. Tuy nhiên tôi nghe nói rằng Tổng thống Roosevelt muốn những vùng đất của Anh và Mỹ phải được thu hồi lại. Ông ta muốn rằng những tuyến đường giao thông của bất kỳ lực lượng quân Mỹ nào ở Đức cũng phải trực tiếp thông ra biển mà không phải chạy qua nước Pháp, vấn đề này bao gồm nhiều luận chứng kỹ thuật chi tiết và ở nhiều điểm liên quan đến kế hoạch "Overlord" Không đạt được quyết định nào ở Cairo, nhưng sau đó việc trao đổi thư từ một cách đáng kể đã bắt đầu giữa tôi và Tổng thống. Bộ Tham mưu Anh cho rằng kế hoạch lúc đầu tốt hơn và cũng nhận thấy sự bất tiện và phức tạp khi thay đổi kế hoạch này. Tôi có cảm giác rằng tốt hơn hết những đồng nghiệp người Mỹ nên chia sẻ quan điểm này. Tại hội nghị Quebec vào tháng Chín năm 1944, chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận chắc chắn.

        Tổng thống, hiển nhiên đã bị thuyết phục bởi quan điểm của giới quân sự, luôn có một tấm bản đồ lớn mở ra trên đầu giường. Một buổi chiều, khi hầu hết các Tham mưu trưởng Liên quân đã có mặt, ông đồng ý miệng với tôi rằng kế hoạch hiện tại sẽ tùy thuộc vào việc những đạo quân Mỹ có đường tắt ra thẳng biển đi qua vùng đất của Anh hay không. Bremen và trực thuộc của nó là Bremerhaven dường như thỏa mãn yêu cầu của

        Mỹ, và sự kiểm soát của họ ở vùng này đã được chấp nhận. Quyết định này được minh họa trên một bản đồ kèm theo. Tuy nhiên, tất cả chúng tôi đều cảm thấy rằng lúc này là quá sớm để cắt ra một vùng đất cho Pháp ở Đức, và không ai đề cập đến nước Nga.

        Tại Yalta vào tháng Hai năm 1945, kế hoạch Quebec đã được chấp nhận mà không có một sự xem xét nào thêm nữa như là cơ sở tạm thời cho những cuộc thảo luận không đi đến kết luận về biên giới phía đông trong tương lai của nước Đức. Điều này được bỏ lại cho một Hiệp ước Hòa bình. Các đạo quân Xô Viết ở chính thời điểm này đã ồ ạt vượt qua các đường biên giới trước chiến tranh, và chúng tôi mong họ được mọi thắng lọi. Chúng tôi đưa ra một thỏa thuận về những vùng chiếm đóng ở nước Áo. Staline, sau khi được thuyết phục, đã đồng ý với lời kêu gọi mạnh mẽ của tôi rằng nước Pháp phải có phần trong những vùng đất do Mỹ và Anh chiếm đóng và phải có ghế trong Úy ban Kiểm soát của Đồng minh. Tất cả đều thấu hiểu triệt để rằng những vùng chiếm đóng được thỏa thuận sẽ không được làm cản bước tiến các đạo quân. Bất cứ ai đến trước đều có thể nắm giữ Berlin, Prague, và Vienna. Chúng tôi đã chia tay ở Crimea không những chỉ như những Đồng minh mà còn như những chiến hữu đang phải đối đầu với một kẻ thù hùng mạnh mà tất cả những đạo quân của chúng tôi đang chiến đấu với chúng trong một trận chiến gay go và liên tục. Hai tháng trôi qua kể từ đó đã chứng kiến bao nhiêu sự đổi thay vĩ đại đụng chạm đến mọi cội rễ của tư duy. Nước Đức của Hitler đang bị hủy diệt, còn chính bản thân y thì sắp chết. Những người Nga đang chiến đấu ở Berlin. Vienna và gần như toàn bộ nước Áo đang nằm trong tay họ. Toàn bộ mối quan hệ của Nga với các Đồng minh phương Tây biến động liên tục. Tất cả các vấn đề trong tương lai giữa chúng tôi đều không được giải quyết ổn thỏa. Dường như những thỏa thuận và những biên bản ghi nhớ ở Yalta đều đã bị vi phạm hay phớt lơ bởi Kremlin đại thắng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #572 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:00:04 pm »


        Những hiểm họa mới, có lẽ cũng khủng khiếp như những gì chúng tôi đã trải qua, đang lơ mơ hiện ra trong thế giới đổ nát và rối ren.

        Sự lo ngại của tôi về những tiến triển xấu này là rõ ràng, ngay cả trước khi Tổng thống qua đời. Chính bản thân ông ta, như chúng ta đã thấy, cũng rất lo lắng và bực bội. Sự tức giận của ông về lời buộc tội của Molotov về vụ Berne đã được kể ở trên. Bất chấp cuộc hành binh thắng lợi của những đạo quân của Eisenhower, Tổng thống Truman cảm thấy chính ông ta đang đối mặt với một thời điểm khủng hoảng ghê gớm vào nửa cuối tháng Tư. Trong quá khứ đôi khi tôi đã cố gắng hết sức để gây ấn tượng với Chính phủ Hoa Kỳ với những thay đổi to lớn đang diễn ra trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Những đạo quân phương Tây của chúng tôi sẽ nhanh chóng được di chuyển một cách tốt đẹp sang bên kia ranh giới của những vùng chiếm đóng, và cả mặt trận phía tây và phía đông của các Đồng minh sẽ xích lại gần nhau, ép nước Đức vào giữa.

        Những bức điện mà tôi đã cho công bố ở bất cứ nơi nào khác chứng minh rằng tôi chưa bao giờ đề nghị trở lại với những lời cam kết cũ của chúng tôi về những vùng đã được ấn định, miễn là những thỏa thuận khác sẽ được tôn trọng. Tuy nhiên, tôi trở nên tin rằng trước khi chúng tôi dừng lại, hay thậm chí rút những đạo quân của mình, chúng tôi phải tìm cách gặp trực tiếp Staline để bảo đảm dạt được một thỏa thuận về toàn bộ mặt trận. Thật sự là một thảm họa nếu chúng tôi trung thành tuyệt đối với toàn bộ những thỏa thuận của mình, trong khi người Xô Viết đụng tay vào tất cả những gì họ có thể lấy được mà không hề mảy may quan tâm đến những nghĩa vụ mà họ đã tham gia vào.

        Tướng Eisenhower đã đề nghị rằng trong khi các đạo quân ở phía đông và phía tây nên tiến lên bất chấp các đường phân định ranh giới, trong bất kỳ khu vực nào nơi các đạo quân đã tiếp xúc được với nhau, bất kỳ bên nào cũng được tự do đề nghị phía bên kia phải rút quân về phía sau ranh giới của vùng họ chiếm đóng. Quyền tự do đề nghị và ra lệnh những cuộc rút quân như vậy sẽ tùy thuộc vào các Tư lệnh Tập đoàn quân. Tùy thuộc vào những mệnh lệnh tác chiến cần thiết mà việc rút lui trong trường hợp ấy phải được tiến hành. Tôi coi đề nghị này là hấp tấp, và nó vượt qua những nhu cầu quân sự cấp bách. Vì vậy chúng tôi đã hành động, và vào ngày 18 tháng Tư, tôi đã viết thư cho vị Tân Tổng thống. Ngài Truman dĩ nhiên chỉ mới biết đến mọi sự rắc rối mà chúng tôi gặp phải thông qua những người khác, và ông phải dựa nhiều vào các cố vấn của mình. Vì thế, cách nhìn võ biền thuần thúy đã được nhấn mạnh một cách quá mức. Tôi đã gửi cho ông ta một bức điện như sau:

        "... Tòi hoàn toàn sẵn sàng tôn trọng triệt để những vùng chiếm đóng, nhưng, ở bất kỳ mức độ nào, tôi không muốn rằng những dội quân của chúng tôi, hay những đội quân Mỹ của ông, sẽ buộc phải quay về vì một đòi hỏi thô bạo nào đó của một viên tướng Nga ở đó. Điều này phải được chuẩn bị đầy đủ bằng một thỏa thuận giữa các Chính phủ đến mức tạo cho Eisenhower một cơ hội hợp lý để giải quyết tại chỗ theo cách riêng tối ưu của mình.

        ... Những vùng chiếm đóng đã được quyết định khá vội vàng tại Quebec vào tháng Chín năm 1944, khi người ta không thấy trước được rằng những đạo quân của Tướng Eisenhower có thể tiến hành những cuộc xâm nhập như vũ bão vào nước Đức. Những vùng này sẽ không thay đổi được trừ phi nước Nga đồng ý. Nhưng vào thời điểm khi Ngày chiến thắng ở châu Âu đã đến, chúng ta nên cố gắng thành lập ủy ban Kiểm soát của Đồng minh ở Berlin và phải kiên quyết đòi phải chia đều lương thực sản xuất ở Đức cho tất cả các miền khác nhau trong nước này. Theo tình hình lúc đó, vùng đất Nga chiếm đóng có tỷ lệ người ít nhất nhưng lại trồng được một khối lượng lương thực cực kỳ lớn, còn người Mỹ thì không có được phần lương thực

        thỏa đáng cho số dân cư vùng họ chinh phục, và những người Anh nghèo khổ chúng tôi thì phải tiếp quản toàn bộ số vùng Rhur đổ nát và những khu công nghiệp lớn, những nơi mà, cũng giống như chúng tôi, vào lúc bình thường vẫn phải nhập một khối lượng lớn lương thực..."


        Ngài Eden đang ở Washington, và hoàn toàn đồng ý với những quan điểm trong bức thư điện tôi gửi cho Tổng thống, nhưng thư trả lời của ông Truman đã đưa chúng tôi đi xa thêm chút nữa. Ông đề nghị rằng những đội quân Đồng minh nên trở về những vùng đã thỏa thuận của họ ở Đức và Áo ngay khi tình hình quân sự cho phép.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #573 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:00:54 pm »


       
*

        Trong lúc đó Hitler đang cân nhắc xem đâu là điểm kháng cự cuối cùng của y. Cho đến tận 20 tháng Tư, y vẫn còn có ý nghĩ sẽ rời khỏi Berlin đến "Hệ thống đồn bốt miền Nam" ở dãy núi Alps vùng Bavaria. Ngày hôm đó, y đã tổ chức một cuộc hợp các thủ lĩnh Quốc Xã. Do hai mặt trận đông và tây của Đức đang có nguy cơ lớn bị chia cắt làm đôi bởi những mũi đột phá của quân Đồng minh, y đề nghị thành lập hai bộ chỉ huy riêng biệt. Đô đốc Doenitz đảm nhận phía bắc về cả quân sự lẫn dân sự, với nhiệm vụ cụ thể là đua trở lại đất Đức gần hai triệu người tị nạn từ phía đông. Ở phía nam, Tướng Kesselring chỉ huy những đạo quân còn lại của Đức. Kế hoạch này sẽ được thực hiện nếu Berlin thất thủ.

        Hai ngày sau đó, vào ngày 22 tháng Tư, Hitler có quyết định cuối cùng và tối quan trọng là sẽ ở lại Berlin đến phút chót. Thành phố thủ đô đó chẳng bao lâu sau đã bị quân Nga bao vây hoan toàn và Lãnh tụ Đức đã mất hết quyền kiểm soát tình hình. Việc còn lại của y là sắp đặt cho cái chết của chính mình giữa đống đổ nát của thành phố. Y tuyên bố với những thủ lĩnh Quốc Xã còn ở lại với mình rằng y sẽ chết ở Berlin. Cả Goering và Himmler đều đã rời khỏi đây sau cuộc họp ngay 20, với những ý tưởng về thương lượng hòa bình trong đầu. Goering, kẻ đã đi xuống phía nam, cho rằng Hitler thật sự đã thoái vị bằng quyết định ở lại Berlin của mình, và yêu cầu xác nhận rằng y sẽ chính thức kế nhiệm Hitler. Câu trả lời là y bị cách chức ngay lập tức khỏi tất cả những cương vị mà y nắm giữ. Tại một làng miền núi xa xôi ở vùng Tyrol, y và gần một trăm sĩ quan cao cấp của không quân Đức Quốc Xã bị những người Mỹ bắt làm tù binh. Cuối cùng thì sự quả báo cũng đã đến.

        Những cảnh cuối cùng ở tổng hành định của Hitler đã được mô tả rất chi tiết ở đâu đó. Trong số những nhân vật trong chính thể của y, chỉ có Goebbels và Bormann còn ở lại với y cho đến phút chót. Lúc nay quân Nga đang chiến đấu trên những đường phố của Berlin. Vào khoảng một hai giơ sáng ngay 29 tháng Tư, Hitler đã viết chúc thư. Ngày mới bắt đầu theo lịch trình làm việc thường lệ trong hầm trú ẩn ngầm dưới Phủ Thủ tướng. Có tin tức báo về ngày tàn của Mussolini. Thời gian đã được xác định cực kỳ thích hợp. Ngày 30, Hitler đã lặng lẽ ăn trưa với nhóm tùy tùng của mình, đến cuối bữa ăn, y bắt tay những người có mặt và lui về phòng riêng. Lúc ba giơ rưỡi, người ta nghe thấy một tiếng súng và tất cả thành viên trong nhóm tùy tùng đã vào phòng để nhìn thấy y đang nằm vật trên đi văng với khẩu rulô bên cạnh. Y đã tự bắn qua mồm mình. Eva Braun, người mà y bí mật cưới trong những ngày cuối cùng này, nằm chết bên cạnh. Bà ta đã uống thuốc độc. Xác họ được thiêu ở ngoài sân, và giàn thiêu Hitler, cùng với những tiếng súng chưa từng đinh tai nhức óc như thế bao giờ của quân Nga, đã làm nên cái kết cục khủng khiếp của Đế chế Thứ Ba ở Đức.

        Những thủ lãnh còn lại đã tổ chúc một cuộc hợp cuối cùng. Họ đã cố gắng đến phút chót để thương lượng với người Nga, nhưng Zhukov đã yêu cầu đầu hàng vô điều kiện. Bormann đã cố gắng vượt qua những chiến tuyến của Nga, và đã biến mất không để lại một dấu vết gì. Goebbels đã đầu độc sáu đứa con của mình và ra lệnh cho một tay lính gác SS bắn chết y và vợ. Những nhân viên còn lại của tổng hành định Hitler rơi vào tay người Nga.

        Tối hôm đó một bức điện đã đến tay Đô đốc Doenitz ở Tổng hành định của ông ta ở Holstein.

        Lãnh tụ Quốc Xã phong ông Đại đô đốc, làm người kế nhiệm cho cựu Thống chế Goering. sắc phong chính thức đang trên đường gửi tới. Ngay lập tức ông phải tiến hành các biện pháp phù hợp với sự đòi hỏi của tình hình.

BORMANN.       

        Sự hỗn loạn đã lắng dịu. Doenitz đã liên lạc với Himmler. Người mà theo y sẽ đề cử kế vị Hitler nếu Berlin thất thủ, và giờ đây, quyền lực tối cao bất ngờ rơi vào tay y và y phải đối mặt với việc tổ chức đầu hàng.

        Một kết cục ít ngoạn mục hơn đã dành cho Himmler. Y đã đến Mặt trận phía Đông và trong vài tháng đã phải tiến hành tiếp xúc cá nhân với các Đồng minh phương Tây theo sáng kiến của cá nhân y với hy vọng sẽ thương lượng được một cuộc đầu hàng riêng rẽ. Giờ đây y đang cố gắng làm việc đó thông qua Bá tước Bemadotte, người đứng đầu của Hội Chữ Thập Đỏ Thụy Điển, nhưng chúng tôi đã cự tuyệt đề nghị này của y. Chúng tôi không nghe được gì thêm về y cho đến ngay 21 tháng Năm, khi y bị một trạm kiểm soát của Anh bắt giữ tại Bremervorde. Y đã cải trang và khó mà nhận ra, những giấy tờ tùy thân của y đã khiến những người lính gác nghi ngờ và y bị đưa đến một trại ở gần Tổng Hành định Binh đoàn 2. Lúc đó y đã bảo với viên sĩ quan chỉ huy ở đó y là ai. Y đã bị canh giữ, bị lột quần áo ra cho một bác sĩ khám tìm thuốc độc giắt trong người. Khi cuộc khám xét gần xong, y đã cắn viên thuốc Xyanua, mà chắc chắn y đã giấu trong mồm vài giờ trước rồi. Y đã chết gần như ngay lập tức, ngay sau 11 giơ đêm ngày thứ Tư, 23 tháng Năm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #574 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:01:21 pm »


       
*

        Ở phía tây bắc, tấn thảm kịch kết thúc ít xôn xao dư luận hơn. Vào ngày 2 tháng Năm, những tin tức về việc đầu hàng báo về ở Ý. Cũng vào ngày đó, những đạo quân của chúng tôi đã đến Lubeck, trên biển Baltic, liên lạc được với người Nga và đánh tan toàn bộ quân Đức ở Đan Mạch và Na Uy. Vào ngày 3, chúng tôi đã vào Hamburg mà không gặp một sự chống cự nào và các đơn vị đồn trú đã đầu hàng vô điều kiện. Một phái đoàn Đức đã đến Tổng hành định của Montgomery ở Luneberg Heath. Dẫn đầu phái đoàn là Đô đốc Friedeburg, đặc phái viên của Doenitz, người cố đạt tới một thỏa thuận đầu hàng tiếp nhận cả binh lính Đức đang đối đầu với người Nga ở miền bắc. Việc này bị bác bỏ vì nó nằm ngoài quyền lực của một Tư lệnh Tập đoàn quân, người chỉ có thể xử lý mọi chuyện trên mặt trận riêng của mình. Ngay hôm sau, khi nhận được chỉ thị của thượng cấp, Friedeburg đã ký văn kiện đầu hàng cho tất cả các lực lượng Đức ở miền tây bắc nước Đức, Hà Lan, vùng Quần đảo, Schleswing-Holstein, và Đan Mạch.

        Friedeburg đã đi tiếp tới tổng hành định của Eisenhower ở Reims, nơi tướng Jodi đã nhập hội với y vào ngay 6 tháng Năm. Họ đã cùng dành thời gian đó giải phóng ở mức có thể nhiều binh lính và dân tị nạn khỏi người Nga và đến với những Đồng minh phương tây và họ đã cố gắng đầu hàng riêng rẽ đối mặt với Mặt trận phía Tây. Eisenhower đã áp đặt một thời hạn và kiên quyết yêu cầu việc đầu hàng toàn bộ. Jodi báo cáo với Doenitz: "tướng Ẹisenhower khăng khăng buộc chúng ta phải ký ngày hôm sau. Nếu không, các mặt trận Đồng minh sẽ đóng lại với những người muốn đầu hàng riêng lẻ. Tôi thấy chẳng có gì để lựa chọn - hỗn loạn hay là ký kết. Tôi đề nghị ngài hãy điện bằng vô tuyến cho tôi để xác nhận rằng tôi có đầy đủ thẩm quyền để ký văn kiện đầu hàng".

        Văn kiện của việc đầu hàng toàn diện và vô điều kiện đã được Trung tướng Bedell Smith và Tướng Jodi ký, với sự chứng kiến của những sĩ quan Pháp và Nga, vào lúc 2 giờ 41 phút sáng ngày 7 tháng Năm. Sau đó tất cả chiến sự đã chấm dứt vào lúc nửa đêm ngày 8 tháng Năm. Sự phê chuẩn chính thức của bộ chỉ huy tối cao Đức đã diễn ra ở Berlin, với sự thu xếp của Nga, vào sáng sớm ngày 9 tháng Năm. Thống chế Không quân Tedder đã thay mặt Eisenhower ký, Nguyên soái Zhukov thay mặt cho người Nga, và Thống chế Keitel cho Đức.

       
*

        Qui mô rộng lớn của các sự kiện trên mặt đất và trên không có xu hướng che khuất chiến thắng không kém ấn tượng trên biển. Toàn bộ chiến dịch Anh - Mỹ ở châu Âu phụ thuộc vào sự di chuyển của những đoàn tàu vượt qua Đại Tây Dương, và chúng tôi có thể kết thúc câu chuyện về những chiếc tàu ngầm Đức ở đây. Bất chấp những mất mát gây chấn động với chính mình, chúng vẫn tiếp tục tấn công, nhưng với ít hiệu quả hơn, và đồng tàu bè đi lại đã không kiểm soát được. Thậm chí sau mùa xuân năm 1944, khi buộc phải dời bỏ những căn cứ của mình trong Vịnh Biscay, chúng đã không mất hy vọng. Những chiếc tàu gắn ống thông hơi giờ đây đang được sử dụng, thở qua một cái ống trong khi có thể nạp ắc qui dưới nước, trước khi đưa vào cuộc chiến tàu ngẩm một mẫu mới do Doenitz thiết kế. Y đang trông đợi vào sự ra đời của một loại tàu mới, mà giờ đây đang được đóng rất nhiều, và chiếc đầu tiên đã chạy thử. Tàu ngầm cao tốc có nhiều vấn đề mới đe dọa chúng tôi, và theo như dự đoán của Doenitz thật sự sẽ làm một cuộc cách mạng đối với chiến tranh tàu ngầm. Những kế hoạch của y thất bại chủ yếu là vì những nguyên liệu đặc biệt cần đến để đóng những con tàu này trở nên khan hiếm và thiết kế của chúng luôn bị thay đổi. Nhưng những chiếc tàu ngầm bình thường vẫn được chế tạo từng phần trên khắp nước Đức và được lắp ráp trong những khu hầm ngầm ở những cảng biển, và bất chấp những nỗ lực mạnh mẽ và liên tục của oanh tạc cơ Đồng minh, người Đức đã đóng được trong tháng Mười Một năm 1941 một số lượng tàu ngầm hơn bất cứ tháng nào trong suốt thời gian chiến tranh. Với những nỗ lực kỳ diệu và bất chấp tất cả những mất mát, vào khoảng sáu mươi hay bảy mươi chiếc tàu ngầm vẫn hoạt động hầu như đến phút chót. Kết quả đạt được không lớn, nhưng chúng vẫn mang hy vọng bất tử về một sự bế tắc trên biển. Những chiếc tàu ngầm mới mang tính chất cách mạng nay chưa bao giờ được đóng vai trò của chúng trong Thế chiến Thứ hai. Người ta có kế hoạch toàn thành khoảng 350 chiếc trong năm 1945, nhưng chỉ có vài chiếc được sử dụng trước khi Đức đầu hàng. Loại vũ khí này nằm trong tay người Xô Viết và sẽ là mối nguy hiểm của tương lai.

        Những cuộc không kích của Đồng minh đã phá hủy nhiều tàu ngầm ngay tại bến. Tuy nhiên, khi Doenitz ra lệnh cho chúng đầu hàng, không ít hơn 49 chiếc vẫn còn ở ngoài biển. Hon một trăm chiếc khác đã đầu hàng tại cảng, và khoảng 220 chiếc bị thủy thủ đoàn làm đắm hay phá hủy. Những nỗ lực của quân Đức và sự ngoan cường của lực lượng tàu ngầm vẫn còn dai dẳng như vậy đấy.

        Trong 68 tháng giao tranh, 781 chiếc tàu ngầm Đức bị đánh chìm. Trong hơn một nửa thời gian kẻ thù đã nắm thế chủ động. Sau năm 1942, tình thế đã thay đổi, số tàu ngầm bị phá hủy đã tăng lên và những thiệt hại của chúng tôi giảm xuống. Theo tính toán cuối cùng, lực lượng do Anh và của Anh chỉ huy đã tiêu diệt 500 trong số 632 chiếc tàu ngầm được biết là đã chìm ngoài biển do quân Đồng minh.

        Trong Thế chiến Thứ nhất mười một triệu tấn hàng hóa đã chìm, và trong Thế chiến Thứ hai mười bốn triệu rưỡi tấn đã bị đánh chìm bởi riêng tàu ngầm. Nếu chúng ta cộng thêm cả những thiệt hại vì những lý do khác, tổng số sẽ là mười hai triệu bảy trăm năm mươi ngàn trong Thế chiến Thứ nhất và hai mươi mốt triệu rưỡi trong Thế chiến Thứ hai. Trong số này,

        Anh chịu sáu mười phần trăm trong cuộc chiến tranh thứ nhất và hơn một nửa trong cuộc chiến tranh thứ hai.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #575 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:01:58 pm »


       
*

        Việc đầu hàng vô điều kiện của Đức Quốc Xã là tín hiệu cho niềm hân hoan vô cùng trong lịch sử của nhân loại. Thế chiến Thứ hai đã thật sự đem lại một kết cục cay đắng ở châu Âu, mà khi chấm dứt, kẻ thất bại cũng như người chiến thắng cảm thấy một sự khuây khỏa không thể diễn tả được. Nhưng đối với chúng tôi ở nước Anh và Đế Quốc Anh, những người đã đứng một mình trong cuộc chiến từ ngày đầu tiên cho đến ngày cuối cùng để quyết định sự tồn tại của mình, còn có một ý nghĩa nào đó mà thậm chí những Đồng minh mạnh nhất và can đảm nhất cũng không thể cảm thấy được. Mệt mỏi và tả tơi, bần cùng nhưng vẫn ngoan cường và giờ đây đã chiến thắng, chúng tôi đã có những giây phút thật là hãnh diện. Chúng tôi cảm ơn Chúa về tất cả những ân huệ và sự che chở quý giá của Người, với ý nghĩa chúng tôi đã làm tròn bổn phận của mình có thành quả.

        Trong những ngày náo nhiệt ồn ào với niềm vui sướng, tôi được yêu cầu nói chuyện với dân tộc mà tôi đã lãnh trách nhiệm chính trên hòn đảo của mình trong gần đúng như năm năm. Tuy nhiên hẳn là có một số ít người có trái tim bị đè nặng bởi những nỗi lo hơn tôi. Sau khi ôn lại những câu chuyện khác nhau về số phận của chúng tôi, tôi đã nảy ra chút tâm sự buồn bã mà tôi có thể viết lại cho các bạn xem dưới đây:

        "Tôi mong có thể nói với các bạn tối nay rằng tất cả những vất vả và phiền toái của chúng ta đã qua di. Sau đó tôi thật sự có thể kết thúc năm năm phụng sự của mình một cách vui vẻ, và nếu như các bạn nghĩ rằng các bạn đã thấy chán tôi và rằng tôi nên về vườn, tôi sẽ tiếp nhận điều đó với lòng biết on sâu sắc nhất. Nhưng ngược lại, tôi phải báo trước với các bạn, như tới đã làm khi bắt dầu năm năm phục vụ của mình - khi đó không ai ngờ rằng nó lại kéo dài đến như vậy - rằng vẫn còn có nhiều việc để làm, rằng các bạn phải chuẩn bị nhiều nỗ lực hơn nữa về trí lực cũng như thể lực và những hy sinh lớn lao hơn cho những sự nghiệp vĩ đại nếu không muốn lại bị rơi vào vết xe đổ của sự trì trệ, lầm lẫn về mục đích, và sự sợ hãi một cách hèn nhát khi được coi là vĩ đại. Dù sao di nữa, các bạn cũng không được để cho sự tỉnh táo và cảnh giác trong đầu óc mình suy giảm. Mặc dù những ngày hội hè là cần thiết cho tinh thần con người, tuy nhiên những ngày này phải bổ sung cho sức mạnh và sự dẻo dai mà cùng với mọi người sẽ trở lại với công việc mà họ cần phải làm, và cả cho cách nhìn và sự quán xuyến mà họ phải có khi dối mặt với các công tác xã hội.

        "Tuy nhiên, trên lục địa châu Âu, chúng ta vẫn chưa chắc chắn rằng những mục đích don giản và vinh dự mà vì chúng, chúng ta đã tham gia chiến tranh sẽ không bị phớt lờ hay xem nhẹ trong những tháng tiếp theo sau sự thành công, và những từ như "tự do", "dân chủ", và "giải phóng", không bị bóp méo di ý nghĩa sự thật của chúng mà chúng ta vẫn hiểu. Sẽ chẳng có mấy tác dụng khi trừng phạt những người theo Hitler vì những tội lỗi của họ nếu như pháp luật và công lý không được tôn trọng, và nếu như những Chính quyền độc tài hay cảnh sát sẽ thay chân bọn xâm lược Đức. Chúng ta không mưu cầu điều gì riêng cho mình nhưng chúng ta phải biết rõ rằng mục đích mà vì nó chúng ta đã chiến đấu sẽ tìm được sự công nhận trên bàn đàm phán hòa bình bằng cả việc làm cũng như lời nói, và trên hết chúng ta phải bỏ công sức để bảo đảm rằng Tổ chức Toàn cầu do Liên Hiệp Quốc đang lập nên ở San Francisco sẽ không trở thành một tổ chức hữu danh vô thực, một cái lá chắn cho kẻ mạnh và một sự chế nhạo đối với kẻ yếu. Chính những người chiến thắng phải đo lại lòng mình trong những giờ phút đầy mãn nguyện này, và hãy tỏ rõ giá trị bằng sự cao thượng của lực lượng khổng lồ mà họ nắm trong tay.

        "Chúng ta không bao giò quên được rằng ngoài tất cả những gì còn tiềm ẩn, nước Nhật, tuy bị đảo lộn và thất bại, vẫn là một quốc gia của một trăm triệu người, mà đối với những kể tử vì dạo này cái chết chẳng đáng sợ mấy. Tối nay tôi không thể nói với các bạn rằng cần bao nhiêu thời gian hay những nỗ lực gì để buộc người Nhật phải chuộc lại sự phản bội ghê tởm và bạo tàn của họ. Chúng ta, cũng giống như Trung Hoa, suốt một thời gian dài không bị khuất phục, đã lĩnh đủ những vết thương khủng khiếp, và chúng ta bị giới hạn bởi những ràng buộc về danh dự và tình huynh đệ trung thành đối với Hoa Kỳ để chiến đấu trong cuộc chiến tranh vĩ đại này ở đầu bên kia của thế giới bên cạnh họ mà không hề hụt chí hay không hoàn thành nhiệm vụ. Chúng ta phải nhớ rằng Úc, New Zealand và Canada đã và đang trực tiếp bị đe dọa bởi thế lực hung dữ này. Những vùng tự trị của Khối Thịnh vượng Anh này đã giúp đỡ chúng ta suốt trong những thời kỳ đen tối nhất của chúng ta, và chúng ta không nên bỏ dở bất cứ nhiệm vụ nào liên quan đến sự an toàn và tương lai của họ. Tôi đã báo với các bạn về những công việc khó khăn ngay từ khi năm năm cuối cùng này bắt dầu; các bạn đã không chùn bước, và tôi sẽ không xứng đáng với lòng tin và sự rộng lượng của các bạn nếu tôi không còn tiếp tục gào lên: hãy tiến lên, kiên định, không nao núng, không khuất phục, cho đến khi toàn bộ nhiệm vụ được hoàn thành và toàn thế giới được an toàn và trong sạch".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #576 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:23:57 pm »

         
27

KHOẢNG CÁCH NỚI RỘNG

        Đầu óc tôi chứa đựng đầy những lo lắng về tương lai và những ý nghĩ lộn xộn khi tôi đi giữa tiếng reo hò của những đám đông người Luân Đôn trong giơ phút hân hoan đại thắng sau tất cả những gì họ đã trải qua. Đối với đa số họ, hiểm họa Hitler, với những thử thách đau đớn và sự thiếu thốn, đã bị thiêu cháy trong ngọn lửa vinh quang. Kẻ thù to lớn mà họ đã chiến đấu chống lại hơn năm năm ròng rã đã đầu hàng vô điều kiện. Tất cả việc còn lại của ba Cường quốc giành chiến thắng là tiến tới một nền hòa bình bền vững, được bảo vệ bằng một văn kiện Quốc tế nhằm đưa những người lính trở về lại gia đình nơi những người thân đang ngóng chờ họ, và bước tới một Kỷ nguyên Vàng của phồn vinh và tiến bộ. Chắc chắn rằng dân tộc của họ cũng mong muốn đúng như vậy.

        Tuy nhiên, vẫn có mặt trái của bức tranh. Nước Nhật vẫn chưa bị khuất phục. Bom nguyên tử vẫn chưa ra đời. Thế giới đang ở trong tình trạng rối loạn. Mối ràng buộc chính về một nguy cơ chung, điều đã đoàn kết các Đồng minh Vĩ đại lại, đã mau chóng bị cởi bỏ. Mối hiểm họa Xô Viết, dưới con mắt tôi, đã thay chân kẻ thù Quốc Xã. Nhưng lại không còn tồn tại tình chiến hữu nào để chống lại nó. Ở trong nước, những nền tảng của sự đoàn kết dân tộc, mà dựa vào nó Chính phủ thời chiến đã đứng vững như vậy, cũng mất đi. Sức mạnh của chúng tôi, cái sức mạnh đã chế ngự được biết bao nhiêu cơn sóng gió, sẽ không thể tiếp tục tồn tại. Khi đó làm sao chúng tôi có thể đạt được một thỏa thuận cuối cùng mà chỉ riêng nó thôi cũng đủ bù đắp được cho những lao khổ chịu đựng của cuộc chiến? Tôi không thể xua đi khỏi đầu nỗi sợ hãi rằng những đạo quân chiến thắng của nền dân chủ chẳng bao lâu nữa sẽ bị phân tán, và rằng một cuộc thử thách thật sự và cực kỳ khó khăn đang ở trước mặt chúng tôi. Tôi đã thấy toàn bộ điều này từ trước. Tôi còn nhớ cái ngày vui vẻ gần ba mươi năm trước đây, khi tôi cùng vợ tôi ngồi trên ô tô đi từ Bộ Quân giới qua những đám đông như thế này đang náo động với đầy lòng nhiệt tình trên phố Downing để chúc mừng Thủ tướng. Rồi thì, cũng như vào lúc này, tôi nhận thức về tình hình thế giới như một tổng thể. Nhưng ít ra lúc đó không thể có một quân đội hùng mạnh nào mà chúng tôi cần phải sợ.

       
*

        Ý nghĩ đầu tiên của tôi là cuộc gặp giữa ba Cường quốc và tôi đã hy vọng rằng Tổng thống Truman sẽ ghé qua Luân Đôn trên đường đi. Như ta sẽ thấy về sau những ý tưởng rất khác nhau từ những khu vực có ảnh hưởng lớn ở Washington đang gây áp lực với vị Tân Tổng thống. Thái độ, quan điểm được ghi nhận ở Yalta đã được củng cố. Người ta lý luận rằng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ phải cẩn thận không để bị lôi kéo vào bất cứ sự đối lập nào với nước Nga Xô Viết. Người ta cho rằng điều này sẽ kích thích tham vọng của Anh và sẽ tạo nên một hố sâu ngăn cách ở châu Âu. Mặt khác, một chính sách đúng đắn là nên để cho Hoa Kỳ đứng giữa Anh và Nga như một người trung gian thân thiện, hay thậm chí như một vị quan tòa, cố gắng giảm bớt những bất đồng giữa họ về Ba Lan hay Áo và làm cho những chuyện này lắng dịu đi trong một nền hòa bình vui vẻ và yên ả, tạo điều kiện cho lực lượng của Hoa Kỳ có thể tập trung sức chống lại Nhật Bản những áp lực này hắn là rất lớn đối với ngài Truman. Bản năng tự nhiên của ông, như các hành động lịch sử của ông ta đã chứng tỏ, có thể khác lắm chứ. Dĩ nhiên là tôi không thể đánh giá được các lực lượng đang làm việc tại trung tâm đầu não của nước Đồng minh gần gũi nhất của chúng tôi, mặc dầu tôi đã mau chóng hiểu rõ được họ. Tôi chỉ có thể cảm thấy sự biểu dương lực lượng to lớn của Đế quốc Nga Xô Viết đang lăn tới phía trước qua những vùng đất không có ai hỗ trợ.

        Mục đích đầu tiên hiển nhiên phải là một cuộc gặp với Staline. Trong vòng ba ngày sau khi quân Đức đầu hàng tôi đã gửi bức điện cho Tổng thống rằng chúng tôi nên mời ông ta tới dự một cuộc hợp. "Trong lúc này tôi khẩn thiết hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ không rút lui khỏi các tuyến chiến thuật thỏa thuận hiện thời". Ông ta đã trả lời ngay lập túc rằng ông ta thích việc Staline đề nghị hơn, và ông hy vọng rằng những vị đại sứ của chúng tôi sẽ gợi ý cho Staline về điều đó. Rồi ông Truman tuyên bố rằng ông ta và tôi không nên cùng đi, để tránh bất cứ sự nghi ngờ dù nhỏ nhất nào rằng chúng tôi đã "kéo bề kéo cánh". Khi hội nghị kết thúc, ông hy vọng sẽ thăm nước Anh nếu công việc của ông ở Mỹ cho phép. Tôi đã nhận biết ngay được sự bất đồng quan điểm được chuyển tải trong bức điện này, nhưng tôi chấp nhận quy trình mà ông đã đề nghị ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #577 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:25:29 pm »


        Cũng trong những ngày này, tôi đã gửi cái có thể gọi là bức điện "Bức Màn sắt" cho Tổng thống Truman. Với tất cả những tài liệu công khai mà tôi đã viết về vấn đề này, tôi thích được phán xét về vấn đề này hơn.

         1. Tôi hết sức lo lắng về tình hình châu Âu. Tôi biết rằng một nửa không lực Hoa Kỳ ở châu Âu đã bắt đầu chuyển đến chiến trường Thái Bình Dương. Báo chí viết đầy rẫy về những cuộc di chuyển quân rầm rộ của những đạo quân Mỹ ra khỏi châu Âu. Các đạo quân của chúng tôi, theo như kế hoạch trước dãy, chắc chắn cũng bị giảm đi đáng kể. Chắc chắn Binh đoàn Canada sẽ rời khỏi dây. Người Pháp đang rất yếu ớt và khó có thể đối phó được. Bất cứ ai cũng có thể nhận thấy được rằng chẳng mấy chốc sức mạnh vũ trang của chúng ta trên Lục địa sẽ tiêu tan, ngoại trừ một lực lượng vừa phải để khuất phục nước Đức.

         2. Trong lúc này, điều gì xảy ra với nước Nga? Tôi đã luôn bỏ công sức cho tình hữu nghị với nước Nga, nhưng, cũng giống như ngài, tôi cảm thấy lo ngại sâu sắc bởi việc họ bóp méo những quyết định ở Yalta, thái độ của họ đối với Ba Lan, ảnh hưởng áp đảo của họ với các nước Balkan, trừ Hy Lạp, những khó khăn họ gây ra về Vienna, sự phối hợp giữa sức mạnh của Nga và những lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của họ hay bị họ chiếm đóng, cộng với những thủ thuật Cộng Sản tại rất nhiều các nước khác, và trên hết là sức mạnh của họ để duy trì những đạo quân cực kỳ lớn trên chiến trường trong một khoảng thời gian dài. Vị thế này sẽ là gì trong một hay hai năm tới. Khi các Binh đoàn quân Anh và Hoa Kỳ không còn nữa, và quân dội Pháp thì chưa được thành lập trên bất kỳ quy mô nào chủ yếu, khi chúng ta một nhúm sư đoàn, chủ yếu là quân Pháp, và khi Nga có thể lựa chọn để giữ lại hai hay ba trăm sư đoàn trực chiến?

         3. Một "bức màn sắt" được hạ xuống trên mặt trận của họ. Chúng ta không biết được điều gì xảy ra đàng sau bức màn đó. Dường như chẳng còn mấy nghi ngờ rằng không bao lâu nữa, toàn khu vực ở phía đông tuyến Lubeck-Trieste-Corfu sẽ hoàn toàn nằm trong tay họ. Cộng thêm vào đó là cả một vùng còn rộng lớn hơn nữa do những đạo quân Mỹ chinh phục nằm giữa Eisenach và Elbe, mà theo tôi sẽ bị lực lượng của Nga chiếm đóng trong một vài tuần tới, khi Mỹ rút quân. Tất cả những kế hoạch này sẽ do Tướng Eisenhower đưa ra nhằm ngăn chặn một cuộc di cư lớn khác của dân Đức về phía tây khi cuộc tiến quàn ồ ạt của Matxcova vào vùng Trung Âu diễn ra. Và rồi, bức màn này sẽ lại hạ xuống ở mức độ rất lớn, nếu không phải là hoàn toàn. Như vậy, một dải rộng hàng trăm dặm của miền lãnh thổ do Nga chiếm đóng sẽ tách chúng ta khỏi Ba Lan.

         4. Trong lúc đó, sự chú ý của các dân tộc chúng ta đang tập trung vào sự khốc liệt mà nước Đức, đất nước đang bị tàn phá và lật nhào, phải gánh chịu, và chỉ trong một khoảng thời gian ngắn người Nga sẽ được tự do lấn tới, nếu họ để mắt tới Biển Bắc và Đại Tây Dương.

         5. Chắc chắn giờ đây điều có ý nghĩa sống còn là phải đi đến một thỏa thuận với Nga, hay nhận thức được đâu là vị trí của chúng ta đâu là vị trí của họ, trước khi chúng ta làm suy yếu phần lớn các đạo quân của mình hay rút lui khỏi các vùng chiếm đóng. Điều này chỉ có thể được thực hiện bằng một cuộc gặp cá nhân. Tôi sẽ rất biết on vì sự góp ý và lời khuyên của ngài. Dĩ nhiên, chúng ta có thể nhìn nhận rằng Nga sẽ xử sự một cách hữu hảo, và họ nhất định sẽ đưa ra một giải pháp thích hợp nhất. Tóm lại, dường như đối với tôi vấn đề giải quyết ổn thỏa với Nga, trước khi sức mạnh của chúng ta mất đi, đã làm cho tất cả các vấn đề khác trở thành những chuyện vặt vãnh".


        Một tuần đã trôi qua trước khi tôi lại nhận được tin từ ông Truman về những vấn đề chủ yếu. Rồi vào ngày 22 tháng Năm, ông đánh điện cho biết ông đã đề nghị Joseph E. Davies đến gặp tôi, trước khi Hội nghị Ba bên diễn ra, về một loạt các vấn đề mà ông không muốn xử lý qua những bức điện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #578 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:47:45 am »


        Ông Davies trước chiến tranh đã từng là Đại sứ Hoa Kỳ ở Nga, và có tiếng là người cực kỳ có thiện cảm với chế độ này. Thực ra, ông ta đã viết một quyển sách về sứ mệnh của mình ở Matxcova, và sau đó có được dựng thành một bộ phim mà dường như đã bào chữa cho hệ thống Xô Viết bằng nhiều cách. Tất nhiên là tôi lập tức cho chuẩn bị để tiếp đón ông ta, và ông ta đã nghỉ đêm hôm 26 tại Chequers. Tôi đã có một cuộc nói chuyện dài với ông ta. Vấn đề khó nói mà ông phải đề xuất là đầu tiên Tổng thống phải gặp Staline tại đâu đó ở châu Âu trước khi gặp tôi. Tôi thật sự kinh ngạc vì lời đề xuất này. Tôi đã không thích cách dùng từ "kéo bè kéo cánh" mà Tổng thống đã dùng trong bức điện trước đó về bất kỳ cuộc gặp gỡ nào giữa ông ta và tôi. Anh và Hoa Kỳ đã đoàn kết lại bởi những mối ràng buộc mang tính nguyên tắc và bởi sự nhất trí về chính sách ở rất nhiều phương diện, và cả hai chúng tôi đều bất đồng sâu sắc với người Xô Viết về những vấn đề lớn nhất. Đối với Tổng thống và Thủ tướng Anh việc thảo luận cùng với nhau trên cơ sở chung này, như chúng tôi vẫn thường làm như vậy dưới thời Roosevelt, lức này không đáng bị diễn đạt một cách tai tiếng như cụm từ "kéo bề kéo cánh", - bởi vì điều này là không thể có được - mà chỉ là một nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận riêng với Nga về những vấn đề chính mà nhờ chúng, chúng tôi và người Mỹ đã liên kết lại. Tôi sẽ không đồng ý trong bất cứ hoàn cảnh nào đối với những gì dường như là một sự lăng mạ, dẫu rằng không cố ý, đối với đất nước của chúng tôi sau việc phụng sự một cách trung thành đối với sự nghiệp tự do ngay từ ngày đầu cuộc chiến. Tôi phản đối lại sự ngầm hiểu rằng những xung đột giờ đây đang mở ra với người Xô Viết là chuyện riêng giữa Anh và Nga. Hoa Kỳ cũng tham gia và cam kết đầy đủ như chúng tôi. Tôi đã làm sáng tỏ điều này với ông Davies trong cuộc nói chuyện của chúng tôi, bao gồm toàn bộ các vấn đề Đông Âu và Nam Âu, và để không có sự hiểu lầm nào, tôi đã thảo ra và đưa cho ông ta biên bản chính thức. Tổng thống nhận nó với thái độ tử tế và tinh thần hiểu biết, và tôi rất vui mừng khi biết rằng tất cả đều tốt và rằng công lý trong quan điểm của chúng tôi đã không phải là không được những người bạn quý công nhận.

        Vào khoảng cùng thời gian khi Tổng thống Truman cử Davies đến gặp tôi, ông ta đã yêu cầu Harry Hopkins, với tư cách là đặc phái viên của ông, đến Matxcova để cố gắng thêm một lần nữa đạt đến một thỏa thuận thực tế về vấn đề Ba Lan. Cho dù còn rất yếu, Hopkins vẫn dũng cảm lên đường đi Matxcova. Tình bạn của ông ta với nước Nga được nhiều người biết đến, và ông ta đã nhận được sự tiếp đón thân thiện nhất. Chắc chắn đây là lần đầu tiên có chút ít tiến triển. Staline đồng ý mời Mikolajczyk và hai đồng nghiệp của ông ta từ Luân Đôn đến Matxcova để tham khảo ý kiến theo đúng cách hiểu của chúng tôi về thỏa thuận Yalta. Ông ta cũng đồng ý mời một số người Ba Lan không theo phe Lublin từ bên trong nước Ba Lan.

        Trong một bức điện gửi cho tôi, Tổng thống nói rằng ông ta cảm thấy đây là giai đoạn rất hứa hẹn và tích cực trong cuộc thương lượng. Hầu hết những nhà lãnh đạo Ba Lan bị bắt giữ rõ ràng chỉ bị kết tội là đã sử dụng trái phép máy vô tuyến điện, và Hopkins đang ép Staline phải ân xá cho họ để việc quá trình hiệp thương được tiến hành trong bầu không khí thuận lợi nhất có thể được. Ông ta đề nghị tôi thúc giục Mikolajczyk chấp nhận lời mời của Staline. Tôi đã thuyết phục Mikolajczyk đi Matxcova, và kết quả là một Chính phủ Lâm thời Ba Lan đã được thành lập. Theo đề nghị của ông Truman, nó được cả Anh và Hoa Kỳ công nhận vào ngay 5 tháng Bảy.

        Thật khó lòng để xét xem liệu chúng tôi đã có thể làm được gì hơn thế. Trong năm tháng, Xô Viết đã cố giành lấy từng tấc đường. Họ đã đạt được mục đích của họ bằng sự trì hoãn. Trong suốt thời gian này Chính quyền Lublin, mà dưới thời Bierut giữ vững được bằng sức mạnh của những đạo quân Nga, đã trao cho họ sự kiểm soát hoàn toàn đối với Ba Lan, va sự kiểm soát này được củng cố bằng sự trục xuất và thanh trừng thường xuyên. Họ đã từ chối mọi đường vào mà họ đã hứa đối với các quan sát viên của chúng tôi. Tất cả các đảng phái ở Ba Lan, ngoại trừ những người Cộng sản do họ giật dây, chỉ giữ một phần thiểu số bất lực trong Chính phủ Lâm thời mới được công nhận của Ba Lan. Một cố gắng nhằm đạt được ý nguyện của người Ba Lan bằng những cuộc bầu cử tự do giờ đây đối với chúng tôi xa vời hơn bao giờ hết. Vẫn còn có một hy vọng - và đó là hy vọng duy nhất - rằng cuộc họp của "Tam hùng" giờ đây đang sắp diễn ra, sẽ cho phép đạt tới một giải pháp chân thực và danh dự. Cho đến nay, mới chỉ thu thập được cát bụi và tro tàn, và đó là tất cả những gì còn sót lại với chúng tôi ngày hôm nay của nền tự do dân tộc Ba Lan.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #579 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 08:48:13 am »


       
*

        Vào ngày 1 tháng 6, Tổng thống Truman cho biết Nguyên soái Staline đã đồng ý đến dự một cuộc gặp mà ông ta gọi là "Tam hùng" ở Berlin vào khoảng 15 tháng Bảy. Tôi trả lời ngay rằng tôi sẽ rất vui sướng đi Berlin cùng một đoàn đại biểu của Anh, nhưng tôi nghĩ rằng ngày 15 tháng Bảy, theo như ông Truman đề nghị, là quá muộn vì những vấn đề cấp bách đòi hỏi sự lưu tâm của chúng tôi, và rằng có lẽ chúng tôi sẽ làm tổn thương đến những hy vọng và sự đoàn kết của thế giới nếu chúng tôi cho phép những đòi hỏi của cá nhân hay của dân tộc cản đường một cuộc gặp sớm hơn. Tôi đã điện như sau, "Mặc dù tôi đang đứng giữa một cuộc bầu cử đang được tranh cãi sôi nổi, tôi cũng không coi nhiệm vụ của tôi ở đây có thể so sánh được với một cuộc hợp giữa ba chúng ta. Nếu ngày 15 tháng Bảy là không thể họp được tại sao chúng ta không hợp vào ngày mồng 1, mồng 2 hay mồng 3 tháng Bảy?" Ông Truman đã trả lời rằng sau khi đã xem xét tất cả, 15 tháng Bảy là ngày sớm nhất đối với ông ta, và rằng mọi sự sắp đặt đang được tiến hành theo lịch trình này. Staline đã không muốn đẩy ngày hợp sớm lên. về vấn đề này tôi không thể thúc ép thêm gì được nữa.

        Lý do chính tại sao tôi đã lo lắng đẩy ngày họp lên dĩ nhiên là vì cuộc rút quân sắp tới của quân đội Hoa Kỳ khỏi những tuyến mà họ đã chiếm được khi tiến đánh đến cái vùng đã được định ra trong thỏa thuận chiếm đóng. Câu chuyện về bản thỏa thuận về những vùng này và những lý lẽ tán thành và phản đối việc thay đổi những vùng đó được nêu ở chương trước. Tôi sợ rằng trong một ngày nào đó một quyết định sẽ được đưa ra ở Washington về việc nhượng lại vùng đất rộng lớn này - dài 400 dặm và chỗ rộng nhất tới 120 dặm. Nơi đó có

        hàng triệu người Đức và Tiệp. Việc từ bỏ nơi đó sẽ tạo ra một hố ngăn cách rộng hơn về mặt lãnh thổ giữa chúng tôi và Ba Lan, và    thật sự chấm dứt sức mạnh của chúng tôi trong việc tác động đến số phận của nước này. Thái độ đổi thay của người Nga đối với chúng tôi, những vi phạm thường xuyên đối với thỏa thuận đạt được ở Yalta, việc Nga lao tới Đan Mạch đã may mắn bị hành động đúng lúc của Montgomery làm cho thất bại, những cuộc xâm nhập vào Áo, áp lực nguy hiểm mà Nguyên soái Tito đè nặng xuống Trieste, đối với tôi và các cố vấn của tôi, tất cả những thứ này dường như để tạo nên một hoàn cảnh hoàn toàn khác với   những hoàn cảnh mà trong đó các vùng chiếm đóng đã được định ra hai năm trước đây. Chắc chắn rằng tất cả những vấn đề đó sẽ phải được xem xét một cách tổng thể, và giờ đây là vấn đề thời gian. Bây giờ, trong khi những đạo quân và lực lượng không quân của Anh và Mỹ vẫn con là một thế lực vũ trang hùng mạnh, và trước khi chúng tan rã thông qua giải ngũ và theo những đòi hỏi nặng nề của cuộc chiến tranh Nhật Bản bây giờ, là thời gian muộn nhất cho một sự dàn xếp toàn bộ.

        Sớm hơn một tháng hẳn sẽ tốt hơn. Nhưng vẫn chưa là quá muộn. Mặt khác, từ bỏ đi toàn bộ vùng trung tâm và trái tim nước Đức - nói cho đúng hơn, miền trung tâm và khối đá đỉnh vòm của châu Âu, - như một hành động biệt lập, đối với tôi dường như là một quyết định nghiêm trọng và thiếu tầm nhìn xa. Nếu điều này rút cuộc được thực hiện, nó chỉ có thể là một phần của sự dàn xếp toàn bộ và bền lâu. Chúng tôi sẽ đến Potsdam mà chẳng có gì để mặc cả, và tất cả những triển vọng của một nền hòa bình trong tương lai ở châu Âu có thể phải bỏ cuộc. Tuy nhiên với tôi vấn đề không dừng lại ở đó. Sự rút quân của chính chúng tôi về ranh giới chiếm đóng là không đáng kể. Quân đội Mỹ là ba triệu so với một triệu của chúng tôi. Tất cả những gì tôi có thể làm là nài nỉ, trước hết là ngày gặp của "Tam hùng" được ấn định sớm hơn, và thứ hai, khi

        điều này không thực hiện được, hoãn lại việc rút quân cho đến khi chúng tôi có thể đối chọi với tất cả những vấn đề của mình như một tổng thể, cùng với nhau, mặt đối mặt, theo những điều khoản công bằng.

        Quang cảnh sẽ ra sao sau khi tám năm đã trôi qua? Tuyến chiếm đóng của Nga ở châu Âu chạy từ Lubeck đến Linz. Tiệp Khắc đã bị nhận chìm xuống vực thẳm. Các quốc gia Baltic, Ba Lan, Rumani và Bulgary đã được thu nhỏ thành những quốc gia vệ tinh dưới sự thông trị chuyên chế của Cộng sản. Nam Tư đã bị lung lay. Chỉ có Hy Lạp được cứu thoát. Các đạo quân của chúng tôi đã mất đi, và sẽ là một khoảng thời gian khá lâu trước lúc thậm chí 60 sư đoàn có thể một lần nữa được tập hợp chống lại lực lượng đối địch Nga, với số lượng thiết giáp cũng như quân số có sức mạnh áp đảo. Điều này không đáng kể so với tất cả những gì đã xảy ra ở vùng Viễn Đông. Nguy cơ của một cuộc Thế chiến Thứ ba, với những điều kiện ban đầu bất lợi nghiêm trọng, tỏa cái bóng khủng khiếp của nó lên các quốc gia tự do trên thế giới. Vì vậy trong khoảnh khắc chiến thắng có cơ hội tốt nhất, và có thể được chứng thực là có cơ hội cuối cùng của chúng tôi về một nền hòa bình lâu bền của thế giới đã thản nhiên bị lu mờ đi. Vào ngày 4 tháng Sáu, tôi gửi một bức điện cho Tổng thống với những lời lẽ sau đây, mà có thể khiến một số ít người bàn cãi:

        "Tôi tin chắc rằng ngài hiểu lý do tại sao tôi lo lắng về một cuộc gặp sớm hơn, chẳng hạn như ngày mồng 3 hay mồng 4 tháng Bảy. Với nỗi lo âu sâu sắc, tôi quan sát việc rút quân đội Mỹ về tuyến chiếm đóng của chúng ta ở vùng trung tâm, và vì vậy đưa lực lượng Xô Viết vào trái tim của Tây Âu, và việc hạ bức màn ngăn cách giữa chúng ta và mọi thứ ở phía Đông. Tôi hy vọng ràng việc rút quân này, nếu như nó phải được thực hiện, phải được di kem với việc dàn xếp nhiều vấn đề lớn mà sẽ là cơ sở đích thực cho hòa bình thế giới. Chưa có vấn đề nào thực sự quan trọng đã được giải quyết ổn thỏa, và  tôi với ngài sẽ phải chịu trách nhiệm lớn đối với tương lai. Vì vậy tôi vẫn hy vọng rằng ngày họp này có thế được đẩy lên sớm hơn."

        Ông Truman trả lời vào ngày 12 tháng Sáu. Ông nói rằng thỏa thuận tay ba về việc chiếm đóng nước Đức, được Tổng thống Roosevelt tán thành sau khi "đã xem rất lâu và thảo luận chi tiết" với tôi, khiến việc trì hoãn rút binh lính Mỹ khỏi vùng đất Xô Viết nhằm thúc ép sự dàn xếp những vấn đề khác là không thể được. Hội đồng Kiểm soát của Đồng minh không thể bắt đầu hoạt động được cho đến khi họ rời khỏi nơi đó, và chính quyền quân sự do Tư lệnh Tối cao Đồng minh đảm nhiệm phải được kết thúc không chậm trễ, được phân công giữa Eisenhower và Montgomery. Ông nói ông ta đã được cố vấn rằng việc hoãn hành động cho đến tháng Bảy sẽ làm tổn hại quan hệ của chúng tôi với những người Xô Viết, và vì vậy đề nghị gửi một bức thông điệp cho Staline.

        Bức thông điệp này đã gợi ý rằng chúng tôi phải ngay lập túc chỉ thị cho các đạo quân của mình chiếm giữ những vùng tương úng của họ. Ông ta sẵn sàng ra lệnh cho tất cả binh lính Mỹ bắt đầu rút khỏi Đức vào ngày 21 tháng Sáu. Các viên tư lệnh nên thu xếp để cùng một lúc chiếm Berlin và khai thông đường bộ, đường sắt, và đường hàng không từ Frankfurt và Bremen cho lực lượng của Mỹ. Ở Áo những sắp đặt này có thế' được hoàn thành một cách nhanh chóng và mãn nguyện hơn bằng việc giao cho các viên chỉ huy địa phương chịu trách nhiệm phân vùng cả ở đó lẫn ở Vienna, chỉ tham khảo Chính phủ của họ những vấn đề mà họ không thể tự giải quyết được.

        Điều này đã giáng vào ngực tôi một đòn quyết định. Tuy nhiên, tôi không có sự lựa chọn nào hơn là phải phục tùng. Tôi chẳng làm thêm được việc gì nữa. Không thể xem nhẹ việc ông Truman đã không tham gia hay được hỏi ý kiến về việc phân vùng lúc đầu. Vụ việc mà đã được trình lên ông ta quá sớm ngay sau khi ông lên nắm quyền là liệu có nên hay không nên bắt đầu, hoặc theo một cách nào đó, thoái thác chính sách mà Chính phủ Mỹ và Anh đã thỏa thuận dưới thời của người tiền nhiệm lẫy lùng của ông. Tôi không nghi ngờ rằng ông ta đã được những cố vấn quân sự và dân sự của mình ủng hộ trong hành động. Trách nhiệm của ông ta ở điểm này đã bị giới hạn để quyết định liệu những tình huống đã thay đổi căn bản đến nỗi một thủ tục hoàn toàn khác phải được thông qua không, cùng với khả năng đối mặt với lời buộc tội là không giữ lời hứa. Những người chỉ nói sau phải giữ mồm giữ miệng.

        Vào ngày 1 tháng Bảy, các đạo quân Mỹ và Anh bắt đầu rút quân về những vùng được phân, với những đám dân tị nạn lũ lượt kéo theo sau họ. Nước Nga Xô Viết đã được thành lập ngay tại trái tim của châu Âu. Điều này là một mốc lịch sử quan trọng dành cho nhân loại.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM