Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:54:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37394 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #270 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2019, 04:30:21 pm »


        Sau cùng, Trung Đông biến chuyền đến tình trạng chấp nhận chung sống. Người Anh dịu bớt sự đe dọa; tướng Catroux điều đình ở Damas và Beyrouth trao trả các quốc gia những cơ quan « có lợi ích chung »; các chính phủ tiếp tục lung lay và treo cao giá vì những hành động gây rối của các phần tử muốn nhảy vào nắm lẩy quyền thế. Về phía người Ả Rập cũng vậy, các lãnh tụ» nổi lên chổng đối nước Pháp và đưa ra yêu sách của họ. Tại Le Caire đại sứ Anh ép buộc vua Farouk phải chấp nhận Nahas-Pacha làm Thủ Tướng; tại Bagdad, Noury Pacha Said chỉ trở lại cầm quyền nhờ thế lực của quân đội Anh; tại Amman cũng vậy, Abdullah, người có quỹ thanh toán chi tiêu ở Luân Đôn, lên cầm quyền, quân đội thì đặt dưới quyền của tướng Peake và đại tá Giubb, có tên gọi là « Peake-Pacha » và « Glubb-Pacha ».

        Đến tháng hai, tưởng Calroux trở về Alger, Ủy Hội Giải Phóng bộ nhiệm tướng Beynet làm tổng đại lý toàn quyền của nước Pháp ở Trung Đông. Helleu không trở lại đấy nữa, Casey cũng rời khỏi Le Caire; Chamoun rời khỏi Beyrouth. Spears ở lại để sửa soạn một cuộc khủng hoảng sau này. Đại diện mới của nước Pháp đối phó với tình hình một cách khéo léo và cương quyết. Nhưng đã rõ là một chính sách mạnh tay luôn luôn đổi mới cũng không thể dùng mãi được, nhất là khi chúng ta chỉ có những phương tiện nghèo nàn. Dư luận của người Pháp và ý tứ của thế giới bây giờ quay cả về những biến cố quân sự đang quyết định vận mệnh của Âu Châu.

        Về phương diện này thì chính trị đi trước sự việc xảy ra, ở đâu người ta cũng hướng về những sự kiện đến sau ngày chiến thắng. Trong hàng ngũ đồng minh, trước hết là trường hợp những nước trung và nhỏ. Tại Alger, chúng tôi chỉ nghe được tiếng vang của những vụ tranh luận về các nước ấy, vì quốc vương và các bộ trưởng của họ đều lưu vong sang Luân Đôn, việc vận động ngoại giao của họ tìm cách nhờ sự giúp đỡ của Hoa Thịnh Đốn, công việc tuyên truyền của họ chú trọng vào các nước nói tiếng Anh. Nhưng chúng tôi cũng biết rõ tình hình để hiểu thấu mối lo âu của họ. Vả chăng, không còn gì chứng tỏ rõ ràng và đáng buồn hơn rằng vì nước Pháp suy sụp và vì ba đại cường để nước Pháp đứng ngoài cuộc cho nên nền hòa binh ngày mai rất khó giải quyết một cách vững chắc.

        Nói đúng ra, người Bỉ và người Lục Xâm Bảo được sự bảo đảm chắc chắn ở Tây Phương vẫn yên chí rằng sau ngày giải phóng, không ai vi phạm độc lập và biên giới của họ. Những vấn đề liên hệ tới họ đem ra tranh luận chỉ có thể là các vấn đề kinh tế. Nước Pháp bị tàn phả và nước Anh cũng bị hư hại nặng, hai nước ấy chỉ có thể giúp họ sau một thời gian khá lâu. Ngay lúc này họ chỉ có thể trông cậy vào nước Mỹ. Bởi thế cho nên người ta thấy các ông Spaak, Gutt và Bech thường có mặt ở các hội nghị Atlantic City, Hot-Springs và Dumbarton Oaks, ở đây người ta lập những kế hoạch Hoa Kỳ tiếp tế, tải thiết và phát triển Âu Châu; trong khi ấy thì ông de Romrée, đại sứ Bỉ tại Ủy Hội  Giải Phóng Pháp để ý nhất đến các dự án thành lập một Liên Bang Tây Âu. Người Hòa Lan không phải bận tâm đến chánh trị đối với chánh quốc của họ, họ chỉ nghĩ nhiều đến tương lai thuộc địa ở Á-Úc. Ngay từ bây giờ họ đã chịu áp lực Mỹ, một ngày kia họ sẽ bị ép buộc phải từ bỏ chủ quyền ở Jaya, Sumatra, Bornéo. Lời lẽ của ông bộ trưởng toàn quyền Hòa Lan, 0. Van Wijh, cũng như phủc trình của Dejean gửi từ Luân Đôn về, đều cho biết rằng 0. Van Kleffens đau đớn mà dự tính trước đồng minh thắng trận ở Thái Bình Dương sẽ kéo theo sự thanh toán Đế Quốc Hòa Lan. Người Na Uy đã cảm thấy trước qua nước Thụy Điển trung lập và nước Phần Lan ở các thế thua trận, sức đè nén nặng nề của khối Nga Sô. Bởi thế cho nên 0. Trygve-Lie đã khởi thảo chương trình liên minh Đại Tày Dương và 0. để Hougen bộ trưởng Na Uy ở Alger đã đến thảo luận với chúng tôi về chương trình ấy. Nhưng kẻ bổi rối hơn cả là các chính phủ lưu vong ở Trung Âu và miền Balkans. Vì họ thấy người Nga kế tiếp người Đức có mặt trên lãnh thố của họ cho nên họ phải lo lắng cho ngày mai.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #271 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2019, 09:23:10 pm »


        Hội nghị Tẻhẻran họp vào tháng chạp 1943 chỉ làm cho họ thêm bối rối. Hẳn là những người dự hội nghị : Roosevelt, Staline và Churchill đều dùng lời tuyên bố trấn an, xác định rằng đối tượng của sự tranh luận chỉ có tính cách chiến lược. Nhưng những tin tức lọt ra ngoài đều không làm yên lòng những chính phủ lưu vong. Họ không thể không nhìn thấy dưới những sự bí mật công khai, những diễm chính yếu đã đem ra bàn ở Téhéran. Ở đây Staline đã đóng vai trò một người ngồi nghe những người khác đọc phúc trình. Ông ta không cho hai nước kia biết kế hoạch của Nga, nhưng Anh Mỹ phải tường trình kế hoạch và ông ta bắt buộc hai nước phải sửa đổi theo ý muốn của ông ta. Roosevelt đã tán đồng ông ta bác bỏ ý kiến của Churchill mở một cuộc tấn công lởn của Tây Phương qua Ý, Nam Tư và Hy Lạp, vào thành Vienne, thành Prague và thành Budapest. Mặt khảc, người Mỹ cũng đồng ý với người Nga khước từ ý kiến của Anh, không muốn xem xẻt những vấn đề chính trị của Trung Âu, nhất là của Balan, nơi mà quân Nga sắp bước chân vào. Người ta cũng bắt chúng tôi đứng ngoài cuộc ; Churchill bay qua trời Phi Châu thuộc Pháp và Roosevelt đi qua ven biển để đến Le Caire và Tẻhẻran đều im hơi lặng tiếng không rẽ vào chơi.

        Nhân cuộc hội nghi này viễn tượng hãi hùng của các nước vùng Danube, Vistule và Balkans bắt đầu hiện rõ. Tại Hy Lạp, một phần lớn các phần tử kháng chiến bị cộng sản lung lạc và điều khiển, họ tập hợp lại thành một nhóm, nhóm EAM, vừa chổng kẻ xâm lăng, vừa mở một con đường cách mạng. Cơ quan binh bị của phong trào ấy là ELAS gồm các chiến sĩ bưng biền hoạt động miền núi Hy Lạp và tham dự các đơn vị quân đội hay hạm đội đóng ở Trung Đông. Thủ tướng Tsouderos và phần nhiều bộ trưởng đều cư ngụ ở Le Caire để dễ liên lạc với quân sĩ và quốc nội. Chẳng bao lâu vua Georges II cũng sang đấy, nhưng vừa sang đến nơi thì gặp cơn khủng hoảng trầm trọng. Đến tháng tư 1944, ông Tsouderos phải rút lui. Người thay thế là ông Venizelos cũng không giữ chức được bao lâu. Ông Papandreou phải khó nhọc mới lập được nội các. Đồng thời quân đội và chiến hạm bị tồn hại nặng. Muốn giảm bớt sự tồn hại ẩy phải có sự can thiệp đẫm máu của lực lượng Anh. Tuy rằng sau đấy các đại diện mọi khuynh hướng chánh trị hội họp ở Beyrouth đều tuyên bố đoàn kết quốc gia nhưng cuộc tranh chấp lại bùng nỗ. Tất cả đều báo trước rằng tại Hy Lạp khi quân Đức rút về sẽ có nội chiến.

        Ngoài thực tế, Hoa Kỳ đã cẩn thận không nhúng tay vào nội bộ Hy Lạp. Nhưng Nga Sô ra công dụ dỗ người Hy Lạp; còn người Anh thì muốn làm bá chủ ở Địa Trung Hải, họ không giấu giếm ý định nắm hết các vấn đề Hy Lạp. Bởi thế cho nên chính phủ Pháp không muốn can thiệp. Nhưng nếu ảnh hưởng và lực lượng Pháp phối hợp với lực lượng Anh như trong nhiều trường hợp quá khứ để tái lập trật tự ở đây thì vẫn phủ hợp với quyền lợi của Âu Châu hơn nhiều. Không ai tin tưởng điều ấy hơn ông Argyropoulo, đại diện Hy Lạp bên cạnh chúng tôi. Ông là nhà ái quốc lo ngại những đe dọa đè nặng xuống xứ sở, ông là chánh khách tin tưởng rằng một Âu Châu không có người Pháp tham dự việc giải quyết các vấn đề sẽ không giữ vững được bước tiến, ông than phiền rằng người ta đã dựng lên từ bên ngoài một bức tường ngăn chính phủ ông và chính phủ Cộng Hòa Pháp.

        Chính sách của đồng minh đối với vấn đề Nam Tư cũng thế. Quốc gia gồm các dân tộc Serbe-Croate-Slovène, trước hồi chiến tranh đã có nhiều vụ phân tranh sắc tộc, bây giờ tất cả đều bị đảo lộn từ gốc rễ. Người Ý đã thành lập một Chính phủ Croate và cắt xén vùng Dalmatie và tỉnh Ljubljana của người Slovene. Người ta đã chứng kiến đại tá Mikhailovitch anh dũng chỉ huy du kích chống lại quân Đức trong rừng núi Serbie, sau này Joseph Broz, tên hiệu Tito, chỉ huy cuộc chiến của ông dưới chiêu bài cộng sản. Kẻ chiếm đóng phản ứng bằng những vụ tàn sát và đốt phá tàn bạo khác thường, Mikhaĩlovitch và Tito trở thành địch thủ của họ. Tại Luân Đôn quốc vương Pierre II còn trẻ tuổi và chính phủ thiếu ổn định của ông gặp phải nhiều khó khăn nội bộ và đòi hỏi gắt gao của người Anh.

        Người Anh coi Nam Tư là một trong những môi trường để thi hành chính sách Địa Trung Hải của họ. Ngoài ra, ông Churchill còn coi là việc riêng của ông. Ông đang vuốt ve một cuộc hành quân lởn ở vùng Balkans và ông muốn dùng Nam Tư làm đầu cầu. Ngay từ đầu một phái đoàn quân sự Anh đã được gửi sang thương lượng với Mikhaĩlovitch, Luân Đôn cung cấp võ khí và làm cố vấn cho ông. Sau đó Thủ Tướng Anh phái con mình là Randolph đến tiếp xúc với Tito. Sau hết, chính phủ Anh thích Tito hơn ông kia, bèn gửi đồ trang bị sang cho các bộ đội của Tito. Còn như Mikhailovitch thì bỗng dưng thấy mình bị cắt viện trợ và bị Luân Đôn chỉ trích, đại diện ngoại giao Anh còn lên án ông trước Hạ Viện. Mặt khác, vào tháng sáu 1944 vua Pierre II bị O. Churchill bách thúc phải giải tán chính phủ của O. Pouritch vì Mikhaĩlovitch trong chính phủ ấy giữ bộ chiến tranh, Churchill hổi thúc nhà vua trao quyền cho O. Soubachitch; trước khi được trao quyền, Soubachitch đã tấn phong Tito rồi. Người ta hiểu rằng người Anh làm ăn như vậy vì đã được sự tản trợ của Mạc Tư Khoa, còn như O. Fotich đại sứ Nam Tư ở Hoa Thịnh Đốn, thì không vận động được Hoa Kỳ nâng đỡ nhà vua.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #272 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2019, 08:40:53 pm »


        Ủy Hội Giải Phóng nhất định đứng ngoài những cuộc vận động ấy. Thỉnh thoảng tôi liên lạc được với tướng Mikhaĩlơvitch, vả chăng ông cũng tỏ ý nhiệt thành muốn tiếp xúc với tôi. Đã có thư từ đi lại nhiều lần. Đến tháng hai 1944, tôi tặng ông Huy chương chiến tranh và công khai báo tin ấy để nâng đỡ ông giữa lúc ông bị thất sủng. Nhưng các sĩ quan của tôi gửi cho ông từ Tunis hay từ Ý đều không sang được đến nơi. Còn như Tito thì chưa bao giờ chúng tôi gặp được các đại diện. Đổi với vua Pierre II và các bộ trưởng Nam Tư, tôi vẫn giữ liên lạc thân hữu từ khi tôi còn trú ngụ ở Anh. Maurice Dejean thay mặt chúng tôi bên cạnh họ và Jodjvanovitch đại diện họ ở Alger, nhờ thế chúng tôi có phương tiện trao đổi ý kiến và tin tức. Nhưng chưa có dịp nào chính phủ Nam Tư quay về chúng tôi để xin trợ giúp — có lẽ vì không được tự do hành động. Còn như nước Anh thì chưa bao giờ thấy cần phải hỏi ý kiến chúng tôi. Bởi thế cho nên tôi càng quyết tâm dành hết các phương tiện để trực tiếp giải phỏng nước Pháp không tham dự vào các cuộc hành quân ở miền Balkans. Tại sao chúng tôi lại góp phần quân sự vào một cuộc vận động chính trị mà người ta để chúng tôi đứng ngoài?

        Đổi với Tiệp Khắc thì tình hình như sau: Sự tiến quân của Sô viết và hoạt động của nhân viên tình báo Nga làm cho một vài chính phủ lưu vong như ngậm bồ hòn, nhưng Thủ Tướng Benès và nội các của ông hầu như không lo ngại gì cho nước Tiệp. Không phải là họ đã có cái gì chắc dạ. Nhưng họ nghĩ rằng đáng lẽ tránh né cái không thể tránh được thì tốt hơn hết là nên lợi dụng tình thế. Đại diện Tiệp Khắc là ông Cerny cho chúng tôi biết cách nhìn sự vật của người Tiệp. Vào tháng chạp 1943 Benès đến Mạc Tư Khoa và thỏa hiệp với Staline một « hiệp ước thân hữu, hợp tác và cứu trợ hỗ tương. » Khi trở về Luân Đôn, ông sang Alger ngày mùng 2 tháng giêng Chúng tôi tiếp đãi ông với đủ nghi lễ dành cho một quốc trưởng, mặc dầu trải qua nhiều sự thăng trầm, ông vẫn là người bạn của nước Pháp.

        Benès cho tôi biết nội dung cuộc đàm phán của ông với Mạc Tư Khoa. Ông mô tả Staline là người nói năng dè dặt nhưng ý chí cương quyết, vì mỗi vấn đề Âu Châu Staline đều có ý kiến kín đáo nhưng đã nhất quyết. Rồi ông trình bày chính sách của ông: «Xin ông trông vào địa đồ xem. Người Nga đã tiến vào vùng Karpates. Nhưng người Tây Phương chưa tới lúc đổ bộ lên nước Pháp. Như vậy thì chắc là hồng quân sẽ giải phỏng nước tôi khỏi tay người Đức. Bấy giờ, muốn thành lập nền hành chánh của tôi, tất nhiên chúng tôi phải thỏa thuận với Staline. Tôi vừa đạt được sự thỏa thuận ấy với điều kiện không phương hại đến nền độc lập của Tiệp Khắc. Vì theo sự thỏa thuận của tôi với Staline thì bộ chỉ huy Nga Sô không can thiệp vào vấn đề chính trị của chúng tôi.»

        Bàn đến các vấn đề tổng quát, Thủ Tướng cũng làm như những dịp khác, minh chứng rằng Tiệp Khắc chỉ có cơ may phục hồi nếu kết đồng minh với Nga Sô. Ông đưa ngón tay lên điị đồ mà kêu lên: « Đây là vùng Sudètes cần phải chiếm lại của người Đức. Đây là vùng Teschen vẫn bị người Ba Lan dòm ngó. Đây là vùng Slovaquie mà người Hung vẫn mơ tưởng, Đức Ông Tiszo đã thành lập một chính phủ tách biệt khỏi Tiệp Khắc. Ngày mai, Đông Đức, Ba Lan và Hung Gia Lợi sẽ về tay người Sô viết. Nếu phe này theo phe kia tranh giành lẫn nhau thì ắt là Tiệp Khắc sẽ bị phân chia làm nhiều mảnh. Hẳn ông nhận thấy, sự đồng minh với Nga là một điều tối cần cho chúng tôi.»

        Tôi nói đến phương sách tìm một thế quân bình bằng ảnh hưởng của Tây Phương, nhưng Benès tỏ ra bi quan, ông nói: «Roosevelt muốn thỏa hiệp với Staline, sau khi thắng trận ông sẽ đưa quân về ngay. Churchill không để ý đến chúng tôi. Đối với ông ta thì phòng tuyến bảo vệ nước Anh dừng lại ở sông Rhin và núi Alpes. Khi đã đạt được phòng tuyến ấy thì ông ta không bận tâm đến nơi nào khác ngoại trừ Địa Trung Hải. Đối với những gì liên hệ đến chúng tôi thì ông ta xếp hàng theo quan điểm của Roosevelt miễn là được hưởng một vài quyền lợi ở Trung Đông. Tôi biết rằng ở Téhéran người ta đã đồng ý với nhau là không nói gì đến Tiệp Khắc. Hẳn là tướng de Gaulle vẫn là tướng de Gaulle, người thợ xây dựng một nước Pháp hùng mạnh và cả quyết cần thiết cho sự quân bình. Nếu ông không xuất hiện sau khi nước Pháp suy sụp để xây dựng lại nước Pháp vì không còn tự do cho Âu Châu. Như vậy không ai nhiệt thành hơn tôi mong mỏi cho ông thành công. Nhưng chúng ta phải công nhận rằng Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn không sẵn lòng để ông thực hiện ý định. Ngày mai sẽ ra sao ? Tôi cũng nhớ đến việc Nghị viện Pháp sau cuộc chiến tranh trước đã thải hồi Clémenceau. Tôi đang làm việc với ông Mazaryk khi tin ấy đưa đến Prague, cả hai chúng tôi đều có chung một ý nghĩ: « Như vậy là nước Pháp thoái bộ!»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #273 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2019, 12:31:47 am »


        Những điều Benès đã nói về thái độ của Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn, về tham vọng của Nga Sô, đều rất đúng khi xảy ra vụ Ba Lan. Hồng quân càng tiến gần Varsovie thì Mạc Tư Khoa càng để lộ ý đồ thống trị Ba Lan và thay đổi biên giới của Ba Lan. Người ta nhận thấy Staline muốn một đằng chiếm lấy lãnh thổ Lithuanie, Bạch Nga, Đông Galicie, đằng khác nới rộng xứ Ba Lan đến tận vùng Oder và Neisse, cắt đất của nước Đức. Cũng rõ là điện Cam Linh muốn áp đặt tại miền Vistule một chế độ thân cận với họ và Anh -  Mỹ không dùng quyền phủ quyết bác bỏ.

        Chỉnh phủ Ba Lan lưu vong ở Luân Đôn phải đổi phó với những vấn đề đáng sợ mà không có phương tiện để chống lại quyết định của Mạc Tư Khoa ngoài thực tế, nhưng về phương diện tinh thần họ vẫn vững tin lòng ái quốc của người Ba Lan tôi luyện trong cảnh sống đàn áp từ bao nhiêu thế kỷ. Nói đúng ra, tưởng Sikorski Thủ Tướng chính phủ và tổng chỉ huy quân đội, trước hết đã tìm cách thỏa hiệp với Sô viết. Vào lúc quân Đức tiến đến cửa ngõ Mạc Tư Khoa, sự thỏa hiệp ấy hầu như có cơ đạt được. Nhiều quân sĩ bị bắt làm tù binh Nga từ năm 1939 đã được phép trở về Trung Đông với tướng chỉ huy của họ là tướng Anders, trong khi Staline dùng giọng ôn hòa để nói đến biên giới và nền bang giao mai sau. Bây giờ cục diện đã khác hẳn cũng như các vị trí trên bản đò chiến cuộc. Nhân đó người Ba Lan lại ác cảm và lo sợ người Nga. Đến mùa xuân năm 1943, người Nga lại chính thức buộc tội Ba Lan — tuy không có lý do rõ rệt — đã giết hại 10.000 sĩ quan tù binh của họ tại rừng Katyn ba năm về trước. Staline nổi giận cắt đứt mọi liên lạc ngoại giao. Đến tháng bảy, tưởng Sikorski sau khi thanh sát các bộ đội ở Anders trở về, đã chết ở Gibraltar vì một tai nạn phi cơ. Ông là một nhân vật quan trọng có uy tín lớn để chế ngự hành động bồng bột của đồng bào ông, có sự vị nể của quốc tế để được nước ngoài nương tay, ông là người không ai thay thế được. Từ sau ngày ông thất lộc, cuộc khủng hoảng Nga - Ba trở thành một cuộc xung đột ác liệt.

        Tuy nhiên, chánh phủ Ba Lan mới đã tuyên bố qua miệng ông Mikolajczyk rằng sau ngày giải phóng, công quyền ở Varsovie sẽ gồm những thành phần khả dĩ bảo đảm tình thân hữu lân bang với Mạc Tư Khoa. Còn như vấn đề biên giới thì ông không tiên tương bác bỏ một dự án nào, ông chỉ xác định là vấn đề chỉ có thể quyết định bằng một hòa ước. Ông ra lệnh cho các lực lượng kháng chiến trong lãnh thổ quốc gia hợp tác với quân đội Nga. Sau hết ông quay về Hoa Kỳ và Anh quốc để «giải quyết cuộc tranh chấp và tất cả các vấn đề còn dở dang.» Nhưng những đề nghị dung hòa ấy không có vang âm tại điện Cẩm Linh. Trái lại người Nga càng tiến quân thì họ càng đưa ra thêm nhiều yêu sách. Đến tháng giêng nhân dịp họ đưa quân vào Ba Lan, Nga Sô công bố một tuyên cáo theo đó đường ranh «Curzon» phải được chấp nhận làm biên giới và chính phủ lưu vong ở Luân Đôn phải được hoàn toàn đổi mới. Đồng thời, xuất hiện một đạo quân Ba Lan do người Nga thành lập, tướng chỉ huy là ông Berling khước từ quyền hạn của chính phủ hợp pháp, trong khi một « Ủy Ban Giải Phỏng Quốc Gia Ba Lan » được sửa soạn ở Mạc Tư Khoa, và do các ông Bécrut và Osuska — Morawski đưa vào Galicie theo gót chân các bộ đội Nga Sô.

        Đã hiền nhiên là nền độc lập Ba Lan chỉ được người Anh -  Mỹ giúp đỡ một phần không đáng kể. Từ tháng giêng 1944, ông Cordell Hull chỉ trả lời không dứt khoát đề nghị của O. Mikolajczyk yêu cầu Mỹ làm trung gian. Năm ẩy Roosevelt ra ứng cử Tổng thống, ông ta có thái độ lưng chừng đối với các cử tri nguồn gốc Ba Lan. Nhưng người ta có thể tiên đoán rằng sau khi đắc cử ông sẽ để rộng tay cho Staline. Người Anh thì không đủ kiên nhẫn như ông. Tuy nhiên, có lẽ họ muốn xếp hàng theo người Mỹ, rút cục họ sẽ nhượng bộ và chỉ dàn xếp bề ngoài cho có hình thức.

        Quả vậy, các ông Churchill và Eden tuy tuyên bố thuận ý để cho Ba Lan độc lập nhưng bách thúc ông Mikolajczyk đi Mặc Tư Khoa. Cuộc tiếp xúc thực hiện vào tháng tám giữa lúc quân đội Sô Viết tiến đến cửa thành Varsovie, đạo quân bí mật Ba Lan dưới quyền chí huy của tướng Komorowski tên hiệu là «Bor» mở cuộc tấn công quân Đức. Sau một trận thư hùng quân Ba Lan bị đè bẹp, họ trách cứ người Nga không làm gì để cứu giúp họ, người Nga còn không cho phi cơ Anh xử dụng những căn cứ của Nga để yểm trợ họ. Một vài ngày sau, ở Mạc Tư Khoa, các bộ trưởng Ba Lan chỉ nhận được của Staline và Molotov những câu trả lời đáng thất vọng, trong khi nhận được thông tư cho biết đã có thỏa hiệp giữa Liên Sô và « Ủy Ban Giải Phóng Quốc Gia Ba Lan» công nhận cho Ủy Ban này quyền hành chánh ở các nơi được giải phóng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #274 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2019, 11:03:50 pm »


        Chính phủ của chúng ta không thế làm gì được để ngăn cản hành vi nô lệ hóa Ba Lan. Ba Lan đã không liên hiệp thực sự với các đồng minh lớn trong lãnh vực ngoại giao và không tham dự vào việc soạn thảo những kế hoạch chiến lược chung với tư cách một nước bình đẳng thì làm sao Ba Lan có thể bắt buộc đồng minh thi hành những quyết định ngoại giao và quân sự có thể bảo toàn được nền độc lập của Ba Lan trong khi chấp nhận đường ranh giới theo ý muốn của người Nga? Đối với tôi thì có thể chấp nhận được ý kiến  của Staline cắt bớt đất Ba Lan ở phía đông nhưng bù lại cho Ba Lan đất cắt xén của nước Phổ và xứ Silẻsie, miễn là di chuyển dân cư ở các miền ấy cách nào cho có nhân đạo. Nhưng tôi cho rằng phải ngăn cản Nga Sô áp đặt chế độ độc tài ở Varsovie. Tôi nghĩ rằng Mỹ, Anh, Pháp có thể xác định chung thái độ trước thế giới và phối hợp hành động theo chiều hướng ẩy đối với Nga Sô và Ba Lan để cho các hạm đội của Tây Phương sau này được sử dụng các hải cảng biến Baltique và cho phép các tầu Nga đến các hải cảng ở Bắc Hải; như vậy người ta có thể làm cho nước Ba Lan cao thượng và can đảm có phương thế thâu hồi nền độc lập.

        Nhưng trước sự yêu sách của Nga Sô, nước Mỹ không hề lên tiếng. Nước Anh ráng tìm ra một công thức. Nước Pháp không có tiếng nói trong những cuộc thảo luận của các đại cường. Tôi có tiếp xúc với các ông: Morawski, vị đại sứ Ba Lan hoạt động và đứng đắn bên cạnh Ủy Hội Giải Phóng Pháp mà tôi đã hội kiến nhiều lần; tướng Sosnkowski, người kế vị Sikorski làm tổng chỉ huy mà tôi đã tiếp kiến ở Alger vào tháng chạp; tướng Anders mà tôi gặp ở núi Cassin vào tháng ba 1944; ông Rackiewicz, tổng thống Cộng Hòa Ba Lan, người tôi đã đến thăm khi qua Luân Đôn vào tháng sáu 1944; ông de Romer, bộ trưởng ngoại giao Ba Lan, người đã ở cạnh nhà tôi; đối với các nhân vật ấy tôi đã cho biết lập trường của chúng ta và đoán chắc với họ rằng sẽ đem ra áp dụng khi nào có đủ phương tiện.

        Tuy nhiên, chúng tôi cũng có dịp giúp đỡ chính phủ Ba Lan. Đây là việc gửi trả một số vàng quan trọng của Ngân Hàng Quốc Gia Ba Lan gửi Ngân Hàng Pháp Quốc vào tháng chín 1939, đến tháng sáu 1940 Ngân Hàng Pháp Quốc đã để ở Bamako. Đến tháng ba 1944, có sự thỉnh cầu khấn khoản của nội các Mikolajczyk, Ủy Hội Kháng chiến quyết định trao trả số vàng ấy cho người Ba Lan. Ông Bogomolov không ngừng vận động với chúng tôi để đình hoãn quyết định ấy. Sau cùng ông tiếp xúc với tôi và nói thẳng với tôi: « Chính phủ Nga Sô cực lực phản kháng việc trao lại vàng của Ba Lan cho chính phủ lưu vong ở Luân Đôn, vì chính phủ này ngày mai sẽ không phải là Chính phủ Ba Lan. » Tôi trả lời rằng ngày nay chính phủ ấy là chính phủ Ba Lan chính thức và được các đồng minh thừa nhận, kể cả nước Nga, cũng theo lệnh của đồng minh lực lượng Ba Lan lúc này đang chiến đấu ở nước Ý bên cạnh chúng tôi, sau hết tôi không thấy Liên Sô lấy tư cách gì can thiệp vào một việc chỉ liên hệ riêng đến Ba Lan và Pháp. Ông Bogomolov rút lui và không giấu giếm vẻ bất mãn

        Như vậy, mặc dầu Hoa Thịnh Đốn, Luân Đôn và Mạc Tư Khoa khuyên bảo không nên giao thiệp với chúng ta, các nước trung và nhỏ ở Âu Châu vẫn tìm cách tiếp xúc với chúng ta. Những nước khác ở xa chúng ta về phương diện địa lý vẫn có khuynh hướng gần gũi với chúng ta về phương diện tinh thần. Tướng Vanier, đại lý Gia Nã Đại đem lại cho chúng ta lời khuyến khích của nước ông, một tấm gương sáng trong nỗ lực chiến tranh, ông điều đình với tôi sự viện trợ kinh tế mà nước ông đã gửi cho tôi phần nào, phần khác sẽ gửi đến khi nào được giải phóng. Các đồng minh của chúng ta ở châu Mỹ La Tanh đã thông bảo cho biết qua các đặc sứ toàn quyền của họ, họ rất vui mừng mong chúng ta trở lại địa vị trước trên thế giới, họ có quyền lợi chung với chúng ta. Đây là trường hợp của ông Vasco da Cunha ở Ba Tây, ông Aramburu ở Pérou, ông Freila Larrea ở Equateur, ông Suarez Solar ở Cuba. Sau hết là ông để Sangroniz đại lý I Pha Nho, người nhã nhặn và khéo léo; nước I Pha Nho là nước trung lập duy nhất giữa các nước lâm chiến và hơi có địa vị khó xử vì tình trạng mập mờ; ông sốt sắng điều giải các vấn đề Maroc, sổ phận Tanger, nơi cư ngụ của những người Pháp vượt núi Pyrẻnẻes, sự giao thương giữa Phi Châu thuộc Pháp và bán đảo I Pha Nho. Chúng ta cần thiết lập với I Pha Nho những mối liên lạc cần thiết. Tóm lại, tôi hy vọng rằng trong một tương lai gần có thể tái lập liên lạc giữa Ba Lê và Madrid trong điều kiện tương xứng với hai dân tộc lớn lân cận nhau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #275 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2019, 12:19:25 am »


        Nhưng ở Alger thì tất nhiên hoạt động ngoại giao chú trọng vào sự liên lạc với các đại biểu của ba dồng minh lớn. Tuy tôi không cần can thiệp trực tiếp như trong thời kỳ chúng ta chưa chính thức có các bộ, nhưng tôi vẫn phải theo rõi mọi việc. Bởi thế cho nên tôi liên lạc thường xuyên với các đại diện Hoa Kỳ, Anh quốc và Nga Sô. Các chính phủ của họ cũng cần tự hỏi xem ai thực sự là nước Pháp; nhưng Mỹ, Anh, Nga cũng gửi đại sử sang Alger và các đại sứ cũng không giấu giếm họ mong đợi cùng chúng tôi trở về Ba Lê một ngày gần đây.

        Sau khi cái tổ Ủy Hội Giải Phóng và đặt dưới quyền chỉ đạo duy nhất của tôi, Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt, có thái độ thích hợp hơn. Ông Robert Murphy được thuyên chuyển sang Ý Đại Lợi với chức vụ không rõ rệt đại diện của tống thống Roosevelt. Ông Edwin Wilson thay thế ông với chức vụ rổ rệt là đại diện chính phủ Mỹ bên cạnh Ủy Hội Giải Phỏng. Việc triệu hồi ông Murphy và cách cư xử của vị đại diện mới đem lại hòa khí cho sự liên lạc của chúng ta với tòa đại sứ Mỹ. Người trước không có mấy cảm tình với sự thành công của phe de Gaulle, nhưng người sau tỏ vẻ rất hài lòng Những cuộc hội kiến với ông Murphy thưa thớt và khó chịu bao nhiêu thì trái lại những cuộc viếng thăm của O. Wilson vui vẻ và dễ chịu bấy nhiêu. Nhà ngoại giao lỗi lạc này cũng là một người nhân hậu. Lòng trung thành với chính phủ không cho phép ông phản đối thái độ của Tòa Bạch ốc và bộ Liên Bang nhưng ông để lộ rõ rệt sự băn khoăn. Với tư cách cá nhân, nhiều lần ông làm cho hai bên Mỹ và Pháp hiểu nhau hay chấp nhận quan điểm của nhau, ông cũng đề phòng trước những xích mích có thể bùng nổ về phía người Mỹ hay về phía chúng ta.

        Về phía người Anh thì đại diện của họ là ông Duff Cooper cũng hành động như vậy. Cho đến tháng chạp 1943 ông MacMillan đại diện nước Anh tại Alger và kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác. Bây giờ ông đổi sang Ý Đại Lợi vì nhiệm sở bộ trưởng Chính Phủ của ông di chuyển sang bên ấy. Ông được Churchill chọn lựa để hợp tác với chính sách của người Mỹ ở Bắc Phi tuy có phần nào dè dặt, dần dần ông hiểu rằng còn phải làm cái gì hơn thế. Tâm hồn cao cả của ông, tri thông minh sáng suốt của ông, làm cho ông thông cảm với những người Pháp muốn cho nước Pháp không bị ngăn cản trên đường tiến thủ. Chính tôi, tôi cũng nhận thấy dần dần ông bỏ những thành kiến đổi với chúng tôi khi đã giao thiệp nhiều với chúng tôi. Để đáp lại thịnh tình của ông, tôi rất mến trọng ông. Khi ông ra đi, Luân Đôn kiếm người xứng đáng nhất để thay thế ông, đồng thời, bình thường hỏa sự đại diện của nước Anh. Ông Duff Cooper được bộ nhiệm đại sứ ở Alger trong khi chờ đợi bổ nhiệm sang Ba Lê. Đây là một trong những cử chỉ thân thiện nhất và hiểu biết nhất của Chính phủ Hoàng Gia Anh đối với nước Pháp.

        Duff Cooper là một người có nhân cách cao quý và có nhiều thiên năng Chính trị, lịch sử, văn chương, nghệ thuật, khoa học, không có cái gì không am tường và không chú ý. Nhưng trong lãnh vực nào ông cũng có thái độ ôn hòa, có lẽ khiêm tốn, để thưởng thức cái hay nhưng không say mê quá độ. Tuy nhiên điều tin tưởng của ông vững chắc và những nguyên tắc của ông không thể lay chuyển được; sự nghiệp của ông chứng tỏ điều ấy. Trong nước ông, vào thời kỳ các diễn biến đưa đến tình thế phải lựa chọn diễn biến nào tốt đẹp nhất, ông có thể là người dửng đầu trong sự lựa chọn đúng. Có lẽ ông bị ngăn trở bởi một đặc điểm thuộc bản chất của ông: ông là người thận trọng; còn một lý do hoàn cảnh không thuận lợi cho ông: sự có mặt của ông Churchill. Nhưng nếu ông không được làm Thủ Tướng ở Luân Đôn thì ông cũng sẽ là đại sứ ở Ba Lê. Ông là người nhân đạo, ông yêu nước Pháp; ông là nhà ngoại giao, ông dàn xếp mọi việc một cách bình tĩnh cao thượng; ông là người Anh, ông phò vua của ông không chút tà tâm. Ông đứng giữa Churchill và tôi, ông cố gắng xoa dịu những va chạm. Có khi ông đạt được mục đích. Trong những trường hợp ẩy nếu có người làm được cái gì thì người ấy hẳn là Duff Cooper.

        Về phía Nga, chúng tôi phải đối phó với O. Bogomolov, ông ta muốn biết hết và ông giữ mình không để cho ai biết ý nghĩ của ông, dầu phải bất thần trở nên cứng rắn để đưa ra những yêu sách quyết liệt của chính phủ ông. Trong một vài trường hợp, có ông Vichynsky sang duyệt lại các vấn đề, ông này tạm thời đặc nhiệm những vấn đề nước Ý nhưng thông thạo những lãnh vực rộng lớn hơn. Ông tỏ ra người kiến thức rộng, nhưng có điều làm người ta ngạc nhiên là ông cũng lấy làm thích thú và khoan khoải. Tuy nhiên, ông cũng cho thấy qua một cái chớp nhoáng, chỉ thị của đảng ràng buộc ông vào nhiệm vụ. Một hôm tôi nói với ông khá lớn để người khác cũng nghe tiếng: « Đây cũng là lỗi của chúng tôi, trước 1939 chúng tôi không bắt chước ông mà thẳng thắn kết đồng minh với Hitler. Nhưng các ông đã lầm lẫn thông đồng với Hitler để chúng tôi bị đè bẹp !» Ông Vichynsky tái mặt, ngồi ngay người lại. Ông khoa tay như muốn xua đuổi một sự đe dọa bí mật nào : « Không! Không ! Không bao giờ nên nói ra điều ấy !»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #276 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2019, 11:19:14 pm »


        Tóm lại nền bang giao của nước Pháp với các đồng minh triển khai ngoài thực tế tuy rằng còn có sự thận trọng trong cách dùng những công thức ngoại giao. Ngày mùng một tháng giêng 1944 là dịp diễn ra một quang cảnh chứng tỏ sự tiến triền ấy. Ngày hôm ấy ngoại giao đoàn đến hội họp đông đảo tại biệt thự Oliviers để chúc mừng năm mới tôi, như theo thường lệ, chúc mừng một quốc trưởng. Trong phòng đợi, còn xây ra một vụ bàn cãi sôi nổi giữa đại sứ Anh và đại sứ Nga để lựa người cao niên thay mặt đoàn đọc bài diễn văn chúc mừng thường lệ. Ông Duff Cooper được cái hân hạnh ấy. Cuộc viếng thăm long trọng này cũng như sự tranh dành thú vị ấy là dấu hiệu chúng tôi tiến bước.

        Nhưng dẫu sao ý đồ của các nhà lãnh đạo đồng minh đổi với nước Pháp vẫn làm cho các nhà ngoại giao luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng kinh niên. Roosevelt vẫn không nhận chúng tôi có tư cách chủ quyền của nước Pháp sau ngày giải phóng. Nước Anh vẫn phao tin rằng thái độ của Mỹ quả đáng nhưng họ vẫn nghe theo. Nếu đây chỉ là một vấn đề danh từ thì chúng tôi nói làm gì. Nhưng Hoa Kỳ không chịu thừa nhận chúng tôi đại diện cho chủ quyền quốc gia Pháp, thực ra là có ý định áp đặt tại Pháp quyền trọng tài của Mỹ. Tham vọng lấn áp nền độc lập của chúng tôi như vậy, tôi muốn làm cho họ không thể thực hiện được ngoài thực tế. Đến lúc ấy Roosevelt ắt phải thấy rõ. Tuy nhiên sự cố chấp của ông làm cho việc chỉ huy quân sự khó khăn, ông không biết trước được phải thương lượng với ai khi liên lạc với người Pháp. Mặt khác, cho đến phút cuối cùng giữa chúng tôi và các đồng minh còn xảy ra những và chạm và bất ngờ rất có thể tránh được.

        Ủy Hội Giải Phỏng đã gửi cho Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn một giác thư từ tháng chín 1943, xác định điều kiện điều hành sự hợp tác của hành chánh Pháp với lực lượng đồng minh trong cuộc hành quân ở đất Pháp. Đã có điều khoản quy định rằng trong khu vực hành quân, bộ chỉ huy quân sự có quyền sử dụng các đường vận tải, giao thông và cơ quan công quyền, họ liên lạc với nhà cầm quyền địa phương để xin cung cấp những phương tiện ẩy. Tại hậu cứ, chính phủ Pháp sẽ cho thi hành những biện pháp cần thiết theo lời yêu cầu của tướng Eisenhower. Để giữ liên lạc, chúng tôi đã quy định rằng một số sĩ quan «liên lạc hành chánh » Pháp sẽ đi theo mỗi đơn vị lớn ; bèn cạnh Eisenhower chúng tôi sẽ phái sang một sĩ quan cấp tướng có đủ quyền hành và nhân viên cần thiết ; trong khi chờ đợi chính phủ Pháp trở về lãnh thổ chánh quốc, một nhân viên chính phủ sẽ đến đấy trước để thừa ủy nhiệm thi hành những biện pháp cần thiết. Ngoài thực tế thì phải đoàn liên lạc hành chánh thành lập tháng chín 1943 dưới quyền điều khiển của Hetlier để Boislambert đã được huấn luyện và đưa sang nước Anh. Đến tháng ba 1944, tôi đã chỉ định tướng Koeniy và tướng Cochel để phụ tá các chỉ huy trưởng đồng minh tại mặt trận miền Bắc và miền Địa Trung Hải. Cũng vào dịp ấy, Andrẻ Le Troquer được chỉ đinh làm ủy viên đại lý vùng giải phóng. Những biện pháp ấy làm thỏa mãn các bộ chỉ huy đồng minh. Nhưng để thực thi, cần phải có sự chấp thuận của chính phủ Hoa Thinh Đốn và chính phủ Luân Đôn. Nhưng họ không trả lời bức giác thư của tôi.

        Tổng thống giữ bản tài liệu của tôi trên bàn ông hàng mấy tháng. Trong khoảng thời gian ấy tại Hoa Kỳ đã thành lập một «chính phủ quân sự đồng minh» (A.M.G.O T) đảm nhiệm hết việc hành chánh nước Pháp. Rất nhiều người đô xô về tham gia tổ chức ấy : lý thuyết gia, kỹ thuật gia, người kinh doanh, nhân viên tuyên truyền, còn một số người Pháp mới nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Monnet và Hoppenot đã vận động với Hoa Thịnh Đốn, chính phủ Anh đã có lời cảnh cảo Hoa Kỳ, tướng Eisenhower đã khẩn khoản yêu cầu chấp thuận, nhưng vẫn không có gì thay đổi. Nhưng dầu sao cũng phải đưa ra một bản văn nào đó chứ không lẽ yên lặng hoài, Roosevelt bèn quyết định vào tháng tư, xuống chỉ thị cho Eisenhower quyền tối cao giải quyết các vấn đề của nước Pháp. Với tư cách ấy, Eisenhower tự mình lựa chọn những người cầm quyền Pháp cộng tác với ông. Chẳng bao lâu, chúng tôi biết rằng Eisenhower khẩn khoản yêu cầu Tổng Thống miễn trừ cho trách nhiệm chính trị, còn nước Anh thì phản đối một thủ tục độc đoán như vậy. Nhưng Roosevelt sửa lại ngôn từ trong chỉ thị chút ít và vẫn giữ lại những điều cốt yếu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #277 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2019, 04:56:45 pm »

   
        Nói cho đúng, ý định của Tổng thống Mỹ cũng thuộc loại mơ mộng của chàng Alice tại nước kỳ ảo. Roosevelt đã thử thi hành tại Bắc Phi một kế hoạch chính trị tương tự kế hoạch dự định cho nước Pháp, nhưng ở Bắc Phi tình thế thuận tiện cho ý đồ của ông hơn, kết quả: kế hoạch của ông không để lại vết tích gì. Chính phủ của tôi thực thi quyền hành không gặp trở ngại nào ở Corse, Algérie, Maroc, Tunisie, và Bắc Phi. Hoa Thịnh Đốn trông cây vào một số người hoạt động để ngăn cản chúng tôi, nay những người ấy đã rút lui khỏi sân khấu chánh trị, không còn ai để ý đến thỏa hiệp Darlan - Clark, Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia đã coi như không có và vô hiệu lực, còn tôi thì tôi đã tuyên bố trước Hội Đồng Tư Vấn và trước mắt người Pháp là không có thỏa hiệp ấy. Sự thất bại chánh trị ở Phi Châu chưa làm cho Roosevelt vỡ mộng, tôi rất tiếc cho ông và cho sự liên lạc của hai nước. Đồng minh không thế tiếp xúc với nước Pháp qua những người nào khác các bộ trưởng và công chức do tôi bổ dụng. Không có bộ đội Pháp nào khác những bộ đội do tôi chỉ huy. Tôi có thể không chút tự phụ mà thách đố tướng Eisenhower điều đình thỏa đáng với người nào khác người tôi chỉ định.

        Vả chăng ông cũng không nghĩ tới điều đó. Ngày 30 tháng Chạp, ông đến tuyên bố với tôi như vậy trước khi về Hoa Thinh Đốn rồi sang Luân Đôn để sửa soạn cuộc đổ bộ lên đất Pháp. Ông nói với tôi: «Tôi đã được chỉ thị để xử sự với ông theo một chiều hưởng bất lợi. Ngày nay tôi biết rằng cách nhận định tình hình như thể rất sai lầm. Để chuẩn bị cuộc chiến ngày mai, không những tôi cần các lực lượng của ông phụ giúp, mà tôi còn cần sự giúp đỡ của công chức Pháp và sự nâng đỡ tinh thần của dân tộc Pháp. Như vậy, tôi cần sự giúp đỡ của ông. Tôi đến yêu cầu ông cho sự giúp đỡ ấy. » Tôi trả lời « May quá ! Ông có tư cách của con người! Vì ông biết nói: «Tôi đã lầm. »

        Chúng tôi nói đến tình trạng mơ hồ trong sự liên lạc giữa nhà cầm quyền của tôi với sự chỉ huy quân sự khi hành quân ở đất Pháp. Eisenhower không giấu giếm rằng ông rất bận tâm với vấn đề ấy. Ông nói : «Nhưng ngoài nguyên tắc ra còn có thực tại. Tôi có thể bảo đảm với ông rằng mặc dầu người ta ép buộc tôi phải có thái độ bề ngoài nào, về phần tôi tôi cũng chỉ biết chánh quyền của ông là chánh quyền ở nước Pháp ngoài thực tế chứ không có chánh quyền nào khác». Tôi cho ông biết rằng có lẽ chúng tôi sẽ có dịp bày tỏ sự hợp tác của chúng tôi trong cách thức giải phóng Ba Lê. Tôi nói : «Người tiến chiếm thủ đô phải là các bộ đội Pháp. Để chuẩn bị cuộc hành quân ấy cần phải đưa một sư đoàn Pháp sang nước Anh cho kịp thời, đúng như lời yêu cầu của chúng tôi » Eisenhower bằng lòng.

        Gần đến tháng năm tháng sáu, thời kỳ thực hiện cuộc đổ bộ, người Anh có ý định đưa vấn đề chính trị ra khỏi chỗ bế tắc. Ông Churchill tự nhận làm người chạy việc điều hòa quan điểm của tổng thống Roosevelt với sự khước từ của tướng de Gaulle. Nhưng vì lực lượng quân sự có sức nặng hơn và khối lượng tuyên truyền thuộc về phía người Mỹ, cho nên sự cố gắng của Thủ tướng Anh chỉ chú trọng vào việc gây áp lực với tôi để bách thúc tôi phải thỏa mãn Roosevelt.

        Vào đầu tháng giêng, Ô. Duff Cooper tiếp xúc với tôi và nói: «Hẳn ông cũng biết Churchill đã ngọa bệnh ở Tunis sau khi ở Tẻhéran trở về đấy. Sau người ta đưa ông ta đến nghĩ ngơi ở Marrakeck. Ông ta rất mong mỏi được tiếp kiến ông. Nhưng tình trạng sức khỏe không cho ông ta đi xa. Ông có sẵn lòng đến thăm ông ta không ? » Tại đất Pháp, bình thường thì vị Thủ Tướng Anh phải đến thăm Tổng Thống chính phủ Pháp Nhưng vì cá nhân ông và hoàn cảnh, tôi nhận lời đến dùng cơm sáng với Ô. Churchill ngày 12 tháng giêng. Tôi thấy ông đang trong tình trạng nghỉ lại sức. Tôi hội đàm với ông rất lâu, đây là cuộc hội đàm thứ nhất sau 6 tháng không gặp mặt ông. Có mặt các ông Duff Cooper và Lord Beayerbrook ; còn có cả ông Gaston Palewski.

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2019, 11:18:49 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #278 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 11:19:24 pm »


        Thủ tướng Anh ra vẻ huê dạng và ân cần cố gắng mô tả những lợi lộc giành cho tôi nếu tôi nghe theo quan điểm của Tống thống Mỹ. Nói chung thì tôi nên thừa nhận ưu thế của Roosevelt trong các vấn đề của nước Pháp, ông nại lý do Roosevelt đã đưa, ra một lập trường công khai, ông ta không thể bỏ được, ông ta cũng phải giữ những cam kết với một vài nhân vật Pháp bị lung lạc bởi chính phủ Vichy. Đề cập đến lãnh vực cụ thể, Ô. Churchill đề nghị với tôi ngưng ngay cuộc truy tố các ông Flandin, Peyrouton và Boisson. Ông nói : «Tôi đã nghiên cứu hồ sơ của Flandin. Những điều buộc tội họ không có gì là nặng cả. Sự kiện ông hiện diện ở Bắc Phi chứng tỏ rằng ông đã tuyệt giao với Vichy. Peyrouton đến Algérie để nhiệm chức toàn quyền là theo sự chỉ định của Tổng Thống Hoa Kỳ. Còn như Boisson thì Tổng Thống đã bảo đảm rằng ông ta sẽ ở lại chức vụ còn tôi thì tôi đã nhắn cho ông ta biết rằng: « Ông hãy ra trận đi, đừng dính dáng gì đến việc khác ! » Ô. Churchill còn cho rằng các tướng Giraud và Georges phải rời bỏ chính phủ thật là việc đáng tiếc. « Chính Roosevelt đã lựa chọn người thứ nhất, còn tôi lựa chọn người thứ hai». Nghe lời ông nói, người ta phải hiểu rằng đối với tổng thống Hoa Kỳ và Thủ Tướng Anh thì nước Pháp là lãnh vực mà sự lựa chọn của họ phải được chấp nhận, lý do chính yếu làm họ chống đối tướng de Gaulle là ông này không chịu nghe theo.

        Tôi hết sức tươi tỉnh trả lời Chuchill rằng ông và Roosevelt để ý đến công việc nội bộ của nước Pháp, theo tôi, là chứng cớ nước Pháp đã phục hồi. Bởi vậy tôi không muốn làm cho hai ông phải thất vọng nếu để ngày mai trong nước tôi xảy ra rối loạn cách mạng, điều không thể tránh được nếu nền công lý không được sáng tỏ. Tôi không muốn xảy ra điều gì tai hại cho các ông Flandin và Peyrouton. Đối với người thứ nhất tôi không phải là người không biết đến tài trí và sở vọng của ông ta. Còn đối với người thứ hai, tôi không quên sự đóng góp của ông ta cho nền thống nhất xứ sở bằng cách trao nhiệm sở của ông cho tôi khi tới Alger. Nhưng tôi cho rằng, vì quyền lợi quốc gia, hai ông nên ra tối cao pháp viện giải thích hành động của hai ông khi làm bộ trưởng Vichy. Trường hợp ông toàn quyền Boisson chỉ liên hệ đến các người trên của ông. Sự có mặt hay vắng mặt của các tướng Giraud và Georges trong chính phủ là công việc của tôi. Như vậy, tôi vẫn đi con đường của tôi, con đường độc lập vỉ tôi tin rằng đây là con đường tốt đẹp hơn cả, không những cho chính phủ và dân tộc Pháp, mà còn cho cả khối đồng minh trong đó cũng có tôi tham dự.

        Đề tạo bầu không khí nhẹ nhõm, tôi mời ông Churchill ngày hôm sau đến cùng tôi dự cuộc duyệt binh, ông nhận lời ngay. Buổi lễ được tổ chức giữa sự vui mừng của công chúng. Đối với quần chúng Marrakech cũng như đối với những người chỉ trông bức hình mà không biết mặt trái mề đay thì sự kiện Churchill và de Gaulle xuất biện bên cạnh nhau có ý nghĩa là chẳng bao lâu nữa quân đội đồng minh sẽ cùng nhau đi tới chiến thắng; đó là điều cốt yểu. Tôi nói cho Thủ Tướng  Anh biết, và chúng tôi cùng đồng ý rằng rốt cuộc, quần chúng vẫn có lý.

        Nhưng chính sách Anh - Mỹ vẫn có ý ám hại tôi, họ dùng những phương cách không phải bao giờ cùng phẩm chất như cuộc hội đàm của tôi với Churchill. Trong mùa thu ấy, một việc bỉ ổi chủ ý bôi nhọ tôi đã được xếp đặt do các tay sai của Anh, tất nhiên, hiệp lực với các cơ quan đồng loại của Hoa Kỳ. Họ khởi sự bằng một chiến dịch báo chí mở màn tại Hoa Kỳ, họ nhắm mục đích làm cho mọi người tin rằng nhóm Pháp Chiến Đấu cũ và lãnh tụ của nhóm ấy theo đuổi mục đích áp đặt chính sách chuyên chế ở nước Pháp, bây giờ đã áp dụng những hành động độc tài ấy. Họ công bổ bản Văn một lời tuyên thệ được coi như khuôn mẫu để người tình nguyện theo Pháp Tự Do sử dụng, đây là những lời tuyên thệ ngông cuồng hoàn toàn bịa đặt. Họ buộc tội các cơ quan của chúng tôi, trước hết là sở B.C.R.A., đã ngược đãi và tra tấn người của chúng tôi để bắt vào kỷ luật. Sau màn dáo đầu ấy, bất thần xảy ra «vụ Dufour».

        Dufour là tên một nhân viên tình báo Anh, y được tuyển dụng ở Pháp nhưng chúng tôi không hay biết. Y được người Anh đưa về Anh từ năm 1942, sau xin gia nhập Pháp Chiến

        Đấu. Y tự cho mình có đệ tứ đẳng và đệ ngũ đẳng Bắc Đầu Bội Tinh. Cấp chỉ huy của y khám phá ra y chẳng có đẳng nào hết trọi, trái lại y là nhân viên tình báo Anh. Y bị phạt tù vì ngụy tạo một tước vị mình không có; Dufour xin đăng một hạn nữa, chuyến này với tên thực và chỉ xin làm binh nhì. Nhưng một hôm y đền tội tại trại giam Camberley, y vượt ngục nhờ một toán nhân viên tình báo Anh và trở về với những người mướn y làm tình báo viên. Về phía người Pháp thì chúng tôi chỉ có thể coi y như một tên đào ngũ được ngoại quốc lạm dụng và che chở. Vì không thể đụng đến người y ở nước ngoài cho nên bộ chỉ huy Pháp ở bên Anh không để ý tới y từ hơn năm nay; đến tháng chín 1943 Pierre Viénot được mời đến bộ Ngoại Giao Anh, ông được thông bảo cho biết một tin kỳ dị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #279 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 11:19:50 pm »


        Tiếng nỏi chính thức của chính phủ Anh cho biết :

        « Dufour đệ đơn lên tòa án Anh kiện một số sĩ quan Pháp và vị chỉ huy của họ, tức tướng de Gaulle, đã ngược đãi y. Pháp luật của chúng tôi áp dụng triệt đế nguyên tắc phân quyền, chính phủ Anh không thể ngăn cản chúng tôi truy tố những kẻ có tội. Vả chăng, trong nước tôi, tướng de Gaulle không được hưởng quyền bất khả xâm phạm ngoại giao. Có lẽ tướng de Gaulle có thể dập tắt việc này bằng cách dàn xếp với Dufour chăng? Nếu không thì de Gaulle cũng bị liên can vào vu kiện. Chúng tôi nhắc ông nên chủ ý nhiều đến việc này. Tất nhiên vụ án sẽ đem ra xử, như vậy sẽ được dịp cho báo chí Mỹ tung ra một chiến dịch công kích phương pháp và cách cục của Pháp Chiến Đấu.» Ngoài thực tế thì đã có nhiều cách nói bóng gió trên báo chí Mỹ vì họ chủ trương đả kích chúng tôi.

        Tôi không thể lầm lẫn về nguồn gốc và nguyên do của hành động bỉ ổi như vậy. Dĩ nhiên, Dufour, nhân viên tình báo Anh và đào binh Pháp, chỉ dám thưa kiện tại tòa án Anh vì các quan thầy của y bày vẽ. Chính phủ Luân Đôn không đếm xỉa đến thỏa hiệp ký với Pháp Tự Do theo đó quân nhân Pháp cư ngụ ở nước Anh chỉ do các tòa án quân sự Pháp xét xử, họ không cho tướng de Gaulle hưởng quyền bất khả xâm phạm ngoại giao trong khi họ cho người thư ký hạng bét của 50 đoàn ngoại giao nước ngoài hưởng quyền ấy, họ tìm cách bịt miệng tôi bằng viễn ảnh phỉ báng nhục nhã ; sở dĩ họ hành động như vậy là gỡ rối cho các nhà chỉ huy Anh - Mỹ đang làm vào tình trạng không chịu đựng nổi. Dư luận hối thúc họ phải có thái độ xứng đáng với một nước đồng minh để đối xử với tướng de Gaulle, chính phủ của ông và nước Pháp, Tòa Bạch ốc và Downing Street khoái trí mà tung ra câu trả lời: « Chúng tôi không thể làm được vì còn phải chờ cho vụ này được sáng tỏ ».

        Tôi quyết định  giải quyết việc này không nương tay một chút nào. Một vài sĩ quan làm việc tại Anh Quốc bị nao núng vì lời đe dọa của bộ Ngoại Giao Anh đã tự ý trao việc này cho các nhà luật, tôi ra lệnh cho họ phải rút đơn về. Tôi cấm các thuộc viên của tôi trả lời bất cứ câu hỏi nào và trát đòi nào của tòa án Anh. Tôi bảo Viénot nói cho bộ Ngoại Giao Anh biết rằng «tôi hiểu rõ mục đích của âm mưu này, âm mưu bôi nhọ tôi để biện minh cho lỗi lầm chính trị của đồng minh ; tôi cho việc này là một điều ô nhục, hậu quả của vụ « Bí mật Nữu Ước» hay bí mật Hoa Thịnh Đốn gì đó không đè xuống đầu tôi mà đè xuống đầu những người đã sáng chế ra vụ này.» Bốn tháng trôi qua, Luân Đôn không làm gì khác việc thỉnh thoảng đưa ra vài lời cảnh cáo mà chúng tôi không trả lời.

        Nhưng đến tháng ba cuộc âm mưu trở lại thảm xanh. Cần phải nói rằng đạo dụ quy định việc tái lập công quyền ở nước Pháp đã được ban hành ngày 21 tháng ba. Các báo trên thế giới đều VO’ lấy tin ấy để xác định rằng tướng de Gaulle  và ủy ban của ông tự cho mình là Chính Phủ Pháp — điều này đúng — và định đưa chính phủ ấy về Pháp, không có sự chuẩn nhận của đồng minh. Roosevelt bị nhà báo cật vấn, chỉ trả lời chua chát: « Không ai hiểu được dân tộc Pháp thực sự nghĩ thế nào, kể cả Ủy Hội Giải Phỏng Quốc Gia Pháp. Như vậy đối với Hoa Kỳ vấn đề vẫn còn nguyên vẹn » Tuy nhiên, một tuần lễ sau ngày ban hành đạo dụ, người ta mở cuộc tấn công lần chót về vu Dufour. Ngày 28 tháng ba, ông Duff Cooper, bề ngoài không dám đả động đến một vấn đề  biết rằng liên hệ đến tôi, xin tiếp kiến với Massigli. Ông nhờ Massigli nói với tôi rằng tòa án Anh không thể đợi lâu nữa, Chính phủ Anh phải để tòa hành động, vụ này sẽ đưa ra phiên tòa nay mai.

        Nhưng chúng tôi đã có cách trả lời thích hợp. Vào đầu năm 1943, một người Pháp Tự Do, ông Stéphane Manier, người trình bày những chương trình Pháp tại đài phát thanh Anh ở Acơa, được chúng tôi triệu về Anh quốc. Vì lầm lẫn hay vì tính toán, sở tình báo Anh bắt giam ông trong phòng ốc «Patriotic School» để lấy cung, ông tự vẫn chết vì sợ hãi hay vì bị những con sốt rét rừng hành hạ. Con ông, phục vụ trong thủy quân Bắc Phi, viết thư cho tôi biết vụ này. Con ông yêu cầu đưa ánh sáng vào cái chết đáng ngờ vực của cha mình. Người thanh niên thủy thủ ấy có ý đệ đơn lên tòa án Pháp kiện các sĩ quan Tình Báo Anh có mặt tại đất Pháp và nhân viên chánh phủ Anh, kể cả Ô. Churchill. Tôi ủy nhiệm cho Ô. Massigli thông báo cho đại sứ Anh bức thư của nguyên cáo nói thêm : « Chính phủ Pháp không có cách nào ngăn cản tòa án Pháp thi hành nhiệm vụ,  điều đáng lo ngại là báo chí thế giới sẽ nắm lấy cơ hội này để tung ra một chiến dịch báo chí tố cáo những phương pháp và cách cục của sở tình báo Anh được chính phủ che chở». Tôi không biết tại sao tòa án Anh không đưa ra xử hay Luân Đôn làm cách nào để ngăn cản tòa án, mặc dầu có sự phân quyền. Vả chăng, đây không phải là trách nhiệm của tôi. Nhưng từ ngày ấy trở đi không bao giờ tôi nghe thấy nói đến «vụ Dufour » nữa.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM