Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:47:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37393 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #230 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 10:17:27 pm »


        Tuy nhiên, có khi ông bênh vực những lý lẽ nêu ra để chèn ép chúng tôi, tôi có thể khẳng định rằng ông làm mà không tin tưởng. Tôi nhận thấy ông chịu nghe lời can thiệp của tôi để sửa đổi chiến lược của ông mỗi khi tôi hành động để bênh vực quyền lợi quốc gia. Xét cho cùng thì vị tướng soái này cũng cảm thấy sự cảm thông bí hiểm từ hai thế kỷ này vẫn ràng buộc hai dân tộc Mỹ và Pháp trong những lúc bi thảm lớn của thể giới. Không phải vì ông mà nước Mỹ nghe tiếng gọi thống trị hơn tiếng gọi cứu cấp của chúng tôi.

        Dầu sao thì những cuộc vận động mà chính sách của Hoa Thịnh Đốn đã hoạch định cho Eisenhower ngày 19 tháng sáu cũng đem lại những kết quả trái ngược với sự mong muốn của Hoa Thinh Đốn. Ngày 21 Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp đã ghi nhận những điều bắt buộc của Anh - Mỹ, theo lời đề nghị của tôi, Ủy Hội bỏ qua không thi hành mà cũng không trả lời. Nhưng Ủy Hội bất bình vì bị khinh thường cho nên đã gửi giấy yêu cầu Giraud phải tự đặt mình dưới quyền kiềm soát của chính phủ Pháp hay xin từ chức và chấm dứt nhiệm vụ chỉ huy.

        Ngoài ra, nhân việc Giaud lấy cớ bí mật quân sự không muốn để cho một hội nghị 14 bộ trưởng xét định những vấn đề quân sự, Ủy Hội đã quyết định  theo lời đề nghị của tôi thành lập một « ủy Ban Quân Sự» gồm vị tổng chỉ huy và các tham mưu trưởng, tôi làm chủ tịch. Ủy Ban này được chính phủ ủy nhiệm quyền quyết định mọi biện pháp liên hệ đến việc tổ chức, tuyển mộ và phối hợp các lực lượng quân sự, cùng việc phân phối các lực lượng ấy ra khắp các mặt trận và các lãnh thổ Pháp. Còn như việc thi hành thì tạm thời có hai quyền chỉ huy quân sự : Giraud giữ trách nhiệm quân sự ở Bắc Phi, de Gaulle giữ trách nhiệm về các lực lượng khác, gồm cả lực lượng bí mật. Nhưng những quyết định  chính yếu vẫn giành cho Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia, họp khoáng đại hội nghị.

        Món đồ dùng đẽo gọt thô sơ này không làm cho tôi thỏa mãn chút nào. Tôi muốn người ta tiến xa hơn trên con đường của lương tri, thống nhất việc điều khiển chính phủ một lần cho cả mọi lần, xác đinh phân minh quyền hạn của tướng Giraud ; một hay nhiều bộ trưởng giữ việc đôn đốc quân đội và trực tiếp thi hành quyền quân sự ngoài khu vực hành quân ; chỉ có một tổ chức như vậy mới có thể hợp nhất quân lực Pháp ở Bắc Phi với quân lực Pháp Chiến Đấu. Tuy Ủy Hội đã trông thấy mục tiêu phải đạt được nhưng vẫn còn chưa cả quyết để tiến nhanh hơn. Vả chăng lúc ấy tướng Giraud loan báo rằng ông đã nhận được giấy mời của Roosevelt, sang Hoa Thịnh Đốn thảo luận vấn đề chuyển giao vũ khí. Ông khẩn khoản yêu cầu đợi lúc ông trở về sẽ bàn đến cơ cấu của Ủy Hội và vấn đề chỉ huy. Đa số bộ trưởng lựa chọn giải pháp chờ đợi. Đối với tôi, tôi chấp nhận những biện pháp chuyển tiếp nhưng nhất quyết trong một thời gian ngắn đặt các bộ phận trong chánh phủ vào đúng chỗ.

        Giraud ra đi hôm mùng 2 tháng bảy. Cuộc khởi hành này được quyết định giữa chính phủ Mỹ và Giraud, không hỏi ý kiến Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia. Ngoài mục đích thực tiễn võ trang quân đội của chúng ta, Hoa Kỳ còn lợi dụng cuộc viếng thăm này để xác định chỉnh sách của họ đối với nước Pháp và xác định rằng họ thảo luận việc binh bị với một tướng lãnh của chúng ta nhưng không thừa nhận chúng ta có một chính phủ ; họ còn muốn công khai hóa việc nâng đỡ tướng Giraud để đặt ở Bắc Phi; sau hết họ muốn «tạo ra» một Giraud theo quan niệm của người Mỹ. Ô. Churchill cho rằng về vấn đề này cần phải tiếp tay mạnh mẽ với tổng thổng  Roosevelt, ông bèn gửi cho các đại diện nước Anh ở ngoại quốc và các chủ nhiệm báo Anh một « giác thư » trình bày những lời than phiền của Thủ Tướng Anh về tướng de Gaulle . Dĩ nhiên, bức giác thư có khiếm nhã đến đâu cũng được báo chí Mỹ đăng tải.

        Tuy có cố gắng làm ầm ỹ nhưng kết quả không trả lời vào điều người ta mong muốn. Vì Tổng Thống và các bộ trưởng chỉ tiếp đãi Giraud với tư cách một nhân vật quân sự và ông này cũng không đòi hỏi gì hơn, cuộc viếng thăm của ông chỉ được dư luận Mỹ chú ý gọi là. Kỹ thuật võ trang một vài sư đoàn Pháp không làm cho công chúng say mê, họ không có cảm tưởng rằng vị tân khách dễ bảo được nhiều báo chí ca tụng này là người bênh vực nước Pháp. Còn như các giới am hiểu tình thế, họ cho thái độ phục tòng của Giraud là khó thương, họ cũng không ưa Tòa Bạch ốc khai thác sự hiện diện của Giraud đế khoa trương một chỉnh sách mà nhiều người không tán thành.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #231 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 10:18:50 pm »


        Họ có thái độ ấy đối với lời tuyên bố của Giraud với báo chí Hoa Thịnh Đốn, họ biết rằng ông đã chịu đưa bản thảo cho chính phủ Hoa Kỳ xem trước và chịu sửa chữa bản văn trước khi mở cuộc họp báo. Họ cũng có thái độ ấy đối với lời tuyên bố của Roosevelt về cuộc viếng thăm này hôm mùng 10 tháng bảy, Tổng Thống nói : « Đây chỉ là cuộc viếng thăm của một quân nhân Pháp Chiến Đấu cho chính nghĩa của đồng minh vì trong lúc này nước Pháp đã không còn». Họ cũng có thái độ ấy trong bữa tiệc của tòa Bạch ốc khoản đãi, chỉ có các nhân vật quân sự đến dự, người ta cũng không mời đại sứ Pháp Henri Hoppenot, đại diện ủy nhiệm của Ủy Hội Giải Phỏng Quốc Gia. Họ cũng có thái độ như vậy vào dịp khánh tiết ngày 14 tháng bảy, Giraud không nhận được điện văn chúc mừng của chính phủ tiếp đón ông; sáng hôm ẩy ông chỉ lên thăm chiếc tàu Richelieu, buổi quá trưa đến một khách sạn ở Nữu Ước dự buổi tiếp tân của kiều dân Pháp.

        Trên đường về, ông dừng chân ở Gia nã Đại, rồi ở Anh quốc, nhưng ông không thể làm thay đổi cảm tưởng của người Mỹ. Đối với ký giả ở Ottawa, Giraud tuyên bố rằng «mục đích duy nhất của ông là phục hồi quân lực Pháp, còn thì cái gì cũng không đáng kể». Đối với báo chí Anh, người ta đã chứng kiến nỗ lực của Pháp tự do để bênh vực chính nghĩa quốc gia từ ba năm nay, ông tuyên bố : « Không ai có quyền nhân danh nước Pháp mà lên tiếng ! » Nói tóm lại, tại các nước đồng minh, những người có trách nhiệm hay không trách nhiệm đã thấy mặt Giraud và nghe ông tuyên bố, đều có cảm tưởng rằng, tuy cá nhân và sự nghiệp của ông đáng kính trọng, nhưng ông không phải là người có đủ tư cách để lãnh đạo quốc gia trong thời chiến. Người ta đi đến kết luận ông chỉ có thể đóng một vai trò phụ thuộc trong công cuộc phục hồi nước Pháp.

        Trong khi ấy thì ở Alger, chính phủ thoát được tình trạng lưỡng đầu, cho nên đã có phần vững chắc, Ủy Hội phải đổi phó với rất nhiều vấn đề : sự hợp nhất Đế Quốc, nhu cầu vật chất và tinh thần của nỗ lực chiến tranh, sự giao thiệp với nước ngoài, sự liên lạc với kháng chiến chánh quốc, việc chuẩn bị mọi việc phải làm khi nước Pháp được giải phóng. Mỗi tuần lễ, chúng tôi hội họp hai phiên. Các vấn đề thảo luận thật là gai góc ; mỗi bộ trưởng đều trình bày, một mặt là những khó khăn nan giải, mặt khác là sự thiếu thốn phương tiện. Ít ra chúng tôi cũng cố gắng chuẩn bị kỹ càng các đề tài tranh nghị để đạt được cái gì thiết thực. Vả chăng việc trọng tài của tôi không đến nỗi khó khăn, vì tuy ý kiến khác nhau nhưng nội trong chính phủ không có sự di biệt sâu xa về một vấn đề nào. Cần phải nói rằng không có quốc hội, đảng phái và bầu cử, các nhân viên trong Ủy Hội không phải dùng đến mưu chước chính trị. Công việc đôn đốc của tôi khá dễ dàng.

        Nhất là về phương diện kỹ thuật, tôi có những phụ tá đắc lực. Từ ngày mồng 10 tháng sáu chúng tôi đã thành lập cho chánh phủ một ban « tống thư ký » đặt dưới quyền điều khiển của Louis Joxe, Raymond Offroy và Edgar Faure làm phụ tá. Joxe có nhiệm vụ liên lạc các bộ trưởng với nhau và với tôi, thành lập các hồ sơ để đưa ra thảo luận theo chương trình ngịi sự. Ông ghi nhận những quyết nghị, cho công bổ dụ và sắc lệnh, theo dõi việc thi hành. Ông là một mẫu người có lương tâm nghề nghiệp, kín đáo như một nấm mồ, trong ba năm trường ông dự hết các phiên họp của Hội Đồng với tư cách một chứng nhân câm lặng và cần mẫn. Ban « tổng thư ký » khánh thành ở Alger sau này trở thành công cụ làm việc tập thể của chính phủ.

        Đến tháng bảy, « Ủy Ban Tư Pháp » ra đời, đứng đầu là ông René Cassin ; với sự phụ tá của các ông Francois Marion, Lebahar, V.V., ông đóng vai trò thường trao cho Hội Đồng Tham Chính để cho ý kiến về hình thức các bản văn. Người ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của Ủy Ban này khi biết rằng Chỉnh Phủ ở Alger phải san định luật pháp cho thích hợp với tình trạng chiến tranh và chuẩn bị những biện pháp lập pháp, tư pháp và hành chánh để thi hành tại Pháp sau ngày giải phóng. Mặt khác, một « Ủy Ban Tố Tụng » do Pierre Tissier làm chủ tịch cũng được thành lập trong khi chưa có Hội Đồng Tham Chính, Ủy Ban này đưa ra những quyết nghị tạm thời để trừng phạt hay tịch thu gia sản những người đã lạm dụng quyền hành của chế độ Vichy khi điều khiển các cơ quan công quyền. Sau hết là « Ủy Ban Quân Sự », giao cho một viên thư ký : đại tá Billotte, Ủy Ban này làm việc dưới quyền điều khiển trực tiếp của tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #232 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2019, 11:15:30 pm »


        Suốt trong tháng bảy, các cơ quan công quyền và tư quyền, các bộ tham mưu và dư luận quần chúng đều nhận thấy những người điều khiển các bộ theo thông lệ phân quyền trong chính phủ, đều trở thành bộ trưởng có quyền hành và trách nhiệm tương đương với chức vụ ; cách làm việc tùy hửng của hệ thống Alger từ ngày chấm dứt chế độ Vichy ở Bắc Phi đã được thay thế bằng hoạt động của một cơ quan có thẩm quyền và có chỉ đạo ; bây giờ đã có một nền hành chánh trung ương thay thế cho liên hang giả hiệu : Algẻrie, Tunisie, Maroc, Tây Phi. Liên bang này được thành lập vì ý muốn cá nhân trong khi không có một công quyền có tính cách quốc gia ; nói tóm lại, công quyền có đầu não, có đường lối và hoạt động có trật tự. Ảnh hưởng tốt đẹp đến nỗi trong các giới chỉ huy mọi người đều chấp nhận thái độ hướng về tôi cũng như trường hợp quân chúng Pháp.

        Nỏi tóm lại, trong việc làm, trong tâm tưởng mọi người đã xuất hiện ý thức về Chánh Phủ, ý thức ấy càng nổi bật khi chính phủ không còn là một tổ chức ẩn danh. Khi mà Vichy không còn đem lại cho người ta ảo tưởng gì nữa, người ta tự động hứng cả hứng khởi, thuận tình hay tham vọng về de Gaulle. Tại Bắc Phi sự chuyển hướng ấy bị trì trệ vì cơ cấu chủng tộc và ý thức chỉnh trị của dân chúng, vì thái độ của nhà cầm quyền và áp lực của đồng minh. Nhưng sự tiến triền này không thể cưỡng lại được. Luồng sóng ngầm sâu ý chí và tâm tình dẫn dắt bởi ý thức cứu nguy dân tộc làm cho người thừa nhận chiều hướng ấy rất chính đáng ; xưa nay nước Pháp trong bước nguy vong vẫn nhận biết cái gì là chánh đáng mặc dầu các nhà đương cuộc đưa ra những công thức «hợp pháp». Đây là một đòi hỏi đơn sơ, tôi cảm thấy mình tượng trưng cho một công cụ để nêu lên và phục vụ sự đòi hỏi chính đáng của dân tộc. Dĩ nhiên, những ngày khánh tiết sẽ chứng minh điều ấy cho mọi người biết. Quần chúng hăng say tham dự cuộc lễ, các đoàn thể bày tỏ lòng tôn kính, các nghi lễ chánh thức tổ chức một cách ý nghĩa, tất cả đều nhắm vào tôi làm trung tâm đế biểu lộ mối thâm cảm của dân chúng. Sự quyết định của quốc gia mạnh mẽ hơn bất cứ một hình thức pháp lý nào, đã công nhiên ủy nhiệm cho tôi đại diện và lãnh đạo chính phủ.

        Ngày 26 tháng sáu tôi sang Tunisie. Tôi nhận thấy ở đây quyền Phụ Chính bị lung lay vì cuộc xâm lăng, Vichy đã ngả theo lực lượng Trục, nhiều phần tử quốc gia bản xứ đụng độ với người Đức và người Ý. Sự tồn hại vật chất rất quan trọng. Phản ứng chính trị cũng vậy. Trước khi tôi đến Alger, vị «Tổng chỉ huy dân sự và quân sự» đã truất ngôi vua Moncef ; trong thời kỳ chiếm đóng, thái độ của nhà vua ngang ngạnh vì có cam kết ràng buộc với nước Pháp. Nhiều nhân vật trong hai tổ chức « Destour » bị tống giam. Tại miền thôn quê người ta phải trừng phạt nhiều vụ cướp của giết người. Đây là những kẻ du thủ du thực hay những người cực đoan sát hại thực dân Pháp, địch dung túng họ hay có khi còn lợi dụng họ.

        Vị thống sứ Mast phải ra công lập lại an ninh trật tự. Ông  làm việc một cách thông minh, giới "hạn số người trừng phạt, cố gắng tiếp xúc với hai bên kình chống nhau để giải hòa và giảm bớt sự báo thù. Tôi cố gắng giúp ông. Tôi tiếp xúc với các nhà cầm quyền, các phái đoàn, các nhân sĩ Pháp và Tunisie, tôi nói cho họ biết tình thế này nên có sự khoan hồng. Người dân bản xứ có lỗi thật nhưng muốn phán xét họ thì phải nghĩ đến những trường hợp như Vichy gây ra vụ «Phalange africaine», (đốt ngón tay Phi Châu), họ lập ra một đội lính theo địch để đánh lại chúng ta. Tôi tuyên bố rằng lúc này không có gì cần thiết hơn thắt chặt sự đoàn kết Pháp — Tunisie, khởi sự bằng cách tái lập mọi sinh hoạt ở Tunisie. Cần phải nói rằng từ ngày ấy chưa bao giờ chính phũ tôi gặp phải trở ngại quan trọng ở Tunisie. Trải lại, khối dân tộc cao thượng này lại một lần nữa cộng tác với nước Pháp trong nỗ lực chiến tranh, tuyển mộ quân nhân giá trị xung vào các bộ đội Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #233 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2019, 12:22:39 am »


        Tôi đến thăm vua Sidi-Lamine, người được nối ngôi sau khi truất ngôi vua Moncef. Nhà vua tiếp đón tôi ở Carthage, trong số các bộ trưởng có ông Baccouche. Mặc dầu dư luận xôn xao khi vua trước ra đi, vua mới cũng làm tròn nhiệm vụ một cách giản dị và trong danh dự. Tôi phải xúc động vì thấy nhà vua là người có tuổi, lịch lãm và cả quyết, tận tâm phục vụ xứ sở. Tôi cũng có thể tin rằng nhà vua cho tôi là người tiêu biểu cho một nước Pháp quả quyết và độ lượng, Tunisie vẫn hằng mong tưởng và cũng có khi trông thấy thật sự. Từ đấy tôi có lòng ái mộ và thân hữu với Sidi-Lamine, tình thân hữu ấy không bao giờ phai mờ.

        Chủ nhật 27 tháng sáu, tôi đến dự buổi diễn binh và vào lễ nhà thờ, giữa sự hoan hô của công chúng, sau đấy tôi trả về sân Gambetta. Tôi ngỏ lời với một sổ người Pháp và người Tunisie đông đảo, tôi nói đến nước Pháp và việc khảng địch cho đến cùng bằng mọi phương tiện có trong tay cho đến khi địch ngã gục, tôi nhân danh nước Pháp gởi lời chào các đồng minh và tỏ lòng hiểu biết trung thực với đồng minh miễn là đồng minh cũng đối xử với chúng tôi một cách tương xứng. Sau đấy tôi tuyên bố rằng tôi kêu gọi mọi người giúp sức cho đến khi hết chiến cuộc nhưng không hề có ngưỡng vọng gì về sau ; tôi vận động cho cuộc chiến thắng và cuộc giải phóng, kết quả sẽ là chiến thắng và giải phóng, sự nghiệp hoàn thành, de Gaulle sẽ không tranh giành một địa vị nào cả.

        Tôi nói: « Đối với nước Pháp, đối với người mẹ Pháp, chúng tôi chỉ có một điều để nói, không có cái gì quan trọng đối với tôi ngoại trừ việc phục vụ nước Pháp. Chúng tôi có nhiệm vụ giải phóng nước Pháp, diệt quân thù và trừng phạt những kẻ phản bội, chúng tôi sẽ lưu lại những người bạn của nước Pháp, chúng tôi sẽ tháo gỡ băng bịt. miệng và xích cùm chân để nước Pháp gióng lên tiếng nói của mình và tiến theo vận mệnh của minh. Chúng tôi không đòi hỏi gì ngoài việc nước Pháp mở vòng tay người mẹ đón tiếp chúng tôi ngày nào được giải phóng để chúng tôi rơi hạt lệ vì sung sướng, cho đến ngày hai tay buông xuôi, chúng tôi chỉ mong được an nghỉ dưới thánh địa tốt lành của nước Pháp. »

        Ngày 14 tháng bảy, quang cảnh Alger, thủ đô của Đế Quốc và Chánh Quốc Pháp Chiến Đấu, biểu lộ sự phục hưng chính phủ và sự phục hồi nền thống nhẩt. Cuộc duyệt binh theo thường lệ có tính cách một sự hồi sinh. Khi đứng chào đội binh diễn hành, tôi nhìn thấy ý muốn nồng nhiệt tham dự những trận đánh sắp tới như những ngọn lửa hừng hực tạt vào mặt tôi. Ngọn gió tin tưởng thổi qua quân đội và dân chúng chứng tỏ tâm hồn mọi người đã đồng tâm nhất chí với nhau ; thất vọng và đau khổ những ngày qua đã làm nao núng, nhưng ngày này mọi người đã trở lại với niềm hy vọng. Sau đấy, tôi nói chuyện với một số quần chúng đông đảo ở một hội trường, tôi cũng có cảm tưởng ấy.

        Tôi tuyên bố : «Như vậy là sau ba năm thử thách đau thương, dân tộc Pháp lại xuất hiện. Họ xuất hiện từng khối lớn, sát cánh với nhau và đầy hứng khởi, dưới lả quốc kỳ, như lần này họ xuất hiện trong sự đoàn kết. Sự đoàn kết được minh chứng tại thủ đô Đế quốc ngày nay, ngày mai tất cả các đô thị và làng mạc thoát ách nô lệ của quân xâm lăng sẽ đem lại những minh chứng mới». Căn cứ vào sự nhận xét này, tôi nhấn mạnh để các nước đồng minh nghe rõ rằng họ đã có những dự tính phi lý dùng lực lượng binh bị của nước Pháp mà không biết đến nước Pháp. Tôi nói : «Trên thế giới có một số người lầm tưởng rằng có thể kể đến tác dụng của quân đội mà không cần đếm xỉa đến ý chí và tình cảm của các tầng lớp dân chúng của chúng ta. Họ tưởng rằng binh lính, thủy thủ và phi công của chúng ta khác hẳn binh lính, thủy thủ và phi công của thế giới, người của chúng ta ra trận mà không cần biết lý do khiến cho họ đương đầu với cái chết. Tóm lại, những lý thuyết gia thực tế giả hiệu này tưởng rằng đối với người Pháp và chỉ có người Pháp thôi, nỗ lực chiến tranh của quốc gia có thể huy động được mà không cần đếm xỉa đến chính trị và đạo đức của quốc gia. Chúng tôi tuyên bố với các lý thuyết gia ấy rằng họ không biết đến thực tại. Công dân Pháp chiến đấu chống quân thù bất cứ ở đâu từ bốn năm nay hay từ tám tháng nay, chỉ chiến đấu vì nghe tiếng gọi của nước Pháp, để đạt những mục tiêu của nước Pháp và những đòi hỏi của nước Pháp. Bất cử hệ thống nào xây dựng trên những căn bản khác với những căn bản ấy đều phiêu lưu và bất lực. Nhưng nước Pháp đem cả đời sống, uy danh và tự do của mình ra chơi ván bài quan trọng này, không thể phiêu lưu và bất lực».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #234 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2019, 11:06:55 pm »


        Ngày mai nước Pháp thắng trận, quốc gia được giải phóng sẽ cần đến một mục tiêu để hăng say và cố gắng. Bởi vậy cho nên sau khi đã đề cao hoạt động và hy sinh của mặt trận kháng chiến, tôi nhắc đến ngọn lửa thiêng tái sinh đang phấn khích mọi người lên đường chinh chiến. «Nước Pháp không phải là một nàng công chúa ngủ trong rừng để cho một ông hoàng giải phóng đến đảnh thức dậy một cách ngon lành. Nước Pháp là một cô gái bị bắt cóc và tra tấn, dưới ngọn roi của địch và trong ngục thất, cô gái đã ước lượng sự đau khổ của mình và tội ác nhớp nhúa của kẻ hà hiếp.

        Nước Pháp đã lựa chọn từ trước một con đường mới! » Tôi nói rõ những mục tiêu mà quân giải phóng phải đạt được ở trong nước cũng như ở ngoài nước sau ngày chiến thắng. Tôi chấm dứt bằng lời khích lệ quốc dân kiêu hùng. « Hỡi người Pháp ! Từ một trăm năm mươi năm nay tổ quốc vẫn trường tồn trong lúc suy vong cũng như trong hồi thịnh trị. Cuộc thử thách ngày nay chưa đến lúc chấm dứt. Nhưng chúng ta đã thấy phác họa màn cuối của tấm thảm kịch ô nhục nhất trong lịch sử của chúng ta. Chúng ta hãy ngẩng đầu lên ! Chúng ta hãy xiết chặt vòng tay trong tình huynh đệ và cùng nhau tiến bước, hướng về vận hội mới trong đấu tranh và chiến thắng.»

        Đám quần chúng đông đảo nghe lời phủ dụ của tôi đều xúc động mạnh mẽ, sự kiện ấy đập tan những âm mưu của một số người đã chống đối từ lâu. Đã hiển nhiên là những hệ thống giả tạo thành lập ở Alger để đánh lừa quần chúng và chiều lòng người ngoài, đều sụp đổ vô phương cứu chữa, tuy còn nhiều thể thức phải kiện toàn, nhưng tôi biết rằng de Gaulle đã thắng cuộc. Trên khán đài, Ô. Murphy để lộ rõ vẻ xúc động và đến khen tặng tôi, Ông nói : « Sao mà nhiều người thế ! » Tôi trả lời : « Đây chỉ là 10 phần 100 số người theo de Gaulle ở Alger. »

        Đến lượt Maroc cững có một quang cảnh tương tự. Ngày mùng 6 tháng tám tôi đến Rabat. Đã từ lâu, những người để lộ ý muốn ủng hộ Pháp Tự Do bị trừng phạt nặng nề và bị nhục mạ, nhiều người khác âm thầm giữ yên lặng. Bây giờ dân chúng, nhà cầm quyền, nhân sĩ đều hoan hô tôi giữa ánh nắng chói chang. Đại sứ Puaux, nhiệm chức thống sứ, trình bày cho tôi biết tình hình. Phải làm ngay cái gì cho Maroc sống vì xứ này bị cắt đứt mọi liên lạc và đang có nạn đói kém. Còn về tương lai thì ông đã thấy phác họa những vấn đề đặt ra vì sự tiến triền về phương diện chính trị của xứ bảo hộ này. Tuy nhiên, ông biết chắc rằng Maroc sẽ giữ liên lạc thân thiết với nước Pháp và sẽ lãnh phần lớn nỗ lực của Đế quốc Pháp để giải phóng nước Pháp.

        Theo nghi lễ chánh thức, tôi tiếp xúc riêng với vua Mohamed-Ben-Youssef. Nhà vua còn trẻ tuổi, người cao ngạo và có ý kiến riêng của mình, ngài không giấu giếm ngưỡng vọng chỉ đạo quốc dân trên đường tiến hóa và một ngày kia, tiến tới độc lập. Thái độ nhà vua lúc bồng bột, lúc thận trọng, nhưng bao giờ cũng khôn ngoan, ngài sẵn sàng thỏa hiệp với người nào giúp ngài thực hiện ngưỡng vọng đó, nhưng ngài cũng có thể cương quyết chống lại người nào cản trở ngài. Nhưng ngài khen ngợi nước Pháp, tin tưởng nước Pháp sẽ phục hồi và không cho rằng Maroc không cần đến nước Pháp. Tuy ngài có nghe lời đề nghị của nước Đức trong thời kỳ Đức thắng trận, của Roosevelt tại hội nghị Aufa, nhưng ngài vẫn tỏ ra trung thành với chúng ta. Người ta phải công nhận rằng Noguès đã có ảnh hưởng mạnh đến thái độ của quốc vương.

        Tôi cho rằng cần phải chấp nhận quốc vương Mohamed- Ben-Youssef đúng như cá tính của ngài, nghĩa là một người nhất quyết muốn lởn mạnh ; tôi cũng cần để lộ cho ngài thấy rõ cá nhân tôi, nghĩa là vị nguyên thủ một nước Pháp có chủ quyền nhưng sẵn lòng giúp đỡ nhiều những người cộng tác với tôi. Sự thành công của quân Pháp Chiến Đấu tạo cho tôi nhiều uy tín, tôi dựa vào uy tín ấy để gây tình thân hữu riêng với nhà vua. Đồng thời, chúng tôi cũng cam kết hiệp lực để hành động chung ; chúng tôi không bao giờ vi phạm lời cam kết ấy nếu tôi còn là người nhân danh nước Pháp đế tiếp xúc với nhà vua.

        Ngày chủ nhật mùng 8 tháng tám, tôi đến Casablanca. Cờ xí và biếu ngữ che kín cả tường nhà. Sáu tháng trước đây tôi phải đến một cách bỉ mật, trú ngụ ở vùng ngoại ô, có dây kẽm gai và các đồn lính Mỹ vây kín. Ngày nay sự hiện diện của tôi tiêu biểu cho uy quyền của nước Pháp. Sau khi duyệt binh, tôi ngỏ lời với một số người đông đảo tụ hội tại công trường Lyautey. Tôi dùng giọng nói cả quyết và điềm đạm. Nước Pháp sẽ có mặt trong lúc chiến thắng nhờ sự thống nhất nước Pháp và Đế Quốc Pháp. Tôi lấy xứ Maroc làm thí dụ : Maroc nói lên nhiệt tâm, tin tưởng và hy vọng của mình bằng tiếng nói lớn của Casablanca ». Buổi chiều, tôi đến thăm Meknès. Ngày mùng 9 được giành cho cuộc viếng thăm Fez. Tôi đi khắp nơi thành phố Ả Rập này giữa tiếng kèn trổng vang lừng và giữa rừng cờ, biển ; đây là những cuộc biểu tình rất hy hữu đối với một thành phổ hung dữ như thành phố này. Sau hết, ngày mùng 10, trong vùng Ifrane, tôi được người Berbères và các tù trưởng của họ tiếp đãi thân mật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #235 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2019, 09:27:24 pm »


        Giữa lúc đánh tan được mọi sự nghi ngờ ở Tunisie, Algérie và Maroc, quần đảo Antilles thuộc Pháp cũng mạnh dạn trở về tập kết. Tự họ muốn tập kết chứ không phải vì đồng minh đã nhúng tay.

        Từ năm 1940, đô đốc Robert, cao ủy Antilles, vẫn đặt thuộc địa dưới quyền kiềm soát của Thống Chế Pétain. Ở đây còn hai chiếc tuần dương hạm Emile - Bertin và Jeanne d'Arc, hàng không mẫu hạm Béarn, các tuần dương hạm nhỏ Bartleur, Quercy, Estérel, các tầu chở dầu : Var và Mekong. Ở đây cũng còn một số quân sĩ quan trọng, đô đốc Robert áp dụng một chế độ nghiêm ngặt, nhận tiếp viện của Hoa Kỳ với điều kiện đứng trung lập. Nhưng tình thế biến chuyền, dân chúng và giới quân nhân biếu lộ ý muốn theo phe chiến đấu chống kẻ thù.

        Từ mùa xuân 1941, tôi đã gửi Jean Massip bí danh đại tá Perrel, đến Martinique và Guadeloupe với sứ mệnh gây ảnh hưởng của Pháp Tự Do và đưa những người tình nguyện trốn khỏi đảo về với lực lượng Pháp Chiến Đấu. Massip gặp nhiều trở ngại nhưng vẫn cố gắng làm mọi việc có thể làm được, ông hoạt động từ những lãnh địa Anh Sainte-Lucie, Dominique, Trinidad ; nhờ sự trợ giúp của những người Pháp như Joseph Salvatori và Adigard des Gautries, ông đã liên lạc được với những yếu tố kháng chiến ở Fort để France và Basse-Terre và đưa ra mặt trận hơn 2.000 người đầu quân. Vào đầu năm 1943, tất cả đều báo trước sẽ có một phong trào mạnh mẽ lôi cuốn lãnh thổ và lực lượng Pháp tại Mỹ Châu về phe giải phóng của de Gaulle.

        Đến tháng ba, xứ Guyane loại bỏ ảnh hưởng Vichy. Ý định này đã có từ lâu. Từ tháng mười 1940, đã có lần tôi thấy một toán 200 người đến Phi Châu tự do, toán người này ở bờ sông Maroni, người chỉ huy là Thiếu tá Chardon. Đến sau lại thành lập một « Ủy Ban Tập Kết», chủ tịch là Ô. Sophie, đô trưởng Cayenne. Ngày 16 tháng ba 1943, dân chúng tụ tập tại công trường Palmistes, lớn tiếng buộc thống đốc phải từ chức, diễn hành qua các phổ với biểu ngữ Croix de Lorraine và hoan hô de Gaulle. Trông thấy dân chúng làm rầm rộ, vị thống đốc phải rút lui. Sophie bèn gửi điện tín cho tôi, báo tin sự tập kết và yêu cầu gởi đến Cayenne một người khác cầm quyền thuộc địa này. Nhưng theo lời hối thúc của lãnh sự Hoa KỲ ông cũng gửi một điện văn như thế cho tướng Giraud. Lúc ấy Ủy Ban ở Luân Đôn và tổ chức Alger chưa hợp nhất với nhau. Người Mỹ nắm giữ quyền thông thương của Guyane với nước ngoài bèn thu xếp để thống đốc Rapenne của Giraud phái sang, tức tốc đến Cayenne nhậm chức, trong khi ấy thống đốc Bertaut của tôi phái đi chưa có phương tiện đến nơi. Sau đấy đồng minh lợi dụng địa vị của họ là những người bảo lãnh việc tiếp tế xứ Guyane, họ ép buộc dân chúng ở đây phải chấp nhận một vi thống đốc thực ra là người danh dự nhưng không trả lời vào sự yêu cầu của dân chúng. Tất nhiên, hai tháng sau, ủy hội Giải Phóng được thành lập ở Alger, chúng tôi có thể điều chỉnh một tình trạng có vẻ lừa phỉnh.

        Đến tháng 6, đảo Martinique cũng có những hành động quyết định. Từ nhiều tháng nay, đô đốc Robert đã nhận được nhiều kiến nghị yêu cầu để cho lãnh địa Pháp này được quyền làm phận sự đối với nước Pháp. Chỉnh tôi cũng có dịp gửi bác sĩ Le Dantec đến đây vào tháng tư 1943 đề nghị với đô đốc một lối thoát thỏa đáng, rồi đến tháng năm lại đề nghị với Giraud gửi cho ông một bức thư có chữ ký của Giraud và tôi mời ông về tham dự cuộc chiến với chúng tôi. Nhưng không nhận được thư trả lời của ông. Trái lại, ông tăng gia những hoạt động trừng phạt và đe dọa người kháng chiến.

        Nhưng « Ủy Ban Kháng Chiến » đã ra mắt công chúng giữa bạch nhật thanh thiên với lãnh tụ Victor Sévère, đô trưởng -  dân biểu Fort de France, các ông Emmanuel Rimbaud, Léontel Calvert, v.v. Ngày 28 tháng sáu, kỷ niệm ngày phổ biến lời hiệu triệu 1940, ủy ban này đến đặt vòng Croix de Lorraine trước đài chiến sĩ trận vong. Một cuộc mít tinh lớn được tổ chức ngày 24 tháng sáu. Năm ngày sau, thiếu tả Tourtet và đại đội của ông xin gia nhập phong trào. Làn sóng sôi động lan tràn tới hải quân, đô đốc Robert đành phải nhượng bộ. Ngày 30 tháng sáu, ông công bố một bản tuyên ngôn cho biết ông đã « yêu cầu Chính Phủ Hoa Kỳ gửi sang một toàn quyền đại diện để ấn định thể thức thay đổi nhà cầm quyền Pháp, sau đấy ông xin từ chức. » Bản tuyên ngôn làm dịu bớt tình thế tuy rằng người ta không chấp nhận sự kiện cần phải có mặt người Mỹ mới giải quyết được vấn đề quốc gia. Hai ngày sau, một phái đoàn từ đảo Martinique được gửi sang Dominique báo tin cho Jean Massip biết thuộc địa này đã trở về tập kết và yêu cầu tướng de Gaulle gửi sang một đại diện có đầy đủ quyền hành.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #236 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2019, 10:35:37 pm »


        Tại Guadeloupe, tình hình cũng biến chuyển một cách tương tự. Đã từ lâu, dân chúng hướng nguyện vọng và hy vọng về Pháp Tự Do. Các ông Valentino, chủ tịch ủy ban thừa hành của đại hội đồng, Méloư, Gẻrard và nhiều nhân sĩ khác, đã thành lập « Ủy Ban Kháng Chiến ». Valentino bị bắt giam tại Guyane, sau khi đảo này được giải phóng ông bí mật trở về Guadeloupe. Ngày mùng 2 tháng năm 1943, một cuộc mít tinh ủng hộ Pháp Chiến Đấu được tổ chức tại Basse- Terre, nhà cầm quyền cho xả súng bắn vào dân chúng, bắt buộc phải giải tán. Ngày mùng 4 tháng sáu, Valentino cùng các đồng chí định cướp chính quyền nhưng không đạt được mục đích, sau ông tiếp xúc được với Jean Massip. Đến cuối tháng ẩy, đô đốc Robert xin từ chức ở Martinique, việc này cũng giải quyết luôn vấn đề Guadeloupe.

        Ngày mùng 3 tháng bảy, Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia nghe bảo cáo những biến chuyển này, ủy nhiệm đại sứ Henri Hoppenot ở Hoa Thịnh Đốn sang làm « đại lý đặc nhiệm tại Antilles ». Ông này đến Fort để France ngày 14 tháng bảy, theo ông có các sĩ quan cao cấp thủy lục không quân. Giữa một biển cờ Croix de Lorraine, giữa tiếng hoan hô « de Gaulle muôn năm !» mạnh như vũ bão, ông được Severe, ủy ban kháng chiến và dân chúng tiếp đón niềm nở. Hoppenot và phái đoàn của ông bắt tay ngay vào việc. Ông dùng tài khéo léo và tinh cương nghị để định rõ địa vị của từng người. Đô đốc Robert đến PortơRico để trở về Vichy. Thống đốc Ponton từ Trung Phi sang được bổ nhiệm thống đốc Martinique. Tổng thư kỹ Poưier, rồi sau đến thống đốc Bertaut, được ủy nhiệm sang Guadeloupe. Vàng của Ngân Hàng Quốc Gia Pháp để ở Fort để France, giờ được đặt dưới quyền kiểm soát của Alger. Hạm đội được đưa sang Hoa Kỳ và sau khi sửa chữa sẽ trở về Bắc Phi. Các bộ đội được xung vào quân đội giải phóng Đặc Biệt là Đại Đội Antilles dưới quyền chỉ huy của trung tá Tourtet, đại đội này lập được nhiều công trạng trong trận đánh Royan, chỉ huy trưởng bị địch hạ sát.

        Cuộc tập kết của quần đảo Antilles hoàn thành một kế hoạch quốc gia lởn đã phát họa từ ngày xảy ra việc suy sụp chính phủ chót của đệ Tam Cộng Hòa ; Pháp Tự Do đã lựa chọn để thực hiện ngay từ sau ngày « đình chiến » và từ đấy vẫn theo đuổi với bất cứ giá nào, nhưng chánh phủ Vichy, có theo ý địch hay không, vẫn tìm cách phản đổi. Ngoại trừ Đông Dương còn trong tay người Nhật, tất cả các lãnh thổ của Đế Quốc bây giờ đều trở lại tham chiến để giải phóng nước Pháp.

        Còn như các lực lượng Pháp ở hải ngoại thì tất cả đều trở về tập kết. Hạm đội Alexandrie bị trung lập hóa từ 1940, đến tháng sáu 1943 có quyết định của hạm đội trưởng đặt dưới quyền chỉ huy của chánh phủ. Đến tháng tám, đô Đốc Godfroy đưa từ Hồng Hải, le Cap và Dakar vào các hải cảng Bắc Phi, thiết giáp hạm Lorraine, các tuần dương hạm Duguay- Trouin, Duquesne, Suffren, Tourville, các khu trực hạm Basque, Forbin, Fortune và chiếc tiềm thủy đĩnh Protée. Những chiến hạm đẹp đẽ này cũng như các chiến hạm từ Antilles gửi sang đều được đưa ra mặt trận. Một lực lượng tiếp viện quan trọng như thế, thêm vào, còn có các tầu trong các hải cảng Phi Châu, các tầu mang đoàn kỳ Croix de Lorraine. Đội chiến hạm này cho phép tái lập một lực lượng hải quân quan trọng của nước Pháp trên các mặt biển, con đường mang lại chiến thắng cho Âu Châu.

        Các biến chuyện diễn ra theo một nhịp điệu âm thầm làm cho sự phục hồi quân lực Pháp ăn khớp với sự suy xụp quân lực địch. Nước Ý, trở thành « người mẹ buồn rầu của một đế quốc chết », theo cách nói của Byron, và sắp sửa bị chiếm đóng, bèn đoạn tuyệt với Đức Quốc. Nhưng đối với Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp thì việc trở cờ của nước Ý làm cho Ủy Hội được củng cố với tư cách một chính phủ. Đồng thời, đồng minh cũng buộc lòng phải công nhận rằng không thế giải quyết vấn đề nước Ý mà không có Pháp tham dự. Vả chăng, họ phải đương đầu với cuộc giao tranh ác liệt trên bán đảo, rồi họ sẽ cần đến sự trợ giúp của bộ đội và hải quân Pháp. Họ sẽ giành phần lớn hơn cho chúng ta trong các lãnh vực ngoại giao và chiến trường. Đã cần đến nước Pháp thì dù muốn dù không họ cũng phải điều đình với nhà cầm quyền Pháp.

        Ngày mùng 10 tháng bảy, một đạo quân Anh và một đạo quân Mỹ dưới quyền tư lệnh của tướng Alexander, đổ bộ lên đảo Sicile. Người ta không mời chúng tôi tham dự vào cuộc hành quân. Lý do đưa ra là các đơn vị của chúng tôi chưa đủ võ trang. Quả vậy, chúng tôi mới nhận được một số ít quân trang của Mỹ. Thực ra Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn dự tính nước Ý sẽ xụp đổ cho nên không muốn cho chúng tôi tham dự vào trận chiến quyết định và hòa ước ký sau đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #237 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2019, 11:23:48 pm »


        Tại Sicile, đồng minh gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân Đức kéo đến bảo vệ hòn đảo. Nhưng sau 6 tuần lễ giao tranh ác liệt, lực lượng Anh - Mỹ đã thắng thế. Đồng thời, người ta được tin Đại Hội Đồng Phát Xít bất tín nhiệm Mussolini, vua Ý bắt giam nhà tổng tài này và chỉ định thống chế Badoglio làm Thủ Tướng. Hẳn là tân Thủ Tướng tuyên bố tiếp tục chiến đấu trong hàng ngũ Trục. Nhưng đã rõ là thái độ
ấy chỉ dùng để che đậy ý định trái ngược lại. Đức Quốc Trưởng là người biết rỏ hơn ai hết. Trong một bài diễn văn đọc trên đài phát thanh vào hôm sau, người ta nhận thấy dưới luận điệu đe dọa chắc nịch dấu hiệu lo lắng của một người bị đồng minh của mình phản phúc. Người ta cũng nhận thấy xuất lộ dấu vết tình cảm của con người ít khi thấy có ở nhà độc tài này. Hitler nghiêng mình trước người bạn ngã gục qua cá nhân Mussolini, ông nói ra với giọng nói của một người biết mình rồi cũng ngã gục nhưng nhất đinh đương đầu với thời vận cho đến cùng.

        Biến cố ở Rome xảy ra hôm 25 tháng bảy. Hôm 27 tôi xác định lập trường. Tôi nói trên đài phát thanh, tuyên bố rằng « Sự thất thế của Mussolini là dấu hiệu bại trận chắc chắn của phe Trục và bằng chứng thất bại của hệ thống Phát Xít, nó còn là bằng chửng công lý đã phục thù cho nước Pháp.» Tôi còn nói thêm : « Gương xấu Mussolini thêm vào sổ những người bị trừng phạt vì đã xúc phạm oai phong của nước Pháp ». Sau khi nhấn mạnh việc tăng cường nỗ lực để đoạt lấy chiến thắng, tôi nhận định : « Phát Xít Ý sụp đổ, việc ẩy sẽ đặt ra vấn đề thanh toán cuộc chiến. Đã hiển nhiên là nếu không kể đến nước Pháp thì việc thanh toán ấy không kiến hiệu và cũng không vững bền, mặc dầu nước Pháp lâm vào tình trạng khốn đốn.» Nhưng tôi cũng cho hiểu rang nếu chúng tôi có tham dự các cuộc dàn xếp chúng tôi cũng có ý muốn giải hòa chứ không có ý muốn báo thù «vì hai dân tộc ở kế cận nhau, thế liên lập của hai khối dân tộc la tanh lớn sẽ tồn tại, mặc dầu có sự tranh chấp hiện tại người ta cũng phải xét đến thế liên lập nền tảng của thế đứng và hy vọng ở Âu Châu. Sau cùng tôi xác định «Bổn phận và quyền lợi của Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia về vấn đề này, Ủy Hội có bốn phận và quyền lợi ấy vì đã được sự tín nhiệm nhiệt liệt của đại đa số người Pháp và Ủy Hội có tư cách một cơ quan bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của tổ quốc.» Nhưng chúng ta làm cách nào để nắm vững một chính sách như thế nếu chúng ta sa lầy trong tình trạng hỗn loạn nội bộ? Ngày 31 tháng bảy, Giraud ở ngoại quốc về, tôi thẳng thắn đặt vấn đề trước phiên họp Ủy Hội. Làn này chính phủ chấp thuận những quyết định đưa chúng tôi tới gần đích.

        Kể từ đây việc điều khiển ủy Hội và chủ tọa các phiên nhóm sẽ trao cho một mình tướng de Gaulle. Với tư cách đồng chủ tịch, Giraud còn có quyền ký các dụ và các sắc lệnh như tôi, nhưng đây chỉ là làm cho có hình thức, vì các bản văn đã được Hội Đồng nghị quyết dưới sự trọng tài của một mình tôi. về phương diện binh bị, sự hợp nhất các lực lượng đã được quyết định. Thượng Ủy Ban quân sự trở thành « Ủy Ban Quốc Phòng » dưới quyền chủ tọa của tôi. Theo một sắc lệnh ban hành, tưởng Giraud được bổ nhiệm Tổng chỉ huy quân đội Pháp, ông sẽ không tham gia chánh phủ ngày nào ông cầm quân ra trận ở một phòng tuyến nhất định. Tướng Legentilhomme từ Madagascar trở về giữ chức vụ phó ủy viên, và sau đó ít lâu, làm ủy viên Quốc Phòng. Tướng Leyer, đô đốc Lemonnier và tướng Bouscat trở thành các tham mưu trưởng lục, thủy và không quân, các phụ tá là tướng Koenig, đô đốc Auboyneau, tướng Valin. Còn như tướng Juin thì ông được trao sứ mạng chuẩn bị và sau này chỉ huy đạo quân đưa sang nước Ý.

        Đây là những quyết định chính yếu. Bây giờ chỉ còn việc thi hành. Rút tỉa kinh nghiêm quá khứ, tôi hy vọng sẽ thi hành được ; tôi hy vọng rằng tướng Giraud đã lãnh được chức vi cao nhất và quyền hành rộng nhất mà Ủy Hội có thể trao cho một tướng lãnh, sẽ không tìm cách đứng ra ngoài phạm vi kiểm soát của chính phủ ; ông sẽ hoạt động trong lãnh vực của ông, không tham dự vào việc điều hành chính phủ. Mới đầu người ta tin được như thể.

        Suốt trong tháng tám và những ngày đầu tháng chín Ủy Hội  Giải Phóng Quốc Gia liếp tục hoạt động như đã hoạt động trong tháng bảy và đóng vai trò một chính phủ. Ủy Hội  đã giải quyết những vấn đề liên hệ tới : việc động viên, tài chánh, tiếp tế, vận tải, gia cư, hải thương, kiến thiết hải cảng và phi cảng, y tế, v.v... ; những vấn đề này trở nên cực kỳ khó khăn vì mọi vật đều khan hiếm, thời bình các nơi này đều tùy thuộc sự nhập cảng từ nước ngoài, bây giờ không có nữa, những vật phẩm tốt đều phải nhường cho quân đội ; các nơi này còn phải cung cấp nhiều vật dụng cho quân đội ; dân số gia tăng quả mức vì có quân đội đồng minh và một số đông người tản cư từ Chánh Quốc sang.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #238 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2019, 10:39:01 pm »


        Đồng thời, Ủy Hội xác định lập trường đổi với phe kháng chiến và Vichy. Một Hội Đồng Tư Vấn được triệu tập vào tháng một, trong khi Ủy Hội đưa ra quyết định sau đây vào ngày mùng 3 tháng chỉn, không có một phiếu chống đối : «Khi nào tình thế cho phép, Ủy Hội sẽ thỉ hành công lý để xét xử thống chế Pétain và những người đã điều khiển hay tham gia chánh phủ giả tạo của ông, những người đã đầu hàng, đã vi phạm hiến pháp, đã cộng tác với địch, tuyển mộ  công nhân Pháp cho người Đức, ra lệnh cho lực lượng Pháp đánh lại đồng minh hay những người Pháp tiếp tục cuộc chiến ».

        Đối với nước ngoài, ảnh hưởng của Ủy Hội cũng được củng cố như vậy. Các phái đoàn ngoại giao, kinh tế và quân sự của Pháp Chiến Đấu ở Anh và Mỹ trước đây đứng riêng rẽ đối với các phái đoàn của tố chức Alger, bây giờ được hợp nhất với các phái đoàn của Alger. Viẻnot ở Luân Đôn và Hoppenot ở Hoa Thịnh Đốn bây giờ là những đại diện duy nhất của nước Pháp, các quân nhân và công chức ở hai nước ấy đều tùy thuộc hai đại diện duy nhất của nước Pháp. Đến tháng tám chúng tôi ủy nhiệm ông Jean Monnet, ủy viên Tiếp Tế sang điều đình với chính phủ Mỹ, Anh và Gia Nã Đại để tiến đến những thỏa hiệp song phương thuê -  nhượng các vật liệu, nhu dụng phẩm và dịch vụ do hai bên cung cấp cho nhau ; mặt khác, để chuẩn bị những việc phải làm sau ngày giải phóng hầu thỏa mãn nhu cầu tối yếu của nước Pháp. Trong khi ấy thì Couye de Murville, ủy viên Tài Chánh, giải quyết với vị «Tài Chánh Đại Thần» nước Anh bản thỏa hiệp tài chánh kéo dài từ tháng ba 1941 giữa Pháp Tự Do và Anh Quốc. Ngày mùng 7 tháng chín, chúng tôi gửi cho Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn một dự án thỏa hiệp xác định « những thể thức hợp tác ngày nào lực lượng đồng minh đổ bộ lên đất Pháp, đây là sự hợp tác giữa những lực lượng ấy với các nhà cầm quyền và dân chúng». Chúng tôi yêu cầu đem vấn đề này ra thảo luận giữa ba chánh phủ. Chúng tôi nghi ngờ rằng đồng minh vuốt ve ảo mộng dựa vào quyền chỉ huy quân đội của họ để nắm lấy quyền chỉ đạo nước ta khi đặt chân vào đây, còn chúng ta, dĩ nhiên chúng ta chống lại sự lạm quyền ẩy.

        Sau hết, chúng tôi biết chắc rằng nước Ý sẽ đầu hàng, đồng minh chỉ để chúng ta hưởng quyền lợi và danh dự chiến thắng ít chừng nào hay chừng nấy; chúng ta chánh thức cho họ biết rằng « Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp đòi hỏi được dự phần vào việc thương nghị đình chiến, vào những cuộc thảo luận và quyết định  của những cơ quan thi hành các điều kiện bắt buộc địch phải chấp nhận». Chúng tôi đã xác định lập trường của chúng tôi trong một thông điệp gửi cho các ông MacMillan và Murphy ngày mùng 2 tháng tám. Đức thông điệp ấy định rõ những điểm liên quan trực tiếp đến nước Pháp và theo chúng tôi cần phải đính kèm quy ước sau này.

        Trong lãnh vực quân sự, sự hợp tác giữa vị nguyên thủ chánh phủ và vị tổng chỉ huy quân sự lúc này xem ra có vẻ khả quan. Tướng Giraud khoan khoái vì được giữ một chức vụ mà ông mê thích và đặt các lực lượng Pháp tự do dưới quyền minh, đã bày tỏ sự trung thành, Ủy Ban Quốc Phòng quyết định những biện pháp hợp nhất mà không gặp phản ứng của ông. Leclerc và các bộ đội của ông sang đóng ở Maroc. Larminat đưa quân vào Tunisie. Nhiều chiến hạm và phi cơ ở Bắc Phi được đưa sang Anh Quốc để dùng các căn cứ Anh yếm trợ các đơn vị Croix de Lorraine. Đồng thời, Ủy Ban Quốc Phòng quyết định  kế hoạch tổ chức lại thủy lục không quân căn cứ vào số quân và sĩ quan tại ngũ và số vũ khí nhận được của Hoa Kỳ. Còn như việc sử dụng những lực lượng ấy trong phạm vi liên minh thì ý kiến của chúng tôi được xác định trong một giác thư có chữ ký của de Gaulle -Giraud gửi cho Roosevelt, Churchill và Staline ngày 18 tháng chín.

        Sau khi đã định rõ số đơn vị có thể thành lập được, chúng tôi đinh rõ rằng nếu các bộ đội của chúng ta không bị hao hụt vì dự chiến ở nước Ý, thì nỗ lực chính yếu của nước Pháp trên lục địa, mặt biền và trên không phải được dùng trực tiếp để giải phóng nước Pháp ; quân đội Pháp sẽ khởi hành từ Bắc Phi và tiến vào miền Nam Chánh Quốc. Tuy nhiên, cũng cần phải để cho một số bộ đội của chúng tôi dự phần vào cuộc đố bộ ở phía Bắc. Ít nhất cũng phải có một sư đoàn thiết giáp Pháp được đưa sang Anh quốc kịp thời để thực hiện cuộc giải phóng Ba Lê. Mặt khác, một chi đoàn nhảy dù, một đoàn tập kích, nhiều chiến thuyền và 5 hay 6 phi đội phải dự chiến ngay từ lúc khởi sự đỗ bộ. Sau hết, chúng tôi cho biết ý định, sau khi đã thắng trận ở Âu Châu, chúng tôi sẽ gửi sang Viễn Đông một đội quân viễn chinh và phần lớn các lực lượng hải quân của chúng tôi để đánh Nhật và giải phóng Đông Dương. Tất cả những kế hoạch ấy sẽ được thực hiện dần và từng điểm một.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #239 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2019, 10:39:34 pm »


        Trong tháng tám, tôi đi thanh sát các bộ đội ở Algérie, các chiến thuyền đậu trong các hải cảng ở Alger và ở Oran, cùng các căn cứ không quân. Trong dịp ẩy, đi đến đâu tôi cũng hợp mặt với các sĩ quan. Từ cuộc thảm bại 1940, sự bất lực của các nhà đương cuộc Vichy, sự phản ứng đối với kỷ luật, sự ngẫu nhiên của hoàn cảnh đã dồn những người biết danh dự và bổn phận vào những con đường khác hẳn đường họ vẫn đi. Nhưng trong thâm tâm họ, người nào cũng vẫn hy vọng trở lại chiến đẩu chống kẻ thù của nước Pháp. Dưới thái độ ý tứ và kính trọng, thực ra họ rất xúc động vì sự hiện diện của cái ông de Gaulle này ; một chính sách nào đó đã chỉ vẽ cho họ chê trách và có khi chống lại, nhưng tình yêu tổ quốc và chiều hướng thuận lý của biến cố giờ đây đã đưa ông lên nắm quyền tối cao, không một người nào nghĩ đến việc khước từ quyền hành ấy. Tôi thấy họ để hết ý tứ nghe tôi và hiểu tôi trong khi tôi nói với họ một cách chính đính, nhưng có thái độ chân thật cần cả cho họ lẫn cho tôi. Lời phủ dụ đã chấm dứt, cái bắt tay chào hỏi đã xong, tôi từ giã họ và bắt sang công chuyện khác, cương quyết hơn bao giờ để thúc đẩy quân đội Pháp giành lấy phần chiến thắng và mở đường cho tương lai dân tộc.

        Chính quyền Pháp được củng cố, đồng minh buộc lòng phải bỏ phần nào thái độ nghi kỵ và bất tín nhiệm trước đây vẫn đối xử với tôi. Ngày 26 tháng tám Hoa Ký, Anh và Nga Sô chính thức thừa nhận Ủy Hội Giải Phỏng Quốc Gia. Cuba, Mễ tây Cơ, Na Uy, Hi Lạp, Ba Lan, Chỉ Lợi, Bỉ, cũng làm thủ tục để thừa nhận.

        Nói đúng ra ba cường quốc nói trên đều có những công thức thừa nhận khác nhau sâu xa. Hoa Thinh Đốn lựa một công thức hạn chế nhất: « Ủy Hội được thừa nhận là cơ quan quản trị những lãnh thố hải ngoai đã chấp nhận chủ quyền của Ủy Hội» Luân Đôn cũng dùng ngôn từ ẩy nhưng nói thêm: «Đối với nước Anh thì Ủy Hội là cơ quan có đủ tư cách để chỉ đao nỗ lực Pháp trong cuộc chiến tranh.» Mạc Tư Khoa tỏ ra rộng rãi hơn. Đổi với Nga Sô thì Ủy Hội đại diện cho « Quyền lợi Nhà Nước của nền Cộng Hòa Pháp». Ủy Hội là «Cơ quan chỉ đạo duy nhất và là đại diện duy nhất có thẩm quyền của mọi người Pháp ải quốc chiến đấu chống chủ nghĩa của Hitler». Các nước khác đều theo ngay gương ba «đại cường». Ngày mùng 3 tháng chín, tôi lên tiếng trên đài phát thanh nhân dip kỷ niệm đệ tử chu niên chiến cuộc và ghi nhận những việc thừa nhận ẩy, tôi đã có thể tuyên bố : « Hai mươi sáu quốc gia đã thừa nhận Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp, đây là một bằng chứng hùng hồn về sự đoàn kết của chúng ta đế tiến tới chiến thắng và hòa bình.»

        Tuy nhiên việc tố chức công quyền như đã quyết định ngày 31 tháng bảy chỉ có thể đứng vững nếu thực hiện được thật sự việc xếp đặt quyền chỉ huy quân đội dưới quyền chỉ đạo của chính phủ, không có sự mập mờ ở trong nước cũng như ở ngoài nước, việc xảy ra ở nước Ý cho chúng tôi thấy rõ rằng chúng tôi không đạt được ý muốn.

        Ngày mùng 3 tháng chỉn, Thủ Tướng Badoglio đầu hàng, một phái đoàn làm trung gian đã được gửi đi Syracuse; trước đây ông đã bí mật tiếp xúc với quân Anh Mỹ từ nhiều tuần lễ. Đồng thời, đồng minh chiếm đóng Calabre. Một đạo quân Mỹ dưới quyền chỉ huy của tướng Clark đã sẵn sàng để đỗ bộ vào vùng Naples đón vua Ý cùng chính phủ của nhà vua và các bộ đội trung thành với nhà vua tập trung ở Rome. Nhưng ngày 29 tháng tám, MacMillan và Murphy đã trao cho Massigli một giác thư nói đến sự đầu hàng của quân Ý và yêu cầu Ủy Hội Giải Phóng Pháp chấp nhận, nhân danh Ủy Hội cũng như nhân danh các nước Đồng Minh; tướng Eisenhower được thừa nhận đủ tư cách để ký với thống chế Badoglio một hiệp ước đình chiến bao gồm mọi nhu cầu của đồng minh , nhất là của nước Pháp. » Bức giác thư định rõ những nét lớn của các điều khoản và kết luận : «Chính phủ Anh và chính phủ Hoa kỳ sẽ làm mọi việc có thể làm được để Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp gửi một đại diện tới ký tên nếu Ủy Hội ấy muốn».

        Chúng tôi trả lời ngày mùng một tháng chỉn, tán đồng Eisenhower quyết định  cuộc đình chiến nhân danh chúng tôi cũng như nhân danh các nước đồng minh, chúng tôi yêu cầu gửi gấp bản văn dự án cho chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng gửi một đại diện của bộ chỉ huy Pháp đến nơi nào đế ký, bất cử lúc nào.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM