Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:48:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37834 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #280 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 11:20:16 pm »


        Thau nước lạnh tiếp theo thau nước nóng dội xuông. Ngày 14 và 17 tháng tư, Ô. Duff Cooper đến thăm tôi và thông báo cho tôi biết một tin của Thủ Tướng Anh. Theo đại sứ thì Thủ Tướng rất khó chịu vì tình trạng liên lạc của tôi với tổng thống Roosevelt. Nhưng ông tin rằng nếu tôi chịu gặp Roosevelt với tư cách cá nhân thì mọi việc sẽ tốt đẹp hơn. Nhất là vấn đề thừa nhận Ủy Hội Giải Phóng chắc chắn sẽ được giải quyết. Ông Churchill sẵn sàng chuyến đạt lời yêu cầu của tôi tỏ ý muốn sang Hoa Thịnh Đốn, ông bảo đảm rằng sẽ có phúc đáp thuận lợi.

        Tôi tuyên bố với Duff Cooper rằng sự mời mọc ẩy chẳng ra mời mọc, cũng như những sự mời mọc khác chẳng phải mời mọc nốt, tôi không thấy gì là hấp dẫn. Nếu tổng thống Hoa Kỳ muốn tiếp đón nguyên thủ chính phủ Pháp thì ông cứ việc mời đến. Trong trường hợp ấy tôi sẽ lên đường ngay. Nhưng tại sao tôi lại cầu xin tổng thống chấp thuận cho tôi vào yết kiến, mặc dầu qua sự trung gian của Ô. Churchill ? Người ta sẽ bàn tán về cuộc vận động của tôi như thế nào trong khi Ô. Roosevelt công khai tuyên bố rằng chủ quyền của nước Pháp tùy ông định đoạt ? Đối với tôi, tôi không có gì để cầu xin tổng thống cả. Chính phủ Pháp không bận tâm với hình thức thừa nhận nữa. Điều cần thiết là được dân tộc Pháp thừa nhận. Chúng tôi đã đạt được kết quả ấy. Đồng minh có thể giúp chúng tôi xuất đầu lộ diện khi cần. Đồng minh đã không giúp chúng tôi. Bây giờ việc ấy không quan trọng nữa.

        Còn như sự liên lạc của nền hành chánh với việc chỉ huy quân sự, tôi cho đại sứ biết rằng không có gì khó khăn khi việc chỉ huy quân sự không làm gì để lấn át quyền hành của chúng tôi. Nếu không được như vậy thì nước Pháp còn là rối loạn. Nhưng sự rối loạn ấy sẽ tai hại cho cuộc hành quân và cho chính sách của đồng minh. Tôi kết luận rằng, hẳn là tôi sẽ đi Hoa Thịnh Đốn một ngày nào đấy, nhưng chỉ khi nào chấm dứt sự tranh chấp, khi nào quyền hành của chính phủ tôi được, thiết lập trên dải đất thứ nhất của chánh quốc được giải phóng không ai chối cãi, khi nào người Mỹ đưa ra bằng chứng họ không can thiệp vào nước Pháp bằng cái gì khác ngoài cuộc hành quân, khi nào họ chịu chấp nhận chỉ có một nước Pháp duy nhất bất khả phân. Trong khi chờ đợi tôi chỉ có thể mong mỏi ngày ấy sẽ không xa và sự chấp nhận ấy sẽ cho phép tôi sang thăm Hoa Kỳ trong điều kiện thỏa đáng. Dầu sao thì tôi cũng cảm ơn ông Churchill để tâm đến cuộc viếng thăm nước Mỹ của tôi và cám ơn ông trước về những gì ông muốn giúp tôi trong vấn đề này.

        Sau khi đã từ chối không chịu nắm lấy bàn tay đồng minh đưa ra trước, bây giờ tôi phải theo luật quả lắc đồng hồ đợi họ cho ra những biện pháp quấy rầy nào đây. Ngày 21 tháng tư chúng tôi được báo cáo cho biết rằng điện tín mật ngữ của chúng tôi trao đối với phái đoàn ngoại giao và quân sự của chúng tôi ở Luân Đôn sẽ không chuyển đi nữa. Họ lấy cở cần giữ bí mật cho những cuộc chuẩn bị đang thực hiện. Nhưng biện pháp ấy đổi với chúng tôi có ý nghĩa nhục mạ, vì Anh Mỹ đã đơn phương áp dụng với chúng tôi trong khi lực lượng của chúng tôi cũng như họ sắp đóng vai trò chỉnh trong cuộc hành quân sắp diễn ra trên đất nước chúng tôi. Ủy Hội giải phóng bèn ra lệnh cho đại sứ Viẻnot và đại lý quân sự Koenig đình chỉ mọi công việc nếu đồng minh còn muốn ghé mắt vào xem nhật lệnh của chúng tôi gửi đi và phúc trình của các phải đoàn gửi về cho chúng tôi. Lệnh đình chỉ mọi công việc làm cho Eisenhower và bộ tham mưu của ông ta bối rối, sự bang giao thêm căng thẳng. Tất nhiên, văn thư mật ngữ vẫn trao đổi được nhờ quân nhân và công chức Pháp đi lại từ Luân Đôn tới Alger.

        Cuộc khủng hoảng đã lên tới cực độ mà ngày đổ bộ đã gần kề, đồng minh không thể trì hoãn việc tìm ra một giải pháp. Tôi không lấy làm lạ rằng ngày 23 tháng năm ông Duff Cooper khẩn khoản xin vào hội kiến với tôi. Từ ngày chúng tôi không thể trao đổi tin tức bằng mật ngữ (trên lý thuyết) với Luân Đôn, tôi phải đình chỉ mọi cuộc tiếp xúc với đại sứ Anh, tuy tôi rất tiếc. Lần này tôi mở rộng cửa đón ông vì ông báo trước cho biết có thay đổi « chiều hướng mới». Ông cho biết rằng chính phủ Anh mời tôi sang Luân Đôn để giải quyết vấn đề thừa nhận nền hành chánh Pháp và hợp tác với nước Pháp trên phương diện hành chánh. Nhưng vị đại sứ còn tuyên bố rằng chính phủ ông mong muốn tôi có mặt ở nước Anh trong thời kỳ đổ bộ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #281 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 11:20:31 pm »


        Tôi trả lời Duff Cooper rằng tôi rất cảm động vì nhã ý của chính phủ Anh. Quả vậy, tôi rất muốn có mặt ở căn cứ xuất phát lực lượng hành quân giữa lúc tung các lực lượng giải phóng vào đất Pháp, tôi dự định dùng nơi ấy để đặt chân lên những tấc đất Pháp đầu tiên được giải phóng. Tôi vui lòng nhận lời đến Luân Đôn. Còn như việc ký kết một thỏa hiệp có tầm quan trọng chánh trị thì tôi còn phải dè dặt nhiều. Tôi nhắc lại cho đại sứ biết rằng chúng tôi không để ý đến việc thừa nhận. Ngoài ra, tôi còn báo tin cho ông biết, Ủy Hội Giải Phỏng sẽ lấy tên là Chánh phủ Cộng Hòa, không cần biết dư luận của đồng minh. Còn như điều kiện hợp tác với việc chỉ huy quân sự thì chúng tôi đã xác định trong một bức giác thư, nhưng không nhận được trả lời. Bây giờ có lẽ Chính phủ Anh chịu nghe theo. Nhưng chính phủ Hoa Kỳ vị tất đã ưng thuận. Như vậy thì việc gì phải thỏa thuận với nước Anh những biện pháp không thể thi hành được vì Roosevelt không chấp thuận ? Hẳn là chúng tôi sẵn sàng điều đình những phương thức thực thi việc hợp tác, nhưng phải có đủ ba đồng minh chứ không phải chỉ có hai. Sau hết, tôi nói trước cho Duff Cooper biết rằng tôi chỉ đến Luân Đôn nếu chính phủ Anh bảo đảm cho tôi quyền thông tin bằng mật ngữ với chính phủ của tôi.

        Ngày 26 tháng năm, Ủy Hội Giải Phóng chấp nhận lập trường của tôi như đã trình bày với vị đại sứ Anh. Chúng tôi đồng ý rằng không có bộ trưởng nào tháp tùng tôi trong chuyến công du, như vậy để tỏ ra rằng tôi đi dự màn đầu cuộc đổ bộ và nếu có thể được thì đến thăm đồng bào trong vùng trận tuyến, chứ không phải đến đây để điều đinh. Sau đấy Ủy Hội ban hành một đạo dụ theo đó Ủy Hội lấy danh xưng « Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Pháp ». Ngày hôm sau tôi lại tiếp kiến ông Duff Cooper và xác định câu trả lời của tôi hôm trước. Ông xác định trên giấy tờ sẽ có sự bảo đảm cho người Pháp được quyền trao đối tin tức bằng mật ngữ.

        Bấy giờ mới đến lượt Roosevelt nhận thấy nên bắt đầu thay đổi thái độ. Nhưng ông muốn thay đổi một cách kín đáo, ông dùng một đường lối quanh co để ngỏ ý với tôi. Người được ủy thác công việc đó là đô đốc Fẻnard, trưởng phái đoàn thủy quân của chúng ta ở Hoa Kỳ, ông này vẫn giữ được liên lạc cá nhân thân hữu với Tòa Bạch ốc. Ông từ Hoa Kỳ tức tốc về Alger, đến thăm tôi hôm 27 tháng năm và tường trình như sau : «Tổng Thống chính thức nhờ tôi trao lại cho ông lời mời viếng thăm Hoa Thịnh Đốn. Vì đã có lập trường đối với ông như mọi người đều biết từ trước đến nay, tổng thống không muốn mất mặt cho nên không thể viết thư mời chính thức. Bởi thế ông phải hành động một cách bán chính thức. Nếu ông chấp thuận lời mời trong điều kiện trên đây, các đại sứ sẽ dùng những biện pháp bình thường để xếp đặt cuộc hành trình của ông mà không cần công bố Roosevelt hay ông có sáng kiến thực hiện cuộc hội kiến này». Mặc dầu cung cách của Tổng Thống Mỹ có kỳ cục đến đâu, tôi cũng không thể bỏ qua ý kiến của ông khi ông đã cho biết một cách rõ ràng, tôi cũng không thể bỏ qua những quyền lợi có thể mang lại cho nước Pháp nhân cuộc hội đàm ấy. Như vậy, tôi công nhận rằng đã đến lúc tôi sẽ sang Hoa Thịnh Đốn. Nhưng không nên đế lộ sự vui mừng. Tôi ủy thác cho đô đốc Fẻnard trả lời Tống Thống hẩy chờ đợi một thời gian, tôi ghi nhận lời mời của Roosevelt, tôi lưu ý ông rằng lúc này chưa có thể đưa ra một dự án nhất định nào vì tôi phải đi Luân Đôn, tôi kết luận rằng đồng ý sau này sẽ có cuộc hội kiến.

        Cuộc vận động của Tổng Thống làm cho tôi thấy vấn đề thêm sáng tỏ. Tôi thấy rằng giai đoạn lâu dài và khó khăn nhất trong cuộc tranh đấu với đồng minh cho nền độc lập Pháp sắp sửa đem lại kết quả theo như ý muốn. Hẳn là còn phải trải qua một cơn khủng hoảng tối hậu nữa. Nhưng chắc chắn là chúng tôi sẽ vượt qua được. Ngày mùng 2 tháng sáu, tôi nhận được văn thư của Ô. Churchill mời tôi sang ngay Anh quốc. Ông đã nhã nhặn gửi phi cơ riêng sang đón tôi. Ngày hôm sau tôi lên đường. Palewski, Béthouart, Billotte, Geoffroy để Courcel, Teyssot tháp tùng tôi. Sau hai trạm dừng chân ở Casablanca và Gibraltar, chúng tôi xuống một trường bay gần Luân Đôn, ngày mùng 4 tháng sáu, vào buổi sáng ; đến nơi là bị tràn ngập bởi bánh xe thời cuộc.

        Đến nơi, ông Churchill trao cho tôi một bức thư yêu cầu tôi đến gặp ông trên một chuyến xe lửa ở gần Portsmouth, ông đã ngồi sẵn trên tàu đợi tôi — âu cũng là một sáng kiến lập dị. Chúng tôi đến nơi với Pierre Viénot. Thủ Tướng chào đón chúng tôi. Gần ông có các bộ trưởng, nhất là Eden và Bevin, các tướng lãnh, đặc biệt là tướng Ismay. Cũng có mặt thống chế Smuts, ông này hơi ngượng ngập. Mấy tháng trước đây, ông đã tuyên bố trước một đám đông rằng nước Pháp không còn là một đại cường nữa, nên gia nhập cộng đồng Anh là phải, báo chi Anh Mỹ đã đăng tải rất nhiều về lời tuyên bố của ông. Đến bữa ăn sáng, ông Churchill bắt ngay vào chuyện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #282 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 11:20:59 pm »


        Trước hết, ông mô tả một cách say sưa cuộc hành binh to rộng phóng ra từ bờ biển nước Anh và ông khoan khoái rằng giai đoạn khởi đầu sẽ thực hiện bằng phương tiện phần lớn của người Anh. Ông nói: «Nhất là Thủy Quân Hoàng Gia sẽ đóng vai trò chính trong việc chuyên chở và bảo vệ.» Tôi thành thực khen tặng Thủ Tướng về nỗ lực của nước Anh đã đem lại kết quả ấy. Nước Anh đã anh dũng chịu đựng những cuộc thử thách cam go nhờ đó mà cứu vãn được Âu Châu, bây giờ Anh là căn cứ hành quân vào lục địa và Anh tung ra những lực lượng hùng hậu như vậy, điều này chứng tỏ hùng hồn sự thành công của một chính sách can đảm mà nước Anh theo đuổi từ những ngày đen tối nhất. Mặc dầu biến cố ngày mai còn gây nhiều thiệt hại cho nước Pháp, nhưng nước Pháp cũng được cái vinh dự có mặt bên cạnh đồng minh trong công cuộc giải phóng Âu Châu.

        Trong giờ phút này của lịch sử, một luồng gió mến trọng và thân hữu thổi qua hai khối dân tộc Anh và Pháp đang sát cánh nhau trên đường tranh đấu. Nhưng sau người ta cũng phải trở lại bàn tính công việc, Churchill bảo tôi : « Chủng ta hãy dàn xếp với nhau để hợp tác với nhau trên đất Pháp Sau này ông sẽ sang trình bày với Tống Thống Mỹ. Có thể rằng ông ta sẽ chấp thuận, bấy giờ chúng ta có thể đem ra thi hành. Dẫu sao thì ông cũng nói chuyện với ông ta. Như vậy ông ta sẽ mềm dẻo hơn và thừa nhận nền cai trị của ông dưới hình thức này hay hình thức khác». Tôi trả lời : «Tại sao ông có vẻ như cho rằng tôi phải nộp đơn xin Roosevelt chủ quyền cho nước Pháp tại đất Pháp. Chính phủ Pháp có mặt đây. Trong lãnh vực này tôi không có gì phải xin xỏ nước Mỹ hay nước Anh. Điều quan trọng cho tất cả các nước đồng minh là tổ chức sự liên lạc giữa hành chánh Pháp và chỉ huy quân sự. Chúng tôi đã đề nghị với các ông từ 9 tháng nay. Mai này quân đội sẽ đổ bộ, tôi hiểu tại sao ông cần phải giải quyết ngay vấn đề. Chính chúng tôi cũng đã sẵn sàng. Nhưng tôi không thấy có mặt một đại diện nào của nước Mỹ để thảo luận vấn đề này. Hẳn ông cũng biết, nếu không có họ thì chúng ta không thể đi đến một kết luận nào. Vả chăng, tôi cũng nhận thấy các chính phủ Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn đã xếp đặt mọi việc để khỏi cần có sự thỏa hiệp của chúng tôi. Thí dụ tôi vừa được báo cảo cho biết rằng mặc dầu chúng tôi đã cảnh cáo, các bộ đội và các phái đoàn công tác sắp đổ bộ lên Pháp đã mang theo một thứ tiền gọi là tiền Pháp làm ở ngoại quốc ; Chính phủ Cộng Hòa không thừa nhận thứ tiền ấy tuy rằng theo mệnh lệnh của bộ chỉ huy đồng minh nó có thời giá bắt buộc trên lãnh thố Pháp, có thể rằng ngày mai, tướng Eisenhower nhận chỉ thị của Tổng Thống Hoa Kỳ và được sự đồng ý của ông sẽ tuyên bố đặt nước Pháp dưới quyền lãnh đạo của ông. Như vậy thì làm sao tôi có thể thảo luận trên những căn bản ấy ?

        Ô. Churchill vội nói: « Còn ông! Sao ông lại muốn người Anh chúng tôi phải có lập trường khác biệt với lập trường của người Mỹ?» Rồi ông lên giọng tha thiết, để lấy mẽ với những người Anh ngồi nghe ông hơn là với tôi, ông nói : «Chúng tôi sẽ giải phỏng Âu Châu, tất nhiên có người Mỹ bên cạnh chúng tôi để thực hiện cuộc giải phóng ấy. Vì xin ông biết cho! Mỗi khi chúng tôi phải lựa chọn Âu Châu hay một chân trời to rộng hơn, bao giờ chúng tôi cũng lựa chọn chân trời to rộng. Mỗi khi phải lựa chọn ông hay Roosevelt, chúng tôi vẫn lựa chọn Roosevelt.» Sau khi ông đã dáo đầu như vậy, tôi thấy Ô. Eden lắc đầu, không ra vẻ tin tưởng cho lắm. Còn như Ô. Bevin, bộ trưởng Lao Động của đảng lao động Anh, thì ông đến gần tôi và nói to để mọi người nghe tiếng : «ông Thủ Tướng tôi nói với ông rằng trong trường hợp nào ông cũng đứng về quan điểm của Hoa Kỳ. Xin ông biết cho ông chỉ nhân danh cá nhân ông mà tuyên bố chứ không phải nhân danh nội các Anh.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #283 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 11:21:18 pm »


        Đến đây, Churchill và tôi cùng đến tổng hành dinh của tướng Eisenhower gần ngay đấy. Tổng hành dinh ở giữa một khu rừng, đặt trong một căn trại bằng ván, tường kín mít địa đồ; vị tư lệnh trình bày kế hoạch đổ bộ và tình trạng những công cuộc chuẩn bị, ông nói một cách sáng sủa và giữ được tự chủ. Các chiến hạm sẵn sàng để rời bến bất cứ lúc nào. Phi cơ có thể cất cánh ngay lúc nhận được mệnh lệnh. Các bộ đội đã xuống tầu được vài ngày. Một guồng máy khổng lồ được thành lập để trù liệu từng chi tiết nhỏ mọi việc khởi hành, vượt biển và lên bộ của 8 sư đoàn binh sĩ và quân dụng, đợt đầu cuộc đổ bộ. Sự yểm trợ của thủy quân và không quân rất chu đáo, không để xảy ra cái gì bất ngờ. Tôi nhận thấy trong công cuộc mạo hiểm rất phức tạp này người Anh - Mỹ đã tận dụng quan niệm họ gọi là « kế hoạch hóa». Nhưng vị tư lệnh còn phải quyết định  ngày giờ, về điếm này thì ông có vẻ rất băn khoăn. Tát cả đều được tính toán để thực hiện cuộc đổ bộ từ mùng 3 đến mùng 7 tháng sáu. Sau ngày ấy, điều kiện thủy triều và mặt trăng bắt buộc phải rời cuộc hành quân lại độ chừng một tháng. Lúc này trời xấu. Tình trạng ngoài biển làm cho các xà lan, cầu nổi và tầu nhỏ đi lại và cập bến rất khó khăn. Nhưng lệnh tiến binh hay đình hoãn cần phải ban ra chậm nhất là ngày mai. Eisenhower hỏi tôi: « Ông nghĩ thế nào. »

        Tôi trả lời vị tư lệnh, đây là một quyết định  hoàn toàn thuộc phần trách nhiệm của ông, ý kiến của tôi không ảnh hưởng gì cả, tôi tán thành trước quyết định của ông không chút dè dặt. Tôi nói thêm : «Tôi chỉ xin thưa rằng, vào địa vị ông tôi không hoãn cuộc đổ bộ. Điều kiện thời tiết có điểm bất lợi thật nhưng không đáng lo ngại bằng việc đình hoãn lại mấy tuần lễ làm cho binh sĩ phải căng thẳng tinh thần quá lâu, có thể làm bại lộ bỉ mật».

        Tôi sắp sửa ra về thì Eisenhower đưa cho coi một tài liệu đánh máy, điệu bộ ngượng ngập ra mặt : « Đây là bản tuyên cáo tôi sẽ đọc trước mặt các dân tộc Tây Âu, nhất là dân tộc Pháp ». Tôi đọc qua bản tuyên cáo và tuyên bố với Eisenhower rằng tôi không thỏa mãn. Ông trấn an tôi: «Đây chỉ là một bản dự thảo. Tôi sẵn lòng sửa chữa theo ý kiến của ông». Chúng tôi đồng ý với nhau là ngày mai tôi sẽ cho ông biết những sự sửa đổi cần thiết. Ô. Churchill đưa chúng tôi ra tận toa xe hỏa của ông, tôi gặp lại những người tháp tùng tôi. Tôi không giấu giếm ông mối băn khoăn của tôi. Vì bên dưới viễn tượng sáng sủa của chiến trường, lại một lần nữa tôi thấy tỏa rộng bóng đen của một mưu chước chính trị.

        Quả vậy, bản tuyên cáo của Hoa Thịnh Đốn thảo ra cho Eisenhower đối với tôi không thể chấp nhận được. Theo bản văn ấy thì vị tư lệnh, trước hết, nói với các dân tộc Na Uy, Hòa Lan, Bỉ và Lục Xâm Bảo với tư cách người quân nhân đảm lãnh một nhiệm vụ quân sự không liên hệ gì đến tiền đồ chánh trị của những nước ấy. Nhưng sau đấy ông đổi giọng để nói với dân tộc Pháp, ông khuyên bảo người Pháp «thi hành mệnh lệnh của ông ». Ông quyết định rằng «trong lãnh vực hành chánh tất cả mọi người đều tiếp tục ở lại giữ chức vụ, trừ khi có chỉ thị khác. » Khi nào nước Pháp được giải phóng « người Pháp sẽ tự mình chọn lựa đại diện và chính phủ ». Tóm lại, ông tự cho mình danh nghĩa một người nhận lấy trách nhiệm về nước Pháp, tuy rằng đối với nước Pháp ông chỉ là một tướng lãnh của đồng minh, chỉ được quyền chỉ huy quân sự chứ không có tư cách xen vào chính phủ Pháp, vả chăng ông cũng rất lúng túng không biết giở tay cách nào. Trong bản thanh minh của ông, tuyệt nhiên không có một lời nào của nhà cầm quyền Pháp, mặc dầu các nhà cầm quyền Pháp đã khuyến khích và dẫn đạo dân tộc Pháp trong cuộc chiến đấu từ nhiều năm nay và đã được cái vinh dự đặt phần lớn lực lượng Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Eisenhower. Sảng hôm mùng 5 tháng sáu tôi ngẫu nhiên cho người gửi đến tổng hành dinh một bản văn mà chúng tôi có thể chấp nhận được. Đúng như tôi đã nghĩ trước, người ta trả lời rằng đã chậm trễ quá, bản tuyên cáo đã in rồi thực ra người ta đã in xong cách đây 8 ngày) và sẽ thả xuống nước Pháp bất cứ lúc nào. Quả vậy, cuộc đổ bộ khởi sự vào đêm hôm sau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #284 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 11:21:34 pm »


        Tại Luân Đôn, cũng như ngày trước, tôi đặt văn phòng tại Carlton Gardens và tôi ở Hotel Connaught. Tôi rất vui mừng và thông cảm với ông Charles Peake khi tôi gặp lại ông. Bộ Ngoại Giao Anh phái ông sang liên lạc với chúng tôi. Nhà ngoại giao này là người bạn thân của chúng tôi, chiều hôm mùng 5 ông đến trình bày với tôi chương trình phát thanh sáng hôm sau. Trước hết, các quốc trưởng Tây Âu ngỏ lời với quốc dân của họ . Quốc vương Na Uy, Nữ Hoàng Hòa Lan, Nữ Công Tước Lục Xâm Bảo, Thủ Tướng Bỉ. Sau, tướng Eisenhower đọc bản tuyên cáo. Sau cùng, tôi ngỏ lời với nước Pháp. Tôi trả lời Ô. Charles Peake rằng tôi sẽ không có lời tuyên bố trên đài phát thanh. Lên tiếng nói ngay sau bản tuyên ngôn của vị tư lệnh, tôi sẽ có vẻ như đứng ra bảo chứng cho lời nói của ông và đứng sau trong chuỗi bài phát thanh ấy, địa vị của tôi sẽ không xứng đáng. Nếu tôi cần đọc một bản hiệu triệu thì phải đọc vào giờ khác, ngoài giờ trình bày những bài diễn văn ẩy.

        Đến 2 giờ sáng, ông Pierre Viénot đến gặp tôi. Ông Churchill mời ông ta đến để bày tỏ cơn giận dữ đối với thái độ  của tôi. Sau đến lượt ông Peake. Tôi xác nhận rằng trong chuỗi bài diễn văn sáng hôm nay sẽ không có bài của tôi. Trái lại, tôi ước mong sẽ được sử dụng đài BBC vào buổi tối. Sau một vài sự va chạm trong hậu trường, đài phát thanh Luân Đôn được để tôi sử dụng theo điều kiện tôi yêu cầu. Tôi nói riêng một mình vào lúc 6 giờ tối, tôi vô cùng cảm động khi nói với người Pháp : « Trận đánh tối hậu đã mở đầu... Tất nhiên, đây là trận đánh của người Pháp và trận đánh của người Pháp !... Đổi với những đứa con của nước Pháp bất cứ ở đâu và bất cứ là ai, bổn phận giản dị và thiêng liêng là đánh đuổi quân thù bằng đủ mọi phương tiện có trong tay... Những chỉ thị của chính phủ Pháp và của những người chỉ huy được chính phủ trao quyền, phải được thi hành nghiêm ngặt... Sau đám mây nặng nề máu và nước mắt của chúng ta, đã ló rạng mặt trời kiêu hùng của chúng ta !»

        Trong mấy ngày tôi ở nước Anh, tin tức mặt trận rất khả quan. Cuộc đổ bộ thành công. Quân đồng minh đã lập được đầu cầu xung quanh vùng Bayeux. Các hải cảng nhân tạo đều thiết lập đúng như dự định. Còn như các lực lượng Pháp tham dự cuộc đổ bộ như : chiến thuyền, phi đội, biệt kích và nhảy dù, thì theo báo cáo của các tướng d’Argenlieu, Valin, Legentithomme, đều chiến đấu anh dũng. Sư đoàn của Leclerc giữ đúng trật tự tuy rất nóng nảy, đang đợi lúc tiến lên miền Normandie. Các dịch vụ của ta, nhất là ngành tiếp vụ dưới quyền chỉ huy của Mainguy từ những ngày còn là lực lượng Pháp Tự Do, hoạt động ráo riết để lo việc tiếp tế số quân Pháp lớn nhất ở nước Anh từ xưa đến giờ; chúng ta chuẩn bị việc cứu trợ những vùng được giải phóng. Sau hết, Koenig báo cáo tình hình hoạt động của các lực lượng ở trong nước, những lực lượng này hoạt động ở nhiều nơi, hoặc thi hành những đặc vụ giao phó, hoặc thực hiện những sáng kiến riêng của họ. Nhiều đơn vị lớn của Đức đã bám riết lấy hậu cử của mặt trận. Khắp nơi đều thi hành những vụ phá hoại đúng như dự định trong các kế hoạch. Lần thứ nhất, người Đức phóng hỏa tiễn V1 xuống Luân Đôn. Nhưng những trận oanh tạc ấy có tàn phá dữ dội cũng không xoay chiều được mặt trận.

        Chân trời chiến thuật có vẻ sáng sủa nhưng bầu trời ngoại giao chỉ bớt âm u rất chậm chạp, ông Eden cố gắng đánh tan đám mây đen. Hẳn là có sự chấp thuận của nội các Anh, ông nhận lấy trách nhiệm riêng giải quyết vấn đề hợp tác với nước Pháp trước đây vẫn giao cho ông Churchill. Eden lại dùng cơm và thảo luận với tôi, hôm mùng 8; trong bữa ăn ấy còn có các ông Duff Cooper và Viẻnot; ông cố gắng yêu cầu chính phủ Pháp sửa lại quyết định trước đây, gửi Massigli đến Luân Đôn và ký một thỏa hiệp Pháp -  Anh. « Nếu chúng ta thỏa thuận với nhau thì người Mỹ không thể giữ một lập trường riêng biệt. Khi ông đi Hoa Thịnh Đốn, tôi cũng sang đấy, Roosevelt phải thuận theo những điều kiện chúng ta đã ký kết với nhau.» Eden xác định lời yêu cầu của ông bằng một công hàm gửi cho Viénot. Nhưng chúng ta vẫn giữ vững lập trường. Tôi nhắc lại cho người Anh biết rằng tôi đến Luân Đôn không phải để điều đình thỏa ước. Ở Alger, chính phủ được hỏi ý kiến cũng đứng về lập trường của tôi. Massigli vẫn ở lỳ nhà. Viénot trả lời Eden rằng nếu nội các Anh muốn điều đình vấn đề nêu lên trong bức giác thư năm 1943 thì chính ông, với tư cách đại sứ, sẽ đứng ra tiếp nhận hay trao đối những thông tư cần thiết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #285 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 11:21:56 pm »


        Đồng thời, tôi không quên nhấn mạnh trước công chúng tính cách phi lý của tình trạng ngày nay, quân đội đồng minh tiếp xúc với chánh quyền và công chức Pháp không có một hệ thống liên lạc có tổ chức nào, và chúng ta lớn tiếng từ chối thứ tiền của ngoại quốc mang vào nước ta. Ngày mùng 10 tháng sáu, trong một cuộc phỏng vẩn ngắn của một hãng thông tin, tôi nói rõ các chi tiết của những vấn đề ấy. Vả chăng, tôi đã quyết định rằng các sĩ quan liên lạc hành chánh, ngoại trừ một số thông tín viên, sẽ không đi theo các bộ tham mưu Mỹ và Anh, vi chúng tôi không muốn tiếp tay cho những người tiếm quyền, Tất nhiên, một số báo Mỹ vẫn ác cảm với tôi nổi lên công kích. Nhưng những báo khác và phần lớn báo chí Anh chê trách thái độ cố chấp của Roosevelt. Đây là lúc những người viết báo hay bình luận trên đài phát thanh vẫn đem hết tài nghệ ra nâng đỡ tôi, cùng lên tiếng : Tại Hoa kỳ Walter Lippmann, Edgar Mowrer, Dorothy, Thomson, Jeff Parsons, Eric Hawkins, Helen Kưkpatrick, Mac Wane, Charles Collingwood, Sonia Tamara, V.V.; tại Anh quốc : Harold Nicholson, Harold King, Bourdin, Glarner, Darcy Gillie, nhiều người khác nữa; họ cho biết rằng màn kịch khôi hài đã kéo dài quá ngán rồi.

        Đây cũng là ý kiến của các chính phủ lưu vong ở bên Anh. Ngày giải phóng đã gần kề, bây giờ người nào người nấy muốn rút tỉa bài học của cảnh sống nhờ. Mọi người đều lo ngại thái độ khiếm nhã của các đồng minh lớn tại các vùng được giải phóng và ý đồ xếp đặt tương lai của Âu Châu không có mặt các quốc gia liên hệ. Tôi đã tiếp xúc với quốc vương Na Uy, nữ hoàng Hòa Lan, nữ công tước Lục Xâm Bảo và các bộ trưởng của họ, tôi đã dùng cơm với các ông Pierlot, Spaak, Gutt và đồng nghiệp của họ trong chính phủ Bỉ, tôi đã đến thăm các tổng thống Benès và Rackiewicz, tôi thấy họ đều thỏa mãn về thái độ của nước Pháp chống lại sự lạm quyền của Anh-Mỹ. Từ mùng 8 đến 20 tháng sáu, Tiệp Khắc, Ba Lan, Bỉ, Lục xâm Bảo, Nam tư, Na Uy đều chính thức thừa nhận Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Pháp mặc dầu Mỹ và Anh vận động đủ mọi cách để ngăn cản. Chỉ có người Hòa Lan còn chưa nhất quyết, họ cho rằng chiều ý Hoa Thịnh Đốn  thì người Mỹ sẽ thông cảm với họ về vấn đề Indonésia. Thái độ đồng thanh chấp thuận một đường lối chính trị của các quốc gia Âu Châu không khỏi làm xúc động Mỹ và Anh. Nhưng chứng ngôn của phần đất Pháp bé nhỏ vừa được giải phóng mới là cơn gió cuối cùng quét sạch mây u ám.

        Ngày 13 tháng sáu tôi đến thăm đầu cầu của mặt trận. Tôi đã sẵn sàng để lên đường từ nhiều ngày trước. Nhưng các đồng minh không ra vẻ mặn mà chúc mừng tôi. Ngay hôm trước, tôi đến dùng bữa tại bộ Ngoại Giao với các bộ trưởng Anh, trừ Thủ Tướng, người ta mừng cho tôi sắp đặt chân lên đất Chánh quốc Pháp, bỗng có bức thư của Churchill gửi đến cho Eden đang lúc dùng bữa, bức thư ấy nhắc lại lời phản kháng tối hậu cuộc hành trình của tôi. Nhưng Eden hỏi ý kiến đồng nghiệp xung quanh bàn ăn, nhất là ông Clement Attlee, báo cho tôi biết rằng toàn thể nội các quyết định vẫn giữ nguyên những điều mà phía người Anh đã trù liệu. Bởi thế cho nên chiếc khu trực hạm La Combattante có thể đến bến Portsmouth đón tôi như đã định; tầu này do hải quân thiếu tá Patou làm thuyền trưởng và vừa cho biết tin đang hành quân. Tôi đem theo Viénot, d’Argenlieu, Béthouart, Palewski, Billotte, Coulet, Chevigné, Courcel, Boislambert, Teyssot. Sáng ngày 14 tháng sáu chúng tôi bỏ neo gần bờ biển Pháp và đặt chân lên bờ, chỗ ranh giới làng Courseulles, cùng với một chi đoàn Gia nã Đại cũng đố bộ vào lúc ấy.

        Tướng Montgomery, chỉ huy lực lượng đồng minh tại đầu cầu được báo tin trước một giờ, đã có nhã ý cho chúng tôi mượn xe cộ và người hướng dẫn. Thiếu tá Chandon, sĩ quan liên lạc Pháp cũng mang toán nhân viên của ông lại. Tôi gửi ngay Francois Goulet đi Bayeux và bộ nhiệm ông là ủy viên Cộng Hòa đặc nhiệm vùng Normandie giải phóng, còn đại tá Chevignẻ thì phụ trách các phân khu quân sự. Sau tôi trở về tổng hành dinh. Montgoméry tiếp tôi trong một toa xe kéo, ông làm việc trong ẩy, trước bức hỉnh tướng Rommel mà ông đã đánh cho đại bại ở El-Alamein nhưng ông càng thêm trọng vọng. Đổi với vị đại tướng Anh này thì sự thận trọng và nghiêm ngặt đi đôi với hăng say và hài hước. Các cuộc hành quân của ông diễn tiến đúng như dự liệu. Ở phía Nam ông đã đạt được mục tiêu. Bây giờ quân Mỹ cần chiếm lấy Cherbourg về phía tây, quân Anh cần chiếm lẩy Caen về phía đông; ông nói: điều quan trọng bây giờ là phải tiếp thêm quân và quân dụng. Nghe ông nói, tôi tin chắc rằng dưới quyền chỉ huy của ông thì mọi việc đều diễn tiến mạnh mẽ nhưng không vội vàng liều lĩnh. Sau khi đã bày tỏ lòng tin tưởng ở ông, tôi để ông làm việc và đến Bayeux lo công việc của tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #286 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 11:22:13 pm »


        Coulet đã nhận chức vụ. Bourdeau để Fontenay, ủy viên cộng hòa vùng Normandie chưa ra khỏi được Rouen và vẫn còn phải hoạt động kín. Trong khi chờ đợi, tôi cần phải chứng tỏ cho mọi người biết ngay tức thì bất cứ nơi nào địch đã rút lui, quyền hành đều đặt dưới sự lãnh đạo trung ương của chính phủ. Khi tôi đến đầu tỉnh tôi đã thấy Courlet có mặt ở đây với thị trưởng Dodeman và hội đồng hàng tỉnh.

        Chúng tôi đi bộ từ phố này sang phố khác. Trông thấy tướng de Gaulle dân chúng có một vẻ kinh hoàng, sau họ reo mừng hay ứa lệ. Họ kéo từ trong nhà ra theo tôi thành một đoàn, ai nấy xúc động vô cùng. Trẻ con bu quanh. Đàn bà mỉm cười và tấm tức khóc. Đàn ông đưa tay ra bắt tay tôi. Chúng tôi cùng kéo nhau đi, thân hữu như anh em và xao xuyến vì vui mừng, hãnh diện và hy vọng, tình tổ quốc dâng lên từ vực thẳm. Đến tòa phó thị trưởng, phó thị trưởng Rochat đợi tôi trong phòng khách để nhận lệnh trước khi bàn giao công việc cho Raymond Triboulet. Trong phòng này một giờ trước đây còn treo hình Thống Chế. Người nào giữ một chức vụ trong tỉnh cũng chạy lại chào hỏi tôi. Người thứ nhất ra tiếp kiến tôi là giám mục Picaud, giáo khu Bayeux và Lisieux. Dân chúng đang tụ hợp tại công trường Château, tôi bèn đến nơi nói chuyện với họ. Maurice Shuman giới thiệu trước với ngôn từ thường dùng: « Danh dự và tổ quốc! Đây, tướng de Gaulle! » Đây là lần thứ nhất sau bốn năm ghê sợ, đám quân chúng Pháp nghe một tướng Pháp đứng trước mặt họ nói rằng kẻ thù là kẻ thù, bốn phận của chúng ta là phải đánh đuổi họ, nước Pháp rồi sẽ thắng trận. Thực ra, phải chăng đây là cuộc « Cách mạng quốc gia»?

        Isigny bị tàn phá nặng nề, dưới đống gạch vụn người ta còn lôi ra xác chết, Isigny chào đón tôi trong cảnh hoang tàn. Tôi đứng trước đài chiến sĩ trận vong xửt mẻ vì mảnh bom ngỏ lời với dân chúng. Chúng tôi cùng một lòng nâng cao tin tưởng và hy vọng trên đống gạch vụn còn bốc khói. Nơi chót đến thăm là Grandcamp, xóm chài, cũng bị tàn phá ít nhiều. Giữa đường, tôi chào những bộ đội đồng minh ra mặt trận hay từ mặt trận trở về, tôi cũng gặp một vài đội quân lực lượng nội địa của chúng ta. Một vài bộ đội ấy đã giúp tay đắc lực cho cuộc đổ bộ. Đến đêm chúng tôi trở về Courseulles rồi ra biển trở về chiến hạm. Chúng tôi vừa ra khơi được vài giờ thì phi cơ và tầu phóng ngư lôi của Đức tiến đến đánh những chiếc tầu bỏ neo trong tối và được lệnh ở nguyên tại chỗ. Sáng ngày 15 tháng sáu tôi rời khỏi chiến hạm La Combattante lên Portsmuth. Hôm trước, giữa lúc chúng tôi về Pháp, tôi gắn huy chương chiến tranh cho chiến hạm này, sau đó ít lâu thì chiến hạm bị đánh chìm.

        Bằng chứng đã rõ ràng. Trong chánh quốc cũng như trong đế quốc, dân tộc Pháp đã bày tỏ ý chí lựa chọn ai làm người dẫn đạo mình. Chiều ngày 15 tháng sáu, ông Eden đến Carlton Garden tiếp xúc với tôi. Ông đã biết việc tôi đi Bayeux, các hãng thông tin đều có nói đến. Theo ông thì Roosevelt chỉ đợi tôi đến Hoa Thịnh Đốn để xét lại lập trường. Ông tiếc rằng chính phủ Pháp không chấp thuận đề nghị  của Luân Đôn, bây giờ ông muốn cùng Viénot khởi thảo một đề nghị khác, chính ông sẽ thông báo cho Hoa Thịnh Đốn, ông hy vọng sẽ được cả ba chính phủ Pháp Anh Mỹ đồng ký. Tôi xem ra đường lối này có thể chấp nhận được. Tôi nói cho Anthony Eden biết. Sau đấy, tôi viết thư cho Ô. Churchill để xoa ít thuốc chỉ thống lên vết thương ông đã tự gây ra cho ông. Ông trả lời tôi ngay, ông «rất tiếc rằng sự hợp tác Pháp - Anh không thể đặt trên những căn bản tốt đẹp hơn ; chính ông đã đem lại bằng chững rằng ông là người bạn thành thật của nước Pháp lúc vinh quang cũng như ngày hoạn nạn ». Ông cho rằng « Cuộc viếng thăm Luân Đôn của tôi có thể mang lại cơ may dàn xếp mọi việc. Bây giờ ông chỉ còn hy vọng rằng đây không phải là cơ may cuối cùng». Tuy nhiên, đến cuối bức thư ông chúc mừng tôi trong cuộc tiếp xúc tới đây với Tổng Thống Roosevelt, nước Pháp có thể thiết lập với Hoa Kỳ «những liên lạc thân hữu, một phần di sản của nước Pháp». Ông cam đoan với tôi rằng ông sẽ giúp tôi. Tối ngày 16 tôi bay về Alger, sáng hôm sau tới nơi.

        Về đây tôi được báo cáo đầy đủ chi tiết về các biến chuyển tốt đẹp bên nước Ý. Giữa lúc tôi đi Luân Đôn, cuộc tấn công của đồng minh trên bán đảo này đang thắng lớn. Đặc biệt, đội quân viễn chinh của chúng ta đã bẽ gãy phòng tuyến kiên cố của địch mở đường vào La Mã. Pháp, Mỹ, Anh tiến vào La Mã ngày mùng 5 tháng sáu. Thành công quân sự đưa lại hậu quả là vua Victor - Emmanuel truyền ngôi lại cho con, Badoglio xin từ chức, Bonomi thành lập chính phủ mới ở Salerme. Tôi muốn biết tại chỗ các bộ đội chiến thắng của ta xét định sự thay đổi ấy thế nào, tôi bèn lên đường sang Ý ngày 27 tháng sáu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #287 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 11:22:31 pm »


        Khi tạt qua Naples, ông Couye de Murville giới thiệu với tôi ông Prunas, tổng thư ký bộ Ngoại Giao Ý. Vị công chức cao cấp này gửi tôi lời chào của chính phủ ông vẫn đóng đô ở Salerme. Tôi yêu cầu ông trình bày với Bonomi ý muốn của tôi lập liên lạc ngoại giao trực tiếp qua sự trung gian của Couye de Murville, Thủ Tướng Ý trả lời tôi bằng văn thư, ông vui lòng nhận lời. Sau đấy tôi đi thanh sát mặt trận và hội đàm với các tướng Juin, Wilson, Alexander và Clark. Sau cùng tôi đến La Mã và vào điện Farnese, việc này có ý nghĩa nước Pháp trở về một nơi thuộc quyền sở hữu của mình.

        Ngày 30 tháng sáu, tôi đến yết kiến Giáo Hoàng. Theo bản tỉnh thận trọng xưa nay, Tòa Thảnh vẫn hoàn toàn dè dặt đối với Pháp Chiến Đấu và chính phủ Alger. Đức ông Valerio Valeri năm 1940 đã giữ chức khâm mạng ở Ba Lê, sau vẫn giữ chức ấy ở Vichy, bên cạnh Thống Chế; ông Léon Bérard đại diện Thống Chế ở Vatican. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn dùng phương sách tạm thời để cho Tòa Thánh biết mục đích và cảm nghĩ của chúng tôi, vả chăng chúng tôi cũng được mọi người dành cho lòng ưu ái, nhất là ngài Hồng Y Tisserant. Chúng tôi biết rằng đức Giáo Hoàng vẫn mong cho Hitler và hệ thống độc tài của ông ta thua trận, bởi vậy chúng tôi muốn lập liên lạc với Tòa Thánh ngay khi nào có cơ hội thuận tiện. Ngày mùng 4 tháng sáu, trong khi cuộc chiến còn tiếp diễn ở La Mã, thiếu tá de Panafieu và trung úy Voizard đã trao cho đức ông Tisserant một phong thư của tưởng de Gaulle  gửi cho Giảo Hoàng Pie XII. Đức Giáo Hoàng trả lời tôi hôm 15. Hôm nay tôi đến yết kiến vì đức Giáo Hoàng đã nhận lời tiếp tôi.

        Ở Vatican, trước hết tôi tiếp xúc với Hồng y Maglione, bộ trưởng; tuy ông lâm bệnh nguy kịch nhưng ông cũng ráng sức ngồi dậy tiếp chuyện tôi. La Mã xưa nay trải qua bao nhiêu thế kỷ vẫn ngồi trên cao yên tịnh nhìn chăm chú làn sóng người và việc diễn biến dưới chân tường Tòa Thánh, ngày nay cũng vậy Giáo Hội có thái độ bình thản và thương hại chứng kiến những thăng trầm của cuộc chiến, Giáo Hội cũng biết rõ tình hình lắm. Đức ông Maglione tin tưởng phe đồng minh sẽ thắng và ngài chỉ bận tâm đến hậu quả sau này. Đối với nước Pháp thì ngài tính rằng Vichy sẽ sụp đổ và ngoài thực tế đã coi tôi là nguyên thủ quốc gia Pháp. Ngài mong rằng sự thay đổi chế độ sẽ không gây nhiêu xáo trộn trầm trọng, nhất là cho Giáo Hội ở Pháp. Tôi cho đức Hồng Y biết rằng Chính Phủ Cộng Hòa sẽ không để xảy ra xáo trộn, tuy rằng một vài giới tu sĩ Pháp đã có thái độ không thuận lợi cho sự tiến hành công việc của chúng tôi. Còn như tương lai Âu Châu sau ngày Đức bại trận và Nga Sô bành trướng thế lực, tôi quan niệm rằng điều kiện cho một thế quân bình mới là sự phục hồi của nước Pháp về nội bộ cũng như ngoại giao. Tôi yêu cầu Vatican dùng ảnh hưởng lớn rộng của mình để giúp đỡ nước Pháp.

        Đức Giáo Hoàng tiếp tôi. Ngài có lòng nhân hậu và nói năng giản dị, qua thái độ của Ngài tôi phải cảm động vì tư tưởng của Ngài để lộ tâm hồn nhạy cảm và uy quyền của một vị Giảo Hoàng. Pie XII phán xét mỗi việc theo một quan điểm vượt lên trên mọi người, lên trên sự nghiệp và tranh chấp của mọi người. Nhưng ngài biết rằng những cuộc tranh chấp ấy tai hại cho loài người thế nào và ngài cũng cùng đau khổ với mọi người. Ngài là người duy nhất trên đời được trách vụ siêu nhiên, trách vụ ấy đè nặng xuống tâm hồn, nhưng không có cái gì làm cho ngài nản chí vì ngài tin chắc ở mục đích và ngài vững bước trên đường đi. Ngài suy tưởng và ngài nhận được đủ tin tức để hiểu rõ thảm kịch đang đảo lộn thế giới. Tư tưởng sáng suốt của ngài chú trọng đến hậu quả : sự bùng nổ của hai ý thức hệ cộng sản và quốc gia trực diện đối chất với nhau trên một phần lớn hoàn cầu. Theo thần hứng của ngài ngài biết rằng chỉ có đức tin, hy vọng và bác ái thiên chúa giáo là vượt qua được bước khó khăn, tuy rằng những đức tính đó đã bị nhận chìm ở khắp nơi từ lâu. Đối với ngài thì tất cả sẽ tùy thuộc chính sách của Giáo Hội, tác dụng, ngôn ngữ và cách thi hành chính sách ấy. Bởi thế cho nên người truyền giáo cho là một lãnh vực dành riêng cho cả nhân mình để mình phô diễn thiên năng, uy tín, hấp dẫn và hùng biện mà Thượng Đế ban cho họ. Kính tín, thương xót, chính trị, hiểu theo nghĩa cao cả nhất của danh từ, đó là những gì tôi nhận thấy qua lòng tôn kính của tôi đổi với vị giáo chủ và chủ tể này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #288 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 11:25:43 pm »


        Chúng tôi nói đến những dân tộc công giáo mà số mệnh vẫn bấp bênh. Đối với dân tộc Pháp thì ngài cho rằng trước hết dân tộc Pháp chỉ bị đe dọa bời chỉnh mình. Ngài nhận thấy mặc dầu phải qua nhiều cuộc thử thách, dân tộc Pháp sẽ có dịp đóng vai trò quan trọng trong một thế giới mà biết bao giá trị nhân văn đã bị lung lay, nhưng dân tộc Pháp cũng có hiểm họa đi vào con đường chia rẽ làm tê liệt thần khí của giống nòi. Lúc này sự lo âu chính yếu của ngài hướng về nước Đức vì nước này có nhiều khía cạnh đối với ngài rất thân yêu. Ngài nhắc lại «Tội nghiệp cho dân tộc này ! Rồi đây sẽ đau khổ biết bao ! » Ngài nghĩ rằng nước Ý sẽ trải qua một tình trạng hỗn độn khá lâu, nhưng không đến nỗi phải lo lắng quá đáng. Ngài nghĩ rằng sau khi phát xít và quân chủ sụp đổ, Giáo Hội sẽ có uy thế tinh thần lởn trong nước này và sẽ là sức mạnh duy nhất bảo vệ được trật tự và thống nhất; hình như ngài sẵn sàng chấp nhận viễn tượng này. Nghe ngài nói vậy, tôi nghĩ đến những điều mà mới đây các nhân chứng vừa cho tôi biết. Trận đánh mới đây vừa chấm dứt, một đám người hết sức đông đảo đồng loạt kéo đến công trường Saint-Pierre để hoan hô Giảo Hoàng, làm như ngài là ông vua vừa được giải thoát ở La Mã và là người để cho cả nước Ý trông cậy. Nhưng điều làm cho đức Giảo Hoàng băn khoăn hơn cả là hoạt động cộng sản ngày nay trên đất Ba Lan, ngày mai trong khắp Trung Âu. Khi nói chuyện với tôi ngài nói đến những gì đã xảy ra ở Galicie, kẻ khủng bổ đã nấp sau hồng quân bắt đầu đàn áp tín đồ và tu sĩ. Nhân việc ấy ngài cho rằng giáo dân sẽ phải qua những cuộc thử thách tàn bạo, chỉ có sự đoàn kết chặt chẽ giữa các nước Âu Châu chịu ảnh hưởng Gia Tô Giáo mới có thể ngăn chặn được hiểm họa, đó là những nước Đức, Pháp, Ý, Y Pha Nho, Bỉ, Bồ Đào Nha, tôi nhận thấy đây là kế hoạch lớn của giáo hoàng PIE XII. Ngài ban phước lành cho tôi, tôi ra về.

        Lúc đi cũng như lúc đến, một số lớn người La Mã tụ hội ở xung quanh Vatican để bày tỏ lòng cảm mến của họ đối với tôi. Sau khi đến thăm nhà thờ Saint-Louis-des-Franẹais và Villa Médicis, nơi có nhiều hy vọng phát huy nghệ thuật Pháp, tôi tiếp đón kiều dân Pháp ở đây. Từ năm 1940 sổ kiều dân này chỉ còn là các nhân vật trong giáo hội — tất nhiên! Mọi người đều có mặt Đức Hồng y Tisserant giới thiệu họ. Mặc dầu trước đây đã qua nhiều sóng gió, bây giờ chúng tôi đều thấy cơn gió hân hoan đưa bổng lên cao. Vinh quang chiến thắng đoàn tụ các tâm hồn trước đây đã ly tán vì thảm họa suy vong.

        Bây giờ thì bằng chứng thống nhất nước Pháp đã quá rõ ràng, không ai có thể chối cãi mặt trời thống nhất lồ lộ giữa ban ngày như vậy. Tống Thống Hoa Kỳ cũng đành phải chấp nhận, ông muốn có cơ hội bày tỏ sự thay đổi quan điểm của ông, ông nhắc lại hoài lời mời tôi sang chơi Hoa Thinh Đổn. Khi tôi ở Luân Đôn, đô đốc Fénard đã đến thăm tôi. Roosevelt nhờ ông thông báo cho tôi biết những ngày thuận tiện đế tiếp rước. Ngày mùng 10 tháng sáu, tướng Bedell Smith tham mưu trưởng của Eisenhower, đến thăm tôi tại « Carlton Gardens », ông đã thừa lệnh Eisenhower, hôm ấy có mặt tại đầu cầu Normandie, và tướng Marshall, cũng có mặt ở Luân Đôn. Bedell Smith   đã khẩn khoản yêu cầu tôi hội đàm với Tổng Thống vì sự chỉ huy quân đội cần biết gấp rút thể thức, và điều kiện hợp tác với các cơ quan hành chánh Pháp. Tại Alger, ông Seldon Chapin, tạm quyền đại sứ Wilson, cũng tỏ vẻ sốt sắng. Sau hết, tôi biết rằng cuộc tấn công của đồng minh trên đất Pháp sẽ thực hiện vào tháng tám. Nếu muốn đạt tới một sự thỏa hiệp thực tế thì không thể để mất thời giờ nữa.

        Sau khi chính phủ đã thảo luận kỹ càng, tôi quyết định đi Hoa Thịnh Đốn. Cũng như ngày tôi sang Luân Đôn, tôi muốn tỏ ra tôi không xin xỏ gì ai và không điều đình gì cả, tôi không mang theo một vị bộ trưởng nào. Cuộc hội đàm giữa tướng de Gaulle và tổng thống Roosevelt không có mục đích nào khác sự trao đổi quan điểm về các vấn đề thế giới liên hệ đến hai nước. Ngoài ra, sự có mặt của tôi ở Hoa Kỳ trong lúc chiến tranh bước vào giai đoạn quyết liệt, sẽ có ý nghĩa tỏ lòng kính trọng nước Mỹ đã có công với cuộc chiến và biếu lộ tình thân hữu luôn luôn sống động giữa hai dân tộc. Sau những cuộc hội đàm ở Tòa Bạch ốc, nếu Chính phủ Hoa Kỳ muốn thảo luận với Chính phủ Pháp về vấn đề liên lạc giữa quân đội đồng minh và các cơ quan hành chánh của chúng ta, thì nước Mỹ nên theo gương chính phủ Anh, dùng đường lối ngoại giao bình thường. Căn cứ vào những sự kiện ấy bộ Liên Bang Hoa kỳ và đại sứ Hoppenot của chúng ta thảo chương trình viếng thăm của tôi. Người ta đồng ý rằng ở Hoa Thịnh Đ6n tôi sẽ là quốc khách của Tổng Thống và Chỉnh phủ Hoa Kỳ, như vậy cũng đủ cái chính những bản thông tin hay bài báo muốn đưa ra luận điệu tôi sang Mỹ để cầu xin chứ không phải đế thăm viếng. Mặt khác, Gia Nã Đại cũng mời tôi viếng thăm, tôi sốt sắng chỉ thị cho đại lý của chúng ta ở Ottawa là Ô. Gabriel Bonneau thảo luận với chính phủ Markenzie King những chi tiết về cuộc công du sang Gia Nã Đại thân mến và can đảm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #289 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2019, 09:16:14 pm »


        Tổng Thống Hoa Kỳ nhã nhặn gửi một chiếc phi cơ sang đón, tôi cùng Ô Chapin, người tháp tùng tôi, đến Hoa Thịnh Đốn ngày mùng 6 tháng bảy vào buổi chiều. Phái đoàn đi theo tôi có các ông Palewski, Ran- court, Paris, Baubé và Teyssot. Trước thềm tòa Bạch ốc, Franklin Roosevelt ra đón, tươi cười và niềm nở. Bên cạnh tổng thống là ông Cordell Hull. Sau bữa tiệc trà, Tổng Thống và tôi hội đàm rất lâu, chỉ có hai người ngồi với nhau ngoài ra không có ai hết. Ngày hôm sau và hôm sau nữa cũng vậy. Tôi trủ ngụ tại Blair House, một căn nhà cổ rất kỳ dị, chính phủ Hoa Kỳ vẫn theo thường lệ dành cho quốc khách. Một bữa tiệc long trọng nhưng thân mật tại tòa Bạch ốc, hai bữa tiệc tối do các bộ trướng Ngoại Giao và Quốc Phòng khoản đãi, một buổi tiếp tân tổ chức tại tòa đại sứ của chúng ta, đây là trụ sở tạm thời vì dinh thự cũ và sau này sẽ dùng còn đóng cửa; đây là những cơ hội để tôi tiếp xúc với các nhân vật chính trị và quân sự phụ tá Tổng Thống Roosevelt.

        Những nhân vật ấy là : Ô. Cordell Hull, người gánh vác một trách nhiệm nặng nề, ông là người rất tận tâm và cao thượng tuy rằng ông chỉ hiểu biết sơ sài về cái gì ở bên ngoài nước Mỹ và ông thường bị Roosevelt can thiệp vào lãnh vực của ông. Hai ông Patterson và Forrestal, nhân danh bộ trưởng, có thái độ những ông chủ đảm đương việc lớn ; người thứ nhất giữ bộ Chiến tranh và Không Quân, người thứ hai giữ bộ Thủy Quân, mấy bộ này sau ba năm chiến tranh đã có những kích thước khổng lồ và thu hút phần lớn tài nguyên, khả năng và tự ái của người Mỹ. Ông Morgenthau là người bạn thân của chính nghĩa mà chúng ta theo đuổi, ông làm chủ một ngân khố tuy vô tận nhưng ông cũng quản trị rất có quy củ. Tướng Marshall có tài tổ chức táo bạo nhưng rất dè dặt trong cuộc đối thoại, ông hoàn thành một chiến lược lớn có kích thước toàn cầu. Đô Đốc King là người hăng say và nhiều tưởng tượng, ông không giấu giếm sự kiêu hãnh đem lại cho hải quân Hoa Kỳ ngôi bả chủ hoàn cầu. Tướng Arnold làm việc có phương pháp, từ một khối phi cơ vẽ kiểu, dựng khuôn và thí nghiệm hấp tấp, từ một số nhân viên tuyển dụng, huấn luyện và bổ dụng, ông đã tạo ra ngành không quân lớn mạnh của Hoa Kỳ. Đô đốc Leahy kinh ngạc vì những biến cố đã thách đố quan niệm bảo thủ của ông, ông ngạc nhiên vì thấy tôi ở đây và ông quyết định   giữ lập trường của ông. Hai ông Connally và Sol Bloom, chủ tịch các ủy ban bộ Ngoại Giao, Thượng viện và Hạ viện, đều tỏ ra lo ngại vì được báo cáo đầy đủ tình hình. Bộ tham mưu ấy hợp thành một toàn bộ nhất trí, nhưng vì cả tinh mỗi người mỗi khác và cá nhân chói lọi của Roosevelt, họ chỉ đồng ý với nhau phần nào, tuy nhiên một sự thỏa thuận như vậy cũng đủ để cáng đáng việc lớn,

        Giữa những công việc tất bật ấy tôi cũng dành thời giờ đến nghiêng mình trước mồ chiến sĩ vô danh trong khu Arlington. Tôi đến thăm tướng Pershing, ông giữ được thái độ giản dị và bình thản khi chẩm dứt cuộc đời tại bệnh viện quân y. Để kính bái vong hồn George Washington, tôi đến hành hương trên núi Mount-Vernon. Tại Blair House tôi tiếp kiến nhiều nhân vật, trước hết là Ô. Henry Wallace, phó tống thống Hoa Kỳ ; ông là người mơ tưởng công bình xã hội, ông muốn rằng cuộc chiến tranh này phải đem lại chiến thắng cho người bình dân; người thứ hai được tôi tiếp kiến là ông Padilla, bộ trưởng Ngoại Giao Mễ Tây Cơ hiện có mặt ở Hoa Thịnh Đốn. Tại trụ sở các phái đoàn của chúng ta tôi tiếp xúc với nhân viên ngoại giao Pháp quy tụ xung quanh ông Henri Hoppenot ; rồi đến tướng Saint-Didier, đô đốc Fénard, đại tá Luguet và các sĩ quan Pháp ở đây. Trước khi rời khỏi Hoa Thịnh Đốn tôi mở một cuộc họp báo và nói chuyện với một số đông ký giả đến dự cuộc họp báo  này. Trong năm ngày ở thủ đô liên bang Hoa Kỳ, tôi nhận thấy lòng tin tưởng mãnh liệt của giới thượng lưu Hoa Kỳ, sự lạc quan dành cho những người có phương tiện để nhìn đời lạc quan.

        Tổng Thống Roosevelt thì hẳn là không nghi ngờ gì phương tiện ông có trong tay. Trong những cuộc hội đàm, ông giữ mồm miệng không nói đến cái gì nóng bỏng nhưng hé cho tôi thấy những mục tiêu chánh trị mà ông muốn đạt được nhờ cuộc chiến thắng. Đối với tôi thì quan niệm của ông vĩ đại quá, đáng lo ngại cho Âu Châu cũng như cho nước Pháp. Theo Tống Thống thì chính sách biệt lập của Hoa Kỳ là một lỗi lầm và ngày nay đã cáo chung rồi. Theo ông nghĩ thì một hội nghị tứ cường gồm Mỹ, Nga Sô, Trung Hoa, Anh, sẽ giải quyết các vấn đề thế giới. Một nghị trường Liên Hiệp Quốc sẽ đem lại hình thức dân chủ cho quyền hành của «tứ đại». Nhưng theo ông thì một tổ chức như thế cần phải kèm theo việc phân phối lực lượng Mỹ trên những căn cứ thiết lập khắp nơi trên thế giới, một vài căn cứ sẽ thiết lập trên đất Pháp, trừ khi nước Mỹ muốn bày cỗ sẵn cho ba cường quốc kia chiếm lấy gần hết hoàn cầu.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM