Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:42:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37767 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #320 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2019, 06:06:54 am »


        Như vậy, cuộc vận động của Layal chí còn là số không. Ông đã chống đỡ đến cùng một cuộc tranh chấp mà khôn khéo đến đâu cũng không tránh được hành vi đắc tội. Ông theo bản chất của ông và thói quen làm việc của chế độ, việc gì ông cũng muốn giải quyết ở dưới thẩp ; ông cho rằng dầu sao thì cũng cần phải nắm lấy chính quyền, dùng xảo thuật đến một mức nào đó sẽ nắm vững được thời cơ, không có diễn biển thời cuộc nào mà không thể xoay chiều được, không có người nào mà không sai khiến được. Trong cơn nguy biến, ông cũng đau lòng vì tổ quốc ngửa nghiêng nhưng ông cũng biết thừa cơ nắm lấy quyền hành và áp dụng trên một bình diện rộng lớn thì thành lập cơ quan này, hội đồng khác với bất cứ cái gì. Nhưng quốc trưởng Đức đắc thắng là người không chịu dàn xếp với ai. Dầu sao thì muốn cho con đường mở rộng trước mặt ông, ông cũng phải hành động theo chiều thảm bại của nước Pháp, ông chấp nhận điều kiện ấy. Ông cho rằng có thể lợi dụng được một tình trạng tồi tệ nhất, lợi dụng cho đến trở thành nô lệ, cộng tác với kẻ xâm lăng, đem thân mình làm tay sai cho những kẻ đàn áp dã man. Ông khước từ danh dự tổ quốc, độc lập quốc gia, khí khái quốc dân, để theo đuổi mục tiêu chính trị. Nhưng những yếu tố danh dự và độc lập đó lại xuất hiện, sống động và quyết liệt hơn bao giờ, khi địch yếu thế.

        Layal đã chơi ván bài của ông và đã thua, ông có can đảm gánh lấy hậu quả. Hẳn là trong chính phủ của ông, ông đã giở hết ngón xảo quyệt ra chống đỡ cái không thể chống đỡ được, ông đã vận dụng hết phương cách cố chấp, ông đã tìm hết cách phục vụ tổ quốc. Nhưng những mảnh lới đó xin để phần ông ! Hẳn là trong cơn quốc nạn, một số ít người Pháp đã chọn con đường bùn lầy nhưng họ không chối bỏ tổ quốc. Tình yêu tổ quốc của những đứa con «sa ngã». cửa ngõ đã hé mở cho sự tha thứ.

        Sự thanh toán Vichy trùng hợp với sự mở rộng chiến trường thủ đô. Đọc những bản báo cáo tình hình trong thời gian ngắn ngủn ở Rennes, tôi nhận thấy cần phải chấm dứt ngay cuộc khủng hoảng. Hẳn là bộ chỉ huy Đức, vì những lý do chưa biết rõ, hầu như không muốn thúc đẩy mọi việc tới cùng. Nhưng thái độ thụ động của họ có thể đột biến thành cuộc đàn áp tàn bạo. Vả chăng, chúng ta không thể tha thứ được địch chiếm giữ thành phố mặc dầu chỉ thêm một ngày, khi người ta có sẵn trong tay phương tiện để tiễu trừ họ. Sau hết, tôi không muốn để sự đảo lộn này làm cho thủ đô có nội loạn. Một bản phúc trình của Pierre Miné giám đốc tiếp tế Ba Lê, cho biết tình trạng thực phẩm ở Ba Lê thật là bi đát. Các đường giao thông của thủ đô đều bị cắt đứt từ nhiều tuần lễ nay, thủ đô đang lâm vào cảnh đói khát. Minẻ cho biết rằng ở nhiều nơi đã có những vụ cướp bóc các kho lương thực và các tiệm buôn, nếu không có cảnh sát giữ trật tự mãi ắt là sẽ xảy ra nhiều sự lạm dụng tệ hại. Tuy nhiên, hết ngày hôm ấy bộ chỉ huy đồng minh vẫn không cho lệnh Leclerc tiến quân.

        Ở Rennes tôi viết thư cho Eisenhower, thông báo cho ông biết những tin tức tôi nhận được ở Ba Lê, yêu cầu ông gấp rút cho lệnh quân Pháp và quân đồng minh tiến vào Ba Lê, tôi nhấn mạnh đến hậu quả tai hại cho tình hình quân sự nếu thủ đô lâm vào tình trạng hỗn loạn. Ngày 22 tháng tám, tướng Koenig trao cho Eisenhower bức thư của tôi kèm theo lời bình luận của ông, rồi ông trở về trụ sở ở Luân Đôn, ở đấy sự liên lạc với kháng chiến dễ dàng hơn trong một đồn lũy bay. Về phía tướng Juin, ông cũng tiếp xúc với tướng Patton, ông này đang hăng hải truy kích địch. Tôi cũng rời khỏi Rennes sau khi biết đích xác ủy viên Cộng Hòa đã trưng dụng xe cam nhông và tài xế lập những đoàn tiếp tế lên đường đi Ba Lê. Khi tôi đến Alencon, một thành phổ sôi động và tràn ngập cớ xí, tôi bắt đầu nói đến Layal.

        Khi tôi đến tòa thị chính và được ông Michel Debré, ủy viên Cộng Hòa, tiếp đón, tôi nhận được thư của tướng Leclerc. Ông cho biết vẫn chưa có gì chắc chắn về đặc vụ sắp thi hành, ông đã có sảng kiến đưa tới Ba Lê một đội tiền quân dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Guillebon. Tôi cho ông biết tôi chấp nhận điểm ấy và cũng cho ông biết rằng tướng Eisenhower đã hứa sẽ chọn Ba Lê làm hướng tiến quân của ông, tướng Koenig đã tiếp xúc với Eisenhower vì lý do ấy, tướng Juin cũng đang vận động với Eisenhower, tôi muốn gặp ông vào ngày mai để trao chỉ thị cho ông. Ngay sau đấy, tôi biết rằng giữa lúc tôi viết thư cho Leclerc thì tướng Gerow khiển trách ông đã đưa một chi đội đến Ba Lê và ra lệnh cho òag phải rút ngay thiếu tá Guillẹbon về.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #321 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:13:27 pm »


        Sau hết, một vài giờ sau khi đọc bức thư của tôi, tướng Eisenhower ra lệnh cho Sư Đoàn II thiết giáp tiến vào Ba Lê. Cần phải nói rằng những tin tức đưa đến từng giờ phút đều thuận cho sư can thiệp của tôi, đó là những tin tức từ thủ đô đưa lại, nhất là tin của Cocteau và Bác Sĩ Monod gửi cho tướng Bradley. Mặt khác, tổng hành dinh cũng không lạ gì mưu toan của Layal đã thất bại. Trong khi Leclerc thức suốt đêm tổ chức cuộc hành quân, điện văn gửi đến tòa hành chánh Le Mans cho tôi biết rằng tại Ba Lê tình thế biến chuyển gấp rút.

        Tôi biết rằng sáng ngày 20, tòa đô sảnh bị chiếm đóng bởi một chi đội cảnh sát Ba Lê dưới quyền chỉ huy của Roland-Prẻ và Léo Hamon. Quận trưởng hạt Seine sẽ lên nhậm chức. Nhưng người ta cũng cho tôi biết rằng một mặt Parodi và Chaban Delmas, mặt khác đa số trong Hội Đồng Kháng Chiến, được nhân viên Anh Mỹ cho biết sẽ còn nhiều tuần lễ nữa các bộ đội đồng minh mới tiến vào Ba Lê ; nghĩa quân Pháp chỉ có ít vũ khí so với 20.000 người, 8o chiến xa, 60 đại bác, 60 phi cơ của đồn trại Đức ; Kháng Chiến muốn tránh việc phá hoại các cầu sông Seine và cứu các tù binh dân sự và quân sự, bởi thế họ cho rằng nên nghe theo ý kiến của M. Nordling, tổng lãnh sự Thụy Điển, nên nhờ sự trung gian của Nordling thỏa thuận hưu tranh với tướng Von Choltitz, chỉ huy trưởng lực lượng Đức ở Ba Lê và vòng ngoại ô,

        Tôi cần phâi nói rằng tin này gây ra cho tôi một ấn tượng buồn rầu. Nhất là trong lúc tôi biết tin ký kết cuộc hưu tranh, tình trạng hưu tranh ấy không phù hợp với tình hình quân sự và tướng Leclerc đã lên đường. Nhưng sáng ngày 23, giữa lúc tôi rời khỏi Le Mans, người ta cho biết đa số người chiến đấu không chấp nhận hưu tranh, chỉ có một phần thi hành đúng đắn ; tuy nhiên cuộc hưu tranh ấy cũng có cái lợi là lấy lại tự do cho hai ông Parodi và Roland-Prẻ, hai ông này bị quân Đức bắt giam khi có mặt ở đại lộ Saint-Germain. Ngoài ra người ta còn cho tôi biết rằng cuộc giao tranh tái diễn từ tối hôm 21, tòa đô chính, các bộ, vẫn ở trong tay chúng ta, khắp nơi dân chúng Ba Lê đều dựng hàng rào ngăn cản, tướng Đức Choltitz giữ vững các vị tri nhưng không thi hành việc đàn áp. Sở dĩ có sự nương tay ấy vì ông ta sợ ngày mai, vì ông ta muốn tránh việc tàn phá Ba Lê, hay ông ta đã thoả thuận với đồng minh, nhân viên của đồng mình đã xuất hiện ngay trong tổng hành dinh của ông ta từ khi Oberg và Mật vụ Gestapo rời khỏi thủ đô? Tôi không biết rõ, nhưng tôi sẵn lòng tin rằng dầu sao thì quân tiếp viện cũng đến nơi kịp thời.

        Suốt dọc đường cuộc hành trình của tôi ngày 23 tháng tám ấy, mọi người đều tin tưởng như vậy. Khi tôi đi qua giữa hai hàng rào cờ xí và người hoan hô : « De Gaulle muôn năm ! » tôi cảm thấy niềm vui cuồn cuộn như dòng sông lớn. Khi đi qua La Perié-Bernard, Nogent-le-Rotrou, Chartres và các thị trấn, các làng mạc, tôi phải dừng lại trước từng đoàn người đông đảo kéo đến chào mừng, tôi ủy lạo mọi người, nhân danh nước Pháp đã phục hồi. Vào buổi quá trưa, tôi vượt qua các đội quân của Sư Đoàn II thiết giáp và đến điện Hambouillet. Giữa đường, nhân được thư của Leclerc cho biết rằng ông đã ở trong thành phố. Tôi cho mời ông đến ngay.

        Kế hoạch tấn công của ông đã thảo xong. Phần lớn sư đoàn khởi hành từ Argentan đêm nay chưa tới nơi, nhưng các đơn vị tiên phong trên phòng tuyến Athis-Mons, Palaiseau, Toussus- le-Noble, Trappes, đã tiến sát địch, địch nấp kín nhưng tỏ ra quyết liệt. Cần phải chọc thủng vị trí của họ. Nỗ lực chính là đại đội của Billotte giữ vững trục lộ Orléans-Paris, đi qua Antony. Đại đội Langlade hoạt động trong vùng Toussus-le-Noble và Clamart, trong khi ấy thì một chi đội dưới quyền chỉ huy của Morel-Deville bảo vệ cho ông, hướng về Versailles, cỏn như chi đội Dio, tạm thời trừ bị, thì đi theo chi đội của Billotte. Cuộc tấn công sẽ khởi sự ngày hôm sau vào lúc bình minh. Tôi chấp thuận kể hoạch ấy và chỉ thị cho Leclerc đặt tổng hành dinh ở ga Montparnasse khi ông tiến vào Ba Lê. Tôi sẽ gặp ông ở đấy để ấn định những việc phải làm sau. Khi gặp ông, tôi nhìn vị tướng trẻ đã hăng say khói lửa, lại thêm hoàn cảnh thuận lợi khác thường để nâng cao giá trị của ông, tôi bảo ông : « Ông có nhiều may mắn ! » Tôi cũng nghĩ rằng, trên chiến trường, sự may mắn của các tưởng là vinh dự của chính phủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #322 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:13:50 pm »


        Bác sĩ Fayreau rời Ba lê từ sáng sớm, đến quả trưa thì tới Rambouillet. Ông mang tới một bản phúc trình của Luizet. Theo cảnh sát trưởng thì Kháng Chiến đã làm chủ tình hình ngoài phố xá. Bây giờ quân Đức tập trung vào các điểm tựa của họ, thỉnh thoảng mạo hiểm một vài cuộc đột kích bằng xe thiết giáp. Tối hôm ấy đài Luân Đôn báo tin lực lượng quốc nội đã giải phóng Ba Lê. Ngày hôm sau vua Georges VI sẽ gửi cho tôi một bức điện văn chúc mừng, bức điện văn này sẽ được công bố. Hẳn là tin ấy và điện văn ấy đưa ra hơi sớm. Nhưng có lẽ người Anh có mục đích làm cho người Mỹ gạt bỏ ẩn ý của họ, người Anh không tán thành những hành động như vậy. Tôi nhận thấy sự tương phản giữa thái độ của người Anh và của người Mỹ, đài BBC bày tỏ sự thỏa mãn nồng nhiệt đối với biến cố Ba Lê, còn «tiếng nói nước Mỹ», thì tỏ vẻ dè dặt gần như chua chát, lần này thì tôi hiểu rằng Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn không hẳn là đồng ý với nhau về vấn đề nước Pháp.

        Tôi để bác sĩ Fayreau trở về Ba Lê, mang theo thư trả lời của tôi gửi tướng Luizet. Tôi xác định ý muốn trước hết đến «trung tâm» chứ không phải đến tòa đô sảnh, nơi đặt trụ sở của Hội Đồng Kháng Chiến và Ủy Ban giải phóng Ba Lê. Theo quan điểm của tôi thì «trung tâm» nghĩa là bộ Chiến Tranh, nơi tập trung chính phủ Pháp và bộ chỉ huy Pháp. Không phải là không muốn tiếp xúc ngay với các lãnh tụ Kháng Chiến Ba Lê. Nhưng tôi muốn cho mọi người thấy rằng chính phủ đã trở về nhà cũ của mình sau bao nhiêu thử thách không tiêu hủy nổi và nô lệ hóa được. Các yếu tố chính trị của Kháng Chiến đã phát hành ở Ba Lê từ hai ngày nay những tờ báo sau đây : Combat, Defense de la France,Franc-Tưeur, Frond Na nitẻ, Liberation, Le Populaưe; tôi đọc qua các báo đã cộng tác với tôi, tôi sung sướng mà nhận thấy họ diễn tả được tinh thần chiến đấu và ý chí của tôi không chấp nhận một bàn tay ngoại bang nào trao quyền cho tôi, ngoại trừ sự trao quyền trực tiếp của dân chúng.

        Tôi đã tuyên bố như vậy với Alexandre để Saint Phalle, người cộng tác với phái bộ của tôi và tôi biết có ảnh hướng trong giới kinh doanh. Ông đển đến thăm tôi, cùng đi với Jean Laurent giám đốc ngân hàng Đông Dương, Rolf Nordling, anh của vị tổng lãnh sự Thụy Điển và Poch-Pastor, Nam tước Áo, sĩ quan Đức, phụ tá Choltitz và nhân viên của đồng minh, cả bốn người đã rời khỏi Ba Lê từ đêm 22 tháng tám để yêu cầu bộ chỉ huy Mỹ cho quân chính quy can thiệp gấp rút. Khi Eisenhowercho biết tướng Leclerc đã lên đường, họ vội vã đến thăm tôi. Saint-Phalle gợi ý cho tôi nên triệu tập «Quốc Hội» khi tôi trở về Ba Lê để lấy phiếu tín nhiệm của quốc hội bảo đảm cho căn bản pháp lý của chính phủ. Tôi không chấp nhận ý kiến của họ. Tuy nhiên, thành phần và cuộc mạo hiểm của phái đoàn này cho tôi thấy một viễn tượng kỳ dị về thái độ của bộ chỉ huy địa phương Đức. Bốn « sứ giả » này đều có giấy thông hành, một do Parodi cấp, một do tướng Von Choltitz. Khi đi qua các đồn địch họ đều nghe tiếng binh linh chửi mắng ; « Phản bội ! »

        Tối hôm 25, phần lớn Sư Đoàn II thiết giáp đã đến sát Ba Lê sau nhiều cuộc va chạm gay go; Billotle và Dio chiếm Fresnes và Croix de Berny, Langlade chiếm cầu Sèvres. Một chi đội do Đại úy Dronue chỉ huy đã vào tới Tòa Đô sảnh. Ngày hôm sau sẽ dùng để phá vỡ những ổ chống cự cuối cùng của địch ở bên ngoài, rồi thanh toán những điểm tựa trong thành phố, sau hết sẽ bảo vệ khu vực đưa đến Bourget. Leclerc sẽ đốc thúc đại đội Billotle vào cửa Geritilly, Luxembourg, Toà Đô Sảnh, le Louyre, cho đến Hotel nơi đặt bộ chỉ huy của Von Cboltitz. Đại đội của Dio sẽ qua cửa Orleans và thanh toán những ổ khống cự ở Trường Vũ Bị, điện Bourbon bằng hai toán : toán của Noiret đi dọc các đại lộ bên ngoài đến cầu Auteuil, sau theo sông Seine tiến lên ; toán của Rouyillois đi qua Montparnasse và viện Phế Binh. Còn như công trường Etoile và Majestic thì dành cho đại đội của Langlade. Các đội quân sẽ gặp nhau ở quảng trường Concorde. Bên phải Leclere, quân Mỹ sẽ đưa một phần Sư Đoàn IV của họ đấn quảng trường Ý và ga Austerlitz.

        Ngày 25 tháng tám, các việc dự định đều chu đáo không có điểm nào thiếu sót. Chính tôi, tôi cũng xếp đặt trước việc gì phải làm trong thủ đô được giải phóng. Đó là việc tập hợp mọi người trong một cố gắng vượt thoát duy nhất và trình diện chỉnh phủ cùng uy quyền của chính phủ. Trong khi dạo bước trên sân điện Ranibouiỉỉet, tôi nhận được từng giờ tin tức về cuộc tiến quân của Sư Đoàn II thiết giáp, tôi nhớ lại nhũng biến cố bi thảm ngày trước, hồi ấy nếu có một quân đoàn cơ giới bảy đơn vị như nhau thì chúng ta đã tránh được biết bao thảm họa. Chúng ta không có những đơn vị ấy chỉ vì bất lực, nghĩa là chánh quyền không có hiệu năng, nghĩ vậy, tôi nhất quyết không để cho quyền hành của tôi suy yếu. Sứ mạng trao cho tôi thật là rõ ràng. Trên chuyến xe đưa vào Ba Lê tôi cảm thấy vừa xúc động vừa bình tĩnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #323 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2019, 09:29:03 pm »


        Biết bao nhiêu người trên dọc đường chờ đợi tôi đi qua ! Biết bao cờ xí tung bay trên cao và dưới thấp các mái nhà ! Từ Longjumeau, số người chờ đợi mỗi lúc mỗi đông. Đến Bourg-la-Reine thì người ta tụ lại thành một đám dầy đặc. Đến cửa thành Orléans, trong khi gần đấy vẫn còn tiếng súng, biển người trở nên ồn ào reo mừng. Hẳn là người ta đoán trước tôi sẽ đến Toà Thị sảnh. Nhưng tôi rẽ vào đại lộ Maine, gần như vắng tanh so với cửa thành, tôi đến ga Montparnasse vào lúc 4 giờ chiêu.

        Tướng Leclerc cũng vừa mới đến nơi ông cho biết cuộc đầu hàng của tướng Choliitz. Ông này đến điều đình một lần chót với Ô. Nordling rồi đích thân đến bộ chỉ huy của La Horie, tham mưu trưởng của Tướng Billolte. Billotteiđưa ông đến tục cảnh sát để ký với Leclerơ một thỏa ước theo đó các điểm tựa Đức trong thành phố Ba Lê phải ngưng hết việc kháng cự. Vả chăng nhiều điểm đã bị bách thúc phải đầu hàng trong ngày hôm ấy. Còn những điểm khác thì Choltilz xuống lệnh ngay lúc ẩy bắt buộc phải buông khí giới và tự nạp mình làm tù binh. Các sĩ quan tham mưu của
Choltilz đi theo sĩ quan Pháp đến trao lệnh cho các bộ đội Đức. Vừa lúc ấy tôi gặp con tôi, trung úy hải quân Chi Đoàn II thiết giáp, đang đi đến điện Bourbon cùng với một thiếu tá Đức để thừa nhận việc đầu hàng của đồn này. Như vậy cuộc giao tranh ở Ba Lê đã kết thúc hết sức mỹ mãn. Các bộ đội của chúng ta thắng trận hoàn toàn, thành phố không bị tàn phá, dân chúng không bị thiệt như mọi người vẫn lo sợ.

        Tôi khen ngợi tướng Leclerc. Trên đường vinh quang của ông, giai đoạn này thật là rực rỡ ! Tôi cũng khen ngợi Rol-Tanguy đứng bên cạnh ông. Đây quả là công trạng của lực lượng quốc nội trong mấy ngày trước đã xua đuổi địch khỏi các đường phố, làm cho các bộ đội của họ thiệt hại và mất tinh thần, phong tỏa các đơn vị của họ trong những địa điểm có chiến lũy phòng vệ. Ngoài ra, từ buổi sáng, các toán nghĩa quân tuy chí có vũ khí sơ sài cũng can đảm hỗ trợ quân chính quy tảo thanh các ổ khảng cự Đức. IIọ đã tự lực thanh toán được khối quân Đức đồn Ctignancourt. Tuy nhiên, đọc bản cáo trạng đầu hàng của địch, tôi không đồng ý với Leclerc về lời ghi của ông bên cạnh lời chỉ trích của Rol-Tangưy. Theo Bol thì bộ chỉ huy Đức phải đầu hàng Rol chứ không phải Leclerc. Tôi bảo ông ; «Trước hết, như thế không đúng. Mặt khác, trong việc này, ông là sĩ quan cao cấp hơn cả, như vậy thì chỉ có ông chịu trách nhiệm. Lời kêu ca của Rol không thể chấp nhận được.» Tôi đưa cho Levlerc đọc bản tuyên cáo sáng nay của Hội Đồng Quốc Gia Kháng Chiến, tự cho mình là « quốc gia Pháp », không nhắc nhở gì đến chính phủ hay de Gaulle. Leclerc hiểu ngay. Tôi thành tâm ôm lấy người đồng chí cao thượng.

        Rời khỏi ga Montparnasse, tôi thẳng đường đi tới bộ Chiến Tranh, một toán tiền quân đã đi trước do đại tá Chevignẻ chỉ huy. Đoàn tùy tùng rất khiêm tốn. Bốn chiếc xe : xe tôi, xe Le Troquer, xe tướng Juin, một cỗ liên thanh tự động. Chúng tôi muốn đi qua đại lộ Invalides đến tận đường Saint-Dominique Nhưng đến đường Saint-Francois-Xayier thì có tiếng súng từ những căn nhà kế cận bắn ra, chúng tôi phải đổi hướng chọn các đường Vaneau, Bourgone. Đến 5 giờ thì tới nơi.

        Tôi có ngay cảm tưởng rằng không có gì thay đổi trong những nơi cổ kính này. Những biến cố trọng đại đã đảo lộn thế giới. Quân đội của chúng ta tan rã. Nước Pháp muốn sụp đổ. Nhưng tại bộ bộ Chiến Tranh, sự vật vẫn bất di bất dịch. Trong sân, một toán vệ binh Cộng Hòa bồng súng chào, cũng như ngày trước. Phòng ngoài, cầu thang, đồ trang trí vẫn y như trước, vẫn những nhân viên cũ vẫn làm việc ở đây. Tôi bước vào « văn phòng bộ trưởng», nơi mà tôi đã cùng ông Paul Rey- naud bỏ ra về đêm hôm, mùng 10 tháng sáu 1940. Không có một cái bàn, một bức thảm, một bức màn nào mang đi nơi khác. Trên bàn, máy điện thoại vẫn để nguyên chỗ trước, dưới đĩa quay sổ gọi vẫn còn ghi nhũng tên cũ. Lát nữa, người ta sẽ cho tôi biết những dinh thự khác, khuôn viên của nền Cộng Hòa, cũng y nguyên như vậy. Không thiếu cái gì, chỉ thiếu chính phủ. Tôi có trách nhiệm đặt chính phủ vào đây. Bởi vậy cho nên tôi đến đây trước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #324 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2019, 09:30:14 pm »


        Luizet đến tường trình công việc. Sau đến lượt Parodi. Cả hai người đều hớn hở, lo lắng, mệt nhoài vì trọn tuần lễ làm việc không nghỉ ngơi, không ngủ. Đối với họ thì ngay lúc này, hai vấn đề  quan trọng hơn hết là trật tự công cộng và tiếp tế. Họ cho tôi biết sự tức giận của Hội Đồng Kháng Chiến và Ủy Ban Giải Phóng Ba Lê, họ tức giận vì tôi đến đây không rẽ vào thăm họ trước. Tôi nhắc lại cho bộ trưởng đại lý và cảnh sát trưởng biết lý do. Nhưng lát nữa tôi sẽ từ đây đến Tòa Thị Sảnh, sau khi đến thăm Tòa Đô Chính để chào anh em cảnh sát Ba Lê. Chúng tôi quyết định chương trình viếng thăm ấy. Xong việc, tôi ấn định chương trình ngày hôm sau, Parođi và Luizet đều hoan hỉ và vùi đầu vào công việc. Họ ra khỏi rồi, tôi nhận được một điện văn của tướng Koenig ông đã không thể tháp tùng tôi trong ngày quan trọng này. Vì sảng nay, tướng Eisenhower đã cho mời ông đến ký với ông ta một thỏa ước quy định sự liên lạc giữa hành chánh Pháp bộ chỉ huy đồng minh. Thế là mọi việc đều xong ! Thà chậm còn hơn không bao giờ ký.

        Bảy giờ tối, thanh sát ngành cảnh sát Ba Lê trong sân Tòa Đô Chính. Ngành cảnh sát vẫn hoạt động trong thời kỳ chiếm đóng, ngày nay nức lòng vui sướng và tự hào, trông thấy mặt họ, người ta biết rằng họ nêu gương chiến đấu là họ trả thù một sự ở nhục quá lâu. Họ cũng nhân cơ hội này nâng cao uy tín và sự thân hữu với nhân dân. Tôi bày tỏ cho họ biết những điều ấy. Trong hàng ngũ cảnh sát nổi lên những tiếng hoan hô. Sau đấy ; tôi cùng Parodi, Le Troquer, Juin, Luizet, rẽ đám người đông đảo reo hò hoan hô vang dậy, đi chân đến chốn Tòa Đô sảnh. Trước công thự này, một chi đội lực lượng quốc nội dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Le Percq, chào mừng nghiêm chỉnh.

        Dưới chân thang, Georges Bidault, André Toilet và Marcel Houret đứng đón de Gaulle. Trên các bậc thềm, các chiến sĩ rưng rưng nước mắt, bồng súng chào. Giữa tiếng sấm hoan hô, tôi tiến vào giữa phòng khách từng lầu nhất. Đây là nơi hội họp  các nhân viên Hội Đồng Quốc Gia Kháng Chiến và Ủy Ban Giải Phỏng Ba Lê. Xung quanh, còn nhiều đồng chí khác. Nhiều người còn đeo trên tay phù hiệu «lực lượng nội địa» đúng kiểu mẫu ấn định bởi một sắc lệnh của chính phủ. Tất cả đều đeo phù hiệu Croix de Lorraine. Tôi liếc nhìn qua đảm người tràn đầy hứng khởi, mến trọng, hiếu kỳ, tôi cảm thấy ngay chúng tôi đã hiểu nhau ; giữa chúng tôi, những người cùng chiến đấu một mặt trận, có một mối thân hữu khác thường tuy rằng vẫn có những dị biệt nghiêm trọng, những tham vọng sôi nổi ; chỉ cần sự có mặt của mọi người bên cạnh tôi là ý thức thống nhất được đặt lên trên hết các quan điểm riêng tư. Tuy rằng sự mệt nhọc còn hiển hiện trên các khuôn mặt, tuy rằng gian nan và biến loạn còn khích động các tâm hồn, nhưng tôi không trỏng thấy một cử chỉ, không nghe thấy một lời nói nào không biêu lộ sự tôn trọng danh dự hoàn toàn. Một buổi hội họp thành công mỹ mãn, người ta đã mơ màng đến lúc thành công này từ lâu, người ta đã tốn bao công lao, buồn khổ và sinh mạng !

        Lòng người đã lên tiếng nói tâm tình. Bây giờ đến lượt chính trị. Chính trị cũng lên tiếng cao thượng. Georges Marrane, thay thế André Toilet, nhân danh hội đồng đô thành mới, lên tiếng chúc mừng tôi, lời lẽ tuyệt diệu. Rồi đến lượt Georges Bidault đọc một bài diễn văn lời lẽ kiêu hùng. Trong phần đáp từ tôi ứng khẩu bày tỏ « sự xúc động thiêng liêng nâng đỡ mọi người nam cũng như nữ trong giờ phút vượt lên trên đời sống nhỏ nhoi của chúng ta». Tôi nhấn mạnh rằng « Ba Lê đã đuợc quốc dân giải phóng với sự trợ giúp của quân đội và sự nâng đỡ của toàn thể nước Pháp». Tôi không quên nói đến «những bộ đội Pháp lúc này đang tiến lên theo lưu vực sông Rhone và những lực lượng đồng minh, cũng góp phần vào sự thành công này» Sau hết tôi kêu gọi quốc dân đầy đủ bổn phận đối với cuộc chiến tranh và thực hiện nền thống nhất để làm tròn bổn phận ấy.

        Tôi bước vào văn phòng quận trưởng hạt Seine. Marcel Flouret giới thiệu với tôi các công chức cao cấp của các cơ quan hành chánh. Tôi định ra về thì Georges Bỉdault vội bảo tôi : «Thưa đại tướng ! xung quanh đại tướng có đồng đủ Hội Đồng Quốc Gia Kháng Chiến và Ủy Ban Giải Phỏng Ba Lê. Chúng tôi yêu cầu đại tướng long trọng tuyên bố nền Cộng Hòa trước mặt quốc, dân hội họp tại đây. » Tôi trả lời : « Nền Cộng Hòa chưa bao giờ ngưng tồn tại. Pháp Tự Do, Pháp Chiến Đấu, Ủy Hội  Giải Phóng Quốc Gia Pháp đã lần lượt đại diện cho nền Cộng Hòa. Chế độ Vichy xưa nay vẫn được coi là vô giá và không có mặt. Chính tôi là Tổng Thống chính phủ Cộng Hòa. Tại sao tôi lại phải tuyên bố ? » Tôi ra phía cửa sổ giơ tay chào đám đông tụ họp bên ngoài, trước quảng trường, tiếng hoan hô của họ đủ cho tối biết rằng họ không đòi hỏi cái gì khác. Sau đấy tôi trở về đường Saint Dominique.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #325 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2019, 11:55:32 am »


        Đến tối, tướng Leclerc tổng kểt tình hình cuộc giao tranh trong thành phố Ba Lê. Lúc này các điểm tựa của Đức đều đầu hàng hết. Khối « Luxembourg » gồm điện Bourbon, Trường Khoáng Học, trường trung học Montaigne, khối công trường Cộng Hòa đóng đồn trong trại Prince Eugène và trung ương điện thoại đường Archives, là những khối ngưng bắn vào lúc chót. Trong ngay hôm ấy quân ta bắt được 14.800 tù binh. 3200 người Đức chết trận, không kể ít nhất một ngàn người khác bị nghĩa quân hạ sát trong những ngày trước. Sự tổn thất của Sư Đoàn II thiết giáp lên tới con số 28 sĩ quan và 600 binh nhì. Còn như lực lượng quốc nội, giáo sư Pasteur Valleroy-Radot, trách nhiệm việc quân y, ước lượng có 2.500 tử trận hay bị thương nội trong 6 ngày giao tranh. Ngoài ra, số người dân sự tử thương khoảng độ hơn một ngàn,

        Leclerc cho tôi biết rằng phía Bắc Ba Lê vẫn còn có áp lực của địch. Tại Saint-Denis và La Villette, nhiều đơn vị không chịu buông súng, họ nại cớ không thuộc quyền chỉ huy của tướng Choltitz. Một phần của Sư Đoàn 47 Đức vẫn tiếp tục chiếm Bourget và Montmorency, có lẽ để bảo vệ những bộ đội đang rút lui ở phía Bắc. Địch đưa những mũi dùi đến tận cửa vào thủ đô. Tướng Gerow, chỉ huy Quân Khu V Mỹ cho phép Sư Đoàn II thiết giáp lãnh đặc vụ tấn kích những vị trí của dịch.

        Tuy nhiên, hơn lúc nào hết, tôi quyết định ngày hôm sau, đến khu Etoile-Notre-Dame nói với quốc dân và để Sư Đoàn II thiết giáp cũng dự buổi lễ. Hẳn là buổi lễ này sẽ có ít nhiều mạo hiểm. Nhưng cũng đáng để mình mạo hiểm. Vả chăng, rất có thể là quân hậu tập Đức bất thần trở thành tiền quân, sẽ tiến vào trung tâm Ba Lê để giải thoát cho cả đồn trại đang bị cầm tù. Chúng tôi đã cần thận đề phòng  trường hợp ấy.

        Tôi đồng ý với Leclerc rằng một đại đội chiến thuật dưới quyền chỉ huy của Roumiantzoff, ngay từ sáng sớm sẽ đến bảo vệ cùng Bourget và liên hợp với các lực lượng thành nội đang hoạt động du kích ở phía ấy. Phần còn lại của Sư Đoàn trong lúc diễn hành, sẽ chia làm ba đại đội khác giữ thế ứng chiến trong các khu Khải Hoàn Môn, Rond Point và Champs Elysées, và trước nhà thờ lớn, nếu cần, họ có thể tiến ngay đến điểm nào cần. Leclerc, đi sau tôi, sẽ liên lạc thường xuyên với các đơn vị. Vị bộ chỉ huy đồng minh cho rằng không cần phải liên lạc với tôi, tôi ủy nhiệm tướng Leclerc thông báo cho họ biết những biện pháp tôi vừa ban bố. Vả chăng đồng minh có đủ phương tiện để thay thế trong chốc lát một phần của Sư Đoàn  Pháp. Nếu đồng minh không đồng ý thì Leclerc sẽ trả lời cứ giữ nguyên cách sắp đặt đã nói, theo chỉ thị của de Gaulle.

        Sáng ngày thứ bảy 26 tháng tám không xảy ra chuyện gì khiến cho tôi phải đổi ý. Hẳn là người ta đã cho tôi biết rằng Gerow bách thúc Leclerc và các bộ đội của ông đứng ngoài cuộc biếu tình. Ông ta còn gửi một sĩ quan đến nói thẳng cho tôi biết. Tất nhiên, tôi bác bỏ, tuy biết rằng một thái độ như vậy giữa lúc này và ở nơi này không có chỉ thị của cấp trên, sẽ tỏ ra thiếu hiểu biết. Tôi cần phải nói rằng ngoài việc nhỏ nhặt và chẳng được lòng ai ấy, các đồng minh của chúng ta muốn xen vào công việc của chúng ta ở thủ đô. Quận trưởng hạt Seine, cảnh sát trưởng và tướng Koenig không nhận thấy có dấu hiệu xen lấn tướng Koenig nhiệm chức tổng trấn, tôi đã bổ nhiệm ngày 21 tháng tám. Không có bộ đội Mỹ nào dừng lại Ba Lê, những đơn vị hôm qua đi qua công trường Ý Đại Lợi và ga Lyon đều rút lui ngay. Ngoài các phóng viên và nhiếp ảnh viên ra, đồng minh không tham dự vào cuộc diễn binh sắp khai diễn. Hai bên đường chỉ có người Pháp, nam và nữ.

        Nhưng sẽ có nhiều. Từ tối hỏm trước đài phát thanh đã loan bảo tin ấy. Các ông Jean Guignebert, Pierre Crénesse và toán người của họ đã cố gắng sửa chữa và tung ra tiếng nói của nước Pháp. Buổi sáng hôm ẩy, người ta báo cáo cho tôi biết dân chúng trong thành phố Ba Lê và ngoại ô không có xe điện, xe buýt, xe cộ, đều lũ lượt kéo bộ đổ về dự hội. Ba giờ chiều, tôi đến Khải Hoàn Môn. Các ông Parodi và Le Troquer, nhân viên chính phủ, Bidault và Hội Đồng Quốc Gia Kháng Chiến, Toilet và Ủy Ban Giải Phóng Ba Lê, các tướng Juin, Koenig, Leclerc, d'Argencieu, Valin, Bloch Dassault. Các quận trưởng Flouret và Luizet, đại lý quân sự Chaban Delmas, nhiều lãnh tụ chiến đấu và lực lượng quốc nội, đều đứng trước đài chiến sĩ trận vong. Tôi chào chi đoàn Tchad dàn thành trận thế trước Khải Hoàn Môn , sĩ quan và binh lính đứng trên xe nhìn chúng tôi đi qua như trông thấy một giấc mơ trở thành sự thực. Tôi đốt lại ngọn lửa thương. Từ ngày 14 tháng sáu 1940, người ta chỉ có thể làm được việc này trước mặt kẻ xâm lăng. Sau đấy tôi rời khỏi cửa tò vò và sân trước. Mọi người lui ra nhường lối đi. Trước mặt tôi là điện Elysẻes !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #326 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2019, 11:42:22 pm »


        Một biển người ! Đám đông tụ tập suốt hai bên đường hè. Có lẽ đến hai triệu người. Trên mái nhà cũng có người đứng đen nghịt. Các cửa sổ đều có người bịt kín, lẫn lộn với cờ xí. Từng tốp người bám chặt lấy cây thang, các cột cờ, các cây đèn. Đưa mắt rõi xa đến đâu cũng chỉ thấy một làn sống động dưới ánh mặt trời và dưới cờ tam sắc.

        Tôi đi bộ. Không phải ngày dự khán những toán quân binh khí sáng ngời, trống kèn vang dậy. Hôm nay là ngày trả lại quang cảnh vui sướng, thực trạng tự do cho dân chúng, vỉ mới hôm qua họ còn quằn quại vì bại trận, ly tán vì nô lệ. Vì mỗi người có mặt tại đây đều tự tâm họ chọn lựa de Gaulle như vị cứu tinh, như biểu tượng của hy vọng, họ cần phải thấy mặt de Gaulle trong tình thân mật và huynh đệ, sự hiện diện của de Gaulle sẽ làm cho nền thống nhất chói sáng. Hẳn là các bộ tham mưu phải tự hỏi nếu vạn nhất xe thiết giáp địch tràn về hay phi đội địch sà xuống oanh tạc và bắn phá giết hại đám quần chúng đang tụ tập ở đây thì ắt là sẽ xảy ra sự kinh hoàng thảm khốc. Nhưng chiều nay tôi tin ở vận may của nước Pháp. Hẳn là cơ quan giữ trật tự lo ngại không thể nào bảo vệ an toàn cho một đám người đông đảo như vậy khi có rối loạn vì kinh hoảng. Nhưng tôi cho rằng quần chúng sẽ biết giữ kỷ luật. Hẳn là ngoài các đồng chỉ có đủ tư cách để theo tôi thành một đoàn đông đảo, còn có những người không đáng cho có mặt ở đây. Nhưng chúng tôi không cần để ý đến họ. Sau hết, hẳn là tôi không có mẽ ngoài, sở thích, cử chỉ và điệu bộ mơn trớn vuốt ve quần chúng. Nhưng tôi biết chắc rằng quần chúng không thích như vậy.

        Như vậy, tôi chỉ biết giữ im lặng và cảm động đi giữa đám đông khấp khởi vui mừng, tiếng hoan hô nổi lên như cơn bão ; tôi cố gắng đặt cặp mắt lên từng đợt sóng người để tia mắt mọi người có thể  lọt trong mắt tôi, tôi giơ tay lên hạ tay xuống để trả lời những tiếng hoan hô ấy. Giữa lúc ấy xảy ra một trong những phép lạ của ý thức quốc gia, một trong những cử chỉ của nước Pháp, thỉnh thoảng, giữa giòng thời gian, vẫn tô điểm lịch sử những nét sáng chói. Giữa một cộng đồng như thế, chỉ có một tư tưởng, một trớn mạnh, một tiếng kêu, khác biệt và cá nhân đều biến mất. Hỡi người Pháp ! Tôi đến bên các bạn cửa Khải Hoàn Mòn, ở quảng trường Concorde, trước Tòa Đô sảnh, trước cửa Thánh Đường, đồng bào có biết không, muôn người đều như một ! Các em nhỏ xanh xao ! Cảc em vỗ tay mừng ; các bạn nữ lưu, các bạn đã chịu biết bao đau khổ, bây giờ các bạn mỉm cười hoan hô tôi; các bạn nam nhi, các bạn thấy lại lòng tự hào đã mờ nhạt từ lâu, các bạn lớn tiếng cảm ơn tôi ; còn các bạn cao niên, các bạn đã cảm kích đến rơi lệ ; hỡi các bạn, lúc này muôn người đều như một! Còn tôi, tôi đứng giữa sự hân hoan bùng nổ như vũ bão, tôi cảm thấy tôi có một sứ mạng vượt xa cá nhân tôi, tôi là một công vụ để phục vụ vận mệnh tổ quốc.

        Nhưng không làm gì có niềm vui trọn vẹn, cả cho những kẻ theo con đường đắc thắng. Nhiều mối lo xen lẫn vào niềm vui. Tôi biết rõ rằng toàn thể nước Pháp chỉ thiết tha có việc giải phóng. Lòng hăng hải của dân chúng ở Rennes và Marseille khi thấy nước Pháp hồi sinh, ngày nay lại chuyển về Ba Lê và mai này sẽ chuyển sang Lyon, Rouen. Lille, Dijon, Strasbourg, Bordeaux. Chỉ cần để ý quan sát và nghe ngóng cũng biết chắc rằng quốc gia quyết tâm đứng dậy. Nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn. Ta chỉ cần chiến thắng. Nhưng tổng sổ giá phải trả là bao nhiêu ? Còn những tàn phá nào thêm vào những tàn phá ngày nay ? Quân đội của chúng ta sẽ còn tổn thất bao nhiêu nhân mạng? Tù binh Pháp sẽ còn chịu những đau khổ tinh thần và vật chất nào ? Trong số những người bị lưu đầy, những người hăng hái chiến đấu nhất, những người đau khổ nhất, những người xứng đáng nhất nào sẽ trở về ? Sau hết, dân ta sẽ sống trong tình trạng nào, giữa một vũ trụ như thế nào ?

        Hẳn là xung quanh tôi đã có những bằng chứng khác thường về một nền thống nhất. Người ta có thể  tin rằng quốc gia sẽ vượt qua được sự chia rẽ cho đến phút cuối cùng cuộc phân tranh ; người Pháp thấy rõ họ cũng là người Pháp, họ sẽ đoàn kết với nhau để trở lại là dân tộc hùng mạnh; họ đã lựa chọn mục đích để theo đuổi, họ đã lựa chọn người để dìu dắt, họ sẽ tự cấu tạo những định chế chỉ đạo cuộc sống của họ. Nhưng tôi cũng không thể không biết đến ý đồ ương ngạnh của phe cộng sản, mối hận thù của nhiều nhân sĩ không muốn tha thứ cho tôi tuy họ lỗi lầm, ý muốn của các đảng phái bắt đầu ngứa ngáy tranh quyền cướp vị. Trong khi đi dẫn đầu đám người đông đảo ấy, tôi cảm thấy tham vọng cũng tháp tùng tôi như tận tâm. Làn sóng tin tưởng của quốc dân đang ào ạt dâng cao nhưng đá ngầm dưới sâu vẫn có thể nhô lên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #327 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2019, 11:43:04 pm »


        Mỗi bước chân tôi tiến vào trung tâm đài vinh dự nhất thế giới tôi cảm thấy hầu như vinh quang quá khứ hội nhập với vinh quang hiện tại. Dưới Khải Hoàn Môn, ngọn lửa thiêng reo mừng đón chào tôi. Trước đây 25 năm, đạo quân chiến thắng đã diễn hành qua đại lộ này, bây giờ đại lộ lại rộng ra trước mặt chúng tôi. Khi đi qua,tôi cúi chào tượng Clẻmenceau, ông như muốn từ trên bệ bước xuống với chúng tôi. Những cây hạt giẻ trên đại lộ Champs- Élysées, giấc mơ của con Ó cầm tù, đã chứng kiến sự nghiệp oanh liệt của bao thế hệ Pháp, bây giờ là những khán đài thiên nhiên của hàng ngàn khản giả vui mừng. Điện Túileries là nơi tập trung uy quyền của Nhà Nước dưới hai vị hoàng đế của hai đế chế ; Công trường Concorde và Carrousel là nơi đã chứng kiến bão tố và nhiệt tình của cách mạng, đã chứng kiến cuộc diễn hành những đoàn quân chiến thắng ; đường phố và cầu cống đều mang tên những trận chiến thắng ; phía bên kia sông Seine là Viện Phế Binh, mái vòm chói chang ánh sáng của Vua Mặt Trời, mộ của Turenne, của Na Phá Luân, của Foch ; Học Viện Pháp, nơi đã xuất hiện biết bao khối óc vĩ đại ; Tất cả các dinh thự này đã chứng kiến đám người tiến đi, cuồn cuộn như nước giòng sông chảy qua dưới mắt nhân từ của những chứng nhân lịch sử câm lặng. Rồi đến lượt những lâu đài dinh thự khác tham dự vào biến cố lịch sử này ; Điện Louyre, nơi các vị vua đã kế tiếp nhau xây dựng nước Pháp ; tướng Jeanne d‘Arc và tượng Henri IV, trang nghiêm trên bệ đá ; điện Saint Louis mà hôm qua chính là ngày kỷ niệm ; thánh đường Notre-Dame, lời cầu nguyện của thành Ba Lê ; đảo La Cité, cái nôi của Ba Lê. Lịch sử đã kết tinh trong những tảng đá, những công trường kia, tôi có cảm tưởng như chúng đang mỉm cười với tôi.

        Nhưng chúng cũng, cảnh cáo tôi. Ngày xưa Ba Lê có tên là Lutèce và Lutèce đã bị quân của Cẻsar khuất phục, rồi quân Hung Nô của Attilalại đe dọa Ba Lê, Ba Lê chỉ thoát nạn nhờ lời cầu nguyện của Geneviève ; ngày nay đảo Citẻ bền vững với thời gian để ghi lại tang thương lịch sử. Saint Louis đã phát động cuộc thánh chiến, đã bị ruồng bỏ và chết ngoài bãi cát Phi Châu. Khi về đến cửa thành Saint-Honorỏ, bà Jeanne d'Arc bị xua đuổi, ấy thế mà chính bà vừa cứu được thủ đô của nước Pháp. Gần với chúng ta hơn, Henri IV đã chết dưới tay kẻ thù cuồng tín. Cuộc nổi loạn của những năm 1588 và 1648, vụ ám sát Saint- Barthélemy,những cuộc tàn sát hồi nội chiến Fronde thời vua Louis XIV, thác người giận dữ ngày 10 tháng tám, đã làm vấy máu tường dinh Louyre. Tại công trường La Concorde đầu nhà vua và hoàng hậu Pháp đã lăn xuống đất. Điện Tuileties đã chứng kiến sự sụp đổ của nề0 quân chủ, sự đầy ải vua Charles X và vua Louis-Philippe, sự thất bại của Nữ Hoàng, sau cùng điện bị đốt ra tro cũng như Tòa Đô sảnh cũ. Điện Bourbon đã trải qua biết bao biến cố! Trong khoảng thời gian hai thế hệ, đường Champs-Elysees đã trải qua bốn lần xâm lăng, quân xâm lăng đã diễu hành dưới điệu trống kèn khả ố của họ. Chiều nay Ba Lê chói lọi huy hoàng nét oai hùng của nước Pháp, Ba Lê phải rút tỉa lấy kinh nghiệm những ngày đen tối đã qua.

        Vào lúc 4 giờ rưỡi, tôi vào nhà thờ Notre- Dame như đã dự định. Lát nữa, tôi rẽ lên xe ở đường Bivoli và dừng lại một phút trước thềm Toà Đô Sảnh, sau này đến thẳng công trường Parvis. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục sẽ không đợi tôi trước thềm thảnh đường, không phải vì ngài không muốn, nhưng vì nhà cầm quyền yêu cầu ngài như vậy. Bốn tháng trước đây, Đức ông Suhard nghĩ rằng nên long trọng đón rước thống chế Pétain khi thống chế đến Ba Lê đang thời bị chiếm đóng, tháng trước đây ngài lại hành lễ tang trọng thể cho Philippe Henriot, theo lời yêu cầu của Vichy. Bởi vậy, nhiều người kháng chiến nổi lòng công phẫn, phản đối việc vị Tổng Giám Mục đưa tướng de Gaulle vào thánh đường. Đối với tôi, tôi biết rằng Giáo Hội cbấp nhận một « lớp trật tự đã hình thành », tôi biết rằng đức Hồng Y có lòng thương xót và bác ái cao cả đến nỗi ngãi không còn chỗ nào trong tâm hồn để xét định việc thế phàm, tôi sẵn lòng bỏ qua hết. Nhưng vì tâm trạng căng thẳng của một số đông chiến sĩ sau ngày giao tranh và tôi cũng muốn tránh cho ngài những cử chỉ khiểm nhã của các chiến sĩ, cho nên tôi đồng ý yêu cầu ngài ở lại thánh đường. Những việc xảy ra sau đấy cho tôi biết rằng biện pháp trên đây có điều hay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #328 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2019, 06:47:45 am »


        Giữa lúc tôi ở trên xe bước xuống, có một vài tiếng súng nổ. Rồi kế theo là từng loạt nổ liên tiếp. Người nào có khấu súng trong tay cũng thi nhau bắn. Người ta chỉ nhắm lên nóc nhà mà bắn bừa. Những người của lực lượng quốc nội chỗ nào cũng lên tiếng nói bằng súng đạn. Nhưng tôi cũng trông thấy những người lính già trong chi đội Sư Đoàn  II thiết giáp đứng gần cửa lớn bắn túa lên gác chuông nhà thờ Notre-Dame. Tôi biết rõ rằng đây là một thói quen đua nhau bắn khi quân lính xúc động vì một việc ngẫu nhiên hay có kẻ khiêu khích. Đối với tôi lúc này không có gì cần thiết bang cách bình tĩnh không để cho sự náo động làm mình nao núng. Tôi bước vào thánh đường. Vì không có điện cho nên không có tiếng phong cầm cử nhạc lễ. Trái lại, tiếng súng vang dội trong nhà thờ. Khi tôi tiến lên chính điện, mọi người dự lễ cất tiếng hoan hô. Tôi ngồi vào chỗ, đằng sau tôi là hai vị bộ trưởng ; Le Troquer và Parodi Các thày tu đều đứng trên bục gỗ. Đức ông Brot đến chào tôi, bày tỏ sự buồn phiền và lời kháng nghị của ngài Hồng Y. Tôi yêu cầu ông nói lại cho ngài biết lòng tôn kính của tôi về phương diện tôn giảo, ý muốn hòa giải trên bình diện quốc gia và ý muốn tiếp kiến ngài trong một ngày gần đây. Tiếng hát Kinh Thánh Mẫu vang lên. Có bao giờ người ta có giọng hát nồng nhiệt như vậy chăng ? Tuy nhiên, tiếng súng vẫn nổ. Nhiều người nấp trên cao vẫn bẳn. Nhưng không có viên đạn nào rít ngang tai tôi cả. Đạn bắn vào cốc cửa vòng cung làm bắn tóe vôi vữa, nhảy từ chỗ này qua chỗ khác rồi rớt xuống đất. Nhiều người bị thương, cảnh sát trưởng sai vài nhân viên lên lục soát mấy tầng cao nhất trong nhà thờ, họ tìm thấy mấy người có súng ống ; mấy người này nói rằng định bắn vào địch nhưng không biết rõ ai. Tuy rằng thái độ của tu sĩ, của các nhâu vật chính thức và của những người dự lễ, đều bình tĩnh đáng làm gương cho người khác, nhưng tôi cũng rút ngắn buổi lễ. Bây giờ tiếng sủng đã yên ở xung quanh thánh đường. Nhưng khi ra ngoài, người ta cho tôi biết rằng ở nhiều điểm khác xa hơn như Khải Hoàn Môn, Rond-Point, Tòa Đô sảnh, cũng có tiếng sủng nổ vào đúng giờ ấy. có nhiều người bị thuơng hầu hết vì xô đẩy giày xéo lên nhau.

        Ai đã bắn những phát súng dầu tiên ? Cuộc điều tra không cho biết gì đích xác. Giả thuyết lính Đức hay dân quân của Vichy là những người bắn lên mái nhà không thể chấp nhận được. Mặc đầu cố gắng lục soát nhưng không bắt được người nào. Vả chăng, làm sao có thể tưởng tượng được địch chỉ nhắm bắn các ống khói lò sưởi mà không bắn tôi khi tôi ngang nhiên ra trước công chúng ? Người ta có thể giả thuyết rằng chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp mà có những tiếng súng ở nhiều địa điểm cùng một lúc. Đối với tôi, tôi có cảm tưởng rằng đây là một việc có xếp đặt, một chủ trương chính trị nào đó muốn lợi dụng sự náo động của quần chúng để chứng minh rằng cần phải duy trì một chính phủ cách mạng và một lực lượng mạnh khác thường. Khi bắn chỉ thiên mấy phát súng vào giờ ấy, có lẽ họ không nghĩ đến hậu quả là có những loạt sủng khác tiếp theo ; người ta muốn tạo ra cảm tưởng vẫn có sự đe dọa trong bóng tối ; các tổ chức Kháng Chiến phải đề cao cảnh giác, ủy ban c<Comac» Ủy Ban Giải Phóng Ba Lê, các ủy ban phường khóm cần phải tự mình đảm nhiệm việc cảnh sát, công lý và tảo thanh để tránh cho dân chúng mọi âm mưu nguy hiểm.

        Nhưng tôi đâu dám chểnh mảng, tôi vẫn chủ trương phải có trật tự trước hết. Vả chăng, địch còn ở trên đất Pháp cũng đủ nhắc nhở cho chúng ta nhớ rằng chiến tranh không chấp nhận luật lệ nào khác. Đến nửa đêm, phi cơ địch đến oanh tạc thủ đô, phá hủy 500 căn nhà, đốt cháy kho rượu vang, giết chết hay làm bị thương một ngàn người. Ngày chủ nhật 27 tháng tám là một ngày tương đối bình yên cho dân chúng, tôi có thì giờ đến dự buổi lễ do Cha tuyên úy Bruckberger tổ chức cho mấy ngàn người thuộc lực lượng quốc nội, ngồi trong xe chạy qua các đường phố trong thủ đô, tôi có thể quan sát nét mặt mọi người và quang cảnh sự vật mà thường thường không ai nhận biết tôi ; nhưng ngày hôm ấy Sư Đoàn II thiết giáp vẫn giao tranh ác liệt từ sáng đến tối. Với số thiệt hại khá lớn, đại đội của Dio chiếm được phi trường Bourget, đại đội của Langlade chiếm được Stains, Pierrefitte, Montmagny.

        Cũng như ánh sáng một ngọn đèn pha bất thần soi sáng một tòa lâu đài, người Pháp đã tự tay mình giải phóng Ba Lê, quốc dân đã chứng tỏ sự tin tưởng ở de Gaulle, những sự kiện ấy đủ đánh tan những bóng mờ che lấp thực tại quốc gia. Mặc dầu là kết quả thâu lượm được hay sự ngẫu nhiên trùng hợp, người ta cũng nhận thấy một thứ rung chuyển làm cho mọi trở ngại còn lại trên dường đi đều sụp đổ hết. Ngày 28 tháng tám đem lại cho tôi một mớ tin tức khả quan.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #329 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2019, 06:47:12 am »


        Trước hết, vùng ven đô phía bắc, sau khi các bộ đội của ta lấy được. Gonesse, quân Đức thua chạy liểng xiểng, thế là chấm dứt trận đánh Ba Lê. Mặt khác, tướng Jụin báo cáo tình hình Quân Đoàn I, xác nhận địch đầu hàng ở Loulon ngày 22, ở Marseille ngày 23; ông báo tin lực lượng của chúng ta tiến nhanh về Lyon hai bên bờ sông Rhône ; trong khi ấy thì quân Mỹ tiến theo lộ Napoléon đã được quân bưng biền khai thông trước, họ đã tới Grenoble. Mặt khác, báo cáo của các đại lý chính của chúng ta ở phía Nam sông Loire cho biết : Bẻnouyille ở Massif Central ; tướng Pfister ở Tây Nam, đều nói rằng quân Đức đang rút lui, một số muốn chạy qua Bourgogne để khỏi bị bao vây, một số khác tập trung vào những địa điểm kiên cố trên bờ biển Đại Tây Dương, họ đều bị lực lượng quốc nội của ta tấn công và tập kích các doanh trại. Bourgès-Maunoury, đại lý vùng Đông Nam cho biết rằng quân bưng biền của ta làm chủ tình hình núi Alpes, quận Ain, Drỏmẹ, Arđèche, Cantal, Puy-de-Dôme, như vậy là giúp cho các tướng Patch và de Lattre tiến quân mau chóng hơn. Về phía Đông và Bắc chúng ta tăng cường hoạt động, trong khi ấy thì ở Ardenne, Hainaut, Brabant, quân Kháng Chiến Bỉ cũng đánh những trận du kích ác liệt. Người ta có thể dự đoán rằng địch chỉ có thể tập hợp lại ngay sát biên giới Đức, vì họ bị đánh tan ở sông Seine, bị truy kích dọc sông Khône và bị bao vây khắp nơi trên lãnh thổ của ta. Như vậy, mặc dầu nước ta mang những vết thương trầm trọng, nước ta cũng có thể phục hồi trong một thời gian ngắn.

        Chúng ta sẽ phục hồi miễn là nước được trị, và muốn cho nước được trị thì không thể có một quyền bính khác song song với tôi. Thỏi sắt còn nóng, tôi phải rèn ngay. Sáng ngày 28 tháng tám tôi hội họp hai mươi lãnh tụ chính trong số các lãnh tụ dân quân ở Ba Lê, để biết mặt họ, khen tặng họ và báo tin cho họ biết sẽ hội nhập lực lượng quốc nội vào hàng ngũ quân chính quy. Sau đấy, tôi tiếp các tổng thư ký ; đã rõ là họ chỉ nhận chỉ thị của tôi và các bộ trưởng của tôi. Sau cùng tôi tiếp Hội Đồng Kháng Chiến Quốc Gia. Trong số các đồng chí ngồi trước mặt tôi, có hai khuynh hưởng khác nhau, thái độ của tôi đối với mỗi khuynh hưởng mỗi khác. Lòng tự hào của họ trước sự nghiệp đã xây dựng thì tôi tán đồng không chút dè đặt. Nhưng ẩn ý của một số người về chiều hướng của chính phủ thì tôi không thể nào chấp nhận được. Sự biểu dương ý chí của quần chúng ngày 26 tháng tám đã tỏ rõ ưu thế của tướng de Gaulle, thế mà còn có một số người theo đuổi ý định thành lập một quyền hành tự trị, nâng cao Hội Đồng lên hàng một cơ quan có quyền kiểm soát chính phủ và trao cho ủy ban « Comae » lực lượng binh bị của Kháng Chiến, rút từ lực lượng ấy ra một số dân quân gọi là « ái quốc dân » hoạt động cho « dân tộc » theo một chiều hướng nào đó. Ngoài ra Hội Đồng còn chấp thuận một« chương trình c. N. R. » đưa ra những biện pháp để áp dụng trên mọi lãnh vực, người ta định đem chương trình ấy ra múa may trước mắt hành pháp.

        Tôi chấp nhận để các người đối thoại của tôi nói đến phần đóng góp của họ trong chiến cuộc nhưng tôi nhất quyết không để một chút mơ hồ nào về ý định của tôi đối với họ. Từ khi Ba Lê thoát khỏi nanh vuốt quân thù, Hội Đồng Quốc Gia Khảng Chiến đi vào lịch sử giải phỏng vẻ vang nhưng không còn lý do để tồn tại như một tổ chức hành động. Toàn thể trách nhiệm ấy thuộc về chính phủ. Hẳn là tôi sẽ đưa vào chính phủ một vài nhân viên của Hội Đồng.

        Nhưng đến khi ấy thì các nhân viên Hội Đồng sẽ từ bỏ thái độ liên đới với nhau nếu thái độ ấy không trả lời về hoạt động của nội các. Trái lại, tôi tính hội nhập Hội Đồng vào Hội Đồng Tư Vấn sắp chuyển từ Alger về đây và sẽ được mở rộng. Còn như lực lượng quốc nội thì họ sẽ được xáp nhập vào quân đội Pháp. Bộ Trưởng Chiến Tranh sẽ trực tiếp lãnh trách nhiệm về quân số và vũ khí của họ theo đà xuất hiện từ trong bóng tối. Ủy ban «Comac» sẽ giải tán. Trật tự công cộng sẽ trao cho cảnh sát công an, và nếu cần thi có các đồn trại chính quy phụ lực. Dân quân sẽ không cần thiết nữa. Những phần tử còn lại sẽ bị giải tán. Tôi đọc cho họ nghe một nhật lệnh vừa ký quy định sự hội nhập lực lượng Kháng Chiến vào quân đội chính quy, và yêu cầu tướng Koenig, tổng trấn Ba Lè ban hành mọi biện pháp cần thiết.

        Sau khi nghe nhân viên Hội Đồng trình bày ý kiến nhượng bộ hay phản đối, tôi ghi nhận hết và chấm dứt cuộc tiếp kiến. Tôi rút ra kết luận, một vài người muốn duy trì một tình trạng mơ hồ bên ngoài hay những sự hiểu lầm để cầm giữ càng nhiều càng hay những yếu tố võ trang dưới sự kiểm soát của họ ; sau này sẽ còn phải hoàn tất nhiêu thể thức, phải giữ trật tự, và sẽ còn xảy ra nhiều va chạm ; nhưng chính phủ sẽ dùng uy quyền để xếp đặt ổn thỏa. Về cạnh khía này, tôi tin rằng con đường hành động sẽ được tự do.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM