Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:02:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53137 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #180 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:37:44 pm »


        Nhưng hiện nay thì có tác chiến trên không. Sự phát triển tuyệt hảo này tác động gì đến vấn đề kéo quân xâm lược? Rõ ràng là nếu kẻ thù có thể làm chủ trên các biển hẹp ở cả hai sườn của eo biển Dover bằng sức mạnh không quân trội hơn, thiệt hại về các hải đội của chúng tôi sẽ rất nặng nề và cuối cùng có thể là một tai hoạ. Trừ trường hợp vạn bất đắc dĩ, không ai muốn đưa thiết giáp hạm hạng nặng hoặc tuần dương hạm lớn vào vùng nước do oanh tạc cơ Đức kiểm soát. Trên thực tế chúng tôi không bố trí bất cứ các tầu quan trọng nào ỏ phía nam Forth và đông Plymouth. Nhưng từ Harwich, sông Nore, Dover, Portsmouth và Portland chúng tôi duy trì việc tuần tra không mệt mỏi, với ý thức cảnh giác bằng các chiến đấu hạm loại nhẹ mà số lượng tăng lên đều đều. Đến tháng 9, con số đạt tới mức 800 chiếc và chỉ có một không lực thù địch mạnh mẽ mới có thể tiêu diệt được, mà cũng chỉ theo từng mức độ.

        Nhưng ai có sức mạnh trên không trung? Trong trận đánh trên đất Pháp, chúng tôi chiến đấu chống người Đức với tỉ lệ chênh lệch 2 hoặc 3 chọi một và gây thiệt hại cũng theo tỉ lệ này. Tại Dunkirk, nơi mà chúng tôi phải duy trì tính liên tục của việc tuần tra để yểm trợ việc rút lui, chúng tôi đã chiến đấu với tỉ lệ 4 hoặc 5 người chống một và đạt được cả thắng và lợi. Trên vùng hải phận của mình và các quận xung quanh Luân Đôn, vùng bờ biển trống trải, nguyên soái không quân Dowding đã nghĩ đến tác chiến có lợi với tỉ lệ 7 hoặc 8 chọi một. Vào thời điểm này, theo chúng tôi biết được và chúng tôi được thông tin tốt - thì lực lượng không quân Đức tính theo tổng thể và không kể số được tập trung đặc biệt, là vào khoảng ba chọi một. Tuy phải chiến đấu chống quân thù Đức dũng cảm và có hiệu quả với tỉ lệ chênh lệch rất lớn, tôi vẫn giữ kết luận là trên bầu trời của mình, trên xứ sở và hải phận của mình, chúng tôi có thể đánh bại không quân Đức. Và nếu quả như vậy, sức mạnh hải quân của chúng tôi tiếp tục làm chủ trên các biển và đại dương và sẽ tiêu diệt mọi kẻ thù có hành vi chống lại chúng tôi.

        Dĩ nhiên có một nhân tố tiềm tàng thứ ba. Nếu người Đức với tính triệt để và nhìn xa trông rộng nổi tiếng của họ chuẩn bị một hạm đội tầu đổ bộ đặc biệt không cần bến cảng hoặc cầu cảng nhưng lại có thể đổ bộ các xe tăng, pháo, xe có động cơ xuống bất cứ điểm nào ở bãi bể và từ đó có thể tiếp tế cho quân đổ bộ thì tình thế sẽ ra sao? Như đã trình bày, những ý kiến này đã xuất hiện trong đầu tôi từ năm 1917 trước đây và hiện đang được phát triển trong trí tôi. Tuy vậy chúng tôi không có lý lẽ để tin là bất cứ cái gì thuộc loại này cũng có ở Đức, mặc dầu khi tính toán cái giá phải trả thì tốt nhất là không được loại ra cái tồi tệ nhất. Phải mất 4 năm cố gắng cật lực thử nghiệm và với viện trợ vật chất rất lớn của Mỹ mới cung ứng được loại thiết bị này trên qui mô ngang với cuộc đổ bộ vào Normandy. Ớ thời điểm nay thì số lượng ít hơn nhiều có thể là đủ đối với người Đức. Nhưng họ chỉ có một ít tàu phà.

        Như vậy, trong mùa hè và mùa thu 1940, để đổ bộ vào Anh, Đức phải hơn Anh về hải và không quân và phải có rất nhiều các hạm đội đặc biệt và tầu đổ bộ. Nhưng chính chúng tôi mới chiếm ưu thế về hải quân; chính chúng tôi chiếm được quyền làm chủ trên không; sau hết, như giờ đây đã biết rõ, chúng tôi đã tin là người Đức không sản xuất hoặc hình dung ra bất cứ 1 loại tàu đặc biệt nào cả. Những điều này là cơ sở của ý nghĩ của tôi về đổ bộ vào nước Anh năm 1940. Đến tháng 7, trong chính phủ cũng như ở ngoài nói chung người ta ngày càng bàn tán và lo lắng về chuyện đổ bộ.

        Mặc dầu liên tục tiến hành trinh sát trên không và có lợi điểm của ảnh chụp từ trên máy bay, chúng tôi vẫn chưa có bằng chứng nào về những sự tập trung lớn phương tiện vận tải ở biển Baltic hoặc ở các cảng sông Rhine hoặc Scheldt, và chúng tôi biết chắc là không có tầu hoặc xà lan tự hành di chuyển qua eo biển và biển Manche. Tuy vậy nhiệm vụ tối cao đặt ra trước mặt chúng tôi là chuẩn bị nơi đổ bộ và một sự tập trung suy nghĩ về vấn đề này đã diễn ra ở trong khắp nhóm chúng tôi và Bộ tư lệnh trong nước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #181 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:38:10 pm »


        Như sẽ được mô tả dưới đây, kế hoạch của Đức là tràn qua biển Manche bằng tầu cỡ trung (4000 đến 5000T) và cỡ nhỏ, và giờ đây chúng tôi biết họ không bao giờ có bất cứ hi vọng hoặc ý đồ nào, di chuyển một đạo quân bằng các cảng tầu lớn từ các cảng biển Baltic và biển Bắc, lại càng không thể lập kế hoạch cho việc đổ bộ từ các cảng của Biscay. Điều này không có nghĩa là khi chọn bờ biển từ phía nam làm mục tiêu là họ đang nghĩ đúng và chúng tôi nghĩ sai. Việc đổ bộ vào bờ biển phía đông sẽ kinh khủng hơn nhiều nếu kẻ địch có phương tiện để toan tính việc đó. Tất nhiên không thể đổ bộ vào bờ biển phía nam trừ phi hoặc cho tới khi các tầu cần thiết đã lọt về phía nam qua eo Dover và đã tập trung tại các cảng của Pháp trên biển Manche. Trong tháng 7 không thấy có hiện tượng gì về việc này.

        Tuy vậy chúng tôi phải chuẩn bị để đối phó với tất cả các khả năng mà đồng thời không làm phân tán các lực lượng cơ động của mình và thu gom dự trữ. Vấn đề tế nhị và khó khăn này chỉ có thể được giải quyết trong mối quan hệ với tin túc và sự kiện từ tuần này qua tuần khác. Nước Anh có bờ biển lồi lõm với nhiều vịnh, chu vi dài trên 2000 dặm không tính Ái Nhĩ Lan. Cách duy nhất để phòng thủ một chu vi rộng như vậy mà bất cứ bộ phận hoặc nhiều bộ phận nào cũng có thể bị tấn công đồng thời hoặc tuần tự, là tổ chức các tuyến quan sát và đề kháng xung quanh bờ biển hoặc các biên giới với mục đích làm chậm bước tiến của địch, đồng thời lập ra các lực lượng dự trữ lớn nhất có thể được các đơn vị cơ động được huấn luyện rất tốt và bố trí đặng có thể vận động tới nơi nào bị tấn công trong một thời gian ngắn nhất để phản kích mạnh mẽ. Ở các giai đoạn cuối của cuộc chiến, Hitler thấy mình bị bao vây và phải đối phó với vấn đề tương tự, và đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng nhất như chúng ta biết, trong việc xử lý vấn đề. Y lập ra mạng thông tin như mạng nhện, nhưng lại quên con nhện. Với tấm gương về những bố trí sai lầm của Pháp buộc dẫn đến hình phạt tai hại vẫn còn mới toanh trong trí nhớ của chúng tôi, chúng tôi không quên "lực lượng tổng dự trữ" và tôi không ngừng kiên trì chính sách này tới mức tối đa mà tài nguyên đang tăng trưởng của chúng tôi có thể cho phép. Quan điểm của tôi là đạt tới sự hài hòa tổng thể với tư duy của Bộ Hải quân và ngày 12/7 Đô đốc Pound thực hiện ý đồ chung, đã gửi cho tôi một bản thuyết trình đầy đủ và thận trọng mà ông và Bộ Tham mưu Hải quân thảo ra. Những hiểm nguy mà chúng tôi phải đối phó được đề cập một cách thuyết phục, tự nhiên và đúng bài bản. Nhưng khi tóm tắt, Đô Đôc Pound nói: "Xem ra rất có thể là tất thảy chừng 100.000 người có thể tới được các bãi biển này mà không bị các lực lượng hải quân chặn lại... nhưng việc duy trì được tuyến tiếp tế có vẻ không làm được trên thực tế, trừ phi không quân Đức thắng cả hải và không quân. Nếu kẻ thù thực hiện cuộc hành quân này, thì họ làm như vậy với hi vọng có thể lao nhanh đến Luân Đôn, đi đến đâu sống bằng của cải tại đó và buộc chính phủ phải đầu hàng". Tôi bằng lòng với sự đánh giá này.

        Rồi sang tháng 8, tình hình bắt đầu thay đổi một cách rõ ràng. Tình báo ưu việt của chúng tôi xác nhận là cuộc hành quân "sư tử bể” đã có lệnh dứt khoát của Hitler và đang được tích cực chuẩn bị. Có vẻ như là y đang cố gắng. Hơn nữa, mặt trận phải bị tấn công hoàn toàn khác với bờ biển phía đông hoặc là cộng thêm vào bờ biển phía đông đã được các Tham mưu trưởng, Bộ Hải quân và tới nhấn mạnh nhiều. Một số lượng lớn xà lan tự hành và thuyền gắn động cơ ban đêm bắt đầu đi qua eo biển Dover, di chuyển kín đáo theo bờ biển nước Pháp và dần dần tập trung tại tất cả các cảng biển Manche từ Calais đến Brest. Qua các bức ảnh chúng tôi chụp hàng ngày thì thấy rất rõ sự di chuyển này. Chúng tôi thấy rằng không thể chuyển tiếp các bãi mìn của mình đến gần bãi biển Pháp được. Lập túc chúng tôi dùng tàu nhỏ tấn công các tầu quá cảnh và phân đội máy bay ném bom tập trung vào các cảng đổ bộ mới giờ đây dẫn đến phía chúng tôi. Cùng lúc chúng tôi có trong tay rất nhiều tin về một hoặc nhiều quân đoàn đổ bộ Đức đã tập trung dọc theo một dải bờ biển phía bên kia biển Manche, về sự hoạt động trên tuyến đường sắt, và những sự tập trung lớn ở Pas de Calais và Normandie. Đã xuất hiện rất nhiều cỗ pháo tầm xa dọc theo bờ biển Manche.

        Để đối phó với sự đe dọa mới, chúng tôi bắt đầu chuyển trọng lượng của mình từ chân này sang chân kia và cải tiến mọi phương tiện của mình để điều những dự trữ cơ động lớn mỗi lúc một tăng về mặt trận phía nam. Trong suốt thời gian, các lực lượng của chúng tôi phát triển về số lượng, hiệu quả, tính cơ động và trang bị, và trong nửa sau tháng 9, chúng tôi có thế đưa vào hoạt động ở mặt trận phía nam 16 sư đoàn có chất lượng cao, trong đó là 3 sư đoàn thiết giáp hoặc cấp tương đương, tính trên cơ sở đại đoàn, tất cả bổ xung cho việc phòng thủ bờ bể và có thể đi vào hoạt động với tốc độ lớn, chống lại bất cứ cuộc xâm lăng nào bằng độ bộ. Tình hình này đã tạo ra cho chúng tôi có một hoặc một loạt quả đấm mà tướng Brooke sẵn sàng ở tư thế sử dụng khi có yêu cầu và không có người nào có khả năng hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #182 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:38:38 pm »


       
*

        Suốt thời gian này, chúng tôi cảm thấy không có gì bảo đảm là các eo nhỏ, các cửa sông từ Calais đến Terschelling và Heligoland với tất cả đám đảo nhiều chi chít ngoài khơi bờ biển Đức và Hà Lan ("Điều bí ẩn về các bãi cát" trong thế chiến I) lại không che giấu các lực lượng thù địch lớn khác có các tầu cỡ trung bình và nhỏ. Một cuộc tấn công từ Harwich vòng xuống Porsmouth, Portland, hoặc ngay cả Plymouth tập trung vào mỏm Kent có vẻ như sắp xảy ra. Chúng tôi không có gì hết ngoài những chứng cớ phủ định việc không thể tổ chức một đợt đổ bộ thứ ba ăn khớp với các cuộc độ bộ khác, xuất phát từ biển Baltic qua eo Skagerrak bằng tầu lớn. Việc nay là cốt yếu cho sự thành công của Đức, vì không có cách nào khác để cho vũ khí nặng tới được với quân đổ bộ hoặc lập ra các kho tiếp tế lớn.

        Giờ đây, chúng tôi bước vào một thời kỳ cực kỳ căng thẳng và cảnh giác. Dĩ nhiên chúng tôi có tất cả thời gian để duy trì lực lượng hạng nặng ở phía bắc vịnh Wash thẳng tới Cromardy. Các sự sắp xếp được hoàn thiện để phát huy hiệu quả của sự bố trí quân này, nếu việc tấn công dứt khoát diễn ra ở phía nam. Hệ thống đường sắt đầy đủ và chằng chịt trên đảo và việc chúng tôi liên tục làm chủ trên không cho phép chúng tôi điều động một cách chắc chắn 4 hay 5 sư đoàn nữa để tăng cường việc phong thủ phía nam, nếu cần thiết, vào ngày thứ 4, thứ 5, thứ 6 sau khi địch đã bộc lộ sự cố gắng đầy đủ của mình.

        Một cuộc nghiên cứu kỹ về mặt trăng và thủy triều đã được thực hiện. Chúng tôi nghĩ rằng địch muốn vượt biển ban đêm và đổ bộ lúc trời đang sáng và chúng tôi biết là Bộ Tư lệnh Đức cũng nghĩ như vậy. Họ cũng thích có ánh trăng khuyết trên dọc đường đi để giữ vững đội hình và đổ bộ đúng chỗ. Tính toán tất cả một cách chính xác, Bộ Hải quân nghĩ rằng điều kiện thuận lợi nhất cho địch xuất hiện từ 15 đến 30/9. Ở đây, lúc này chúng tôi cảm thấy là chúng tôi và địch cùng một ý nghĩ. Chúng tôi không mấy hoài nghi khả năng của mình tiêu diệt bất cứ cái gì vào bãi biển ở mỏm Dover hoặc ở quãng bờ biển từ Dover đến Portsmươth, hoặc thậm trí Portland. Khi ở cấp cao, các ý nghĩ thể hiện một cách hài hòa với sự thống nhất chi tiết, người ta không thể không thích những gì mình nghĩ xuất hiện với một sự rõ rệt mỗi lúc một tăng. Đây có thể là cơ hội để giáng cho kẻ địch hùng mạnh một đòn vang dội khắp thế giới.

        Trong tháng 7 và 8 chúng tôi đã khẳng định việc làm chủ bầu trời nước Anh và chúng tôi đặc biệt mạnh và làm chủ trên các tỉnh phía đông nam. Các hệ thống công sự rộng lớn và phức tạp, vật cản chống tăng, lô cốt, boong ke, và những gì tương tự đan xen nhau trên toàn bộ khu vục. Bờ biển tua tủa những công sự và pháo, và các biên đội phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng để tránh những tổn thất nặng nề hơn do việc giảm tầu hộ tống trên Đại Tây Dương, mặt khác cũng do các tầu mới sản xuất được đưa vào vận hành. Chúng tôi điều chiến hạm bọc sắt Rivenge, tầu thiết giáp hạm cũ Centurium dùng làm tầu mục tiêu trong diễn tập, và một tuần dương hạm về Plymouth. Hạm đội địa phương ở qui mô mạnh nhất và có thể hoạt động mà không gây nhiều rủi ro cho vùng sông Humber và ngay cả vịnh Wash. Vì vậy trên tất cả các mặt, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ. Sau cùng, chúng tôi không xa gió bão. Thời phân mùa thường có trong tháng 10. Rõ ràng tháng 9 là tháng của Hitler nếu y dám đánh, và thủy triều cũng như tuần trăng là thuận lợi ở giữa tháng này.

        Đã đến lúc chuyển sang phía đối phương và trình bày những sự chuẩn bị và kế hoạch của kẻ thù theo như chúng tôi được biết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #183 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:40:00 pm »


11

CUỘC HÀNH QUÂN SƯ TỬ BỂ

        Chẳng bao lâu sau khi chiến tranh nổ ra ngày 3-9-1940, theo các tài liệu lưu trữ của Đức mà chúng tôi bắt được, Bộ tư lệnh Hải quan Đức bắt đầu nghiên cứu cuộc đổ bộ vào Anh. Khác với chúng tôi, họ không chút nghi ngờ về con đường duy nhất là vượt qua biển Manche nhỏ hẹp. Họ không bao giờ xem xét bất cứ một giải pháp nào khác. Nếu chúng tôi biết được như vậy thì đỡ căng thẳng biết mấy. Vượt qua biển Manche, một cuộc xâm lăng diễn ra tại bờ biển được phòng thủ tốt nhất của chúng tôi, một mặt trận phía biển chống lại Pháp ngày trước, một nơi mà tất cả các cảng đều có công sự phòng ngự, và là căn cứ của các biên đội chiến hạm chủ yếu, và trong các thời kỳ sau nay, còn là đại bộ phận các sân bay, các trạm kiểm soát không lưu phòng thủ Luân Đôn. Trên khắp đảo quốc, không có nơi nào mà ở đó chúng tôi có thể đi vào hoạt động, nhanh chóng hơn hoặc với qui mô lớn như vậy của cả 3 quân chủng. Đô đốc Raeder e ngại người ta không thấy được những khó khăn của mình nếu việc xâm lăng nước Anh được giao cho Hải quân Đức, đồng thời ông yêu cầu giải quyết một loạt điều kiện mà điều kiện thứ nhất là kiểm soát hoàn toàn các bờ biển, các cảng sông của Pháp, Bỉ và Hà Lan. Vì vậy mà dự án đã nằm ngủ ngon lành trong cuộc chiến tranh hủy diệt.

        Đột nhiên, tất cả các điều kiện này được đáp ứng đầy đủ một cách đáng ngạc nhiên. Phải thấy rằng sau vụ Dunkirk và việc nước Pháp đầu hàng, ông ta có thể có một kế hoạch trong tay để đến gặp Hitler, lo cũng có mà mừng cũng có. Ngày 21/5 và tiếp đó ngày 20/6, ông ta trình bày vấn đề với Hitler không phải để đề nghị một cuộc xâm lăng mà là nếu có lệnh về việc này thì kế hoạch chi tiết không được lập ra vội vã. Hitler hoài nghi, nói là "y nhận thức đầy đủ những khó khăn đặc biệt của loại việc như vậy". Ý cũng nuôi hi vọng là Anh sẽ mong muốn hòa bình. Không phải cho tới tuần cuối của tháng 6, Bộ Tư lệnh Tối cao mới ngả sang ý kiến này, cũng như không phải cho đến ngày 2/7 chỉ thị đầu tiên mới được phát ra về việc lập kế hoạch xâm lăng nước Anh như là một sự kiện có thể thực hiện được. "Hitler đã quyết định là trong một số điều kiện, trong đó thực hiện được ưu thế trên không là quan trọng nhất, việc đổ bộ xuống đất Anh có thể diễn ra". Ngày 16/7 Hitler phát ra chỉ thị của mình: "Vì Anh quốc tuy ở tư thế quân sự tuyệt vọng nhưng không thấy có dấu hiệu muốn hòa hoãn, tôi đã quyết định chuẩn bị một cuộc hành quân đổ bộ vào Anh và nếu thấy cần thiết thì thực hiện. Các việc chuẩn bị cho toàn bộ cuộc hành quân phải được hoàn thành vào giữa tháng 8". Các biện pháp tích cục trên mọi hướng đã có những bước tiến bộ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #184 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:40:30 pm »


       
*

        Kế hoạch hải quân của Đức chủ yếu là máy móc. Dưới sự yểm trợ của các cỗ trọng pháo bắn từ Grisnez sang Dover và của pháo binh ở các vịnh dọc theo bờ biển Pháp, người Đức định tạo ra một hành lang hẹp vắt ngang biển Manche trên một đường thuận tiện ngắn nhất hai bên có các bãi mìn và có sự bảo vệ của tàu ngầm ở các vùng hẻo lánh. Lục quân sẽ được chuyển qua đường hành lang nay và được tiếp tế bằng nhiều đợt lớn liên tiếp. Đến đây thì hải quân ngừng nhiệm vụ của mình và các tướng lĩnh lục quân phải tự giải quyết vấn đề.

        Xét rằng với ưu thế hơn hẳn về hải quân, chúng tôi có thể sử dụng những tàu nhỏ có sự hỗ trợ của không lực mạnh hơn để xé nát các bãi mìn và tiêu diệt một tá hoặc 20 tàu ngầm Đức tập trung để bảo vệ những bãi mìn, thì kế hoạch trên ở giai đoạn bắt đầu là một nhiệm vụ không có mấy triển vọng. Tuy nhiên, sau khi Pháp sụp đổ, ai cũng có thể thấy hi vọng duy nhất tránh được một cuộc chiến tranh kéo dài với tất cả hậu quả nó có thể kéo theo, là buộc Anh phải quỳ gối đầu hàng. Như chúng tôi đã ghi lại, Hải quân Đức đã bị buộc phải di chuyến luôn luôn rất không ổn định trong cuộc chiến đấu ngoài khơi Na Uy, và trong hoàn cảnh lụn bại của mình, họ không thế giúp gì nhiều cho lục quân được. Tuy vậy họ vẫn có kế hoạch của họ, và không ai có thể nói là đã gặp may.

        Bộ Tư lệnh lục quân Đức đã sớm nhìn thấy việc xâm nhập nước Anh với một sự lo âu, băn khoăn lớn. Trước đó, họ không có kế hoạch hoặc chuẩn bị gì hết cho việc này, và cũng không có đào tạo, huấn luyện gì cả. Thắng lợi say sưa và huy hoàng nối tiếp nhau từ tuần này sang tuần khác đã làm cho họ tự tin. Trách nhiệm về việc vượt biển an toàn không thuộc họ, đứng về mặt Bộ mà nói, và một khi đã đổ bộ với số lượng lớn, họ cảm thấy nhiệm vụ này nằm trong sức mạnh của họ. Thực vậy, ngay trong tháng 8, Đô đốc Raeder cảm thấy cần phải lưu ý lục quân về những nguy hiểm của lối đi này mà trong quá trình sử dụng, toàn bộ các lực lượng lục quân được huy động vào việc này có thể bị mất sạch. Một khi trách nhiệm đưa lục quân qua biển được giao cho Hải quân, Bộ tư lệnh Hải quân Đức không lúc nào là không bi quan.

        Ngày 21/7 thủ trưởng ba quân chủng gặp Hitler. Hitler cho họ biết là đã đạt tới giai đoạn quyết định của chiến tranh, nhưng Anh vẫn chưa thừa nhận việc này và vẫn hi vọng vào số phận sẽ xoay chiều. Ý đề cập đến sự ủng hộ của Mỹ đối với Anh và một sự thay đổi có thể xảy ra trong quan hệ chính trị Đức - Nga. Việc thực hiện "cuộc hành quân Sư Tử Bể", y nói, phải được xem là cách hiệu quả nhất đem lại sự kết thúc nhanh chóng chiến tranh. Sau khi nói chuyện lâu với Đô đốc Raeder, Hitler bắt đầu nhận thức được vượt qua biển Manche với những thủy triều và dòng chảy của nó, với tất cả những bí mật của biển cả, sẽ đưa đến những kết quả khó lường trước được. Y mô tả "Sư Tử Bể" là một "việc làm đặc biệt táo bạo dù tự tin, cho dù con đường có ngắn, nhưng đây không chỉ là một sự vượt sông mà là vượt biển do quân thù không chế. Đây không phải là trường hợp của một cuộc hành quân vượt biển đã từng xảy ra như ở Na Uy, không thể trông đợi vào yếu tố bất ngờ trong hành quân. Trước mặt là một kẻ thù có chuẩn bị về mặt phong thủ, rất có quyết tâm và khống chế một vùng biển mà chúng ta phải sử dụng, cần có 40 sư đoàn cho cuộc hành quân của lục quân. Phần việc khó nhất là tăng cường tiếp viện các vật tư máy móc và kho dự trữ. Chúng ta không thể tin vào nguồn cung cấp bất cứ thứ gì sẵn có cho chúng ta trên đất Anh". Điều kiện tiên quyết là làm chủ tuyệt đối trên không, sử dụng sức mạnh về mặt tác chiến của pháo binh ở các eo biển Dover và sự bảo vệ bằng các bãi mìn. Y nói "thời tiết trong năm là một yếu tố quan trọng, vì thời tiết ở biển Bắc và biển Manche trong hạ bán nguyệt tháng 9 là rất xấu và sương mù bắt đầu từ giữa tháng 10. Bởi vậy, giai đoạn chủ yếu của cuộc hành quân phải được hoàn thành vào 15/9, vì sau thời điểm này việc phối hợp của không quân (Lufwaffe) với các vũ khí hạng nặng không đáng tin cậy chút nào. Nhưng sự hợp tác của không quân là quyết định và phải được coi là yếu tố chính trong việc định thời điểm". Một cuộc tranh luận kịch liệt được tiến hành một cách ráo riết trong các ban Tham mưu Đức về chiều rộng của mặt trận và các điểm phải tấn công. Lục quân yêu cầu một loạt các cuộc đổ bộ dọc theo toàn bộ bờ biển phía nam nước Anh từ Dover đến Lyme Regis, phía tây Portland. Lục quân cũng muốn một cuộc đổ bộ phụ vào Ramsgate, phía bắc Dover. Ban tham mưu Hải quân Đức nói là địa điểm thích hợp nhất để vượt qua biển Manche an toàn nằm ở giữa Bắc Foreland và đầu phía tây của đảo Isle of Wight. Trên cơ sở này, ban Tham mưu lục quân lập một kế hoạch đổ bộ 100.000 quân, tiếp liền ngay sau đó là 160.000 quân tại các điểm từ Dover theo hướng tây sang tới vịnh Lyme. Thượng tướng Halder, Tham mưu trưởng lục quân, tuyên bố là cần phải đổ bộ ít nhất 4 sư đoàn trong vùng Brighton. Ông ta cũng yêu cầu các cuộc đổ bộ tại vùng Deal Ramsgate; ít nhất 13 sư đoàn phải được đồng thời triển khai, tới mức có thể được, tại các điểm dọc theo toàn bộ mặt trận. Thêm vào đó, không quân (Lutwaffe) yêu cầu tầu chở 52 khẩu đội pháo phòng không  trong đợt đổ quân lần thứ nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #185 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:40:52 pm »


        Tuy nhiên, Tham mưu trưởng Hải quân nói rõ là một sự di chuyển rộng lớn và nhanh như vậy không thể thực hiện được. về mặt vật chất ông ta không thể cam kết đi hộ tống một hạm đội đổ bộ trên toàn bộ chiều rộng của khu vực được nói đến. Tất cả những gì mà ông ngụ ý nói là trong phạm vi các giới hạn này, Lục quân phải chọn lấy địa điểm tốt nhất. Hải quân, dù có sự yểm hộ của không quân có ưu thế, cũng không thể bảo vệ nổi quá mức một hành lang vượt biển trong cùng một thời gian và theo họ thì các chỗ hẹp nhất của eo biển Strait of Dover có ít khó khăn nhất, cần phải có 2 triệu tấn tầu vận tải để chuyên chở trong đợt 2 gói gọn trong một chuyên toàn bộ 160.000   quân và trang bị của họ. Cho dù yêu cầu to lớn này có thể được đáp ứng, thì khu vực làm bến tàu cũng không thể chứa nổi một số lượng tàu quá lớn như vậy. Chỉ có thể đưa duy nhất các đội hình bậc thang ban đầu sang phía bên kia để tạo ra các đầu cầu nhỏ hẹp và cần ít nhất 2 ngày để đổ bộ đợt 2 các đội hình bậc thang của sư đoàn này, đó là chưa nói đến 6 sư đoàn tiếp theo được coi là cần thiết. Ông ta nhấn mạnh thêm là một tuyến đổ bộ rộng có nghĩa là một khoảng chênh lệch 3 giờ trong các thời gian có triều cường tại các điểm được lụa chọn. Hoặc là phải chấp nhận các điều kiện bất lợi về thủy triều tại một số điểm, hoặc không thực hiện cùng một lúc các cuộc đổ bộ. Rất khó giải đáp cho bài toán khó khăn này.

        Nhiều thời giờ quý báu đã bị tiêu hao trong các cuộc tranh luận. Chưa tới ngày 7/8 đã diễn ra cuộc thảo luận giữa tướng Halder và Tham mưu trưởng Hải quân. Trong dịp này, Halder nói: "Tôi kịch liệt bác bỏ các đề nghị của Hải quân. Từ quan điểm của lục quân tôi cho đó là một sự tự sát hoàn toàn. Giá mà tôi có thể đưa ngay bộ đội đã đổ bộ qua một cái máy nhồi lạp xuống", ông Tham mưu trưởng Hải quân đáp lại là mình cũng phải bác bỏ đổ bộ trên một mặt trận rộng, vì như vậy chỉ dẫn đến việc phải hi sinh quân đội trên đường vượt biển qua hành lang. Sau cùng thì Hitler đưa ra một quyết định có tính chất thỏa hiệp mà cả lục quân và hải quân đều không thỏa mãn. Một chỉ thị của Bộ tư lệnh tối cao phát ra ngày 27/8 quyết định là "Các cuộc hành quân của lục quân phải tính đến các sự kiện về lượng tàu chuyên chở sẵn có và an toàn trong lúc vượt biển và đổ bộ". Tất cả các cuộc đổ bộ trong khu vực Deal-Ramsgate đều bị hủy bỏ, nhưng mặt trận lại kéo dài thêm từ Folkestone đến Bognor. Như vậy, là gần tới cuối tháng 8 rồi trước khi đạt được thậm chí cả biện pháp thỏa thuận này; và dĩ nhiên mọi việc đều tùy thuộc vào việc đạt được chiến thắng trong cuộc không chiến đã và đang tiếp diễn dữ dội trong 6 tuần lễ.

        Kế hoạch cuối cùng được lập ra trên cơ sở chiều dài của tuyến đổ bộ được xác định sau chót. Việc chỉ huy quân sự được giao cho Rundstedt, nhưng vì thiếu phương tiện chuyên chở, lực lượng của ông ta bị giảm xuống 13 sư đoàn với 12 sư dự trữ. Quân đoàn 16 từ các cảng giữa Rotterdam và Boulogne sẽ đổ bộ vào vùng lân cận của Hythe, Rye, Haptings và Eastbouron. Từ các cảng giữa Havre, quân đoàn 9 tấn công, giữa Brighton và Worthing Dover, theo lối từ ngoài biển đánh vào, sau đó 2 quân đoan sẽ tiến tới tuyến bố phòng Canterbury-Ashford- Mayíield-Arundel. Tất cả là 11 sư đoàn phải đổ bộ trong các đợt đầu. Một tuần sau khi đổ bộ, người ta hi vọng một cách lạc quan sẽ tiến xa hơn tới Gravesend. Reigate, Petersfield, Portsmouth. Dự trữ có quân đoàn 6 với các sư đoàn sẵn sàng để tăng cường hoặc, nếu hoàn cảnh cho phép, mở rộng diện tấn công đến Weymouth. Thực ra không thiếu quân đội mạnh và được trang bị tốt, nhưng cần phải có tầu và phương tiện chuyên chở an toàn. Nhiệm vụ nặng nhất ban đầu rơi vào bộ Tham mini Hải quân... Nước Đức có khoảng 1.200.000 tấn tàu đi bể sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của mình. Để phục vụ lực lượng đổ bộ cần phải có hơn một nửa số này và sẽ gây ra sự xáo trộn lớn về kinh tế. Vào đầu tháng 9, bộ Tham mưu Hải quân có thể báo cáo đã trưng dụng được như sau:

        168 phương tiện chuyên chở (có sức chở 700.000T)

        1910 xà lan

        419 tầu kéo và tầu lưới cá 1600 xuồng máy.

        Toàn bộ hạm tàu này phải được vận hành và đưa đến các cảng tập kết bằng đường bể và đường sông. Ngày 1/9 khi các con tàu đổ bộ chuyển về hướng nam thì Không quân Hoàng gia đã theo rõi, báo cáo tình hình và tấn công dữ dội suốt dọc tuyến từ Antwerp đến Havre. Bộ Tham mưu Hải quân Đức ghi lại: "Quân địch liên tục chiến đấu phòng thủ ngoài khơi, tập trung đánh phá các cảng lên tầu của cuộc hành quân (Sư Tử Bể) bằng oanh tạc cơ, và các hoạt động thám thính bờ bể của họ chứng tỏ họ đang trông chờ một cuộc đổ bộ cấp tốc". Và lại ghi: "Tuy vậy các oanh tạc cơ và các lực lượng thả mìn của không quân Anh... vẫn giữ được quân số hoạt động đầy đủ, và phải công nhận dứt khoát là các lực lượng Anh hoạt động thành công cho dù chưa có sự cản trở có tính chất quyết định nào đối với việc chuyển quân của Đức".

        Tuy vậy, mặc dầu có những sự chậm trễ và tổn thất, Hải quân Đức đã hoàn thành phần đầu của nhiệm của họ. Họ đã sử dụng hết mức 10% cho phép về sự cố và tổn thất, nhưng cái vớt vát được không đạt cái tối thiểu được hoạch định cho giai đoạn đầu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #186 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:41:10 pm »


       
*

        Lúc này cả Hải quân và Lục quân trút gánh nặng lên vai Không quân Đức. Toàn bộ kế hoạch hành lang đổ bộ này với các hàng rào bãi mìn hai bên được dựng lên và duy trì dưới cái ô bảo hộ của Không quân chống lại ưu thế tuyệt đối của các hạm đội thuộc Hải quân và các tầu nhỏ của Anh, tùy thuộc vào sự thất bại của Không quân Anh và việc Đức hoàn toàn làm chủ bầu trời trên biển Manche và đông nam nước Anh không những chỉ ở chỗ vượt biển mà cả ở các điểm đổ quân nữa. cả hai quân chủng này chuyển trách nhiệm sang Thống chế Goering.

        Goring không chút ngần ngại trong việc nhận trách nhiệm này vì ông ta tin là không quân Đức với ưu thế lớn về mặt số lượng, sau một vài tuần chiến đấu ác liệt, sẽ hạ gục không lực phòng thủ của Anh, triệt phá các sân bay Anh tại Kent và Sussex, thiết lập được việc chế ngự hoàn toàn biển Manche. Nhưng ngoài điều này ra, ông ta cảm thấy yên tâm là việc oanh tạc nước Anh, đặc biệt là Luân Đôn sẽ dồn người Anh tới tình trạng sa sút, từ yêu hòa bình đến chỗ phải đòi hỏi hòa bình, nhất là nguy cơ bị xâm lược xuất hiện mỗi lúc một mạnh thêm ở chân trời. Bộ Tư lệnh hải quân Đức không yên tâm chút nào, sự hoài nghi của họ là sâu sắc. Họ cho việc mở chiến dịch "Sư Tử Bể" chỉ như là phương kế cuối cùng, và trong tháng 7, họ đã khuyên cáo nên hoãn lại cho đến mùa xuân 1941, trừ phi cuộc tấn công không hạn chế bằng không quân và chiến tranh không có giới hạn bằng tầu ngầm buộc kẻ địch phải thương lượng với Quốc trưởng theo các điều kiện của ông ta. Nhưng Thống chế Keitel và tướng Jodi rất vui mừng thấy Tư lệnh tối cao về không quân lại tin tưởng đến như vậy.

        Đây là những ngày thắng lợi đối với nước Đức Quốc xã. Hitler nhảy vũ điệu Jig hân hoan của mình trước khi buộc nước Pháp phải chịu nhục ký hiệp định đình chiến tại Compiegne. Quân đội Đức chiến thắng kéo qua khải hoàn môn đi xuống Champs - Elysées. Ở đó có cái gì mà họ chẳng làm được? Tại sao lại do dự trong việc trình diễn một ván bài đang giành thắng lợi? Như vậy mỗi quân chủng tham gia cuộc "hành quân Sư Tử Bể" làm việc trên các yếu tố có hi vọng theo luận điểm riêng của họ và để lại cái khó cho đồng đội.

        Vói thời gian trôi qua, những sự hoài nghi và chậm trễ xuất hiện với cấp nhân. Chỉ thị ngày 16/7 của Hitler qui định tất cả các việc chuẩn bị phải được hoàn tất vào giữa tháng 8. Cả 3 quân chủng coi việc này là không thể làm được. Va đến cuối tháng 7 Hitler chấp nhận ngay 15/9 là ngày D sớm nhất giữ cho mình quyền quyết định hành động cho tới khi có thể biết được kết quả của cuộc chiến trên không đã hoạch định và được tăng cường.

        Ngày 30/8 Bộ Tổng tham mưu Hải quân báo cáo là do các hoạt động của Anh chống lại việc đổ bộ, việc chuẩn bị hạm đội không thể hoàn tất vào ngày 15/9 được. Theo yêu cầu của họ, ngày D được lùi lại ngày 21/9 với điều kiện cảnh báo trước 10 ngày. Điều nay có nghĩa là lệnh sơ bộ phải được phát ra ngày 11/9. Ngày 10/9, Bộ Tổng tham mưu Hải quân lại báo cáo về những khó khăn do thời tiết (luôn luôn là yếu tố rắc rối) và sự phản kích bằng không quân của Anh gây ra. Họ nhấn mạnh là tuy các việc chuẩn bị cần thiết về hải quân, thực ra có thể hoàn thành vào ngày 21/9, điều kiện tác chiến được qui định về ưu thế tuyệt đối của không quân trên bầu trời biển Manche vẫn chưa được giải quyết. Vì thế ngày 11/9, Hitler hoãn việc ra lệnh đổ bộ ba ngày, lùi ngày D sớm nhất đến 24/9; đến ngày 14/9 y lại hoãn. Vào ngày 17/9 việc hoãn trở thành mập mờ vì những lý do chắc chắn theo quan niệm của chúng tôi cũng như của họ.

        Ngày 7/9 tin túc mà chúng tôi có cho thấy sự chuyển dịch theo hướng tây và nam, của các xà lan và tầu nhỏ đến các cảng giữa Ostend và Havre đang tiến triển và do các cảng tập kết này bị không quân Anh đánh phá dữ dội, nên không chắc các tầu sẽ được đưa đến đó sớm mà chỉ tới khi cuộc hành quân thực sự sắp sủa diễn ra. Lực lượng xung kích của không quân Đức giữa Amsterdam và Brest được tăng cường thêm 160 máy bay ném bom chuyển về từ Na Uy. Ở các sân bay tiền tiêu vùng Pas - de - Calais đã thấy xuất hiện các đơn vị khu trục cơ chiến đấu tầm ngắn. Bốn người Đức từ một chiếc thuyền chèo bằng tay đổ bộ xuống đã bị bắt và khai nhận mình là gián điệp có nhiệm vụ trong nửa tháng tới phải sẵn sàng báo cáo về sự di chuyển của các đơn vị quân dự bị Anh trong vùng Ipswich - Luân Đôn - Reading - Oxford. Các điều kiện về mặt trăng và thủy triều giữa các ngày 8 và 10-9 là thuận lợi cho việc đổ bộ vào bờ biển phía đông nam. Trên cơ sở này các Tham mưu trường kết luận khả năng đổ bộ sắp xảy ra và các lực lượng phòng vệ phải sẵn sàng đợi lệnh gấp.

        Tuy vậy, vào thời gian đó tại Tổng hành dinh, các lực lượng bảo vệ nội địa không có máy móc để chuyển lệnh "phải sẵn sàng trong 8 giờ sang lệnh "phải sẵn sàng chiến đấu ngay" bằng các cấp báo động trung gian. Do đó mật mã "Gromwell" với nghĩa là "xâm lăng đến nơi rồi" được Bộ tư lệnh lực lượng bảo vệ nội địa hồi 8 giờ đêm ngày 7/9 phát cho các Bộ tư lệnh miền đông và miền nam bao hàm các vị trí chiến đấu cho các sư đoàn tiền phương ngoài bờ bể. Lệnh cũng được gửi cho tất cả các đơn vị vùng Luân đôn và các quân đoàn 4 và 7, trong lực lượng dự bị của Tổng hành dinh. Nó được lặp lại để thông báo cho tất cả các Bộ Tư lệnh khác trong Liên hiệp vương quốc Anh. Trên cơ sở này, tại một số địa phương trong nước, các chỉ huy Quân tình nguyện theo sáng kiến riêng của mình, đánh chuông nhà thơ để gọi binh sĩ. Cả tôi lẫn các Tham mưu trưởng đều không biết là "Cromwell" một mật mã quyết định đã được sử dụng và sáng hôm sau đã có chỉ thị về việc thiết kế các cấp báo động trung gian để tăng cường cảnh giác trong các trường hợp  về sau, mà không phải tuyên bố một cuộc xâm lăng sắp xảy ra. Như ta có thể tưởng tượng được, sự kiện này gây ra nhiều náo động và bàn tán, nhưng không được Quốc hội và các báo chí nói đến. Nó có tác dụng như là một chất kích thích và một cuộc tổng diễn tập cho tất cả mọi người có liên quan.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #187 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:43:21 pm »


       
*

        Sau khi phát hiện việc chuẩn bị đổ bộ của Đức đã phát triển đều đặn tới điểm cực, chúng tôi thấy tâm trạng chiến thắng ban đầu chuyển dần sang hoài nghi và sau cùng là hoàn toàn mất lòng tin vào kết quả. Trong các tháng 8 và 9 quan trọng và quyết định, chúng tôi thấy Raeder, Tư lệnh hải quân cố gắng giảng giải cho các đồng nghiệp quân sự và không quân của mình về các khó khăn của cuộc chiến tranh thủy - bộ trên quy mô lớn. Ông ta nhận ra yếu điểm của mình và thiếu thời gian cho việc chuẩn bị đầy đủ, ông tìm cách hạn chế kế hoạch vĩ đại của Halder đổ bộ cùng một lúc các lực lượng cực kỳ to lớn trên một mặt trận rộng. Trong khi đó, Goering với tham vọng to lớn quyết tâm giành chiến thắng hoành tráng duy nhất với không lục của mình, ông ta không có chiều hướng đóng những vai trò khiêm tốn là lập một kế hoạch hỗn hợp để giảm thiểu một cách triệt để các lực lượng hải và không quân đối lập nhau trong khu vục đổ bộ.

        Qua các tài liệu ghi chép thì có thể thấy rõ Bộ chỉ huy tối cao Đức còn xa mới là một ê kíp phối hợp cùng làm việc vì mục đích chung và với sự hiểu biết đúng đắn về những khả năng và hạn chế của nhau. Ai cũng muốn mình là ngôi sao sáng nhất trên bầu trồi. Sự và chạm đã rõ ràng từ buổi đầu và chừng nào mà Halder còn có thể trút trách nhiệm cho Raeder, ông ta làm rất ít để có thể đưa ra những kế hoạch thực tế. Sự can thiệp của Hitler là cần thiết, nhưng có vẻ như không làm gì nhiều để cải thiện mối quan hệ giữa 3 quân chủng. Ở Đức uy tín của lục quân là hàng đầu và các nhà lãnh đạo quân sự nhìn các đồng nghiệp hải quân của mình với một sự nhún nhường nào đó. Không thể chống lại kết luận là lục quân Đức không muốn đặt mình trong tay quân chủng bạn trong một cuộc hành quân lớn. Sau chiến tranh, được hỏi về các kế hoạch nay, tướng Jodi vội nhận xét: "Những sự dàn xếp của chúng tôi gần y hệt những sự dàn xếp của Julius Caesar." Ở đây là người lính Đức chính cống nói về vấn đề Hải quân, anh ta có một quan niệm sơ sài về các vấn đề phát sinh trong đổ bộ và triển khai các lực lượng quân sự lớn trên một bờ biển có bố phòng và hứng chịu mọi rủi ro của biển.

        Ở Anh, bất kể các thiếu sót của chúng tôi như thế nào, chúng tôi hiểu rất đầy đủ về biển. Từ bao nhiêu thế kỷ, biển ở trong máu chúng tôi, các tập tục của bể đã khuấy động không chỉ các thủy thủ mà cả toàn thể dân tộc tôi. Trên tất cả mọi sự, biển làm cho chúng tôi nhìn sự đe dọa xâm lăng bằng một cái nhìn vững vàng. Hệ thống kiểm soát các cuộc tác chiến của ba Tham mưu trưởng phối hợp dưới quyền một Bộ trưởng Quốc phòng đã tạo ra một tiêu chuẩn về làm việc theo ê-kíp, sự hiểu biết lẫn nhau, và sẵn sàng hợp tác mà không ai sánh kịp trong quá khứ. Lần theo thời gian, khi cơ hội của chúng tôi tới, dễ đảm trách những cuộc xâm lăng lớn từ biển vào, thì cơ hội đó dựa trên nền móng của thành tựu vũng chãi trong việc chuẩn bị cho nhiệm vụ, với một sự hiểu biết đầy đủ về các nhu cầu kỹ thuật của các công việc to lớn và mạo hiểm như vậy. Nếu năm 1940 người Đức có các loại phương tiện lội nước được huấn luyện tốt và trang bị tất cả các máy móc của chiến tranh thủy-bộ hiện đại, nhưng nhiệm vụ của họ vẫn chắc chắn là không thành công, trước một cương quốc hải quân và không quân như chúng tôi. Trên thực tế họ không có phương tiện mà cũng không được đào tạo tốt.

        Bộ chỉ huy tối cao Đức và Hitler càng nhìn vào công việc mạo hiểm bao nhiêu thì họ càng ít thích công việc đó bấy nhiêu. Dĩ nhiên chúng tôi không biết tâm trạng và cách đánh giá của nhau, nhưng với mỗi tuần trôi qua từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 9, ẩn số về sự đồng nhất quan điểm đối với vấn đề, giữa Bộ Tư lệnh Hải quân Đức và hải quân Anh, giữa Bộ tư lệnh tối cao Đức và các Tham mưu trưởng Anh, và cả giữa Hitler và tác giả cuốn sách này đã trở thanh rõ nét hơn. Nếu chúng tôi có thể thống nhất với nhau về các vấn đề khác thì không cần phải có chiến tranh nữa. Tất nhiên, có sự thống nhất giữa chúng tôi với nhau là tất cả đều tùy thuộc vào trận không chiến, vấn đề là việc này sẽ chấm dứt thế nào giữa các người chiến đấu; và bên cạnh đó, người Đức tự hỏi liệu nhân dân Anh có đối phó nổi sự đánh bom từ trên không mà trong những ngày này tác động được thổi phòng quá mức, hay liệu họ sụp đổ và buộc chính phủ hoàng gia phải đầu hàng, về điều này, Thống chế Goering có nhiều hi vọng lớn còn chúng tôi thì không lo sự gì.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #188 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:44:58 pm »

      
12

TRẬN ĐÁNH TRÊN ĐẤT ANH

        Số phận chúng tôi lúc này phụ thuộc vào chiến thắng trên không. Các nhà lãnh đạo Đức thừa nhận rằng tất cả các kế hoạch xâm lược Anh phụ thuộc vào việc đạt cho được ưu thế không quân trên biển Manche và việc chọn các điểm đổ bộ vào bờ biển phía nam của chúng tôi. Việc chuẩn bị cảng bốc hàng, việc tập hợp các phương tiện vận chuyển quân dụng, việc quét thủy lôi cho các chuyến đi, việc đặt các bãi mìn mới đều không thế thực hiện được nếu không có sự bảo vệ của không quân oanh tạc trên đất Anh. Đối với việc đi ngang qua biển và cuộc đổ bộ thực sự, việc làm chủ hoàn toàn trên không bên trên các tàu vận chuyển quân dụng và các bờ biển là điều kiện quyết định. Bởi vậy, kết quả tùy thuộc vào việc tiêu diệt lực lượng không quân Hoàng gia và hệ thống sân bay giữa Luân Đôn và biển. Lúc bấy giờ chúng tôi biết rằng ngày 31 tháng 7 Hitler tuyên bố với đô đốc Raeder: "Nếu sau 8 ngày tập trung không chiến mà lực lượng không quân Quốc xã không hoàn thành việc hủy diệt đáng kể lực lượng không quân, các cảng và lực lượng hải quân của địch thì phải hoãn chiến dịch lại đến tháng năm năm 1941".

        Đây là trận đánh chúng tôi phải lao vào.

        Bản thân tôi không có chút ý nghĩ lùi bước nào trước cuộc thử thách sức mạnh đang lơ lửng trên đầu. Ngày 4 tháng 6, tôi đã nói trước Quốc hội: "Trong lúc này, một vài nghìn xe bọc sắt lao tới đã làm cho lực lượng lục quân vĩ đại của nước Pháp phải náo động lùi bước - Không lẽ tài năng và lòng tận tụy của mấy nghìn phi công Anh sẽ không bảo vệ nổi sự nghiệp của nền văn minh chăng". Va với Thống chế Smuts ngày 9 tháng 6: "Bây giờ tôi chỉ thấy rõ một chiều hướng chắc chắn - là Hitler sẽ tấn công xứ sở này và làm như vậy sẽ chỉ là tự phá hủy vũ khí và máy bay của y mà thôi".

        Lúc này cơ hội đã đến. Nhiều báo cáo tuyệt vời mô tả cuộc chiến đấu giữa không quân Anh và Đức tạo thành trận đánh trên đất Anh. Lúc nay chúng tôi cũng có cơ hội tiếp cận ý đồ của Bộ tư lệnh tối cao Đức và những phản ứng bên trong của họ trong các thời kỳ khác nhau. Dường như những tổn thất của Đức trong một vài trận đánh chủ yếu, ít hơn nhiều so với chúng tôi tưởng lúc đó, và những báo cáo của cả hai bên đều thổi phòng các con số. Nhưng những nét chủ yếu và bản phác thảo của cuộc chiến đấu tuyệt vời này mà sinh mệnh của nước Anh và nền tự do của thế giới đều phụ thuộc vào, là không phải bàn cãi.

        Lục lượng không quân Đức đã giao chiến đến giới hạn cuối cùng trong trận đánh trên đất Pháp và cũng như hải quân Đức sau chiến dịch Norway, họ cần một thời gian mấy tuần hoặc mấy tháng để hồi phục. Sự tạm ngừng này cũng thuận tiện cho chúng tôi, cho tất cả các lực lượng, trừ ba trong số đội máy bay khu trục của chúng tôi vào thời gian này phải giao chiến trong các chiến dịch ở lục địa châu Âu. Hitler không thể quan niệm được rằng Anh nhất định không chấp nhận lời đề nghị hòa bình sau khi Pháp sụp đổ. Như thống chế Pétain, Weygand và nhiều tướng lĩnh, chính khách Pháp, y không hiểu tiềm lục kinh tế quân sự riêng biệt của một quốc đảo, và cũng như những người Pháp này, y đánh giá sai sức mạnh và ý chí của chúng tôi, chúng tôi đã đi qua một con đường dài và đã học tập được nhiều từ sau vụ Munich. Trong tháng 6, y chú tâm vào tình hình mới, vào lức tình hình này dần dần trở nên rõ ràng đối với y, lúc mà lực lượng không quân Đức hồi phục và được bố trí lại cho nhiệm vụ tiếp theo. Có thể không nghi ngờ điều gì sẽ xảy ra. Hoặc Hitler xâm lược và đánh bại Anh, hoặc y phải đương đầu với một cuộc chiến tranh lâu dài không giới hạn với tất cả vô số rủi may rắc rối không lường trước được. Không phải là có khả năng thắng được Anh trên không thì nhất định đưa đến kết thúc cuộc kháng chiến của Anh, sự xâm lược này dù có thể thực hiện được cũng nhất định trở thành vô ích trừ việc chiếm đóng một nước bại trận.

        Trong tháng 6 và đầu tháng 7, lực lượng không quân Đức phục hồi, tập hợp lại đội hình của chúng và củng cố vị trí của mình trên các sân bay Pháp và Bỉ để từ đó mở cuộc đột kích, và nhờ trinh sát và những cuộc thử thâm nhập chớp nhoáng nhằm tìm cách đánh giá tính chất, quy mô của đối phương mà họ sắp phải đọ sức. Không phải ngày 10 tháng 7 mới bắt đầu cuộc tiến công dữ dội nặng nề, ngày tháng này thường được xem như ngày mở màn trận đánh. Hai ngày khác nổi bật quan trọng nhất là ngày 15/8 và ngày 15/9. Cuộc tấn công của Đức gồm ba giai đoạn liên tục chồng chéo lên nhau. Giai đoạn thứ nhất từ 10 tháng 7 đến 18 tháng 8 là sự tàn phá các đoàn tàu được hộ tống của Anh trên biển Manche và các cảng phía Nam từ Dover đến Plymouth, do đó lực lượng không quân của chúng tôi chịu thử thách, bị lôi kéo vào trận đánh và kiệt sức, và các thành phố bờ biển này được đánh dấu là mục tiêu của cuộc xâm lược sắp tới, cũng bị thiệt hại. Trong giai đoạn 2 từ ngày 24 tháng 8 đến 27 tháng 9, địch loại lực lượng không quân và các căn cứ không quân Hoàng gia, mở đường vào Luân Đôn, ném bom dữ dội và liên tục thủ đô. Việc liên lạc với bờ biển bị đe dọa do đó cũng bị cắt đút. Nhưng theo ý kiến của Goering, có lý do đúng để tin rằng một chiến lợi phẩm to lớn hơn đã được nhìn thấy; đó là việc làm cho thành phố vĩ đại nhất thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn và tê liệt; đó là việc thị uy hăm dọa chính phủ và nhân dân khiến họ sau đó phải quy phục theo ý chí của người Đức. Bộ Tham mưu hải và lục quân của họ thật thà tin rằng Goering có lý. Khi tình hình phát triển, họ thấy không quân Hoàng gia không bị loại, và trong lúc ấy những nhu cầu cần thiết cấp bách cho cuộc phiêu lưu "Sư Tử Biển" nhằm hủy diệt Luân Đôn, đã bị xao lãng. Và lúc đó, khi mọi việc đều thất bại, khi sự xâm lược phải hoãn lại không biết đến bao giờ, vì thiếu nhu cầu quan trọng, thiếu ưu thế không quân, tiếp theo là giai đoạn 3 và là giai đoạn cuối cùng. Hy vọng thắng lợi rõ ràng đã tàn lụi, lực lượng không quân Hoàng gia vẫn còn và hoạt động khiến kẻ địch phải lo âu, và tháng 10 Goering đành phải cam chịu ném bom bừa bãi xuống Luân Đôn và các trung tâm sản xuất công nghiệp.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Giêng, 2019, 11:07:34 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #189 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 11:08:41 pm »

     
*

        Về chất lượng máy bay chiến đấu, có rất ít sự khác biệt. Loại của Đức bay nhanh hơn, có tốc độ lên cao tốt hơn, còn loại của chúng tôi dễ điều khiển hơn, được trang bị tốt hơn. Phi công của họ nổi tiếng về số lượng lớn, lại còn là những kẻ chiến thắng kiêu ngạo trên đất nước Ba Lan, Na Uy, Hà lan và Pháp; còn phi công chúng tôi thì có lòng tự tin cao nhất là những con người khác thường mà chủng tộc Anh để lộ tính cương quyết một cách đầy đủ nhất trong những tình huống cực kỳ khó khăn. Người Đức được hưởng và xử dụng lành nghề một lợi thế chiến lược quan trọng: lực lượng của họ được triển khai trên nhiều căn cứ rộng rãi, từ đó họ có thể tập trung chống lại chúng tôi bằng những số lượng lớn đầy đủ và với những đòn nghi binh và thủ đoạn lừa gạt giống như là đối với những điểm tấn công thực sự. Vào khoảng tháng 8, lực lượng không quân Quốc xã Đức tập trung 2.669 máy bay tác chiến gồm 1.015 máy bay oanh tạc, 346 máy bay ném bom bổ nhào, 933 máy bay khu trục nhẹ và 375 máy bay khu trục nặng. Chỉ thị 17 của Hitler phê chuẩn việc tăng cường chiến tranh bằng không quân chống Anh vào ngày 5 thánh 8. Goering không bao giờ coi chiến dịch "Sư Tử Biển" có giá trị gì nhiều lắm, trong thâm tâm, y chỉ nghĩ tới chiến tranh không quân thuần túy. Do đó kế hoạch chuẩn bị của y không rõ và không chính xác làm cho Bộ Tham mưu Hải quân Đức lo lắng. Việc phá hủy lực lượng không không quân Hoàng gia và công nghiệp máy bay của chúng tôi đối với họ chỉ là một phương tiện để đạt được một mục đích là: khi việc này làm xong, thì tàu chiến và thương thuyền sẽ trở thành mục tiêu của chiến tranh bằng không quân. Họ lấy làm tiếc là Goering đã giao ưu tiên thấp hơn đối với các mục tiêu hải quân và lấy làm khó chịu về những sự chậm trễ. Ngày 6 tháng 8 họ báo cáo lên Bộ Tư lệnh tôi cao rằng việc Đức chuẩn bị thả thủy lôi trong vùng biển Manche không thể tiến hành được vì mối đe dọa không ngớt của không quân Anh.

        Cuộc không chiến liên tục dữ dội trong tháng 7 và đầu tháng 8 đều hướng về mũi đất Kent và bờ biển Manche. Goering và các cố vấn lành nghề của y hình thành một quan niệm là lẽ ra họ phải thu hút gần hết tất cả các đội máy bay khu trục của chúng tôi vào cuộc chiến đấu ở phía nam này. Bởi vậy họ quyết định thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ vào lúc tảng sáng vào các đô thị sản xuất về phía bắc con lạch Wash. Khoảng cách quá lớn dối với máy bay khu trục hạng nhất, loại máy bay khu trục Me 109 của họ. Họ thường phải đánh liều các máy bay oanh tạc của mình với các đội hộ tống của Me 110, các máy bay này tuy có tầm bay xa nhưng lại không có gì đặc trưng là điều có tính chất quan trọng lúc bấy giờ. Tuy nhiên việc này là một biện pháp hợp lý phải thực hiện đối với họ, và sự mạo hiểm này rõ ràng phó mặc cho rủi may.

        Do đó, vào ngày 15 tháng 8 khoảng một trăm máy bay oanh tạc với một trong số 40 đội hộ tông của Me 110 được tung ra ném bom Tyneside. Cùng lúc đó một cuộc đột kích của hơn tám trăm máy bay ném bom được phái đi ghìm chặt lực lượng của Anh ở hướng Nam, người ta tưởng rằng tất cả lực lượng của chúng tôi đều đã tập trung ở đây. Nhưng lúc bấy giờ, cách bố trí lực lượng mà Dowding chuẩn bị cho phân đội máy bay khu trục được chúng minh nổi bật là đúng. Hiểm họa đã được thấy trước. Bảy đội máy bay Hurricane hay Spitfire phải rút khỏi cuộc chiến đấu dữ dội ở phía Nam để về nghỉ ngơi ở phía Bắc đồng thời để bảo vệ phía Bắc. Họ bị thiệt hại nặng nề, họ lấy làm đau lòng sâu sắc phải rồi bỏ cuộc chiến đấu. Các phi công đã phát biểu chân thành rằng họ không mệt mỏi chút nào. Lúc này xảy ra một chuyện an ủi không ngờ. Những đội máy bay này có thể ân cần đón tiếp bọn tấn công khi chúng vượt bờ biển. Ba chục phi cơ Đức bị bắn rơi, phần lớn là máy bay oanh tạc hạng nặng (máy bay của Heinkel 111 với bốn nhân viên đã được đào tạo ở mỗi đội bay) so với tổn thất phía Anh chỉ có hai phi công bị thương. Sự lo xa của nguyên soái không quân Dowding trong sự chỉ dẫn của ông cho phân đội máy bay khu trục rất đáng được khen ngợi mà thậm chí còn suất sắc nữa, là sự giữ gìn và là sự đo luờng chính xác những cố gắng ghê gớm để dành một lực lượng máy bay chiến đấu ở phía Bắc suốt tất cả những tuần lễ xung đột chí mạng lâu dài ở phía Nam. Chúng tôi phải xem tài chỉ huy quân sự ở đây xuất hiện như một tấm gương thiên tài trong nghệ thuật chiến tranh. Từ nay trở đi mọi thứ ở phía Bắc con lạch Wash ban ngày đều an toàn.

        Ngày 15 tháng 8 xảy ra trận không chiến lớn nhất trong giai đoạn này của chiến tranh; năm trận lớn trên một chiến tuyến năm trăm dặm. Quả thật đó là một ngày quyết định. Ở phía Nam tất cả hai mươi hai đội máy bay của ta đều tham chiến, nhiều đội hai lần; một vài đội ba lần. Tổn thất của Đức cộng với thiệt hại ở phía Bắc là 76 phía chúng tôi là 34. Đây là một thảm họa có thể nhận ra đối với lực lượng không quân Đức.

        Chắc là với tinh thần lo lắng, những người lãnh đạo không quân Đức cân nhắc hậu quả của sự thất bại này là điềm dữ trong tương lai. Tuy nhiên lực lượng không quân Đức vẫn xem cảng Luân Đôn, tất cả dãy bến tàu mênh mông kia, với những số lớn tàu thuyền và thành phố lớn nhất thế giới nầy là mục tiêu của họ, những mục tiêu này không đòi hòi nhiều độ chính xác để đánh trúng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM