Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:07:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37399 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #300 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2019, 12:32:28 am »


        Bởi thế cho nên nhân danh quyền lợi riêng của người Pháp, tôi cho rằng phải gạt bỏ kế hoạch của người Anh, xét về phương diện liên hệ đến chúng ta. Trong khi kẻ chiếm đóng kiềm tỏa nước Pháp trong cái thế nô lệ, có nên để cho Tây Phương đưa quân đội vào một chiều hướng phiêu lưu chăng ? Nước ta có được giải phóng một cách gián tiếp và xa xôi mà không cần quân sĩ của chúng ta và của dồng minh đoạt lấy chiến thắng chung quyết ngay tại lãnh thổ của chúng ta chăng ? Đại binh tối hậu của chúng ta sẽ đưa sang Prague, trong khi Ba Lê. Lyon, Strasbourg vẫn còn ở trong tay địch chăng ? Không đưa lực lượng thành lập ở Hải Ngoại vào chiến đấu ở chánh quốc, phải chăng chúng ta sẽ để mất cơ hội thắt chặt các mối dây thống nhất nước Pháp ? Sau hết, giữa tình trạng hỗn độn sau ngày Đức rút lui và Vichy sup đổ, chế độ nào sẽ xuất hiện nếu quân đội của chúng ta còn kẹt ở Áo và Hung không liên kết được với lực lượng nội quốc? Đối với người Anh và người Mỹ thì họ căn cứ vào chính sách của họ để chọn lựa chiến thuật. Nhưng đối với nước Pháp thì sự chọn lựa ấy mật thiết với vận mệnh của chúng ta.

        Bởi thế cho nên, ngay từ trước tôi đã nghiêng về quan điểm Mỹ trong phạm vi đổ bộ lên miền Bắc. Đến tháng chạp 1943 các đồng minh Anh -  Mỹ của chúng ta bị Nga Sô hối thúc bèn quyết định thi hành trước cuối xuân cuộc hành quân vĩ đại mà họ gọi là « Overlord ». Chúng ta chấp thuận kế hoạch ấy. Cuộc đồ bộ lên miền Nam nước Pháp tuy đã dự liệu trên nguyên tắc và đặt tên là«Auyil», nhưng vẫn chưa quyết định và còn đem ra bàn cãi. Ông Churchill không từ bỏ ý định đưa sang nước Ý và vùng Balkans tất cả lực lượng đồng minh ở Nam Âu Châu. Ông dành được cho tướng Maitland Wilson quyền tư lịnh Địa Trung Hải ; Alexander đã cầm đầu quân đội đồng minh bên Ý. Ông  cố gắng đòi hỏi cho tướng lãnh của ông càng nhiều càng hay các sư đoàn Mỹ và Pháp và chiến hạm đặc biệt dùng vào cuộc đổ bộ. Trừ khi chúng ta phản đối hữu hiệu, cuộc vận động của Churchill sẽ kéo theo sự áp dụng kế hoạch của Anh trên chiến trường miền Nam.

        Nhưng chúng ta can thiệp bằng cách nào? Chúng ta phải kể đến mục tiêu cứu quốc, chúng ta chỉ có thể cung cấp cho chiến trường những phương tiện eo hẹp trong giai đoạn này, như vậy chúng ta nên biết điều nghe theo quyết định của liên minh là hơn ; quốc trưởng Pháp nên tham dự các hội nghị trong đó Tổng Thống Hoa Kỳ và Thủ Tướng Anh quyết nghị kế hoạch chiến tranh ; tổng tư lệnh Pháp — thí dụ đại diện bởi cá nhân tướng Giraud — là một trong những nhân viên bộ tham mưu của đồng minh thiết lập kế hoạch quân sự. Hành động như vậy chúng ta còn có cơ hội để làm cho người ta biết đến giá trị của quan điểm Pháp, chúng ta có thể ảnh hưởng đến quyết định của đồng minh, như vậy, chiến thuật của đồng minh sẽ trở thành hoàn toàn chiến thuật của chúng ta cũng như của hai nước Mỹ và Anh đã chấp nhận nó. Sự kiện một tướng lãnh Mỹ nhận lấy mặt trận phía Bắc, một tướng lãnh Anh mặt trận, phía Nam, hẳn là làm cho chúng ta nhớ tiếc quả khứ oai hùng nhưng không bao giờ Anh — Mỹ chịu đối xử với chúng ta như một đồng minh thật sự. Không bao giờ họ hỏi ý kiến chúng ta với tư cách một chính phủ tiếp xúc với một chính phủ để quyết định những biện pháp của họ. Vì lý do chính trị hay để tiện việc cho họ, họ quyết định sử dụng lực lượng Pháp vào những mục tiêu do họ định đoạt, nại cớ họ đã trang bị những lực lượng ấy, họ làm như lực lượng của chúng ta thuộc quyền sở hữu của họ.

        Triết lý đó không phải là triết lý của tôi. Tôi cho rằng sự giúp đỡ đồng minh của nước Pháp dưới mọi hình thức có giá trị nhiều hơn vật liệu cung cấp cho chúng ta. Vì đồng minh để chúng ta ngoài cuộc tranh luận của họ, tôi cho rằng tôi có đủ lý do chánh đáng để hoạt động cho quyền lợi riêng của chúng ta không kể đến quyên lợi của người khác. Việc ấy không gây ra va chạm nhưng chúng ta phải chịu đựng vì sau này chúng ta sẽ thấy cái gì nước Pháp thâu lượm được sẽ có lợi cho mọi người.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #301 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2019, 05:01:18 am »


        Đến tháng chạp, cơ hội đã đến để chúng ta cho mọi người biết rằng chúng ta vẫn giữ tự do của chúng ta. Đây là thời kỳ các bộ đội của chúng ta bắt đầu hoạt động ở bên Ý. Đã có ba sư đoàn Pháp ở bên ẩy. Nói đúng ra, Đệ Tứ Sư Đoàn Ma Rốc gửi sang lần chót, không được đồng minh niềm nở đón rước vào bán đảo. Họ chỉ muốn chúng ta tiếp viện vài chi đoàn cho lực lượng của tướng Juin. Tôi phải đích thân can thiệp để Đệ Tứ Sư Đoàn ấy được gửi đi toàn vẹn chứ không bị chia cắt ra làm nhiều mảnh. Tôi can thiệp có hiệu quả và người ta phải vui mừng với quyết định của tôi khi trông vào chiến trường, vả chăng giữa lúc ấy bộ tư lệnh đồng đổi ý kiến và yêu cầu tướng Giraud gửi sang Ý một đơn vị lớn thứ tư. Ủy Ban Quốc Phòng chấp thuận lời yêu cầu của đồng minh và lựa chọn Đệ Nhất Sư Đoàn «Pháp Tự Do». Nhưng bất thần chúng tôi nhận được lệnh Sư Đoàn  Thuộc Địa thứ 9 sẽ thay đổi Sư Đoàn Pháp Tự Do theo lệnh của Eisenhower. Tôi cho ông biết rằng Sư Đoàn thứ 9 không thể trao cho ông được và sẽ ở lại Bắc Phi. Eisenhower bèn nại ra hai lý do, trước hết đã có sự thỏa thuận với tướng Giraud (không có mặt chúng tôi), sau nữa, theo giao ước Anfa ký kết giữa tướng Giraud và Roosevelt thì những bộ đội Pháp được người Mỹ võ trang đều hoàn toàn đặt dưới quyền chỉ huy Mỹ. Những lý lẽ ấy chỉ làm cho tôi cương quyết giữ vững lập trường. Tôi giữ nguyên quyết định trước. Rồi tôi bảo cho các ông Edwin Wilson và Harold MacMillan biết rằng chúng tôi đề nghị ba chính phủ  thỏa hiệp với nhau những điều kiện để các lực lượng Pháp sẽ được đồng minh sử dụng đồng tư cách với lực lượng Anh — Mỹ.

        Sau đó đã xảy ra ít nhiều lộn xộn. Vì phần bộ tham mưu đồng minh, người ta kháng nghị rằng hành động của chúng ta làm xáo trộn cuộc hành quân, về phía các đại sứ, người ta tuyên bố rằng việc này không liên hệ đến các chánh phủ Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn, Tướng Eisenhower và Ủy Hội Giải Phỏng có thẩm quyền để giải quyết. Nhưng các bộ đội của chúng ta vẫn không ra khỏi Bắc Phi mà bên Ý thì đang cần gấp, bởi vậy mọi người cần phải cắt nghĩa với nhau. Ngày 27 tháng chạp, như chúng tôi đã đề nghị trước, một hội nghị được triệu tập dưới quyền chủ tọa của tôi, hội viên gồm có các ông Wilson, MacMillan và tướng Bedell Smith, ông nay thay mặt Eisenhower vắng mặt, René Massigli và tướng Giraud ngồi bên cạnh tôi.

        Tôi cho biết rằng sư đoàn I — Chứ không phải sư đoàn nào khác — đã được đặt dưới quyền chỉ huy của Tổng Tư Lệnh đồng mình và sẽ sang hợp lực với những sư đoàn đã có mặt ở bên ấy khi nào đồng minh có lời yêu cầu hợp lệ. Dĩ nhiên, không có lực lượng Pháp nào được sử dụng ở bất cứ mặt trận nào nếu không có lệnh của Chính Phủ Pháp. Sau, tôi đưa ra ý kiến : việc rắc rối này khiến cho chính phủ Pháp phải xác định minh bạch điều kiện hợp tác giữa lực lượng Pháp và lực lượng đồng minh.

        Tôi nói:

        « Tất nhiên, chúng tôi sẵn lòng hợp tảc. Nhưng điều kiện hợp tác phải cho minh bạch. Cho đến nay chúng tôi không tham dự vào các kế hoạch của các ông. Để hành động cho có hiệu quả, chúng tôi đã sửa soạn một đề nghị thỏa hiệp để cái tiến tình trạng bất ồn, tổ chức sự hợp tác giữa ba chính phủ hầu chỉ đạo cuộc chiến và phối hợp ba việc chỉ huy chiến lược. Nếu thỏa ước được ký kết thì mọi việc đều xong. Nếu không thì chính phủ Pháp chỉ đặt những lực lượng của mình dưới quyền chỉ huy đồng minh theo điều kiện của chúng tôi đặt ra, chúng tôi tự giành lấy quyền đưa về một phần hay toàn phần lực lượng khi nào cần cho quyền lợi quốc gia. »

        Tôi nói thêm :

        « Hiện thời bộ tư lệnh đồng minh được sự phụ giúp của bộ binh, thủy binh và không binh Pháp trong trận đánh Ý, chúng tôi không biết quân Pháp sẽ bị đưa đi đâu và đến bao giờ. Thế mà đối với chúng tôi thì cuộc đổ bộ lên đất Pháp nay mai có tầm quan trọng chính yếu. Đã đến lúc chúng tôi phải nói cho các ông biết rằng chúng tôi không thể đưa thêm viện binh sang Ý hay để quân đội của chúng tôi ở đấy lâu hơn nữa, trừ khi Chính phủ Mỹ và Anh bảo đảm cho chúng tôi rằng sẽ mở cuộc hành quân « Anvil », các lực lượng Pháp ở Ý sẽ đưa vào mặt trận này cũng như các lực lượng Bắc Phi, một sư đoàn Pháp sẽ được đưa sang Anh kịp thời để tham dự cuộc hành quân «Overlord» và giải phỏng Ba-Lê. Đã có sự bảo đảm ấy, nhưng nếu không thi hành đúng thì chính phủ Pháp cũng vì đó mà thâu hồi các lực lượng».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #302 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2019, 05:01:43 am »


        Ngày hôm sau Massigli gửi văn thư đến các Ông Wilson và MacMillan, cho biết đề nghị và điều kiện của chúng tôi. Ông nhận được thư trả lời báo tin chính phủ của hai ông đang nghiên cứu dự án thỏa ước, trong khi chờ đợi, họ bảo đảm thỏa mãn những đòi hỏi của chúng ta về cuộc hành quân sang Pháp. Bởi thế cho nên chúng ta tiếp tục trở quân Pháp sang nước Ý.

        Từ lúc ấy bộ tư lệnh đồng minh không quên thông báo cho chúng ta biết kế hoạch của họ, lấy ý kiến của chúng ta và xin tiếp viện quân Pháp theo đường lối hợp lệ. Tại Alger đã có sự thỏa đáng giữa các bộ tham mưu. Về phần tôi, tôi hội kiến nhiều lần với các tướng lãnh Mỹ và Anh : các tướng Eisenhower, Tedder, Bedell Smith, trước khi họ sang Anh để tổ chức và thực hiện cuộc hành binh « Overlord»; tướng Maitland Wilson, khi ông lên làm chỉ huy trưởng và nhiều dịp khác; đô đốc Sir Andrew Cunningham, đô đốc Hewitt phụ trách việc vận tải, hộ tống và đổ bộ trong kế hoạch «Anvil» ; tướng Doolittle chỉ huy không quân chiến lược trên mặt trận Địa Trung Hải; các tướng Devers, Gammel, Rooks; Slessor v.v... Khi tôi sang Ý, các tướng lãnh đều tin cần tôi và cho tôi biết ý kiến của họ, và hỏi han tôi về quan điểm quốc gia của người Pháp, đó là trường hợp các tưởng Alexander, chỉ huy quân đoàn thứ V của Mỹ gồm có đoàn quân viễn chinh của Pháp; tướng Leese chỉ huy quân đoàn thứ VIII của Anh, tướng Baker chỉ huy không quân.

        Hẳn là thái độ của các tựớng lãnh ấy trả lời vào mục tiêu ích dụng cấp thời. Nhưng cũng đáng khen. Quả vậy, khi họ tiếp xúc với de Gaulle, họ phải dẹp bỏ một thắc mắc rất dễ hiểu. De Gaulle quả là một quốc trưởng không hiến pháp, không cử tri; không thủ đô mà nói gì cũng nhân danh nước Pháp, một tướng lãnh chỉ có ít sao, nhưng các bộ trưởng, tướng tá, đô đốc, thống đốc, đại sứ trong nước nghe theo lệnh một cách nghiêm chỉnh ; một người Pháp đã bị chính phủ « hợp pháp» lên án, nhiều nhân sĩ nhục mạ, nhiều bộ đội chống báng, nhưng nhiều bộ đội khác cúi chào; tình trạng ấy không khỏi làm ngạc nhiên các quân nhân bảo thủ Anh - Mỹ. Tôi cần phải nói rằng họ đã bỏ qua những điều ấy và chỉ biết có nước Pháp trong tình trạng hiện thời. Nhưng tôi đã được họ dành cho lòng ưu ái sâu xa, họ là những người chân thành phục vụ tổ quốc họ và chính nghĩa của chúng ta, họ là những người thẳng thắn, những quân nhân tốt.

        Vả chăng, trong cuộc tiếp xúc với chúng ta, họ giao thiệp với một tổ chức nhất trí để phối hợp công việc dễ dàng. Chính phủ Pháp từ ngày bỏ được tình trạng lưỡng đầu, đã minh định sự phân quyền để quyết định và phúc đáp. Cơ cấu chỉ huy hết sức đơn giản và minh bạch. Tôi dựa vào luật tổ chức quốc gia trong thời chiến ; nhân danh quốc trưởng, tôi là tổng tư lệnh quân đội và nhân danh nguyên thủ trong chính phủ, tôi giữ trọng trách lãnh đạo việc quốc phòng. Do đó mà tôi lãnh nhiệm vụ sử dụng lực lượng binh bị và hợp tác chiến lược với đồng minh. Tôi ấn định một toàn bộ tổ chức theo đó các bộ trưởng chiến tranh, Thủy quân và Không quân thành lập, quản trị và tiếp vận các đơn vị quân đội và điều đình việc viện trợ khi giới với các cơ quan Anh - Mỹ. Sau hết; các tướng lãnh được tôi bổ nhiệm sẽ chỉ huy các lực lượng của chúng ta tại chiến địa trong khuôn khổ hệ thống quân sự của đồng minh. Như vậy quyền hạn của tôi tương đương với quyền hạn của Roosevelt, Churchill và Staline trong nước họ ; nhưng chỉ trong một tỷ lệ nhỏ nếu đem so sánh phương tiện khiêm tốn của chúng ta với phương tiện hùng hậu của họ.

        Để có người phụ lực, tôi thành lập bộ tham mưu Quốc Phòng, đứng đầu là tướng Béthouart; phụ tá có các ông Barjot; đại tá hải quân, và Rancourt, đại tá không quân. Béthouart thâu góp những yếu tố quyết định, chuyển đạt xuống cấp dưới và theo dõi sự thi hành. Ngoài ra ông còn giữ liên lạc với đồng minh trên bình diện cao nhất, giao thiệp với tổng tư lệnh Eisenhower, với Wilson và chỉ huy các đặc phái đoàn quân sự bộ binh, không binh và thủy binh. Sự tiếp xúc với tôi đã đặt ra nhiều vấn đề gai góc, ngoài ra còn những khó khăn trọng đại vì phải đối phó với vấn đề tự ái của các chính phủ, các bộ tham mưu đồng minh, các bộ trưởng, các công chức cao cấp Pháp ; với vấn đề tự ái của con người ; bởi thế cho nên chức vụ này rất khó khăn. Béthouart đã vượt qua tất cả những khó khăn ấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #303 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2019, 12:20:39 am »


        Trong cuộc tranh thủ lấy một địa vị khả quan trong liên minh quân sự, chúng tôi phải kể nhiều đến phẩm chất của các tướng chỉ huy những đơn vị lớn của chúng ta. Họ đều là những người tài trí. Nhiệm vụ của các chỉ huy trưởng sư đoàn là nhận định đúng tình hình địch, địa thế, phương tiện, phối hợp các loại binh chúng ; các tướng có tên sau đây đã tỏ ra lỗi lạc, mỗi người trong lãnh vực của mình : các tướng Dody, de Monsabert, Sevez, Leclerc de Hauteclocque, du Vigier, de Vernejoul, Guillaume, Brosset, Magnan. Các tướng Poydenol và Chaillet có tài lỗi lạc huy động một lực lượng hỏa pháo đủ cỡ. Đứng đầu công binh là tướng Dromand ; ông đưa được quân đội của chúng ta vượt qua nhiều trở ngại, trở ngại cuối cùng là sông Rhin. Trên bình diện quân đoàn, phải có cái nhìn xa rộng, kết hợp những động tác khác nhau và liên tiếp nhau của các đơn vị lớn thành một nỗ lực duy nhất. Các tướng Henry Martin và de Larminat bắt đầu giữ nhiệm vụ ấy, đều tỏ ra có đầy đủ khả năng. Vả chăng tình hình diễn biến cũng nâng đỡ họ. phương tiện họ cũng không thiếu. Thật là một niềm vui lớn cho các tướng cảm thấy mình vươn lên tới chiến thắng.

        Trên mặt biển, địch còn có khả năng dàn ra một hải tuyến, như vậy cuộc hải chiến sẽ nhắm vào việc phân phối hải lục trên một vị trí rộng lớn để truy kích các tiềm thủy đĩnh, phá hủy những hạm đội đột kích, chống lại phi cơ oanh kích, hộ tống các đoàn tàu, bảo vệ các căn cứ. Thủy quân của chúng ta phải phân ra từng đơn vị nhỏ hoạt động trong hệ thống của đồng minh. Các đô đốc Pháp bèn cạnh đồng nghiệp Mỹ - Anh đã góp phần đắc lực vào cuộc hải chiến, một phòng tuyến luôn luôn gặp những bất ngờ như một ván bài không đủ quân để sử dụng. Những quân nhân sau đây đã đem lại uy danh cho hải quân Pháp : Toàn bộ cuộc chiến : Lemonnier ; các phân khu : d‘Argenlieu, Collinet, Nomy, Auboyneau, Rouarc’h, Sol, Barthe, Longaud, Missoffe, Battet.v.v...

        Còn như không quân của chúng ta, sức mạnh của hoàn cảnh bắt buộc chúng ta phân chia phi đội thành các đội khu trục, yểm trợ trực tiếp, oanh tạc, đó là cách điều hợp lực lượng không quân của Tây phương. Các tướng trên thượng đỉnh : Valin, Gẽrardot, Montrelay, Lechères,v.v... trong những nhiệm vụ thứ yếu, đều tỏ ra xứng đáng với một nền không quân đang hăng hái khôi phục địa vị của mình. Họ cầm đầu một lực lượng mới thành lập và còn phải tìm ra một chủ thuyết để hành động nhưng họ đã tỏ ra những người xuất chúng, biết tác động cả hai bình diện tinh thần và kỹ thuật để thâu hoạch thành quả tối đa về nhân lực và vật liệu.

        Trong thời gian được phục hồi ấy, những người đứng đầu là hai vị tướng đã lần lượt cầm quyền chỉ huy một quân đoàn duy nhất mà chúng ta có thể  tung ra chiến trường. Hai vị tướng Juin và de Lattre de Tassigny đều có những nét chung. Họ cùng một tuổi cùng được huấn luyện như nhau, cùng theo binh nghiệp và cùng tiến mau trên đường công danh ; hai người đều thoát được cạm bẫy danh vọng từ ngày thảm bại 1940 đến chế độ «đình chiến»; bây giờ họ mang hết tài trí ra phục vụ sự nghiệp lãnh đạo tối cao quân đội mà họ hằng mơ tưởng. Tuy nhiên, trong sự ganh đua họ đều tỏ ra rộng lượng để hiểu nhau. Nhưng họ khác biệt nhau biết bao.

        Juin là người biết tập trung tư tưởng, lúc nào cũng bình tâm và chỉ hoạt động trong phạm vi trách vụ của mình ; ông tạo được uy tín nhờ giá trị sâu sắc của sự nghiệp chứ ít khi ông có những sự nghiệp lẫy lừng ; ông lập những công trạng chắc chắn hơn là những công trạng có bề ngoài ngoạn mục ; ông tự vạch lấy con đường đi và có khi ông không chê xảo thuật nhưng ông không dùng đường lối quanh co. De Laltre là người hăng say, hiếu động, ông muốn nhìn xa và muốn thấy hết; ông biết đem lòng nhiệt thành của mình ra chinh phục những bộ óc thông minh và ông biết lấy tâm hồn khoáng đạt chinh phục sự cảm mến của mọi người; ông tiến tới đích bằng những bước nhảy bất thần và bất ngờ, tuy rằng nhiều khi có tính. toán.

        Tóm lại, mỗi người sử dụng tài nghệ của mình đến mức độ tuyệt diệu. Đối với Juin thì trong mỗi cuộc hành quân, ông vẽ ra trước những nét đậm của kế hoạch sắp thi hành, ông căn cứ vào những dữ kiện tình báo hay dùng trực giác để nhận định, bao giờ thực tế cũng xác định cách nhìn của ông rất đúng. Ông dùng một ý tưởng duy nhất làm cột trụ, duy nhất nhưng khá rõ rệt để soi sáng những cạnh khía khác, khá đúng để khỏi phải đổi ý trong khi thực thi, khá mạnh để rốt cục địch phải khuất phục. Những thành công của ông tuy phải trả giá đắt nhưng cũng không đến nỗi hao tốn, tuy đáng khen ngợi nhưng vẫn có vẻ tự nhiên phải như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #304 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2019, 12:21:10 am »


        Đối với de Lattre thì trong mỗi trường hợp ông đều tìm cơ hội thuận lợi. Trong khi chờ đợi ông tìm cách dọ dẫm và ông cũng điên đảo vì nóng nảy, bề ngoài thì sự nóng nảy ấy làm cho ông gây ra nhiêu dao động. Bất thần ông nhận ra sự việc có thể xoay ra chiều nào, ở đâu và lúc nào, ông dùng hết tài nguyên và sức lực để khơi động và khai thác ; ông có nhiều tài nghệ và nghị lực để thúc đẩy những người dưới quyền ông nỗ lực phi thường, nhưng ông biết khua chiêng gõ mõ để họ trông thấy thành công mà nức lòng phấn đấu.

        Larminat, Leclerc, Koenig đã hoạt động trong lúc đêm dày với những phương tiện eo hẹp, Juin và Lattre được may mắn gặp lúc bình minh, họ hành động trong những kích thước rộng lớn hơn nhưng, với phương tiện cũng còn eo hẹp ; họ phục hồi danh dự cho bộ chỉ huy quân sự trước mắt quốc dân, đồng minh và địch.

        Đội quân viễn chinh của chúng ta hoạt động ở nước Ý vào tháng chạp 1943. Người ta phải nhường chỗ cho chúng ta, như vậy đủ tỏ ra đây là một công tác khó khăn. Lúc ấy quân đồng minh dưới quyền chỉ huy của tướng Alexander, đang ở một vị trí giữa Naples và Rome, họ đụng độ với quân đoàn thứ 10 và thứ 14 của thống chế Kessclring Đức, phòng tuyến Đức chạy dài từ cửa sông Goriglỉano bờ biển Địa Trung Hải đến cửa sông Rapido bờ biển Ađriatique, đi qua núi Cassin. Quân Đức được đôn đốc khéo léo và nghiêm ngặt; họ chiếm một tư thế chắc chắn suốt dọc mặt trận, phía sau, họ tổ chức hai mặt trận khác : «Gustay» và «Hitler», binh sĩ của họ thiện chiến, súng ống của họ cố mộc đỡ đạn, trọng pháo được che kín, mìn được gài khắp nơi. Vào đầu mùa đông, khu vực hoạt động của người Pháp là sườn Nam núi Abruzzes kế cận vùng Acquafundata ; đây là một miền núi non hiểm trở phủ tuyết, thỉnh thoảng nhô lên những mũi đá sỏi, phía dưới triền dốc đất sét và bùn phủ sương mù hay lộng gió. Các bộ đội của chúng ta thuộc quân đoàn thứ V của Mỹ, đứng tiếp nối cánh tả quân Mỹ với quân đoàn thứ VIII của Anh.

        Mực tiêu của đồng minh là chiếm thành La-Mã. Muốn đạt tới đích, tướng Clark chỉ huy quân đoàn V muốn đưa quân xuống đồng bằng Liri để các sư đoàn thiết giáp của ông hoạt động hữu hiệu. Nhưng ông bị núi Cassin chắn ngang, ông muốn chọc thủng phòng tuyến địch ngay ở đây, nghĩa là đưa quân lên chiếm ngọn núi tuy rằng địch lợi thế vì có chỗ ấn núp kín đáo. Ông cậy mình có hỏa lực trọng pháo mạnh mẽ, nhất là có không lực hùng hậu, ông tưởng rằng dùng bom đạn có thể san bằng hết mọi chưởng ngại. Đạo quân viễn chinh Pháp có nhiệm vụ lèn một cái cọc vào phòng tuyến địch ở phỉa bắc một tu viện xây trên núi để giúp đồng minh tiến chiếm dễ dàng.

        Trong hạ tuần tháng chạp, Sư Đoàn II Maroc của chúng ta tiến rất khó khăn, đây là đơn vị lớn đầu tiên của chúng ta đưa vào mặt trận. Họ phải đi qua ngọn núi cao 2.400 thước trong mưa tuyết, giữa những lực lượng địch liều thục mạng ; sư đoàn này đặt dưới sự chỉ huy của Dody, họ chiếm được từng tấc đất các ngọn núi Castelnuovo, Pan- tano, Mainarđe. Ở phía Nam quân đồng minh tiến tới núi Cassin nhưng chưa chiếm nổi. Về phía Bắc, quân Anh án binh ở vị trí đã chiếm được. Đến tháng giêng, tướng Clark quyết định đưa ra một nỗ lực toàn bộ. Cuộc tấn công khởi diễn ở khắp mặt trận. Đồng thời, một quân đoàn đồng minh đổ bộ lên Anzio để gây rối cho địch. Nhiều trận đánh ác liệt kéo dài cho đến giữa tháng ba không đem lại kết quả nào.

        Đạo quân viễn chinh Pháp đã khó nhọc và chiến đấu có kết quả, đó không phải là một lỗi lầm. Vào đầu tháng giêng tướng Juin đã lên cầm quyền chỉ huy. Sư đoàn III Bắc Phi, tướng Monsabert, và một đại đội Maroc, tướng Guilaume, được đưa ra mặt trận bên cạnh Sư đoàn của Dody. Về sau tiếp viện thêm Sư đoàn IV Maroc, tướng Sevez. Ngoài ra, sư đoàn Ý của tướng Utile cũng được đặt vào khu vực của người Pháp. Cuộc tấn công khởi sự hôm 12 tháng giêng. Ba tuần lễ sau quân Pháp chiếm được một khu vực sâu 20 cây số, họ đoạt lấy vị trí thứ nhất của địch và chọc thủng vị trí thứ hai, bắt được 1200 tù binh. Những chiến công này đều thực hiện trên một chiến địa vô cùng hiểm trở, địch đã đưa ra một lực lượng bằng một phần ba lực lượng dùng để đối phó với Quân Đoàn thứ V. Trận quyết định là cuộc tiến chiếm vị trí Belvẻdère, trụ cột của phòng tuyến « Gustay». Vị trí này mất đi chiếm lại rất nhiều lần, chi đoàn 4 pháo binh Tunisie chiếm được là thực hiện một chiến công rực rỡ nhất, nhưng sự tổn thất cũng nặng nề. Chỉ huy trưởng, đại tá Roux cùng 9 trong số 24 đại úy đều tử trận. Nhưng về bên trái, núi Cassin vẫn nằm trong tay địch mặc dầu có những trận oanh tạc kinh khủng và những trận xung kích táo bạo của quân Mỹ, Ấn Độ, Tân Tây Lan. Về bên phải, Quân Đoàn VIII không tiến được bao nhiêu. Trong những điều kiện ấy tướng Join đành phải tạm hoãn cuộc tiến binh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #305 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2019, 12:21:30 am »


        Tuy nhiên trận đánh của tướng luin cũng cho cảm tưởng một cuộc chiến thắng. Địch không ngừng rút lui. Họ cảm thấy trước mặt họ là một đạo binh được chỉ huy một cách sảng suốt và vững vàng theo một kế hoạch đã thực hiện đúng từng điểm một. Sự hợp tác giữa các đơn vị lớn thuộc mọi binh chủng, sự liên lạc giữa các binh chúng rất chu đáo. Sau hết, chiến sĩ của chúng ta nhận thấy rằng các trận đánh núi quân đội cần phải nỗ lực tối đa và phải quen với trận đồ miền núi, họ đã tỏ ra rất xuất sắc so với quân đội đồng minh. Vả chăng quân đồng minh cũng lớn tiếng công nhận như vậy. Không còn bằng chứng nào cao nhã và hào hùng hơn lời khen tặng của vua George VI và các tướng: Eisenhower, Wilson, Alexander và Clark, khen tặng tướng Juin và các bộ đội của ông.

        Vào đầu tháng ba, khi tôi đi thanh sát các bộ đội ngoài mặt trận, tôi đi qua những pháo đài thiên nhiên chúng ta đã chiếm được, tôi cảm thấy một sự kiêu hãnh lớn và một sự tin tưởng vững chắc cũng như những người có mặt ở đây. Nhưng tôi nhận thấy một cách hiển nhiên rằng người ta chỉ có thể đòi hỏi chúng ta nỗ lực khác trong khuôn khổ một chiến thuật rộng lớn hơn. Tướng Juin là người đầu tiên tin tưởng như vậy. Ông đã nhiều lần bày tỏ với bộ chỉ huy đồng minh ý kiến của ông theo chiều hướng ấy. Sau đấy ít lâu ông đưa ra một quan niệm mới về chiến trường.

        Theo tưởng Juin thì muốn tiến chiếm Rome, quân đồng minh phải có nhũng hoạt động toàn bộ, trước hết là một nỗ lực chính, mọi nỗ lực khác đều phụ thuộc vào phần chính đó. Nỗ lực chính thực hiện trên địa điểm đưa đến mục tiêu, nghĩa là phía nam núi Abruzzes. Như vậy cần phải siết chặt mặt trận của Quân Đoàn V để có thể tăng cường hỏa lực từ Garigliano, trong khi ấy Quân Đoàn VIII sẽ tản rộng phòng tuyến ở phía nam, tấn công mặt trái, vào vùng Gassino và Liri. Bấy giờ là khu vực của tướng Clark sẽ giảm bớt hai khu : Phía bắc là núi Aurunci, phía Nam là đồng bằng nằm sát biên, Vị chỉ huy đạo quân Pháp sẽ đề nghị việc đảm nhận cuộc tấn công núi Aurunci, trong khi ấy quân đội Mỹ sẽ tiến theo đường phía trái ít núi non hiểm trở.

        Khi đến thăm mặt trận của chúng ta, tôi tiếp xúc với tướng Alexander tại tổng hành dinh Caserte. Vị tướng lãnh thượng thặng này có trí sáng suốt, có tự tin, ông tỏ ra người rất có tư cách để chỉ huy các lực lượng đồng minh. Một vai trò phức tạp, vì phải sử dụng song song một quân đội Mỹ, một quân đội Anh, một phần quân đoàn Pháp, một đạo quân Ba Lan, những đơn vị Ý, một sư đoàn Ba Tây ; ông còn phải điều khiển và điều hòa những cấp dưới đa nghi ; điều đình với nhiều hạm dội và phi đội ; chịu đựng những lời khuyến cáo hay yêu cầu giải thích của Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn ; Ông gánh vác hết mọi công việc ấy để thực hiện một trận đánh đại quy mô cách hai lần biển làm cho việc điều động phải chịu nhiều sự hạn chế. Tướng Alexander vẫn lặn ngụp giữa những khó khăn nhưng không ngừng sáng suốt, nhã nhặn và lạc quan, ông cho tôi biết những kế hoạch của ông. Tôi nghe ông nhưng không muốn can thiệp vào các kế hoạch hành trình của ông. Vì tôi cho rằng các chánh phủ phải để cho người chỉ huy quân sự hoàn toàn tự do suy tưởng và chịu trách nhiệm. Nhưng khi ông nghe nói rằng ông muốn đổi chiến lược theo quan điểm của tướng Juin thì tôi bày tỏ cho ông biết tôi tán thưởng ý kiến của ông.

        Tướng Clark, vì quyền lợi của mình, cũng muốn nghiêng về quan điểm của tưởng Juin. Tôi đến thăm ông trong một cỗ xe ông dùng làm nơi làm việc và cư trú. Gặp ông tôi có thiện cảm lắm. Không những vì ông nói điều ông muốn nói mà còn vì ông nói rõ giản dị và thẳng thắn trong khi chỉ huy quân sự. Thái độ của ông càng đáng khen ngợi vì trong số các tướng lãnh Mỹ, ông là người thứ nhất lãnh trách nhiệm một quân đoàn trên chiến trường Tây Phương, lòng tự ái của nước ông đang hướng về cuộc chiến thắng. Cũng như Alexander, tướng Clark rất trọng vọng tướng Juin, lời ca ngợi bộ đội Pháp chắc chắn không phải là lời khen ngoài cửa miệng. Đến lượt tướng Anders cũng phán đoán như vậy. Ông chỉ huy đạo quân Ba Lan trong một khu vực sát cánh với chúng ta, quân đội Ba Lan can đảm chiến đấu trong niềm hy vọng của họ. Tướng Ý Utile và sư đoàn của ông phụ giúp binh sĩ của chúng ta một phần đáng kể. Tại Alger, tướng Mascanheras, từ Ba Tây sang với sư đoàn của ông để tham chiến ở Ý, cũng tuyên bố rằng ông muốn lấy các tướng tá Pháp làm gương mẫu. Lời lẽ trên đây đã xoa dịu nhiều vết thương của chúng ta !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #306 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2019, 12:21:52 am »


        Sau đấy it lâu, ông Wilson cho tôi biết rằng quyết định của tướng Alexander đã ký xong. Đến tháng năm cuộc tấn công sẽ tiếp diễn theo nguyên tắc của tướng Juiu đề xướng. Ngay sau đấy chúng tôi tăng cường đạo quân viễn chinh, chúng tôi gửi sang ý Sư Đoàn I « Pháp Tự Do », một đại đội Maroc thứ hai, nhiều đội pháo binh, nhiều đơn vị công binh, một chi đội thiết giáp. Mặt khác, những đạo quân trước đây là quân khu đều nhận được thêm quân bổ túc để trở thành một quân đoàn, Sư Đoàn II thiết giáp đã gửi sang Anh, các đơn vị lớn còn lại ở Bắc Phi chỉ có Sư Đoàn I và Sư Đoàn V thiết giáp và Sư Đoàn IX thuộc địa vừa chuẩn bị xong. Như vậy, chúng tôi đã đưa sang bán đảo Ý hơn phân nửa phương tiện của chúng ta. Như vậy cũng đã nhiều rồi ! Tướng Wilson cho tôi biết viễn tượng một nỗ lực rộng lớn hơn trên hai bờ biển Adriatique và ước mong có thể sử dụng không những các bộ dội Pháp tại chỗ, mà cả những bộ đội được dành riêng cho nỗ lực ấy; tôi trả lời rằng chính phủ Pháp giữ các bộ đội ấy tham dự cuộc hành quân « Anvil » không phải là nhắm vào mục tiêu tối hậu. Tôi nói với Wilson : « Trong khi chờ đợi, quân đoàn chúng tôi gồm 120.000 người ở Ý, nghĩa là hơn một phần tư lực lượng Pháp, sẽ tham gia cuộc tấn công nay mai một phần mà tôi mong rằng sẽ là phần quyết định cuộc chiến ấy,»

        Mọi việc đã xảy ra đúng như vậy. Trận đánh khởi sự đêm 11 rạng ngày 12 tháng năm. Đạo quân viễn chinh Pháp công kích những ngọn núi Aurunci. Hình như thế núi trùng diệp không cho phép tiến quân nhanh. Nhưng chính vì thế mà bộ chỉ huy Pháp lựa chọn làm nơi chiến địa. Quả vậy, địch có đủ lý do ngoại hiện để tưởng rằng họ không cần đề phòng các ngọn núi, nhưng cần nhất là phải phòng vệ phía Bắc, còn phía Nam thì chú trọng vào các triền núi thoai thoải có hai con đường lớn đi về Rome tức là đường số 6 và số 7. Như vậy họ phải kinh ngạc rằng chúng tôi dồn lực lượng vào công kích những khu vực khó đánh nhất. Nhưng ngoài cũng chính trong khu vực này mà tướng Juin nhắm vào chỗ không có địch. Quân Pháp vượt qua đỉnh núi cao nhất, không có đường đi, mà địch không ngờ quân ta tràn vào như nước; quân ta đánh tỏa ra những vị trí bên phải và bên trái của địch, và chọc thủng liên tiếp ba phòng tuyến trước khi địch có thì giờ củng cố lại. Quân Pháp cũng lợi dụng hết cơ may của một trận đánh úp tuy có nhiều mạo hiểm, chúng tôi định chiếm lấy triền núi Majo giữa ban đêm, không cần pháo kích trước, Majo là một vùng núi to rộng che chở cho tất cả hệ thống phòng thủ của địch.

        Hẳn là đạo quân viễn chinh gồm những bộ đội thiện chiến nhất, thích ứng hơn cả với chiến trường miền núi. Nhất là Sư Đoàn IV Maroc, sư đoàn này có thể vượt qua chỗ nào cũng được, tướng Juin biết rõ điều ấy hơn bất kỳ ai. Bởi vậy ông trao cho sư đoàn ấy, cho những người Maroc, đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Sevef ấy, đặc vụ tiến càng nhanh càng hay qua các ngọn núi cao, rồi bao vây vị trí Đức ở phía Nam, mục tiêu cuối cùng là núi Petrella gần Pico. ở ngay hậu cứ của địch* Chi đoàn thứ 8 Pháo Binh của Sư Đoàn II Maroc, chỉ huy trưởng là đại tá Molle, sẽ mở một lỗ nẻ bằng cách nhảy một bước chiếm trọn núi Majo. Đẳng kia, Sư Đoàn I « Pháp Tự Do » ở phía Bắc bao vây toàn thể các ngọn núi và giúp cho cánh trái Quân Đoàn VIII tiến vào Liri. Sau hết, công việc khó khăn nhất là chiếm những căn cứ phòng thủ của Địch ở sau dãy núi Aurunci, đây là nhiệm vụ của Sư Đoàn III Bắc Phi và Sư Đoàn II Maroc. Quân Pháp ở bên Ý cũng như một bộ máy sống động do con người vận chuyển các bánh xe, bộ máy ấy chỉ nhắm và một mục tiêu, như vậy quân Pháp đã thực hiện đúng những quyết định của người chỉ huy. Tôi đã nhận thấy điều ấy tại chỗ khi tôi sang Ý cùng với bộ trưởng chiến tranh, ông André Diethelm và các tướng de Lattre Bẻthouart, ngày 17 tháng năm. Sau bao nhiêu năm ô nhục và ly tán, thật là một cảnh lượng huy hoàng khi chứng kiến quân của Monsabert và Dody tiến đánh San Giorgio, quân của Sevef và Guillaume tiến đến vùng Pico, dàn pháo của Poydenot theo gần sát pháo binh bám chặt lấy triền núi, công binh của Dromard trước ngày xung kích đã bí mật cất được những cây cầu ở Garigliano sát nách địch, bây giờ đoàn binh ấy suốt ngày đêm và bất cứ giờ nào sửa chữa những con đường bị cắt đứt hay bị đặt mìn. Chi đoàn chuyên chở của chúng ta di chuyển rất có trật tự, các kho hàng và các cơ xưởng của chúng ta tiếp vận cho các đơn vị không hề vấp váp và chậm trễ. Trong các trạm cứu thương, tràn ngập thương binh Pháp và Đức, công việc y tế rất chu đáo, hai bà Catrouy và du Luart cùng các nữ y tá đều là người tận tâm và xứng đáng với nhiệm vụ. Mặc dầu vật liệu hư hao, người mệt nhọc, nhưng mỗi người bất cứ ở cấp bậc nào và bất cứ ở đâu, đều vui vẻ ân cần, đó là đức tính của người Pháp khi thấy cóng việc trôi chảy theo như ý muốn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #307 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2019, 12:22:08 am »


        Ngày 20 tháng năm, tất cả các vị trí Đức đều bị chọc thủng sâu tới 30 cây số bởi quân Pháp, quân Pháp đã tràn ngập Pico. Về phía trái, Quân Đoàn II của người Mỹ đã chiếm được Fondi và tiến về vùng đồng lầy Pontins. Về bên phải, quân Anh và quân Ba Lan đã chiếm được San Angelo và núi Cassin, nhưng họ phải hoạt động trong một khu vực có những tổ chức kiên cố của địch, họ bị chặn lại trước phòng tuyến Aquinơ - Pontecorvo. Trước khi đạo quân viễn chinh Pháp ca khúc khải hoàn và điểm số 5.000 tù binh, số trọng pháo và vật liệu của địch bỏ lại, họ còn phải dự một trận khác trên phòng tuyến Pontecorvo — Pico để giúp cánh tả của tướng Leese hầu quét sạch chiến địa trên đường về Rome. Ngày mùng 4 tháng sáu, các đơn vị thứ nhất của chúng ta tiến vào Rome. Ngày mùng 5, quân Mỹ, Anh, Pháp diễn hành qua thủ đô nước Ý.

        Với sự phê chuẩn của thống chế Kesselring, nhà văn Đức Rudolf Bohmler, một quân nhân ở mặt trân Ý ; đã chép chuyện Quân Đoàn X của Đức trong cuốn truyện Monte Cassino của ông. Ông mô tả chiến công rực rỡ của đạo quân viễn chinh Pháp trong trận đánh mùa đông, nhất là trận Belvẻdèrẹ, tác giả nhắc lại sự bối rối của bộ tổng chỉ huy Đức khi nhận thấy quân Pháp bỏ khu vực ấy không biết rời đi đâu. Hẳn là phải đề phòng đồng minh có gắng một lần nữa để tiến chiếm Rome. Tác giả viết: « Nhưng chỉ khi nào địch mở cuộc tấn công mời biết sự nguy hiểm chính xuất hiện ở nơi nào. Chúng ta biết được quân Pháp đóng ở chỗ nào là chúng ta biết được đích xác... Lúc này họ ở đâu ? Khi tướng Juin có mặt ở nơi nào là ở  nơi ấy tướng Alexander định làm cái gì chính yếu. Không ai biết rõ hơn thống chế Kesselring. Thống chế tuyên bố rằng: mối lo trọng yếu của tôi là không biết chắc chiều hướng công kích của đạo quân viễn chinh Pháp, thành phần và việc đôn quân của đạo quân viễn chinh ấy... Những quyết định chung quyết của tôi tùy thuộc những sự kiện ấy,» Rudolf Bohmler còn nói thêm : «Những lo ngại ấy đều có lý do chánh đáng. Bởi vì chính tướng Juin đã phá vỡ cánh hữu Quân Đoàn X của Đức và mở đuờng cho đồng minh kéo vào Rome. Chỉ trong vài tháng ra trận, đạo quân viễn chỉnh ấy đã phá vỡ cửa ải đưa vào Thành Phố vĩnh cửu.

        Giá trị quân sự, dũng khí quân nhân, công lao sĩ tốt, một nước không thể không có những cái đó nếu muốn đứng vững hay muốn phục hồi. Ở thời nào dân tộc ta cũng biết cung cấp tài nguyên vô hạn định cho nền binh bị. Nhưng cần có một linh hồn, một lý chí, một hành động có tầm mức quốc gia, nghĩa là một chính sách binh bị. Nếu nước Pháp giữa hai cuộc Thế chiến có một chính phủ đầy đủ khả năng, nếu nước Pháp được thịnh trị để đương đầu với tham vọng của Hitler, nếu quân đội Pháp được trang bị và chỉ huy để chống cự quân xâm lăng, thì vận mệnh chúng ta đã tiễn theo một con đường khác hẳn ! Ngay từ sau cuộc thất trận tháng năm 1940, chúng ta cũng còn có thể đóng được vai trò quan trọng với lãnh địa Phi Châu, hạm đội, nhũng đơn vị quân đội còn lại, nếu chế độ và những người đương quyền muốn giữ được vai trò ấy. Nhưng vì nước Pháp đã buông trôi hết, nước Pháp phải vươn lên từ đáy sâu vực thẳm cho nên chúng ta chỉ có thể trông cậy vào nỗ lực của các chiến sĩ. Sau những chiến công ở Keren, Bir Hakeim, Fezzan, Tunisie, bây giờ sự đắc thắng của các bộ đội của chúng ta bên nước Ý đem lại cơ may cho nước Pháp. Khi tôi đến Luân Đôn trước ngày đổ bộ, tôi nhận được báo cáo của các vị chỉ huy, tôi gửi điện văn cho họ : «Quân đội Pháp góp một phần lớn trong cuộc chiến thắng lớn ở Rome. Tất nhiên phải như vậy ! Quý vị đã kiến tạo được cái vinh dự đó. Tướng Juin, ông và các bộ đội của ông đều xứng đáng với tổ quốc ! »

        Trong khi Sư Đoàn II, Sư Đoàn IV và quân Maroc tập hợp lại gần Rome thì tướng Juin đưa một quân đoàn dưới quyền chỉ huy của tướng Larminat truy kích địch trong khu vực của ông. Quân đoàn ấy gồm những sư đoàn của Brosset và de Monsabert tăng cường thêm thiết giáp và pháo binh, tiễn theo hướng : hồ Bolsena, Radicofani, hành lang Orcia, Sicnne, Tại mỗi địa điểm đều có những trận giao tranh ác liệt, nhiêu lính thiện chiến và các sĩ quan sau đây đã tử trận : đại tá Launet-Champrosay, pháo binh, hải quân trung tá Amyot d‘Inville, Thủy quân lục chiến thuộc Sư Đoàn  «Pháp tự do ». Nhưng Larminat đã điều động và công kích trả thù quân hậu tập của Đức. Phải nói rằng không quân đồng minh ngự trị khắp không phận và đè bẹp địch. Không có bằng chứng thất bại nào của địch rõ rệt hơn những đống sắt vụn chồng chất suốt dọc đường đi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #308 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2019, 12:22:53 am »


        Trong thời gian ấy quân Pháp đã chiếm đảo Elbe, nhờ sự yểm trợ của tàu chiến đặc biệt do người Anh cung cấp và các phi đội khu trục và oanh tạc Mỹ. Cuộc hành quân này do tướng Giraud đề nghị sau ngày giải phóng đảo Corse Nhưng đồng minh bấy giờ chỉ chú trọng đến vụ Anzio, không chịu nghe theo. Bây giờ họ yêu cầu chúng ta chiếm lấy đảo Elbe. Tôi đồng ý. Dưới quyền chỉ huy của tướng Henry Martin, cuộc tấn công sẽ giao phó cho Sư Đoàn IX thuộc địa thực hiện với đại đội xung kích và quân biệt kích, những đơn vị này đều đóng ở Phi Châu đợi xung vào quân đoàn của de Lattre trong trận tấn công sắp tới ở miền Nam nước Pháp.

        Trong đêm 16 rạng 17 tháng sáu, tướng Martin cho đổ bộ từng toán nhỏ quân xung kích của thiếu tá Gamhiez chỉ trong chốc lát họ chiếm được 7 dàn trọng pháo trên bờ biển Đức. Sau đó Sư Đoàn Magnan tiến vào vịnh Campo. Ngày 18 tháng sáu, sau nhiều trận giao tranh ác liệt ở Marino di Campo, Porto Longone, Porto Ferrajo, các bộ đội của chúng ta chiếm trọn hòn đảo, phá tan đồn của tướng Gall, bắt được 2300 tù binh, 60 khẩu đại bác và nhiều vật liệu. Tướng de Lattre đến nơi thăm, ngay tối hôm ấy ông gửi từ « Nhà Nã Phá Luân » đi bức điện văn tường trình kết quả và nhấn mạnh rằng họ đã lập được công trạng đúng ngày tôi lên tiếng kêu gọi quốc dân năm 1940.

        Bấy giờ tôi tung ra lời kêu gọi để nhắm vào cuộc tấn công bờ biển Provence, đối với quốc gia đại sự tôi hằng mơ tưởng thì việc tiến chiếm đảo Elbe quả là điểm hay. Nhưng tất cả hãy còn tùy thuộc những quyết định chung cục của đồng minh. Chiến thắng lẫy lừng ở bên Ý đã làm họ xúc động, phải chăng đến phút chót họ từ bỏ một hành quân « Anvil » để thi hành một kế hoạch khai thác bán đảo này ? Trong chuyến thăm Ý cuối cùng sau khi ở Luân Đôn và Bayeux về, tôi thấy bộ chỉ huy có ý muốn tiếp tục hành binh với những phương tiện có tại chỗ và có thể nới rộng thêm nếu có thêm tiếp viện. Đối với họ thì điều ấy rất tự nhiên. Nhưng vì những lý do liên hệ đến trách nhiệm của tôi trên binh diện quốc gia, tôi không thể tán thành quan điểm ấy được,

        Trong khi ấy thì người Mỹ đã đặt chân lên Normandie một cách chật vật, họ bắt buộc phải có cuộc tiến quân lên miền Provence. Marshall và Eisenhower đều hối thúc phải thực hiện vào tháng tám. Về phần tôi, để thêm phần chắc chắn, tôi cho các tướng Wilson và Alexander biết rằng chính phủ  Pháp yêu cầu họ tập hợp kịp thờỉ các lực lượng dưới quyền họ để có thể đưa sang Pháp chậm nhất là tháng tám. Tôi chấp thuận để cho những đơn vị của chúng ta tung ra truy kích địch vẫn tiếp tục hành quân trong một thời gian nữa. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không kéo dài quá ngày 25 tháng bảy và không vượt khỏi lưu vực sông Arno. Tôi trực tiếp ra lệnh cho quân đoàn bên Ý và các lực lượng chuẩn bị sẵn sàng ở Phi Châu, quân lệnh nói rõ địa điểm phải đến nay mai. Còn như tướng Juin thì ông rất buồn rầu phải rời bộ chỉ huy, tôi cũng rất buồn rầu phải giải nhiệm ông và bổ ông làm tổng tham mưu trưởng Quốc phòng, chức vụ này rất quan trọng trong thời kỳ mở nhiều cuộc hành quân lớn, tổ chức lại một cách sâu rộng, không thể tránh được những và chạm với đồng minh trong lúc giải phỏng. Cho đến ngày tôi rời khỏi chánh quyền, tướng Juin sẽ ở bên tôi như một người phụ tá đắc lực hơn cả, một cố vấn quân sự chắc chắn.

        Sau cùng, cuộc đồ bộ lên miền Nam nước Phốp được định vào ngày 15 tháng tám. Như chúng ta đã dự định, tất cả các lực lượng Pháp trên bộ, dưới mặt biển và trên không, chưa dùng vào việc gì ở Địa Trung Hải, đều tham dự cuộc hành quân này. Trong khi chờ đợi, một vài đơn vị của chúng ta đã truy kích địch đến giới hạn cuối tùng ở bán đảo Ý. Tướng Larmiuat tiếp tục tiến quân với các Sư Đoàn Monsabert và Dody và một đại đội Maroc, ông chiếm lẩy Sienne ngày mùng 3 tháng bảy và hết sức cẩn thận để không làm đổ nát thành phố đẹp đẽ này. Ngày 22 tháng bảy, tướng Juin muốn đích thân thực hiện nốt những trận đánh cuối cùng bên Ý, ông cho quân chiếm Castelfiorentino trông ra Florence và lưu vực sông Arno, nơi địch đến nghỉ dưỡng sức trong nhiêu tháng. Sau đấy quân ta trao lại khu vực ấy cho đồng minh để xuống tầu trở sang Pháp.

        Việc chuyên chở thực hiện trên một vùng biển Tây Phương nắm vững ưu thế. Đành rằng từ tháng chín 1943, thỏa ước đình chiến Syracuse đã lấy mất của Trục tất cả hạm đội Ý đã bị hư hao vì vụ Andrew Cunningham. Vả chăng đến mùa xuân 1944 hai chiếc thiết giáp hạm cuối cùng Sharnhorst và Tirpitz của Đức đều bị quân Anh đánh chìm. Nhưng địch vẫn còn một số lớn tiềm thủy đĩnh, khu trục cơ, trinh sát hạm, những thứ này vẫn gây ra nhiêu tổn hại cho các đoàn xe chuyên chở. Như vậy, cần phải tảo thanh mặt biển trước khi mạo hiểm một cuộc đổ bộ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #309 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2019, 12:23:10 am »


        Bởi thế cho nên trên các mặt biển Đại Tây Dương, Bắc Hải, Arctique, các tầu Pháp như tuần dương hạm, phóng thủy lôi, tiềm thủy đĩnh, chiến hạm nhỏ, tầu hộ tống, khu trục cơ, trinh sát hạm, hộ tống hạm, đều hoạt động từ hải cảng nước Anh dưới quyền chỉ huy của đô đốc d‘Argenlieu, họ thuộc thành phần của một hệ thống tấn công và bảo vệ rộng rãi cho đồng minh tổ chức. Trong khuôn khổ cuộc hành quân «Overlord», các chiến hạm của chúng ta đặt căn cứ bên Anh, gồm 40 tầu chiến hạng nhỏ, độ 50 tàu buôn lớn nhỏ, đều được dùng vào việc oanh tạc, hộ tống và vận tải để đưa lực lượng của Eisenhower lên bộ. Thêm vào đó còn có một đoàn 2 chiếc tuần dương hạm : và Montcalm dưới quyền đô đốc Jaujard; ở Port- en-Bessin họ tham dự đắc lực vào cuộc oanh tạc bờ biển và yểm trợ các bộ đội đổ bộ. Chiếc thiết giáp hạm già Courbet từ bốn năm nay dùng làm cầu nổi trong bến Portsmouth, vào dịp ấy cũng được trang bị lại và đặt dưới quyền chỉ huy của Wietzel; dưới hỏa lực của địch, chiếc tàu ấy bị chìm gần bờ biển Pháp, giờ dùng làm đập cho bến nhân tạo d‘Arromanches. Sau hết, chiếc Commandomarine của trung úy hải quân Kieffer tiến vào bờ biển Ouistreham với những yếu tố đồng minh đầu tiên.

        Về phía nam Đại Tây Dương, hải quân Pháp trong khi chờ đợi cuộc hành quân «Anvil», đã giúp một phần lớn vào cuộc hành quân của Tây Phương. Bảy chiếc tuần dương hạm của chúng ta được phân làm hai đoàn, do các đô đốc Longaud và Barlhe chỉ huy, sau thêm hai tuần dương hạm của đô đốc Jaujard; những tầu này ngăn chặn cửa bể từ Dakar đến Natal và chống lại những tầu « phá phong tỏa » của quân Đức. Một trong những chiến hạm ấy, chiến Portland, bị tầu Goerges-Leyguescủa ta đánh chìm. Dọc bờ biển và ngoài khơi phía tây Phi Châu, lực lượng hải quân và không hải quân của đô đốc Collinet có nhiệm vụ chống lại tiềm thủy đĩnh, chiến hạm và phi cơ địch.

        Miền Địa Trung Hải một đoàn tuần dương hạm nhẹ Pháp, dưới quyền hải quân đại tá Salasau là Lancelot, cùng với thủy quân Anh và Mỹ, yểm trợ các đoàn quân ở Ý. Tháng chín năm 1943, hai chiếc Fantasquevà Terrib được dùng vào cuộc đổ bộ lên Salerme, Tháng giêng 1944 hai chiếc Fantasque và Malintham dự cuộc tấn công Anzio, oanh tạc các lực lượng Đức. Sau tiến vào biển Adriatique, đánh những đoàn tầu Đức ban đêm tiến dọc bờ biển Ý để tăng cường việc tiếp tế, trên đường họ bị đồng minh ngăn cản. Ngày mùng 1 tháng ba trong hải phận Pola, các tuần dương hạm nhẹ của chúng ta đánh chìm 5 tầu địch, trong số có 1 phóng thủy lôi. Ngày 19 tháng ba họ đánh chìm 5 chiến hạm địch ngoài khơi Morẻe. Đến tháng sáu lại đánh chìm 4 chiếc khác ở phía bắc biển Adriatique. Cũng trong thời gian ấy các đoàn tầu bạn ngoài khơi nước Anh và vùng Normandie bay đi đến Ý, Corse, Bắc Phi, đều có chiến hạm Pháp hộ tống. Chúng ta đã tồn thất chiếc phóng thủy lôi La Combaltante, chiếc tiềm thủy đình Protẻe, chiếc thông báo hạm Ardent, chiếc vớt mìn Marie-Mad, chiếc tầu dầu Nivôse, chiếc khu trục hạm số 5 và nhiều tàu khác.

        Sau hết ở Thái Bình Dương, chiếc thuyền trưởng là Merveilleux du Vigneaux, sẽ tham dự vào hải quân ngoài mặt trận. Chiếc chiến hạm này đã yểm trợ mạnh mẽ các hàng không mẫu hạm đồng minh. Tóm lại, ở khắp nơi, hải quân Pháp đã tận dụng được các phương tiện mới phục hồi.

        Ưu thế hải phận cho phép tấn công đại lục vì phối hợp với ưu thế không phận. Quân Pháp đã góp phần hữu hiệu vào cả hai lực lượng đó tuy không phải là lực lượng chính yếu. Mười bảy phi đội của chúng ta yểm trợ các cuộc hành quân bên Ý. Bảy phi đội yểm trợ các trận giao tranh ở đất Pháp, trong số ấy có hai phi đội tham dự các trận oanh tạc xa xôi tiêu hủy kỹ nghệ Đức. Hai phi đội khu trục tham dự mặt trận Nga giữa lúc quân Nga sắp thắng thế. Trên bờ biến Bắc Phi nhiều phi đội bảo vệ các căn cứ trên bộ và các đoàn tầu dưới biển. Kỷ lục của một Closlermann, một Maridor, một Marin La Meslẻe, sự hy sinh anh dũng của Saint Exupẻry, và nhiều chiến công oanh liệt khác, đều là những tia lửa phun ra từ bộ máy khủng khiếp của một « gánh xiếc lớn ».

        Trận chiến ở Pháp là một toàn bộ hoạt động tinh thần chiến đấu làm tăng tiến vai trò của quân đội chỉnh quy cũng là tinh thần chiến đấu đã tăng trưởng lực lượng quốc nội của chúng ta. Trước khi đổ bộ lực lượng quốc nội bây giờ đánh những trận quy mô chứ không còn là những trận phục kích nhỏ. Những bản phúc trình về các cuộc hành quân của bộ đội, hạm đội, phi đội bây giờ ngày nào cũng kèm theo những bản tường trình hoạt động bưng biền và hoạt động của hệ thống tập kích. Dĩ nhiên, hỏa lực lan tràn trước hết đến miền Massip central Limousin và Alpes.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM