Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:31:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53145 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:42:41 pm »

         
Phần 2

ĐƠN THƯƠNG ĐỘC MÃ

        Chúng tôi đơn thương độc mã đối phó trực diện với sự tấn công chí tử từ phía nước Đức thắng trận và nước Ý, với việc Nga Xô một nước trung lập thù địch tích cực giúp đỡ Hitler, và với Nhật Bản, một mối đe dọa không thể biết được.

1

SỰ LIÊN KẾT QUỐC GIA

        Cuối cùng thì con thịnh nộ bị dồn nén từ lâu đã trút xuống chúng tôi. Bốn hoặc 5 triệu người gặp nhau trong cuộc đụng độ đầu tiên của một trận chiến khốc liệt nhất trong các cuộc chiến đã được ghi nhận. Trong vòng một tuần, mặt trận Pháp mà chúng tôi đã từng trải qua ở tuyến sau trong các năm gian khổ của cuộc thế chiến trước, thì trong giai đoạn đầu của thế chiến lần này đã bị vỡ mà không sao cứu vãn được. Trong 3 tuần, quân đội Pháp, nổi tiếng từ lâu, đã bị đánh tan tác trong khi quân đội Anh bị hất ra biển và mất toàn bộ vũ khí trang bị. Trong vòng 6 tuần chúng tôi thấy mình trơ trọi, hầu như bị giải giáp, với nước Đức và Ý chiến thắng ở ngay sát nách, với toàn bộ châu Âu mở cửa cho quyền lục của Hitler, và Nhật Bản nổi trội đánh phá phía bên kia địa cầu. Trong khung cảnh đầy các sự kiện và viễn cảnh đe dọa này, tôi nhận trách nhiệm của một Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, tôi tập trung vào nhiệm vụ đầu tiên là thành lập một Chính phủ của tất cả các đảng phái để điều hành công việc đối nội cũng như đối ngoại của nhà vua bằng bất cứ các phương tiện nào được cho là thích hợp  nhất với quyền lợi quốc gia.

        Suýt soát đúng 5 năm sau, có thể có một cái nhìn thuận lợi hơn đối với hoàn cảnh của chúng tôi. Nước Ý bị chiếm đóng và Mussolini bị giết. Quân đội Đức hùng mạnh đã đầu hàng vô điều kiện, Hitler đã tự sát. Ngoài số rất lớn người và vật bị tướng Eisenhower bắt giữ, xấp xỉ 3 triệu lính Đức bị Thống chế Alexander ở mặt trận Ý và Thống chế Montgomery ở mặt trận Đức bắt làm tù binh trong vòng 24 giờ. Nước Pháp được giải phóng, tập hợp trở lại và hồi sinh. Sát cánh với các Đồng minh, là hai đế quốc hùng mạnh nhất trên thế giới, chúng tôi tiến bước nhanh chóng tiêu diệt sức đề kháng của Nhật. Con đường xuyên qua 5 năm này là dài, vất vả và nguy hiểm. Những người bỏ mạng trên con đường đó đã không chết vô ích. Những người đã tiến đến cùng sẽ tự hào về chặng đường mình đã vinh dự đi qua.

       
*

        Khi báo cáo về công việc quản lý của tôi, cũng như kể lại về chính phủ liên hiệp quốc gia nổi tiếng, nhiệm vụ đầu tiên của tôi là làm rõ qui mô và sức mạnh của sự đóng góp của Đại Anh Quốc và đế quốc Anh mà sự hiểm nguy chỉ làm tăng thêm tình đoàn kết, vào cái mà nhiên hậu đã trở thành sự nghiệp chung của nhiều quốc gia và dân tộc. Khi làm việc nay tôi không muốn đưa ra các so sánh làm cho người ta khó chịu hoặc làm nẩy sinh những cạnh tranh vô ích với đồng minh vĩ đại nhất của chúng tôi là nước Mỹ, một nước mà chúng tôi mãi mãi biết ơn vô hạn. Tuy nhiên, vì lợi ích kết hợp của thế giới nói tiếng Anh mà tầm quan trọng của những cố gắng của Anh trong chiến tranh phải được biết đến và ghi nhận, vì vậy, tôi đã cho làm một bản kê sau đây bao trùm toàn bộ thời gian chiến tranh. Bản này cho thấy là cho đến tháng 7/1944 số các sư đoàn tiếp cận với địch của Anh và Đế quốc Anh nhiều hơn đáng kể so với Mỹ, bao gồm không chỉ các phạm vi ở Âu Châu và Phi Châu mà cả toàn bộ cuộc chiến chống Nhật ở Châu Á. Cho tới khi đại quân Mỹ kéo đến Normandie vào mùa thu 1944, chúng tôi luôn luôn có quyền phát ngôn ít nhất cũng là trên cương vị bình đẳng, và thông thương là một đối tác có nhiều ảnh hưởng trên mọi chiến trường, trừ Thái Bình Dương và Châu Úc. Điều này, tính đến thời gian được nói đến, vẫn đúng đối với số tính gộp tất cả các sư đoàn trên mọi chiến trường cho một tháng nhất định. Từ tháng 7/1944, mặt trận tác chiến của Mỹ được biểu hiện dưới dạng các sư đoàn tiếp cận với địch, ngày càng trở thành bao trùm và cứ tiếp tục đà này đi lên và chiến thắng cho tới thắng lợi cuối cùng 10 tháng sau đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:19:10 pm »


        Một sự so sánh khác nữa mà tôi đã làm, cho thấy sự hy sinh về tính mạng của Anh và Đế quốc Anh thậm chí còn lớn hơn so với người Đồng minh anh dũng của chúng tôi. Tổng số chết, mất tích, coi như là đã chết, của các lực lượng vũ trang lên tới con số 303.240, thêm vào đó là trên 109.000 từ các nước tự trị, Ấn Độ và các thuộc địa, tổng cộng tất cả là 412.240. Con số này không bao gồm 60.500 thường dân bị chết trong các trận không tập trên lãnh thổ Liên hiệp Anh, cũng như tổn thất về đội thương thuyền, ngư dân, cộng khoảng 30.000. So sánh với số này, số tử vong trong lục quân, không quân, hải quân, thủy quân lục chiến và đội bảo vệ bờ biển của Mỹ là 320.188. Tôi kế ra những bảng vang danh dự buồn thảm này với niềm tin mạnh mẽ của mình là tình chiến hữu bình đẳng, đã được biết bao xương máu làm cho thiêng liêng, sẽ tiếp tục chiếm được sự kính phục của thế giới nói tiếng Anh.


        Ghi chú cho bảng :

        + Đội quân viễn chinh Anh tại Pháp

        + Không tính quân du kích tại Abyssinia

        + Không tính quân đội Phi Luật Tân

        Đường ranh giới giữa các chiến trường Đông và Tây là dường Bắc-Nam đi qua Karachi.

        Những khu vực sau đây không được coi là chiến trường có hành quân: Biên giới Tây Bắc Ấn Độ; Gibraltar; Tây Phi; Băng Đảo; Hawai; Palestine; Irắc-Syria (trừ ngày 1-7-1941), Malta được coi là chiến trường có hành quân; cả Alaska nữa từ 1-42 dến 1943. Các nhóm nước ngoài như Pháp Tự do, Ba Lan, Tiệp không được tính gộp vào.



        Trên các đại dương, đương nhiên là Mỹ chịu hầu như toàn bộ gánh nặng của cuộc chiến trên Thái Bình Dương, các trận đánh quyết định tại đảo Midway, Guadalcanal và ở biển san hô năm 1942 làm cho họ chủ động hoàn toàn trên đại dương rộng lớn, cũng như tạo điều kiện để họ tấn công tất cả các khu vực chiếm đóng của Nhật và cuối cùng là đánh vào chính nước Nhật. Hải quân Mỹ không thể trong cùng một thời gian chịu được gánh nặng chính trên Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Ớ đây, một lần nữa việc ghi lại các sự kiện là một nghĩa vụ: Trong số 781 tầu ngầm của Đức và 85 chiếc của Ý bị tiêu diệt tại chiến trường châu Âu, Đại Tây Dương và Ân Độ Dương, có 594 chiếc là công của lực lượng hải và không quân Anh và lực lượng này cũng thanh toán toàn bộ các chiến hạm, tuần dương và khu trục hạm, chưa kể việc phá hủy hoặc bắt giữ toàn bộ hạm đội của Ý. Dưới đây là bản thống kế các tổn thất về tầu ngầm:

        Tổng số tầu ngầm bị tổn thất:

Các tàu ngầm bị tiêu diệtĐức          Ý          Nhật       
Do các lực lượng Anh525699.1/2
Do các lực lượng Hoa Kỳ1745110.1/2
Bởi các lý do khác và không rõ821110
Tổng cộng78185130

        Chú thích cho bảng :

        Cụm từ các lực lượng Anh và Mỹ bao gồm các lực lượng đồng minh dưới sự chỉ huy hành quân của Anh và Mỹ. Các tổn thất biểu diễn dưới dạng phân số là "thành tích chung của các bên". Có rất nhiều trường hợp "thành tích chung của các bên", nhưng trong tổng số về Đức thì các phân số được cộng vào các con số toàn bộ. Trên không, nước Mỹ có những cố gắng tuyệt vời trong việc tham chiến, đặc biệt là việc sử dụng ban ngày pháo đài bay trên qui mô lớn nhất và sớm nhất sau sự kiện Trân Châu cảng để chống lại Nhật và cả Đức nữa từ các căn cứ trên các đảo của Anh quốc. Tuy nhiên, khi chúng tôi tới Casablanca tháng 1/1943, không một chiếc oanh tạc cơ nào của Mỹ đã đơn độc ném 1 trái bom xuống Đức lúc ban ngày. Các cố gắng lớn của Mỹ đã mang lại kết quả, nhưng cho tới cuối 1943, số lượng bom mà Anh đã thả xưởng đất Đức vượt tỉ lệ 8 trên 100 với số bom được phóng ra từ các cỗ máy của Mỹ ngày cũng như đêm, và mãi tới mùa xuân 1944 thì phần của Mỹ mới hơn hẳn. Ở đây, về mặt lục quân cũng như ngoài biển, chúng tôi thực hiện đầy đủ kế hoạch ngay từ buổi đầu, và chưa tới năm 1944 thì Mỹ đã vượt chúng tôi về những cố gắng cho chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:25:40 pm »


        Phải nhớ là sự cố gắng của chúng tôi trên mặt vũ khí đạn dược  từ lúc bắt đầu Lend-lease (một sự thỏa thuận trong đó Mỹ cung cấp vũ khí đạn dược để đổi lấy quyền sử dụng căn cứ hải quân - L.N.D) vào tháng 1/1941 đã tăng thêm trên 20% nhờ có sự hào hiệp của Mỹ. Với số trang bị máy móc và vũ khí do Mỹ trao cho, chúng tôi thực sự có khả năng làm chiến tranh như một nước có 58 triệu dân thay vì 48 triệu, về mặt hàng hải, việc sản xuất đáng ngạc nhiên các tầu Tự do đã giúp duy trì luồng tiếp tế xuyên Đại Tây Dương. Mặt khác, phải chú ý đến sự phân tích các tổn thất về tàu bè do địch gây ra cho tất cả các nước trong suốt cuộc chiến tranh. Dưới đây là các số liệu:

Quốc tịch                              Tổn thất tính theo tấn thô     Tỉ lệ phần trăm
Anh                                      11.357.000                                 54
Mỹ                                         3.334.000                                  16
Các nước khác                         6.503.000                                  30
----------------------------------------------------------------------------------------------
Cộng                                     21.194.000                                100


        Phải nhớ là sự cố gắng của chúng tôi trên mặt vũ khí đạn dược  từ lúc bắt đầu Lend-lease (một sự thỏa thuận trong đó Mỹ cung cấp vũ khí đạn dược để đổi lấy quyền sử dụng căn cứ hải quân - L.N.D) vào tháng 1/1941 đã tăng thêm trên 20% nhờ có sự hào hiệp của Mỹ. Với số trang bị máy móc và vũ khí do Mỹ trao cho, chúng tôi thực sự có khả năng làm chiến tranh như một nước có 58 triệu dân thay vì 48 triệu, về mặt hàng hải, việc sản xuất đáng ngạc nhiên các tầu Tự do đã giúp duy trì luồng tiếp tế xuyên Đại Tây Dương. Mặt khác, phải chú ý đến sự phân tích các tổn thất về tàu bè do địch gây ra cho tất cả các nước trong suốt cuộc chiến tranh. Dưới đây là các số liệu:
       
        80% các tổn thất nói trên xẩy ra trên Đại Tây Dương bao gồm cả vùng bờ biển Anh quốc và Biển bắc. Chỉ có 5% là xẩy ra ở Thái Bình Dương.

        Điều này được ghi lại tất cả, không phải để đòi hỏi một vinh dự không xứng đáng mà là thiết lập một nền tảng khả dĩ chinh phục được sự kính trọng của những người có đầu óc công bằng đối với kết quả to lớn của mọi hoạt động đóng góp cho chiến tranh của nhân dân trên hòn đảo nhỏ này, những người phải hứng chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng trong lịch sử thế giới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:26:17 pm »


       
*

        Trong khói lửa chiến tranh, việc lập một chính phủ, nhất là chính phủ liên hiệp, dễ dàng hơn so với thời kỳ yên tĩnh. Ý thúc trách nhiệm là trên hết, yêu cầu về cá nhân phải nhường chỗ. Một khi các sự sắp xếp chủ yếu đã được giải quyết với các lãnh tụ các đảng và các bộ phận có thẩm quyền của các tổ chức đảng, những người mà tôi mời đều có thái độ của những người lính với hành động sẵn sàng đi nhận ngay nhiệm vụ được giao, không có vấn đề gì thắc mắc cả. Cơ sở về đảng trong chính phủ đã được chính thức thiết lập, tôi thấy không ai trong số rất lớn các vị mà tôi phải gặp, có mang cái "Tôi" trong đầu cả. Nếu có một ít do dự thì cái đó cũng chỉ vì lý do cân nhắc trước dư luận công chúng. Tinh thần cao này thậm chí cũng có ở một số lớn các Bộ trưởng thuộc các Đảng Bảo thủ, Tự do là những người phải rơi nhiệm sở và bỏ nghề nghiệp của mình, cũng như bước ra - nhiều trường hợp là vĩnh viễn - khỏi đời sống viên chức vào thời điểm của lợi ích cao và gây xúc cảm mạnh mẽ này.

        Các người thuộc Đảng Bảo thủ có một đa số ghế là trên 120 so với tổng số ghế của các đảng khác trong Hạ Viện cộng lại. Ông Chamberlain được chọn làm lãnh tụ đảng. Tôi không thể không nhận ra là việc tôi thay ông Chamberlain làm cho nhiều người Bảo thủ không vui vẻ gì sau nhiều năm dài tôi phê phán và thường là chỉ trích kịch liệt. Ngoài ra, đa số họ đều biết rõ cuộc đời tôi đã có những sự đụng chạm cọ xát và cãi cọ thực sự với Đảng Bảo thủ, tôi đã bỏ họ trên vấn đề Mậu dịch tự do và quay lại với chức Bộ trưởng Tài chính sau đó, trong nhiều năm tôi là địch thủ chính của họ trên các vấn đề về Ấn Độ, về chính sách ngoại giao, và về sự thiếu chuẩn bị cho chiến tranh. Chấp nhận tôi làm Thủ tướng là điều rất khó đối với họ. Nó gây đau đớn cho nhiều người có danh giá. Hơn nữa, trung thành với người được chọn làm lãnh tụ của Đảng là một đặc thù chính của những người Bảo thủ. Nếu trong những năm trước chiến tranh, họ không làm tròn nghĩa vụ đôi với quốc gia dân tộc trên một số vấn đề, thì đó là vì ý thức trung thành của họ đối với thủ trưởng được chỉ định của mình. Tôi không mảy may lo phiền về bất cứ điều nào kể trên cả. Tôi tin tất cả họ đều chìm lấp trong tiếng súng rền.

        Ban đầu, tôi đề nghị ông Chamberlain làm nhiệm vụ lãnh đạo Hạ viện và là chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hoàng gia và ông đã chấp nhận. Không điều gì được công bố cả. Ông Atlee cho tôi biết là với sự sắp xếp như vậy, Công đảng sẽ khó làm việc. Trong một chính phủ liên hiệp một người lãnh đạo Hạ viện phải được mọi người chấp nhận. Tôi nêu vấn đề này với ông Chamberlain, và với sự sẵn sàng đồng ý của ông ta, tôi trực tiếp nắm quyền lãnh đạo và giữ cương vị này cho tới tháng 2/1942. Trong thời gian nay, ông Atlee đại diện tôi giải quyết các công việc hàng ngày. Kinh nghiệm lâu năm trong phe đối lập của ông rất quí giá. Tôi chỉ can thiệp trong những trường hợp tối khẩn thiết. Tuy nhiên những trường hợp này thường xẩy ra luôn. Nhiều đảng viên Bảo thủ cảm thấy lãnh tụ của họ bị coi nhẹ. Mọi người đều thán phục tư cách của ông ta. Lần đầu khi vào Hạ viện với cương vị mới (13/5) toàn thể Đảng của ông - một đa số lớn trong Hạ Viện - đã đứng dậy nhiệt liệt bày tỏ tình cảm và lòng kính trọng đối với ông. Trong những tuần đầu, tôi được chào mừng chủ yếu từ các dẫy ghế của Công đảng. Nhưng ông Chamberlain giữ vững trung thành và sự ủng hộ đối với tôi, và tôi tự tin vào mình.

        Có một áp lục đáng kể từ các phần tử của Công đảng và một số trong nhiều gương mặt có khả năng, có nhiệt tình không ở trong thành phần chính phủ mới, yêu cầu phải thanh trừ "các người có tội" và các Bộ trưởng chịu trách nhiệm về vụ Munich hoặc có thể bị phê phán về nhiều khuyết điểm trong việc chuẩn bị chiến tranh của chúng tôi. Nhưng đây không phải là lúc để trừng phạt những người có khả năng, yêu nước, có kinh nghiệm lâu năm ở các cơ quan cao của nhà nước. Nếu những người chủ trương trừng phạt thực hiện được ý đồ thì ít nhất 1/3 các bộ trưởng Đảng Bảo thủ đã bị buộc phải từ chức. Xét vì ông Chamerlain là lãnh tụ của Đảng Bảo thủ, việc đòi trừng phạt rõ ràng sẽ phá hoại sự thống nhất quốc gia. Hơn nữa, tôi thấy không cần phải tự hỏi mình là liệu trách nhiệm chỉ do một bên chịu. Trách nhiệm chính thức thuộc về chính phủ đương thời. Nhưng trách nhiệm tinh thần trải rộng hơn nhiều. Tôi còn nhớ một cách chi tiết một danh mục dài và kinh khủng những trích dẫn từ các bài phát biểu, các chính kiến thông qua bằng bỏ phiếu được Công Đảng ghi lại, (đảng Tự do, các Bộ trưởng cũng ghi lại không kém) tất cả đều bị các sự kiện phủ nhận. Không ai có quyền hành hơn tôi để xóa bỏ quá khứ. Bởi vậy tôi chống lại các khuynh hướng gây rối loạn. Một vài tuần sau, tôi nói "Nếu hiện tại tìm cách lập phiên tòa để kết tội quá khứ, nó sẽ xóa sạch cái tương lai". Lập luận này và áp lục kinh khủng của thời điểm đã loại bỏ những ai có thể là những người săn lùng điều phi đạo lý.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:26:44 pm »


        Kinh nghiệm của tôi trong những ngày đầu ấy có tính chất đặc biệt. Con người sống với trận mạc, mọi ý nghĩ đều tập trung vào đó và cũng chẳng có thể làm được cái gì hơn. Luôn luôn có việc phải thành lập chính phủ, đi thăm các vị khả kính, điều chỉnh sự hài hòa giữa các đảng. Tôi không thể nhớ, mà sổ sách của tôi cũng không ghi là toàn bộ thời gian được sử dụng như thế nào. Vào thời gian đó, một Bộ của Anh có 60 - 70 quan chức cấp cao và phải sắp xếp họ vào những chỗ giống như là giải quyết một câu đố trong một trò chơi xếp hình, có tính đến các yêu sách của cả ba đảng. Tôi cần phải gặp không chỉ tất cả các nhân vật chính, mà ít nhất là trong một vài phút, cả đám đông những người có khả năng cần được chọn ra cho các nhiệm vụ quan trọng. Khi thành lập một chính phủ liên hiệp, người Thủ tướng phải chú ý đúng mức đến các nguyện vọng của các lãnh tụ đảng về những ai trong số đảng viên phải được bố trí vào những cương vị được phân phối cho đảng. Tôi chủ yếu phải tuân thủ nguyên tắc này. Nếu như có bất cứ ai xúng đáng hơn mà bị bỏ ra theo ý kiến tham vãn của đảng họ, hoặc thậm chí bất chấp ý kiến tham vấn đó, thì tôi chỉ có thể bày tỏ sự đáng tiếc. Tuy nhiên về đại thể, thì khó khăn không nhiều:

       Ở ông Clement Atlee, tôi có một đồng sự có nhiều kinh nghiệm chiến tranh, có hiểu biết sâu về Hạ nghị viện. Khác nhau duy nhất về cách nhìn giữa chúng tôi là cách nhìn về Chủ nghĩa Xã hội, các khác biệt này bị chiến tranh làm lu mờ và chiến tranh đã mau chóng kéo theo việc cá nhân hầu như hoàn toàn phục tùng Nhà nước. Trong suốt nhiệm kỳ của Chính phủ, chúng tôi làm việc với nhau rất thoải mái và tin tưởng nhau. Ông Arthur Greenwood là một cố vấn khôn khéo, rất dũng cảm, và là một người bạn tốt và có tinh thần giúp đỡ.

        Là lãnh tụ chính thức của Đảng Tự do, Ngài Archibald Sinclair cảm thấy lúng túng khi nhận chức Bộ trưởng Không quân, vì các đồng chí của ông ta cho là thay vì vị trí này, ông phải có một ghế trong Nội các Chiến tranh, nhưng điều này trái với nguyên tắc của một nội các chiến tranh nhỏ. Do đó, tôi đề nghị ông ta phải tham gia Nội các Chiến tranh khi xẩy ra những vấn đề về đường lối cơ bản hoặc liên hiệp đảng phái. Ông là bạn của tôi và chỉ huy phó của tôi vào năm 1916, khi tôi là chỉ huy trưởng Trung đoàn Khinh binh Scotland số 6 tại "Plug street" và bản thân ông mong muốn tham gia lĩnh vực hoạt động rộng lớn mà tôi danh cho ông. Việc này được giải quyết một cách hữu hảo không phải thương lượng nhiều. Ông Emest Bevin mà tôi quen biết từ buổi đầu chiến tranh, khi tôi tìm cách giảm bớt yêu cầu khắt khe của Bộ Hải quân về tầu kéo lưới vét, đã phải tham khảo ý kiến Tổng Liên đoàn Công nhân và Vận tải mà ông ta là thư ký, trước khi ông có thể tham gia ê kíp trong cơ quan tối quan trọng của Bộ trưởng Lao động. Việc nay phải mất hai hoặc ba ngày nhưng cũng đáng. Liên đoàn này, tổ chức công nhân lớn nhất nước Anh, nhất trí với việc làm này của Bevin và giữ vững lập trường trong 5 năm cho tới khi chúng tôi chiến thắng.

        Khó khăn lớn nhất là với Huân tước Beaverbrook. Tôi tin là ông có những việc để đóng góp với chất lượng rất cao. Trên cơ sở những kinh nghiệm của tôi trong các năm trước, tôi quyết định chuyển việc cung cấp và thiết kế máy bay ra khỏi Bộ Không quân và tôi muốn ông làm Bộ trưởng sản xuất Máy bay. Ban đầu, ông có vẻ chần chừ trong việc lãnh trách nhiệm này và đương nhiên Bộ Không quân không muốn ngành cung cấp bị tách ra. Còn có một số bất đồng khác về việc bổ nhiệm ông. Tuy vậy, tôi cảm thấy cuộc sống của chúng tôi tùy thuộc vào dong chảy liên tục của sự xuất xưởng các máy bay mới, tôi cần cái nghị lục dồi dào và cần thiết cho sự thành công của ông ta, và tôi giữ quan điểm nay.

        Để tôn trọng dư luận phổ biến trong quốc hội và trên báo chí, thì điều cần thiết là Nội các Chiến tranh phải nhỏ. Bởi vậy tôi bắt đầu bằng 5 thành viên thôi và chỉ ông Bộ trưởng Ngoại giao mới có một bộ riêng. Đương nhiên các vị này là chính khách lớn đương thời của các đảng phái. Để tiện cho việc điều hành công việc, Bộ trưởng Tài chính và lãnh tụ Đảng Tự do thường cần phải có mặt và cùng với thời gian, số "người tham dự thường xuyên" tăng lên. Nhưng toàn bộ trách nhiệm được đặt lên vai 5 vị bộ trưởng trong Nội các Chiến tranh. Họ là những người có quyền được mất đầu tại nhà giam Tower Hill nếu chúng tôi không chiến thắng. Những người còn lại thì chịu trách nhiệm về những thiếu sót trong phạm vi cấp bộ, không chịu trách nhiệm về chính sách của Nhà nước. Ngoài Nội các Chiến tranh, không ai có thể nói "Tôi không chịu trách nhiệm về cái này hoặc cái kia". Gánh nặng của chính sách do cấp cao hơn hứng chịu. Điều này làm cho nhiều người trút được nỗi lo trong những ngày sắp giáng xuống đầu chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:27:06 pm »


       
*

        Trong kinh nghiệm về chính trị lâu năm của mình, tôi đã giữ những chức vụ quan trọng nhất của Nhà nước, nhưng tôi sẵn sàng thừa nhận là chức vụ giờ đây đã rơi vào tay tôi là chức vụ mà tôi thích nhất. Quyền lực thường được đánh giá là điều cơ bản khi dùng nó để trị người đồng loại hoặc để tăng thêm sự phô trương cá nhân. Nhưng trong con khủng hoảng của quốc gia thì quyền lực là điều mang lại hạnh phúc khi một người biết rõ phải đưa ra những mệnh lệnh gì. Trong bất cứ lãnh vục hoạt động nào, không thể có được sự so sánh giữa các vị trí số 1, với số 2, 3 hoặc 4... Nhũng nghĩa vụ, những vấn đề của tất cả mọi người ngoài người số 1 ra là hoàn toàn khác và khó hơn về nhiều mặt. Luôn luôn là điều bất hạnh khi người số 2 hoặc số 3 phải đề xưởng một kế hoạch hoặc chính sách quan trọng nhất. Người đó không những phải cân nhắc cái được của chính sách mà cả tâm tư người thủ trưởng của mình; cái phải khuyên cáo cần cân nhắc là ở vị trí mình có nên khuyến cáo hay không. Hơn nữa, người số 2 hoặc 3 cũng sẽ phải tính đến người số 4, 5 và 6 và có thể cả số 20, người ngoài cuộc sáng nước hơn. Ở trong đầu mỗi người, tham vọng không được dành nhiều cho những mục đích tầm thường cho danh vọng cho hào quang. Luôn luôn có thể có những quan điểm đúng và nhiều quan điểm hợp lý. Vào thời gian này năm 1915, tôi bị phá sản trong vấn đề Dardanelles và qua việc tôi tìm cách thực hiện một chiến dịch quân sự lớn và cơ bản từ cương vị của một cấp dưới, một công trình trọng đại đã bị quẳng đi. Những người dại dột mới cố gắng làm những công việc liều lĩnh như vậy. Bài học này đã thấm vào da thịt của tôi.

        Ở cấp thượng đỉnh có nhiều cái đơn giản. Một lãnh tụ được công nhận chỉ cần biết chắc làm cái gì là tốt nhất, hoặc ít nhất là xác định phải làm việc đó. Những cam kết trung thành tập trung vào người số 1 là to lớn. Nếu người đó trượt chân thì phải được giúp đỡ. Nếu phạm sai lầm thì không được phanh phui ra; nếu đang ngủ thì không được cố tình làm mất giấc ngủ; nếu không giỏi thì phải hạ gục. Nhưng biện pháp cuối cùng và cực đoan này không thể thực hiện như cơm bữa được, và chắc hẳn là không phải trong thời gian sau khi người đó đã được chọn lựa.

        Những sự thay đổi cơ bản trong bộ máy chỉ đạo chiến tranh thì thực tế hơn là có vẻ như vậy. Napoléon nói: "Hiến pháp phải ngắn và tối nghĩa". Nhũng tổ chức hiện hữu vẫn nguyên vẹn. Không có sự thay đổi nào về nhân vật cả. Ban đầu, Nội các Chiến tranh và các Tham mưu trưởng gặp nhau hàng ngày như đã làm trước đây. Với sự đồng ý của nhà vua, việc tôi nhận là Bộ trưởng Quốc phòng không tạo ra một sự thay đổi hợp pháp hoặc hợp hiến nào cả. Tôi đã cẩn thận xác định quyền hạn và nghĩa vụ của mình. Tôi không yêu cầu Nhà vua hoặc Quốc hội cho tôi những quyền hạn đặc biệt. Tuy nhiên, người ta hiểu và chấp nhận tôi phải đảm nhiệm việc lãnh đạo Chiến tranh với điều kiện là được sự ủng hộ của Nội các Chiến tranh và Hạ viện. Khi tôi nhận việc, có một sự thay đổi chủ yếu và đương nhiên là Bộ trưởng Quốc phòng nắm quyền giám sát và lãnh đạo các Tham mưu trưởng với các quyền hạn không được định rõ. Vì ông Bộ trưởng này đồng thời là Thủ tướng nên ông ta có tất cả các quyền gắn với nhiệm vụ này bao gồm những quyền rất rộng về tuyển lựa hoặc bãi nhiệm tất cả các nhân vật chuyên môn và chính trị. Như vậy, lần đầu tiên Ủy ban các Tham mưu trưởng đảm nhiệm vị trí đúng và thích hợp trong việc tiếp xúc trực tiếp và hàng ngày với người đứng đầu chính phủ, và với sự đồng ý của ông này, có toàn quyền kiểm soát việc chỉ đạo chiến tranh và các lực lượng võ trang.

        Ví trị của Bộ trưởng Bộ Hải quân và Quốc Vụ Khanh Bộ Chiến tranh và Bộ Không quân nhất định bị ảnh hưởng trên thực tế mặc dù không phải trên hình thức. Họ không phải là thành viên của Nội các Chiến tranh và cũng không tham dự các cuộc họp của Ủy ban các Tham mưu trưởng. Họ vẫn chịu trách nhiệm hoàn toàn về bộ của mình, nhưng hết trách nhiệm một cách nhanh chóng và hầu như không thể thấy được đối với việc đề ra các kế hoạch chiến lược và sự điều hành tác chiến hàng ngày. Những công việc này do Ủy ban và Tham mưu trưởng giải quyết dưới quyền trục tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng và Thủ tướng, và như vậy là được phép của Nội các Chiến tranh. Bộ trưởng ba bộ quân chủng, những người được tôi chọn vào các chức vụ này, là những bạn có khả năng và đáng tin cậy của tôi, họ không bị lễ tiết ràng buộc. Họ tổ chức và quản lý các lực lượng luôn luôn phát triển và hỗ trợ hết sức mình theo cách thoải mái, thực tế của người Anh. Do họ là thành viên của Hội đồng Quốc phòng, nên họ có thông tin đầy đủ nhất và thường xuyên tiếp xúc với tôi. Các Tham mưu trưởng, những nhà chuyên môn dưới quyền họ, trao đổi mọi việc với họ và rất tôn trọng họ. Nhưng có một sự chỉ đạo trọn vẹn về chiến tranh mà họ phục tùng một cách chân thành. Không bao giờ xẩy ra trường hợp mà quyền lực của họ bị thách thức hoặc hủy bỏ, và bất cứ ai trong giới này cũng có thể nói ra điều mình suy nghĩ, nhưng thực tế việc chỉ đạo chiến tranh chẳng bao lâu đã ổn định vào trong tay một số ít người, và cái mà trước đây có vẻ như là đầy rẫy khó khăn thì nay đã trở thành đơn giản nhiều, và dĩ nhiên là không kể từ phía Hitler tới. Bất kể sự hỗn loạn của các sự kiện và rất nhiều tai họa mà chúng tôi phải chịu đựng, bộ máy hoạt động hầu như tự động, và người ta sống trong một dòng tư duy mạch lạc khả dĩ chuyển rất nhanh thành hành động điều hành.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:29:36 pm »


       
*

        Tuy cuộc chiến đấu khủng khiếp đang diễn trên biển Manche và độc giả chắc chắn nóng lòng muốn đến nơi đó, nhưng tới điểm này, nên mô tả hệ thống và bộ máy chỉ đạo các vấn đề quân sự và các việc khác mà tôi đã dụng lên và vận hành từ những ngày đầu tôi nắm quyền. Tôi là người tin tưởng mạnh mẽ vào việc giải quyết việc công bằng văn bản. Hắn là sau này khi xem xét lại thì thấy nhiều điều được ghi trên giấy từ giờ này, qua giờ khác dưới tác động của các sự kiện, có thể đã thiếu cân xứng hoặc có thể không thành sự thực được. Tôi muốn mạo hiểm làm việc này. Trừ trong trường hợp quân kỷ, lúc nào cũng nên biểu đạt ý kiến hoặc nguyện vọng hơn là ra lệnh. Tuy nhiên, chỉ thị bằng văn bản phát ra từ bản thân ông Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng hợp pháp được coi trọng tới mức là luôn luôn đem lại kết quả trong công việc, mặc dầu không được biểu hiện dưới dạng mệnh lệnh.

        Để đảm bảo việc tên tôi không bị sử dụng tùy tiện, trong cuộc khủng hoảng tháng 7, tôi phát ra biên bản sau đây:

        "Hãy hiểu dứt khoát là mọi chỉ thị từ tôi phát ra đều bằng văn bản, hoặc phải được xác nhận ngay sau đó bằng văn bản, và tôi không chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến quốc phòng mà tôi được cho là người đã ra những quyết định, trừ khi chúng được làm bằng văn bản".

        Khi thức dậy từ 8 giờ sáng, tôi đọc tất cả các điện báo, và từ trên giường tôi đọc cho viết một loạt liên tục các biên bản và chỉ thị cho các bộ và cho Ủy ban các Tham mưu trưởng. Nhũng văn bản này được xử lý bằng máy tiếp sóng và chuyển ngay lập túc đến tướng Ismay là Thứ trưởng (Quân sự) trong Nội các Chiến tranh và đại diện tôi tại Ủy ban các Tham mưu trưởng khi ông này hàng ngày đến gặp tôi vào buổi sáng. Như vậy, ông ta có nhiều văn bản để mang đến trước cuộc họp của Ủy ban các Tham mưu trưởng vào lúc 10g30 phút sáng. Các vị này coi trọng các ý kiến của tôi trong khi họ thảo luận về tình hình chung. Như vậy, trừ khi trong chúng tôi có những khó khăn cần phải tham khảo thêm ý kiến thì vào thời gian từ 3 giờ đến 5g chiều, đã có đầy đủ một loạt các mệnh lệnh và điện tín của tôi hoặc của các Tham mưu trưởng đã được thống nhất và thường chứa đựng các quyết định cần phải có ngay.

        Trong chiến tranh tổng lực, không thể vạch ra được đường ranh giới rõ ràng giữa các vấn đề quân sự và phi quân sự. Việc không có và chạm như vậy giữa bên phía quân sự và người của Nội các Chiến tranh chủ yếu là do cách của ngài Eduard Bridges. Quốc vụ khanh Nội các Chiến tranh. Là con của một nhà thơ được Vua mời vào làm thơ trong các dịp nghi lễ, ông ta không những là người cực kỳ tài giỏi và làm việc không biết mệt mỏi, mà còn là người có nghị lực và khả năng phi thường, có duyên, bản chất không gọn dấu vết của sự đố ky. Đối với ông ta, thì điều quan trọng là văn phòng Nội các Chiến tranh, như là một tổng thể, phải phục vụ hết mình Thủ tướng và Nội các Chiến tranh. Không bao giờ ông nghĩ đến vị trí cá nhân mình, và không khi nào có trò chơi ô chữ giữa các bên, quân sự và dân sự trong văn phòng cả.

        Trên các vấn đề rộng lớn hơn, hoặc các trường hợp có ý kiến khác nhau, tôi triệu tập một cuộc họp của ủy ban Quốc phòng của Nội các Chiến tranh ban đầu gồm các ông Chamberlain, Atlee, bộ trưởng ba quân chủng với cả các Tham mưu trưởng. Sau 1941, các cuộc họp này bớt đi nhiều1.

        Do bộ máy làm việc suôn sẻ hơn, tôi đi đến kết luận là các cuộc họp hàng ngay của Nội các Chiến tranh với các Tham mưu trưởng không còn cần thiết nữa. Do đó, cuối cùng tôi lập ra cái mà giữa chúng tôi với nhau được gọi là "cuộc diễu hành sáng thứ hai của Nội các". Sáng thứ hai nào cũng vậy, có một cuộc họp lớn - toàn bộ Nội các Chiến tranh, các bộ trưởng ba quân chủng, Bộ trưởng Anh ninh, Bộ trưởng Tài chính, các Quốc vụ khanh về các xứ tự trị và Ấn Độ, Bộ trưởng Thông tin, các Tham mưu trưởng lần lượt báo cáo những gì đã xẩy ra trong tuần trước tiếp theo là Quốc vụ khanh Bộ ngoại giao báo cáo bất cứ các diễn biến quan trọng nào về ngoại giao. Các ngày khác trong tuần, Nội các Chiến tranh họp nội bộ và mọi việc quan trọng đều phải đưa ra trước Nội các. Các Bộ trưởng khác quan tâm chủ yếu đến các vấn đề được đưa ra để thảo luận, thì tham dự họp về phần việc riêng của mình.

        Các thành viên Nội các Chiến tranh đều được cung cấp đầy đủ tất cả các văn bản có tác động đến chiến tranh và biết tất cả các bức điện quan trọng tôi phát đi.

        Do sự tin cậy tăng lên, Nội các Chiến tranh bớt dần can thiệp vào các vấn đề tác chiến, tuy vẫn theo dõi chặt chẽ và nắm chắc vấn đề. Hầu như Nội các giải phóng tôi khỏi gánh nặng của việc trong nước và việc Đảng, làm cho tôi được tự do tập trung vào vấn đề chính. Đối với tất cả các việc tác chiến quan trọng trong tương lai, tôi luôn luôn tham khảo kịp thời ý kiến của họ. Tuy nhiên, một mặt họ nghiên cứu thận trọng các vấn đề phát sinh, mặt khác họ không yêu cầu được thông báo về các thời điểm và chi tiết, và trên thực tế nhiều lần họ chặn lại khi tôi sắp sửa báo cáo các điểm này.

--------------------
        1. Ủy ban quốc phong họp 40 lần năm 1940, 76 lần năm 1941, 20 lần năm 1942, 14 lần năm 1943 và 10 lần năm 1944.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:30:38 pm »


        Tôi không bao giờ có ý định thể hiện nhiệm vụ và vị trí của Bộ trưởng Quốc phòng trong một bộ. Làm điều này phải thông qua lập pháp và tất cả các sự sắp xếp tế nhị tôi đã tả ở trên mà đại bộ phận được thỏa thuận trên cơ sở thiện chí của cá nhân, sẽ phải tranh luận triệt để và thông qua theo một quá trình lập hiến vào những thời điểm không thích hợp. Tuy vậy, vẫn có bộ phận quân sự hiện hữu và đang hoạt động trong Văn phòng Nội các Chiến tranh dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thủ tướng, và trong thời kỳ trước chiến tranh là văn phòng của Ủy ban Quốc phòng Hoàng gia. Đứng đầu bộ phận này là Tướng Ismay với hai sĩ quan đầu trò là Đại tá Hollis và Đại tá Jacob và 1 tổ sĩ quan trẻ chọn đặc biệt từ ba quân chủng. Vàn phòng này trở thành nhóm cán bộ tham mưu cho Bộ trưởng Quốc phòng. Tôi mang nặng nợ đối với các thành viên của nhóm. Tướng Ismay, Đại tá Hollis, Đại tá Jacob được đề bạt và nổi danh một cách đều đặn trong khi chiến tranh diễn biến và không một ai trong họ bị thuyên chuyển cả. Việc thuyên chuyển là bất lợi cho việc giải quyết công việc một cách có hiệu quả và liên tục trong một lĩnh vục đầy ắp tình thân mật và sự quan tâm đến các vấn đề bảo mật. Sau một vài thay đổi ban đầu, tính ổn định trong ủy ban các Tham mưu trưởng hầu như là đồng đều. Sau khi hết nhiệm kỳ Tham mưu trưởng không quân vào tháng 9/1940, Nguyên soái không quân Newal trở thành Toàn quyền Tân Tây Lan. Nguyên soái Portal lên thay và được chấp nhận là một ngôi sao trong ngành không quân. Ông Portal ở với tôi trong suốt cuộc chiến tranh. Ngài John Dill thay thế Tướng Ironside tháng 5/1940 và vẫn là Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia cho tới khi ông theo tôi đến Washington vào tháng 12/1941. Khi đó tôi để ông đại diện tôi về mặt quân sự bên cạnh Tổng thống và đồng thời là Trưởng phái bộ Tham mưu liên quân.

        Quan hệ của ông ta với Tướng Marshall là mối liên kết vô giá trong toàn bộ các công việc của chúng tôi, và khi ông chết tại ngũ được vài năm, ông có cái vinh hạnh duy nhất là được chôn cất tại Nghĩa trang Arlington, một Valhalla (thiên đường để dừng chân), cho đến nay chỉ dành riêng cho các chiến binh Mỹ. Người thay thế ông trên chức vụ Tổng tham mưu trưởng Hoàng gia là ngài Alan Brooke và ông này ở với tôi cho đến cùng.

        Từ 1941 trở đi, trong gần 4 năm mà thời gian đầu là bất hạnh và thất vọng, sự thay đổi duy nhất ở đám ít người này hoặc là trong hàng ngũ các Tham mưu trưởng, hoặc trong nhân viên Bộ Quốc phòng là do cái chết trong lúc làm việc của Đô đốc Pound. Đây có thể là một thành tích trong lịch sử quân sự Anh Quốc. Tổng thống Roosevelt cũng đạt được một mức liên tục tương tự trong chính giới của ông ta. Các Tham mưu trưởng của Mỹ - Tướng Marshall, Đô đốc King và Tướng Arnold và tiếp sau đó là Đô đốc Leahy, cùng bắt đầu với nhau khi Mỹ nhảy vào vòng chiến và không có sự thay đổi gì hết. Vì hiện tại, người Anh và Mỹ cùng lập ra Ủy ban Tham mưu hỗn hợp, thì đây là một thuận lợi vô kể với tất cả mọi người. Trước đây không hề có chuyện này trong các nước Đồng minh.

        Tôi không thể nói là chúng tôi không bao giờ bất đồng với nhau thậm chí ngay cả những lúc thoải mái, nhưng có một sự hiểu ngầm giữa tôi và các Tham mini trưởng Anh là các bên phải thuyết phục, làm cho nhau tin hơn là tìm cách bác bỏ nhau. Dĩ nhiên việc này có cái tiện là chúng tôi cùng có một ngôn ngữ về kỹ thuật và một cơ sở chủ yếu chung về học thuyết quân sự và kinh nghiệm chiến tranh. Trong hoàn cảnh luôn luôn thay đổi này, chúng tôi hành động như một thể thống nhất và Nội các Chiến tranh luôn tăng thêm cho chúng tôi quyền được tự do quyết định, và ủng hộ chúng tôi không mệt mỏi, với một sự kiên định không lay chuyển. Không có sự chia rẽ, như trong cuộc chiến tranh trước, giữa người lính và các chính trị gia, giữa các "binh lính" và các "sĩ quan cao cấp", những thuật ngữ đáng ghét làm phức tạp thêm tình trạng khó xử, rắc rối. Thực vậy, chúng tôi đi sát nhau và tình thân hữu đã được tạo lập mà chúng tôi tin là có giá trị sâu sắc. Hiệu quả của việc điều hành chiến tranh tùy thuộc chủ yếu vào việc liệu các quyết định của cấp có thẩm quyền cao nhất, trên thực tế có được tuân thủ một cách nghiêm túc, trung thực và đúng hạn hay không. Điều này được thực hiện ở Anh, vào thời điểm khủng hoảng nay, do lòng trung thành vô hạn, sự hiểu biết và sự quyết định toàn tâm toàn ý của Nội các Chiến tranh đối với mục đích chủ yếu mà chúng tôi đã dốc sức phục vụ. Chỉ thị phát ra, chiến hạm, bộ đội, máy bay đi vào hoạt động; trong nhà máy, các bánh xe quay. Bằng tất cả các sự vận động này, bằng lòng tin yêu, sự dam mê, lòng trung thành, tôi đã đứng vững và sớm có thể đưa ra  những chỉ thị trọn vẹn về hầu hết các mặt của chiến tranh. Điều này thực sự là cần thiết vì thời buổi quá khó khăn. Cách làm của tôi được chấp nhận vì ai cũng nhận thức được là cái chết và sự tàn phá ở ngay sát nách. Không những cái chết của cá nhân, không từ một ai, ở kề bên, mà ngàn lần quan trọng hơn là sự sống còn, sự vinh quang của nước Anh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:31:08 pm »

        
*

        Bất cứ báo cáo nào về các kiểu chính phủ ra đời trong khuôn khổ liên hiệp quốc gia sẽ không đầy đủ nếu không giải thích một loạt các thông điệp cá nhân mà tôi gửi Tổng thống Hoa Kỳ và người đứng đầu các nước ngoài, cùng chính phủ các xứ tự trị. Quan hệ thư từ này cần được mô tả. Khi nhận được từ Nội các bất cứ quyết định cụ thể nào về chính sách, tôi đích thân soạn thảo và đọc phát các văn kiện này phần lớn trên cơ sở chúng là những bản giao dịch thân mật không chính thức với các bạn bè và người cùng ngành nghề. Thông thương con người có thể biểu đạt ý nghĩ tốt hơn bằng những từ ngữ của chính mình. Chỉ thỉnh thoảng tôi mới đọc trước nội dung văn bản gửi Nội các. Do đã nắm được quan điểm của Nội các, tôi được tự do và thoải mái để làm việc của mình. Đương nhiên tôi hợp tác chặt chẽ với Bộ trưởng Ngoại giao và cơ quan của ông ta, và cùng nhau giải quyết bất cứ các khác biệt nào. Tôi gửi các bức điện này - trong một vài trường hợp, sau khi điện được phát đi - cho các thành viên chính của Nội các chiến tranh và Bộ trưởng khối các xứ tự trị nếu có liên quan đến ông này. Trước khi phát đi, dĩ nhiên tôi đã cho kiểm tra trên phạm vi bộ, các quan điểm và các sự kiện tôi đưa ra, và hầu như tất cả các thông điệp quân sự đều qua tay ông Ismay trước khi tới các Tham mưu trưởng. Văn bản này không hề trái với thông tin chính thức hoặc công việc của các đại sứ. Tuy vậy trên thực tế nó đã trở thành kênh của nhiều công việc quan trọng sống còn và trong việc chỉ đạo chiến tranh của tôi, nó đã góp một phần không kém quan trọng, đôi khi thậm chí còn hơn cả những nhiệm vụ của tôi trên cương vị Bộ trưởng Quốc phong.

        Nhóm rất chọn lọc và hoàn toàn tự do bày tỏ ý kiến của mình này hầu như lúc nào cũng bằng lòng với các dự thảo của tôi và dành cho tôi một sự tin tưởng ngày một tăng. Ví dụ, các sự bất động với quan chức Mỹ ở cấp 2 thì không sao giải quyết nổi, nhưng trực tiếp với người đứng đầu thì luôn luôn là vượt qua được trong một vài giờ. Thực ra, với thời gian hiệu quả của việc giải quyết công việc ở cấp cao là quá rõ ràng nên tôi phải thận trọng không để nó biến thành cái kênh để giải quyết công việc thông thường thuộc cấp bộ. Tôi luôn luôn từ chối việc các đồng nghiệp của tôi yêu cầu tôi đích thân nói với Tổng thống về các vấn đề chi tiết quan trọng. Nếu nhét quá mức các vấn đề này vào văn thư giao dịch cá nhân thì chúng sẽ sớm phá hoại tính chất riêng tư và do đó giảm cả giá trị của loại văn thư này.

        Quan hệ của tôi với Tổng Thống dần dần trở nên chặt chẽ đến mức công việc chủ yếu giữa hai nước chúng tôi hầu như được điều khiển thông qua sự trao đổi cá nhân giữa ông ta và tôi. Bằng cách này, chúng tôi đạt được sự thông cảm lẫn nhau hoàn hảo. Trên cương vị vừa là Nguyên thủ Quốc gia vừa là người đứng đầu Chính phủ, ông Roosevelt có thẩm quyền phát ngôn và hành động trong mọi lĩnh vục. Và với Nội các Chiến tranh mà mình phải gánh vác, tôi đại diện cho Anh quốc trên một phạm vi hầu như tương đương. Như vậy, một sự phối hợp ở một trình độ cao đã được đạt tới, và việc tiết kiệm được thời gian cũng như giảm thiểu số lượng người phải thông báo là vô giá. Tôi gửi những bức điện của mình cho Đại sứ quán Mỹ tại Luân đôn, và sứ quán quan hệ trực tiếp với Tổng thống ở Nhà Trắng bằng các máy mã hóa đặc biệt. Các văn bản trả lời được nhận và công việc được giải quyết với tốc độ được tạo nên bởi sự chênh lệch về múi giờ. Bất cứ thông điệp nào mà tôi soạn thảo vào buổi chiều hoặc ban đêm, thậm chí vào 2 giờ sáng hôm sau sẽ tới tay Tổng Thống trước khi ông đi ngủ, và luôn luôn trả lời của ông đền tay tôi khi tôi thức dậy sáng hôm sau. Tôi gửi cho ông tất cả 950 bức thông điệp và nhận được khoảng 800 bức trả lời. Tôi cảm thấy là tôi tiếp cận với một nhân vật rất vĩ đại đồng thời cũng là một người bạn có nhiệt tình và là chiến sĩ đấu tranh cho những sự nghiệp cao cả mà chúng tôi phục vụ.

       
*

        Vào ngày thứ hai 13/5/1940, trong một phiên họp đặc biệt được triệu tập, tôi yêu cầu Hạ viện bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính quyền mới. Sau khi báo cáo tiến độ đạt được trong các nhiệm vụ được giao, tôi nói: "Tôi không có gì để đề nghị cả mà chỉ có máu, nước mắt, mồ hôi và sự vất vả".

        Trong suốt chiều dài lịch sử lâu đòi của chúng tôi, không có Thủ tướng nào có khả năng đưa ngay lập tức ra trước Quốc hội và quốc dân một chương trình ngắn gọn và phổ cập đến như vậy. Và tôi chấm dứt:

        Các ngài hỏi, chính sách của chúng tôi là gì? Tôi sẽ trả lời: Là làm chiến tranh, trên đất liền, ngoài biển, trên không với tất cả cường độ và sức mạnh mà thượng đế có thể cho chúng ta, làm chiến tranh chống lại sự bạo ngược quái ác của con người. Đó là chính sách của chúng tôi. Các ngài hỏi, mục đích của chúng tôi là gì? Tôi có thể trả lời bằng một từ là: Chiến thắng - chiến thắng bằng mọi giá, chiến thắng bất chấp mọi nỗi kinh hoàng; chiến thắng dù cho con đường còn dài và khó khăn; vì không chiến thắng thì không có tồn tại. Không chiến thắng tức là: không có sự tồn tại cho Đế quốc Anh, không có sự tồn tại cho tất cả những gì mà Đế quốc Anh đại diện. Nhưng tôi nhận nhiệm vụ một cách vui vẻ và với niềm vọng. Tôi cảm thấy một cách chắc chắn là chính nghĩa của chúng ta sẽ đứng vững trong lòng người. Ở thời điểm này, tôi cảm thấy có quyền yêu cầu sự giúp đỡ của mọi người, và tôi nói: Chúng ta hãy cùng tiến lên với sức mạnh đoàn kết của mình.

        Hạ viện đã thống nhất bỏ phiếu tán thành các vấn đề đơn giản này, sau đó hoãn họp đến 21/5

        Như vậy sau đó tất cả chúng tôi đều bước vào nhiệm vụ chung. Chưa bao giờ một Thủ tướng Anh lại nhận được từ các đồng sự trong Nội các sự giúp đỡ đích thực và trung thành mà tôi được hưởng trong 5 năm tiếp theo từ các người này thuộc tất cả các đảng phái trong nước. Quốc hội một mặt duy trì sự phê bình tự do và tích cục, mặt khác ủng hộ liên tục và tuyệt đối tất cả các biện pháp mà chính phủ đề nghị, và quốc gia thì đoàn kết và hăng hái, tích cực như chua từng thấy trước đây bao giờ. Thực thế, việc đó phải như vậy, vì chúng tôi sẽ phải đối phó với các sự kiện thuộc loại kinh khủng hơn cả những gì mà bất cứ ai đã nhìn thấy trước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:34:06 pm »


2

TRẬN ĐÁNH Ở NƯỚC PHÁP

        Khi chiến tranh bùng nổ tháng chín năm 1939, thì quân chủ lực của lục quân và không quân Đức được tập trung vào việc đánh chiếm Ba Lan. Dọc theo toàn bộ chiến tuyến phía tây, từ Aix-la-Chapelle tới biên giới Thụy Sĩ, có 42 sư đoàn quân Đức, không có binh chủng thiết giáp. Sau khi động viên, nước Pháp có thể triển khai tương đương với 70 sư đoàn đối diện với quân Đức. Vì những lý do đã được giải thích, lúc đó người ta cho rằng khó lòng tấn công Đức được. Tình hình vào ngày 10/5/1940 là rất khác. Kẻ thù lợi dụng 8 tháng chậm trễ và sự tàn phá nước Ba Lan, đã vũ trang và trang bị huấn luyện khoảng 155 sư đoàn trong đó có 10 sư đoàn thiết giáp "Con báo". Sự thỏa thuận giữa Hitler và Staline đã giúp Hitler giảm lực lượng vũ trang ở phía Đông xưởng qui mô nhỏ nhất. Theo tướng Halder, Tổng Tham mưu trưởng Đức thì đối diện với nước Nga chỉ "Có không quá một lực lượng bảo vệ nhỏ, gần đủ để làm nhiệm vụ thu thuế quan". Không có linh cảm gì về tương lai của chính mình, chính phủ Xô Viết theo dõi sự tàn phá "mặt trận thứ 2 ấy" ở phía tây mà họ sớm phải lớn tiếng kêu gọi và chờ  đợi từ lâu trong ngắc ngoải. Vì vậy, Hitler ở trong tư thế mở một cuộc tấn công vào Pháp bằng 126 sư đoàn và toàn bộ sức mạnh rất lớn của 10 sư đoàn thiết giáp "Con báo" gồm xấp xỉ 3.000 xe bọc thép trong đó có ít nhất 1.000 là xe tăng loại nặng.

        Đối lập với các lực lượng này của đối phương mà dĩ nhiên chúng tôi không biết chính xác số lượng và đội hình, người Pháp có tổng số tương đương với 103 sư đoàn trong số đó có cả quân Anh. Nếu quân đội của Bỉ và Hà Lan bị lôi vào vòng chiến, thì con số trên sẽ tăng thêm 22 sư đoàn Bỉ, và 10 sư đoàn Hà Lan. Khi hai nước này bị bất ngơ tấn công thì tổng số các sư đoàn Đồng minh đủ chất lượng và có sẵn trên danh nghĩa vào ngày 10/5 sẽ la 135, hay la gần như con số có của địch mà chúng tôi biết được lúc bấy giờ. Được tổ chức và trang bị thích hợp, huấn luyện và lãnh đạo tốt, thì theo tiêu chuẩn của cuộc chiến tranh trước, lực lượng này phải có cơ may chặn đứng cuộc tấn công.

        Tuy nhiên, người Đức có hoàn toàn tự do để chọn thời điểm, hướng và lực lượng của cuộc tấn công. Hơn một nửa lục quân Pháp dàn ở phía đông và nam nước Pháp, và 51 sư đoàn Pháp và Anh thuộc Tập đoàn quân số 1 của Tướng Billotte cùng với bất cứ viện trợ sắp có nào của Bỉ và Hà Lan phải đương đầu với sự tấn công khủng khiếp của trên 70 sư đoàn địch dưới quyền chỉ huy của Bock và Rundstedt ở giữa Longwy và bể. Việc phối hợp xe tăng mà hầu như đại bác bắn không thủng với phóng pháo cơ tỏ ra rất có hiệu quả ở Ba Lan trên qui mô nhỏ hơn, lại được sử dụng tạo thành mũi nhọn của cuộc tấn công chính, và một cụm gồm 5 sư đoàn xe tăng "Con báo" và 5 sư đoàn cơ giới dưới sự chỉ huy của Kleist hướng vào Sedan và Monthermé qua dẫy Ardennes. Để đối phó với kiểu chiến tranh hiện đại như vậy, người Pháp đã triển khai khoảng 2.300 xe tăng, đại bộ phận thuộc loại nhẹ. Biên chế thiết giáp của họ có một số kiểu hiện đại, nhưng hơn một nửa tổng số thiết giáp được phân tán trong các tiểu đoàn xe tăng loại nhẹ để phối hợp với bộ binh. Sáu sư đoàn thiết giáp của họ - riêng lực lượng này có thể đối phó được với sự tấn công ào ạt của xe tăng "Con báo" - được phân bổ trên khắp chiến tuyến và không thể tập trung để hoạt động có hiệu quả được. Anh quốc, nơi phát minh ra xe tăng, mới chỉ hoàn thành việc lập biên chế và đào tạo sư đoàn đầu tiên của mình (328 tăng) và sư đoàn này vẫn ở bên Anh.

        Chiến đấu cơ Đức giờ đây tập trung ở phía Tây hơn hẳn Pháp về mặt số lượng và chất lượng. Lục lượng không quân Anh trên đất Pháp gồm 10 phi đoàn chiến đấu cơ Hurricane được lấy ra từ lực lượng phòng thủ nội địa, và 19 phi đoàn các chiến đấu cơ kiểu khác. Các quan chức hàng không Anh cũng như Pháp đều không trang bị cho mình các phóng pháo cơ lúc này làm cho lục quân Pháp, đặc biệt là quân da màu của họ, mất tinh thần.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM