Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:56:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37397 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #290 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2019, 12:21:15 am »


        Như vậy Roosevelt tính kéo Sô Viết vào một toàn bộ tổ chức của Mỹ trong đó có cái dành cho tham vọng Nga Sô, còn nước Mỹ thì rộng cẳng để tụ tập khách hàng của mình. Trông số «Tứ Đại», ông biết rằng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch cần sự giúp đỡ của ông, nước Anh phải uốn mình theo chính sách của ông nếu không sẽ mất hết các nước trong liên hiệp của họ. Còn như các nước trung và nhỏ thì ông sẽ tùy tiện giúp đỡ họ để sử dụng họ. Sau hết, quyền tự quyết của các dân tộc, sự giúp đỡ của Hoa Thịnh Đốn, sự hiện hữu của những căn cứ Mỹ, tất cả những sự kiện ẩy sẽ tạo ra những chủ quyền mới ở Phi Châu, Á Châu, Đại Dương Châu và làm cho nước Mỹ có thêm nhiều nước chịu ơn mình. Trong viễn ảnh như vậy, những vấn đề riêng của Âu Châu, nhất là vận mệnh của nước Đức, của các quốc gia ở miền Vistule, Danube, Balkans, tương lai của nước Ý, đối với ông chỉ là những vấn đề phụ thuộc. Hẳn là ông không chịu hy sinh quan niệm về những thực hiện đồ sộ của ông để tìm giải pháp thỏa đáng cho Âu Châu.

        Tôi ngồi nghe Roosevelt mô tả kế hoạch của ông. Ngưỡng vọng của ông phản chiếu đúng tâm trạng của loài người, lý tưởng mặc bộ áo ý muốn hùng cường. Vả chăng, Tổng Thống không trình bày sự việc như một giảo sư trình bày nguyên tắc hay một chính trị gia vuốt ve khát vọng và quyền lợi. Ông mô tả bằng những nét bút nhẹ nhàng, khó lòng mà phản đối quyết liệt người nghệ sĩ, người có tài dụ hoặc như ông. Tuy nhiên tôi trả lời ông rằng, theo ý tôi thì kế hoạch của ông có thể làm cho Tây Phương lâm nguy. Khi ông cho rằng Tây Âu là vấn đề thứ yếu, phải chăng ông làm suy yếu chính nghĩa mà ông muốn phục vụ ? Chính nghĩa của ông là phục vụ văn minh. Phải chăng để lôi kẻo được Nga Sô ông đã phải cắt đất của Ba Lan vùng Baltique, Danube, Balkans dâng cho họ, làm tai hại cho sự quân bình Âu Châu ? Làm sao ông có thể tin rằng nước Trung Hoa sau những trận thử thách để củng cố chủ nghĩa quốc gia của họ sẽ còn giữ được địa vị ngày nay ? Tôi là người thứ nhất nghĩ và nói rằng các cường quốc có thuộc địa phải hợp tác với các dân tộc bị trị và bỏ chế độ trực trị, điều ấy rất đúng, nhưng điều sau đây cũng đúng : sự giải phóng các dân tộc bị trị có thể tai hại cho các cường quốc ấy, có thể khơi động phong trào bài ngoại trong đám quần chúng vô tổ chức và gây ra sự tao loạn khắp thế giới.

        Tôi nói với Tổng Thống Roosevelt: «Cần phải phục hồi Tây Phương. Nếu Tây Phương lấy lại được địa vị ngày trước thì phần còn lại của thế giới dù muốn dù không cũng sẽ lấy họ làm gương mẫu. Nếu Tây Phương xuy sụp thì cuồng vọng dã man sẽ quét sạch tất cả. Tây Âu mặc dầu bị xâu xé cũng vẫn còn là dường cột của Tây Phương. Không có cái gì thay thế được giá trị, uy thế và ảnh hưởng của các dân tộc đã già dặn. Trước hết là trường hợp của dân tộc Pháp; trong số các cường quốc Âu Châu, nước Pháp là nước duy nhất đã và sẽ là đồng minh của Hoa Kỳ sau này. Tôi biết rằng các ông đang sửa soạn để giúp đỡ chúng tôi về phương diện vật chất, thật là quý hỏa cho chúng tôi. Nhưng điều cần thiết là nước Pháp phải phục hồi sức mạnh và tự tín, nghĩa là vai trò chánh trị của mình. Làm sao cho nước Pháp đảm đương được vai trò ấy nếu nước Pháp đứng ngoài những quyết định của thế giới, nếu nước Pháp không giữ được các lãnh địa ở Phi Châu và Á Châu ? Nói tóm lại, nếu sự thanh toán chiến tranh rốt cuộc làm cho nước Pháp có cái tâm lý của những người chiến bại?

        Những ý kiến trên đây thẩm vào được khối óc lớn của Roosevelt, vả chăng ông có lòng từ ái thật sự đổi với nước Pháp, hay ít ra ông có một ý niệm về lòng từ ải mà trước đây ông chưa hề có. Nhưng chính vì ông có ý niệm ấy mà trong thâm tâm ông, ông thất vọng và tức giận vì nước Pháp đã đầu hàng, vì nhiều người Pháp khác không phản ứng bao nhiêu trước cử chỉ nhục nhã ấy, nhất là những người ông quen biết. Ông nói thẳng với tôi. Còn như tương lai thì ông chắc chắn rằng chế độ của chúng ta sẽ được cải tổ. Ông đau đớn mà nói ra tâm tình của ông khi ông chứng kiến sự bất lực chính trị của chúng ta trước thời chiến, ông nói: « Chính tôi đây, Tổng Thống Hoa Kỳ, nhiều khi tôi không nhớ nỗi tên những người cầm đầu chính phủ Pháp xuất hiện từng thời kỳ ngắn ngủn. Lúc này ông có mặt ở đây, hẳn ông nhậu thấy nước tôi tiếp đãi ông ân cần. Nhưng sau tấn bi kịch này ông còn giữ được địa vị của ông chăng ?»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #291 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2019, 12:21:42 am »


        Rất dễ mà nhắc lại cho Roosevelt nhớ rằng nước Mỹ tự ý sống biệt lập ở Tân Lục Địa có ảnh hưởng đến sự thối chí của chúng tôi sau trận thế chiến thứ nhất và sự thảm bại của chúng tôi trong giai đoạn đầu cuộc chiến thử hai này, nhưng nhắc lại cũng vô ích. Tôi cũng thấy không ích gì khi nói đến thái độ của ông đối với tướng de Gaulle và Pháp Chiến Đấu ; thái độ ấy đã làm cho phần lớn người thượng lưu Pháp giữ thái độ chờ đợi, thái độ ấy còn làm cho dân tộc Pháp trở lại tinh trạng bất ổn định chính trị mà ông bài bác là phải lắm. Rút cực, lời lẽ của Tổng Thống Hoa Kỳ cho tôi hiểu rằng phàm công việc của các nước với nhau lý trí và cảm tình không có sức nặng bao nhiêu so với thực tại hùng mạnh; điều đáng kể là người ta có thể lấy được cái gì và giữ được cái gì; nước Pháp chỉ có thể trông vào sức lực của mình để phục hồi địa vị ngày trước. Tôi nói cho ông biết điều ấy. Ông mỉm cười và kết luận: « Chúng tôi sẽ làm cái gì có thể làm được. Nhưng hẳn nhiên là không ai có thể thay thế dân tộc Pháp để phục vụ nước Pháp.»

        Câu chuyện chấm dứt. Cuộc hội đàm diễn ra trong văn phòng cửa Roosevelt, gần bàn giấy của ông bày kín những đồ vật kỳ dị: vật kỷ niệm, phù hiệu, linh vật giữ làm khước. Khi tôi ra về, Tổng Thống tiễn chân tôi vài bước, ông ngồi trên ghế có bánh xe để cho người đẩy. Ngoài hành lang một cái cửa mở ra: «Hồ tắm của tôi đây. Tôi bơi lội ở đây.» Ông nói với tôi như vậy, như thách đố cả tàn tật của ông. Trước khi rời khỏi Hoa Thịnh Đốn tôi trao cho ông một chiếc tầu ngầm nhỏ để bày chơi, máy móc tinh vi, do thợ máy xưởng đóng tầu Bizerte chế tạo. Ông cảm ơn tôi bằng một câu ngọt ngào và gửi tặng tôi bức hình ghi mẩy chữ: « Tặng tướng de Gaulle, bạn tôi! »

        Tuy nhiên, tám ngày sau, một người vô danh gửi cho tôi bản phóng ảnh một bức thư của Roosevelt gửi cho quốc hội, ông Joseph Clark Baldwin. Tổng Thống nói xa xôi, không biết đến một cuộc mua bản mờ ám nào của người Mỹ liên hệ đến một công ty Pháp, tức « Compagnie générale transatlantique », họ báo động công ty này phải coi chừng đừng để tôi hay biết, vì nếu tôi biết chuyện thì tôi có thể thanh toán viên giám đốc công ty. Trong bức thư ấy Roosevelt còn đưa ra lời xét định cá nhân tôi và những cuộc hội đàm với tôi: « De Gaulle đã cùng tôi xem xét đại thể các vấn đề thời sự. Nhưng chúng tôi cũng bàn định sâu xa về tương lai nước Pháp, thuộc địa Pháp và hòa bình thế giới. v.v. Còn như các vấn đề tương lai thì hình như có thể «thương lượng » được với ông ta, khi nước Pháp được đãi ngộ trên căn bản bang giao quốc tế. Ông ta rất nhạy cảm đổi với danh dự của nước Pháp. Nhưng tôi cho rằng bản chất của ông ta là ích kỷ.» Sau này tôi không thể biết được, khi tôi thảo luận những vấn đề của nước Pháp, Roosevelt cho rằng tôi ích kỷ cho nước Pháp hay ích kỷ cho ông.

        Ngày mùng 10 tháng bảy, lướt nhanh qua Nữu Ước. Người ta không muốn đem lại cơ hội cho những cuộc biểu tình của dân chúng, chỉ còn cách ngày bầu cử tổng thống có ba tháng, những cuộc biểu tình ấy có thể được hiểu là chống đối chính sách của Tổng Thống kể từ trước đến nay bởi vậy cho nên người ta xếp đặt trước giới hạn những cuộc tiếp xúc của tôi với dân chúng. Nhất là bấy giờ Dewey thống đốc bang Nữu Ước ra ứng cử với tư cách đối lập của Roosevelt. Tuy nhiên, tỉnh trưởng Fiorello La Guardia rất thân hữu với tôi, tiếp đón tôi rất long trọng ở tòa thị sảnh quy tụ một sổ người đông đảo. Sau đấy, ông đưa tôi đi thăm khắp nơi. Tôi đến đặt vòng Croix de Lorraine dưới chân tượng La Fayette. Tôi đến «Rockfeller Center» thăm tòa tổng lãnh sự của chúng ta do ông Guẻrin de Beaumont điều khiển. Tôi đến trụ sở «France for ever», một hội ái hữu quy tụ nhiều người Pháp và Mỹ đã nâng đỡ chúng tôi trong cuộc chiến, ông Henry Torres bày tỏ cảm tình của mọi người với tôi. Kiều dân Pháp ở Nữu Ước, thêm một số người đại diện các nơi khác, hội họp ở Waldorf-Astoria. Tôi đến thăm họ. Trong sẽ những người Pháp có mặt tại đây, nhiều người vẫn giữ thái độ dè dặt đối với tướng de Gaulle cho tới ngày nay. Một vài người lên tiếng chỉ trích, có khi xỉ vả nữa. Nhưng cuộc đón tiếp cực kỳ nồng hậu tối hôm ấy không cho thấy một ý kiến bất đồng nào. Đây là bằng chứng rằng, trong cuộc tranh luận lớn lao về nước Pháp, hẳn là chúng tôi sẽ thắng cuộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #292 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2019, 12:22:43 am »


        Tại Canada, người ta cũng hy vọng như thế, tất cả đều như sửa soạn để đem lại bằng chứng. Trước hết, khi tôi đến thăm tỉnh Quebec, tôi cảm thấy như bì chìm trong đợt sóng tự hào của người Pháp, rồi sau lại như bị chìm trong một niềm đau đớn khôn nguôi, cả hai đợt sóng như từ quá khứ xa xôi Lịch sử trào lên. Sau đấy chúng tôi đến Ottawa cùng với tổng đại sứ Vanier. Ông Mackenzie King, Thủ Tướng Gia Nã Đại, có mặt tại phi cảng. Tôi rất vui vẻ được tái ngộ với một nhân vật đứng đắn và hùng dũng trong vẻ giản dị, vị nguyên thủ quốc gia ngay từ lúc đầu đã đem hết uy quyền và kinh nghiệm ra phục vụ tự do. Gia Nã Đại đã theo gương ông ; cử chỉ ấy đáng khen khi dân tộc Gia gồm hai khối dân tộc sống chung với nhau nhưng không đồng hóa với nhau ; nhưng cuộc tranh chấp đã xa rồi, bây giờ không có quyền lợi nào trực tiếp xung đột nhau.

        Dưới sự khích lệ của chính phủ, bây giờ nước này đã nỗ lực thực hiện một lực lượng chiến đấu hùng hậu. Gia Nã Đại đưa ra mặt trận một quân số lớn lao có giá trị quân sự cao: những đơn vị lớn, những đoàn thủy thủ gia nhập Thủy Quân Hoàng Gia, những phi đội cung cấp cho Không Quân Hoàng Gia. Các xưởng vũ khí sản xuất một số quan trọng quân dụng của đồng minh, cả các xưởng máy và phòng thí nghiệm Gia Nã Đại cũng tham gia vào việc tìm tòi và thí nghiệm từ đó đã xuất hiện những trái bom nguyên tử thứ nhất. Theo nguồn tin bí mật thì người ta cho biết rằng những bác học gia Pháp như Pierre Auger, Jules Guẻron, Bertrand Goldschmidt đã được tôi cho phép tham dự vào các nhóm chuyên gia của đồng minh theo đuổi công việc cỏ vẻ thần bi này, họ đã đi gần tới đích. So sánh với những việc xảy ra trong cuộc đại chiến thứ nhất, thì lần này sự cố gắng của Gia Nã Đại cỏ tầm mức quan trọng quốc gia. Do đó mà chính phủ cũng như nhân dân đều có tinh thân thăng tiến, các bộ trưởng, nghị sĩ, dân biểu công chức và công dân đều vui vẻ thỏa mãn. Thủ tướng Mackenzie King đã trình bày với tôi những điểm trên đây và người hợp tác chính với ông, Ô. Louis Saint-Laurent, cũng nhắc lại như vậy, họ nhấn mạnh đến ý định của Gia Nã Đại là cổ gắng trong phạm vi của minh giúp đỡ việc tái thiết nước Pháp.

        Trong thời gian ở đây, tôi là tân khách của bá tước Athlone, toàn quyền Gia Nã Đại và phu nhân, công chúa Alice, cô của vua George VI. Họ tiếp đãi tôi nồng hậu làm tôi ghi nhớ mãi về sau ; họ mời nhiều nhân vật lại giới thiệu với tôi. Thời giờ ngắn ngủn không đủ để thực hiện những cuộc hội đàm, những cuộc tiếp tân cần thiết, để dự những buổi lễ long trọng tại đài chiến sĩ trận vong Ottawa, để thăm các phi công Pháp tập dượt ở vùng này, để tố chức một cuộc hợp báo, để đọc một bài diễn văn trả lời bài diễn văn của Ô. Saint-Laurent, bài diễn văn này sẽ đọc trước vị toàn quyền, các bộ trưởng, các công chức cao cấp và ngoại giao đoàn — phải chăng ít ra mình cũng phải có một bài diễn văn như vậy? Tôi nói đến những gì phải làm cho nền hòa bình ngày mai, đến sự hợp tác quốc tế, nhất là của Tây Phương, tôi nhấn mạnh đến phần đóng góp của người Pháp, rồi tôi kết luận: « Nước Pháp chắc chắn rằng các dân tộc hiểu biết nước Pháp sẽ đứng cạnh nước Pháp và đồng ý với nước Pháp. Nói thế nghĩa là nói rằng trước hết nước Pháp sẽ nhận được sự cộng tác của Gia Nã Đại.»

        Ngày 12 tháng bảy, tôi đến Montreal và được mọi người tỏ lòng vui mừng một cách cảm động. Sau cuộc tiếp đón ở tòa thị sảnh, tôi đến nghiêng mình trước hai đài chiến sĩ trận vọng Gia Nã Đại và Pháp, tôi đứng nói chuyện với một đám công chúng đông đảo tại hoa viên Dominion và các đại lộ kế cận. Thị trưởng là ông Adhẻmar Raynault, lớn tiếng nói với đồng bào của ông : «Đồng bào hãy tỏ cho tướng de Gaulle biết rằng Montréal là một tỉnh Pháp thứ hai trên thế giới !» Không ai có thể có một ý niệm về tiếng hoan hô vang như sấm động từ đáy con tim trào lên cửa miệng mọi người. Đến chiều, phi cơ chở chúng tôi về, và ngày 13 tháng bảy thì chúng tôi đã có mặt ở Alger.

        Và về đến nơi để thấy bản văn một bản tuyên ngôn của chính phủ Hoa Kỳ ngày hôm trước: « Hoa Kỳ thừa nhận Ủy Hội  Giải Phóng Quốc Gia Pháp có đủ tư cách để đảm nhiệm nền hành chánh nước Pháp». Ngay sau đó chính phủ Hoa Kỳ khởi sự điều đình với các ông Hoppenot và Alphand một thỏa ước cộng tác hành chánh trên các vùng được giải phỏng. Về phía người Anh thì Eden và Viẻnot đã đi đến một bản văn thỏa ưởc khả quan. Đến đầu tháng tám, Alger, Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn đã đồng ý với nhau trên những điều khoản chung. Những điều ký kết giống hệt đề nghị của chúng tôi đưa ra một năm trước đây. Trong các văn kiện người ta dùng danh xưng chánh thức để chỉ chính phủ lâm thời Cộng Hòa Pháp. Người ta không còn thái độ lưng chừng, người ta chấp nhận rằng chỉ có chính phủ này điều hành công quyền, gửi các cơ quan liên lạc đến tiếp xúc với các lực lượng đồng minh; chỉ có chính phủ này phát hành tiền tệ ở Pháp và cung cấp nhu cầu vật dụng cho quân đội Mỹ và Anh trên đất Pháp đổi lẩy Anh kim và Mỹ kim.

        Đến bây giờ các đồng minh trong mặt trận lớn ở nước Pháp mới đồng ý với nhau ! Tôi mừng cho quân đội đồng minh, sát cánh với quân đội của chúng ta và được lực lượng quốc nội của chúng ta giúp sức, sẽ từ Normandie tiến vào Ba Lê và từ phía nam tiến lên theo lưu vực sông Rhône! Từ Bắc Hải đến Địa Trung Hải, từ Đại Tây Dương đến sông Rhin, nước Pháp sẽ đánh đuổi được quân thù; từ 150 năm nay, không một cơn giông tố nào, kể cả trận bão này, có thể xúc phạm chủ quyền và tước bỏ cây súng cuối cùng của nước Pháp. Chúng ta trả lại cho nước Pháp độc lập, Đế quốc và kiếm cung.

(Hết tập 1)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #293 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2019, 12:25:02 am »

     
TẬP 2

HỒI KÝ CHIẾN -TRƯỜNG
1942 - 1944



        Lưỡi kiếm của nước Pháp thật là ngắn ngủn, giữa lúc đồng minh cuộc xung phong vào Âu Châu ! Trong lúc nghiêm trọng này, chưa bao giờ nước ta chịu thúc thủ vì chỉ có những lực lượng tương đối giới hạn như vậy. Những người chiến đấu cho cuộc giải phóng đều buồn rầu khi họ nhớ lại lực lượng của chúng ta ngày trước. Nhưng bù lại, cũng chưa bao giờ có một quân đội thiện chiến hơn ngày nay. Sự phục hưng này càng thêm giá trị vì chúng tôi đã đi từ một vực thẳm.

        Từ mười bốn thế kỷ nay, sức mạnh quân sự vẫn là bản chất thứ hai của nước Pháp. Nước Pháp đã nhiều lần coi nhẹ việc phòng thủ, không trọng đãi quân nhân, đã thua trận, nhưng đối với tôi thì lúc nào cũng có thể đánh những trận lớn. Những thăng trầm của thời đại hiện kim không làm cho nước Pháp mất ưu thế ấy. Sau sự nghiệp anh hùng của Nã-Phá-Luân, sau cuộc thảm bại 1870, chúng ta vẫn giữ được khí phách và phương tiện của một dân tộc mạnh. Chúng ta là dân tộc dẫn đầu trong cuộc chiến thắng năm 1918, chúng ta đã dẫn đầu những dân tộc khác. Quân đội của chúng ta đứng đầu các quân đội thế giới, hạm đội của chúng ta là một trong những hạm đội hùng mạnh nhất, không quân của chúng ta đứng hàng đầu, tướng lãnh của chúng ta lỗi lạc hơn cả, đó cũng là một điều tự nhiên phải có để đối với một dân tộc như dân tộc ta.

        Bởi thế cho nên sự sụp đổ năm 1940 và sự thoái bộ theo kiểu đó, nhiều người cho là quá ư tồi tệ và không thể cứu vãn được. Bất thần người Pháp mất cả ý thức về khả năng của mình, thế giới không còn giữ quan niệm về chúng ta như đã biểu lộ qua những giòng lịch sử. Nước Pháp không còn cơ may để phục hồi danh dự đối với chính mình và đối với nước ngoài nếu nước Pháp không tăng cường binh bị. Nhưng không có cách nào giúp nước Pháp phục hồi thống nhứt và uy tín mạnh mẽ bằng cách tin tưởng ở khả năng chiến đấu của mình. Quả vậy, người ngoài phải ngạc nhiên rằng, tuy chánh quốc suy sụp và đế quốc mới phục hồi, nhưng nước Pháp đã thành lập được một đạo quân chiến đấu khá anh dũng. Sau vụ thảm bại ở Sedan, Dunkerque, vụ đầu hàng ở Rethondes và Turin, sự chấp nhận thua trận và nô lệ của chính phủ Vichy, quả là nước Pháp đã phục hồi, khi lực lượng Pháp góp phần quan trọng và đắc lực vào cuộc chiến thắng, giữa lúc quân thù chiếm trọn lãnh thổ Pháp, hai triệu người Pháp bị cầm tù và chính phủ hợp pháp vẫn trừng phạt chiến sĩ giải phóng.

        Tại Phi Châu, số người động viên được, có đủ để thành lập một đạo quân đưa ra mặt trận. Tuy nhiên, con số chỉ hạn hẹp. Tuy rằng có thể một lính người bản xứ ở Algérie, Maroc, Tunisie, Phi Châu đen, Madagascar, nhưng chỉ có thể huấn luyện được một số ít quân nhân tại ngũ và trừ bị làm sĩ quan và chuyên viên. Phần chính yếu, chỉ có người Pháp chính thống cung cấp được sĩ quan và chuyên viên cần thiết để thành lập những đơn vị kim thời. Số dân nguồn gốc Pháp chỉ có 1.200.000. Nếu gọi nhập ngũ tất cả các hạng tuổi, kể từ hạng 1918, thì có thể đạt được con số 116.000, con số này đã khá cao rồi, vì chính phủ, hoạt động kinh tế và trật tự công cộng đã thu hút một phần lớn những người có khả năng. Mặt khác, nhiều binh sĩ đã bị quân Đức giam cầm từ năm 1940. Đành là «Pháp tự do» cung cấp được 15.000 thanh niên Pháp, đảo Corse cung cấp được 13.000, 12.000 thanh niên vượt biên giới sang I Pha nho, 6.000 đàn bà và thiếu nữ phục vụ trong các cơ quan, đành là người được động viên sẵn sàng nhập ngũ, nhưng dầu sao, cũng vẫn không đủ tài nguyên để tuyển mộ và huấn luyện sĩ quan và chuyên viên.

        Cần phải biết thêm rằng người Mỹ cung cấp khí giới và trang bị cho chúng ta, họ đặt điều kiện chúng ta phải chấp nhận quy luật tổ chức của họ. Theo hệ thống tổ chức Mỹ, thì trong số quân hiện dịch, họ cấp một số người lớn cho các dịch vụ và 
dự bị một số đông người để bổ xung sự tổn thất. Theo ý họ, thì các đơn vị chiến đấu phải được hỗ trợ bằng những hậu cứ trang bị thật dồi dào. Họ chỉ bằng lòng cấp vũ khí cho các sư đoàn Pháp khi biết chắc rằng các cơ quan vận tống cho các sư đoàn gồm một số người đông đảo và có khả năng. Trái lại, các bộ đội Phi Châu của chúng ta đã quen sống đơn giản, tự cho là xa phí khi sử dụng một số người đông đảo phục vụ các doanh trại, kho, đoàn tiếp vận và cơ xưởng. Bởi thế cho nên đã xảy ra những sự xích mích có khi gay go giữa bộ tham mưu của chúng ta và đồng minh, mặt khác, người Pháp cũng đau lòng vì phải giải tản những chi đoàn hùng tràng của mình để xáp nhập vào làm các lực lượng phụ thuộc.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #294 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2019, 12:25:25 am »


        Tướng Giraud là người thứ nhứt không chịu đựng nổi tình trạng ấy. Tại hội nghị Anfa ông đã nghe Roosevelt hứa trang bị hết các bộ đội của chúng ta thành lập được, ông hy vọng rằng có thể trang bị được 14 sư đoàn Pháp, miễn là chỉ dự định một số ít quân SỐ bảo trì và thay thế. Ông ta phải buồn rầu và phẫn nộ khi thấy các thanh tra ngoại quốc đến hạch sách đòi phải có số quân hậu cứ đày đủ. Hậu quả là phải giảm bớt số sư đoàn thành lập trước khi nhận được vật liệu viện trợ. Vả chăng chúng ta còn phải để lại lãnh thổ Phi châu của chúng ta một lực lượng tối thiều làm lực lượng chủ quyền. Sau hết, chúng ta phải dự trữ sẵn hai lữ đoàn để đưa sang Đông Dương ngay khi có cơ hội. Những lực lượng ấy được trang bị bằng vũ khí nước Pháp không cần phải theo chỉ tiêu của người Mỹ. Nhưng cũng cần phải có một số sĩ quan chỉ huy, thành thử chúng ta phải giảm sổ quân đưa ra mặt trận.

        Đối với tôi, tôi cũng khó chịu vì người Mỹ đòi hỏi phải chấp nhận sơ đồ tổ chức của họ mới được vay mượn vật liệu, nhưng tôi đồng ý rằng trận chiến Âu Châu ngày mai bắt buộc phải có một tổ chức dịch vụ rộng lớn. Ngoài ra, trong việc giao vũ khí, tôi muốn chấm dứt ngay những trục trặc làm chậm trễ việc gửi quân ra ngoài mặt trận. Tôi trở thành người duy nhất cầm đầu chính phủ, tôi có quyền để giải quyết vấn đề này. Sau khi duyệt xét quân số hiện dịch, những dữ kiện tổ chức không thể tiết giảm được, những điều kiện cung cấp vũ khí và trang bị, tôi ký sắc lệnh ngày mùng 7 tháng giêng 1944 ấn định toàn thể lực lượng bộ binh dự cuộc chiến ở đất Pháp : 1 bộ tổng chỉ huy, 3 bộ chỉ huy quân đoàn, 6 sư đoàn pháo binh, 4 sư đoàn thiết giáp, các dịch vụ và quân thay thế cần thiết. Thêm vào đó còn một sư đoàn pháo binh và 1 sư đoàn thiết giáp đã dự định nhưng chưa tổ chức xong. Nhưng đã có 3 đại đội người Maroc, 2 đại đội nhảy dù và một số biệt kích sẽ sát nhập vào các đại đơn vị của chúng tôi. Người ta không thể có một ý niệm về sự cố gắng của bộ tham mưu quân đội dưới quyền chỉ huy của tướng Leyer. Tuy thiếu thốn và dao động nhưng ông cũng thực hiện được một công cụ binh bị gương mẫu khiến cho nước Pháp có thể giải quân sang Ý, đưa ra mặt trận chánh quốc, sau hết, đưa sang Đức và Áo.

        Thủy quân của chúng ta cũng không kém hăng hái. Người ta đã chỉ chú trọng đến kỹ thuật và coi kỹ thuật như đời sống và hoài vọng của thủy quân, khiến cho thủy quân không hồi tỉnh được sau cuộc thử thách mới đây, nhưng bây giờ thủy quân đã được tổ chức lại và dự một phần tích cực vào cuộc thủy chiến. Đô đốc Lemonnier được bổ nhiệm tổng tham mưu trưởng vào tháng bảy 1943, tuy ông có bề ngoài khiêm tốn khéo léo, nhưng ông đã tỏ ra người tao cao trí cả trong việc tái tổ chức  thủy quân. Ngày 14 tháng 10-1943, kế hoạch võ trang của Lemonnier đề nghị được Ủy Ban Quốc phòng chấp thuận. Kế hoạch này trù tính đến mùa xuân năm tới, hạm đội của chúng ta có thể  cung cấp cho chiến trường: 2 thiết giáp hạm : Richelieu và Lorraine; 9 tuần dương hạm : Gloưe, Georges Leygues, Montcalm, Emile, Bertin, Jeanne d'Arc, Duguay Trouin, Duqucsne, Suffren, Tourville ; 4 tuần dương hạm : Fantasque, Malin, Terrible, Triumphant; 3 tuần dương hạm phụ : Caps des Palmes, Quercy, Barfleur ; 2 hàng không mẫu hạm: Béarn, Dixmude; 14 phỏng thủy lôi ; 18 tiềm thủy đỉnh ; 80 tàu nhỏ ; hộ tống, chở dầu, khu trục, trinh sát, vớt mìn.

        Kế hoạch này trù liệu sửa chửa và tối tân hóa khi giới của phần lớn số tàu đã bị xưởng thủy quân phá hủy phân nửa, số tàu ở Casablanca khả năng rất giới hạn, số tàu ở Dakar mới khởi đóng chưa thể dùng được nhưng các căn cứ ở Brooklyn và Bermudes của đồng minh nhận hoàn tất việc trang bị. Như vậy, chương trình đã được thực thi. Thèm vào số tàu trên đây còn có : hai phóng thủy lôi Tigre và Trombe trước đây bị người Ý tịch thâu và chúng ta đã thâu hồi : một trong những tiềm thủy đỉnh của họ: chiếc Bronzo, giờ lấy tên mới là Narval; 4 chiến hạm hạng nhì của người Anh để lại, 6 phóng thủy lôi hộ tống của người Mỹ viện trợ, chiếc thử nhất, tên Sénégalais do chính tay Roosevelt long trọng trao cho thủy quân của chúng ta. Mặt khác, 6 tiểu hạm đội thủy phi cơ được võ trang lại, nhờ thế không thủy lực Pháp lại cất cánh bay trên trời Đại Tây Dương. Sau hết, hai chi đoàn thiết giáp pháo binh, một đại đội trọng pháo, nhiều bộ đội tập kích sẽ theo thủy quân tham dự trận đánh lục địa, 22 ổ dại bác bờ biển và 7 căn cứ phòng không sẽ tham dự việc phòng thủ hải cảng Phi Châu và đảo Corse.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #295 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2019, 12:25:54 am »


        Ba mươi phi đội, đó là lực lượng không quân mà chúng ta sẽ thành lập và mùa xuân 1944 theo kế hoạch của tướng Bouscat đề nghị và được chấp thuận ngày 22 tháng mười 1943 bởi Ủy Ban Quốc Phòng; 7 phi đội trong số có 4 phi cơ khu trục và 3 phi cơ oanh tạc, đặt căn cứ tại Anh : 21 phi đội, trong số có 8 phi cơ khu trục, 4 oanh tạc cơ, 6 phi cơ không phòng bờ biển và lãnh thổ, 1 trinh sát, 2 vận tải hoạt động ở Địa Trung Hải, 2 phi đội khu trục hoạt động bên Nga. Ngoài thực tế thì sau cuộc chiến chống lại đồng minh, không còn có phi cơ Pháp ở Algérie, Maroc, Tunisie, trước đây đồng minh là địch, nhưng bây giờ họ nhận cung cấp rộng rãi cho Bắc Phi các phi cơ trong không đội của chúng ta. Người Anh và người Nga trang bị các không đội Bắc Phi. Bouscat chỉ huy không quân Pháp một cách có phương pháp và uy tín tuy rằng phải hấp tấp sử dụng những loại phi cơ mới, không quân phải bất thần xáp nhập toàn bộ không lực đồng minh, cần phải tập quen ngay thể thức và thủ tục; nhưng không quân Pháp hăng hái để chiến đấu hơn bao giờ.

        Tổng cộng, tôi thành lập được một chiến đấu đoàn gồm 230.000 người, một lực lượng chủ quyền gồm 150.000 người, một hạm đội 320 000 tấn với 50.000 thủy binh; 1.200.000 tấn tàu chồ hàng và thương thuyền lớn, hai phần ba trang bị Pháp, một không lực 500 phi cơ chiến đấu với nhân số 30.000 người. Một phần lớn lực lượng do đồng minh cung cấp dưới hình thức vay thuê, theo thỏa ước ký kết, chúng ta bù lại họ bằng cách cung cấp những dịch vụ : hải cảng, chuyên chở, giao thông, truyền thông, thiết trí, nhân công vv... về phương diện tinh thần, quân đội của chúng ta thấy lại được lẽ sống trong sự vui mừng khôn tả, họ trút bỏ được những ảm ảnh và trù yểm đã làm tê liệt và lầm lạc một số đông người. Bộ đội và thủy thủ của chúng ta hăng hái tiếp nhận vũ khí và quân dụng tối tân, vui mừng khi nhận được lệnh lên đường của các đơn vị ra ngoài mặt trận. Trong thời gian ấy, tôi đã đi thanh sát từng chi đoàn, từng chiến hạm, từng tiêu phi đội. Nhìn vào mắt người nào tôi cũng thấy ánh lên sự hãnh diện binh nghiệp. Giòng máu chinh phu của người Pháp vẫn sống động !

        Về phía những người chiến đấu ở bưng biền họ cũng chửng tỏ điều đó. Cho đến cuối năm 1944 họ chỉ có một quân số ít ỏi và hiếm hoi. Nhưng từ đấy trở đi họ đã thêm nhiều hy vọng, đồng thời số người muốn chiến đấu cũng gia tăng. Ngoài ra, việc cưỡng bách lao công, mỗi tháng tuyên mộ 500.000 thanh niên, phần nhiều là thợ thuyền, đưa sang Đức, việc giải tản «quân đội đình chiến», những biện pháp ấy đã xô đẩy nhiều người không chịu nghe theo phải chọn con đường chiến đấu bí mật. Chiến sĩ bưng biền họp lại từng nhỏm nhỏ hay lớn, mỗi ngày mỗi thêm nhiều, họ đánh những trận du kích, họ đóng một vai trò quan trọng tiêu mòn lực lượng dịch, và sau này, trong sự triển khai chiến trường trên đất Pháp.

        Điều kiện thành lập, sanh sống và chiến đấu của những đoàn quân tự động thành lập tất nhiên rất khác biệt nhau tùy môi trường hoạt động và vũ khí sử dụng. Trong dịp này người ta thấy những mô đất thiên nhiên ở Pháp trở lại quan trọng như thời xưa, khi người Celtes, Gaulois và Francs ở khắp nơi chiến đấu lẻ tẻ để bảo vệ nền độc lập và chống lại kẻ xâm lăng. Người Nhật Nhĩ Man, La-Mã và Sarrazins. Những miền Massif Central, Alpes, Pyrênẻes, Jura, Vosges, Ardennes, Bretagne nội địa, đều là những môi trường hoạt động tốt của các chiến sĩ bưng biền. Vả chăng, chính những nơi ấy các phi cơ đồng minh có địa điểm tốt hơn cả để thả dù xuống những nhân viên và « đặc phải viên». Những nơi xa bờ biển, đô thị lớn và trục lộ giao thông, quân địch ở thưa thớt, việc cảnh bị cũng sơ sài. Những ngọn núi già mưa nắng soi mòn và phủ kín rừng cây xử Auyergne, Limousin, cẻvennes, Lannemezan, những đồi cao phủ rừng và hiểm trở vùng Vosges, Juras, Langres, Morvan, những triền dốc vùng Ardennes Pháp và Bỉ. Những truông, rừng, hang hốc và hồ ao ở Ar-goat, đều là nơi trú ẩn của quân kháng chiến trong những ngày chờ đợi lâu dài, họ dùng làm căn cứ để phục kích, làm chỗ rút lui sau khi đụng độ. Nào ai còn có thể nói đến « nước Pháp ngọt»?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #296 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2019, 12:26:13 am »


        Người ta hợp lại từng toán vài chục đồng chí. Thường thường đây là số nhiều nhất có thể tập trung lại một điểm, vì nơi ẩn nấp hẹp và tiếp tế khó khăn. Phải dùng đến nhiều đường liêu lạc có khi từ nơi rất xa và giữ thật chu đáo mới thành công được. Khi đã nhập đoàn thể không nghĩ đến ngày về. Người ta nấp trong những hầm núp đào dưới đất, những hang, hố, nhiều khi trong một cái lều, các trại bỏ hoang. Người ta phải chịu đựng cơ cực, rét mướt, mưa gió, nhất là lo sợ. Chiến sĩ bưng biền phải luôn luôn trong tình trạng báo động, sẵn sàng để chuồn đi nơi khác, họ được báo trước nhờ một hê thống đồng minh hoạt động từ các thị trấn, các đồn bót, có thể là các phòng giấy cơ quan công quyền. Những hệ thống này cho họ biết cơ hội hành động và báo trước những sự nguy hiểm. Các nông trại và các làng lân cận tiếp tế lương thực cho những toán quân nhỏ bẻ ấy. Con nít, con gái, bô lão thỉ dùng làm liên lạc viên, đỡ lo bại lộ. Dân quân Pháp giúp đỡ những thanh niên can đảm ấy trong yên lặng và hung bạo. Địch báo thù bằng cách xử bắn dân chúng, những người họ nghi là đồng lòa, họ đưa bộ lão đi đày, họ đốt nhà từng xóm trọn.

        Phục kích một đoàn xe Đức đi qua đường gần đấy, bẻ đường ray một chuyển xe hỏa chở nhân viên hay vật liệu của địch, đánh úp một toán tuần tiễu hay một đồn canh gác lơ là, phá hủy xe để trong kho, ét xăng, khí giới, đạn được, quân du kích dùng những trận đánh nhỏ ấy cho đến ngày đồng minh đồ bộ mở ra cho họ một môi trường hoạt động rộng rãi hơn. Khi đã quyết định làm việc gì họ phải sửa soạn thật chu đáo và họ có ít người và ít khí giời, họ phải ra tay ngay vì phải đánh bất ngờ mới thành công. Làm xong phải thu thoát ngay vì địch sẽ đưa quân đến ngay chặn đường và lục soát quanh vùng. Khi đã thụt xuống dưới đất, đội quyn bưng biền tính sổ cuộc đánh úp giữa lúc còn nghẹt thở. Vẻ đắc thắng hiện rõ trên mặt khi họ thấy lính Đức ngã gục, xe bốc cháy, toa xe lửa lộn nhào, khi họ thấy một toán quân Đức thua chạy, khi họ cướp được súng của Đức thua chạy! Nhưng cũng nhiều khi địch tiến vào được mật khu ! Bấy giờ cuộc đụng độ thật là ác liệt. Nếu núng thế thì những người không thoát ra được sẽ bị giết chết ngay tại chỗ hay sau khi xét xử qua loa cho có hình thức rồi đua ra bắn bỏ trên bờ ruộng. Mặc dù họ chết đứng một cách ngay ngắn hay ngã gục vì vết thương, họ cũng hô to : « nước Pháp muôn năm ! », họ trừng mắt nhìn thẳng vào người Đức bồng súng bắn họ. Sau này, một tấm bia dựng lên tại chỗ sẽ nhắc nhở cho người đời biết rằng nơi đây là mồ chôn một chiến sĩ anh hùng. Hình Croix de Lorrain khắc trên đá sẽ cho biết tại sao họ chết và chết thế nào.

        Nhưng phần lớn đất đai trong nước không thuận lợi cho đời sống bưng biền. Những người không đầu hàng sẽ chia ra từng toán nhỏ hay sống mỗi người một nơi. Kháng chiến sẽ cung cấp cho họ giấy tờ giả mạo vì kháng chiến có nội ứng làm trong các bộ, các tòa hành chánh, các sở cảnh sát, họ sẽ nhập bọn với tiêu phu, thợ đá, sửa đường, họ ngủ trong những nông trại hẻo lánh hay trộn lẫn vào số dân cư đông đúc các thành phố lớn. Nhiều khi các xưởng kỹ nghệ, các công trường, các phòng giấy tìm cho họ chỗ ẩn núp để chờ đợi một chuyến tập kích, sau đó họ trốn biệt. Những phần tử du kích ở tản mác này chỉ thực hiện những công tác nhỗ. Nhưng bù lại họ thực hiện rất nhiều. Những người Đức đi một minh bị hạ, những trái lựu đạn nổ tung dưới gót kẻ chiếm đỏng, những gói chất nổ làm hư hại xe cộ. Trong vùng ven đô, miền bắc Lyon v.v..., sự phá hoại nhỏ xảy ra một cách thường xuyên. Thậm chí chúng ta phải tổ chức một cơ quan bảo vệ để cứu vãn một số thiết-trí cần thiết cho quân đội sau này.

        Tất nhiên, không thể nào biết đúng số những phấn tử này vì họ không có danh sách, không có sổ sách gì cả. Từ khi thành lập đạo binh bí mật vào đầu năm 1943, chúng tôi ước lượng tổng số độ 40.000 người, không kể 30.000 đàn ông và đàn bà tham dự 60 hệ thống bí mật của chúng ta. Một năm sau, ít nhất có 100.000 chiến sĩ bưng biền ở các vùng thôn dã. Ngay từ lúc khởi sự trận đánh ở Pháp, con số vượt quả 200.000. Ngoài thực tế thì số quân trong nước tùy thuộc trực tiếp số vũ khí cung cấp cho họ. Bất thần một nhóm nhận được đầy đủ vũ khí cần thiết thì số người tình nguyện kẻo đến đông đảo. Ngược lại, một trưởng toán không có vũ khí phải từ chối không nhận số người tham gia. Xem như vậy thì người ta thấy vấn đề cung cấp vũ khí cho quân kháng chiến là một trong những bận tâm hàng đầu của chính phủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #297 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2019, 12:26:53 am »


        Ngay tại nước Pháp cũng khó tìm ra vũ khí. Đành rằng một số đơn vị quân đội đã chôn giấu từ năm 1940, nhưng hầu hết các hầm chôn đều bị kẻ thù khám phá hay được Vichy trao cho họ, các chiến sĩ chỉ có một số ít khí giới Pháp. Chúng tôi  có thể đưa đến cho họ từ Bắc Phi, nhưng số vũ khí ở Bắc Phi cũng hiếm hoi, còn các căn cứ không quân của chúng ta thì ở xa nước Pháp. Còn như số vũ khí chiếm được của người Đức thì số lượng chỉ đáng kể từ khi có những cuộc đụng độ lớn vào mùa hạ 1944.

        Như vậy thì cũng lại đồng minh nắm hết phương tiện chiến đấu. Mặc dầu chúng tôi luôn luôn can thiệp mạnh mẽ họ cũng đợi biết rõ ngọn nguồn mới chịu gửi phi cơ đặc biệt sang Pháp thả xuống súng trường, tiểu liên, súng lục, lựu đạn, đại liên và súng cối. Vả chăng, mặc dầu hết sức cẩn thận, phân nửa vật liệu thả dù xuống vẫn rơi vào tay địch. Nhưng chẳng bao lâu mật vụ Mỹ và Anh ý thức được tầm quan trọng của kháng chiến Pháp, bộ chỉ huy đồng minh ước lượng được hiệu lực của hình thức chiến tranh này, một hình thức mới đối với bộ tham mưu chỉ biết có những trận đánh quy mô. Cho đến lúc cuối cùng, số vũ khí cung cấp cũng quả ít ỏi so với số họ đòi hỏi trong vô vọng. Tổng cộng, có đến hơn nửa triệu vũ khí cá nhân và 4.000 vũ khí tập thể gửi cho các lực lượng bí mật, các đồng minh cung cấp 4 phần trăm.

        Các bưng biền, các hệ thống bí mật, các phong trào nâng đỡ họ, các hoạt động tuyên truyền yểm trợ họ, đều cần ít nhiều phí. Chính phủ cố gắng gửi đến thứ tiền tệ tiêu xài được không đến nỗi bại lộ. Trước hết chúng tôi dùng hết khối lượng giấy bạc của ngân hàng Pháp ở Anh, Phi Châu và Antilles. Sau dùng đến những «phiếu giải phóng» do chính phủ phát hành ở Alger, được đại lý ở Ba-Lê bảo lãnh và đổi ra tiền tại các cơ quan tín dụng hay tư gia. Giữa lúc khủng hoảng lên cao độ, các lãnh tụ địa phương dùng đến biện pháp tịch thu tiền bạc để đối phó với các nhu cầu cần thiết, rút cục, trách nhiệm sẽ về phần chính phủ. Tổng cộng có đến hơn 10 tỷ quan đã được chính thức cấp phát cho kháng chiến, bây giờ số tiền ấy tường đương với 100 tỷ. Tuy rằng đã có nhiều sự lạm dựng, nhưng những sự chi tiêu cũng hợp lý đến ba phần tư, theo bản phúc trình của Thẩm Kế viện.

        Ai là trưởng toán những nhóm người ấy ? Hầu hết là những người tự xưng là thủ lãnh, mọi người thừa nhận họ vì ảnh hưởng và khả năng của họ. Phần nhiều họ xứng đáng với lòng tin cẩn tối thiểu của quần chúng. Một vài người ngoại lệ phạm vào những hành động bỉ ổi. Nếu người ta nghĩ đến điều kiện họ đứng ra tổ chức và cầm đầu những toán kháng chiến giữa lúc tướng sĩ từng loạt khước từ chế độ Vichy, thì ắt là người ta phải cho rằng những lãnh tụ ngẫu hứng và lẻ loi điều khiển một công việc ghê gớm, đều là những người tận tâm phục vụ tổ quốc. Vả chăng khi địch đã chiếm trọn vùng tự do, và giải tán quân đội đình chiến, khi người ta không còn cảm tình và người ta vứt bỏ những ràng buộc pháp lý với thống chế, thì nhiều sĩ quan và hạ sĩ quan trong quân đội chánh quy cũng kéo ra bưng biền theo lời kêu gọi của phong trào O.R.A, lãnh tụ là tướng Revers.

        Nếu các lực lượng bí mật còn tự động hoạt động từng toán riêng rẽ theo ngẫu hứng thì không thể nói đến việc đặt họ vào kỷ luật, bắt họ chấp nhận một cấp bậc nào, cũng như không thể ra lệnh từ Alger hay Luân Đôn giao phó cho họ một công tác nhất định ở nơi nào. Nhưng để cho họ hoạt động tự do không có lệnh của trung ương chỉ huy thì họ cũng gây ra nhiều tai họa nghiêm trọng. Họ có thể hùa theo các «công ty lớn»1 gây tao loạn hay để cho cộng sản chi phối. Quả vậy, phe cộng sản đã nắm được những nhóm Francs - Tireurs và Partisans chiếm gần một phần ba bưng biền. Nếu de Gaulle không thu phục được hết các hội, đoàn và nhóm, thì những nhóm ấy sẽ trở thành một lực lượng tay sai cho kẻ muốn cướp chánh quyền chứ không phục vụ chánh quyền. Ngoài ra, những yếu tố khác không biết xáp nhập vào đâu sẽ bị nhóm ấy thu hút, vả chăng, bây giờ là thời kỳ cộng sản cố gắng đoạt lấy Hội Đồng quốc gia kháng chiến, đưa hội đồng đến các thế hành động như một chánh phủ quốc nội đối với Alger, họ chụp mũ « ủy ban hành động » cho tất cả các nhỏm bí mật trong đó họ giữ vai trò chủ lực.

------------------
        1. Có lẽ De Gaulle muốn nói đến mống đồng minh lớn muốn xâu xé nước Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #298 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2019, 12:27:13 am »


        Bởi thế cho nên chúng tôi thành lập tại Pháp một hệ thống không có ý cưỡng ép sáng kiến và phối trí của các nhóm bưng biền, nhưng đặt họ dưới quyền chỉ huy Pháp và cho họ thấy cố sự chỉ huy ấy. Trong mỗi khu hành chánh và trong một vài quận, hành chánh đặt một « đại lý quân sự » do tôi chỉ định, ông này giữ liên lạc với các nhóm vũ trang trong vùng phối hợp hoạt động của họ và móc nối họ với trung ương bằng vô tuyến điện, trao chỉ thị cho họ và nhận đơn xin của họ, điều động những chuyến phi cơ thả khí giới xuống bưng biền. Chúng tôi cũng cử người đi thanh tra : Michel Brault thanh tra toàn quốc, Georges Rebattet khu nam, André Brozen - Fayerceau khu bắc. Sau khi định bắt giam tướng Delestraint chỉ huy phó của ông, tướng Desmazes, phụ tổ của ông, đại tá Gastaldo, đạo quân bí mật đã có vị tham mưu trưởng mới là đại tá Dejussieu, Ngoài ra tôi còn chí định một « đại úy quân sự toàn quốc», nghĩa là một sĩ quan tham mưu đại diện quyền chỉ huy của chính phủ đối với tất cả các lực lượng kháng chiến bưng biền, hệ thống mật, toán phá hoại; đại diện này cũng thay mặt chính phủ bên cạnh Hội đồng Quốc gia Kháng chiến. Louis, Mangin, đại tá Ely, Maurice Bourgès- Maunourv, Jacques Chaban-Delmas, ba người kế tiếp nhau giữ nhiệm vụ ấy một nhiệm vụ đòi hỏi mềm dẻo và cương quyết và họ đã tỏ ra xứng đáng với chức vụ.

        Dần dần, trong những khu vực thuận tiện, các lực lượng quốc nội mỗi ngày mỗi gia tăng, địch cho thấy nhiều dấu hiệu tan rã, chúng ta có thể thực hiện những hoạt động toàn bộ, bấy giờ sẽ xuất hiện những lãnh tụ, sĩ quan có huấn luyện hay không, nắm quyền chỉ huy toàn thể hay từng phần chiến si bưng biền trong khu vực. Chúng ta đã có thiếu tá Valetle d‘Ozia tại Hautc- Sayoie, đại tá Romans-Petit ở Ain, tướng Audlbert ở Bretagne, các đại tá Guillaudot ở Ile-et-Vilaine, Morice ở Morbíhan, Garcỉe, Guẻdin, Guingouin ở Auyernge và Limousin, Andrẻ Malraux ở Cor- rèze, Lot, Dordogne, Rayanel ở Haute-Garonne, Pommiès ò Pyrlnées, Adeline ở Gươnde, Grand- val ở Lorraine, Chevance-Bertẹn ở Provence, Rol và Marguerittes ở Ba-Lê, Chomel ở Tourraine, Bertrand ở Berri, v.v...

        Nhưng, ngay từ ngày đổ bộ, đã phải có cách làm cho các yếu tố tản mác ấy tham dự vào cuộc hành quân của đồng minh, bộ chỉ huy quân sự chỉ định cho họ những mục tiêu nhất định, đem lại phương tiện cho họ hoạt động đúng cách. Còn như những cuộc phá hoại để làm tê liệt hoạt động của địch thì chúng tôi đã liên lạc từ lâu với những chuyên viên có thẩm quyền trong mọi lãnh vực để phá hoại những kế hoạch toàn bộ. Đây là trường hợp các kế hoạch sau đây : «kế hoạch xanh» áp dụng cho các đường ray xe hỏa do các lãnh tụ «kháng chiến sắt» đề nghị ; «Kế hoạch tím» với sự đóng góp của bưu điện kháng chiến, thí dụ Debeau- marché, thực hiện sư truyền tin bằng điện tín và điện thoại, nhất là việc đặt dây cáp ngầm ; « Kế hoạch rùa », trưởng toán là Rondenay, trù định việc cắt đường lộ ở những điểm thích hợp, « Kế hoạch lam » trù định việc vô hiệu hóa những trung tâm điện lực. Nhưng mặt khác, cũng phải làm cách nào để đến lúc hữu sự, hoạt động địa phương của các nhóm bí mật trở thành nỗ lực của quốc gia và có đủ tỉnh cách vững chắc để trở thành một yếu tố chiến lược đồng minh. Sau hết, phải đưa các chiến sĩ từ trong bóng tối ra xáp nhập vào các lực lượng khác để trở thành một quân đội Pháp duy nhất.

        Bởi vậy cho nên tháng ba 1944, tôi thành lập « Lực lượng Pháp quốc nội» bao trùm toàn thể các toán bí mật, tùy theo tình thế thuận tiện các toán phải tự tổ chức thành đơn vị quân sự đúng luật : toán, liên đội, đại đội, chi đoàn. Các sĩ quan chí huy sẽ tạm thời mang cấp bậc tương đương với số quân dưới quyền. Hẳn là những biện pháp này sẽ gây ra tình trạng nhiều lon gắn trên mũ nồi và tay áo quả là quá đáng. Sau này các ủy ban tới định đẳng cấp sẽ xếp đặt lại. Nhưng tôi nghĩ rằng đặt các toán bí mật vào quy luật, chung cục sẽ phục vụ nên thống nhất quốc gia. Đến tháng tư tôi bổ nhiệm tướng Koenig chỉ huy trưởng lực lượng quốc nội và gởi ông sang Anh làm việc bên tướng Eisenhower. Đây là vị trí tốt hơn cả để điều động kháng chiến và liên kết với chiến thuật chung, ông có đủ phương tiện để liên lạc với kháng chiến, để cung cấp cho họ vũ khí và yểm trợ. Ngoài ra, Koenig còn đặt dưới quyền chỉ huy của mình những phần tử ngoại kiều hoạt động cho đồng minh trên lãnh thổ của chúng ta dưới những tên : « Alliance » « Buck-Master », « War Office»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #299 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2019, 12:27:39 am »


        Nước Pháp sẽ sử dụng cách nào những lực lượng mới tổ chức lại ? Về phương diện này, chính phủ  lưỡng đầu đã cản trở nhiều quyết định trong một thời gian. Nhưng tinh trạng ấy chỉ xảy ra trong thời kỳ tương đối ồn định sau trận Tunisie và trước trận Ý Đại Lợi. Vả chăng lúc ấy Giraud cũng có những cái nhìn toàn bộ như tôi. Đên mùa thu 1943 người ta đã thấy viễn ảnh một cuộc tấn công vào đại lục. Đồng thời tôi là người duy nhất lên cầm quyền. Giữa lúc phải hành động tôi xin thú thật rằng tôi rất lúng túng vì chỉ có những quyền hạn hạn hẹp trong một liên minh quân sự mà lực lượng Pháp không phải là lực lượng chính yếu.

        Quan niệm của tôi về việc chỉ đạo cuộc chiến vẫn là quan niệm tôi đã có từ năm 1940. Quân đội của chúng ta tái lập ở Phi Châu sẽ trở về chánh quốc, hiệp lực với quân đội bí mật để giải phóng nước Pháp, sau đó sẽ tham dự vào việc tiến quân sang Đức và chiếm lấy những quyền lợi cần phải có để có mặt trong việc kết thúc chiến tranh. Như vậy lực lượng đồng minh sẽ tiến vào lãnh thổ Pháp bằng hai ngả: Một cuộc đổ bộ ở phía Bắc và một cuộc đồ bộ ở phía Nam, chúng ta sẽ tham dự nhiều vào cuộc đổ bộ phía Nam. Trong khi chờ đợi, Tây Phương nên tấn công nước Ý, vừa để tiêu mòn lực lượng Đức, vừa dễ giải tỏa các trục lộ giao thông đường biên, các bộ đội lục quân, thủy quản và không quân của chúng ta sẽ tham dự vào cuộc tấn công ấy.

        Nhưng chiến lược của đồng minh vẫn chưa nhất quyết con đường nào. Đến tháng chín 1943 họ đã đồng ý tiến vào nước Ý. Nhưng họ không đồng ý về những việc phải làm sau đó. Vì phía Hoa Kỳ thì họ cho rằng có thể đánh Âu Châu bằng ngả đường ngắn nhất nghĩa là đánh thẳng vào nước Pháp. Đặt chân lên Normandie rồi từ đấy tiến vào Ba Lê; đổ bộ lên Provence và theo lưu vực sông Rhône mà tiến lên ; họ định phối hợp hai mặt trận với nhau. Sau đó các đơn vị đồng minh Bắc và Nam sẽ nhập làm một chiếm đóng từ Thụy Sĩ đến Bắc Hải và sẽ vượt sông Rhin. Đối với người Mỹ thì chiến trường nước Ý chỉ là một thế trận vòng vo không nên làm sút giảm nỗ lực chính yếu.

        Người Anh, trước hết là Churchill, lại có cái nhìn khác. Dưới mắt họ thì kế hoạch Mỹ nhắm vào chỗ mạnh nhất của địch, một cách bắt bò mộng bằng hai sừng. Tốt hơn hết là nên đánh những chỗ mềm yếu, đánh vào bụng bò. Đáng lẽ chọn mục tiêu trực tiếp là nước Đức và vượt qua nước Pháp để đạt tới đích, người Anh muốn tiến quân vào vùng Danube, qua Ý và miền Balkans. Như vậy, nỗ lực lớn của đồng minh là tiến quân mạnh qua bán đảo Ý, đồ bộ lên Hy Lạp và Nam Tư, thúc đẩy người Thổ can thiệp, rồi chiếm lấy Áo, Bô Hêm, Hung.

        Tất nhiên chiến lược này phải hợp với chính sách của Luân Đôn, muốn đạt được ưu thế của người Anh ở Địa Trung Hải họ sợ nhất là quân Nga lai vẵng đến đây để thay thế quân Đức. Tại hội nghị Téhéran và Le Caire, trong những thông điệp của Thủ tướng Anh gửi cho Tổng Thống Mỹ, trong việc nghiên cứu của cơ quan Anh - Mỹ tên là «Combined Chiefs of Staff Committee» ở Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi biết rằng người Anh cố gắng vận động để kế hoạch ấy được chấp thuận.

        Nhưng dù dồng minh có cẩn thận không cho chúng tôi tham dự cuộc thảo luận, bây giờ chúng tôi cũng có những lực lượng khá quan trọng để làm cho người ta không thể bỏ qua những quyết định của chúng tôi. Tuy không đến nỗi thừa nhận quan điểm Churchill có những khía cạnh đáng quyến rũ, nhưng tôi không biểu đồng tình. Đứng về phương diện quân sự, cuộc hành quân từ Địa Trung Hải tiến vào Trung Âu có nhiều bất trắc. Cứ cho rằng đồng minh có thể đánh tan mau lẹ lực lượng địch ở nước Ý, người ta cũng còn phải vượt qua những bức tường đồ sộ dãy núi Alpes, vả chăng không có gì cho thấy sẽ đánh địch xong mau lẹ ở Ý. Nếu có thể đổ bộ lên vùng Dalmatie thì làm cách nào vượt qua những núi ở Nam Tư? Hẳn là có thể đặt chân lên Hy Lạp, nhưng tiến lên phía Bắc thì vấp phải những dãy núi hiểm trở miền Balkans ! Thế mà quân đội Mỹ — Anh chỉ được huấn luyện để hoạt động ở đồng bằng với sự yểm trợ quan trọng của cơ khí, và không phải chịu dựng nhiều thiếu thốn nhờ sự tiếp tế dễ dàng và đều đặn. Tôi thấy họ sẽ lâm vào tình trạng khó khăn nếu họ tiến vào bán đảo Balkans núi non hiềm trở, không có hải cảng thuận tiện dùng làm căn cứ, về phương diện giao thông thì chỉ có những trục lộ xấu và thưa thớt, hỏa xa ít và chậm chạp, trước mặt họ thì quân Đức thiện chiến, có tài lợi dụng địa thế hiểm trở vùng núi. Không ! Nhất định phải quay về nước Pháp mà tìm giải pháp ; đất Pháp thuận lợi cho những cuộc hành quân mau lẹ, gần kề các căn cứ không quân và thủy quân, quân kháng chiến hoạt động ở hậu cứ của địch sẽ là một quân bài chủ chốt của chiến lược đồng minh.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM