Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:15:41 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37405 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #360 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 05:05:48 pm »


        CUỘC HỘI ĐÀM VỚI Ô. MORA SỨ BA LAN Ở ALGER,   

        Ngày 20  tháng chạp 1943

        Ô. Morawaki, ngay từ đầu cuộc hội kiến, đã nói với tướng de Gaulle rằng ông đến thăm Đại Tướng vì nước Pháp là nước bạn và nước đồng minh cố cựu của Ba Lan, ông muốn cho nước Pháp biết tình hình ngoại giao của nước ông.

        Nhiều tin thất thiệt đã được đăng tải trên báo chỉ thể giới về vấn đề ấy, Ô. Morawski căn cứ vào một vài bài báo ở Alger.

        Người Nga nói rằng Ba Lan không muốn thỏa hiệp với nước Nga trong tương lai, nhất là Ba Lan không muốn gia nhập một liên bang hay một liên minh với Tiệp Khắc và Nga Sô. Ông Morawski khẳng định rằng Ba Lan mong mỏi một cuộc liên minh như vậy.

        Ông nhắc lại rằng năm 1941, khi Sikorski và Benès để xướng một chính sảch liên bang các nước Đông Âu gồm Ba Lan, Tiệp Khắc, và nếu có thể, thì thêm những nước khác như Hung Gia Lợi chẳng hạn, một vài nhà bình luận đã nói đến việc trở lại công thức «đường dây bảo vệ sức khỏe». Cách suy diễn ấy không đúng. Ba Lan muốn giải quyết dễ dàng hơn, trong khuôn khổ một liên bang, một vài vấn đề đặt ra cho các nước Đông Âu, thí dụ vấn đề Teschen. Nhưng chính phủ Ba Lan không thấy tại sao một liên bang như vậy lại không thể hợp tác với Nga Sô. Ông Morawski nói thêm rằng liên bang ấy cũng có lợi cho chính sách của các cường quốc Tây Âu, các nước này sẽ có mọi dễ dàng để điều đình với một số quốc gia nhứt trí.

        Vị đại sứ Ba Lan mô tả cho tướng de Gaulle biết tình hình khó khăn của chính phủ ông. Ông chưa biết rõ Ô. Eden có thể nói gì với chính phủ Ba Lan khi ở Téhẻran về và cũng không biết chính phủ Ba Lan sẽ phản ứng, thế nào. Tuy nhiên, ông nhắc lại một lẫn nữa rằng Ba Lan không loại bỏ một thoả ước với Nga Sô, trái lại, Ba Lan mong muốn có thoả ước ấy, vì thoả ước Nga - Tiệp vừa ký kết dự định trả lại cho Tiệp Khắc biên giới 1938 và bảo đảm hỗ tương sự bất can thiệp vào nội bộ những nước ký kết.

        Ông cũng bác bỏ lời chỉ trích chính phủ Ba Lan theo đó chính phủ ông không thực sự đại diện cho dư luận Ba Lan. Thực ra chính phủ Ba Lan hiện thời đại diện cho bốn đảng chỉnh trị lớn nhất ở Ba Lan, tất cả đều thuộc phe ta. Ông nói: «chúng tôi biết rằng chúng tôi thoả hiệp với nước chúng tôi. »

        Để kết luận, đại sứ Ba Lan nói với tướng de Gaulle  rằng cuộc vận động của ông nhằm hai mục đích : biết cảm tưởng của nước Pháp về tương lai những vấn đề liên hệ đến nước Ba Lan, gợi ý với tướng de Gaulle để de Gaulle phát biểu ý kiến về Ba Lan một ngày nào đó.

        Tưởng de Gaulle nói cho đại sứ biết rằng nước Pháp mong muốn Ba Lan lởn mạnh. Nước Pháp mong muốn như vậy không những vì cảm tình mà còn vì nhu cầu, Dĩ nhiên, chưa chắc rằng dư luận Pháp đứng về lập trường để cho Ba Lan có biên giới phía đông mở rộng thêm ít hay nhiều. Nhưng quần chúng Pháp vẫn chấp nhận nguyên tắc phục hồi một nước Ba Lan mạnh mẽ.

        Tinh hình ngoại giao của chúng ta hiện thời không cho phép chính thức can thiệp vào vấn đề này. Lúc này chúng ta cũng không có ảnh hưởng tỉnh thần.

        Tuy nhiên tướng de Gaulle khẳng định với ông Morawski rằng, theo ý kiến của ông thì bây giờ là lúc không thuận tiện nhất để đặt vấn đề biên giới Ba Lan với nước Nga và các nước láng giềng khác. Vì nhiều lý do ; trước hết, Ba Lan còn suy yếu ; trái lại, người Nga trong lúc đắc thắng ít có ý muốn nhượng bộ ; người Anh và người Mỹ có lẽ muốn giúp Ba Lan — điều này không chắc lắm — nhưng lúc này họ không muốn can thiệp sợ mích lòng Nga Sô ; còn như nước Pháp, có lẽ sau nước Pháp sẽ giúp đỡ các nước Đông Âu, nhưng hiện thời Pháp không có quyền hành gì hết.

        Trái lại, sau này Chính Phủ Ba Lan có thể chứng tỏ ngay tại nước Ba Lan rằng mình được dư luận quần chúng trong nước nâng đỡ. Mặt khác, sau khi chiến thắng, người Nga sẽ gặp phải những khó khăn ghê gớm trong vấn đề  tái thiết, có lẽ họ còn gặp nhiêu khó khăn với đồng minh. Có lẽ họ sẽ không đòi hỏi gắt gao đố với Ba Lan. Sau hết, có lẽ nước Pháp sẽ phục hồi được phần nào uy thế của mình.

        Đại sứ Ba Lan cũng đứng về phía quan niệm của tôi. Bây giờ không phải lúc nước ông nêu lên vấn đề biên giới và ông cho rằng về điểm này ông đồng ý với chính phủ ông.

        Tướng de Gaulle trở lại lời yêu cầu của ông Morawski, tuyên bố ông có thể phát biểu ý kiến ủng hộ Ba Lan vào dịp bộ đội Ba Lan tham dự phòng tuyến ; quân Ba Lan sẽ trở lại chiến đấu bên cạnh quân đội Pháp trên chiến trường Ý, cũng như đã chiến đấu trên chiến trường Pháp vào năm 1910.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #361 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 05:07:10 pm »


        HỘI NGHỊ NGÀY 27 THÁNG CHẠP 1943, DƯỚI CHỦ TỌA CỦA TƯỚNG DE GAULLE VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG BỘ ĐỘI PHÁP TRONG KHUÔN KHỔ HÀNH QUÂN ĐỒNG MINH.
 
        Hiện diện :

        Đại diện Pháp :   tướng de Gaulle, Ô. Renẻ Massigli, Tướng Giraud, Tướng Dewinck

        Đại diện đồng minh : Ô. Edwin Wilson, đại sứ Hoa Kỳ, Ô. Harold Mac Millnn, bộ trưởng chính phủ Anh, Tham mưu thưởng w. Bedell Smith (tham mưu trưởng Eisenhower), Tham mưu trưởng Everett s. Hughes, Tham mưu trưởng John F. M. Whiteley.

        Tướng de Gaulie khai mạc hội nghị, ông nhắc lại rằng hội nghị này có mục đích ký kết một thỏa ước quy định điều kiện tham gia cuộc hành quân đồng minh của các lực lượng Pháp. Có nhiều ý kiến bất đồng cần phải giải quyết.

        Một dự án thỏa hiệp được các đại diện Pháp đề nghị . Tướng de Gaulle yêu cầu các đại diện đồng minh cho biết quan điểm về dự án ấy.

        Ô. Wilson nói rằng dự án Pháp đã được đồng minh nghiên cứu, họ đồng ý vì nhiều điểm, một vài điểm khảc cần phải có sự chuẩn y của chính phủ họ, như vậy cần phải chờ đợi một thời gian.
   
Nhưng một vấn đề phải dặt ra ngay lúc này, đó là vấn đề dùng lực lượng Pháp trên mặt trận Địa Trung Hải.

        Ô. Wilson hỏi tướng B. Smith vấn đề đặt ra như thế nào.

        Tưởng B. Smith cho biết bộ chỉ huy liên đồng minh không có gì phản đối trên nguyên tắc dự án thoả ước toàn bộ của người Pháp. Nhưng đỏ là vấn đề thuộc phạm vi điều đình giữa các chính phủ. Trong khi thực hiện cuộc điều đình tướng Eisenhower yêu cầu nên thỏa thuận ngay về vấn đề Địa Trung Hải. Một cuộc hành quân lớn tại miền nam nước Pháp đã được dự định ; để thực hiện cuộc hành quân ấy, bộ chỉ huy đồng minh cần huy động tất cả các sư đoàn Pháp, kể cả các sư đoàn đã và sẽ đưa sang Ý. Thời giờ gấp rút vì những cuộc hành quân ở Pháp trên hai mặt trận Nam và Tây Bắc liên hệ với nhau.

        Bởi thế cho nên bộ chỉ huy đưa ý kiến cho các đại sứ Hoa Kỳ và Anh Quốc yêu cầu ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp cam đoan với các chính phủ đồng minh có thể cung cấp những sư đoàn ấy để thiết lập kế hoạch hành quân.

        Nếu không, bộ chỉ huy liên đồng minh buộc lòng phải chuẩn bị từ ngay bây giờ việc chuyên chở những sư đoàn bổ túc từ Hoa Kỳ sang, điều ấy quá ư phiền phức.

        Tóm lại, để quyết định kế hoạch hành quân, bộ chỉ huy đồng minh cần biết rõ có thể nhận được lực lượng nào của Pháp.

        Tướng de Gaulle cho biết ý kiến rằng bộ chỉ huy đặt vấn đề rất đúng cách và đây là lần thứ nhất người ta đặt như vậy. Chính phủ Pháp tự dành cho mình quyền đặt hay không đặt các lực lượng của mình dưới quyền sử dụng của bộ chỉ huy đồng minh, như vậy, chính phủ Pháp cần biết rõ lực lượng Pháp sẽ được sử dụng vào cuộc hành quân nào.

        Ô. Wilson nhấn mạnh sự yêu cầu của đồng minh dường như phù hợp với điều kiện của tướng de Gaulle đưa ra trong các cuộc hội đàm mới đây với cấp bậc đại sứ, như sau :

        1) Bảo đảm rằng toàn thể lực lượng Pháp sẽ được dùng ở Pháp, nhất là ở miền nam ;

        2) Bộ chỉ huy liên đồng minh sẽ thảo luận với bộ chỉ huy Pháp trước khi sử dụng các bộ đội Pháp ;

        3) Trong trường hợp bất đồng ý kiến giữa các bộ chỉ huy, sẽ mở cuộc hội ỷ giữa các chính phủ đồng minh và ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp.

        Tướng de Gaulle tuyên bố rằng đấy là những điều kiện thiết yếu. Ông nói :

        «Đối với chúng tôi điểm chính yếu là các bộ đội Pháp phải tiến quân vào nước Pháp. Chúng tôi có ý định đưa phần lớn quân đội vào phía Nam, một phần nhỏ khác sẽ đưa vào phía Bắc».

        Tướng B. Smith đề cập đến một vấn đề tổ chức ông nói rằng vị tổng tư lệnh hiểu rõ mối bận tâm của chính phủ Pháp muốn thấy các bộ đội Pháp tham dự cuộc hành quân ở phía Nam nước Pháp được đặt dưới quyền chỉ huy Pháp. Đó cũng là mối bận tâm của người Mỹ trong cuộc Đại Chiến Thứ Nhất. Để thỏa mãn điều kiện ấy, tướng Eisenhower trước đây đã để một đạo quân viễn chinh Pháp tham dự vào trận chiến bên Ý, bây giờ ông để một quân đoàn Pháp dự trận Provence.

        Tưóng de Gaulle vui lòng ghi nhận ý kiến ấy rất phù hợp với quan điểm của chính phủ Pháp.

        Tướng Giraud cũng ghi nhận và xác định rằng điểm cốt yếu là các bộ đội Pháp hành quân ở phía Nam nước Pháp cần phải đặt dưới quyền chỉ huy Pháp. Điều này không ngăn cản việc đặt những lực lượng Pháp gửi từ Anh Quốc sang Pháp dưới quyền chỉ huy của các lực lượng đồng minh.

        Tướng B. Smith nói rằng bộ chỉ huy «Combined Chiefs of Staff» gạt bỏ việc chuyên chở một sư đoàn thiết giáp Pháp đến mặt trận Tây Bắc. Lý do là thiếu phương tiện chuyên chở. Như vậy, toàn thể các sư đoàn Pháp sẽ được sử dụng ở mặt trận miền Nam.

        Tướng de Gaulle cho biết ngay rằng giải pháp ấy không làm cho ông thỏa mãn. Sự tham dự của một phần các bộ đội Pháp vào cuộc hành quân ở phía Bắc nước Pháp là một trong những vấn đề mà quan điểm chiến thuật của đồng minh mâu thuẫn với tính cách hợp lý của kế hoạch quốc gia Pháp. Nếu các bộ đội đồng minh tiến vào Ba Lê không có quân Pháp thì hậu quả sẽ nghiêm trọng về đủ mọi phương diện.

        Tướng de Gaulle nhắc lại bức giác thư của ông gửi cho đồng minh cách đây ba tháng để lưu ý đồng minh tới khía cạnh ấy của vấn đề nhưng ông chưa nhận được thư trả lời.

        Tướng R. Smith xác định rằng tướng Eisenhower vẫn mong rằng có thể lưu ý bộ chỉ huy «Combined Chiefs of Staff» đến điểm ấy. Theo ý kiến của tướng Eisenhower thì phải có một lực lượng Pháp — một sư đoàn, nếu có thể được —  tham dự vào cuộc hành quân ở phía Tây Bắc. Nhưng rất có thể là không phải một sư đoàn thiết giáp.

        Tướng de Gaulle hỏi ý kiến Ô. MacMillan, ông này trả lời rằng cách đây ba thảng, khi bản giác thư Pháp được trao cho đồng minh phải sẵn sàng để trả lời nước Pháp.

        Tướng de Gaulle tuyên bổ : « Nếu chính phủ Pháp được các chính phủ đồng minh bảo đảm rằng: một mặt, một quân đoàn Pháp gồm phần lớn các sư đoàn của chúng tôi tham dự cuộc hành quân trên mặt trân phía Nam nước Pháp, mặt khác ít nhất một sư đoàn thiết giáp Pháp từ căn cứ Anh tham dự vào cuộc hành quân ở Tây Bắc, thì chúng tôi sẽ đồng ý với các ông. Nếu không thì chúng tỏi không thể thỏa hiệp và cũng không thể cung cấp các bộ đội. »

        Tướng B. Smith nhắc lại rằng quyết định dứt khoát của tướng Eisenhower là giữa lúc ông lãnh việc chỉ huy mặt trận Tây Bắc, một lực lượng Pháp nếu có thể thì một sư đoàn, sẽ tham dự cuộc hành quân.

        Tướng de Gaulle hỏi tướng B. Smith, bộ chỉ huy đồng minh có ỷ kiến thế nào về các cuộc hành quân ở phía bắc và phía nam nước Pháp.

        Tướng B. Smith trình bày kế hoạch hành quân tổng quát, ông nhấn mạnh đến sự kiện bộ chỉ huy đồng minh rất chú trọng sự tham dự của lực lượng Pháp và những lý do khiến cho đồng minh quyết định rằng sự tham dự chính yếu là mặt trận phía Nam hợp với ý muốn của tưởng de Gaulle. Ông nhấn mạnh đến ý muốn của bộ tham mưu liên đồng minh là bộ chỉ huy Pháp tự thiết lập việc tiếp tế và bảo tồn khá chu đáo đã chứng tỏ Pháp đã có một quân đội tự trị.

        Dẫu sao thì ông cũng yêu cầu có một quyết định nhanh chóng về những vấn đề đặt ra để có thể chung quyết các kế hoạch hành binh, nhất là việc sử dụng những lực lượng Pháp.

        Tướng B. Smith nói : «Tướng Eisenhower rất tiếc rằng không được hội đàm với tướng de Gaulle về vấn đề này cách đây mấy tuần lễ. Chính ông cũng tự trách không yêu cầu một cuộc hội kiến vói tướng de Gaulle. »

        Tướng de Gaulle nghĩ rằng phần nhiều khó khăn chỉ xuất hiện vì người ta không giải thích với nhau. Chính vì thế mà ông triệu tập cuộc hội nghị này.

        Để kết luận, tướng de Gaulle và ông Maosigli nói rằng ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia sẽ viết thư cho các ông MacMillan và Wilson để ghi nhận và yêu cầu xác định những lời cam kết trong cuộc hội nghị này. Nếu có thư trả lời của các ông Wilson và MacMillan về các bảo đảm cần thiết thì tất nhiên việc sử dụng lực lưọng Pháp trong các cuộc hành quân trên đất Pháp sẽ được bảo đảm với bộ chỉ huy đồng minh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #362 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 05:07:57 pm »


        CUỘC HỘI ĐÀM VỚI TƯỚNG EISENHOWER TẠI BIỆT THỰ GLYCINES NGÀY 30 THÁNG CHẠP 1943

        Tướng de Gaulle.— Thưa Đại Tướng tôi rất vui mừng được tiếp kiến Đại Tướng.

        Tướng Eisenhower.— Thưa Đại Tướng, trước khi tôi nghĩ rằng còn ở lại Bắc Phi một thời gian nữa, tôi sẽ có thời giờ đến thăm ông lúc nào cũng được. Nhưng tôi được lệnh phải về ngay Hoa Kỳ, tôi sợ lúc trở về sẽ khó mà lại thăm ông được —  có thể rằng tôi chỉ ghé qua đây một vài giờ — bởi thế, tôi nghĩ rằng tốt hơn hết là ngày hôm nay nên đến thăm ông một cách bất ngờ.

        Tướng de Gaulle. — Tôi xin nói với ông biết người Pháp chúng tôi lấy làm thoả mãn khi được tin ông lên nhiệm quyền chỉ huy vừa giao phó cho ông. Những cuộc hành quân ở nước Pháp dưới quyền thống lĩnh của ông sẽ có một tầm quan trọng sinh tử đối với nước tôi.

        Đối với lực lượng Pháp thì mối bận tâm thường xuyên của tôi là làm sao cho sẵn sàng kịp thời. Ngoài thực tế chúng tôi có thể đưa ra mặt trận vào ngày mùng 1 tháng tư :

        5 hay 6 sư đoàn bộ binh,
        3 sư đoàn thiết giáp.
        và 3 bộ tham mưu quân khu.

        Chính phủ tôi và tôi đồng ý rằng sẽ cung cấp thực lực đó mặc dù có vẻ khiêm tốn lắm.

        Tướng Eisenhower. — Vì Đại Tướng nói đến tổ chức, tôi xin Đại Tướng cho phép tôi nói ra điều tôi suy nghĩ và tôi suy nghĩ thế nào.

        Hôm kia tôi đã tiếp kiến tướng de Lattre. Ông cho tôi biết công việc sẽ làm của ông. Tỏi không nhớ chi tiết và không biết rõ sự nghiệp của ông trước đây. Nhưng nghe ông trình bày các dự án tôi tin cậy ông lắm. Ông tỏ ra người đã hiểu biết cách tổ chức phức tạp dịch vụ và hậu cử của các đơn vị.

        Tướng de Gaulle.— Tướng de Lattre được chỉ định để đảm nhiệm việc này và tổ chức các sư đoàn và các dịch vụ, tôi thiết nghĩ ông ta đầy đủ tư cách.

        Tướng Eisenhower. — Như vậy tôi có thể mang theo về Mỹ một cảm tưởng tin cẩn. Còn việc tổ chức các sư đoàn Pháp, tôi thiết nghĩ không nên choáng mắt vì có nhiều sư đoàn. Tôi thiết tưởng có một sư đoàn tổ chức hoàn hảo còn hơn có nhiều sư đoàn thiếu tổ chức.

        Tướng de Gaulle. — Tỏi đồng ý với ông về điểm này, nếu ông nhớ rõ thì đây chính là điều tôi đã nói với ông cũng trong phòng giấy này vào những ngày đầu tháng sáu.

        Tướng Eisenhower. — Đúng như vậy.

        Tướng de Gaulle, — Tướng de Lattre sẽ đôn đốc việc tổ chức. Công việc này cần phải thận trọng và có cái nhìn sâu sắc.

        Tướng Eisenhower. — Ông có thể cho tôi biết quân số bộ binh của ông ở Anh quốc hiện thời không?

        Tướng de Gaulle.— Có thể nói rằng không có gì. Lực lượng bộ binh chỉ có 2.000 người.

        Tướng Eisenhower.— Nhưng tôi cũng phải dùng các bộ đội Pháp để thực hiện cuộc hành quân ở mặt trận Bắc. Tôi nghĩ rằng không thề lấy bớt những đơn vị lớn ở mặt trận Địa Trung Hải vì đây là khu vực chính của hoạt động quân sự Pháp. Vả chăng, vấn đề chuyên chở họ sang Anh Quốc thật là khó khăn ! Nhất là chở một sư đoàn thiết giáp.

        Tướng de Gaulle.— Phải, nhưng ít nhất chúng tôi cũng cần phải có một sư đoàn ở Anh Quốc. Những sư đoàn bộ binh của chúng tôi gồm nhiều người bản xứ, chắc là người Anh phản đối sự có mặt của họ trên đất nước Anh. Trái lại, các sư đoàn thiết giáp của chúng tôi chỉ có những binh sĩ người Pháp.

        Tướng Eisenhower.— có lẽ có một giải pháp. Tôi không biết có thể kiếm được cái gì ở bên Anh. Nhưng may ra tôi có một số vật liệu trừ bị. Trong trường hợp ấy thì chỉ cần đưa người từ đây sang. Vấn đề được giản dị hóa khá nhiều.

        Tướng de Gaulle,— ông sẽ nghiên cứu vấn đề tại chỗ. Nhưng tôi xin nhắc lại : «Không nên đến Ba Lê mà không có bộ đội Pháp».

        Tướng Eisenhower.— ông hãy yên chí rằng tôi không nghĩ đến việc vào Ba Lê mà không có bộ đội của ông.

        Bây giờ tôi xin phép tướng de Gaulle cho phép tôi đứng trên bình diện cá nhân tôi mà giải thích với ông ta.

        Người ta cho rằng tôi là người sống sượng, có lẽ khi ông đến Alger ông đã căn cứ vào dư luận ấy để đối xử với tôi. Lúc ấy tôi có cảm tưởng là ông phán xét tôi không kể đến những vấn đề đặt ra cho tôi khi tôi chịu trách nhiệm với chính phủ tôi thực hiện sứ mạng này. Tôi chỉ có một mục đích : đưa cuộc chiến đến thắng lợi. Lúc ấy hầu như ông không muốn hợp tác hoàn toàn với tôi. Tôi hiểu rõ rằng chính ông và ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp, với tư cách một chính phủ, có những vấn đề khó khăn của các ông. Nhưng trách nhiệm của Tổng tư lệnh lực lượng đồng minh trong việc chỉ đạo chiến tranh đối với tôi phải ở trên hết.

        Tòi công nhận rằng tôi đã có điều bất công đối với ông và tôi muốn nói để ông biết.

        Tướng de Gaulle.— You are a man.

        Tất cả những chuyện ẩy đều không đáng kể. Chúng ta chỉ cần xem xét mọi việc kể từ lúc chúng xuất hiện trước mắt chúng ta như thế nào. Chính phủ Pháp và quân đội Pháp và chính tôi đều lấy làm thỏa mãn khi hay tin ông được giao phó việc chỉ huy cuộc hành quân quyết định. Chúng tôi sẽ làm hết tất cả để giúp đỡ ông. Khi xuất hiện một khó khăn nào xin ông tiếp xúc với tôi và tin tưởng ở tôi. Thỉ dụ, tôi đã đề phòng trước, và chắc ông cũng vậy, chúng ta sẽ phải tiếp xúc với nhau khi đặt ra vẩn đề Ba Lê.

        Tướng Eisenhower. — Quả vậy, chúng ta sẽ phải san bằng những va chạm rồi sẽ xảy ra.

        Tôi nghĩ rằng về Hoa Kỳ tôi không thể không nói đến vấn đề liên lạc chung giữa chúng ta. Ủy Hội Quốc Gia Pháp có trách nhiệm trước dư luận Pháp thì chúng tôi cũng cần kê đến dư luận công chúng tại Hoa Kỳ. Điều ấy rất quan trọng. Chính dư luận quân chúng làm cho chúng ta thắng trận.

        Nếu tôi có cơ hội, tôi sẵn sàng tuyên bố rằng tôi tin tưởng khi đã tiếp xúc với ông, tôi nhận đã xử bất công với ông và về phần ông ông sẵn sàng giúp đỡ tôi hoàn thành sự mạng của tôi. Về cuộc hành quân ở Pháp sắp tới, tôi cần sự giúp đỡ của ông, sự phụ lực của công chức nước ông và sự nâng đỡ của dư luận Pháp. Tôi chưa biết rõ chính phủ tôi sẽ ấn định lập trường lý thuyết nào để tôi liên lạc với ông. Nhưng ngoài những nguyên tắc ra, còn có sự việc cự thể. Tôi xin nói để ông biết rằng ngoài thực tế tôi không biết có quyền hành nào khác quyền hành của ông.

        Tướng de Gaulle.— Nếu chúng ta đã gặp một vài khó khăn trong sự liên lạc của chúng ta thì đó không phải lỗi tại ông mà cũng không phải lỗi tại tôi. Việc ấy tùy thuộc những điều kiện ngoài chúng ta, những điều kiện xuất hiện từ tình trạng quả ư phức tạp của hai nước chúng ta, nước nọ đối với nước kia, kể từ ngày nước Pháp không còn giữ được vị thế một cường quốc. Nhưng tất cả đều chỉ có tính cách nhất thời. Khi chúng ta đã thắng trận, sẽ không còn vết tích gì nữa, ngoại trừ đối với sử gia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #363 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 05:09:03 pm »


        SẮC LỆNH NGÀY MÙNG7 THÁNG GIÊNG 1944 VỀ VIỆC TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG BỘ BINH VIÊN CHINH

        Điều thứ nhứt.— Lực lượng viễn chinh mà việc tổ chức phải hoàn tất trước ngày mùng 1 tháng bảy 1944, gồm có :

        — Một bộ chỉ huy quân đội « A »,

        — Một bộ chỉ huy quân đoàn « B »,

        — Ba bộ chỉ huy quân khu,

        — Sáu sư đoàn bộ binh, trong số có một sư đoàn sơn cước,

        — Bốn sư đoàn thiết giáp,

        — Những lực lượng bổ xung cho các binh chúng và các dịch vụ.

        — Điều thứ hai — Ngoài những lực lượng đã đưa ra mặt trận đến ngày mùng 1 tháng giêng 1944, một đợt thứ nhất gồm :

        — Hai sư đoàn bộ binh,

        — Hai sư đoàn thiết giáp,

        — Một bộ chỉ huy quân khu, sẽ được đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến trong một thời hạn ngắn.

        Đợt thứ hai gồm lực lượng bổ túc cho chương trình xác định trong điều thứ nhất trên đây, ngoại trừ một sư đoàn thiết giáp và một vài đơn vị bổ xung, sẽ được hoàn thành vào ngày 1 tháng tư 1944.

        Toàn bộ chương trình sẽ hoàn tất vào ngày mùng 1 tháng bảy 1944.

        Điều thứ ba.— Uỷ viên Chiến Tranh và Không Quân lãnh trách nhiệm thi hành sắc lệnh này, sắc lệnh này không đăng lên Công Báo Cộng Hòa Pháp.

Ký tên : de Gaulle.       


        DANH SÁCH CỦA ỦY VIÊN CỘNG HÒA TIIỨ NHẤT ẤN ĐỊNH NGÀY MÙNG 10 THÁNG GIÊNG 1944

        Lyon                  Yves Farge
        Lille                  Pranẹois Closon
        Marseil'e                 Raymond Aubrac
        Rennes                  Victor Le Gorgeu
        Rouen                  Henri Rourdeau de Fontenay
        Dijon                 Jean Bouhey, sau ngày bị thương được Jean Cassou thay thế, sau lại được      .                                     Pierre Bertaux thay thế
        Montpellier    Jacques Bounin
        Poitiers                    Jean Scbuhlcr
        Laon                 Pierre Pene
        Bordeaux                 Gaston Cbsin
        Limoges                 André Fourcade, sau bị địch hạ sát Pierre Boursicot thay thế
        Clermont-Ferrant    Henry Ingrand
        Strasbourg    Charles Blondel
        Nancy                  Paul Chailley-Bert
        Orléans    André Mars
        Châlons - sur - Marne       Marcel Grégoire.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #364 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 05:09:27 pm »


        DIỄN VĂN BẾ MẠC HỘI NGHỊ BRAZZAVILLE NGÀY 30 THÁNG GIÊNG 1944

        Nếu muốn phán xét việc làm thời nay theo thói quen cổ thời thì người ta có thể ngạc nhiên rằng Chính phủ Pháp đã quyết định họp Hội nghị Phi Châu này.

        Hẳn là tính thận trọng ngày trước sẽ khuyên nhủ chúng ta hãy «Chờ đợi ! » Chiến tranh chưa chấm dứt. Chúng ta cũng không biết ngày mai hòa bình sẽ như thế nào. Phải chăng, nước Pháp còn có những bận tâm trực tiếp hơn là tương lai của lãnh thổ hải ngoại ?

        Nhưng chính phủ đã nhận thấy thực ra ít có lý do chính thức để thối lui, và cũng không có sự khinh xuất nào tai hại hơn thái độ thận trọng như vậy. Quả vậy, tình trạng ngày nay tuy ác hại và phức tạp nhưng chúng ta không nên khoanh tay chờ đợi, trái lại, chúng ta phải có tinh thần cáng đáng việc. Điều này đúng trên đủ mọi phương diện, nhất là trong phạm vi thảo luận của Hội Nghị Brazzayille. Chúng tôi không muốn phóng đại tầm quan trọng của những lý do thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu toàn bộ vấn đề Phi Châu thuộc Pháp, chúng tôi cho rằng những biến cố trọng đại làm đảo lộn thế giới không cho phép chúng tôi trì hoãn ; nước Pháp thời chiến không hề xao lãng bổn phận và quyền hành của mình mặc dầu phải qua cuộc thử thách ghê gớm gây ra bởi sự kiện địch tạm chiếm đỏng lãnh thổ Chánh quốc ; sau hết, bây giờ đã hoàn thành việc tập kết tất cả các lãnh địa của chúng ta ở Phi Châu, chúng ta có cơ hội tốt đẹp để triệu tập hội nghị này theo sáng kiến và dưới sự chỉ đạo của ô ủy viên Thuộc Địa, hội nghị sẽ hội họp những người có trọng trách nhân danh nước Pháp lãnh đạo các lãnh địa Phi Châu để cùng nhau làm việc, trao đổi ý kiến và kinh nghiệm. Chúng ta có thể thực hiện cuộc hội họp này ở nơi nào khác nếu không họp ở Brazzayille, vì thành phố này đã là nơi trú ẩn của danh dự và độc lập trong những năm thảm họa, và sẽ là tấm gương xứng đáng của nỗ lực Pháp ?

        Từ nửa thế kỷ nay, nước Pháp theo một truyền thống già dặn hàng mấy trăm năm vẫn nhận lấy thiên chức khai hóa các dân tộc khác dưới sự khuyến khích của các chính phủ Cộng Hòa và những người lãnh đạo như : Gallieni, Brazza, Dodds, Joffre, Binger, Marchand, Gentil, Foureau, Lamy, Borgnis - Desbordes, Archinard, Lyautey, Gouraud, Mangin, Largeau ; nước Pháp đã đến nơi, bình định và lập nền thông thương với thế giới cho một phần lớn Châu Phi Đen ; những xứ này đất đai mênh mông, khí hậu nóng bức, núi non hiểm trở ; dân cư nghèo khổ và gồm rất nhiều sắc tộc, vẫn sống trong cánh đau khổ và cô lập từ thuở bình minh của Lịch sử.

        Những gì chúng ta đã làm để phát triển tài nguyên đem lại hạnh phúc cho mọi người tùy theo trình độ tiến hóa của họ, người ta chỉ cần để tâm suy nghĩ và đi thăm các nơi là đủ thấy rõ. Nhưng, cũng như hòn đá ném xuống triền dốc, mỗi lúc mỗi lăn nhanh hơn, sự nghiệp chúng ta đã xây dựng ở đây bắt buộc chúng ta luôn luôn phải thực hiện những công tác rộng lớn hơn. Giữa lúc bắt đầu bùng nổ cuộc thế chiến này, chúng ta đã biết rằng điều kiện mở mang Phi Châu cần phải đặt trên nền tảng mới để đưa dân chúng lên đường tiến bộ và để hành xử chủ quyền của nước Pháp.

        Xưa nay vẫn thế, chiến tranh tự nó vẫn thúc đầy nhịp tiến hỏa gấp rút. Trước hết, cho đến ngày nay, cuộc chiến phần nào là cuộc chiến của Phi Châu, do đó mà qua các cuộc hành quân, người ta đã nhận thấy tầm quan trọng tuyệt đối và tương đối của tài nguyên, đường giao thông và quân lính mộ ở Phi Châu. Nhưng điều quan trọng hơn là cuộc chiến tranh này quyết định vận mạng của loài người; sức mạnh vũ khí đè nặng xuống khắp nơi, người người đều ngẩng mặt lên, nhìn xa hơn cuộc sống hàng ngày và thắc mắc về số phận ngày mai.

        Nếu có một cường quốc đế quốc nào trải qua các biến cố biết lý hội bài học biến cố để quyết tâm và cao thượng bước lên con đường của thời đại mới, dẫn dắt 60 triệu người cũng chung vận mệnh với 42 triệu đứa con tổ quốc, thì cường quốc ấy phải là nước Pháp.

        Trước hết chỉ vì nước Pháp là nước Pháp, nghĩa là một quốc gia có thần khí bất diệt, có sảng kiến để đưa mọi người tiến lên từng nấc một, hầu đạt được đỉnh cao danh dự và huynh đệ, và một ngày kia có thể hợp chung làm một. Sau nữa, vì nước Pháp bị dồn vào thế cùng sau cuộc bại trận nhất thời, nước Pháp sẽ nương nhờ các lãnh thổ hải ngoại, mà các dân tộc ở rải rác khắp năm Châu chưa có phút nào phai mờ lòng trung thành với nước Pháp ; nước Pháp sẽ dùng những lãnh địa ấy làm căn cứ khởi binh giải phóng chính quốc, bởi thế cho nên giữa chánh quốc và các thuộc địa, mối liên lạc trở nên bền chặt mãi về sau. Sau hết, vì nước Pháp biết rút tỉa kinh nghiêm của tấn kịch bi thảm này, ngày nay nước Pháp có ý chí cương quyết và thực dụng bước vào con đường đời mời, để tìm lối thoát cho chính mình và cho những người tùy thuộc mình.

        Như vây, có thể nói rằng nước Pháp muốn theo đuổi công cuộc kiến thiết hải ngoại bằng cách dựng lên những bức tường ngăn cách các dân tộc ấy với thế giới, trước hết là xứ Phi Châu chăng ? Hẳn là không ? Muốn chứng minh điều này, chỉ cần nhắc đến rằng trong trận chiến này, Trung Phi và Cameroun thuộc Pháp không ngừng hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng : Congo Bỉ, Nigeria Anh, Soudan Anb-Ai; ngoài ra, vào giờ này toàn thể Đế Quốc Pháp, ngoại trừ Đông Dương đã góp phần quan trọng vào nỗ lực chung của đồng minh, bằng vị trí chiến thuật, trục lộ giao thông, căn cứ không quân, quân số và sản xuất tài nguyên. Chúng tôi tin rằng trong đời sống thế giới ngày mai, chẽ độ tự túc không ai mong muốn mà cũng không thể có được. Chúng tôi tin rằng về phương diện phát triển tài nguyên và các đường giao thông lớn, lục địa Phi Châu sẽ góp một phần quan trọng vào toàn bộ. Nhưng tại Phi Châu thuộc Pháp cũng như tại các lãnh thổ mà dân cư sống dưới quốc kỳ của chúng ta, không thể có sự tiến bộ nào nếu những người sống ở quê hương mình không được hưởng thụ tinh thần và vật chất của sự tiến bộ ấy, nếu họ không tiến lần hồi đến trình độ đầy đủ khả năng để diều khiền công việc của mình. Nước Pháp có bồn phận dẫn dắt họ lên tới trình độ ấy.

        Mọi hành động cùa chúng ta đều hướng về mục tiêu ấy. Chúng ta không muốn giấu giếm rằng chúng ta còn phải qua những giai đoạn lâu dài. Quý vị đã đặt chân lên đất Phi Châu từ lâu, hẳn là quý vị không thể không thấu triệt điều gì có thể thực hiện được, nghĩa là có tính cách thực dụng. Tóm lại, đày là vấn đề của nước Pháp, và chỉ có nước Pháp thực hiện được những sự cải cách cơ cấu của đế quốc, đúng lúc và trong phạm vi chủ quyền của mình. Nhưng trong khi chờ đợi, người ta cần phải sống, và sống là mở đầu tương lai.

        Trong hội nghị này quý vị sẽ nghiên cứu để báo cáo với chính phủ, những điều kiện tinh thần, xã hội, chính trị, kinh tế,v.v. mà quý vị cho rằng có thể áp dụng dần trong mỗi xứ để dẫn dắt họ lên đường phát triên và tiến bộ, nhờ thế họ có thể hội nhập vào cộng đồng Pháp và giữ được cá tính, quyền lợi, ngưỡng vọng và tương lai của họ.

        Thưa quỷ vị, Hội Nghị Phi Châu tại Brazzaville đã khai mạc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #365 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 05:10:29 pm »


        THƯ GỬI ÔNG MASSIGLI, ỦY VIÊN NGOẠI GIAO ALGER

        Alger, 24 tháng hai 1944.

        ... Tình hình tiến triển, nhất là lập trường công khai của Liên Sô tháng trước đây muốn chia cắt nước Đức, làm cho tôi nghĩ rằng chính phủ ta phải xác định ngay từ bây giờ chiều hướng tổng quát đối với việc giải quyết vấn đề nước Đức. Ủy Hội cần được ông báo cáo cho biết trong một thời hạn càng ngắn càng hay, những yếu tố then chốt của vấn đề, nhất là những sự kiện liên hệ đến vận mệnh xứ Rhẻnanie, nếu Đức quốc sụp đổ đặt ra vấn đề ấy.

        Tôi nghĩ rằng trong bản tường trình những điều khoản đình chiến với nước Đức nên phụ đính một văn kiện xác định :

        1) Những điều kiện chiến lược và kinh tế đặt ra cho Pháp, Bỉ, Hòa Lan và Anh Quốc nếu có sự qua phân Rhénanie và Đức ;

        2) Những diều kiện theo đó miền Rhẻnanie có thể tồn tại được nếu bị tách rời khỏi Đức Quốc và liên kết với Tây Âu về phương diện chiến lược và kinh tế.

        Dĩ nhiên, danh từ Rhẻnanie không những nên hiểu là tả ngạn sông Rhin mà còn gồm cả những đất đai hữu ngạn, những vùng bổ túc chiến lược và kinh tế.

        Nghiên cứu ảnh hưởng của một tình trạng có thể xảy ra như vậy đến các nước Tây Âu, điều cần phải chú trọng là sự xáp nhập vùng Rhẻnanie vào khối Tây Âu về phương diện chiến lược và kinh tể, sự xáp nhập ấy mật thiết với việc thực hiện một liên minh chiến lược và kinh tế giữa nước Pháp, Bỉ, Lục Xâm Bảo và Hòa Lan, Anh Quốc cũng có thế gia nhập liên minh ấy...


        TRÍCH LỜI PHÁT BIỂU TAI HỘI ĐỒNG TƯ VẤN NGÀY 27 THÁNG BA 1944

        Trong cuộc tranh luận này, đã nhiều lần người ta nói đến lập trường của Hội Đồng và chính phủ về sự tổ chức công quyền tại Pháp sau ngày giải phóng ; lập trường ấy có thể có tầm quan trọng đối với ngoại quốc.

        Về vấn đề ấy chính phủ yêu cần quý ông chỉ tuyệt đối tôn trọng những gì là ý muốn toàn dân, vả chăng chinh phủ cũng tin chắc sẽ được sự đồng ý của riêng các ông. Chấm hết.

        Nước Pháp đã đem lại tư do cho thế giới, nước Pháp vẫn đứng hàng đầu về phương diện ấy, nước Pháp không cần phải hỏi ý kiến ở bên ngoài biên giới để quyết định cách tái lập tự do trong nước mình. Còn như chính phủ lâm thời của nền Cộng Hòa, thì từ tháng sáu năm 1940, chính phủ không ngừng đứng vững trên mảnh đất dân chủ đồng thời cũng là mảnh đất của chiến tranh, chính phủ không cần đến lời dạy khôn nào khác ý kiến của dân tộc Pháp mà chính phủ là cơ quan duy nhất có tư cách để dẫn đạo.


        SẲC LỆNH NGÀY MÙNG 4 THÁNG TƯ 1944 BỔ NHIỆM CÁC ỦY VIÊN ỦY HỘI GIẢI PHÓNG QUỐC GIA PHÁP

        Điều thứ nhất,— Ông Francois Bỉlloux, dân biểu được bổ nhiệm ủy viên Chính Phủ.

        Điều 2,— ông André Diethelm trước nhiệm chức ủy viên Tiếp Tế và Sản Xuất, nay được bổ nhiệm ủy viên Chiến Tranh.

        Điều 3.— Ông Fernand Grenier, dân biểu, được bổ nhiệm ủy viên Không Quân.

        Điều 4.— Ô. Paul Giacobbi, nghị sĩ, được bổ nhiệm ủy viên Tiếp Tế và Sản Xuất, thay thế ông Diethelm.

        Đieu 5.— Ô. André Le Troquer, dân biểu, trước nhiệm chức Chiến Tranh và Không Quân, nay được bổ nhiệm ủy viên Quản Trị các lãnh thổ chánh quốc được giải phóng.

        Điều 6.— Sắc lệnh nảy sẽ đăng vào Công Báo của chính phủ Cộng Hòa Pháp.

ký tên : c. de Gaulle.       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #366 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 05:11:06 pm »


        HỘI ĐÀM VỚI ÔNG BOGOMOLOV, NGÀY 26 THẢNG 4 1944

        I.— Ngay từ lúc đầu cuộc hội đàm, ông Bogo- molov cho biết cảm tưởng của ông về nước Ý. Theo ông thì công việc bên ấy không đến nỗi tồi tệ. Badoglio có chiều củng cố được địa vị. Vấn đề quân chủ rắn chắc lại. vả chăng chính phủ Liên Sô không chống đối chế độ quân chủ. Dưới mắt Liên Sô thì điều quan trọng là sự đoàn kết các lực lượng chống phát xít để theo đuổi cuộc chiến tranh chống Trục.

        Ô. Bogomolov hỏi tướng de Gaulle « thế còn ông ? »

        Tướng de Gaulle trả lời :

        « — Đối với chúng tôi thì tình thế lại khác. Chúng tôi đã bị nước Ý tấn công trực tiếp. Người Ý từ lâu nay vẫn có yêu sách cuồng loạn đòi thôn tính một phần Đế Quốc và lãnh thổ chánh quốc của nước Pháp. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng đi đến một thỏa hiệp với nước Ý. Nhưng trong khi chờ đợi chúng tôi không có lý do gì để điều đình với chính phủ Badoglio, chúng tôi cũng chưa biết ông ta đại diện cho cái gì ở bán đảo này.

        « Ngoài thực tế thì nhiều vẩn đề đã được các biến cố giải quyết. Yêu sách của người Ý đối với đảo Corse, các miền Nice, Sayoie, Tunisie, Djibouti chỉ là những trò khôi hài. Vấn đề Đế Quốc Ý đã được giải quyết rồi. »

        II — Ô. Bogomolov bỏ đề tài việc Ý, ông cũng đổi giọng khi nói đến một vài bản văn công bố trên báo chí ở Bắc Phi.

        Tờ Echo d‘Alger mới đây đã đăng tải bản đồ những cuộc hành quân đang thực hiện, trên bản đồ ấy đã ghi biên giới Ba Lan từ năm 1939, việc ấy làm cho người ta tưởng rằng ranh giới ấy là ranh giới của nước Nga. Nhưng vấn đề biên giới nước Nga đã được quy định trong hiến pháp và không thể giải quyết bằng cách nào khác.

        Ông Bogomolov nói : «Tôi được chính phủ tôi ủy thác việc kháng nghị tờ báo đăng tải bức bản đồ ấy mâu thuẫn với hiến pháp của Liên Sô.»

        Tướng de Gaulle xác định rằng chính phủ không nhận trách nhiệm về những bản đồ có thể đăng tải trên tờ Echo d'Alger. Nhưng vì Ô. Bogomolov đã nói đến vấn đề biên giỏi như vậy, ông cần biết rõ rằng biên giới Ba Lan - Nga sỏ năm 1939 là biên giới duy nhất mà chúng tôi được biết ngày nay một cách chính thức. Chính Phủ Liên Sô chưa bao giờ thông báo chúng tôi biết một sự xếp đặt quốc tế nào về sự thay đồi biên giới. Chúng ta cũng không biết rõ vấn đề đã được giải quyết cho chính phủ Liên Sô và chính phủ Liên Sô đã có ý định đích xác về vấn đề ấy như thế nào.

        Nếu chúng ta đưa ra một bản đồ với đường biên giới khác biên giới 1939 thì ngày hôm sau đại sứ Ba Lan sẽ đến kháng nghị. Chúng ta là đồng minh của Ba Lan cũng như chúng ta là đồng minh của Liên Sô.

        Tướng de Gaulle nói : « Tôi đã nhiều lần ngỏ ý cho ông biết rằng chúng tôi ước mong có sự dàn xếp giữa Liên Sô và Ba Lan. Chúng tôi không muốn và chúng tôi cũng không có khả năng can thiệp vào việc này, nhưng chúng tôi rất mong muốn có sự thỏa hiệp.»

        Ô. Bogomolov bèn nói rằng Liên Sô coi như vấn đề đã giải quyết xong, vả chăng Liên Sô không đòi hỏi một sự bảo đảm nào, vì Liên Sô không cần ai bảo đảm biên giới của mình. Liên Sô có lực lượng quân đội đang chiến thắng để giải phóng lãnh thổ.

        Tướng de Gaulle nhấn mạnh rằng rất vui mừng khi thấy lực lượng hồng quân chiến thắng vẻ vang để giải phóng lãnh thổ Sô Viết.

        Bấy giờ Ô. Bogomolov mới phàn nàn rằng chúng ta không thông cảm với chính phủ Liên Sô sau khi chính phủ ấy đã xử sự với chúng ta một cách tốt đẹp. Liên Sô đã dùng một công thức thừa nhận Ủy Hội Giải Phóng rộng rãi hơn công thức của các cường quốc khác.

        III.—Tướng de Gaulle công nhận giá trị của công thức thừa nhận ủy Hội Giải Phóng. Tuy nhiên, ông nói để đại sứ Liên Sô biết: cũng như sự bảo đảm biên giới Liên Sô, tùy thuộc sức mạnh của quân đội Liên Sô, như Ô. Bogomolov đã nói, sự thừa nhận chính phủ Pháp tùy thuộc ý chí của dân tộc Pháp trước hết. Về vấn đề ấy, công thức ngoại giao chỉ là việc thứ yếu.

        Vả chăng, công thức thừa nhận là một chuyện, việc thực thi sự thừa nhận ấy mới là quan trọng hơn đối với chúng tôi,

        Tướng de Gaulle nhắc lại rằng Liên Bang Sô Viết đã thừa nhận Uỷ Hội Quốc Gia Kháng Chiến Pháp là cơ quan «đảm nhiệm quyền lợi quốc gia của nước Cộng Hòa Pbảp». Hiện thời đang có những cuộc điều đình, có Liên Bang Sô Viết tham dự, những cuộc điều đình ấy quyết định nền hòa bình tương lai của Âu Châu đang hoạt động ở Luân Đôn. Dường như ông Stettinius đã hội đàm với đại sứ Liên Sô ở Luân Đôn. Chúng tôi nghe nói đã có một cuộc hội họp ở Téhéran. Nhưng chính phủ Liên Sô cũng như chính phủ Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn chưa bao giờ cho chúng tôi biết mục đích cùng sự tiến triển của những cuộc điều đình ấy, «Quyền lợi quốc gia của nước Cộng Hòa Pháp» phải chăng không liên hệ gì đến việc quyết định nền hòa bình Âu Châu, nhất là vận mệnh tương lai của nước Đức ?

        Ô. Bogomolov nại cớ không biết rõ nội dung cuộc hội đàm của Ô. Stettinius và phạm vi thảo luận của Hội Nghị Âu Châu, sau đấy ông từ biệt tướng de Gaulle.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #367 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 05:12:10 pm »

         
        HUẤN THỊ VỀ VIỆC HÀNH QUÂN CỦA CÁC LỰC LƯỢNG QUỐC NỘI (KẾ HOẠCH CÁ SẤU)

        Alger, 16 tháng năm 1944

        I— Mục đích

        Nhiều kế hoạch đã ấn định những hành động phá hoại để thi hành trên toàn thể lãnh thổ quốc gia trong lúc hành quân trên đất Pháp.

        Nhưng, ngoại trừ những cuộc phá hoại ấy, các lực lượng quốc nội phải liên lạc với lực lượng đồng minh để trực tiếp dự chiến, ngay từ khi đồng minh bắt đầu đổ bộ ; các hoạt động hướng vào việc giải phóng trọn vẹn từ khu vực trên lãnh thổ .

        II — Khu vực hoạt động chính.

        1) Tây Nam và Trung ương (hình tứ giác: La Rochelle — Clermont Ferrant — Foix — Bayonne)

        Đụng độ và nếu có thể thì tiêu diệt lực lượng địch chiếm đóng khu vực ấy bất cứ ở chỗ nào ; các lực lượng quốc nội nhắm vào những mục tiêu sau đây :

        a) để giúp các lực lượng đồng minh đồ bộ lên bờ biển Địa Trung Hải, mở trục lộ Alès — Clermont Ferrant để giúp quân đồng minh tràn xuống lưu vực sông Rhone bằng phía Tây.

        Mở trục lộ Carcassonne — Toulouse để cho quân đồng minh tràn xuống bằng phía Tây núi Massif Central ;

        b) giải phỏng những căn cứ không vận và những hải khẩu để đồng minh có thể tấn công từ những khu vực ấy tiến về Đông Bắc ;

        c) cắt đường ray xe hỏa, theo một đường kẻ ; Limoges — Clermont Ferrant — Le Puy — Albi — Foix ; mục đích là cô lập khu Tây Nam, hoặc yểm trợ cuộc đổ bộ ở Languedoc hay Roussillon,

        2) Đông - Nam (Jura — Sayoie — Dauphiné — Provence)

        Trong khu vực này, các mục tiêu là :

        a) Hộ vệ lực lượng đồng minh đồ bộ lên

        Provence, khai mở trục lộ ; Sisteron — Grenoble —  Bellegarde, hướng về Besancon để quân đồng minh có thể tràn xuống miền đông qua lưu vực sông Rhône ;

        b) công hãm các đường hoả xa trong lưu vực sông Rhône ;

        c) cắt đường giao thông từ Pháp sang Ý ;

        d) sau cùng, mở đường đi qua vùng Alpes cho lực lượng đồng minh từ Ý sang ;

        3) Bretagne

        Mục tiêu : mở các hải khẩu cho lực lượng đồng minh (Saint Malo — Brest — Lorient)

        4) Vùng Ba Lê

        Vì những lý do hiển nhiên, sự can thiệp vũ trang của lực lượng Kháng Chiến vào vùng Ba Lê chỉ có thể thi hành trong trường hợp địch mất tinh thần rõ ràng, hay trong trường hợp địch rút lui hấp tấp trước làn sóng tiến quân của đồng minh,

        Nếu có sự can thiệp thì mục tiêu sẽ chiếm đóng là bảo vệ những địa điểm xung yếu và dễ đánh như cầu cống, trung tâm, công sở các bộ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #368 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 05:12:58 pm »


        ĐIỆN VĂN GỬI PIERRE VIÉNOT, ĐẠI LÝ TẠI LUÂN ĐÔN

        Alger 25 tháng năm 1944.

        Hôm qua tôi đã nhận được điện tín của ông nói đến thông cáo của Ô. Eden về việc công du Luân Đôn của tôi. Ngày 23 tôi đã nhận lời tiếp Ô. Duff Copper, theo lời yêu cầu khẩn khoản của ông ta ; tôi đã cấm cửa ông ta từ ngày bị cắt liên lạc truyền tin với ông. Đại sứ Anh đã cho tôi biết những điều tương tự lời Ô. Eden đã nói với ông. Tôi đã xác nhận những nguyên tắc về cuộc công du Luân Đôn của tôi, vì không có lý gì mà chúng ta không dự những cuộc hội đàm trước ngày mở mặt trận quyết liệt, vả chăng chúng ta đã có ở Luân Đôn mọi dễ dàng trao đổi mật thư đi các ngả : người ta đã chính thức bảo đảm với tôi như vậy. Tuy nhiên, đại sứ Anh không thể cho tôi biết đích xác ngày khởi hành,.. Còn như nội dung cuộc hội đàm sau này, tôi đã nói với ông Duff Cooper như sau :

        Chúng ta không hề xin xỏ một điều gì. Công thức thừa nhận Chỉnh phủ Pháp của Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn với chúng ta không mấy quan trọng. Thời kỳ những công thức êm tai có thể giúp ích gì chúng ta đã qua rồi. Chúng ta không đòi hỏi gì về phương diện ấy cả. Điều rất yếu cho chúng ta là được dân tộc Pháp thừa nhận, sự thừa nhận này đã thành tựu rồi.

        Lúc nào xét ra cần, chúng ta sẽ thoả mãn nguyện vọng của toàn thể Hội Đồng Tư vấn và ủy Hội Quõc Gia Kháng Chiến là thay đổi danh xưng. Đó là một việc chỉ liên hệ đến chúng ta và chúng ta chỉ đếm xỉa đến nguyện vọng và quyền lợi của dàn tộc Pháp. Nếu Tổng Thống Roosevelt và Thủ tướng Churchill còn dè đặt chưa thừa nhận chúng ta như một chính phủ thì chúng ta cho rằng đó là việc riêng của họ và chúng ta cũng không đòi hỏi gì cả. Thực tại của nước Pháp không vì thế mà thay đổi. Có lẽ thực tại ấy còn xuất hiện mạnh mẽ hơn vì thái độ của hai đại cường ở phía Tây.

        Việc trao quyền và hành xử quyền hành chánh tại các lãnh thổ chánh quốc được giải phóng cũng không thành vấn đề nữa. Chúng ta là nền hành chảnh Pháp. Những chỉ thị mơ hồ cho Eisenhower về vấn đề này, những sự can thiệp trực tiếp của ông ta ngoài phạm vi chiến trường, những khó khăn gây ra cho việc thông tin của chúng ta với nước Pháp, đều có thể cản trở hoạt động của chính phủ. Nhưng tình trạng ấy còn cản trở việc chỉ huy quân sự của đồng minh nhiều hơn. Tuy nhiên, không thể nào có cơ may cho một cơ quan hành chánh khác cơ quan của chúng ta xuất hiện tại nước Pháp khi được giải phóng hay không đặt dưới quyền của chúng ta. về phương diện này chúng ta cũng không đòi hỏi gì cả. Một là chúng ta hai là hỗn loạn. Nếu đồng minh phía Tây hỗn loạn ở Pháp thì chung cục họ phải chịu trách nhiệm và họ sẽ là kẻ thua trận.

        Trên thực tế thì trong cuộc chiến đấu trên lãnh thổ Pháp sự chỉ huy quân sự cần sự góp sức của nền hành chánh Pháp. Chỉnh đồng minh yêu cầu chúng ta góp sức với họ. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận. Chúng ta đã trù liệu mọi biện pháp cần thiết từ lâu và cũng đề nghị với họ sự phụ lực ấy từ lâu. Nhưng điều chắc chắn là chúng ta không chấp nhận việc xét lại và việc xen lấn vào quyền hành của chúng ta. Đặc biệt là Hoa Thịnh Đốn muốn để cho bộ chỉ huy ngoại bang in tiền để tiêu dùng ở nước Pháp, chúng ta không chấp nhận sự lạm quyền ấy. Chẳng thà không có một thỏa ước nào chứ chúng ta nhất định không nghe theo Hoa Thịnh Đốn. Mặt khác, tôi đã nói cho ông Duff Copper biết rằng chúng ta chỉ ký kết khi nào có sự thỏa thuận trực tiếp và đồng thời với cả hai nước Anh - Mỹ, chúng ta cũng không chịu ký kết nếu thỏa ưởc còn phải gửi về đợi ỏ Roosevelt chuẩn y.

        Có thể rằng lời mời của chính phủ Anh phần nào cũng bắt nguồn từ quan niệm của chính phủ Auh thực tình muốn xích lại gần với chúng ta như ông đã biết. Nhưng tôi dè dặt hơn ông về điểm ấy. Kinh nghiệm thường cho biết rằng người Anh đưa ra thiện chí bề ngoài một cách bất thần, nhưng kết quả hay có khi đối tượng của họ là lợi dụng chúng ta để thủ lợi hay tìm sự dễ dàng cho mưu chước của Roosevelt, ông này muốn lấy lòng dư luận quần chúng nhưng thực tâm không muốn giúp đỡ chúng ta. Tôi xin nói để ông biết Ô. Duff Copper đã cho tôi biết rằng Tổng Thống Hoa Kỳ có thể sang Luôn Đòn. Vả chăng sự dè đặt của tôi đã được thực tại chứng minh là đúng : Trong bài diễn văn của Thủ Tướng Anh đọc trước Hạ Viện, có nhiều điểm báo trước điểm chẳng lành, nhất là điểm nói đến tướng Eisenhower kiểm soát hoạt động của chính phủ Pháp.

        Kính chào thân hữu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #369 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2019, 05:14:01 pm »


        THƯ GỬI ĐỨC GIÁO HOÀNG PIE XII

        Alger, 29 thảng năm 1944

        Kỉnh thưa đức Thánh Cha,

        Nhân danh người đứng đầu chính phủ lâm thời Cộng Hòa Pháp, tôi kính gửi Giáo Hoàng lòng tôn kính của dân tộc chúng tôi và sự yêu mến tín sùng Tòa Thánh.

        Nước Pháp đã qua những cuộc thử thách từ nhiều năm nay, nhưng sự đau khổ của những đứa con đất nước được xoa dịu phân nào khi có bằng chứng tình yêu của Thánh Cha. Chúng tôi đã thấy hé lộ ngày kết thúc cuộc chiến tranh.

        Nhưng sự đau khổ sẽ kéo dài sau cuộc chiến nếu những đảo lộn tinh thần, kinh tế và xã hội tiếp theo cuộc chiến làm cho chúng tôi không tránh được đảo lộn và không được sinh hoạt trong nền hòa bình giữa các dân lộc và mọi tầng lớp xã hội. Trong các tầng lớp xã hội, chúng tôi theo giáo lý đã hấp thụ được mà luận ra rằng những người yếu kém và thiệt thòi cần được săn sóc hơn hết.

        Trong lúc này, những cuộc hành quân của các bộ đội chúng tôi sẽ được thực hiện trong sự tôn trọng triệt để những kỷ niệm thân yêu nhất của

        lòng tín ngưỡng Ki Tô giảo cũng như gia tài tôn giáo; tinh thần và đạo đức đại diện cho sự tín ngưỡng ấy. Chủng tôi hy vọng rằng những cuộc hành quân ấy, với sự cho phép của Thượng Đế, sẽ đem lại chiến thắng trong một thời gian ngắn.

        Cỏ lẽ nhờ thiên mệnh, thời cơ đã cho phép chúng tôi đoàn kết mọi người trong ý chí chiến đẩu và phục hồi nước Pháp, chúng tôi tập hợp được những Đế Quốc Pháp mà tất cả những người ở chánh quốc dốc lòng bảo vệ nền thống nhất và chủ quyền Pháp, chống xâm lăng. Lúc này không còn có chinh phủ Pháp trên lãnh thổ chánh quốc. Nhưng chúng tôi có sức mạnh nhờ sự trợ giúp vật chất của đồng minh và sự trợ giúp tinh thần của các dân tộc, chúng tôi nhìn hiện tại một cách bình tĩnh và nhìn tương lai với nhiều tin tưởng.

        Khi nào được giải phóng, quyền lợi tinh thần của dân tộc Pháp sẽ lấy lại được ưu thế mà sự áp chế của kẻ xâm lăng đã làm suy bại. Chúng tôi quyết tâm cứu vãn quyền lợi tinh thần ấy và chúng tôi mong mỏi sẽ thành công khi được ơn huệ đặc biệt của Thánh Cha sẵn lòng dành cho nước Pháp.

        Xin Thánh Cha ban ơn cho hoài bão của chúng tôi và cho lòng tin của dân tộc Pháp mà tôi kính cẩn đặt dưới chân Ngài.


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG ALEXANDER TƯ LỆNH LỰC LƯỢNG ĐỒNG MINH TẠI NƯỚC Ý

        Luân Đôn, mùng 5 tháng sáu 1944

        Nhân danh tôi và nhân danh quân đội Pháp, tôi gửi đến Đại Tướng lời khen tặng nhiệt liệt và nồng hậu về thắng lợi lớn lao ở Rome. Xin Đại Tướng gửi lời khen tặng này cho các Tướng Clark và Leese.


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG JUIN, ROME

        Luân Đôn, mùng 5 tháng sáu 1944

        Quân đội Pháp góp một phần lớn vào cuộc chiến thắng lớn ở Rome. Cần phải như vậy ! Ông đã thực hiện được ! Tướng Juin ! Ông và các bộ đội dưới quyền chỉ huy của ông là những người xứng đáng với tổ quốc.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM