Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:27:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53151 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #310 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2019, 11:02:30 pm »


        Tiến quân vào Biển San Hô chỉ là giai đoạn mở đầu trong chính sách đầy tham vọng của Nhật. Thậm chí ngay khi kế hoạch này đang tiến triển thì, Yamamoto, Thống tướng hải quân Nhật, lại chuẩn bị thách thúc sức mạnh của Mỹ ở miền trung Thái Bình Dương bằng cách đánh chiếm đảo Midway, nơi có sân bay mà từ đó hướng về phía đông có thể tiến đến Trân Châu Cảng với khoảng cách hơn một ngàn dặm nữa. Đồng thời một lực lượng nghi binh sẽ chiếm các điểm, nắm lợi thế ở phía tây quần đảo Aleutians. Bằng cách bố trí giờ giấc tốt cho các sự vận động hành quân, Yamamoto hy vọng kéo được hạm đội Mỹ lên phía Bắc nhằm đối phó với nguy cơ đe dọa quần đảo Aleutians, để ông ta rảnh tay dốc toàn bộ sức mạnh của mình tấn công vào đảo Midway. Vào lúc quân Mỹ có thể can thiệp vào nơi đây bằng vũ lực, ông ta hy vọng đã chiếm được đảo và sẵn sàng chống lại một cuộc phản công ồ ạt. Đảo Midway, tiền đồn của Trân Châu cảng đối với Mỹ có tầm quan trọng đến mức các hoạt động này của Nhật sẽ tất yếu dẫn đến một cuộc đọ sức nảy lửa. Yamamoto tin rằng ông ta có thể áp đặt một trận đánh có tính quyết định theo các điều kiện của riêng mình, và với sự vượt trội về lực lượng, đặc biệt là các chiến hạm có tốc độ cao, ông ta sẽ có cơ hội rất tốt để tiêu diệt kẻ thù. Đó là kế hoạch lớn mà ông đã phố biến cho cấp dưới của mình là đô đốc Nagumo. Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào việc đô đốc Nimitz bị sa vào bẫy của địch và khiến ông ta bị bất ngơ.

        Nhưng người chỉ huy Mỹ đã hết sức cảnh giác và tỉnh táo. Cơ quan tình báo Mỹ luôn cung cấp đầy đủ thông tin cho ông, thậm chí cả đến thời điểm ngươi ta dự tính là địch sẽ tấn công. Mặc dù kế hoạch đánh vào Midway có thể chỉ là bức màn để che đậy cuộc tấn công thật sự vào các đảo Aleutians, và cũng là một bước tiến hướng đến Châu Mỹ, thì Midway vẫn là nguy cơ lớn hơn, chắc chắn xẩy ra hơn không có gì có thể so sánh được và ông đã không bao giờ do dự trong việc triển khai lực lượng  theo hướng đó. Mối lo lắng chính của ông là các mẫu hạm của ông dù có may mắn lắm thì vẫn yếu hơn bôn mẫu hạm có kinh nghiệm của đô đốc Nagumo, những mẫu hạm đã chiến đấu và giành thắng lợi to lớn từ Trân Châu cảng đến Ceylon. Hai mẫu hạm khác trong nhóm được điều đến Biển San Hô, trong đó một chiếc đã bị tổn thương; mặt khác, đô đốc Numitz đã mất mẫu hạm Lexington, còn chiếc Yorktown thì bị hỏng, chiếc Saratoga đã quay trở lại với ông ta sau khi sửa chữa các hư hỏng do tác chiến gây ra, còn chiếc Wasp vẫn ở gần Địa Trung Hải - nơi đó đã yểm trợ cho Malta. Chỉ có chiếc Enterprise và Hornet vội vã quay trở về từ Nam Thái Bình Dương, và chiếc Yorktown, nếu được sửa chửa kịp thời, là có thể sẵn sàng tham gia vào trận đánh sắp tới. Đô đốc Nimitz không có các chiến hạm ở gần hơn với San Fransico và chúng có tốc độ quá chậm để có thể phối hợp với các mẫu hạm; Yamamoto có 11 chiếc, trong đó có 3 chiếc mạnh nhất và nhanh nhất thế giới. Tương quan lực lượng nghiêng hẳn về quân Nhật, nhưng giờ đây đô đốc Nimitz có thể dựa vào sự hỗ trợ mạnh mẽ của các máy bay có căn cứ trên bờ biển của chính Đảo Midway.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #311 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2019, 11:04:30 pm »


        Trong tuần cuối của tháng 5, lực lượng chính của Hải quân Nhật bắt đầu di chuyển khỏi căn cứ. Xuất phát đầu tiên là đội quân đánh lạc hướng tiến về phía Aleutians, và có nhiệm vụ tấn công cảng Hà Lan (Dutch Harbour) vào mồng 3 tháng 6, và kéo quân Mỹ đi theo hướng đó. Sau đó, quân đổ bộ chiếm các đảo Attu, Kiska, và Adak xa hơn về phía Tây. Hôm sau, đô đốc Nagumo cùng cánh quân của mình gồm 4 mẫu hạm sẽ tấn công vào Midway, và đến ngày 5 tháng 6, quân đổ bộ rất có thế sẽ tới và chiếm đảo này. Không có sự chống trả quyết liệt được dự kiến. Trong khi đó, Yamamoto và hạm đội tác chiến sẽ có thể quay về hướng Tây nghỉ ngơi và tránh tầm kiểm soát của máy bay, sẵn sang tấn công khi quân Mỹ phản công.

        Đây là lúc cực kỳ quan trọng thứ hai đối với Trân Châu Cảng. Ngày 25 tháng 6, tàu Enterprise và tàu Hornet từ phía Nam kéo đến. Hôm sau, Yorktown cũng xuất hiện với thiệt hại ước tính phải mất 3 tháng để sửa chữa, nhưng bằng một quyết định xứng đáng với cuộc khủng hoảng, trong vòng 48 tiếng đồng hồ, nó được sửa chữa chu đáo, tác chiến được, và được tái trang bị một đội máy bay mới. Vào ngày thứ 30, con tàu lại tiếp tục nhổ neo và hợp quân với đô đốc Spruance - người đã cùng 2 mẫu hạm khác đi trước đó 2 ngày.

        Đô đốc Fletcher vẫn tiếp tục là ngươi chỉ huy chiến thuật của lực lượng hỗn hợp. Sân bay ở Midway chật ních các máy bay ném bom và các lực lượng mặt đất bảo vệ đảo ở trong tình trạng báo động cao nhất. Tin tức sớm việc địch tiến đến gần là khẩn cấp, và ngày 30 tháng 5, máy bay đi tuần tiễu liên tục. Các tầu ngầm Mỹ canh gác phía Tây và bắc đảo Midway. Bốn ngày trôi qua trong tình trạng lo lắng căng thẳng. Lúc 9 giờ sáng ngày 3 tháng 6, khi tàu tuần tra Catalina cách Midway hơn 700 dặm về phía Tây đã phát hiện thấy một nhóm gồm 11 tàu địch. Các cuộc tấn công ném bom và phóng ngư lôi tiếp theo đã không thành công, trừ một quả ngư lôi trúng một tàu chở dầu, nhưng cuộc chiến đã bắt đầu diễn ra, và mọi sự nghi ngờ về ý đồ của địch đã được xua tan. Đô đốc Fletcher, thông qua các nguồn tin tình báo của mình, đã có lý do chắc chắn để tin rằng các mẫu hạm của địch sẽ tấn công Midway từ phía Tây Bắc, và không bị đánh lừa bởi báo cáo đầu tiên về việc đã phát hiện ra quân địch mà ông đã nhận định một cách chính xác là nhóm tàu chở quân. Ông ra lệnh cho các mẫu hạm của mình đến được các vị trí đã chọn trước cách Midway khoảng 200 dặm về phía Bắc vào rạng sáng ngày mồng 4, sẵn sàng nã đạn tấn công vào sườn quân Nagumo khi nào nó xuất hiện.

        Sáng mồng 4 tháng 6, bầu trời sáng sủa và không mây, vào 5g 34 sáng, đội tuần tra ở Midway đã phát đi tín hiệu mà mọi người chờ đợi rất nhiều: các mẫu hạm của quân Nhật đang tiến đến. Các báo cáo bắt đầu được gửi tới liên tục và dồn dập. Đã phát hiện ra nhiều máy bay đang tiến về phía Midway, và các tàu chiến đi hộ tống các mẫu hạm. 6g 30 sáng, quân Nhật tấn công mạnh và ồ ạt. Chúng vấp phải sự chống cự ác liệt, chắc hẳn là 1/3 trong bọn chúng không bao giờ trở về. Tổn thất cũng nhiều mà thương vong cũng lắm, nhưng sân bay vẫn còn hoạt động được. Đã đến thời điểm tung ra một cuộc phản công nhằm vào hạm đội của Nagumo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #312 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2019, 11:06:39 pm »


        Ưu thế áp đảo của ông ta về máy bay chiến đấu đã gây cho quân Mỹ không ít thiệt hại, nhưng cuộc tấn công áp đảo này mà họ đã đặt vào đó rất nhiều hy vọng, đã bị thất bại. Đồng thời, sự rối rắm phát sinh do cuộc tấn công dữ dội này có vẻ như đã làm lu mờ sự nhận định của viên Tư lệnh Nhật, dù ông này cũng được các phi công của mình khuyên rằng cần phải tổ chức một cuộc tấn công lần thứ hai vào Midway. Trên boong, ông ta vẫn duy trì đủ một số lượng máy bay để đối phó với bất cứ mẫu hạm nào của Mỹ có thể xuất hiện, nhưng ông lại không cho là việc này có thể xảy ra, nhưng cuộc tìm kiếm của ông ta có vè hơi đuối sức và lúc đầu có vẻ chẳng có kết quả gì. Bây giờ ông quyết định phân tán các đội hình được tố chúc để chuẩn bị sẵn sàng cho mục đích này, và trang bị lại chúng để thực hiện đợt tấn công khác vào Midway. Trong mọi trường hợp, cần phải dọn dẹp các boong tàu để đón các máy bay sắp trở về sau trận tấn công đầu tiên. Quyết định này đã đặt ông ta trước một mối nguy hiểm chết người và mặc dù đô đốc Nagumo về sau có nhận được tin báo về việc xuất hiện ở phía Đông một lực lượng Mỹ trong đó có một mẫu hạm, thì lúc đó, mọi việc đã quá muộn. Và thế là ông ta phải gánh chịu toàn bộ sức mạnh đợt tấn công đó của quân Mỹ trong khi trên các boong tàu đầy chặt những máy bay ném bom vô dụng đang tiếp nhiên liệu và vũ trang lại.

        Hai đô đốc Hetcher và Spruance bằng sự phán đoán bình tĩnh trước đó của mình đã ở trong tư thế tốt để can thiệp vào thời điểm quyết định này. Họ đã bắt được tin tức phát đi trong buổi sáng sớm vào lúc 7g 00 sáng. Hai mẫu hạm Enterprise và Hornet bắt đầu tung ra một đợt tấn công với tất cả các máy bay của mình, ngoại trừ một số máy bay cần thiết cho phòng thủ . Mẫu hạm Yorktown đã không tham gia cuộc tấn công này vì còn phải thu hồi các máy bay tham chiến của nó trở về, nhưng lực lượng xung kích của nó đã sớm sẵn sàng trên không ngay sau 9g 00 sáng, cùng lúc đó 2 mẫu hạm kia đang tung ra những trận tấn công đầu tiên gần các mồi săn của mình. Thời tiết gần vị trí quân địch là u ám và các máy bay ném bom kiểu bổ nhào lúc đầu đã không thể tìm ra được mục tiêu của mình. Vì không biết rằng địch đã chuyển hướng quay đi, nên quân của mẫu hạm Homet đã không tìm thấy mục tiêu và thế là bị lỡ mất trận này. Vì sự kiện không may này, các đợt tấn công đầu tiên chỉ do các máy bay phóng ngư lôi của cả 3 mẫu hạm tiến hành, và mặc dù giành được lợi thế tinh thần quyết chiến, cuộc tấn công này không thành công khi đối mặt với sự chống cự vượt sức mình. Trong số 41 máy bay phóng ngư lôi tham chiến chỉ có 6 chiếc trở về. Sự hy sinh này cũng được đền bù xứng đáng. Trong khi tất cả các con mắt của Nhật và tất cả máy bay chiến đấu của chúng đều tập trung hướng vào những máy bay phóng ngư lôi này, 37 chiếc máy bay ném bom từ mẫu hạm Yorktown và Enterprise đã đến hiện trường. Hầu như không gặp một sự phản kháng nào của quân địch, nên rất nhiều bom đã thả đúng xuống tàu kỳ hạm của Nagumo, chiếc Akagi và chiếc Kaga. Cũng lúc đó, 1 đợt gồm 17 máy bay ném bom từ mẫu hạm Yorktown đã tấn công tầu Soryu và chỉ trong vài phút các boong tàu của cả 3 tàu này đều bị rối loạn, lửa bốc lên từ các máy bay trên boong bị nổ tung. Ngọn lửa hung dữ bùng lên dữ dội ở phía dưới, và chẳng mấy chốc, có thể thấy rõ ràng cả 3 tàu này đều bị phá hủy. Đô đốc Nagumo chẳng còn biết làm gì hơn ngoài việc chuyển cơ của mình sang một chiếc tàu tuần dương và đứng nhìn 3/4 hạm đội của mình bị cháy rụi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #313 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2019, 11:08:46 pm »


        Quá trưa, vào lúc Mỹ thu hồi lại các phi cơ của họ, Mỹ đã mất hơn 60 chiếc, nhưng những gì họ đạt được lại lớn lao. Trong số các mẫu hạm của địch chỉ còn lại chiếc Hiryu, và chính chiếc nay lập tức quyết tâm hành động để bảo vệ lá cơ "Mặt trời mọc". Khi các phi công Mỹ kể lại chuyện của mình trên mẫu hạm Yorktown sau khi họ trở về thì có tin là một cuộc tấn công đang đến gần. Quân địch, như được thông báo là lực lượng có khoảng 40 tàu, đã dùng lợi thế tấn công mãnh liệt, và mặc dù bị máy bay khu trục và đại bác gây cho không ít thương tổn, song chúng vẫn thả được 3 quả bom trúng mẫu hạm Yorktown. Mặc dù bị thương nặng nhưng kiểm soát được các chỗ bốc cháy, nên chiếc Yorktown vẫn tiếp tục nhiệm vụ cho đến 2 giờ sau khi mẫu hạm Hiryu tấn công trở lại và lần này là bằng ngư lôi. Cuộc tấn công này tỏ ra là chí tử, mang tính sống còn. Tuy chiếc Yorktown vẫn nổi trên biển thêm hai ngày, song cuối cùng nó đã bị một tàu ngầm của Nhật đánh chìm.

        Mẫu hạm Yorktown đã được trả thù ngay khi nó con nổi. Mẫu hạm Hiryu được phát hiện vào lúc 2g 45’ chiều, và trong thời điểm nay, 24 máy bay ném bom bổ nhào từ mẫu hạm Enterprise đã cất cánh bay đến tiếp cận mục tiêu. Lúc 5 giờ chiều, các máy bay này bắt đầu tấn công và trong vòng vài phút Hiryu cũng chỉ còn là 1 cái xác bốc cháy, mặc dầu đến sáng hôm sau nó mới chìm hắn. Chiếc cuối cùng thuộc 4 mẫu hạm của Nagumo cũng bị đánh tan tành và tất cả các thủy thủ và đoàn sĩ quan chỉ huy được huấn luyện rất thành thạo của toàn hạm đội cũng chịu cùng số phận, những thứ không bao giờ có thể thay thế được. Và thế là kết thúc trận đánh ngày 4/6 và đây cũng được coi là một bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến trên Thái Bình Dương.

        Các chỉ huy tài tình của Mỹ lại phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm khác. Thống tướng Hải quân Nhật cùng với hạm đội mạnh mẽ của mình vẫn có thể tấn công Midway. Các lực lượng  không quân Mỹ chịu nhiều thiệt hại nặng nề, không có các tàu hạng nặng nào để nghênh chiến với Yamamoto nếu ông ta tiếp tục theo bước tiến của mình. Đô đốc Spruance, ngươi mà bây giờ được coi là chỉ huy của các mẫu hạm, đã quyết định không truy kích về hướng tây khi không biết lực lượng địch mạnh như thế nào và cũng không có được sự yểm trợ mạnh cho các mẫu hạm của mình. Trong quyết định này, ông hoàn toàn đúng. Nhưng việc đô đốc Yamamoto không tìm kiếm lấy lại vận may có vẻ khó hiểu. Lúc đầu, ông quyết định tiếp tục sức ép, và ra lệnh cho 4 trong số tàu tuần dương mạnh nhất của mình tấn công Midway vào rạng sáng mồng 5 tháng 6. Cùng lúc đó, một lực lượng hùng mạnh khác của Nhật đang tiến về phía Đông Bắc, khiến đô đốc Spruance đã lựa chọn truy kích đám tàn quân của nhóm Nagumo mà ông ta có thể bắt gặp trong một hành động ban đêm đầy tai họa. Tuy nhiên, trong đêm, viên chỉ huy Nhật đã thay đổi quyết định một cách bất ngờ, và lúc 2g55’ sáng ngày 5.6, ông ta đã ra lệnh rút quân toàn bộ. Khó mà hiểu được tại sao ông ta lại rút quân, nhưng rõ ràng là do thất bại liểng xiểng và ngoài dự tính đối với các mẫu hạm quý giá của ông đã tác động lớn đến ông ta.

        Một tai họa nữa đã xảy đến với ông. Hai trong số các tuần dương hạm hạng nặng, trên đường đi tấn công Midway đã và phải nhau trong khi né tránh sự tấn công của tàu ngầm Mỹ. Cả hai đều bị thiệt hại trầm trọng và bị bỏ lại phía sau khi cuộc tổng lui quân bắt đầu. Ngày 6/6, hai tàu què quặt này bị các phi công của Spruance tấn công, một tàu bị đánh chìm và chiếc kia rõ ràng ở trong tình trạng đang chìm. Tàu Mogami là tàu bị đánh tơi bơi cuối cùng cũng đã trở về được căn cứ.

        Sau khi chiếm được các đảo nhỏ Attu và Kiska thuộc nhóm đảo ở phía Tây Aleutians, quân Nhật rút lui lặng lẽ hệt như khi họ đến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #314 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2019, 11:11:55 pm »

       
*

        Việc suy nghĩ về giới lãnh đạo của Nhật vào lúc này đã mang lại những thông tin hữu ích. Hai lần trong 1 tháng, lực lượng Hải quân và không quân của họ được triển khai chiến đấu. Mỗi lần khi không quân của họ gặp đối tượng hắc búa thì họ bỏ mục tiêu, mặc dù vào mỗi lần như vậy thì mục tiêu đó gần như đã nằm trong tầm tay. Những người của trận Midway, đô đốc Yamamoto, Nagumo và Kondo trên đảo Midway là những người đã lập kế hoạch và tiến hành các cuộc hành quân táo bạo và khủng khiếp mà trong vòng 4 tháng đã phá hủy được Hạm đội quân Đồng minh ơ Viễn Đông và hất Hạm đội Đông Anh Quốc ra khỏi Ấn Độ Dương. Đô đốc Yamamoto đã cho rút hết quân trên đảo Midway vì, như toàn bộ diễn biến của cuộc chiến tranh đã cho thấy, một hạm đội không có máy bay yểm trợ và lại cách căn cứ của mình nhiều ngàn dặm không thể mạo hiểm ở lại trong tầm tấn công của một lực lượng có mẫu hạm và máy bay hầu như còn nguyên vẹn. Ông ra lệnh cho lực lượng tàu vận chuyển quân sự rút lui, vì sẽ là tự sát nếu tấn công mà không có máy bay yểm trợ tại một đảo được các lực lượng không quân bảo vệ và có tầm vóc quá bé nhỏ đến mức không thể xảy ra điều bất ngơ được.

        Người ta cho rằng sự cứng nhắc trong việc lập kế hoạch của Nhật và xu hướng từ bỏ mục tiêu khi những kế hoạch của họ không diễn ra đúng như lịch trình, phần lớn là do tính chất ngôn ngữ của họ không chính xác, không gọn gàng, và điều đó làm cho việc liên lạc bằng tín hiệu càng trở nên vô cùng khó khăn.

        Ngoài ra, còn có một bài học khác nổi bật. Hệ thống tình báo Mỹ đã thanh công trong việc thâm nhập các bí mật được canh giữ cẩn mật nhất của địch trong thời gian khá lâu trước khi các sự kiện diễn ra. Vì vậy, mặc dù yếu hơn, đô đốc Nimitz đã thành công gấp đôi trong việc tập trung một lực lượng của mình đủ mạnh vào đúng lúc và đúng chỗ. Khi giờ hành động đã điểm thì điều này trở thành yếu tô quyết định. Tầm quan trọng của việc giữ bí mật và hậu quả của sự rò rỉ tin tức trong chiến tranh được thể hiện rõ ràng nhất.

        Chiến thắng đáng ghi nhớ của Mỹ có một tầm quan trọng đặc biệt, không những đối với nước Mỹ mà con đối với cả sự nghiệp của Đồng minh. Ảnh hưởng tinh thần thật to lớn và tức thời. Chỉ sau một trận, ưu thế áp đảo của Nhật ở Thái Bình Dương đã bị đảo ngược. Thế thượng phong sáng ngời của địch, làm thất bại những cố gắng liên kết của chúng tôi trên toàn bộ vùng Viễn Đông trong vòng 6 tháng luôn luôn là một thất bại, đã vĩnh viễn mất đi. Từ lúc nay trở đi, mọi suy nghĩ của chúng tôi đều hướng đến một niềm tin tỉnh táo vào việc phản công. Chúng tôi đã không còn nghĩ về nơi nào Nhật sẽ có thể đánh đòn tiếp theo mà là nơi nào chúng tôi có thể đánh địch tốt nhất để giành lại những vùng lãnh thổ mà địch trước đây đã đè bẹp chúng tôi trên đường tiến quân. Con đường sẽ dài và gian lao nhưng cần chuẩn bị ồ ạt để giành chiến thắng ở phương Đông, và về lối thoát thì không còn phải nghi ngờ nữa: những đòi hỏi cấp bách từ Thái Bình Dương không còn tạo ra một áp lực nặng nề đối với những nỗ lực mà Mỹ đang dồn cho châu Âu.

*

        Biên niên sử cuộc chiến tranh ngoài biển không con là những cú sốc lớn làm thót con tim, trong đó phẩm chất của các lực lượng hải quân và không quân Mỹ và của dân tộc Mỹ được thể hiện một cách huy hoàng. Lòng dũng cảm và sự tận tụy của các phi công và thủy thủ Mỹ cũng như cân não và kỹ xảo của nhà lãnh đạo của họ là nền tảng của tất cả. Khi hạm đội Nhật rút về các cảng xa xôi của họ, những người chỉ huy biết rõ không những lực lượng mẫu hạm của họ đã bị tan tành vô phương cứu chữa, mà họ đã đối đầu với một ý chí kiên cường và sự say mê chiến đấu của phía Đồng minh ngang với các truyền thống cao nhất của tố tiên võ sĩ đạo mà họ từng hãnh diện, thêm vào đó là sự phát triển về sức mạnh, số lượng, khoa học không có giới hạn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #315 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2019, 11:16:45 pm »


10

"THÀNH LẬP NGAY MẶT TRẬN THỨ HAI"

        Vào ngày 8/4, Hopkins và tướng Marshall đã tới Luân đôn.

        Họ mang theo một giác thư do ủy ban tham mưu liên quân của Mỹ chuẩn bị và đã được Tổng thống thông qua. Do tầm quan trọng của nó, văn bản này cần được công bố toàn văn:

        "Các hoạt động tại Tây Âu

        Tháng 4, 1942

        Tây Âu được chọn là sân khấu để trình diễn cuộc phán công lớn đầu tiên của Mỹ và Anh. Chỉ ở đó mới có những nguồn lực về lục quân, không quân của Đồng minh và đồng thời có thể được triển khai toàn diện và giúp sức tối đa cho nước Nga.

        Do cần phải chuẩn bị lớn về nhiều hướng nên việc tung ra cuộc phản công này phải được quyết định ngay tức khắc. Chỉ đến khi nó có thể được tiến hành thì kẻ thù ở Tây Âu mới bị kìm chân và làm cho hoàn cảnh của họ trở nên bất ổn bởi những cuộc đột kích và các mưu toan để góp nhặt những tin tức bổ ích nhằm cung cấp cho việc huấn luyện có giá trị. Lực lượng liên quân thâm nhập bao gồm 48 sư đoàn (có 9 sư đoàn thiết giáp), trong đó 18 sư đoàn của Anh (có 3 sư đoàn thiết giáp). Lực lượng không quân hỗ trợ cần thiết gồm 5.800 máy bay chiến dấu, 2.550 trong số đó là của Anh.

        Tốc độ là yếu tố căn bản của vấn đề. Yếu tố hạn chế chính là thiếu tàu đổ bộ cho việc đột kích và thiếu phương tiện chuyên chở các lực lượng cần thiết từ Mỹ đến Liên hiệp Anh. Tuy không ảnh hưởng đến những cam kết thiết yếu đối với các chiến trường khác, các lực lượng này vẫn có thể được đưa tới vào ngày 1/4/1943, nhưng chỉ với điều kiện là có 60% lực lượng được chuyên chớ bằng tàu không phải của Mỹ. Nếu việc chuyên chớ này chỉ phụ thuộc vào tàu của Mỹ, thì cuộc tấn công sẽ phải hoãn lại cho đến cuối hè năm 1943.

        "Sẽ phải cần đến khoảng 7000 tàu đổ bộ, và các chương trình xây dựng hiện tại cần phải được đẩy nhanh để đáp ứng được con số này. Đồng thời công việc chuẩn bị tiếp nhận và điều hành thành phần lực lượng không quân và lục quân lớn của Mỹ cũng cần phái được hoàn thành nhanh chóng.

        "Cuộc tấn công sẽ phải diễn ra trên các bãi được chọn trước giữa Havre và Boulogne và thực hiện đợt đầu gồm ít nhất 6 sư đoàn cộng thêm các nhóm được không vận. Nó được bổ sung mỗi tuần khoáng 100.000 người. Ngay sau khi các vị trí đầu cầu ở bãi biển đã được thiết lập, các lực lượng thiết giáp sẽ di chuyển nhanh chóng đến chiến tuyến Oise - St. Quentin. Sau đó mục tiêu kế tiếp là Antwerp.

        "Do cuộc xâm nhập với qui mô lớn như vậy không thế bố trí trước ngày 1/4/1943, nên sớm nhất cần phải chuẩn bị một kế hoạch luôn luôn được cập nhật sẵn sàng hành dộng lúc này hay lúc khác khi cần thiết. Điều này có thể phải đưa vào thực hiện như là một biện pháp khấn cấp để (a) lợi dụng được sự tan rã bất ngờ của quân Đức hay là (b) "một sự hy sinh" để tránh sự sụp đổ sắp xảy ra trong sự kháng cự của người Nga. Bất kể là trường hợp nào, thì ưu thế không quân tại chỗ là điều cốt yếu. Mặt khác, trong mùa thu năm 1942, có thể có khoảng không quá 5 sư đoàn sẽ được điều tới và duy trì quyền kiểm soát. Trong thời kỳ này, Anh sẽ phải gánh trách nhiệm chính. Ví dụ như ngày 15/9, Mỹ có thế huy dộng được 2 sư đoàn rưỡi trong số 5 sư đoàn cần có, nhưng chỉ có 700 máy bay chiến đấu, do đó phía Anh sẽ cần phái có tới 5.000 chiếc máy bay."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #316 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2019, 11:25:17 pm »


        Hopkins, kiệt sức sau chuyến đi, bị ốm mất 2-3 ngày, nhưng tướng Marshall ngay lập tức gặp gỡ ngay các Tham mưu trưởng của chúng tôi. Cho đến thứ tư ngày 14, không thể sắp xếp được hội nghị chính thức với Ủy ban Quốc phòng. Trong khi đó, tôi đã trao đổi toàn bộ tình hình với các Tham mưu trưởng và các đồng nghiệp của tôi.

        Tất cả chúng tôi đều cảm thấy dễ chịu trước ý định can thiệp rõ rệt vào châu Âu của Mỹ và giành ưu tiên chính vào việc đánh bại Hitler. Đây luôn là nền tảng của suy nghĩ về chiến lược của chúng tôi. Mặt khác, chúng tôi hay những cố vấn chuyên nghiệp của mình có thể thiết kế bất cứ kế hoạch thiết thực nào để lực lượng lớn Anh - Mỹ vượt qua biển Manche, đặt chân lên đất Pháp trước cuối mùa hè năm 1943. Như đã có ghi lại trước đây, đây luôn là mục đích và thời gian biểu của tôi. Trước mặt chúng tôi cũng còn có một ý kiến mới của Mỹ về việc đổ bộ khẩn cấp mở đầu vào mùa thu năm 42, với quy mô nhỏ hơn nhiều lần nhưng cũng ở mức đáng kể. Chúng tôi rất muốn nghiên cứu ý kiến này và bất cứ kế hoạch đánh lạc hướng nào vì nước Nga, cũng như vì việc tiến hành chiến tranh chung đều được chú trọng.

        Vào đêm 14, Ủy ban Quốc phòng đã gặp những người bạn Mỹ của chúng tôi tại số 10 đường Downing. Cuộc thảo luận này rất quan trọng và mọi ý kiến đều thống nhất. Chúng tôi đều đồng ý rằng cần phải có một chiến dịch vượt biển Manche vào năm 43. Giờ đây chiến dịch có tên là "Tập trung".

        Nhưng khi vạch kế hoạch khổng lồ nay, chúng tôi không thể gạt bỏ các nghĩa vụ khác. Nghĩa vụ đầu tiên của Hoàng gia Anh là phải bảo vệ Ấn Độ chống quân Nhật đang có vẻ đe dọa xâm lược. Hơn nữa, nhiệm vụ này có một mối quan hệ mang tính chất quyết định với toàn bộ cuộc chiến. Để cho 400 triệu thần dân Ấn Độ của Nhà vua, những người mà chúng tôi gắn bó trong danh dự, bị Nhật tàn phá và đè bẹp như trường hợp của Trung Quốc, là một điều đáng tủi hổ. Nhưng để quân Đức và quân Nhật bắt tay nhau trên đất Ấn Độ hay Trung Đông thì cũng xảy ra một thảm họa không thể lường được đối với mục tiêu của Đồng minh. Đối với tôi điều nay chẳng khác gì một sự rút lui của quân Nga về phía sau dãy Urals, hay thậm chí một sự thỏa thuận dàn xếp hòa hoãn riêng rẽ với quân Đức. Vào thời điểm đó, tôi không cho là khả năng này hay khả năng kia sẽ xảy ra. Tôi có lòng tin vào sức mạnh của quân đội Nga, của dân tộc Nga, đấu tranh bảo vệ mảnh đất quê hương mình. Tuy nhiên, Ấn Độ với tất cả các vinh quang của mình có thể sẽ trở thành miếng mồi ngon. Tôi cần phải nêu quan điểm này với các phái viên của Mỹ. Nếu không có sự viện trợ tích cực của Anh, Ấn Độ có thể sẽ bị chiếm chỉ trong vài tháng. Việc Hitler khuất phục được nước Nga Xô Viết sẽ lâu hơn nhiều và là nhiệm vụ tốn kém hơn đối với ông ta. Trước khi điều này xảy ra thì việc kiểm soát trên không của Anh - Mỹ phải được thiết lập ở mức vượt mọi thách thức. Thậm chí mọi cái khác thất bại nhưng điều này vẫn rất cần thiết.

        Tôi hoàn toàn đồng ý với cái mà Hopkins gọi là "Cuộc tấn công vỗ mặt kẻ thù ở miền Bắc nước Pháp vào năm 1943". Nhưng phải làm gì trong thời gian chờ đợi? Vào thời gian đó, không thể đơn giản chuẩn bị mọi lực lượng chủ chốt. Và ở đây, vấn đề này có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tướng Marshall đưa ra đề nghị là phải cố gắng chiếm được Brest hoặc Cherbourg vào đầu mùa thu năm 1942, tốt hơn là Cherbourg hoặc nếu được cả hai càng tốt. Cuộc hành quân có thể hoàn toàn do Anh đảm nhận. Hải quân, không quân, 2/3 bộ binh và tàu đổ bộ khi có, phải do chúng tôi cung cấp. Quân đội Mỹ chỉ có 2 hoặc 3 sư đoàn. Cần phải lưu ý rằng tất cả những điều này chỉ vừa mới được nêu lên. Phải mất ít nhất là 2 năm và một khung cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu để đào tạo ra các đơn vị bộ đội loại 1. Do đó, về công trình này, đương nhiên ý kiến của ban tham mưu của Anh là bao trùm. Rõ ràng là cần phải có một sự nghiên cứu tập trung về mặt kỹ thuật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #317 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2019, 11:27:20 pm »


        Tuy nhiên, lúc đầu tôi không bác bỏ chút nào ý kiến này. Và trong đầu tôi còn có nhiều phương án khác. Phương án đầu tiên là tấn công vào các thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi (như Maroc, Algeria và Tunisia), mà hiện nay được biết đến là chiến dịch "Gymnast" (Huấn luyện viên thể dục) và cuối cùng nổi lên trong cuộc hành quân lớn "Torch" (Bó đuốc). Phương án thay thế thứ hai là phương án mà tôi luôn luôn ao ước và tôi nghĩ là nó có thể được thực thi như việc xâm nhập các thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi. Phương án nay có tên là "Jupiter" (Sao mộc), cụ thể là giải phóng miền Bắc Na Uy. Đây là sự giúp đỡ Nga một cách trực tiếp. Đây cũng là hành động quân sự liên kết trực tiếp duy nhất với bộ đội, tàu chiến và không quân Nga. Đây là biện pháp, thông qua việc giữ vững mỏm đất phía Bắc của châu Âu, viện trợ lưỡng thực lớn nhất cho Nga. Đây là một công trình không kéo theo nhiều sức người và sức của chi cho việc tiếp tế và đạn dược, do được tiến hành tại miền Bắc Cực. Người Đức chiếm được với giá rất rẻ những điểm chiến lược này bên cạnh North Cape (mũi phía Bắc), chúng cũng có thể thu hồi lại được với giá rất rẻ so với qui mô mà bây giờ cuộc chiến tranh đã đạt tới. Sự lựa chọn của tôi là "Bó đuốc", và nếu tôi hoàn toàn có quyền, thì tôi cũng đã cố gắng thực hiện "Sao mộc" vào năm 1942.

        Theo tôi, nỗ lực nhằm thiết lập một đầu cầu ở Cherbourg có vẻ khó thực hiện hơn, không mấy hấp dẫn, ít bổ ích, trước mắt hoặc cuối cùng ít có kết quả. Cách tốt hơn là một mặt nắm các thuộc địa của Pháp và Bắc Phi và một mặt tiến vào North Cape (mũi phía Bắc) và chờ đợi một năm mà không phải chấp nhận rủi ro đối với xung lực của chúng tôi đối diện với chiến tuyến phòng ngự của quân Đức phía bên kia biển Manche.

        Đó là những quan điểm của tôi lúc bấy giờ, và tôi không bao giờ hối hận về chúng. Tuy nhiên tôi cũng rất sẵn sàng đưa ra  những đề xuất khác trước Ủy ban Kế hoạch đối với kế hoạch "Búa tạ", tên gọi của trận đột kích vào Cherbourg. Tôi hầu như chắc chắn rằng càng nhìn nhiều bao nhiêu thì càng ít thấy nó giống bấy nhiêu. Nếu tôi có quyền ra các mệnh lệnh thì tôi phải chọn "Bó đuốc" và "Sao mộc", được phối hợp một cách thích đáng để tiến hành vào mùa thu, và để lộ kế hoạch "Búa tạ" nhằm đánh lạc hướng kẻ thù bằng cách tung tin và những sự chuẩn bị rầm rộ. Nhưng trong công việc tôi phải dùng ảnh hưởng và theo cách ngoại giao để đảm bảo hành động nhất trí và hài hoa với Đồng minh quý mến của chúng tôi, mà nếu không có sự trợ giúp của họ, thì thế giới sẽ đối mặt với sự sụp đổ chứ không phải cái gì khác. Do vậy mà tôi không đưa ra bất cứ các phương án thay thế nào trong cuộc họp ngày 14.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #318 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2019, 10:53:11 pm »


        Về vấn đề quan trọng nhất, chúng tôi vui vẻ, nhẹ nhõm hoan nghênh đề nghị mang tính chất quyết định của Mỹ là thực hiện kế hoạch xâm nhập ồ ạt vào Đức càng sớm càng tốt, và dùng nước Anh làm bàn đạp. Và như là sẽ thấy, chúng tôi phải đương đầu với các kế hoạch của Mỹ giành ưu tiên chính cho việc giúp đỡ Trung Quốc và đè bẹp quân Nhật. Nhưng ngay từ buổi đầu của liên minh, sau sự kiện Trân Châu cảng, Tổng thống và tướng Marshall vượt lên trên trào lưu dư luận, đã nhận định ngay Hitler là kẻ thù chính và căn bản. Về phần mình, tôi ước mong được chứng kiến quân đội Mỹ - Anh sát cánh bên nhau tại Châu Âu. Nhưng riêng tôi, thì không mấy hoài nghi là việc nghiên cứu chi tiết - tàu đổ bộ và tất cả cái đó - và việc suy nghĩ về chiến lược chủ yếu của chiến tranh sẽ gạt bỏ "Búa tạ". Trong kết quả cuối cùng, không một quân chủng nào - Lục quân, hải quân hay không quân - ở hai bên bờ Đại Tây Dương có khả năng chuẩn bị tham gia một kế hoạch như vậy, hoặc là cho tới lúc này, như tôi được thông báo, sẵn sàng nhận trách nhiệm thực hiện kế hoạch này. Thống nhất về các mong muốn và thiện ý không thể thắng nổi các sự việc tàn nhẫn.

        Nói tóm lại: tôi luôn theo đuổi đề tài tôi đưa ra trong bị vong lục mà tôi đã gửi lên Tổng thống vào tháng 12/1941, cụ thể là (1) quân đội giải phóng của Anh - Mỹ sẽ đổ bộ vào Châu Âu năm 43. Và làm cách nào họ có thể đổ bộ với toàn bộ sức mạnh, nếu không xuất phát từ miền Nam nước Anh? Không được làm điều gì có thể ngăn cản việc này, hoặc phải làm bất cứ cái gì để thúc đẩy nó. (2) Trong thời gian đó, người Nga đang chiến đấu từng giờ trên qui mô khổng lồ chống lại đại quân tấn công của Đức, thì chúng tôi không thể không làm gì hết. Chúng tôi không để yên địch. Quyết tâm nay cũng nằm trong ý nghĩ của Tổng thống. Vậy, cần phải làm gì trong một năm hoặc 15 tháng sắp trôi qua trước khi một trận chiến mạnh qua biển Manche có thể được thực hiện? Rõ ràng bản thân việc chiếm đóng các thuộc địa của Pháp tại Bắc Phi là có cơ sở và khả dĩ thực thi, gắn kết với kế hoạch chiến lược chung.

        Tôi hy vọng rằng việc này có thể được phối hợp thực hiện cùng việc tiến vào Na Uy, và tôi vẫn tin tưởng rằng 2 việc có thể được thực hiện cùng một lúc. Nhưng trong các cuộc thảo luận căng thẳng về những vấn đề không thể lường được, thì điều nguy hiểm lớn là làm mất sự đơn giản hóa và đơn độc hóa mục đích. Tuy tôi hi vọng vào cả "Bó đuốc" và "Sao mộc", tôi không bao giờ có ý định để "Sao mộc" làm hỏng "Bó đuốc". Việc tập trung và kết hợp mọi nỗ lực của 2 đất nước hùng cương vào một trận chiến quan trọng có những khó khăn tới mức là tuyệt đối không được có bất cứ cái gì không rõ ràng hoặc gây hiểu lầm có thể tạo ra sự hoài nghi, lưỡng lự. Do vậy, cách duy nhất để lấp khoảng trống, trước khi những đội quân hùng hậu của Anh và Mỹ có thể được đưa tới tiếp cận quân Đức tại Châu Âu vào năm 1943, là Anh - Mỹ phải chiếm đóng các thuộc địa của Pháp tại Bắc Phi và đồng thời Anh cũng tiến về phía Tây qua vùng sa mạc hướng tới Tripoli và Tunis. Cuối cùng khi tất cả các kế hoạch và sự tranh cãi đều lắng xuống và lụi đi thì điều này trở thành quyết định thống nhất của các Đồng minh phương Tây.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #319 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2019, 10:55:00 pm »


*

        Vào tháng 5, chúng tôi có một vài vị khách khác đến thăm. Molotov tới để thương thuyết về việc liên minh giữa Anh và Nga và đồng thời tìm hiểu quan điểm của chúng tôi về việc thành lập mặt trận thứ hai. Việc liên minh đã được ký kết, mặt trận thứ hai đã được thảo luận chi tiết. Các vị khách người Nga đã bày tỏ ý kiến muốn được bố trí chỗ ở tại nông thôn bên ngoài Luân Đôn trong những thời gian lưu trú tại Anh, và vì vậy tôi bố trí khách sạn Chequers để khách sử dụng. Trong thời gian này, tôi ở lại Storey’s Gate Annexe. Tuy nhiên, có hai đêm tôi đến khách sạn Chequers, ở đây tôi có thuận lợi là đã được nói chuyện riêng và lâu với Molotov và đại sứ Maisky, ông này là một người phiên dịch rất cừ, dịch rất nhanh và rất lưu loát và ông ta có kiến thúc rộng về công việc. Với các bản đồ tốt, tôi cố gắng giải thích những việc chúng tôi đang làm, những hạn chế và đặc điểm khác thường về khả năng làm chiến tranh của một cuồng quốc đảo.

        Tôi cũng đi sâu vào mặt kỹ thuật của những cuộc hành quân thủy bộ và mô tả các hiểm họa và những khó khăn của việc duy trì sự tồn tại xuyên ngang Đại Tây Dương trước sự tấn công của tàu ngầm. Tôi nghĩ rằng tất cả các điều đó đã gây ấn tượng đối với Molotov và ông ta nhận thấy rằng vấn đề của chúng tôi, chẳng giống chút nào đối với vấn đề của một cường quốc lục địa rộng lớn. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi đã trở nên thân thiết hơn trong bất cứ thời gian nào khác.

        Cách nhìn người nước ngoài với 1 sự hoài nghi thâm căn cố đế của người Nga được thể hiện qua một số việc đáng lưu ý trong thời gian Molotov ở tại khách sạn Chequers. Khi đến, họ đã hỏi ngay chìa khóa của tất cả các phòng ngủ. Có một số khó khăn trong việc trao chìa khóa cho họ, và sau đó họ luôn luôn khóa của. Khi nhóm nhân viên phục vụ buồng vào được phong để dọn giường thì họ rất lo lắng khi thấy có súng lục để dưới gối. Ba thành viên chủ chốt của đoàn không chỉ được bảo vệ bởi các cảnh sát riêng của họ mà còn có 2 người phụ nữ chăm lo đến quần áo và việc dọn phòng. Khi các phái viên của Nga vắng mặt tại Luân Đôn, thì những phụ nữ này luôn luôn canh chừng phòng của các ông khách lớn này, và chỉ xuống dưới nhà trong các bữa ăn. Tuy nhiên, chúng tôi có thể chắc chắn là lúc này họ không mấy cởi mở, thậm chí họ chỉ nói chuyện ngắc ngứ bằng tiếng Pháp và ký giấy tờ với nhân viên nhà khách.

        Việc bảo vệ an toàn cho cá nhân Molotov có những sự đề phòng bất thường. Phòng ông được các sĩ quan cảnh sát của ông kiểm tra rất kỹ, tất cả các tủ ly, đồ đạc, tiện nghi sinh hoạt, sàn nhà đều được kiểm tra tỉ mỉ bởi những cặp mắt lão luyện. Chiếc giường được quan tâm đặc biệt. Tất cả tấm nệm đều được kiểm tra đề phòng có đặt chất nổ bên trong, và các vải trải giường, chăn đều được người Nga sắp xếp lại nhằm chừa ra một chỗ ở giữa giường để người nằm có thể bật lao ra ngay khi có nguy hiểm chứ không bị mắc kẹt ở trong. Vào buổi đêm, khẩu súng lục được để ra ngoài, bên cạnh áo choàng ngủ và cặp đựng văn thư của Molotov. Sự thận trọng luôn luôn đúng, đặc biệt là trong thời gian chiến tranh, nhưng cần phải cố gắng để cân nhắc tính thực tế của nó.

        Một thử nghiệm đơn giản nhất là hãy tự hỏi mình xem liệu phía bên kia có bất cứ lợi gì đế giết người hữu quan. Riêng đối với tôi, tôi hoàn toàn tin tưởng vào lòng mến khách của người Nga khi tôi ở Matxcova. Molotov bay tiếp tới Washington và trở lại với đầy đủ các kế hoạch cho cuộc hành quân vượt biển Manche vào năm 1942. Bản thân chúng tôi vẫn đang tích cực nghiên cứu việc này cùng với ban tham mưu của Mỹ, nhưng tới lúc này chỉ có duy nhất các khó khăn xuất hiện. Sẽ chẳng có hại gì trong 1 bản công bố có thể làm người Đức lo lắng, sợ hãi và do đó sẽ giữ càng nhiều quân càng tốt ở Tây Âu. Do vậy mà chúng tôi thống nhất vấn đề đưa ra thông cáo, được công bố ngày 11/7, trong đó có câu sau "Trong tiến trình đàm thoại đã đi đến một sự hiểu biết lẫn nhau về nhiệm vụ thành lập mặt trận thứ hai tại châu Âu vào năm 1942".
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM