Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:32:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53181 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:22:52 am »


        Bây giờ các sự kiện diễn biến nhanh chóng. Ngày 25 tháng 6 Reichswehr không được phép ra khỏi doanh trại, và quân Áo đen được phân phát quân trang quân dụng. Đáp lại lực lượng Áo nâu được lệnh sẵn sàng, và Roehm, ngày 30 tháng 6, với sự ưng thuận của Hitler, triệu tập một cuộc họp tất cả các viên chỉ huy tối cao của họ, tại WiesSfee trong vùng hồ Bavaria. Ngày 29 Hitler được báo trước về mối nguy hiểm nghiêm trọng. Y bay đến Godesberg gặp Goebbels, ông này đua ra những tin túc đáng lo ngại về cuộc binh biến sắp xảy ra ở Berlin. Theo Goebbels thì sĩ quan phụ tá của Roehm là Karl Emst, được lệnh cố gắng làm một cuộc nổi dậy. Điều này dường như không chắc có thực.

        Thục ra Emst đang ở cảng Bremen chuẩn bị lên tàu đi hưởng tuần trăng mật.

        Cơ sở vào nguồn tin này, thực hay giả, Hitler có những quyết định ngay tức khắc. Y lệnh cho Goering nắm quyền chỉ huy ở Berlin. Y đáp máy bay đi Munich quyết định đích thân bắt các đối thủ chủ yếu. Trong tình thế sống chết lúc bấy giờ, y tỏ ra là một con người dễ sợ. Chìm đắm trong ý nghĩ đen tối, suốt ngày y ngồi vào ghế người lái phụ. Máy bay hạ cánh ở một sân bay gần Munich lúc 4 giơ sáng ngày 30 tháng 6. Đi cùng Hitler, ngoài Goebbels, có chừng một tá vệ sĩ riêng. Y đi xe về tòa nhà màu nâu ở Munich, triệu tập các viên chỉ huy lực lượng xung kích địa phương đến gặp y và bắt đầu giữ họ lại. Đến 6 giờ, cùng với Goebbels và đội hộ tống không nhiều của y, y đi xe hơi đến Weissee.

        Mùa hè năm 1934, Roehm bị bệnh và đi chữa ở Weissee. Bảy giờ đoàn xe của The Fuehrer đến trước biệt thự của Roehm. Hitler, tay không, một mình lên gác vào buồng ngủ của Roehm. Điều gì xảy ra giữa hai người sẽ chẳng bao giờ được biết. Roehm hoàn toàn bất ngờ, ông ta và ban tham mưu riêng của ông đều bị bắt mà không xảy ra xô xát. Nhóm nhỏ người này cùng với tù binh của họ bây giờ lên đường đi Munich. Chẳng mấy chốc, họ tình cờ gặp một đội xe tải chở quân Áo nâu được vũ trang đang trên đường đi hoan nghênh Roehm tại cuộc hội nghị được triệu tập ở Weissee vào buổi trưa. Hitler bước ra khỏi xe, gọi viên sĩ quan chỉ huy và với uy quyền hống hách, ra lệnh cho hắn phải kéo quân trở về. Hắn lập túc tuân lệnh. Nếu chậm hơn hay sớm hơn một giờ thì tất hậu quả sẽ theo một chiều hướng khác.

        Đến Munich, Roehm và đám tùy tùng của ông bị giam vào nhà tù mà trước đây mười năm ông và Hitler đã từng bị câu lưu ở đó. Chiều hôm đó cuộc hành quyết bắt đầu. Một khẩu súng lục để trong xà lim Roehm, nhung ông coi thường chuyện gợi ý này, nên sau đó cửa xà lim được mở ra trong mấy phút và ông bị bắn nhiều vết đạn. Cả buổi chiều hôm đó, cuộc hành quyết tiếp diễn ở Munich theo từng thời gian ngắn. Những tiểu đội xử bắn tám người thỉnh thoảng phải đổi vì tâm trạng căng thẳng của họ. Nhưng trong nhiều giờ, cứ chừng mỗi mươi phút, người ta lại nghe đều đặn những loạt đạn.

        Trong khi đó, ở Berlin, nhận được tin của Hitler, Goering cũng theo một thủ tục tương tự. Nhưng ở đây, tại thủ đô, sự tàn sát lan ra vượt quá hệ thống cấp bậc của lực lượng xung kích. Schleicher và vợ, bà này lao tới trước chồng, cả hai đều bị bắn tại nha. Gregor Strasser bị bắt và bị giết. Thư ký riêng và giới thân cận của Papen cũng bị bắn. Nhưng không hiểu vì một lý do gì, ông lại được tha chết. Trong doanh trại Lichterfelde ở Berlin, Karl Ernst cũng bị giết sau khi bắt ở Bremen. Ở đây, cũng như ở Munich, cả ngày người ta đều nghe hàng loạt đạn của bọn đao phủ. Khắp nước Đức trong hai mươi bốn giơ này nhiều người không liên quan gì đến âm mưu của Roehm cũng bị biến mất như là nạn nhân của sự trả thù riêng, lắm lúc do những mối thù từ đời nào. Tổng số người bị thủ tiêu ước lượng từ năm đến bảy nghìn người.

        Mãi đến chiều ngày đẫm máu đó Hitler mới bay về Berlin. Tối hôm đó, một số nhân viên s.s.1 quá hăng hái, đi hơi xa trong việc bắn giết tù, tự họ cũng ra tay tàn sát. Khoảng một giơ sáng ngày mồng một tháng bảy, tiếng súng mới chấm dứt. Hitler xuất hiện muộn hơn trên ban công phủ Thủ tướng để nhận những tiếng tung hô của công chúng Berlin. Nhiều người trong họ tưởng y đã là một nạn nhân. Một số thấy y phờ phạc, một số khác lại thấy y vui mừng đắc thắng. Đúng ra y có cả hai sắc thái đó. Sự mau lẹ và sự tàn nhẫn của y đã cứu nguy mục đích của y và không nghi ngờ gì nữa cả mạng sống của y. Trong "Night of the Long Knives" (Đêm hận thù kéo dài) này, như người ta gọi, sự thống nhất của đảng Quốc xã Đức được duy trì để gieo tai họa ra khắp thế giới.

        Tuy nhiên có thể giải thích cuộc tàn sát này là do những lực lượng ghê tởm đang hoạt động, nó chứng tỏ rằng người chủ mới của nước Đức không từ một thủ đoạn nào, và tình hình này ở Đức không giống với tình hình ở một nước văn minh. Một chế độ độc tài dựa vào khủng bố và sặc mùi máu để phải đương đầu với cả thế giới. Chủ nghĩa bài Do Thái là tàn bạo và vô liêm sỉ, và hệ thống trại tập trung đã hoạt động ở mức độ cao nhất cho mọi giai cấp đáng ghét hoặc bất đồng ý kiến về chính trị. Tôi lấy làm xúc động sâu sắc trước sự kiện này và toàn bộ quá trình tái vũ trang nước Đức với nhiều bằng chứng lúc bấy giờ, đối với tôi nó dường như được khoác lên một vẻ tàn nhẫn khủng khiếp, vẻ tàn nhẫn khủng khiếp này cứ hằn lên chát chúa.

----------------
        1. S.S: Đơn vị gần như là quân đội của đảng Quốc xã, được sử dụng như cảnh sát đặc biệt. Họ còn được gọi là quân Áo đen.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:31:01 am »


*

        Đầu tháng 7 năm 1934, nhiều người qua lại liên miên trên các con đường mon trên núi từ Bavaria đi vào lãnh thổ Áo. Cuối tháng, một người Đức đưa thư bị cảnh sát biên cảnh Áo bắt được. Hắn mang tài liệu và cả chìa khóa mật mã, đã cho thấy một kế hoạch nổi loạn đầy đủ đang triển khai. Người tổ chức đảo chính là Anton Von Rintelen lúc ấy là Công sứ Áo ở Ý. Dollfuss và các bộ trưởng của ông chậm phản ứng đối với những lời cảnh báo về một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra, và đối với những dấu hiệu về một cuộc nổi loạn đến nơi rõ rành rành trong những giờ đầu ngày 25 tháng 7. Trong buổi sáng, đảng viên Quốc xã ở Vienna được huy động. Trước lúc một giờ chiều, một toán phiến loạn được vũ trang tiến vào phủ Thủ tướng, Dollfuss bị bắn trúng bằng hai viên đạn súng lục, bị bỏ mặc, mất máu dần rồi chết. Một phân đội Quốc xã khác chiếm đài phát thanh báo tin chính phủ Dollfuss đầu hàng và Rintelen nhận nhiệm vụ. Nhưng những thành viên khác của nội các Dollfuss ra sức kiên quyết chống lại. Tổng thống, tiến sĩ Miklas, ban bố một mệnh lệnh chính thức nhằm vãn hồi trật tự bằng mọi giá. Tiến sĩ Schuschnigg nắm giữ chính quyền. Đại bộ phận quân đội và cảnh sát Áo tập họp lại theo chính phủ của mình, bao vây dinh Thủ tướng, tại đây một toán nhỏ quân phiến loạn vây quanh Dollfuss đang hấp hối. Cuộc nổi loạn cũng nổ ra ở các tỉnh và nhiều toán trong quân đoàn Áo ở Bavaria vượt biên giới. Lúc này Mussolini đã được tin. Ông đánh điện ngay lập tức hứa rằng Ý ủng hộ nền độc lập của Áo. Lãnh tụ Ý còn đặc biệt bay đến Venice tiếp bà quả phụ Tiến sĩ Dollfuss với mọi nghi thức thông cảm. Cùng lúc đó, ba sư đoàn Ý được phái đến Brenner Pass. Cơ sở vào tình hình này, Hitler biết giới hạn sức lực của mình, đành rút lui. Viên Công sứ Đức ở Vienna và những sĩ quan Đức khác dính líu đến cuộc nổi dậy đều bị triệu hồi hoặc thải hồi. Việc dành quyền lực thất bại. Cần một quá trình lâu dài hơn. Papen vừa mới thoát khỏi cuộc tàn sát, được bổ nhiệm làm Công sứ Đức ở Vienna, với những chỉ thị là phải làm việc với những phương pháp tế nhị hơn.

        Giữa những bi kịch và những đợt báo động này, trong mấy tháng hầu như hoàn toàn suy yếu và hơn bao giơ hết là lợi khí của The Reichswehr, vị Thống chế già nua Hindenburg ra đi. Và Hitler trở thành người đứng đầu nhà nước Đức trong lúc vẫn giữ chức Thủ tướng. Bấy giờ y là chúa tể nước Đức. Y mặc cả với The Reichswehr bị bịt miệng và bị để riêng ra một bên vào lúc cuộc thành trừng đẫm máu. Bọn quân Áo nâu bị buộc phải phục tùng mệnh lệnh và xác nhận một lần nữa sự trung thành của họ với The Fuehrer. Mọi kẻ thù và địch thủ tiềm tàng đều bị loại triệt để khỏi hàng ngũ họ. Từ nay trở đi họ mất tác dụng và trở thành một thứ cảnh sát đặc biệt cho các buổi nghi lễ. Mặt khác, đội quân Áo đen phát triển về số lượng và được củng cố bằng nhiều đặc quyền và kỷ luật, trở thành đội cận vệ của The Fuehrer dưới sự lãnh đạo của Himmler, và là một đối trọng đối với các chỉ huy quân đội và đẳng cấp quân sự, đồng thời cũng là đội quân chính trị, cùng với lực lượng quân đội hùng hậu, trang bị cho các hoạt động của lực lượng cảnh sát bí mật đang phát triển hay là Gestapo. Chỉ cần bằng sự đồng ý chính thức của một cuộc trưng cầu dân ý có tính toán trước, trao những cơ quan có quyền lực đó, khiến cho chế độ độc tài của Hitler trở nên tuyệt đối và hoàn hảo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:01:13 am »


*

        Những sự kiện ở Áo lôi cuốn cùng một lúc Pháp và Ý, và cú sốc do vụ ám sát Dollfuss đưa tới những cuộc tiếp xúc của Bộ tổng tham mưu. Mối đe dọa đối với nền độc lập của Áo thúc đẩy việc xem lại các mối quan hệ Pháp - Ý, và điều này phải bao gồm không chỉ cán cân quyền lực ở Địa Trung Hải và Bắc Phi mà còn những vị trí có liên quan của Pháp và Ý ở đông nam châu Âu. Nhưng Mussolini không chỉ lo lắng bảo vệ địa vị của Ý ở châu Âu chống lại mối đe dọa tiềm tàng của Đức mà còn lo củng cố tương lai huy hoàng của nó ở châu Phi. Chống lại Đức, quan hệ chặt chẽ với Pháp và Anh, nhất định là có lợi, nhưng ở vùng Địa Trung Hải và châu Phi, không thể tránh bất hòa với cả hai cường quốc này. Lãnh tụ phát xít Ý tự hỏi liệu sự cần thiết một nền an ninh chung mà cả Ý, Pháp và Anh đều cảm thấy, có thể không thuyết phục được hai đồng minh cũ của Ý chấp nhận chương trình đế quốc của Ý ở Châu Phi chăng. Trong bất cứ trường hợp nào, điều này dường như là chiều hướng đầy hứa hẹn đối với chính sách của Ý.

        Nước Pháp, lúc ấy do ông Doumergue làm Thủ tướng, ông Barthou Bộ trưởng ngoại giao, từ lâu ao ước một hiệp định chính thức về các biện pháp an ninh ở phía đông. Nhưng Anh miễn cưỡng bảo đảm những cam kết ở bên kia sông Rhine. Đức từ chối thực hiện các hiệp định ràng buộc với Ba Lan và Tiệp Khắc, khối tiểu liên minh (Nam Tư, Tiệp Khắc và Rumani) thì lo sợ ý định của Nga, còn Nga ngờ vực các nước tư bản phương Tây, tất cả tình hình đó dồn lại để cản trở một hiệp định như vậy. Tuy vậy, tháng chín năm 1934 Louis Barthon quyết định đi trước. Kế hoạch độc đáo của ông ta là đề nghị một hiệp ước cho phía Đông, tập hợp cùng một lúc Đức, Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc và các nước vùng Baltic dựa trên sự bảo đảm của Pháp đối với biên giới phía châu Âu của Nga, và sự đảm bảo của Nga đối với biên giới phía đông của Đức. Cả Đức và Ba Lan đều chống lại một hiệp ước phía đông như vậy, nhưng Barthou lại thành công trong việc đưa Nga vào Hội Quốc Liên ngày 18 tháng 9 năm 1934. Điều này là một bước quan trọng. Litvinov, đại diện chính phủ Xô Viết, giỏi mọi mặt công tác ngoại giao, thích nghi với không khí Hội Quốc Liên, diễn đạt rất thành công cách nói năng, đạo lý của Hội, nên chẳng mấy chốc, ông trở thành một nhân vật nổi tiếng.

        Trong việc tìm kiếm đồng minh chống lại nước Đức mới đã được công nhận là trưởng thành, dĩ nhiên nước Pháp phải ngoảnh nhìn về phía Nga và cố gắng tạo lại cán cân quyền lục đã tồn tại trước chiến tranh. Nhưng vào tháng 10 xảy ra một bi kịch. Vua Alexander của Nam Tư được mời đến thăm chính thức Paris, lên bờ tại cảng Marseilles, ông Barthou ra đón, nhà vua cùng ông này và tướng Georges đi xe qua đám quần chúng hoan nghênh chật ních đường phố rực rỡ cơ hòa. Lại một lần nữa, từ noi thầm kín tối tăm của bọn vô lại Serbie và Croatie, một âm mưu giết người ghê tởm xuất hiện trên vũ đài Châu Âu. Cũng như ở Sarajevo năm 1914, một bọn ám sát sẵn sàng hy sinh ngay sát nách, cảnh sát Pháp chuẩn bị lỏng lẻo, cẩu thả. Một tên xông ra từ đám đông tung hô, treo lên bậc xe, nổ súng tự động vào nhà vua và đoàn tùy tùng, mọi người đều bị trúng đạn. Kẻ sát nhân bị vệ binh cộng hòa giết ngay. Hắn đã lẻn vào sau lung người vệ binh cộng hòa này. Túc thì một cảnh tượng lộn xộn hỗn loạn. Nhà vua Alexander gần như chết. Tướng Georges và ông Barthou bước ra khỏi xe, máu chảy ròng ròng.

        Viên tướng quá yếu không đi nổi nhưng được chạy chữa nhanh chóng. Còn ông Bộ trưởng lạc vào đám đông, phải hai mươi phút sau, mới được chăm sóc. Ông đã mất nhiều máu và sau đó vài giơ thì chết ở tuổi sáu mươi hai. Đó là một điều bất hạnh nặng nề cho chính sách đối ngoại của Pháp, đang bắt đầu đi theo một thể thức chặt chẽ rõ ràng, dưới sự lãnh đạo của ông ta, Pierre Laval kế tục ông làm Bộ trưởng ngoại giao.

        Lý lịch và số phận đáng hổ thẹn sau này của Laval chắc hẳn không làm mờ sự thật về ảnh hưởng và năng lục cá nhân của ông. Ông có tầm nhìn sáng suốt, sắc bén. Ông tin rằng nước Pháp phải tránh chiến tranh với bất cứ giá nào, ông hy vọng đạt được điều này bằng hòa giải với các nhà độc tài Ý và Đức. Tiếp xúc với chế độ của họ, ông không ấp ủ định kiến. Ông ngờ vực nước Nga Xô Viết. Mặc dù trong các dịp đặc biệt ông long trọng xác nhận tình hữu nghị, ông vẫn không ưa nước Anh, cho nước Anh là bạn đồng minh không xứng đáng. Quả thực tiếng tăm nước Anh không cao lắm ở Pháp. Mục tiêu trước nhất của Laval là đạt một thỏa thuận rõ ràng với Ý và cho rằng cơ hội đã chín muồi. Chính phủ Pháp đã bị ám ảnh bởi mối đe dọa từ nước Đức nên sẵn sàng thực hiện những nhượng bộ thực sự để giành lấy nước Ý. Tháng giêng năm 1935 Laval đến Rome và ký một loạt hiệp nghị nhằm xóa bỏ những trở ngại chủ yếu giữa hai nước, cả hai chính phủ nhất trí chống lại việc tái vũ trang bất họp pháp của Đức. Họ thỏa thuận sẽ tham khảo lẫn nhau trong trường hợp nền độc lập của Áo bị đe dọa. Trong lĩnh vục thuộc địa Pháp cam kết thực hiện những nhân nhượng về quản lý hành chính đối với địa vị người Ý ở Tunisia, giao cho Ý một vài vùng lãnh thổ nào đó trên biên giới của cả Lybia và của Somali, cùng một lúc với 20% cổ phần trong đường sắt Jibuti-Addis-Ababa. Những cuộc đàm thoại này đều được trù tính để đặt nền móng cho các cuộc thảo luận chính thúc hơn giữa Pháp, Ý và Anh về một mặt trận chung chống lại mối đe dọa đang lớn lên từ phía Đức. Nhung trong những tháng tiếp theo, sự kiện Ý xâm lược Abyssinia đã cắt ngang tất cả những cuộc thảo luận đó.

        Tháng chạp năm 1934, xung đột xảy ra giữa quân đội Ý và Abyssinia trên biên giới Abyssinia và Somali thuộc Ý. Điều này sẽ là cái cớ cho việc trình diễn cuối cùng trước thế giới, những yêu sách của Ý chống lại vương quốc Ethiopia. Như vậy, từ nay trở đi, vấn đề kiềm chế nước Đức ở Châu Âu rối rắm và méo mó theo số phận của Abyssinia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:03:11 am »


6

THẤT THẾ VỀ KHÔNG QUÂN, 1934-1935

        Bộ Tổng Tham mưu Đức không tin rằng quân đội Đức được tổ chức và hoàn thiện trên qui mô lớn hơn quân đội Pháp và được cung cấp thích hợp kho vũ khí và trang bị trước năm 1943. Hải quân Đức, trừ tàu ngầm, không thể được xây dựng lại trong tình trạng cũ kỹ trong 12 hay 15 năm, và trong quá trình xây dựng đó phải đua tài nặng nề với những cách làm khác. Nhung nhờ có việc khám phá không may của một nền văn minh non nót, động cơ đốt và nghệ thuật bay trên không, mà một vũ khí của sự ganh đua trong nước xuất hiện, có thể thay đổi nhanh chóng hơn nhiều khả năng chiến tranh tương đối của các nước - Cứ cho là một phần đóng góp trong sự tích lũy kiến thức từ trước đến nay của loài người và trong sự tiến triển của khoa học, một nước có tầm quan trọng bậc nhất chỉ cần 4 hay 5 năm hiến mình cho nhiệm vụ, để tạo ra một lực lượng không quân hùng mạnh và có thể lớn nhất. Thời kỳ này dĩ nhiên phải được thu ngắn do bất kỳ một công việc và ý định sơ bộ nào.

        Như trong trường hợp quân đội Đức, việc tạo dụng lại lục lượng không quân là lâu dài và được chuẩn bị chu đáo bí mật. Ngay từ năm 1923 đã có quyết định rằng lực lượng không quân tương lai của Đức phải là một bộ phận của bộ máy chiến tranh Đức. Trong thời gian này, Bộ Tổng tham mưu bằng lòng xây dựng trong "quân đội không có không quân" một bộ khung không quân rất ăn khớp không thể bị phát hiện, hoặc trong bất cứ trường hợp nào không bị phát hiện trong những năm đầu, từ bên ngoài. Không quân là thể loại khó đánh giá nhất trong tất cả các thể loại quân lực hoặc thậm chí diễn đạt bằng những thuật ngữ chính xác. Quy mô mà theo đó các nhà máy và bãi tập của hàng không dân dụng vào một lúc nhất định đạt được giá trị và ý nghĩa quân sự, là không thể dễ dàng đánh giá và vẫn còn ít được vạch rõ đúng đến từng chi tiết. Những cơ hội để che dấu, ngụy trang và lảng tránh hiệp ước thì nhiều và lắm vẻ. Máy bay, và chỉ có máy bay, mới đưa lại cho Hitler dịp may cho một lối đi tắt, trước hết đến sự ngang bằng rồi đến ưu thế về một binh chủng quan trọng trong lực lượng vũ trang hơn Anh và Pháp. Nhưng Anh và Pháp phải làm gì?

        Mùa thu năm 1923, rõ ràng không phải do mệnh lệnh nào sai khiến càng không phải do muốn nêu gương mà nước Anh vẫn khăng khăng cứ tiếp tục giải trừ quân bị. Thậm chí sự kiện nghiêm trọng là nước Đức rút khỏi Hội Quốc Liên cũng không tác động đến chủ nghĩa hòa bình của Công đảng và Đảng Tự do. Cả hai đảng với danh nghĩa của hòa bình tiếp tục nhấn mạnh việc Anh giải trừ quân bị, ai có ý kiến khác đều bị gọi là "Kẻ hiếu chiến" và là "người phao tin đồn gây hoang mang". Hình như cảm nghĩ của họ được nhân dân tán thành mà nhân dân thì dĩ nhiên là không hiểu điều gì đang xảy ra. Tại cuộc bầu cử phụ ở vùng đông Fulham ngày 25 tháng mười, những người theo chủ nghĩa hòa bình hăng hái tăng phiếu cho Đảng Xã hội gần 9.000 và số phiếu của Đảng Bảo thủ tụt xuống trên 10.000. Sau cuộc bầu, người trúng cử tuyên bố rằng "Nhân dân Anh yêu cầu chình phủ Anh phải làm trước để hướng dẫn toàn thế giới bằng cách lập tức đề xướng một chính sách tổng giải trừ quân bị". Và ông Lansbury, lãnh tụ Công đảng lúc ấy, tuyên bố rằng tất cả các quốc gia phải "giải trừ quân bị đến mức của Đức như là một biện pháp sơ bộ để tiến tới tổng giải trừ quân bị". Cuộc bầu cử này để lại một ấn tượng sâu sắc đối với ông Baldwin, và 3 năm sau, ông ta đã nhắc đến nó trong một bài diễn văn đặc biệt. Tháng 11 diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội Đức, không ai được phép ứng cử trừ những người được Hitler tán thành, và những đảng viên quốc xã thu được 95% số phiếu.

        Hẳn là sai lầm khi đánh giá chính sách của chính phủ Anh mà không nhớ tới khát vọng hòa bình tha thiết, đã cổ vũ số đông mặc quân phục và số nhân dân Anh bị thông tin sai lệch, và dường như đã đe dọa tiêu diệt về mặt chính trị bất kỳ đảng phái hay chính khách nào dám theo một đường lối khác. Dĩ nhiên điều này không phải là lý do bào chữa cho các lãnh tụ chính trị không đạt được nhiệm vụ. Tốt hơn nhiều cho những đảng phái hay chính khách bị thải ra khỏi chức vụ hơn là làm cho sự sinh tồn của quốc gia lâm nguy, vả chăng trong lịch sử chúng ta không có khoản ghi chép của bất kỳ chính phủ nào bị từ chối khi đoi hỏi Quốc hội và nhân dân thực hiện những biện pháp phòng thủ cần thiết. Tuy nhiên, những ai đã làm cho chính phủ MacDonald - Baldwin nhút nhát, sợ hãi, bằng đường lối của họ ít nhất cũng phải giữ im lặng.

        Dự thảo ngân sách máy bay tháng 3 năm 1934 chỉ lên tới hai chục triệu và bao gồm đồ dự trữ cho 4 phi đội mới hoặc sự tăng thêm đội không quân chính quy đầu tiên của Anh từ 850 lên 890. Chi phí tài chính trong năm đầu là 130.000 bảng Anh.

        Về vấn đề này, tôi tuyên bố tại Hạ nghị viện:

        "Chúng ta chỉ là cường quốc không quân thứ 5 mà thôi, điều này được thừa nhận - Chúng ta chỉ mới bằng nửa số quân hiện có của Pháp, người láng giềng gần nhất của chúng ta. Nước Đức đang tự trang bị nhanh chóng và không ai đề ra một cuộc chiến tranh phòng ngừa để ngăn chặn Đức vi phạm hiệp ước Versailles. Họ sắp sửa cầm vũ khí chiến đấu. Họ đang làm việc này, họ đã làm việc này. Đã đến lúc chúng ta thực hiện những biện pháp cần thiết nhưng là những biện pháp chúng ta đang thiếu. Chúng ta không có những biện pháp để giành sự cân bằng. Trên thế giới không có dân tộc nào giữ vai trò chúng ta đang đóng và khát khao được đóng, lại có quyền tồn tại ở một vị trí họ có thể bị hăm dọa. Tôi kêu gọi ông Baldwin hành động với tư cách là người có quyền lực. Ông là người cầm quyền và có trách nhiệm."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:03:54 am »


        Trong lời đáp, ông Baldwin tuyên bố:

        "Nếu mọi cố gắng của chúng ta cho một hiệp định bị thất bại và nếu không thể đạt được thế cân bằng trong những vấn đề như tôi đã nêu, lúc đó, bất kỳ chính phủ nào của xứ sở này - một chính phủ liên hiệp, hơn bất cứ chính phủ nào - sẽ thấy rằng về sức mạnh không quân và vai trò cương quốc không quân, đất nước này, không lâu nữa sẽ ở vào một vị trí thấp so với bất kỳ nước nào trong phạm vi đánh được, cách bờ biển của mình."

        Đây là một 1ời cam kết long trọng, rõ ràng nhất, được đưa ra vào một thời điểm có thể gần như chắc chắn được thực hiện bằng một hành động mạnh mẽ với qui mô lớn. Tuy nhiên, ngày 20 tháng 7 khi chính phủ đưa ra khá nhiều đề nghị quá muộn màng và không thỏa đáng, nhằm tăng cường không lực Hoàng gia đến mức 41 đội máy bay hoặc khoảng 820 máy bay "chỉ được bổ sung trong 5 năm”, thì Công đảng được đảng viên Tự do ủng hộ, gây ra một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chống lại các đề nghị đó tại Hạ viện. Lúc ấy, ông Attlee nhân danh họ tuyên bố: "Chúng tôi phản đối sự cần thiết tăng lực lượng vũ trang không quân... Chúng tôi phản đối kế hoạch cho rằng lực lượng không quân Anh được tăng thêm sẽ hướng tới hòa bình thế giới, và chúng tôi bác bỏ hoàn toàn việc đòi cân bằng". Đảng Tự do ủng hộ bản kiến nghị chỉ trích này và lãnh tụ của họ, ngài Herbert Samuel tuyên bố: "Về trường hợp của Đức thì sao? Chúng tôi chưa từng nghe hoặc thấy điều gì ám chỉ rằng sức mạnh không quân hiện nay của chúng ta không đủ để đương đầu với bất cứ hiểm họa nào lúc này từ hướng ấy".

        Khi chúng tôi nhớ lại rằng đó là lời nói được dùng sau cuộc bàn cãi kỹ lưỡng của những người đứng đầu có trách nhiệm của các đảng, thì mối hiểm họa của đất nước đã trở nên rõ rành rành. Đó là thời gian hình thành khi do những cố gắng tột độ chúng tôi có thể bảo tồn sức mạnh không quân và dựa vào đó mà chúng tôi độc lập hành động. Nếu Anh và Pháp mỗi nước duy trì số lượng ngang nhau với Đức, thì cùng một lúc, họ phải mạnh gấp đôi, và sự nghiệp tàn bạo của Hitler có thể bị bóp chết ngay từ khi còn trứng nước mà không phải mất dù là một mạng sống.

        Sau đó thì đã muộn quá rồi. Người ta không thể nghi ngờ sự chân thành của lãnh tụ hai đảng Xã hội và Tự do. Họ hoàn toàn sai lầm và chịu phần trách nhiệm nặng nề trước lịch sử. Quả thật lạ lùng là Đảng Xã hội, trong những năm sau này, đáng lẽ phải cố gắng khẳng định sự lo xa hơn của mình, và đáng lẽ phải quở trách địch thủ của mình đã làm suy yếu sự an toàn của quốc gia.

        Lúc ấy, tôi được hưởng ít nhất một lần, hoàn cảnh thuận lợi để có thể đề xuất việc tái vũ trang dưới chiêu bài một người bảo vệ chính phủ. Bởi vậy, đảng Bảo thủ nghe tôi trình bày ý kiến, với thái độ thân mật khác thường.

        Tôi không nghĩ rằng sẽ có một chính phủ có khuynh hướng hòa bình chủ nghĩa như vậy - Đó là Thủ tướng (ông Ramsay MacDonald) trong chiến tranh đã chứng minh một cách cực đoan nhắt và với lòng dũng cảm rất cao quý niềm tin của mình và những hy sinh ông đã làm đối với điều mà ông tin là sự nghiệp của chủ nghĩa hòa bình. Ngài Chủ tịch hội đồng, ông Baldwin chủ yếu gắn bó với bài học thuộc lòng về lời cầu xin theo tâm trí của quần chúng "Hãy đem lại hòa bình trong thời đại chúng ta". Người ta có thể nghĩ rằng khi các bộ trưởng ưa thích những điều này, đứng ra tuyên bố rằng họ cảm thấy nhiệm vụ của họ phải đòi tăng thêm chút ít biện pháp nào đó mà họ có được nhằm bảo đảm an toàn cho dân chúng, thì điều này nhất định tác động đến đảng Đối lập và nhất định được xem như bằng chúng về mối hiểm họa hiện hữu và họ tìm cách bảo vệ chúng tôi thoát khỏi hiểm họa đó... Chúng tôi còn là con mồi ngon và dễ xơi. Không có quốc gia nào đó có thể bị tấn công như vậy và không có quốc gia nào đánh trả lại sự cướp bóc tốt hơn nước chúng tôi... Và thủ đô Luân Đôn đồ sộ của chúng tôi đây, cái đích lớn nhất trên thế giới, một giống bò cái to lớn, béo phị, quý giá bị cột trói để thu hút thú săn mồi, chúng tôi đang ở một vị trí trước kia chua bao giờ có, mà cũng không nước nào khác hiện nay có được. Chúng ta hãy nhớ điều này: Tình trạng yếu kém của chúng tôi, không chỉ quan hệ đến chúng tôi mà còn quan hệ đến sự ổn định của Châu Âu. Lúc đó tôi tiếp tục biện luận rằng không quân Đức đã gần cân bằng với Anh.

        Trước hết tôi quả quyết rằng Đức đang vi phạm hiệp ước, liệu đã tạo ra một lực lượng không quân gần bằng 2/3 hùng mạnh như lực lượng không quân phòng vệ nội địa của chúng ta hiện nay. Đó là lời phát biểu đầu tiên của tôi trước chính phủ để chính phủ xem xét. Lời phát biểu thứ hai là Đức nhanh chóng tăng thêm lực lượng không quân, không chỉ cân bằng số tiền lớn thể hiện trong dự thảo ngân sách của họ mà còn bằng tiền quyên góp của dân chúng, việc đóng góp này hầu như bị bắt buộc, còn đang xúc tiến và cũng đã được xúc tiến một vài lần khắp nước Đức. Cuối năm 1935, lực lượng Không quân Đức về số lượng và hiệu suất, gần bằng lực lượng Không quân bảo vệ nội địa của chúng tôi vào thời điểm này, ngay cho dù những đề nghị của Chính phủ được thực hiện.

        Lời tuyên bố thứ ba là nếu Đức tiếp tục việc bành trướng này và nếu chúng tôi tiếp tục thực hiện kế hoạch của mình thì lúc nào đó trong năm 1936, rõ ràng về căn bản, Đức sẽ hùng mạnh hơn Anh về không quân. Thứ tư và đây là điều gây nên lo lắng, một khi họ được quyền đánh đầu tiên thì chúng tôi có thể không bao giơ có khả năng vượt được họ... Nếu bất cứ lúc nào trong mấy năm sau, chính phủ buộc phải chấp nhận rằng lực lượng Không quân Đức sẽ hùng mạnh hơn không quân chúng tôi, rồi thì họ sẽ bị kiềm lại - tôi nghĩ đúng là bị kiềm lại - để đi đến thất bại trong nhiệm vụ hàng đầu của họ đối với Tổ quốc...

        Việc bỏ phiếu tín nhiệm của Công đảng dĩ nhiên thất bại do một đa số lớn và tôi không nghi ngờ rằng nếu giải tán và tổ chức bầu lại Quốc hội với sự chuẩn bị thích đáng về những vấn đề này, thì quốc gia nhất định đủ khả năng chấp nhận những biện pháp cần thiết cho sự an toàn của xứ sở.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:05:04 am »


*

        Không thể nói đến chuyện này mà không ghi lại những cột mốc lịch sử chúng tôi đã trải qua trên chặng đường dài từ sự an ninh đến tay thần Chết. Khi quay lại nhìn tôi lấy làm ngạc nhiên về chiều dài của thời gian dành cho chúng tôi. Năm 1933 hoặc thậm chí năm 1934, nước Anh có thể tạo nên một sức mạnh không quân có thể áp đặt những hạn chế cần thiết đối với tham vọng của Hitler, hoặc có thể cho phép những nhà chỉ huy quân sự Đức kiềm chế những hành động bạo lực của y. Vậy mà hơn 5 năm đã trôi qua trước khi chúng tôi phải đương đầu với sự thử thách lớn nhất. Mặc dù thế, nếu chúng tôi có hành động khôn ngoan hợp lý và với nghị lực lành mạnh, có thể điều đó không bao giơ xảy ra. Dựa vào sức mạnh không quân trội hơn, Anh, Pháp có thể tin cậy và kêu gọi sự giúp đỡ của Hội Quốc Liên, và tất cả các quốc gia châu Âu có thể tập họp lại đằng sau họ. Lần đầu tiên Hội Quốc Liên có thể cho ra đời một công cụ quyền lục.

        Khi phiên họp mùa đông khai mạc vào ngày 28 tháng 11 năm 1934 nhân danh một số bạn bè1 tôi đề nghị bổ sung bài diễn văn và tuyên bố rằng "số quân hiện có cho việc phòng thủ quốc gia đặc biệt về mặt phòng không, không còn đủ để bảo đảm hòa bình, an ninh và tự do cho các thần dân trung thành của Nhà Vua". Nghị viện tập họp lại và rất sẵn sàng lắng nghe. Sau khi dùng mọi lý lẽ để nhấn mạnh mối hiểm họa nặng nề đối với chúng tôi và thế giới, tôi đi vào sự việc chính: "Trước nhất tôi quả quyết rằng lúc này Đức đã có một lực lượng không quân... và rằng điều này... đang nhanh chóng gần cân bằng với không quân chúng ta. Hai là vào thời điểm này năm sau không quân Đức ít nhất trên thực tế sẽ mạnh bằng không quân chúng ta, và có thể còn hùng mạnh hơn. Ba là vào cuối năm 1936, nghĩa là một năm nữa trở đi và hai năm kể từ đây, lực lượng không quân Đức sẽ hùng mạnh hơn gần 50% và đến năm 1937 thì mạnh hơn gần gấp đôi".

        Ông Baldwin đối mặt trục tiếp với vấn đề này, lập tức chăm chú nghe tôi và dựa vào tình hình do các cố vấn Bộ Không quân dựng lên, đến gặp tôi và thẳng thừng bác bỏ ý kiến của tôi:

        "Không phải tình hình nước Đức đang nhanh chóng tiến gần tới chỗ cân bằng với chúng ta... Đức đang tích cực bận rộn sản xuất phụ tùng máy bay, nhung số quân hiện có thực tế của họ không bằng nửa số quân hiện có của chúng ta hiện ở châu Âu. Con về tình thế vào thời điểm này năm sau... cho đến nay dựa vào chỗ lực lượng không quân Đức ít nhất cũng hùng mạnh bằng không quân của ta, và chắc hẳn là hùng mạnh hơn không quân ta, chúng ta ước tính rằng chúng ta sẽ có một số dự trữ chỉ riêng ở Châu Âu là gần năm chục phần trăm. Tôi không thể mong đọi xa hơn 2 năm sau. Ông Churchill nói về điều có thể xảy ra năm 1937. Những cuộc điều tra nghiên cứu như vậy mà tôi có thể thực hiện, khiến tôi tin rằng những tính toán bằng con số của ông ta là quá khuếch đại".

        Sự bảo đảm chung chung của vị Thủ tướng thực sự xoa dịu hầu hết nhiều người chỉ trích đã từng hoảng hốt, lo sợ, và nay phải cứng họng. Ai nấy đều vui mừng thấy những lời phát biểu chính xác của tôi bị phủ nhận dựa trên quyền lực không chê vào đâu được. Nhưng tôi không bị thuyết phục chút nào. Tôi tin rằng ông Baldwin không được các cố vấn của mình cho biết sự thật, và dẫu sao chăng nữa, ông cũng không biết hết sự thật.

        Những tháng đông trôi qua như vậy, và không phải tiến đến mùa xuân tôi mới lại có dịp nêu lên vấn đề này. Trước khi nêu vấn đề, tôi có lời báo trước đầy đủ rõ ràng với ông Baldwin vào ngày 10 tháng 3 năm 1935, khi dự trù ngân sách cho không quân được trình ra Nghị viện, tôi lặp lại tuyên bố hồi tháng 11 của tôi và một lần nữa thẳng thắn tỏ ý nghi ngờ những đảm bảo đã đưa ra của ông. Thứ trưởng không quân đưa ra một câu trả lời hết sức tin tưởng. Tuy nhiên vào cuối tháng 3, Bộ trưởng ngoại giao và ông Eden đi thăm Hitler ở Đức và trong quá trình một cuộc đàm phán quan trọng, mà văn bản được ghi vào hồ sơ, họ được Hitler thông báo riêng rằng lực lượng không quân Đức đã đạt được cân bằng với Anh. Ngày 3 tháng 4 Chính phủ công bố sự kiện này. Đầu tháng 5 Thủ tướng viết một bài báo cáo cho cơ quan ngôn luận riêng của ông là to The News Letter, nhấn mạnh mối hiểm họa của việc tái vũ trang của Đức bằng những lời lẽ na ná như lời lẽ tôi thường phát biểu từ năm 1923. Ông dùng rõ chữ "phục kích", danh từ này hẳn là xuất phát từ tâm trạng lo lắng của ông. Quả thực chúng ta đã rơi vào một trận địa phục kích. Ông MacDonald đích thân mở đầu cuộc thảo luận - Sau khi nhắc đến ý định của Đức công nhiên xây dựng một lực lượng hải quân vượt quá xa hòa ước và có tàu ngầm vi phạm hòa ước, ông thừa nhận rằng Hitler khẳng định là mình đã đạt được cân bằng với Anh về không quân. Dù sự giải thích chính xác của cách nói bằng các thuật ngữ về sức mạnh không quân như thế nào, không nghi ngờ gì nữa, điều này chỉ ra rằng sức mạnh của Đức phát triển đến một điểm đáng kể quá số lượng ước đoán mà chúng tôi có thể đánh giá trước nghị viện năm vừa qua. Đó là một sự kiện nghiêm trọng mà cả chính phủ và Bộ Không quân đã chú ý đến ngay. Khi được mời đúng lúc tôi nói:

-----------------
        1. Số bạn bè này là các ông Churchill, ngài Robert Horme, ông Amery, đại tá hải quân F.E Guest, Huân tước Winterton và ông Boothby.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:05:28 am »


        "Thậm chí đến bây giờ chúng ta cũng không thi hành những biện pháp đúng với tầm vóc nhu cầu của chúng ta. Chính phủ phải đương đầu với giông tố, sẽ phải đọ sức với mọi hình thức công kích bất công. Lý do của chính phủ sẽ bị xuyên tạc. Chính phủ sẽ bị vu khống và bị gọi là hiếu chiến. Nhiều lực lượng hùng mạnh đông đảo và cực kỳ lớn tiếng trong đất nước này sẽ chuẩn bị mọi thứ công kích chống chính phủ, dù sao chính phủ cũng hiểu điều đó. Tại sao chúng ta không chiến đấu cho nền an ninh của chúng ta? Tại sao chúng ta không dám vượt qua mọi công kích đòi phải cung cấp đầy đủ cho lực lượng không quân?"

        Mặc dù Nghị viện chú ý cẩn thận nghe tôi, tôi vẫn cảm thấy thất vọng. Kinh nghiệm đã cho tôi suy nghĩ đầu hàng những thách thúc sẽ là một bi kịch lớn cho cả dân tộc, nhưng vượt qua được thách thức thế này không đơn giản...

        Không phải đến ngày 22 tháng 5 năm 1935, ông Baldwin mới có một lời thú nhận nổi tiếng. Tôi buộc phải nêu ra đây.

        "Trước hết, tôi không biết gì về con số máy bay Đức tôi đưa ra hồi tháng 11. Kể từ khi điều đó khiến tôi nghĩ rằng con số đó là sai. Lúc ấy tôi tin rằng con số đó là đúng. Tôi sai ở chỗ ước đoán tương lai, tôi hoàn toàn sai ở chỗ đó. Chúng ta hoàn toàn bị lừa dối về vấn đề đó..."

        "Tôi phải nhắc lại ở đây rằng không có lý do để sợ hãi về điều gì chúng ta đang làm. Nhưng tôi nhất định tuyên bố điều này một cách có cân nhắc rằng với mọi tình hình tôi nắm được, nhất định tôi không ở lại dù là chốc lát, trong bất kỳ chính phủ nào thi hành những biện pháp kém kiên quyết hơn những biện pháp chúng ta có thể thực hiện hôm nay. Tôi nghĩ đã có một số lớn lời chỉ trích cả trên báo chí và bằng lời nói về Bộ Không quân và như thế là họ phải chịu trách nhiệm về một chương trình có thể không thích đáng, về việc không tiến lên nhanh và về nhiều vấn đề khác. Tôi chỉ muốn nhắc lại rằng dù trách nhiệm có thể là thế nào - và chúng ta sẵn sàng đương đầu với sự chỉ trích - rằng trách nhiệm không phải riêng của bộ trưởng nào, mà đó là trách nhiệm của chính phủ và của tất cả chúng ta".

        Tôi hy vọng rằng sự thú nhận làm cho người ta sửng sốt này phải là một sự kiện dứt khoát và ít nhất một ủy ban thuộc nghị viện của tất cả các đảng phái được thành lập để báo cáo về sự thật và về sự an toàn của chúng tôi. Hạ nghị viện có một phản ứng khác. Công đảng và Đảng Tự do đối lập có 9 tháng sớm hơn đã đưa ra hoặc ủng hộ một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm thậm chí chống lại những biện pháp khiêm tốn mà chính phủ thực hiện, nay đều bất lực và do dự - Họ hân hoan chờ đợi một cuộc tuyển cử chống lại sự "vũ trang của đảng Bảo thủ" - Người phát ngôn của Công đảng cũng như Đảng Tự do không chuẩn bị tư tưởng cho mình đối với những điều tiết lộ và thú nhận của ông Baldwin và họ cũng chẳng cố gắng sửa lại diễn văn của họ cho phù họp với đoạn đáng chú ý này. Không có lời phát biểu nào của họ dù ở mức độ rất mong manh liên quan dến những tình trạng khẩn cấp chúng tôi đang trải qua hoặc thậm chí liên quan đến những sự thật nghiêm trọng hơn nhiều ở đằng sau tình trạng khẩn cấp đó mà lúc bấy giờ chúng tôi đều biết.

        Về phần mình, đa số trong chính phủ tỏ ra bị tính thật thà của ông Baldwin quyến rũ. Sự thật thú nhận sai lầm hoàn toàn của ông với tất cả những nguồn tin tức của ông về một vấn đề sống còn mà ông chịu trách nhiệm, được bù đắp lại bằng sự chân thực trong lời tuyên bố đó và thái độ gánh chịu khiển trách của ông - Lại có cả một làn sóng nhiệt tình lạ thường đối với một Bộ trưởng không do dự tuyên bố rằng mình sai lầm. Quả thật nhiều đảng viên Bảo thủ dường như tức giận tôi đã đưa vị lãnh đạo được tín nhiệm của họ vào một hoàn cảnh mà chỉ có tính kiên cường và tính trung thực bẩm sinh của ông ta mới giải thoát được ông, nhưng than ôi, không phải giải thoát tổ quốc ông. Một thảm họa có tầm quan trọng bậc nhất đã giáng lên chúng ta, Hitler đã đạt được sự cân bằng với Anh. Từ nay trở đi y chỉ phải bắt các nhà máy và các trường huấn luyện của y mở hết tốc độ không chỉ nhằm giữ vị trí nay một cách vững chắc. Từ nay về sau, mọi đe dọa công kích trên không chưa ai từng biết, không thể đo lường được, đã treo lơ lửng trên thủ đô Luân Đôn, phải là một điều rõ ràng và đanh thép trong tất cả các quyết định của chúng tôi. Lòng tin là do Chính phủ và Bộ Không quân dành cho hiệu quả cao của lực lượng Không quân Hoàng gia. Nhưng lời cam kết phải giữ vững thế quân bình về máy bay bị tan vỡ không thể cứu vãn - Đúng là sự bành trướng hơn nữa trước mắt của lực lượng không quân Đức không tiếp diễn với tốc độ như nhau trong thời kỳ họ đạt tới thế quân bình. Không nghi ngờ gì nữa họ thực hiện một cố gắng lớn nhất để vươn lên giành lấy vị trí bao quát và để giúp đỡ và khai thác vị trí đó trong ngành ngoại giao của họ - Điều này tạo cơ sở cho hành động gây hấn đã được Hitler trù tính trước và nhũng hành động gây hấn đó lúc ấy chẳng mấy chốc đã diễn ra. Trong bốn năm tiếp theo Chính phủ Anh đã có những cố gắng rất lớn. Những mẫu máy bay Hurricane đầu tiên mãi mãi nổi tiếng và máy bay khu trục Spitfire lần lượt cất cánh vào tháng 11-1935 và tháng 3-1936 - Lập tức có lệnh sản xuất đại qui mô và một số lượng đáng kể đã sẵn sàng không phải là quá sớm. Không con nghi ngờ gì nữa chúng tôi đã trội hơn về chất lượng máy bay nhưng về mặt số lượng thì từ nay trở đi sẽ là thời kỳ rất khó khăn đối với chúng tôi - Khi chiến tranh bùng nổ, số máy bay của chúng tôi mới vừa bằng nửa của Đức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:06:32 am »


7

THÁCH THỨC VÀ ỨNG PHÓ, NĂM 1935

        Những năm tháng tìm tòi điều tra bí mật, nhũng sự chuẩn bị thầm kín hoặc được ngụy trang giơ đây đã kết thúc và Hitler cuối cùng cảm thấy mình đã đủ mạnh để bắt đầu ra mặt thách thúc. Ngày 9 tháng 3 năm 1935, lực lượng không quân Đức được chính thức thông báo thành lập và ngày 16 người ta tuyên bố rằng quân đội Đức từ nay về sau phải dựa trên chế độ quân dịch quốc gia cưỡng bách - Luật lệ nhằm thực thi những quyết định này chẳng mấy chốc được ban hành, nhưng công việc thì đã bắt đầu từ trước. Chính phủ Pháp được báo cho biết rõ về điều gì sắp tới, đã thực sự gia hạn chế độ quân dịch của họ lên hai năm, sớm hơn mấy giờ trong cùng ngày quan trọng này - Hành động của Đức là một sự lăng nhục công khai chính thúc đối với hòa ước là chỗ dựa của Hội Quốc Liên. Chừng nào mà những sự vi phạm, mang hình thức những sự thoái thác hoặc những vấn đề chuyên nghiệp bằng những tên gọi khác nhau thì các cường quốc thắng trận có trách nhiệm, bị chủ nghĩa hòa bình ám ảnh và còn bận tâm vào những hoạt động chính trị đối nội, sẽ dễ dàng trốn tránh trách nhiệm để tuyên bố rằng Hba ước đang bị phá vỡ hoặc không được thừa nhận. Trong tình thế đó, lối thoát sẽ đến cùng với súc mạnh thẳng thừng và tàn bạo. Cùng ngày gần như Chính phủ Ethiopia cũng kêu gọi Hội Quốc Liên chống lại những đòi hỏi đe dọa của Ý. Ngày 24 tháng 3, dựa vào bối cảnh này, khi ngài John Simon cùng với Huân tước Privy Seal, ông Eden đi thăm Berlin theo lời mời của Hitler, thì Chính phủ Pháp cho rằng họ chọn dịp này là không thuận lợi - Lúc ấy cùng một lúc, tự họ phải đương đầu không phải với việc cắt giảm quân đội đè nặng lên họ do ông MacDonald năm trước, mà còn với sự gia hạn quân dịch cưỡng bách từ một lên hai năm. Trong tình thế công luận đang thịnh hành thì việc này là một nhiệm vụ nặng nề. Không chỉ những người Cộng sản mà cả những đảng viên Xã hội cũng bỏ phiếu chống lại biện pháp này. Khi ông Leon Blum tuyên bố: "Giai cấp công nhân Pháp nhất định đứng lên chống lại sự xâm lược của Hitler" thì Thorez đáp lại giữa tiếng hoan hô tán thưởng của phái hướng về phía Xô Viết "chúng ta nhất định không chấp nhận việc giai cấp công nhân bị lôi kéo vào cái gọi là cuộc chiến tranh bảo vệ nền Dân chủ chống chủ nghĩa Phát xít".

        Nước Mỹ phủi tay khỏi mọi lo lắng ở châu Âu, ngoài việc chúc cho mọi người gặp điều tốt lành và tin chắc rằng họ nhất định không bao giờ phải lo ngại đối với chuyện đó nữa. Nhưng Pháp, Anh và dứt khoát Ý cũng vậy, mặc dù bất hòa với nhau, buộc lòng phải phản đối hành động vi phạm rõ ràng hòa ước này của Hitler. Một cuộc họp của các nước đồng minh chủ yếu trước kia được triệu tập dưới sự bảo trợ của Hội Quốc Liên tại Stresa và tất cả các vấn đề này được đem ra thảo luận.

        Một thỏa thuận chung tuyên bố không thể cho phép công khai vi phạm các hiệp ước mà nhờ có hàng triệu người đã chết mới đạt được. Nhưng đoàn đại biểu Anh từ đầu đã nói rằng họ không xem xét. khả năng trừng phạt trong trường hợp vi phạm hòa ước - Dĩ nhiên điều nay hạn chế cuộc hội nghị vào lĩnh vục từ ngữ. Một quyết định được nhất trí thông qua với ý nghĩa rằng "đơn phương" vi phạm các hiệp ước - ý muốn nói một bên - là không thể chấp nhận và Hội đồng quản trị của Hội Quốc Liên được mời tuyên bố về tình thế đã được vạch trần. Vào buổi chiều thứ hai của hội nghị Mussolini kiên quyết ủng hộ hành động này và thẳng thắn chống lại việc cường quốc này xâm lược cường quốc kia. Tuyên bố cuối cùng như sau:

        "Ba cường quốc mà mục đích trong chính sách của mình là tập thể duy trì hòa bình trong khuôn khổ Hội Quốc Liên, thống nhất hoan toàn với nhau, bằng mọi biện pháp có thể thực hiện được, phản đối bất cứ sự bác bỏ đơn phương nào đối với các hiệp ước, một sự bác bỏ có thể gây nguy hiểm cho hòa bình ở châu Âu, và nhằm mục đích này, ba cường quốc sẽ hành động trong sự họp tác chặt chẽ và chân thành".

        Trong diễn văn của mình, nhà độc tài Ý nhấn mạnh mấy chữ "hòa bình ở châu Âu" và ngắt giọng rõ rệt sau hai chữ "Châu Âu" - Sự nhấn mạnh hai từ "Châu Âu" này được lập tức khiến các đại diện Bộ Ngoại giao Anh chú ý - Họ vểnh tai nghe và hiểu rõ trong lúc Mussolini phải cùng hành động với Anh, Pháp nhằm ngăn ngừa nước Đức tái vũ trang, thì ông ta lại dành cho mình bất cứ cuộc tấn công nào vào châu Phi chống Abyssinia mà ông có thể quyết định sau này. Vấn đề này có phải nêu ra hay không? Tối hôm đó, các nhân viên bộ ngoại giao tiến hành các cuộc tranh luận. Mọi người đều lo ngại sự ủng hộ của Mussolini trong việc đối phó với Đức, đến nỗi vào lúc này không ai muốn cảnh cáo ông ta từ bỏ Abyssinia, điều này rõ ràng đã chọc tức ông ta rất nhiều. Bởi vậy vấn đề không được đặt ra do đối phương vắng mặt, và Mussolini cảm thấy về một ý nghĩa nào đó có lý do để cảm thấy, rằng khối đồng minh đã đồng ý với tuyên bố của ông và để ông rảnh tay chống lại Abyssinia. Người Pháp vẫn im hơi lặng tiếng về điểm này và hội nghị chia tay.

        Đúng vào các ngày 15-17 tháng 4 Hội đồng Hội Quốc Liên xem xét việc Đức vi phạm Hòa ước Versailles đã được khẳng định với việc ra sắc lệnh tổng cưỡng bách quân dịch. Các cường quốc sau đây có mặt ở hội đồng: Cộng hòa Argentine, Australia, Anh, Chile, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Pháp, Ý, Mehico, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Xô. Tất cả bỏ phiếu ủng hộ nguyên tắc là mọi hiệp ước không được đơn phương vi phạm, và chuyển vấn đề này lên phiên họp toàn thể của Hội Quốc Liên xem xét giải quyết. Cùng lúc đó Bộ trưởng ngoại giao ba nước Scandinave là Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch lo lắng sâu sắc về cán cân lực lượng hải quân trong vùng Baltic, cũng họp nhau cùng ủng hộ nguyên tắc này. Tổng cộng 19 nước chính thức phản đối. Nhưng vô ích biết bao khi mọi biểu quyết của họ không có cường quốc nào liệu trước được việc sử dụng vũ lực như là phương sách cuối cùng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:07:31 am »


*

        Laval không muốn thăm dò ý kiến Nga theo tinh thần kiên quyết của Barthou. Nhưng bây giờ ở Pháp có một nhu cầu cấp bách, dường như điều đó cần thiết cho những gì liên quan đối với sự sinh tồn của nước Pháp, nhằm đạt được sự thống nhất quốc gia về hai năm quân dịch được một đa số hẹp phê chuẩn hồi tháng 3 - Ngoài ra, ở Pháp còn có mong muốn chung là phục hồi khối liên minh ngày xưa năm 1895 hoặc một cái gì giống như thế. Ngày 2 tháng 5 năm 1935, chính phủ Pháp ký hiệp ước Pháp-Xô. Đây là một văn kiện mơ hồ, bảo đảm sự tương trợ trong thời gian năm năm.

        Nhằm giành được kết quả rõ ràng trên trường chính trị Pháp, bây giờ Laval thực hiện một chuyến đi thăm Matxcơva ba ngày, ở đây ông được Staline hoan nghênh. Cũng tại đây đã diễn ra nhũng cuộc thảo luận dài, nhưng cho đến nay, không một công bố nào được ghi chép - Dĩ nhiên trước hết, Staline và Molotov khao khát muốn biết số quân Pháp hiện có ở mặt trận phía tây: Bao nhiêu sư đoàn? Thời gian phục vụ như thế nào? Sau khi lĩnh vực này đã được thăm dò, Laval nói: "Các ông không thể làm gì để giúp đỡ tôn giáo và tín đồ công giáo ở Nga sao? Đối với Giáo hoàng, điều này nhất định giúp tôi nhiều lắm". "Chà chà" Staline đáp - "Giáo hoàng à! ông ấy có bao nhiêu sư đoàn?" Tôi không được nghe kể lại câu trả lời của Laval, nhưng chắc ông ta có thể đã kể ra một số quân đoàn thỉnh thoảng thấy diễu hành. Laval không hề có ý định đưa nước Pháp vào bất cứ nghĩa vụ đặc biệt nào theo thói quen đòi hỏi của phía Xô Viết. Tuy nhiên ông cũng đạt được một tuyên bố công khai với Staline vào ngày 15 tháng 5, tán thành chính sách phòng thủ quốc gia của Pháp nhằm duy trì lực lượng vũ trang của họ ở mức bảo đảm - Dựa vào chiều hướng này, nhũng người Cộng sản Pháp lập tức quay ngược lại, rùm beng ủng hộ chương trình phòng thủ và chế độ quân dịch hai năm. Là một nhân tố trong nền an ninh châu Âu, nhưng hiệp ước Pháp-Xô này không chứa dụng nhũng cam kết ràng buộc cả hai bên trong trường họp Đức xâm lược, nên chỉ có nhũng lợi thế hạn chế. Không đạt được sự liên minh nào với Nga. Hơn nữa, trên đường về, Bộ trưởng ngoại giao Pháp dừng lại ở Cracow để dự đám tang Thống chế Pilsudski. Ở đây ông gặp Goering, nói chuyện rất thân mật với ông này. Và những biểu lộ về sự ngờ vực, không ua thích Liên Xô của ông được thuật lại đầy đủ cho Matxcova qua những nguồn tin của Đức.

*

        Súc khỏe và khả năng của ông MacDonald bấy giờ suy sụp đến mức không thể tiếp tục làm thủ tướng - Ông không bao giờ được Đảng Bảo thủ ưa thích. Họ đánh giá ông do những thành tích chính trị và chiến tranh của ông, do lòng trung thành của người đảng viên xã hội của ông, cùng với thành kiến nuôi dưỡng từ lâu có dịu đi trong những năm sau này vì lòng thương hại. Chẳng biết có phải với lý do chính xác không mà không người nào bị Đảng Lao động Xã hội căm ghét hơn như ông, nguôi tạo lập nên Đảng này quy mô như thế vậy mà sau đó vào năm 1931, ông lại bị lật đổ bằng điều mà người ta xem như là sự đào ngũ phản bội của ông. Trong đa số của Chính phủ, ông chỉ có bảy người theo mình. Chính sách giải trừ quân bị mà ông hiến dâng những cố gắng cá nhân tối đa của mình vào, bây giờ chúng tỏ một thất bại tai hại. Trong một cuộc tổng tuyển cử có thể không xa lắm, ông không thể đóng một vai tro có ích. Trong những tình huống như thế không lấy gì làm ngạc nhiên, khi ngày 7 tháng 6 người ta báo rằng ông và ông Baldwin thay đổi vị trí và nhiệm vụ, và ông Baldwin trở thành Thủ tướng lần thứ ba - Bộ Ngoại Giao cũng chuyển sang người khác - Công việc của ngài Samuel Hoare ở Ấn Độ đã được hoàn thành do chính phủ thông qua dự luật về Ấn Độ và bây giờ ông ta rảnh để quay sang một công việc quan trọng cấp bách hơn. Trong một thời gian chính sách đối ngoại của Ngài John Simon bị các đảng viên Bảo thủ có thế lực hợp sức chặt chẽ với chính phủ công kích gay gắt. Bây giờ ông chuyển sang bộ Nội Vụ nơi mà ông rất quen thuộc và ngài Samuel Hoare trở thành Bộ trưởng ngoại giao.

        Cùng một lúc, ông Baldwin thực hiện một thủ đoạn mới lạ. Ông bổ nhiệm ông Anthony Eden làm công sứ phụ trách công việc của Hội Quốc Liên. Gần mười năm Eden hầu như hiến thân hoàn toàn cho việc nghiên cứu công tác đối ngoại. Khi được 18 tuổi, ông tham gia Chiến tranh thế giới, ông đã phục vụ xuất sắc bốn năm trong đội quân vũ trang và trải qua nhiều trận đẫm máu nhất, ông leo lên chức Thiếu tá lữ đoàn với Bội tinh chiến công. Ông làm việc ở Bộ Ngoại Giao, địa vị ngang Bộ trưởng có quyền quyết định và sử dụng các cán bộ nhân viên của bộ. Mục tiêu của ông Baldwin không nghi ngờ gì nữa là gây được một trào lưu công luận bền vững kết hợp với Hội Quốc Liên bằng cách chứng minh sự quan trọng ông dành cho Hội và cho sự chỉ đạo công việc ở Geneve. Khoảng một tháng sau, có dịp bình luận về điều tôi mô tả là "kế hoạch mới lạ cho phép hai Bộ trưởng ngoại giao ngang bằng nhau" tôi đã làm cho mọi người chú ý đến những nhược điểm rõ ràng của nó.

        Trong khi người và việc ở trong tình thế này thì chính phủ Anh phạm phải một hành động đáng kinh ngạc nhất. Ít nhất có một vài người bốc đồng trong số này là của bộ Hải quân. Thường là nguy hiểm khi binh lính, thủy thủ hoặc phi công mà làm chính trị. Họ bước vào một môi trường mà những nguyên lý tiêu chuẩn hoàn toàn khác với những điều họ đã quen thuộc.

        Trước kia có lúc đã có những cuộc đàm luận giũa bộ Hải quân Anh và Đức về tầm vóc của hai hạm đội. Theo hòa ước Versailles người Đức không có quyền xây dựng quá sáu tàu bọc sắt 10.000 tấn, thêm vào sáu tuần dương hạm không quá 6.000 tấn. Bộ hải quân Anh vừa mới khám phá rằng hai tàu chiến nhỏ sau cùng đang đóng, chiếc Schamhorst và chiếc Gneisenau có kích thước lớn hơn kích thước hòa ước cho phép và kiểu mẫu hoàn toàn khác. Trên thực tế hai tàu này trở thành tuần dương hạm 26.000 tấn hoặc là tàu khu trục đánh phá thương thuyền loại lớn nhất, và đều đóng một vai trò quan trọng trong thế chiến thứ hai.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:07:52 am »


        Mặc dù việc vi phạm hòa ước một cách trơ tráo và gian lận này, được trù tính chu đáo và bắt đẩu ít nhất sớm hơn hai năm (1933), bộ Hải quân vẫn thực sự nghĩ rằng cần ký một thỏa ước về hải quân Anh-Đức. Chính phủ Hoàng gia làm việc này không tham khảo người đồng minh Pháp hoặc báo cho Hội Quốc Liên. Ngay lúc ấy, khi bản thân chính phủ khẩn khoản yêu cầu Hội Quốc Liên và tranh thủ được sự ủng hộ của các nước hội viên nhằm phản đối, chống lại sự vi phạm của Hitler đối với các điều khoản quân sự của hòa ước, thì chính phủ lại hành động bằng một thỏa ước riêng rẽ nhằm gạt bỏ các điều khoản về hải quân trong cùng hòa ước ấy.

        Nét đặc biệt chủ yếu của thỏa ước là hải quân Đức không được quá một phần ba hải quân Anh - Điều này rất hấp dẫn dối với Bộ Hải quân khi nhìn lại những ngày trước Chiến tranh Thế giói lần thứ nhất, khi chúng tôi bằng lòng với tỷ lệ mười sáu chọi mười. Vì triển vọng đó, trong khi chấp nhận những điều bảo đảm của Đức chỉ có hình thức giá trị bề ngoài. Chính phủ tiếp tục thừa nhận Đức có quyền đóng tàu ngầm, rõ ràng quyền này không được hòa ước cho phép - Đức có thể xây dựng một số lượng tàu ngầm bằng sáu chục phần trăm của Anh, và nếu họ quyết định đó là trường hợp ngoại lệ thì có thể xây dựng tới một trăm phần trăm. Dĩ nhiên người Đức bảo đảm rằng tàu ngầm của họ không bao giờ dùng để chống lại tàu buôn. Vậy thì tại sao lại cần những tàu đó? Bởi vì rõ ràng là nếu phần còn lại của thỏa ước được thi hành đúng, thì những tàu đó không thể ảnh hưởng đến quyết định về hải quân ở chùng mực có liên quan đến tàu chiến.

        Việc giới hạn hạm đội Đức tới một phần ba hạm đội Anh cho phép Đức có một chương trình xây dựng mới có thể bố trí các xưởng phải hoạt động tối đa ít nhất trong 10 năm - Bởi vậy không có giới hạn thực tế hoặc bất cứ loại hạn chế nào áp đặt lên việc phát triển hải quân Đức - Họ xây dựng nhanh theo quy luật tự nhiên - Chỉ tiêu số tàu ấn định cho Đức theo kế hoạch của Anh về thực tế, là hậu hĩ hơn mức thiết thực cần có của Đức. Như bây giờ chúng ta biết, Hitler đã cho đô đôc Reader biết rằng chiến tranh với Anh nhất định không thể xảy ra trước 1944-45. Vì vậy sự phát triển hải quân Đức được trù tính trên cơ sở dài hạn. Chỉ riêng tàu ngầm họ có đóng theo giới hạn giấy tờ đầy đủ cho phép không? Ngay khi họ có thể vượt quá 60% giới hạn, họ viện điều khoản được phép xây dựng đến 100% và 57% đã thực sự được xây dựng khi bắt đầu chiến tranh.

        Về đồ án thiết kế tàu chiến mới, người Đức có thuận lợi hơn là không trở thành người tham gia các điều khoản của hiệp nghị hàng hải Washington hoặc hội nghị Luân Đôn. Họ lập tức bắt đầu chiếc Bismarck và chiếc Tirpitz, và trong khi Anh, Pháp và Mỹ bị ràng buộc hoàn toàn bởi giới hạn 35.000 tấn thì hai chiếc tàu thủy to lớn này được thiết kế có trọng lượng 45.000 tấn, và một khi đã được đóng xong thì chắc chắn đó là hai chiếc tàu trên biển kiên cố nhất thế giới.

        Cũng vào lúc này, Hitler có một lợi thế ngoại giao lớn để ly gián các nước đồng minh, để có một nước trong số đồng minh sẵn sàng bỏ qua những vi phạm hòa ước Versailles và để dành cho việc hồi phục tự do tái vũ trang hoàn toàn bằng sự thừa nhận thỏa thuận với Anh. Tác dụng của lời loan báo này là một đòn nặng nữa nhằm vào Hội Quốc Liên - Người Pháp có mọi quyền để kêu ca rằng quyền lợi sinh tử của họ bị động chạm do việc Anh cho phép Đức đóng tàu ngầm. Qua bằng chứng tình tiết này, Mussolini thấy Anh hành động không thiện ý với các đồng minh khác, miễn là quyền lợi hải quân đặc biệt của mình được bảo đảm thì Anh quyết tâm làm bất cứ điều gì để thỏa hiệp với Đức. Điều này được coi như là thái độ bất chấp đạo lý và ích kỷ của Anh - Các cường quốc bắc Âu mà trước đó hai tuần lễ đã dũng cảm duy trì sự phản đối chống Hitler áp dụng quân dịch cưỡng bách trong quân đội Đức, bây giờ nhận thấy Anh đã bí mật thỏa thuận cho hải quân Đức dù chỉ bằng một phần ba của Anh, sẽ làm chủ vùng biển Baltic trong giới hạn này.

        Các bộ trưởng Anh còn tiến hành cách chơi đặc sắc với đề nghị của Đức hợp tác với chúng ta hủy bỏ tàu ngầm. Xét rằng điều kiện gắn với điều này, là tất cả các nước khác phải đồng thời đồng ý, và biết rõ ràng chẳng có chút cơ hội mong manh các nước khác tán thành, đối với người Đức đây là một sự trả giá rất an toàn. Điều này cũng hợp với thỏa thuận của Đức nhằm hạn chế việc sử dụng tàu ngầm chống việc buôn bán không mang tính nhân đạo. Ai có thể tin rằng người Đức có đội tàu ngầm to lớn, đứng nhìn đàn bà, trẻ con họ bị bỏ đói do sự phong tỏa của Anh mà cứ nhất định phải kiềm chế hết sức việc sử dụng vũ khí này? Tôi mô tả quang cảnh này như là tột đỉnh của tính cả tin.

        Chẳng những không trở thành một bước đi tới giải trừ quân bị, thỏa ước này, nếu được thực hiện qua một thời gian vài năm, chắc chắn đã kích thích khắp thế giới việc phát triển đóng tàu chiến mới. Không kể những tàu thủy mới đây nhất của họ, hải quân Pháp phải được xây dựng lại - Điều này nhất định tác động trở lại đối với Ý. về phía chúng tôi, rõ ràng chúng tôi phải xây dựng lại hạm đội Anh trên một qui mô rất rộng lớn để duy trì ưu thế ba chọi một của chứng tôi về tàu hiện đại.

        Có lẽ Bộ Hải quân nghĩ rằng hải quân Đức bằng một phẩn ba hải quân Anh thì Hải quân Anh phải gấp ba lần Hải quân Đức. Điều này có thể làm sáng tỏ con đường dẫn tới việc xây dựng lại hợp lý và quá chậm hạm đội chúng tôi - Nhưng đâu là những chính khách thông minh?

        Bộ trưởng hải quân công bố thỏa ước này với Nghị viện ngày 21 tháng 6 năm 1935, tôi là người lên án sớm nhất thỏa ước này. Trên thực tế điều đã được thực hiện là nhằm cho phép Đức xây dựng khả năng tột đỉnh của họ trong năm hoặc sáu năm sắp tới.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM