Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:06:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53149 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 09:48:15 pm »


       
*

        Sự tấn công vào thương thuyền của chúng tôi bằng tàu nổi biệt kích có thể khủng khiếp hơn nếu có thể được duy trì. Ba tàu chiến bỏ túi mà Đức có theo Hiệp ước Versailles đã được thiết kế với ý nghĩ sẽ là khu trục hạm để phá tàu buôn. Chúng có pháo 11 inches, tốc độ 26 hải lý và lá chắn thép được ép với một kỹ sảo bậc thầy để tàu không vượt quá giới hạn trọng tải 10.000T. Không một tuần dương hạm đơn chiếc nào của Anh có thể sánh được với chúng. Các tuần dương hạm có pháo 8 inches của Đức hiện đại hơn tàu của chúng tôi và nếu được dùng như là tàu biệt kích chống tàu buôn thì sẽ là một sự đe dọa khủng khiếp. Ngoài ra, kẻ thù có thể sử dụng những người giả trang là thủy thủ tàu buôn và có trang bị nhiều vũ khí. Chúng tôi con nhớ như in những tổn thất của tàu Emden và Koenigsberg năm 1914 cũng như của trên 30 chiến hạm và các người có vũ trang giả dạng là thủy thủ thương thuyền, đã buộc chúng tôi phải phối hợp đế tiêu diệt.

        Trước khi chiến tranh nổ ra, có những tin tức và lời đồn là một hoặc nhiều chiến hạm bố trí đã rời khỏi nước Đức. Hạm đội nội địa đi lùng sục nhưng không thấy gì. Bây giờ chúng tôi biết là tàu Deutschland và Grafspee đã rơi Đức trong khoảng 21 đến 24 tháng 8, đã lọt qua vùng nguy hiểm và đang tự do ở ngoài biển khơi trước khi chúng tôi tổ chức được việc phong tỏa và tuần tra phía Bắc. Ngày 3/9, tàu Deutschland, sau khi đi qua eo biển Đan Mạch, đang phục kích gần Greenland. Tàu Graf Spee đã qua con đường Đại Tây Dương, không bị phát hiện và hiện ở cách xa Azores về phía nam. Mỗi tàu đều có một tàu phụ đi theo để tiếp tế nhiên liệu và vật tư. Ban đầu cả hai không động tĩnh gì và mất hút trong biển khơi. Họ không bị nguy hiểm gì cho đến khi họ xuất kích. Ngày 30/9, tàu buồm Clement của Anh trọng tải 5000T đi độc lập bị Graf Spee đánh chìm ngoài khơi Pernambuco. Nghe tin nay Bộ Hải quân như bị điện giật. Đó là tín hiệu mà chúng tôi đang chờ. Lập tức các nhóm săn tàu địch được thành lập bao gồm các hàng không mẫu hạm hiện có, có sự yểm trợ của các chiến hạm bọc thép, tuần dương hạm bọc thép, tuần dương hạm thường. Mỗi nhóm gồm hai hoặc ba tàu được coi là có đủ khả năng bắt và tiêu diệt một chiến hạm bỏ túi.

        Trong các tháng tiếp theo, việc truy tìm hai tàu biệt kích kéo theo sự thành lập tất cả 9 nhóm săn tàu bao gồm 23 tàu cỡ lớn và mạnh. Hoạt động xuất phát từ các căn cứ cũ phân tán trên khắp Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, các nhóm này có thể kiểm soát được các vùng chủ chốt mà tàu bè chúng tôi qua lại. Muốn tấn công việc thương mại của chúng tôi, kẻ địch cũng phải có mặt tại một địa điểm trong tầm với ít nhất của một trong các vùng chủ chốt.

        Tàu Deutschland có nhiệm vụ quấy phá tuyến giao thông huyết mạch xuyên Tây bắc Đại Tây Dương của chúng tôi đã làm sáng tỏ những mệnh lệnh của mình với một sự thận trọng thấu đáo. Trong hai tháng rưỡi trên biển nó không khi nào tiếp cận một đoàn tàu hộ tống. Nó hạ quyết tâm tránh các lực lượng Anh và vì vậy không vượt quá hai vụ đánh đắm trong đó có một tàu Na Ủy nhỏ. Đầu tháng 11, nó lầm lũi quay về Đức, lại qua đường bắc cục. Tuy nhiên riêng sự hiện diện có mục đích của chiếc tàu loại mạnh này trên con đường thông thương chính của chúng tôi đã tạo ra một sự căng thẳng đối với các tàu hộ tống và các nhóm săn lùng tàu địch ở bắc Đại Tây Dương. Trên thực tế, chúng tôi thích nó hành động thực sự hơn là sự đe dọa không rõ ràng mà nó biểu hiện.

        Tàu Graf Spee táo bạo hơn, giàu trí tưởng tượng hơn cả và sớm đã trở thành trung tâm chú ý ở nam Đại Tây Dương. Cách làm của nó là xuất hiện trong chốc lát tại một địa điểm nào đó, tuyên bố là đã diệt được địch và rồi biến mất trên Đại Tây Dương hoang vu không có đường đi lối lại gì hết. Sau lần xuất hiện thứ hai, xa hơn về phía nam con đường mũi Hảo Vọng trong đó nó đã đánh đắm một tàu duy nhất, nó lại mất hút trong gần một tháng và các đội săn tàu của chúng tôi đã đi tìm ngang dọc khắp nơi, khắp chốn và có lệnh phải cảnh giác đặc biệt đối với vùng Ấn Độ Dương. Đây đúng là nơi đến của nó và ngay 15 tháng 11 nó đã đánh chìm một tàu chở dầu nhỏ tại kênh Mozambique, giữa Madagascar và đại lục. Như vậy, giả vờ là mình có mặt tại Ấn Độ Dương để kéo việc săn tàu về hướng này, Langsdorff hạm trưởng, một người có đẳng cấp cao nhanh chóng vòng quanh trở lại vượt mũi Hảo Vọng ở một cự ly khá xa, và đi vào Đại Tây Dương. Hành động này không qua được dự kiến trước của chúng tôi, nhưng việc rút lui của Langsdorff quá nhanh nên chúng tôi không thực hiện được kế hoạch chặn bắt. Bộ Hải quân không có cách nào để biết rõ là trên thực tế có một hay hai tàu biệt kích đang đi lại, lảng vảng, dò la, và đã có những cố gắng ở cả Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Chúng tôi cũng ngờ rằng tàu Spee là tàu cùng loại với tàu Scheer. Sự mất cân đối giữa lực lượng của địch và những biện pháp phản công mà chúng tôi buộc phải có là vấn đề phiền toái. Nó nhắc lại cho tôi những tuần lễ lo âu trước hành động tại Coronel và sau đó tại Falkland Islands tháng 12/1914, khi mà chúng tôi phải chuẩn bị tại 7 hoặc 8 điểm khác nhau ở Thái Bình Dương và nam Đại Tây Dương cho chuyến đi tới của Đô đốc Von Halder Spee với sự ra mắt sớm của loại tàu kiểu Scharnhorst và Gneisenau. Một phần tư thế kỷ đã trôi qua, nhưng chuyện như đánh đố vẫn không thay đổi. Vói một cảm giác thực sự nhẹ nhõm, chúng tôi được biết là một lần nữa tàu Spee lại xuất hiện trên cung đường Cape - Free Town, đánh chìm tàu Doric star và một tàu khác vào ngày 2 tháng 12 và thêm một chiếc nữa vào ngày 7.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 09:51:37 pm »


*

        Từ đầu cuộc chiến, Đại tá hải quân Harwood có nhiệm vụ đặc biệt quan tâm bảo vệ tuyến tàu về Anh đi lại ngoài khơi River Plate và Rio de Janeiro. Ông ta tin chắc là sớm hay muộn tàu Spee sẽ đến Plate, nơi có nhiều ảnh hưởng tốt nhất. Ông đã suy nghĩ kỹ về các chiến thuật mà ông sẽ dùng đến khi đụng độ. Các tuần dương hạm Cumberland và Exeter có pháo 8 inches cùng với Ajax và Achilles có pháo 6 inches (chiếc sau cũng là của Tân Tây Lan chủ yếu do người Tân Tây Lan vận hành) của ông ta có khả năng không những bắt kịp mà còn phá hủy được. Tuy nhiên, với các nhu cầu về nhiên liệu và chỉnh trang lại thì khó lòng có đủ cả bốn chiến hạm vào "ngày hành động". Nếu quả như vậy, thì vấn đề có thể tranh cãi được. Khi nghe tin tàu Doric Star bị đánh chìm ngày 2 tháng 12 Harwood đã đoán đúng. Tuy tàu ở cách xa trên 3.000 hải lý, ông cho là tàu Spee có lẽ đi về hướng Plate. Vói một sự may mắn và khôn ngoan, ông ước tính tàu có thể đến vào ngày 13. Ông ra lệnh cho toàn bộ các lực lượng sẵn có phải tập trung ở đó vào ngày 12 tháng 12. Than ôi! tàu Cumberland đang phải chỉnh trang lại tại Falklamds; nhưng vào buổi sáng ngày 13, tàu Exeter, Ajax và Achilles cùng đi với nhau ở trung tâm các đường hàng hải ngoài khơi của sông đổ ra bể. Khá chắc chắn, đến 6hl4’ sáng, thấy có khói ở phía đông. Cuộc đụng độ được chờ đợi từ lâu đã đến

        Trên tàu Ajax, Harwood bố trí lực lượng của mình theo cách tấn công chiến ham bỏ túi từ nhiều ngả xa cách nhau để địch bị lúng túng trong việc sử dụng hỏa lực, và đưa hải đội nhỏ của mình mở hết tốc lực xông vào. Thoạt nhìn, hạm trưởng Langsdorff cho rằng mình phải đối phó với một tuần dương hạm loại nhẹ và hai khu trục hạm, và ông ta cũng phóng hết tốc lực lên phía trước, nhưng ít phút sau ông nhận ra được chất lượng của đối phương và biết rằng một trận tử chiến sắp xảy ra. Hai bên đôi phương đang áp sát vào nhau với tốc độ gần 50 hải lý/giờ. LangsdoríT chỉ còn có một phút để quyết định: Việc đúng đắn mà ông làm là quay hướng khác ngay lập tức để giữ kẻ địch càng lâu càng tốt trong tầm đại pháo 11 inches ưu việt của mình mà lúc đầu phía Anh không thể phản pháo được. Như vậy ông đã mang lại cho hỏa lực ổn định của mình cái lợi là hiệu số giữa cộng thêm và trừ bớt tốc độ. ông rất có thể gây tổn thương nặng cho một trong những kẻ thù của mình trước khi bất cứ kẻ thù nào trong đám ấy có thể nã súng vao ông. Trái lại, ông đã quyết định không thay đổi cách làm và đi tới chỗ tàu Exeter. Do đó hầu như hai bên đều đồng thời cùng hành động. Chiến thuật của Đại tá hải quân Harwood tỏ ra có lợi thế. Ngay từ các giai đoạn sớm nhất của cuộc chiến, pháo 8 inches của tàu Exeter đã nã hàng loạt đạn vào tàu Spee, trong khi đó các tuần dương hạm với pháo 6 inches cũng xạ kích rất và có hiệu quả. Chẳng mấy chốc tàu Exeter bị trúng đạn, tháp pháo B bị phá sập, thông tin liên lạc trên cabin chỉ huy bị phá hủy và hầu hết các người trên đó bị chết hoặc bị thương, tàu tạm thời không thể điều khiển được nữa. Tuy vậy, vào thời điểm này, địch cũng không thể tiếp tục coi thường các tuần dương hạm có pháo cỡ 6 inches, và tàu Spee chuyển hỏa lục chính sang các đối tượng này, thành ra chiếc Exeter được yên thân trong lúc khó khăn này. Bị bắn phá từ ba phía, chiến hạm Đức thấy phía Anh tấn công quá rát, bèn sớm nhả khói mù để chuyển hướng với ý đồ rõ ràng là đi về phía River Plate. Langsdorff lẽ ra phải làm việc này sớm hơn.

        Sau lần thay đổi hướng này, tàu Spee một lần nữa lại tấn công tàu Exeter và tàu này bị trúng nặng đạn 11 inches. Toàn bộ pháo phía trước bị hỏng, phía giữa thân tàu bốc cháy, thiệt hại to lớn. Hạm trưởng Bell thoát nạn khi cabin chỉ huy bị nổ, và tập hợp quanh mình hai hoặc ba sĩ quan tại trạm điều khiển phía đuôi tàu và giữ cho tàu hoạt động với tháp pháo duy nhất còn lại cho mãi tới 7h30’, khi áp suất không còn nữa thì pháo này cũng hỏng nốt. Ông có thể làm gì hơn được nữa. Đến 7h40’, tàu Exeter đổi hướng đi để tiến hành sửa chữa và không tiếp tục tham chiến nữa.

        Các tàu Ajax và Achilles đã ở tư thế truy đuổi, tiếp tục hành động với tinh thần sôi nổi. Tàu Spee chĩa toàn bộ pháo nặng vào hai tàu này. Đến 7h35’ hai tháp pháo phía đuôi tàu bị phá tung và tàu Achilles cũng bị tổn thất. Hai tuần dương hạm loại nhẹ này không phải là địch thủ của đối phương về mặt hỏa lực, và khi thấy đạn được đang cạn dần, Hardwood trên tàu Ajax quyết định ngừng đánh đến tận đêm tối để có cơ may tốt hơn trong việc sử dụng có hiệu quả pháo loại nhẹ của mình và có thể cả thủy lôi nữa. Vì vậy, ông cho tàu nhả khói để chuyển hướng và địch cũng không đuổi theo. Cuộc giao chiến ác liệt này kéo dài lh20’. Trong thời gian còn lại của ngày, tàu Spee đi về Montevedeo, các tuần dương hạm Anh bám sát, thỉnh thoảng hai bên có đối pháo. Quá nửa đêm một chút, Spee vào Montevideo và nằm lại để sửa chữa những chỗ bị hỏng, lấy thêm đồ tiếp tế, đưa thương binh xưởng, chuyển nhân viên sang một tàu buôn Đức và báo cáo với Quốc trưởng. Tàu Ajax và Achilles nằm ở phía bên ngoài quyết tâm bám sát địch từng bước cho đến ngày nó tận số nếu nó tiếp tục phiêu lưu. Trong khi đó thì vào đêm 14, tàu Cumberland rồi Falklands và chạy hết tốc độ đến thế chỗ của tàu Exeter bị tổn thất nặng nề. Việc có mặt của chiếc tuần dương hạm có pháo 8 inches này rút ngắn khoảng cách tương quan lực lượng giữa hai bên trong một tình thế không chắc chắn.

        Ngày 16 tháng 12, Hạm trưởng Langsdorff điện cho Bộ tu lệnh Hải quân Đức biết việc trốn thoát là vô vọng. "Yêu cầu quyết định là phải đánh chìm tàu mặc dù của sông Plate không đủ chiều sâu, hay là nên chôn tàu".

        Tại một cuộc họp do Hitler chủ trì, có mặt của Raeder và Jodi, câu trả lời sau đây đã được quyết định:

        "Bằng mọi cách, tìm cách kéo dài thời gian ở các vùng thủy phận trung lập... Nếu có thể được thì mở đường qua Buenos Aires - không chôn tàu ở Uruguay - Nếu đánh chìm tàu thì tìm cách phá tàu triệt để".

        Đúng như vậy, trong chiều ngay 17, tàu Spee chuyển trên 700 người với hành lý và lương thực sang một chiếc tàu buôn Đức đậu tại cảng. Tiếp ngay sau đó Đô đốc Harwood được tin là tàu đang nhổ neo. Hồi 6hl5’ chiều, trước đám rất đông đúng nhìn, tàu rời cảng, từ từ ra khơi và được các tuần dương hạm Anh hăm hở đón chờ. Đến 8h54’ tối khi mặt trời lặn, phi cơ của chiếc Ajax đưa tin: "Tàu Graf Spee đã tự cho nổ tung". Langsdorff đau quặn tim vì tàu của mình không còn nữa và hai ngày sau đó ông ta tự sát bằng súng.

        Như vậy cuộc thử thách thứ nhất bằng tàu nổi đối với mậu dịch của nước Anh trên mặt các đại dương đã chấm dứt. Không có tàu biệt kích nào xuất hiện cho tới mùa xuân 1940. Những tàu này dễ tránh khỏi bị phát hiện, nhưng mặt khác lại có thể bị khống chế bằng các lực lượng ít hơn so với lực lượng cần thiết để phá hủy một chiến hạm bỏ túi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 09:55:58 pm »


19

MẶT TRẬN TRÊN ĐẤT PHÁP

        Ngay khi chiến tranh nổ ra, đội quân viễn chinh của Anh gọi tắt là "B.E.F" bắt đầu chuyển sang Pháp. Vào trung tuần tháng 10, bốn sư đoàn Anh tạo thành hai quân đoàn nhà nghề đã ở vị trí của mình dọc theo biên giới Pháp - Bỉ và đến tháng 3/1940 có thêm sáu sư đoàn được phái đến để bổ sung, như vậy tổng số là 10 sư đoàn. Vói số quân tăng thêm, chúng tôi tiếp quản thêm nhiều tuyến. Dĩ nhiên chúng tôi không tiếp cận với địch ở bất cứ điểm nào. Khi BEF tới vị trí được qui định, họ thấy đã có một hào chống tăng nhân tạo khá hoàn hảo được chuẩn bị sẵn dọc theo tuyến một và cứ cách nhau khoảng 1.000 thước Anh lại có một boong ke rộng và dễ nhìn thấy, có bố trí súng máy và súng chống tăng bắn dọc theo hào. Cũng có cả một vành đai liên tục bằng giây thép gai. Đại bộ phận công việc của bộ đội chúng tôi trong các mùa thu và mùa đông kỳ dị nay là tập trung cải tiến công sự phòng ngự của Pháp và tổ chức một kiểu phong tuyến Siegfried. Tuy có băng nhưng công việc xúc tiến nhanh. Ảnh chụp từ trên không cho thấy tốc độ mà người Đức đang phát triển tuyến Siegfried của họ từ Moselle lên phía Bắc. Chứng tôi có vẻ như theo kịp họ mặc dù họ có nhiều thuận lợi về nguyên vật liệu trong nước và lao động bắt buộc. Các căn cứ rộng lớn được thiết lập, đường xá cải tiến, và đường sắt khổ rộng được đặt trên một cung dài 100 dặm. Xấp xỉ 50 sân bay mới và các bộ phận vệ tinh được phát triển hoặc cải tiến. Phía sau tuyến chúng tôi những số lượng lớn nguyên vật liệu, vũ khí trang bị, được xếp trong kho dọc các tuyến giao thông. Dự trữ tiếp tế đủ cho mười ngày được thiết lập giữa sông   

        Seine và sông La Somme và phụ thêm bảy ngày nữa cho phía bắc sông La Somme. Dự trữ phụ này đã cứu vãn được quân đội sau khi quân Đức chọc thủng phòng tuyến. Do tình hình yên tĩnh bao trùm, dần dần nhiều cảng phía bắc Le Havre được đưa vào sử dụng lần lượt và sau cùng chúng tôi sử dụng tất cả 13 cảng Pháp.

*

        Năm 1914 tinh thần của quân đội và dân tộc Pháp rất hăng, hùng hục cương quyết kịch liệt tấn công. Chủ nghĩa của họ là nước yếu hơn về mặt số lượng chỉ có thể chống lại sự xâm lăng bằng phản công, không chỉ về chiến lược mà về chiến thuật ở mọi điểm. Giờ đây là một nước Pháp khác hẳn với nước Pháp đã lăn xả vào kẻ thù hồi tháng 8 năm 1914. Tinh thần phục thù đã làm tròn sứ mệnh và đã dốc kiệt lực thành thắng lợi. Những người lãnh đạo nuôi dưỡng nó đã chết từ lâu. Nhân dân Pháp đã kinh qua sự tàn sát khủng khiếp một triệu rưỡi đồng bào của mình. Trong đầu óc đại bộ phận người Pháp, hành động phản công gắn với những thất bại ban đầu của cuộc tấn công ác liệt năm 1914, với cuộc đẩy lùi của tướng Nivelle năm 1917, với sự dãy chết kéo dài của các trận La Somme và Passchendaele, và trên hết với nhận thức hỏa lực của vũ khí hiện đại đem lại sự tàn phá cho kẻ tấn công. Ở Pháp cũng như ở Anh đều không có sự hiểu biết thực sự về hậu quả của một sự kiện mới có thể làm cho xe thiết giáp chịu đựng được hỏa lực của pháo binh và có thể tiến với tốc độ 100 dặm một ngày. Một cuốn sách minh họa vấn đề này do tướng De Gaulle công bố mấy năm trước đã không có được sự hưởng ứng. Quyền lực của Thống chế Petain già nua trong hội đồng chiến tranh tối cao đã ảnh hưởng sâu nặng đến tư duy quân sự của Pháp trong việc không tiếp thu các ý kiến mới, và đặc biệt là làm nản lòng cái được gọi một cách cũ kỹ là "Vũ khí tấn công".

        Vói sự hiểu biết sau này, chính sách về chiến lũy Maginot thường bị lên án. Chắc chắn là nó tạo ra một tâm lý phòng ngự. Tuy vậy, trong việc phòng ngự một đường biên giới dài hàng trăm dặm, thì dùng pháo đài càng nhiều càng tốt làm vật cản luôn luôn là một sự thận trọng khôn ngoan và như vậy tiết kiệm được việc sử dụng bộ đội trong các vai trò tĩnh tại và trên hết "ép sự xâm lăng có tiềm lục phải theo một hướng nhất định". Nếu được sử dụng đúng theo kế hoạch chiến tranh của Pháp thì công của chiến lũy Maginot là lớn đôi với nước Pháp. Có thế coi nó như chứa đựng một dãy dài các điểm xuất kích bất ngờ vô giá, và trên hết, là phân cách các đoạn lớn của phòng tuyến thành phương tiện tích lũy tổng dự trữ hay là "Đội quân chiến lược dự trữ". Nếu tính đến sự mất cân bằng về dân số giữa Pháp và Đức, thì phòng tuyến Maginot phải được coi là một biện pháp khôn ngoan và đứng đắn. Thực vậy, ta lấy làm lạ là nó lại không được kéo dài tới ít nhất là dọc theo sông Meuse, và như vậy nó có thể được dùng làm một lá chắn đáng tin cậy để cho thanh kiếm tấn công, nặng và sắc của Pháp, được tự do hoành hành. Nhưng thống chế Pétain đã phản đối sự kéo dài này. Ông ta một mực cho rằng dãy Ardennes không phải là lối xâm nhập vì địa hình của nó. Do đó nó đã bị gạt bỏ. Trong dịp tôi đến thăm Metz năm 1937, tướng Giraud có giải thích cho tôi những quan niệm về phản công của chiến lũy Maginot. Tuy nhiên quan niệm này không được thực hiện, và phòng tuyến này không những đã hút những số lượng lớn về binh lính và kỹ thuật viên được đào tạo kỹ, mà còn tác động tiêu hao sức mạnh về chiến lược quân sự và sự cảnh giác của quốc gia.

        Sức mạnh mới của không quân được đánh giá đúng là một yếu tố cách mạng trong mọi cuộc hành quân. Xem xét các số lượng tương đối nhỏ về phi cơ của phía bên này cũng như bên kia, vào thời gian này, ta thấy tác dụng của không quân thậm chí đã bị thổi phòng và đại bộ phận phi cơ chủ yếu được dùng cho việc phòng thủ bằng cách gây khó khăn cho việc tập trung và giao liên của các binh đoàn lớn một khi được đưa vào tấn công. Ngay cả thời kỳ động viên cũng được Bộ Tư lệnh tối cao Pháp coi là gay go nhất vì có khả năng đường sắt bị phá hủy, tuy rằng số lượng phi cơ Đức cũng như của Đồng Minh là quá ít để làm được một nhiệm vụ như vậy. Những suy nghĩ này của các tư lệnh không quân là theo đường lối đúng đắn và được các năm cuối cuộc chiến tranh chứng minh khi mà không lực đã tăng lên gấp từ 10 đến 20 lần. Ở giai đoạn đầu, suy nghĩ như vậy là quá sớm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 09:57:52 pm »


*

        Ở Anh có câu nói đùa là Bộ Chiến Tranh lúc nào cũng đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh cuối cùng. Nhưng câu này có thể đúng với các bộ khác và các nước khác và nó chắc chắn là đúng với quân đội Pháp. Tôi vẫn có cảm giác về thế mạnh hơn của việc phòng ngự miễn là nó được chỉ đạo một cách tích cực. Tôi không có trách nhiệm và cũng không được thông tin đều đặn để làm một sự đo lường mới. Tôi biết là sự tàn sát chém giết của chiến tranh trước đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân Pháp. Người Đức đã có thời gian để xây phòng tuyến Siegfried. Thật là khủng khiếp khi đẩy những người còn lại của nước Pháp vào bức tường lửa và xi măng cốt sắt này! Trong đầu tôi, cách nhìn trong những tháng đầu của cuộc thế chiến thứ hai này, không bất đồng với quan điểm chung về phòng ngự, và tôi tin là vật cản chống tăng và pháo dã chiến được bố trí một cách thông minh với đạn được thích hợp có thể ngăn cản hoặc phá hủy xe tăng trừ trong trường hợp trời tối đen hoặc có sương mù, tự nhiên hay nhân tạo. Trong các vấn đề mà đấng Tối cao đặt ra cho những người hèn mọn dưới quyền, sự việc ít khi lặp lại hai lần, hoặc nếu chúng có vẻ như vậy thì có một vài biến thể làm vô hiệu việc phổ cập hóa thái quá. Đầu óc con người, trừ trường hợp có thiên tài đặc biệt, không thể vượt qua được những kết luận đã được khẳng định và nó là môi trường trong đó mình được nuôi dưỡng và giáo dục. Tuy nhiên sau tám tháng bất động ở cả hai bên, chúng tôi thấy Hitler tung ra một cuộc tấn công rộng lớn, đi đầu là các khối lớn mũi nhọn, các xe thiết giáp vỏ dày, hoặc pháo bắn không thủng, chọc thủng mọi sự chống đỡ phòng ngự, và lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ thậm chí kể từ khi có thuốc súng, đã làm cho pháo binh có lúc gần như bất lực trên chiến trường. Chúng ta cũng phải thấy sự tăng gia hỏa lực làm cho các trận chiến bớt đổ máu thông qua việc chỉ cần một số lượng rất ít người để giữ một địa hình cần thiết, và như vậy mục tiêu là con người sẽ nhỏ hơn nhiều.

        Dù sao, thời gian mà Pháp có thể tổ chức một cuộc tấn công lớn có lẽ là cuối tuần thứ ba của tháng 9. Nhưng ở thời điểm này thì chiến dịch Ba Lan đã kết thúc. Vào trung tuần tháng 10, người Đức đã có 70 sư đoàn ở mặt trận phía Tây. Ưu thế ngắn ngủi về quân số của Pháp ở phía Tây đã qua rồi. Một cuộc tấn công của Pháp từ biên giới phía đông sẽ làm hở tuyến phía bắc của họ quan trọng hơn nhiều. Ngay lúc đầu nếu quân Pháp giành được thắng lợi, thì trong phạm vi một tháng, họ sẽ có những khó khăn cực kỳ to lớn để giữ được cái đã chiếm được ở phía đông và sẽ là mục tiêu của toàn bộ sức mạnh của cuộc phản kích ở phía bắc từ phía Đức.

        Đây là câu trả lời cho câu hỏi "Tại sao lại giữ thế thụ động cho đến khi Ba Lan bị tiêu diệt?" Nhưng trận đánh này đã thua từ mấy năm trước rồi. Năm 1938 đã có một cơ hội tốt để chiến thắng khi nước Tiệp vẫn còn tồn tại. Năm 1936 cũng có thể không có sự chống đối có hiệu quả. Năm 1933, một tuyên bố từ Genéve có thể đem lại một sự chấp thuận không đổ máu. Tướng Gamelin không phải là người phải khiển trách duy nhất, vì năm 1939 ông ta đã không chấp nhận những rủi ro đã tăng lên vùn vụt từ cuộc khủng hoảng trước mà cả Anh và Pháp đều không dám đương đầu.

       
*

        Vậy những khả năng về một cuộc chiến với Đức tấn công vào Pháp là gì? Dĩ nhiên có ba phương pháp khả dĩ. Thứ nhất, qua đường Thụy Sĩ. Như vậy, có thể phải vòng sườn phía nam của phòng tuyến Maginot nhưng lại có nhiều khó khăn về địa lý và chiến lược. Thứ hai, thọc vào Pháp qua đường biên giới chung. Phương án nay có vẻ không chắc vì quân đội Đức chưa tin là đã được trang bị hoặc vũ trang hoàn hảo cho một cuộc tấn công lớn vào phòng tuyến Maginot. Và thứ ba là qua Hà Lan và Bỉ. Phương án này phải đi vòng sau phòng tuyến Maginot và sẽ không gây ra những tổn thất mà chắc là sẽ đến với một cuộc tấn công trực diện vào các pháo đài cố định. Chúng ta không thể đương đầu với một sự tấn công dữ dội xuyên qua các nước thuộc vùng thấp quá xa như Hà Lan, nhưng vì quyền lợi của đồng minh, nếu có thể được, nên chặn nó ở Bỉ và ở thời kỳ này, có hai tuyến dọc theo đó, đồng minh có thể tiến đến để cứu nước Bỉ nếu quyết định làm như vậy, hoặc là chiếm lấy hai tuyến đó bằng một kế hoạch bí mật và bất ngờ được chuẩn bị chu đáo, nếu được yêu cầu làm như vậy. Tuyến thứ nhất được gọi là tuyến Scheldt. Từ biên giới Pháp đi tới đó không phải là một cuộc hành quân lớn và có ít rủi ro nghiêm trọng. Trong trường hợp tồi tệ nhất, thì giữ lấy nó như là một mặt trận giả và cũng không có hại gì. Trong trường hợp tốt nhất nó có thể được xây dựng củng cố theo tình hình. Tuyến thứ hai thì có nhiều tham vọng hơn. Nó theo sông Meuse đi qua Givet, Dinant và Namur gần Louvain đến Antwerp. Nếu đồng minh chiếm được tuyến này và giữ nó bằng những trận đánh ác liệt, thì cánh quân xâm lược phía phải của Đức sẽ bị khống chế mạnh mẽ; và nếu quân đội Đức tỏ ra kém sức, thì đây sẽ là khúc dạo đầu tuyệt diệu của việc kéo vào và kiểm soát trung tâm cực kỳ quan trọng chế tạo đạn dược vũ khí ở vùng Ruhr.

        Các Tham mưu trưởng viết "Chúng tôi hiểu ý kiến1 của Pháp là với điều kiện người Bỉ còn trụ được trên sông Meuse, quân đội Anh và Pháp phải chiếm tuyến Givet Namur, còn đội quân Viễn chinh Anh thì hoạt động bên cánh trái. Chúng tôi cho rằng chấp nhận kế hoạch này là không đúng trừ phi các kế hoạch có kết hợp với người Bỉ để chiếm giữ tuyến này một thời gian đầy đủ trước khi quân đội Đức tiến lên. Trừ phi thái độ hiện nay của Bỉ có thay đổi và các kế hoạch có thể được chuẩn bị để sớm chiếm tuyến Givet Namur (còn gọi là Meuse Anvers) chúng tôi khẳng định là cản bước tiến quân Đức phải dựa vào các vị trí đã được chuẩn bị trên biên giới Pháp.

        Hội đồng tối cao Đồng minh họp ở Paris ngay 17 tháng mười một. Ông Chamberlain và các Huân tước Halifax, Huân tước Chafield và Ngài Kingsley Wood cùng đi theo. Cuộc họp đã quyết định là: "Xét quan trọng của việc giữ các lực lượng Đức càng xa về phía đông càng tốt, điều chủ yếu là phải có mọi cố gắng giữ được tuyến Meuse Anvers, trong trường hợp Đức xâm lăng Bỉ". Tại cuộc họp, ông Chamberlain và ông Daladier nhấn mạnh tầm quan trọng của quyết định này và từ đó trở đi nó chỉ đạo mọi hành động. Do vậy, trong tư thế này, chúng tôi đã qua mùa đông và chờ mùa xuân. Không có các quyết định mới nào về nguyên tắc chiến lược được các bộ trưởng bộ Tham mưu Anh và Pháp hoặc chính phủ của họ đề ra trong thời gian sáu tháng, phân cách chúng tôi với cuộc tấn công bất ngờ của Đức.

------------------
        1. Được biết là kế hoạch D.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:00:15 pm »


 
*

        Trong mùa đông và mùa xuân, quân viễn chinh Anh cực kỳ bận rộn, sắp xếp công việc của mình đâu vào đây, củng cố phòng tuyến và chuẩn bị chiến tranh dù là tấn công hay phòng ngự. Từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất, mọi người đều lam việc cật lực, và thành tích sau chót mà họ đạt được phần lớn là do sử dụng triệt để các cơ hội do mùa đông mang lại: người Anh là một đội quân tốt hơn nhiều vào cuối cuộc chiến tranh hủy diệt. Đội quân đó cũng to lớn hơn. Nhưng khoảng trống khủng khiếp được phản ảnh trên các việc sắp xếp của chúng tôi trước chiến tranh, là sự vắng mặt của thậm chí một sư đoàn thiết giáp trong đội quân Viễn chinh Anh. Nước Anh, cái nôi của xe tăng ở mọi biến thể của nó, giữa các cuộc chiến tranh đã coi nhẹ việc phát triển loại vũ khí sớm chiếm ưu thế trên các chiến trường này, đến nỗi, tám tháng sau khi tuyên chiến, lục quân nhỏ nhưng giỏi của chúng tôi khi thời khắc thử thách đã điểm, chỉ có lữ đoàn xe tăng thứ nhất gồm 17 tăng loại nhẹ bắn đạn 2 lb (llb = 453g) và "Tăng Bộ binh". Chỉ có 23 trong số tăng bộ binh la bắn đạn 21b, những chiếc còn lại toàn là súng máy. Cũng còn có 7 trung đoàn thiết giáp và ky binh Yéomanry được trang bị thiết vận xa và tăng, loại nhẹ, đang trong quá trình chuyển biên chế thành hai lữ đoàn thiết giáp nhẹ.

        Các sự triển khai trên mặt trận Pháp ít hoàn hảo hơn. Trong đại bộ phận bộ đội nhập ngũ theo lệnh động viên, thì tâm lý của người dân được phản ảnh rõ rệt, nhất là khi bộ đội đóng quân ngay trong nước và các sự tiếp xúc với dân chúng là gần gũi. Không thể nói là nước Pháp năm 1939-1940 nhìn chiến tranh với một tinh thần cao hoặc thậm chí với một lòng tin sâu sắc. Chính phủ ổn định thập kỷ qua đã nuôi dưỡng sự bất động và bất mãn. Các thành phần quan trọng, phản ứng trước chủ nghĩa Cộng sản đang phát triển, đã nhảy sang chủ nghĩa Phát xít, sẵn sàng lắng nghe lời lẽ tuyên truyền có kỹ sảo của Goebbel, rồi chuyển nó thành lời bàn tán gẫu, và đưa tin. Như vậy trong quân đội ảnh hưởng chia rẽ của các chủ nghĩa Cộng sản lẫn chủ nghĩa Phát xít có tác động: các tháng chờ đợi dài trong mùa đông đã tạo ra thời gian và cơ hội cho chất độc hại được tạo thành.

        Rất nhiều yếu tố đóng góp vào sự xây dựng một tinh thần lành mạnh trong quân đội, những yếu tố quan trọng nhất là con người phải được sử dụng hết thời gian vào những công việc hữu ích và thích thú. Nhàn cư vi bất thiện. Trong suốt mùa đông có nhiều việc phải làm, công tác huấn luyện đòi hỏi phải được quan tâm liên tục; công sự còn lâu mới hoàn hảo hoặc hoàn thiện - ngay cả chiến lũy Maginot cũng còn thiếu nhiều công sự đã chiến phụ, muốn giữ sức bền bỉ phải luyện tập. Tuy nhiên các người đến tham quan mặt trận Pháp thường ngạc nhiên trước cái không khí bao trùm của sự cách biệt, yên tĩnh, cái chất lượng có vẻ tầm thường của công việc trong tay, cái thiếu hoạt động rõ ràng về bất cứ điều gì. Cảnh các con đường vắng vẻ phía sau phòng tuyến đối lập hoàn toàn với quanh cảnh đi, lại trên các cung đường dài phía sau khu vực Anh.

        Không có gì để hoài nghi là chất lượng của quân đội Pháp đã xấu đi trong mùa đông và họ sẽ chiến đấu tốt hơn trong mùa thu hơn là mùa xuân. Chẳng mấy chốc họ sẽ bị choáng ngợp trước tốc độ và cường độ của cuộc tấn công của Đức. Không phải chờ đến các giai đoạn chót của chiến dịch ngắn ngủi này, thì chất lượng chiến đấu đích thực của người chiến binh Pháp mới thể hiện đến cục độ để bảo vệ đất nước chống lại kẻ thù lâu dài. Nhưng khi đó thì đã quá muộn.

        Ngày 10/1/1940, những sự lo âu về Mặt trận phía Tây đã được khẳng định. Một Thiếu tá tham mưu Đức thuộc Sư đoàn không quân thứ bảy được lệnh mang một số tài liệu đến Tổng hành dinh ở Cologne. Ông ta lỡ tàu hỏa và quyết định đi bằng máy bay. Máy bay của ông ta vượt quá đích và buộc phải hạ cánh xuống đất Bỉ, bị bộ đội Bỉ bắt và tịch thu các giấy tờ mà ông ta tìm cách hủy đi một cách vô vọng. Các giấy tờ nay là toàn bộ kế hoạch thực về sự xâm lăng nước Bỉ, Hà Lan, Pháp đã được Hitler quyết định. Liền sau đó viên Thiếu tá Đức được thả cho về báo cáo sự việc với cấp trên của mình. Tôi được biết chuyện này vào thời gian đó và tôi thấy không tin được việc người Bỉ không có kế hoạch mời chúng tôi tham gia. Nhưng họ không làm gì hết về việc này. Trong ba nước có liên quan, người ta lập luận có thể đó là một đồn tình báo. Nhưng điều này không thể đúng được. Nói người Đức tìm cách làm cho người Bỉ tin là Đức sẽ tấn công Bỉ trong một tương lai gần là điều vô lý. Điều này có thể làm cho người Bỉ làm chính cái việc cuối cùng mà người Đức muốn, cụ thể là lập một kế hoạch cùng với quân đội Anh và Pháp xuất hiện một cách bí mật và nhanh chóng vào một đêm đẹp trời. Vì vậy tôi tin là cuộc tấn công sắp xảy ra đến nơi.

        Chúng tôi kêu gọi nước Bỉ, nhưng vua Bỉ và Bộ Tham mưu chỉ chờ đợi, hy vọng là mọi sự rồi ra sẽ tốt lành. Mặc dầu có chuyện các tài liệu của viên thiếu tá Đức, không có thêm bất cứ loại hành động nào từ phía đồng minh hoặc các nước bị đe dọa. Mặt khác, như chúng ta biết, Hitler gọi Goering đến và khi được biết là các giấy tờ bị tịch thu đúng là các kế hoạch xâm lược hoàn chỉnh đã ra lệnh, sau khi đã bộc lộ hết cơn tức giận của mình, phải chuẩn bị các biến thể mới của các kế hoạch nói trên. Dĩ nhiên, nếu chính sách của Anh và Pháp trong 5 năm trước khi nổ ra chiến tranh có tính cách kiên quyết và cứng rắn , trong sự thiêng liêng của các Hiệp ước và sự chấp thuận của Hội Quốc Liên, nước Bỉ đã có thể cùng đi với các đồng minh của mình và cho phép thành lập một mặt trận chung. Một sự liên minh như vậy mà được tổ chức thích hợp sẽ dựng lên một lá chắn dọc theo biên giới Bỉ ra đến biển chống lại trận vu hồi khủng khiếp ấy, nó hầu như bao ham sự tiêu diệt chúng tôi năm 1914 và có vai trò trong việc tàn phá nước Pháp năm 1940. Trường họp xấu nhất thì Bỉ có thể chịu một số phận không xấu hơn cái mà họ thực tế đang gánh chịu. Khi chúng tôi nhớ lại chính sách không can thiệp của Mỹ, chiến dịch của Pháp giải trừ quân bị của Ramsay MacDonald; những sự cự tuyệt, những sự làm nhục được lặp đi lặp lại mà chúng tôi phải chấp nhận trước việc Đức nhiều lần vi phạm các điều khoản giải trừ quân bị của hiệp ước; sự khuất phục của chúng tôi trước việc Đức vi phạm vùng Rhineland; sự đồng ý của chúng tôi với việc Đức thôn tính nước Áo; hiệp định của chúng tôi ở Munich và sự chấp nhận Đức chiếm đóng Praha - khi chúng tôi nhắc lại tất cả những cái đó, không ai ở Pháp hay Anh có trách nhiệm về hành động của công chúng lại có quyền phê phán nước Bỉ. Trong một thời kỳ chao đảo và lắng dịu, người Bỉ bám vào lập trường trung lập và tự yên lòng với lòng tin có thể giữ chân người Đức trên phòng tuyến của ho., cho tới khi quân đội Anh và Pháp có thể kéo đến cứu họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:02:13 pm »


20

SCANDINAVIA - PHẦN LAN

        Bán đảo kéo dài 1.000 hải lý từ cửa biển Baltic đến vòng cung Bắc Cực có ý nghĩa chiến lược rộng lớn. Các núi của Na Uy chạy ra biển tạo thành một đường viền liên tục các đảo. Giữa các đảo nhỏ này và đại lục là một hành lang trong vùng lãnh hải mà Đức có thể dùng để đi ra đại dương phía ngoài, gây thiệt hại cho cuộc phong tỏa của chúng tôi. Công nghiệp chiến tranh của Đức chủ yếu trông vào nguồn cung cấp quặng sắt của Thụy Điển, được giao trong mùa hè tại cảng Lulea (Thụy Điển) phía đầu vịnh Bothnia và vào mùa đông, khi nơi này bị đóng băng, tại Narvik thuộc phía tây bờ biển Na Uy. Tôn trọng các "Leads" (tên gọi hải phận được che chắn này) có nghĩa là cho phép toàn bộ sự đi lại được tiến hành dưới cái lá chắn của sự trung lập, trước mũi chúng tôi là người có thế mạnh hơn về hải quân. Bộ tham mưu Hải quân rất lấy làm lo sợ vì cái lợi thế lớn này cho phía Đức, và tôi đã sớm nêu ngay vấn đề này ra trước Nội các.

        Ban đầu việc tôi nêu lên được tiếp nhận thuận lợi. Tất cả các bạn đồng nghiệp của tôi đều có ấn tượng sâu sắc đối với tai ương này, nhưng tôn trọng triệt để sự trung lập của các quốc gia nhỏ bé là một nguyên tắc ứng xử mà tất cả chúng tôi đều tuân theo. Vào tháng chín theo lời mời của các bạn đồng nghiệp và sau khi toàn bộ vấn đề đã được Bộ Hải quân xem xét kỹ luỡng, tôi thảo một văn bản về đề tài này cho Nội các và về việc thuê tàu trung lập có liên quan đến đề tài. Một lần nữa mọi người đều thấy sự cần thiết, nhưng tôi lại không đạt được sự đồng ý để hành động. Lý lẽ của bộ Ngoại giao về vấn đề  trung lập rất mạnh nên tôi không thắng được. Như sẽ thấy rõ, tôi tiếp tục nhấn mạnh quan điểm của mình bằng mọi cách và trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, phải đợi đến tháng 4/40 thì mới có được quyết định liên quan đến cái mà tôi yêu cầu trong tháng 9/1939. Đến tháng 4 thì muộn quá rồi.

        Như giờ đây chúng ta biết, gần như đúng vào thời điểm này, người Đức cũng quan tâm tới hướng này. Ngày 3 tháng 10 Đô đốc Raeder, Tham mưu trưởng Hải quân trình Hitler một đề nghị có tiêu đề "Tạo căn cứ ở Na Uy" ông ta yêu cầu "Quốc trưởng cần được báo tin sớm nhất có thể được về ý kiến của Bộ Tham mưu Chiến tranh Hải quân đối với khả năng kéo dài căn cứ hành quân về phía bắc. Phải xác định chắc chắn xem có thể lập căn cứ ở Na Uy dưới sức ép hỗn hợp của Đức và Nga, nhằm mục đích cải thiện vị thế chiến lược hỗ trợ các cuộc hành quân của chúng ta". Do đó ông ta thảo ra một loạt các văn thư và đệ trình Hitler ngày 10 tháng 10. "Trong các văn thư này" ông viết "tôi nhấn mạnh những bất lợi do người Anh chiếm Na Uy sẽ gây ra cho chúng ta: Sự kiểm soát các lối vào Baltic, các cuộc hành quân trên biển và không tập của chúng ta mất lợi thế bất ngờ; áp lực của chúng ta đối với Thụy Điển cũng chấm dứt. Tôi cũng nhấn mạnh những lợi thế của việc ta chiếm đóng bờ biển Na Uy: lối ra Bắc Đại Tây Dương không có khả năng lập hàng rào bằng mìn Anh như vào năm 1917-1918".

        Rosenberg, một chuyên viên về ngoại giao của đảng Quốc Xã, phụ trách một văn phòng chuyên xử lý các hoạt động tuyên truyền ở nước ngoài, cùng chia sẽ ý kiến của Đô Đốc. Ông ta mơ ước "chuyển đổi Scandinavia thành khái niệm một cộng đồng Bắc Âu bao gồm các dân tộc phương bắc dưới sự lãnh đạo đương nhiên của Đức". Đầu năm 1939 ông nghĩ mình đã phát hiện ra một công cụ trong Đảng Quốc gia Cực đoan của Na Uy do cựu bộ trưởng chiến tranh Na Uy tên là Vidkun Quisling lãnh đạo. Các cuộc tiếp xúc được thiết lập, và hoạt động của Quisling gắn với các kế hoạch của Bộ Tham mưu Hải quân Đức tại Oslo. Quisling và người phụ tá tên là Hagclin đi Berlin ngày 14 tháng 12 và được Raeder đưa đến gặp Hitler để bàn về vấn đề chính trị ở Na Uy. Quisling đến với một kế hoạch cụ thể. Hitler thận trọng về mặt bí mật, làm ra vẻ lưỡng lự không tăng cường sự cam kết và nói ông ta thích có một Scandinavia trung lập hơn. Tuy nhiên, theo Raeder, chính vào ngày hôm đó Hitler ra lệnh cho viên Tổng Tu lệnh chuẩn bị một cuộc hành quân vào Na Uy.

        Dĩ nhiên chúng tôi không hay biết gì về tất cả những điều này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:03:48 pm »


       
*

        Trong khi đó, bán đảo Scandinavia trở thành nơi xảy ra một sự xung đột bất ngờ làm nẩy ra những phản ứng mạnh mẽ ở Anh và Pháp và ảnh hưởng lớn đến việc thảo luận về Na Uy . "Hiệp ước tương trợ lẫn nhau" Staline ký với Esthonia, Latvia và Lithuania đã đưa đến sự chiếm đóng và tàn phá các nước này, và giờ đây Hồng quân và không quân, xét về mặt thuận tiện trong vùng Baltic, đã chặn bằng mọi giá các lối vào Liên Xô từ phía Tây, chỉ còn lại duy nhất con đường qua Phần Lan.

        Đầu tháng 10, Ông Paasikivi, một trong những chính khách Phần Lan đã ký Hiệp ước 1921 với Liên Xô, sang Matxcơva. Yêu cầu của phía Xô Viết mang tầm vóc lớn: Biên giới Phần Lan trên eo bể Karel phải lui về phía sau trên một cự ly đáng kể để đưa Leningrad ra khỏi tầm đại bác của đối phương. Việc nhượng lại một số đảo nhỏ của Phần Lan ở Vịnh Phần Lan; việc thuê cảng duy nhất Petsamo không bị đóng băng của Phần Lan ở biển Bắc cực; và trên hết, việc thuê cảng Hango trên đường vào vịnh Phần Lan để Nga dùng làm căn cứ hải và không quân. Người Phần Lan đã chuẩn bị để nhượng bộ trên mọi điểm trừ điểm cuối. Với các điểm chốt ở vịnh trong tay người Nga thì, dưới con mắt họ, an toàn quốc gia và chiến lược có vẻ như đã tiêu tan. Cuộc đàm phán tan vỡ ngày 13 tháng 11 và chính phủ Phần Lan bắt đầu tổng động viên. Ngày 28 tháng 11 Molotov hủy hiệp ước bất khả xâm phạm ký giữa Phần Lan và Nga; hai ngày sau, người Nga tấn công tại tám điểm trên dọc biên giới dài 1.000 dặm của Phần Lan, và trong buổi sáng cùng ngày thủ đô Helsingfors bị không quân đỏ oanh tạc.

        Ban đầu, người Nga tấn công chủ yếu công trình bố phòng trên biên giới Phần Lan ở eo biển Karel, bao gồm một vùng có công sự phòng ngự rộng khoảng 20 dặm chạy từ Bắc đến Nam xuyên qua một xứ sở của rùng phủ tuyết day. Đó là tuyến gọi là Mannerheim theo tên vị Tổng Tư lệnh, người đã cứu Phần Lan khỏi sự khuất phục của Bônsêvich năm 1917. Sự phẫn nộ bị kích thích ở Anh, Pháp, thậm chí mạnh hơn ở Mỹ trước việc một cường quốc Xô Viết khổng lồ vô cớ tấn công một nước nhỏ, có tinh thần và có trình độ văn minh cao, chang mấy chốc đã chuyển thành sự ngạc nhiên và phấn khởi. Những tuần đầu cuộc chiến không mang lại thắng lợi cho các lực lượng Xô Viết. Quân đội Phần Lan với số lượng chỉ vào khoảng 200.000 người, đã chứng tỏ họ kiên cường như thế nào. Xe tăng Xô Viết gặp sự chống trả dũng cảm và một loại lựu đạn cháy ném tay mới được gọi là "Cocktail Molotov" (lựu đạn chống tăng).

        Có thể chính phủ Xô Viết đã nghĩ rằng sẽ đánh thắng dễ dàng. Những cuộc không kích ban đầu vào Helsingfors và nơi khác, tuy không ở qui mô lớn, nhưng hy vọng là gây ra hoảng sợ. Nhưng bộ đội mà họ sử dụng ban đầu tuy lớn hơn nhiều về số lượng nhưng kém về mặt chất lượng và được huấn luyện tồi. Các cuộc oanh kích của phi cơ cũng như việc kéo quân vào Phần Lan làm cho người dân nước nay đúng lên và tập hợp xung quanh một người chống lại kẻ xâm lăng với tinh thần vô cùng kiên quyết và với kỹ" xảo cao nhất. Cuộc tấn công vào nước Phần Lan đã tạo ra một tai họa cho kẻ xâm lược. Nông thôn ở đây hầu như hoàn toàn là rừng thông uốn lượn mềm mại và ở thời gian này thì tuyết dày đến 30cm. Trơi rất rét. Người

        Phần Lan được trang bị tốt bằng gậy trượt tuyết và mang áo ấm mà cả hai thứ này người Nga đều không có. Hơn nữa, người Phần Lan tỏ ra là những chiến binh xung kích xông xáo được huấn luyện rất tốt về trinh sát cũng như chiến tranh trong rừng. Người Nga dựa vào số lượng và vũ khí nặng, nhưng những cái này chẳng mang lại hiệu quả gì. Trên suốt dọc tuyến đầu này, các đồn biên phòng Phần Lan rút lui từ từ xưởng các con đường theo sau là các binh đoàn Nga. Khi quân Nga đã kéo sâu vào khoảng 30 dặm thì người Phần Lan phản công. Bị chặn tại các phòng tuyến Phần Lan được xây dựng trong rừng, ngày đêm bị tấn công dữ dội vào suờn, đường giao thông phía sau lưng bị gián đoạn, các binh đoàn Nga bị cắt ra từng mảnh, hoặc nếu gặp may thì rút lui được về đến điểm xuất kích với tổn thất lớn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:05:47 pm »


        Đến cuối tháng 12, cuộc tấn công trên tuyến Mannerheim thuộc eo biển Karel cũng không có gì tốt đẹp hơn. Đầu tháng 12, gần 12 sư đoàn mở hàng loạt các cuộc tấn công ồ ạt và kéo dài trong suốt cả tháng. Đến cuối năm, sự thất bại trên dọc tuyến đã cho chính phủ Xô Viết thấy họ phải đối phó với một kẻ thù hoàn toàn khác với những gì mà họ đã trông đợi. Sự kiện gây ngạc nhiên này, được tiếp nhận một cách phấn khởi như nhau tại nhiều nước trên thế giới, dù là hiếu chiến hay trung lập. Nó là một lời cảnh cáo khá xấu cho quân đội Xô Viết. Trong chính giới Anh, nhiều người tự khen mình là chúng tôi đã không đi lệch đường để đưa người Xô Viết về cùng một phía với mình, cũng như tự khen về sự nhìn xa trông rộng của mình. Kết luận được rút ra một cách quá vội vã là quân đội Nga đã bị việc thanh trừng tàn phá, và bản chất thối nát và biến chất của hệ thống chính quyền và xã hội của họ giờ đây đã được chúng minh. Cách nhìn này không chỉ riêng có ở Anh, chắc chắn Hitler và các tướng lĩnh của y đã suy nghĩ rất kỹ về vị trí trống trải của Phần Lan và điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc tác động đến suy nghĩ của Hitler. Mọi sự căm phẫn đối với chính phủ Xô Viết về hiệp ước Ribbentrop - Molotov được thổi bùng lên thành lửa bởi sự phơi bày thái độ xâm lược và bắt nạt tàn bạo. Cùng kết hợp với sự kiện này là sự khinh thường tính hiệu quả của quân đội Xô Viết, và cảm tình đối với người Phần Lan anh dũng. Mặc dầu cuộc Đại chiến đã được tuyên bố, ở Anh, Mỹ và nhiều hơn là ở Pháp có một ý muốn mãnh liệt viện trợ cho người Phần Lan phi cơ, các vật tư chiến tranh quý giá khác và quân tình nguyện. Việc cung cấp vũ khí đạn dược cũng như người tình nguyện chỉ có một con đường duy nhất khả dĩ vào được Phần Lan, đó là cảng Narvik để chuyên chở quặng sắt với đường sắt chạy trên núi đến các mỏ sắt Thụy Điển. Những nơi này có một ý nghĩa mới về chiến lược. sử dụng cảng như là đường tiếp tế cho quân đội Phần Lan ảnh hưởng đến sự trung lập của cả Thụy Điển và Na Uy. Hai nước này đều sợ Đức và Nga như nhau và không có mục đích gì khác là đứng ngoài các cuộc chiến tranh mà họ đang ở trong vòng vây và có nguy cơ bị chìm ngập trong đó. Đối với họ, điều này có vẻ là cơ may sống sót duy nhất. Nhưng trong khi một mặt chính phủ Anh dĩ nhiên là không muốn xâm phạm, dù chỉ là về mặt kỹ thuật, đến vùng lãnh hải của Na Uy  bằng việc thả mìn ở Leads vì lợi ích của riêng mình chống lại Đức, nhưng mặt khác, vì một sự xúc động hào hiệp chỉ liên quan gián tiếp đến vấn đề chiến tranh, đã đi đến một yêu cầu có tầm quan trọng lớn hơn nhiều đối với Na Uy và Thụy Điển là mở lối cho binh lính và đồ tiếp tế vào Phần Lan.

        Tôi rất có cảm tình với người Phần Lan và ủng hộ mọi đề nghị về việc giúp đỡ họ, và tôi hoan nghênh làn gió mới và thuận lợi này như là một phương tiện để đạt được một lợi thế chiến lược chủ yếu là cắt đứt được việc tiếp tế quặng sắt, một vấn đề sống còn của Đức. Nếu Narvik sê trở thanh một căn cứ của đồng minh để tiếp tế cho người Phần Lan, chắc chắn là dễ dàng chặn không cho tàu Đức vào cảng xếp quặng sắt và theo đường Leads mà về Đức an toàn. Một khi sự phản đối của Na Uy và Thụy Điển là quan trọng hơn thì mặc dù lý do nào di chăng nữa, trong những biện pháp lớn có biện pháp nhỏ. Vì vậy, ngày 16 tháng 12, tôi lặp lại những cố gắng để tranh thủ được sự đồng tình về việc làm đơn giản và không đổ máu: thả mìn Leads.

        Bản ghi nhớ của tôi được nội các xem xét ngày 22 tháng 12 và tôi đã làm hết sức để bảo vệ ý kiến của mình. Tôi không có được bất cứ quyết định nào được đưa ra để hành động. Có thể phản đối về mặt ngoại giao với Na uy về việc Đức sử dụng sai trái hải phận của nước này, và các tham mưu trưởng được lệnh "xem xét các hậu quả về quân sự của các cam kết trên đất Scandinavia". Nhũng người này được phép "lập kế hoạch để bộ một lực lượng vào Narvik để giúp Phần Lan, và cũng để đối phó với khả năng Đức chiếm đóng miền Nam Na Uy". Nhưng không thể ra lệnh thực hiện cho Bộ Hải quân. Trong một văn bản tôi lưu hành ngày 21 tháng 12, tôi tóm tắt các tin tình báo nói lên các khả năng Nga có một ý đồ đối với Na Uy. Được biết người Xô Viết có ba sư đoàn tập trung tại Murmansk chuẩn bị cho một cuộc viễn chinh bằng đường bể. Tôi kết luận "có thể chiến trường này sẽ trở thành nơi xảy ra các biến động sớm". Điều này đã tỏ ra rất đúng; nhưng ở một hướng hoàn toàn khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:07:48 pm »


       
*

        Đã tữ lâu tôi quan tâm đến việc phải tóm được tàu Altmark, một tàu phụ của tàu Spee. Altmark là một nhà giam nổi để giam thủy thủ đoàn các tàu buôn của chúng tôi bị đánh chìm. Những người Anh bị bắt giữ và được Hạm trưởng Langsdorff thả ra tại cảng Montevideo theo luật pháp quốc tế cho chúng tôi biết là có gần 300 thủy thủ tàu buôn Anh ở trên tàu Altmark. Tàu này nấp gần hai tháng ở phía Nam Đại Tây Dương và sau đó, với hy vọng là cuộc săn lùng đã chấm dứt, hạm trưởng quyết định quay về Đức. Tàu gặp may là thời tiết tốt trước ngày 14 tháng 2, sau đó nó qua Băng đảo và Faroes, bị máy bay chúng tôi phát hiện ở trong lãnh hải Na Uy.

        Theo từ ngữ trong bản thông cáo của Bộ Hải quân, thì "một số tàu chiến Hoàng gia đã bố trí sẵn sàng để đưa vào hoạt động". Một hải đội khu trục hạm dưới sự chỉ huy của Hạm trưởng tàu HMS Cossack là Philip Vian chặn tàu Altmark lại nhưng không gây khó khăn cho tàu ngay. Altmark ẩn trong vịnh hẹp Josing khoảng 1,5 dặm xung quanh là các dãy núi phủ tuyết. Hai khu trục hạm Anh được lệnh lên tàu để khám xét và ở lối vào vịnh hẹp thì gặp hai pháo thuyền Na Uy, hai chiếc này cho biết Altmark không có trang bị vũ khí, đã bị khám xét ngày hôm trước và được phép đi về Đức qua hải phận của Na Uy . Thấy vậy, các khu trục hạm của chúng tôi rút lui.

        Khi nguồn tin này tới Bộ Hải quân, tôi liền can thiệp và với sự hợp tác của Bộ trưởng Ngoại giao, đã ra lệnh cho tàu của chúng tôi đi vào vịnh hẹp, việc con lại do Vian gánh hết. Đêm đó, trên tàu Cossack Vian dùng đền soi sáng đưa tàu vào vịnh nhỏ qua các tảng băng trôi nổi. Trước hết, ông ta lên pháo hạm Kjell của Na Uy nhắc lại lời, đảm bảo là Altmark đã được khám xét hai lần, tàu không mang vũ khí và không có tù binh nào người Anh được phát hiện. Thấy vậy, Vian nói là ông ta sẽ lên tàu, và moi người sĩ quan Na Uy cùng đi. Cuối cùng thì lời mời bị từ chối.

        Trong khi đó chiếc Altmark ở thế chuẩn bị và khi tìm cách lao vào chiếc Gossack thì lại bị mắc cạn. Chiếc Cossack buộc phải cặp mạn chiếc Altmark và sau khi móc được hai tàu với nhau, một tổ nhảy sang. Một cuộc đánh nhau giáp lá cà xảy ra, bên Đức có 4 chết và 5 bị thương; một bộ phận thủy thủ đoàn chạy trốn lên bờ, số còn lại đầu hàng. Cuộc tìm kiếm tù nhân Anh bắt đầu. Chẳng mấy chốc, hàng trăm người được phát hiện, cột chặt vào hầm, nhốt trong các phòng kho khóa chặt, thậm chí cả ở trong các thùng dùng để chứa nhiên liệu. Rồi có tiếng kêu: "Hải quân đây rồi!". Cánh của mở được phá tung và những người bị bắt giữ chạy xô lên boong tàu. Người ta cũng thấy Altmark còn có hai ngù len và bốn khẩu súng máy và tuy người Na Uy đã hai lần lên tàu, nhưng tàu không bị khám xét. Trong suốt quá trình sự việc này, các pháo hạm Na Uy đứng ngoài quan sát một cách thụ động. Vào nửa đêm, Vain ra khỏi vịnh nhỏ và đi về hướng Forth.

        Đô đốc Pound và tôi cùng ngồi với nhau trong phòng chiến tranh của Bộ Hải quân, trong lòng có phần nào lo lắng. Tôi đã gây áp lực với Bộ Ngoại giao và tôi biết rất rõ tính chất hệ trọng về mặt kỹ thuật của các biện pháp được thực hiện. Nhưng đối với trong nước và nội các thì điều quan trọng là tìm được hay không tìm được tù nhân người Anh trên tàu. Chúng tôi sung sướng, khi vào lúc ba giờ sáng, tin đến là đã tìm thấy và cứu được 300 người. Đó là sự kiện nổi bật.

        Như đã thấy, ngày 14 tháng 12 Hitler quyết định kéo quân vào Na Uy và công tác tham mưu đang tiến hành dưới sự điều hành của Keitel. Chắc chắn là sự kiện tàu Altmark đã thúc đẩy hành động này. Theo đề xuất của Keiteil, ngày 21 tháng 2 Hitler triệu gấp về Berlin tướng Von Haider Falkenhorst khi đó là tư lệnh quân đoàn tại Coblenz - Falkenhorst đã tham gia chiến dịch Phần Lan của Đức năm 1918, và buổi chiều 20 tháng 2, ông ta thảo luận với Hitler, Keitel và Jodi các kế hoạch hành quân chi tiết của cuộc viễn chinh vào Na Uy mà giờ đây Falkenhorst phải chỉ huy. Vấn đề ưu tiên và quan trọng: liệu Hitler có hạ quyết tâm về vấn đề Na Uy trước hoặc sau việc tấn công nước Pháp? Ngày 1 tháng 3 y ra quyết định: Na Uy phải được chú ý trước tiên. Ngày 16 tháng 3, vào buổi chiều, Quốc trưởng triệu tập một cuộc hội nghị quân sự và ngày D đã được tạm thời ấn định có thể là 9 tháng 4.

        Trong thời gian này, người Nga đã dồn lực lượng chủ yếu của mình để ép người Phần Lan. Họ dốc sức chọc thủng chiến tuyến Mannerheim trước khi tuyết tan. Than ôi, năm ấy mùa xuân và thời tiết ấm áp của nó, cơ sở của niềm hy vọng của người Phần Lan đang chịu sức ép lớn, lại đến muộn gần 6 tuần lễ. Cuộc tấn công lớn của phía Xô Viết vào eo biển được mở ra từ ngày 1 tháng 2, kéo dài 42 ngày, kết hợp với những cuộc không kích lớn vào các nhà ga lớn và các khu đầu mối đường sắt phía sau chiến tuyến. Mười ngày oanh tạc dữ bằng pháo, xe kéo pháo cái nọ nối đuôi cái kia, báo hiệu cuộc tấn công lớn của bộ binh. Sau nửa tháng chiến đấu, phòng tuyến bị phá vỡ. Cường độ của các cuộc oanh tạc vào pháo đài chính và căn cứ Viipuri tăng lên. Đến cuối tháng, hệ thống phòng thủ Mannerhein bị rối loạn về tổ chức và người Nga có thể tập trung đánh vào vịnh Viipuri. Người Phần Lan thiếu đạn dược và bộ đội kiệt sức.

        Tính đúng đắn trong danh dự không cho phép chúng tôi có được bất cứ một sáng kiến chiến lược nào và nó cũng cản trở mọi biện pháp hữu hiệu để gửi vũ khí, đạn dược sang Phần Lan. Tuy nhiên ở Pháp tràn lan một tình cảm nồng nhiệt và sâu đậm hơn được ông Daladier thúc đẩy mạnh mẽ. Ngày 2 tháng 3, không có sự tham khảo ý kiến với chính phủ Anh, ông đồng ý gửi 50.000 người tình nguyện và 100 oanh tạc cơ sang Phần Lan. Chắc chắn là chúng tôi không thể hành động trên quy mô này, xét vì có các tài liệu tìm thấy trong người viên thiếu tá Đức tại Bỉ và các tin liên tục của tình báo về việc Đức không ngừng tập trung quân tại mặt trận phía Tây, thì quy mô này đi quá xa mức mà sự khôn ngoan cho phép. Tuy nhiên, đã có sự thỏa thuận gửi 50 oanh tạc cơ của Anh. Ngày 23 tháng 3, nội các lại quyết định khôi phục các kế hoạch đổ bộ quân sự vào Narvik và Trondheim, tiếp theo đó đến Stavanger và Bergen, coi như là một bộ phận của viện trợ mở rộng cho Phần Lan mà Pháp lôi kéo chúng tôi vào. Các kế hoạch này phải sẵn sàng cho hành động vào ngày 20 tháng 3, mặc dầu chưa được phép của Na Uy và Thụy Điển. Trong thời gian này, ngày 7 tháng 3, ông Paasikivi lại đi Matxcova, lần này thì để thảo luận các điều kiện đình chiến. Ngày 12, người Phần Lan đã chấp thuận điều kiện của người Nga. Một lần nữa, toan bộ các kế hoạch đổ bộ quân sự của chúng ta phải gác lại, và các lực lượng điều động cho việc này phần nào được giải tán. Giờ đây hai sư đoàn găm lại trong nước được phép kéo sang Pháp, và lực lượng xung kích của chúng tôi dành cho hướng Na Uy giảm xưởng còn 11 tiểu đoàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:45:56 pm »


       
*

        Thất bại của Phần Lan về quân sự dẫn đến các hậu quả tiếp theo. Ngày 18 tháng 3, Hitler gặp Mussolini tại đèo Brenner. Hitler cố tình làm cho chủ nhà người Ý có cảm giác là không có việc Đức mở một cuộc tấn công trên lục địa ở phía Tây. Ngày 19, ông Chamberlain phát biểu tại Hạ viện. Do có sự chỉ trích ngày một tăng, ông điểm qua, có kèm theo một số chi tiết, câu chuyện Anh viện trợ cho Phần Lan. ông nhấn mạnh một cách đúng đắn điều quan tâm xem xét chủ yếu của nước Anh là ý muốn tôn trọng sự trung lập của Na Uy và Thụy Điển, và ông cũng cho rằng chính phủ đã không bị đẩy vào các mưu toan cứu giúp người Phần Lan khi không có mấy cơ may thành công. Thất bại của Phần Lan là một đồn chí tử đối với chính phủ của ông Daladier, vị Thủ tướng đã có một chủ trương hành động rõ nét, tuy muộn như vậy, và đã đích thân làm cho cái phần lo âu ấy của chúng tôi nổi lên quá mức. Ngày 21 tháng 3 nội các mới do ông Reynaud làm thủ tướng cam kết tăng cường lãnh đạo mạnh mẽ chiến tranh.

        Các mối quan hệ của tôi với ông Reynaud, ở trên một cơ sở quan hệ không giống với bất cứ quan hệ nào tôi có với ông Daladier. Các ông Reynaud, Mandel và tôi đều có chung cảm nghĩ về vụ Munich. Daladier thì lại đứng ở về bên kia. Do đó, tôi hoan nghênh sự thay đổi. Các Bộ trưởng Pháp tới Luân Đôn ngày 28 tháng 3 để tham dự cuộc họp của hội đồng chiến tranh tối cao. Ông Chamberlain khai mạc cuộc họp bằng một sự mô tả đầy đủ và rõ ràng sự việc xảy ra như cách nhìn của mình. Ông nói nước Đức có hai cái yếu: nguồn cung cấp quặng sắt và dầu mỏ, hai mặt hàng này lại nằm ở hai đầu trái ngược nhau của Châu Âu. Quặng sắt có ở phía Bắc. Ông lần lượt giới thiệu một cách chính xác trường hợp chặn nguồn cung cấp quặng sắt của Đức từ Thụy Điển. Ông cũng đề cập đến các mỏ dầu ở Rumani và Bacu không được để cho Đức sử dụng, nếu có thể được, bằng đường ngoại giao. Tôi lắng nghe lập luận chắc nịch này với một sự thích thú mỗi lúc một tăng. Tôi không nhận thức  được đầy đủ việc tôi và ông Chamberlain đã nhất trí với nhau như thế nào.

        Ông Reynaud nói về tác động tuyên truyền của Đức đối với tinh thần người Pháp. Đêm nào cũng vậy, đài phát thanh Đức cũng oang oang nói là Đức không có tranh chấp gì với nước Pháp cả, là phải tìm nguyên nhân của chiến tranh ở việc Anh đã cho Ba Lan toàn quyền hành động, là nước Pháp đã bị kéo vào cuộc chiến theo gót chân người Anh và dù như vậy, Pháp cũng không ở vị thế theo đuổi được cuộc chiến. Chính sách của Goebbel đối với Pháp có vẻ như là để cho cuộc chiến tiếp diễn với tốc độ chậm lại như hiện nay, trông chờ vào sự nản lòng đang tăng lên trong đám 5 triệu người giờ đây được gọi nhập ngũ, cũng như sự xuất hiện một chính phủ Pháp muốn dàn xếp với Đức bất lợi cho chính phủ Anh.

        Ông nói câu hỏi được đưa ra rộng rãi trong nước Pháp là "Đồng Minh có thể thắng như thế nào?" Con số sư đoàn "mặc dầu người Anh có những cố gắng, tăng nhanh hơn bên phía Đức so với phía chúng ta. Vì vậy khi nào chúng ta có thể hy vọng đảm bảo có được số quân đông hơn, cần thiết cho hoạt động thành công ở phía Tây? Chúng ta không biết được cái gì đang diễn ra ở Đức về mặt trang thiết bị". Ở Pháp có cảm giác chung là cuộc chiến tranh đã đi đến chỗ bế tắc, và phía Đức chỉ cần phải chờ thôi. Trừ phi có một hành động nào đó để cắt đứt sự tiếp tế của địch về mặt nhiên liệu và các nguyên liệu khác, nếu không thì "có thể tăng lên cái cảm giác cho rằng phong tỏa không phải là vũ khí đủ mạnh để đảm bảo chiến thắng cho sự nghiệp của Đồng minh", ông hưởng ứng mạnh việc cắt đứt sự tiếp tế quặng sắt Thụy Điển và ông tuyên bố có một mối tương quan chính xác giữa việc cung cấp quặng sắt Thụy Điển cho Đức và sản lượng công nghiệp gang thép Đức. Kết luận của ông là Đồng minh phải thả mìn vùng lãnh hải dọc bờ biển Na Uy và sau đó, cũng bằng biện pháp tương tự, chặn không cho quặng sắt được đưa từ cảng Lulea về Đức. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn Đức tiếp tế bằng dầu mỏ của Rumani.

        Cuối cùng thì đi đến quyết định là sau khi gửi một bản tin với lời lẽ chung chung cho Na Uy và Thụy Điển, chúng tôi phải thả mìn vùng lãnh hải Na Uy vào ngày 5 tháng 4. Các bên cũng đồng ý là nếu Đức kéo quân vào Bỉ, thì ngay lập tức Đồng minh cũng phải kéo đến nước này mà không cần chờ phía Bỉ có yêu cầu chính thức, và nếu Đức kéo quân vào Hà Lan mà Bỉ không giúp nước này thì Đồng minh phải tự coi mình có quyền tự do vào Bỉ để giúp Hà Lan. Cuối cùng thì như là một điểm rõ ràng mà mọi người đều thống nhất, bản thông cáo nói các chính phủ Anh và Pháp đã nhất trí về lời tuyên bố long trọng sau đây: Trong cuộc chiến tranh hiện nay, họ sẽ không thương lượng mà cũng không ký kết một cuộc đình chiến hoặc một hòa ước, trừ phi có sự đồng ý qua lại. Sau này, thỏa ước này có một tầm quan trọng lớn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM