Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:07:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37418 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #250 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2019, 07:27:37 am »


        Nói tóm lại, đối với những vấn đề lớn lao, Hội Đồng tự nhiên chỉ nói đến một cách tổng quát, trong nghị trường người ta dùng những ngôn từ rộng nghĩa để mọi người đều có thể chấp thuận. Người ta tán thưởng de Gaulle khi ông này giải thích những công việc đã làm hay khi ông gây xúc động bằng cách lựa ra một vấn đề tranh luận để rút ra một kết luận. Để bù lại, người ta tỏ vẻ lạnh lùng hay chỉ trích ủy viên nào đó trình bày một cách chuẩn xác những biện pháp đã áp dụng. Nhưng người ta không mạo hiểm đưa ra những ý kiến cụ thể hay những dự án nhất định.

        Hẳn là Hội Đồng có thái độ dè dặt như vậy vì hội đồng chỉ có tư cách tư vấn, hội đồng không cần lấy phiếu của quốc dân, thái độ và lá phiếu của hội đồng không thể khởi động một cuộc khủng hoảng nội các. Cũng còn phải kế đến ý muốn cho tôi được rảnh tay, ý muốn chiều lòng đồng minh, bận tâm đạt được toàn số phiếu thuận. Nhưng điều đáng chủ ý nhất là mọi việc diễn ra như một cách thú nhận sự bất lực. Hội đồng cảm thấy có khả năng để diễn đạt những khuynh hướng chứ không có khả năng giải quyết những vấn đề, Hội Đồng có thể lướt qua một chỉnh sách chính trị chứ không có khả năng đảm đương một chính sách chính trị. Mối ưu tư ẩy sau này lại xuất hiện, đảng buồn hơn và nặng nề gấp 10 lần trong những hội đồng đại nghị nắm giữ đủ mọi quyền hành nhưng bất lực không thực thi được quyền hành. Đối với tôi, tôi đã thấy qua các cuộc đàm phán của các khối, xuất hiện những ngưỡng vọng ngày mai, đồng thời tôi cũng nhận thấy sự bất lực của các đảng phái ; tôi đã biết được thế nào là thảm kịch hiến pháp của nước Pháp sau này. «Tranh luận là việc của nhiều người, hành động là việc của một người». Cũng bởi lẽ ấy mà người ta chỉ muốn tranh luận mà thôi.

        Trong khi chờ đợi thì, trên nguyên tắc, người ta vẫn căn cứ  vào sự thống nhất của chính phủ Alger, sự nhiệm ý của Hội Đồng Tư Vấn và sự lựa chọn của dư luận Pháp, để giải quyết các vấn đề chính trị trong thời kỳ giải phóng. Tuy mọi việc hầu như đã định trước đối với đa số người, nhưng vẫn có những mưu mô hiểm độc ở nước Pháp cũng như ở nước ngoài. Trong các giới khác biệt có khi chống đối, vẫn có thêm những người nhất định thù ghét tôi thành công, họ tìm cách ngăn cản, họ dùng đến những mưu chước xảo quyệt khi thấy sức mạnh của hoàn cảnh dần dần bắt buộc mọi người phải chấp nhận quan điểm của tôi. Tất cả những người ẩy, không trừ một người nào, đều tin chắc rằng Vichy phải sụp đổ. Nhưng không hề có người nào thử làm cái gì để thay thế chế độ ẩy và để cho de Gaulle không đắc thắng được như vậy.

        Nhưng thái độ của kẻ chiếm đóng đối với chế độ Vichy làm cho sự suy sụp càng chóng vánh. Người Đức hiểu rằng đã xảy ra những gi ở Bắc Phi, Thống Chế và chính phủ của Thống Chế không có đủ quyền hành để ngăn cản người Pháp quay lại chống họ. Họ đã thấy cái họa lớn của cuộc đổ bộ đồng minh, họ lo lắng một cuộc khởi nghĩa có thể bóp nghẹt hậu cứ của họ. Họ cần tài nguyên Pháp để bảo vệ nền kinh tế suy sụp vì chiến tranh của họ, bởi vậy họ cho rằng cái gọi là Chính phủ Pháp không mấy quan trọng và họ thắt chặt thêm gọng kìm áp bức. Do đó mà quyền tự trị nội bộ giả tạo của Vichy tan hết thành mây khỏi.

        Dầu sao thì Pétain cũng đã thực sự trao hết quyền hành cho Layal rồi, không thế đóng vai trò cái mộc đỡ tên như ông vẫn phô trương từ trước tới nay. Bây giờ ông lánh mặt đi, không can thiệp vào công việc của « chính phủ », vả chăng bây giờ chính phủ cũng chỉ có việc tìm biện pháp để ép buộc hay đàn áp. Đến tháng một, Pétain thấy mình hoàn toàn bị cấm đoán không được nói trên đài phát thanh nữa. Đến tháng chạp, Layal sang thăm quốc trưởng Đức về, cái tổ nội các để cộng tác toàn diện với kẻ xâm lăng, ông đưa vào chính phủ Brinon và Darmand trong khi chờ đợi Déat, rốt cuộc Thống Chế không hề phản đối. Người vẫn tự xưng là « Quốc Trưởng » chịu phép để bên mình một thầy cai Đức là O. Rentbe-Fink. Thậm chí, ngày 18 tháng chạp, ông hạ bút viết thư cho Hitler: « Kể từ đây, việc canh cải luật pháp của nước Pháp sẽ giao cho nhà cầm quyền Đức ». Sau này, Thống Chế vẫn tìm được cách xuất hiện trước công chúng tại Ba Lê, Rouen, Nancy, Saint-Étienne, Thống Chế làm cho người ta cảm cảnh ông già sa cơ lỡ vận mà thương xót và thông cảm. Thống Chế cũng không nói một tiếng nào để người ta thấy tiếng nức nở của nền tự chủ bị xâm phạm.

        Từ đây, chánh quyền Vichy rẻ mạt tuy còn giữ một vài hình thức bề ngoài, những người hợm bĩnh hay điên rồ vẫn tự cho mình là tổng trưởng, những tay quảng cáo thiện nghệ như Henriot và Herold Paquis vẫn lừa dối quần chúng trổ tài phỉnh gạt, biểu ngữ và cáo thị vẫn nhục mạ những người chiến đấu, nhưng toàn thể quốc dân bây giờ đã lên án chế độ và chỉ muốn chế độ sụp đổ khi người Đức cao chạy xa bay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #251 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2019, 10:20:21 pm »


        Dĩ nhiên quần chúng Pháp không nghi ngờ gì chính phủ sẽ thành lập ở Ba Lê và sẵn sàng hoan hô nhiệt liệt. Nhưng những chánh khách đã đưa Pétain lên cầm quyền và lo sợ sự nghiệp của họ tiêu tan, đều không chịu khoanh tay nhìn viễn ảnh ấy. Từ cuối năm 1943, đã có nhiều mưu mô thực hiện một giải pháp giới hạn quyền hành của de Gaulle lúc cần và nếu có thể được thì loại bỏ ông ra ngoài. Thống Chế cũng bí mật dùng biện pháp để khi không thể cầm quyền được nữa, quyền hành sẽ trao lại cho một nhóm người có thái độ rất khác biệt nhau trước thời cuộc. Một « hiến luật» thiết lập thứ hội nghị chấp chánh trung lập đó, lúc cần, đã được trao cho những người chắc chắn. Sau đó ít lâu Thống Chế ban hành một « hiến luật» nữa mâu thuẫn với đạo luật trước và làm ra với mục đích đem công bổ; hiến luật này xác định rằng nếu Thống Chế mệnh chung trước khi ban hành hiến pháp ông đang khởi thảo thì quyền hành của « Quốc Hội» trao cho ông năm 1940 sẽ được trao lại cho quốc hội ấy. Tất nhiên người Đức phản đối không cho phổ biến tuy rằng bản di chúc Pétain ngoài thực tế vô giá trị đối với quảng đại quần chúng.

        Trong khi ấy những dân biếu nghi sĩ không theo tôi thực sự hay trên phương diện tinh thần, đều ra công vận động. Họ trưng ra quyền ủy nhiệm — làm như họ không phản bội quyền ủy nhiệm đó. Họ khẳng đinh rằng « Quốc Hội» tháng bảy 1940 vẫn hợp pháp, tuy rằng Quốc Hội đó đã công nhiên thoái bộ. Họ đòi hỏi triệu tập Quốc Hội để giải quyết vấn đề  chánh phủ một cách hợp pháp. Anatole de Monzie là người chủ xưởng kế hoạch ấy, ông thu thập được sự ưng thuận của mấy trăm người đồng viện, trong khi ấy Thống Chế lâm vào bước đường cùng, dân chúng bách thúc ông phải nghe theo. Nhưng Hitler bực mình vì tình hình sôi động ấy bèn sai Ribbentrop trao cho Pétain một bức thư hăm dọa cấm không cho thành lập một nghị viện có đủ tư cách, « trong khi chính phủ Đức có quyền duy nhất để lập lại trật tự ở Pháp». Các dân biểu nóng nảy đành ngậm miệng và chờ đợi sau này sẽ trở lại dự án.

        Về phía đồng minh thì họ không còn trông mong gì Giraud có thể giữ được thăng bằng đòn cân với tướng de Gaulle, họ bèn tính đến phương kế khác. Tin tức từ Pháp đưa sang cho biết rằng kế sách mới của họ là dùng cá nhân tổng thống Lebrun, ông này đã lui về Vizille từ khi quốc hội của Vichy tước hết chức quyền của ông, nhưng ông không phản đối. Những người ở Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn muốn lũng đoạn tương lai chính trị của nước Pháp bèn tự hỏi rằng có cách nào để đưa tổng thống Lebrun sang Bắc Phi ? ông chưa chính thức từ chức và thái độ của ông đối với địch không có gì đáng chê trách, tại sao ông không thế sang Alger với một chức vụ hợp pháp ? ông sẽ được ngay các cường quốc đồng minh thừa nhận là Tống Thống Cộng Hòa Pháp và ít ra người ta cũng hy vọng rằng ông sẽ được đa số công dân chấp nhận, như vậy de Gaulle và phe đảng của de Gaulle làm cách nào để khước từ ông ? Từ đấy, ông sẽ nắm quyền bổ nhiệm bộ trưởng, chủ tọa các hội đồng, ký luật và sắc luật. So với những phiền toái gây ra cho Tòa Bạch ốc và Chính phủ Hoàng Gia Anh vì việc dành dựt thế thượng phong cho Giraud từ đây quả là một sự thay đổi làm cho họ được nhẹ mình ! Người ta cho tôi biết rằng vào những ngày đầu tháng tám những người âm mưu của Mỹ và Anh nghĩ rằng phải nắm lấy cơ hội.

        Quả vậy, bây giờ là lúc Badoglio cuống quít tiếp xúc bỉ mật với người Anh để điều đình cho nước Ý đầu hàng. Người ta điều đình ở Lisbonne trong sự bí mật hoàn toàn. Kẻ chiến thắng đưa ra cho kẻ chiến bại những ý kiến bán chánh thức và yêu cầu phải chấp nhận. Vizille, nơi trú ngụ của Lebrun ở trong khu vực đất Ý bị chiếm đóng. Một buổi tối nọ một vài sĩ quan từ Rome đến viếng thăm tống thống. Họ nhấn mạnh tình hình nghiêm trọng của vùng này có thể làm phiền lụy đến ông, và họ nhân danh chính phủ Ý mời ông sang nước Ý cho được yên ổn và có chỗ ở tử tế. Đã có sẵn những toán người đưa đón và bảo đảm an ninh cho ông. Người ta biết rằng vào lúc có cuộc tiếp xúc ẩy bộ chỉ huy đồng minh thỏa hiệp với Badoglio chuẩn bị một cuộc hành quân đưa người Anh vào Naples khi đã công bố hiệp ước đình chiến Ý ; nếu có thể được, quân đồng minh sẽ tiến tới Rome để đón vua Victor-Emmanuel, các tổng trưởng và các yếu nhân khác. Ý định của những người «nắm đầu dây» là triệu được Lebrun sang Ý rồi thì muốn đưa ông ta đi đâu cũng được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #252 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2019, 07:47:54 am »


        Theo lời người ta nói với tôi thì tổng thống cương quyết từ chối hoặc vì ông không thấy rõ mục đích chính thực, hoặc vì ông biết rõ nhưng ông không muốn tiếp tay cho ai. Ông trả lời người Ý : « Nước ông đang ở trong tình trạng chiến tranh với nước tôi. Đối với tôi, các ông là thù địch. Các ông có thể dùng bạo lực bắt tôi đi. Nhưng tôi không thực tình theo các ông.» Phái đoàn ra về. Nhưng sau đó ít lâu Hitler lo ngại và mệt nhoài vì « chuyện Pháp », bèn sai Mật Vụ Đức bắt giam tổng thống Lebrun. Ông bị đưa sang Đức và buộc lòng phải ở lại đấy một năm.

        Tôi cần phải nói rằng những mưu mô bày ra để cố tránh cái không thể tranh được đối với tôi chỉ là những bóng đen đèn kẻo quân. Thật tôi cũng khen cho họ thực hiện được những âm mưu linh động và dai dẳng như vậy giữa những thực tại phũ phàng đè nặng xuống thế giới. Nhưng thực ra tôi không mấy bận tâm. Điều làm cho tôi lo ngại hơn là vận mệnh của những người khảng chiến trong Chánh Quốc. Vào giai đoạn này bàn tay địch đánh thẳng xuống đầu họ làm rối loạn hàng ngũ và lạc hướng đi.

        Ngày mùng 9 tháng sáu, vài ngày sau khi tôi đến Alger, tướng Delestraint bị bắt ở Ba Lê. Vị chỉ huy đạo quân bí mật đã bị gạt ra ngoài vòng chiến, việc ấy có thể gây rổi loạn trong hàng ngũ lực lượng bán quân sự giữa lúc các lực lượng ấy bắt đầu được thống nhất. Bởi vậy cho nên Jean Moulin thấy cần phải hội họp các đại biểu phong trào ở Caluire vào ngày 21 tháng sáu để ấn định những biện pháp cần thiết. Cũng ngày ấy đại biểu của tôi cũng rơi vào tay địch nhân một cuộc hành binh của Mật Vụ Đức, điều kỳ dị là không biết tại sao họ biết rõ địa điểm, thời giờ và người có mặt. Vài tuần lễ sau Jean Moulin chết vì bị tra tấn tàn ác.

        Cái chết của Jean Moulin gây ra nhiều hậu quả trầm trọng, ông là một trong số những người đồng nhất hóa mình với nhiệm vụ của mình, không ai thay thế được ông, vắng mặt ông, sẽ xảy ra sự xảo trộn nghiêm trọng trong nhiều lãnh vực : liên lạc, vận tải, phân phối, thông tin v.v. có những hoạt động ấy thì tố chức kháng chiến còn mạch lạc và nhất trí. Nhưng điều quan trọng hơn là cái chết của Jean Moulin gây ra nhiều hậu quả chánh trị và nhiều khó khăn cho công cuộc thống nhất.

        Hẳn là tinh thần chiến sĩ không bị ảnh hưởng. Chiến sĩ không biết cơ quan nào điều khiển mình, những người hoạt động kháng chiến thường thường ẩn danh. Trong cuộc chiến đấu bí mật này, họ chỉ có mối tương hệ tinh thần với de Gaulle , trong đời sống bưng biền, họ chỉ biết có trưởng toán để đánh đột kích, phá hoại, chuyên chở súng ống, truyền tin, những công việc thực hiện trong phạm vi nhỏ hẹp. Nhưng trên bình diện các ủy ban, các ảnh hưởng, các ám hiệu, mọi việc đều không giản dị như thế. Những người làm chính trị tạm gác phần nào tham vọng của họ khi cuộc chiến đấu đang dữ dội, nhưng đến lúc hết chiến tranh, họ hễ thấy cơ hội đoạt lấy địa vị, họ sẽ không thoái từ. Cá nhân Moulin, đại diện của tôi và được tôi trực tiếp nâng đỡ, có thể đoàn kết họ với nhau và chế ngự họ. Bây giờ không còn ông, một vài người sẽ trở lại theo đuổi mục đích riêng tư.

        Trước hết là trường hợp những người cộng sản. Họ hoạt động nhiều nhất trong Hội đồng quốc gia kháng chiến, chủ tâm đạt được ưu thế trên thực tế, mặt khác họ muốn có bộ mặt một tổ chức tự lập, chỉ phụ thuộc chính quyền trên lý thuyết còn thì có đủ tư cách để hoạt động riêng rẽ và hoạt động cho mình. Như vậy họ có thể dùng Hội đồng quốc gia kháng chiến để che đậy hoạt động nào đó, kiểm soát dân chúng vùng nào đó, để thiết lập chương trình nào đó, và có lể, nắm lấy những quyền hành nào đó, họ sẽ lợi dụng sự xáo trộn trong thời kỳ giải phóng để dựa vào quyền hành đó mà chiếm được địa vị tốt đẹp ngày mai.

        Nếu tôi có thể gửi ngay người thay thế Jean Moulin, nếu người mới này có uy tín để cầm đầu các phần tử đại diện kháng chiến thì y sẽ đứng đầu phái đoàn của tôi và làm chủ tịch Hội Đồng quốc gia kháng chiến. Như vậy không thế xảy ra sự chống đối mà một vài người cố tình tạo ra. Nhưng hoàn cảnh không cho phép tôi tìm được ngay người xứng đáng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #253 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2019, 10:32:30 pm »


        Không phải là không có người, mặc dầu kháng chiến luôn luôn bị sát hại, trong sổ những người cầm đầu các phong trào, vẫn còn những người tài trí và can đảm. Nhưng mỗi người chỉ biết có nhỏm của mình, không khuất phục được những người khác, những người cầm đầu và toán của họ đều nặng óc địa phương. Vả chăng đã gần đến ngày nước Pháp thoát vòng áp bức, sự sinh hoạt trong nước, nền trật tự công cộng, quan niệm về đời sống sẽ tùy thuộc phần lớn cơ cấu hành chánh của nước Pháp. Tôi muốn tìm người đại diện trong nước để điều hành công việc của chúng tôi, để sửa soạn sự xác nhận và thay thế quyền hành, tôi phải tìm một người thuộc loại « công chức cao cấp » đã tham gia cuộc tranh đấu của chúng tôi, đã am hiểu tình hình rỗi ren và sôi động, nhưng không theo hẳn một khuynh hướng nào, ngoài ra còn có thể lập được một nền hành chánh lúc chính phủ cần đến. Còn mất nhiều tháng nữa mới có thể tuyển lựa và cất nhắc một người hội đủ các điều kiện như thế.

        Trong khi chờ đợi, Claude Bouchinet-Serreulles và Jacques Bingen, hai người từ Luân Đôn sang phụ tá Jean Moulin, sẽ tạm quyền đại diện. Người thứ nhất ở Ba Lê đã giữ được hết các liên lạc tuy trong thời kỳ ấy xảy ra nhiều cuộc lùng bắt nhiều người trong bộ tham mưu các phong trào kháng chiến. Người thứ hai ở khu nam chủ trọng đến việc tổ chức sự cứu trợ những người không theo Vichy mỗi ngày mỗi nhiều ở vùng Tây Nam, Massif Central và Alpes, sau ông bị địch bắt, ông tự vẫn chết. Đến tháng chín, tôi cử Emile Bollaert làm đại diện de Gaulle và đại lý Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia. Vào năm 1940, ông từ chối không chịu tuyên thệ với Thống Chế và xin hồi hưu. Với tài năng và đức độ của ông, ông có thể đảm lãnh được chức vụ tôi giao phó. Nhưng sau ngày bổ nhiệm ông được ít lâu, ông bị quân Đức bắt ở bờ biển miền Bretagne trong khi ông sửa soạn xuống tầu đi Alger nhận chỉ thị của chính phủ. Sau ông bị giam ở Buchemvald. Chẳng may Pierre Brossolette cũng bị bắt một dịp với Bollaert. Ông đã bỏ mạng vì nhảy qua cửa sổ trại giam của lính mật vụ tìm lối thoát. Người đồng chí can đảm này cung vừa được bộ nhiệm, vì là người tài trí, có thiện chí và có uy tín trong nhiều giới kháng chiến khác khuynh hướng; sau hết, ông cũng như Jean Moulin, ông không thuộc đảng chánh trị nào và ông không đợi gì khác hơn chủ thuyết của de Gaulle được nâng lên hàng một chủ thuyết xã hội, đạo đức và quốc gia. Vào tháng ba 1944, chức vụ chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia kháng chiến được trao cho ông Alexandre Parodi, hội viên Hội Đồng Chính Phủ và tổng giám đốc tại bộ Lao Động, ông cũng từ chổi không chịu phục vụ dưới chế độ Vichy, em ông, René, là một trong những người kháng chiến thứ nhất bỏ mình cho nước Pháp.

        Những trắc trở trong phái đoàn của tôi khiến cho phe cộng có dịp thuận lợi để thao túng Hội Đồng quốc gia kháng chiến. Họ đã làm được cho năm trong số 15 hội viên chịu lệ thuộc họ công khai hay kín đáo. Hội đồng tự quyền định đoạt việc bầu chủ tịch và dồn phiếu cho Georges Bidault. Ông này là người kháng chiến lừng danh, ông có tài và có sở thích làm chánh trị đến cao độ, trước ngày chiến tranh người ta đã biết ông là một ký giả lỗi lạc và có ảnh hưởng trong đảng dân chủ — thiên chúa giáo, ông có ngưỡng vọng làm cho nhóm người nhỏ nhoi này trở thành một đảng lớn để ông làm chủ tịch; bởi vậy ông sẵn lòng nhận ngay chức vụ tôi đề nghị  và gánh hết trách nhiệm mạo hiểm. Một trong những cuộc mạo hiềm không nhỏ là phải đựng độ với một nhóm có kỷ luật, có kinh nghiệm lâu đời về cách mạng và hơn người về việc sử dụng cách mà cả cũng như cách rủ rê bạn bè. Chẳng bao lâu tôi biết ngay cách lấp liếm của nhóm cộng sản này, những chông gai họ reo rắc trên đường đi của Bidault, những khó khăn họ gây ra cho chính tôi. Hội Đồng cho biết rằng những phiên họp khoáng đại chỉ là bất thường, hội đồng trao quyền cho một ủy ban 4 hội viên, 2 người là cộng sản, hội đồng thành lập một ủy ban gọi là ủy ban « hành động », phần đông là những người của đảng Cộng sản.

        Tôi phải bận tâm với những biến chuyển trong phong trào của chúng ta tại Pháp vào cuối năm 1943 và đầu năm 1944, vì lúc ấy ở Alger, tôi cảm thấy tiếng nói của tôi không được nhiều người chú ý như khi tôi còn ở Luân Đôn. Sự tiếp xúc cá nhân của tôi với quốc dân Pháp trên làn sóng phát thanh bị gián đoạn ít hay nhiều. Quả vậy, ở Pháp, đài Alger không quen thuộc với dân chúng bằng đài BBC. Hẳn là Henri Bonnet ủy viên Thông Tin, Jacques Lassaigne giám đổc đài phát thanh Pháp, Jean Amrouche, Henri Bẻnazet, Jean Castet, Georges Gorse, Jean Roưe, v.v... đã cố gắng làm cho những buổi phát thanh ở Alger, Tunis và Rabat hấp dẫn và khởi sắc. Mặt khác, đài lớn Brazzayille do Gẻraud Jouye điều khiển mỗi ngày mỗi thêm số thính giả trên toàn cầu. Dẫu sao thì tôi cũng cảm thấy tiếng nói của tôi đưa đến Pháp đã bị che lấp. Khi đã không thể lớn tiếng nói với quốc dân thì những liên lạc bí mật với nước Pháp cũng trở nên phiền phức hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #254 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2019, 11:50:11 am »


        Những liên lạc bí mật ấy được tổ chức từ Luân Đôn. Các chỉ thị và các phái bộ đều gửi đi từ Luân Đôn bằng những phương tiện bố trí từ lâu. Các phúc trình, các phái viên, các khách viếng thăm, những người thoát ngục của địch đều đến Luân Đôn. Việc dùng phi cơ, trinh sát hạm, điện tín, thư từ, được tổ chức từ thủ đô nước Anh và đã trở thành một thỏi quen vẫn được các thông tín viên, các nhà chuyên chở, các nhà cung cấp thường sử dụng. Không có vấn đề bãi bỏ những hệ thống liên lạc ấy. Còn như việc thiết lập một hệ thống khác từ Bắc Phi thì chúng tôi chỉ có thể làm một cách sơ sài vì xa xôi và không có phương tiện chuyên môn. Thí dụ : một phi cơ một máy nhẹ cất cảnh từ một căn cứ Anh sau hai giờ bay có thể hạ xuống một bãi đậu tạm thời ở trung tâm nước Pháp và sau đó cất cánh trở về ngay. Nhưng cần phải một phi cơ hai máy, có sân bay dài để hạ cánh, sau đấy còn phải lấy xăng, sự liên lạc giữa Chánh Qu6c và Alger, Oran hay Ajaccio thật là bất tiện. Bởi vậy chúng tôi để ở nước Anh phần chính bộ máy giao thông của chúng tôi. Nhưng do đó mà phải chuyển đi chuyển lại nhiều lần, gây nhiều chậm trễ và lầm lộn.

        Vả chăng, ngoài những cơ quan chuyên trách của Pháp Chiến Đấu, còn có một cơ quan khác : sở tình báo cũ của bộ tham mưu quân đội. sở tình báo này vẫn ở Vichy cho đến tháng một 1942 ; dưới sự chỉ huy của hai đại tá Ronin và Rivet, sở này đã không chịu phục tòng người Đức và di chuyển sang Bắc Phi khi địch chiếm trọn miền Nam. Giraud đã sử dụng làm công cụ để liên lạc với Chánh quốc. Chế độ lưỡng đầu của Ủy Hội Giải Phỏng còn tồn tại thì vẫn còn hai cơ quan thông tin, một của tôi và một của tướng Giraud, do đó mà có sự khích bác tai hại cho Ủy Hội. Từ khi tướng Giraud ra khỏi chính phủ để lãnh một nhiệm vụ thuần túy quân sự, thì hầu như không còn lý do gì ngăn cản sự hợp nhẩt hai cơ quan chuyên môn này.

        Nhưng phải mất nhiều tháng nữa mới thực hiện xong sự hợp nhất. Do sắc lệnh ngày 27 tháng một 1943 Ủy Hội Giải Phỏng quy định sự hợp nhất ấy đặt dưới quyền trực tiếp của de Gaulle, Jacques Soustelle làm tổng giám đốc. Việc tổ chức lại như thế không có mục đích loại trừ những sĩ quan của sở tình báo cũ. Trải lại, chúng tôi muốn trọng dụng khả năng của họ trong lãnh vực riêng của họ. Nhưng loại chiến tranh ngày nay đòi hỏi hệ thống của chúng ta phải là một toàn bộ nhất trí, vượt khỏi khuôn khổ và thể thức ngày xưa. Với các ngõ ngách phức tạp những màng lưới, những đội quân bưng biền, những nhỏm tập kích, những phong trào này khác, những truyền đơn và báo bí mật, những đặc vụ phá hoại và lũng đoạn hành chánh, hệ thống ấy phải bao trùm hết các hình thức kháng, chiến và thấu nhập hết các ngành hoạt động quốc gia. Khốn thay, Giraud khăng khăng chống lại những quyết định của chính phủ liên quan đến việc hợp nhất.

        Ông nại cớ nhiệm chức tổng chỉ huy để có toàn quyền sử dụng  một cơ quan đã có từ trước. Qua nhiều cuộc hội đàm tôi cố sức thuyết phục ông, sự hợp nhất rất cần thiết và ông vẫn có quyền trực tiếp sử dụng toàn bộ. Nhưng không có kết quả gì. Tướng Giraud vẫn dùng quyền của mình để bắt buộc các sĩ quan tình bảo từ chối sự lệ thuộc vào chính phủ.

        Ông hành động như vậy tất nhiên không phải vì lý do chiến lược. Bởi vì, với tư cách nào ông cũng không được quyền chỉ huy thực sự các cuộc hành quân, các đồng minh của chúng ta có nhiều phương tiện hơn vẫn chiếm lấy quyền ấy. Nhưng chính sách của họ là vẫn dùng Giraud. Tại Pháp, tại Phi Châu và trong số các nhân sĩ Pháp di cư sang Hoa Kỳ, người ta còn để cho ông có cơ may để hy vọng giành được quyền chỉ huy. Vả chăng, các phái đoàn và các bộ chỉ huy đồng minh vẫn ngấm ngầm giữ nguyên ý định của họ và không làm cho Giraud thất vọng, họ vẫn để cho Giraud vuốt ve hy vọng đóng vai trò chính. Bởi vậy cho nên mặc dầu có lời cảnh cáo của tôi, ông vẫn giữ liên lạc riêng với những phần tử nào đó ở Chảnh Quốc, ông nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ để gửi nhân viên của riêng mình đi mà thôi, ông tạo ra sự hỗn loạn.

        Rồi đến lúc tức nước vỡ bờ. Tháng tư 1944, sau khi xảy ra một chuyện rắc rối nghiêm trọng hơn những vụ khác, tôi bách thúc Giraud phải chấm dứt hành động của ông. Ông vẫn tìm cách diên trì, chính phủ ra sắc lệnh cất chức tổng chỉ huy trên giấy tờ của ông và bổ ông làm tổng thanh tra, như vậy, không còn có gì là tối nghĩa nữa, vả chăng chức vụ này hợp với khả năng của ông để ông hoạt động có hiệu lực. Để xoa dịu vết thương, tôi viết cho ông một bức thư chính thức bày tỏ lòng biết ơn của chính phủ đối với công trạng của ông, ngoài ra tôi cũng gởi cho ông một bức thư riêng khuyến khích ông nêu gương hy sinh trong giờ phút bi thảm của tổ quốc. Đồng thời Ủy Hội Giải Phỏng Quốc Gia quyết định tặng ông huy chương quân sự với lời tuyên dương công trạng cao đẹp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #255 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2019, 01:24:16 am »


        Tướng Giraud muốn xin về hưu. Ông không nhận chức vụ mới, từ chối huy chương và lui về ở vùng Mazagran. Ông nói : «Một là tôi làm tổng chỉ huy, hai là không làm gì cả». Việc từ chức của ông không gây xáo trộn gì trong quân đội hay trong dân chúng. Cần phải nỏi rằng, cũng vào lúc ấy những người thân Vichy đã theo ông bây giờ chê trách thái độ của ông trong vụ án Pucheu. Người ta chỉ trích ông khi ông ra làm chứng trước tòa án, ông không bào chữa cho bị can, bị can chỉ sang Bắc Phi với sự bảo đảm chính thức của vị «tổng chỉ huy dân sự và quân sự». Đối với tôi, tôi rất tiếc Giraud chấm dứt hoạt động trong khi chiến tranh còn lâu mới kết thúc, tôi phàn nàn cho tính cố chấp của ông. Nhưng khi cần bảo vệ trật tự của Nhà Nước thì không thể bận tâm với sự hối tiếc ấy.

        Nhất là nước Pháp đang quằn quại trong đau khổ. Chúng tôi  biết được tình hình ấy nhờ các nguồn tin tức đưa lại : Các tổ chức «lũng đoạn các cơ quan công quyền» gửi tin đi từ Ba Lè, các tin tức của những đại biểu trong Hội Đồng Tư Vấn hay những người vượt ngục đi qua núi Pyrenees, các bản phúc trình của đặc phái viên đi lại giữa Alger và Chánh Quốc : Guillain de Bénouyille, Bourgès - Maunoury, Franẹois Clozon, Louis Mangin, tướng Brisac, đại tá Zeller, Gaston Defferre, Emile Laffon, Francois Mitterand, Michel Caỉlliau, cháu tôi, v.v...

        Chưa bao giờ tình trạng sinh sống vật chất của người Pháp bi đát hơn lúc này. Việc tiếp tế lương thực là một thảm kịch hàng ngày cho hầu hết mọi người. Từ mùa xuân 1943 đến mùa xuân 1944, khấu phần chính thức không tới 1.000 ca lo ri. Thiếu phân bón, nhân công, nhiên liệu, phương tiện vận tải, sự sản xuất nông phẩm chưa được hai phần ba mức sản xuất ngày xưa. vả chăng quân chiếm đóng lấy mất phần lớn sổ thực phẩm thu mua được, thịt thì họ lấy phân nửa. Họ còn mua ngoài chợ đen làm bớt đi một số lớn phần còn lại để bán cho công chúng. Sổ thực phẩm cung cấp cho người Đức, họ trả bằng tiền của Ngân Khổ Pháp. Tống cộng tới 300 tỷ tính đến tháng tám 1943, hơn 400 tỷ tính đến tháng ba 1944. Một triệu năm trăm ngàn tù binh Pháp vẫn bị giam giữ trong các trại giam của địch. Đành rằng họ đã thả về 100 000 người và cho mọi người thấy tận mắt. Nhưng bù lại, đã có một triệu người dân sự của « sở Lao Động» tuyển mộ cho họ. Ngoài ra, một phần ba các xưởng máy của chúng ta phải làm việc cho họ, họ tiêu thu phân nửa số than đốt, 65 phần trăm số đầu tầu, 50 phần trăm số toa xe hỏa, 60 phần trăm số xe cam nhông của chúng ta; họ dùng các hãng thầu, các vật liệu, máy móc của chúng ta để xây dựng bức Tường Đại Tây Dương. Dinh dưỡng, may mặc, bếp núc, đèn lửa, di chuyển, trở thành những vấn đề trọng đại, nhiều khi nan giải cho người Pháp sống trong sự cơ hàn, nhiều người phải chết vì không chịu nổi kham khố.

        Thế mà bây giờ chiến tranh lại tàn phả và tiêu hủy một lần nữa Sau một thời kỳ tạm yên sau ngày «đình chiến» mà những người đầu hàng địch vẫn khoe khoang, bây giờ lại đến thời kỳ báo động đẫm máu. Tại Dieppe, rồi tại Saint- Nazaưe lực lượng Anh có các bộ đội Pháp phụ lực thực hiện những cuộc giao tranh giữa nơi có đông dân cư. Các trận oanh tạc xuống nơi đô thị mỗi ngày mỗi nhiều. Ba Lê, Nantes, Rouen, Lyon, Saint-Étienne và các vùng phụ cận bị tàn phá nặng nề; đây mới là màn đầu những trận oanh tạc sắp xảy diễn trong các cuộc hành quân lớn sau này. Trước ngày đố bộ, có tới 30.000 người chết vì bom đạn. Ở nhiều nơi khác, nhất là vùng Ain, Massif Central, Alpes, Limousin, Dordogne, quân du kích đánh những trận nhỏ chống lại địch, địch trả đũa bằng những cuộc xử bắn, đốt nhà, bắt làm con tin, phạt vạ. Họ có dân quân phụ giúp, tòa án quân pháp chỉ xử qua loa và lên án tử hình một số lớn người ái quốc.

        Vả chăng sự đàn áp trở thành một loại tấn công thực sự của địch. Họ thực hiện theo một phương pháp chuẩn xác và tàn bạo. Họ muốn «tảo thanh » hậu cứ trước khi xảy ra trận giao tranh mà họ đã cảm thấy trước. Bởi thế cho nên mật vụ và cảnh sát Đức dồn hết nỗ lực vào việc đánh phá các tổ chức và các phong trào kháng chiến của chúng ta, họ phối hợp lực lượng với lực lượng cảnh sát và dân quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Darnand «tổng thư kỷ phụ trách an ninh trật tự». Họ áp dựng mọi hình thức khủng bố, tra tấn và mua chuộc để bắt nạn nhân cung khai và tố giác những người khác. Thời kỳ kế cận ngày đổ bộ, họ thủ tiêu một số lớn lãnh tụ của chúng ta: Cayaillès, Marchal, Médéric, Péri, Politzer, Ripoche, Tonny, v.v., họ xử bắn 20.000 người kháng chiến và lưu đày 50.000 người khác. Trong suốt thời gian ấy cũng diễn ra những vụ tàn sát người Do Thái rất ghê tởm. Sau hết, đây là thời kỳ người Đức đòi giao cho họ những phạm nhân chinh trị của Vichy: Herriot, Reynaud, Daladier, Blum, Mandel, Gamelin, Franẹois-Poncet, đại tá La Roque, họ còn bắt những công chức cao cấp, những nhà doanh thương, những sĩ quan, đưa sang Đức làm con tin hay một ngày kia dùng để trao đổi tù binh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #256 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:16:41 am »


        Nhưng họ không ngăn cản được phong trào kháng chiến càng ngày càng lớn mạnh. Kháng chiến diệt địch bằng những trận giao tranh, những vụ ám sát, bẻ đường ray xe hỏa làm chết nhiều quân Đức, họ thủ tiêu mỗi ngày mỗi nhiều kẻ phản bội và tố giác đồng chí; khẩu hiệu và truyền đơn kháng chiến được công bố và dán khắp nơi. Kháng chiến trở thành một phong trào nhân đạo và quốc gia, khơi động nguồn cảm hứng cho nghệ thuật và văn chương, phác họa ra những chủ thuyết. Bằng mọi sáng kiến tài tình, các báo bí mật cũng có giấy và máy in để ấn loát và phân phối đi khắp nơi. Franc- Tưeur, Combat, Resistance, Defense de la France, bốn tờ này mỗi ngày in ra 600.000 số. Các tạp chí : Les Lettres frangaises, Les Cahiers de la Liberation, Les Cahiers du Témoignage Chrétíen, l'Université libre, l'Art libre, v.v... bí mật qua được nhiều cửa ải. Les Editions de Mỉnuit xuất bản nhiều sách, trong sổ đó có cuốn Le Silence de la mer của Vercors, in ra rất nhiều. Nhờ có chính phủ Alger, nỗ lực của những người chiến đấu bằng tư tưởng và ngòi bút luôn luôn được loan truyền trên làn sóng phát thanh. Tôi nhân danh những người được tự do và những người bị bắt buộc phải ngậm miệng, gửi đến các chiến sĩ ấy lời khen tặng trọng thể nhân một cuộc họp lớn của hội «Alliance tranẹaise» ngày 30 tháng mười, buổi lễ này được trực tiếp truyền thanh hướng về Ba Lê.

        Tư tưởng Pháp như trăm hoa đua nở làm cho đường lối chính trị của chúng tôi thêm vững mạnh. Những âm mưu không ngừng, những tham vọng trá hình, những mưu đồ phá hoại của một sổ người, làm sao có thể thắng nỗi nguồn nước phun can đảm và đổi mới ? Có lẽ đây chỉ là một giai đoạn bừng tỉnh, biết đâu ngày mai người ta không trở lại tê liệt và bại nhược. Nhưng « ngày mai sẽ là một ngày khác ». Bao giờ còn chiến tranh, tôi vẫn còn có báo chí để tập hợp dân tộc Pháp về phương diện tinh thần.

        Nhất là khi bản năng tổ quốc lấy tôi làm trung tâm thống nhất, rõ rệt hơn bất cứ bao giờ. Những người làm chính trị đã hướng về tôi để tìm một sự bảo đảm cho tương lai gần. Những người hướng về tôi còn là giai cấp thượng lưu, nghĩa là những người đã có địa vị, tiền của, tiếng tăm. Trong loại này, một phần nhỏ đã theo tôi từ lâu, thường thường là những người không phải bận tâm với tiền bạc ; còn những người khác không được yên tâm thì mong đợi tôi tránh cho họ những đảo lộn ghê gớm, bây giờ họ cúi mình nghe theo một cách kính nể đợi sau này mới lên tiếng chỉ trích và bôi nhọ. Quần chúng không biết lợi dụng thảm kịch quốc gia chỉ mong đợi ngày trở về của tôi mang lại sự giải phóng. Còn như những người chiến đấu thì họ cho tôi là biểu tượng của những ước vọng đã làm cho họ chấp nhận sự hy sinh. Làm sao có thể nói hết được sự cảm động của tôi khi tôi ngồi nói chuyện với Sermoy-Simon một buổi tối; ông ta mang từ Pháp sang những bằng chứng tối hậu của những thanh niên bị kết án tử hình ; sau này Sermoy- Simon cũng bỏ mình trên đất Pháp, ông cho xem những bức hình, trên tường nhà giam họ khắc tên tôi trong đêm cuối cùng trước khi ra pháp trường ; những bức thư cuối cùng viết về nhà, họ coi tôi là lãnh tụ của họ ; còn những người chứng kiến việc xử bắn, họ đã trông thấy trước khi thấy súng nổ, thanh niên còn hô to : «Nước Pháp muôn năm ! de Gaulle muôn năm !»

        Những người ấy vạch rõ con đường bổn phận của tôi trong lúc tôi đang cần sự khích lệ ấy. Vì tôi thấy mình suy nhược sau khi tâm trí trải qua nhiều thử thách. Vào đầu năm 1944, tôi lâm trọng bệnh. May nhờ sự chăm nom sáng suốt của các bác sĩ Lichtwitz và Laơoix, tôi qua được cơn nguy kịch, giữa lúc đã có tin đồn rằng có thể ông «tướng» chết rồi. Hẳn là trong hai năm nay Pháp Tự Do cũng trải qua nhiều dao động và thất vọng. Nhưng chúng tôi phải liều tất cả cho tất cả. Chúng tôi cảm thấy mình sống giữa một hầu không khí kiêu hùng, chúng tôi được nâng đỡ bởi ý chí chiến thắng với bất cứ giả nào. Giữa tôi và những người tự nguyên nhận sự chỉ huy của tôi có sự đồng tâm nhất chí sâu xa, đó là một sự an ủi lớn cho tôi. Bày giờ đã gần tới đích, nhưng tiến tới một lãnh vực quang đãng hơn tôi lại thấy bầu không khí kém trong sạch. Xung quanh tôi người ta đã nổi lên tranh giành quyền lợi, chống báng nhau vì địa vị, con người mỗi ngày mỗi trở lại với bản tỉnh của con người.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #257 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:17:02 am »


        Ngồi trong phòng giấy biệt thự Glycines của tôi, tôi phải cố gắng điều hòa mọi tham vọng và ngưỡng vọng. Tôi phải đọc rất nhiều hồ sơ, tuy rằng những cộng sự viên trực tiếp Palewski, Billotte và Soustelle đã lọc kỹ chỉ lấy phần chính yếu. Tôi phải quyết định , dù rằng chỉ phải quyết định những vấn đề chính yếu. Tôi cũng phải tiếp khách, mặc dầu đã dùng một hệ thống giới hạn việc tiếp khách, tôi chỉ tiếp những ủy viên quốc gia, những sứ giả nước ngoài, những tướng chỉ huy cao cấp Pháp và đồng minh, một vài công chức cao cấp, những người đưa tin từ Pháp sang hay gửi sang Pháp, một vài thượng khách. Trên nguyên tắc, tôi chỉ gọi điện thoại vào những dịp đặc biệt hiếm hơi, không có ai gọi điện thoại thẳng cho tôi. Sự đổi chiếu các quan điểm và chọn lựa các biện pháp, tôi dành cho các hội đồng chính phủ. Theo bản tính và theo kinh nghiệm riêng tôi biết rằng khi cầm đầu mọi việc người ta chỉ có thời giờ và được rảnh rang để suy tính khi người ta giữ đúng cái thế đứng cao và đứng xa.

        Nhưng điều cần hơn cũng còn là tiếp xúc với người và vật lúc cần. Tôi cố gắng thực hiện điều này càng hoàn hảo càng hay bằng cách đến tận nơi tiếp xức với công chúng. Trong 15 tháng tôi ở Alger, ngoại trừ việc dự các phiên họp  và các buổi lễ ở thủ đô, tôi đã để ra 100 ngày đi viếng thăm khắp nơi. Tại Algérie, tới viếng thăm các tỉnh lỵ và các thôn quê, các doanh trại, các hạm đội và phi đội. Tại Maroc, bốn lần sang thăm. Tại Tunisie, ba lần. Tại Libye, một lần. Tại Bắc Phi, trong một cuộc viễn du rộng lởn, tôi đi khắp mọi nơi. Tôi đi qua Corse ba lần. Tôi cũng sang Ý ba lần, ở một thời gian gần các lực lượng đang hành quân. Khi nào đồng minh đồ bộ lên Normandie, tôi sẽ sang Anh và từ đó đến Bayeux trong lãnh thố Pháp. Sau đó ít lâu là cuộc khởi hành thử nhất sang Hoa Kỳ và Gia Nã Đại. Những chuyến công du này đem lại cho tôi một chút ấm lòng. Con người ta trong các mưu toan để thỏa mãn tham vọng thì khả ố thật, nhưng họ thật là dễ thương khi hoạt động cho nghĩa lớn !

        Theo sở thích của tôi và theo ước lệ phải giữ cho thích nghi, đời sống tư của tôi rất giản dị. Tôi cư ngụ ở biệt thự Oliviers và đưa cả vợ con sang đấy; con gái lớn của tôi là Anne luôn luôn đau yếu làm chúng tôi buồn rầu, con nhỏ Elisabeth ở Oxford về làm sở kiểm điểm báo chí ngoại quốc. Còn như thằng Philippe thì nó vẫn phục vụ hải quân chiến đấu ở biển Manche và Đại Tây Dương. Tại biệt thự Oliviers, tôi cố gắng ở nhà một mình để sửa soạn các bài diễn văn, một công việc đòi hỏi tôi phải nghĩ đến luôn luôn. Nhưng chúng tôi thường tiếp khách luôn. Nhiều khách khứa Pháp hay ngoại quốc rất vui mừng dùng bữa với chúng tôi; món ăn rất ít ỏi vì việc hạn chế thực phẩm phải thi hành cho hết mọi người, có khi chúng tôi đến một căn nhà nhỏ ở Kabylie sống trọn ngày chủ nhật.

        Thỉnh thoảng có tin tức của thân quyến chúng tôi. Em tôi là Xayier đã tìm được nơi trú ẩn ở Nyons, y cung cấp cho Alger nhiều tin tức hữu ích. Con gái y là Geneviève, lọt vào tay quân địch với những người chỉ huy mặt trận «Defense de la France», sau bị lưu đày sang Rayensbruck; con lớn dự chiến bên Ý. Chị tôi, bà Alfred Cailliau, bị mật vụ bắt giam một năm ở Fresnes, sau đưa sang Đức; còn chồng bà bị đưa vào trại tập trung Buchenwald, lúc ông đã 67 tuổi; một người con, tên Charles, sĩ quan khinh binh, đã bị chết trận hồi giao tranh ở Pháp; ba người khác đều vượt biển sang đây đầu quân. Ba người con của Jacques, người em khác của tôi, cũng đầu quân. Jacques bản thân bất toại được Cha Pierre cứu thoát khỏi tay cảnh sát Đức, người của Cha thay phiên nhau khiêng ông ra khỏi biên giới Thụy Sĩ. Người em khác của tôi là Pierre, vẫn bị canh chừng gắt gao. Năm 1943 y bị quân Đức bắt và lưu đầy sang trại tập trung Eisenberg. Vợ và năm con, thêm một đứa con gái của một chiến sĩ kháng chiến bị xử bắn, cùng nhau đi bộ qua núi Pyrénées sang I Pha Nho rồi từ đấy sang Maroc. Còn hai gia đình Vendroux, anh và em gái nhà tôi, cũng đều quyết tâm về với chính nghĩa. Tại Pháp và tại Phi Châu, anh em và thân quyến chúng tôi đều quên mình cho tổ quốc. Lúc nào gảnh nặng quốc gia đè xuống quá mạnh tôi lại nghĩ đến những nguồn an ủi, trong số có anh em và gia đình tôi.

        Hẳn là các bộ trưởng của tôi cũng chia sẻ gánh nặng ấy. Ngày trước tổ chức của chúng tôi chỉ có kích thước nhỏ hẹp, mọi việc đều tập trung trong tay tôi, ngày nay phải giải quyết những công việc có tầm mức rộng lớn thêm mãi ra, phải áp dụng thế thức phân quyền. Hẳn là trong số ủy viên quốc gia phải có sự cạnh tranh và khuynh hưởng ly tâm. Nhưng nói chung thì họ quy tụ xung quanh tôi làm một nhóm có kỷ luật. Tuy nhiên mỗi người có quyền hạn và trách nhiệm riêng của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #258 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:17:23 am »


        Mỗi người cũng có cách làm việc riêng của mình. Henri Queuille chủ tọa hội đồng liên bộ đem ra xử dựng tất cả năng khiếu thận trọng và lương tri, cũng như kinh nghiệm thâu thập sau một thời gian làm tổng trưởng trong 12 chính phủ Đệ Tam Cộng Hòa. Benẻ Massigli, tài ba và tháo vát, am hiếu mọi phương pháp ngoại giao ; ông cố gắng tải lập hệ thống bang giao đã xuy sụp vì các biến cố. Pierre Mendès- France là người sáng suốt và cương quyết, ông giải quyết những vấn đề có bề ngoài nan giải đè nặng xuống nền tài chánh Alger. René Mayer cớ nhiều khả năng, ông đã sử dụng được tối đa để chấn chỉnh các ngành hỏa xa, hải cảng và kiều lộ Bắc Phi. Andrẻ Le Troquer cau có và rộng lượng, là người đắc lực nhất để tổ chức Quân Đội. Louis Jacquinot khéo tay hàn gắn những vết thương của nền hải thương. André Philip điên đầu với những đợt ý kiến dồi dào của mình và những khó khăn liên tiếp của Hội Đồng Tư Vấn. Jean Monnet, người giao thiệp rộng và có nhiều khả năng giải quyết các vấn đề, cố gắng thuyết phục người Mỹ để họ tổ chức kịp thời việc viện trợ cho chúng ta. Paul Giaccơbbi đem hết sáng kiến ra điều trị thảm kịch tiếp tế. Henri Bonnet đóng vai trò hòa giải giữa các nhóm tương tranh các phương tiện thông tin. Franẹois Menthon, bộ Tư Pháp, Emmanuel d’Astier, bộ Nội Vụ, René Capitant, bộ Giáo Dục, Henri Frénay, bộ Tù Binh, đều ganh đua tài canh tân để chuẩn bị công cuộc cải cách ngày mai ở nước Pháp. Fernand Grenier và Francois Billoux, người đường đột, kẻ khéo léo, đều có khả năng chăm chủ vào các nhiệm vụ không quân và ủy viên Chính Phủ, ngoài ra họ còn phải để ý đến đảng của họ vẫn ghé mắt trông vào Còn các bộ trưởng đã cộng tác với tôi trong thời kỳ Pháp Tự Do: Georges Cafroux, người đã quen xốc vác những công việc lớn, René Pleven, André Diethelm, Adrien Tixier, những người đã làm việc bốn năm trong những điều kiện eo hẹp. Mỗi người đều đem hết khả năng ra phục vụ, không lùi bước, không bối rối trước bất cứ vẩn đề mới lạ nào, họ giải quyết các vấn đề: dân tộc Hồi, Thuộc Địa, Sản Xuất, Lao Động.

        Các bộ trưởng ấy, dù thuộc thành phần nào, theo khuynh hướng nào, hay có cá tính khác nhau, cũng đều tự hào là cộng tác với de Gaulle và gánh chung trách nhiệm với de Gaulle  Họ càng đáng khen vì họ phải chắp nối từng cơ phận, từng mảnh nhỏ lại thành một bộ máy để điều hành công việc. Tuy có khuyết điểm nhưng nhân viên của họ cũng tận tâm với chức vụ, hẳn là các nhân viên cũng đưa ra biết bao nhiêu kế hoạch tái thiết quốc gia, làm phiền chúng tôi, nhưng tôi cũng biết cho họ là những người thông minh và nhiệt thành. Trong các văn phòng ở Alger cũng như trong các Hội Đồng và các phiên hội họp, người ta đưa ra đủ mọi chương trình tái thiết nước Pháp và thế giới, nhưng người ta vẫn làm tròn nhiệm vụ mà không đòi hỏi nhiều phương tiện đắt tiền. Các công chức đều là rường cột và gương mẫu hành chánh, như Hubert Guérin, Chauyel, Alphand, Paris, trong bộ ngoại giao; Chevreux, bộ Nội Vụ; Gregh, Guindey, Leroy-Beaulieu, bộ Tài Chánh; Laurentie, bộ Thuộc Địa; Anduze-Faris, bộ Vận Tải; Postel-Vinay, Tổng Ngân Khố; các tham mưu trường như Leyer, bộ Chiến Tranh, Lemonnier, bộ Thủy Quân, Bouscat, bộ Không Quân, vả chăng, mọi việc đều đến tôi giải quyết chung cục, tôi biết rõ chúng ta phải làm việc trong những điều kiện eo hẹp. Nếu chính trị cần có trớn mạnh nhấc bổng mình lên thì trớn mạnh ấy không phải cái gì khác nghệ thuật sử dụng những khả năng có thể sử dụng được.

        Bây giờ các phiên họp của chính phủ đều thực hiện tại Dinh Mùa Hạ. Mỗi tuần lễ họp hai phiên. Với sự giúp đỡ của Louis Joxe, tôi ấn định chương trình nghị sự. Ủy Hội nghe tường trình của các bộ trưởng liên hệ về mỗi vấn đề. Bắt đầu cuộc tranh luận. Mỗi người đưa ra ý kiến của mình. Nếu cần thì tôi mời họ cho ý kiến. Tôi trình bày ý kiến của tôi thường thường vào lúc đã xong cuộc tranh luận. Rồi tôi kết luận, tôi đưa ra quyết nghị của hội đồng, nếu cần thì chấm dứt mọi điểm tranh luận. Các quyết nghị sau đó sẽ được thông báo cho các bộ. Thường thường dưới hình thức dụ hay sắc lệnh. Trong trường hợp ấy đã có René Cassin và ủy ban pháp lý của ông soạn thảo các bản văn để đưa ra hội đồng bàn luận. Dụ và sắc lệnh sẽ công bố trên Công Báo Cộng Hòa Pháp, phát hành tại Alger theo hình thức cổ truyền.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #259 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:17:39 am »


        Các đạo dụ ngày mùng 10 tháng giêng, ngày 14 tháng ba, ngày 21 tháng tư, ngày 19 tháng năm 1944 quy định việc tổ chức chánh quyền và việc thực thi quyền hành trong thời gian giải phóng, đều được ban hành theo thể thức trên đây. Chúng tôi đặt 18 « ủy viên Cộng Hòa địa phương» có quyền đặc biệt để hoạt động ở các nơi: Lille, Nancy, Strasbourg, Châlons, Laon, Dijon, Clermond-Ferrand, Lyon, Marseille, Montpellier, Limoges, Toulouse, Bordeaux, Poitiers, Rennes, Angers, Rouen, Orléans, và một quận trưởng hạt Seine ; những vị này có nhiệm vụ «tìm mọi biện pháp hữu hiệu để giữ an ninh cho quân đội Pháp và đồng minh, tổ chức nền hành chánh địa phương, tái lập công pháp Cộng Hòa và cung cấp nhu cầu cho dân chúng.» Mặt khác, trong mỗi bộ, một công chức cao cấp được bộ nhiệm trước làm tổng thư ký để điều hành công việc cho đến ngày bộ trưởng về đến nơi. Các xã đều lập lại hội đồng hàng xã 1939; Vichy đã thay thế bằng những nhân viên của chính phủ ông phải đến. Trong mỗi quận đều thành lập một « Ủy Ban Giải Phóng » để phân định vai trò cho kháng chiến địa phương, để đem lại cho họ một phương tiện phát biểu ý kiến, và có thể là đế tìm lối thoát cho những nhiệt tình sôi động không thể tránh được. Ủy ban này gồm những đại biểu địa phương của các phong trào và đảng phái có đại diện trong Ủy Hội Quốc Gia Kháng Chiến, họ sẽ đưa ý kiến của họ cho quận trưởng như hội đồng hàng quận trước kia trong khi chờ đợi bầu cử lại hội đồng. Sau hết, sẽ có một « ủy viên quốc gia phái nhiệm các vùng được giải phóng» thi hành ngay tại chỗ những biện pháp xét ra cần thiết.

        Vào tháng tư, André Le Troquer được bổ nhiệm vào chức vụ ấy. Còn các ủy viên Cộng Hòa quận và các quận trường giải phóng thì có Alexandre Parodi và Michel Debrẻ đề nghị để chính phủ lựa chọn, họ được chỉ định kín đáo, họ nhận được sắc lệnh từ trước và sẵn sàng để xuất hiện giữa khói lửa chiến tranh. Trong số những người ấy có Verdier và Fourcade bị địch giết chết, Bouhey và Cassou bị trọng thương ; chín quận trưởng chết cho nước Pháp. Nhưng dẫu sao thì cũng xuất lộ những nét cụ thể của một chánh quyền, toàn diện, trách nhiệm và độc lập trước mắt người Pháp, đồng minh và quân địch bại trận.

        Đồng thời, cũng phải xuất hiện nền công lý của chính thể. Đứng trước những đau khổ đã chịu đựng hẳn là phong trào kháng chiến sẽ xách động quần chúng trừng phạt kẻ phản quốc một cách thô bạo. Đàn ông và đàn bà bảo vệ đất nước đã bị xử bắn hàng chục ngàn; hàng trăm ngàn người bị đầy vào các trại giam phải sống cơ cực, ít người được trở về; hàng ngàn chiến sĩ các vùng và ngoài bưng biền, hàng toán người kháng địch đã bị địch giết ngay tại chỗ không kế đến pháp luật chiến tranh; biết bao nhiêu vụ sát nhân, đốt phá, cướp bóc, bạo hành đã xảy ra, biết bao cuộc tra tấn, phản bội, có sự trợ giúp trực tiếp của các « bộ trưởng», công chức, cảnh sát, dân quân và kẻ tố giác, đều là người Pháp; trong bao nhiêu năm, nhiều nhật báo, tập san, sách vở, diễn văn đã lăng nhục những người chiến đấu cho nước Pháp và khen tặng quân xâm lăng; trong « chính phủ », trong các cơ quan hành chánh, trong giới kinh doanh, kỹ nghệ, một số người đã ngang nhiên cộng tác với quân xâm lăng giữa lúc nhục nhã và suy vong của tổ quốc; sự rút lui của quân Đức hẳn là gây ra những vụ trả thù thô bạo và đẫm máu. Nhưng dẫu sao, không một cá nhân nào có quyền trừng phạt kẻ có tội. Đây là công việc của chính phủ. Nhưng chính phủ phải làm và phải làm ngay, nền công lý phải xét xử và phải nghị quyết, nếu không thì không ngăn nổi những hành động cường bạo của quần chúng.

        Bởi thế cho nên Ủy Hội Giải Phóng phải xuống dụ ngày 26 tháng sáu 1944, bổ túc bởi dụ ngày 26 tháng 8 quy định điều kiện trừng phạt các tội nặng nhẹ cộng tác với địch. Trong luật pháp của chúng ta có căn bản pháp lý về các tội trạng này, đó là sự thông đồng với địch. Nhưng lần này có hoàn cảnh đặc biệt, có trường hợp giảm khinh, vì có thái độ và mệnh lệnh của Vichy. Muốn kể đến tình hình chính trị chưa hề xảy ra trước đây, và khuyến cáo thẩm phán không nên áp dụng những hình phạt thường dùng cho những tội trạng không thường xảy ra, một hình phạt mới được ban hành : tội làm ô nhục tổ quốc. Kẻ phạm tội sẽ mất quyền chính tri, sẽ bị sa thải khỏi các cơ quan công quyền, tội nặng nhất là lưu đày. Như vậy pháp đình sẽ có nhiều thứ loại hình phạt nặng nhẹ để tùy nghi áp dụng khi đã xét định các loại trọng tội hay khinh tội.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM