Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:24:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37391 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #260 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:17:54 am »


        Tòa án nào ? Tất nhiên quyền tài phán khinh trọng tội thông thường không thể áp dụng cho những vụ án này. Vì bản chất của quyền tài phán đó. Vì thành phần của pháp quan, nhiều quan tòa đã buộc lòng phải tuyên thệ với Thống Chế và quyết định  những án nghi phù hợp với lệnh của Vichy. Bởi vậy cho nên phải có sự cái tổ. Ủy Hội Giải Phỏng đã nghĩ đến điều ấy và đã quy định trước việc thành lập một « Pháp đình công lý» bên cạnh các tòa thượng thẩm. Chức Chảnh án và công tố viện phải dành cho các thẩm phán do bộ Tư Pháp lựa chọn. Bốn bồi thầm được tuyền lựa bằng cách gắp thăm, trong một danh sách của ông chánh án tòa thượng thẩm thành lập với sự phụ tá của hai đại diện kháng chiến do ủy viên Cộng Hòa chỉ định. Xét về mọi mặt thì cần phải để cho kháng chiến tham gia vào công việc chính thức của nền công lý. Còn những người trong « Chính phủ » hay trong các chức vụ chính, đã chịu trách nhiệm thực sự về sự đầu hàng hay sự cộng tác với địch, thì đã có tối cao pháp viện xét xử.

        Tuy nhiên, cũng có một người phải đem ra xét xử ở Alger. Đó là Pierre Pucheu. Ông này là bộ trưởng nội vụ trong « chánh phủ » Vichy, ông đã thi hành những biện pháp tàn bạo đối với người kháng chiến, trước con mắt người kháng chiến thì ông ta là tên đồ tể đàn áp. Vào năm 1942 ông rời khỏi ghế bộ trưởng để sang Y Pha Nho. Theo đơn xin của ông ta tướng Giraud bẩy giờ là «Tổng Chỉ Huy dân sự và quân sự» cho phép ông ta sang Maroc phục vụ quân đội miễn là ông ta giữ kín đáo. Nhưng vị cựu bộ trưởng có thái độ phô trương, Giraud phải an trí ông một nơi. Sau đấy, Ủy Hội Giải Phóng quyết định  thi hành công lý với những nhân viên trong «Chính phủ » Vichy, Pierre Pucheu bị tống giam. Lúc này vấn đề đặt ra là : vụ này có nên đem ra xử ngay không ?

        Các nhân viên trong chính phủ đều đồng thanh quyết định phải mở ngay phiên tòa. Xét về nguyên tắc thì không có lý do gì để đình hoãn. Nhất là cần phải sớm nêu gương cho quốc gia. Đây là lúc kháng chiến sẽ trở thành một yếu tố chính trong việc quốc phòng, trong trận chiến sắp khai diễn. Đây là lúc nội các Layal cấu kết với quân Đức cố gắng bẻ gãy công cuộc quốc phòng, Darnand tham dự nội các này với tư cách «phụ trách an ninh trật tự». Phải làm sao cho các chiến sĩ của chúng ta, các địch thủ của họ, thấy ngay bằng chứng thủ phạm phải đền tội. Tôi tuyên hố trước Hội Đồng Tư ván, trích dẫn lời Georges Clémenceau. « Chiến tranh ! Chỉ có chiến tranh ! có nền công lý là người ta thấy nước nhà được bảo vệ ».

        Ủy Hội Giải Phóng không thể thành lập Tối Cao Pháp Viện để xét xử Pucheu, phải truy tổ bị can trước «tòa án quân sự». Chánh án là O. Vérin, chánh nhất tòa thượng thẩm Alger. Các thẩm phán là cố vấn Fischer và các tướng Chadebec de Layalade, Cochet và Schmidt. Tướng Weiss ngồi ghế công tố viện. Bị can bào chữa khéo léo và cương quyết. Nhưng có hai sự kiện trong số có các sự kiện khác khiến cho tòa án quyết định áp dụng hình phạt nghiêm trọng nhất. Pucheu, khi làm bộ trưởng, đã gửi cho các quận trưởng những thông tư nghiêm ngặt bắt buộc phải cung cấp nhân công cho người Đức. Ngoài ra tất cả mọi việc đều làm cho người ta nghĩ rằng giữa lúc quân Đức sắp xử bắn một số người bị giam ở Châteaubriant vì mưu hại lính của họ, Pucheu đã đưa ra một danh sách những người y yêu cầu đem hành hình trước. Địch đã thỏa mãn ý muốn đê nhục của y. Sau này người ta tìm được bằng chửng cụ thể sau ngày giải phỏng.

        Trong cuộc thẩm vấn, tướng Giraud được mời đến làm chứng chỉ nói đến bị can một cách mơ hồ. Sau khi kết án, ông đến yêu cầu tôi hoãn thi hành. Tôi buộc lòng phải từ chối. Cho đến lúc cuối cùng Pucheu vẫn khẳng định rằng y chỉ có mục đích giữ trật tự công cộng. Trong lời cung khai cuối cùng trước các thẩm phán, khi nói đến de Gaulle, y nói lớn: « Đối với người ngày nay tượng trưng cho hy vọng tối hậu của nước Pháp, nếu mạng sống của tôi có thể được việc cho ông ta theo đuổi sứ mạng thì ông ta cứ cướp lấy mạng sống của tôi! Tôi sẵn lòng tặng ông ta. » Y chết một cách can đảm, tự miệng ra lệnh cho phân đội hành hình: « Bắn! »

        Tổ quốc đảo điên trước cơn sóng gió, những người phân chia thành hai phe muốn dẫn dắt quốc gia và chính phủ tới hai mục tiêu khác nhau bằng những đường lối khác nhau. Từ lúc ấy, trách nhiệm của phe này hay phe kia dưới trần gian này không thể đo lường bằng ý chí mà bằng hành động, vì những sự kiện sau liên hệ đến tiền đồ quốc gia. Mặc dầu họ nghĩ gì, mặc dầu họ muốn gì, người ta cũng phải căn cứ vào sự nghiệp của họ để xác định kẻ có công người có tội. — Nhưng sau này thì sao ? — Sau này thì sao ? Than ôi ! Xin Thượng Để phán xét tất cả các linh hồn ! Xin nước Pháp chôn cất hết các thể xác !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #261 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:18:13 am »


        Nhưng nước nhà phải sống còn. Ủy Hội Giải Phóng cố gắng  làm cách nào để nước Pháp có thể tồn tại khi đã bẻ gãy xiềng xích. Còn như tôi, tôi tin tưởng rằng những vấn đề  tài chánh, kinh tế, xã hội mênh mang như biển cả đặt ra ngay lúc này, người ta sẽ không làm được cái gì thiết thực nếu không soạn thảo và quyết định trước, tôi hướng về mực tiêu ấy phần lớn những cố gắng hiện thời của chính phủ. Chúng tôi phải đối phó với ba nguy cơ trọng đại : lạm phát, lương bổng và giá dịch vụ thấp quá mức chịu đựng, khan hiếm nhu yếu phẩm.

        Số tiền tệ lưu hành vào mùa xuân 1944 nhiều gấp ba số lưu hành vào năm 1940 vì phải đóng góp nhiều cho địch chiếm đóng, trong khi ấy thì số lượng hàng hóa hạ xuống chỉ còn phân nửa. Do đó mà giá cả ngoài thực tế leo thang kinh khủng, nạn chợ đen hoành hành, phần lớn dân chúng phải sống thiếu thốn cơ cực. Đồng thời, dưới áp lực của địch muốn khuyến khích công nhân sang Đức sinh nhai, lương thợ thuyền và công tư chức bị chặn đứng ở một mức rất thấp kém. Trải lại, một số con buôn, người chạy việc và trung gian kiếm được những số tiền lời khổng lồ. Đến ngày giải phóng, nếu kể thêm sự mất tinh thần của quần chúng thì nước Pháp sẽ lâm vào cảnh : suy sụp tiền tệ, bùng nổ những yêu sách cải tiến xã hội, đói kém.

        Đổi với chính phủ thì bỏ liều gặp sao hay vậy sẽ đưa dân tộc đến những đảo lộn không thể cứu vãn được, vì sức va chạm của cuộc giải phỏng sẽ làm bùng nổ sự lạm phát và làm sụp đổ mọi bức tường ngăn. Nhưng chặn đứng cùng một lúc tất cả vốn liếng, giấy bạc, lương bỗng và giá cả, sẽ làm nỗ tung nồi xúp de. Vì làm như vậy phải thi hành những biện pháp cưỡng ép mà một quốc gia mới thoát khỏi cảnh đàn áp khó lòng chịu nổi ; làm như vậy là tạo ra những dao động xã hội không thích hợp với nhu cầu khuyến khích sản xuất và hàn gắn vết thương ; làm như vậy sẽ là quét sạch thị trường trong khi các cơ quan công quyền không có cách nào tiếp tế lương thực cho nhân dân, vì số dự trữ đã hết, công kho không có ngoại tệ để trang trải những số hàng hóa lớn lao mua ở nước ngoài, mà đội thương thuyền của đồng minh còn bận chuyên chở vật liệu cung cấp cho nhu cầu chiến tranh. Giữa hai biện pháp cực đoan ấy Ủy Hội  Giải Phỏng chấp thuận một giải pháp trung dung, giải pháp này cũng không dễ hơn.

        Phát hành những loại giấy bạc khác, đánh thuế những nhà giàu, tịch thâu những lợi tức bất hợp pháp, quy định việc ký thác ngân hàng, chỉ để cho trương chủ lẩy ra những khoản tiền tương đương với khoản chi tiêu tức thời, nuôi dưỡng tinh thần lạc quan của quần chúng hy vọng cuộc chiến thắng sẽ cho phép vay được những sổ tiền lớn để thu hút số giấy bạc lưu hành; với những biện pháp ấy người ta có thể hạn chế số giấy bạc lưu hành. Xét lại giá cả trả cho người sản xuất, đồng thời trợ cấp những người sản xuất nhu yếu phẩm; như vậy có thể tăng gia sản xuất để cung cấp cho thị trường. Tăng lương bổng lên khá cao — vào khoảng 30 phần trăm —  sẽ tránh được khủng hoảng xã hội. Nhưng ngay từ lúc này phải nghĩ đến việc tăng thêm sự tiếp tế từ ngoài vào trong nước. Bởi thế cho nên chính phủ thành lập ngay từ mùa xuân 1944 tại các lãnh thô hải ngoại những kho hàng trị giá tới 10 tỷ quan vào thời ấy và hoàn thành tại Hoa thịnh Đốn một «chương trình sáu tháng» nhận viện trợ Mỹ kỳ đầu.

        Những biện pháp ấy đề phòng trước một tình trạng thê thảm có thể xảy ra. Nhưng khi đã được giải phỏng, quốc gia cũng còn phải chịu đựng lâu cảnh khan hiếm và hạn chế nhu yếu phẩm. Không có công thức đũa thần nào, không có xảo thuật kỹ thuật nào thay đổi điêu tàn thành xung túc. Sáng kiến hay tổ chức nào cũng đòi hỏi nhiều thời gian, trật tự, cần lao và hy sinh để xây dựng lại cái gì đã phá hủy và thay thế sự trang bị đổ nát hay lỗi thời. Ấy là còn phải có phần đóng góp của giai cấp cần lao, nếu không thì tất cả đều sụp đô trong xáo trộn và mỵ dân. Sự cái cách phải nhắm vào việc để cho quốc gia có quyền sở hữu những nguồn năng lực chỉnh : than, điện, hơi đốt, vả chăng chỉ có nhà nước có đủ phương tiện để khai thác đúng mức; kiểm soát tín dụng để sinh hoạt quốc gia khỏi lọt vào tay độc quyền tài phiệt; mở đường cho công nhân hợp tác với xí nghiệp bằng cách thành lập những ủy ban điều hòa quyền lợi công nhân với quyền lợi xí nghiệp; tránh cho con người mối lo ăn lo làm bằng một hệ thống quỹ an ninh xã hội đề phòng bệnh tật, thất nghiệp và già lão; sau hết khuyến khích sự sinh đẻ bẵng cách cho hưởng phụ cấp gia đình, dân số nước Pháp sẽ tăng và đưa nước Pháp lên con đường cường thịnh. Đó là những biện pháp cái cách mà tôi tuyên bố ngày 15 tháng ba 1944, chính phủ nhất quyết thi hành và sau này đã thực thi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #262 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:18:35 am »


        Trong khu vực này của chỉnh sách cai tri, chúng tôi có thể  mong đợi luồng dư luận thuận lợi. Có sự phù hợp giữa khổ sở và tiến bộ, loài người bị cơ cực sẽ hàng hái bước lên đường tiến bộ. Nhiều người có cảm tưởng rằng thử thách chiến tranh phải đưa đến sự đổi mới sâu rộng trong vận mệnh con người. Nếu người ta không làm cái gì để hướng về con đường ấy thì quần chúng không khỏi nghiêng về chủ nghĩa độc tài cộng sản. Trái lại, nếu hành động ngay thì có thể cứu vãn được linh hồn nước Pháp. Vả chăng sự chống đối của những người giàu có cũng không rõ rệt vì giai cấp này đã bị lung lạc bởi lỗi lầm của Vichy, bóng ma cách mạng cũng làm cho họ nao núng. Còn như kháng chiến thì hoàn toàn tán thành sự đổi mới ; các chiến sĩ đã cùng nhau xông pha nguy hiếm đều nghiêng về tình huynh đệ giữa mọi người.

        Những lý do sâu xa thúc đẩy sự cái cách lởn lao tại Chánh Quốc cũng bắt buộc người ta cải thiện quy chế lãnh địa hải ngoai và tôn trọng nhân quyền ở các nơi ấy. Tôi tin tưởng điều ấy hơn bất kỳ ai vì tôi đã điều khiển chiến tranh với sự tham gia của Đế Quốc bằng nhân lực và tài nguyên, vả chăng, chẳng lẽ sau một cuộc tranh chấp lan rộng khắp thế giới, khát vọng tự do của loài người lại không làm nổi lên những lớp sóng ngầm sâu ? Cải gì đã xảy ra hay đâ báo hiệu trước tại Á Châu, Phi Châu và Úc Châu sẽ vang dội khắp thế giới. Tại các lãnh địa hải ngoại, tuy quốc nạn không làm phương hại lòng trung thành của dân chúng nhưng dân chúng đã chứng kiến những biến cố tai hại cho uy tín của chúng ta : cuộc thảm bại năm 1940, sự ô nhục của chính phủ Vichy dưới quyền kiểm soát của địch, sự hiện diện của người Mỹ với thái độ chủ nhân ông sau những trận giao tranh phi lý tháng một 1942. Hẳn là khắp châu Phi thuộc Pháp người bản xứ cũng xúc động vì gương anh dũng của Pháp Chiến Đấu trên đất nước của họ, họ cũng thành tâm tham dự nỗ lực phục hồi nước Pháp lúc ban đầu. Như vậy, chúng ta có thể làm lại tất cả. Nhưng với điều kiện không kìm hãm họ dừng lại ở trình độ chậm tiến ngày trước. Về phương diện này, nếu muốn làm việc cho có kết quả thì bắt đầu ngay từ bây giờ cũng không phải là quá sớm, bởi thế tôi muốn chính phủ phải hành động ngay không được chậm trễ.

        Vào tháng chạp 1943, tôi tản thành tướng Catroux, ủy viên đặc trách các vấn đề Hồi giảo, khi ông đề nghị với Ủy Hội Giải Phóng một chương trình cái cách quan trọng để thi hành ở Algérie. Cho đến ngày nay vẫn có hai cuộc bầu cử. Cuộc bầu thứ nhất giành cho những người Pháp, quốc tịch Pháp hay nhập quốc tịch Pháp, số hội viên được bầu vào các hội đồng thị xã hay tống hội đồng đông gấp bội số hội viện của quần chúng người Hồi. Chỉ có các hội viên Pháp có đại diện tại Quốc Hội Pháp. Chúng tôi ra quyết nghị cho hàng chục ngàn người Hồi, trong số những người «có khả năng», được dự cuộc bầu cử thứ nhất. Còn những người khác thì dự cuộc bầu cử thứ hai. Sau hết số người đắc cử trong cuộc bầu cử thứ hai đưa vào các hội đồng, kể cả Thượng Hạ viện Pháp, đều tăng lên cho ngang với số hội viên Pháp. Đây là một bước dài trên đường bình đẳng công dân và chánh trị cho người Algérie.

        Hẳn là sự cái cách này gây ra những lời chỉ trích nhẹ phía người thực dân cũng như phía người Hồi thuộc một vài giới. Nhưng nhiều người A Rập và Kabyles bày tỏ hy vọng và tri ân đối với nước Pháp, nước Pháp không đợi ngày thoát vòng quốc nạn, đã nâng cao đời sống của họ, đã hội nhập vận mệnh của họ với vận mệnh của nước Pháp. Đồng thời, trong các giới, người ta ngạc nhiên vì chính phủ đã ban hành mau chóng và cương quyết những biện pháp mà chế độ cũ đã bao lần vấp váp tuy được sơn phết nhiều lớp sơn hào nhoáng. Ngày 12 tháng chạp 1943, tôi cùng tướng Catroux và nhiều bộ trưởng sang Constantine. Tại công trường Brèche, giữa một quần chúng đông đảo, tôi công bố những quyết định của chính phủ. Trên khán đài, bác sĩ Bendjelloud ngồi ngay trước mặt tôi cùng với nhiều người Hồi; tôi trông thấy ông cảm động rớt nước mắt.

        Để xác định chính sách mới đưa đến sự thành lập Liên Hiệp Pháp, chúng tôi tạo ra cơ hội khác tiếp xúc với quân chúng: Hội nghị Phi Châu ở Brazzayille. Chính ông René Pleven, ủy viên quốc gia đặc trách Thuộc Địa đã đề nghị và tổ chức. Ông đã quy tụ quanh mình ông hai mươi vị toàn quyền và thống đốc, đứng đầu là Felix Ebouẻ. Ngoài ra còn có mặt Félix Gouin, chủ tịch, độ 10 hội viên Hội Đồng Tư Vấn và nhiều nhân vật có thẩm quyền không chính thức. Hội nghị này có mục đích tham hợp các ý kiến và kinh nghiệm « để xác định căn bản thực tế của một cộng đồng Pháp bao gồm các lãnh thổ Bắc Phi», để thay thế cho hệ thống cai trị trực tiếp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #263 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:19:01 am »


        Tôi lấy thái độ trịnh trọng lên đường đi Brazzayille. Từ Maroc tôi sang Dakar và được nhà cầm quyền, quân đội, hạm đội, thực dân và dân chúng tiếp đón trong sự vui mừng phấn khởi. Ba năm trước đây người ta đã dùng súng thần công ngăn cản tôi đặt chân lên Senegal! Konakry, Abidjan, Lome, Cotonou, Douala, Libreville lần lượt tiếp đón tôi, trong sự vui mừng của họ người ta thấy bộc lộ niềm tin tưởng chiến thắng. Brazzayille tiếp đón tôi một cách thân mến cảm động, người ta lấy làm hãnh diện rằng trong những năm buồn thảm nhất nơi đây đã dùng làm chỗ ẫn náu của chủ quyền Pháp. Tôi đến trú ngụ tại «túp lều de Gaulle », một biệt thự mà xứ này tỏ lòng kính mến tôi đã xây cất để tôi dùng trên bờ con sông Congo tươi đẹp.

        Ngày 30 tháng giêng tôi khai mạc hội nghị. Sau bài diễn văn của Pleven, tôi trình bày lý do triệu tập hội nghị này. Tôi nỏi : « Chúng tôi không muốn phỏng đại lý do khẩn thiết bách thúc chúng tôi để cập đến toàn thể các vấn đề Phi Châu, chúng tôi nghĩ rằng những biến cố đảo lộn thế giới khiến cho chúng tôi không nên để chậm trễ». Sau khi đã chào mừng nỗ lực của nước Pháp tại Phi Châu, tôi ghi nhận rằng trước ngày chiến tranh, đã «cần có những nền tảng mới để thiết lập điều kiện mở mang xứ sở, dìu dắt nhân dân lên đường tiến bộ và thi hành chủ quyền của nước Pháp». Ngày nay những điều ấy khẩn thiết hơn, vì «chiến tranh cũng là chiến tranh ở Phi Châu một phần nào và liên hệ đến đời sống của con người, dưới mãnh lực vũ khí đè nặng xuống khắp nơi, mỗi dân tộc nhìn xa hơn cuộc sống hàng ngày và tự hỏi vận mệnh mình sẽ ra sao?» Tôi tuyên bố nước Pháp đã lựa chọn con đường của thời đại mới để dẫn dắt « 60 triệu người hòa mình với 42 triệu đứa con của nước Pháp» — Tại sao? «Trước hết vì nước Pháp là nước Pháp... Sau nữa, vì nước Pháp nương tựa vào lãnh địa hải ngoại và sự trung thành của lãnh địa để thực hiện công cuộc giải phóng... Sau hết, vì ngày nay nước Pháp thành tâm quyết chỉ thực hiện sự đổi mới».

        Hội trường bắt tay vào việc. Kết quả thâu lượm được là những đề nghị thuộc lãnh vực hành chánh, xã hội và văn hóa. Có mặt của các thống đốc hẳn là phải giải quyết xong các vấn đề hiến pháp đặt ra vì việc cải đổi Đế Quốc thành Liên Hiệp Pháp. Con đường đã vạch sẵn, chỉ cần theo đó mà hành động. Luồng gió tinh thần đã thổi qua, nếu lòng người muốn thì cuộc cái cách này sẽ trở thành một sự nghiệp quốc gia có tầm mức lớn khắp hoàn vũ. Trên thế giới, không ai lầm lẫn khi mọi cặp mắt đều nhìn về Brazzayille. Nước Pháp đã tự mình nghĩ đến việc này giữa lúc hồi sinh sức mạnh và tin tưởng để có thể đoạt lại những cái gì chưa ai dành dựt được. Tôi vòng tay thân thiết ôm lấy ông Eboué ; vì ông tận tâm với chức vụ cho nên kiệt sức, ông thất lộc ba tháng sau, không được trông thấy cảnh giải phóng. Sau khi rời khỏi thủ đô Trung Phi, tôi bay qua Bangui, Fỏt-Lamy, Zinder, Niamey, Gao, để trở về Alger. Trên nóc nhà tôi phất phới lá cờ mà không ai còn nghi ngờ là không chánh đáng.

        Nhưng cái gì đã đạt được trên thực tế cần phải ghi vào giấy tờ. Đã đến lúc chính phủ có một danh xưng hợp lý. Mặc dầu đã xảy ra biết bao nhiêu cuộc tương tàn, tôi vẫn để cho lòng người hy vọng cho tới cùng rằng một ngày kia lời tuyên cáo có thể đưa ra với sự chấp nhận của toàn dân để tập hợp lại chính phủ, trước khi biến cố xảy đến tự nó giải quyết vấn đề. Đối với một số người trước đây đã bỏ liều nước Pháp mà tưởng mình được quốc dân trao quyền, tôi đã ngậm miệng trong 4 năm để chờ một ngày có thể nói lên: «chúng ta đã lầm. Chúng ta trở về với danh dự, bổn phận và cuộc chiến. Chúng tôi xuất hiện với đủ tư cách mà hình thức pháp lý đã giành cho chúng tôi, những người theo tôi là những người chưa làm điều gì ô nhục cho tổ quốc, họ theo tôi vì kỷ luật và trung thành. Mặc dầu địch có thể bắt chúng ta phải trả giá đắt, chúng ta cũng ra lệnh đánh duỗi họ bằng đủ mọi phương tiện và bất cứ ở đâu. Xin để sau này chánh trị, công lý và Lịch sử phán quyết ! Để chúng tôi có thể nỗ lực tối hậu, xin các bạn giành cho chúng tôi một chỗ đứng bên các bạn, nhân danh nền thống nhất và tiền đồ của nước Pháp!»

        Nhưng lời kêu gọi của tôi không có tiếng vang «Trên đời này có nhiều người hối hận hơn là người thú nhận». Một ngày gần đây các bộ đội giải phóng sẽ đặt chân lên đất Pháp. Đối với nước Pháp cũng như đối với thế giới điều khẩn thiết là quyền hạn của chúng tôi như đã thực hiện trong lúc này cần được xác định là quyền hành mà quốc dân đã trao cho. Ngày mùng 7 tháng năm, tôi tuyên bố tại Tunis : « Đối với những người tưởng rằng khi được giải phóng, nước Pháp có thể trở lại thời kỳ phong kiến và phân chia làm nhiều chánh phủ, chúng tôi hẹn sẽ gặp họ một ngày mai, ở Marseille công trường Canebière, ở Lyon công trường Belle-cour,
ở Lille Đại công trường, ở Bordeaux công trường Quinconces, ở Strasbourg hội trường Broglie, ở Paris giữa khải Hoàn Môn và nhà thờ Notre-Dame!» Ngày 15 tháng năm, tôi tiếp nhận một kiến nghị của Hội Đồng Tư Vấn đồng thanh quyết nghị, đó là đề nghị của Albert Gazier, đề nghị này sẽ được ban bổ dưới hình thức đạo dụ ngày mùng 3 tháng sáu 1944. Giữa lúc tôi bay về nước Anh, Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia trở thành Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #264 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:19:48 am »


NGOẠI GIAO

        Dưới HÌNH THỨC NHỮNG ƯỚC LỆ, VIỆC NGOẠI giao chỉ biết có thực tại. Khi mà chúng ta trơ trụi không có gì cả thì chúng ta có thể làm cho mọi người cảm động, nhưng chúng ta ít khi đặt tay được vào công việc. Ngày nay nền thống nhất nước Pháp đã tái phục hồi, chúng ta có sức nặng và chúng ta được mọi người đếm xỉa đến chúng ta. Dần dần, nước Pháp xuất hiện trên trường quốc tế. Từ đây người Pháp không còn gì đáng nghi ngờ về tiền đồ tổ quốc, đồng minh cũng không chối cãi được rằng một ngày kia họ phải trả lại chỗ ngồi cho nước Pháp. Để chuẩn bị ngày ấy, chỉnh sách của họ chú trọng đến chúng ta hơn cả.

        Vả chăng sự góp phần công lao của chúng ta mỗi ngày mỗi thêm đắc lực. Không có bộ đội của chúng ta, trận Tunisie lúc ban đầu đã thất bại. Chẳng bao lâu, cuộc hành quân Pháp trong khu vực quyết định đã đem lại sự chiến thắng ở nước Ý. Còn như cuộc hành quân sắp tới ở nước Pháp thì các chánh phủ và các bộ tham mưu đều giành phần tham dự cho lực lượng trong nước của chúng ta, đạo quần đưa từ Đế Quốc sang và phần còn lại của hạm đội Pháp. Đồng minh sẽ nhận thấy giá trị chiến lược của những căn cứ Pháp ở Phi Châu và ở đảo Corse, của sự trợ giúp hữu hiệu nơi dân chúng ! Vả chăng sự hiện diện của chúng ta bên cạnh họ cũng là một ưu thế về phương diện tinh thần. Bởi thế cho nên nước Pháp, quyền lợi và cảm tình của nước Pháp, đã được kể đến nhiều trong cách thương nghị công việc của họ.

        Tuy người ta kể đến chúng ta nhưng Hoa Thịnh Đốn, Luân Đôn và Mạc Tư Khoa giới hạn sự liên lạc chính thức trong phạm vi tối cần thiết. Đối với Hoa Kỳ, họ lo ngại sự rắc rối ở Âu Châu và họ dự định giải quyết vấn đề hòa bình ở đây bằng cách dàn xếp trực tiếp với Nga Sô, việc chấp nhận nước Pháp vào số những nước chỉ huy cuộc chiến sẽ cản trở ý đồ của họ. Sự hiện diện của nước Pháp cũng thường được họ coi là không phải lúc tuy rằng Luân Đôn đã cẩn thận không làm khó dễ người Mỹ. Nhưng mọi việc sẽ thêm khó khăn bao nhiêu nếu nước Pháp điêu tàn ló mặt vào mà còn trưng ra nguyên tắc nọ kia! Ngoài ra nước Pháp còn cho mình là phát ngôn nhân của những nước trung và nhỏ. Lúc ấy thì làm sao thực hiện được giấc mộng của Tòa Bạch Ốc là cộng tác với người Nga với giá phải trả là hy sinh nền độc lập của những nước trên sông Vistule, Danube và vùng Balkans? Còn như Á Châu và bước tiến của Á Châu thì chương trình Mỹ muốn chấm dứt quyền bá chủ của những nước Âu Châu. Đối với Ấn Độ thì vấn đề đã được giải quyết trong tiềm thế. Tại Indonésia, không chắc Hòa Lan có thể cầm cự được hay không. Nhưng đối với Đông Dương thì biết làm sao nếu nước Pháp phục hồi lại kẹt vào giữa những siêu cường? Hoa Thịnh Đốn sẵn lòng công nhận chúng ta đã phục hồi và thỏa hiệp với chúng ta lúc cần, nhưng còn lâu họ vẫn coi nước Pháp như đất bưu canh, chính phủ de Gaulle như một chướng ngại vật, không nên cho hưởng cái gì cần cho một chính phủ.

        Nước Anh không áp dụng một chính sách quả giản lược như vậy. Nước Anh biết rằng ảnh hưởng của nước Pháp rồi sẽ như ngày trước, cần cho sự quân bình thế giới. Nước Anh chưa quyết định bỏ rơi chúng ta tuy Vicby thoái bộ và sự thoái bộ ấy đã tai hại cho họ. Bản năng của họ, chính sách của họ, muốn cho nước Pháp trở lại làm bạn đồng hành như ngày xưa, dễ hiểu và dễ nhờ cậy. Nhưng cần gì phải hấp tấp? Sự chiến thắng đã cầm chắc rồi, đã có sự thỏa thuận rằng lực lượng Pháp sẽ giúp đồng minh bằng đủ mọi phương tiện. Còn như những sự dàn xếp lần hồi thì có lễ tốt hơn hết là nước Pháp được tham dự miễn là với điều kiện nước Pháp đóng vai trò phụ, nước Pháp chịu nghe theo nước bài hiểm độc của người Mỹ mà nước Anh cũng phải tán thành. Nhưng tướng de Gaulle có chịu mềm dẻo như thế không? Không có gì là chắc chắn cả. Ngẫm cho cùng thì vẫn có lợi hơn nếu làm cho chủ quyền Pháp vẫn mơ hồ. Nhất là khi sự mơ hồ ấy có thể lợi dụng được để thanh toán tàn tích của ảnh hưởng Pháp ở Trung Đông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #265 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:20:08 am »


        Nga Sô vẫn quan sát, tính toán và nghi ngờ. Hẳn là điện Cẩm Linh muốn để nước Pháp phục hồi, có khả năng cầm chân được nước Đức và đứng độc lập đối với Hoa Kỳ. Nhưng không có cái gì bắt buộc người ta phải vội vàng. Lúc này cần phải chiến thắng, cần phải đòi hỏi đồng minh bằng lòng lập một mặt trận thứ hai từ biển Manche đến biển Adria- tiquo, cần phải có lập trường chánh trị không khác hẳn lập trường Anh - Mỹ. Vả chăng, nếu nước Pháp của de Gaulle phải tham dự trực tiếp vào việc dàn xếp các vấn đề Âu Châu thì nước Pháp có chấp nhận việc xâm phạm nền độc lập của Ba Lan, Hung Gia Lợi, các quốc gia vùng Balkans chăng? Biết đâu lại không liên hệ cả đến Áo và Tiệp Khắc? Sau hết, nước Pháp sau này sẽ như thế nào ? Tình hình quốc nội sẽ có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại, nhất là đối với Nga Sô. Ai dám nói chắc rằng Pháp không thù nghịch Sô viết vì ảnh hưởng của những phần tử đã tạo ra chế độ Vicby ? Trái lại, có thể để cho cộng sản nắm được chánh quyền ở Ba Lê chăng? Trong trường hợp nào cũng không nên hứa hẹn nhiều cho chính phủ Alger. Nói tóm lại, Nga Sô cho chúng ta biết thái độ hiểu biết của họ nhưng trong thâm tâm họ vẫn muốn chờ đợi xem sao.

        Tóm lại, Hoa Thịnh Đốn, Luân Đôn và Mạc Tư Khoa tuy có những ẩn ý khác nhau nhưng đều đồng ý với nhau rằng sẽ dành chỗ cho chúng tôi nhưng không vội vàng trao cho ngay. Còn như de Gaulle, nếu ông ta là lãnh tụ hay biểu tượng của sự phục hồi nước Pháp thì các đồng minh cũng ghi nhận. Nhưng điều chính yếu là phải kìm hãm hoạt động của ông ta. Lúc này ông ta đã bắt đầu tập hợp được một dân tộc chia rẽ như dân lộc Pháp và thành lập được một chính quyền vững mạnh và nhất tri, việc ấy đối với các chuyên gia ngoại quốc quả là khác thường, động trời là khác. Người ta sẵn lòng mong muốn ông ta hô hào và thúc đẩy cho nước Pháp ra khỏi vực thẳm, nhưng nước Pháp không được leo lên tột đỉnh vinh quang. Như vậy, người ta chính thức trọng vọng de Gaulle, nhưng không sốt sắng với ông ta. Người ta khuyến khích những người nói năng, viết lách và mưu mô chống lại de Gaulle, nhưng chỉ làm một cách không chính thức. Sau này người ta sẽ làm tất cả đế thấy lại một nước Pháp lép vế chánh trị dễ bị chi phối từ bên ngoài như người ta vẫn quen lợi dụng.

        Tôi cần phải nói rằng tôi không lo ngại nhiều về tình hình ngoại giao không sáng sủa của chính phủ Alger. Đối với thực trạng ấy, tôi có cảm tưởng rằng những điều khó khăn nhất đã được giải quyết, nếu chúng ta kiên tâm thì những thể thức cần phải làm nốt tất nhiên phải hoàn tất. Ngoài ra chúng ta cũng không thể để cho số phận của chúng ta ngày nay và ngày mai tùy thuộc sự lựa chọn của người ngoài. Ngay từ bây giờ chúng ta đã có tư thế khá mạnh để nói lên tiếng nói của chúng ta bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào. Còn như tương lai của nước Pháp thì nó ở trong tay của chúng ta chứ không tùy thuộc sự cắt đặt của đồng minh. Khi Đức Quốc Xã đã ngã quỵ, các đại cường sẽ còn gặp nhiều khó khăn, không có gì ngăn cản nước Pháp đóng vai trò mình muốn, miễn là mình muốn. Tôi biết chắc chắn như vậy cho nên tôi phớt tỉnh trước những bộ mặt khó đăm đăm của các bạn đồng minh. Tôi không giấu giếm rằng tôi rất tiếc họ còn dè dặt trong sự cộng tảc với tôi để hoạt động chung, nhưng thái độ của tôi không bao giờ là thái độ của kẻ đi xin.

        Hẳn là tại Alger, ông Massigli đã phải khó chịu lạ lùng với địa vị mơ hồ của nước Pháp khi ông giao thiệp thường xuyên với phái đoàn ngoại giao ; tại Luân Đôn ông Viénot, một người suốt đời tận tụy với tình giao hảo Pháp Anh, cũng phải buồn rầu vì thái độ lưng chừng của người Anh ; tại Hoa Thịnh Đốn, ông Monnet không đạt được kết quả trong việc điều đình «viện trợ và phát triển» vì vấn đề liên lạc Pháp - Mỹ vẫn còn lòng dòng chưa dứt khoát; ông Hoppenot thì than phiền thái độ cố định của Hoa Kỳ ; tại Mạc Tư Khoa, ông Garreau nhận thấy các ủy viên nhân dân tuyên bố ủng hộ nước Pháp nhưng làm vào việc thì họ tỏ ra quá thận trọng và kém bình tĩnh. Tôi để cho họ bày tỏ thái độ khó chịu của họ nếu có cơ hội. Tôi cũng cảm thấy với thái độ thiếu nhẫn nại của các đại diện nước Pháp tại các nước đồng minh khác như : Dejean, đại lý bên cạnh các nước di cư sang Anh Quốc ; Baelen, đặc nhiệm ngoại giao với các chính phủ Hy Lạp và Nam Tư đặt tại Le Caire ; Coiffard ở Trùng Khánh ; Bonneau ở Ottawa; Pechkoff, rồi Grandin de l’Eprevier ở Pretoria; Clarac, rồi Monmayou ở Canberra; Garreau - Dombasle, Ledoux, Lancial, Arvengas, Raux, Casteran, Lechenet ở Châu Mỹ La Tinh ; Grousset ở La Hayane ; Milon de Peillon ở Port-au-Prince. Tôi ước lượng sự khó khăn của các đại lý Pháp tại các nước trung lập : Truelle ở Y Pha Nho, du Chayla ở Bồ Đào Nha ; de Saint-Hardouin ở Thỗ Nhĩ Kỳ ; de Benoist ở Ai Cập ; de Vaux Saint-Cyr ở Thụy Điền ; de Leusse ở Thụy Sĩ; de Laforcade ở Ái Nhí’ Lan. Tuy nhiên, tôi vẫn nhất định giữ thái độ một quốc trưởng sẵn sàng thỏa thuận với người khác nếu họ yêu cầu sự thỏa thuận ấy, nhưng tôi không cầu xin người ta cho tôi cái gì hôm nay khi tôi biết rằng ngày mai chắc chắn tôi sẽ được cái đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #266 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:31:29 am »


        Đó, nước bài của tôi là như vậy. Người ta thấy nước bài ấy trong việc nước Ý, vì công cụ của tôi dùng chưa được chơn chu, đồng minh đã để chúng tôi đứng ngoài nhưng không khai trừ hẳn. Ngày 27 tháng chín 1943, các đại diện Anh và Hoa Kỳ đem đến cho Massigli bản văn đầy đủ của hòa ước đình chiến để lấy chữ ký của thống chế Badoglio ngay ngày hôm ấy. Các nhà ngoại giao Anh - Mỹ cho biết rằng họ trao cho bản văn ấy theo lời yêu cầu trước đây của chúng tôi — điều này đúng. Nhưng họ không biết trả lời sao khi vị bộ trưởng Pháp hỏi : «Tại sao không để Pháp tham dự ?» Một vài ngày sau, Badoglio tuyên chiến với Đức, có sự đồng ý chung của Anh, Mỹ, Nga mà không thấy nói gì đến chúng ta. Đồng thời, chúng tôi biết rằng sẽ mở hội nghị Mạc Tư Khoa để thảo luận vấn đề nước Ý giữa các ngoại trưởng Anh, Mỹ, Nga, nhưng người ta không mời chúng ta.

        Ông Cordell Hull đi qua Alger sang phó hội, tôi không kháng nghị một lời nào nhưng tôi cho biết rằng người ta đừng hòng không mất một sợi lông mà đoạt được cái gì của chúng tôi. Tôi nói : «Tôi chúc mừng ông tiếp xúc trực tiếp với người Nga để bênh vực quyền lợi của các ông. Về phần tôi, tôi cũng định một ngày kia sẽ sang Mạc Tư Khoa để bênh vực quyền lợi của nước Pháp.» Ông bộ trưởng hỏi thăm lập trường của chúng tôi về vấn đề Ý, tôi trả lời: « Chúng tôi sẽ xác định quan điếm của chúng tôi khi chúng tôi có thể biết được quan điểm của người khác».

        O. Cordell Hull bèn cho tôi biết rằng ở Mạc Tư Khoa hẳn là người ta sẽ thành lập một ủy ban liên minh đế quyết định các vấn đề nước Ý. Ông nói thêm : « có lễ ông sẽ tham dự ủy ban ấy». Tôi trả lời: «Để xem đã!» «Dẫu sao thì muốn quyết định  vận mệnh của nước Ý, trước hết cần phải chiếm lại đất đai còn ở trong tay người Đức, và như vậy thì cần đến lực lượng và căn cứ Pháp. Tôi biết rằng Eisenhower có ý đinh nhờ cậy chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng để hành động. Nhưng muốn như vậy thì tất nhiên chúng tôi phải có quyền quyết định tương lai của nước Y cùng với các ông và đồng tư cách với các ông. Chúng tôi chỉ có thể đưa quân của chúng tôi sang để theo đuổi mục đích của chúng tôi.» Ông Cordell Hull hiểu rằng ông đụng độ với một lập trường của người nhất định giữ vững. Hôm mùng 10 tháng mười tôi gặp ông Eden, tôi cũng cho biết như vậy. Còn như ông Bogomolov thì ông đã đi trước tôi, ông giải thích rằng ủy hội Địa Trung Hải là sáng kiến của Nga Sô và chính phủ ông bắt buộc phải mời chúng tôi tham dự.

        Ngoài thực tế thì ngày 16 tháng mười một Massigli tiếp các ông MacMillan, Murphy và Bogomolov. Các ông này cho Massigli biết rằng ba chính phủ có ý định thành lập một «Ủy Ban Tư Vấn về công việc liên hệ đến nước Ý ». Ủy ban ấy đại diện ngay tại chỗ cho toàn thể các đồng minh và đề nghị với các chính phủ những biện pháp chung để nhân danh các đồng minh ra chỉ thị cho bộ chỉ huy quân sự thi hành các biện pháp liên hệ đến chánh trị và hành chánh. Người ta mời chúng tôi tham dự. Ủy Hội Giải Phóng chấp nhận đề nghị  này. Ngày 29 tháng mười một tôi tiếp ông Vichynsky, ông cho tôi biết chính phủ ông muốn cộng tác mật thiết với tôi trong ủy ban nói trên. Ủy ban gồm có các ông MacMillan, Massigli, Murphy và Vichinsky bắt đầu làm việc. Được ít lâu Couye de Murville sang thay thế Massigli vì ông này bận công việc trong bộ của ông. Như vậy, chúng ta có thể biết trực tiếp tin tức của bán đảo nước Ý. Như vậy, chúng ta tham dự vào cuộc nghị quyết những biện pháp để trừng phạt nước Ý hay giúp nước Ý vượt qua cơn hoạn nạn. Nếu vậy, chúng ta có thể thi hành một chính sách nòng cốt đế quyết định  vận mệnh của nước Ý, của chúng ta và của Tây Phương.

        Chính sách ấy tôi đem trình bày với bá tước Sforza, ông ta đến thăm tôi tại văn phòng biệt thự Oliviers một buổi tối tháng mười, ông là một chính trị gia đã già, mới trở lại nước Ý sau 20 năm lưu đầy. Ông là người tích cực chống đối chế độ Phát Xít, trên cảnh điêu tàn gây nên bởi hệ thống Phát Xít, ông sẵn sàng điều khiển chính sách ngoại giao của nước Ý đau khổ. Tôi rất xúc động vì Sforza nói đến nhiệm vụ của ông một cách can đảm và cao thượng. Ông bảo tôi: «Tôi được hân hạnh ngồi trước mặt ông là bằng chứng tôi muốn làm tất cả để Pháp Ý có thể cộng tác với nhau, chúng ta đã phải trả giá đắt vì trước đây không thực hiện được, Âu Châu cũng cần đến sự hợp tác của chúng ta hơn bao giờ». Tôi nói cho bá tước Sforza biết rằng về điếm chính yếu này tôi cũng nghĩ như ông nhưng sau những biến cổ đã qua, không thể có sự giải hòa nếu nước Ý không chịu mất gì cả, mặc dầu chúng tôi muốn ráng sức nương tay cho họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #267 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2019, 12:40:10 am »


        Tôi muốn thanh toán những ưu đãi dành cho kiều dân Ý ở Tunisie ; quy hoàn nước Pháp hai tổng Tende và Brigue, hai tổng này là của Pháp nhưng đã phải sáp nhập vào nước Ý theo cuộc biểu quyết toàn dân năm 1860; sửa lại biên giới như sau : đèo Larche, núi Genèvre, núi Cenis, đèo Petit- Saint-Bernard, để xóa bỏ những vụ xâm lấn trên triền núi về phía nước Pháp ; trả lại cho miền Val d’Aoste quyền cố hữu của miền này, nghĩa là quyền của một khối dân có tinh thần Pháp ; đòi hỏi nước Ý phải bồi hoàn chiến tranh, nhất là chiến hạm và thương thuyền; đó là những quyền lợi giới hạn nhưng rõ rệt mà tôi quyết định  đòi hỏi cho nước Pháp.

        Mặt khác, Nam Tư đã theo phe đồng minh, tướng Mikhailovitch và Tito đã cung cấp nhiều bộ đội chiến đấu bên cạnh đồng minh, như thế nước Ý không thể giữ lại những lãnh địa họ có từ hồi trước chiến tranh trên bờ biển Ađriatique phía Đông. Nhưng chúng tôi giúp họ giữ lại Trieste. Sau khi đã cho bá tước Sforza biết quan điểm của tôi về biên giới nước Y, tôi nói thêm: « Còn như các thuộc địa của ông, người Anh đã muốn ở lại Cyrénaĩque, như vậy các ông sẽ mất thuộc địa ấy, chúng tôi cũng muốn có mặt ở Fezzan; nhưng chúng tôi muốn cho ông giữ lại Somalie, Erythẻe và Tripolitaine. Đổi với vùng Tripolitaine thì các ông phải tìm ra một công thức hợp tác với dân bản xứ, còn vùng Erythẻe, nếu ông muốn giữ lại quyền lợi của ông thì ông phải thừa nhận chủ quyền của Négus. Nhưng chúng tôi chấp nhận rằng ông là một cường quốc ở Phi Châu cũng hợp lý. Nếu ông đòi hỏi quyền lợi ấy thì chúng tôi cương quyết ủng hộ ông. »

        Đến tháng chạp, theo lời yêu cầu của tướng Eisenhower, Ủy Hội Giải Phóng đưa sang Ý những bộ đội thứ nhất của quân viễn chinh Pháp. Sau này đội quân viễn chinh sẽ được tăng cường để đồng minh đánh trận chung quyết chiếm thành Rome. Sự can thiệp quân sự của chúng ta càng nhiều tiếng nói của chúng ta càng lớn trên đường chánh trị. Cần phải thế mới được. Vì Anh - Mỹ thi hành một hệ thống phương sách giữ kín vua Vitor-Emmanuel và thống chế Badoglio, đã chặn đường hòa giải Pháp - Ý, họ tạo ra trên bản đảo này những nguyên nhân Cách mạng.

        Năm 1940 nhà vua đã để cho nhà cầm quyền tuyên chiến với nước Pháp giữa lúc Pháp ngã quỵ trên gót giầy xâm lăng Đức, họ đã quên rằng năm 1859 nước Pháp đã đổ máu để giải thoát nước Ý và cứu văn nền thống nhất của họ, họ đã quên rằng năm 1917 quân đội Pháp đã ngăn chặn được sự bại trận ở Caporetto. Họ đã chấp nhận Mussolini và chịu ảnh hưởng Mussolini cho đến lúc ông ta ngã quỵ trước sức mạnh biến cố. Badoglio đã lợi dụng Đức chiến thắng ký với các đại diện toàn quyền của Pétain và Weygand một hiệp ước «đình chiến» theo đó người Ý chiếm đóng một phần lãnh thổ Pháp và kiềm soát lực lượng Pháp ở Đế Quốc. Mặt khác, dựa vào chế độ Phát Xít, Thống Chế-Thủ Tướng nắm lấy quyền hành và danh vọng. Làm sao ông vua ấy và vị thủ tướng ấy có thể tổ chức cuộc hợp tác với nước ta và dẫn dắt nước Ý lên con đường mới? Đỏ là điều mà Ủy Hội Giải Phóng thông báo cho Hoa Thịnh Đốn, Luân Đôn và Mạc Tư Khoa; Ủy Hội tuyên bố rằng phải thanh toán ngôi vua và chính phủ.

        Đến tháng ba, tháng năm và tháng sáu, tôi sang Ý thanh sát các bộ đội của chúng ta, tôi có thể thấy nhiều dấu hiệu đáng lo ngại, nhất là ở Naples. Quang cảnh ở đây là quang cảnh nghèo đói cùng cực, sự tiếp xúc với kẻ chiếm đóng giàu mạnh đã làm cho dân chúng mất tinh thần, trông họ thật thảm thương. Tôi cũng là người công giáo, la tanh và Âu Châu như họ, tôi xúc động đau đớn vì cảnh khổ của khối dân tộc lớn ấy, lỗi lầm của nhà cầm quyền đã lung lạc họ, nhưng thế giới đã chịu ơn họ nhiều. Có lẽ quần chúng Ý theo bản năng cũng biết được tâm tình của tôi. Có lẽ trong cảnh tang thương họ nghĩ đến nước Pháp như một nước bạn cùng cảnh ngộ. Dầu sao thì tôi cũng ngạc nhiên mà thấy rằng khi tôi đi ra ngoài, nhiều đám người vui mừng xúm xít lại, tôi còn nghe thấy tiếng hoan hô. Đại diện của chúng ta là Couye de Murville, người rất quả quyết và hiểu rõ tinh hình; ông cho tôi biết tình hình chính trị ở nước Ý; nước này bị sâu xé bởi những trào lưu trái ngược nhau, người ta đã nhận thấy vận mệnh của họ ở trong tay hai phe cộng sản và công giáo. Trong cuộc công du ấy tôi phải từ chối không tiếp Umberto và Badoglio, tuy tôi rất tiếc. Tôi không chấp nhận được rằng ông thân sinh ra nhà vua vẫn giữ ngôi vua và Thống Chế vẫn đứng đầu chính phủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #268 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2019, 08:31:19 pm »


        Tuy rằng ở Tây Phương và Địa Trung Hải chúng tôi bắt đầu thâu lượm kết quả của những nỗ lực lâu dài, tại Trung Đông chúng tôi phải qua nhiều thảm bại. Người Anh sử dụng những chính khách trong nước gây rối loạn ở các nước Trung Đông; họ tổ chức một cuộc bài Pháp thật ngoạn mục để thủ lợi trong lúc thế lực của nước Pháp còn yếu kém.

        Lần này họ dùng Liban làm môi trường hoạt động Cuộc bầu cử đã tổ chức từ tháng bảy 1943. Sau một thời kỳ chứng kiến  biết bao biến cố tai hại cho uy tín của nước Pháp, tất nhiên quốc hội mới có lập trường quốc gia cực đoan. Người Anh đã ra công giúp cho cuộc bầu cử đạt được kết quả, bây giờ họ muốn thủ lợi. Spears ngồi bên cạnh Ô. Behara Khoury đắc cử Tống Thống Cộng Hòa và Chính Phủ của Ô. Riad Solh, ông ta đóng vai cừu địch của nước Pháp, ông ta xúi bẩy dân chúng đòi hỏi quá đáng và hứa mang lại sự giúp đỡ của người Anh nếu xảy ra bất cứ trường hợp đàn áp nào.

        Cằn phải nói rằng hoạt động của Spears ở Syrie và Lihan ăn khớp với một toàn bộ chỉnh sách của người Anh ở Trung Đông trong giai đoạn tổi hậu của chiến cuộc. Trận đánh ở Phi Châu đã kết thúc, đồng minh thắng trận, nhiều đơn vị Anh chưa dùng vào việc gì. Một phần được đưa sang dự trận bên Ý, một phần khác đóng ở hai bên bờ Hồng Hải. Bảy trăm ngàn lỉnh Anh chiếm đóng Ai Cập, Soudan, Cyrẻnaỉque, Palestine, Transjordanie, Irak và các nước ở Trung Đông. Mặt khác, Luân Đôn còn thành lập ở Le Caire một «trung tâm kinh tế » ; nhờ có tín dụng, độc quyền chuyên chở, tình trạng phong tỏa, người Anh nắm trọn nền ngoại thương của các xứ Ả Rập, nghĩa là ngoài thực tế, họ chi phổi đời sống dân chúng, dư luận nhân sĩ, thái độ của các chính phủ. Sau hết, ở đây họ có một số lớn chuyên gia, phương tiện tài chánh hùng hậu, thế mạnh ngoại giao, tổ chức tuyên truyền hoàn hảo ; đã có thế lực hùng hậu như vậy, họ lại tiễu trừ được hết mối đe dọa của địch ở Trung Đông, bởi vậy họ muốn xác định họ có chủ quyền duy nhất ở Trung Đông.

        Chúng tôi không có gì để quân bình một áp lực nặng nề như vậy. Tại Trung Đông lực lượng Pháp chỉ còn ba đại đội người Sẻnégal, vài khẩu đại bác, vài chiếc xe tăng, hai chiếc thống bảo hạm và độ 15 chiếc phi cơ. Hẳn là còn có thêm các bộ đội Syrie và Liban, 18 000 quân đặt dưới sự chỉ huy của chúng tôi. Nhưng thái độ của họ sẽ ra sao nếu các chính phủ Damas và Beyrouth có thái độ thù nghịch rõ rệt với chúng tôi ? Vả chăng chúng tôi đang lúc nghèo khổ cùng cực, chúng tôi không thể tặng cái gỉ cho ai. Chúng tôi cũng không đủ khả năng đế chổng lại làn sóng tin tức xuyên tạc mà các nguồn tin Anh gặp lúc thuận tiện vẫn phóng ra khắp thế giới. Bên trên hết, tôi đã thấy cuộc giải phóng nước Pháp xuất hiện ở chân trời, tôi không có lý gì để đẩy người Pháp, trước hết các bộ trưởng, vào một công cuộc nào khác ngoài việc giải phóng nước Pháp. Tóm lại, chúng tôi bận rộn và thiếu phương tiện để dập tắt tại chỗ những hành động xúc phạm vị thế của nước Pháp.

        Việc này xảy ra trong tháng mười một. Chỉnh phủ Beyrouth vì tình hình nội bộ, bị đặt trước những khó khăn nội các nghiêm trọng. Muốn che lấp tình trạng ấy, Ông Riad Solh, Thủ Tướng và ông Camille Chamoun, ngoại trưởng, đưa ra những yêu sách gắt gao đòi Pháp ủy trị phải thỏa mãn. Tổng đại lý Trung Đông của chúng tôi, đại sứ Jean Helleu, thấy tình trạng khủng hoảng, vội vã đến Alger tường trình với chính phủ. Ngày mùng 5 tháng mười một, ông tường trình với tôi, có sự hiện diện của hai ông Catroux và Massigli, sau đấy ông nhận chỉ thị của chúng tôi. Chúng tôi chỉ thị cho ông dùng đủ mọi phương tiện để ở những cuộc thương thuyết ở Beyrouth và Damas hầu chuyển giao cho các chính phủ địa phương một vài cơ quan điều hành kinh tế và công an còn ở trong tay nhà cầm quyền Pháp.

        Nhưng đồng thời chúng tôi cũng xác định nguyên tắc lập trường của chúng tôi về vấn đề ủy trị; quyền ủy trị do Hội Quốc Liên trao cho nước Pháp, chỉ có nhà cầm quyền Pháp có đủ tư cách để trao trả quyền ấy cho những cơ quan quốc tế hữu quyền sau này, bày giờ họ chỉ đương quyền tạm thời. Đó là lập trường của chúng tôi, luôn luôn được thông báo cho các đồng minh, nhất là nước Anh, và chưa bao giờ họ phản đối chúng tôi trên nguyên tắc. về phương diện pháp lý, nền độc lập của Syrie và Liban có giả trị quốc tế chính vì chúng tôi đã nhân danh quyền ủy trị mà trao lại cho hai nước ấy. Nhưng cũng vì lý do đó, chúng tôi phải giữ lại một vài trách nhiệm ở Trung Đông vi có tình trạng chiến tranh. Vi thảm kịch chiến tranh đang đè nặng xuống toàn cầu, chúng tôi thiết tưởng các chính phủ Damas và Beyrouth có thể chờ đợi ngày kết liễu chiến tranh để giải quyết những thể thức cuối cùng giải tỏa sự hạn chế chủ quyền của các nước ấy. Hẳn là họ cũng chờ đợi xem Luân Đôn có khuyến khích họ mạnh miệng yêu sách và dùng quân lực Anh ép buộc chúng tôi phải chấp nhận.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #269 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2019, 12:24:10 am »


        Trong thời gian Helleu ở Alger, quốc hội Liban sửa đổi hiến pháp và hủy bỏ mọi điều khoản liên hệ đến quyền ủy trị làm như quyền ấy đã bị ủy bỏ. Khi vị đại sử của chúng tôi đi qua Le Caire để trở về nhiệm sở, ông đánh điện tín về Beyrouth báo tin ông mang theo chỉ thị của chính phủ ông để mở cuộc đàm phán và yêu cầu tạm hoãn việc ban bố hiến luật mới. Nhưng người Liban không đếm xỉa đến tin ấy. Ông Helleu trở về Beyrouth rất tức bực vì sự khiêu khích ấy bèn dùng quyền phủ quyết bác bỏ hiến pháp, giải tán quốc hội và bắt giam quốc trưởng Liban, Thủ Tướng và và nhiều bộ trưởng, bổ nhiệm ông Emile Eddé tạm quyền Tổng Thống Cộng Hòa. Những việc này xảy ra hôm 12 tháng mười một.

        Chúng tôi nhận thấy những biện pháp của vị đại lý và sự phẫn nộ của ông hoàn toàn hợp lý ; nhưng Ủy Hội Giải Phỏng tin chắc rằng những biện pháp ấy vượt quả tầm mức tình trạng có thể chịu đựng được. Vả chăng, chúng tôi không hủy bỏ nguyên tắc ủy trị, nhưng chúng tôi không muốn đặt lại vấn đề độc lập đã trao lại cho người Liban. Bởi thế cho nên ngày 13 tháng mười một vào buổi sáng, chúng tôi được tin những biến cố xảy ra hôm trước ở Beyrouth, chúng tôi quyết định gửi tướng Catroux sang với sứ mạng tái lập tình trạng hiến pháp bình thường, tuy không khiến trách Helleu. Như thế có nghĩa là Catroux sẽ thăm dò ý kiến trả lại tự do cho Khoury, Riad Solh và các bộ trưởng, trả lại quyền hành cho Thủ Tướng. Sau đó sẽ cái tổ chính phủ Liban, sau cùng sẽ tái lập nghị viện. Còn như vị đại lý thì sự hiện diện của ông ở Trung Đông không còn lý do tồn tại nữa khi Catroux đã nắm toàn quyền ở đây. Chúng tôi triệu hồi ông về Alger để «Tham khảo ý kiến» trong một thời hạn vài ngày sau đó.

        Để cho không ai hiểu lầm sứ mạng của Catroux, ngày 16 tháng mười một tôi có lời tuyên bố trấn an Hội Đồng Tư Vấn : «việc xảy ra ở Beyrouth không phương hại đến chính sách của nước Pháp ở Liban, đến những cam kết của chúng ta, đến ý chí cương quyết giữ đúng lời cam kết ấy. Ý muốn của chúng ta là lập một tình trạng hiến pháp bình thường tại Liban để chúng ta có thể dàn xếp mọi việc chung với chính phủ ấy trong sự tự do hoàn toàn. » Để kết luận, tôi nói: « Đám mây đen trôi qua không che lấp chân trời». Ngày hôm sau tướng Catroux đi qua Le Caire, đến thăm ông Casey, quốc vụ khanh Anh, và cho ông biết sẽ trả tự do ngay cho các ông Khoury và Riad Solh. Ngày 19 tháng mười một, ông đến Beyrouth hội đàm với ông Bechara Khoury, ghi nhận tình thân hữu trung thành của ông đối với nước Pháp và báo tin sẽ trả lại tự do cho ông và để ông làm Tống Thống Cộng Hòa Liban. Từ đây không ai còn có thể nghi ngờ thiện chí «Xích lại gần» của chúng tôi và ý muốn áp dụng một giải pháp dung hòa.

        Nhưng chính sách của người Anh không chịu chấp nhận sự dung hòa ấy. Tất cả đều xảy ra như Luân Đôn đổ thêm dầu vào lửa, họ làm cho mọi người lầm tưởng rằng nhờ sự can thiệp của họ mà chúng tôi mới chịu dàn xếp vụ Liban, có lẽ họ cũng muốn trả đũa de Gaulle vì mới cái tổ Ủy Hội Giải Phóng. Từ ngày 13 tháng mười một, ông Makins thay thế ông MacMillan vắng mặt, đã trao cho Massigli một văn kiện «giác thư» nhưng có lời lẽ hăm dọa, đòi hỏi triệu tập ngay một hội nghị Anh - Pháp - Liban đế dàn xếp vụ biến động và tuyên bố rằng chúng tôi, phải cất chức Helleu trước mắt chính phủ Anh. Nhưng ngày 19, người Anh nhất định tung ra sấm sẻt tuy biết rõ từ mấy ngày trước rằng chúng tôi đã chọn con đường thỏa hiệp. Hiển nhiên là họ làm việc này chỉ để thỏa mãn những người chầu rìa và tạo ra một cảm tưởng nhục mạ người Pháp.

        Ngày hôm ấy, ông Casey đến Beyrouth, đi theo ông có tướng Spears, ông trao cho tướng Catroux một tối hậu thư vô điều kiện. Nước Anh không đếm xỉa gì đến tư cách đồng minh, đến những cam kết đứng ngoài việc chính trị của các nước Trung Đông, đến những hiệp ước mà Ô. Olvier Lyttelton đã nhân danh chính phủ Anh ký với tôi, họ bách thúc đại diện nước Pháp phải chấp thuận hội nghi tay ba và trả lại tự do cho Tổng Thống và các bộ trưởng Liban trong 36 giờ. Nếu không, người Anh lẩy cớ giữ trật tự — không ai cầu đến họ — sẽ cho thi hành cái họ gọi là « quân luật», dùng quân lực chiếm chánh quyền và đưa các bộ đội dùng đủ mọi phương tiện cần thiết để giải thoát cho những người bị quân lính của chúng ta giam giữ.

        Tướng Catroux nói với các ông Casey và Spears: « Chúng ta trở lại thời Fachoda». Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt, thời Fachoda nước Pháp đi đến chỗ xung đột với nước Anh, nhưng lúc này không có gì đáng lo ngại, Ủy Hội Giải Phóng ra chỉ thị cho tướng Catroux từ chối hội nghị tay ba, từ chối việc trả tự do cho O. Khoury và các bộ trưởng như đã giao ước nếu nước Anh thực hiện việc cướp quyền Liban, từ chối việc tập trung công chức và bộ đội của chúng ta vào một hải cảng để đưa về Phi Châu. Bấy giờ tôi sẽ nhận trách nhiệm giải thích với nước Pháp và với thế giới lý do sự ra đi của chúng tôi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM