Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 07:23:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37680 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #240 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2019, 10:39:52 pm »


        Như vậy là Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn có cơ hội đế tỏ ra họ bằng lòng hay không bằng lòng nhận nước Pháp làm nước hội viên toàn phần với họ trong việc quy định mọi biện pháp chấm dứt tình trạng thù nghịch. Cơ hội ẩy lại càng tỏ ra thuận tiện vì đây là vấn đề nước Ý; lực lượng Pháp không ngừng dự chiến cuộc; người ta biết rõ rằng không thể chiếm lại vùng này nếu không có sự tham chiến của quân đội chúng ta; nước Ý không có láng giềng nào khác ở Tây Phương ngoài nước Pháp và người ta không thể xác định tương lai lãnh thổ, chánh trị, kinh tế và thuộc địa của nước Ý mà không biết đến nước Pháp. Nhưng chúng tôi nhận thấy trong việc tối hệ trọng này, người Mỹ và người Anh quyết định   mà không đếm xỉa đến Ủy Hội của chúng tôi, chỉ vài ngày sau khi đã thừa nhận Ủy Hội.

        Quả vậy, ngày mùng 8 tháng chín vào buổi quá trưa, MacMillan và Murphy đến cho Massigỉi biết rằng sự đầu hàng của nước Ý là một việc đã rồi, tướng Eisenhower sẽ loan bảo trong nửa giờ nữa. Họ trao cho ủy viên Ngoại Giao Pháp — hình thức chiếu lệ — bản văn một bài tuyên ngôn trong đó vị Tổng Tư lệnh đồng minh công bố ngay lúc đó rằng đã «chấp thuận cho Chính phủ Ý đình chiến quân sự, điều kiện đình chiến sẽ được các chính phủ Anh, Mỹ và Nga ưng chuẩn.»

        Massigli nêu lên vấn đề không nói gì đến nước Pháp, trái với những điều Anh và Mỹ đã cho chúng tôi biết trên giấy tờ ngày 29 tháng tám. Hai người đối thoại của ông trả lời rằng lời tuyên bố của Eisenhower chỉ là một mưu chước làm gấp rút để tạo ảnh hưởng cho dân chúng và quân đội Ý trong khi đồng minh thực hiện một cuộc hành quân khó khăn mới trên bán đảo này. Massigli hỏi lại: « Có mưu chước gì hay không tôi không biết, nhưng theo lời ông nói thì đã ký một hòa ước đình chiến. Ký bao giờ vậy? Điều kiện thế nào?» MacMillan và Murphy chỉ nói rằng tướng Giraud, Chủ tịch Ủy Hội Pháp, đã được bộ Tông Tham Mưu thông báo và Giraud không có ý kiến gì. Đêm hôm ấy Massigli đến gặp lại MacMillan và cật vấn ông này, ông nói thật rằng Chính phủ Luân Đôn và Chỉnh phủ Hoa Thịnh Đốn đã điều đình với chính phủ Ý từ ngày 20 tháng tám. Nhưng ông nhắc lại rằng mọi việc đều được bảo cáo cho Giraud biết.

        Ngày mùng 9 tháng chín tôi triệu tập Ủy Hội Giải Phóng. Dĩ nhiên bản phúc trình của ủy viên Ngoại Giao làm mọi người xúc động và bất mãn về cung cách làm việc, có lẽ chủ ý của Anh Mỹ. Chúng tôi công bố một thông cáo bày tỏ sự thỏa mãn về nước Ý bại trận, chúng tôi nhắc lại công lao của quân kháng chiến Pháp, chúng tôi ghi nhận lời tuyên bố của tướng Eisenhower, nhưng chúng tôi nói rõ rằng « quyền lợi sinh tử của Chánh quốc và Đế quốc Pháp đòi hỏi nước Pháp phải tham dự vào mọi thỏa ước liên hệ đến nước Ý. »

        Trong phiên họp, tôi hỏi tướng Giraud vì lý do nào ông không cho chính phủ, nhất là vị nguyên thủ, biết những tin tức quan trọng đồng minh đã thông báo cho ông, nếu chúng tôi hay biết kịp thời chúng tôi đã có thể đòi hỏi cái gì liên hệ đến quyền lợi của nước Pháp. Giraud thanh minh rằng ông không nhận được tin tức gì về cuộc đình chiến. Tối hôm ấy Massigli thông báo lời cái chỉnh của Giraud cho MacMillan và Murphy. Hai ông khẳng định những lời tuyên bố hôm trước, nại cớ rằng có sự hiểu lầm có lẽ vì ở tổng hành dinh của Eisenhower không ai biết tiếng Pháp và ở tổng hành dinh của Giraud không ai biết tiếng Anh. Ngày hôm sau họ đến xin lỗi: «Sau cuộc điều tra, chúng tôi biết rằng sáng hôm nay tướng Eisenhower mới cho tướng Giraud biết những điều kiện đình chiến.»

        Không còn nghi ngờ gì nữa ! Các đồng minh đã đồng ý với nhau gạt chúng tôi ra ngoài được đến đâu hay đến đấy, khi quyết định mọi việc liên hệ đến nước Ý. Phải đề phòng ngày mai họ cũng hành động như vậy đế quyết định vận mệnh của Âu Châu không cần hỏi đến nước Pháp. Nhưng họ phải hiểu rằng nước Pháp không chấp nhận như vậy, sau này họ sẽ không nhờ cậy gì ở nước Pháp nếu ngày nay họ không biết đến chúng tôi. Ngày 12 tháng chín, nhân dịp chính thức viếng thăm Oran, tôi bèn đánh dấu chấm vào chữ i.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #241 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2019, 10:40:12 pm »


        Khi đứng nói trước một công chúng đông đảo, trên sân thượng Tòa Đô Chánh, tôi khẳng định . « Nước chúng ta muốn gia tăng nỗ lực để đánh bại kẻ thù mau chóng. Nước chúng ta muốn dự phần xứng đáng với địa vị của chúng ta vào việc giải quyết chiến tranh và tái thiết thế giới. » Về điểm này, tôi kêu gọi sự «đoàn kết những dân tộc thiện chí.» Tôi nói thêm: «Các dân tộc ấy đều ở trong một thế liên lập, dân tộc nào cũng có bổn phận phải kể đến quyền lợi sinh tử và danh dự của các dân tộc khác.» Nhắc đến dân tộc Pháp đang lúc đau khổ và các chiến sĩ Pháp ở Đế Quốc hay Chánh Quốc đã tham dự hay sẽ tham dự vào các trận chiến lớn, tôi tung lời cảnh cáo: « Quan niệm thực tế nhất là đừng làm cho họ phải thất vọng.» Hẳn là tôi công nhận có sự thất vọng ấy : «Vào năm thứ năm của cuộc chiến, nước Pháp không thể đưa ra nhiều sư đoàn, tầu chiến và máy bay mà người ta cho là có thể dùng để ước lượng sự đóng góp của các nước dự chiến cuộc. Nước Pháp đã gần như một mình gánh chịu thảm bại khi chống lại Hitler và Mussolini. Tình trạng ấy đã làm cho người ta có ý ruồng bỏ nước Pháp khiến cho ý chí theo đuổi chiến tranh của quốc gia bị lũng đoạn phần nào... Chúng tôi đã lao đao! Phải! Đúng! Nhưng, phải chăng chúng tôi đã đổ máu hai mươi năm trước đây để bảo vệ cho người khác cũng như bảo vệ cho chúng tôi?» Để kết luận, tôi tuyên bố : «Nước Pháp muốn vì quyền lợi chung mà lấy lại địa vị của mình trong việc thanh toán thảm kịch chiến tranh nay đã bắt đầu » Dân chúng trả lời bài diễn văn của tôi bằng một tiếng hoan hô vang dậy phản ảnh tất cả cái hùng hồn của thế giới.

        Dầu sao thì cuộc vận động của các ông MacMillan và Murphy cũng để lộ chân tướng của đồng minh muốn nại cớ hay sử dụng sự bất đồng ý kiến phi lý trong chính phủ của chúng ta như một sự cách diện để che dấu khuyết điểm của họ. Sau đấy lại xảy ra một hậu quả tai hại khác của chế độ lưỡng đầu nhân một vụ hành quân liên hệ đến quốc gia: sự giải phóng đảo Corse.

        Từ 1942, Pháp tự do đã gửi sang đảo này đại úy Scamaroni với sứ mạng sửa soạn cuộc hành binh. Scamaroni đã làm việc đắc lực, ông nắm đầu được hết các nhóm kháng chiến để không một đảng nào, một đoàn thể nào có cơ hội độc quyền thụ hưởng kết quả của sự cố gắng chung. Bởi thế cho nên « Mặt Trận Quốc Gia » với chủ tịch chính trị Giovoni và trưởng chỉ huy quân sự Vittori, cả hai đều là cộng sản, đã nhận sự kiểm soát của đại diện Pháp Tự Do, cũng như những người ái quốc quy tụ xung quanh Raimondi và Giaccobbi, những toán quân của cựu chính binh như quân của trung úy Alphonse de Peretti. Không may, vị đại lý can đảm của chúng ta đã bị người Ý bắt được khi họ đổ bộ lên đảo này sau ngày đồng minh đổ bộ lên Bắc Phi. Scamaroni bị tra tấn dã man, nhưng ông tự vẫn chết chứ không chịu tiết lộ bí mật.

        Vào thời kỳ ấy — tháng ba 1943 — trận Tunisie sắp đến lúc kết thúc. Tất cả đều cho thấy đảo Corse sẽ là nơi chiến địa khi có cuộc hành quân tiến vào nước Ý và miền Nam nước Pháp. Xứ này là một vùng hoạt động của quân du kích bưng biền, dân chúng nhiệt thành theo Pháp, sự hiện diện của quân xâm lăng đã khích động lòng ái quốc, ý muốn nổi loạn đã bí mật lan tràn. Hàng ngàn người được dân chúng tích cực ủng hộ đang nóng lòng chờ cơ hội để lâm chiến.

        Sau đến lượt tổ chức Alger cũng liên lạc với đảo Corse. Trước hết ông «Tổng chỉ huy dân sự và quân sự» gửi đến một vài nhân viên, sau gửi đến thiếu tả Colonna d’Istria từ tháng tư 1943. Tại đây, không có gì đáng cho người ta khen ngợi. Điều ít đáng khen ngợi hơn cả là khi đã thành lập xong Ủy Ban Alger của chúng ta, tướng Giraud không đả động gì đến hoạt động của ông tại Corse. Tại đây Colonna tự cho mình là đại diện cho toàn thể chính phủ, có lẽ ông ta thực tâm tin như vậy. Với tư cách ấy ông ta chỉ thảo luận với hai lãnh tụ cộng sản Giovoni và Vittori, hoặc vì ông ta không biết đến hậu quả của việc làm, hoặc vì ông ta muốn giản dị hóa vấn đề, hoặc vì ông ta đã nhận được lệnh trên, cần phải nói thêm rằng đảng cộng sản đã gửi dân biểu Pourtalet hạt Alpes-Maritimes sang tiếp xúc với Giraud; Pourtalet ở Nice đã có liên lạc từ lâu với Giovoni. Hẳn là Pourtalet không quên cho Giraud biết về tình hình Corse và gợi ý cho Giraud cách nào có lợi cho đảng cộng sản.

        Trong hai tháng bảy và tám, mật vụ của tướng Giraud hoạt động mạnh để võ trang kháng chiến Corse, điều này tôi cũng không hay biết, sở tình bảo Anh không có thói quen rộng rãi mà không có ẩn ý, họ cung cấp 10.000 súng tiều liên. Sổ vũ khí này được chuyên chở từ Alger hoặc bởi tiềm thủy đĩnh Casabianca, chiếc tầu đã thực hiện nhiều chuyến đi nguy hiểm, hoặc bởi phi cơ Anh thả dù xuống những nơi được Colonna định trước. Những vũ khí ấy được các lãnh tụ « Mặt Trận Quốc Gia» giao lại cho chiến sĩ, nhờ thế mà Giovoni và Vittori nắm được độc quyền chỉ huy. Các lãnh tụ cộng sản nắm được toàn thể phong trào kháng chiến mà trong đó đảng của họ chỉ là thiểu sổ. Mọi liên lạc giữa Alger và các nhóm theo de Gaulle ở đảo Corse bị cắt đứt, các nhóm này không biết làm gì khác hơn là chấp nhận tổ chức ở đảo, thậm chí người em họ của tôi là Henri Maillot nhận tham gia ủy ban chấp hành của « Mặt Trận Quốc Gia», cũng cho rằng mình đã làm theo ý muốn của anh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #242 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2019, 10:40:30 pm »


        Ngày mùng 4 tháng chín, sau ngày Badoglio ký hòa ưởc đình chiến một ngày — nhưng đến mùng 8 mới cho tôi biết —  Giovoni đến Alger, đi nhờ tầu Casablanca. Tôi không biết ông ta đến đây. Ông ta đến bàn định với Giraud về một cuộc hành binh có thể thực hiện được nhân có hòa ước Syracuse, cuộc hành binh này nhằm trung lập hóa hay gỡ tội cho 80.000 người Ý chiếm đỏng đảo Corse. Giraud không cho tôi biết cuộc tiếp kiến Giovoni. Giovoni cũng không hề tiếp xúc với tôi. Ông ta ra về ngày mùng 6 tháng chín. Tối hôm mùng 9 người ta biết rằng quân khảng chiến sẽ chiếm được Ajaccio, chính đô trưởng Ajaccio tuyên bố quận này theo Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia, đồn binh Ý không hề chống đối. Bấy giờ tướng Giraud mới cho tôi biết lần thử nhất về việc làm của ông ở đảo Corse.

        Tôi trả lời bản phúc trình của ông : «Thưa Đại tưởng, giữa lúc tiếp được tin mừng, tôi lấy làm bất bình và không hài lòng về cách xử sự của ông đối với tôi và đối với chính phủ, ông đã không cho chúng tôi biết việc làm của ông. Tôi không chấp thuận việc ông để cho các lãnh tụ cộng sản chiếm độc quyền. Không thế chấp nhận được ông để cho mọi người lầm tưởng rằng ông đã nhân danh tôi mà hành động. Sau hết, trong cuộc tiếp xúc mới đây với Giovoni, ông đã cho phép mở cuộc hành quân đó, ông đã biết những điều kiện hành quân, tôi không hiểu tại sao sáng nay ông có thể nói với hội đồng bộ trưởng rằng ông không hay biết gì về ngày đình chiến gần kề của quân Ý. Theo các sự kiện đó tôi sẽ cho biết hậu quả của việc này sau khi đối phó xong với những khó khăn đã gây ra. Lúc này cần phải đối phó với tình hình quân sự. Phải đưa ngay quân sang cứu đảo Corse. Sau đấy chính phủ sẽ có biện pháp chấm dứt một lần chót nguồn gốc những ý kiến bất đồng giữa chúng ta». Ít nhất Giraud cũng đồng ý với tôi phải gửi ngay một số bộ đội sang Corse. Ông có nhiệm vụ phải thi hành. Về phương diện này tôi biết chắc ông sẽ thi hành đến nơi đến chốn.

        Ủy Hội Giải Phóng trong phiên họp hôm sau cũng có thái độ như thế đối với vị Tổng chỉ huy. Ủy Hội tín nhiệm ông để giải quyết vấn đề quân sự, nhưng Ủy Hội khiến trách ông tự ý hoạt động trong một lãnh vực không phải của riêng ông. Cũng trong phiên họp ấy Charles Luizet được bộ nhiệm quận trưởng Corse, ông sẽ ra đi ngay với một toán người giúp việc chắc chắn. Tướng Mollard đi theo với tư cách tổng trấn hải đảo.

        Cuộc hành binh ở Corse khá cực nhọc. Tuy nhiên, việc can thiệp của quân chính quy và tầu chiến chỉ là ngẫu nhĩ. Nói cho đúng ra, vị tổng chỉ huy đã yêu cầu tướng Juin thảo một kế hoạch toàn bộ từ nhiều tuần lễ nay. Theo tướng Juin thì trong trường hợp quân Ý đứng trung lập, quân ta phải đổ bộ ở cả hai bờ biển đông và tây để cắt đứt hai đường ven bờ biển của quân Đức. Ông dự định hai sư đoàn, trong số đó có một sư đoàn sơn cước, một đại đội lính Maroc, độ một trăm xe thiết giáp và ít nhiều quân tập kích. Như vậy người ta đã có thể tiêu diệt hay bắt sống quân Đức trong đảo hay ở Sardaigne kéo lên. Ngày mùng 9 tháng chín các đơn vị đã sẵn sàng và muốn hoạt động ngay. Nhưng sự chuyên chở cần nhiều tầu bè và cần sự yểm trợ trên mặt biền cũng như trên không. Các chiến hạm, thương thuyền và phi cơ chưa được huy động từ trước, người ta không thể thực hiện một chương trình rộng lớn như thế với phương tiện nhà sẵn có. Quay lại xin viện trợ của đồng minh thì họ từ chối vì lúc này họ đang tính chuyện đổ bộ lên Salerme.

        Nhưng mọi việc đã tiến triển đến độ cần phải hành động ngay tức khắc. Giraud quyết định  hành quân trong một phạm vi thâu hẹp, tôi cũng tán thành. Những bộ đội đưa được vào Corse trong ba tuần lễ có thể nhờ sự trợ giúp của quân kháng chiến để bảo vệ phần lớn hòn đảo chống lại những địa điểm công kích của quân Đức, chúng ta cũng có thể quẫy phá những toán quân Đức đang rút lui, gây cho họ những tổn thất quan trọng về nhân sự và vũ khí, trang bị. Tuy nhiên, mặc dầu hoạt động mạnh chúng ta cũng không ngăn cản được họ tẩu thoát ra đường biển. Nhưng ít nhất việc giải phóng đảo Corse có lực lượng Pháp tham dự cũng có tiếng vang trong các giới người Pháp và đồng minh.

        Đêm hôm 12 tháng chín, tầu Casabianca đưa đội quân tiền phong của chúng ta đến Ajaccio. Dần dần chúng tôi đến các «Đại Đội xung kích», Đệ Nhất Chi Đoàn pháo binh Maroc, Đệ Nhị Đại Đội bộ binh Maroc, một trung đoàn cơ giới thuộc Đệ Nhất Chi Đoàn kỵ binh, nhiều đơn vị pháo binh, công binh, dịch vụ, cùng vật liệu, đạn dược, xăng nhớt; tất cả đều được chuyên chở trên các tuần dương hạm : Jeanne d'Arc và Montcalm, khu trục hạm Fantasque và Terrible, phóng thủy lôi : Alcyon và Tempête, tiềm thủy đĩnh : Aréthuse và Casabianca. Một tiểu đội phi cơ khu trục tiến tới căn cứ Campo del Oro. Còn như người Đức thì mục đích của họ là rút lui lữ đoàn s.s. ở Corse và sư đoàn 90 đã lui về Sardaigne một cách vội vàng. Họ di động về phía Đông trên con đường BonifaciơBastia, có không quân hùng hậu yểm trợ và các cuộc hành binh thám sát quan trọng vào nội địa. Nhiều xà lan gắn mày đưa họ từ Bastia đến đảo Elbe và Livourne.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #243 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2019, 10:40:47 pm »


        Tướng Henry Martin cầm đầu các toán quân Pháp. Việc dụng binh của ông thật là tuyệt diệu; trước hết, ông lập một đầu cầu ở Ajaccio, sau ông đưa quân tập kích đến yểm trợ quân kháng chiến, quân kháng chiến giao phong kịch liệt với địch ở Bastia, Bonifacio, Quenza, Levie, Inzecca, v.v.., và giữ những vị trí «xương xống» của hòn đảo; sau ông cho tảo thanh PortơVecchio, Bonifacio, Fayone, Ghisonaccia; sau cùng ông đến Bastia, đẩy lui quân Đức trong miền rừng núi Saint- Florent và ở cap Corse, vả chăng tướng Martin đã thỏa thuận trước với tuớng Magli tư lệnh lực lượng Ý. Ông này, tuy ở trong một hoàn cảnh khó xử, nhưng cũng giúp đỡ chúng ta quân xa, lừa chuyên chở và yểm trợ trọng pháo cho quân ta ở nhiều điểm. Tướng Louchet đưa quân tiến lên phía Bắc; thiếu tá Gambiez chỉ huy quân xung phong; đại tá de Latour, bộ đội Bắc Phi; đại tá de Butler, pháo binh, de Lambilly, thiết giáp 5 họ đều chiến đấu rất hay. Tướng Giraud cũng thân hành sang tận đảo Corse sau những chuyến đổ bộ đầu tiên, ông đi thăm các mặt trận và truyền đạt ý chí quyết chiến của ông cho cả mọi người. Ngày 14 tháng mười quân ta tiến vào Bastia, nơi mà hậu quân địch đã rút về bằng đường biển và để lại một số lớn chiến cụ.

        Buổi tối cùng ngày tôi đến thăm ông để nhân danh chính phủ khen tặng ông về thắng lợi của cuộc hành binh, ông đã thảo kế hoạch và điều khiển cuộc hành quân. Ông đã nhận lấy trách nhiệm, như vậy lời khen tặng xứng đảng với công lao của ông. Tuy rằng chúng tôi chỉ huy động những phương tiện để hoạt động trong một phạm vi nhỏ hẹp, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn lớn, vì phải đưa quân đến một nơi xa lạ cách căn cứ 900 cây sổ và phối hợp thành một hành động nhất trí nhiều yếu tổ rút ra một cách đột ngột từ lục, thủy và không quân. Từ ngày 24 tháng chín, tôi đã nói trên đài phát thanh Alger : «Chánh quốc và Đế quốc kính chào các chiến sĩ ở Corse, vị Tổng chỉ huy quân đội Pháp vừa đến tận nơi cho chỉ thị để xúc tiến những cuộc hành quân sau này. Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia gửi lời chào thân mến và anh dũng của nước Pháp đến các chiến sĩ và các lãnh tụ của họ, đến những người trên đất Corse đã vùng lên để tự giải phóng, đến những binh sĩ hải lục không quân Pháp mới phục hồi đã tham gia cuộc chiến một cách anh dũng».

        Nhưng khi đã tán dương công trạng của tướng Giraud về phương diện binh bị, cũng cần phải nói đến lỗi lầm của ông đối với chính phủ, ông đã hành động một cách không ai có thể chấp nhận được. Tối hôm ấy, tôi nhắc đến vấn đề  sau khi đã khen tặng ông : Ông hỏi lại : «Ông nói đến chính trị hẳn ?» Tôi trả lời : «Phải. Vì chúng ta đang dự cuộc chiến tranh. Mà chiến tranh là một đường lối chính trị». Ông nghe lời tôi nói nhưng không để ý đến lời tôi nói.

        Xét cho cùng thì Giraud không thể chịu đựng được một sự lệ thuộc nào. Điều ông ra vẻ chấp nhận không bao giờ ông thực hiện một cách thực tâm. Vì bản tính của ông, vì thỏi quen của ông, và có lẽ còn vì một thủ thuật nào đó, ông tự giam mình trong lãnh vực quân sự, không chịu xét đến thực tại nhân sự và quốc gia, không biết đến những vấn đề thuộc quyền hạn của chính phủ. Tâm trạng của ông như vậy, đối với tôi, ông không thể bỏ qua quan niệm cấp bậc thời trước, tuy rằng ông cũng biết tính cách đặc biệt sứ mạng của tôi. Vả chăng, ông đã cho tôi thấy những bằng chửng dồi dào và cảm động về sự hiếu biết ấy khi tiếp xúc riêng với tôi hay trước mặt công chúng. Nhưng ông không rút ra được một cách thức hành động thực tiễn thích hợp. Cũng cần phải nói thêm rằng trước đây hoàn cảnh đã đưa ông lên một địa vị cao trọng nhất ở Bắc Phi, đã khiến cho ông được sự nâng đỡ của người Mỹ; một số người Pháp lại có thành kiến đối với tôi và thù ghét tôi; tất cả những sự kiện ấy không thể không ảnh hưởng đến ý tưởng và thái độ của ông.

        Phải chấm dứt tình trạng giả dối này. Tôi quyết định vận động để Giraud rời khỏi chính phủ nhưng vẫn để ông tiếp tục phục vụ quân đội. Vả chăng, các hội viên trong Ủy Hội  Giải Phóng Quốc Gia cũng hiểu rằng không thể trì hoãn được nữa. Hai hội viên mới do tôi giới thiệu vào chính phủ đã đẩy mạnh khuynh hướng thi hành những biện pháp quyết liệt. Praitcois để Menton, từ Pháp sang, được trao chức vụ ủy viên Tư Pháp. Pierre Mendès-France theo mệnh lệnh của tôi đã rời khỏi phi đội « Lorraine » để phụ trách Tài Chánh thay thế Couye de Murville; ông này theo đơn xin, sang lãnh chức đại diện cho nước Pháp tại ủy hội Ý Quốc Sự Vụ. Những việc xảy ra tại Corse trên phương diện chánh trị hầu như làm xúc động các bộ trưởng. André Philip sang thăm đảo Corse cho biết tình hình đã nhận thấy đảng cộng sản lợi dụng người kháng chiến để đặt người của họ vào các ghế thị trưởng và nắm hết các phương tiện thông tin. Các bộ trường không muốn tiền lệ này xảy ra lần nữa trong Chánh quốc ngày mai. Như vậy, cần phải thay đổi cơ cấu Chánh phủ để tránh những chuyện bất ngờ về sau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #244 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2019, 10:41:09 pm »


        Mối bận tâm của họ cũng là mối bận tâm của tôi. Nhưng tôi nghĩ rằng cần phải nới tay đối với một quân nhân lão thành, trên đường binh nghiệp đã lập được nhiều công trạng lớn ; lúc này gia đình ông lọt vào tay địch đang bị ngược đãi một cách đê hèn.

        Còn như tình hình đảo Corse thì mọi việc sẽ thu xếp xong. Tôi đến nơi ngày mùng 8 tháng mười và hưởng ba ngày tuyệt thú. Cuộc viếng thăm của tôi đánh tan những việc mờ ám. Tại Ajaccio tôi nói chuyện với công chúng tại công trường tòa thị trưởng. Trong cuộc tiếp đón niềm nở của mọi người, những lời thứ nhất của tôi là nói lên «lòng hứng khởi toàn quốc đang trào lên trong lòng mọi người ngày hôm nay». Tôi cũng khen tặng những nhà ái quốc Corse chiến đấu trong hàng ngũ Phi Châu. Tôi trình bày sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Vichy. «Đâu là cuộc Cách Mạng Quốc Gia ở đảo này ? Tại sao trong nháy mắt, tại đây có một rừng cờ và biển thập tự Lo Ren anh dũng?... Chỉ cần một cơn gió giải phóng thứ nhất lướt qua đây là đủ cho phần đất này của nước Pháp nhất tề quay về với chính phủ của chiến tranh, của thống nhất và của cộng hòa».

        Nhận thấy tiếng nói của tôi vọng lên giữa «trung tâm biển của la tanh», tôi bèn nói đến nước Ý. Tôi nhấn mạnh : «Thật là phi lý, tham vọng của một nước láng giềng mới đây đã liên kết với người Đức tham tàn để nại cớ chúng ta suy yếu mưu toan chiếm lấy đảo Corse ». Nhưng tôi tuyên bố : «Một khi công lý đã sáng tỏ, nước Pháp sẽ không có thái độ căm thù đối với một quốc gia gần với chúng ta và không có lý do quan trọng nào chia rẽ chúng ta». Tôi kết luận : «Chiến thắng đã gần kề. Đây sẽ là chiến thắng của tự do. Tại sao người ta lại không muốn cho rằng đây cũng là sự chiến thắng của nước Pháp ? »

        Đến Ajaccio, tôi nhận thấy quận trưởng Luizet, tổng trấn Mollard, đốc lý Eugène Macchini đều giữ nhiệm vụ của họ. Đảo Corse vang lừng tiếng hoan hô nhưng không để mất danh dự. Tôi đến Sartène. Tôi đi thăm Bastia đổ nát; trước khi rút lui địch đã đốt phá những kho đạn được và quân nhu rộng lớn ; nghĩa địa là nơi buồn thảm nhất vì bom đạn gây ra nhiều hầm hố. Giữa những đám người thứ nhất trở về nhà, tướng Martin giới thiệu với tôi những bộ đội chiến thắng. Ở đâu cũng có những toán bán quân sự hãnh diện vì đã bảo vệ vinh dự của đảo Corse và chiến đấu cho nước Pháp. Mỗi làng tôi dừng lại thăm đều biếu lộ tình yêu mến của họ, còn những đội lính Ý đóng ở đây cũng không giấu giếm cảm tình của họ. Lúc đến và lúc đi, dân chúng ở đây theo tục lệ của họ đều ném gạo vào mặt tôi để tỏ tình mến khách, trong lúc ấy tôi vẫn nghe nổ ròn tiếng súng giải phóng.

        Bốn tuần lễ sau Ủy Hội Alger đã đạt được sự đổi mới thực sự. Dẫu sao thì đến đầu tháng một, trong khóa họp của Hội Đồng Tư Vấn, người ta cũng bắt buộc phải có sự cái tổ. Người ta thấy lục tục kéo đến các đại diện kháng chiến, họ đã trải qua nhiều gian lao mới lặn lội được tới đây. Họ mang đến Bắc Phi tâm trạng nhiệt thành của những người phái họ đến. Từ đấy, một luồng gió trong lành và hàng say thổi qua các buổi hội họp, các phòng giấy, các báo chí ở Alger. Các đại diện công bố những kiến nghị tín nhiệm de Gaulle. Họ nói thao thao bất tuyệt về những hoạt động bí mật, những anh hùng kháng chiến, những nhu cầu của họ. Trong lòng họ sôi sục những dự tính về tương lai tổ quốc. Tôi muốn làm cho chính phủ thoát khỏi tình trạng lưỡng đầu và muốn đưa một số người từ Pháp sang vào cộng tác với tôi.

        Vào tháng mười, Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia chấp thuận một đạo dụ theo đó Ủy Hội chỉ có một chủ tịch. Chính Giraud cũng ký tên. Vả chăng ông thấy rõ viễn ảnh nước Pháp đưa quân sang Ý, ông nuôi hy vọng đồng minh sẽ mời ông sang làm tổng chỉ huy bên nước Ý. Ngày mùng 6 tháng một, với sự hiện diện và sự thỏa thuận minh bạch của tướng Giraud, ủy Hội «yêu cầu tướng de Gaulle thực hiện những sự cải tổ cần thiết trong cơ cấu Ủy Hội».

        Việc cái tổ được thực hiện ngày mùng 9 tháng một, một năm sau ngày Anh Mỹ đỗ bộ đẫm máu lên Algẻrie và Maroc, năm tháng sau khi tôi phiêu lưu sang Alger, ý chí quốc gia đã thắng mặc dầu bị đàn áp và bóp nghẹt. Đợt sóng chống đối  mặc dầu có còn đó cũng chỉ âm thầm trong bóng tối. Còn như đồng minh thì họ đành lòng chứng kiến nước Pháp trong thời chiến có một chính phủ Pháp. Từ đây, họ không còn nêu lên «nhu cầu quân sự» và «an ninh giao thông», chính sách của họ phải thích ứng với những biến chuyền không thể ngăn cản được. Tình hình này sẽ rất thuận lợi cho nỗ lực chung. Đối với tôi thì tôi cảm thấy mình đủ mạnh để yên chí rằng ngày mai chiến thắng của đồng minh cũng sẽ là chiến thắng của nước Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #245 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2019, 10:41:56 pm »


CHÁNH TRỊ

        Mùa đông đã đến. Tất cả đều báo trước rằng đây sẽ là mùa đông cuối cùng trước khi vũ khí quyết định ăn thua. Nhưng ngày mai, chánh quyền nào sẽ được thiết lập tại Pháp ? Chánh quyền đó sẽ làm gì ? Những vấn đề  trở thành cấp bách và làm sôi nổi lòng người. Đây không còn là một viễn ảnh xa xôi mà là một kỳ hạn đã gần kề. Bởi thế cho nên mọi tính toán đều bừng tỉnh và lộ ra ngoài ánh sáng. Trong một thời gian nữa, những cuộc tranh luận chánh trị có thể còn được hòa dịu vì máu và nước mắt, còn được bưng bít vì cấm đoán dư luận. Nhưng dầu sao thì người ta cũng đã bắt đầu tranh luận trong các giới có địa vị xã   hội và trong các cơ quan tối cao của chỉnh phủ, không những thể, một số đông đảo người Pháp và người ngoại quốc cũng thường đem ra bàn luận. Mọi người đều biết rằng nước Pháp sẽ tái xuất hiện trên sân khấu quốc tế. Mọi người đều tự hỏi nước Pháp sẽ ra sao ?

        Tôi đã nom thấy điều này khi tôi cải tổ Ủy Hội Giải Phỏng vào đầu tháng một 1943. Trong giai đoạn quyết định đã bắt đầu, cơ may của xứ sở là sự thống nhất quốc gia. Tôi quyết tâm làm cho chính phủ phải phản ảnh sự thống nhất ấy. Nước Pháp cổ truyền chia ra từng đảng chính trị lớn, nói rõ hơn, là những đoàn người có liên hê tinh thần với nhau ; mỗi đảng đều có đại diện, và đại diện là những người xứng đáng. Nhưng ngày nay nhóm kháng chiến là đoàn thể đảm đương nỗ lực chiến tranh và đem lại hy vọng phục hồi. Như vậy, cần phải để cho một số lãnh tụ chưa có chức vị gì có chỗ ngồi bên cạnh tôi. Sau hết, nhiều người tài trí phải được đưa vào Ủy Hội để hướng dẫn đường lối chỉ đạo và tăng thêm uy tín.

        Henri Queuille, ủy viên Chính Phủ và Mendès-France, ủy viên Tài Chánh, là dân biểu cấp tiến. Đảng xã hội có các ông: André Philip, ủy viên liên lạc Ủy Hội với Hội Đồng Tư Vấn, André Le Troquer, ủy viên Chiến Tranh và Không Quân - hai ông này đều là dân biểu, André Tixier, ủy viên Lao Động và An Ninh Xã Hội. Louis Jacquinot, ủy viên Hải Vận là một dân biểu ôn hòa. Francois de Menton, Chưởng Ấn, là nhân viên bộ tư lệnh đảng Dân Chủ — Công Giáo. Đó là các nhân viên thuộc thành phần chánh trị. René Pleven, ủy viên Thuộc Địa, Emmanuel d’Astier, ủy viên Nội Vụ, René Capitant, ủy viên Giáo Dục, Andrẻ Diethelm, ủy viên Tiếp Vận và Sản Xuất, Henri Frénay, ủy viên Tù Binh, Chính tri Phạm và Di Cư, là những phần tử kháng chiến đến nay chưa rõ khuynh hướng chính trị. Tưởng Catroux, ủy viên Chính Phủ đặc trách Hồi Giảo sự vụ, Henri Bonnet, ủy viên Thông Tin, René Massigli, ủy viên Ngoại Giao, René Mayer ủy viên Giao Thông và Hải Thương, Jean Monnet ủy viên đặc nhiệm Tiếp Tế và Quân Nhu tại Hoa Kỳ; những người này đều là người tài trí và có uy tín. Vì chưa có sự chấp thuận minh bạch của giới chức tôn giáo cho nên tôi chưa mời được Đức ông Hincky vào chính phủ.

        Như vậy, sự cải tổ không đảo lộn tổ chức cũ. Trong số 16 người của Ủy Hội Giải Phóng, chỉ thêm có 4 người mới. Tất nhiên có 4 người từ chức. Đây là các ông : Tướng Giraud, mọi người và cả ông nữa đều biết rằng chức vụ của ông không thể kiêm nhiệm với một địa vị trong chính phủ ; tướng Georges, ông này rút lui trong danh dự ; Bác sĩ Abadie, ông muốn trở lại công việc khảo cứu khoa học ; tướng Legentilhomrne, theo ý muốn của ông, tôi bổ nhiệm ông vào một chức vụ bên Anh Quốc.

        Còn phe cộng sản ? Họ đã tham dự cuộc khảng chiến, vả chúng tôi cũng có ý để lực lượng của họ xáp nhập vào với lực lượng quốc gia, ít ra trong thời kỳ chiến tranh, tôi bèn quyết định  đế cho họ hai ghế trong chính phủ. Từ cuối tháng tám, «đảng» đã nghe phong thanh được tin ấy, họ sẵn lòng đưa nhiều đảng viên vào chánh phủ. Nhưng đến lúc thi hành, tôi đã gặp nhiều trở ngại về phía những người được yêu cầu cho biết ý kiến xác thực. Khi thì phái đoàn của đảng đề nghị người khác, khi thì họ đòi xem lại từng chi tiết chương trình của tôi, khi thì họ đòi hỏi giữ những bộ nhất định ; sau cùng tôi chán ngán với những cuộc mà cả ấy tôi đình chỉ việc thương nghị.

        Thực ra phải đoàn của họ có hai khuynh hướng trái ngược nhau. Phe cứng rắn, đứng đầu là André Marty, không muốn cho đảng liên kết với ai; qua cuộc chiến đầu chổng kẻ thù, họ chuẩn bị trực tiếp cuộc cách mạng giải phóng để nắm chánh quyền. Phe những người chủ trương dùng chánh trị, họ muốn đưa người vào chánh phủ cộng tác với những người khác, cả với tôi nữa; người chủ trương chiến thuật này là Maurice Thorez, ông ta vẫn ở Mạc Tư Khoa nhưng cố vận động để trở về. Sau cùng, đến tháng ba 1944, đảng cộng sản quyết định để Fernand Grenier và Franẹois Billoux giữ những bộ giành cho họ : bộ Không Quân cho người trước, ủy viên Chỉnh Phủ cho người sau. Vào dịp ấy có sự xếp đặt lại nhiệm vụ trong chính phủ. Le Troquer được bổ nhiệm ủy viên đại lý các miền giải phóng. Diethelm thay thế ông giữ bộ Chiến Tranh, còn Giacobbi nhận bộ Kinh Tế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #246 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2019, 10:42:12 pm »


        Ủy Hội với các thành phần như vậy sẽ nỗ lực hoạch định và tổ chức kế hoạch dự chiến, nhưng cũng chuẩn bị mọi công việc sau ngày giải phóng như tiếp tế, cai trị và tái thiết. Đã từ lâu, có luồng gió từ ngoài biển thổi vào Chánh Quốc khuyến khích quốc dân nỗ lực và hy vọng. Bây giờ thì lời kêu gọi của tổ quốc thúc đẩy những người sống ở ngoài nước hành động để cứu nguy dân tộc. Bên ngoài cũng như bên trong mọi người hoạt động nhịp nhàng với nhau. Để đem lại nhiều kết quả, tôi cái tố Chính Phủ Alger cùng một lúc với phiên họp  Hội Đồng Tư Vấn vào những ngày đầu tháng một.

        Như đã định rõ trong đạo dụ ngày 17 tháng một, các đại diện từ Pháp sang có độ 50 người của các tổ chức kháng chiến, 20 người của các đảng chánh trị, những người này, theo nguyên tắc, được lựa chọn trong số dân biểu không bỏ phiếu ủy nhiệm toàn quyền cho thống chế Pétain vào tháng bảy 1940. Sự chỉ định trao cho một nhóm it người và được giữ kín. Tuy nhiên, mọi người đều đến đây với cảm tưởng là nhân danh khối đồng đảo những người chiến đấu trong bóng tối. Thêm vào hai loại đó còn có độ một tá người cộng sản, nhất là các dân biểu hạt Seine, bị bắt giam từ 1939 ở Alger và mới được tưởng Giraud trả lại tự do ; 20 đại diện số người khảng chiến ở Đế quốc ; 10 nhân viên tổng hội đồng Algẻrie. Mặc dầu các đại diện thuộc thành phần nào, họ cũng có những nét chung tiêu biểu cho tư cách của Hội Đồng Tư Vấn.

        Điều làm cho họ đồng ý với nhau và xích lại gần nhau là họ bận tâm lo liệu giúp đỡ các đồng chí khảng chiến về vũ khí, tiền bạc và tuyên truyền, dĩ nhiên họ cho là các đồng chí vẫn thiếu thổn về đủ mọi mặt. Ngoài ra, những đồng chí hăng say hoạt động chìm ấy chưa cho biết rõ họ theo ý thức hệ nào, họ chịu đựng đủ mọi hình thức phản bội, họ bị một sổ đông người không biết đến hay bài xích họ ; không những họ chổng đối Đức xâm lăng mà họ còn chống lại bộ máy tư pháp và công an ở Chánh Quốc của những người ngụy xưng là chính phủ Pháp. Sự liên đới nồng nhiệt của những người đã trải qua thống khổ, sự nghi ngờ và thù ghét tất cả cái gì của nhà cầm quyền, cái gì hợp lệ, cái gì chính thức, sau hết là ý muốn cương quyết quét sạch những cảnh ô nhục ấy, đó là tất cả cái gì ám ảnh họ và lúc này đoàn kết họ với nhau để biểu lộ sự đồng ý ẩy.

        Họ còn là những người cùng cảm mến Charles de Gaulle vì ông này đứng lên chống lại chế độ bảo thủ, vì người ta đã lên án tử hình ông, vì tiếng nói xa xôi của ông vọng về xứ sở đã khích lệ người ta bớt cẩn thận và thêm mạo hiểm, người ta nhớ những quả khứ kiêu hùng. Tuy nhiên phần lớn các đại diện không lý hội được việc làm của ông để tái lập nền thống nhất quốc gia, phục hồi chủ quyền và nâng cao uy tín của chính phủ. Không phải là họ không bận tâm đến tương lai tổ quốc. Trái lại, ý tưởng và chương trình của họ rất nhiều. Nhưng, nếu họ đưa ra nhiều công thức để xây dựng lại vũ trụ thì họ lại dè dặt không chịu chấp nhận một quyền chỉ đạo mà không có thì không thể thực hiện được cái gì. Họ mơ tưởng nước Pháp trở lại địa vị đứng đầu các quốc gia nhưng họ lo sợ những biện pháp mạnh để đạt được mục tiêu đó; họ thích vuốt ve ảo tưởng mà Roosevelt hay Churchill sốt sắng mang đến dâng cho họ. Họ không nghĩ rằng sẽ có người khác thay tôi khi nước nhà được giải phóng, họ cho rằng tôi có thể giữ nguyên địa vị lãnh đạo và họ trở thành những con cưng của quốc dân để thực hiện những sự cái cách mơ hồ và tuyệt diệu nào đó, nhưng họ không muốn trao cho tôi những quyền hành cần có để đảm đương mọi việc. Trong khi họ thành tâm hoan hô de Gaulle, họ đã thầm thì với nhau chống lại « quyền cá nhân ».

        Các đại diện đồng ý với nhau về phương diện tình cảm nhưng họ chia rẽ về phương diện tinh thần, họ phân chia thành nhiều khối khác nhau về tư tưởng và lý tưởng. Một số người chỉ là chiến sĩ, họ chỉ biết có chiến đấu. Một số người khác là thi sĩ của hành động, họ khoan khoái vì nét oai hùng và huynh đệ của công cuộc kháng chiến. Trải lại, những người cộng sản sát cảnh với nhau thành một khối đông đặc, họ có thái độ khắc nghiệt khi tiến hành công việc, họ đòi giá cao, họ chỉ chú trọng đến việc tuyên truyền. Sau hết là những «chỉnh khách», họ tin rằng chỉnh nghĩa của chúng tôi là chính nghĩa của nước Pháp và đem hết tâm trí ra phục vu, tuy nhiên họ không ngừng nghĩ đến sự nghiệp của riêng họ, họ vận động đủ mọi cách để đề cao mình theo tiêu chuẩn nghề nghiệp của họ, họ nhìn tương lai dưới cạnh khía những lá phiếu bầu, những chức vụ đảm nhiệm, những quyền hành nắm được vào một ngày nào đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #247 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2019, 10:42:29 pm »


        Trong số những người « cũ » thì họ hãnh diện vì đã làm đầy đủ bốn phận không chút thoái từ, nhưng họ biết rằng chế độ cũ đã làm mất lòng dân cho nên bây giờ họ bước đi rón rén, nói năng nhỏ nhẹ và không có tham vọng gì nữa. Nhưng trong thâm tâm họ, họ vẫn muốn trả về đường cũ lối xưa với một vài sự cái cách nào đó. Những người «mới» thì tỏ ra khắc nghiệt đối với hệ thống ngày trước. Họ muốn có nhiều sự thay đổi. Tuy có những sự dè dặt ấy nhưng họ đều nghiêng về một chế độ mới. Nói chung thì tôi thấy quanh mình tôi những đồng chí can đảm và có nhiều thiện chí, tôi mến trọng mọi người và thân thiết với nhiều người. Nhưng khi thăm dò tâm hồn họ, tôi vẫn phải tự hỏi rằng trong số những người nói đến cách mạng, phải chăng, nói đúng ra, chỉ có tôi là người cách mạng duy nhất.

        Phiên nhóm mở đầu Hội Đồng Tư Vấn khai mạc ngày mùng 3 tháng một 1943. Buổi lễ này cảm động vô cùng. Người dự lễ có cảm tường là mình đến đây nhân danh một khối người đau khổ đang tranh đấu cho chính nghĩa, họ còn có cảm tưởng mình đại diện cho lực lượng hùng hậu của nước Pháp. Sau khi đã gửi lời chào của Ủy Hội Giải Phỏng đến Hội Đồng, thành lập được mặc dầu « gặp nhiều trở ngại phi thường», tôi nói đến những lý do khiến tôi đã có ý định triệu tập hội đồng từ lâu, sau đấy tôi trình bày tại sao tôi yêu cầu sự trợ giúp của Hội đồng và trợ giúp bằng cách nào. Hội Đồng có tư cách để đương nổi vai trò vì Hội Đồng được thành lập nhân danh phong trào kháng chiến, cuộc kháng chiến này là « phản ứng chính yếu của người Pháp và nét thể hiện đơn sơ nhất của ý chí quốc gia».

        Mực đích của Hội Đồng là nâng đỡ chính phủ trong nỗ lực chiến tranh, nỗ lực này « đòi hỏi sự đoàn kết tinh thần cũng như đòi hỏi có các phương tiện vật chất». Hội Đồng sẽ nâng đỡ chính phủ trong vấn đề đối ngoại để nước Pháp trở lại đóng vai trò quốc tế của một nước hùng mạnh, có lợi cho cả mọi người. Hội Đồng giúp ý kiến để chánh phủ lựa chọn những biện pháp cần có khi nước nhà được giải phóng, vì khi chiến tranh chấm dứt nước nhà đã bị tàn phá không còn gì là nhu yếu phẩm dự trữ và nguyên liệu cần thiết; nước Pháp cần phải tái lập quyền hành của nền cộng hòa trong trật tự và danh dự, cần phải thiết lập nền công lý của chính phủ, nền công lý duy nhất có hiệu lực và có thể chấp nhận được; nước Pháp cần phải chấn chỉnh các cơ quan hành chánh, cần phải đưa về nước những thanh niên bị cầm tù và lưu đày. Sau hết Hội Đồng sẽ cùng chính phủ nghiên cứu những công cuộc cái cách lớn lao cần phải thi hành sau ngày chấm dứt chiến tranh. Đó là những điều mà Ủy Hội Giải Phóng trông đợi Hội Đồng đem ra thực hiện. Tôi xác định trước rằng «tôi tin tưởng sẽ có kết quả vì hai mươi thế kỷ lịch sử có thể chứng minh được sự vững tin ở nước Pháp bao giờ cũng hợp lý».

        Hội Đồng bầu ông Felix Gouin làm chủ tịch, sau đó chia ra từng khối : «Kháng chiến chánh quốc», trưởng khối là Ferriere, «Kháng chiến hải ngoại» trưởng khối Bissagnet, «Kháng chiến độc lập », trưởng khối Hauriou, «Dân biểu », trưởng khối Y. Auriol, «Cộng sản » trưởng khối Marty. Hội Đồng đã đưa những vấn đề tôi đề nghị ra thảo luận. Từ phiên họp thứ nhất cho đến ngày đồng minh đổ bộ, Hội Đồng đã nhóm hợp hơn 50 phiên, ngoài ra còn nhóm riêng các ủy ban để làm việc. Các bộ trưởng đều liên lạc với Hội Đồng. Philip giữ nhiệm vụ liên lạc Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia với Hội Đồng, d’Astier ủy viên Nội vụ, Menthon ủy viên Tư Pháp, Massigli ủy viên Ngoại Giao, Mendès-France ủy viên Tài chánh, là những người có tiếng nói ở Hội Đồng nhiều hơn cả.

        Còn về phần tôi thì tôi đến dự khoảng 20 phiên họp. Trong những phiên họp ấy tôi đưa ý kiến bằng những bản thuyết trình tống quát hay góp lời tranh luận. Tôi thường để ý nhiều đến những ý kiến và cảm tưởng xuất hiện từ các cuộc trao đổi ý kiến vì chủ ý của tôi là tìm hiểu những dư luận sâu xa. Bởi thế cho nên tôi cố gắng khuyến khích người ta đưa ra ý kiến dồi dào đế mọi người tự khám phá ra chính mình và phát biểu trung thực ý kiến của riêng mình. Ngoài thực tế thì Hội Đồng tỏ ra tin tưởng và làm việc có lương tâm khiến cho công chúng Pháp và thông tín viên ngoại quốc phải kính phục. Tuy nhiên, những vấn đề được mọi người tranh luận nhiều hơn hết, tất nhiên là những vấn đề làm cho họ bận tâm hơn cả ; đó là việc dùng lực lượng kháng chiến để thanh lọc và thiết lập những cơ quan công quyền sau ngày giải phỏng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #248 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2019, 10:55:28 pm »


        Có những cuộc tranh luận sôi nổi và lâu dài về các biện pháp truy tố các nhân vật Vichy, các biện pháp trừng phạt những công chức đã lạm dụng chỉ thị của cấp trên và đền bù cho những người đã bị đàn áp. Về điểm này các đại biểu đều yêu cầu Ủy Hội hành động cương quyết, mặc dầu phải sửa đổi luật pháp và thủ tục tổ tụng thường dùng. Một vấn đề làm mọi người xúc động không ít là vấn đề nhiều ủy viên quốc gia bị phê phán là nhu nhược. Tuy biết ràng vấn đề  công lý này trước hết là mối bận tâm hàng đầu của Hội Đồng Tư Vấn, nhưng tôi cũng vẫn giữ đúng đường lối hành động đã hoạch định cho mình: giới hạn sự trừng phạt trong phạm vi những người đã đóng một vai trò tích cực trong chính sách Vichy và những người trực tiếp a tòng với địch. Trên các lãnh địa hải ngoại chỉ có một số người rất ít thuộc về trường hợp ấy mà thôi. Nhưng những cuộc tranh luận ở Hội Đồng Tư vấn đã cho tôi biết tâm trạng các đại biếu thế nào, tôi biết trước sẽ gặp nhiều khó khăn khi trở về Chánh Quốc muốn ngăn cản sự báo thù và chỉ để cho pháp luật quyết nghị tội trạng.

        Hội Đồng cẩn trọng và nhiệt thành đưa ra ý kiến về vấn đề  cứu trợ những người kháng chiến ở Pháp, vấn đề liên lạc với họ và việc khai thác ý kiến cùng hoạt động của họ để dùng vào việc tuyên truyền. Hẳn nhiên là những người hoạt động bí mật này không nơi nương dựa thiếu thổn đủ mọi đằng và bị đe dọa thường xuyên, phải có cảm tưởng rằng Luân Đôn và Alger không cố gắng giúp đỡ họ. Bởi vậy cho nên buổi đầu họ nặng lời khiển trách và khảng nghị cách làm việc của các cơ quan chính phủ. Nhưng sau khi đã kiểm điểm lại, họ mới biết số lượng công việc lớn lao đã giải quyết và trở ngại to tát đã gặp phải. Họ cũng phải xét đến hoạt động của các tố chức đồng minh tại đất Pháp, do đó mà xảy ra những điểm bất hòa hay không ăn khớp với nhau, khiến cho chỉnh quyền Pháp không thâu đạt được kết quả mà nỗ lực chiến tranh của người Pháp ở ngoài nước đã mang lại. Nhưng Hội Đồng cũng sợ đụng chạm đến Anh Mỹ như các «chính khách» bị ảm ảnh bởi cái «bản chất thứ hai» ấy, Hội Đồng không chịu đưa ra một kiến nghị quyết liệt như tôi hằng mong muốn.

        Hội Đồng tỏ ra thoải mái và sâu sắc hơn khi bàn đến việc tái lập nền Cộng Hòa ở nước Pháp. Dĩ nhiên, không ai tưởng tượng ra Thống Chế có thể làm cái gì khác hơn là biến mất tăm mất tích đi cho rảnh. Nhưng được cái mọi người đều cho rằng dân tộc Pháp phải được hỏi ý kiến và một quốc hội phải đảm nhiệm vấn đề lập hiến. Còn như quốc hội nào được trao trách nhiệm ấy thì các đại biểu không đồng ý với nhau.

        Các đại biểu cộng sản dùng một thứ ngôn ngữ thận trọng để người ta đoán ra họ dự định những cuộc bầu cử ngoài trời, tốt hơn hết là bằng cách vỗ tay, dưới sự kiểm soát của những tố chức và bộ đội giải phóng. Hẳn là họ dự định, với sự thông thạo của họ, họ có thể lợi dụng hệ thống ấy một cách có lợi lộc cho họ. Những dân biểu và nghị sĩ đã trai đá như các nghị sĩ Marcel Astier, Marc Rucart, Paul Giacobbi, gợi ý rằng nên họp lại Quốc Hội năm 1940. Quốc Hội này, nhân việc giải phỏng, tất nhiên sẽ bãi bỏ quyền hành đã trao cho Pétain, sẽ chấp nhận cho Albert Lebrun từ chức cho có hình thức, sẽ bầu một vị Tổng Thống mới và sẽ bỏ thăm tín nhiệm cho chính phủ của tôi. Song việc, Quốc Hội sẽ giải tán để nhường chỗ cho một Hạ viện và một Thượng viện bầu theo thể thức ngày xưa. Sau hết, nếu có sự thay đổi hiến pháp 1875 thì sẽ áp dụng những điều khoản dự liệu trong hiến pháp ấy. Đó là giả thuyết của những người muốn trở về những định chế Đệ Tam Cộng Hòa vô điều kiện.

        Số người này không nhiều. Theo đa sổ thì « chế độ cũ » đã bị loại bỏ rồi. Nhưng người ta nhận thấy khuyết điểm của nhiều đại biểu không phải là quá mị dân mà là thiếu mị dân. Quyền hành và trách nhiệm không được phân minh làm cho nước Pháp không có một chính phủ mạnh, không có một đường lối chính trị chắc chắn và liên tục, nước Pháp bồng bềnh bị lôi cuốn theo các biến cố ; trước mắt một sổ đông người thì tình trạng ấy phải được cải tổ. Đúng ra, người ta muốn cải tổ cách nào để đi sâu vào một tình trạng trong đó lập pháp chỉ hiện diện cho có mặt mà thôi.

        Để cho một viện nắm trọn qu}ền hành, có đủ tư cách để tấn phong và cung cấp bộ trưởng, bãi bỏ thượng viện để loại trừ một lực lượng thăng bằng quyền hạn, bãi bỏ vị nguyên thủ quốc gia hay ít ra trói chặt tay lại, còn gắt gao hơn hệ thống ngày trước ; đó là quan niệm của một số đông đại biểu. Người ta lớn tiếng mà mong mỏi một Quốc Hội « độc nhất và toàn quyền », một thứ Quốc Ước (1792), tuy không dùng đến máy chém, nhưng cũng không gặp trở ngại nào; người ta còn tính rằng sẽ có ngày phần lớn các chính khách của kháng chiến được nghiễm nhiên vào ngồi trễm trệ trong cái Quốc Hội đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #249 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2019, 08:37:21 pm »


        Khuynh hướng ấy không phải là khuynh hướng của tôi. Tôi nghĩ rằng sự kiện chính yếu cho việc phục hồi nước Pháp, trái lại, là một chế độ hoạt động và có trách nhiệm. Theo tôi thì phải có sự phân quyền thật sự để có một Chính phủ, một quốc hội và một quyền tư pháp. Phải làm sao cho vị nguyên thủ quốc gia có đủ tư cách để đảm nhiệm vai trò trọng tài quốc gia; thể thức bầu cử, chức chưởng và quyền hành phải trả lời vào tư cách của vị nguyên thủ như thế. Phải để cho quốc dân có thể trực tiếp tham dự vào những quyết định chính yếu liên hệ đến vận mệnh của họ bằng đường lối trưng cầu dân ý. Tôi lấy làm lo ngại mà nghĩ đến trạng thái tâm hồn của những người ngày mai gánh vác trách nhiệm chánh phủ mà lại muốn tái tạo một chế độ để cho các chính khách thao túng chứ không để phục vụ quốc gia. Phải chăng từ tình trạng hỗn độn và bất ốn định đã đưa nước Pháp đến bước nguy vong và nền Cộng Hòa đến chỗ thoái bộ, người ta chỉ rút ra được một bài học là đưa nước Pháp đến một tình trạng hỗn độn hơn và bất ổn định hơn?

        Nhưng bây giờ chưa phải là lúc mở một cuộc tranh luận công khai về vấn đề này. Tôi cứ để cho mọi người trình bày lý thuyết của họ và tôi lợi dụng sự thận trọng của một vài người như Dumesnil de Gramont, Vincent Auriol, René Cassin, Louis Vallon, v.v.; tôi đưa Hội Đồng Tư Vấn đến một kết luận dè dặt. Đã được chấp thuận những điều sau đây: trong thời giải phóng, Hội Đồng Tư Vấn di chuyển về Chảnh Quốc và mở rộng cho thích hợp với hoàn cảnh sẽ vẫn hoạt động bên cạnh chính phủ; khi nào lãnh thổ được giải phóng, tù binh và những người lưu đày đã trở về, bấy giờ nước Pháp sẽ lần lượt bầu các hội đồng tỉnh thị, các tổng hội đồng và quốc hội, nhưng thành phần và nhiệm vụ của quốc hội sẽ được quyết định  sau. Ngoài ra quyền bầu cử và ứng cử cũng giành cho cả phụ nữ. Đạo dụ ngày 21 tháng tư 1944 thực hiện cuộc cái cách rộng rãi này sẽ chấm dứt những cuộc tranh luận kéo dài từ 50 năm nay.

        Tuy rằng Hội Đồng Tư Vấn không có quyền nào khác quyền đưa ra ý kiến, trách nhiệm những việc làm hay không làm vẫn về phần tôi gánh hết cho đến ngày quốc dân có thể cho biết ý kiến; đồng minh không thể không đế ý đến những gì đem ra bàn bạc tại nghị trường hay trong hành lang. Nhân viên các phái đoàn của họ và ký giả của họ chăm chỉ lui tới các phiên họp và các hành lang hội trường. Các báo anh Mỹ dành rất nhiều chỗ để đăng tải những cuộc tranh luận ở Alger. Hẳn là họ tiếc rằng cái nghị trường hiện hữu cho có mặt đó không đủ tư cách để lật đổ chính phủ và nuôt chửng 2 ông chủ xiếc đang diễn trò. Ít nhất họ cũng ráng bắt chợt được sự bất đồng ý kiến nào đó.

        Tất cả những quan sát viên ấy đều có mặt khi Hội Đồng đề cập đến tình hình ngoại giao của nước Pháp. Với số phiếu của khối « kháng chiến »: Bissagnet, Cha Carrière, Mayoux..., của khối « chánh khách » : Auriol, Hauriou, Rucart..., của khối cộng: Bonte, Grenier, Mercier..., các đại biểu đều lớn tiếng chấp thuận trên nguyên tác lập trường của tôi đối với địch và đồng minh. Hội Đồng mạnh bạn cho biết rằng, đối với Hội Đồng thì de Gaulle đại diện cho nước Pháp trong thời chiến và chính phủ của ông là chính phủ của nền Cộng Hòa. Với tư cách ấy Ủy Hội Giải Phóng sẽ hợp tác với các Quốc Gia Liên Hiệp và các Quốc Gia Liên Hiệp phải thừa nhận Ủy Hội. Nhật lệnh thể hiện ý kiến của toàn thể Hội Đồng sẽ gây tiếng vang trên khắp các nguồn tin thế giới và mang lại cho chính sách của tôi một hậu thuẫn đáng kể. Về phần tôi, tôi không quên quảng cáo cho tin này vọng đi thật xa.

        Nhưng Hội Đồng chỉ làm được có thế. Người ta không thích đề cập một cách mạnh dạn đến những vấn đề nóng bỏng: Ý, Trung Đông, Phi Châu, những vấn đề lúc này đang làm bận rộn cho chính sách đối ngoại của Ủy Hội, người ta cũng không thích đề cập đến các vấn đề Đức, Đông Âu và Đông Dương, trong một tương lai gần những vấn đề này sẽ đặt ra cho nước Pháp và thế giới. Người ta cũng thận trọng, không chú ý đến ý đồ của đồng minh muốn đè nặng quan điểm chinh trị và hành chánh của họ xuống nước Pháp, họ lợi dụng vai trò chỉ huy quân sự của họ. Còn như vấn đề điều khiển chiến cuộc và phần quyền hành của chính phủ và bộ tham mưu Pháp trong cuộc chiến thì Hội Đồng Tư Vấn đã chăm chủ nghe tôi trình bày với thái độ ngưỡng mộ tôn giáo; tôi trình bày chương trình của tôi vẫn theo đuổi từ 1940, những khó khăn liên tiếp lối đã phải vượt qua. Hội Đồng chấp thuận nguyên tắc về địa vị của nước Pháp trong chiến lược thế giới và phần đóng góp của lực lượng Pháp. Nhưng Hội Đồng không quyết định đưa ra những yêu sách bắt buộc đồng minh phải nghe theo.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM