Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:11:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37376 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #210 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 09:36:13 pm »


        Ô. Churchill không tỏ ra người biết đến phương diện tinh thần của vấn đề. Ông nói : « ông thử coi chính phủ của chúng tôi. Ngày trước, khi tôi lập chính phủ, tôi được chỉ định để tranh đấu lâu dài với tinh thần Munich, tôi mời hết thảy những người tai mắt của khuynh hướng Munich vào trong chính phủ. Rồi sao ? Họ đi đến cùng, thậm chí ngày nay không còn có thể phân biệt họ với người khác nữa. » Tôi trả lời : « ông nói vậy quả là ông quên hẳn những việc đã xảy ra tại Pháp. Còn như tôi, tôi không phải là một chỉnh trị gia cố gắng lập một chính phủ và lấy đa số ở quốc hội.» Nhưng Thủ Tướng yêu cầu tôi suy nghĩ về dự án đề nghị với tôi. « Tối nay ông sẽ thảo luận với Tổng Thống Hoa Kỳ và ông sẽ nhận thấy về vấn đề này chúng tôi liên đới với nhau. » Ỏng tiễn chân tôi qua khu vườn ra tận cổng vào, có vệ binh Anh bồng súng chào, ông nói : « Ông thử đế ý xem, ở đây, chỗ nào có đồn binh Mỹ thì chúng tôi cũng thỏa thuận với họ đặt đồn lính Anh ngay bên cạnh. »

        Vài ngày sau, Ô. Roosevelt phái người đến điều đình để tôi hội đàm với ông. Mãi đến chiều tối tôi mới đến. Chúng tôi hội đàm với nhau, cùng ngồi trên một chiếc ghế dài trong căn phòng lớn một biệt thự dùng làm tư dinh của ông. Tuy rằng ông làm ra bộ ngồi một mình với tôi, nhưng tôi nhận thấy có bóng người trong một hành lang trên cao và màn che động đậy ở các góc nhà. Sau này tôi biết rằng có Ô. Harry Hopkins và một vài người thư ký ngồi nghe nhưng không ra mặt và vài người cảnh binh cầm súng bảo vệ cho Tông Thống. Vì có những bỏng người ẩn hiện ấy mà cuộc hội đàm thứ nhất của tôi với tổng thống Roosevelt diễn ra trong một bầu không khí kỳ dị. Tối hôm ấy cũng như sau này mỗi lần tôi gặp ông, ông tỏ ra để hết tâm thần vào tôi, ông dùng phong độ và duyên dáng của ông để thuyết phục tôi chứ không dùng lý lẽ, nhưng ông vẫn bám riết lấy ý kiến của ông.

        Franklin Roosevelt bị ám ảnh bởi những tham vọng cực kỳ cao đại. Ông có những cao vọng ấy vì ông là người thông minh, kiến thức rộng và táo bạo. Ông là nguyên thủ một quốc gia hùng mạnh cho nên ông có phương tiện. Chiến tranh đem đến cơ hội cho ông. Dân chúng một nước lớn do ông cầm đầu lâu nay có khuynh hướng biệt lập không tham dự những công cuộc xa xôi và ngờ vực Âu Châu luôn luôn bị sâu xé vì xung đột và cách mạng, đến nay tâm hồn người Mỹ cảm thấy mình có một sứ mạng nào đó và hướng về những ý đồ rộng lớn. Hoa Kỳ choáng mắt vì tài nguyên dồi dào của mình, họ cảm thấy sức hoạt động hăng hái của họ vượt khỏi tầm mức quốc gia cho nên họ muốn giúp đỡ những dân tộc trong hoàn vũ nghèo khổ hay sống nô lệ, đến lượt họ nghiêng về khuynh hướng can thiệp vào công việc của nước ngoài để có dịp thỏa mãn bản năng thống trị của họ. Chính Roosevelt có khuynh hướng rõ rệt hơn cả. Bởi vậy cho nên ông làm hết tất cả để nước ông tham dự vào cuộc tranh chấp thế giới. Lúc này tiếng gọi bí mật của cái chết đang thúc đẩy ông đi theo sổ mệnh của ông.

        Nhưng khi nước Mỹ tham gia cuộc chiến, ông Roosevelt lại muốn rằng hòa bình phải là hòa bình Mỹ, chính ông phải tổ chức nền hòa bình ấy, các quốc gia bị tàn phá phải để ông phân xử, riêng nước Pháp được ông là cứu tinh và phải nhận ông làm trọng tài. Bởi vậy cho nên nước Pháp vùng dậy giữa lúc cuộc chiến sôi động, nhưng không phải dưới hình thức một sức kháng cự rời rạc và dễ bị chi phối, mà nhân danh một quốc gia độc lập và có chủ quyền, điều đó không khỏi cản trở những dự tính thầm kín của ông. Xét về phương diện chính trị thì ông không muốn nghiêng về phía tôi.

        Ông càng không muốn như vậy khi ở trong nước ông bị dư luận quần chúng đả kích tơi bời. Cũng nhờ dư luận quần chúng mà ông lên nắm chánh quyền. Nhưng quần chúng cũng có thể truất quyền ông. Trong thời kỳ chiến tranh Roosevelt cũng phải chấp nhận hai cuộc bầu cử. Ngoài ra, báo chí, đài phát thanh, các nhóm tranh chấp nhau quyền lợi còn luôn luôn quẩy rầy Tổng Thống của họ. Vị Tổng Thống ấy chỉ cố gắng dùng phong độ riêng của mình đế chinh phục lòng người, nhưng trong thâm tâm ông, ông cũng phải gia sức chống lại một cố tật đau đớn, ông rất dễ xúc động vì lời chê trách và châm chọc của phe phái ông. Chính sách của ông đối với tướng de Gaulle khơi động nhiều cuộc tranh luận tại nước Mỹ. Nên nói thêm rằng ông cũng như một cô đào nổi danh, ông rất buồn rầu vì thấy người khác cũng đóng một vai trò. Tóm lại, dưới bề ngoài lịch sự của một nhà quý tộc cổ La Mã, ông đối với cả nhân tôi không có gì là nhân hậu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #211 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 09:38:29 pm »


        Tối hôm ẩy chúng tôi cố gắng làm mặt hòa nhã, nhưng mặc nhiên đồng ý với nhau không có thái độ dứt khoát về vấn đề nước Pháp. Ông cũng phác họa một chương trình như của Churchill nhưng bằng những nét chấm chấm và nhẹ nhàng trong khi Churchill dùng những nét đậm, ông có ý cho tôi hiểu rằng cần phải có giải pháp ấy vì chính ông đã quyết định như vậy. Còn tôi, tôi trình bày một cách tế nhị cho ông biết rằng ý muốn của quốc dân đã lựa chọn rồi, chẳng sớm thì muộn chủ quyền tại Đế quốc và tại Chánh quốc Pháp sẽ do nước Pháp định đoạt. Tuy nhiên, chúng tôi cẩn thận, không muốn chạm trán nhau, chúng tôi hiểu rằng va chạm không đưa tới đâu, chúng tôi biết rằng hai bên đều có lợi để nhẹ tay với nhau đặng còn có lối thoát sau này.

        Ngày hôm sau, tôi tiếp tướng Giraud. Chỉ có hai người với nhau, tha hò trò chuyện. Tôi hỏi: « Ỏng đề nghị gì?» Ông đưa ra chương trình của ông, xét cho cùng vẫn là chương trình của Roosevelt và Churchill. Đứng đầu có ba người: Thứ nhất, Giraud, thứ nhì de Gaulle, thứ ba tướng Georges, người Anh sẽ sang Pháp triệu ông này. Để cho có vẻ tương xứng, người ta chỉ định tôi làm đại tướng chỉ huy một đạo quân ! Nhưng Giraud tự dành lấy toàn quyền chỉ huy quân sự. Ông sẽ là tổng chỉ huy quân đội Pháp, gồm cả lực lượng Pháp Tự do, những phần tử võ trang của lực lượng kháng chiến, và với tư cách ấy, ông chỉ tùy thuộc có tướng Eisenhower. Mấy ông « đại lý chấp chính » vẫn ở lại chức vụ trước. Chỉ có Bergeret là có thể bị gạt ra. Một « Hội đồng khâm sai » gồm có Noguès, Boisson và Peyrouton, sau nầy sẽ thêm Catroux và có lẽ Eboué cùng một vài « tổng thư ký », sẽ phối hợp mọi công việc hành chánh trong lãnh thổ Đế quổc, nhưng không hoạt động chánh trị.

        Ý kiến của Giraud không thể nào chấp nhận được. Tôi bảo ông : « Công thức giả tưởng của ông nhắm vào mục đích nắm lấy quyền hành ngoài thực tại dưới sư che chở của Roosevelt, ông đặt cạnh ông một số đông đảo những người chạy cờ hiệu. Tóm lại, đây là một vị tổng tài để rộng đường thao túng cho ngoại bang. Nhưng Bonaparte ngày xưa khi làm Đệ Nhất Tổng Tài trong thời kỳ chiến tranh và độc lập, đã được sự chấp thuận có thể nói là của toàn thể quốc dân. Ông sẽ thực hiện cuộc biểu quyết toàn dân nào ? Nếu có cuộc biểu quyết ấy, liệu quốc dân có thuận theo ông không ? Vả chăng, đối với nước Pháp, Bonaparte xuất hiện như một lãnh tụ đã có nhiều chiến công oanh liệt và chinh phục được nhiều đất đai. Tôi hết lòng mong cho ông cũng làm được như thế. Nhưng trong lúc này, chiến công của ông đâu ? Tôi cần nói thêm rằng Nã Phá Luân còn là người lỗi lạc về luật pháp và hành chánh. Liệu ông có tài ba như vậy không ? Vả lại, ông không lạ gì tại đất Pháp dư luận đã lên án chế độ Vichy, ông có cơ hội nhiệm quyền là nhờ thế lực của Darlan, rồi đến Noguès, Boisson, Chatel, Bergeret. Ông nhân danh chính phủ Vichy mà lên cầm quyền. Mọi người đều biết rõ bức thư của ông gửi cho Pétain cam kết rằng ông sẽ không làm gì chống lại chính sách của Thống Chế. Trong những điều kiện ấy, liệu ông có hội được số phiếu chấp thuận tối thiểu của dân chúng Pháp không ? Nếu không có sự ưng thuận ẩy, một chính phủ chỉ là một tổ chức giả tạo nếu không gây mầm mống cách mạng ? Sau hết, quyền hành của ông chỉ có tính cách giả tạo, ông sẽ ở trong tình trạng lệ thuộc người Anh, ông sẽ làm cách nào để cứu vãn chủ quyền của nước Pháp ? »

        Lại một lần nữa tướng Giraud tuyên bố rằng « đấy chỉ là chính trị, ông không muốn dính dáng đến chính trị ; đối với ông chỉ có vấn đề tái lập quân đội Pháp ; ông hoàn toàn tin cẩn đồng minh Hoa Kỳ». Ông nói : «Tôi vừa điều đình với tổng thống Roosevelt một thỏa hiệp theo đó Hoa Kỳ cam kết võ trang hết các sư đoàn mà tôi có thể thành lập được. Tôi tính trong sáu tháng nữa sẽ có 12 sư đoàn. Còn như ông, trong thời gian ẩy ông có được phân nửa không ? Mà ai cho ông vũ khí ? »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #212 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 09:40:47 pm »


        Tôi trả lời : «Không phải vấn đề ganh đua tăng quân số giữa chúng ta. Những bộ đội lúc này đóng ở Bắc Phi đều thuộc về nước Pháp, chứ không thuộc quyền sở hữu của ông. Rồi ông sẽ nhận thấy ngay nếu chúng ta không thỏa hiệp với nhau. Vấn đề là thống nhất nước Pháp ở Đế quốc cũng như ở Chánh quốc, bởi vậy chỉ có sự thành lập một chính quyền trung ương trả lời vào nhu cầu của tình thế. Sau đấy, người ta sẽ thống nhất và sử dụng được các lực lượng, không có gì là khó khăn. Các biến cổ đã tạo thành cái thế lực lượng Pháp Chiến Đấu tượng trưng cho sự kháng chiến chống xâm lăng, sự bảo toàn nền Cộng Hòa và sự cái cách quốc gia. Tự nhiên toàn dân hướng về Pháp Chiến Đấu trong lúc tan rã ảo tưởng Vichy, vả chăng nhiều người trọng vọng ông về khả năng của một tướng lãnh. Chính tôi cũng coi ông là một phần vốn liếng của nước Pháp, nếu để mất, tôi sẽ hối tiếc vô cùng. Như vậy giải pháp hợp với lương tri sẽ như sau : de Gaulle sẽ thành lập tại Alger một chính phủ chiến tranh, lúc cần sẽ trở thành chính phủ của nền Cộng Hòa. Giraud sẽ đảm nhiệm vai trò chỉ huy quân đội giải phóng. Cùng lắm, nếu cần phải có sự chuyến tiếp thì chúng ta cùng thành lập chính quyền trung ương. Nhưng trước tiên chính quyền này phải lên án Vichy, tuyên bố cuộc đình chiến vô giá trị và không có, chính quyền này sẽ sáp nhập vào nền Cộng Hòa và trước mắt thế giới sẽ đồng nhất hóa với nền độc lập của nước Pháp. »

        Tướng Giraud vẫn giữ nguyên cách nhìn của mình. Tuy thấy ông ương ngạnh hơn là nghe theo, tôi vẫn có hy vọng có ngày sức mạnh của hoàn cảnh sẽ làm ông thay đổi ý kiến. Trong khi chờ đợi, những vấn đề liên hệ đến quyền lợi quốc gia bắt buộc phải thương nghị để tìm giải pháp cho mọi vấn đề. Đây là trường hợp các vấn đề dụng binh, tài chánh, mậu dịch, tiền tệ, vận mệnh Tunisie, Đông Dương, sự kết tập đảo Antilles, xứ Guyane, hạm đội Alexandrie. Bởi vậy chúng tôi thỏa thuận sẽ giữ liên lạc hỗ tương với nhau. Tôi nói cho Giraud biết tôi có ý định gởi đến Bắc Phi một phải đoàn do tướng Catroux cầm đầu, điều này được ông chấp thuận ngay. Sau đấy Giraud và phái đoàn của ông cùng tôi dùng bữa. Catroux, d’Argenlieu, Palewski, Boislambert, cũng như Linarès, Beauứẻ, Poniatowski qua những cuộc tiếp xủc riêng của họ đều không lấy làm lạ nhưng không phải là không buồn rầu rằng không đạt được sự thỏa hiệp. Bữa cơm buồn tẻ.

        Sau đấy, Ô. Bobert Murphy đến thăm tôi. Hầu như ông biết chắc mọi việc sẽ đâu vào đấy theo kế hoạch mà chính ông là tác giả. Tôi cho ông biết sự nghi ngờ của tôi và hỏi ông phản ứng cách nào khi dư luận nổi lên ở Maroc và Algẻrie vì dân chúng biết cuộc hội đàm ở Anfa không đem lại thỏa hiệp, ông trả lời rằng nhiều người sẽ thỏa mãn và như trút được gánh nặng. Ông còn nói thêm : « Bắc Phi không có được đến 10 phần 100 người theo de Gaulle. » ông xác nhân với tôi rằng Tổng Thống Roosevelt và Ô. Churchill vừa điều đình một thỏa hiệp với tướng Giraud dự định trước việc đưa vũ khí và quân nhu đến Bắc Phi — điều này tôi tán thành không chút dè dặt — nhưng mặt khác, thỏa hiệp thừa nhận Giraud làm « tổng chỉ huy quân sự và dân sự », cho đến nay cả Hoa Kỳ lẫn Anh quốc đều chưa công bố việc thừa nhận ấy.

        Bản thỏa hiệp xác nhận rằng : « Để bảo vệ quyền lợi nước Pháp và cứu vãn quá khứ, hiện tại và tương lai của nước Pháp, tổng thống Hoa Kỳ và Thủ Tướng Anh thừa nhận vị tổng chỉ huy Pháp, tổng hành dinh ở Alger, có quyền và có bổn phận quản trị quyền lợi nước Pháp về binh bị, kinh tế về tài chánh, quyền chỉ huy này hội nhập hay sẽ hội nhập với phong trào giải phóng bây giờ đã thành lập ở Bắc Phi và ở Tây Phi thuộc Pháp. Tống thống Mỹ và Thủ Tướng Anh cam kết giúp đỡ tướng Giraud trong nhiệm vụ ấy bằng mọi phương tiện thuộc thẩm quyền của mình. » Như vậy, nước Mỹ và nước Anh tự cho mình quyền phán xét quyền lợi của dân tộc Pháp, họ sẽ cùng nhau thảo luận với riêng tướng Giraud, ông này lấy cớ không làm chính trị, đã chấp nhận quyền hành của họ. Tôi biết rằng ông Churchill hôm qua ngồi nói chuyện với tướng Giraud, đã máy tay viết xuống bàn : đồng bảng Bắc Phi ăn 250 quan Pháp. Theo những thỏa hiệp của chúng tôi với Luân Đôn thì đồng bảng ấy chỉ ăn có 176 quan. Tôi cũng biết rằng tống thống Roosevelt đã tiếp Hồi vương Maroc và đưa ra một thứ ngôn ngữ không thích hợp với nền bảo hộ Pháp, nhưng Giraud không có gì nói lại. Tối hôm ấy ông Harold MacMillan đến cho tôi nghe một khúc ca đáng lo ngại cho tương lai Pháp Chiến Đẩu. Sau hết tướng Wilbur loan báo rằng cuộc hội nghi sẽ chấm dút trong vòng 24 giờ và trao cho tôi một sổ thư từ của sĩ quan Pháp ở Casablanca. Tôi yêu cầu ông nói lại cho cấp trên của ông biết rằng giữa lúc cuộc chiến xảy ra ở Bắc Phi, quân đội Pháp và lực lượng Pháp tự do đều tham dự rất nhiều, tôi lấy làm lạ rằng các nhà cầm quyền quân sự đến hội nghị ở Anfa lại không cho tôi biết điều gì về kế hoạch quân sự và các cuộc hành binh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #213 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 09:42:56 pm »


        Ngày hôm sau, vào lúc sáng sớm, MacMillan và Murphy gửi cho tôi một thông cảo do Roosevelt và Churchill duyệt y từ ban đêm, hai ông yêu cầu tôi và Giraud chấp nhận làm ý kiến của chúng tôi và cho công bố chung. Đối với Giraud thì ông ta đã chấp thuận rồi. Theo bản văn của người Anh này thì tôi và Giraud tuyên bố « thỏa hiệp với những nguyên tắc của các Quốc Gia Liên Hiệp và báo tin dự định cùng thành lập một ủy ban cai trị Đế Quốc Pháp trong thời chiến. Đành là công thức mơ hồ quá không thể bắt buộc chúng tôi cam kết gì cả. Nhưng hậu quả tai hại về ba phương diện, thứ nhất, công thức này là của đồng minh đưa ra; thử hai công thức ngụ ý rằng tôi phải từ bỏ ý định đòi hỏi cái gì hơn một cơ quan hành chánh ở Đế Quốc Pháp ; thứ ba, công thức làm cho người ta tưởng rằng đã có sự thỏa hiệp tuy rằng thực ra chưa có thỏa hiệp. Sau khi hỏi ý kiến của bốn đồng chí — tất cả đều không chấp nhận —, tôi trả lời rằng việc nới rộng quyền hành của quốc gia Pháp không thể là hậu quả của sự can thiệp từ bên ngoài, mặc dầu nước bạn thân hữu và quyền hành cao trọng đến đâu. Tuy nhiên, tôi nhận lời tái hội đàm với Tổng Thống và Thủ Tướng trước khi đình chỉ cuộc điều đình vào buổi chiều.

        Cuộc tiếp xúc với ông Churchill rất gay go. Đây là cuộc tranh luận khó khăn nhất trong thời kỳ chiến tranh này. Trong một giai đoạn tranh luận sôi nổi nhất, Thủ Tướng trách cứ tôi rất chua chát, tôi không thấy gì khác hơn là ông thú nhận sự bối rối của ông. Ông cảnh cáo tôi rằng khi trở về Luân Đôn ông sẽ công khai tổ cáo tôi ngăn cản sự thỏa hiệp, ông sẽ vận động dư luận trong nước ông và trong nước Pháp chống lại tôi. Tôi chỉ trả lời ông rằng chỉ vì tình thân hữu với ông và tình khăng khít với đồng minh Anh mà tôi phàn nàn cho thái độ của ông. Vì muốn thỏa mãn người Mỹ với bất cứ giá nào, ông nghe theo một phương sách bất khả chấp thuận cho nước Pháp, đáng lo ngại cho Âu Châu và đáng tiếc cho nước Anh.

        Sau đấy tôi đến gặp Roosevelt. Tại đây người ta tiếp đãi khéo léo hơn, nghĩa là thân mến và buồn rầu. Tổng Thống cho biết ông buồn rầu mà nhận thấy sự thỏa hiệp giữa người Pháp với nhau không có gì là chắc chắn, chính ông cũng không thuyết phục được tôi chấp nhận bản văn của một thông cảo. Ông nói: «Có công có việc với người đời thì phải làm sao cho họ thấy cái gì có kịch tính, việc ông gặp gỡ Giraud trong một hội nghị có tôi và cả ông Churchill tham dự, tin tức ẩy nếu có kèm theo một bản thông cáo chung của các lãnh tụ Pháp, dù chỉ có thỏa hiệp trên lý thuyết, cũng có kịch tính để tạo ảnh hướng mong muốn ». Tôi trả lời « Xin ông cứ để tôi làm. Rồi sẽ có thông cảo, mặc dầu không phải thông cảo của ông ».

        Đến đây, tôi giới thiệu với Tổng Thống những cộng sự viên của tôi. Ông cũng giới thiệu cộng sự viên của ông. Sau đấy ông Churchill bước vào phòng khách, cùng đi với ông có tướng Giraud và những người tháp tùng ông, rồi đến một đoàn Sĩ quan và công chức đồng minh. Trong khi mọi người đến ngồi quanh Tổng Thống, ông Churchill lớn tiếng nhắc lại lời chỉ trích và đe dọa tôi, với ý định rõ rệt là nâng đỡ lòng tự ái của Roosevelt trong lúc thất vọng. Roosevelt làm ra mặt không để ý nhưng tôi nhận thấy ông lấy giọng nhã nhặn nhất đưa ra lời yêu cầu tối hậu. «ít ra ông cũng vui lòng chụp chung với chúng tôi một bức ảnh kỷ niệm, ông đứng bên cạnh tôi, Thủ Tướng Anh và tướng Giraud ? » Tôi trả lời: «Vâng, tôi rất vui lòng, vì tôi rất trọng vọng người quân nhân lỗi lạc ấy ». Tổng Thống lại nói : « Ông có vui lòng bắt tay tưởng Giraud trước mặt chúng tôi và trước ống kính ?» Tôi trả lời : «I shall do that for you ». Thế là Ô. Roosevelt hoan hỉ ra ngoài vườn đã bày sẵn bổn chiếc ghế, xung quanh chĩa ra nhiều ống kính mảy quay phim và xúm xít một số vô kể phóng viên tay cầm sẵn bút giấy. Bốn diễn viên mĩm cười và lấy những điệu bộ ước định. Mọi việc đều tốt đẹp ! Nước Mỹ sẽ thỏa mãn khi xem qua hình ảnh thấy vấn đề Pháp đã được thiên thần xuống giải quyết qua bàn tay của Tổng Thống.

        Trước khi rời khỏi Anfa tôi thảo một bản thông cáo đưa ra để nghị với Giraud, dĩ nhiên không cho đồng minh hay biết: « Chúng tôi đã gặp nhau, chúng tôi đã nói chuyện với nhau...» Chúng tôi xác định lòng tin tưởng nước Pháp sẽ thắng trận để đem lại sự ưu thắng của «tự do nhân loại». Chúng tôi loan báo sẽ giữ sự liên lạc thường xuyên. Giraud ký vào bản thông cảo. Trước tôi dùng chữ «nguyên tắc dân chủ », nhưng theo lời yêu cầu của ông tôi đổi ra «tự do nhân loại».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #214 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 09:44:30 pm »


        Trong những tuần lễ kế tiếp chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tôi định đến Lybie khi từ giã Anfa để thăm các bộ đội của chúng ta đang chiến đấu ở đây, nhưng đồng minh phản đối. Họ nại lý do kỹ thuật và chỉ để chúng tôi rời khỏi Anfa bằng một phương tiện duy nhất là một chiếc phi cơ Anh được lệnh phải bay về Luân Đôn. Chúng tôi về đến nơi ngày mùng 6 tháng giêng. Trong một phiên hợp báo ngày mùng 9 tháng hai tôi trình bày cho công chúng biết sự thật về những cuộc tiếp xúc ở Anfa, khác hẳn tin loan truyền của các hãng thông tấn Anh. Tôi không chút nể nang nhấn mạnh thâm ý của các nhân vật Mỹ chính thức và không chỉnh thức đã chỉ trích Pháp chiến Đấu « làm chánh trị » để tìm cách ngăn cản nước Pháp không cho có một đường lối chính trị nào. Sau đẩy, tôi tỏ ý muốn trở lại thăm Trung Đông ; hôm mùng 3 tháng ba, chính phủ Anh nói thẳng cho tôi biết rằng họ không cung cấp phương tiện chuyên chở.

        Ác ý của Hoa Thịnh Đốn đồng lòng với Luân Đôn chẳng bao lâu vang dội khắp mặt báo chí và đài phát thanh. Ngoại trừ một vài tờ báo giữ thái độ cao thượng, còn thì báo chí và các bài bình luận ở Hoa Kỳ, và cả ở Anh, đều tin chắc rằng việc thống nhất nước Pháp phải do tướng Giraud thực hiện. Hầu hết mọi tiếng nói trên báo chí và trên đài phát thanh đều hướng vào tôi những lời chỉ trích cay nghiệt, có người nói : « kiêu ngạo tồi tệ » hay « tham vọng bất thành ». Nhưng phần nhiều họ cho rằng tôi có tham vọng độc tài, nhóm của tôi bị lung lạc bởi những người phát xít và chùm chăn đã thúc đẩy tôi thiết lập tại Pháp một quyền cá nhân tuyệt đối sau ngày giải phóng; trái lại, tướng Giraud là thành trì của nền dân chủ vì ông chỉ là một quân nhân không tham vọng, không ngưỡng vọng làm chánh trị; dân tộc Pháp có thể tin tưởng Roosevelt và Churchill để ngăn cản tôi thực hiện chỉnh sách nô lệ.
Tất nhiên, những phần tử Pháp sang đày lánh nạn và không theo tôi, sẽ bị chi phối bởi ngoại bang và theo ngay giả thuyết ấy hay nghĩ đến giả thuyết ấy. Báo Pour la Victoire tại Mỹ, báo France, báo Agence francaise indépendante, tập san La France Libre và cả đài BBC tại Anh, công khai bênh vực Giraud. Trái lại, những cơ quan ngôn luận theo de Gaulle đều lên tiếng ca tụng quyết định của tôi, như tờ La voix để la France của Henry Torres ở Nữu Ước, tờ La Marseillaise ở Luân Đôn của Francois Quillici, tuyên ngôn của các ông Maurice Schumann trên đài phát thanh Anh, đài Pháp Chiến Đấu tại Brazzayille.

        Cần phải nói rằng, tuy đồng minh gây cho chúng ta biết bao phiền muộn, nhưng tại Phi Châu thuộc Pháp mỗi ngày mỗi thêm bằng chứng thuận lợi cho chúng tôi. Một số người đông đảo gia nhập phong trào « Combat» quy tụ các đồng chí của de Gaulle. René Capitant vừa đến Luân Đôn. Những phần tử của tướng Leclerc gần Ghadamès đến tiếp xúc với các đơn vị ở Sahara, được tiếp đón nồng hậu và nhận được nhiều đơn xin gia nhập. Tại Niger, Dahomey, Togo, Guinée, Côte d’Ivoire, Haute Volta, người của chúng tôi phái đi được tiếp đón niềm nở. Nhưng giới thủy thủ cho thay rõ rệt hơn cả sự lựa chọn của người bình dân. Một phần lớn những thủy thủ các tàu buôn và tầu chiến ở Maroc, ở Algérie, ở Tây Phi đi qua các hải cảng Mỹ và Anh, bèn lợi dụng cơ hội để ghi tên xin tuyển nhập Pháp Chiến Đấu. Chiếc Richelieu đi từ Dakar về Nữu Ước để sửa chữa, có tới 300 thủy thủ bỏ tàu ấy để sang làm các tầu của đội thương thuyền Pháp tự do. Chiếc khu trục hạm Fantasque, tầu tiếp vận Wyoming, tầu chuyên chở Lot, chạy sang Mỹ, cũng có những số người đông đảo chuyển đổi như thế. Trong hải cảng Tô cách Lan Greenock, thủy thủ các tầu vận tải như: Eridan, Ville d'Oran, Champollion, Croix, Meonia, Jamaique, đều theo tướng de Gaulle và bắt buộc tầu phải treo cờ Croix để Lorraine.

        Vụ thủy thủ đổi hàng ngũ này làm cho Hoa Thinh Đốn lên ruột. Nhất là còn có nhiều dấu hiệu cho thấy trước rằng ở Tunisie, khi nào quân đội Đức và Ý ngăn cách quân của Giraud, Leclerc và Larminat giảm bớt, thì sẽ có một luồng dư luận mạnh mẽ lôi kéo nhiều phần tử quân sự ở Bắc Phi về với lực lượng Pháp tự do. Bởi vậy cho nên người Mỹ lo ngại lúc chấm dứt cuộc chiến ở Phi Châu sẽ có một cây nước lớn cuốn hết mọi người về phía de Gaulle, họ ra công lôi kéo chúng tôi về phe với họ.

        Họ thử dùng biện pháp mạnh. Tại Hoa Kỳ, một sổ thủy thủ bỏ tầu để theo Pháp Chiến Đấu đã bị bắt bỏ tù. Phủ Quốc vụ Khanh Hoa Kỳ và bộ Hải Quân Anh có những hành vi đe dọa đại lý Tixier và đô đốc Gayral, trưởng đoàn đặc vụ hải quân của chúng ta. Tại Anh quốc, người Anh chỉ tỏ thái độ buồn bực, trong khi người Mỹ đe dọa những đoàn thủy thủ từ Phi Châu sang nhận lịnh của tôi. Một hôm, chiếc tầu Jamaique bỏ neo ở hải cảng Greenock, bị một đội lỉnh thủy Mỹ kéo đến chiếm đoạt. Tại «Carlton Gardens», đô đốc Stark, buồn rầu vì phải chống lại một phong trào mà ông thông cảm và cho là hợp lý, nhưng phải thi hành lệnh trên, ông không ngớt gửi lời than phiền với Auboyneau ủy viên Thủy Quân, và với Diethelm, trách nhiệm về thương thuyền ; cũng có khi ông than phiền cả với tôi. Báo chí và đài phát thanh Hoa Kỳ công bổ những bản tuyên cảo của những nhân vật chính thức hay không chính thức nói rằng tướng de Gaulle phả hoại nỗ lực chiến tranh bằng cách cấm đoán các hải thuyền Pháp thi hành nhiệm vụ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #215 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 09:46:17 pm »


        Thực ra, quả thực tôi có ra lệnh thâu nhận những người tình nguyện vì tôi nghĩ rằng sự lựa chọn của họ đáng được khuyến khích trong khi tổ chức Alger hoạt động không có chúng tôi, vì tôi cho rằng thâu nhận họ vào làm ở những nơi họ mong muốn thì có lợi, chứ không nên đầy họ vào những nơi mà họ đã âm thầm chống đối ; sau hết tôi cho rằng việc này sẽ làm sáng tỏ dư luận thế giới. Đồng thời tôi cũng yêu cầu Alger, qua sự trung gian của đô đốc Fénard, trưởng biệt đoàn thủy quân của nhà cầm quyền Alger tại Mỹ, phải thay thế những thủy thủ trên tầu chiến muốn xin sang phục vụ nơi khác. Không có gì khó khăn trong vấn đề nhân sự ở Bắc Phi từ khi có rất nhiều tầu bè bị đánh chìm trong cuộc chiến chống lại đồng minh. Còn như thương thuyền thì tôi ra lệnh cho họ thượng cờ Croix để Lorraine khi trở về căn cứ ở Algẻrie hay Maroc, miễn là sự gia nhập phong trào của họ được chấp nhận. Ngày 11 tháng ba, khi tiếp ông Stark, tôi thông báo cho ông biết những biện pháp trên đây, những biện pháp đã được thi hành thực sự.

        Vả chăng, người Mỹ vừa đem cả mật lẫn giấm ra nhử chúng ta. Ngày 22 tháng hai, Sumner Wells lại viết thư cho Tixier báo cho biết rằng Roosevelt lại muốn tiếp xúc với tôi một lần nữa ở Hoa Thịnh Đốn. Lại một lần nữa, tôi trả lời sẵn sàng để khởi hành. Lại một lần nữa, việc mời mọc không có gì là đích xác. Hẳn là dự tính này vừa xuất hiện đã biến mất, trong chính sách của tòa Bạch Ốc nó đóng vai trò tiêu khiển và tuyệt diệu mà người ta vẫn gán cho con rắn biển.

        Nhưng sự ồn ào của người ngoại quốc không làm cho chúng tôi bỏ ý định kêu gọi lòng ái quốc của dân chúng Pháp. Về điểm này, từ ngày kẻ thù chiếm trọn lãnh thổ và nô lệ hóa hoàn toàn chế độ Vichy, lòng người không ai còn nghi ngờ gì nữa.

        Ngày 17 tháng một, ông Layal từ tổng hành dinh của Quốc Trưởng Đức trở về ép Pétain trao cho ông quyền ban hành luật và sắc luật không cần chữ ký của Pétain, để khỏi bị vướng víu trong khi hành động. Vào mùa đông, việc đàn áp người Do Thái càng gia tăng mặc dầu có sự phản đổi của các giám mục — đức ông Saliège ở Toulouse, đức hòng y Gerlier ở Lyon — của mục sư Boegner, chủ tịch Liên Đoàn Tân Giáo ở Pháp. Ngày 30 tháng giêng 1943 đoàn dân quân được thành lập, tổng thư ký là Darmand, người đã làm cho công an Đức, ông dùng hết tài mẫn hoạt để lùng bắt những người ái quốc. Ngày 16 tháng hai, được thành lập một Cơ quan cưỡng bách lao công đem lại cho « chính phủ » phương tiện cung cấp nhân lực vô giới hạn cho kẻ thù. Ngày 29 tháng tư, Hitler tiếp kiến Layal một lần nữa, giải quyết với ông này những biện pháp phụ để thi hành sự hợp tác. Một phần dân chúng vì thất thế hay vì thương tình, còn có thải độ khoan dung với Thống Chế, nhưng tất cả những người Pháp biết lẽ phải — trừ một vài người điên khùng — đều lên án những người nhân danh Thống Chế mà thi hành một chỉnh sách tàn bạo. Bây giờ kháng chiến tượng trưng cho ý thức chỉ đạo quốc gia, khảng chiến với Pháp Chiến Đấu chỉ là một.

        Bởi vậy, từ Chánh Quốc sang Luân Đốn, người đi lại quần quật. Những phòng giấy ở «Carlton Gai'dens», căn nhà ở Duke Street, nơi làm việc của cơ quan BRCA, các căn nhà kín đáo trong thành phổ hay ngoại ô, đầy nghẹt những người. Máy bay, tầu thủy, thuyền bè chở họ từ Pháp sang hay đưa họ trở về Pháp. Trong bốn tháng đầu năm 1943, nha «Điều động thủy không vận» chuyên chở đi về hàng trăm phái viên và đại lý, trong khi cuộc khủng hoảng ở Phi Châu lên đến cao độ. Trụ sở trung ương của chúng ta tiếp đón nhiều nhân vật, như : René Massigli, người được tôi bổ nhiệm làm ủy viên Ngoại Giao ngày mùng 5 tháng hai, tướng Beynet, người cầm đầu phái đoàn quân sự sang Hoa Thịnh Đốn; tướng Layalade, sau được chỉ định làm tổng tư lệnh quân đội ở Trung Đông ; tướng Vautrin, người được gửi sang Libye làm tham mưu trưởng đoàn quân của Larminat, sau này bị giết tại trận ; Jules Moch, người được xung vào hải vận với tư cách chỉ huy quân sự ; Fernand Grenier, do Rémy giởi thiệu theo lời yêu cầu của cộng đảng, được đặt dưới quyền kiềm soát của Soustelle ; ông phô trương thái độ theo de Gaulle  triệt để; Pierre Viénot, con người lý tưởng, thông minh và nhạy cảm, tôi định để ông làm đại sứ ở Anh khi nào Ủy Ban Toàn Quốc rời sang Alger, nhưng ông đã từ trần trong khi còn tại chức ; André Maroselli, người giữ việc tổ chức cứu trợ tù binh, tổ chức này mỗi tháng gửi đi được hơn một triệu gói đồ ; Georges Buisson và Marcel Poimboeuf, người của Tổng Công Đoàn và Liên Đoàn Công Giáo, hai người này hiệp lực với Albert Guigui, người sang trước ông, và Henri llauck, người đồng trí của tôi từ những ngày đầu, họ rất đắc lực trong nhiệm vụ đại diện nghiệp đoàn. Các dân biểu tên tuổi như Gouin, Queuille, Farjon, Hymans, rồi sau, Jacquinot, Auriol, Le Troquer, Louis Marin ; ngay khi sang đến nơi, họ tuyên bố với các hãng thông tin, trên đài phát thanh, với các chính khách, nhà ngoại giao, ký giả của đồng minh, những điều đã xác định trong điện văn của các ông Jeanneney, Herriot, Blum, Mandel, Paul-Boncour, v.v. : sau khi giải phóng, không thể nghĩ đến một chính phủ nào khác chính phủ của tướng de Gaulle.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #216 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 09:48:49 pm »


        Ngay tại Pháp, quân Kháng Chiến càng đau khổ và càng hoạt động mạnh, họ càng xiết chặt hàng ngũ thống nhất. Ngoài ra, địch chiếm khu vực gọi là «khu vực tự do » làm cho không còn sự khác biệt, và thúc đẩy người ta đi đến sự tập trung. Đến cuối năm 1942 tôi đã tiếp xúc được với các lãnh tụ của nhiều phong trào. Tôi còn gặp nhiều người khác bất thần xuất hiện từ sương mù sốt sắng, âm mưu và lo sợ, họ đã chôn dấu võ khí, máy in, thùng thơ, bây giờ họ trở lại hoạt động. Trong thời gian ấy đã có những nhân vật sau đây sang với chúng tôi : Cayaillès, triết gia, với bản chất ẩy ông phải là người thận trọng, nhưng sự đàn áp tàn bạo đã làm ông căm giận và trở nên liều lĩnh, ông chịu đau khổ cho nước Pháp và chịu cực hình cho đến lúc phải bỏ mạng ; Daniel Mayer, người hoạt động có phương pháp cho chủ nghĩa xã hội; Jean-Pierre Lévy, người khiêm nhường và cả quyết; Saillant, chủ tịch nghiệp đoàn rất có khả năng do Léon Jouhaux gửi sang. Nhiều người khác sang thăm một lần nữa như Pineau, Sermoy-Simon. Trong khi ấy các đại lý của chúng tôi cũng đi khắp nơi. Kémy, người có tài cỗ vũ và tổ chức, thực hiện những công tảc bí mật như một cuộc thao diễn thể thao lớn nhưng có tính toán, môi trường hoạt động chính của ông là Paris và miền Tây ; Bingen lập nhiều công trạng ở miền Nam ; Manuel thanh sát tại chỗ các hệ thống liên lạc và truyền tin của chúng ta. Đến tháng giêng Brossolette trở về nước Pháp, một tháng sau, đến lượt Passy-Dewayrin. Theo lời mời của chúng tôi, một sĩ quan Anh trẻ tuổi, ông Yeo Thomas đi theo trưởng khối BRCA để cung cấp tin tức trực tiếp cho Luân Đôn. Passy và Brossolette hiệp lực với nhau tiếp xúc với các tổ chức, khuyến du các tố chức miền Bắc phối hợp hoạt động mật thiết với nhau theo gương những tổ chức ở miền Nam, sửa soạn việc thiết lập một hội đồng chỉ đạo chung và một hệ thống quân sự duy nhất để thống nhất các tổ chức ấy.

        Đến tháng hai, Jean Moulin, đại lý của tôi ở Chính Quốc, và tướng Delestraint chỉ huy đạo quân bí mật, đều sang đến nơi. Jean Moulin đầy tin tưởng và uy tín, biết rõ rằng đời sống của mình đã đếm từng ngày, nhưng ông nhất quyết hoạt động cho công cuộc thổng nhất trước khi thở hơi cuối cùng. Tôi chỉ dẫn công việc cho người thử hai, ông này được trao một sứ mệnh mà nghề nghiệp của ông không sửa soạn trước cho ông, nhưng ông đảm nhiệm với lòng cương quyết của người quân nhân không lùi bước trước mọi khó khăn khi thi hành nhiệm vụ.

        Moulin đã chuẩn bị mọi đường lối hoạt động, tôi ra chỉ thị cho ông thành lập ngay Hội đồng quốc gia kháng chiến quy tụ đại diện các phong trào ở hai khu vực tự do và chiếm đóng, các đảng phái chính trị và hai trung ương nghiệp đoàn, ông được lệnh tổ chức Hội Đồng, ấn định nhiệm vụ của Hội Đồng và sự liên lạc của Hội Đồng với Ủy Hội Toàn Quốc. Jean Moulin cũng giữ vai trò điều khiển tổ chức mới. Tôi bổ nhiệm ông làm hội viên ủy Hội Toàn Quốc Pháp và trao cho ông huy chương Giải Phóng, chưa bao giờ có buổi lễ gây được sự cảm kích như buổi lễ trao tặng này tại tư dinh của tôi ở Hampstead. Trong thời gian làm việc ở đây, ông Delestraint đã cộng tác đắc lực với đồng minh, nhất là các tướng Brooke và Ismay, đô đốc Stark, họ coi ông là bạn đồng nghiệp ngang hàng với họ. Như vậy, hoạt động của đạo binh bí mật, khi có cuộc đổ bộ lên nước Pháp, sẽ mật thiết với kế hoạch chỉ huy. Tôi ra chỉ thị cho Delestraink, ấn định rõ phần việc của ông. Đó là nhiệm vụ của một tổng thanh tra trước khi khởi sự cuộc tấn công lớn. Nếu cần, đó cũng là nhiệm vụ của một vị tổng chỉ huy quân đội khi cần phải phối hợp các cuộc hành quân nội địa với các cuộc hành quân ở bên ngoài. Nhưng, vài tháng sau khi trở về Pháp, con người danh dự ấy bị địch bắt giam, sau đưa đi đày và xử bắn một cách hèn nhát tại một trại giam tồi tệ ; ông đã hy sinh tính mạng mình cho tổ quốc, sự hy sinh ấy ông đã chấp nhận từ trước. Ngày 24 tháng ba Moulin và Delestraint ra đi không hẹn ngày về.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #217 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 09:52:13 pm »


        Những dấu hiệu cho thấy sự tiến triền của nền thống nhất nước Pháp sẽ hỗ trợ việc thống nhất Đế quốc Pháp, ủy Hội Toàn Quốc nghĩ ngay đến việc điều đình với Alger. Tám ngày sau khi tôi ở Anfa về, tướng Catroux được phái sang Bắc Phi. Ông tiếp xúc với nhiều người, sau khi nói cho mọi người hiểu rằng mục đích của chúng ta là thỏa hiệp. Con số những người bất khả hợp tác và phải loại trừ có thể đếm được trên đầu ngón tay, ông tạm thời trở về Beyrouth, trong khi Marchal, Charbonnières, Pechkoff, Pélabon, v.v. thiếp lập một phái bộ liên lạc ở Alger. Sau đấy ít lâu tướng Giraud phải tướng Bouscat đến tiếp xúc với tôi tại Luân Đôn. Bắt đầu có những cuộc trao đổi ý kiến. Ngày 23 tháng hai, ủy Hội Toàn Quốc thảo xong một bức giác thư gởi ông Tổng Chỉ Huy dân sự và quân sự ở Alger nói rõ điều kiện cần thiết của việc thống nhất là phải coi hòa ước đình chiến 1940 như không có và vô giá trị ; về phương diện chánh trị và tinh thần không thể giao những chức vụ chỉ huy cho một số người ở đây ; lập lại nền pháp lý cộng hòa của Bắc Phi ; khi tổ chức của Giraud đã chấp nhận những nguyên tắc ấy, sẽ thành lập một quyền trung ương có đủ thẩm quyền một chính phủ đế nước Pháp có một cơ quan duy nhẩt chịu trách nhiệm và đặt đại diện tại nước ngoài trong thời chiến ; ngoài ra còn thiết lập một hội đồng tư vấn kháng chiến để cho biết càng nhiều càng hay dư luận của một quốc gia đau khổ tham dự chiến cuộc. Như vậy vị thế của chúng ta sẽ được xác định một lần nữa. Bản giác thư được trao cho Giraud ngày 26 tháng hai và công bố ngày 12 tháng ba.

        Kể từ đây, hệ thống Alger không thể có thái độ khác một cách công khai. Không kể đến những gì xảy ra tại Pháp, mọi việc ở Phi Châu đều tiến triển thuận lợi cho chúng ta theo một nhịp gấp. Trong giới bình dân bây giờ nổi bật cảm tưởng đơn giản rằng phe de Gaulle thắng vì phe Vichy đã thất bại. Đối với những người có chức vụ trong chánh phủ thì mỗi ngày họ mỗi thêm thắc mắc vì quyền hành của vị « Tổng chỉ huy dân sự và quân sự » có tính cách giả tạo và ông ở trong tình trạng lệ thuộc người Mỹ. Vả chăng sự kiểm soát chánh trị mỗi ngày thêm lỏng lẻo vì áp lực của các phái đoàn Anh, các phái đoàn này cũng bị báo chí và các nghị sĩ trong nước họ dòm ngó. Nhiều người bây giờ mới sáng mắt ra. Tin tức từ Pháp đưa sang, lời bàn tán của những người chạy sang Bắc Phi vì quân Đức chiếm hết khu tự do hay vì muốn tham dự cuộc chiến, trận đánh ác liệt ở Tunisie, tất cả những biến chuyển ấy đánh tan luận điệu chống de Gaulle  mà các nhà cầm quyền tung ra bấy lâu nay.

        Một vài người thân cận với tướng Giraud có khiếu về chính trị đã tính cách nắm lấy phong trào. Ô. Jean Monnet là người đề xướng cuộc vận động ấy. Vào tháng hai ông rời Hoa Thịnh Đốn đi Alger để cộng tác với tướng Giraud, ông là người có khả năng về kinh tế và hành chánh và ông có nhiều liên lạc với các giới Hoa Kỳ. Bản giác thư của của Ủy Hội Toàn Quốc khiến cho ông nghĩ rằng cần phải gấp rút tô điểm bộ mặt cho vị «Tổng Chỉ Huy dân sự và quân sự». về điểm này thì Ô. Monnet thỏa hiệp mau chóng với Ô. Murphy khéo léo và Ô. Mac-Millan, con người rất tế nhị. Như vậy trong tháng ba đã có nhiều cố gắng của Giraud để thể hiện dân chủ.

        Ngày mùng 4, Alger han hành một quy chế mới cho «Đoàn Chiến Sĩ». Ngày mùng 5 Giraud tuyên bố trên đài phát thanh: «Nước Pháp không có thành kiến sắc tộc». Ngày mùng 8 ông cho tịch thâu một số báo Journal officiel để PAfrique du Nord, vì báo này, cũng như mấy số trước, đã đăng những sắc lệnh của thống chế Pétain nhận được bằng đài VTĐ. Ngày 14, trong một cuộc hội họp những người quê ở Alsace và Lorraine, Giraud cho đọc một bài diễn văn lên án chế độ Vichy và ca ngợi nền cộng hòa. Ngày 15, ông viết thư cho tướng Catroux : «Hôm qua tôi đã trình bày những nguyên tắc chỉ đạo hành vi của tôi. Như vậy thiết tưởng giữa hai chúng ta không còn gì là mập mờ... Tôi sẵn sàng tiếp đón tướng de Gaulle để đem lại cho sự đoàn kết một hình tướng cụ thể. Xin ông thông báo quan điểm của tôi với tướng de Gaulle Ngày 28 tháng ba ông ký một loạt chỉ dụ hủy bỏ pháp chế Vichy trên nhiều lãnh vực.

        Hai ông Churchill và Cordel Hull có vẻ không biết đúng lúc bản giác thư của Ủy Hội Toàn Quốc Pháp. Sau ngày Giraud ra chỉ dự được một hôm, họ vội vàng tuyên bố chánh phủ Anh và Mỹ hoàn toàn tán thành những nguyên tắc xác định bởi Giraud. Ngày 19, tướng Noguès, ngày 21, toàn quyền Boisson, cho biết sự đồng ý hoàn toàn về «hành động và bài diễn văn nêu cao chính thể cộng hòa của ông Tổng Chỉ Huy dân sự và quân sự». Rồi đến lượt tướng Bergeret, Ô. Rigault, Ô. Lemaigre-Dubreuil xin từ chức. Theo đà tiến triền của mọi việc, dần dần báo chí và các nhà bình luận Anh Mỹ đồng thanh ca tụng, họ hối thúc Pháp Chiến Đẩu tập hợp với tướng Giraud, theo họ thì phe de Gaulle không còn lý do khả thủ để phản đối Giraud.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #218 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 09:53:55 pm »


        Vè phần chúng tôi, chúng tôi khai thác bài diễn văn hôm 14 tháng ba của tướng Giraud và bức điện văn của ông gửi cho tướng Catroux để trao lại cho tôi, ủy Hội Toàn Quốc công bố rằng « Bản tuyên ngôn ở Alger, về nhiều phương diện đánh dấu sự tiến bộ quan trọng tới gần chủ thuyết của Pháp Chiến Đấu như đã tôn trọng từ tháng sáu 1940 và được tái xác định trong bản giác thư ngày 23 tháng hai. » Chính tôi cũng báo cho tướng Giraud biết, tôi rất vui lòng mà nhận được thông cáo của ông và tôi dự định sang Bắc Phi một ngày gần đây. » Tôi loan báo tin tức ấy trên đài phát thạnh, tôi nhắc đến sự thống nhất quốc gia với luận điệu và ngôn ngữ khiến cho người nghe hiểu rằng việc thống nhất không thay đổi người dẫn đầu, và người dẫn đầu cũng không thay đổi nguyên tắc chỉ đạo. Tôi gửi điện tín cho tướng Eisenhower báo tin rằng tôi rất vui sướng được tiếp kiến ông khi tôi đến Alger, ông trả lời rất hoan hỉ chờ đợi tôi. Tôi yêu cầu chính phủ Anh giành sẵn cho tôi một chiếc phi cơ khi dùng đến. Nhưng đồng thời tôi cũng mạnh dạn tuyên bố chỉ hành động trong phạm vi lập trường đã công bố của tôi, trước khi lên đường, tôi còn đợi ủy Hội Toàn Quốc nhận được của Alger thư trả lời thỏa mãn bản giác thư ngày 23 tháng hai. Đây là lúc người ta cố gắng một lần cuối cùng để áp đảo chúng tôi.

        Chính ông MacMillan nổ súng. Ngày 17 tháng ba, tại Alger ông cho mời Guy de Charbonnières đến trong khi tướng Catroux vắng mặt. Ông nói: «Bây giờ vị Tổng chỉ huy dân sự và quân sự đã công khai chấp nhận những nguyên tắc của Pháp Chiến Đấu đề xướng, không còn gì ngăn cản việc thống nhất dưới quyền chỉ đạo của tướng Giraud. » Charbonnières tỏ vẻ dè dặt, quốc vụ khanh Anh bèn nỗi giận đùng đùng: «Nếu tướng de Gaulle khước từ bàn tay tiếp đón ngày hôm nay thì nước Mỹ và nước Anh sẽ bỏ rơi hẳn ông ta, sau này không còn ai đếm xỉa đến nữa». Tuy rằng về sau ông dịu giọng và hòa nhã hơn, nhưng cuộc vận động của ông cũng có thể coi là một đợt xung kích.

        Đức ông Spellman, tổng giám mục Nữu ước phóng ra cuộc xung kích thứ hai. Ông từ Alger tới, xin vào thăm tôi với sứ mạng rõ rệt của Tổng Thống Hoa Kỳ. Ngày 23 tháng ba tôi tiếp kiến vị tổng giám mục — sứ thần. Vị chủ giáo có tín ngưỡng siêu tuyệt này để cập đến các vấn đề thế phàm với bận tâm phục vụ Thượng Đế. Nhưng đức tin cao cả nhất cũng không ngăn cản được việc đời là việc đời. Bởi thế cho nên vị tổng giám mục Nữu Ước lẩy đức độ mà khuyên bảo tôi.

        Theo ông thì «Tự do, bình đẳng và phúc đức» là châm ngôn hướng dẫn mọi hành động của tôi. «Tự do » nghĩa là tôi không được đặt điều kiện cho việc đoàn kết Pháp Chiến Đấu với tướng Giraud ; «bình đẳng» nghĩa là tôi phải chấp nhận công thức tam đầu chế đưa ra ở Anfa ; «phức đức» nghĩa là phải miễn xá cho những người chiếm được địa vị ở Alger, Rabat và Dakar. Ông nói : « ông thử nghĩ xem, thật là một điều bất hạnh cho ông nếu người ta không để ông hưởng lợi của một công thức mà ông đã không để cho người khác hưởng. Ông muốn tự giam mình ở Anh quốc và đứng ngoài cuộc khi nước Pháp được giải phóng không có ông tham dự?»

        Tôi trả lời tổng giám mục rằng trong trường hợp ấy sẽ không có sự giải phóng nước Pháp vì cuộc chiến thắng đối với nước tôi chỉ là thay thế quyền hành của người Đức bằng thử quyền hành do người Anh lựa chọn và bắt buộc chúng tôi phải chấp nhận. Người ta có thể biết trước một cách chắc chắn rằng dân tộc Pháp sẽ theo một nhóm giải phóng thứ ba mà các đồng minh tây phương không mãn nguyện cho lắm. Tốt hơn hết là nên để cho ý muốn của toàn dân định đoạt. Để kết luận, tôi nói cho tổng giám mục biết rằng ý muốn ấy đang thành hình mặc dầu có nhiều trở ngại. Tôi kể ra cho ông nghe một vài thí dụ như phong trào trí thức ở Bắc Phi, thái độ của thủy thủ, nhất là những tin tức nhận được ở Pháp. Nói chung thì Đức Ông Spellman không tỏ vẻ bất mãn cho lắm. Tôi cần phải nói rằng sau này tôi có bẳng chứng là trong cuộc hội đàm này tôi đã lấy được cảm tình của Đức Ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #219 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 09:56:34 pm »


        Sau đấy, ông Churchill phơi bầy gan ruột của ông. Ngày mùng 2 tháng tư, tôi cùng Massigli đến thăm ông, vì Thủ Tướng, có ông Alexander Cadogan phụ tá, cho tôi biết rằng tôi đến Alger sẽ gây nhiều hậu quả trầm trọng nếu trước tiên không thỏa hiệp với Giraud. Đối với Churchill thì thỏa hiệp có nghĩa là tôi phải chấp nhận những điều kiện đã đưa ra ở Anfa. Không có sự thỏa hiệp trên căn bản ẩy, thì theo ông, sự có mặt của tôi ở Bắc Phi sẽ đem lại những hậu quả tai hại cho trật tự công cộng và tình hình quân sự. Ông cho biết chiếc phi cơ tôi yêu cầu đã sẵn sàng. Nhưng tại sao không đợi lúc thuận tiện hơn, ông Eden ở bên Mỹ có thời giờ trở về và tướng Catroux mới ở Alger được một tuần lễ, có đủ thời giờ để gây ảnh hưởng ? Muốn cho Ô. Churchill lột bỏ mặt nạ, lúc ra về tôi công bố rằng tôi vẫn định bay sang Alger, không nhận những điều kiện của ông. Bấy giờ Thủ Tướng mới cho tôi biết rằng tướng Eisenhower yêu cầu tôi hoãn chuyến đi này. Nhưng sau đấy tôi cho dò hỏi thì biết rằng tướng Eisenhower không hề yêu cầu như vậy, điều đó làm cho Churchill phải công khai thừa nhận rằng chính ông ta vận động với tôi và chính ông ta ngăn cản chuyến đi của tôi.

        Ngày mùng 6 tháng tư tôi tiếp ông Eden và Ô. Winant mới ở Hoa Thịnh Đốn về. Cả hai người hẳn là đã đồng ý với nhau để mô tả sự phẫn nộ của của dân chúng Mỹ khi biết thái độ cố chấp của tôi và những điều bất lợi tôi đã gây ra cho nước Pháp. Họ trưng ra những lợi lộc mà đồng minh sẽ giành cho nước Pháp nếu tôi chịu để Pháp Chiến Đẩu lệ thuộc tướng Giraud. Tôi trả lời: «Tôi sẵn lòng nghe theo nếu Giraud đứng đầu Bắc Phi từ ngày 18 tháng sáu 1940 và theo đuổi cuộc chiến, không chịu theo lời khuyến dụ của Pétain và Weygand. Nhưng ngày nay mọi việc đã an bài, dân tộc Phảp đã quyết định rồi».

        Một mặt tôi phải chống lại áp lực của đồng minh, mặt khác tôi phải chống lại áp lực của nhiều người cộng sự. Thực vậy, một số người lo lắng thái độ nhất quyết của Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn, họ bị ảnh hướng của những cuộc vận động ngấm ngầm, họ ước mong có sự hợp nhất với bất cứ giá nào ; nhưng rồi họ cũng phải nhẫn nhục. Trong Ủy Hội Toàn Quốc nhiều thành viên không giấu giếm điều ấy. Chính tướng Catroux ở Alger bị chôn chân giữa những người đã chiếm được địa vị và những nhóm người của Murphy và MacMillan, cũng gửi nhiều điện văn sang đề nghị với tôi nhường cho tướng Giraud ưu thế chánh trị và quân sự. Tuy không phải là không biết đến ý kiến của mọi người, nhưng tôi không nghe lời khuyên bảo. Bởi vì sau hàng cây tượng trưng cho những khó khăn lúc này, còn có khu rừng, nghĩa là dân tộc Pháp.

        Tương lai tổ quốc tùy thuộc cuộc tranh chấp này. Ủy Hội Toàn Quốc đồng thanh công nhận sự kiện ấy vào ngày mùng 10 tháng tư, khi người ta nhận được thư của Giraud trả lời bản giác thư ngày 23 tháng hai. Catroux mang thư trả lời từ Alger. Hẳn là tài liệu ấy có giọng huyênh hoang chấp thuận những nguyên tắc hợp tình hợp lý. Nhưng ngoài thực tế, việc thi hành có tác dụng ngăn cản nước Pháp thành lập một chính phủ cho đến khi chẩm dứt chiến tranh và trao cho vị Tống Chỉ Huy, nghĩa là đồng minh, những quyền hành không giới hạn.

        Lại một lần nữa họ đề nghị với chúng ta chỉ đặt ở Alger một « Hội Đồng lãnh thổ Hải Ngoại», có Giraud, de Gaulle, các công sứ và toàn quyền tại chức, các « ủy viên » đảm nhiệm những chức vụ đặc biệt nào đó. Hội đồng này tự ngăn cấm mình tạo lấy khả năng chánh trị. Hội đồng chỉ có nhiệm vụ phối hợp hành chánh chứ không có quyền lãnh đạo quốc gia. Còn như tưởng Giraud, vị tổng chỉ huy, thì ông phải phụ thuộc quyền chỉ huy của đồng minh và không thuộc quyền một nhà đương cuộc Pháp nào. Hơn thế, trong tình trạng bao vây và cho đến lúc giải phóng, ông nắm trọn quyền bảo vệ trật tự và bộ dụng công chức trên toàn thể lãnh thổ Chánh quốc. Như vậy, vì không có một quyền trung ương Pháp thực sự, mọi việc chính yếu đều trao cho một người chỉ huy quân sự thuộc quyền một vị tướng ngoại quốc. Bộ máy kỳ dị đó sẽ tồn tại chừng nào còn chiến tranh. Sau đó người ta không hỏi ý kiến quốc dân mà người ta định áp dụng một đạo luật từ năm 1872 gọi là luật Tréveneuc quy định trường hợp không có quốc hội, các hội đồng toàn quốc sẽ kiêm nhiệm hành chánh và lập chính phủ. Nói tóm lại, theo Giraud thì mọi việc đều xảy ra như nước Pháp không còn hiện hữu như một Chính Phủ, ít ra cho đến ngày chiến thắng. Đây chính là thuyết của Roosevelt.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM