Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 04:19:47 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37689 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #330 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 09:45:44 pm »


        Về phía người Mỹ thì đã có sự tự do ấy. Tướng Eisenhower đến thăm tôi. Chúng tôi khen tặng lẫn nhau vì những biển cố ở Ba Lê đã kết thúc một cách khả quan. Tuy nhiên, tôi không giấu giếm sự bất bình của tôi trước thái độ của Gerow giữa lúc chúng tôi đặt chân lên thủ đô của chúng tôi, chúng tôi như sờ phải cái chảo nóng bỏng. Tôi cho vị Tổng Tư Lệnh biết rằng vì lý do tinh thần dân chúng, và nếu cần để giữ trật tự, tôi sẽ gửi lại Sư Đoàn  II thiếp giáp dưới quyền trực tiếp sử dụng của tôi trong vài ngày. Eiseahower bảo tin ông sẽ đặt tổng hành dinh ở Versailles. Tôi tán đồng vì ý kiến  của ông rất thích hợp, ông không nên ở Ba Lê nhưng nên ở gần Ba Lê. Vào lúc ông cáo lui, tôi bày tỏ với vị tướng soái lớn của đồng minh lòng cảm mến, sự tin tưởng và tri ân của chính phủ Pháp. Lát nữa, người Mỹ không hỏi ý kiến ai, sẽ công bổ một bản thông cáo theo đó bộ chỉ huy quân sự chiểu theo các thỏa ước đã ký kết, đã chuyên giao cho hành chánh Pháp những quyền hành mà họ đã nắm giữ tại nước Pháp. Tất nhiên, đồng minh chẳng chuyển giao gì cả vì chẳng nắm giữ và điều hành một thứ quyền nào cả. Nhưng tự ái của Tổng Thống Mỹ đòi hỏi phải như vậy, nhất là thời kỳ bầu cử tại Hoa Kỳ đã gần kề ; trong 6 tuần lễ nữa Franklin Roosevelt sẽ ra ứng cử.

        Đến tối, tối được báo cáo cho biết hành động cuối cùng của Thống Chế «quốc trưởng». Tướng Juin mang lại cho tôi một thông cáo của đô đốc Auphan, cựu bộ trưởng Vichy, ông này nhờ tướng Juin trao cho tôi. Đây là một bức thư và một văn kiện của đô đốc gửi cho tôi, nói đến đặc vụ do Thống Chế ủy thác, nội dung trong hai tài liệu mật. Tài liệu thứ nhất là một quyết nghị « hiến định » ngày 27 tháng chín 1943 ủy nhiệm cho một hội đồng bảy nhân viên lãnh nhiệm vụ Quốc trưởng » nếu Thống chế bị trở sự. Quyết định thứ hai để ngày 11 tháng tám 1944 trao quyền cho đô đốc Auphan « nếu cần thì tiếp xúc với tướng de Gaulle  để giải quyết vấn đề chính trị Pháp khi đất nước được giải phóng, tìm một giải pháp khả dĩ ngăn ngừa nội chiến và hòa giải tất cả những người Pháp thành tâm thiện chí. » Thống chế nói rõ trong trường hợp Auphan không thể hỏi ý kiến ông được thì ông « hoàn toàn tín nhiệm Auphan tự quyền hành động cách nào phù hợp với quyền lợi tổ quốc hơn cả.» Nhưng Thống Chế nói thêm :« miễn là cứu vãn được nguyên tắc hợp pháp mà tôi là người đại diện. »

        Đô đốc viết rằng ngày 20 tháng tám, ông biết tin quân Đức đã bắt Thống Chế đi, ông cố gắng thành lập « hội đồng ». Nhưng hai nhân viên chỉ định là Weygand và Bouthillier đều bị bắt giam bên Đức ; một người, Léon Noel, đại sứ Pháp, đã theo Kháng Chiến Pháp từ bốn năm nay, không chịu tham dự ; hai người nữa, Porchẻ, phó chủ tịch Hội Đồng Chính Phủ và Gidel viện trưởng Đại Học Ba Lê, không đến họp, Auphan chỉ còn một mình với Caous, chưởng lý tòa Phá Án, đành cho rằng « Hội Đồng » đã chết trong bào thai và từ đây chỉ có ông là « nhân vật chính được Thống Chế trao quyền hợp pháp » Ông yêu cầu tôi tiếp ông.

        Cuộc vận động này không làm cho tôi kinh ngạc. Tôi biết rằng từ đầu tháng tám Thống Chế bị ép buộc phải sang Đức cho nên ông đã tiếp xúc với các lãnh tụ Kháng Chiến. Henry Ingrand, ủy viên Cộng Hòa ở Clermond-Ferrand, cho tôi biết rằng ngày 14 tháng tám ông đã tiếp đại úy Oliol do Thống Chế phái đến. Thống Chế đề nghị đặt. minh dưới sự bảo vệ của Lực Lượng Quốc Nội Pháp, đồng thời ông rút lui khỏi chánh quyền. Ingrand trả lời rằng nếu Thống Chế thân hành đến với ông thì sẽ được Lực Lượng Quốc Nội bảo vệ an ninh. Nhưng Pétain không cho biết tin tức về sau, hẳn là ông bị quân Đức canh gác nghiêm ngặt trước khi đến Belfort và Sigmaringen. Đến bây giờ người được ông trao quyền đến điều đình với tôi một cách chánh thức.

        Kết cục bất ngờ ! Sự thú nhận rõ ràng ! Như vậy, trong lúc Vichy tan rã, Philippe Pétain quay về với de Gaulle. Đó là chung cục một loạt những hành vi thoái bộ, người ta đã lấy cớ «cứu vãn bàn ghế» trong căn nhà sụp đổ để chấp nhận sự nô lệ. Một tai họa khó mà lượng định được hậu quả để xui khiến một tướng soái già công trạng hiển hách như ông theo đuổi một đường lối chính trị tệ hại như vậy ! Khi đọc những bản văn của ông trao cho tôi, tôi cảm thấy mình phần thêm vững chắc tin tưởng, phần thêm buồn rầu vô hạn. Thưa ông Thống Chế ! Ngày xưa ông đã đem lại vinh quang cho nền binh bị của chúng ta, ông đã là người trên và tấm gương sáng của tôi, bây giờ người ta đem ông đi đâu ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #331 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 09:46:48 pm »


        Nhưng tôi có thể trả lời sao cho bức thông điệp này ? Tình cảm không thể mang ra so đọ với quốc gia đại sự. Thống Chế nhắc đến nội loạn. Nếu ông hiểu nội loạn là va chạm mạnh bạo của hai phần trong khối dân tộc Pháp thỉ giả thuyết của ông phải gạt bỏ ngay. Bởi vì những người đồng đảng với ông không một ai nổi lên chống lại quyền hành của tôi cả. Trên lãnh thổ giải phóng không có một quận, một thành phố, một làng xã, một công chức, một người lính hay một tư nhân nào ra mặt chống lại de Gaulle vì trung thành với Pétaín. Còn như một vài phần tử Kháng Chiến có thể đàn áp những người đã nối dáo cho địch để ngược đãi trước đây thì công quyền có nhiệm vụ ngăn cản qua biện pháp công lý. Về phương diện ấy thì không thể tưởng ra một sự dàn xếp nào cả.

        Bên trên hết, Pétain nên ra điều kiện để thỏa thuận với tôi, điều kiện ấy lại chính là yếu tố làm cho không thể thỏa thuận được. Ông tự cho mình là đại diện hợp pháp nhưng chính phủ Cộng Hòa tuyệt đối phủ nhận, không phải vì trước đây ông đã nhận đơn từ chức của một quốc hội hoảng hốt mà vì ông đã chấp nhận sự nô lệ của nước Pháp, ông đã chính thức cộng tác với kẻ xâm lăng, ông đã ra lệnh đánh lại quân sĩ Pháp và đồng minh giải phóng, trong khi ấy thì chưa có ngày nào ông cho phép bắn vào quân Đức. Ngoài ra, khi ông trao đặc nhiệm cho Auphan cũng như khi ông ngỏ lời từ biệt người Pháp, ông không có một câu nào lén án « cuộc đình chiến », ông cũng không hồ hào ; « bắt lấy kẻ thù ! » Không thể có một chính phủ Pháp hợp pháp nào đã từ bỏ nền độc lập, chúng ta, những người Pháp, chúng ta đã trải qua nhiều chiến bại, chúng ta đã mất nhiêu tỉnh, chúng ta đã phải trả nợ chiến tranh, nhưng không bao giờ chính phủ chấp nhận sự đô hộ của ngoại bang, cả đến vua Bourges, thời Trùng Hưng Vương Chinh 1814 và 1815, Chính phủ và hội nghị Versailles 1871, cũng đều không lệ thuộc vào ai. Nếu nước Pháp chấp nhận một chính quyền nô lệ thì nước Pháp tự xóa bỏ con đường tương lai.

        Tiếng gọi từ quá khứ lịch sử xa xôi, từ thâm tâm dân tộc đã thúc đẩy tôi bảo vệ kho tàng quốc gia vô thừa tự và nhiệm lãnh chủ quyền Pháp. Chính tôi mới là người đại diện hợp pháp. Tôi nhân danh chủ quyền hợp pháp ấy mà kêu gọi quốc dân lâm chiến và thống nhất, mà tôi bắt buộc mọi người phải tôn trọng trật tự, pháp luật và công lý, mà tôi bắt buộc nước ngoài phải tôn trọng quyền lợi của nước Pháp. Trong lãnh vực ấy, tôi không thể nào từ khước được, cũng không thể điều đình được. Không phải là tôi không biết ý hướng tối hậu gợi hứng cho Thống Chế thảo bức thư này, không phải là tôi nghi ngờ những điểm chính yếu liên hệ đến tương lai tinh thần của dân tộc , vì đến chung cục Pétain đã phải quay về với de Gaulle , nhưng lôi chỉ có thể trả lời ông bằng sự yên lặng.

        Vả chăng, đêm nay tình hình trở lại lắng dịu sau bao nhiêu cuộc hỗn loạn. Bây giờ là lúc nắm lấy cơ hội đã được cái diễn biến tạo thành và đồng nhất hòa mình với sự diễn tiến ngày mai. Ngày hôm nay sự thống nhất đã thắng thế. Hình thành từ Borazayille, nó đã trưởng thành ở Alger và được thừa nhận ở Ba Lê. Nước Pháp tưởng chừng như bị suy vong, thất vọng và xâu xé, bây giờ đã có cơ may bước đi vững vàng cho đến đầu đến đũa tấn thảm kịch ngày nay để đoạt lấy chiến thắng, đất đai, địa vị và danh dự. Người ta có thể tin rằng người Pháp hiện thời đã đoàn kết lại, người Pháp sẽ giữ vững sự đoàn kết ấy được lâu để các tầng lớp luôn luôn cố gắng giữ được tính cách nhất trí quốc gia, mục tiêu tức thời chưa đạt được thì sự nhất trí ấy phải vượt lên trên sự phân chia thành từng khối riêng rẽ để theo đuổi cùng một mục đích.

        Khi đã ước lượng gánh nặng giang san tôi phải tự lượng sức lực của mình. Vai trò của tôi là bắt buộc mọi yếu tố quăc gia phải phục vụ quyền lợi chung để cứu quốc, tôi có bổn phận đóng vai trò ấy khi nước nhà còn trong cơn khủng hoảng mặc dù phương tiện thiếu thốn : sau này, nếu quốc dân yêu cầu tôi ở lại, tôi sẽ cầm quyền cho đến ngày quốc gia có những định chế xứng đáng và hợp thời, rút ra từ những kinh nghiệm đau thương, tự tay tôi sẽ trao lại quyền hành cho người có trách nhiệm điều khiển quốc gia.

        Tôi biết rằng suốt dọc đường tôi đi, tôi sẽ phải đương đầu với đủ mọi đoàn thể, khuynh hưởng và âm mưu thù nghịch dần dần trỗi dậy khi quốc họa đã xa kẻ cố chấp hay nổi loạn, lười biếng hay tham vọng, thoái bộ hay thủ lợi, mới đầu bao giờ cũng hoạt động âm thầm, sau mới xuất đầu lộ diện, họ sẽ chống lại kế hoạch tập hợp mọi người Pháp trên đất Pháp để xây dựng một quốc gia công bình và hùng mạnh. Kể về tình thân giao với mọi người thì số mệnh của tôi là phải cô đơn. Nhưng khi phải xốc vác gánh nặng giang san thì sự ủng hộ của quốc dân đã đem lại cho tôi một sức mạnh vô song ! Lòng tin tưởng của toàn dân, sự thân hữu tối sơ ấy đã được mọi người chứng tỏ cho tôi biết như thế đủ cho tôi bền tâm vững chí.

        Dần dằn, tiếng gọi của tôi được mọi người nghe. Sự thống nhất thực hiện một cách chậm chạp và khó khăn. Lúc này quốc dân và người chỉ đạo giúp đỡ lẫn nhau mở đầu giai đoạn cứu quốc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #332 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 09:49:58 pm »


TÀI LIỆU

        Những tài liệu sau dây rút ra từ tập điện văn; thông điệp, tuyên ngôn mà tôi đã thảo ra với tư cách Chủ Tịch Ủy Hội Quốc Gia Pháp, sau là ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp, sau hết là Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Pháp (1942-1944)

        Tôi đã nạp bản toàn tập này cho Nha Lưu Trữ Công Văn quốc gia.


        CUỘC HỘI ĐÀM VỚI ÔNG WINANT ĐẠI SỨ HOA KỲ TẠI LUÂN ĐÔN,

        Ngày 21 tháng 5 năm 1942

        Cuộc hội đàm bàn đến tình hình chính trị nuớc Đức theo cách suy diễn bài diễn văn mới đây của Goering. Đại sứ Winant và tướng De Gaulle đồng ý cho rằng luận điệu của Goering cho thấy tinh thần của dân chúng Đức đã xuống.

        Ô. Winant nói đến mặt trận Nga Sô và hỏi tướng de Gaulle, theo tướng thì sự tổn thất của quân Đức từ ngày khởi sự chiến tranh Đức Nga như thế nào.

        Tướng de Gaulle trình bày những lý do khiến cho ông tin rằng ít nhất có 1.300.000 người Đức bỏ mạng bên Nga. Trong trận chiến tranh 1914-1918 sự tổn thất của Đức lên tới con số 2 triệu người chết. Quân Đức có thể chết thêm 700.000 quân trước khi suy sụp tiềm lực quân đội.

        Đại sứ Hoa Kỳ yêu cầu tướng de Gaulle cho biẽt ý kiến về vấn đề mở một mặt trận thứ hai ở phía Tây.

        Tướng de Gaulle nói : «cần phải mở ngay mặt trận ẩy càng sớm càng hay».

        Ồ. Winant. — ông có thể cho biết lúc nào thuận tiện nhất để thực hiện cuộc hành quân ấy ?

        Tướng de Gaulle.— Khi quân Đức tiến sâu vào nội đia Nga. Những cuộc hành quân lúc này quan trọng đến đâu cũng chỉ có tính cách mở đầu. Hẳn là độ một tháng nữa sẽ có những trận đánh lớn, quân Đức chỉ tiến hẳn vào nước Nga sau tháng bảy. Như vậy thì kể từ tháng tám phải trù liệu một cuộc đổ bộ lên nước Pháp. Đấy là ngày gần nhất có thể dự định được.

        Ô. Winant.— Theo ông thì phải theo phương pháp nào ? Tướng de Gaulỉe.— Trước hết nên dàn ra trên đất liền một mặt trận thật rộng để cho nhiều đơn vị xáp trận với địch. Sức kháng cự của địch sẽ cho bộ chỉ huy đồng minh biết nơi nào thuận tiện hơn cả để đổ bộ những đơn vị lớn mà quân Đức cũng không biết đích xác. Sau hết cuộc đổ bộ chính thức sẽ thực hiện một cách nhanh chóng. Cuộc hành quân thứ hai này phải có sự yểm trợ không quân thật hùng hậu. Khu vực đổ bộ nên lựa chọn bờ biển từ mũi Gris-Nez đến miền Cotentip. Tuy nhiên, cần phải biết lúc này ông có đủ lực lượng khả dụng cho cuộc hành quân ấy không.

        Ô. Winant.— cần phải có bao nhiêu sư đoàn ?

        Tướug de Gaulle.— Hiện thời quân Đức có từ 25 đến 27 sư đoàn trên đất Pháp. Họ có thể đưa từ Đức sang độ 15 sư đoàn nữa. Như vậy, lúc đầu, quân đồng minh phải có độ 40 sư đoàn. Trong nhũng điều kiện như thế, cần phải có ít nhất 50 sư đoàn, trong số ấy 6 hay 7 sư đoàn phải là sư đoàn thiết giáp. Sự hơn trội về Không quân phải gấp bội. Ô. Winant.— ông có cho rằng người Đức có thể đưa từ mặt trận Nga về những lực lượng tiếp viện quan trọng không ?

        Tướng de Gaulle.— Nếu quân Đức đã tiến sâu nội địa Nga họ khó mà rút về hơn vài sư đoàn. Sau đấy lại còn phải chuyên chở đến mặt trận miền Tây. Lúc ấy là lúc không quân đóng vai trò chính yếu, tức là phá hủy các đường giao thông.

        Trên chiến trường Pháp, bộ tham mưu Pháp đã di chuyển từ Đông sang Tây độ 20 sư đoàn. Cuộc chuyên quân này cực kỳ khó khăn vì có không quân Đức. Thế mà đấy chỉ là một việc chuyên chở trên một khoảng đường ngắn. Trong trường hợp tôi dự liệu, bộ chỉ huy Đức phải thực hiện cuộc chuyên chở trên một khoảng đường rất xa, hỏa lực của không quân đồng minh lại mạnh gấp bội không quân Đức vào lúc khởi sự cuộc chiến, Ngoài ra, kháng chiến Pháp hoạt động theo mệnh lệnh của Pháp Tự Do, sẽ góp phần hữu hiệu vào việc phá hủy những đường hỏa xa.

        Ô. Winant— Có thể nào bộ chỉ huy Đức chỉ trông cậy vào sự chuyên chở bằng đường bộ.

        Tướng de Gaulle.— Tôi thấy điều này rất khó. Việc chuyên chở đi xa những đơn vị lớn hiện kim không thể thực hiện nếu không có đường hỏa xa. Vả chăng lúc này không chắc quân Đức có phương tiện chuyên chở bằng đường bộ cần thiết không. Sau hết, những đoàn quân sĩ và vật liệu di chuyển trên đường bộ sẽ là những mồi ngon cho không quân.

        Ô. Winant.— Dẫu sau cũng phải tính mở một trận Dunkerque mới. Ảnh hưởng đến tinh thần dân chúng Pháp sẽ như thế nào ?

        Tướng de Gaulle.— Dư luận sẽ không quả nghiêm khắc đối với thất bại của quân Mỹ hay quân Anh. Nhưng tất nhiên sự thất bại chỉ nhất thời, sau đó phải có ngay nỗ lực mới.

        Ô. Winant.— Thái độ thực tế của người Pháp sẽ ra sao trong trường hợp có cuộc đổ bộ ?

        Tướng de Gaulle.— Ngay từ lúc đổ bộ, một số lớn người Pháp sẽ tiếp ứng cho quân đội đồng minh và phụ lực với đồng minh. Nếu nước Pháp nhận thấy cuộc đổ bộ quan trọng, thế nào cũng có một cuộc tập hợp quốc gia. Do đó mà có thể thành lập được một chính phủ có khả năng tổ chức các đơn vị Pháp nhờ sự giúp sức của các Quốc Gia Liên Hiệp.

        Ô. Winant.— ông có cho rằng nội trong năm nay có thể chiến thắng không ?

        Tướng de Gaulle.— Điều này tùy thuộc những phương tiện mà các ông đem ra sử dụng. Tất nhiên, nỗ lực của các ông trong năm nay không phải là nỗ lực tối đa, phải một hai năm nữa mới cần đến nỗ lực tối đa. Nhưng ngay từ bây giờ tôi công nhận rằng Quốc Gia Liên Hiệp có đủ lực lượng để thành công trong cuộc đổ bộ, chiến tranh có thể chấm dứt vào cuối năm.

        Ô. Winant.— ông có cho rằng nếu thành lập một mặt trận thứ hai ở phía Tây và nếu chiến tranh chưa chấm dứt vào mùa Thu thì có cơ may tái thực hiệu những cuộc hành quân vào mùa xuân tới trong những điều kiện khả quan không ?

        Tướng de Gaulle.— Hẳn là có ! Nhưng nếu thành lập được mặt trận thứ hai vào mùa thu thì có lẽ quân Đức sẽ không theo đuổi chiến tranh nữa. Họ là những chiến lược gia lỗi lạc, những chiến lược gia giỏi nhất thế giới. Họ nhận thấy đã thua ván bài tất nhiên họ không theo đuổi chiến tranh và khai trừ Hitler bằng cách này hay cách khác. Một chính phủ thuộc loại Bruning sẽ được thành lập và người Đức sẽ cầu hòa.

        Nhưng dẫu sao cũng không nên để cho người Nga phải đánh trận một mình. Nếu họ chiến thắng một mình thì họ sẽ làm chủ Âu Châu, không những người Âu sẽ phải trả giá đắt mà người Mỹ cũng liên lụy. Nếu chỉ có người Nga thua trận thì trận chiến tranh hiện thời chấm dứt nhưng một trận chiến tranh khác sẽ khai diễn : Cuộc chiến giữa Đức và Mỹ, bấy giờ Mỹ sẽ không còn sự giúp đỡ của Nga, Pháp, Anh. Ông Winant tán thành quan điểm này.

        Tướng de Gaulle lại nói : «Cuộc chiến tranh này không phải chỉ có một cuộc chiến : để chổng lại Đức, có cuộc chiến của Nga, có cuộc chiến của Pháp, có cuộc chiến của Anh. Bây giờ thêm cuộc chiến của Hoa Kỳ. Tất cả sẽ tốt đẹp ngay, tất cả sẽ trôi chảy ngay từ ngày nay nếu chỉ có một cuộc chiến».

        Ông Winant cũng cho rằng sự thống nhất quan điểm của các nước đồng minh không được trọn vẹn.

        Vào lúc từ biệt, đại sứ Hoa khen ngợi ông Tixier. Theo ông thì Tixier là một người thành thực, ông còn nói thêm rằng ông Tixier nên cố gắng nữa, rồi ông sẽ thành công.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #333 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 09:52:20 pm »

      
        ĐIỆN VĂN GỬI ADRIEN ĐẠI LÝ PIIÁP CHIẾN ĐẤU TẠI HOA THỊNH ĐỐN

        Luân Đôn, ngày mùng 3 tháng sáu 1942

        Ngày mùng 1 tháng sáu tôi đã hội đàm rất lâu với các ông Eden và Winant và đã thâu lượm được kết quả mỹ mãn.

        Ông Eden đã tổ chức cuộc họp mặt này. Chúng tôi đã thẳng thắn giải thích với nhau về lập trường của Pháp Chiến Đấu đối với đồng minh, nhất là đối với chính phủ Hiệp Chủng Quốc. Các yếu tố gây khó khăn giữa chúng ta và Hoa Thịnh Đốn đều được xét đến. Tôi chắc chắn rằng Winant đã nhận được chỉ thị của Hoa Thịnh Đốn.

        Trong những vấn đề đàm phản, tôi rút ra ba kết luận :

        1) Cordell Hull và Summer Welles bắt đầu hiểu rằng thái độ của họ đối với chúng ta không thể chấp nhận được nữa, đối với dư luận quốc tế, nhất là dư luận nước Mỹ, cung như đối với dư luận các nước đồng minh khác...

        2) Chính phủ Anh hoàn toàn nhận thức rõ rằng sự tập hợp quốc dân Pháp đã được thực hiện và quốc dân hướng về chúng ta ; việc phục hồi nước Pháp trong lúc chiến tranh chỉ có chúng ta đảm đương nổi. Chinh phủ Hiệp Chủng Quốc cũng hiểu như vậy tuy không lấy làm hài lòng. Mặt khác, họ đã thất bại trong mọi âm mưu khuyến khích hay vận động những người Pháp ở Mỹ và ở một vài nơi trở về tập kết để chống đối chúng ta ; sự kiện ấy chứng tỏ cho họ biết chúng ta đoàn kết với nhau.

        3) Chính phủ Anh đã có quyết định, họ hành động để giải tỏa tình trạng căng thẳng.

        Ô. Winant đã nói đến sự ích lợi của một cuộc giải thích trực tiếp do tôi đích thân hội đàm với Cordell Hull. Ông nghĩ rằng có thể thực hiện cuộc giải thích vào dịp nào tôi viếng thăm Hoa Kỳ. Vì vấn đề ấy ông không nói đả động gì đến Tổng
Thống Roosevelt và không nói rõ tôi phải yêu cầu tổng thống hay tổng thống sẽ mời tôi. Bởi vậy cho nên tôi rất dè dặt đối với lời khuyến dụ của ông. Quả vậy, tôi tin rằng khi tình trạng bớt căng thẳng thì sang Hoa Kỳ rất có lợi, miễn là với điều kiện thỏa đáng và không phải tôi đưa ra ý kiến.

        Nói tóm lại chúng ta phải giữ vững lập trường của chúng ta. Chúng ta không có ngưỡng vọng là đại diện chính trị của dân tộc Pháp, nhưng chúng ta có ngưỡng vọng đại diện cho quyền lợi miên tục của nước Pháp. Chúng ta cũng có ngưỡng vọng tập hợp dân tộc Pháp để đứng về phía đồng minh trong cuộc chiến tranh này. Chúng ta yêu cầu đồng minh giúp đỡ chúng ta. Thân ái kính chào.


        ĐIỆN TÍN GỬI ADRIEN TIXIER HOA THỊNH ĐỐN

        Luân Đôn, ngày 10 tháng bảy 1942

        Thỏa ước ký với chính phủ Hiệp Chủng Quốc đối với tôi có vẻ khả quan về nhiều phương diện.

        1) Thỏa ước ấy tạo ra một căn bản tích cực cho sự liên lạc của chúng ta với Hoa Thịnh Đốn.

        2) Có một vài điều khẳng định hữu ích cho trường của quốc gia chúng ta.

        3) Thỏa ước cho phép tập trung những vấn đề liên hệ đến việc điều khiển chiến tranh vào tay Ủy Hội Quốc Gia Pháp.

        4) Thỏa ước cho phép khởi sự một cuộc tổ chức  quân đội chung với Hoa Kỳ, đặc biệt để tham dự chiến trường ở Pháp, nếu có.

        Tôi cho rằng phần còn lại, nghĩa là việc đại diện cho quyền lợi tổng quát và miên tục của nước Pháp bên cạnh đồng minh, tất nhiên phải được giải quyết; nhưng trong việc giải quyết chúng ta phải đi từ những kết quả đã đạt được để làm cho chính phủ và dư luận Hiệp Chủng Quốc quen với cách coi chúng ta ngang hàng mỗi khi bàn đến một trong những quyền lợi ấy...
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2019, 09:55:03 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #334 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 09:55:05 pm »


        THƯ GỬI Ô ANTHONY QUỐC VỤ KHANH ĐẶC NHIỆM NGOẠI GIAO

        Thân gửi ông Eden,

        Tôi đã được hân hạnh bày tỏ với ngài, theo tôi thì sự cộng tác giữa các mật vụ Anh và Pháp không được hoàn toàn tốt đẹp. Các cơ quan của Pháp Chiến Đấu đều ở một vị thế rất dễ dàng trong nước Pháp và Đế Quốc Pháp để hoạt động và lấy tin tức. Nhưng khả năng ấy không thể phát triển được trong điều kiện hiện thời.

        Mục đích chính mà nước Pháp theo đuổi là khuyến khích dân chúng nước Pháp và Đế Quốc Pháp kháng cự địch và chống lại Vichy, tổ chức tại lãnh thổ quốc gia những lực lượng có thể góp phần tích cực vào nỗ lực của đồng minh trên lãnh thổ quốc gia sau hết, sửa soạn cuộc động viên quốc gia theo nhịp độ giải phóng.

        Về phương diện này thi chúng tôi có đủ yếu tổ cần thiết tại Pháp và tại Đế Quốc Pháp. Nhưng muốn tổ chức và điều khiển những yếu tố ấy, các cơ quan mật vụ của chúng tôi cần được hành động tự do và có đủ phương tiện.

        Tôi không thể không biết rằng các cơ quan mật vụ Anh thường giúp đỡ mật vụ của chúng tôi và sử dụng mật vụ của chúng tôi. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng sự trợ giúp của mật vụ Anh hiện thời không tương xứng với mục đích theo đuổi, ngoài ra còn tạo thêm rắc rối vì xen vào nội bộ của chúng tôi và làm chậm trễ mọi việc, bởi vậy công việc của chúng tôi không thể tiến hành được dễ dàng.

        Mặt khác, những phương tiện vật chất sử dụng quả là rất eo hẹp. Đặc biệt là những phương tiện giao thông trực tiếp giữa nước Pháp và Bắc Phi bằng phi cơ hay hải thuyền để các cơ quan mật vụ Pháp sử dụng rất hiếm hoi và phải lệ thuộc nhiều thể thức phiền phức. Theo tôi thì những điều kiện ẩy có thể cái thiện rất dễ dàng.

        Tôi xin nói thêm rằng, về phương diện ấy lực lượng Pháp Chiến Đấu hiện có ở Anh quốc một vài phương như tiện phi công, trinh sát hạm, tiềm thủy đĩnh v.v. Có thể đem ra sử dụng dễ dàng. Nhưng, tuy chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu, nhà cầm quyền Anh vẫn không chịu chấp thuận vì những lý do mà chúng tôi không hiểu rõ.

        Tôi nghĩ rằng nếu chính phủ Hoàng Gia cung cấp phương tiện rộng rãi hơn cho Pháp Chiến Đẩu để điều hành các cơ quan mật vụ thì trong tình trạng hiện thời nước Pháp sẽ góp phần vật chất và tinh thần vào nỗ lực chung của đồng minh một cách dễ dàng. Tôi mong rằng quan điểm của tôi sẽ được ngài chấp thuận.

        Thành thực kính chào ngài.

       
        CUỘC HỘI   ĐÀM VỚI ÔNG  W. CHURCHILL

        Ngày29 tháng 7 năm 1942

        Ô. Churchill nói: «Thế sao? Ông đi Phi Châu và Trung Đông ?

        - Tôi không đến nỗi tức mình vì phải đi Truug Đông ; tướng de Gaulle trả lời, ông Spears đang làm náo động ở bên ấy, gây khó khăn cho chúng tôi.

        - Spears có rất nhiều kẻ thù. Nhưng ông ta có một người bạn : đó là Thủ Tướng. Khi ông sang đấy ông thử đến thăm ông ta. Tôi gửi điện tín cho ông ta và dặn ông ta hãy nghe lời ông nói.

        Ô. Churchill lại nói thêm :

        - Người ta nói rằng nền độc lập của các nước Trung Đông không phải là một thực tại và dân chúng không được thỏa mãn!

        - Ít ra họ cũng được thỏa mãn ở Syrie và Liban không khác gì ở Irak, Palestine và Ai Cập.

        Sau đấy câu chuyện chuyển sang vấn đề Madagascar. Ông Churchill cho biết :

         - Chúng tôi không hành động cùng với ông vì chúng lởi không muốn trộn lẫn hai việc : sự dung hòa và sức mạnh. Làm như vậy chúng tôi đã không thành công ở Dakar.

        - Chúng ta có thể đặt chân lên Dakar nếu người Anh không để cho tuần dương hạm của Darlan vào Gibraltar.

        Ô. Churchill không chổi cãi điều ấy. Tướng de Gaullc nói tiếp :

        - Còn như vấn đề Madagascar, nếu các ông để cho chúng tôi đổ bộ lên Majunga trong khi các ông hành quân ở DiegơSuarez thì mọi việc đã xong từ lâu Chúng tôi đã tiến chiếm Tananarive và tất cả sẽ đâu vào đấy. Đáng lẽ hành động như vậy các ông đã để phí thời giờ thương nghị với đại diện Vichy.

        - Phải, ông thống đốc ấy dữ tợn lắm !

        - Ông ngạc nhiên à? Khi các ông điều đình với Vichy là các ông điều đình với Hitler. Mà Hitler thì độc ác.

        Sau đó chúng tôi bàn đến trường hợp lập một mặt trận thứ hai. Không thể ghi lại những điều bàn định.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #335 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 09:56:39 pm »


        ĐIỆN TÍN GỬI FELIX EBOUE TOÀN QUYỀN TRUNG PHI THUỘC PHÁP

        Luân Đôn, ngày mùng một tháng tám 1942

        Theo đề nghị của ủy viên Thuộc Địa, tôi rất vui mừng ký ba dự án sắc luật của ông về chẽ độ lao động, quy chế cho người bản xứ tiến bộ và sự thành lập những làng xã bản xứ.

        Nhân dịp này tôi xin nói để ông biết tôi khen ngợi ông và tán đồng những nguyên tắc chính sách bản xứ áp dụng ở Trung Phi phản ảnh trong những sắc lệnh ông đã có sáng kiến khởi thảo.

        Nhờ ông và các công chức mọi cấp bậc phụ tá ông mà những người Pháp và những người được nước Pháp bảo trợ không phải chậm trễ trên đường tiến bộ và phát triển, và có một quy chỗ hợp thời, phù hợp với chính sách cổ truyền của nước Pháp.


        ĐIỆN TÍN GỞI CÁC ÔNG R. PELEVEN VÀ M. DEJEAN, NHÂN VIÊN ỦY HỘI QUỐC GIA PHÁP

        Le Caire, ngày mùng 9 tháng 8 - 1942

        Tôi đến Le Caire ngày mùng 7 tháng tám không xảy ra chuyện gì. Cùng đi với Ô. Harriman và cùng một nhóm người Nga trở về Mạc Tư Khoa. Tôi gặp Ô. Churchill ở đây, tôi đã dùng bữa với ông và tướng Sir Alan Brooke tại nhà Sir Miles Thompson. Tôi có cảm tưởng đây là những cuộc bàn cãi dông dài, những kế hoạch quân sự, những áp lực của người Nga đối với đồng minh Anh và Mỹ. Vì có áp lực ấy mà hai ông Churchill và Harriman dự định đi Mạc Tư Khoa. Tôi minh xác với họ cách nhìn của tôi về sự chỉ đạo cuộc chiến và sự cần thiết lập mặt trận thứ hai.

        Tôi đến thăm Sư Đoàn II Khinh binh Pháp, các toán trinh sát và các đoàn xe tăng của chúng ta. Đến thứ hai tôi sẽ thăm Sư Đoàn Koenig và các bộ đội Nhảy dù ; sau đến Thủy Quân, Kênh Suez và các «Đội quân Alsace». Thử ba tôi sẽ đi Beyrouth.

        Tướng Catroux đến đây ngày mùng 8 tháng tám, ông có vẻ bình tâm lắm. Đại lý của chúng ta có trật tự và hữu hiệu.

        Ngày mùng 8 tháng tám, hội đàm với Ô. Casey, theo lời yêu cầu của ông ta. Ông ta có vẻ đáng mến nhưng về tình hình thì ông ta chỉ biết hời hợt bề ngoài. Ông ta nói ngay đến chuyện bầu cử ở Syrie. Tôi trả lời rằng vấn đề bầu cử ở Syrie và Liban là việc riêng của nước Pháp nhiệm quyền ủy trị và các chính phủ Syrie, Liban. Tôi nói cho ông ta biết rằng sự giao hảo giữa Chính phủ Anh và Ủy Hội Quốc Gia đòi hỏi phải thi hành các thỏa hiệp về Syrie và Liban, phải thi hành những lời hứa của Chính phủ Anh ; Chính phủ Anh đã long trọng tuyên bố rằng không có quyền lợi chính trị nào ở Syrie và ở Liban...

        Vả chăng, tôi còn nói thêm : Kinh nghiệm và trách nhiệm chúng ta ở Trung Đông cho biết rằng không thể chấp nhận được hành vi xúi giục quần chúng đòi có bầu cử khi mà địch còn đóng ngay cửa thành Alexandrie. Để kết luận tôi tuyên bố Ủy Hội Quốc Gia Pháp đã quyết định không có bầu cử năm nay, các chính phủ Damas và Beyrouth đều đồng ý. Ông Casey không nói gì thêm.

        Tôi phàn nàn người Anh xen vào nội bộ Trung Đông, trái với các điều khoản thỏa ước Lyttelton - de Gaulle. Casey trả lời rằng chính phủ Anh không muốn phá hoại địa vị Pháp bằng bất cứ cách nào, nhưng chính phủ Anh cho rằng mình có một thứ trách nhiệm về Trung Đông trên bình diện cao hơn. Tôi trả lời rằng trách nhiệm của nước Pháp thừa ủy trị ở Trung Đông không thể chia xẻ với một đại cường nào khác. Tôi nói đến những việc liên hệ đến Spears và tuyên bố rằng hành vi của vị đại diện nước Anh làm phương hại trật tự Trung Đông và bang giao Pháp - Anh.

        Sau đấy chúng tôi cùng ngồi dùng cơm.

        Ngày mùng 7 tháng tám tôi gặp thống chế Smuts nhân dịp ông đi qua đây. Chúng tôi có cảm tình với nhau ngay. Ông công nhận và nhấn mạnh những lỗi lầm của đồng minh, nhất là của người Anh, nhưng tỏ vẻ lạc quân sau này. Ông nói rằng chúng ta đã cứu vãn địa vị tương lai của nước Pháp bằng cách không chấp nhận cuộc đình chiến chúng ta đã cứu vãn Phi Châu bằng cách ngăn cản tinh thần chủ bại ở phía bắc đường Xích đạo. Ông đã nói đến Pecbkoff, ông quý mến Pechkoff và ông khẳng định chính ông thúc đẩy Pechkoff tiến quân vào DiégơSuarez. Theo ông thì thái độ của người Anh trong vụ Madagascar chỉ do giới quân nhân phát động ; còn chánh phủ Luân Đôn và chánh phủ của ông tuyệt nhiên không có ý gây xáo trộn ở Madagascar, ông cũng nói đến những vấn đề chiến lược mà tôi không nhắc đến trong bức điện văn này.

        Ngày mùng 8 tháng tám tôi đến thăm tòa đại lý Pháp ở Le Caire, nhân viên tòa đại lý tỏ vẻ lo ngại trước tình hình ở đây nhưng đều có đầy thiện ý. Tóm lại thài độ của mọi người lớn hay nhỏ cho tôi cảm tưởng rằng địa vị chúng ta đã được củng cố nhiều và đang lớn mạnh từ ngày tôi đến thăm Trung Đông năm trước.

        Đây là lúc nên nhân cơ hội mà làm sảng tỏ cái gì cần phải sáng tỏ dối với đồng minh, để tăng cường và tập trung quyền hành ở khắp nơi, và để tham dự nhiều vào việc chỉ đạo cuộc chiến với đồng minh.

        Xin ông thông báo cho Ủy Hội Quốc Gia biết bức điện văn này... Kính chào thân hữu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #336 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 09:58:27 pm »


        ĐIỆN VĂN GỞI ÔNG W. CHURCHILL Ở LUÂN ĐÔN

        Beyrouth, ngày 11 tháng 8 - 1942

        Từ buổi đầu tôi viếng thăm những nước Trung Đông ủy trị Pháp, tôi rất lấy làm tiếc rằng những thỏa ước ký kết giữa chính phủ Anh và ủy Hội Quốc Gia Pháp về hai nước Syrie và Liban đã không được tôn trọng ở đây.

        Những thỏa ước Lyttelton - de Gaulle tháng bảy 1941 và những thông điệp trao đổi giữa Ủy Hội Quốc Gia Pháp và bộ Ngoại Giao Anh tháng mười 1941 đều đặt trên căn bản nước Anh cam kết không theo đuổi một mục tiêu chính trị nào trong các nước Trung Đông và không giẫm chân lên vị trí của nước Pháp ở đây, nước Anh cũng thừa nhận rằng quyền ủy trị Pháp sẽ tồn tại cho đến khi có quyết định của Hội Quốc Liên, tổ chức duy nhất có tư cách để chấm dứt quyền ấy.

        Tôi buộc lòng phải thông báo để ông biết một số lớn những hoạt động chính trị của nước Anh ở Syrie và Liban hầu như không thích hợp với nhũng nguyên tắc ấy.

        Các đại diện của Chính phủ Anh đã can thiệp thường xuyên vào chính sách nội bộ và nền hành chánh của các nước Trung Đông, họ can thiệp cả vào sự giao thiệp của các nước ấy với nuớc thừa ủy trị ; sự can thiệp ấy không thích hợp với thái độ chính trị vô tư của nước Anh ở Syrie và Liban, với sự tôn trọng địa vị của nước Pháp và chế độ ủy trị.

        Ngoài ra tôi còn nghĩ rằng những vụ can thiệp ấy và phản ứng gây ra sẽ làm cho dân chúng Trung Đông Ả Rập nghĩ rằng có sự chia rẽ nghiêm trọng giữa hai đồng minh Pháp và Anh.

        Xét cho cùng thì tình trạng ấy chỉ có thể lợi cho địch.

        Tôi cần phải nói để ông biết sự xen lấn quyền hạn của nước Pháp và thẩm quyền của các chính phủ Trung Đông đã làm xúc động sâu xa tất cả mọi người Pháp cũng như các dân tộc Syrie và Liban. Nhất là khi chúng tôi đã huy động đủ mọi phương tiện nhiều khi tai hại cho điều kiện tinh thần của chúng tôi để đem lại dễ dàng cho việc chỉ huy quân sự Thủy lục Không quân Anh quốc, chúng tôi đã để bộ chỉ huy Anh sử dụng tất cả các lực lượng của chúng tôi trong trận đánh Libye và Ai Cập.

        Bởi vậy tôi buộc lỏng phải yêu cầu ông cho áp dụng lại những thỏa ước đã ký kết để bảo đảm cho cuộc hợp tác quân sự và để biếu lộ sự đoàn kết của hai nước Pháp và Anh tại các nước Trung Đông, ngoại trừ những lý do khác, sự hợp tác và đoàn kết ấy rất cần cho việc phối hợp các lực lượng của hai nước trong giai đoạn cam go của cuộc chiến mà chúng ta chung sức theo đuổi.


        ĐIỆN VĂN GỬI CÁC ÔNG R. PLEVEN VÀ M. DEJEAN Ở LUÂN ĐÔN

        Beyrouth, ngày 27 tháng 8 - 1942.

        Căn cứ vào nhiều dấu hiệu, tôi tin chắc rằng Hiệp Chúng Quốc bây giờ đã quyết định đổ bộ lên Bắc Phi thuộc Pháp.

        Cuộc hành quân sẽ thực hiện song song với cuộc tấn công rất gần đây của quân Anh vào Ai Cập.

        Mặt khác, người Anh đã sẵn sàng để khai thác mặt quân sự cuộc thành công của người Mỹ ở Casablanca, họ sẽ thâm nhập các thuộc địa của chúng ta ở Tây Phi.

        Người Mỹ cho rằng ít ra họ cũng lợi dụng được thái độ thụ động phần nào của nhà cầm quyền Vichy hiện có mặt ở đấy. Vả chăng họ tìm được cách lợi dụng sự thiện chí của nghĩa quân chúng ta, nhất là ở Maroc; họ làm cho nghĩa quân lầm tưởng rằng họ đã thỏa thuận với chúng ta để hành động ; họ ngăn chặn hết tin tức trao đổi giữa các cơ quan thông tin của chúng ta và các bạn hữu của chúng ta. Người Anh đã đồng lõa với họ tuy người Anh không có mấy ảo tưởng...

        Trong trường hợp ấy, hẳn là Thống Chế Pétain sẽ cho lệnh đánh lại đồng minh ở Phi Châu, nại cớ xâm lăng. Quân đội, hải quân và không quân tất nhiên sẽ vâng lệnh Thống Chế. Ngoài ra quân Đức có thể trưng ra chiêu bài giúp nước Pháp phòng vệ Đế Quốc để can thiệp vào Phi Châu.

        Vả chăng, Layal sẽ không tuyên chiến với đồng minh nhằm mục đích tố giác và lợi dụng ; ngoài ra ông ta cũng không muốn làm cho dân chúng Pháp phẫn nộ đến cùng, ông ta tính toán rằng sự nới tay của ông ta sẽ làm cho người Đức chịu nhượng bộ ông ta chút ít về vấn đề tù binh và vấn đề tiếp tế, ông ta cũng muốn có sự giúp đỡ để chống lại tham vọng của người Ý.

        Thái độ của Hoa Thịnh Đốn đối với chúng ta hiện nay, theo tôi thì không nên tìm lý do ở đâu xa.

        Trước hết, người Mỹ tưởng rằng có thể mở một mặt trận thứ hai ở Pháp trong năm nay,

        Bởi thế cho nên họ cần chúng ta, họ theo con đường đã vạch ra trong sổ tay của họ. Bây giờ họ đã đổi kế hoạch, đồng thời, họ trở lại dè dặt đối với Ủy Hội Quốc Gia...

        Xin ông thông báo bức thư nảy gửi cho Ủy Hội  Quốc Gia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #337 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 10:02:48 pm »


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG CATROUX Ở TOÀN QUYỀN EBOUÉ VÀ TURNG LECLEC Ở BRAZZAVILLE THỐNG ĐỐC COURNARIE Ở DOUALA

        Luân đôn, mùng 5 tháng 10 năm 1942

        Ngày 29 tháng 9 tôi đã cùng Pleven tiếp xúc rất lâu với các ông Churchill và Eden. Cuộc hội kiến quá ư tồi tệ. Các bộ trưởng Anh, nhất là ông Churchill, đều có giọng lạnh lùng và gắt gỏng khiến cho chúng ta phải có những câu trả lời cứng rắn.

        Còn như những vấn đề then chốt của Syrie và Madagascar thì trong cuộc hội đàm ấy hầu như chính phủ Anh không chịu thay đổi chính sách đối với Beyrouth và Damas, họ cũng chưa muốn thi hành lời hứa đối với Tananarive.

        Tuy nhiên, sau những trận nóng nảy mà hầu như họ cũng lấy lám lo ngại ấy, chính phủ Anh đã yêu cầu tiếp tục điều đình với chúng ta về hai vấn đề ấy theo đường lối ngoại giao bình thường. Chúng ta chấp nhận đề nghị ấy. Cuộc điều đình đã khởi sự. Nhưng tôi có cảm tưởng là người Anh chỉ muốn dùng kế hoãn binh. Người của Pháp Tự Do vào ngồi chễm chè ở Madagascar sẽ có thể gây ra một tiền lệ khó xử cho họ trong khi người Mỹ và người Anh muốn dòm ngó Bắc Phi và Tây Phi.

        Đồng thời, người Anh có thể tìm cách lái chúng ta từ bên trong, họ nêu ra những khó khăn đối với cá nhân tôi. Đây là lúc cần phải biểu dương ý chí cương quyết của mọi người Pháp Chiến Dấu và sự đoàn kết xung quanh Ủy Hội Quốc Gia.

        Tôi yêu cầu ông sắp đặt sự liên lạc của ông với nhà cầm quyền Anh cách nào để làm cho họ hiểu rằng :

        Thứ nhất : Sự đoàn kết của chúng ta toàn diện không có kẽ hở mặc dầu xảy ra biến cố.

        Thứ hai : Người Anh phải tuyệt đối thi hành sự cam kết của họ đối với Madagascar, nếu không thì chúng ta không thể nào hợp tác với họ được, mặc dầu tại chỗ.

        Thứ ba : Người của chúng ta bắt đằu xúc động cũng như dư luận công chúng ở Pháp như chúng ta biết. Sự xúc động ấy rất chính đáng.

        Thứ tư : Chúng ta chấp nhận và chúng ta đề nghị  tham khảo ý kiến giữa Ủy Hội Quốc Gia và chính phủ Anh để phối hợp hai chính sách Pháp -  Anh trong toàn coi Trung Đông. Nhưng chúng ta không chấp nhận để người ta xen vào việc thi hành quyền ủy trị của chúng ta ở Syrie và Liban.

        Mặt khác, tôi chú trọng đặc biệt đến các đài phát thanh của chúng ta ở Brazzayille, Douala và Beyrouth. Tôi yêu cầu ông hướng ngay hoạt động của các đài ấy vào mục tiêu sau đây :

        1) Không nói gì đến sự bất đồng ý kiến giữa chúng ta và người Anh, nhấn mạnh vào điểm chính họ đã loan tin rằng họ đồng ý với chúng ta để cho ủy Mội Quốc Gia điều hành việc hành chánh ở Madagascar...

        2) Theo pháp luật Pháp, không một công chức hay quân nhân Pháp nào có quyền phục tùng bất cứ một quyền hành ngoại bang nào. Cơ quan duy nhất có tư cách để điều hành và kiểm soát nền hành chánh hay lực lượng Pháp là Ủy Hội Quốc Gia Pháp.

        Xin ông phúc đáp cho biết đã nhận điện văn này. Kinh chào thân hữu.


        THƯ GỬI JEAN   

        Luân Đôn, 22 tháng mười 1942

        Thưa quý bạn,

        Berward và Charvet1 đồng thời có mặt ở Luân Đôn đã cho phép quy định sự hợp tác của hai phong trào Kháng chiến và điều kiện hoạt động dưới quyền chỉ đạo của Ủy Hội Quốc Gia.

        Tôi rất tiếc các ông không có mặt trong cuộc hội họp để minh định lập trường ấy. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng những điều khoản đã quy định sẽ đem lại dễ dàng cho việc thi hành nhiệm vụ giao phó.

        Ông được để cử giữ chức chủ tịch ủy ban phối hợp  gồm có ba đại diện các phong trào kháng chiến : « Combat», «Franc - tireur», « Liberation». Mặt khác, với tư cách đại diện Ủy Hội Quốc Gia tại khu vực không bị chiếm đóng ông tiếp tục thực hiệu các cuộc tiếp xúc chính trị mà ông cho là cần thiết. Ông có thể sử dụng một vài nhân viên của chúng tôi đặt dưới quyền chỉ huy của ông.

        Mọi tổ chức kháng chiến mặc dù thuộc khuynh hướng nào, ngoài ba phong trào lớn trong ủy ban phối hợp, đều được mời gia nhập một trong ba phong trào ấy và đưa những nhóm hoạt động của họ vào các đơn vị của đạo quân bí mật đang thành lập. Cần phải tránh việc thành lập quá nhiều tổ chức  nhỏ, tự làm cản trở hoạt động của nhau, tạo ra những mối cạnh tranh và những cảnh hỗn loạn.

        Tôi xin nhắc lại để ông biết tôi hoàn toàn tin nhiệm ông và thân ái gửi lời chào ông.

---------------
        1. Bernard là bí danh của Emmanuel d'Astier — Charvet là bí danh của Ilenri Erenay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #338 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 10:05:12 pm »


        THƯ GỬI TƯỚNG DELESTRAINT Ở PHÁP

        Luân Đôn, 12 tháng mười 1942

        Thưa đại tướng,

        Nguời ta đã nói đến ông... Tôi biết chắc như vậy !   
        Không có cái gì được chúng tôi chú trọng nhiều hơn công việc chúng tôi ủy thác ông tổ chức và chỉ huy.
        Không một ai có tư cách hơn ông để đảm nhiệm công việc ấy, vào lúc này !
        Thân ái siết chặt vòng tay với ông.
        Chúng ta sẽ tái lập quân đội Pháp,


        THƯ GỬI TỔNG THỐNG D. ROOSEVELT, HOA THỊNH ĐỐN.

        Luân Đôn, 26 tháng mười 1912

        Kính thưa Tổng Thống,

        Tôi nhờ ông André Philip kính đạt lên tổng thống bức thư này. Andre Philip sẽ trình bày với Tổng thống tình hình nước Pháp khi ông ta rời khỏi xứ sở. Ông ta sẽ nói đến sự phát triển và sự liên kết của các nhóm Kháng Chiến Pháp, những nét đại cương về tinh thần dân chúng Pháp ; tôi tưởng nên nói thêm vài đều sau đây :

        Ông đã theo dõi sự biến chuyển tinh thần và nền chính trị của nước Pháp từ năm 1918. Hẳn ông biết nước Pháp đã gánh chịu sức tàn phá quan trọng nhất của cuộc chiến cho nên nước Pháp đã suy nhược. Nước Pháp cảm thấy sâu xa rằng tình trạng thấp kém tương đối như vậy đặt minh trước những hiểm họa lớn lao. Nước Pháp tin tưởng rằng cần phải hợp tác với đồng minh để bù lại sự thấp kém ấy và thực hiện sự quân bình lực lượng.

        Hẳn ông không lạ gì đã thiếu hẳn những điều kiện cần cho sự hợp tác ẩy. Chính vì nước Pháp không được vững tâm để tin cậy sự nâng đỡ thực sự hầu chống lại địch hôm qua cũng như ngày mai mà nước Pháp đã theo đuổi một chính sách bất nhất, một chiến lược tệ hại khiến cho chúng tôi thua trận. Những lỗi lầm nội bộ, những chia rẽ và lạm dựng kim hãm tác dụng của các định chế, đều là những nguyên nhân phụ so với sự kiện chính yếu trên đây.

        Như vậy nước Pháp phải xúc động sâu xa vì nhục nhã và số mệnh bất công. Bởi thế cho nên trước khi chiến tranh kết thúc nước Pháp phải trở lại cuộc chiến đấu và trong lúc chờ đợi nước Pháp không thể có cảm tưởng rằng mình đã thoái bộ hẳn. Nước Pháp phải có ý thức rằng mình là một trong những nước nỗ lực dành lấy sự chiến thắng. Điều này quan trọng cho cuộc chiến và tối yếu cho thời hậu chiến.

        Nếu nước Pháp được giải phóng nhờ sự chiến thắng của phe dân chủ mà nước Pháp cảm thấy mình là một nước bại trận thì điều đáng sợ là người Pháp đau khổ, nhục nhã và chia rẽ sẽ không hướng về các nước dân chủ mà sẽ mở cửa đón những ảnh hưởng khác, ông biết rõ những ảnh hưởng ấy là ảnh hưởng nào. Đây không phải là một hiếm họa tưởng tượng trong khi cơ cấu xã hội của nước tôi đã bị khuynh đảo ít nhiều vì đỏi khát và bóc lột. Tôi cần nói thêm rằng sự căm thù người Đức lúc này mãnh liệt vì người Đức là kẻ chiến thắng và có mặt ở đây, nhưng sự căm thù ấy giảm đi khi người Đức thua trận và rút lui. Chúng tôi đã chứng kiến điều ấy sau năm 1918. Trong trường hợp nào, nước Pháp chấp nhận ý thức hệ nào khác cũng làm bùng nổ cách mạng, như vậy, sự tái thiết Âu Châu và cả đến sự xây dựng hòa bình thế giới cũng thiên lệch một cách nguy hiểm. Như vậy sự chiến thắng phải hòa giải được nước Pháp với chính mình và với các đồng minh, điều ấy không thể thực hiện được nếu nước Pháp không tham dự vào cuộc chiến thắng ấy.

        Bởi thế cho nên, nếu nỗ lực của Pháp Chiến Đấu chỉ giới hạn trong việc tăng cường thêm vài đại đội cho lực lượng tự do hay tập hợp một phần Đế Quốc Pháp, thì nỗ lực ấy không có gì đáng kể so với vấn đề chính yếu : đưa toàn thể nước Pháp trở lại cuộc chiến.

        Ông sẽ hỏi tôi : «Tại sao ông tự trao cho ông mục tiêu ấy ? và ông căn cứ vào đâu mà tự cho mình tư cách ấy ?»

        Hẳn là giữa lúc có cuộc đình chiến Vichy tôi đang ở trong một tình trạng phi thường. Tôi là người của chính phủ hợp pháp cuối cùng và tự do của nền đệ tam Cộng Hòa, tôi đã mạnh dạn tuyên bố nước Pháp sẽ tiếp tực cuộc chiến. Chính phủ đoạt lấy quyền hành trong lúc quốc gia thất vọng và kinh hoảng đã hạ lệnh : « ngưng chiến ». Trong nước Pháp và ngoài nước Pháp, những đoàn thể được dân chúng bầu lên, những đại diện của chính phủ, những chủ tịch các Hội Đồng và Quốc Hội đều nhẫn nhục hay im hơi lặng tiếng. Nếu Tổng Thống Cộng Hòa, nếu Quốc Hội, đều kêu gọi quốc gia tiếp tục cuộc chiến thì tôi không phải nghĩ đến việc kêu gọi quốc dân hay nhân danh quốc gia mà nói. Các chánh khách, các tướng lãnh tai to mặt lớn đều có dịp tự do ăn nói và hành động, thí dụ ở Bắc Phi. Không có lúc nào họ tỏ ra tin tưởng và tín nhiệm rằng quyền hành trao cho họ đủ để theo đuổi cuộc chiến. Không ai chối cãi được rằng đây là sự phá sản của giới thượng lưu. Vả chăng, dân chúng Pháp, trong thâm tâm họ, đã quyết định thế nào rồi. Dẫu sao, tôi cũng là người duy nhất không tán thành thái độ của giới thượng lưu. Liệu tôi có im hơi lặng tiếng được chăng ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #339 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 10:06:10 pm »


        Bởi thế cho nên tôi phải hành động, tôi phải làm những chuyện cần thiết để nước Pháp không từ bỏ chiến đấu, để kêu gọi tất cả mọi người Pháp trong nước cũng như ngoài nước tiếp tục cuộc chiến. Như vậy có thể nói rằng các đồng chí của tôi và tôi đã tự coi mình như Chính Phủ Pháp chăng ? Không thể nào như thế được. Chúng tôi đã có thái độ và chúng tôi đã tuyên bố là chúng tôi chỉ giữ quyền hành tạm thời, chúng tôi nhận trách nhiệm trước những người đại diện quốc gia sau này, chúng tôi áp dụng luật pháp của Đệ Tam Cộng Hòa.

        Tôi không phải là một chính khách. Suốt đời tôi, tôi chỉ biết phục vụ ngành chuyên môn của tôi. Trước ngày chiến tranh tôi muốn các chính trị gia để ý đến quan điểm của tôi vì tôi muốn các chính khách thực hiện những mục tiêu quân sự cho xứ sở. Cũng vậy, khi có cuộc đình chiến Vichy, lời kêu gọi quốc dân của tôi cũng chỉ la một hình thức quân sự. Nhưng vì những người hưởng ứng lời kêu gọi của tôi càng ngày càng nhiều, nhiều vùng lãnh thổ đã quay về với Pháp Chiến Đấu, vì có chúng tôi hoạt động một cách có tổ chức, bấy giờ chúng tôi mới nhận thấy có trách nhiệm sâu rộng hơn. Chúng tôi nhận thấy dân chúng Pháp bỗng có một thứ tinh thần thần bí lấy chúng tôi làm trung tâm, tinh thần ấy dần dần thu bút tất cả các yếu tố kháng chiến. Vì sức mạnh của hoàn cảnh, chúng tôi đã trở thành một thực thể tinh thần của dân tộc Pháp. Thực tại ấy tạo ra cho chúng tôi những bổn phận, bổn phận đè nặng trên vai chúng tôi, chúng tôi cho rằng không thể trốn tránh mà không phạm tội đào ngũ, mà không phản bội tổ quốc, vì quốc dân đã đặt hy vọng vào chúng tôi.

        Người ta bảo chúng tôi rằng chúng tôi không phải mặt làm chính trị. Nếu người ta hiểu rằng nói thế là bảo chúng tôi đừng xác định lập trường trong cuộc tranh chấp đảng phái hồi trước, hay không được tự định đoạt định chế nước Pháp ngày mai, thì chúng tôi không cần nghe những lời khuyến dụ ấy, vì trên nguyên tắc chúng tôi không hề có ngưỡng vọng. Nhưng chúng tôi không lùi bước trước danh từ «chính trị», nếu cần phải tập hợp không những một vài bộ đội, mà toàn thể quốc gia trong thời chiến, nếu cần phải thương lượng với đồng minh về quyền lợi của nước Pháp và bảo vệ quyền lợi của nước Pháp khỏi sự xâm lăng của kẻ thù. Quả vậy, ai có thể dại diện cho những quyền lợi ấy nếu không phải là chúng tôi ? Hay là nước Pháp phải câm lặng trước những việc liên hệ đến nước Pháp ? Hay là quyền điều đình với các Quốc Gia Liên Hiệp phải dành cho những người của Vichy trong phạm vi và dưới hình thức phù hợp với ý kiến của Hitler ? Đây không phải là vấn đề chúng tôi không tín nhiệm đồng minh, nhưng chúng tôi chú trọng đến ba vấn đề sau đây để định hướng hành động của chúng tôi : chỉ có người Pháp phân định được quyền lợi của nưởc Pháp ; dân tộc Pháp tự nhiên tin tưởng rằng chúng tôi nói chuyện với đồng minh cho dân tộc Pháp và chúng tôi chiến đấu bên cạnh đồng minh cũng cho dân tộc Pháp ; trong lúc đau khổ dân tộc Pháp rất dễ bị xúc động vì việc xâm phạm Đế Quốc của họ, cử chỉ nào của một nước đồng minh có vẻ ngoài lạm dụng cũng sẽ bị địch hay Vichy khai thác để gây công phẫn nơi quần chúng một các nguy hiểm.

        Hoàn cảnh lịch sử khác thường đã xô đẩy chúng tôi phải gánh vác nhiệm vụ này, phải chăng vì thể mà chúng tôi muốn áp đặt quyền lợi cá nhân lên toàn quốc như một vài người đã bàn tán ở nước ngoài chăng ? Nếu chúng tôi có tham vọng thấp hèn như vậy, nếu chúng tôi muốn tiêu hủy nên tự do ngày mai của nước Pháp thì chúng tôi chỉ tỏ ra ngu xuẩn lạ lùng không hiểu tâm lý của dân tộc chúng tôi. Dân tộc Pháp, theo bản chất, chống lại quyền cá nhân mạnh mẽ hơn bất cứ dân tộc nào. Bất cứ lúc nào cũng không dễ gì áp đặt một quyền hành cá nhân như vậy.

        Ngày mai, sau kinh nghiệm ghê tởm quyền hành cá nhân của Pétain áp đặt nhờ thế lực Đức và sự đàn áp nội bộ, sau cuộc thống trị hà khắc của kẻ xâm lăng trong bao nhiêu năm, ai dám có ý đồ phi lý thiết lập và duy trì một quyền hành cá nhân tại nước Pháp ? Mặc dầu đã có công trạng hiển hách trong quá khứ, kẻ nào mơ mộng điều đó sẽ gặp sự chống đối của toàn thể quốc dân.

        Vả chăng, điền đáng khen là không có người Pháp nào cho rằng chúng tôi muốn tiến đến chế độ độc tài. Không phải chúng tôi chỉ muốn nói đến những người như Ô. Jouhaux, chủ tịch Tổng Công đoàn, Ô. Edouard Harriot, chủ đảng cấp Tiến, Ô Léon Blum, chủ tịch đảng Xã Hội ; các lãnh tụ "đảng cộng sản cũng theo chúng tôi và cho chúng tôi biết rằng có thể tin cậy họ chấp nhận khuynh hướng và mục tiêu của chúng tôi. Cả đến các địch thủ của chúng tôi, từ người của Vichy đến những người của Doriot và Déat, cũng chưa có lúc nào buộc tội chúng tôi tiến đến chế độ độc tài. Họ trách cứ chúng tôi đánh giặc thuê ; ăn tiền của các nước dân chủ. Họ chưa bao giờ trách cứ chúng tôi muốn thành lập tại nước Pháp một quyền hành cá nhân phản dân chủ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM