Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:13:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37381 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #310 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2019, 12:23:34 am »


        Ngày mùng 10 tháng chín 1943, ở Dourch và trong vùng Aveyron, đã diễn ra một cuộc giao tranh quy mô có vẻ như đánh dấu một giai đoạn mới. Một liên đội Đức bị đẩy lui để lại chiến địa viên đại úy của họ và 10 người chết. Đành rằng ở La Borie quân bưng biền tuy chiến thắng nhưng sau bị thiệt hại nặng, trung úy Rơ quemaurel bị địch sát hại. Tuy nhiên, tại những nơi khác miền Aveyron và Cantal, chúng ta đã thắng lợi trong nhiều trận đánh khác. Miền Corrèje tăng thêm số chiến sĩ bưng biền, Tại Saint Ferreol, Terrasson, nhiều cuộc hành binh làm cho kẻ xâm lăng thiệt hại hàng trăm người, những cuộc hành binh này báo hiệu cuộc phản công toàn diện xảy ra cùng một lúc với cuộc đổ bộ. Trong vùng Puy- de-Dôme sau một vài cuộc tâp kích có kết quả, đại tá Garcie tụ tập 300 người tại vị trí Mouchet và ngày mùng 2 tháng sáu phát động một cuộc giao tranh khiến cho quân Đức thua xiểng liểng. Trong vùng Limousin, Qaercy, pẻrigord nhiều cuộc đụng độ càng ngày càng tăng làm cho địch tổn hại nặng.

        Miền Haute-Sayoie chứng kiến những cuộc giao tranh càng ngày càng mãnh liệt. Từ tháng sáu 1943 ở Dents de Lanfon, tháng sau Cluses, người Ý chiếm đóng những quận ấy đã bị tổn hại nặng nề. Người Đức kế tiếp họ cũng bị tấn công ở nhiều nơi suốt mùa đông năm ấy. Đến tháng hai, 500 người Pháp, thêm 60 người Y Pha Nho, chiếm được vị trí đồi Glières. Người chỉ huy là trung úy Morel, ông này bị hại, đại úy Anjot lên cầm quyền chỉ huy, nhưng sau cũng bỏ mình trên bãi chiến trường trong tháng ba, địch tung ra vài cuộc tấn công nhưng thất bại, địch bèn dùng đến phương pháp mạnh. Họ tung ra 3 đại đội, 2 giàn súng dùng ở miền núi, súng cối hạng nặng, có sự phụ lực ô nhục của các bộ đội dân quân và lưu động Pháp. Tổng cộng, có đến 7.000 người, có đội «Stukas» yểm trợ, mở cuộc xung kích đồi Glières. Sau 13 ngày giao tranh, người Đức chiếm được ngọn đồi, nhưng thiệt mất 600 người. Với giá đắt đó ấy họ cũng không tiêu diệt nổi quân kháng chiến, phe này tẩu thoát được đến hai phần ba.

        Quận Ain là nơi xảy ra những cuộc đụng độ thường xuyên. Lực lượng quốc nội có tổ chức và chỉ huy chu đáo đã làm chủ được tình thế. Họ đã chửng tỏ điều ấy khi họ chiếm đóng Oyonnax trọn ngày 11 tháng một, ngày kỷ niệm huy hoàng. Hôm ấy đại tá Romans-Petit mở cuộc duyệt binh diễn hành qua đài chiến sĩ trận vong và qua tỉnh, giữa sự xúc động của dân chúng Quân Đức muốn tiêu hủy bớt lực lượng bưng biền vùng Ain. Vào đầu năm 1944, họ mở những cuộc hành quân quan trọng làm cho họ thiệt hại hàng trăm quân số. Đến tháng tư, lạl có nỗ lực khác và họ lại thiệt hại nặng hơn. Đến tháng sáu, lực lượng của chúng ta phản công ở khắp nơi, bắt được 100 tù binh.

        Trong vùng Drôme, nơi đi qua của các trục lộ giao thông lớn Lyon - Marseille, Grenoble, Brinancon, quân bưng biền của đại tá Drouot chỉ chú trọng đến việc phá hoại đường ray hỏa xa. Vào tháng chạp, một chuyến tầu chở lính nghĩ phép Đức bị trúng mìn ở Porteỉ-les-Valence, các toa xe lửa lật đổ hay dừng lại đấy bị quân ta xả súng liên thanh bắn chết và bị thương 200 người. Vài ngày sau, tại Vercheny, một chuyến tầu chở binh sĩ bị trật bánh và đâm nhào xuống sông Drôme. Đến tháng ba, tại vùng Donzere, quân bưng biền ngăn chặn và xả súng bắn vào một đoàn xe quân sự làm chết và bị thương 300 người. Ít lâu sau, một toán người Pháp bị tấn công gần Séderon, đã chống cự đến lúc người cuối cùng ngã gục. Tuy nhiên, tất cả đã được sửa soạn để cắt đứt đường liên lạc hỏa xa của địch trong miền Drôme khi bắt đầu cuộc hành quân lớn.

        Những việc xảy ra trong vùng lsère cũng cho thấy trước sẽ có những hoạt động lớn của các lực lượng quốc nội vào lúc mở cuộc hành quân lớn. Những trận mở đầu đều khiến cho địch phải trả giá đắt. Như ở Grenoble, ngày 14 tháng 11, quân kháng chiến gây ra vụ nổ kho chứa đạn dược, ét xăng và xe cộ của quân Đức. Quân Đức bắt giam 300 con tin. Bách thục họ trao trả họ vẫn từ chối; để trừng phạt họ, quân ta đặt chất nổ trại Bonne, nơi đặt nhiều giàn đại phào của địch, vụ này làm thiệt mạng 220 người Đức và bị thương 550. Mặt khác, theo chỉ thị tướng Delrotraint và mệnh lệnh của đại tá Desconr, chỉ huy trưởng lực lượng vùng Isère, các chiến sĩ quyết tâm chiếm ngọn núi Vercors vị chỉ huy là thiếu tá Le Ray. Các toán trinh sát địch không còn lên được núi Vercors.

        Trong thời kỳ ấy, có lẽ đó là những hoạt động quan trọng nhất của quân khảng chiến ghi vào các bản phúc trình. Nhưng đồng thời cũng còn những hoạt động khác nhỏ hơn hay kín đáo hơn. Trong các điện văn trao đổi, địa điểm được ghi bằng những con số, mệnh lệnh và báo cáo đều dùng mật ngữ, chiến sĩ chỉ dùng những tên hiệu kỳ dị; qua những bức điện văn ấy người ta thấy cuộc chiến đấu ở trong nội địa đã trở nên hữu hiệu đến mức nào. Địch thú nhận điều ấy bằng những cuộc đàn áp tàn bạo. Trước khi đồng minh đặt chân lên đất đai của chúng ta, quân Đức đã thiệt hại hàng ngàn người. Họ bị bao vây bởi bầu không khí bất an làm binh lính mất tinh thần, người chỉ huy lạc hường. Nhất là khi các nhà cầm quyền địa phương tìm cách cản trở sự đàn áp hơn là giúp tay cho địch, hoặc vì họ tự nguyện đồng mưu với quân kháng chiến, hoặc vì họ sợ bị trừng phạt về tội «cộng tác» với địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #311 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2019, 12:23:54 am »


        Cần phải nói thêm rằng quân Đức, nếu không bị quân kháng chiến bắn hay ném lựu đạn thì cũng cảm thấy mình luôn luôn bị rình mò ngày đêm. Quân du kích của ta không để lọt qua mắt một cử chỉ nào của kẻ chiếm đỏng. Tướng Bedell Smith có thể viết về trung tâm B.R.C.A : «Trong tháng năm 700 phúc trình bằng điện tín và 3.000 phúc trình đầy đủ tài liệu được gửi từ Pháp sang Luân Đôn.» Ngoài thực tại thì từ ngày bắt đầu cuộc chiến người ta đã biết đích xác tất cả các địa điểm đóng quân, đặt căn cứ, kho chứa, sân bay, tổng hành dinh của quân Đức, người ta đã ghi hết quân số và vật liệu, chụp hình hết các chiến lũy, thăm dò hết các nơi đặt mìn. Sự trao đổi tin tức giữa bộ tham mưu của tướng Koenig và các hệ thống kháng chiến đã có một hệ thống liên lạc trực tiếp bằng Vô Tuyến Điện rất chu đáo. Nhờ một toàn bộ tin tức của kháng chiến Pháp, đồng minh có thể biết được hoạt động của dịch và đánh những đòn đích xác.

        Tin đổ bộ báo hiệu cho kháng chiến biết đã đến lúc thực hiện cuộc khởi nghĩa toàn diện. Tôi đã chỉ định cho họ biết trước bằng một thông tư ngày 16 tháng năm gửi cho các lực lượng chiến đấu quốc nội, thông tư ghi hết các mục tiêu phải đạt được dưới hình thức một kế hoạch lấy tên là «cá sấu». Nhưng bộ chỉ huy đồng minh tỏ vẻ nghi ngờ sức bành trướng của hoạt động du kích, Vả chăng, họ chuẩn bị một cuộc chiến tranh kéo dài. Bởi thế họ mong muốn kháng chiến không làm gì hấp tấp, ngoại trừ những hoạt động xung quanh đầu cầu. Bản tuyên cáo của Eisenhower trên đài phát thanh ngày mùng 6 tháng sáu yêu cầu những người ái quốc Pháp nên có thái độ dè dặt. Nhưng trái lại, cũng ngày hôm ấy, tôi lại hối thúc họ chiến đấu mạnh mẽ bằng tất cả mọi phương tiện có trong tay và theo mệnh lệnh của bộ chỉ huy Pháp. Khốn thay, sự cung cấp vũ khí tùy thuộc tổng hành dinh đồng minh và lúc đầu họ chỉ giao cho có giới hạn. «Bộ chỉ huy hỗn hợp» của kháng chiến chỉ chủ trọng đến những vụ đốt phá đường ray xe hỏa, đường giao thông, hệ thống truyền tin, vì những thiết trí ấy vẫn có tầm quan trọng chính yếu.

        Các mục tiêu phá hoại đường ray thì không quân và kháng chiến chia nhau công tác. Phi cơ đảm lãnh các miền xa xôi như Lyon, Dijon, le Doubs, miền Đông, miền Trung và Tây Nam, nội trong tháng sáu và bảy có đến 600 vụ trật đường ray. Ngoài ra chúng ta còn phá hoại khắp các nơi làm cho 1800 đầu tầu và 6.000 toa tầu phải để bất động ở một chỗ. Dây cáp ngầm bị địch độc quyền sử dụng, chúng ta đã phá hoại rất khéo léo để địch không dùng được những đường dây từ miền Normandie đến vùng Ba Lê đúng ngày mùng 6 tháng sáu và những ngày kế tiếp. Còn như dây điện thoại trên trời thì những đoạn bị cắt đứt không sao đếm xuể. Hẳn là chúng ta nhận thấy những đảo lộn trong ngành vận tải và truyền tin đã làm cho quân Đức vô cùng bối rối. Nhất là lúc ấy xảy ra tại nhiều quận những dao động trong hàng ngũ quân đội có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc hành quân. Rốt cuộc bộ chỉ huy tối cao đồng minh nhận thấy có lợi, tuy họ vẫn thận trọng nhưng cũng giúp quân kháng chiến một phần hữu hiệu.

        Về phần người Pháp ở Bretagne thì họ không muốn chờ đợi. Tướng Eisenhower muốn cho bán đảo này được tảo thanh hết quân Đức trước khi đưa quân của mình xuống hạt Seine. Miền Bretagne đầy rẫy chiến sĩ bưng biền nhất là bờ biển Còtes du Nord và Morbihan, vùng ấy rất thuận lợi cho họ hoạt động. Như vậy, đồng minh quyết định trao khí giới cho vùng Bretagne và gửi đến đấy chi đoàn dù thứ nhất đã sẵn sàng ở bên Anh, dưới quyền chỉ huy của đại tá Bourgoin. Trước ngày đổ bộ  và trong những ngày kế tiếp, lực lượng quốc nội của chúng ta thấy từ trên trời rớt xuống một số lớn súng ống và quân nhảy dù. Phong trào giải phóng bừng lên hoạt động. Ba chục ngàn người xông ra mặt trận, phần thì tổ chức thành đơn vị chính quy, phần thì hoạt động như quân Chouans dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Nhưng quân Đức đã tìm ra ở Saint-Marcel gần Malestroit, một trong những căn cứ tiếp nhận vũ khí từ Anh đưa sang, ngày 28 tháng sáu họ đem người đến triệt hạ. Vị trí này được phòng vệ bồi hai đại đội Morbihan của các thiếu tả Le Garrec và Caro, còn có lính nhảy dù của Bourgoin. Tướng hồi hưu de la Morlaye cũng đưa đến một liên đội của ông thành lập ở Guingamp. Sau vài giờ giao tranh địch làm chủ được tình thế, chiến trường đầy xác chết. Nhưng những người thủ thành đã trốn thoát hết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #312 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2019, 12:24:21 am »


        Tin tức trận đánh Saint-Marcel loan đi làm cả miền Bretagne vùng dậy. Quân Đức bị bao vây trong các trung tâm thị tứ và các hải cảng, và chăng họ chiến đấu thục mạng và không chịu rút lui. Nhưng các chiến sĩ miền Bretagne bao vây họ khắp nơi suốt ngày đêm. Trong số ấy, đại tá Bourgoin và quân sĩ của ông tác động như chất men khích lệ sự hăng say của mọi người. Chi đoàn dù thứ nhất thiệt hại 23 trong số 45 sĩ quan. Khi quân thiết giáp của Patton vượt qua họng Avranches tiến vào Bretagne những ngày đầu tháng tám, quân của chúng ta đã chiếm trọn vùng thôn quê, chôn cất 1500 xác chết Đức và bắt được 3000 tù binh. Để giảm bớt số quân đồn trú cho đồng minh, chiến sĩ bưng biền được dùng để dẫn đường cho xe tăng Mỹ và sử dụng đại pháo yểm trợ. Địch không còn tổ chức thành mặt trận ở nơi nào, ngoại trừ các hải cảng Saint-Malo; Brest, Lorient, những địa điểm được tổ chức từ trước.. Trong những trận đánh này địch thiệt hại nhiêu ngàn tử thương, gần 50.000 tù binh và rất nhiều vật liệu quân dụng. Bốn sư đoàn Đức bị tiêu hủy.

        Về phía đằng kia, những trận đánh ở Vercors cũng đem lại bằng chứng kháng chiến Pháp hoạt động rất hữu hiệu. Vào những ngày đầu tháng sáu, 3.000 người đã giữ vững các vị trí trong vùng núi. Địa thế chênh vênh rất thuận lợi cho việc phòng thủ bằng những toán người hoạt động riêng rẽ; đây là chiến thuật sở trường của quân bưng biền, nhất là của người xứ Alpes; chúng tôi đã hết sức vận động để bộ chỉ huy đồng minh giao vũ khí cho họ; đồng minh thả dù xuống cho họ 1500 súng tay. Một phái đoàn quân sự gồm sĩ quan Mỹ ; Anh và Pháp được gửi từ Anh sang núi Vereors để lập liên lạc giũa các đồn trại và tổng hành dinh. Nhiều huấn luyện viên và chuyên viên được gửi từ Alger sang để cộng tác với khối bưng biền. Với sự đồng ý của đồng minh, một sân bay được thiết trí trên núi để làm căn cứ tiếp vận bộ đội chánh quy, quân nhu, lương thực và di tản thương binh.

        Ngày 14 tháng bảy, địch chuyển sang thế tấn công. Trong mười ngày liền họ tung ra một lực lượng hùng hậu và cố gắng rất nhiều. Phi cơ của họ xả súng bắn xuống các đồn trại, bom liệng xuống một vài nơi thị tứ thưa thớt trong vùng. Ngày nào địch cũng cho máy bay khu trục kiểm soát không phận, không quân đồng minh không chịu hoạt động nữa, nại cớ xa xôi không có phi cơ khu trục để bảo vệ phi cơ vận tải và oanh tạc. Cả đẽn sân bay mà chúng ta hy vọng nhận quân tiếp viện cũng bị địch chiếm đóng và đưa đến nhiều đội quân thiện chiến. Nhưng dẫu sao quân đồn trú của ta vẫn bám lấy các điểm tựa và cố gắng đáng khen để đánh bại địch cho đến ngày 24 tháng bảy. Đến ngày ấy thì quân Đức chiếm trọn núi Vercors. Họ sử dung một số quân tương đương với một sư đoàn và tổn thất vài ngàn người. Trong cơn giận dữ họ giết chết cả thương binh và một số lớn dân quê. Tại Vassicux, dân cư trong buôn bị sát hại hoàn toàn. Khinh binh ở Vercors, phân nửa bỏ mình cho tổ quốc, còn phân nửa tẩu thoát kịp thời.

        Những cuộc giao tranh như vậy ở khắp nơi đã tạo ra một tiếng vang quan trọng. Dĩ nhiên, các đài phát thanh Alger, Luân Đôn và Nữu ƯỚC không quên đề cao chiến công của họ. Vào giữa tháng bảy, bốn mươi quận trong nước Pháp đều có biến động. Các quận ở Massif Central, Limousin Alpes, Haute-Garonne, Dordonge, Drôme, Jura, cũng như các quận miền Bretagne, đều là của quân bưng biền, mặc dầu họ là «đạo quân bí mật», «Du kích», «kháng chiến quân đội»,«Nhóm thẳng thừng». Dù muốn hay không các quận trưởng cũng phải liên lạc với kháng chiến, và các «quận trưởng giải phóng» dù là quận trưởng đương nhiệm hay không, cũng xuất hiện ra ngoài ánh sảng. Các hội đồng thị xã từ năm 1940 bị giải tán nay trở lại nhiệm vụ. Phù hiệu Croix de Lorraine xuất hiện trên ngực áo, trên mặt đường, trên cờ xí các công thự. Các đồn trại Đức bị bao vây, quấy phá, cô lập, sống trong sự lo lắng thường xuyên. Những người đi một mình đều bị giết hay bị bắt. Các bộ đội của họ không thể đi ra ngoài một bước mà không bị theo dõi. Họ phản ứng bằng cách hạ sát và đốt phá, như ở Oradour-sur-Glane, Tulle, Asq, Cerdon, v.v. . Nhưng mặt trận Normandie đối với họ càng ngày càng bất lợi, còn như trong phần lớn nước Pháp họ đã làm vào tình trạng tuyệt vọng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #313 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2019, 12:26:54 am »


        Đến cuối tháng bảy, lực lượng Pháp quốc nội cầm chân được 8 sư đoàn địch, không một sư đoàn nào có thể giúp sức các bộ đội của họ ngoài mặt trận. Các đơn vị sau đây đều bị cầm chân tại chỗ : Sư Đoàn I và Sư Đoàn V Dù ở Bretagne, Sư Đoàn 175 ở Anjou và Touraine, Sư Đoàn 116 thiết giáp vùng ven biển Ba Lê, Sư Đoàn «Os‘legion» trong miền Mass f Central, Sư Đoàn 181 ở Toulouse, Sư Đoàn 172 ở Bordeaux, các đơn vị tương đương với một sư đoàn rút ra từ quân đoàn vùng Proverce để bảo vệ lưu vực sông Rhône. Ngoài ra, ba sư đoàn thiết giáp của họ đưa gấp từ Normandie về nội trong 48 giờ, cũng bị tổn thất nặng nề. Sư Đoàn 17 thiết giáp của họ đụng độ với quân ta giữa Bordeaux và Poitiers phải chậm lại 10 ngày mới mở được lối đi. Sư Đoàn 2 thiết giáp s.s. vẫn gọi là «Das Reich» khởi hành từ Montauban ngày mùng 6 tháng sáu, không thể sử dụng được Hỏa xa, bị chặn đứng ở Tarn, Lot, Correze, Haute-Vienne; ngày 18 tháng sáu mới tới được Alenẹon, quân sĩ mệt mỏi và bị thiệt mất nhiều. Sư Đoàn 11 thiết giáp đi mất 8 ngày từ mặt trận Nga đến biên giới nước Pháp, họ phải mất 23 ngày để đi qua đất Pháp từ Strasbourg đến Caen. Những tồn thất gây cho các đoàn xe tiếp tế, các đường liên lạc, đã ảnh hưởng tai hại đến tinh thần và vật chất những đơn vị khác của quân Đức biết bao nhiêu ?

        Cũng vì những lý do ấy, người ta có thể tiên đoán rằng hậu cứ của địch ở mặt trận Địa Trung Hải sẽ không thể đứng vững khi quân Pháp và quân Mỹ đổ bộ lên vùng Provence. Trong những ngày đầu tháng tám, đại tá Henri Zeller, đại lý quân sự vùng Đông Nam, từ Pháp sang, đã cho tôi biết tinh trạng ấy. Ông khẳng định rằng, khi đã lấy được Toulon và Marseille, các bộ đội của ta có thể vượt qua dễ dàng những trở ngại trên lưu vực sông Rhone, vì vùng Alpes và Massif Central đã lọt vào tay lực lượng quốc nội của chúng ta. Zeller nhắc lại những sự kiện trên đây với các tướng Patch và de Laltre. Hai vị này căn cứ vào đó để sửa đổi nhịp độ tiến quân đã trù định trước đây. Sự việc diễn biến đã chứng minh rằng Zeller có lý. Bộ chỉ huy ước lượng phải mất hai tháng giao tranh mới lấy được Lyon, nhưng chúng ta đã chiếm được, 17 ngày sau khi đổ bộ.

        Phong trào nổi dậy chiến đấu của người Pháp ở chánh quốc và ở Phi Châu không khỏi vang dội đến Đông Dương. Tại Saigon và Hanoi người Pháp vẫn biết có thể xảy ra một vụ bạo hành của Nhật chiếm đóng, nhưng bây giờ không ai nghi ngờ cuộc chiến thắng chung cục của đồng minh. Người ta biết nước Đức đã bắt đầu suy sụp và người ta cũng biết Nhật Bản cũng thụt lùi. Không những cuộc tấn công của quân Nhật trên toàn thể các mặt trận đã bị chặn đứng từ mùa hạ 1943, mà bây giờ còn đến một đồng minh đóng vai trò chủ động : đô đốc Nimitz tiến dần dần từng hòn đảo một ở giữa Thái Bình Dương, tướng Mac Arthur tiến về phía Phi luật Tân, Lord Mountbatten trở lại Miến Điện nhờ sự phụ lực của Tưởng Giới Thạch.

        Bởi thế cho nên, một vài người đương quyền ở Đông Dương dần dần quay về với chính phủ Alger. Ô. Francois, chủ ngân hàng, từ Saigon về Alger cho chúng tôi biết như vậy, Ô. de Boisanger trưởng phòng chính trị phủ toàn quyền bí mật liên lạc với tướng Pechkoff, đại sứ của chúng ta ở Trùng Khánh ; tướng Mordant, tổng tư lệnh quân đội, đã liên lạc bí mật với đại tá Tutenges, trưởng ban tình báo của chúng ta đặt ở Vân Nam.

        Đối với tôi thì mục tiêu trực tiếp phải đạt được ở Viễn Đông là lực lượng của chúng ta phải tham dự vào các cuộc hành quân. Tôi cho rằng nước Pháp sẽ có thái độ bất xứng và vô bổ nếu chúng ta tiếp tục thụ động ve vãn mãi người Nhật, Tôi chắc chắn rằng trong một thế chiến lược mà Đông Dương giữ vị trí trung tâm, người Nhật thấy mình bị dồn nén và đè ép ở xung quanh sẽ buộc lòng phải loại bỏ những lực lượng có thể chống lại mình. Trong trường hợp thất trận trên các chiến trường xung quanh, làm sao họ có thể chịu đựng được sự hiện diện của 50.000 quân Pháp ở giữa các vị trí của họ, nhất là khi sự trung lập giả tạo của nước Pháp đã sụp đổ với chế độ Vichy ? Tất cả đều cho biết rằng phải đề phòng ngày quân Nhật muốn thanh toán quân đội và nền hành chánh Pháp. Giả thử chúng ta có chịu mất danh dự cho họ thêm nhiều bảo đảm khác, họ có thể để chúng ta giữ được một vài tàng tích đồn trại và một vài mảnh vụn quyền hành ; nhưng khó lòng tưởng tượng được các dân tộc trong liên bang và đồng minh chấp nhận sự phục hồi quyền lực Pháp trên các lãnh thổ mà chúng ta không tham dự chút nào vào cuộc chiến toàn cầu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #314 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2019, 12:27:08 am »


        Như vậy, phải chuẩn bị một lực lượng binh bị trong bán đảo đề phòng địch chiếm trọn các đồn trại của ta, quét sạch các đại diện của ta làm cho chúng ta mất mặt. Cũng phải gửi sang Viễn Đông một lực lượng để đưa vào Đông Dương nếu có cơ hội. Ngày 29 tháng hai 1944 tôi viết thư cho tướng Mordant yêu cầu ông giữ vững quan niệm của ông và xác định mục tiêu của chính phủ để ông và các bộ đội của ông cố gắng thực hiện trong tình trạng cực kỳ khó khăn ở đây. Sau đây ít lâu tôi chỉ định tướng Blaizot chí huy các lực lượng đưa sang Viễn Đông. Nhưng vì các lực lượng ấy chỉ có thể hoạt động từ Ấn Độ, Miến Điện hay Trung Hoa, việc gửi đi phải có sự chấp thuận của đồng minh. Hoa Thịnh Đốn, Luân Đôn và Trùng Khánh đều có thái độ  lừng chừng. Tuy nhiên chúng ta cũng được chính phủ Anh và tướng Mountbatten, tổng tư lệnh Ấn Độ dương, chấp thuận cho tướng Blaizot đem quân đến New Delhi để sửa soạn mọi việc, một toán quân tiền phong đi theo BJaizot. Đây là bước đầu để đi tới đích. Nhưng thực ra chúng tôi biết rằng vấn đề Đông Dương cũng như toàn thể tương lai nước Pháp chỉ có thể giải quyết ở Ba Lê.

        Ngày 15 tháng tám, nhũng đơn vị đầu tiên của Quân Đoàn 1 Pháp và Quàn khu IV Mỹ đổ bộ lên bờ biển Provence. Lúc đầu tướng Patch chỉ huy toàn bộ. Tướng de Latỉre cầm đầu lực lượng của chúng ta. Tôi đã chấp thuận kế hoạch hành quân của họ. Khi các bộ đội đã lên bộ, quân Mỹ sẽ tiến vào Greáoble, lấy đường « Nã Phả Luân» làm trục lộ, quân Pháp sẽ chiếm lấy Toulon và Marseille rồi tiến lên theo lưu vực sông Rhone. Tối hôm trước nhưng đơn vị Mỹ đầu tiên đã lên bộ tại một địa điểm giữa Cayalaưe và Le Trayas, nhờ sự yểm trợ mạnh mẽ của Thủy quân và Không quân. Các đơn vị dù cũng chiếm Carnoules, Luc, Muy, các đơn vị biệt kích Bắc Phi chiếm Rayol và Layandou từ ban đêm đúng như dự định ; ban ngày, ba sư đoàn Mỹ khởi sự cuộc đổ bộ. Ngày 16 các đơn vị sau đây bắt đầu tiến quân : Brosset, de Monsabert, du Vigier, đặt chân lên Rayol, Cayalaưe, Saint-Tropez, Sainte- Maxime, để đánh Toulon ; trong khi ấy thì quân Mỹ đã tiến tới Draguignan.

        Trong công việc của loài người, có khi nhờ một sự cố gắng lâu dài, bất thần người ta thấy những yếu tố rời rạc khác nhau hợp thành một trớn mạnh duy nhất. Ngày 18 tháng tám, tin tức các nơi đưa về cho biết tình hình chiến địa, cho biết phần đóng góp của người Pháp ở khắp nơi, chứng tỏ rằng hoạt động của chúng ta đều thực hiện trong một toàn bộ nhất trí.

        Tại Provence, de Lattre nhận thấy Quân Đoàn 9 của Đức đã dao động bèn lợi dụng ưu thế để tiến tới cùng. Theo lệnh của ông, đạo quân của Larminat và Monsabert đã lấy xong Toulon, một vài đơn vị của ta đã lên đường tiến tới Marseille. Sư Đoàn Magnan, các bộ đội Maroc của Guillaume, các quân vụ, đều đang ở trên tầu đưa về Pháp. Các Sư Đoàn  Dody, Sevez, de Vernejoul đều sẵn sàng để lên đường. Phi cơ của ta đã bắt đầu bay qua biển. Hạm đội của ta trang bị đủ đại bác, yểm trợ các bộ đội. Cũng ngày hôm ấy, mặt trận Đức ở Noimandie sụp đổ hoàn toàn. Sư Đoàn Leclerc dự chiến từ ngày 11 tháng tám tỏ ra có biệt tài hành quân. Đường về Ba Lê đã mở rộng. Trong thủ đô, cảnh sát và nghĩa quân sắp bắn vào kẻ xâm lăng. Khắp nơi tin tức đưa về cho biết Kháng Chiến đã xáp trận với địch. Như chúng ta mong muốn, chiến trường của đồng minh ở nước Pháp cũng là «chiến trường của nước Pháp». Người Pháp «chỉ đánh một trận để giải phóng một tổ quốc».

        Chính trị, ngoại giao, quân sự, tất cả đều hợp lực với nhau để xây dựng nền thống nhất. Lúc này phải tập hợp quốc dân khi thoát ra khỏi vực thẳm. Tôi rời Alger trở về Ba Lê.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #315 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2019, 06:17:03 am »

       
BA LÊ

        Ba Lê, từ hơn bốn năm nay, là mối hận của thế giới tự do. Bất thần, Ba Lê trở thành thỏi nam châm thu hút thế giới tự do. Khi mà dân tộc khổng lồ này còn có vẻ nằm ngủ, thúc thủ và khiếp đảm thì thiên hạ cỏn quen với sự vắng mặt nước Pháp. Nhưng phòng tuyến Đức vừa bị chọc thủng ở Normandie thì thủ đô Pháp bất thần trở lại một trung tâm chiến thuật và chánh trị. Kế hoạch của các nhà chỉ huy quân sự, mưu lược của các chính phủ, mưu chước của những người tham vọng, nhiệt tâm của quần chúng, tất cả đều hưởng về Thành Phố Ánh Sáng. Ba Lê sẽ trở lại với đời sống. Rồi sẽ có biết bao sự đổi thay.

        Trước hết, nếu người ta để cho chúng tôi làm việc thì Ba Lê sẽ giải quyết vấn đề chủ quyền của nước Pháp. Không còn ai nghi ngờ gì nữa, nếu de Gaulle  đến thủ đó mà không ai tạo ra những việc đã rồi để cản trở ông ta thì quần chúng sẽ hoan hô và tôn ông ta lên cầm quyền. Những kẻ ở ngoài nước hay ở trong nước, thuộc bất cứ phe phái nào đang nuôi hy vọng cản trở de Gaulle hay ít ra làm khó khăn cho ông ta, sẽ tìm cách lợi dụng cuộc giải phóng cho đến lúc cuối cùng để tạo ra một tình trạng khó xử cho ông ta và bó tay ông ta nếu có thể  được. Nhưng quốc dân đã lựa chọn, cảm tình của quốc dân đối với tôi sẽ quét sạch những mưu toan ấy.

        Pierre Layal cầm đầu một trong những âm mưu ấy. Cũng trong những ngày tháng tám người ta phúc trình cho biết sự thắng lợi lớn ở Normandie, cuộc đổ bộ ở Provence, những trận đánh của lực lượng quốc nội, những vụ khai mào cuộc biến loạn ở Ba Lê, tôi cũng được báo cáo cho biết âm mưu của người đã cộng tác với địch, ông vận động họp lại quốc nội 1940 ở Ba Lê, từ đó sẽ thành lập một chánh phủ « đoàn kết » ; người ta nhắc đến căn bản pháp lý và sửa soạn đón tiếp đồng minh và de Gaulle  vào thủ đô. Như vậy là sẽ dọn sạch cỏ dưới chân de Gaullé. Hẳn là người ta phải dành một chỗ cho ông ta trong hành pháp, nếu cần thì để ông ta đứng đầu. Nhưng sau khi đã truất ông ta về phương diện tinh thần và gạt bỏ sự nâng đỡ của quốc dân, người ta loại trừ ông ta bằng những phương tiện riêng của chế độ : trao cho ông ta những vinh dự vô bổ, bóp nghẹt các đảng phải, sau cùng chống lại ông ta một cách toàn diện bằng cách đổ lỗi cho ông ta bất lực không gánh vác được việc nước và muốn áp đặt chế độ độc tài. Còn như Layal thì đã có công đưa quốc hội trở về, các dân biểu sẽ nương tay cho ông mặc dù trên nguyên lắc phải lên án ông. Ông sẽ rút lui để chờ đợi lòng người quên lãng và hoàn cảnh đổi thay.

        Nhưng muốn thành tựu một kế hoạch như vậy cần phải được các phần tử đối lập phụ lực. Trước hết, sự tham dự của những nhân vật tiếng tăm trong quốc hội, đã ra mặt phản đối chính sách Pétain, đã được ngoại quốc biết tên tuổi, để cuộc vận động có bề ngoài một sự phục hưng chính thể cộng hòa. Ông Herriot có vẻ người được việc lắm. Chỉ cần thuyết phục ông là xong. Cũng cần phải nghĩ đến lúc đồng minh kéo vào Ba Lê, làm sao cho họ thừa nhận chánh quyền mới. Cũng còn phải làm sao cho người Đức bằng lòng, vì các bộ đội của Đức còn chiếm đóng thủ đô Sau hết, cũng còn phải vận động được sự chuẩn y của Thống Chế Pétain, nếu không thì quân Đức không cho phép đồng minh không thừa nhận, dân biểu không hội họp , trong khi Kháng Chiến đằng nào cũng nổi giận và không chấp nhận.

        Vào đầu tháng tám Layal tưởng rằng mình sẽ thâu thập được mọi sự giúp đỡ cần thiết. Ông Enfière là bạn của Herriot, ông được người Mỹ dùng để liên lạc với chủ tịch Hạ viện và ông cũng có liên lạc với Ô. Allen Dulles ở Berne ; Layal dùng Enfiere để biết chắc Hoa Thịnh Đốn tán thành kế hoạch của ông nhằm chụp mũ hay loại trừ de Gaulle. Layal quay về phía người Đức, ông cũng được người Đức chấp thuận. Quả vậy, Abe'z, Ribbentrop và nhiều người khác nữa cho rằng khi nước Pháp được giải phóng rồi tốt hơn hết là để lại ở Ba Lê một nền hành pháp mang vết tích của Vichy chứ không nên có một chính phủ không sợ hãi ai và không ai chê trách được, với sự đồng ý của quân chiếm đóng, Layal đến Maréville, nơi giam Herriot, ông thuyết phục Herriot theo ông về Ba Lê đặng triệu tập quốc hội 1940. Về phía Pétain, thì Layal nói rằng ông cũng sẵn sàng đến trình bày với Thống Chế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #316 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2019, 06:17:38 am »


        Tôi cần phải nói rằng mặc dầu bề ngoài Layal vận động được nhiều người tiếp tay, nhưng âm mưu tuyệt vọng của ông hầu như không có tương lai. Xét đến chung cục thì sự thành công của ông cần có tôi sẵn lòng tiếp tay cho ông. Nhưng không có cái gì, kể cả áp lực của đồng minh, có thể làm cho tôi chấp nhận quốc hội 1940 có đủ tư cách để đại diện cho nước Pháp. Vả chăng, nếu nghĩ đến những đảo lộn do Kháng Chiến gây ra ở khắp nơi và sắp làm bùng nổ ở Ba Lê thì tôi chắc chắn rằng cuộc âm mưu này sẽ bị bóp nghẹt ngay từ trứng nước. Ngày 14 tháng bảy, nhiều cuộc biểu tình quan trọng đã diễn ra tại vùng ven đô. Tại nhiều địa điểm người ta đã trưng cờ tam tài, hát bài la Marseillaise và diễu hành hô to khẩu hiệu « de Gaulle  muôn năm !» Tại nhà giam, ngày hôm ấy, các phạm nhân chánh trị đã rỉ tai nhau truyền khắp nhà giam mà không sợ đàn áp tàn nhẫn, họ kéo cờ khắp các cửa sổ, đánh đuổi cai ngục và hát vang khắp phố bản ca ái quốc. Ngày mùng 10 tháng tám, nhân viên hỏa xa ngưng làm việc. Ngày 15, sở cảnh sát đình công. Ngày 18, đến lượt sở bưu điện. Tôi vẫn chờ đợi sẽ đến lúc xảy ra cuộc giao tranh trong thành phố, như vậy, ảo tưởng của các nhân vật quốc hội sẽ tiêu tan,

        Nhưng đối lập với kế hoạch của Layal, còn có người nắm lấy một vài phần tử Kháng Chiến để dòm ngó chánh quyền, tôi thấy phe này có cơ may hơn Layal. Phe này muốn lợi dụng tình trạng bồng bột của dân chúng, có thể là tình trạng náo loạn trong lúc xung đột ở thủ dô, để nắm lấy các cơ quan chỉ huy then chốt trước khi tôi nắm vững được tình thế. Tất nhiên, đây là ý đồ của phe cộng sản. Nếu họ làm được cho mọi người tin rằng họ là chủ động việc nổi dậy của quần chúng và bọ nắm được thế mạnh ở Ba Lê thì ắt là họ thành lậ được một chánh phủ ngoài thực tế trong đó họ là những nhân vật cốt cán.

        Họ khai thác tình thế hỗn loạn; họ lôi kéo Hội Đồng Quốc Gia Kháng Chiến trong đó đã có người trong phe của họ và còn có người ham muốn nắm chánh quyền; họ dùng đến cảm tình vì họ đã chịu hy sinh nhiều tay em, họ đã tỏ ra can đảm, họ sẽ được cảm tình của nhiều giới; họ khai thác sự khắc khoải lo âu của dân chúng trong tình trạng không có một sức mạnh công quyền nào; họ lợi dụng một tình trạng mù mờ, bề ngoài họ tỏ ra theo de Gaulle nhưng họ định xuất hiện giữa cơn dấy loạn như một thứ Công Xã ngày trước, đề cao nền Cộng Hòa, lập lại trật tự, ban hành công lý, họ cẩn thận chỉ hát bài la Marseillaise và chỉ treo cờ tam tài. Khi tôi đến, tôi sẽ thấy cái chính phủ « nhân dân » ấy cầm quyền, họ sẽ choàng lên đầu tôi vòng hoa chiến thắng, họ sẽ mời tôi ngồi vào chỗ để sẵn cho tôi rồi cứ thế mà giật dây. Những người đã bày sẵn nước bài chỉ còn việc bùng nổ từng hồi và xẹp đi từng lúc, len lỏi vào các cơ quan Nhà Nước dưới chiêu bài thanh trừng nội bộ, kiềm chế dư luận bằng chính sách thông tín và bộ máy dân quân thành thạo, đào thải lần hồi những người cộng tác với họ lúc ban đầu, cho đến một ngày kia họ thành lập được chế độ độc tài gọi là chánh quyền vô sản.

        Tôi cho rằng không thể tránh khỏi được những mưu toan chính trị ấy xen vào nỗ lực tranh đấu cứu quốc. Tôi đã biết từ lâu rằng theo quan niệm của một số người thì cuộc nổi Joạn ở thủ đô phải hướng về sự thành lập một chính quyền chi phối bởi Đệ Tam Quốc Tế Lao Động. Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng điều chính yếu là khí giới của Pháp phải ra tay ở Ba Lê trước khí giới của đồng minh, quốc dân phải tham gia vào cuộc đánh bại xâm lăng, sự giải phóng thủ đô phải mang nhãn hiệu một cuộc chiến đấu quân sự và quốc gia. Bởi thể cho nên tôi chấp nhận cuộc mạo hiểm, tôi khuyến khích phong trào nổi dậy không loại bỏ một ảnh hưởng nào khích lệ cuộc nổi dậy ấy. Cần phải nói rằng tôi cảm thấy mình có khả năng để điều động phong trào cho tiến triển theo một chiều thuận lợi. Tôi đã chuẩn bị từ trước những biện pháp thích hợp tại chỗ, sẵn sàng đưa vào thành phố một đơn vị Pháp lớn, tôi cũng sẵn sàng để đích thân ra mắt công chúng và kết tinh xung quanh mình tôi tất cả lòng hân hoan của thành Ba Lê giải phóng.

        Chính phủ đã có những biện pháp để quyền chỉ huy những lực lượng chính quy ở Ba Lê thuộc về các lãnh tụ trung thành vời chính phủ. Từ tháng bảy, Charles Luizet, quận trưởng Corse được bổ nhiệm cảnh sát trưởng. Sau hai cuộc vận động thất bại, ông đã vào lọt được Ba Lê hôm 17 tháng tám vừa kịp lúc để nhận chức vụ khi chiếm được Quận Cảnh Sát. Mặt khác, tướng Hary phải kịp thời nắm được lực lượng cảnh Vệ Cộng Hòa — Vichy gọi là cảnh vệ Ba-Lê — lính cứu hỏa, cảnh sát lưu động và sở công an, những đơn vị ấy đều vui lòng tiếp đón một vị chỉ huy trưởng do de Gaulle chỉ định.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #317 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2019, 02:04:27 am »


        Nhưng vì sức mạnh của tình thế, những phần tử nghĩa quân khác trong các phường khóm lâm vào tình trạng hỗn độn. Dĩ nhiên,họ theo các người chỉ huy của họ từ trước, phe cộng sản đã cố gắng lôi kẻo về phía họ, hoặc trực tiếp, hoặc dưới chiêu bài «Mặt Trận Quốc Gia». Còn như cấp chỉ huy thì họ gây áp lực với Ủy Hội Quốc Gia Kháng Chiến để bắt buộc phải chấp nhận người của «đảng». Ủy Hội phú thác vấn đề quân sự cho một ủy ban chấp hành gọi là «Comac», ủy ban này có ba nhân viên, trong số đó có Kriegel-Valrimont và Villon. Cũng theo đường lối ấy chức tham mưu trưởng lực lượng quốc nội đã trao cho Malleret-Joinville sau khi đại tá Dejussieu bị quân Đức bắt giam. Rol-Tanguỵ được chỉ định làm chỉ huy trưởng lực lượng Ile de France. Cứ theo những sự bổ nhiệm ấy thì người ta có thể giả thiết rằng việc chỉ huy các yếu tố chiến đấu đã về tay cộng sản.

        Nhưng đây chỉ là những chức vị chứ không phải những phần việc nhất định. Thực ra những người có chức vị ấy không nắm quyền chỉ huy theo nghĩa cấp bậc của danh từ. Họ không ra mệnh lệnh để thi hành theo thủ tục quân sự, họ chỉ đưa ra những bản tuyên cáo hay hành động với tư cách cá nhân giới hạn trong một vài điểm nào đó thôi. Nghĩa quân gồm hơn 25.000 người võ trang, chia ra từng nhóm tự trị, mỗi nhóm không hoạt động theo chỉ thị từ cấp trên đưa xuống nhưng theo tình hình tại chỗ, họ không rời khỏi khu vực của họ và họ đã lập đồn trú ở đấy. Vả chăng, đại tá Marguerittes, sĩ quan được thừa nhận, là chỉ huy trưởng lực lượng nội thành Ba-Lê và ven đô. Các tướng Revers và Bloch-Dassault là cố vấn cho các ủy ban «Comac» vào «MặtTrận Quốc Gia», Sau hết, Chabạn- Delmas đại úy quân sự của chính phủ, đã trở về Ba Lê hôm 16 tháng tám sau khi nhận chỉ thị của tướng Koẹnig ở Luân Đôn; ông nắm hết mọi quyền hành. Ông là người tinh khôn và khéo léo, chỉ ông có phương tiện thông tin với bên ngoài, ông kiểm soát mọi đề nghị và chế ngự những hành vi bồng bột của các hội đồng và ủy ban, mặc dầu phải đối phó với nhiều cuộc bàn cãi dài dòng và gay go. Đứng trên hết, tướng de Gaulle và chính phủ của ông có đại diện tại chỗ.

        Đây là nhiệm vụ của Alexandre Parodi. Ngày 14 tháng tám, tôi tăng cường quyền hạn của ông, tôi chỉ định ông làm bộ trưởng đại lý tại các vùng chưa được giải phóng. Vì ông nhân danh tôi mà phát biểu ý kiến cho nên lời nói của ông có sức nặng. Vì ông là người ngay thẳng, hoàn toàn vô tư, vì ông là người danh dự tuyệt đối, cho nên uy tín tinh thần của ông có thừa. Ngoài ra, ông đã già đời phục vụ chính phủ, kinh nghiệm già dặn ấy đem lại cho ông uy tín giữa trận cuồng phong. Vả chăng ông có chính sách của ông, phù hợp với bản tính của ông, ông sẵn lòng nhượng bộ về tiểu tiết nhưng giữ vững điểm chính yếu một cách mềm mỏng. Ông dành phần cho người ta kể đến đòi hỏi ý thức hệ và ngưỡng vọng cá nhân, nhưng ông cố gắng dàn xếp để sau này khi tôi đến Ba Lê tôi sẽ đứng trước một tình trạng không bị ràng buộc bởi điều gì tai hại. Cần phải nói rằng ông Georges Bidault, chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia Kháng Chiến đã thỏa thuận với Parođi để tránh điều đồi tệ bằng chiến thuật của ông, ông phối hợp sự táo bạo trong lời nói với sự thận trọng trong hành động. Còn như nền hành chánh thì không ai khước từ quyền hạn của viên đại lý được tôi chỉ định và của những người thừa lệnh tôi điều khiển các cơ quan. Chúng tôi không gặp khó khăn khi Parodi đến ngồi tại điện Matignon vào lúc thích hợp, khi các tổng thư ký đến nhậm chức tại các bộ, khi Luizet,cảnh sát trưởng thay thế Bussière Flouret, quận trưởng hạt Seiae, thay thế Bouffet. Cơ cấu công quyên do chính phủ Alger sắp xếp trước đã được đặt vào Ba Lê đúng như đã đặt tại các tỉnh lỵ.

        Ngày 18 tháng tám, buổi quá trưa, tôi bay từ Alger sang Pháp trên chiếc phi cơ vẫn dùng, phi công trưởng là Marmier. Tướng Juin và một phần các đồng chí của tôi dùng một chiếc « pháo đài bay » của Mỹ, họ cho chúng tôi mượn, lấy cớ phi đoàn của họ đã biết rõ đường lối và sân bay đáp xuống. Chặng thứ nhất; Casablanca. Tôi có ý định đi ngay đêm ấy để hôm sau đáp xuống Maupertuis gần Saint-Lô. Nhưng ở giữa đường, « pháo đài bay » bị trục trặc cần phải điều chỉnh lại. Mặt khác, các phái đoàn ngoại quốc đại lý do hành lang không phận và quy luật không lưu, yên cầu chúng tôi dừng lại Gibraltar trước khi bay theo bờ biển I Pha Nho và bờ biển Pháp. Do đó mà chậm mất một ngày.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #318 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2019, 02:07:32 am »


        Ngày 19, tôi rời khỏi Casablanca. Một đám đông dân chúng đứng kín hai bên đường phố đưa đến phí trường. Các khuôn mặt đăm chiêu tỏ ra người ta đã đoán biết mục đích chuyến đi của tôi, tuy vẫn giữ kín. Không có hoan hò và reo hò, nhưng mọi người đều bỏ nón, giơ tay, mắt nhìn đăm chiêu. Cách chào nồng nhiệt và câm lặng ấy là một bằng chứng tin tưởng của quần chúng đông đảo vào giây phút quyết liệt. Tôi rất cảm động. Ông thống sứ ngồi cạnh tôi cũng vậy. Gabriel Puaux nói với tôi « Vận hội của ông đã đến ! »

        Đến Gibraltar, trong khi chúng tôi dùng cơm tại dinh thống đốc, vài sĩ quan đồng minh đến cho biết rằng « Pháo đài bay » không thể cất cánh được, chiếc « Lockheed » của tôi không có súng phòng thủ, bay trên trời Normandie thì thật là nguy hiểm nếu không có hộ tống, như vậy, tốt hơn hết là nên trì hoãn cuộc khởi hành. Tuy không nghi ngờ lòng thành thực của những người đưa ra ý kiến ấy nhưng tôi cho rằng không nên nghe theo. Dọc đường, tưởng Koenig cho tôi biết tình hình Ba Lê như ông biết qua điện văn của các ông Parodi, Chaban-Delmas, Luizet, và tin tức của những người phái đi lấy tin. Tôi biết rằng sở cảnh sát đình công đã ba ngày nay, vào lúc bình minh ngày 19 họ chiếm trụ sở và bắn vào quân Đức ; khắp nơi, nghĩa quân đều hành động như vậy ; các bộ đều về tay những bộ đội do đại lý chính phủ phái đến chiếm đóng; Kháng Chiến chiếm đóng tòa đốc lý trong thảnh phố và ngoại ô, có khi xảy ra đụng độ võ trang như ở Montreuil và sau này ở Neuilly; địch mắc bận thuyên chuyển các cơ quan đi nơi khác, đến đây chưa phản ứng mạnh, nhưng nhiều bộ đội của họ đã đi qua Ba Lê, bất cứ lúc nào họ cũng có thể dùng võ lực để đàn áp. Còn như tình hình chính trị, tôi hầu như Layal không làm nên trò trống gì, tại Vichy, người ta đang chờ đợi Thống Chế buộc lòng phải ra đi bất cứ ngày nào.

        Eisenhower đã nhận được lời khen tặng của tôi về sự tiến quân vũ bão của đồng minh, ông cho tôi biết tình hình. Quân Đoàn 111 của Patton dẫn đầu cuộc truy kích của các quân đoàn đồng minh Bradley, đã sửa soạn vượt sông Seine bằng hai cánh quân. Một, ở Bắc Ba Lê, tiến tới Mantes. Cánh kia ở phía Nam tiến về Melun. Sau Patton là tường Hodges, chỉ huy Quân Đoàn I Mỹ, tập hợp các lực lượng đã tảo thanh xong vùng Orne. Bên trái Bradley, các quân đoàn của tướng Montgomery đánh tan sức cầm cự dai dẳng của quân Đức, tiến chậm chạp đến Rouen. Nhưng phía bên phải vẫn để trống ; Eisenhower muốn nhân cơ hội đó đưa Patton xuống tận vùng Lorraine, tùy theo khả năng tiếp tế dầu xăng, tiến được càng xa càng hay. Cuối cùng, Quân Đoàn của de Lattre và Quân Đoàn của Patch từ phía Nam kéo lên sẽ liên lạc với toàn bộ. Kế hoạch của Tổng Tư Lệnh đối với tôi có vẻ rất hợp lý, ngoại trừ một điểm tôi rất thắc mắc: Không có ai tiến vào Ba Lê.

        Tôi bày tỏ sự kinh ngạc và lo ngại của tôi với tướng Eisenhower. Tôi nói: « Trên bình diện chiến lược tôi không hiểu rõ tại sao đã vượt qua sông Seine, đến Melun, qua Mantes, đến Rouen, nghĩa là đi khắp mọi nơi, các ông lại không ghé vào Ba Lê. Nhất là trung tâm giao thông rất cần cho các ông sau này. Tái lập ngay trung tâm ấy sẽ có lợi. Nếu là nơi khác chứ không phải thủ đô Pháp thì tôi không nói làm gì vì ông trách nhiệm cuộc hành binh. Nhưng số phận của Ba Lê liên hệ chính yếu đến chính phủ Pháp. Bởi thế cho nên tôi mạn phép can thiệp và yêu cầu ông gửi ngay các đơn vị đến nơi. Dĩ nhiên, Sư Đoàn II Pháp phải được chỉ định đầu tiên».

        Eisenhower không giấu giếm vẻ lúng túng. Tôi có cảm tưởng như thực ra ông cung có quan điêm như tôi, ông có ý đưa Leclerc về Ba Lê, nhưng vì những lý do không hẳn là chiến lược, ông chưa thể làm được. Nói đúng ra, ông giải thích rằng ông chưa có quyết định ấy vì sợ một trận đánh Ba Lê sẽ gây nhiều thiệt hại vật chất và nhân mạng. Tuy nhiên, ông không phản đối tôi khi tôi cho biết rằng nếu không xảy ra cái gì ở Ba Lê thì trì trệ cũng không sao, nhưng hiện đã xảy ra những vụ đụng độ giữa địch và những người ái quốc và còn có thể xảy ra đủ mọi sự đảo lộn. Ông tuyên bố rang «Kháng Chiến đã can thiệp sớm quá». Tôi hỏi :«Tại sao lại sớm quá ? Vì lúc ấy lực lượng của các ông đã tiến vào quận Seineo. Sau cùng ông cho tôi biết rằng, tuy chưa biết rõ ngày, nhưng ông sắp cho lịnh tiến vào Ba Lê, Sư Đoàn Leclerc sẽ được trao trách nhiệm ấy. Tôi ghi nhận lời hứa, nhưng tôi nói thêm rằng theo tôi thì việc này có tầm quan trọng quốc gia, tôi sẵn sàng để lo liệu lấy nếu bộ chỉ huy đồng minh quá chậm trễ, tôi sẽ tung vào Ba Lê Sư Đoàn II thiết giáp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #319 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2019, 06:06:35 am »


        Sự do dự của Eisenhower khiến cho tôi nghĩ rằng bộ chỉ huy quân sự bị cản trở vì âm mưu chính trị của Layal, được Roosevelt che chở ; phải tránh cho Ba Lê những đảo lộn gây ra vì âm mưu của Layal. Hẳn là Kháng Chiến muốn bóp nghẹt âm mưu ấy cho nên mới tung ra những cuộc tấn công. Nhưng cũng phải mất một thời gian Hoa Thịnh Đốn mới chịu chấp nhận kết quả của phe Kháng Chiến. Sự thắc mắc của tôi quả không sai Sự thực khi tôi biết rằng Sư Đoàn Leclerc trước đây phụ thuộc Quân Đoàn Patton, điều đó hợp lý ; sau này họ đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của tướng Gerow Mỹ và phụ thuộc vào Quân Đoàn của Hodges, làm như họ sợ Leclerc phóng về tháp Eiffel. Ngoài ra, tôi còn ghi nhận một việc sau đây : thỏa ước về sự liên lạc giữa quân đội đồng minh và hành chánh Pháp tuy đã được Alger, Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn bàn định xong từ nhiều tuần lễ, nhưng chưa được Koenig và Eisenhower ký kết vì Eisenhower còn đợi lệnh trên. Làm sao cắt nghĩa được sự chậm trễ ấy, nếu không phải là có một âm mưu quan trọng cản trở tòa Bạch ốc ? Đến lượt tướng Juin đến Tổng Hành Dinh, khi đã tiếp xúc với bộ tham mưu ông cũng có kết luận như tôi.

        - Giữa lúc quân đội đồng minh thành công mỹ mãn, các bộ đội Mỹ ngoài chiến trường, biểu dương khả năng chiếu đấu đáng khen ngợi, thái độ cố chấp của chính sách Hoa thịnh Đốn quả là đáng buồn. Nhưng chẳng bao lâu lại có tin mừng. Một đợt sóng phấn khởi và xúc động của quần chúng chào đón tôi khi tôi đến Cherbourg và dấn bước tới Rennes, đi qua Constances, Avranches, Eougères. Trên đống gạch vụn các thành phố và cảnh tàn phả vùng thôn quê dân chúng chạy ra chào đón tưng bừng, Tất cả cái gì còn lại là cửa sổ đều trưng cờ, biển. Những gác chuông còn lại vang lên cùng một nhịp. Phố xá chi chít vết bom đạn đều cắm hoa vui vẻ. Các thị trưởng đọc những bài diễn văn hùng dũng, chấm dứt bằng tiếng khóc nức nở. Bấy giờ tôi cũng ngỏ lời vài câu, không phải giọng thương xót mà không ai muốn, nhưng tràn đầy hy vọng và tự hào, sau cùng tôi cùng dân chúng hát bài la Marseillaise. Sự tương phản rõ rệt giữa những tâm hồn hăng hái và cảnh tàn phá tan hoang. Tiến lên ! Nước Pháp sẽ trường tồn vì nước Pháp đã chịu được đau khổ.

        Đến chiều, tôi lại thăm tòa hành chánh Rennes, cùng đi với André Le Troquer, bộ trưởng đại lý các vùng giải phóng, các tướng Juin, Koenig và Gaston Palewski. Các ông Victor Le Gorgeu, ủy viên Cộng Hòa miền Bretagne, Bernard Cornut- Gentille, quận trưởng Ille et Vilaine tướng Allard chỉ huy quân khu, giới thiệu tôi với các nhân viên. Như vậy, hoạt động hành chánh vẫn tiếp tục, không thể nào gián đoạn được. Các cổ tục cũng vậy. Tôi đến tòa thị sảnh, ông thị trưởng Yves Millon và hội đồng hàng tỉnh, các đại diện Kháng Chiến, các thân hào, mời tôi mở sổ vàng tây đò Bretagne ra móc nối sợi dây liên lạc thời gian. Sau đấy, tôi đứng dưới trời mưa giữa lúc hoàng hôn ngỏ lời với dân chúng hội họp trước tòa thị sảnh.

        Ngày hôm sau, ngày 21, tin tức từ Ba Lê đưa đến tới tấp. Đặc biệt là tôi biết đến cuộc âm mưu của Layal đã chấm dứt. Edouart Herriot nhận thấy cơn giông tố sắp xảy đến vì Kháng Chiến đã có lời cảnh cáo ông, ông cũng biết sự bối rối của các bộ trưởng Vichy, của các công chức cao cấp ở Ba Lê, của tòa đại sứ Đức, ông không nhận lời triệu tập «quốc hội ». Vả chăng, khi ông tiếp xúc với các dân biểu, nhất là với Anatole de Monzie, ông này đã cho ông biết rằng các dân biểu đều hoảng sợ vì những biến cố đã đe dọa sát sánh mình nhu vụ ám sát Georges Maudel, Jean Zay, Maurice Sarraut bởi chính công an của Darmanđ, vụ thủ tiêu Philippe Henriot bởi một nhóm kháng chiến, họ không nghĩ gì đến việc hội họp trong bầu không khí đe dọa ở Ba Lê. Về phần Thống Chế thì ông cũng cân nhắc chán, ông biết rằng con đường ấy không phải là lối thoát, ông đã có ý kiến khác nên không chịu đến thủ đô. Sau hết, Hitler tức giận vì một âm mưu báo trước sự thất bại của mình, bèn hạ lệnh phải chấm dứt ngay những hành động ấy và bắt Layal phải đưa « chính phủ » của ông về Nancy, bắt Pétain dù muốn dù không cũng phải theo chính phủ về Nancy. Còn như chủ tịch viện tư vấn thì phải đến Marẻville ngay. Ngày 18 tháng tư, Layal, Herriot và Abetz đến ăn cơm từ giã nhau tại điện Malignon. Ngày 20 tháng tám Thống Chế rời khỏi Vichy, ông bị quân Đức đưa đi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM