Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 04:17:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53177 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #250 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2019, 12:02:26 am »


        Như vậy, vào cuối tháng 3 năm 1941, với một sự thoải mái và phấn khích, tôi đọc một bản tin tình báo, từ một trong những nguồn đáng tin cậy nhất, về những di chuyển đi và lại của binh chủng thiết giáp Đức trên đường sắt từ Bucarest đến Kracow. Tin này cho thấy là ngay sau khi các Bộ trưởng Nam Tư bị khuất phục tại Vienna, 3 trong số 5 sư đoàn tăng Con Báo di chuyển qua Rumani xuống phía Nam hướng về Hy Lạp và Nam Tư, đã được điều ngược trở lại sau cuộc cách mạng ở Nam Tư và 3 sư đoàn Con Báo quay trở lại Rumani. Việc điều động loanh quanh và đảo ngược vào khoảng 60 đoàn tầu không thể che dấu được con mắt của những người tại chỗ của chúng tôi.

        Đối với tôi nó làm sáng tỏ hoàn cảnh phía Đông giống như một tia chóp chiếu sáng. Việc điều động đột ngột tới Cracow một lực lượng thiết giáp nhiều như vậy, cần thiết cho khu vực Balkan chỉ có nghĩa là Hitler có ý định xâm lăng nước Nga trong tháng 5. Từ đó trở đi việc đó có vẻ chắc chắn là ý hướng của y. Sự kiện cách mạng Nam Tư yêu cầu phải điều thiết giáp quay về Rumani có lẽ đã bao hàm một sự chậm trễ từ tháng 5 đến tháng 6. Tôi vội vã cố tìm ra một cách để cảnh báo Staline và thông qua việc thức tỉnh ông ta về nguy cơ của ông, đặt mối quan hệ với ông giống như tôi đã làm với Roosevelt. Tôi thảo một thông điệp ngắn và mật hy vọng rằng chính sự việc này - và đây là thông điệp đầu tiên tôi gửi ông ta kể từ bức điện chính thức ngay 25 tháng 6 năm 1940 của tôi tiến cử Sir Stafford Cripps làm Đại sứ - sẽ thu hút được sự chú ý của ông ta và làm cho ông ta phải cân nhắc.

        3-4-1941

        Thủ tướng gửi Sir Stafford Cripps

        Dưới dây là nội dung bức điện tôi gửi cho ông Staline, với yêu cầu là được ông đích thân chuyển:

        Tôi có tin chắc chắn từ một nhân viên tin cậy là khi người Đức nghĩ họ đã tóm được Nam Tư trong lưới - nghĩa là sau ngày 23 tháng 3 - họ bắt đầu điều 3 trong 5 sư đoàn Con Báo từ Rumani sang miền Nam Ba Lan. Khi họ được tin về cuộc cách mạng Serbia thì họ có lệnh đình lại cuốc điều quân này. Ngài sẽ vui lòng đánh giá cao ý nghĩa của các sự kiện này.


        Đại sứ Anh không trả lời, mãi tới 12 tháng 4 ông mới cho hay là trước khi nhận được điện của tôi, ông đã gửi cho Vyshinsky một bức thư riêng dài điểm lại những thất bại nối tiếp nhau của chính phủ Xô Viết trong việc phản ứng lại các việc xâm phạm của Đức trên vùng Balkan, và bằng những lời lẽ mạnh nhất, yêu cầu Liên Xô, vì quyền lợi của mình, lúc này phải quyết định ngay một chính sách mạnh mẽ về hợp tác với các nước đang chống lại phe trục trong vùng này. Ông ta nói: "Nếu tôi phải chuyển qua Molotov bức thông điệp của Thủ tướng có cùng một nội dung nhưng ngắn hơn nhiều, ít nhấn mạnh hơn, tôi sợ kết quả có thể sẽ là giảm bớt cảm giác mạnh đã được tạo ra trong bức thư tôi gửi Vyshinsky1.

        Tôi bực mình vì việc này, nhất là sự chậm trả lời ông đại sứ. Đây là thông điệp duy nhất tôi gửi trực tiếp cho Staline trước khi có cuộc tấn công. Sự ngắn gọn, tính chất đặc biệt của sự thông tin, sự việc quan trọng vì nó là lời cảnh báo của người đúng đầu chính phủ Anh và lại do một Đại sứ đích thân chuyển đến nguyên thủ quốc gia Nga, tất cầ đều nhằm làm cho nó có ý nghĩa đặc biệt và lưu ý sự quan tâm của Staline. Cuối cùng tôi được biết là Sir Stafford đã chuyển cho Vyshinsky ngày 19 tháng 4 và Vyshinsky đã báo bằng văn bản ngày 23 tháng 4 cho Đại sứ là thông điệp đã được chuyển cho Staline.

        Tôi không thể có kết luận cuối cùng là nếu được chuyển giao nhanh và theo nghi thức được quy định liệu bức thông điệp của tôi đã có thể làm thay đổi chiều hướng của các sự kiện không. Dù sao tôi cũng vẫn tiếc là chỉ thị của tôi không được thực hiện đúng cách. Nếu tôi có bất cứ một quan hệ trục tiếp nào với Staline, có thể tôi đã ngăn chặn được việc ông để không biết bao nhiêu lực lượng không quân của mình bị tiêu diệt ngay trên mặt đất.

--------------------
        1. Vyshinsky = (1883-1954) - Thứ trưởng ngoại giao Liên Xô (1939) Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô (1949-1953) đại diện Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #251 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:24:08 pm »


*

        Giờ đây chúng tôi biết chỉ thị ngày 18 tháng 12 quyết định lấy ngày 15 tháng 5 làm ngày tiến quân vào đất Nga và trong cơn tức giận trước cuộc cách mạng nổ ra ở Belgrade, ngày này được lùi lại một tháng và sau đó kéo thêm đến 22 tháng 6. Cho tới giữa tháng 3, những việc chuyển quân ở phía Bắc mặt trận Nga chính không mang tính chất mà Đức cần phải có những biện pháp đặc biệt về bảo mật. Tuy vậy, vào ngày 13 tháng 3 Berlin ra lệnh chấm dứt công việc của các Ủy ban Nga làm việc trên lãnh thổ Đức và chuyển trả họ về nước. Sự có mặt của người Nga làm việc trên lãnh thổ Đức chỉ được tới ngày 25 thảng 3. Trong thời gian này 120 sư đoàn tinh nhuệ nhất của Đức tập hợp trong 3 tập đoàn quân dọc theo mặt trận Nga. Tập đoàn quân số 3 miền Nam do Rundstedt chỉ huy, vì những lý do đã được giải thích, con cách xa tiêu chuẩn thiết giáp. Các sư đoàn Con Báo của tập đoan mới gần đây vẫn còn ở Nam Tu và Hy Lạp. Mặc dầu cuộc tấn công được lùi lại đến ngày 22 tháng 7, nhưng các đơn vị này rất cần nghỉ ngơi và sửa chữa đại tu sau sự hao mòn về máy móc ở Balkan.

        Ngày 13 tháng 4, Schulenburg từ Matxcơva đến Berlin. Ngày 25 tháng 4, Hitler tiếp ông ta và thết đãi đại sứ của mình bằng một bài phê phán nước Nga. Schulenburg hưởng ứng ý của Hitler và sự hưởng ứng đó quán triệt toàn bộ các báo cáo của ông: "Tôi tin chắc Staline sẵn sàng có thêm nhượng bộ nữa với chúng ta. Các nhà đàm phán kinh tế của chúng ta đã có những chỉ dẫn là (nếu ta đưa ra đúng lúc) Nga có thể cung cấp cho chúng ta tới 5 triệu tấn ngũ cốc mỗi năm1.

        Ngày 30 tháng 4 Schulenberg quay lại Matxcova, hoàn toàn thất vọng qua việc gặp gỡ Hitler, ông ta có cảm giác rõ ràng là Hitler thiên về làm chiến tranh. Hình như ông thậm chí đã tìm cách cảnh báo Dekanosov Đại sứ Nga tại Berlin về khả năng này. Và ông ta kiên trì chiến đấu trong những giờ chót cho chính sách của mình về sự hiểu biết Nga-Đức.

        Weizacher, người đúng đầu chính thức Bộ Ngoại giao Đức là một viên chức thuộc loại thường thấy ở các bộ của nhiều nước. Ông ta không phải là một chính trị gia có quyền điều hành và theo phong tục, thì không chịu trách nhiệm về chính sách quốc gia. Tuy nhiên ông bị tofa án của những người chiến thắng lập lên tuyên phạt 7 năm lao động khổ sai. Tuy rằng vì vậy ông phải xếp vào loại tội nhân chiến tranh, ông đã góp nhiều ý kiến tốt cho các cấp trên của mình mà may thay lại không được cấp trên chấp nhận. Khi được phỏng vấn, ông ta có 1ời bình như sau:

        "Tôi có thể tóm tắt trong một câu quan điểm của tôi về cuộc xung đột Đức - Nga. Nếu mỗi thành phố Nga bị thiêu thành tro có giá trị đối với chúng tôi như là mỗi chiến hạm Anh bị đánh chìm, tôi phải khuyến cáo chiến tranh Đức - Nga vào mùa hè này; nhưng tôi tin là chúng tôi phải chiến thắng Nga chỉ trên ý nghĩa quân sự và mặt khác phải thua thiệt về ý nghĩa kinh tế. Có lẽ có thể coi việc đánh gục hệ thống Cộng sản là một triển vọng hấp dẫn, và cũng có thể nói tập hợp lục địa Âu - Á chống lại nhóm Anglo - Saxon và những ai theo nó là một việc thuộc bản chất lô gích của sự việc. Nhưng yếu tố quyết định duy nhất là liệu triển vọng đó có đẩy nhanh sự sụp đổ của nước Anh không..."

        "Việc Đức tấn công Nga sẽ chỉ làm tăng thêm sức mạnh tinh thần mới của Anh. Ở đó nó sẽ được giải thích là sự không chắc chắn của Đức về sự thành công của cuộc chiến đấu của chúng tôi chống nước Anh. Vì vậy chúng tôi không được chấp nhận là chiến tranh sẽ còn kéo dài, nhưng chúng tôi thực sự có thể kéo dài chiến tranh theo cách này thay vì rút ngắn nó lại".

        Ngày 7 tháng 5, Schulenberg báo cáo một cách đầy hy vọng là "Staline đã nắm vai trò Chủ tịch Hội đồng các ủy viên nhân dân thay cho Molotov và chắc là Staline sẽ sử dụng vị trí mới của mình để đích thân tham gia vào việc duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt giữa Liên Xô và Đức". Báo cáo gửi từ Matxcơva, tùy viên Hải quân Đức phát biểu về điểm này bằng các từ ngữ sau đây: "Staline là cái trụ của sự hợp tác Đức - Xố. Các thí dụ về việc Nga nhượng bộ Đức tăng lên. Ngày 7 tháng 5 các đại diện ngoại giao của Bỉ và Na Uy bị Nga trục xuất, thậm chí cả Công sứ Nam Tư cũng bị đẩy ra. Đầu tháng 6, cơ quan ngoại giao của Hy Lạp cũng phải rời Matxcova. Như tướng Thomas, người đứng đầu bộ phận kinh tế của Bộ Chiến tranh Đức viết trong văn bản của mình về kinh tế trong chiến tranh của Đức: "Người Nga giao hàng đến tận ngày hôm trước của cuộc chiến tranh, và trong những ngay chót việc vận tải cao su từ Viễn Đông được thực hiện trên các tàu hỏa tốc hành".

-------------------
        1. Quan hệ Quốc Xã - Xô Viết 39 - 41 (Bộ Ngoại giao Mỹ xuất bản năm 1945, trang 323)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #252 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:25:43 pm »


*

        Đương nhiên, chúng tôi không có đầy đủ tin túc về tâm trạng của các nhân vật ở Matxcova, nhưng ý đồ của Đức thì rõ ràng và hiểu được. Ngày 16 tháng 5 tôi điện cho Tướng Smuts: "Có vẻ như Hitler đang tập trung quân chống Nga. Quân đội, lực lượng thiết giáp, phi cơ đang được liên tục tiến theo hướng bắc từ Balkan và theo hướng đông từ Pháp và Đức". Staline phải tìm mọi cách để giữ vững niềm tin của mình đổi với chính sách của Hitler. Sau khi Đức triển khai và chuyển quân rất lớn thêm một tháng nữa, Schulenberg đã điện ngày 13/6 về Bộ ngoại giao:

        "Ủy viên nhăn dân Molotov vừa mới gửi cho tôi văn bản sau đây của bức điện của hãng Tass, sẽ được phát trên đài phát thanh đêm nay, và công bố trên báo vào ngày mai:

        Ngay cả trước khi Đại sứ Anh Crípps trở về Luân Đôn, nhưng đặc biệt từ khi ông ta về đã có những tin đồn rộng rãi về cuộc chiến tranh sắp xẩy ra giữa Liên Xô và Đức.

        Mặc dầu tính chất vô lý của những tin đồn này, các giới có trách nhiệm ở Matxcova nghĩ thấy cần phải nói đó là một thủ đoạn tuyên truyền vụng về của những thế lực chống lại Liên Xô và Đức, và quan tâm đến việc mở rộng và tăng cường chiến tranh.

        Hitler có quyền bằng lòng với sự thành công của các biện pháp đánh lừa và dấu kín ý đồ của mình, và rất hài lòng với trạng thái đầu óc thiếu nhậy bén của các nạn nhân của ông ta".


        Sự ngu dốt cuối cùng của Molotov đáng được ghi lại. Hồi lhl7 sáng 22/6 Schulenberg lại điện một lần nữa cho Bộ Ngoại giao Đức.

        - Molotov mời tôi đến cơ quan ông ta vào 9h30 tối nay. Sau khi nêu lên những việc cho là phi cơ Đức liên tiếp vi phạm biên giới... ông ta nói như sau:

        "Có một số tín hiệu cho thấy chính phủ Đức không hài lòng với chính phủ Xô Viết. Có những tin đồn thậm chí phố biến là chiến tranh xẩy ra đến nơi giữa Đức và Liên Xô. Chính phủ Xô Viết không thể hiểu rõ những lý do vì sao Đức không bằng lòng... Ông sẽ thông cảm điều đó nếu tôi có thể cho biết điều gì đã dẫn đến tình hình hiện nay trong mối quan hệ Đức - Nga Xô Viết."

        Tôi đáp là không thể trả lời câu hỏi của ông ta được vì thiếu thông tin thích hợp, tuy nhiên tôi sẽ chuyển thông báo của ông ta về Berlin.

        Nhưng lúc này giờ đã điểm. Hồi 4 giờ sáng cùng ngày 22 tháng 6 năm 1941, Ribbentrop trao bản tuyên bố chiến tranh chính thức cho Đại sứ Nga tại Berlin. Khi trời hửng sáng, Schulenberg đến gặp Molotov tại điện Kremli. Molotov yên lặng nghe Đại sứ Đức đọc bản tuyên bố sau đó phát biểu: "Chiến tranh rồi. Phi cơ của ông vừa mới oanh tạc mươi làng không có bảo vệ. Ngài có tin là chúng tôi xứng đáng cái đó không"1.

----------------
        1. Đây là việc làm cuối cùng của cuộc đời ngoại giao của Công tước Schulenberg. Cuối năm 1943, tên ông xuất hiện trong các giới bí mật chống lại Hitler ở Đức. Khả dĩ sẽ là Bộ trưởng Ngoại giao của một chính phủ nối tiếp chế độ Quốc Xã do ông có khả năng đặc biệt để thương lượng một nền hòa bình riêng với Staline. Ông bị Quốc Xã bắt sau cuộc mưu sát Hitler tháng 7 năm 1944 và bị giam trong xà lim của Gestapo. Ngày 10 tháng 11 ông bị hành quyết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #253 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:27:49 pm »


*

        Trước bài phát biểu của đài Tass, thêm vào những lời cảnh báo khác nhau mà ông Eden đã trao cho Đại sứ Nga tại Luân Đôn hoặc giả tôi có thêm cố gắng thức tỉnh Staline về hiểm họa của ông ta, là việc làm vô ích. Ngay cả nước Mỹ cũng cung cấp đều đặn những thông tin chính xác hơn cho chính phủ Xô Viết. Không ai trong chúng tôi có thể làm được gì để chọc thủng thành kiến ngớ ngẩn và các định kiến mà Staline dựng lên, giữa ông ta và sự thực kinh khủng. Tuy rằng theo ước tính của Đức, 186 su đoàn Nga được tập trung phía sau bên giới Xô Viết trong đó 119 sư đối diện với mặt trận Đức, các quân đoàn Nga phần lớn bị tấn công bất ngờ. Người Đức không thấy có dấu hiệu của sư chuẩn bi phản công ở vùng tiền phương và các đơn vị bảo vệ Nga bị đè bẹp nhanh chóng. Có cái gì đó giống như thảm họa đến với không quân Ba Lan ngày 1 tháng 9 năm 1939, giờ đây lại được lặp lại với quy mô lớn hơn nhiều trên các sân bay Nga và hàng trăm máy bay Nga bị đánh bất ngờ vào lúc mặt trời mọc và bị phá hủy không kịp cất cánh. Như vậy, những lời lẽ cuồng nhiệt căm thù chống Anh và Mỹ mà bộ máy tuyên truyền Xô Viết phát lên không trung vào giữa đêm, bị tiếng súng đại bác của Đức át hẳn vào lúc rạng đông. Nhũng kẻ xấu xa không phải lúc nao cũng thông minh cũng như những người độc tài lúc nao cũng đúng.

        Không thể hoàn thành bản mô tả này mà không nói đến một quyết định kinh khủng về chính sách Hitler đưa ra với những kẻ thù mới của mình và được thực hiện dưới tất cả áp lực của cuộc đấu tranh chết người trong những vùng đất cằn cỗi và bị tàn phá trong mùa đông giá rét. Tại cuộc hội nghị ngày 14 tháng 6 năm 1941, Hitler ra những lệnh bằng mồm phần lớn chỉ đạo cách sử sự của quân đội Đức đối với quân đội và nhân dân Nga, và đưa đến những hành động tàn nhẫn và dã man. Theo các tài liệu Nuremberg, tướng Halder khai:

        "Trước khi tấn công nước Nga, Hitler triệu tập một cuộc hội nghị tất cả các chỉ huy và những người liên quan với Bộ chỉ huy tối cao về vấn đề cuộc tấn công sắp tới vào Nga. Tôi không nhớ chính xác ngày họp... Tại cuộc hội nghị này, Hitler tuyên bố các phương pháp sử dụng trong chiến tranh chống người Nga sẽ phải khác với phương pháp dùng để chống lại phương Tây... Ý nói cuộc đấu tranh giữa nước Nga và nước Đức là cuộc đấu tranh của người Nga. Ý nói là do người Nga không phải là bên tham gia Quy ước The Hague, việc xử lý tù binh của họ không phải tuân thú các điều khoán của Quy ước... Y cũng nói những người được gọi là ủy viên không được coi là tù binh1."

        Va theo Keitel:

        "Theo đề tài chủ yếu của Hitler thì đây là trận chiến quyết định giữa 2 ý thức hệ và với điều này thì không thể dùng trong cuộc chiến tranh với Nga những phương pháp, mà những người lính chúng tôi biết, được coi là phương pháp đúng đắn duy nhất theo luật pháp quốc tế".

-----------------
        1. Tài liệu Nuremberg phần VI, trang 310.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #254 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:28:47 pm »


*

        Chiều thứ sáu ngày 20 tháng 6, tôi đi xe một mình đến Chequers. Tôi biết việc Đức tấn công dữ dội Nga chỉ là vấn đề đếm bằng ngày hoặc có thể là giờ. Tôi chuẩn bị một bài phát biểu trên đài về vấn đề này vào buổi chiều tối thứ bảy. Dĩ nhiên tôi phải thận trọng trong ngôn từ. Hơn nữa, vào thời gian này chính phủ Xô Viết cùng một lúc vừa kiêu ngạo vừa mù quáng phần nào, coi mọi lời cảnh báo của chúng tôi chỉ đơn thuần là sự cố gắng của kẻ bị đánh bại nhằm kéo những người khác vào chỗ đổ nát điêu tàn. Do suy nghĩ kỹ lúc ngồi trên xe nên tôi đã lùi bài phát trên đài vào đêm chủ nhật khi tôi nghĩ là mọi việc rồi sẽ rõ ràng. Như vậy, ngày thứ bảy trôi qua với sự vất vả thông thường của nó.

        Sáng chủ nhật, ngay 22, khi tôi thức dậy, tôi được tin Hitler đã tấn công nước Nga. Việc này chuyển lòng tin thành sự chắc chắn. Tôi không chút hoài nghi về nghĩa vụ và chính sách là ở chỗ nào, cũng như thực tế thì nói cái gì. Chỉ còn lại duy nhất là nhiệm vụ cụ thể hóa ra thôi. Tôi yêu cầu phải thông báo ngay là tôi sẽ phát biểu trên đài vào 9 giờ tối đêm nay. Lúc này, tướng Dill vội vã từ Luân Đôn tới và vào phòng ngủ của tôi với những tin túc chi tiết. Ngươi Đức đã kéo quân vào đất Nga trên một mặt trận rộng bao la, đã bất ngờ đánh phá, bộ phận lớn không lực đậu ở các sân bay và hình như đang tiến như vũ bão về phía trước. Tổng tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Hoàng gia nói thêm: "Tôi giả thiết là họ sẽ bị dồn quân lại thành từng đám, từng đám".

        Cả ngày tôi thảo bản tuyên bố. Không còn thì giờ để tham khảo Nội các Chiến tranh, cũng như việc đó là không cần thiết. Tôi rõ là tất cả chúng tôi cùng có chung một ý nghĩ về vấn đề này. Ông Eden, Huân tước Beaverbrook và Sir Stafford Cripps. Ông này rời Matxcơva ngày 10 và ở với tôi suốt ngày. Trong bài của tôi phát trên đài, tôi nói:

        "Không thể phân biệt được chế độ Quốc Xã với những nét đặc trưng của Chủ nghĩa Cộng sản. Nó chẳng có nguyên tắc nào cả trừ sự thèm muốn và ngự trị chủng tộc. về mặt hiệu quả của sự hung tợn và xâm lược tàn bạo của nó, thì nó vượt lên trên tất cả các hình thức hung bạo xấu xa của con người. Trong 25 năm qua, không ai chống Cộng hơn tôi. Tòi sẽ không rút lại từ nào mà tôi đã nói về chủ nghĩa Cộng sản. Nhưng tất cá điều này mờ dần trước cảnh tượng đang diễn ra. Quá khứ với những tội ác, sự điên cuồng và những bi kịch của nó thoáng biến mất. Tôi thấy những người lính Nga đứng ở ngưỡng cửa quê hương mình canh giữ đất đai dồng ruộng mà cha ông họ đã trồng cấy từ ngàn năm xưa. Tôi thấy họ trông giữ nhà cửa của họ mà ở đó các bà mẹ, bà vợ cầu nguyện. Vâng, đúng như vậy, có những thời gian mà mọi người đều cầu nguyện cho sự an toàn của những người thân yêu cho sự trở về của người trụ cột gia đình, những chiến sĩ đấu tranh, những người bảo vệ mình. Tôi thấy hàng vạn làng mạc Nga mà ở đó phải vật lộn với đất mới kiếm được cái ăn nhưng ở đó vẫn còn những cái vui ban sơ của con người, vẫn có những thiếu nữ trinh trắng nói, cười và trẻ con chơi. Tôi thấy cỗ máy chiến tranh Quốc Xã tiến vào nơi này trong một cuộc tiến công dữ dội ghê tởm, với những sĩ quan Phổ trang phục uy nghi, tiếng lộp cộp của gót giầy và tiếng lách cách của vũ khí, những tay sai chuyên môn vùn mới thực hiện việc dọa nạt, o ép nhiều nước. Tôi cũng thấy các đám Hung nô không hưng phấn, được huấn luyện tốt, dễ bảo, cục súc, đi những bước di nặng nề kiểu võ biền giống như một đàn châu chấu đang bò. Tòi thấy những oanh tạc Cơ và chiến đấu cơ Đức trên bầu trời vẫn còn đau đớn vì bị nhiều cú đánh quật của Anh và sung sướng tìm thấy món mồi chúng tin là an toàn, dễ soi hơn.

        Đằng sau tất cả, ánh sáng chói này, đằng sau tất cả cơn bão tố này, tôi thấy đám nhỏ những tên hung ác, đểu giả ấy đang hoạch định, tổ chức và tung dòng thác những sự kinh khủng lên loài người...

        Tôi phải tuyên bố quyết định của chính phủ Hoàng gia. Và tôi cảm thấy chắc chắn đó là một quyết định mà các nước Tự trị sẽ đồng tình vào thời thích hợp sau này - vì chúng ta phải nói thẳng ra ngay không được chậm dù chỉ một ngày."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #255 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:29:43 pm »


        Tôi phải làm bản tuyên bố, nhưng liệu người ta có thể hoài nghi chính về sách của chúng tôi sẽ như thế nào? Chúng tôi chỉ có một mục đích và một chủ tâm duy nhất: chúng tôi quyết tâm tiêu diệt Hitler và mọi tàn dư của chế độ Quốc Xã. Không có gì làm lay chuyển ý hướng của chúng tôi, không có gì hết! Chúng tôi sẽ không bao giờ đàm phán, không bao giờ thương lượng với Hitler hoặc với bất cứ ai trong bề lũ y. Chúng tôi sẽ chiến đấu với y trên mọi mặt cho tới khi, có trời giúp cho, chúng tôi gạt ra khỏi trái đất hình bóng của y và giải phóng nhân dân thế giới khỏi ách Hitler. Bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào tiếp tục chiến đấu chống Quốc Xã sẽ được chúng tôi viện trợ. Bất cứ ai, bất cứ quốc gia nao đi với Hitler đều là kẻ thù của chúng tôi... Đó là chính sách của chúng tôi, đó là tuyên bố của tôi. Vì vậy, chúng tôi phải giúp nước Nga và nhân dân Nga bất cứ việc gì có thể giúp được. Chúng tôi phải kêu gọi tất cả bạn bè và đồng minh của mình trên mọi phần của thế giới cũng cùng có đường lối hành động này và thực hiện nó, như chúng tôi, một cách trung thành và kiên định cho đến cùng...

        "Đây không phải là chiến tranh giai cấp, mà là một cuộc chiến tranh trong dó toàn bộ Đế quốc Anh và khối Thịnh Vượng Chung tham gia, không có sự phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng hoặc đảng phái. Tôi không phải là người để nói về hành dộng của Hoa kỳ, nhưng về vấn đề này tôi sẽ nói: Nếu Hitler tưởng tượng việc tấn công Nga Xô sẽ tạo ra một sự bất đồng nhỏ nhất về những mục đích hoặc làm giảm bớt sự cố gắng tại các nền dân chủ lớn quyết tâm triệt hạ y, thì y đã phạm sai lầm đáng tiếc. Ngược lại chúng tôi được tăng cường và khuyến khích trong những cố gắng cứu nhân loại thoát khỏi sự tàn bạo chuyên chế của y. Chúng tôi sẽ được tăng thêm sức mạnh chứ không phải yếu di về mặt quyết tâm và tài nguyên.

        Đây không phải là lúc để lên mặt răn dạy về những ngu xuẩn của các nước và các chính phủ đã tự mình để bị đánh gục, người này đến người khác, khi mà họ đã có thể tự cứu mình và cứu thế giới khỏi tai họa này. Nhưng một vài phút trước đây khi phát biểu về sự ham muốn giết chóc và những khoái cảm dáng căm ghét của Hitler đã thúc dục hoặc cám dỗ y trong cuốc phiêu lưu với Nga, tôi nói là có dộng cơ sâu xa hơn đằng sau hành động độc ác của y. Ý muốn tiêu diệt sức mạnh của Nga, và hi vong rằng nếu thành công trong việc này thì y sẽ có thể rút đại bộ phận lục và không quân từ phía đông về để tung vào đảo quốc chúng tôi mà y biết là hoặc phải chiếm được hoặc là bị trừng phạt về tội ác của mình. Việc xâm lăng nước Nga không hơn gì một sự dạo đầu của việc cố gắng đánh chiếm quần đảo Anh quốc. Chắc chắn y hy vọng tất cả việc này được thực hiện trước khi mùa đông tới và y có thể áp đảo Đại Anh quốc trước khi hạm đội và không quân Hoa kỳ kịp can thiệp. Y hy vọng một lần nữa có thể, trên một quy mô lớn hơn bao giờ hết, lặp lại quá trình tiêu diệt từng kẻ thù một, những kẻ thù mà nhờ có họ từ lâu y đã phát triển và vươn lên, và rồi sân khấu sẽ dâu vào dấy cho việc trình diễn màn cuối cùng (tức là đưa Tây bán cầu vào hệ thống và theo ý muốn của y) không thể thiếu được, nếu không tất cả các cuộc chinh phục của y sẽ trờ thành vô ích.

        Do vậy nguy cơ của người Nga là nguy cơ của chúng tôi và nguy cơ của Hoa kỳ, cũng giống như chính nghĩa của bất kỳ người Nga nào chiến đấu cho gia đình và Tổ quốc, cũng là chính nghĩa của các dân tộc tự do trên khắp thế giới. Cần phải học những bài học qua thử nghiệm độc ác như vậy giảng dạy: Chúng ta hãy nỗ lực phấn đấu gấp bội và đấu tranh với một sức mạnh đoàn kết trong khi cuộc sống và sức mạnh vẫn còn".


— HẾT TẬP 1 —
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #256 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:36:50 pm »


MỤC LỤC

        Lời nhà xuất bản

        Tóm tắt nội dung "Hồi ký winston s. Churchill lời nói đầu

        Phẩn 1: Các cột mốc trên đường đi tới thảm họa 1919 - 1940


        1. Sự điên rồ của những kẻ chiến thắng 1919 - 1929
        2. Một nền hòa bình tột đỉnh: 1922 - 1931
        3. Adolf Hitler
        4. Những năm tháng buồn thảm 1931- 1933
        5. Cảnh tối tăm, năm 1934
        6. Thắt thế về không quân, 1934-1935
        7. Thách thức và ứng phó, năm 1935
        8. Trừng phạt Ý -1935
        9. Những cuộc tấn công của Hitler - 1936
        10. Sự tạm ngừng nặng nê 1936-1938
        11. Ông Eden ở bộ ngoại giao - việc ông từ chức
        12. Sự cuớp đoạt nuớc Áo - tháng 12/1938
        13. Tiệp khắc
        14. Bi kịch Munich
        15. Praha, Albania và sự đảm bảo đốl với Ba Lan
        16. Ở nguỡng cửa
        17. Chiến tranh hủy diệt
        18. Nhiệm vụ của bộ hải quân
        19. Mặt trận trên đất Pháp
        20. Scandinavia – Phần Lan
        21. Nauy
        22. Chính phủ sụp đổ


        Phần 2: đơn thương độc mã

        1. Sự liên kết quốc gia
        2. Trận đánh ở nước Pháp
        3. Cuộc rút quân ra biển
        4. Giải thoát khỏi Dunkirk
        5. Lao vào kiếm chiến lợi phẩm
        6. Quay trở lại Pháp
        7. Phòng thủ nội địa và bộ máy phản công
        8. Nỗi đau khổ cực độ của nguời Pháp
        9. Đô đốc Darlan và hạm đội Oran Pháp
        10. Cùng đuờng
        11. Cuộc hành quân Sư tử bể
        12. Trận đánh trên đất Anh
        13. London có thể dũng cảm chịu đựng khó khăn
        14. Một hình thức viện trợ đặc biệt (cho muợn - cho thuê)
        15. Chiến thắng trên sa mạc
        16. Chiến tranh mở rộng
        17. Trận Đại Tây Dương
        18. Nam Tư và Hy Lạp
        19. Suờn sa mạc: Rommel, Tobruk
        20. Đảo Crete
        21. Cố gắng cuối cùng của tuớng Wavell
        22. Nữ thần Nemesis trừng phạt Liên Xô
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #257 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:40:21 pm »


TẬP II


Phần 3

ĐẠI ĐỒNG MINH

        Chủ nhật, 7 tháng Mười hai năm 1941  và những ngày sau đó

        Chắc hẳn không một người Mỹ nào nghĩ rằng tôi đã sai lầm khi tuyên bố rằng có được Hoa Kỳ bên cạnh chúng tôi là niềm vui lớn nhất đối với tôi.

1

ĐỒNG MINH XÔ VIẾT CỦA CHÚNG TÔI

        Việc Nga tham dự vào cuộc chiến được tất cả hoan nghênh nhưng lại không mang lại ích lợi ngay cho. chúng tôi. Quân đội Đức mạnh đến mức họ có thể một mặt luôn đe dọa xâm lược nước Anh nhưng mặt khác lại tìm cách xâm lược nước Nga trong nhiều tháng dòng. Phần lớn tất cả những quan chức với cường vị trách nhiệm cao trong quân đội đều cho rằng quân đội Nga sẽ chẳng mấy sức mà bị đánh bại và thiệt hại nặng nề. Việc chính phủ Nga để cho lực lượng không quân Nga phải bất ngờ hạ cánh xuống các sân bay của mình và các việc chuẩn bị quân sự của Nga còn xa mới đạt mức hoàn chỉnh, đã mang lại cho họ sự khỏi đầu bất lợi. Quân đội Nga phải chịu đựng những số thương vong khủng khiếp kéo dài. Cho dù họ đã kháng cự anh dũng, chỉ đạo cuộc chiến một cách quyết đoán và thành thạo, cho dù họ hoàn toàn coi nhẹ sinh mạng và đã mở ra một cuộc chiến tranh du kích ác liệt ở phía sau lưng địch, song một cuộc rút lui đã diễn ra trên khắp mặt trận kéo dài 1200 dặm (của Nga), về phía Nam Leningrad khoảng chừng 400 hoặc 500 dặm. Sức mạnh của chính phủ Xô Viết, lòng can đảm của những người dân Nga, nguồn nhân lực vô bờ bến của họ, đất nước rộng dài mênh mông, sự khắc nghiệt của mùa đông nước Nga, là những nhân tô cuối cùng sẽ hủy hoại quân đội Hitler. Thế nhưng vào năm 1941 thì không một nhân tố nào trong số này lại xuất hiện một cách rõ ràng cả. Người ta đã coi Tổng thống Roosevelt là một người đầy can đảm, tự tin, khi ông tuyên bố hồi tháng 9 rằng Nga sẽ đứng vững và rằng Mátxcơva sẽ không bị thất thủ. Sức mạnh và lòng yêu nước tuyệt vời của những người dân Nga đã minh chứng những điều vị Tổng thống này nói là hoàn toàn đúng.

        Ngay cả ở thời điểm tháng 8 năm 1942, sau chuyến tới thăm Mátxcova và tham dự các cuộc họp ở đó của tôi, tướng Brooke, người cùng đi với tôi, đã đứng về phía ý kiến cho rằng quân đội Đức sẽ có thể vượt qua những dãy núi Caucase và chiếm lĩnh thung lũng Caspian, và theo đó chúng tôi đã chuẩn bị cho một cuộc phản công với qui mô lớn nhất có thể được tại Syria hoặc Ba Tư. Trước sau, tôi đã tỏ ra lạc quan hơn nhiều so với các cố vấn quân sự của tôi về sức mạnh kháng cự của quân đội Nga. Tôi đặt toàn bộ sự tin tưởng của tôi vào sự bảo đảm của Staline, lời bảo đảm mà ông đã nói với tôi tại Mátxcova rằng ông ta sẽ giữ vững trận tuyến Caucase, và rằng quân đội Đức ở bất cứ qui mô nào cũng sẽ không bao giờ có thể đặt chân tới Caucase được. Song những thông tin mà người ta cho chúng tôi biết về nguồn lực cũng như về các dự định của Nga lại ít ỏi tới mức mọi ý kiến đưa ra thuận hay nghịch chẳng khác gì mấy những lời phỏng đoán.

        Đúng là việc Nga tham dự vào cuộc chiến đã làm thay đối hướng tấn công của không quân Đức vào Anh quốc và cùng với đó xóa tan đi những đe dọa xâm lược. Điều ấy khiến chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm về mặt Địa Trung Hải. Mặt khác, điều ấy lại buộc chúng tôi phải cống hiến mọi sức lực, kế cả những hy sinh nặng nề nhất. Cuối cùng thì chúng tôi cũng bắt đầu được trang bị tối tân. Cuối cùng thì các nhà máy sản xuất đạn dược cũng bắt đầu xuất xuống súng ống đạn dược đủ mọi chủng loại. Quân đội chúng tôi ở Ai Cập và Libya, đang trong thời gian đánh nhau ác liệt và ngày đêm mong mỏi được tiếp tế những vũ khí tối tân nhất, trên hết là xe táng, là máy bay. Quân đội Anh tại đất nhà cũng nóng lòng chờ đợi những thiết bị hiện đại mà người ta hứa cung cấp cho họ từ lâu, đó là những thiết bị với những tính phức tạp ngày một tăng, ngày một rộng lớn hơn, cuối cùng cũng đang được chuyển tới họ. Vào lúc này, chúng tôi buộc phải chuyển hướng đi của một phần rất lớn vũ khí, và những đồ tiếp tế đủ loại mang tính sống còn, trong đó có cả cao su và dầu lửa. Trên vai chúng tôi là gánh nặng tổ chức những đoàn hộ tống đồ tiếp tế của Anh, và hơn thế nữa của Hoa Kỳ, và vận chuyển chúng tới Murmansk, Archangel vượt qua bao nhiêu hiểm nguy, bao nhiêu sự khắc nghiệt của vùng cực Bắc. Tất cả đồ tiếp tế của Hoa Kỳ chỉ là một phần còn lại trong toàn bộ những gì mà người ta đã tìm cách chuyên chở qua Đại Tây Dương một cách an toàn cho chúng tôi. Để thực hiện được sự chuyển hướng lớn này và để thôi không nhận những đợt trợ giúp liên tiếp của Mỹ mà vẫn không làm ảnh hưởng đến chiến dịch ở Sa mạc miền Tây, chúng tôi đã phải khôn khéo, sắp xếp gọn mọi sự chuẩn bị về phòng thủ bán đảo Malaya và các vùng đất đai thuộc đế quốc phương Đông của chúng tôi chống lại sự đe dọa ngày một lớn của Nhật Bản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #258 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:41:42 pm »


*

        Không hề nghi ngờ, dù ở mức độ nhẹ nhất, kết luận mà lịch sử sẽ khẳng định là chính sự kháng cự của Nga đã bẻ gãy sức mạnh của quân đội Đức và giáng một đòn chí mạng vào sức sống của dân tộc Đức, người ta có quyền nói rõ là hơn một năm sau khi Nga tham dự vào cuộc chiến, trong tâm trí chúng tôi, đất nước này hiện lên như là một gánh nặng, không phải như một sự giúp đỡ. Tuy nhiên, chúng tôi vui mừng vì có quốc gia hùng mạnh này cùng chiến đấu với chúng tôi, và tất cả chúng tôi đều cảm thấy rằng thậm chí nếu quân đội Xô Viết có bị đẩy lùi về những dãy núi Ural đi chăng nữa, thì nước Nga sẽ vẫn là một lực lượng cực kỳ to lớn và nhiên hậu có tính quyết định, nếu như họ kiên trì chiến đấu.

        Cho tới thời điểm khi chính phủ Xô Viết bị Hitler tấn công, thì họ vẫn chẳng quan tâm tới ai ngoài chính bản thân họ. Sau đó, tự nhiên thái độ nay trở nên rõ nét. Cho tới nay, họ vẫn theo dõi với vẻ bình tĩnh sắt đá sự tan vỡ mặt trận Pháp năm 1940, và những nỗ lực vô vọng của chúng tôi nhằm mở ra một mặt trận tại Balkan năm 1941. Họ đã viện trợ kinh tế quan trọng cho Đức Quốc Xã và đã giúp đỡ chúng theo nhiều cách khác ở qui mô nhỏ. Giờ đây bị lừa và bị đánh bất ngơ, bản thân họ đang nằm dưới lưỡi gươm rực lửa của Đức. Phản ứng đầu tiên và chính sách kéo dài của họ là yêu cầu viện trợ mọi cái có thể được từ Anh quốc và đế chế nước này, một sự chia cắt có thể diễn ra giữa Staline và Hitler suốt 8 tháng trời qua đã khiến tâm trí người dẫn Xô Viết sao nhãng không để ý đến sự tiến triển của Đức tập trung vào phía Đông. Họ không ngần ngại khẩn thiết và lớn tiếng kêu gọi nước Anh, một đất nước đang chiến đấu và bị quấy rối, gửi cho họ số đạn dược mà họ đang rất thiếu. Họ thúc giục Hoa Kỳ trích ra và gửi cho họ những số lượng tiếp tế lớn nhất mà chúng tôi đang chờ đợi, và trên tất cả, ngay cả vào mùa hè năm 1941, họ còn hò hét yêu cầu quân đội Anh đổ bộ vào châu Âu, bất chấp mọi rủi ro, bất chấp mọi phí tổn nhằm tạo nên một mặt trận thứ hai. Nhũng người Cộng sản Anh, những người mà cho tới nay vẫn luôn tỏ ra khó tính, khó chịu, dù không nhiều lắm, ở các nhà máy của chúng tôi, những'người đã tố cáo "cuộc chiến tranh đế quốc và tư bản" đã trở mặt ngay và bắt đầu viết nguệch ngoạc khẩu hiệu "Trận tuyến thứ hai ngay lập tức" trên các bức tường, trên các tấm ván che.

        Chúng tôi không cho phép những sự kiện có phần nào đáng tiếc, nhục nhã này làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng tôi, mà chúng tôi hướng nhìn vào những hy sinh anh dũng của nhân dân Nga phải chịu đựng những thảm họa mà Chính phủ của họ đã mang lại cho họ, vào sự bảo vệ đầy nhiệt huyết mảnh đất quê hương họ. Trong khi cuộc chiến còn kéo dài, điều này đã đền bù cho tất cả.

        Dù ở mức độ nhỏ nhất thôi, nhưng những người dân Nga cũng không bao giờ hiểu được bản chất của một cuộc hành binh hải lục quân cần thiết để đổ bộ và duy trì một lực lượng quân đội lớn lên vùng bờ biển địch được bảo vệ tốt. Vào lúc này, ngay cả những người Mỹ cũng phần lớn không ý thức được các khó khán. Ở điểm diễn ra cuộc đổ bộ thì sự vượt trội hơn không chỉ trên bể mà cả trên không là điều không thể thiếu được. Hơn nữa, còn có một nhân tố sống còn thứ ba nữa. Một hạm đội lớn gồm các tàu đổ bộ được thiết kế đặc biệt, và quan trọng hơn cả là tàu đổ bộ xe tăng với nhiều chủng loại khác nhau là nền tảng cho sự thành công của bất kỳ một cuộc đổ bộ bị chống trả quyết liệt nào. Để tạo nên hạm đội này, như người ta đã, đang và sẽ thấy, tôi đã từ lâu làm hết sức mình. Ngay kể cả trước mùa hè năm 1943 thì một cuộc đổ bộ như vậy khó có thể thực hiện được dù với một qui mô nhỏ, và sức mạnh của nó, như giờ đây người ta công nhận, cũng không thể được phát huy trên một qui mô đầy đủ cho tới năm 1944. Vào thời điểm như giờ đây chúng tôi đã đạt được, thì mùa hè năm 1941, chúng tôi không làm chủ được không trung tại Âu châu, ngoại trừ ở Pas-de-Calais, nơi mà những công sự mạnh nhất của Đức được xây dựng. Tàu đổ bộ xe tăng mới chỉ là một dự án ở Anh, thậm chí chúng tôi không có lấy một lực lượng quân đội to lớn, được đào tạo cẩn thận, được trang bị tối tân ngang tầm với lực lượng mà chúng tôi phải đối phó trên đất Pháp. Tuy nhiên, những hành động ngu xuẩn và những lời tuyên bố sai lạc vẫn đổ dồn vào, như dòng thác Niagara, vấn đề "Mặt trận thứ hai" này. Hiển nhiên là không có hy vọng gì thuyết phục được chính phủ Xô Viết lúc này hay bất kỳ lúc nào khác. Có lần, vào một dịp sau đó Staline thậm chí có gợi ý với tôi rằng nếu những ngươi Anh sợ, ông ta sẽ sẵn sàng điều chừng ba hoặc bốn quân đoàn Nga tới làm nhiệm vụ. Vì thiếu tàu bè và các sự kiện vật chất khác, tôi đã không có quyền để tin vào điều ông ta nói.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #259 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:42:26 pm »


        Vào ngày mà quân Đức mở đợt tấn công, chính phủ Nga không hề đáp lại bài được phát thanh của tôi tới Nga và thế giới, ngoại trừ việc một số đoạn trong bản phát thanh ấy được đăng trên tờ báo "Sự thật" Nga và các tờ báo thuộc các cơ quan khác của Chính phủ Nga, và việc người ta yêu cầu chúng tôi đón tiếp một phái đoàn quân sự Nga. Sự im lặng ở cấp chính phủ ấy gây ám ảnh và tôi nghĩ tôi phải có nhiệm vụ phá tan cái băng giá ây. Tôi hiểu rất rõ rằng có thể họ cảm thấy ngượng và lúng túng khi tôi xem xét mọi việc đã xảy ra kể từ ngày nổ ra cuộc chiến giữa người Xô Viết và các Đồng minh Phương tây, và nhớ lại những gì đã xảy ra từ 20 năm trước đó giữa tôi và chính quyền cách mạng Bolsevik. Vì sao vào ngày 7/7, bản thân tôi đặt vấn đề với Staline và bày tỏ ý định của chúng tôi dành toàn bộ viện trợ mà chúng tôi có thể có được cho nhân dân Nga? Ngày 10/7, tôi lại thử một lần nữa. Những văn bản chính thức đã được chuyển qua lại giữa hai Bộ Ngoại giao, nhưng phải mãi sau ngày 19/7 tôi mới nhận được thông tin trục tiếp đầu tiên từ Staline. Sau khi cảm ơn tôi về hai bức điện, ông ta nói:

        "Có lẽ không phải là không đúng chỗ để nói rằng vị thế của lực lượng Xô Viết tại mặt trận vẫn còn căng thắng... Vì vậy, đối với tôi dường như tình hình quân sự của Liên Xô củng như của Anh sẽ được cải thiện dáng kể nếu một trận tuyến chống Hitler được thiết lập tại Tây Âu - Bắc Pháp và tại miền Bắc cực.

        Một mặt trận tại miền Bắc nước Pháp sẽ không những làm giám áp lực của quân đội Hitler tại miền Đông mà cũng còn khiến cho Hitler không thể xâm lược nước Anh được. Việc thiết lập mặt trận mà tôi vừa nói sẽ được quân đội Anh cũng như toàn thể những người dân miền Nam nước Anh ủng hộ.

        Tôi hoàn toàn thấy được những khó khăn trong việc mở một mặt trận như vậy. Song tôi lại tin rằng dù cho có những khó khăn, nó phải được mở ra, không những vì lợi ích của sự nghiệp chung của chúng ta mà còn vì lợi ích của chính nước Anh. Đây chính là lúc thích hợp nhất cha việc mở một mặt trận như vậy, bởi hiện nay lực lượng của Hitler đang chuyển sang phía Đông và ông ta củng chưa có được cơ hội để củng cố vị trí mà mình đã chiếm được ở phía Đông.

        Mở một mặt trận ở phía Bắc vẫn còn là điều dễ làm hơn. Ở đây, về phía Anh sẽ chỉ cần có những cuộc hành quân của hải và không quân mà không có sự đổ bộ của bộ binh hoặc pháo binh. Các lực lượng quân sự và không quân Xô Viết sẽ tham dự vào một hoạt động như vậy.

        Chúng tòi sẽ rất hoan nghênh nếu nước Anh có thể chuyển tới chiến trường này cái gì đó như một hoặc trên một sư đoàn có thể được sử dụng ở miền Bắc Na Uy nhằm tố chức một cuộc nổi dậy chống lại những người Đức."


        Như vậy sự thúc ép của Nga nhằm mở một mặt trận thứ hai đã được đề xuống ngay từ đầu trong quan hệ thư từ giữa chúng tôi và đề tài này vẫn trở đi trở lại trong những mối quan hệ tiếp sau với một sự thiếu quan tâm đơn điệu, tới các sự kiện thực tế, ngoại trừ tại miền Viễn Bắc. Bức điện đầu tiên này mà tôi nhận được từ Staline chứa đựng một dấu hiệu duy nhất về sự hối tiếc mà tôi chưa bao giờ thấy trong thái độ của những người Xô Viết. Trong bức điện này. Staline tự nguyện bảo vệ cho sự thay đổi về mặt phe cánh của phía Xô Viết cũng như về thỏa thuận của ông ta với Hitler trước khi cuộc chiến nổ ra, và như tôi đã làm, ông ta cũng đã nói đi nói lại về sự cần thiết chiến lược của người Nga nhằm giữ chân quân Đức càng xa về phía tây Ba Lan càng tốt để có thời gian triển khai đầy đủ nhất việc rải xa lực lượng quân sự Nga. Tôi chưa bao giờ xem thường lập luận này và có đủ khả năng trả lời bằng những lời lẽ hiểu biết.
   
        Ngay từ đầu, tôi đã làm mọi cái có thể để giúp đỡ về đạn dược  và đồ tiếp tế bằng việc đồng ý của Mỹ lẫn sự hy sinh trực tiếp của Anh. Tới đầu tháng Chín số phi cơ Hurricane tương đương với 2 phi đội, đã được điều tới Murmansk trên tàu Argus để giúp bảo vệ căn cứ hải quân và phối hợp với lực lượng quân đội Nga tại khu vực đó. Vào ngày 2/9, hai phi đội ấy đã hành động và đã chiến đấu anh dũng trong suốt 3 tháng trời. Tôi đã hoàn toàn ý thức được rằng trong những ngày đầu liên minh giữa chúng tôi, chúng tôi làm được rất ít, và tôi đã cố gắng lấp chỗ trống bằng cách cư xử lịch sự, cố gắng xây dựng cho mối quan hệ bằng những bức điện cá nhân liên tiếp, giống như một mối quan hệ tốt đẹp mà tôi đã có được với Tổng thống. Trong hàng loạt những bức điện gửi tới Mátxcova này, tôi nhận được những sự cự tuyệt và hiếm khi nào có được 1 lời lẽ tử tế. Nhiều trường hợp những bức điện không được phúc đáp trong nhiều ngày liền.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM