Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:43:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53152 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:53:34 pm »


       
*

        Lần đầu tiên trong 125 năm, một kẻ thù hùng mạnh đã có chỗ đứng trên biển Manche nhỏ hẹp. Quân chính phủ được tập hợp lại, và quân địa phương, nhiều hơn nhưng được huấn luyện kém hoàn hảo hơn, phải được tổ chức và triển khai thành một hệ thống phòng thủ hoàn chỉnh ở tư thế sẵn sàng, để tiêu diệt kẻ thù nếu chúng đến - vì không thể để cho chúng thoát. Đối với cả 2 bên thì đều là "được ăn cả, ngã về không". Quân địa phương đã có thể được đưa vào khung chung của việc phòng thủ. Ngày 25/6 Tướng Ironside, Tổng tư lệnh các lực lượng nội địa, trình bày các phương án của mình trước các Tham mưu trưởng. Đương nhiên các phương án này được các chuyên gia quan tâm nghiên cứu tỉ mỉ và bản thân tôi cũng xem xét một cách không kém phần quan tâm. về đại thể chúng được thông qua. Có 3 thành tố chính trong phác thảo ban đầu của kế hoạch vĩ đại nay: một là lớp "vỏ cứng" bằng chiến hào tại các bãi biển có nhiều khả năng là nơi đổ bộ, những người bảo vệ chiến hào phải chiến đấu tại chỗ mình đứng, có lực lượng dự bị để phản kích ngay; hai là một tuyến chướng ngại vật cản xe tăng do địa phương quân phụ trách vận hành và đổ xuôi từ trung tâm phía đông nước Anh, bảo vệ Luân Đôn và các trung tâm công nghiệp lớn, chống lại sự xâm nhập của xe thiết giáp; ba là, phía sau tuyến nay có các lực lượng dự bị chủ yếu dành cho các hành động phản kích lớn. Với ngày tháng trôi qua, kế hoạch ban đầu này liên tục được bổ sung và điều chỉnh, nhưng quan niệm về tổng thể không thay đổi. Tất cả các quân nhân nếu bị tấn công, phải đứng vững không chỉ theo tuyến hàng dọc mà là phòng thủ  toàn bộ trong khi những người khác vận động nhanh chóng để tiêu diệt kẻ tấn công dù cho chúng đến từ phía bể vào hoặc từ trên không xuống. Nhũng người bị cắt đứt với sự chi viện trực tiếp cũng sẽ không phải chỉ ngồi yên ở vị trí. Các biện pháp tích cực được chuẩn bị để quấy rối địch từ phía sau lưng, làm nhiễu thông tin liên lạc, phá hoại chiến cụ như kiểu người Nga đã làm rất thành công khi quân Đức ồ ạt kéo vào nước Nga một năm sau. Nhiều người dân hoang mang trước các hoạt động nhiều không kể xiết xung quanh họ. Họ có thể hiểu sự cần thiết phải rào dây thép gai và thả mìn các bãi biển, phải có các vật cản xe tăng tại các đường hẻm, các boong ke tại các ngã ba đường, phải xông vào trong nhà họ để xếp các bao cát vào gác mái, vào các sân gôn hoặc các cánh đồng màu mỡ và vườn tược của họ để đào một vài hào rộng chống tăng. Tất cả những sự bất tiện phiền hà và nhiều hơn nữa, họ chấp nhận phần lớn. Nhưng đôi khi họ phải tự hỏi không biết có một kế hoạch chung không, hoặc liệu một số ít người hơn đã không chạy cuống cuồng trong việc tích cực sử dụng những quyền hạn mới được ban để can thiệp vào tài sản của công dân.

        Tuy nhiên có một kế hoạch trung ương, chi tiết, có phối hợp  và toàn diện, khi triển khai nó tự định hình như vậy: Quyền chỉ huy chung được duy trì tại Tổng hành dinh ở Luân Đôn. Toàn bộ Đại Anh quốc và Bắc Ái Nhĩ Lỉm được chia thành 7 bộ tư lệnh, các bộ tư lệnh này lại chia thành tư lệnh quân đoàn và sư đoàn. Các bộ tư lệnh, quân đoàn và sư đoàn được yêu cầu phải duy trì một phần lực lượng của mình để làm lực lượng dự bị cơ động, chỉ có một số tối thiểu được chỉ định giữ các phương tiện phong thủ đặc biệt của mình. Dần dần, phía sau bãi biển, các vùng phòng thủ trong từng khu vực sư đoàn và Bộ tư lệnh, toàn bộ hệ thống có chiều sâu là 100 hoặc hơn 100 dặm. Sau các tuyến này là hệ vật cản chống tăng nằm vắt ngang miền nam nước Anh và hướng lên phía bắc tới Notinghamshire. Trùm lên tất cả là lực lượng dự bị tối hậu đặt dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh Địa phương quân. Chính sách của chúng tôi là giữ lực lượng này càng nhiều và cơ động càng nhanh càng tốt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:54:16 pm »


        Có nhiều biến thể trong cơ cấu tổng thể này. Từng cảng một của chúng tôi trên bờ biển phía đông và phía nam là một đối tượng nghiên cứu đặc biệt. Tấn công trực diện vào một cảng có phong thủ có vẻ là một khả năng không chắc chắn và tất cả đều được tạo thành các điểm mạnh có khả năng phòng thủ như nhau từ phía đất liền ra hoặc từ ngoài biển vào. Các vật cản được bố trí trên hàng vạn dặm vuông ở đất Anh để chống sự đổ bộ bằng đường hàng không. Tất cả các sân bay, trạm ra đa và kho chứa nhiên liệu trong đó có 475 địa điểm trên, ngay từ mùa hè năm 1940, đều cần được bảo vệ bằng quân đồn trú đặc biệt và chính phi công của mình. Hàng nghìn điểm "dễ bị tấn công" như cầu, cống, nhà máy điện, kho tàng, các nhà máy quan trọng và những điểm tương tự, phải được bảo vệ ngày đêm chống lại sự phá hoại hoặc tấn công thình lình. Đã có kế hoạch sẵn sàng để phá hủy ngay lập tức các tài nguyên có lợi cho địch nếu rơi vào tay chúng. Việc phá hủy các phương tiện của cảng, đào phá các đường giao thông quan trọng, lam tê liệt việc vận chuyển bằng cơ giới, các trạm điện thoại và điện tín, thiết bị vận chuyển đường sắt, nền đường sắt, được lập kế hoạch đến từng chi tiết trước khi những phương tiện đó vượt khỏi sự kiểm soát của chúng tôi. Tuy có tất cả các biện pháp đề phòng khôn ngoan và cần thiết này trong đó có sự giúp đỡ nồng hậu của các bộ khối dân chính dành cho phía quân sự, nhưng không hề có vấn đề "chính sách tiêu thổ". Nước Anh phải được nhân dân Anh bảo vệ, không bị tiêu diệt.

        Tất cả điều này cũng có mặt này mặt khác. Phản ứng trước tiên của tôi đối với cái "Thần kỳ Dunkirk" là sử dụng nó thích hợp  hơn bằng cách tổ chức một "cuộc phản công". Khi còn quá nhiều bất trắc thì sự cần thiết giành lại thế chủ động lại nổi bật lên. Vói tôi, ngày 4/6 quá bận rộn vì cần phải chuẩn bị để đọc bài diễn văn dài và quan trọng trước Hạ viện (đã được nghe một phần của nội dung) nhưng ngay sau khi làm xong, tôi vội vàng đánh một nốt nhạc mà tôi nghĩ là phải ngự trị tâm trí của chúng tôi và tạo cảm hứng cho hành động của chúng tôi vào thời điểm này; vì vậy tôi gửi biên bản sau đây cho tướng Ismay:

        "Chúng ta rất lo lắng - và lo như vậy chắc chắn là khôn ngoan - về mối hiểm họa của việc Đức đổ bộ vào Anh, tuy chúng ta làm chủ trên các biển và có sự phòng thủ mạnh trên không bằng chiến đấu cơ. Mỗi vịnh, mỗi bãi bể, mỗi cảng đã trở thành nỗi lo của chúng ta. Ngoài ra, quân nhảy dù có thể tràn đến và chiếm Liverpool hoặc Ái Nhĩ Lan và các nơi khác. Tất cả tâm trạng lo xa này là điều rất tốt nếu nó tạo ra cho ta nghị lực. Nhưng nếu việc quân Đức xâm lăng chúng ta là quá dễ dàng mặc dầu chúng ta có sức mạnh trên biển, thì một số người có thể có khuynh hướng đặt ra câu hỏi tại sao chúng ta lại không thể làm bất cứ điều gì tương tự đối với chúng. Ta không được để thói quen về tư duy hoàn toàn phòng thủ đã phá hoại nước Pháp lại phá hoại mọi sáng kiến của chúng ta. Việc giữ chân các lực lượng lớn nhất của Đức dọc các bờ biển của các nước bị Đức chiếm đóng có tác động rất lớn và chúng ta ngay lập tức    phải bắt tay vào việc tổ chức các lực lượng đánh phá các bờ biển này ở những nơi mà dân chúng là bạn. Các lực lượng này có thể gồm các đơn vị độc lập, được trang bị hoàn hảo với    số lượng khoảng 1000 trở lên nhưng không quá 10.000 khi kết hợp với nhau. Sự bất   ngờ có thể được đảm bảo ở chỗ mục tiêu đi tới sẽ được giữ kín cho đến phút cuối cùng.

        Những gì chúng ta đã thấy ở Dunkirk cho thấy tốc độ mà quân đội có thể di chuyên khỏi (và tôi giả thiết là tiếp tục đi tới) các điểm được lựa chọn nếu cần thiết. Thật là kỳ lạ biết bao nếu người ta có thể làm cho người Đức phải tự hỏi sắp tới họ sẽ bị đánh ở đâu thay vì buộc chúng ta phải tìm cách xây tường trên đảo và phủ mái lên trên! Phải có một sự cố gắng rũ bỏ sự cùng kiệt về tinh thần và đạo lý ma ý muốn và sáng kiến của kẻ địch áp đặt đôi với chúng ta".

        Ismay chuyển văn thư này cho các Tham mưu trưởng và trên nguyên tắc nó nhận được sự tán thành chân thực của các vị này cũng như được phản ảnh trên nhiều quyết định mà chúng tôi  đưa ra. Dần dần một chính sách được xuất phát từ đó. Vào thời điểm này, ý nghĩ của tôi xoáy vào chiến tranh xe tăng, không phải đơn thuần phòng ngự mà tấn công. Điều này yêu cầu phải có sự sản xuất lớn các tàu đổ bộ xe tăng và từ đó trở đi thành một trong các sự lưu ý thường xuyên của tôi. Vì tất cả cái này được sắp đặt để trở thành một vấn đề rất quan trọng trong tương lai, lúc này tôi phải quay trở lại một đề tài đã ấp ủ từ lâu trong tâm trí tôi và giờ đây được làm sông trở lại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:54:50 pm »


       
*

        Tôi lúc nào cũng đặc biệt quan tâm đến chiến tranh bằng xe lội nước và nung nấu ý nghĩ dùng xe tăng chở trên các tàu được thiết kế đặc biệt để đổ bộ vào các bãi biển ở các nơi không bị dòm ngó nghi ngờ. Mười ngay trước khi tôi là Bộ trưởng quân khí trong chính phủ ông Lloyd Georges ngày 17/7/1917, tôi đã chuẩn bị mà không có sự hỗ trợ chuyên môn, một kế hoạch đánh chiếm hai đảo Borkum và Sylt. Kế hoạch này bao gồm các chương dưới đây, chưa bao giờ được công bố cả.

        Việc đổ quân lên đảo (Borkum hoặc Sylt) dưới sự yểm trợ của pháo Hải quân (phải có) được hỗ trợ bằng chất khí và khói từ các phương tiện chuyên chở chống được thủy lôi thông qua việc sử dụng các xà lan chuyển tải đạn bắn không thủng. Phải cung cấp xấp xỉ 100 chiếc cho việc đổ bộ một sư đoàn. Ngoài ra phải cung cấp một số - cho la 50 (chiếc) tàu đáy bằng - để đổ bộ xe tăng, mỗi chiếc chở một hay nhiều tăng (và) có trang bị ở mũi tàu để cắt dây thép. Thông qua cầu kéo hoặc mũi dốc của tàu các xe tăng sẽ đổ bộ bằng chính khả năng của mình và bảo vệ bộ binh khỏi bị cản trở vì giây thép gai khi tấn công các lối vào công sự và pháo đài. Đây là một đặc điểm mới, nó gạt bò được một trong những khó khăn rất lớn trước đây, cụ thể là việc đổ bộ nhanh chóng pháo đã chiến của chúng ta để cắt giây thép gai.

        Va tiếp nữa:

        Lúc nào cũng có hiểm họa là địch đánh hơi thấy ý đồ của chúng ta và tăng thêm số quân đồn trú mạnh bằng mọi giá cho vị trí như Borkum, một vấn đề mà địch cũng phải hết sức nhạy cảm. Mặt khác, việc đổ bộ có thể được thực hiện dưới sự che chắn của các tàu đổ bộ đáy bằng mà đạn súng máy bắn không thủng, với mật độ quá lớn để khỏi bị tổn thất nặng bởi hỏa lực dày đặc (nghĩa là hỏa lực của trọng pháo); và các xe tăng được sử dụng thậm chí với số lượng lớn hơn so với gợi ý ở đây, đặc biệt là xe tăng cơ động nhanh và các loại nhẹ hơn sẽ hoạt động ở một khu vực dù không có sự chuẩn bị để tiếp nhận chúng. Đây là những cân nhắc được coi là mới, quan trọng và thuận lợi.

        Cũng trong văn bản này tôi có một kế hoạch dự phòng về việc tạo ra một đảo nhân tạo ở vùng nước nông của vỉa đá ngầm Hom Reef (về phía bắc).

        Một trong các phương pháp được gọi ý để điều tra là như sau:

        Phải chuẩn bị một số xà lan đáy bằng hoặc thùng bằng xi măng lưới thép chứ không phải bằng thép, ở các sông Humber tại Harwich, sông Wash, sông Medwey và sông Thames. Các cấu trúc này sẽ phù hợp với chiều sâu của các vùng nước mà chúng sẽ bị đánh chìm theo một kế hoạch chung. Chúng sẽ nổi khi không có nước và do đó có thể lại được đưa tới địa điểm của đảo nhân tạo, khi đã tới chỗ các phao chỉ giới hơn đảo thì các van mở ra để nước tràn vào và đánh chìm xuống đáy sông. Sau đó các tàu hút bùn có thể phun dần dần cát vào khi có cơ hội. Kích cỡ của các loại cấu trúc này sẽ là 50’x20’x40’ đến 120’x80’x40’. Bằng cách này có thể tạo ra một cảng chống được thủy lôi, chịu được mưa nắng giống như một hơn đảo san hô vòng ngoài biển thoáng, có những chỗ trú ẩn chính qui cho khu trục hạm và tàu ngầm và bãi cho máy bay hạ cánh.

        Dự án này, nêu khả thi có thể được phát triển chi tiết và áp dụng vào nhiều địa điểm. Có lê các tàu vỏ xi măng lưới thép có thể được chế tạo để chuyên chở toàn bộ một cỗ tháp pháo hạng nặng và khi cho nước vào ngăn ngoài sẽ chìm xuống đáy bể tại những địa điểm mình muốn, giống như những pháo đài Solent. Các loại cấu trúc khác đánh chìm được có thể được chế tạo  để chứa kho, bồn nhiên liệu hoặc phong sinh hoạt. Không có sự điều tra về chuyên môn thì ở đây không thể làm gì được hơn là chỉ ra các khả năng bao gồm trọn vẹn việc tạo dựng, vận chuyển rời từng bộ phận lắp ráp lại và đặt thành một đảo nhân tạo và một căn cứ cho khu trục hạm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:55:10 pm »


        Nếu thấy ổn về mặt cơ học, thì một kế hoạch như vậy tránh được việc sử dụng quân đội và tất cả các rủi ro của việc đột chiếm một hòn đảo có công sự phòng ngự: Nó có thể được ứng dụng như là một sự bất ngờ, vì rằng mặc dầu việc chế tạo những tàu vỏ xi măng lưới thép này chắc sẽ được bên Đức biết, kết luận tự nhiên sẽ là chúng được dùng để tìm cách phong tỏa các cửa sông, một ý kiến thực ra không được loại bỏ. Như vậy, cho tới khi hòn đảo hay hệ thống chắn sóng trên thực tế bắt đầu được phát triển, kẻ địch sẽ không thấy được ý định này.

        Trong gần một phần tư thế kỷ, văn bản này nằm yên trong lưu trữ của ủy ban quốc phòng Hoàng gia. Tôi không in nó trong cuốn Cuộc khủng hoảng Thế giới mà đáng lẽ nó phải là một chương vì lý do khuôn khổ của cuốn sách và cũng vì nó không bao giờ được thực thi. Đây là điều may mắn vì những ý kiến được đưa ra là quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc chiến tranh này; và chắc chắn người Đức quan tâm đọc sách về chiến tranh của tôi. Nhũng quan niệm cơ bản trong văn bản cũ xưa còn in đậm trong tâm trí tôi, và trong tình hình khẩn cấp mới tạo thành nền tảng của hành động mà sau một khoảng thời gian dài, đã có dấu ấn đáng ghi nhớ trong hạm đội to lớn các tàu đổ bộ xe tăng năm 1943 và trong các cảng Mulberry năm 1944.

        Từ đó trở đi, một cường lực được dồn vào sự phát triển các kiểu tàu đổ bộ và một cục đặc biệt được lập ra trong Bộ Hải quân để phụ trách công việc này. Đến tháng 10/1944, việc thử nghiệm các tàu đổ bộ xe tăng đầu tiên L.C.T được tiến hành đều đặn. Một mẫu cải tiến ra đời và nhiều cái được sản xuất từng bộ phận để tiện chuyên chở bằng đường bể tới Trung đông, nơi mà tàu L.C.T bắt đầu tới vào mùa hè năm 1941. Những tàu này đã chứng tỏ giá trị của chúng và với kinh nghiệm thu được, khả năng cho ra đời các đợt cuối của những loại tàu kỳ lạ này được cải thiện một cách vững chắc. Cũng may mà sự việc đã chứng tỏ là có thể giao việc sản xuất các tàu L.C.T cho các xí nghiệp thiết kế chế tạo không ở trong ngành đóng tàu, và như vậy sẽ không cần phải đụng đến nhân lực và công xưởng của các nhà máy đóng tàu lớn. Việc này cũng giúp thực hiện được chương trình có qui mô lớn mà chúng tôi suy tính cũng như đặt một giới hạn cho kích cỡ của tàu L.C.T.

        Tàu L.C.T thích hợp với các cuộc vượt biển Manche để đánh phá, hoặc các công việc rộng tầm hơn tại Địa Trung Hải, nhưng không thích hợp với các hành trình dài ngoài biển khơi. Nhu cầu xuất hiện đối với loại tàu lớn hơn, tính chất viễn dương cao hơn, để ngoài việc chuyên chở xe tăng và các loại xe cộ khác trên các hành trình viễn dương, còn có thể đổ bộ các loại xe này xuống các bãi biển như tàu L.C.T vậy. Tôi ra chỉ thị cho việc thiết kế một mẫu tàu như vậy được gọi là tàu L.S.T (tàu đổ bộ xe tăng). Sau này được đưa sang Mỹ để hai bên cùng nhau tính toán các chi tiết. Ở Mỹ nó được sản xuất hàng loạt và có vai trò nổi bật trong sự đóng góp đơn độc lớn nhất vào giải pháp gay cấn về đổ bộ các đại xa vào bãi biển. Cuối cùng thì trên 1000 chiếc đã được sản xuất.

        Vào cuối năm 1940, chúng tôi đã có một quan niệm có cơ sở về cách diễn đạt cụ thể về chiến tranh trên bộ và dưới nước. Việc sản xuất các loại tàu đặc biệt và thiết bị nhiều loại đang đạt được đẩy mạnh, các tổ chức cần thiết cho việc xử lý tất cả các thiết bị mới này đang được phát triển và huấn luyện dưới quyền của Bộ Tư Lệnh hành quân hỗn hợp. Các trung tâm huấn luyện đặc biệt cho mục đích này được lập ra ở trong nước và ở Trung Đông. Chúng tôi giới thiệu với bạn Mỹ của mình tất cả các ý kiến mới mẻ này cùng với những biểu hiện thực tiễn của nó khi nó đã định hình. Các kết quả phát triển một cách vững chãi qua năm tháng chiến đấu và như vậy đã tạo ra công cụ đúng thời gian và nhiên hậu đóng một vai trò cần thiết trong các kế hoạch và hành động lớn nhất của chúng tôi.

        Trong các năm 1940 và 1941 các cố gắng của chúng tôi trong lĩnh vục nay bị hạn chế bởi các yêu cầu của việc chống tàu ngầm. Không quá 7000 người đã được dành ra để sản xuất tàu đổ bộ cho đến cuối năm 1940, con số này cũng không tăng hơn là bao nhiêu trong năm sau. Tuy nhiên đến năm 1940, riêng ở Anh đã có không dưới 70.000 người tận tụy với nhiệm vụ to lớn này, con ở Mỹ thì con số lớn hơn nhiều.

        Do có nhiều điều được mô tả vẫn tồn tại và tăng lên về giả thiết là tôi không thích việc chống đối bất cứ việc đổ bộ có qui mô lớn nào như đã diễn ra ở Normandie năm 1944, tôi thấy đây là một việc làm thích hợp nếu tôi nói rõ ràng ngay từ lúc ban đầu, tôi đã cung cấp một lực đẩy và quyền hành động lớn để tạo ra một bộ máy và hạm đội rộng lớn để đổ bộ xe thiết giáp vào các bãi biển mà, nếu không có, thì ngày nay khắp nơi đều công nhận là những cuộc hành quân lớn như vậy sẽ không thể thực hiện được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 10:16:30 pm »


8

NỖI ĐAU KHỔ CỰC ĐỘ CỦA NGƯỜI PHÁP

        Các thế hệ sau này có thể thấy một điều đáng ghi nhớ và cũng là câu hỏi quan trọng nhất, liệu chúng ta có phải tiếp tục chiến đấu một mình? dù câu hỏi này không bao giờ được đặt ra trong chương trình nghị sự của Nội các Chiến tranh.

        Những người thuộc tất cả các đảng phái trong nước cho điều đó là một việc đúng và tất nhiên phải như vậy, và chúng tôi có quá nhiều việc, không còn thì giờ để lãng phí vào các vấn đề không thực tế, chỉ có trên lý thuyết. Chúng tôi cũng thống nhất với nhau để xem xét giai đoạn mới với một lòng tin chắc chắn.

        Ngay 13/6 lần chót tôi sang Pháp sau 4 năm chỉ sai sấp xỉ một ngày. Lúc này chính phủ Pháp đã rút về Tours và tình hình căng thẳng tăng lên mạnh mẽ. Tôi kéo theo Edward Halifax và tướng Ismay, và Max Beaver Brook cũng tự nguyện cùng đi với tôi. Trong lúc khó khăn, ông ta lúc nào cũng sôi nổi. Lần này, thời tiết không có mây, chúng tôi vượt biển giữa phi đội chiến đấu cơ Spitfire của mình, nhưng mở rộng hơn đường bay về phía nam so với trước đây. Bay tới không phận Tours, chúng tôi thấy sân bay ở đây đã bị oanh tạc nặng đêm trước, nhưng chúng tôi và tốp bảo vệ hạ cánh an toàn mặc dầu có những lỗ bom. Tức khắc người ta cảm thấy tình hình đã và càng xấu đi. Không thấy có ai đến đón chúng tôi hoặc có vẻ như chờ đợi chúng tôi, chúng tôi mượn một xe phục vụ của người chỉ huy trạm xe và đi vào thành phố đến trụ sở của quận, nơi được biết là đại bản doanh của chính phủ Pháp đóng ở đó; không có nhân vật quan trọng nào ở đây và có tin là Reynaud đang di xe hơi từ địa phương về.

        Đã gần 2 giờ chiều, chúng tôi sửa soạn đi ăn trưa và sau vài câu trao đổi, xe đưa chúng tôi qua các phố đầy nghẹt xe của những người di tản, phần lớn xe có vải che trên mui và chất đầy hành lý. Chúng tôi tìm được một tiệm café đóng cửa và sau khi giải thích chúng tôi có được một bữa ăn. Trong khi ăn trưa, ông Baudouin đến thăm chúng tôi, ông là một người mà ảnh hưởng đã tăng lên trong những năm cuối này. Ông ta với phong cách mềm mỏng, nhẹ nhàng, bắt đầu nói ngay lập tức  về sự tuyệt vọng của cuộc kháng chiến của Pháp. Nếu Mỹ tuyên bố chiến tranh với Đức thì Pháp có thể tiếp tục được. Tôi nghĩ thế nào về điều này? Tôi không thảo luận gì thêm ngoài việc nói là tôi hi vọng Mỹ sẽ vào cuộc và nhất định chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu. Tôi được biết sau đó ông ta đã loan báo tin tôi đã đồng ý là Pháp phải đầu hàng trừ phi nước Mỹ vào cuộc.

        Sau đó chúng tôi trở về quận, ở đó ông Mandel, bộ trưởng Nội vụ đang chờ đợi chúng tôi. Nguài cựu thư ký trung thành này của Clemenceau và là người truyền phát bức thông điệp về cuộc đbi của ông này, có vẻ như ở trong một tâm trạng rất bình tĩnh. Ông là hiện thân của nghị lực và sự không nhượng bộ. Bữa ăn trưa của ông là một con gà hấp dẫn, còn nguyên trên chiếc khay trước mặt. Ông là một tia nắng mặt trời. Vói hai máy điện đàm trong hai tay, ông liên tục phát ra các mệnh lệnh và quyết định. Ý kiến của ông đơn giản: Tiếp tục chiến đấu đến cùng trên đất Pháp để yểm trợ cuộc chuyển quân lớn nhất có thể xảy ra vào châu Phi. Đây là lần cuối cùng tôi gặp người Pháp anh dũng này. Nước cộng hoa Pháp được khôi phục lại đã xử bắn những kẻ tay sai đã giết ông ta. Hình ảnh ông được các đồng minh và những người đồng hương tôn vinh.

        Bây giờ thì Reynaud đến. Thoạt tiên trông ông ấy có vẻ suy sụp. Tướng Weygand báo cáo ông ta là quân đội Pháp đã kiệt quệ - Phòng tuyến bị chọc thủng ở nhiều chỗ, khắp nước trên các ngả đường đầy rẫy dân tị nạn và nhiều binh lính ở trong tình trạng rối loạn. Ông Tổng tư lệnh cảm thấy cần phải yêu cầu đình chiến trong khi Pháp còn đủ quân đội để giữ trật tự cho tới khi hòa bình được thiết lập. Khuyến cáo của quân sự là như vậy. Cùng ngày hôm đó, ông gửi thêm một thông điệp nữa cho Roosevelt nói là giờ chót đã điểm và số phận của sự nghiệp của Đồng minh nằm trong tay Mỹ. Từ đây phát sinh sự lụa chọn giữa đình chiến và hòa bình.

        Ông Reynaud nói tiếp là ngày hôm trước Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị cho ông tìm hiểu xem thái độ của nước Anh sẽ như thế nào nếu tình hình xấu nhất phải xảy ra. Bản thân ông ta biết rõ lời cam kết trịnh trọng là không bên nào trong đồng minh ký kết hòa bình riêng rẽ. Tướng Weygand và các người khác nhân mạnh là Pháp đã hi sinh mọi thứ cho sự nghiệp chung. Nước Pháp không còn gì hết, nhưng đã thành công trong việc làm suy yếu rất nhiều kẻ thù chung. Trong tình hình như vậy, sẽ là một cú sốc nếu Anh không thừa nhận Pháp về mặt vật chất không thể tiếp tục được nữa, nếu đòi hỏi Pháp vẫn phải tiếp tục chiến đấu, và như vậy chắc chắn đẩy hắn dân mình vào vòng suy tàn và thảm họa trong tay những chuyên gia tàn nhẫn có nghệ thuật bắt buộc các dân tộc bị chinh phục phải phục tùng. Sau đó là câu hỏi mà ông ta phải đề ra: Liệu Đại Anh quốc có thấu hiểu những sự kiện phũ phàng mà Pháp phải đối phó không?

        Tôi nghĩ là vấn đề quan trọng tới mức tôi xin được ra ngoài cùng với đồng nghiệp trước khi trả lời. Các huân tước Halifax và Beaver Brook và những người còn lại của đoàn chúng tôi ra một chiếc vườn có nước nhỏ giọt nhưng có ánh sáng mặt trời để bàn công việc trong nửa giờ. Khi đoàn quay trở lại, tôi tuyên bố lại lập trường của chúng tôi, chúng tôi không thể tán thành một nền hòa bình riêng rẽ bất kể nó đến như thế nào. Mục đích chiến tranh của chúng tôi phải là sự thất bại hoàn toàn của Hitler, và chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể làm được việc đó. Vì vậy, chúng tôi không ở trong vị thế để cho nước Pháp không còn bị ràng buộc về nghĩa vụ của mình. Bất chấp điều gì xảy ra, chúng tôi sẽ không trách cứ nước Pháp điều gì, nhưng đó là một vấn đề khác với việc đồng ý để nước Pháp không bị ràng buộc bởi lời cam kết của mình. Tôi yêu cầu lúc này nước Pháp phải đưa ra lời kêu gọi mới và cuối cùng với Tổng thống Roosevelt và chúng tôi sẽ ủng hộ từ Luân Đôn. Ông Reynaud đồng ý làm việc này và hứa người Pháp sẽ tiếp tục giữ vững cho tới khi được biết kết quả. Đến cuối buổi họp, ông ta đưa chúng tôi sang phòng bên cạnh, nơi mà các ông Hebrit và Jeanneny chủ tịch Thượng và Hạ viện đã ngồi sẵn. cả hai nhà ái quốc Pháp này phát biểu hết sức cảm động về việc tiếp tục chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Khi chúng tôi đi qua lôi đi chật ních người để ra sân, tôi thấy Tướng De Gaulle rửng rưng và không biểu cảm gì hết đứng ở lối cửa ra vào. Chào hỏi ông ta, tôi nói sẽ bằng tiếng Pháp: "Người của tương lai" ông ta vẫn không xúc động. Ở trong sân đã có trên 100 người Pháp quan trọng nhất ở trạng thái đau khổ khủng khiếp. Con trai ông Clemenceau được đưa đến chỗ tôi. Tôi xiết chặt tay anh ta. Các khu trục cơ Spitfire đã ở trên không và trên chuyến trở về nhanh chóng, không có sự kiện gì, tôi đánh một giấc ngủ ngon. Như vậy là khôn, vì còn phải bay một đoạn đường xa trước khi tới giờ đi ngủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #165 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:09:33 pm »


       
*

        Vào hồi l0h 15 tối, tôi làm bản báo cáo mới với Nội các và được hai người bạn đồng hành của mình ủng hộ. Khi chúng tôi còn đang họp, Đại sứ Kennedy đến mang theo điện của Roosevelt phúc đáp lời kêu gọi của Reynaud ngày 10 tháng 6.

        "Bức thông điệp của Ngài (ông ta điện) đã làm tôi rất cảm dộng.

        Như tôi đã tuyên bố với ngài và ông Churchill, chính phủ tôi đang làm mọi việc trong quyền hạn của mình để thu xếp cho chính phủ các nước Đồng minh số vật tư mà họ yêu cầu khẩn cấp, và những cố gắng làm tốt hơn dang được tăng thêm gấp bội. Sớ dĩ như vậy là chúng tôi có lòng tin và ủng hộ những lý tướng mà Đồng minh đang chiến dấu. Cuộc kháng chiến phi thường của quân dội Pháp và Anh đã gây ấn tượng sâu sắc cho nhân dân Mỹ.

        Cá nhân tôi đặc biệt xúc dộng trước việc Ngài tuyên bố nước Pháp sẽ nhân danh nền Dân chủ tiếp tục chiến đấu, dù cho điều đó có nghĩa là rút lui từ từ thậm chí sang Bắc Phi và Đại Tây Dương. Điều rất quan trong phải nhớ là hạm đội Anh và Pháp tiếp tục làm chủ Đại Tây Dương và các đại dương khác; cũng phải nhớ là vật tư thiết yếu từ thế giới bên ngoài là cần thiết để duy trì tất cả các quân binh chủng.

        Tôi cũng rất cảm động trước điều mà một vài ngày trước đây Thủ tướng Churchill đã nói về việc Đế Quốc Anh tiếp tục kháng chiến và hình như Đế quốc Pháp trên khắp thế giới cũng quyết tâm làm như vậy. Trong lịch sử vẫn còn bài học về cường quốc hải quân trong cộng đồng thế giới, như Đô Đốc Darlan biết rất rõ".


        Tất cả chúng tôi nghĩ là Tổng thống đã đi rất xa: Ông đã đồng ý để ông Reynaud công bố bức thông điệp ngày 10/6 của mình với tất cả ý bao hàm của nó, và giờ đây ông đã phát đi câu trả lời gây ấn tượng mạnh này. Nếu, theo bức thông điệp này nước Pháp quyết định chịu đụng thêm sự tra tấn, hành hạ của chiến tranh, nước Mỹ sẽ phải tiến sâu thêm vào việc tham gia chiến tranh. Dù bất cứ điều gì có thể xảy ra, bức thông điệp 10/6 có hai điểm tương đường với việc tham chiến: một là lời hứa về mọi thứ chi viện vật chất, có nghĩa là viện trợ tích cục, hai là lời kêu gọi tiếp tục chiến đấu dù cho Chính phủ có thể bị đẩy ra khỏi nước Pháp. Tôi lập tức gửi lời cám on đến Tổng thống và tôi cũng tìm cách ca ngợi thông điệp của Tổng thống với ông Reynaud bằng những lời lẽ rất tích cực. Có thể các điểm này được nhấn mạnh quá mức; nhưng cần thiết phải khai thác triệt để mọi thứ chúng tôi có hoặc có thể kiếm được.

        Ngày hôm sau nhận được một bức điện của Tổng thống giải thích việc ông ta không thể đồng ý với việc công bố bức thông điệp gửi cho Reynaud. Theo ông Kennedy thì bản thân Tổng thống muốn làm như vậy, nhưng Bộ ngoại giao Mỹ, tuy hoàn toàn có cảm tình với Tổng thống, lại thấy được các nguy cơ nghiêm trọng nhất. Tổng thống ca ngợi các chính phủ Anh và Pháp về sự dũng cảm của quân đội của họ. Ông ta lặp lại các sự đảm bảo về việc cung cấp mọi nguyên liệu và đồ tiếp tế có thể có, nhưng tiếp đó lại nói bản thông điệp của mình không bao hàm ý định cam kết và không buộc nước Mỹ tham gia quân sự. Theo hiến pháp Hoa Kỳ, chỉ có Quốc hội mới có thể có bất cứ cam kết nào thuộc loại này. Ông đặc biệt ghi trong đầu vấn đề hạm đội Pháp. Theo nguyện vọng của ông, Quốc hội đã chuẩn chi 50 triệu đôla để cung câp thực phẩm và quần áo cho người dân tị nạn Pháp.

        Đây là bức điện gây thất vọng.

        Xung quanh bàn của chúng tôi, tất cả mọi người đều hiểu đầy đủ những nguy cơ Tổng thống phải chịu về việc vượt quá quyền hạn Hiến pháp cho phép, và hậu quả tiếp theo là bị đánh bại về việc này trong cuộc bầu cử sắp tới, ảnh hưởng quyết định tới số phận của chúng tôi, và nhiều hơn thế nữa. Tôi thật sự tin là, chưa nói gì đến mặt công vụ, ông ta sẽ hi sinh cả cuộc sống của mình vì sự nghiệp của tự do trên thế giới hiện đang lâm nguy đến như vậy. Nhưng cái đó có lợi gì? Từ bên này Đại Tầy Dương, tôi có thể cảm nhận được sự đau khổ của ông ta. Ở Tòa Bạch Ốc sự giày vò, dằn vặt có tính chất khác so với ở Bordeaux hoặc Luân Đôn - Nhưng mức độ bị ức chế của cá nhân không phải là không bằng nhau.

        Trong bản phúc đáp, tôi cố gắng trang bị cho ông Roosevelt một số lý lẽ để ông có thể dùng với người khác về vấn đề nguy cơ đối với nước Mỹ nếu Âu châu sụp đổ và Anh thất bại. Điều này không phải là vấn đề tình cảm mà là sống và chết. Tôi đã điện là "số phận của hạm đội Anh như tôi đã nêu với Ngài, sẽ quyết định đến tương lai nước Mỹ vì nếu nó kết hợp với hạm đội Nhật, hạm đội Pháp, hạm đội Ý và các tài nguyên to lớn của nền công nghiệp Đức, thì sức mạnh đè bẹp về hải quân sẽ rơi vào tay Hitler. Dĩ nhiên có khả năng Hitler sử dụng nó một cách nhẹ tay vừa phải. Mặt khác, cũng có thể không. Cuộc cách mạng về sức mạnh trên biển nay có thể xảy ra rất nhanh, và chắc còn lâu trước khi nước Mỹ có khả năng chuẩn bị để chống lại. Nếu chúng tôi thất bại, ngài có thể có một Họp chủng quốc Châu Âu dưới sự chỉ huy của phát xít, đông hơn, mạnh hơn, trang bị tốt hơn nhiều so với Tân thế giới".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #166 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:09:50 pm »


       
*

        Trong lúc đó, trên mặt trận Pháp tình hình chuyển từ xấu sang tồi tệ. Các cuộc hành quân của Đức ở Tây bắc Paris trong đó chúng tôi đã mất sư đoàn 51, đã đưa kẻ thù đến các khúc hạ lưu của sông Seine và sông Oise. Bên nam ngạn các sông này, quân còn lại rải rác của quân đoàn 10 và 17 của Pháp đang vội vã tổ chức phòng ngự. Họ đã bị tan tác thành từng; mảnh và đạo quân đồn trú của thủ đô, cái gọi là Quân đoàn Paris đã rút ra để lấp vào chỗ trống.

        Xa hơn nữa về phía đông, dọc theo sông Aisne, các quân đoàn 6, 4 và 2 con trong tình trạng tốt hơn nhiều. Các đơn vị này đã có 3 tuần lễ để củng cố lại và tiếp thu quân tiếp viện được gửi tới. Trong suốt thời kỳ Dunkirk và đánh ra Rouen, họ tương đối được yên, nhưng quân số ít phải giữ một tuyến 100 dặm và địch đã dùng thời gian để tập trung một số lớn sư đoàn để giáng cú đồn cuối cùng. Ngày 9/6 điều đó xảy ra. Mặc dù có sự chống cự quyết liệt vì lúc này người Pháp đang chiến đấu với quyết tâm lớn, nhưng các đầu cầu đã được thiết lập ở phía nam sông từ Soisons đến Rethel và 2 ngày tiếp theo thì được mở rộng cho tới khi tới được sông Mame. Các sư đoàn xe tăng Con Báo của Đức mà vai trò thật là quyết định trong cuộc tiến ra phía bờ biển được đưa sang sông để tham gia trận đánh mới. Tám sư đoàn trong số này, bằng hai mũi thọc lớn đã đánh tan tác quân Pháp. Quân đội Pháp bị rối loạn và tiêu hao rất nhiều, hoàn toàn không thể chống nổi sự tập hợp hùng mạnh có quân số, trang thiết bị và kỹ thuật trội hơn này. Trong 4 ngày, vào 16/6, địch đã kéo đến Orleans và sông Loire, trong lúc ở phía nam, mũi thọc kia đã đi qua Dijon và Besancon, hầu như tới tận biên giới Thụy Sĩ.

        Ở phía tây Paris, tàn quân của quân đoàn 10, xấp sỉ không quá 2 sư đoàn, bị ép phải lùi theo hướng tây nam từ sông Seine đến Alencon. Thủ đô bị thất thủ ngày 14. Các đơn vị bảo vệ là quân đoàn 7 và Đạo quân Paris chạy tán loạn. Lực lượng ít ỏi của Pháp và Anh ở phía tây giờ đây bị tách khỏi những tàn quân của Lục quân một thời kiêu hãnh của Pháp.

        Con chiến lũy Maginot, cái lá chắn của Pháp, và những người bảo vệ nó thì sao? Cho tới ngay 14/6 chưa có cuộc tấn công trục tiếp nào cả, nhưng một số đơn vị chiến đấu đã bỏ rơi quân đồn trú và bắt đầu đi theo, nếu có thể được, các đạo quân ở tuyến giữa đang vội vã rút nhanh. Nhưng đã quá chậm rồi. Ngày hôm đó chiến lũy Maginot bị chọc thủng ở phía trước Saarbrucken và bên kia sông Rhine gần Colmar. Quân rút lui Pháp bị kẹt trong trận đánh không thoát ra được. Hai ngay sau, quân Đức tiến vào Besancon và cắt đường rút lui của quân Pháp. Trên 400.000 người bị bao vây mà không có hi vọng chạy thoát. Nhiều đơn vị quân đồn trú bị bao vây, chiến đấu một cách tuyệt vọng, họ từ chổi đầu hàng cho tới sau khi có đình chiến, khi các sĩ quan Pháp được phái đến để ra lệnh cho họ. Các pháo đài cuối cùng tuân lệnh vào ngày 30/6, người chỉ huy tuyên bố công sự phòng ngự của họ còn nguyên vẹn ở mọi chỗ.

        Như vậy, trận đánh lớn trên diện rộng đã chấm dứt dọc theo chiến tuyến của Pháp. Việc còn lại chỉ là kể lại vai trò nhỏ bé mà người Anh có thể đóng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #167 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:10:07 pm »


       
*

        Tướng Brooke đã nổi tiếng trong việc rút ra Dunkirk, đặc biệt là trận đánh của ông ta trong cái lỗ hổng do việc Bỉ đầu hàng gây ra. Vì vậy chúng tôi đã chọn ông để chỉ huy bộ đội Anh còn ở lại Pháp và mọi lực lượng tăng viện cho tới khi phải đạt tới con số cần sự có mặt của Huân tuốc Gort lam chỉ huy quân đoàn. Lúc nay Brooke đã tới Pháp, và ngay 14 ông ta gặp các tướng Weygand và Georges. Weygand nói các lực lượng Pháp không còn khả năng tổ chức kháng chiến hoặc hành động phối hợp. Lục quân Pháp chia thành 4 tập đoàn, trong số này quân đoàn 10 ở phía cục tây Weygand cũng cho biết các chính phủ đồng minh đồng ý phải thiết lập một đầu cầu ở bán đảo Bretagne do quân đội Pháp và Anh cùng bảo vệ trên một tuyến chạy gần suốt bắc nam xuyên qua Rennes. Ông ta ra lệnh cho Brooke triển khai lực lượng của mình trên một tuyến phòng ngự chạy qua thị trấn này. Brooke nhấn mạnh là đường phong thủ này dài 150km và yêu cầu phải có ít nhất 15 sư đoàn. Người ta bảo ông ta là những chỉ thị mà ông đang nhận phải được coi là một mệnh lệnh.

        Đúng là ngày 11/6 tại Briare, Reynaud và tôi đã đồng ý thử kéo một kiểu "tuyến Torres Vedras" xuyên qua chân bán đảo Bretagne. Tuy nhiên, mọi việc đang tan biến cùng một lúc và kế hoạch dù đúng hay sai không bao giờ đi tới lĩnh vực hành động. Bản thân ý kiến này là có lý nhưng lại không có sự việc để khoác cho nó một cái vỏ thực tế. Một khi các đạo quân chủ lực của Pháp bị tan vỡ hoặc tiêu diệt, đầu cầu này tuy quí thật nhưng không thể giữ được lâu trước sức tấn công tập trung của quân Đức. Nhưng cầm cự được, thậm chí vài tuần, cũng là giữ được liên lạc với Anh, và rút sang Phi châu số lớn quân từ các phần khác của mặt trận rộng bao la mà lúc này đã bị tan vỡ thành từng mảnh. Nếu trận chiến phải tiếp tục trên đất Pháp thì nó phải diễn ra ở bán đảo Brest và các vùng rùng núi như Vosges. Sự lựa chọn cho người Pháp là đầu hàng. Bởi vậy, đùng ai chê giễu quan niệm về đầu cầu ở Bretagne. Quân đội đồng minh dưới sự chỉ huy của Eisenhower, khi đó là một đại tá Mỹ không tên tuổi, đã mua lại nó cho chúng ta sau này với giá cao.

        Sau khi trao đổi với các tư lệnh Pháp và từ hành dinh của mình đánh giá một quang cảnh đang xấu đi từng giờ, tướng Brooke báo cáo Nội các Chiến tranh và bằng điện thoại cho ông Eden biết tình hình là vô vọng. Phải đình chỉ mọi sự tăng viện thêm và đưa xuống tàu ngay số quân còn lại của đạo quân viễn chinh Anh lúc này là 150.000 người. Đêm 14/6, nghĩ tôi là người cứng rắn, ông ta gọi điện cho tôi bằng một đường dây còn hoạt động do may mắn và cố gắng, thúc tôi chấp nhận ý kiến trên. Tôi có thể nghe rất rõ và sau 10 phút tôi thực sự tin là ông ta đúng và chúng tôi phải rút. Các mệnh lệnh tương ứng được phát ra. Ông ta được đưa ra khỏi sự chỉ huy của Pháp. Cuộc chuyên chở quay về bắt đầu được thực hiện, gồm một số lượng lớn quân nhu, thiết bị và người. Các bộ phận đi đầu của sư đoàn Canada đã đổ bộ thì quay trở lại các tàu thủy của mình, sư đoàn tác chiến vùng trũng mà một phần lớn chưa đi vào tác chiến thì rút lui về Brest. Ngày 15/6 số quân còn lại của chúng ta được miễn chấp hành mệnh lệnh của quân đoàn 10 của Pháp và ngày hôm sau thì di chuyển tới Cherbourg. Ngày 17/6 có thông báo là chính phủ Pétain yêu cầu đình chiến, ra lệnh cho tất cả các lực lượng Pháp ngừng chiến đấu, nhưng thậm chí không cho lực lượng quân sự của chúng tôi biết. Tướng Brooke ra đi cùng với tất cả binh lính ông có thể đưa xuống tàu được và bất cứ thiết bị nào ông có thể giữ được.

        Giờ đây chúng tôi lặp lại cuộc di tản khỏi Dunkirk trên qui mô lớn và bằng tàu to hơn. Trên 20.000 bộ đội Ba Lan không chịu đầu hàng đi tắt ra biển và được tàu của chúng tôi đưa về Anh. Người Đức rượt đuổi chúng tôi ở tất cả các điểm. Ở bán đảo Cherbourg, sáng  ngày 18 họ tiếp cận với hậu quân của chúng tôi ở cách phía    nam cảng 10 dặm. Con tàu cuối cùng rời cảng lúc 4 giờ chiều khi quân địch do sư đoàn tăng Con Báo số 7 của Rommel dẫn đầu ở trong phạm vi cách cảng 3 dặm. Rất ít người của chúng tôi bị bắt làm tù binh. Tất cả 136.000   quân lính Anh và 310 đại bác được di tản từ toàn bộ các cảng Pháp, tính thêm cả người Ba Lan nữa thì tổng số là 156.000 người.

        Không quân Đức đánh phá mãnh liệt các đoàn vận tải. Một sự kiện kinh khủng đã xảy ra ngày 17 tại Saint Nazaire. Tàu 2 vạn tấn Lancastria chở 5000 người, bị đánh bom khi sắp sửa rời cảng. Trên 3000 người bị chết, số còn lại được các tàu con nhiệt tình cứu vớt dưới sự đánh phá liên tục của phi cơ. Khi tin này tới tôi trong gian phòng yên tĩnh của Nội các, tôi ra lệnh cấm không cho công bố và nói: "Báo chí có khá nhiều tin thảm họa, ít nhất là cho ngày hôm nay". Tôi định cho phổ biến vài ngày sau đó, nhưng các sự kiện kéo đến với tôi đen tối quá và nhanh quá làm tôi quên không bãi lệnh cấm công bố, và phải mất một thời gian sau công chúng mới biết được sự kiện kinh khủng này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #168 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:10:28 pm »


       
*

        Giờ đây, tình hình đi từ lĩnh vực thảm bại về quân sự chuyển sang những sự hỗn loạn trong nội các Pháp cũng như các nhân vật xung quanh nội các tại Bordeaux.

        Trưa ngay 16 tháng 6, ông Monnet và tướng De Gaulle đến thăm chúng tôi tại Phòng khách của Nội các. Trên cương vị thứ trưởng Bộ quốc phòng, vị tướng này vừa ra lệnh cho tàu Pasteur của Pháp chở vũ khí từ Mỹ về Bordeaux chuyển hướng sang một cảng của Anh. Monnet rất tích cục về một kế hoạch chuyển toàn bộ hợp đồng đạn dược ở Mỹ cho Anh nếu Pháp ký một hiệp nghị hòa bình riêng rẽ. Rõ ràng ông ta mong chờ điều này và muốn cứu vãn được càng nhiều càng tốt những gì đối với ông có vẻ như là phần còn lại sau sự tàn phá. Toàn bộ thái độ của ông ta về mặt này là rất bổ ích. Sau đó ông chuyển sang vấn đề chúng tôi gửi tất cả các phi đội chiến đấu cơ còn lại sang Pháp để cùng chia sẻ trận chiến cuối cùng trên đất Pháp đương nhiên là đã qua rồi. Tôi bảo ông là không thể làm được việc này. Ngay cả ở giai đoạn này, ông vẫn dùng các lập luận quen thuộc - "Trận đánh quyết định", "lúc này hoặc không bao giờ  hết", "nếu Pháp đổ thì tất cả đều đổ", vân vân... Nhưng tôi không thể làm được bất cứ việc gì trong lĩnh vực này theo ý muốn của ông. Hai vị khách Pháp của tôi liền đứng dậy và ra cửa. Monnet đi trước. Khi tới cửa, De Gaulle cho đến lúc này hầu như chua nói một tiếng nào cả, quay lại và đi một vài bước về phía tôi và nói bằng tiếng Anh: "tôi nghĩ rằng ông hoàn toàn đúng". Với một thái độ không xúc động, điềm tĩnh, ông có vẻ có một khả năng từng trải đau khổ khác thường. Tiếp xúc với con người rất cao lớn lạnh lùng này, tôi giữ lại cái cảm giác: "Đây là người cảnh sát của nước Pháp". Chiều hôm đó, ông ta quay về Bordeaux trên một phi cơ Anh do tôi bố trí cho ông ta.

        Nội các chiến tranh họp cho tới 6 giờ chiều tối hôm đó. Các thành viên ở trong trạng thái hồi hộp không bình thường. Sự sụp đổ và số phận của nước Pháp ngự trị trong đầu óc họ. Cảnh nguy khốn của riêng chúng tôi và những gì chúng tôi phải đương đầu và đương đầu một mình có vẻ như chỉ chiếm vị trí thứ yếu. Đau buồn sâu sắc cho đồng minh chúng tôi trong con đau khổ cực độ và ý muốn làm bất cứ việc gì trong phạm vi sức lục của con người để giúp đồng minh là tâm trạng chung. Cũng còn điều cực kỳ quan trọng là nắm được tình hình về Hạm đội Pháp. Một vài ngày trước chúng tôi đã sớm đề ra một bản tuyên bố về Liên hiệp Pháp - Anh, tư cách công dân chung, các cơ quan chung về chính sách phòng thủ, đối ngoại, tài chính, kinh tế v.v... với mục đích, ngoài cái được chung của nó, con tạo cho ông Reynaud một vài sự kiện có tính chất sống động và kích thích để đưa đa số trong nội các di chuyển sang Phi châu và tiếp tục chiến tranh. Được trang bị văn kiện này và cùng đi theo mình có các nhà lãnh đạo các đảng Lao động và Tự do, ba Tham mưu trưởng và các sĩ quan và quan chức quan trọng, giờ đây tôi lại đi vào một nhiệm vụ khác bên nước Pháp. Một đoàn tàu hỏa đặc biệt đang ở Waterloo. Trong vòng 2 giờ, chúng tôi đã có thể tới Southampton và trong một đêm với 1 chiếc khu trục hạm có tốc độ 30 dặm chúng tôi có thể tới điểm hẹn gặp vào trưa ngày 17. Chúng tôi đã ngồi vào ghế trên tàu, vợ tôi tới để tiễn chân tôi. Có một sự chậm trễ kỳ quặc khi khởi hành. Rõ ràng đã xảy ra sự cố gì đó. Lúc này người thư ký riêng của tôi từ Bộ Ngoại giao tới, thở hổn hển mang theo một thông điệp của ngài Ronald Campbell, Đại sứ của chúng tôi tại Bordeaux: "Khủng hoảng nội các đã xuất hiện - Hi vọng có tin vào nửa đêm. Trong khi chờ đợi, không thể thu xếp được cuộc gặp ngay mai".

        Nhận được tin này, tôi quay lại phố Downing với một tâm trạng nặng nề.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #169 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:10:56 pm »


         
*

        Cảnh cuối cùng trong nội các Reynaud là như sau:

        Các mối hi vọng mà ông Reynaud đặt vào bản Tuyên bố Liên hiệp sớm bị xua tan. Hiếm khi thấy một đề nghị hào hiệp vấp phải một sự tiếp nhận thù địch đến như vậy. Thủ tướng hai lần đọc văn kiện nay trước hội đồng. Bản thân ông ta tuyên bố sự ủng hộ mạnh mẽ của mình và nói thêm là ông đang sắp xếp một cuộc gặp gỡ với tôi vào ngày hôm sau để thảo luận các

        chi tiết. Nhưng các Bộ trưởng bối rối, một số nổi tiếng, một số chẳng là gì, xâu xé bởi sự chia rẽ và bị choáng váng bởi cú xốc của sự thất bại. Đa số không được chuẩn bị để tiếp nhận đề tài có ảnh hưởng sâu rộng như vậy. cảm giác bao trùm của Hội đồng là bác bỏ kế hoạch này. số đông bị bất ngờ và hoài nghi, ngay cả những người thân thiện nhất và kiên quyết nhất cũng bối rối. Hội đồng nhóm họp hi vọng có được câu trả lời cho yêu cầu của Pháp mà tất cả họ đã tán thành là nước Anh phải để nước Pháp hết bị ràng buộc vào nghĩa vụ của mình ngõ hầu người Pháp có thể hỏi người Đức cho biết điều kiện đình chiến của họ sẽ là gì. Có thể, thậm chí chắc chắn là nếu câu trả lời chính thức của chúng tôi được đặt trước họ, đa số họ có thể đã chấp nhận điều kiện đầu tiên của chúng tôi về việc phái Hạm đội Pháp sang Anh, hoặc giả ít nhất có thể đưa ra một đề nghị thích hợp, và như vậy làm cho họ được tự do đàm phán với quân thù mà vẫn giành cho mình quyền lụa chọn tối hậu là rút sang Châu Phi nếu các điều kiện của người Đức quá khắt khe. Nhưng giờ đây lại có một ví dụ cổ điển về "ra lệnh, phản lệnh, rối loạn".

        Paul Reynaud hoàn toàn không vượt qua nổi cảm giác bất lợi được tạo ra bởi đề nghị thành lập Liên hiệp Anh - Pháp. Phái "thất bại chủ nghĩa" do Thống chế Pétain lãnh đạo thậm chí từ chối cả việc xem xét đề nghị này. Những lời kết tội mạnh mẽ được đưa ra, nào là "kế hoạch phút chót", "một sự bất ngờ", "một phương án đặt Pháp dưới sự bảo hộ hoặc giành lấy đế quốc thuộc địa của Pháp". Nó hạ thấp nước Pháp - họ nói như vậy - xuống vị trí một nước tự trị. Những người khác phàn nàn là ngay cả qui chế bình đẳng cũng không giành cho Pháp, vì người Pháp sẽ phải nhận qui chế công dân của Đế quốc Anh thay vì của Đại Anh quốc, trong khi đó giả sử người Anh là công dân của nước Pháp thì sao - sự giải thích này trái với văn bản. Ngoài những lời lẽ này lại có những lý lẽ khác. Weygand đã không mấy khó khăn thuyết phục Pétain là nước Anh bị lúng túng. Các quan chức quân sự cao cấp Pháp tư vấn là: "Trong ba tuần, nước Anh sẽ bị vặn cổ như một con gà giò". Theo Pétain thì lập thành một liên hiệp với Đại Anh Quốc là "sát nhập với một xác chết". Ybarnegaray, một người rất dũng cảm trong chiến tranh lần trước đã kêu lên: "Trở thành một tỉnh của bọn quốc xã còn hơn. Ít nhất chúng ta cũng biết điều đó có ý nghĩa gì". Thượng nghị sĩ Reibel, một người bạn của tướng Weygand, tuyên bố kế hoạch này là sự triệt phá hoàn toàn đối với nước Pháp và dù sao cũng là sự lệ thuộc dứt khoát vào nước Anh. Reynaud trả lời một cách vô ích: "Tôi thích hợp tác với các đồng minh của tôi hơn là với những kẻ thù của tôi". Và Mandel nói: "Ông có muốn là một quận của Đức hơn là một nước tự trị thuộc Anh không?". Tất cả đều không đi đến đâu cả.

        Chúng tôi tin chắc rằng tuyên bố của Reynaud về đề nghị của chúng tôi sẽ không bao giờ được đưa ra Hội đồng để bỏ phiếu. Bản thân nó tự sụp đổ. Đây là một sự đảo ngược tai hại của cá nhân ông Thủ tướng đang đánh vật với hoàn cảnh, nó đánh dấu sự chấm dứt ảnh hưởng và quyền lực của ông đối với Hội đồng. Mọi sự bàn cãi thêm đều xoay quanh vấn đề đình chiến và những điều kiện mà người Đức sẽ đưa ra là gì, trong vấn đề này ông Chautemps tỏ ra lạnh lùng và cứng rắn. Hai bức điện mà chúng tôi gửi về vấn đề Hạm đội không bao giờ được đưa ra trước Hội đồng. Yêu cầu của chúng tôi là Hạm đội phải đi về các cảng Anh như một khúc dạo đầu cho việc thương lượng với Đức 'không bao giờ được Nội các Reynaud xem xét, và lúc này Nội các đang tan rã. Vào khoảng 8 giờ sáng, Reynaud hoàn toàn bị suy sụp vì sự căng thẳng về thể xác và tinh thần mà ông phải chịu đựng trong nhiều ngày, và ông gửi đơn xin từ chức lên Tổng thống và khuyến nghị Tổng thống mời Thống chế Pétain. Hành động này phải được đánh giá là hấp tấp. Có vẻ ông ta vẫn con bám lấy hi vọng là ông có thể hẹn gặp tôi ngày hôm sau và đã nói ý này với tướng Spears: "Ngày mai sẽ có một chính phủ khác và ông sẽ thôi không phát ngôn cho bất cứ ai nữa". Ngay lập tức Thông chế Pétain lập chính phủ với mục đích chủ yếu là tìm kiếm đình chiến tức khắc với phía Đức. Về khuya đêm 16/6, nhóm thất bại chủ nghĩa mà ông là người đúng đầu đã được tổ chức và định hình nhanh đến mức quá trình diễn ra không dài. Ông Chautemps ("yêu cầu cho biết điều kiện không nhất thiết là chấp nhận các điều kiện đó") là Phó Chủ tịch Hội đồng. Tướng Weygand mà quan điểm là mọi việc đã chấm dứt, giữ Bộ quốc phòng. Đô đốc Darlan là Bộ trưởng Hải quân, và ông Baudouin Bộ trưởng Ngoại giao.

        Vướng mắc duy nhất rõ ràng là với ông Laval. Ban đầu Thống chế định để ông ta làm Bộ trưởng Tư pháp. Laval gạt ngay với thái độ khinh ghét. Ông ta đòi Bộ Ngoại giao vì riêng với cương vị này ông cho là có thể thực hiện được kế hoạch của mình nhằm đảo ngược các đồng minh của Pháp, cắt đứt với nước Anh và tham gia vào Tân Âu châu Quốc xã với tư cách là một đối tác cỡ đàn em. Thống chế Pétain ngay lập tức nhượng bộ trước thái độ quyết liệt của nhân vật kinh khủng này. Ông Baudouin, người đã đảm nhận Bộ Ngoại giao mà bản thân ông ta biết rất rõ là chưa đúng tầm và ông hoàn toàn sẵn sàng từ chối. Nhưng khi ông ta nêu sự kiện này với ông Charles Roux, Thứ trưởng thường trục Bộ Ngoại giao thì ông này phẫn nộ. Khi Weygand vào trong phòng và nói với vị Thống chế nổi tiếng thì Laval nổi nóng đến mức hai ông thủ trưởng về quân sự phải khuất phục. Tuy nhiên viên chức thường trực này thẳng thừng từ chối không chịu phục vụ dưới quyền của Laval. Đương đầu với việc này, Thống chế lại tự hạ mình và sau một trận cãi lộn dữ dội, Laval ra đi trong bục bội và phẫn uất.

        Đây là một thời điểm rất căng. Bốn tháng sau, rốt cuộc vào ngày 28/10 Laval trở thành Bộ trưởng Ngoại giao, một ý thức mới về nguyên lý quân sự xuất hiện. Cuộc kháng chiến chống Đức vào lúc đó là do nước Anh đại diện. Rõ ràng không thể hoàn toàn coi nhẹ đảo quốc này. Dù sao, cổ nó không "bị vặn như cổ con gà giò". Đây là một sự kiện mới, và là một sự kiện mà toàn bộ dân tộc Pháp phải hoan hỉ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM