Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:23:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winston Spencer Churchill  (Đọc 53150 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 10:50:40 am »

       
2

MỘT NỀN HÒA BÌNH TỘT ĐỈNH: 1922 - 1931

        Năm 1922, ở Anh xuất hiện một lãnh tụ mới, ông Stanley Baldwin, chua ai biết hoặc không ai để ý vì trong tấn kịch thế giới, ông đóng một vai trò khiêm tốn trong nhiều vấn đề.

        Trong thời kỳ chiến tranh, ông là Bộ trưởng bộ Tài chính, và là Chủ tịch Ủy ban Thương mại. Ông trở thành người có thế lực mạnh nhất trong đời sống chính trị nước Anh từ tháng mười năm 1922, khi Lloyd George bị mất chức; đến tháng Năm năm 1937, lúc danh vọng đã chồng chất và được quần chúng ngưỡng mộ, ông từ bỏ nhiệm vụ nặng nề của mình, chững chạc, đàng hoàng, yên lặng về hưu ở quê hương Worcestershire. Quan hệ của tôi và nhà chính khách này là một phần rõ ràng trong câu chuyện tôi sẽ kể. Những sự bất đồng giữa chúng tôi đôi lúc là nghiêm trọng, nhưng trong tất cả những năm này và về sau, tôi không bao giờ có một cuộc gặp gỡ hoặc tiếp xúc riêng, tôi khó chịu với ông và phải chăng chẳng bao lâu, tôi cảm thấy chúng tôi không thể cùng nhau trò chuyện một cách có thiện ý, hiểu biết và cởi mở.

        Đầu năm 1923, ông trở thành Thủ tướng của Đảng Bảo thủ và như vậy, bắt đầu thời kỳ mười bốn năm này có thể gọi đúng là "Chế độ Baldwin - MacDonald". Ông Ramsay MacDonald là lãnh tụ đảng Xã Hội, lúc đầu họ hoạt động đan xen nhau, nhưng rốt cuộc hai chính khách này lãnh đạo đất nước theo cùng một chí hướng chính trị. Trên danh nghĩa, là những đại diện của các đảng phái đối lập, các học thuyết trái ngược, những quyền lợi đối kháng, nhưng trên thực tế, họ tỏ ra gần giống nhau về quan điểm, về tính khí và phương pháp hơn bất cứ ai. Những sự đồng tình hết mực của người này đã mở rộng tới lĩnh vực của người kia - Ramsay MacDonald nuôi dưỡng cảm nghĩ của ông già Tory. Con Stanley Baldwin, ngoài việc chấp thuận sự bảo vệ thâm căn cố đế của một chủ xí nghiệp, do cách sắp đặt, là một đại diện trung thành hơn của chủ nghĩa xã hội ôn hoa so với nhiều người trong hàng ngũ Công đảng.

        Năm 1924 có cuộc tổng tuyển cử. Những đảng viên Bảo thủ được bầu vào quốc hội bằng một đa số là 222 trên tất cả các đảng phái liên kết lại. Bản thân tôi trở thành thành viên ủng hộ Epping, nhưng với tư cách là "một người theo chủ nghĩa hợp hiến". Lúc bấy giờ, tôi nhất định không nhận cái tên "Bảo thủ". Tôi có một số tiếp xúc thân mật với ông Baldwin trong lúc nghỉ họp, nhung tôi không nghĩ rằng ông có thể tồn tại để làm Thủ tướng. Ngay hôm sau thắng lợi của ông, tôi không nghĩ rằng ông có biệt nhãn đối với tôi. Nhưng rồi, tôi lấy làm ngạc nhiên, còn Đảng Bảo thủ thì điếng người, khi ông mời tôi làm Bộ trưởng Tài chính, nhiệm vụ mà xưa kia cha tôi đã nắm giữ. Một năm sau, với sự tán thành của cử tri, bản thân tôi cũng không bị thúc ép gì cả, tôi chính thức quay lại Đảng Bảo thủ và câu lạc bộ Carlton nơi tôi đã rời bỏ cách đây hai mươi năm.

        Trong gần năm năm, tôi sống bên cạnh nhà ông Baldwin, số 11 phố Downing, gần như sáng nào trên đường đi qua nhà ông tới Bộ Tài chính, tôi đều ghé thăm ông, nói chuyện phiếm mấy phút trong phòng riêng. Với tư cách là một trong số những bạn đồng sự quan trọng của ông, tôi có phần trách nhiệm về tất cả mọi việc xảy ra. Năm năm này được đánh dấu bằng sự bình phục rất đáng kể ở chính trường. Đây là một chính phủ hoàn toàn bình tĩnh, có năng lực trong một thời kỳ mà sự tiến bộ và phục hồi rõ ràng được thục hiện dần dần tùng năm. Không có gì làm náo động dư luận hay có thể gây ra tranh luận về cuơng lĩnh chính trị, nhưng so với mọi thử thách về kinh tế và tài chính thì số đông dân chúng rõ ràng có sung túc hơn, tình hình quốc gia và thế giới thoải mái hơn; mọi việc tốt hơn lúc kết thúc nhiệm kỳ của chúng tôi so với lúc bắt đầu.

        Chính là ở châu Âu, chính phủ giành được sự trọng vọng.

*

        Lúc này Hindenburg trở thành người quyền thế ở Đức. Vào cuối tháng hai năm 1925, Friedrich Ebert, lãnh tụ đảng Xã hội Dân chủ Đức và là Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Đức sau cuộc bại trận đã qua đời. Phải lựa chọn một Tổng thống mới. Nhũng người Đức được giáo dục trong một thời gian dài dưới chế độ chuyên chế, đã trở nên ôn hòa phù hợp với những thói quen về cách nói tự do của phe đối lập trong nghị viện. Trên đôi cánh đau thương của sự bại trận đã đem lại cho họ hình thức dân chủ và những quyền tự do tột bực. Nhung quốc gia bị chia rẽ, hoang mang vì đã tiêu xài hết của cải, và nhiều đảng phái, phe nhóm tranh giành địa vị và chức tước. Trong sự rối loạn đó, nổi bật lên một sự khát khao sôi nổi muốn quay về với vị Thống chế già nua Von Hindenburg hiện đang sống ẩn dật. Hindenburg trung thành với vị Hoàng đế bị lưu đày này và ủng hộ sự khôi phục một nền quân chủ có uy quyền lớn theo mô hình của Anh. Dĩ nhiên việc này dễ nhận thấy nhất, dù đó là việc tối thiểu phải làm. Khi được mời ra ứng cử chức Tổng thống theo hiến pháp Weimar, ông rất bối rối, nói đi nói lại nhiều lần: "Xin để cho tôi yên".

        Tuy nhiên, sức ép vẫn tiếp tục và cuối cùng xét thấy chỉ có Đại đô đốc Von Tirpitz có thể thuyết phục ông từ bỏ tính thận trọng thái quá và các sở thích của mình để đi theo tiếng gọi của nhiệm vụ mà ông luôn luôn tuân thủ. Địch thủ của Hindenburg là Marx của trung tâm công giáo và Thaelman, đảng viên đảng Cộng sản. Ngày chủ nhật 26 tháng 4 cả nước Đức di bỏ phiếu. Kết quả sít sao không ngơ: Hindenburg 14.655.766 phiếu, Marx 13.751.615 phiếu; Thaelman 1.931.151 phiếu. Nhờ nổi tiếng không ham danh vụ lợi, Hindenburg vượt hẳn đối thủ của mình gần một triệu phiếu, tuy chua đạt đa số tuyệt đối trong tổng số phiếu bầu. Ông khiển trách con trai là Oskar đã đánh thức ông lúc bảy giờ để báo tin này: "Tại sao mày muốn đánh thức bố sớm hơn một giờ? Đến tám giờ điều này vẫn còn đúng mà". Nói xong, ông ngủ lại như thường lệ.

        Tại Pháp việc bầu Hindenburg được xem như sự thách thức của Đức. Còn Anh tỏ ra thanh thản hơn. Tôi luôn luôn mong thấy nước Đức giành lại thanh danh và lòng tự trọng của họ, và quên đi nỗi đau khổ của chiến tranh, tôi không chút nào lo lắng với những tin tức như thế. "Ông ấy là một ông già rất khôn ngoan". - Lloyd George nói với tôi, khi chúng tôi gặp nhau sau đó; quả thực như thế, chừng nào mà ông ấy chứng tỏ còn tài năng. Ngay đến một vài đối thủ quyết liệt nhất của ông cũng buộc phải thừa nhận "Một con số không còn hơn một hoàng đế Néron"1

        Tuy nhiên ông ta đã bảy mươi bảy tuổi và nhiệm kỳ của ông phải bảy năm. Thế mà vẫn có người mong ông được bầu lại. Ông cố gắng không thiên vị giữa các đảng phái khác nhau, và chắc chắn, nhiệm kỳ Tổng thống cửa ông sẽ đem lại cho nước Đức một sức mạnh đúng mức, sự sung túc cần thiết và không có mối đe dọa đối với các nước láng giềng.

----------------
        1. Néron : hoàng đế La-mã khét tiếng độc ác và trụy lạc
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 10:53:04 am »


*

        Trong lúc ấy, vào tháng hai năm 1925, chính phủ Đức đề nghị một hiệp ước, theo đó, các cường quốc có liên quan đến sông Rhine, trước hết là Anh, Pháp, Ý và Đức phải tự ràng buộc vào một nghĩa vụ trong một thời kỳ dài, chính phủ Mỹ với tư cách là người được ủy thác giám sát không cho họ tiến hành chiến tranh với nhau. Họ cũng đề nghị một hòa ước chỉ nhằm để bảo đảm quy chế lãnh thổ hiện có về vùng sông Rhine.

        Đó là một sự kiện đáng chú ý. Nhưng các lãnh thổ tự trị của Anh lại không nhiệt tình lắm. Tướng Smuts muốn bác bỏ những hòa giải trong vùng. Người Canada thì lãnh đạm, chỉ có New Zealand sẵn sàng tiếp nhận không điều kiện quan điểm của chính phủ Anh. Tuy nhiên chúng tôi vẫn kiên nhẫn. Đối với tôi, việc kết thúc cuộc xung đột cả nghìn năm giữa Pháp và Đức dường như là mục tiêu quan trọng nhất. Nếu chúng tôi có thể đưa Gaule và Teuton lại gần nhau, về kinh tế, xã hội và tinh thần, cốt để ngăn ngừa xảy ra những tranh chấp mới, làm cho những sự thù địch cũ mất đi trong việc thục hiện sự phát đạt chung và phụ thuộc lẫn nhau, thì chắc chắn châu Âu nhất định sẽ tiến bộ. Đối với tôi, quyền lợi tối cao của nhân dân Anh ở châu Âu gắn chặt với việc giải quyết mối thù truyền kiếp Pháp - Đức và họ không có quyền lợi nào khác có thể so sánh được hoặc trái ngược lại với điều này. Đó vẫn là quan điểm hôm nay của tôi.

        Tháng tám, với sự tán thành hoàn toàn của Anh, Pháp chính thức trả lời cho Đức - Bước đầu Đức nhất thiết phải vào Hội Quốc Liên. Chính phủ Đức chấp nhận điều kiện này. Điều nay có nghĩa là các điều khoản của các hiệp ước tiếp tục có hiệu lực, trừ phi hoặc cho đến khi thay đổi do thỏa thuận chung, và có nghĩa là không có lời hứa quan trọng nào đạt được về sự cắt giảm bớt lực lượng vũ trang của Đồng minh. Dưới sức ép và sự kích động dữ dội của chủ nghĩa dân tộc, người Đức còn đòi hỏi thêm việc loại bỏ điều khoản về "tội phạm chiến tranh" trong Hòa ước, đòi để ngỏ vấn đề Alsace - Lorraine đòi quân Đồng minh rút ngay khỏi Cologne. Nhưng chính phủ Đức không nhấn mạnh các đòi hỏi này và phe Đồng minh cũng nhất định không thừa nhận.

        Trên cơ sở này, hội nghị ở Locamo chính thức khai mạc ngày 4 tháng mười. Bên nước hồ êm ả này, các đại biểu Anh, Pháp, Đức, Bỉ và Ý nhóm họp. Kết quả là hội nghị đã ký kết một hiệp ước bảo đảm chung giữa năm cường quốc, và một hiệp ước trọng tài phán xử giữa Đức và Pháp, Đức và Bỉ, Đức và Ba Lan, Pháp và Tiệp Khắc. Theo các hiệp ước này, Pháp cam kết giúp đỡ họ nếu hiệp ước Tây Âu tan vỡ và tiếp đó vô cớ dùng tới chiến tranh. Như vậy, các nước dân chủ Tây Âu tán thành gìn giữ hòa bình giữa họ với nhau trong mọi trường họp và đồng ý liên kết lại chống bất cứ nước nào trong số họ vi phạm hiệp ước, hành quân xâm lược lãnh thổ nước anh em. Như kẻ đứng giữa Pháp và Đức, Anh trở thành người long trọng cam kết đến viện trợ cho bất cứ nước nào trong hai nước này nếu vô cớ bị xâm lược - Lời cam kết có thể áp dụng rộng rãi về quân sự này được Nghị viện công nhận và nhà nước nhiệt liệt phê chuẩn. Không thể nào lục tìm được trong quá khứ một sự cam đoan tương tự như vậy.

        Vấn đề liệu Pháp hay Anh có nghĩa vụ giải trừ quân bị hoặc giải trừ quân bị ở bất kỳ một mức đặc biệt nào không thì không được đả động đến. Tôi tiếp cận những sự kiện này với tư cách là Bộ trưởng bộ Tài chính Anh ở giai đoạn đầu. Quan điểm riêng của tôi về sự bảo đảm hai chiều này là trong khi Pháp vẫn được vũ trang và Đức phải giải trừ quân bị thì Đức không thể tấn công Pháp, và mặt khác, Pháp cũng nhất định không bao giờ tấn công Đức, nếu điều này tự động đẩy nước Anh trở thành đồng minh của Đức. Như vậy, dù đề nghị này có vẻ nguy hiểm về mặt lý thuyết - bắt chúng tôi thục tế cam kết tham gia bên này hay bên kia trong bất cứ cuộc chiến tranh Đức - Pháp nào có thể bùng nổ - nhưng một thảm họa như thế ít có khả năng xảy ra. Đó là cách tốt nhất nhằm ngăn ngừa thảm họa - cho nên tôi luôn luôn phản đối việc giải trừ quân bị nước Pháp cũng như việc tái vũ trang nước Đức, bởi vì điều này lập túc đem lại nguy hiểm lớn hơn nhiều cho nước Anh. Mặt khác Anh và Hội Quốc Liên - mà nước Đức đã gia nhập với tư cách là một phía của hiệp định - đều tỏ ý muốn thực sự bảo vệ nhân dân Đức. Sự cân bằng đã được hình thành, quyền lợi chủ yếu của Anh là sự chấm dứt tranh chấp giữa Đức và Pháp, và Anh sẽ là một trọng tài, một quan tòa trên một phạm vi rộng lớn. Người ta hy vọng sự cân bằng này có thể tồn tại hai mươi năm, trong thời gian này, các lục lượng vũ trang của Đồng minh sẽ dần dần và tất nhiên suy yếu dưới tác động của một nền hòa bình lâu dài, của lòng tự tin ngày càng tăng và của gánh nặng tài chính. Rõ ràng hiểm họa này sẽ xuất hiện nếu Đức ít nhiều ngang sức với Pháp, và hiểm họa này càng . nhiều hơn nữa, nếu Đức mạnh hơn Pháp. Nhưng những nghĩa vụ của Hiệp ước dường như đã loại trừ tất cả điều này.

        Hiệp ước Locamo chỉ liên quan đến hòa bình ở phía Tây, và người ta hy vọng rằng điều được gọi là một Đông Locamo có thể thực hiện ở bước tiếp theo. Chúng ta lẽ ra hẳn rất vui mừng nếu nguy cơ chiến tranh giữa Đức và Nga có thể được kìm lại trong tương lai với một tinh thần như thế, bằng những biện pháp tương tự như khả năng kiềm chế chiến tranh Đức - Pháp, thậm chí dù nước Đức của ngoại trưởng Stresemann không muốn khép lại những yêu sách của Đức về phía Đông, hoặc dù không thích thừa nhận vị trí lãnh thổ của Hiệp ước về Ba Lan, Danzig, vùng Corridor và vùng thượng Silesia. Nước Nga Xô Viết suy nghĩ bục bội về sự cô lập của mình đằng sau vòng bao vây của các nước chống chủ nghĩa Bôn-sê-vích. Mặc dù cố gắng, vẫn không có tiến bộ nào ở phía Đông. Bất cứ lúc nào, tôi cũng chú ý ra sức làm cho nước Đức vừa lòng hơn về biên giới phía Đông của họ. Nhưng không có cơ hội nào để thực hiện điều này trong những năm hy vọng ngắn ngủi ấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 10:53:31 am »


*

        Những cuộc liên hoan lớn ăn mừng hiệp ước Locamo là sự kiện nổi bật cuối năm 1925. Ông Baldwin là người đầu tiên ký vào hiệp ước ở Bộ Ngoại giao. Ông Austen Chamberlain, Bộ trưởng Ngoại giao, không có dinh thự chính thức, yêu cầu tôi cho mượn phòng ăn của tôi ở số nhà 11 phố Downing cho tiệc trưa thân mật riêng của ông với Herr Stresemann (Bộ trưởng Ngoại giao Đức). Tất cả chúng tôi gặp nhau trong tình hữu nghị cao quý, và nghĩ đến một tương lai kỳ diệu dành cho châu Âu, nếu những nước lớn nhất của nó lại đoàn kết thực sự và cảm thấy an toàn. Sau khi văn kiện đáng ghi nhớ này được Quốc hội phê chuẩn, ông Austen Chamberlain được tặng thưởng huân chương Garter và giải Nobel hòa bình. Thành tích của ông là sự hồi phục châu Âu ở mức cao nhất, mở đầu cho ba năm hòa bình. Mặc dù những đối kháng cũ vẫn nằm yên và tiếng trống tuyển quân mới đã được nghe thấy, nhưng chúng ta được chứng minh là đúng khi hy vọng rằng vị trí giành được vững chắc như vậy sẽ mở đường tiến xa hơn về phía trước.

        Vào năm 1929, tình hình châu Âu yên tĩnh, không như trong hai mươi năm trước và ít nhất cũng không như trong hai mươi năm sau. Cảm giác thân thiện với nước Đức có được nhờ vào hiệp ước Locamo và việc quân đội Pháp và các đạo quân đồng minh rút khỏi vùng Rhine sớm hơn so với những quy định ở Versailles. Nước Đức mới tiếp nhận địa vị của họ còn bỏ trống trong Hội Quốc Liên. Nhờ tiền cho vay của Anh, Mỹ, nước Đức phục hồi nhanh chóng. Đội tàu khách đường biển giành được dải xanh Đại Tây Dương. Nền thương mại Đức nhảy vọt, đất nước trở nên phồn vinh. Pháp và hệ thống liên minh của họ cũng có vẻ an toàn ở châu Âu. Nhũng điều khoản về giải trừ quân bị của Hiệp ước Versailles không bị công khai vi phạm. Hải quân Đức không có - không quân Đức bị cấm. Nhiều thế lực ở Đức kiên quyết chống tư tưởng chiến tranh dù chỉ với những lý do thận trọng, bộ chỉ huy tối cao Đức không thể tin rằng các nước Đồng minh sẽ cho phép họ tái vũ trang. Nhưng mặt khác ở đó bày ra trước chúng ta, điều mà sau này tôi gọi là "trận bão tuyết kinh tế". Tin túc về việc này bị hạn chế trong giới tài chính và họ bị buộc phải giữ im lặng.

*

        Cuộc tổng tuyển cử tháng Năm năm 1929 cho thấy sự thay đổi của dư luận công chúng từ cực này sang cực khác, và sự mong muốn thông thường cho sự thay đổi là những nhân tố mạnh mẽ đối với toàn bộ cử tri Anh. Những đảng viên Xã hội chiếm một đa số không quan trọng hơn những đảng viên Bảo thủ trong hạ nghị viện. Ông Baldwin đệ đơn xin từ chức lên nhà vua. Chúng tôi tất cả đi xuống Windsor trên một chuyến xe lửa đặc biệt để trao ấn tín và chức vụ; ngày 7 tháng 6, ông Ramsay MacDonald trò thành Thủ tướng đứng đầu một chính phủ thiểu số dựa vào số phiếu của Đảng Tự do.

        Vị Thủ tướng đảng viên Xã hội, hy vọng chính phủ Công đảng mới của ông nổi bật lên nhờ những nhượng bộ rộng rãi đối với Ai Cập, nhờ sự thay đổi và nhờ một cố gắng mới đối với việc giải trừ quân bị trên thế giới hoặc ở Anh bằng bất cứ giá nào. Đó là những mục tiêu theo đó, ông ta có thể dựa vào sự giúp đỡ của đảng Tự do và vì thế để đạt những mục tiêu đó, ông điều khiển một đa số trong nghị viện. Ở đây bắt đầu những bất đồng giữa tôi và ông Baldwin, và sau đó, từ khi ông ta chọn tôi làm Bộ trưởng tài chính năm năm trước đây, mối quan hệ công tác giữa chúng tôi thay đổi một cách dễ nhận thấy. Dĩ nhiên chúng tôi vẫn còn quan hệ cá nhân thoải mái, nhưng chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không phải là một. Tôi cho rằng Đảng Bảo thủ đối lập phải chạm trán với chính phủ Công đảng về mọi vấn đề lớn của cả vương quốc và quốc gia, phải gắn liền vận mệnh của mình với sự hùng vĩ của nước Anh như dưới thời ngài Beaconsfield và ngài Salisbury, và phải không ngại đương đầu tranh luận, dù không được dân chúng đáp ứng ngay lập tức. Theo cách tôi có thể hiểu, thì ông Baldwin thấy thời cơ đã đi quá xa đối với bất cứ một quyết định thiết thực lớn lao nào của Hoàng gia Anh, và hy vọng đảng Bảo thủ trù tính, bằng những phương cách khéo léo, đúng lúc, dàn xếp với các lực lượng đối kháng của dư luận công chúng và của các khối lớn cử tri. Chắc chắn ông rất thành công. Ông là người quản lý vĩ đại nhất mà đảng Bảo thủ có được từ trước đến nay. Với tư cách là lãnh tụ, ông chiến đấu trong năm cuộc tổng tuyển cử, và ông đã thắng cuộc được ba.

        Sự tan vỡ dứt khoát của chúng tôi xảy ra là về vấn đề Ấn Độ. Được sự ủng hộ mạnh mẽ và cả sự khích lệ của vị phó vương bảo thủ, ngài Irwin, sau đó là ngài Halifax, Thủ tướng quyết tâm đẩy mạnh kế hoạch của ông về chế độ tự trị của Ấn Độ. Một cuộc hội nghị được tổ chức tại Luân Đôn, ông Gandhi sau một thời gian dài bị giam giữ được phóng thích, là nhân vật trung tâm của hội nghị. Không cần theo dõi trong những trang này, những chi tiết của cuộc bàn cãi đã choán hết những phiên họp năm 1929 và 1930. Với việc phóng thích ông Gandhi để ông có thể trở thành đại diện của nước Ấn Độ dân tộc chủ nghĩa đến hội nghị Luân Đôn, quan hệ giữa tôi và ông Baldwin đi đến chỗ tan vỡ. Ông ta có vẻ hoàn toàn hài lòng với những sự tiến triển này, nói chung là đồng tình với Thủ tướng và Phó vương, và kiên quyết lãnh đạo phe đối lập Bảo thủ theo đường lối này. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng, với kết quả cuối cùng, mất Ấn Độ là điều đương nhiên, và những tai họa không lường được sẽ đè lên đầu nhân dân Ấn Độ. Cho nên một lát sau, tôi từ chức khỏi chính phủ, nhưng tôi bảo đảm với ông Baldwin rằng trong phạm vi quyền hạn của mình, tôi sẽ giúp đỡ ông bất cứ việc gì nhằm chổng đối chính phủ Xã hội ở Hạ nghị viện và cố gắng hết sức để họ thất bại trong bất cứ cuộc tổng tuyển cử nào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 10:54:17 am »


*

        Quý 3 năm 1929 sắp kết thúc trong tình hình có vẻ như sự phồn vinh ngày càng tăng và đầy hứa hẹn, đặc biệt là ở Mỹ. Sự lạc quan lạ thường kéo theo nhiều chuyện suy đoán. Sách báo đưa ra những chúng minh thời kỳ kinh tế khủng hoảng đã khắc phục được do việc tổ chúc kinh doanh và khoa học phát triển. "Chúng ta rõ ràng đã hoàn thành và vui lòng với các chu kỳ kinh tế như chúng ta đã hiểu chúng". Chủ tịch sở giao dịch chứng khoán New York hồi tháng 9 đã tuyên bố như vậy. Nhưng tháng mười thì phố Wall trải qua một con náo động bất thình lình và dữ dội. Những chi nhánh hùng mạnh nhất đều thất bại trong việc can thiệp nhằm đẩy lùi trào lưu bán hạ giá một cách hoảng loạn. Một nhóm ngân hàng quan trọng thiết lập một tổ hợp một tỷ đô la để giữ vững và ổn định thị trường. Nhưng mọi việc đều vô ích.

        Toàn bộ của cải mau chóng thu thập được bằng bạc giấy của những năm trước đều tiêu tan. Sự phồn vinh của hàng triệu gia đình Mỹ ngày càng ảnh hưởng đến một cơ cấu khổng lồ về tiền gửi ngân hàng bị lạm phát bây giơ bỗng trở thành giả tạo. Ngoài sự còn có việc đầu cơ tích trữ cổ phần toàn quốc mà những ngân hàng nổi tiếng nhất đã khuyến khích bằng tiền cho vay dễ dàng. Một phương thức mua rộng rãi bằng cách trả nhiều kỳ đổi với nhà của, đồ đạc, xe cộ và vô số thứ tiện nghi gia đình, và việc gia hạn thanh toán trở thành phổ biến. Bây giờ tất cả đều sụp đổ. Những nhà máy lớn rơi vào tình trạng hỗn độn, tê liệt. Mới hôm qua, việc bố trí xe chở hàng nghìn công nhân và thợ thủ công đi làm còn là một vấn đề cấp bách, thì hôm nay những đau đớn dằn vặt do đồng lương hạ thấp và nạn thất nghiệp đang tăng làm mọi người trở nên buồn rầu, ủ rũ. Lúc này, việc quan trọng hết súc khẩn trương là tạo ra mọi thứ vật phẩm cần thiết cho hàng triệu con người. Hệ thống ngân hàng của Mỹ ít tập trung và ít cơ sở vững chắc hơn của Anh. Hai chục nghìn ngân hàng địa phương đình chỉ việc chi trả. Những phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa người với người bị thất bại hoàn toàn, sự phá sản của phố Wall vang dội như nhau trong các gia đình bình thường cũng như gia đình giàu có.

        Tuy nhiên không nên cho rằng ảo tưởng đẹp đẽ về sự giàu có và việc phân phối sung túc ngay càng nhiều, lại không có gì đằng sau nó, trừ sự lùa bịp và thị trường điên loạn. Trước đó không bao giờ những khối lượng hàng hóa hết sức to lớn đủ mọi thứ như thế được sản xuất, phân phối và trao đổi trong bất cứ xã hội nào. Thực ra những món lợi mà con người có thể dành cho nhau bằng cố gắng chuyên cần cao nhất, bằng kỹ năng cao nhất, là không có giới hạn. Những cách thức sáng tạo vô ích và tính hám lợi đã vượt xa bản thân thành tựu, đã làm tiêu tan và vứt bỏ sự biểu lộ tốt đẹp này. Theo sau sự sụp đổ thị trường chứng khoán, thì vào những năm giữa 1929 và 1932 giá cả liên tục sa sút, sản xuất cũng giảm theo, gây nên nạn thất nghiệp lan rộng.

        Hậu quả của đời sống kinh tế trục trặc này diễn ra khắp thế giới. Trước nạn thất nghiệp và sản xuất suy sụp, hoạt động thương mại teo lại một cách phổ biến. Những hạn chế về thuế quan được đặt ra để bảo vệ thị trường trong nước. Cuộc tổng khủng hoảng kéo theo những khó khăn gay gắt về tiền tệ, làm tê liệt việc gửi tiền vào ngân hàng trong nước. Điều này phô bày tình trạng suy đồi và thất nghiệp khắp nơi trên thế giới. Chính phủ Công đảng - Xã hội của ông MacDonald, với mọi lời hứa hẹn đã nhìn thấy trước mắt nạn thất nghiệp trong năm 1930 và 1931 từ một triệu đến gần ba triệu người. Người ta đồn rằng ở Mỹ, mười triệu người không có việc làm. Toàn bộ hệ thống ngân hàng nước cộng hòa vĩ đại này rơi vào tình trạng hỗn loạn và nhất thời sụp đổ. Tai họa liên tiếp đổ xuống nước Đức và các nước châu Âu khác. Tuy nhiên không có ai chết đói trong thế giới nói tiếng Anh.

        Thường rất khó khăn cho một chính quyền hay đảng phái được sáng lập dựa vào vốn để lao vào công việc, nhằm duy trì sự tin cậy và uy tín đối với nền kinh tế hết sức giả tạo của một hòn đảo như nước Anh. Chính phủ của ông MacDonald hoàn toàn không thể đương đầu với những vấn đề trước mắt. Họ không thể điều khiển kỷ luật của Đảng hay đem lại sức mạnh cần thiết ngay cả để cân bằng ngân sách. Trong những điều kiện như thế, một chính phủ thiểu số và bị tước mất sự tin cậy về tài chính thì không thể tồn tại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 10:55:18 am »


        Sự thất bại cùa Công đảng trong việc đương đầu với sự hỗn loạn này, sự sụp đổ đột ngột của thế lực tài chính Anh và sự tan rã của Đảng Tự do, với khả năng giữ thăng bằng bấp bênh của nó, dẫn tới sự liên minh quốc gia. Dường như chỉ có một chính phủ gồm tất cả các đảng phái mới có thể đương đầu với cuộc khủng hoảng này. Ông MacDonald và Bộ trưởng tài chính của ông, với lòng yêu nước nồng nhiệt, cố gắng thuyết phục số đông Công đảng vào sự kết hợp này. Ông Baldwin luôn luôn hài lòng rằng những người khác phải có trách nhiệm chừng nào ông còn cầm quyền, và ông sẵn sàng phục vụ dưới thòi MacDonald. Đó là một thái độ mặc dù đáng được kính trọng, nhưng không phù hợp với thực tế. Ông Lloyd George còn đang lấy lại sức sau một ca phẫu thuật trầm trọng, và ngài Herbert lãnh đạo số lớn đảng viên Tự do nhập vào khối tham gia chính phủ Liên hiệp.

        Tôi không được mời tham gia chính phủ Liên hiệp. Tôi tách khỏi ông Baldwin về chính trị trong vấn đề Ấn Độ. Tôi là một địch thủ chính trị của chính phủ Công đảng của ông MacDonald. Như nhiều người khác, tôi thấy quốc gia cần một sự tập trung. Nhưng tôi không ngạc nhiên cũng không khổ sở khi bị gạt bỏ ra ngoài việc này mà vẫn bình thản vẽ tranh ở Cannes trong khi khủng hoảng chính trị kéo dài.

        Lẽ ra tôi phải làm gì nếu được mời tham dự, tôi không thể nói được. Thật không cần phải tranh luận về những sự xúi giục đáng ngờ vốn không bao giơ có. Nhung tôi bị đặt vào một thế khó xử trên sân khấu chính trị. Tôi đã làm việc mười lăm năm trong nội các, và lúc ấy đang bận rộn với "Cuộc đời của Marlborough” của tôi1.

        Những tấn kịch chính trị trở nên rất lý thú vào lúc người ta bận rộn với những cuộc đấu đá chính trị ồn ào dữ dội, nhưng tôi có thể khẳng định một cách thật thà rằng tôi không bao giờ cảm thấy bực bội, hay đau khổ khi bị loại bỏ dứt khoát như vậy, trong lúc tình hình quốc gia căng thẳng. Tuy nhiên có một điều bất lợi. Trong những năm từ 1905, ngồi bên dãy ghế này hay dãy ghế kia tại Nghị viện, khi luôn luôn được phát biểu, và cứ tiếp tục như thế, người ta có thể ghi chép và tập hợp được tình hình chung. Còn bây giờ tôi phải khó khăn mới tìm ra một chỗ ngồi dưới lối đi chéo dẫn đến hang ghế sau về phía Chính phủ, ở đây tôi phải giữ những điều ghi chép trong tay bất cứ lúc nào tôi phát biểu và đánh liều tranh luận xem sao với các cựu bộ trưởng nổi tiếng khác. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi mới được mời.

        Chính phủ mới hình thành không chấm dứt được khủng hoảng tài chính, và từ nước ngoài về, tôi thấy mọi thứ không ổn định trong không khí một cuộc tổng tuyển cử chắc chắn sắp xảy ra. Dư luận của toàn thể cử tri là xứng đáng với dân tộc Anh. Một chính phủ Liên hiệp được thành lập dưới quyền ông Ramsay MacDonald, người sáng lập đảng Xã hội Công đảng, Chính phủ đưa ra cho nhân dân một chường trình hành động khắc khổ. Đó là một cách giải thích về "máu, nước mắt, công việc nặng nhọc và mồ hôi" không có tác nhân kích thích của chiến tranh hoặc không có nhu cầu của chiến tranh và nguy hiểm chết người. Nền kinh tế khắc khổ nhất phải được thục hiện. Tiền lương hay thu nhập của mọi người nhất định phải bị cắt giảm. Đa số nhân dân được yêu cầu bỏ phiếu cho một chế độ khổ hạnh. Họ đã hưởng ứng như đã từng hưởng ứng khi vướng vào tâm trạng anh hùng. Mặc dù trái với những tuyên bố của mình, chính quyền từ bỏ bản vị vàng và dù ông Baldwin buộc phải hoàn lại, như đã luôn luôn chúng minh, những khoản tiền trả thực sự nợ nước Mỹ mà ông đã ép nội các năm 1923 phải chấp nhận, niềm tin và uy tín đã được khôi phục. Có một đa số áp đảo ủng hộ chính quyền mới. Ông MacDonald với tư cách thủ tướng, chỉ có bảy hay tám thành viên của đảng ông theo ông mà thôi, nhưng rõ ràng năm mươi đối thủ Công đảng và môn đệ cũ của ông trở lại Nghị viện. Súc khỏe và quyền lực của ông nhanh chóng suy sụp, và ông phải điều hành đất nước trong tình trạng đổ nát ngày càng tăng, ở cấp cao nhất của Vương quốc Anh. Trong gần bốn năm gây tai họa này, ông đã góp phần thúc đẩy sự xuất hiện của Hitler.

-----------------
        1. Một tác phẩm của Churchill
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 10:56:27 am »


3

ADOLF HITLER

        Tháng 10 năm 1918, một hạ sĩ quan Đức nhất thời bị thương ở mắt do khí mù tạc trong một cuộc tấn công của Anh gần Comines. Trong khi y nằm viện ở Pomerania, không khí bại trận và tinh thần cách mạng lan tràn khắp nước Đức. Là con trai một viên chức thuế quan Áo, y ấp ủ giấc mơ của tuổi trẻ là trở thành một nghệ sĩ vĩ đại. Không vào được Viện Hàn lâm

        Nghệ thuật ở Vienne, y chịu sống nghèo khổ ở kinh thành này và sau đó ở Munich, thỉnh thoảng làm thợ sơn nhà cửa, và thường là không có việc làm ổn định, y chịu đựng những thiếu thốn vật chất và nuôi dưỡng một niềm oán hận gay gắt, dù được che đậy, là thiên hạ phủ nhận mình là người thành đạt.

        Những điều bất hạnh này không đưa y đến hàng ngũ những người Cộng sản. Bằng sự đảo ngược, y càng ấp ủ một ý thức khác thường về lòng trung thành với chủng tộc và sự thán phục nồng nhiệt và huyền bí đối với nước Đức và dân tộc Đức. Khi chiến tranh bùng nổ, y hăm hở gia nhập quân đội và phục vụ bốn năm trong một trung đoàn Bavaria ở mặt trận phía tây.

        Những vận may ban đầu của Adolf Hitler là như vậy. Vào mùa đông năm 1918, mù lòa và không nơi nương tựa, y nằm trong bệnh viện, sự thất bại riêng tư của chính mình như hòa vào mối thảm họa của toàn thể nước Đức - Cú sốc bại trận, sự sụp đổ của luật pháp trật tự, chiến thắng của Pháp, gây nên một sự thống khổ làm héo non thể chất y, và tạo ra những súc mạnh kỳ diệu, không lường được của tâm hồn, báo hiệu sự cứu nguy hay diệt vong của loài người. Sự suy sụp của nước Đức đối với y dường như không thể giải thích được bằng những phương pháp thông thường. Ở noi nào đó có một sự phản bội cực kỳ ghê tởm. Cô đơn và bị giam hãm trong giới hạn của chính mình, chỉ nhờ những kinh nghiệm hẹp hòi của riêng mình, chú lính tầm thường suy nghĩ và nghiên cứu những nguyên nhân có thể có của thảm họa. Y lẫn vào thành Vienne với những nhóm theo chủ nghĩa cục đoan Đức và ở đây y nghe được nhiều chuyện hoạt động phá hoại độc ác của một chủng tộc khác, những người Do Thái - kẻ thù và là những kẻ bóc lột các nước Bắc Âu. Lòng tự ái dân tộc của y kết hợp với tính đố kỵ người giàu và những người thành đạt của y trở thành một nỗi căm thù không cưỡng lại được.

        Cuối cùng như một người bệnh vô danh, y ra khỏi bệnh viện, vẫn mặc quân phục, và với bộ đồ này suýt nữa y có niềm kiêu hãnh của một cậu học sinh - Đôi mắt mới được cạo vẩy của y bắt gặp những quang cảnh gì đây. Đáng sợ là những sự hỗn loạn do bại trận. Quanh y, trong không khí thất vọng và điên loạn, chói lòa những nét mặt của cách mạng đỏ. Xe bọc sắt lao qua đường phố Munich tung rải truyền đơn hoặc bắn đạn vào đám người lánh nạn đi bộ. Những đồng chí của y, với băng tay đỏ, khoác trên mình bộ đồng phục, đang hò hét những khẩu hiệu cuồng nhiệt chống lại tất cả những gì y quan tâm đến trên thế gian này. Như trong mộng, mọi việc bỗng trở nên rõ ràng. Nước Đức bị vu khống, bị cào xé đến kiệt sức bởi những người Do Thái, bởi những người Bôn-sê-vích trong âm mưu quốc tế của giới trí thức Do Thái của họ. Y nhận ra nhiệm vụ trước mắt là phải cứu nước Đức ra khỏi những tai họa kia, trả thù cho những thiệt hại của nước Đức và dẫn dắt chủng tộc tài giỏi này đến vận mệnh đã được an bài từ lâu của họ.

        Các sĩ quan trung đoàn của y hốt hoảng lo sợ khi thấy tâm trạng nổi loạn trong binh lính của mình, rất sung sướng tìm ra một người, dù sao đi nữa, dường như tự bản thân, nắm được thục chất của vấn đề. Hạ sĩ Hitler mong được tiếp tục động viên và được sử dụng như một "sĩ quan giáo dục chính trị" hoặc nhân viên. Dưới cái vỏ này, y thu thập tin tức về những ý đồ binh biến, có tính chất lật đổ. Sau đó, một sĩ quan cấp trên của y báo cho y đến dự những cuộc mít tinh của các đảng chính trị địa phương thuộc mọi hình thái. Một tối tháng chín năm 1919, viên hạ sĩ đến một cuộc mít tinh của Đảng Công nhân Đức tại một nhà máy bia ở Munich. Tại đây, lần đầu, y nghe người ta phát biểu theo cách của y, kín đáo chống lại những người Do Thái, những kẻ đầu cơ tích trữ, "những tội phạm tháng 11" đã đẩy nước Đức xuống vục thẳm. Ngày 16 tháng 9, y gia nhập đảng nay và chẳng mấy chốc sau đó, kết hợp với công việc nhà binh, y nhận làm công tác tuyên truyền cho đảng này. Tháng 2 năm 1920, Đảng Công nhân Đức tổ chức cuộc mít tinh quần chúng đầu tiên ở Munich. Tại đây Adolf Hitler tự mình chi phối các nghi thức và phác thảo cương lĩnh hai mươi lăm điểm của đảng. Bấy giờ y trở thành một nhà chính trị. Cuộc vận động cứu nước của y bắt đầu. Tháng 4, y giải ngũ và tập trung phát triển đảng. Vào giữa năm tiếp theo, y chống lại các lãnh tụ đầu tiên, và với niềm say mê và thiên tài của mình, y ép buộc bè bạn, những người này như bị thôi miên, công nhận quyền lực cá nhân của y. Y đã là "lãnh tụ". Tờ báo Voelkischer Beobachter được mua chuộc thành cơ quan của đảng.

        Những người Cộng sản không lâu nhận ra kẻ thù của họ. Họ cố gắng giải tán các cuộc mít tinh của Hitler và trong những ngay cuối năm 1929, y tổ chức những đơn vị xung kích đầu tiên của mình. Đến lúc này, nhiều biến động đã xảy ra trong các giới địa phương ở Bavaria. Trong nỗi đau khổ về đời sống của người Đức, vào những năm đầu sau chiến tranh, nhiều người bắt đầu nghe theo sách Phúc Âm mới. Sự tức giận sôi sục của toàn nước Đức đối với việc Pháp chiếm đóng vùng Ruhr năm 1923, đem lại lợi thế cho cái bây giờ gọi là Đảng Quốc Xã, tạo nên một đợt đông đảo những người gia nhập đảng này. Sự sụp đổ của đồng Mác phá hủy cơ sở của giai cấp trung lưu Đức, nhiều người trong họ, trong con thất vọng, trở thành thành viên của đảng mới, và tìm thấy sự giảm nhẹ khổ cực trong căm hờn, trong ý muốn báo thù và nhiệt tình yêu nước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 10:56:44 am »


        Khởi đầu, Hitler khẳng định rằng con đường dẫn tới quyền lực sẽ mở rộng trước mắt nhờ gây hấn và bạo lục, chống lại nền cộng hòa Weimar sinh ra từ nỗi nhục bại trận. Vào tháng 11 năm 1923 "Lãnh tụ" này nắm được một nhóm người kiên quyết chung quanh mình, trong số này thì Georing, Hess, Rosenberg và Roehm là những nhân vật lỗi lạc. Những con người hành động này quyết định là đã đến lúc chiếm lấy quyền lực ở bang Bavaria. Tướng Von Ludendorff, tham mưu trưởng quân đội Đức trong phần lớn cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cho mượn danh nghĩa và uy tín quân sự của ông vào việc mạo hiểm này, và hành quân tiến lên trước trong cuộc nổi dậy. Trước kia, trước chiến tranh, người ta thường nói: "Sẽ không có cách mạng ở Đức vì ở đây, mọi cuộc cách mạng bị cấm ngặt”. Nhân dịp này, nhà cầm quyền địa phương Munich cố gắng phục hồi câu châm ngôn đó. Các đội cảnh sát nổ súng. Khoảng hai chục người biểu tình bị giết. Hitler lao xuống đất và sau đó trốn thoát cùng với các lãnh tụ khác khỏi hiện trường. Tháng tư năm 1924 y bị kết án bốn năm tù.

        Mặc dù nhà cầm quyền duy trì được trật tự và tòa án Đức phải trừng phạt những kẻ biểu tình, nhưng dư luận quần chúng lại cho rằng họ đang đánh vào người máu mủ ruột thịt của mình, đang vô tình giúp người nước ngoài thực hiện mưu đồ của họ, làm tổn hại cho những đúa con trung nghĩa nhất của nước Đức. Bản án của Hitler được giảm từ bốn năm xuống còn mười ba tháng. Tuy nhiên, tại pháo đài Landsberg những tháng này đủ cho y hoàn thành đề cương cuốn Mein Kampf, một luận án triết học chính trị của y đề tặng cuộc nổi dậy mới kết thúc gần đây. Cuối cùng khi y nắm chính quyền thì đối với những nhà cầm quyền chính trị và quân sự các cường quốc đồng minh, không có cuốn sách nào đáng được nghiên cứu kỹ hơn. Tất cả ở đây là chương trình phục hồi nước Đức, là kỹ thuật tuyên truyền của đảng, là kế hoạch đánh nhau với chủ nghĩa Mác-xít, là quan niệm về một nhà nước Quốc Xã, là vị trí chính đảng của nước Đức tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới - Đây là kinh Koran mới về niềm tin và chiến tranh: khoa trương, dài dòng, không ra hình thù gì, nhưng lại chứa đầy những lời phán truyền của nó.

        Luận điểm chủ yếu của cuốn Mein Kampf rất giản đơn. Con người là một con vật tranh đấu, cho nên quốc gia là một cộng đồng của những chiến sĩ, một đơn vị chiến đấu. Bất cứ sinh vật đang tồn tại nào ngùng chiến đấu cho sự sống còn của mình thì phải bị tiêu diệt. Một nước hay một chủng tộc ngừng chiến đấu sẽ bị hủy diệt. Khả năng chiến đấu của một chủng tộc tùy thuộc vào sự tinh khiết của nó. Vì lý do này, cần thiết giải thoát nó khỏi việc nước ngoài làm mất tính chất thiêng liêng của nó. Chủng tộc Do Thái do tính phổ biến tất yếu theo chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa quốc tế. Chủ nghĩa hòa bình là tội ác làm chết người bởi vì nó có nghĩa là sự đầu hàng của chủng tộc trong cuộc chiến đấu để tồn tại. Bởi vậy nhiệm vụ đầu tiên của mỗi nước là quốc hữu hóa quần chúng nhân dân. Mục đích cuối cùng của giáo dục là tạo ra một người Đức có thể trở thành một người lính với mức huấn luyện tối thiểu. Sự biến động đột ngột vĩ đại nhất của lịch sử phải là không thể tưởng tượng được nếu không do động lực say mê cuồng loạn. Đức tính hòa bình và trật tự tư sản không thể làm được việc gì. Thế giới ngay nay đang vận động hướng về một sự biến động đột ngột như vậy, và nước Đức mới phải lo liệu cho chủng tộc sẵn sàng đối với những quyết định vĩ đại nhất cuối cùng trên quả đất này.

        Chính sách ngoại giao có thể là vô lương tâm. Để cho một dân tộc chìm đắm một cách anh hùng thay vì trông thấy nó có thể phồn vinh và sống sót, không phải là nhiệm vụ của khoa ngoại giao. Chỉ có Anh và Ý có thể là đồng minh của Đức. Chừng nào mà Đức không tự lo liệu lấy thì sẽ không có ai lo liệu cho. Những tỉnh bị mất của nó không thể lấy lại bằng những lời cầu xin Thượng Đế, hoặc bằng những niềm hy vọng thành kính ở Hội Quốc Liên, mà chỉ bằng sức mạnh của vũ khí. Nước Đức không được phép lặp lại sai lầm là cùng một lúc đánh tất cả mọi kẻ thù. Tấn công nước Pháp với những lý do hoàn toàn cảm tính nhất định là điên rồ. Cái mà nước Đức cần là sự tăng thêm lãnh thổ ở Châu Âu. Chính sách thuộc địa của Đức trước chiến tranh là sai lầm và phải được từ bỏ. Nước Đức phải tìm kiếm sự bành trướng sang nước Nga và đặc biệt là các nước vùng Baltic. Không có liên minh nào với nước Nga được tha thứ. Cùng với nước Nga tiến hành chiến tranh chống phương Tây nhất định là có tội, bởi vì mục đích của những người Xô Viết là sự chiến thắng của đạo Do Thái quốc tế. Đó là những trụ cột vững chắc trong chính sách của y.

        Bị đè nén và bị quấy rối bởi tình trạng rối loạn và xung đột về đảng phái, những người thắng trận không chú ý đến việc Hitler tiến hành đấu tranh không ngừng và ngày càng nổi bật như là một hình ảnh tiêu biểu của quốc gia. Một khoảng thời gian dài trôi qua trước khi chủ nghĩa Quốc Xã hay Đảng Quốc Xã, như nó được gọi, giành được một chỗ dựa vũng chắc trong số đông nhân dân Đức, trong các lực lượng vũ trang, trong bộ máy nhà nước. Nó cũng trở thành, giữa các nhà tư bản công nghiệp khiếp sợ chủ nghĩa Cộng sản, một cơ quan quyền lực trong đời sống nước Đức được khắp thế giói chú ý. Cuối năm 1924, khi ra khỏi nhà tù, Hitler tuyên bố rằng y cần năm năm để tể chức lại phong trào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:13:25 am »


*

        Một trong những điều khoản dân chủ của Hiến pháp Weimar quy định các cuộc tuyển cử Quốc hội, bốn năm một lần. Người ta hy vọng với điều khoản này chắc chắn nhân dân Đức phải có được quyền kiểm soát Quốc hội hoàn toàn và liên tục. Dĩ nhiên trong thực tiễn điều đó chỉ có nghĩa là họ luôn luôn sống trong bầu không khí náo động của con sốt chính trị và vận động bầu cử không ngừng. Sự tiến bộ của Hitler và học thuyết của y vì vậy được mọi người chú ý. Năm 1928 đảng của y chỉ có 12 ghế trong Quốc hội. Năm 1930 con số này là 107, năm 1932 là 230. Trong thời gian này, toàn bộ cơ cấu của nước Đức đều tràn ngập những cơ quan và kỷ cương của đảng Quốc Xã, và đủ mọi thứ đe dọa, những lời sỉ nhục và hành động hung ác nhắm vào người Do Thái.

        Trong bản tường thuật này, không cần thiết theo dõi từng năm sự phát triển phức tạp của vấn đề, với tất cả những sự giận dữ, những hành động côn đồ và tất cả mọi sự thăng trầm của nó. Ánh sáng mặt trời yếu ớt của thành phố Locamo đã chiếu sáng quang cảnh này. Sự tiêu pha hoang phí số tiền vay của Mỹ gây ra cảm giác về một sự phồn vinh trở lại. Thống chế Hindenburg làm Tổng thống nước Đức và Streseman là Bộ trưởng Ngoại giao. Đáp lại nhà cầm quyền to lớn, oai vệ mà họ yêu mến sâu sắc, đa số nhân dân Đức kiên định, đúng đắn trung thành với ông cho đến lúc ông hấp hối. Nhưng những nhân tố mạnh mẽ khác cũng đang hoạt động trong một nước đã quẫn trí mà đối với nó, nền cộng hòa Weimar không thể tỏ ra nhạy cảm về an ninh, không thể đáp ứng thích đáng thanh danh quốc gia hay ý muốn báo thù.

        Đằng sau cái vỏ ngoài của chính quyền Cộng hòa và các thể chế dân chủ, do những người thắng trận đặt ra, và bị làm hư hỏng cùng với sự bại trận, thì quyền lực chính trị thực tế ở Đức và cấu trúc bền vững của quốc gia trong những năm sau chiến tranh là bộ Tổng tham mưu quân đội Đức hay là Reichswehr. Chính họ bí mật bố trí cơ sở cho việc tái vũ trang nước Đức, sắp đặt và hạ bệ Tổng thống và nội các. Họ tìm thấy ở Thống chế Hindenburg một biểu tượng cho quyền lực của họ và là một con rối trong tay họ. Nhưng đến năm 1930 thì Hindenburg đã ở tuổi 83. Năng lực hiểu biết về mặt trí tuệ của ông ngày càng suy sụp. Ông trở nên ngày càng có thành kiến, độc đoán, suy yếu vì tuổi già. Trong chiến tranh người ta nghĩ về ông như một thần tượng, những người yêu nước có thể chúng tỏ sự khâm phục của họ bằng việc bỏ những số tiền lớn ra để mua một cái đinh dùng treo tấm hình của ông. Điều này minh họa con người thực sự của ông lúc ấy - "Người Khổng Lồ bằng gỗ" - Rõ ràng đối với các tướng lãnh là đến một lúc nào đó, phải tìm được một người kế tục thay thế vị Thống chế già nua. Tuy nhiên việc tìm kiếm người mới lại xảy đến bất thình lình do tình hình » phát triển dữ dội và sự tác động mạnh mẽ của phong trào Quốc Xã. Sau cuộc nổi dậy thất bại năm 1923 ở Munich, Hitler tuyên bố một chương trình hợp pháp nghiêm ngặt trong khuôn khổ nền Cộng hòa Weimar. Vậy mà đồng thời y lại khuyến khích và đặt kế hoạch phát triển các hệ thống tổ chức quân sự và bán quân sự của Đảng Quốc Xã. Từ những khởi điểm hết sức nhỏ bé, các lực lượng xung kích hay đảng viên Quốc Xã, với cốt lõi kỷ luật không đáng kể, các đội SS phát triển về số lượng và sức mạnh đến mức Reichswehr phải hoảng sợ khi nghĩ tới những hoạt động và sức mạnh tiềm tàng của chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:16:20 am »


        Đúng đầu các hệ thống tổ chúc lực lượng xung kích là một tên lính đánh thuê Đức, Emst Roehm, người đồng chí và là bạn thân của Hitler suốt những năm chiến đấu. Roehm Tham mưu trưởng các lực lượng xung kích, là một người có tài năng và dũng cảm nhưng đầy tham vọng cá nhân và hư hỏng về tình dục. Những thói hư tật xấu của hắn không cản trở Hitler cộng tác với hắn suốt con đường gian hiểm đi đến quyền lực. Cân nhắc thận trọng nhất những dư luận đang lan tràn trong nước, Reichswehr với tư cách là một đẳng cấp và tổ chúc quân sự đối lập với phong trào Quốc Xã, bất đắc dĩ phải tự nhận thức rằng họ không thể kiểm soát nước Đức lâu hơn nữa. cả hai phải cùng chung một quyết tâm vực nước Đức ra khỏi vực thẳm và rửa nỗi nhục bại trận, nhung trong khi Reichswehr tiêu biểu cho cơ cấu đã được an bài của đế chế Kaiser, bảo vệ các giai cấp phong kiến, quý tộc, địa chủ và tầng lớp khá giả trong xã hội Đức, thì những đội xung kích với quy mô lớn đã trở thành một phong trào cách mạng. Họ khác những người Bôn-sê-vích mà họ phản đối kịch liệt, đúng như Bắc cực với Nam cực.

        Đối với Reichswehr, đối chọi với Đảng Quốc Xã là xé nát quốc gia bại trận này ra tùng mảnh. Năm 1931 và 1932, vì lợi ích riêng của mình và lợi ích của đất nước, các thủ lĩnh quân đội thấy phải hợp nhất lực lượng với những người mà họ chống đối quyết liệt, gay gắt theo tinh thần Đức, về những vấn đề quốc nội. Về phần mình, dù sẵn sàng dùng bất cứ phương tiện • nào để chọc thủng các thành trì quyền lục; Hitler vẫn luôn luôn để ý đến việc lãnh đạo nước Đức vĩ đại và lòng trung thành của y với lý tưởng đang độ tuổi thanh xuân. Vì thế những điều kiện cho một sự thỏa thuận giữa y và Reichswehr đã có sẵn và đương nhiên là ở cả hai phía. Các thủ lãnh quân đội dần dần hiểu rằng sức mạnh của Đảng Quốc Xã là như thế, rằng Hitler là người duy nhất có thể kế tục Hindenburg với tư cách là người đứng đầu quốc gia Đức. Về phía mình, Hitler hiểu rằng, để thực hiện chương trình phục hồi nước Đức, thì một sự liên minh với những người ưu tú trong Reichswehr là rất cần thiết - Một cuộc mặc cả diễn ra và các nhà lãnh đạo quân đội Đức bắt đầu thuyết phục Hindenburg coi Hitler như là thủ tướng cuối cùng của Đế chế. Họ làm như thế để có được một thỏa thuận và muốn giới hạn hoạt động của đảng viên Quốc Xà, nhằm làm cho họ lệ thuộc vào Bộ Tổng tham mưu và cuối cùng thủ tiêu họ, nếu không có cách nào khác, Hitler đã giành được lòng trung thành của các lực lượng đang làm chủ nước Đức, địa vị hành pháp chính thức và quyền thừa kế hiển nhiên cương vị thủ trưởng của nhà nước Đức. Viên Hạ sĩ quan đã vượt một quãng đường khá xa.

        Tuy nhiên có một chuyện rắc rối riêng trong nội bộ. Nếu chìa khóa cho bất kỳ một sự phối hợp chỉ huy quân đội trong nước là Tổng tham mưu trưởng thì sẽ có nhiều bàn tay cố bám chặt vị trí này. Bây giờ tướng Kurt Von Schleicher sử dụng một ảnh hưởng tế nhị đôi lúc là quyết định. Ông là cố vấn chính trị dày kinh nghiệm của giới quân sự, kín đáo có khả năng chi phối. Mọi tầng lớp nhân dân và mọi bè phái suy nghĩ về ông trong một chừng mực ngờ vực, họ xem ông như một tác nhân chính trị khéo léo làm ăn được, có nhiều kiến thức ngoài sách vở của Bộ Tổng tham mưu và không thường gần gũi binh sĩ. Trong một thời gian dài Schleicher nhận ra ý nghĩa của phong trào Quốc Xã và sự cần thiết phải ngăn cản, kìm hãm nó lại. Mặt khác ông hiểu rằng trong cuộc công kích hết mức của bọn du thủ du thực này, với đội quân xung kích bí mật không ngừng phát triển của chúng, có một vũ khí, nếu được các chiến hữu của ông ở Bộ Tổng tham mưu sử dụng đúng đắn, có thể xác nhận lại sự vĩ đại của nước Đức và có lẽ cả việc củng cố vị trí của ông. Vói ý định này, trong năm 1931, Schleicher bắt đầu bí mật âm mưu với Roehm. Như vậy có hai sự việc cùng một lúc được tiến hành, Bộ Tổng tham mưu thì dàn xếp với Hitler, còn Schleicher ở giữa bọn họ thì theo đuổi âm mưu riêng với Roehm là người phụ tá số một và là người muốn trở thành địch thủ của Hitler. Những cuộc tiếp xúc giữa Schleicher với phần tử cách mạng của đảng Quốc Xã và đặc biệt với Roehm, kéo dài cho đến khi cả hai, ông và Roehm bị xử bắn ba năm sau, theo lệnh của Hitler. Việc này chắc hẳn đã đơn giản hóa tình hình chính trị và số phận của những kẻ còn sống sót.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:17:31 am »


*

        Trong lúc ấy, đến lượt trận bão tuyết kinh tế tác động đến nước Đức. Các ngân hàng Hoa Kỳ, phải đối phó với những điều ràng buộc ngày càng tăng ở trong nước, nên đã từ chối những khoản vay xa phí của Đức - Phản úng này dẫn tới việc đóng của hàng loạt các nhà máy và sự phá sản đột ngột nhiều tổ chức kinh doanh là chỗ dựa cho sự hồi sinh hòa bình của nước Đức. Vào mùa đông năm 1930, thất nghiệp ở Đức lên tới 2.300.000 người. Các nước Đồng minh đề nghị nới bớt các khoản bồi thường một cách rộng rãi và từ thiện. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Streseman giành được thành công cuối cùng của mình bằng một thỏa thuận rút quân Đồng minh hoàn toàn khỏi vùng sông Rhin sớm hơn thời hạn quy định của Hòa ước.

        Nhưng quần chúng nhân dân Đức phần lớn tỏ ra lãnh đạm đối với những nhượng bộ đặc biệt của các nước thắng trận. Gần đây hơn hoặc trong những tình huống may mắn hơn, những nhượng bộ này được hoan hô như những biện pháp đáng kể trên con đường hòa họp và là sự quay trở lại nền hòa bình chân chính. Nhưng bây giờ nỗi lo sợ thất nghiệp luôn luôn ám ảnh quần chúng nhân dân Đức. Các giai cấp trung lưu đã bị phá sản và bị cuốn hút vào quá trình diễn biến dữ dội do sự tẩu tán đồng Mác. Những sức ép về kinh tế quốc tế xói mòn vị trí chính trị của ông Streseman và những sự công kích thậm tệ dữ dội của Đảng Quốc Xã của Hitler và của một số trùm tư bản nào đó đã đưa đến sự lật đổ ông ta. Ngày 28 tháng 3 năm 1930, Bruening người lãnh đạo Đảng Trung tâm Thiên chúa giáo trở thành Thủ tướng. Bruening là người Thiên chúa giáo tỉnh Westphalia và là một nhà yêu nước mưu cầu tạo lại nước Đức xưa dưới chiêu bài dân chủ hiện đại. Ông liên tục theo đuổi ý đồ chuẩn bị nhà máy cho chiến tranh. Ông cũng vật lộn nhằm ổn định nền tài chính giữa sự hỗn độn đang tăng lên. Chương trình kinh tế và cắt giảm nhân viên và tiền lương ngành dân sự của ông không được lòng dân. Dư luận căm ghét nổi ra nhiều náo động hơn bao giờ. Được Tổng thống Hindenburg ủng hộ, Bruening giải tán Quốc hội chống đối và cuộc bầu cử năm 1930 giữ ông ta lại với đa số. Bây giờ ông thực hiện cố gắng cuối cùng, nhằm củng cố cái gì còn lại của nước Đức xưa, chống lại việc kích động quần chúng theo chủ nghĩa dân tộc hiện đang nổi lên, quá khích và mất phẩm chất. Nhằm mục đích này, trước tiên, ông phải bảo đảm việc bầu lại Hindenburg làm Tổng thống.

        Thủ tướng Bruening chú ý đến một giải pháp mới và hiển nhiên. Ông quan niệm chỉ có phục hồi một vị hoàng đế mới đem lại hòa bình, an ninh và vinh quang cho nước Đức. Lúc ấy ông có thể chi phối vị thông chế già Hindenburg, và khi nào được bầu lại thì giữ nhiệm vụ trong nhiệm kỳ cuối cùng của mình với tư cách là quan nhiếp chính của một chế độ quân chủ được phục hồi. Chính sách này, nếu được thực hiện, nhất định lấp kín chỗ trống ở thành phần tối cao của quốc gia Đức mà Hitler bấy giờ hiển nhiên đang đi về hướng đó. Trong tất cả mọi tình huống thì đây là chiều hướng đúng. Nhưng Bruening có thể dẫn dắt nước Đức đến đó như thế nào? Bruening không dự định tạo lập lại một Đế chế thứ hai. Ông mong muốn một nền quân chủ lập hiến theo đường lối của Anh. Ông hy vọng một trong số con trai của Thái tử có thể là một ứng cử viên thích hợp.

        Vào tháng 11 năm 1931, ông nói riêng kế hoạch của mình với Hindenburg, mọi việc tùy thuộc vào ông này. Phản ứng của vị Thống chế già nua kịch liệt khác thường. Ông ta ngạc nhiên và phản đối. Ông tuyên bố rằng ông chỉ tự xem mình là người được ủy thác trông nom Hoàng đế. Bất kỳ một giải pháp nào khác là sự lăng nhục đến danh dự quân nhân của ông. Quan niệm về chế độ quân chủ mà ông tận tụy phục vụ không thể có việc kén người này, bỏ người kia trong đám hoàng tử. Tính chính thống không thể bị xâm phạm. Trong lúc ấy, khi nước Đức nhất định không chấp nhận sự quay trở lại của Hoàng đế, thì không có gì còn lại, trừ chính bản thân ông ta, Hindenburg.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM