Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:11:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37728 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #170 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:18:53 pm »

       
HỒI KÝ CHIẾN TRANH

TẬP 2
    
1942 - 1944

THỐNG NHẤT


LỜI TỰA CỦA NGƯỜI DỊCH

        Nửa đầu thế kỷ XX, nền dân chủ cổ điển đã qua cả hai giai đoạn cực thịnh và cực suy. Sau hỏi chiến tranh thứ nhất nền dân chủ tự do đã biết những ngày hưng thịnh, nhưng chỉ có bề ngoài, bên trong chứa dựng nhiêu mâu thuẫn cho nên chẳng được bao lầu chế độ phải thoái trào.

        Sự đắc thắng của Đồng Minh năm 1918 được coi như sự đắc thắng của nền dần chủ. Hòa ước Versailles, hội Quốc Liên, đều xây dựng trong tinh thần dân chủ. Cao trào dần chủ tự do đã từ phạm vi quốc gia lan rộng đến phạm vi quốc tế, nhưng bên cạnh vẫn có sự đe dọa của Đệ Nhị Quốc Tế triệt để chống lại. Cuộc cách mạng Nga 1917 mới đầu được thế giới chú trọng vì hy vọng sẽ tìm lối thoát cho nhân loại, nhưng nền dân chủ nhân dân tiến lần đến chế độ độc tài cho nên đã phản lại dân chủ làm cho thế giới thất vọng.

        Mười năm sau ngày ký hiệp định đình chiến, năm 1929, không những Nga Sô buông bức màn sắt xuống thi hành một chính thể độc tài khắt khe hơn bao giờ hết, mà các chính thể dân chủ tự do ở Trung Au và Đông Âu cũng bắt đầu suy sụp. Nước Ý phát xít với Mussolini ngự trị, nước Đức Na Di dưới gót giầy Hitler, đều bành trướng rất mau, chỉ 6 năm sau đã trở thành mối đe dọa cho thể giới, đáng sợ hơn Cộng Sản Nga Sô; cộng sản quốc tế lâm nguy phải tìm đồng minh ở các nước Anh, Mỹ. Tình trạng khẩn trương ở Âu Châu bấy giờ cần một sự giải quyết cấp bách ; giải pháp hợp thời nhưng miễn cưỡng là trận Đại chiến thứ hai với cả hai tính chất: tranh chấp quốc gia và va chạm lý tưởng.

        Như vậy, trận đại chiến thứ hai là một trận thư hùng giữa ba khối: độc tài hữu (Đức, Ý) độc tài tả (Nga Sô) và dân chủ tự do (Anh, Mỹ diễn lại trên), một bình diện rộng lớn khắp hoàn vũ thể tam quốc ngày xưa. Các quốc gia khác đều phải ngả theo một trong ba khối ấy: Nhật theo Trục, Pháp, các quốc gia nhược tiểu Âu Chau và Trung Hoa theo dân chủ Tự Do. Cán cần lực lượng nghiêng về phe tự do vì độc tài tả (Nga Sô) đi với dân chủ tự do làm mất thế chân vạc chổng đỡ hoàn cầu.

        Tổng tài tả Sít Ta lin trả lời đích đáng sự thách thức của Hitler bằng trận Stalingrad, thanh thế lẫy lừng hơn bao giờ hết, còn hai vị tổng tài hữu đều đem thần đền tội trong buổi hoàng hôn đẫm máu của hai chế độ chánh trị phiêu lưu.

        Sân khấu thế giới đã loại bỏ hẳn độc tài hữu, còn lại độc tài tả trở thành đối lập với Thế giới tự do, phải chăng người ta đang chờ đợi một lực lượng thứ ba lập lại thế chần vạc chống đỡ hoàn cầu ?

        Trong bối cảnh hoàn cầu ấy và trong tình trạng bại trận 1940, de Gaulle tìm thế đứng cho mình trong cuộc chiến và cho nước Pháp sau cuộc chiến.

        Vậy de Gaulle là ai ? Ông ta đã làm gì để cứu vãn nước Pháp sau trận thảm bại 1940 ? Và ông viết Hồi Ký Chiến Tranh để làm gì ?

        « Trong đời tôi, tôi đã tự tạo lấy một ý niệm về nước Pháp bắt nguồn từ tình cảm cũng như lý trí». Đây là câu mở đầu những trang tự thuật mà nhà phê bình văn học P. de Boisdeffre đã công nhận giá trị đặc sắc. Ông đã mang theo ý niệm ấy khi chạy sang Anh, gia tài chỉ vỏn vẹn có 100.000 quan của người bạn Paul Reynaud tặng ông, với ngưỡng vọng uống cạn nước dại dương.

        Ông viết nhật ký để thanh minh với dân tộc Pháp việc làm của ông, nhưng có lẽ để tranh ghế Tổng Thống nước Pháp vì, như ông đã nói, ông phải lập lại trật tự nước Pháp mới thì sự nghiệp của ông mới hoàn thành, giai đoạn giải phóng mới là giai đoạn đầu. Nhưng xuyên qua thiên hồi ký, người dọc có thể thâu lượm được ít nhiều bí ẩn về cuộc đại chiến này như thầm vọng cao đại của Roosevelt, sự tranh giành đế quốc giữa Anh và Pháp Tự Do, chiến lược của đồng minh chống lại chiến lược của Hitler và chiến lược của de Gaulle giành lấy thể đứng giữa địch thủ và địch thủ đồng minh, những mưu chước chính trị dọc say mê như một pho truyện tam quốc. Tóm lại, người đọc có thể lý hội được những bài học lịch sử sống động về chính trị, ngoại giao, dân vận, dụng binh. Để đối phó với một hoàn cảnh phức tạp và gay go trên bình diện cao trọng nhất của hoạt động trên đời này, de Gaulle quả là một người gang thép, thêm vào tài thao lược, còn có mưu chước thâm độc của một chính khách nhà nghề. Cả một thế giới bí ẩn của cái gọi là chính trị ngoại giao mà chúng ta chỉ có thể nghĩ đến với một thứ tôn kính trọng vọng nếu chỉ biết có bề ngoài, de Gaulle đã cố ý hay vô tình đem phổ biến. Nhưng cũng may mà những bài học sống động này sẽ bổ túc cho mớ kiến thức từ chương mà người ta thầu lượm được trong sách vở; thực tại đem đối chiếu với từ chương sẽ cho một ý niệm sâu xa hơn về chính trị và ngoại giao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #171 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:20:02 pm »


        Quảng đại quần chúng cũng có một ý niệm rõ ràng hơn về bộ mặt chiến tranh hiện thời, một cuộc chiến tranh toàn diện theo ý nghĩa đầy đủ nhất, huy động toàn lực quân sự, sản xuất, kỹ nghệ, tinh thần, tầm lý và băn năng thâm sâu nhất của con người và tập thể. Về quân sự, con bài tủ của de Gaulle là đạo quân cơ giới với khả năng chuyền vận vũ bão và sức công phá mãnh liệt, mà theo ông, chính ông là tác giả, nhưng lại được địch thủ Hitler của ông xử dụng để đánh bại nước Pháp. Những bài học dân vận của Lénine đã được hai môn đệ siêng năng là Mussolini và Hitler học lỏm và đem áp dụng có kết quá trong hoàn cảnh đặc biệt của hai xứ ấy. De Gaulle có ngưỡng vọng đề ra một đường lối dân vận chống lại, đồng thời lợi dụng, áp lực của cả hai lực lượng quần chúng độc tài tả hữu. Ông đã có bí quyết lợi dụng cộng sản để chống lại quốc xã, để dùng vào sự nghiệp giải phóng, và sau cùng giới hạn vị thể của họ vào phạm vi một đảng chính trị không mạnh hơn hồi tiền chiến. Đây là một sáng kiến có nhãn hiệu de Gaulle. Phải đọc những bài diễn văn hiệu triệu quần chúng của ông, những kế hoạch vận động quần chúng của ông, mới thấy sự am hiểu sâu xa tầm lý của quần chúng, phản ứng và khuynh hướng thâm sâu của quần chúng. Chính ông cũng nói rằng việc gì thì có thể giao cho phụ tá nhưng chính ông phải nghiền ngẫm trong những đêm thanh vắng, cái gì cần nói và cách nói với quần chúng để thấu dạt những kết quả mong muốn.

        Nhà phê bình văn học Pháp P. để Boisdeffre đã viết: «Các lãnh tụ tiếng tầm nhất của nước Pháp đã nhờ hoạt động văn nghệ mà đạt được phần lớn uy tín của họ — ngày trước có Léon Blum và E. Herriot, ngày nay có tướng de Gaulle và A. Malraux». Ông còn viết : « Văn chương đã trở thành quyền thứ tư, ngang hàng với báo chí». Có lẽ de Gaulle đã dùng quyền thứ tư này sau ngày thất bại chính trường dề lấy lại uy tín — hình như tác phẩm của ông được dân chúng Pháp tiếp đón niềm nở; có lẽ uy tín quân sự đã ảnh hưởng phần nào đến thành công văn nghệ. Nhưng với một sự dè dặt nào đó và trong một phạm vi hạn hẹp nào đó chúng ta có thể chấp nhận tác phẩm của ông như một văn phẩm.

        Sự dè dặt ấy tất nhiên phải có đối với một tác phẩm viết ra để đề cao phe nhóm của mình và để biện hộ cho việc làm của mình —  việc làm của một phe nhóm giành lấy phần ưu thắng trong cuộc tranh chấp chánh trị và kể công với quốc dân.

        Sự dè dặt ấy cũng cần phải có khi người ta nhận định trên bình diện thuần túy văn nghệ. Một văn thể nặng nề và lủng củng, khúc mắc, rườm rà, có phải là xuất ngôn của một nhà văn muốn lấy được cảm tình của người đọc chăng ?

        Lợi khí của một nhà văn là ngôn ngữ văn nghệ của họ. Cách nói của họ quan trọng hơn điều họ nói. Quả vậy, cách nói của họ đã làm cho chúng ta có thể chấp nhận những điều mà chúng ta không tin tưởng cho lắm. Đờ Gôn đã nắm vững một sự thật về sức mạnh cơ giới của đạo quân tân kỳ, nhưng ông không chinh phục được lòng người. Ồng đã phải cậy nhờ cây bút của André Pươnneau, chủ nhiệm báo Epoque. Như vậy, Đờ Gôn không có căn cơ của một nhà văn tuy ông muốn làm một nhà văn. Nhưng nếu chúng ta quan niệm văn nghệ trên một bình diện rộng rãi hơn, trên bình diện biến thành ngôn ngữ đại chúng những gì xuất phát tự thâm tâm và phát lộ thành tư tưởng và hành động quân sự, chính trị, ngoại giao, dân vận, nếu xét như vậy thì chúng ta sẽ thấy ông có khả năng diễn tả ý tưởng của ông dưới một hình thức phổ cập không phải giới chuyên môn cũng có thể hiểu được. Những vấn đề chính trị, ngoại giao, quân sự rất khúc mắc vì xảy ra trên bình diện quốc tế, đã xuất hiện dưới mắt người đọc một cách sáng sủa, giản dị và dễ lý hội lạ lùng. Quả là khả năng xuất ngôn của ông đã giúp ông dạt được kết quả ấy.

        Hơn thế, những trang tự thuật mà Boisdeffre cho là tuyệt bút, những bài diễn văn phảng phất xúc động chân thành của người ái quốc, có thể làm ta nghĩ đến bài Bình Ngô Đại Cáo, những bức giác thư trần tình với mục đích thuyết phục đồng minh, trong đó cái nhìn thông minh phối hợp với nhiệt tâm của một chính khách, những bản văn đó quả đã chinh phục được người đọc một cách khó nhọc.

        Ngôn ngừ của một «écrivant» tuy không phải là ngôn ngữ của một «écrivain», nhưng nhiều khi cũng đạt được mục tiêu văn nghệ ở bên lề văn nghệ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #172 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:21:45 pm »


KHÚC QUANH LỊCH SỬ

        Đến mùa xuân năm thứ ba chiến cuộc, vận mệnh thế giới được định đoạt. Mọi việc đã an bài. Cán cân lực lượng đảo lộn. Tại Hoa Kỳ, một số tài nguyên khổng lồ được hoán chuyền thành phương tiện chiến tranh. Nước Nga củng cổ được lực lượng vật chất và tinh thần, người ta sẽ thấy họ biếu dương lực lượng ấy trong trận Stalingrad. Người Anh tái chiếm được Ai Cập. Nhóm Pháp chiến đấu bành trướng thế lực trong nước cũng như ngoài nước. Sức kháng cự của các dân tộc bị đàn áp như Ba-Lan, Nam Tư, Hy Lạp đạt được giá trị chiến lược. Trong khi ấy sự cố gắng của nước Đức đã lên tới mức tối đa rồi không tiến thêm được bước nào nữa, người Ý mất tinh thần, người Hung, người Lỗ, người Bảo Gia Lợi, người Phần Lan không còn ảo tưởng tối hậu của họ nữa ; Y Pha Nho và Thổ Nhĩ Kỳ củng cổ được thế trung lập ; về phía Thái Bình Dương cuộc tiến quân của Nhật đã bị chặn đứng, thế thủ của Trung Hoa đã vững vàng ; tình thế đã thuận lợi cho đồng minh chuyển từ thế thủ sang thế công. Tây Phương đang chuẩn bị một cuộc tấn công đại quy mô.

        Tôi nhận thấy cuộc chuẩn bị ấy đi đến mức hoàn thiện. Tôi cảm thấy mình thế cô ở giữa các đồng minh thế lực,
mình nghèo khó bên cạnh các đồng minh giàu có; tôi chứa chan hy vọng nhưng cũng khắc khoải lo âu, vì dầu sao thì nước Pháp cũng ở một vị trí trung tâm của chiến cuộc. Mục tiêu của nước Pháp không phải chỉ là đánh đuổi quân thù ra khỏi cõi bờ, nước Pháp còn phải đứng vững trong tương lai với tư cách một quốc gia, một chính phủ. Một nước Phảp liệt nhược đến cùng sẽ mất tin tưởng nơi mình và không giữ được nền độc lập.

        Nước Pháp sẽ đi từ chỗ «yên lặng biển khơi» đến tình trạng suy sụp hoàn toàn, từ tình trạng nô lệ quân thù đến tình trạng lệ thuộc đồng minh. Trải lại, nước Pháp sẽ không mất gì cả nếu thống nhất được đất nước để giữ vững vị thế của mình. Lần này cũng vậy, nước Pháp có thể cứu vãn được tương lai với điều kiện là tập hợp được mọi lực lượng quốc gia đặt dưới một quyền lãnh đạo duy nhất và tham chiến bên cạnh đồng minh cho đến khi chiến tranh kết thúc.

        Ai là người cầm quyền bính ? Tất nhiên không phải chế độ Vichy. Trước mắt quốc dân và thế giới, chế độ này đại diện cho sự chấp nhận thảm bại. Mặc dù họ có thể viện dẫn lý do nào đế bào chữa cho lỗi lầm, lỗi lầm cũng trọng đại quá, con quỷ thất vọng sẽ bắt buộc họ kiên nhẫn bảo vệ lập trường. Hẳn là sẽ có một nhân vật nào đó của chế độ ấy đứng ra nhận lãnh một vai trò phụ thuộc trong khi lên tiếng phủ nhận chế độ. Nhưng thái độ hối hận muộn màng của họ không cho ai thấy cái gì khác sự tính toán của một chính sách tùy thời. Hẳn là một tướng lãnh tài ba hướng dẫn quân đội chiến đấu anh dũng sẽ thu hút những chính khách nhà nghề chỉ đợi có giờ phút ấy. Nhưng một sáng kiến như thế không thay đổi được cái gì của một dân tộc đã hỉnh thành những khuynh hướng chỉnh trị để đối phó với thời cuộc. Cũng không có chút hy vọng nào để cho quần chúng Pháp trong cơn nguy biến hướng tin tưởng và hy vọng về một hệ thống chính trị đã bi quét sạch trong trận thảm bại trước đây. Về điểm này những người đại diện cho hệ thống ấy có uy tín hơn cả đều biết rõ hơn ai. Một vài người nghiêng về chế độ Vichy; nhiều người theo de Gaulle; một số người còn dè dặt; không ai muốn quay về tựa mạn thuyền xưa.

        Nhưng đảng cộng sản tỏ ra mình có mặt hơn bất cứ lúc nào. Từ ngày Hitler xâm lăng nước Nga, họ lên mặt kẻ giữ vai trò quán quân trên chiến trường. Họ gia nhập phong trào kháng chiến và chịu đựng những tổn thất nặng nề; họ lợi dụng tình trạng suy sụp quổc gia và tình trạng cùng khổ của dân chúng để kết hợp cách mạng xã hội và giải phóng quốc gia thành một phong trào tranh đấu duy nhắt; họ có tham vọng tự trao cho mình vinh quang cứu quốc. Họ có một tổ chức chặt chẽ, họ không cần bận tâm với những vấn đề  nhân đạo hay giá trị đời sống, họ không phải đối phó với sự khác biệt chánh kiến, họ có tài lung lạc kẻ khác và nói bất cứ thứ ngôn ngữ nào, họ muốn xuất hiện như những phần tử có khả năng lập lại một nền trật tự nào đó khi nước nhà lâm vào tình trạng hỗn loạn. Phải chăng, họ đã đề nghị với nước Pháp bị đồng minh khinh rẻ sự giúp đỡ tích cực của Nga Sô, một nước hùng cường nhất Âu Châu ? Xem như thế thì đủ biết cộng sản chỉ đợi Vichy sụp đổ để có dịp thiết lập tại đây chế độ độc tài của họ. Phải ! Nhưng sự tính toán của họ chỉ uổng công khi mà nước Pháp đã thành lập chính phủ lưu vong ở hải ngoại, khi mà trong tâm hồn người Pháp, chỗ cao trọng nhất đã dành cho một chánh thế quốc gia, khi mà vị nguyên thủ đã bất thần có mặt ở Ba Lê giữa hào quang chiến thắng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #173 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:22:02 pm »


        Đó, trách vụ của tôi là như vậy ! Đoàn kết nước Pháp trong lúc chiến tranh; tránh cho nước Pháp sự phá hoại; dẫn dắt quốc dân theo vận mệnh do quốc dân tự đinh đoạt. Hôm qua, chỉ cần một dúm người hoạt động ngoài mặt trận cũng đủ cho nước Pháp giữ được vị trí của mình trước sự biến chuyền của thời cuộc. Ngày mai, tẩt cả sẽ tùy thuộc vấn

        để thiết lập được chính quyền trung ương để cả nước nghe theo và hoan nghênh. Đối với tôi, trong giai đoạn quyết liệt này, không còn là lúc tung một vài đơn vị ra chiến trường, tiến chiếm một vài dải đất rời rạc ở khắp nơi và ca ngợi trước quốc dân khúc tình ca của nước Pháp kiêu hùng. Nhiệm vụ của tôi là phải tập hợp toàn thể quốc dân lại, phải chấp nhận tất cả các quan niệm dị đồng để thực hiện sự tập hợp ấy. Không có sự thỏa thuận của các đồng minh, trong tinh trạng chia rễ trầm trọng và trước một kẻ thù hung dữ, tôi phải thống nhất một nước Pháp bị xâu xé bởi biết bao thế lực kình chống nhau.

        Xem như thế thì đủ biết tôi có ý định cấp bách vẻn màn bí mật bao phủ kế hoạch của người Mỹ và người Anh trong lúc khỏi diễn màn phụ của cuộc chiến này. Ngoài thực tế thì nước Mỹ dành lấy quyền quyết định vì kể từ đây nỗ lực chính yếu trong cuộc chiến về phần họ gánh vác. Tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng Thống và các bộ trưởng, các vị chỉ huy, đều cảm thấy mình trở thành những người lãnh đạo khối liên minh. Thái độ và cử chỉ của họ biểu lộ điều ấy khá rõ ràng. Bên nước Anh, người ta đã thấy những đạo tiền quân của thủy lục không quân Mỹ tiến đến các căn cứ và các doanh trại của người Anh. Phố xá, cửa tiệm, rạp chớp bóng, hàng quán ở Luân Đôn đông nghẹt lính Mỹ vui tính và chẳng cần giữ ý tứ gì cả. Tướng Eisenhower, tưởng Clark, đô đốc Stark, tướng Spaatz, chỉ huy lục, hải, không quân Hoa Kỳ tại Âu Châu, trưng ra guồng máy tối tân của bộ tham mưu giữa tổ chức cổ truyền của Tổng cục chiến tranh, Bộ tư lệnh Hải quân và Không lực Hoàng Gia bên Anh quốc. Người Anh tuy có tiếng là biết tự chủ đến cao độ nhưng không giấu giếm nỗi ưu tư khi thấy mình không còn là chủ nhân nhà mình và không còn giữ vai trò chính yếu trong chiến cuộc mà từ hai năm nay họ đảm nhiệm rất đắc lực đáng khen.

        Tôi không khỏi lo âu khi trông thấy họ phải theo đuôi những người mới đến. Hẳn là người ta có thể nhận thấy qua dư luận và trong giới chỉ huy, nhiêu yếu tổ không thích ứng được với sự lệ thuộc ấy. Rõ hơn cả là trường hợp bộ Ngoại Giao Anh. Những đòi hỏi của sự «thuê nhượng» ẩy đè nặng xuống ý muốn tự chủ của họ. Chỉnh ông Churchill, vì tình cảm hay vì chiến thuật, cũng quyết định chỉ làm một «thuộc viên của Roosevelt ». Vì nước Pháp không thể đóng vai trò cổ truyền dẫn đầu Cựu đại lục cho nên sự lu mờ của nước Anh không khỏi báo hiệu những khó khăn sau này khi dàn xếp mọi việc ở Âu Châu, nước Anh tuy ở vị trí một hải đảo nhưng liên hệ mật thiết với Cựu đại lục.

        Lúc này người Mỹ chưa nhất quyết theo chiến lược nào. Tống Thống Roosevelt và các cố vấn của ông còn đang bù đầu với hai quan niệm khác hẳn nhau. Có khi Hoa Thịnh Đốn chịu ảnh hưởng của quốc dân hiếu động và bồng bột, phấn khích vì nỗ lực võ trang và tổ chức tốt đẹp, đã dự định một cuộc đổ bộ chớp nhoáng. Vả chăng, người Nga đang đau khổ vì chết chóc và hăng say báo thù dưới gọng kềm công hãm của quân Đức, cũng đang cả tiếng đòi hỏi mở một « mặt trận thử hai». Sự yêu cầu khẩn khoản của họ làm cho người Anh lo ngại, người Anh vẫn âm thầm lo ngại Mạc Tư Khoa có thể phản phúc đồng minh. Kế sách của các tướng lãnh Mỹ tuy được giữ bí mật lắm, nhưng chúng tôi cũng biết rằng họ đang chuẩn bị mở cuộc tấn công để vào cuối năm ít ra cũng lập được một đầu cầu tại đất Pháp.

        Nhưng, tuy có vuốt ve một giấc mộng tảo bạo, người Mỹ cũng chịu nghe lời thận trọng. Họ cũng trù định một kế hoạch đổ bộ tại Bắc Phi, mặc dù phải đình hoãn những cuộc đụng độ lớn lao tại Âu Châu. Giữa lúc đưa quân sang bờ bên kia Đại Tây Dương, cấp lãnh đạo của Hoa Kỳ quả là đã lo ngại nhiều. Đây là lần thứ nhất trong lich sử người Mỹ đứng ra chỉ huy những cuộc hành quân lớn. Trong kỳ thế chiến thứ nhất họ chỉ tung nhiều quân ra bãi chiến trường vào những trận cuối cùng. Và cũng chỉ với tư cách một lực lượng phụ, nghĩa là chiến đấu dưới quyền chỉ huy của người khác. Tuy rằng thủy quân của họ đã mạnh nhất hoàn cầu và có thể thu dùng dễ dàng tất cả tầu chiến và phi cơ của nước khác đặt dưới quyền chỉ huy của họ, nhưng bộ binh và không binh mới phôi thai, họ còn mất một thời gian nữa để thích ứng với kích thước khổng lồ của việc tổ chức. Bởi thế cho nên tuy rằng tướng Marshall đã huấn luyện hàng loạt rất nhiều sư đoàn, nhưng tại Ngũ giác đài người ta còn thắc mắc tự hỏi rằng những đơn vị tổ chức vội vàng, những sĩ quan huấn luyện đơn sơ, những bộ tham mưu chân ướt chân ráo như vậy liệu có làm nên cơm cháo gì, khi đương đầu với quân Đức quốc xã. Trước ngày nhập cuộc chiến, người ta nghiêng về giải pháp thực hiện kế hoạch từng giai đoạn và có sự chuyến tiếp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #174 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:22:33 pm »


        Vả chăng về phía người Anh người ta không muốn tiến hành mọi việc một cách gấp rút. Họ đã từ bỏ quyền «làm lãnh tụ », họ cho rằng một cuộc chiến thắng không hẳn là sự chiến thẳng của họ không nên làm tốn kém cho họ quá nhiều. Trì hoãn những trận chiến lớn, người ta sẽ có thời giờ tăng cường quân lực Hoa Kỳ và tránh tổn thất cho quân lực nước Anh. Vả chăng Luân Đôn đã chứng kiến sự tiến triền mạnh mẽ của vũ khí Hoa Kỳ, người ta tính toán rằng binh lực của đồng minh đã hơn trội, đến năm 1943 sẽ hùng mạnh hơn nhiều, và đến năm 1944 thì sức mạnh sẽ vô song. Hơn thế nữa, cần gì phải mạo hiềm một cách hấp tấp để có thể chuốc lấy một trận Dunkerque thứ hai, trong khi mỗi ngày qua quân địch thêm hao mòn tại mặt trận Nga Sô ? Nhất là khi những trận dội bom của Không lực Hoàng Gia và của pháo đài bay Hoa Kỳ đã bắt đầu gây tổn hại nặng nề cho nền kỹ nghệ Đức Quốc, trong khi ấy Không lực Đức ít khi hoạt động bên đất Anh. Sau hết, việc xử dụng tàu chở hàng và tàu hộ tổng Hoa Kỳ đã giải quyết xong vấn đề chuyên chở. Nên nói thêm rằng chiến lược của Luân Đôn được quan niệm là cái đuôi của chính sách chánh trị, người Anh chỉ chú trọng đến Địa Trung Hải, họ bảo vệ những vi trí đã chiếm được ở Ai Cập, ở các nước Á Rập, ở Chypre, Malte, Gibraltar, họ dự tính chiếm thêm ở Libve, Syrie, Hi Lạp, Nam Tư. Như vậy, người Anh hướng những cuộc tấn công vào các vi trí ấy.

        Tùy theo Hoa Thịnh Đổn nghiêng về cuộc đổ bộ trên đất Pháp hay về sự tiến chiếm Maroc, Algẻrie, Tunisie, thái độ của họ đối với nhóm Pháp chiến đấu sẽ khác nhau. Trong trường hợp thứ nhất họ sẽ vần ngay lực lượng kháng chiến Pháp tham dự vào cuộc chiến. Tuy họ làm như ngờ vực, nhưng họ biết rõ rằng tướng de Gaulle có thể góp sức chiến đấu đáng kề. Như vậy sẽ phải dành cho ông ta một chỗ đứng. Nhưng trong giả thuyết thứ hai người Mỹ sẽ trở lại chiến lược theo đuổi từ năm 1940 : chiếm đóng Bắc Phi, nhờ sự trợ giúp của các nhà cầm quyền địa phương và gạt tướng de Gaulle ra ngoài. Sau này chúng ta sẽ thấy đồng minh Hoa Kỳ của chúng ta lần lượt áp dụng cả hai kế sách.

        Đến cuối tháng năm 1942 họ nghiêng về giải pháp làm thân với chúng ta. Ngày 21, ông John Winant, đại sứ Hoa Kỳ ở Luân Đôn, hỏi ý kiến tôi cho có hình thức thôi. Họ muốn biết ý kiến của tôi về một cuộc tấn công từ ngoài biển Manche vào đất Pháp, về vai trò trực tiếp của chúng tôi trong cuộc tấn công ấy, về mối liên lạc giữa ủy ban toàn quốc Pháp và các chính phủ đồng minh. Ngày mùng một tháng sáu ông đại sử lại xin tiếp xúc lần thứ hai. Lần này có mặt ông Eden : người Anh muốn tham dự vào các cuộc đàm phán. Ngày 29 tháng sáu Eden một mình tiếp xúc với tôi bàn việc thừa nhận nước Pháp, với tư cách một người trung gian thành thực, ông ta thông bảo cho tôi biết công thức của chính phủ Hoa Thạnh Đốn. Ngày hôm sau tôi tiếp kiến đại sử Winant một lần nữa, có sự hiện diện của ông Pleven. Trong khi ấy, Churchill sang Hoa Thinh Đốn bàn về chiến lược; ông ta thúc giục Tổng Thống Mỹ chấp nhận thái độ thỏa hiệp với tôi cho có hình thức bề ngoài.

        Mọi việc đi đến kết quả là ngày mùng 9 tháng bảy, Hoa Kỳ gởi cho tôi một bức giác thư sau khi tôi chấp thuận các điều khoản thỏa hiệp. Phần mở đầu có ghi: «Tướng de Gaulle đã xem qua và rất vui lòng». Bức giác thư tuyên bố rằng : « Chính phủ Hoa Kỳ và ủy ban toàn quốc Pháp đã hợp tác chặt chẽ trong một vài khu vực... Muổn cho cuộc hợp tác thêm hữu hiệu, đô đốc Stark được chỉ định làm đại diện chính phủ Hoa Kỳ để thảo luận với ủy ban toàn quốc Pháp về mọi vấn đề liên hệ đến việc tiếp tục cuộc chiến...; chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận sự đóng góp công lao của tướng de Gaulle và sự cố gắng của ủy ban toàn quốc Pháp nhằm mục đích bảo toàn nét sống động tinh thần cỗ truyền của nước Pháp, và của các định chế Pháp...; mục tiêu chung sẽ đạt được dễ dàng hơn nếu Hoa Kỳ trợ giúp quân sự và mọi phương diện có thể trợ giúp được cho ủy ban toàn quốc Pháp, biểu tượng cho cuộc kháng chiến Pháp chống lại các nước trong khối Trục ».

        Bốn ngày sau, bọ công bổ một bản tuyên ngôn nới rộng nguyên tắc thiết lập bang giao với chúng ta. Người Anh chấp nhận rằng từ đây « phong trào Pháp tự do sẽ được chánh thức thừa nhận với danh xưng Pháp chiến đấu». Ngày 13 tháng bảy chánh phủ Anh công nhận rằng Pháp chiến đấu gồm những phần tử Pháp ở bất cứ nơi nào và những lãnh thố Pháp đoàn tụ với nhau để hợp tác với các Quốc Gia Liên Hiệp trong cuộc chiến tranh chống lại kẻ thù chung... ủy ban toàn quốc Pháp đại diện cho quyền lợi của người Pháp và lãnh thổ Pháp tại Anh Cát Lợi». Nếu chấp nhận ý nghĩa những danh từ dùng trong bản tuyên ngôn thì ít ra người ta cũng phải hiểu rằng người Anh có phận sự không làm gì ngăn cản tôi xử dụng quyền hành tại các phần đất Pháp và các thuộc địa Pháp trở lại tham gia cuộc chiến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #175 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:22:47 pm »


        Nhiều cử chỉ và nhiều cuộc vận động khác của đồng minh cho biết rằng y hướng của họ đã thuận lợi cho chúng ta.

        Ngày 14 tháng bảy, tôi dự cuộc duyệt binh Pháp tại Luân Đôn, tôi nhận thấy có sự hiện diện của tướng Eisenhower và đô đốc Stark. Cũng ngày hôm ấy, ông Eden nỏi trên đài truyền thanh, chúc mừng dân tộc Pháp nhân ngày khánh tiết và tuyên bố rằng : «Tôi ngỏ lời với quý quốc như nói với nước đồng minh chứ không phải nói với nước bạn.. Nhờ sự quyết định của tướng de Gaulle, nước Pháp chưa bao giờ vắng mặt trên chiến trường.... Nước Anh đã chứng kiến sự lớn mạnh của phong trào khảng chiến Pháp với niềm hy vọng và sự ngọi khen... Trước mắt chúng tôi. sự phục hồi nước Pháp lớn mạnh và độc lập không những chỉ là một điều hứa hẹn, mà còn là một sự cần thiết, vì không có sự phục hồi ấy, hy vọng tái thiết Âu Châu sẽ trở nên viễn vông ». Ngày 23 tháng bảy, tướng Marshall và đô đốc King lại có mặt ở Luân Đôn, lần này họ muốn tiếp xúc với tôi. Tôi đã tiếp họ cùng với Arnold, Eisenhower và stark. Trong cuộc hội đàm này, tôi trình bày cho các tướng tả Mỹ biết lập 1 rường của chúng ta đối với việc mở một mặt trận thứ hai, đối với sự tham gia của nước Pháp vào cuộc chiến, ở bên ngoài cũng như ở bên trong, sau hết đổi với những điều kiện mà đồng minh phải chấp thuận để sự hợp tác có hiệu quả.

        Dĩ nhiên, tôi tản thành một cuộc tấn công trực tiểp vào Âu Châu từ căn cứ Anh quốc. Không có cuộc hành quân nào khác có thể đưa tới sự quyết định, vả chăng, đổi với nước Pbáp thì giải pháp thỏa đảng hơn cả là giải pháp rút ngắn cuộc xâm lăng và thực hiện gấp rút sự đoàn kết quổc gia, nghĩa là chánh quổc sẽ trở thành chiến địa. Hẳn là Vichy sẽ tiếp tục thần phục nước Đức. Nhưng sẽ mẩt hết chút uy tín còn lại. Hẳn là kẻ xâm lăng sẽ chiếm đóng khu vực tự do. Nhưng nếu như vậy thì sẽ dẹp tan được tình trạng mập mờ; đạo quân ở Phi Châu và có lẽ cả hải quân cũng trở lại tham chiến, trong khi tại nước Pháp, nhiều người sẽ chạy sang hàng ngũ khảng chiến. Như vậy, có thể quy tụ mọi phe nhóm Pháp đặt dưới sự chỉ huy của một chính quyền duy nhẩt,  ngăn cản sự phá hoại ở trong nước và thiết lập sự đại diện của nước Pháp có bề thế ở nước ngoài.

        Những điểm then chốt là quân đồng minh không bị đầy lui trở lại ngoài biển. Trong những cuộc trao đổi quan điểm với Churchill, Eden, Winant, Marshall... v.v..., tôi đã dự tính con số lực lượng, theo tôi, cần thiết cho một cuộc đổ bộ : «Theo tin tức tình bảo của chúng tôi thì quân Đức để ở Pháp một số sư đoàn là 25, 26 hay 27 tùy từng lúc. Họ có thể  đưa từ bên Đức sang độ 15 sư đoàn nữa. Như vậy, lúc đầu đồng minh phải đương đầu với 40 sư đoàn. Nếu kể đến sự thiếu kinh nghiệm của phần lớn các đơn vị Anh và sự lợi thế của địch đã có thời giờ tổ chức chiến trường, thì ít nhất đồng minh cũng phải có 50 sư đoàn, và 6 hay 7 thiết giáp hạm ngay từ đầu. Ngoài ra, còn phải hơn trội rất xa về không quân. Nếu thực hiện cuộc tấn công vào mùa thu năm tới thì quân Đức mắc kẹt sâu trong nội địa nước Nga sẽ khó mà đưa quân về. Vả chăng, hoạt động phối hợp của không lực với quân kháng chiến Pháp nhắm vào sự tiếp vận của địch, theo «kế hoạch xanh » của Pháp chiến đấu, sẽ gây nhiều khó khăn nghiêm trọng cho việc binh vận của địch ở đất Pháp».

        Tôi giải thích cho đồng minh biết rằng, chúng ta, nhóm Pháp tư do, chúng ta có thể cung cấp cho tiền quân đồng minh một sư đoàn đưa từ Cận đông sang, một lữ đoàn hỗn hợp lấy ở Trung Phi, một số quân tập kích và lính dù, 4 đội phi cơ, toàn thể số tàu chiến và tàu chờ hàng của chúng ta. Từ đầu tháng bảy, tôi đã ra chỉ thị cho tàu bè của chúng ta sẵn sàng để đảm nhiệm việc chuyên chở lúc cần. Ngoài ra tôi còn dự tính khi đã lập được đầu cầu tại Pháp thì có thể huy động tài nguyên và nhân lực vùng giải phóng để bổ xung quân số. Có thể rằng 8 sư đoàn và 15 đội phi cơ thành lập ở Bắc Phi và Tây Phi, cùng với một số chiến hạm lúc này bị giam giữ ở Toulon, Alexandrie, Bizerte, Casablanca, Dakar,

        Fort de France, sẽ xử dụng được sau vài tuần sửa chữa, chúng ta có thể tham dự cuộc đổ bộ thứ hai ở bờ biển Địa trung hải nước Pháp và nước Ý. Sau hết, khi đồng minh đã tiến quân trên đất Pháp, chúng ta có thể thành lập một lực lượng Pháp bậc ba với những yếu tố của đạo quân bỉ mật làm nòng cốt. Ngày 21 tháng bảy tôi gửi cho ông Churchill và tướng Marshall, thông tri sang Mạc Tư Khoa, một công hàm để cập đến sự tham gia quân sự của nước Pháp trong các giai đoạn liên tiếp của cuộc chiến, tôi cũng nói rõ số lượng vũ khí và trang bị yêu cầu đồng minh cung cấp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #176 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:23:03 pm »


        Nhưng chẳng bao lâu có tin người Anh không muốn mạo hiểm cuộc đổ bộ lên đất Pháp trong năm ẩy. Như vậy là họ nhắm mục tiêu Bắc Phi và không cho chúng tôi tham dự. Nhiều sự việc đích xác chứng minh rằng người Mỹ không muốn để người Pháp tự do gánh vác công việc ở Maroc, Algẻrie và Tunisie. Cho đến mùa xuân năm 1941 chúng tôi còn có cơ quan tình báo ở đó, sau này chúng tôi bị cắt đứt liên lạc trực tiếp với các xứ ấy. Không bao giờ người của chúng tôi phái đi có thể đến nơi một cách trót lọt. Chưa bao giờ thư tín đến được tay chúng tôi. Đây là thư tín của đại tá Breuillac ở Tunisie, Luizet ở Algẻrie, đại tá Lelong và Funck Brentano ở Maroc. Rõ ràng là về việc này đã có chỉ thị từ Hoa Thịnh Đốn. Nhưng chúng tôi đã xử dụng một đường thông tin ngoắt nghéo khác, nhờ thế chúng tôi biết Hoa Kỳ đang nỗ lực tại chỗ và ở Vichy để tìm sự cộng tác.

        Chúng tôi biết rằng ông Robert Murphy, tổng lãnh sự Mỹ ở Alger đưa ra chương trình hoạt động «đặc biệt» để các đại sứ, lãnh sự và nhân viên mật vu Mỹ thi hành tại đất Pháp. Ông Murphy là một người khôn khéo và cả quyết, rất quen mặt từ lâu nay trong xã hội thượng lưu. Hình như ông ta cho rằng nước Pháp là những người cùng ông ta ăn chơi ở đây; ông ta thiết lập tại Bắc Phi một tổ chức âm mưu giúp đỡ cuộc đổ bộ. Ông ta còn dự định khuyến khích tại Vichy một cuộc cách mạng xa lông. Vi thế mà ông ta nâng đỡ tướng La Laurentie để ông nầy lúc trở về Ba Lê cầm đầu phong trào giải phóng, làm áp lực Thống chế Pétain và đứng ra lập chánh phủ. Người ta hỏi La Laurentie : «Thế còn de Gaulle?», ông ta trả lời: «Chúng tôi sẽ ân xá cho ông». Mặt khác, Murphy đã thúc đẩy một vài sĩ quan thân cận với tướng Weygand, bắt buộc ông này phải ra tuyên cáo và chiếm lấy địa vị của Layal. Đến phút chót, La Laurentie không thu phục được ai, còn Weygand thì từ chối không chống lại Pétain. Murphy lại tiếp xúc với tướng Giraud, ông này vừa thoát ngục, đang nóng lòng tiếp tục cuộc chiến đấu; hình như Giraud có thể xúi giục quân đội Phi Châu nổi loạn nếu ông có mặt trước binh sĩ.

        Riêng tôi, tôi đang tìm cách móc nối với tướng Giraud. Từ tháng năm 1942, nhân một cuộc hợp báo, tôi đã nhắc đến ông ta với lời lẽ hết sức trọng vọng. Sang tháng sáu và tháng bảy, nhiều đại diện của tôi đã gặp ông nhiều lần và cho ông biết chúng tôi muốn hợp tác với ông. Ông là một vị tướng tài giỏi, tôi rất ngưỡng mộ, năm 1940 ông không giành được chức vụ chỉ huy quân đoàn thứ VII. Đến sau, bất thần ông được chỉ định chỉ huy quân đoàn thử IX bấy giờ đang bại trận, ông bị bao vây và bị cầm tù trước khi làm được việc gì. Nhưng người ta có thể nghĩ rằng nếu đặt ông vào một khung cảnh khác hẳn, ông sẽ hoạt động để chổng lại bước không may. Dịp may đã đến khi ông vượt ngục tù của người Đức. Theo tôi, nếu ông trở lại với quân kháng chiến thì đó là một diễn biến quan trọng.

        Tôi nghĩ rằng Bắc Phi trở lại cuộc chiến là điều chính yếu, Giraud có thể đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hướng của Bắc Phi, tôi sẵn sàng giúp ông ta với phương tiện của tôi, miễn là ông ta tỏ rõ thải độ với Vichy và thế giới. Sau đấy, ông ta sẽ có đủ tư cách để chỉ huy quân đội Pháp thống nhất trong trận chiến tranh giải phóng. Đó là những viễn ảnh và sự tiên liệu của tôi. Tôi hy vọng ông sẽ trả lời tôi bằng cách này hay cách khác và ông sẽ bí mật tỏ lòng trọng vọng những người nêu cao lá quốc kỳ trước mặt quân địch từ hai năm nay. Nhưng tôi không nhận được tin tức gì. Đề nghị của tôi chỉ được Giraud trả lời bằng sự yên lặng, ông tỏ vẻ mặn mà với những chủ trương phe nhóm và dè dặt đối với tôi, chẳng bao lâu tôi hiểu rõ tâm trạng của ông.

        Đổi với ông, vấn đề chỉ có tính cách quân sự. Chỉ cần có một lực lượng Pháp xuất hiện trên chiến trường là mọi vấn đề đều trở thành thứ yếu. Ông cho rằng phương diện tinh thần và chính trị của thảm kịch nước Pháp chỉ là thứ yếu. Ông nghĩ rằng chỉ cần nắm được quyền chỉ huy lực lượng binh bị quan trọng nhất là có thể nắm được chính quyền. Ông tin rằng cấp bậc và uy tin của ông cũng đủ cho ông khuất phục và thu hút mọi người tại ngũ và sẽ nhập ngũ, và khiến cho bộ tư lệnh đồng minh nhã nhặn mời ông hợp tác. Khi ông đã đứng đầu một đạo quân và do đó nắm vững quyền bính nước Pháp, ông sẽ đối xử với Thống chế như một bậc lão thành khả kính, nếu cần, có thể giải ngũ và cho hưởng tước lộc đại công thần trí sĩ. Còn như tướng de Gaulle, thì không thể làm gì hơn là tự đặt mình dưới quyền chỉ huy của cấp trên. Như vậy sự thống nhất quốc gia sẽ thành tựu vì sẽ xáp nhập với vấn đề đẳng cấp quân sự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #177 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:39:16 pm »


        Cách nhìn sự vật của tướng Giraud không khỏi làm tôi áy náy. Không những cách nhìn của ông chỉ là một quan niệm đơn giản hóa hai lãnh vực quân sự và chính trị, không những ông không cho rằng uy tín tự nhiên ông tự trao cho ông chỉ là một ảo tưởng mà ông còn làm cho tôi lo ngại rằng đó chính là nguồn gốc chia rẽ quốc gia để người ngoài có cơ hội chi phổi nội bộ. Bởi vì đa số kháng chiến hẳn là không chấp nhận một chánh quyền căn cứ vào sự nghiệp binh bị lẫy lừng. Ngoài ra, Pétain sẽ lên án ông, và đồng minh nắm được nhược điểm của một chính phủ không có nền mỏng vững chắc sẽ tìm cách lạm dụng quyền hành của họ, tai hại cho nước Pháp.

        Đành rằng tướng Giraud biết mình có thể giúp đồng minh chiếm được lợi thế chính yếu. Theo phúc trình từ Luân Đôn gởi về, tôi biết rằng ông đã tự ý thảo ra một chương trình. Theo ông thì đầu cầu đã có sẵn, đó là khu vực gọi là khu vực tự do của đất Pháp. Chỉ cần người Anh đến đây đúng ngày hẹn; chính ông sẽ lãnh nhiệm vụ hỗ trợ cuộc đổ bộ với đạo quân đình chiến đặt dưới quyền chỉ huy của ông, cộng thêm những đơn vị kháng chiến. Nhưng theo y tôi thì kế hoạch ẩy không có hy vọng thành công. May lắm, một vài đơn vị lẻ tẻ có thể trái lệnh Thống chế Pétain để theo Giraud, nhưng trong tình trạng thiếu vũ khí trầm trọng hẳn là họ không chổng lại nổi sự tấn công vũ bão của quân Đức quốc xã và những trận mưa bom của không quân. Thêm vào đó, còn có sự kiện đồng minh không chấp thuận một kể hoạch có thể đưa họ vào cuộc mạo hiềm tối đa. Sự thành công của một cuộc đổ bộ và những trận tấn công liên tiếp tùy thuộc việc xử dụng một lực lượng không quân và hải quân khổng lồ, như vậy, phải cần xử dụng nhiều lãnh thổ và quân cảng ở gần bãi chiến trường. Nếu đồng minh đặt chân vào miền Nam nước Pháp mà không có điềm tựa chắc chắn ở Bắc Phi thì họ chỉ có những căn cứ như Gibraltar và Malte rất eo hẹp, thiếu trang bị và dễ bị tấn công. Sau hết, theo giả thuyết của ông thì hạm đội đóng ở Toulon sẽ có thái độ nào ? Lúc này hạm đội ẩy chỉ nghe lệnh của Pétain và Darlan. Vạn nhất họ vâng lệnh Vichy chống lại đồng minh thì mọi việc còn bấp bênh hơn.

        Đến cuối tháng bảy, tôi cảm thấy có cái gì sắp xảy đến. Tuy rằng người ta giữ thật kín đảo kế hoạch hành động nhưng tôi cũng gần biết chắc rằng trong năm ấy người Mỹ chỉ cố gắng đặt tay vào Bắc Phi, người Anh sẵn lòng chấp thuận, họ sẽ dùng Giraud vào công việc ấy, họ sẽ gạt bỏ tôi ra ngoài. Như vậy, lúc khởi sự việc giải phỏng nước Pháp, tuy có nhiều điều may mắn về một vài phương diện, nhưng đối với người Pháp chúng tôi, đã xuất hiện nhiều sự khó khăn nội bộ tạo ra nhiều trở ngại cho việc thống nhất quốc gia.

        Trong những điều kiện ấy, tôi nghĩ rằng chỉ nên đánh ván bài của nước Pháp vì người khác cũng chỉ đánh ván bài của họ mà thôi. Tôi cho rằng trước hết phải củng cố hàng ngũ của người Pháp chiến đấu để lực lượng này có ưu thế chiếm được sự hâu thuẫn của toàn dân sau khi trải qua bao nhiêu giai đoạn chiến đấu. Nỗ lực tập trung lực lượng này đòi hỏi tôi phải có thái độ cứng rắn và quyết liệt, tôi cương quyết giữ vững thái độ ấy. Để đạt mục đích, trong màn phụ cuộc chiến này, tôi quyết định viếng thăm các lãnh thổ Cận đông và Phi Châu Pháp tự do, cả những bộ đội của chúng ta ở Trung Đông và vùng Tchad. Phe đồng minh ra mặt phản đối vào hồi tháng năm, từ đấy họ kiếm cách ngăn cản tôi, nại cớ rằng sắp mở mặt trận thứ hai. Lần này họ không cản trở nữa, nhân đó tôi luận ra rằng họ sửa soạn một cuộc hành quân mà không muốn cho tôi tham dự. Mặt khác, nếu tôi thắt chặt mối liên lạc nội bộ trong những mảnh đất hải ngoại còn lại và trong những đơn vị quân đội dưới quyền chỉ huy của chúng tôi, là tôi muốn tranh thủ thời gian để thống nhất mặt trận kháng chiến ở Pháp. André Philip mới sang đến nơi, tôi bổ dụng ông làm tổng ủy nội vụ ngày 27 tháng bảy với nhiệm vụ nâng đỡ Jean Moulin trong sứ mạng của ông này, bằng mọi phương tiện sẵn có như chiến cụ, nhân sự, tuyên truyền. Đồng thời, tôi bổ nhiệm Jacques Soustelle làm tống ủy thông tin Tôi mời đến Luân Đôn Frenay, d’Astier, Jean Pierre Lẻvy, lãnh tụ các nhóm Combat, Liberation, Franc-Tireur để mời họ chấp nhận một đường lối hoạt động chung, với mục đích hợp nhất gấp rút những phần tử bán quân sự, tôi lựa chọn tướng Delestraint và giao phó cho việc chỉ huy đạo quân bí mật ngày mai. Sau hết, để tổ chức  của chúng tôi thêm bề thế, tôi mời đến hợp tác với tôi những người tài năng như Viẻnot, Massigli, tướng d’Astier de la Vigerie, tướng Cochet, v.v... Passv lãnh nhiệm vụ liên lạc và tổ chức việc đưa đón từ Pháp sang Anh cách nào để khi xong việc ở Trung Đông và Phi Châu trở về tôi có thể ấn định nhiệm vụ giao phó cho mỗi người.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #178 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2019, 11:50:21 pm »


        Tôi ra đi ngày mùng 5 tháng tám sau khi tiếp xúc với Churchill và Eden, trong cuộc hội đàm, họ có vẻ hơi lúng túng, lời lẽ của họ xác định mối nghi ngờ của tôi rằng họ sẽ đặt tay vào những hành vi trái với thỏa ước ràng buộc Anh với Pháp từ năm 1940. Trong chuyến hay đến Le Caire, có mặt ông Averell Harriman được Roosevelt bổ nhiệm làm đại sứ ở Mạc Tư Khoa. Đối với tôi, nhà ngoại giao này, thường ngày cởi mở và hoạt bát, lúc này hình như giữ mồm giữ miệng để giữ kín một sự bí mật nặng nề. Khi đi qua Gibraltar tôi được chứng kiến những công việc xây cất lớn ở đây và tôi nhận thấy vị thống đốc ở đây. Tướng Mac Farlane, có thái độ khó hiểu, vào những dịp khác ông rất vui vẻ. Những dấu hiệu ấy cho tôi biết chắc rằng sẽ có việc gì xảy ra tại Địa Trung Hải mà chúng tôi không được tham dự. Ngày mùng 7 tháng tám tôi đến Le Caire.

        Bầu không khí ở đây cũng nặng nề như trời nóng bức. Sự thảm bại của quân đoàn VIII ở đây vẫn còn đè nặng xuống tâm trí con người. Tuy rằng Rommel đã dừng bước tiến quân từ sáu tuần lễ nay và án binh ở EL — Alamein, nhưng từ căn cứ này ông ta có thể trong hai giờ đồng hồ đưa xe thiết giáp đến Alexandrie. Bên Anh quốc, chính phủ, các sứ quán, tổng hành dinh đều lo ngại thái độ bí hiểm của vua Farouk và của nhiều nhân vật Ai Cập, hầu như họ sẵn sàng thích ứng với phe Trục nếu phe này chiến thắng. Nahas-Pacha trước đây thù nghịch với người Anh, nhưng hai bên đã giải hòa vì cùng có lợi, ông ta được nhà vua trao cho sứ mạng cầm đầu chính phủ, theo sự đề nghị ân cần của Sir Miles Lampson, đại sứ Anh tại le Caire. Ông này đến hoàng cung yềt kiến vua với một đoàn xe tăng hộ tống, Năm trước Nahas-Pacha đã nói với tôi : « Hai chúng ta cùng có một nét chung. Trong nước, chúng ta đều có đa số quần chúng, nhưng không có quyền bính». Bây giờ thì Farouk cầm quyền. Nhưng còn đâu là đa số nếu quân Ý — Đức diễn hành qua thủ đô ?

        Còn như quân đội Anh thì tôi nhận thấy tướng Auchinleck bình tĩnh, giàn dị và thẳng thắn như ngày trước, tướng Marshall Tedder ra vẽ đầy tự chủ và nắm vững nghệ thuật của mình. Nhưng bên dưới họ, nhiều người có thái độ chua chát và lo âu, họ đang chờ đợi sự thuyên chuyên lớn trong giới chỉ huy cao cấp, họ bực tức vì có lời chỉ trích của chính phủ và của báo chí Luân Đôn, sự lên ruột vì cử chỉ và ngôn ngữ khiếm nhã của người Ai Cập. Thí dụ người Ai Cập giả bộ hoan hô riêng quân Pháp tự do trong các phố xá hay trong các rạp chớp bóng ; khi tôi đến Le Caire, họ nhắc đi nhắc lại rằng de Gaulle sang nắm quyền chỉ đạo ở Trung Đồng. Hẵn là bù lại, họ thấy đổ đến Ai Cập nhiều bộ đội tốt đẹp, nhiều hạm đội hùng dũng, quân trang quân cụ dồi dào ; chính phủ Luân Đôn gửi sang thật nhiều, không so kè gì hết để chuẩn bị cuộc phản công ngày mai.

        Người Anh hình như vừa hy vọng vừa lo buồn, nhưng binh sĩ của chúng ta vui vẻ tràn bờ. Bir-Hakeim đã để cao họ trước mặt họ. Tôi sẽ ra mắt bọ. Ngày mùng 8 và ngày 11 tháng tám, Larminat giới thiệu tôi với mọi người. Nhân dịp duyệt binh sư đoàn Đệ Nhẩt khinh binh, tôi gắn huy chương giải phóng cho tướng Koenig và một vài người khác, trong số có đại tá Amilakvari. Tôi cũng thanh sát sư đoàn khinh binh thứ hai dưới quyền chỉ huy của Cazaud, và thiết đoàn của Rémy, đơn vị nào cũng được trang bị đầy đủ và muốn ra mặt trận. Tôi cũng đến thăm phi công và lính dù. Tất cả đều được tôi luyện qua nhiều thử thách và tôi tin chắc rằng không bao giờ họ phản phúc tôi. Tôi rất tin tưởng và lấy làm hãnh diện khi đứng xem diễn hành dưới ánh nắng chói chang tháng tám nào bộ đội, nào súng ống, nào chiến xa, nào binh chúng; có đủ các sắc dân trong hàng ngũ binh sĩ, sĩ quan là những người hy sinh tất cả cho vinh quang và chiến thắng. Giữa chúng tôi có một sự cảm thông, một sự đồng tâm tương ứng làm cho một đợt sóng vui vẻ tràn ngập cả người chúng tôi và làm co giãn lớp cát mềm dưới gót chân. Nhưng khi hàng cuối đoàn binh sĩ đã đi xa rồi, cơn mơ mộng choáng váng của tôi cũng biến mất. Bây giờ tôi chợt nghĩ đến những binh sĩ, những thủy thủ, những phi công Pháp được lệnh chống lại phe de Gaulle và đồng minh một cách phi lý.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #179 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 11:27:49 pm »

     
        Đến tòa đại lý của chúng tôi ở Le Caire, tôi tiếp xúc với một sổ kiều dân Pháp quan trọng ở Ai Cập. Nam tước de Benoist đại diện cho nước Pháp ở đây. Nhờ ông và những người cộng sự của ông như nam tươdc de Vaux, Renẻ Filliol và Georges Gorse, quyền lợi văn hóa, tôn giáo và kinh tế của nước Pháp ở đây được bảo vệ hữu hiệu trong khi chờ đợi chính phủ Ai Cập thừa nhận ủy ban toàn quốc Pháp. Báo chí và đài phát thanh Ai Cập nhận được của tòa đại lý của chúng ta những điều chỉ dẫn cần thiết. Phần lớn người Pháp ở đây đều quy tụ xung quanh vị đại lý về phương diện tinh thần, ông Benoist, với sự tiếp xủc mạnh mẽ của chúng tôi ở Luân Đôn, đã có công giữ cho kinh đào Suez bảo toàn được phương pháp làm việc của người Pháp, tuy rằng bộ tư lệnh Hải quân Anh rất muốn giành lấy quyền kiềm soát. Ngoài thực tế thì người Pháp lãnh trách nhiệm điều khiển hoạt động của kinh đào suốt thời gian chiến tranh; họ đóng góp một phần quan trọng và xứng đáng vào nỗ lực của đồng minh ; bởi vì việc tiếp vận cho hạm đội và bộ binh ở Trung Đông, việc tiếp vận cho các đơn vị ở Syrie, Liban, Palestine, Transjordan!e, đều đi qua Port — Said, các đoàn xe và các cửa sông rạch đều bị Đức dội bom không ngởt. Bởi vậy cho nên tôi đến Ismaĩlia chào hỏi nhân viên điều khiển kinh đào Suez và thăm viếng căn phòng nhỏ ngày xưa Lesseps chỉ huy công việc đào kinh vĩ đại này, con kinh giờ đóng một vai trò sinh tử trong cuộc chiến.

        Đồng thời với việc đến tận nơi khuyến dụ những người Pháp tự do giữ vững tinh thần trong cuộc chiến, tôi còn thảo luận với người Anh về các vấn đề gây ra chia rẽ hai bên. Ông Churchill có mặt ở Le Caire. Chúng tôi dùng cơm với nhau ngày mùng 7 tháng tám. Ông nói : «tôi đến đây để tổ chức  lại việc chỉ huy. Đồng thời, tôi sẽ xem sự tranh chẩp của chúng ta về vấn đề Syrie đi đến đâu rồi. Sau tôi sẽ đi Mạc Tư Khoa. Nói thế để ông biết chuyến đi này của tôi có tầm quan trọng lớn mà cũng làm cho tôi lo nghĩ không ỉt». Tôi trả lời ông: «Ngoài thực tế thì đây cũng là ba vấn đề  quan trọng. Vấn đề thứ nhứt chỉ liên quan đến ông. Vấn đề thứ hai là vấn đề của tôi. Vấn đề thứ ba liên hệ đến Staline. Hẳn là ông sang báo tin cho Staline biết rằng mặt trận thứ hai chưa thể mở được trong năm nay. Tôi biết mối lo của ông về hai vấn đề sau. Nhưng ông sẽ vượt qua một cách dễ dàng vì lương tâm ông không có gì để trách móc ông cả». Churchill càu nhàu mà rằng: «ông nên biết rằng lương tâm của tôi là một cô gái ngoan, bao giờ tôi cũng thỏa thuận với cổ ».

        Quả vậy, tôi nhận thấy nước Anh vẫn tiếp tục xâm lấn Syrie một cách trắng trợn. Ngày 8 tháng tám tôi hội kiến với ông Casey, ông là người Úc, nhưng giữ chức quốc vụ khanh trong chính phủ Luân Đôn và phối hợp mọi công việc về Trung Đông. Ông nói đến cuộc bầu cử mà ông cho rằng cần phải thực hiện gấp rút tại các xứ Trung Đông. Tôi cho rằng mình có bòn phận nói cho người đối thoại dễ thương này biết ngay quan điểm của Pháp : « ủy ban toàn quốc Pháp đã quyết định năm nay sẽ không có bầu cử ở Syrie và Liban, vì không thể bắt dân đi bầu trong khi tướng Rommel đã đến cửa thành Alexandrie. Người ta có bầu cử ở Ai Cập, Irak, Transjordanie không ? ».

        Đến lượt tôi tấn công, tôi nói cho ông Quốc Vụ Khanh biết mối ưu tư của chúng ta trước chính sách của người Anh tuy họ đã ký thỏa ước với chúng ta. Đến lượt ông được nghe tôi nói đến câu kết luận trước đây tôi đã thường nói :

        « Hẳn là trên mảnh đất nầy bây giờ các ông mạnh hơn chúng tôi nhiều lắm. Vì chúng tôi suy yếu, vì đã xảy ra nhiều trận khủng hoảng từ Madagascar đến Bắc Phi và một ngày kia, có thể đến chánh quốc, vì chúng tôi đang gặp nhiều khó khăn, các ông có thể ép buộc chúng tôi phải bỏ Trung Đông. Nhưng các ông chỉ có thể đạt được mục đích bằng cách xúi giục người Ả Rập bài ngoại và lạm dụng quyền lực đối với đồng minh của các ông. Kết quả sẽ là địa vị của các ông ở Trung Đông mỗi ngày mỗi thêm bấp bênh, và dân tộc Pháp sẽ không quên oán hận các ông ». Ông Casey phật ý, ông bào chữa cho sự thành tâm thiện chí của ông trong khi nói bóng gió đến «trách nhiệm tối cao của nước Anh trong khu vực này». Tuy nhiên, ngày hôm ấy, cũng như lần thứ hai hội kiến với ông vào ngày 11 tháng tám, ông không hề nói đến bầu cử nữa.

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:45:45 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM