Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:52:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37377 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #340 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 10:12:09 pm »


        Thưa Tổng Thống, Tổng Thống cho phép tôi nỏi rằng trong cuộc chiến tranh rộng lớn này, cần phải có sự hợp tác và đoàn kết tất cả những người cùng chống lại những kẻ thù chung, sự khôn ngoan và sự công bình đòi hỏi cho Pháp Chiếu Đấu được giúp đỡ thực sự và hùng hậu. Đồng minh có thể đem lại cho chúng tôi sự nâng đỡ tinh thăn và vật chất, chúng tôi không đòi hỏi được thừa nhận là chính phủ Pháp, nhưng chúng tôi nghĩ rằng đồng minh cần phải giao thiệp với chúng tôi mỗi khi đề cập đến quyền lợi tổng quát của nước Pháp, đến sự tham gia cuộc chiến, đến việc cai trị các lãnh thổ Pháp; chiến tranh mở rộng, các lãnh thổ ấy sẽ dần dần trở lại cuộc chiến, tuy họ không thể quay trở về tập hợp ngay với chúng tôi.

        Tên tuổi và cá nhân ông có uy tín lớn lao tại Pháp, không ai chối cãi được. Nước Pháp hiểu rằng mình có thể trông cậy vào tình hữu nghị của ông. Nhưng trong cuộc đối thoại với nước Pháp, ai là người có thể ngồi tiếp chuyện ông ? Có phải nước Pháp ngày trước chăng? Những người đại diện xứng đáng của nước Pháp ngày trước đã cho tôi biết rằng họ cũng đồng tâm nhất trí với chúng tôi. Có phải nước Pháp của Vichy chăng ? Có lẽ ông nghĩ rằng các lãnh tụ của họ có thể một ngày kia trở lại cầm súng chiến đấu bên cạnh chúng ta chăng ? Than ôi ! Tôi không nghĩ rằng có thể như thế được. Nhưng trong khi chờ đợi điều có thể như thể được ấy thì lúc này chúng ta biết một điều chắc chắn là họ hợp tác với Hitler. Trong cuộc đối thoại với họ, ông sẽ thấy có mặt đệ tam nhân đó. Có phải nước Pháp của ngày mai chăng ? Làm sao biết được nước Pháp ngày mai ở đâu khi mà nước Pháp chưa có một quốc hội bầu cử tự do chỉ định người lãnh đạo quốc gia ? Trong khi chờ đợi, phải chăng nên để cho quốc gia Pháp có bằng chứng là chưa rời bỏ hàng ngũ quân đội đồng minh, quốc gia Pháp vẫn có mặt với đồng minh trên bình diện chính trị cũng như trên bình diện quân sự và lãnh thổ nhờ sự cố gắng của chúng tôi?

        Người ta bảo tôi rằng những người xung quanh ông lo ngại ông thừa nhận chúng tôi, ông sẽ làm cản trở một số người, nhất là những quân nhân hiện thời tùy thuộc chính phủ Vichy, trở về tham dự cuộc chiến. Nhưng nếu ông không biết đến những người Pháp đang chiến đấu, nếu ông làm cho họ thất vọng và cô lập, liệu ông thu hút được những người khác vào cuộc chiến chăng ? Mặt khác, nước Pháp sẽ lâm vào cảnh hiểm nguy thế nào nếu đồng minh tạo ra sự chia rẽ dân tộc lập ra nhiều nhóm người kình chống nhau, kẻ đứng trung lập với sự ưng thuận của đồng minh, người chiến đấu lẻ tẻ. Tuy rằng họ cùng phục vụ một tổ quốc ! Sau hết, hơn hai năm kinh nghiệm phũ phàng phải chăng đã chứng tỏ rằng phần tử nào rời bỏ Vichy cũng trở lại theo Pháp Kháng Chiến, nếu không thì chỉ tồn tại như một cá nhân không quan trọng ? Dân tộc Pháp trong hoàn cảnh ghê gớm này tự nhiên nhìn đời một cách hết sức đơn giản. Đối với họ, chỉ có sự lựa chọn chiến đẩu hay đầu hàng Đối với họ, chiếu đấu là nhóm Pháp Chiến đấu và bản năng của họ bắt buộc họ phải tập trung lại xung quanh những người mà họ coi là biểu tượng cho nỗ lực của họ. vả chăng, đó là lý do sâu xa bảo tồn và tăng gia sự đoàn kết của Pháp Chiến Đấu, mặc dầu gặp những khó khăn ghê gớm, họ đã sinh hoạt và chiến đấu trong hơn hai năm nay.

        Mặc dầu đã đầu hàng và đình chiến, nước Pháp vẫn giữ được thế hùng mạnh trên thế giới, không thể không đếm xỉa đến được. Vấn đề là tìm hiểu xem nước Pháp trở lại cuộc chiến thế nào trong hàng ngũ các Quốc Gia Liên Hiệp để cứu vãn tính nhạy cảm của con người và nền thống nhất của xử sở. Trong số những vấn đề của chiến tranh, vấn đề ấy là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Bởi vậy cho nến lời yêu cầu ông chấp nhận ý kiến về việc xét lại toàn thể và trực tiếp những liên lạc giữa Hiệp Chủng Quốc và Pháp Chiến Đấu. Mặc dầu cứu xét dưới hình thức nào, tôi cũng nghĩ rằng không có cách nào khác nhìn thẳng vào một vấn đề cần phải giải quyết vì có lợi cho chính nghĩa  thiêng liêng mà chúng tôi góp phần tranh đấu.Trân trọng kính chào Tổng Thống1

--------------------
        1. Bức thư này không được trả lời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #341 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 10:20:01 pm »

   
        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG CATROUX TOÀN QUYỀN ẺBOUÉ ; TƯỚNG LECLERC; ĐÔ ĐỐC CÁC D'ARGENLIÊU; CÁC ĐẠI LÝ CỦA PHÁP CHIẾN ĐẤU TẠI CÁC CHÍNH PHỦ ĐỒNG MINH

        Luân Đôn, mùng 8 tháng một1 1942.

        1) Trong cuộc hội đàm với tướng de Gaulle hôm nay, ông Churchill đã lấy làm tiếc rằng không thể cho tôi biết những cuộc hành quân ở Bắc Phi mới đây. Lý do là những cuộc hành quân ấy do sáng kiến của người Mỹ và do các bộ đội Mỹ thực hiện, sự trợ lực của người Anh trong giai đoạn đầu chỉ giới hạn trong phạm vi hải lực và không lực. Về sau, mới có thêm nhiều lực lượng Anh hợp lực với quân Mỹ. Từ nhiều tháng trước, tổng thống Roosevelt thông báo cho Ô. Churchill biết kế hoạch chiến lược, đã cho biết rõ ý muốn không cho Pháp Chiến Đấu biết cuộc hành quân ấy, bởi vậy. Thủ Tướng Anh không thể làm gì hơn.

        2) Người Mỹ đã tính rằng chỉ cần đưa ra tên tướng Giraud là đủ kêu gọi các bộ đội ở Bắc Phi về hồi chánh và dẹp được sự kháng cự. Bây giờ còn sớm quá, không thể nói rằng họ tính toán có đúng không.

        3) Thủ tướng Anh nói tiếp rằng lúc này tướng Giraud chỉ đóng một vai trò thuần túy quân sự. Chính phủ Anh hy vọng rằng sẽ tránh được sự chia rẽ giữa những người Pháp muốn theo đuổi cuộc chiến bên cạnh đồng minh và sẽ không phải can thiệp vào những vấn đề của người Pháp với nhau, những vấn đề ấy sẽ do người Pháp điều giải. Nhưng chính phủ Anh đã có thái độ hết sức cương quyết về một điểm, là chỉ thừa nhận có tướng de Gaulle  và Ủy Hội Quốc Gia Pháp có quyền tổ chức và tập hợp những người Pháp muốn chiến đấu với các Quốc Gia Liên Hiệp. Như vậy, Chính phủ Anh muốn tiếp tục cuộc nâng đỡ Pháp Chiến Đấu, Thủ Tướng Anh đã ân cần bày tỏ với tôi và rất cảm mến tôi.

        4) Tướng de Gaulle đã trả lời Thủ Tướng Anh

        rằng ông vẫn theo đuổi mục đích đưa một số người Pháp và lãnh thổ Pháp càng nhiều càng hay trả lại cuộc chiến bên cạnh đồng minh ; Pháp Chiến Đấu chỉ ước mong thâu nhận tất cả những người muốn trở lại cuộc chiến, những vấn đề  tên và người không có mấy quan trọng, chỉ có quyền lại nước Pháp là đáng kể Đồng minh, không hề có tham vọng đất đai ở Bắc Phi, họ chỉ mong rằng người Pháp sẽ niềm tiếp đón họ đến giải phóng cho người Pháp.

        Tướng de Gaulle sẽ nói trên đài Luân Đôn theo chiều hướng trên đây vào tối hôm nay.

        2) Tin tức về các diễn biến ở Bắc Phi thâu nhận được ở Luân Đôn hãy còn lờ mờ nhưng hình như cũng cho biết rằng kết quả hành quân không được như ý muốn của người Mỹ. Tin tức cũng cho biết rằng phần nhiều chỉ có các lực lượng theo de Ganlle tại chỗ là hiệp lực với quân đồng minh đổ bộ.

        6) Chính phủ Anh và Ủy Hội Quốc Gia sẽ công bố ngay một thông cáo chung xác định rằng việc hành chánh ở Madagascar sẽ trao lại cho Pháp Chiến Đấu, tướng Legentilhommê được bổ nhiệm làm cao ủy cầm quyền dân sự và chỉ huy quân sự sự tại thuộc địa này.


        DIỄN VĂN ĐỌC TRÊN ĐÀI LUÂN ĐÔN NGÀY MÙNG 8 THÁNG 1 NĂM 1942

        Các nước đồng minh của nước Pháp quyết định đưa Bắc Phi thuộc Pháp vào cuộc chiến tranh giải phóng. Họ bắt đầu đổ bộ lên Bắc Phi những lực lượng quân sự khổng lồ. Vấn đề là làm cách nào để sử dựng Algérie, Maroc, Tunisie của chúng ta làm căn cứ khởi binh giải phóng nước Pháp. Các đồng minh Mỹ của chúng ta dẫn đầu cuộc hành quân ấy.

        Cuộc hành quân đã được lựa chọn đúng lúc. Quả vậy, sau một cuộc chiến thắng vũ bão, đồng minh Anh của chúng ta với sự hỗ trợ của bộ đội Pháp đã đánh đuổi quân Đức và quân Ý ra khỏi Ai Cập và tiến đến Cyrẻnaique. Mặt khác, đồng minh Nga của chúng ta đã bẻ gãy hẳn cuộc tấn công tối hậu trên sông Volga và trong miền Caucase. Sau hết dân tộc Pháp tập hợp xung quanh nhỏm kháng chiến chỉ đợi cơ hội để nhất tè đứng lên. Pháp Chiến Đấu đã đưa một phần Đế Quốc trở lại cuộc chiến tranh thiêng liêng này, Pháp Chiến Đấu cũng mong muốn phần còn lại cũng trở lại cuộc chiến như vậy. Phần còn lại Bắc Phi thuộc Pháp, nơi đã chứng kiến biết bao vinh quang ngày trước, nơi có mặt rất nhiều lực lượng của ta. Giới chỉ huy Pháp, quân nhân, thủy thủ, phi công, công chức, thực dân Pháp ở Bắc Phi, các bạn hãy đứng lên! Hãy tiếp tay cho đồng minh của chúng ta ! Hãy theo đồng minh không chút dè dặt ! Nước Pháp đang chiến đấu khẩn khoản yêu cầu  như vậy. Các bạn đừng kể đến tên nguời, đến công thức. Chỉ có một điều đáng kể là việc cứu quốc ! Những người đã có can đảm đứng lên, mặc dầu cố mặt địch, mặc dầu có những phần tử phản bội, đều được mọi người Pháp Chiến Đấu tán thưởng, hoan hô và tiếp đón. Hãy khinh bỉ tiếng kêu của kẻ phản bội muốn làm cho các bạn tin rằng đồng minh muốn chiếm đoạt Đế Quốc của chúng ta.

        Các bạn ! Giờ phút quyết liệt đã đến ! Giờ phút của lương tri và can đảm ! Khắp nơi, địch đã đảo điên và suy sụp. Hỡi người Pháp ở Bắc Phi! Ước mong rằng nhờ các bạn chúng ta sẽ trở lại phòng tuyến suốt dọc Địa Trung Hải, đồng minh sẽ thắng trận nhờ có nước Pháp !

--------------------
        1. Cũng giống như ở phần trước (tháng một năm 1941 => tháng mười một năm 1941) phần này dịch giả cũng nhầm lẫn. Theo logic tất cả các mốc thời gian trong điên văn ghi là tháng 1 năm 1942 đúng ra phải là tháng 11 năm 1942 tuy nhiên để tôn trong nguyên bản, tôi vẫn để là 1/1942 - Giangtvx.  
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #342 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:23:16 pm »

   
        CUỘC HỘI ĐÀM VỚI ĐÔ ĐỐC STARK, ĐẠI DIỆN HIỆP CHỦNG QUỐC TẠI ỦY HỘI QUỐC GIA Ở LUÂN ĐÔN NGÀY 12 THÁNG 1 NĂM 1942

        Tướng de Gaulle cảm ơn Đô đốc Stark nhân việc ông đã dùng ảnh huởng cá nhân của ông để giúp chúng ta đưa được một phái đoàn Pháp sang Alger. Phải đoàn ấy có sử mạng tiếp xúc với người Pháp tại chỗ trình bày tình hình đúng như cách nhận định của Ủy Hội Quốc Gia và phúc trình với tướng de Gaulle.

        Đại tướng yêu cầu đô đốc Stark giải thích một vài điểm quan trọng.

        Đứng về phương diện chiến lược, Đại tướng chấp thuận không dè dặt sáng kiến của đồng minh, nhất là của Hiệp Chủng Quốc, dùng Bắc Phi làm căn cứ xuất quân, nhưng ông cho rằng nếu chỉ đứng về phương diện quân sự thì không đủ, vì cuộc hành quân ấy ảnh hưởng sâu xa đến dư luận của người Pháp. Dư luận Pháp là yếu tố then chốt của chiến thuật đồng minh, tướng de Gaulle bận tâm đến vẫn đề ấy hơn bất cứ vấn đề nào khác. Theo những bản phúc trình mới gửi về, tướng de Gaulle có lý do để tin rằng những diễn biến hiện lại đã làm xôn xao dư luận rất nhiều.

        Đô đốc Stark đồng ý với quan điểm ấy và ước lượng đúng ảnh hưởng của cuộc hành quân ở Bắc Phi đến lãnh vực tinh thần và chính trị, khi mà cuộc hành quân ấy thực hiện theo thể thức hiện thời. Ông tuyên bố rằng ông rất lấy làm buồn bực.

        Tướng de Gaulle phân biệt hai giai đoạn liên tiếp trong các biện Pháp của đồng minh đối với Bắc Phi.

        Trong giai đoạn thứ nhất, bộ chỉ huy Mỹ đã đem theo một tướng lãnh Pháp và hình như đã ủy thác cho ông này nhiệm vu chỉ huy toàn thể bộ đội Pháp và điều khiển nền hành chánh tại các lãnh thổ Bắc Phi. Trong giai đoạn thứ hai, bộ chỉ huy Mỹ không nói đến tướng lãnh Pháp nữa và trở lại mưu tính với đô đốc Darlan.

        Tướng de Gaulle muốn có lời giải thích về lập trường của nhà cầm quyền Mỹ đối với đô đốc Darlan.

        Đô đốc Stark tuyên bố rằng ông không biết gì đích xác về vấn đề ấy. Theo ông thì trước tiên nhà cầm quyền Mỹ ước tính sẽ có thể lợi dụng được rất nhiêu sự hiện diện của tướng Giraud. Sau đấy, đô đốc Strak đã ngạc nhiên mà thấy báo chí đăng tin nhà cầm quyền Mỹ đang điều đình với đó đốc Darlan. Nhưng không chắc rằng họ có ý định thừa nhận quyền hành của Darlan lâu dài.

        Theo đô đốc Stark thì chỉ có một điều là chắc chắn. Tất cả những việc đã làm cho đến ngày nay đều chỉ có tính cách tạm thời, vấn đề hành chánh Bắc Phi vẫn còn bỏ ngỏ. Về phương diện ấy, đô đốc Stark lấy làm hoan hỷ rằng đã gửi sang Alger một phái đoàn của Ủy Hội Quốc Gia Pháp.

        Tướng de Gaulle cho đô đốc Stark biết cảm tưởng của ông về toàn thể việc này. Ông cho rằng giai đoạn Giraud không được khả quan cho lắm.

        Đáng tiếc rằng tướng Giraud không tiếp xúc với Ủy Hội Quốc Gia Pháp và chỉ đơn thương độc mã xuất trận.

        Dư luận Pháp không thể chấp nhận được tướng Giraud dựa vào thế lực bên ngoài để nắm quyền chỉ huy. Về vấn đề ấy tướng de Gaulle cho đô đốc Stark biết rằng Ủy Hội Quốc Gia Pháp chỉ nhận quyền hành của người Pháp trao cho mình chứ không dựa vào quyền hành của nước ngoài.

        Tóm lại, tướng de Gaulle cho rằng tướng Giraud đại diện cho một lực lượng lớn mà ông đã làm hủy hoại và phí phạm.

        Còn như giai đoạn Darlan thì tướng de Gaulle mong rằng đô đốc Stark sẽ làm sáng tỏ vấn đề khi nào ông có đủ tin tức.

        Đô đốc Stark đồng ý với Đại tướng rằng nhìn toàn diện thì tình hình cực kỳ mờ mịt. Nói riêng về phương diện quân sự, tướng de Gaulle rất vui mừng khen tặng việc thực hiện cuộc hành quân.

        Trưởc khi chấm dứt cuộc hội đàm, đại tướng lại để đô đốc Stark biết rằng Phi Châu thuộc Pháp tự do có một biên giới chung với xứ Libye. Trên mặt trận ấy, lực lượng Pháp Tự Do đã đột kích vùng Fezzan và đã chiếm được ốc đảo Koufra. Lực lượng hồ Tchad sẵn sàng để thực hiện một cuộc hành quân mới vào vùng Fezzan khi nào cần. Họ chỉ cần đợi lệnh của bộ chỉ huy Pháp. Tướng de Gaulle thông báo cho đô đốc Stark biết để giúp ông xếp đặt mọi việc.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2019, 10:01:08 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #343 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:25:00 pm »

       
        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG CATROUX, TOÀN QUYỀN EBOUE, ĐÔ ĐỐC D'ARGENLIEU, CAO ỦY TẠI THÁI BÌNH DƯƠNG, CÁC ĐẠI LÝ CỦA PHÁP CHIẾN ĐẤU BÊN CẠNH CÁC CHÍNH PHỦ ĐỒNG MINH.

        Luân Đôn, 12 tháng một 1942

        Sự xúc động của thế giới nhân việc người Mỹ hành động ở Bắc Phi thuộc Pháp về những tin tức tung đi khắp nơi về vấn đề ấy, nhất là tung đi từ Hoa Thịnh Đốn, không ngăn trở chúng ta có một cái nhìn sáng suốt. Theo sự hiểu biết của tôi thì các dữ kiện liên quan đến vấn đề ấy như sau :

        Để sửa soạn việc tiến quân, người Mỹ đã tổ chức  những cơ quan tình bảo tại chỗ và đặt Pháp Chiến Đấu ở ngoài cương vực hoạt động của họ. Người của de Gaulle đã tiếp tay cho người Mỹ vì tin tưởng rằng người Mỹ đã thỏa thuận với chúng ta. Một số nhà cầm quyền địa phương đã giao thiệp với người Mỹ trước khi có cuộc tấn công, họ tính rằng dẫu sao thì hành động như vậy cũng có lợi cho đồng minh.

        Muốn tạo ảnh hưởng trong quân đội và ngăn ngừa sự chống đối và cũng để nắm lấy các nhà cầm quyền Pháp, người Mỹ đã đem tướng Giraud ra trình diện. Đồng thời họ điều đình với tưởng Darlan ở Alger.

        Ngoài thực tế thì các bộ đội Phi Châu và thủy quân của ta ở khắp nơi đều chống lại người Mỹ. Tại Maroc sự chống đối ấy thật ác liệt. Anh hưởng của Giraud đã tỏ ra vô hiệu lực. Nhất là, một đằng ông ta đã tự làm hại bằng cách đã viết cho Thống Chế một bức thư trước đây, lấy danh dự mà thề rằng sẽ vâng lời Thống chế, đằng khác, ông ta không có lời thỏa thuận nào với chúng ta. Sau hết các đảng phải đều bất bình vì ông ta chỉ dựa vào thế lực Mỹ mà nắm lấy quyền hành.

        Bấy giờ là lúc Darlan ló mặt ra sân khấu. Ông ta bắt đầu bằng cách tự nạp mình làm tù binh Mỹ. Ông ta điều đình với người Mỹ cho Alger đầu hàng. Rồi ông ta vừa ra lệnh ngưng bắn vừa tuyên bố  rằng thừa lệnh Thống Chế để cầm quyền Bắc Phi, các trưởng cơ quan phải ở lại chức vụ và các bộ đội phải giữ thái độ trung lập. Người Mỹ muốn dàn xếp cho xong và hy vọng rằng một ngày kia tướng Darlan sẽ tích cực theo họ, bây giờ họ cho rằng giải pháp Giraud cũng khả quan, vả chăng hạm đội Địa Trung Hải vẫn còn ở Toulon mà quân Đức thì đóng sát nách. Như vậy người Mỹ cho rằng tốt hơn hết là không nên coi thường Darlan, họ tin rằng có thể ngăn cản hạm đội đi với quân Đức.

        Tất cả đều diễn biến như một thứ chế độ Vichy mới đang được tái lập ở Bắc Phi và Hiệp Chủng Quốc đứng làm cai thầu.

        Dĩ nhiên, mối ưu tư nổi bật của tôi là đừng làm cho uy tín của chúng ta suy giảm hay hoen ố ví vụ này. Vả chăng chúng ta được chính phủ Anh nâng đỡ một cách kín đáo, thái độ của người Mỹ đã làm cho họ lo ngại và làm mất lòng họ. Còn như người Nga thì tất nhiên họ tức giận vì hành động của Hoa Thịnh Đốn. Mặt khác, các nhóm Kháng Chiến Pháp đều cho tôi biết rằng dân tộc Pháp không chấp nhận âm mưu chính trị lợi dụng Giraud hay Darlan làm cho những người ái quốc mất hướng, tức giận và bị ném vào tay Cộng sản.

        Tôi tin chắc rằng khi luồng nước bùn nhơ này đã trôi qua thi chúng ta sẽ xuất hiện như tổ chức Pháp duy nhất trong sạch và hữu hiệu.

        Tôi yêu cầu các ông hướng sự tuyên truyền, nhất là đài phát thanh và nếu cần thì cả lời tuyên bố của các ông, về những mục tiêu nói trên đây với sự kín đảo cần phải có.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2019, 10:04:40 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #344 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:48:49 am »


        ĐIỆN VĂN GỞI TƯỚNG LECLERC Ở BRAZZAVILLE

        Luân Đôn, mùng 4 tháng một 1942

        Đúng với chỉ thị riêng và kín của tôi ngày 22 tháng chín 1942, cuộc tấn công Nam Libye của ông nhắm vào mục tiêu thứ nhất là cho quân Pháp chiếm lấy Fezzan nếu cần thì đánh cả xuống Tripoli hay Gabès, liên kết với quân đồng minh hoạt động ở Tripolitaine.

        Về cuộc tấn công này, ông chỉ nhận mệnh lệnh của tôi. Nhưng ông phải thỏa hiệp với tường Alexander, Tổng Tư Lệnh mặt trận Trung Đông, cách nào để khi vào được Fezzan ông có thể yểm trợ Không quân dồi dào hơn.

        Tôi dự định mở cuộc tấn công vào Fezzan chậm nhất là lúc các đồng minh của ta đã tiến lới vịnh Syrie. Tôi đã yêu cầu tham mưu trướng quân đội Hoàng Gia thông bào cho tướng Alexander những điều cần thiết để phối hợp hoạt động của Quân Đoàn VIII và, nếu cần, với lực lượng của tướng Eisenhower.


        CUỘC HỘI ĐÀM VỚI ÔNG CHURCHILL  NGÀY 16 THÁNG MỘT 1942

        Cuộc hội đàm khởi sự vào 12 giờ 30.

        Có sự hiện diện của Ô. Eden.

        Ông Churchill có vẻ tươi tỉnh tuy rằng khá bận rộn, ông Eden có vẻ bối rối.

        Thủ tưởng Anh nói với Đại tướng rằng ông thông cảm với những thắc mắc của Đại tướng. Nhưng ông thanh minh rằng bây giờ đang thời kỳ chiến tranh, điều đáng kể trên hết là đánh đuổi kẻ thù ra khỏi Tunisie. Quân đội đồng minh ở Bắc Phi sẽ thi hành những biện pháp thực tiễn nhắm vào mục tiêu ấy và cũng để nhận sự giúp đỡ của các bộ đội Pháp. Ô. Churchill còn nói thêm : « còn như lập trường của chính phủ Anh thỉ trước sau như một, những cam kết đã ký với ông vẫn có giá trị. Những biện pháp của tướng Eisenhower hoàn toàn có tính cách tạm thời và không phương hại gì đến tương lai.» Ông Churchill trưng ra bằng chứng bức điện văn ông vừa gửi cho Roosevelt và đọc cho Đại tướng nghe. Đại ý như sau :

        «1.Tôi đã nhận được phúc đáp cua ông và rút ra kết luận rằng những biện pháp của tưởng Eisenhower chỉ có tính cách thực dụng và tạm quyền.

        2.Tôi đồng ý để cho Eisenhower dùng những biện pháp thích hợp để giúp cho việc hành quân thành công, với điêu kiệu là tôn trọng những điều nói ở đoạn I.»

        Tưởng de Gaulle cho Thủ Tướng Anh biết rằng ông đã ghi nhận lập trường của người Anh, nhưng ông cũng cho biết lập trường của ông. Ông nói : « Chúng ta không còn sống ở thể kỷ XVIII, vua Frédéric đút lót tiền bạc cho quần thần trong triều Vienne để thôn tính Sílésie, chúng ta cũng không còn sống dưới thời đại Phục Hưng, bấy giờ người ta lợi dụng cảnh binh của thành Milan hay kiếm khách ở Florence, vả chăng, khi xong việc người ta cũng không dùng những người ấy để cầm đầu các dân tộc được giải phóng. Chúng ta đánh trận với xương máu và tâm hồn của dân tộc. Đây là những điện tín tôi nhận được từ Pháp gửi sang. Những bức điện tín ấy cho biết rằng nước Pháp đã lâm vào tình trạng kinh hoảng. Xin ông nghĩ đến hậu quả không thể đo lường được nếu nước Pháp đi đến kết luận rằng sự giải phóng, theo quan niệm của đồng minh, là đô đốc Darlan. Như vậy các ông có thể thắng trận trên bình diện quân sự, nhưng các ông sẽ thua trên bình diện tinh thần, kẻ chiến thắng duy nhất là Staline.»

        Ô. Churchill nhắc lại rằng những diễn biến hiện tại không cho phép dự đoán tương lai.

        Tướng de Gaulle trả lời rằng trong trường hợp nào, ông cũng nói rõ cho nước Pháp biết rằng ông không chấp nhận những mưu chước ấy. Bởi thế nên Ủy Hội Quốc Gia Pháp đã dự thảo một thông cáo, yêu cầu chính Phủ Anh cho phép sử dụng đài BBC để phổ biến tin tức.

        Ô. Churchill nói, ông hiểu rõ bận tâm của Đại tướng, ở địa vị của Đại tướng ông cũng muốn công bố lập trường của ông, nhưng ông sẽ bình tâm chờ đợi một thời gian. Dẫu sao thì tướng de Gaulle cũng có tự do để công bố bản thông cáo trên đài BBC khi nào ông muốn. Chính ông sẽ gửi điện tín cho Roosevelt để báo cho biết rằng trong tỉnh thế hiện tại ít nhất cũng phải để cho tướng de Gaulle phương tiện loan báo lập trường của mình.

        Tướng de Gaulle nói rằng về vấn đề phát thanh, phải chấm dứt một cuộc lường gạt tinh thần, nhằm mục đích đánh lộn sòng Darlan với nhóm Pháp Chiến Đấu bằng cách úp mở. Đài phát thanh Mỹ đã tung ra khẩu hiệu «Danh dự và Tổ quốc» trước khi loan lời kêu gọi của đô đốc Darlan, đài BBC chụp lấy thủ đoạn lường gạt ấy bằng cách phát thanh lại chương trình Mỹ. Tướng de Gaulle  quay lại phía Ô. Eden tuyên bố rằng ông không hiểu tại sao đài phát thanh Anh quốc lại có thể  đồng lõa trong việc dối trá này.

        Trước khi Đại tướng và Ô. Churchill đi dùng cơm, Ô. Eden không dự tiệc, mời Đại tướng ra chỗ khác nói riêng là ông rất buồn bực và lo ngại về chuyện này.

        Tướng de Gaulle trả lời : «Không có gì là sạch sẽ cả, tôi rất tiếc rằng ông đã nhúng tay vào để bị xấu lây».

        Trong bữa tiệc, thực khách đều tỏ vẻ xúc động và lo ngại, nhất là các bà, điều đó nói lên nhiều về cảm tưởng của mọi người. Bà Churchill cố gắng cũng không làm thay đổi được bầu không khí.

        Sau đó Ô. Churchill kéo tướng de Gaulle sang phòng làm việc của ông, hai người đối diện với nhau.

        Ô. Churchill tuyên bố với Đại tướng rằng vị thế của Đại tướng rất tốt đẹp, Darlan không có hy vọng ngày mai. Giraud đã bị thanh toán trên bình diện chính trị. «Ông là danh dự. Ông là con đường ngay chính, ông là người duy nhất, ông không nêu đụng độ thẳng với người Mỹ. Vô ích, ông không được lợi gì cả. Ông cử kiên trì đi, rồi họ sẽ tìm đến với ông, vì không còn cách nào khác».

        Rồi Ô. Churchill nổi nóng công kích Darlan. Ông  nói rằng ông không biết dùng danh từ nào để ám chỉ Darlan và bày tỏ sự ghê tởm của ông.

        Tuớng de Gaulle bày tỏ với Ô. Churchill sự ngạc nhiên rằng chính phủ Anh chịu hành động theo đuổi người Mỹ. «Thật tôi không hiểu ông chút nào. Ông đánh trận từ ngày đầu. Có thể nói rằng riêng cá nhân ông, ông là cuộc chiến tranh này. Quân đội của ông chiến thắng ở Libye. Thế mà bây giờ ông theo đuổi người Mỹ trong khi chưa có người lính Mỹ nào trông thấy quân Đức. Chính ông mới là người chỉ đạo tinh thần của cuộc chiến. Dư luận công chúng Âu Châu đều muốn làm hậu thuẫn cho ông.»

        Ô. Churchill cho biết rằng ông đã đi vào con đường này khi ông đọc vài diễn văn ở Guildhall hôm trước đây, ông ca ngợi tướng de Gaulle và những người ái quốc Pháp đã theo ông ta rất nhiều, đối với tướng Giraud thì ông cho tôi hiểu rằng tướng Giraud chỉ muốn trốn trách nhiệm.

        Tưởng de Gaulle trả lời rằng ông cảm ơn Thủ Tướng đã tế nhị phân biệt vàng thau, nhưng ông nghĩ rằng thời cơ đã đến để Thủ Tướng nhận lãnh ngay một lập trường tổng quát hơn và có tầm quan trọng lớn.

        Đại tướng còn nói thêm hiện thời người ta thấy người Mỹ đang rảo riết điều đình với những người của Vichy và phe này đã thay đổi mặt nạ cho hợp thời. Vichy tượng trưng cho rất nhiều sự kiện và tất cả những sự kiện ấy đều chống lại người Anh. Người Anh càng để cho Mỹ tự do hành động, người Anh càng làm bành trướng khắp nơi những lực lượng có thể một ngày kia quay lại chống báng họ.

        Ô. Churchill yêu cầu Đại tướng giữ liên lạc mật thiết với ông và đến chơi luôn, ngày nào cũng được nếu Đại tướng muốn.

        Trong cuộc hội đàm, Thủ tướng tỏ vẻ lạc quan và chắc chắn rằng chính sách Anh đối với nước Pháp vẫn căn cứ vào việc duy trì sự liên lạc với Ủy Hội Quốc Gia. Ông bày tỏ lòng tin tưởng Pháp Chiến Đấu sẽ qua khỏi được thảm kịch ngày nay và Pháp Chiến Đấu sẽ mạnh hơn, cần thiết hơn bao giờ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #345 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:52:20 am »

         
        DIỄN VĂN ĐỌC TRÊN ĐÀI LUÂN ĐÔN NGÀY 27 THÁNG MỘT 1942

        Hạm đội Toulou, hạm đội của nước Pháp bị đánh chìm.

        Giữa lúc địch sắp tịch thu tàu bè của chúng ta, tâm hồn thủy thủ và bộ chỉ huy đều nao núng. Trong chốc lát, cấp chỉ huy, sĩ quan, thủy binh đều thấy rách tan tấm màn che đậy mà sự dối trá đã phủ lên mắt họ từ năm 1910. Trong giây phút họ hiểu rằng họ bị dồn vào một tình trạng nhục nhã.

        Có lẽ vì không có lối thoát nào khác, tự tay họ đã phá hủy hạm đội Pháp để tránh cho tổ quốc cái nhục cực diễm trông thấy hạm đội của mình trở thành hạm đội địch.

        Nước Pháp đã nghe tiếng súng thần công ở Toulou, những tiếng nổ vang trời, những tiếng súng thất vọng, sự kháng chiến tối hậu. Mọi người đều rùng mình đau đớn, tiếc thương và giận dữ.

        Tai họa này thêm vào những tai họa khác làm cho họ quyết định đứng lên và tập hợp lại — phải, tập hợp lại — trong một ý chí sắt đá đoạt lấy chiến thắng để xóa bỏ hậu quả tàn khốc của sự chiến bại và thoái bộ.

        Chiến thắng ! Không có đường lối nào khác, Chưa bao giờ có đường lối nào khác !


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG LECLERC, BRAZZAVILLE

        Luân Đôn, 28 tháng một 1942.

        I. — Nay hạ lệnh tổng quát cho ông thi hành cuộc hành quân tiễn chiếm Fezzan. Ông có thể khởi binh từ mùng 2 tháng chạp, theo sáng kiến của ông và tham hợp với ý kiến của tướng Alexander.

        Ông này có liên lạc với Anderson, đã nhận chỉ thị của tổng tư lệnh đồng minh để báo cáo cho ông biết và cung cấp yểm trợ không quân cần thiết.

        II. — Trong số những yếu tố quyết định của ông, xin ông chú ý đến các sự kiện sau đây :

        1) Địch có thể tim cách tăng cường bộ đội ở Fezzan để bảo vệ bên sườn phía nam.

        2) Địch có thể yểm trợ mạnh mẽ các đồn trại ở Fezzan nếu Quân đoàn VIII của người Anh chưa có thể thực hiện những cuộc hành quân trên bộ và trên không một cách đại quy mô trong vùng E1 Agheila.

        III. — Tôi tin cậy ông và các bộ đội của ông.


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG LECLERC, BRAZZAVILLE

        Luân Đôn, mùng 2 tháng chạp 1942

        Tôi nhận được điện tín của ông đề ngày 28 tháng một nói đến ý kiến của người Anh về vấn đề Fezzan. Hôm qua tôi gửi điện tín cho ông về vấn đề  ấy.

        Fezzan phải là phần đất của người Pháp trong trận chiến tranh Phi Châu. Vùng ấy là dây liên lạc địa dư giữa Nam Tunisie và hồ Tchad. Ông cần phải đẩy lui tất cả mọi sự can thiệp của người Anh vào vùng này bất cứ dưới hình thức nào, chính trị, hành chánh, tiền tệ.v,v. không cần cảnh cáo thương lượng gì cả.

        Đối với những yêu sách của người Anh về vùng Fezzan, ông sẽ tiếp tục trả lời như đã làm trước đây rằng những vấn đề ấy thuộc thẩm quyền của tướng de Gaulle và Ủy Hội Quốc Gia. Thân hữu.


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG CATROU TOÀN QUYỀN ẺBOUÉ, TƯỚNG LECLERC, ĐÔ ĐỐC ARGENLIEU, CÁC ĐẠI LÝ CỦA PHÁP CHIẾN ĐẤU BÊN CÁC CHÍNH PHỦ ĐỒNG MINH

        Luân Đôn, mùng 5 tháng chạp 1942

        Tôi xin nói để quý ông biết rõ ý kiến của tôi trước tình trạng cực kỳ khó khăn và nghiêm trọng cho mọi người Pháp tạo ra bởi âm mưu ghê tởm của đô đốc Darlan và người Mỹ. Trong những dịp hội họp công cộng và những cuộc đàm luận tư nhân quý ông có thể và phải đưa ra những ý kiến sau đây :

        1) Chúng ta vẫn muốn và muốn hơn bao giờ hết tập hợp Đế Quốc để cùng theo đuổi một nỗ lực chiến tranh. Chúng ta biết rõ rằng tình trạng chia rẽ và hỗn loạn ghê gớm tạo ra bởi chế độ Vichy ở Bắc Phi và Tây Phi trong hai năm rưỡi nay là những trở ngại lớn cho chúng la. Nhưng chúng ta có thể và phải vượt qua những trở ngại ấy.

        2)Điều kiện thứ nhất cần thiết là gạt ra ngoài một vài người tượng trưng cho sự đầu hàng, hợp tác với địch và tiếm quyền của nước Pháp. Trước hết tôi nói đến Darlan. Tôi cũng nói đến Boisson. Nếu chúng ta điều đình với họ chúng ta sẽ mất hết tín nhiệm ở Pháp, ở ngoại quốc và có thể đối với các đồng chí của chúng ta. Trái lại, chúng ta không cho rằng cần phải gạt bỏ những người như Giraud, Juin, Barrẻ,v.v. Những người này có thể lầm lẫn nhưng họ không phạm một tội nào. Chúng ta sẵn sàng thỏa thuận với họ.

        3) Nếu loại bỏ được Darìan và Boisson, chúng ta sẽ sẵn lòng tiếp xúc ngay với nhà cầm quyền ở Bắc Phi và Tây Phi. Để bắt đầu, chúng ta đề nghị tổ chức một hệ thống liên lạc với họ, cách nào để có thể phối hợp nỗ lực quân sự, kinh tế, tinh thần

        của chúng ta với nỗ lực của họ. Như vậy sẽ có hoạt động chung trên hai lãnh vực sau đây. Kháng cự địch ở bất cứ nơi nào có thể kháng cự được ; giữ vững chủ quyền Pháp trên khắp các lãnh thổ của ta chống lại bất cứ kẻ nào xâm phạm, có thể giữ được sự liên lạc bằng cách trao đổi những cuộc thăm viếng và những nhân viên liên lạc thường xuyên ở Luân Đôn, Alger, Beyrouth, Dakar, Brazzayille, Rabat, Fort-Lamy.

        4) Do sự phối hợp nỗ lực chiến tranh đó, tôi nghĩ rằng chẳng bao lâu chúng ta sẽ có thể tìm ra những mục đích chung về đủ mọi vấn đề. Tôi cũng nghĩ rằng tinh thần tranh đấu sẽ làm cho những người giữ thái độ lưng chừng hướng về chúng ta. Sau hết, tôi nghĩ rằng chẳng bao lâu mọi người sẽ nhận thấy cần phải thành lập một guồng máy chỉ đạo chung, để điều hành mọi việc liên hệ đến nỗ lực đế quốc, công cuộc kháng chiến ở Pháp và sự liên lạc với đồng minh. Tất nhiên, Cơ quan chỉ đạo ấy sẽ có quyền hành rộng rãi hơn Ủy Hội Quốc Gia của chúng ta hiện thời.

        5) Tôi rất sung sướng thâu nhận ý kiến của quý vị về các điểm ấy hay về các điểm khác do các ông cho biết.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2019, 09:20:53 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #346 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 11:37:53 pm »

   
        DIỄN VĂN ĐỌC TRÊN ĐÀI PHÁT THANH LUÂN ĐÔN

        Ngày 14 tháng chạp 1942

        Thỏa ước tôi vừa ký với Ô. Eden tái lập chủ quyền của nước Pháp ở Madagascar và xóa bỏ những hậu quả tai hại của những biến cố tới đây. Do đó, xứ thuộc địa lớn và đẹp của chúng ta ở Phi Châu rồi đây sẽ có thể thực hiện nỗ lực quân sự và kinh tế quan trọng trong cuộc chiến tranh phục vụ nước Pháp.

        Ai cũng biết rằng sau tháng sáu 1940 xứ Madagascar và toàn thể Đế Quốc sẽ sẵn lòng theo đuổi chiến tranh sau ngày thất trận ở chánh quốc nếu không có chính sách tàn ác ngăn cấm Đế Quốc chống lại kẻ thù, nhưng trái lại, bắt buộc phải chống lại đồng minh.

        Tại Madagascar cũng như ở nơi khác, Pháp Chiến Đấu sẽ sửa chữa những lỗi lầm ấy, đồng thời tái lập luật pháp Cộng Hòa, xi măng của nền thống nhất Đế Quốc.

        Ủy Hội Quốc Gia và tôi hoàn toán tin tưởng uy tín lớn lao và kinh nghiệm già giặn của vị cao ủy Pháp, tướng Legentilhomme.

        Nhân dịp ký thỏa ước này, một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh đến lòng trung tín hoàn toàn của đồng minh Anh quốc, nước bạn có tình thân hữu cố cựu với chúng ta. Trong cuộc thử thách ngày nay, dân tộc Pháp lấy làm vui sướng khi nhận thấy chính phủ Anh, mặc dầu gió mưa vũ bão, vẫn tôn trọng chủ quyền Pháp trên Đế Quốc Pháp và giữ lời cam kết một cách thận trọng cao thượng. Đối với vấn đề Madagascar, thông cáo ngày 13 tháng năm của chính phủ Anh và tuyên cáo ngày 13 tháng bảy của Ủy Hội Quốc Gia Pháp về vấn đề hành chánh đảo Madagascar, đều được thi hành triệt để.

        Đây là bằng chứng mới về sự đồng minh Anh -  Pháp mà nước Pháp không thể không biết đến được.

 
        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG GIRAUD Ở ALGER

        Luân Đôn, ngày 25 tháng chạp 1912

        Vụ ám sát ở Alger là một dấu hiệu và một lời cảnh cáo.

        Một dấu hiệu khích động tâm hồn người Pháp gây nên và tấn bi kịch Pháp.

        Một lời cảnh cáo về hậu quả đủ loại của tình trạng không có quyền hành quốc gia giữa lúc Lịch Sử nước Pháp trải qua cơn khủng hoảng trầm trọng nhất.

        Hơn bao giờ hết, lúc này cần phải thiết lập quyền hành quốc gia đó.

        Thưa Đại tướng, tôi đề nghị Đại tướng hội đàm với tôi ngay tại lãnh thổ Pháp, hoặc ở Algérie hoặc ở hồ Tchad, để nghiên cứu những phương tiện nào cho phép quy tụ dưới một quyền trung ương tạm thời tất cả lực lượng Pháp quốc nội và quốc ngoại, tất cả các lãnh thổ Pháp có thể tranh đấu cho sự giải phỏng và tiền đồ nước Pháp.


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG GIRAUD Ở ALGER

        Luân Đôn, mùng 1 tháng giêng 1943

        Tôi đã nhận được thư trả lời của ông và lấy làm vui mừng vì chúng ta đã có thể trao đổi quan điểm lẫn thứ nhất. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta không nên đình hoãn việc thống hợp toàn thể Đế Quốc Pháp và lực lượng Pháp có thể sử dụng được để lập liên lạc với Kháng Chiến Pháp. Tôi chắc chắn rằng ông cũng nghĩ như tôi, đó là điều khẩn thiết để thực hiện sự giải phóng nước nhà trong những điều kiện thích hợp với quyền lợi và danh dự tổ quốc. Tôi tin chắc rằng chỉ có một quyền trung ương tạm thời của nước Pháp trên căn bản thống nhất quốc gia là có thể chỉ đạo được nỗ lực chiến tranh, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn và đại diện đúng mức nước Pháp tại ngoại quốc. Nhất là tôi tin rằng chỉ có một chính quyền như thế mới có thể chấm dứt nhanh chóng những khó khăn hiện tại ở Bắc Phi và Tây Phi thuộc Pháp

        Như vậy, tôi phải nhắc lại đề nghị mời ông hội kiến ngay với tôi để nghiên cứu biện pháp thực hiện mục tiêu nói trên. Tôi không lạ gì tình hình phức tạp ở Alger. Nhưng chúng ta có thể gặp nhau ở Brazzayille hoặc ở Beyrouth, tùy ông lựa chọn.

        Tôi tin cẩn ông và chờ đợi thư trả lời của ông.


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG GIRAUD

        Luân Đôn, mùng 7 tháng giêng 1943

        Tôi tiếc rằng những sự cam kết của ông trước đây đã bắt buộc ông phải đình hoãn cuộc họp mặt với tôi ngày 25 tháng chạp đến cuối tháng giêng. Tôi xin nói thẳng với ông rằng Ủy Hội Quốc Gia Pháp và tôi đều có ý kiến khác về tính cách khẩn cấp về vấn đề thực hiện nền thống nhất Đế Quốc và sự phối hợp nỗ lực Đế Quốc với nỗ lực của phong trào kháng chiến quốc gia. Nên lo ngại rằng sự chậm trễ sẽ làm thất vọng quốc dân Pháp và tai hại cho nước nhà. Mặt khác, chúng ta không thể biết chắc được sau này lòng người còn thuận lợi cho quốc gia đại sự giữa lúc tình hình biến chuyển dồn dập như ngày nay. Đối với vấn đề  thành lập quân sự như ông đề nghị, tôi vẫn chú trọng đến nhiều tuy rằng tướng d‘Astier de la Vigerie do tôi phái sang Alger ngày 19 tháng chạp đã phải trở về ngay. Xin ông cho biết ông quan niệm sự liên lạc ấy trên những căn bản nào và trong những điều kiện nào. Sau hết, tôi nghĩ rằng chúng ta không nên thông tin với nhau bằng những bản văn qua tay các cơ quan ngoại quốc. Tôi sẵn sàng gửi cho ông một bản mật hiệu để chúng ta có thể liên lạc bằng mật ngữ với nhau giữa Luân Đôn, Alger và Brazzayille.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2019, 09:17:30 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #347 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2019, 03:46:38 am »


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG GIRA UD ALGER

        Luân Đôn, 7 tháng giêng 1943.

        Xin ông ghi nhớ rằng tôi vẫn sẵn sàng để gặp ông tại đất Pháp, giữa người Pháp với nhau và khi nào ông cho là thuận tiện.

        Tôi gửi đến ông đại tá Billotte và thiếu tá Pélabon, đem theo một bản mật hiệu để chúng ta thiết lập sự liên lạc.

        ĐIỆN VĂN GỬI Ô. W.CHURCHILL Ở ANFA.

        Luận Đôn, 20 tháng giêng 1943.

        Qna bức công hàm thứ hai của ông, tôi biết rằng ông và tổng thống Roosevelt có mặt tại đấy là để thực hiện với tướng Giraud một vài thỏa hiệp về Bắc Phi thuộc Pháp, ông có nhã ý mời tôi tham dự các cuộc tranh luận và cho biết thêm rằng những điều khoản thỏa hiệp sẽ được ký kết không có tôi tham dự.

        Cho đến ngày nay, mọi công việc của đồng minh tại Bắc Phi thuộc Pháp đều được quyết định, sửa soạn, và thi hành không có sự tham dự chỉnh thức của Pháp Chiến Đấu và tôi cũng không hề được thông báo cho biết mọi diễn biến một cách trực tiếp và khách quan. Tuy nhiên, ông không lạ gì trong cuộc chiến tranh này tôi và Ủy Hội Quốc Gia Pháp có trách nhiệm thế này đổi với nước tôi và để phục vụ nước tôi.

        Những quyết định về Bắc Phi và Tây Phi không có Pháp Chiến Đấu tham dự, mặt khác, sự duy trì một chế độ quyền hành lệ thuộc Vichy ở những nơi ấy, đã tạo nên một tình trạng quốc nội hầu như không thoả mãn được đồng minh ; tôi có thể đoán chắc với ông rằng tình trạng ấy cũng không thoả mãn được nước Pháp,

        Đến nay, tổng thống Roosevelt và chính ông yêu cầu tôi bất thần đến dự những cuộc đàm phán về vấn dề ấy mà tôi không biết rõ chương trình và điều kiện thảo luận; ông yêu cầu tôi bất thần bàn luận những vấn đề liên quan về đủ mọi phương diện đến tương lai nước Pháp và đế quốc Pháp.

        Tuy nhiên, tôi hiểu rằng có những vấn đề hình thức quan trọng lắm, tình hình tổng quát của chiến tranh và tình trạng nhất thời của nước Pháp ngày nay không cho phép tôi khước từ cuộc tiếp xúc với tổng thống Hiệp Chủng Quốc và thủ tướng của Nữ Hoàng Anh. Bởi vậy cho nên tôi nhận lời đến dự phiên họp. Tướng Catroux và đô đốc d’Argenlieu sẽ tháp tùng tôi.

        ĐIỆN VĂN GỬI TOÀN QUYỀN EBOUE, TƯỚNG LECLERC, ĐÔ ĐỐC D‘ARGENLIEU, CÁC ĐẠI LÝ PIIÁP CHIẾN ĐẤU BÊN CẠNH CÁC CHÍNH PHỦ NGOẠI QUỐC.

        Luân Đôn, 28 tháng giêng 1913

        Sau đây là tóm tắt cảm tưởng của tôi về cuộc hội đàm Casablanca và kết quả khiếm tốn đã thâu đạt được.

        Cuộc tiếp xúc của tôi, của tướng Catroux và đô đốc d‘Argenlieu với phái đoàn Giraud đều được thực hiện một cách thân mật. Nhưng cuộc hội đàm đã cho thấy những khó khăn trọng đại trong việc thống nhất thực sự lúc này. Quả vậy, tướng Giraud không chịu thay đổi hệ thống áp dụng tại Bắc Phi, tức hệ thống của Vichy, ông đòi phải giữ tại chức Noguès, Boisson, Peyrouton, Bergeret. Vả chăng, ngoài thực tế, ông cũng không có quyền hành thực sự, ngoại trừ một phần nào quyền hành trong phạm vi các bộ đội của ông. Mặt khác, Giraud đề nghị  Pháp Chiến Đấu lệ thuộc ông, như vậy có nghĩa là chúng ta phải giải tán để xáp nhập vào một hệ thống địa phương ở Phi Châu không có gì là tốt đẹp. Ngoài ra, mọi việc của nước Pháp sẽ nằm gọn trong tay người Mỹ cũng như Giraud vậy.

        Tôi đề nghị Giraud gia nhập Pháp Chiến Đấu với chức vị chỉ huy tất cả về các lực lượng hành quân. Ông không chấp nhận giải pháp ấy. Xét cho cùng thì xung quanh ông có một nhóm người muốn để ông đóng một vai trò chính trị. Đồng thời ông cũng bị bao vây chẳng ít thời nhiều bởi những nhân vật đại phong kiến Vichy, những người này để cho ông chút danh vọng và dùng ông như cái mặt tiều danh dự để họ giữ được chức vị, quyền hành và thái độ chờ đợi.

        Không thể làm gì hơn được, chúng tôi chỉ đồng ý với Giraud giữ liên lạc với nhau về các phương diện quân sự, kinh tế v.v... Chúng tôi hy vọng rằng sẽ tiến lại gần nhau từng bước một, nhất là trong khi dư luận công chúng ở Bắc Phi thuộc Pháp mỗi ngày mỗi thêm thuận lợi cho chúng ta.

        Cuộc hội đàm của tôi với Roosevelt rất khả quan. Tôi có cảm tưởng rằng ông đã khám phá ra thế nào là Pháp Chiến Đấu. Điều này sẽ có hậu quả lớn lao về sau. Mặt khác, Roosevelt và Churchill cũng như chúng tôi, đều nhận thấy tướng Giraud, theo bản chất của ông, chỉ có tư cách đế chỉ huy quân sự mà thôi.

        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG GIRAUD, ALGER

        Luân Đôn, mùng 2 tháng hai 1913

        Tướng Catroux sắp rời Luân Đôn đi Beyrouth. Tôi định để ông ghẻ thăm Alger hai ba ngày trước khi đến nhiệm sở hiện thời bên Syrie. Như vây Catrouxcó thể tiếp xúc với ông và thảo luận với ông về việc Ủy Hội Quốc Gia Pháp muốn gửi một phái đoàn sang Bắc Phi, như chúng ta đã thỏa thuận vót nhau ở Casablanca.

        Theo quan niệm của tôi, tướng Catroux sẽ giữ trách nhiệm điều khiên phái đoàn này tại chỗ sau khi ông ta giải quyết xong một vài việc rất quan trọng ở Trung Đông. Chúng tôi rất cần nói để ông rõ, cuộc viếng thăm Alger của Catroux không nên để cho báo chí và đài phát thanh Bắc Phi và ngoại quốc suy diễn một cách quá sớm hay quá đáng. Như vậy, chúng tôi yêu cầu ông ngăn cản những lời bình luận xuất phát từ Bắc Phi về việc này, vì ngoại trừ những bài bình luận được chúng tôi đồng ý.

        Xin ông cho tôi biết ngay sự đồng ý của ông về các điểm nói trên đây.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2019, 12:19:01 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #348 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2019, 12:20:14 pm »


        HUẤN THỊ GỬI JEAN MOULIN

        (Thành lập Hội Đồng Quốc Gia Kháng Chiến)

        Luân Đôn, ngày 21 tháng hai 1943

        1) Jean Moulin, đại lý của tướng de Gaulle tại khu vực không bị chiếm đóng, đã trở thành đại diện thường xuyên liên lạc duy nhất của tướng de Gaulle  và Ủy Hội Quốc Gia trên toàn thể lãnh thổ chánh quốc.

        2)  Trong phạm vi trách nhiệm của ông, ông có thể  tạm thời ủy nhiệm một vài quyền hạn của ông cho những người do ông chọn lựa và chịu trách nhiệm đối với ông.

        3) Phải thành lập ngay, trong một thời hạn ngắn, một Hội Đồng Kháng Chiến duy nhất cho toàn thể lãnh thổ chánh quốc do Jean Moulin làm chỏ tịch, đại diện cho tướng de Gaulle

        4) Hội Đồng Khảng Chiến đó đại diện cho các nhóm khảng chiến, các tổ chức chính trị kháng chiến và các nghiệp đoàn thợ thuyền khảng chiến. Sự tập hợp phải thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:

        - Chống lại người Đức, các đồng minh của Đức và các đồng lõa của Đức, bằng đủ mọi phương tiện, nhất là vũ khí như súng tay ;

        - Chống lại mọi hình thức độc tài, nhẩt là độc tài Vichy, mặc dù xuất hiện với bộ mặt nào ;

        - Ủng hộ tự do ;

        - Theo de Gaulle trong cuộc chiến giải phỏng đất đai và đem lại tiếng nói cho dân tộc Pháp.

        5) Hội Đồng Kháng Chiến có nhiệm vụ quyết định những chỉ thị gửi cho các nhóm có đại diện trong hội dồng, theo huấn thị của tướng Gaulle và của Hội Đồng Quốc Gia...

        6) Để cho Hội Đồng Kháng Chiến có uy tín và hiệu lực cần thiết, các nhân viên phải được các nhóm họ đại diện trao quyền và tin tưởng ; họ phải có quyền nghị quyết ngay tại phiên họp, nhân danh những người họ đại diện.

        7) Hội Đồng Kháng Chiến là một yếu tố của một cơ quan đại diện quốc gia thu hẹp, cố vấn chính trị của tướng de Gaulle cho đến khi ông đến nước Pháp. Đến lúc ấy Hội Đồng Kháng Chiến sẽ mở rộng thêm và thâu nhận những đại diện bổ túc

        Cool Hội Đồng Kháng Chiến, nếu thấy cần, có thể  bầu ra một ủy ban thường trực, ủy ban này sẽ đặt dưới quyền chủ tọa của một đại diện tướng de Gaulle  và Ủy Hội Quốc Gia hay của một phụ tá do ủy ban lựa chọn, số nhân viên ủy ban là năm người.

        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG CATROUX Ở BEYROUTH

        Luân Đôn, mùng 10 tháng ba 1943.

        Cuộc công du Tripolitaine và Phi Châu tự do của tôi hiện thời bị đình hoãn vì nhiều lý do, lý do chính là sự phản đối của chính phủ Anh. Có lẽ họ lo ngại rằng sự có mặt của tôi Tripoli hay ở Tchad sẽ gây ra những vụ biểu tình ở Bắc Phi thuộc Pháp hay những vụ lộn xộn làm khó khăn cho Giraud. Họ cũng lo ngại tôi có thể xuất hiện bất thần ở Alger, điều này thật là hão huyền. Mặt khác, một dự định công du khốc lại bắt đầu thành hình. Tóm lại, tôi phải hoãn cuộc viếng thăm các bộ đội và các lãnh thổ của chúng ta. Điều đó, hẳn ông cũng biết, không thể không làm tôi buồn rầu và bực tức. Nhưng tình hình chung bắt buộc tôi phải nán lòng chờ đợi.

        Giữa lúc ông nhân danh Ủy Hội Quốc Gia đến Bắc Phi thực hiện những cuộc điều đình then chốt, tôi cũng muốn bày tỏ với ông ý định sâu xa của tôi. Tôi cũng yêu cầu ông thông báo nguyên vẹn ý : định ấy cho tướng Giraud và những người ở đấy muốn hoạt động cho nền thống nhất một cách chân thành và cao minh.

        Tôi rất mong muốn có thể thực hiện sớm nền thống nhất Đế Quốc. Địa vị của nước Pháp đối với địch bắt buộc chúng ta phải có sự thống nhất ấy. Mặt khác, sự chia rẽ Đế Quốc thành hai khúc như hiện thời là một tai họa lớn cho vị thế và quyền

        lợi Pháp đối với đồng minh. Tuy nhiên, điều kiện tối yếu cho cuộc thống nhất, trước hết phải kể đến tinh thần quốc dân ở chánh quốc. Bởi thể cho nên chúng ta không thể hợp tác với Darlan và chấp nhận Vichy dưới bất cứ hình thức nào. Nước Pháp có một ý niệm nào đó về chúng ta và tin tưởng chúng ta đến mức nào đó, không những trong hiện tại mà mãi về sau này. Chúng ta không có quyền làm cho họ mất tin tưởng và hy vọng ấy. Ngoài ra một sự đoàn kết trên lý thuyết không có gì là chân thực sẽ vô cùng tai hại, vì nó gây ra xung đột nội bộ tổ chức và đưa đến sự tê liệt toàn bộ mau chỏng. Nói tóm lại, muốn đoàn kết thì cần phải có một nền tảng đoàn kết, bởi thế cho nên chúng ta đã trình bày sự kiện ấy trong bản chính cương của Ủy Hội Quốc Gia Pháp.

        Thật là một sự tủi nhục, giữa lúc chiến tranh và quốc nạn, chúng ta buộc lòng phải đặt điều kiện trên lãnh vực chính trị. Nhưng không có cách nào khác vì nguyên nhân chia rẽ ngày nay, không phải chỉ là sự bất đồng ý kiến về nhu cầu chiến đấu, nhưng còn là ý thức hệ Vichy, hệ quả của sự bất đồng ý kiến ấy. Tuy nhiên, chúng ta không muốn tìm cớ để chống báng ai, chúng ta chỉ chống báng những người nhất định không chịu chấp nhận toàn thể bổn phận thời chiến hay những người thực sự biểu trưng cho sự đầu hàng và sự cộng tác với địch, chúng ta nhất định không chịu ra mặt ở Bắc Phi nếu chúng ta không xuất hiện với tư cách của chúng ta hiện thời. Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta tin rằng chúng ta có lý ngay từ lúc ban đầu. Chúng ta biết chúng ta được sự tán thành nồng nhiệt của gần hết quần chúng Pháp và của số đông dân chúng Bắc Phi và Tây Phi. Ngoài ra, cho đến khi thực hiện thực sự được nền thống nhất, chúng ta muốn giữ nguyên tính chất của chúng ta, chúng ta vẫn là những nhóm tổ chức thành Pháp Chiến Đấu như ngày nay.

        Tôi hiểu rõ ông cần phải vận động tại chỗ. Trên nguyên tắc, tôi không xen vào công việc vận động của ông. Tôi cho rằng, đồng thời cũng cần phải có thái độ sau đây : Không để cho thấy tôi cũng can dự vào việc này, bằng nhân sự hay tài vật. Hẳn là ông đồng ý với tôi về điểm này. Xin ông tin rằng tôi hoàn toàn tin cần và thân hữu với ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #349 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:20:57 pm »


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG EISENHOWER, ANGER

        Luân Đôn, mùng 6 tháng tư 1943

        Giữa lúc khởi sự một cuộc giao tranh lớn lao và ác liệt, dưới quyền chỉ huy tối cao của ông, tôi xin nói để ông biết, dân tộc Pháp gửi lời chúc mừng ông và các đạo quân đồng minh anh dũng dưới quyền ông. Lời cầu chúc của người Pháp cũng bắt nguồn từ nhiệt tâm của họ hướng về sự thống nhất đất nước, họ muốn thực hiện mau chóng nền thống nhất ấy để có thể tăng cường nỗ lực trong cuộc chiến tranh chung. Ngay từ bây giờ, xin ông tin chắc rằng nước Pháp rất vui lòng và tự hào vì lực lượng của mình tham dự bên cạnh đồng minh Anh Mỹ, từ Bắc chí Nam cuộc hành quân giải phóng toàn thể Đế Quốc Pháp ở Phi Châu khỏi ách xâm lăng của quân thù.


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG CATROUX, ALGER

        Luân Đôn. mùng 2 tháng năm 1943

        Tôi đã nhận thư của ông để ngày 27 tháng tư và những tài liệu của Giraud do Offroy mang về.

        Tôi cũng nghĩ như ông rằng sự tranh luận trên giấy tờ trao đổi với nhau quả là vô bồ. Bây giờ tất cả đều là vấn đề thành tâm. Nhưng tôi chưa có cái gì chắc chắn về sự thành tâm của Giraud hay những quan thầy của ông ta. Đề nghị của ông ta hội kiến với tôi ngoài biển Biskra hay trong một ngôi nhà ở phi trường Mỹ tỉnh Marrakech, theo tôi là dấu hiệu những người đối thoại với chúng ta không chịu chơi nước bài thẳng thắn.

        Quả vậy, nếu tôi mềm yếu mà nghe theo họ thì không biết tình trạng chúng ta ra sao ? Chúng ta bị cô lập, không có phương tiện xê dịch riêng, không có phương tiện thông tin, trong khi ấy thì những người đối lập với chúng ta có đủ lợi thế. Họ có thể tùy tiện giữ chúng ta ở đấy, lấy cớ phải tranh luận lâu dài, trong khi ấy báo chí và đài phát thanh

        Anh Mỹ nhận được những tin tức xuyên tạc, sẽ tường thuật cuộc tranh luận này theo quan niệm của họ. Nếu tranh chấp mãi không đi đến đâu, chúng ta chịu chấp nhận những sự dàn xếp của họ đưa ra thì chúng ta sẽ bị sút kém và bất lực. Xin ông đừng quên rằng việc này là cuộc tranh chấp giữa chúng ta với chính phủ Hiệp Chủng Quốc, chứ không phái với Giraud vì Giraud chẳng là gì cả.

        Vả chăng, người ta tưởng tôi muốn định đoạt tương lai tổ quốc và đẻ ra một chính phủ mà không tiếp xúc và thỉnh ý Ủy Hội Quốc Gia và những người cần phải hỏi ý kiến, mặc dầu chỉ để lựa chọn họ. Chỉ có thể làm như vậy ở Alger. Chúng ta không phải là những người phong kiến trao đổi lãnh địa của nhau trong một bữa ăn. Chúng ta là những người Pháp muốn thực hiện nền thống nhất Đế Quốc. Tôi có những trách nhiệm cá nhân với nước Pháp mà tôi ước lượng được tầm rộng lớn.

        Sau hết, phải chăng chúng ta đã quên rằng ngày 15 tháng ba, tướng Giraud giả bộ công khai mời tôi đến Alger chăng ? Tại sao ông ta đổi ý ? Có thể cho rằng ông ta sợ dư luận ? Nhưng tại sao phải sợ nếu ông thành thật không có ẩn ý ?

        Ủy Hội Quốc Gia đã thảo luận về vấn đề này ngày 27 tháng tư, khi nhận được điện tín của ông ngày 27. Ủy Hội cũng đồng ý rằng chúng ta phải đích thân đến Alger. Còn như tôi, tôi không đi nơi nào khác. Tôi nói thêm rằng tôi đã cho Bouscat biết, ông này đến thăm tôi ngày mùng 1 tháng năm để biết phản ứng của tôi. Mặt khác, theo lời yêu cầu của Churchill, tôi đã đến hội kiến với ông ngày 30 tháng tư và cũng cho ông biết như thế.

        Tôi yêu cầu ông cho Giraud biết quyết định của tôi, tôi đã nhất quyết rồi. Nếu Giraud thực lòng muốn thống nhất thì ống ta không có lý do nào xác đáng để ngăn cản tôi đến thẳng Alger.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM