Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:35:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37433 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #150 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 10:32:39 pm »


        Xét rằng họ đã khước từ cả danh từ « Cộng hòa » khi ban hành những đạo luật ngụy danh là hiến định, họ đã đế cho vị quốc trưởng cái gọi là « quốc gia Pháp » những quyền hành rộng lớn như quyền hành của một vị vua chuyên chế ; vị quốc trưởng ấy sẽ hưởng quyền ấy trọn đời người hay truyền cho người khác tùy ý muốn, hay truyền tử nhược tôn mãi về sau ;

        Xét rằng, sau hết họ không ngần ngại bóp nghẹt quyền tự quyết của dân tộc, một quyền truyền thống và thiêng liêng của nước Pháp bằng cách cho phép Quốc Trưởng dùng chữ ký của một mình mình để ký kết và phê chuẩn mọi hiệp ước, kể cả những hiệp ước hòa bình hay chuyên nhượng lãnh thổ xúc phạm đến sự toàn vẹn, nền độc lập và lẽ sống của nước Pháp, thuộc địa Pháp và những nước dưới quyền bảo hộ và ủy trị Pháp.

        Xét rằng thực ra quyền khống chế ban cho cái gọi là chính phủ ấy có quy định rằng hiến pháp mới sẽ được « phê chuẩn bởi Quốc Gia và áp dụng bởi Quốc Hội mà quốc gia sẽ thành lập, » nhưng điều khoản này vô hiệu, vi Quốc Trưởng có quyền tùy nghi ấn định thành phần quốc hội mai sau và thể thức phê chuẩn ;

        Xét rằng, ông ta có thể trì hoãn sự phê chuẩn đến một thời hạn xa vời và có thể vô hạn định ;

        Xét rằng, nếu không có một nghị trường tự do và hoạt động điều hòa, nước Pháp còn có thể biểu lộ dân ý qua tiếng nói của các Đại Hội Đồng ;

        theo đạo luật ngày 15 tháng hai 1872 và tính cách bất họp pháp của cơ quan Vichy, Đại Hội Đòng có thể đảm nhiệm việc cai trị quốc gia, nhưng Vichy đã ra sắc lệnh ngày 20 tháng tám 1940 ngăn cấm Đại Hội Đồng nhóm họp, còn ra đạp luật ngày 12 tháng mười 1940, thay thế Đại Hội Đồng bằng những ủy ban do quyền trung ương chỉ định ;

        Xét rằng, mặc dầu Vichy đã vi phạm phép nước nhưng Hiến pháp vẫn có hiệu lực pháp lý ; trong trường hợp ấy, người Pháp nào, nhất là người Pháp Tự Do, cũng không có bổn phận gì đối với ngụy quyền Vichy, vì ngụy quyền này chỉ là con đẻ một trò hề Quốc Hội, không tôn trọng Nhân Quyền, quyền công dân, quyền dân tộc tự quyết ; tất cả đều chứng tỏ rằng ngụy quyền nảy lệ thuộc ý muốn của địch ;

        Xét rằng việc phòng thủ lãnh thổ hải ngoại cũng như việc giải phóng chánh quốc đòi hỏi rằng lực lượng của nước Pháp tản mác khắp nơi trên thế giới cần được đặt ngay dưới một quyền trung ương lâm thời;

        Xét rằng sự thành lập quyền trung ương làm thời ấy hiện thời không thể thực hiện đúng điều kiện luật định, vì lý do bất khả kháng ;

        Xét rằng người làm Hiến pháp không thể đề phòng  trường hợp người Pháp phải thiết lập một chính quyền ở ngoài lãnh thổ Pháp ; vả chăng, cung không thế nghĩ đến việc bầu cử để trao quyền ấy vì thiết lập một hệ thống bầu cử giữa lúc chiến tranh và ở những nơi cách biệt xa xôi sẽ đặt ra những vấn đề nan giải, những sự chậm trễ không thể chấp nhận được ;

        Xét rằng, lúc này chỉ cần để cho những người Pháp Tự Do biểu lộ ý chỉ, không bị ép buộc, không có sự mập mờ; với điều kiện minh bạch là chính quyền tạm thời phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình trước đại diện Toàn Quốc, khi nào các đại diện ấy có tự do để thực thi quyền của quốc dân ủy thác cho mình ;

        Chúng tôi, tướng de Gaulle,

        Lãnh tụ người Pháp Tự Do,

        Sau khi hỏi ý kiến của Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc :

        Nhận định rằng, tại khắp địa điểm trên thế giới, hàng triệu người Pháp, người theo Pháp, các lãnh thổ Pháp, cả nhân hay tập thế, đã kêu gọi chúng tôi đứng lên dẫn dắt họ theo đuổi cuộc chiến ;

        Chúng tôi tuyên bố rằng tiếng nói của những người Pháp ấy là tiếng nói duy nhất không bị tập đoàn Vichy, tay sai của địch, bóp nghẹt ; tiếng nói ấy chính là tiếng nói của Tổ Quốc ; chúng tôi có bổn phận thiêng liêng hoàn thành sử mạng đã trao cho chúng tôi ;

        Chúng tôi tuyên bố hoàn thành sứ mạng ấy trong sự tôn trọng những định chế của nước Pháp và chúng tôi sẽ giải thích trước các đại diện của quốc gia Pháp khi nào có thể tuyển lựa được các đại diện ấy một cách tự do và bình thường. Bản tuyên ngôn cơ bản này sẽ ban hành và công bố ở bất cứ nơi nào cần phải công bố.

        Brazzayille, ngày 16 tháng một 1940  C. de Gaulle.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #151 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 11:19:20 pm »


        LUẴN ĐÔN

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi tướng Wavell Tư lệnh quân đội Trung Đông

        Luân Đôn, 14 tháng bảy 1940

        Đã nhận điện tín ngày 12 tháng bảy của ông và xin chân thành cám ơn ông. Hoàn toàn đồng ý với ông về các điểm sau đây:

        1) Quy tụ thành từng đơn vị tất cả các yếu tố Pháp có mặt trong khu vực hành quân của ông ;

        2) Dùng các yếu tố ấy để tăng cường việc phòng thủ Djibouti dưới quyền chỉ huy của tướng Legentilhomme.

        3) Đặc biệt, dùng vào mục tiêu ấy đại đội Pháp ở Chypre, đại đội ấy đã tự đặt mình dưới quyền chỉ huy của tôi. Ngày hôm nay tôi đã gửi điện tin cho thống đốc Chypre nhờ chuyển giao cho bộ đội biết tin được đặt dưới quyền thống lĩnh của ông. Trân trọng nhờ ông trao cho tướng Legentilhomme bức điện tín sau đây của tôi gửi choLegentilhomme qua sự chuyển giao của ông.

        Thư của tướng de Gaulle gửi tướng Wawell,Tư lệnh quân đội Trung Đông

        Luân Đôn, 28 tháng tám 1940

        Thưa Đại Tướng,

        Nhơn dịp đại tá Masan đến liên lạc với ông, tôi xin bảo tin để ông biết tôi rất vui mừng được tiếp kiến ông.

        Từ đấy, như ông đã biết Tchad và Cameroun đều về tập kết với chúng tôi. Tôi cho rằng ông cũng đồng ý với tôi về tâm quan trọng của việc tập kết ấy, nhất là về phương diện quân sự.

        Đại tá Marchand, chỉ huy trưởng bộ đội FortLamy, là một sĩ quan ưu tú. Tôi nghĩ rằng chúng ta rất có lợi nếu ông có thể tiếp xúc với vị sĩ quan ấy, khuyến khích ông ta và cho ông ta biết rằng ông ta sẽ được phục vụ ở mặt trận miền Đông cũng như đã phục vụ ở mặt trân miền Tây. Nếu ông cho ông ta biết những tin tức về người Ý ở Libye thì những tin tức ấy cũng giúp ích ông ta nhiều lắm.

        Về đại đội Pháp ở Ai Cập, tôi rất mong đợi đơn vị đầu tiên sẽ được đưa ra mặt trận chống quân Ý và sớm nhận được tin tức đã lâm chiến.

        Kính chúc Đại Tướng may mắn và vinh quang và trân trọng kính chào Đại Tướng.

        Công hàm của ông Cazanx Tổng Thanh Tra Thuộc Địa, Giám Đốc Tài chính Đông Dương, gửi tướng de Ganlle,

        Hải Phòng Ngày 16 tháng chín 1940

        I.— Đa Số dân chúng Đông Dương vẫn trung thành với hiệp ước đồng minh Anh Pháp. Dân chúng chú ý theo dõi nỗ lực của ông, nhưng ở đây thực hiện được việc tập kết vì có thể xảy ra những cuộc đàn áp tức thời, mọi chia rẽ trong dân chúng Pháp lúc này đều làm suy yếu nỗ lực phòng thủ thuộc địa này.

        II.— Vì những lý do chánh trị, kinh tế và địa dư, trong hoàn cảnh hiện thời chúng tôi không thể ủng hộ ông một cách thẳng thắn và tích cực mà không phương hại đến quyền lợi của thuộc địa và của dân chúng. Sự tập kết ấy có thể thực hiện được khi nào tình hình Âu Châu cho phép hợp tác sức mạnh với nước Anh.

        III.— Chính phủ Anh phải giúp đỡ chúng ta mua được phi cơ và vũ khí của Hoa Kỳ, phí khoản sẽ được thanh toán ngay. Đông Dương là một tiền đồn của lãnh địa Âu Châu ở Viễn Đông, sự toàn vẹn của Đông Dương sẽ bảo đảm trên thực tế cho các thuộc địa Hòa Lan, Ấn Độ và Mẵ Lai. Chính phủ Anh và tướng de Gaulle nên tin tưởng hoàn toàn lòng trung thành của những lãnh địa hải ngoại, đặc biệt là Đông Dương. Nếu có thể được thì chúng tôi sẽ hoàn toàn cộng tác với ông để chiến đấu cho Luật Pháp và Tự Do thắng thế.

        Phúc thư của tường de Galle gửi ông Cazanx, Tổng Thanh Tra Thuộc Địa, Giám đốc Tài Chánh Đông Dương

        Douala, mùng 8 tháng mười 1940

        I.— Tôi xin gửi lời cảm ơn ông về bức công hàm bày tỏ sự trung thành với chúng tôi, đặc biệt là đoạn I và II. Chúng tôi hiểu rõ những khó khăn của quý ông và hiện thời lực lượng Phảp Tự Do không thể giúp đỡ quỷ ông một cách hữu hiệu. Trong khi chờ đợi ngày có thể thực hiện được ước vọng ấy, chúng tôi chắc chắn rằng các ông vẫn hành động để phục vụ quyền lợi của người Pháp ở Viễn Đông và các ông sẽ tích cực hợp tác với chúng tôi khi nào có thể nắm vững sự chiến thắng. Hẳn là ngay từ lúc này ông có thể cho chúng tôi biết rằng những nhu cầu phải thỏa mẩn cấp bách khi nào tình thế cho phép chúng ta hành động. Dẫu sao, chúng tôi cũng vui sướng mà nhận được tin tức của các ông và chúng tôi hoàn toàn tin tưởng các ông cố gắng duy trì và phát triển tinh thần kháng chiến của các bạn hữu chúng ta.

        II.— Tướng Catroux, sau khi về tập kết, đã cho tôi biết tình bình trong những tuần lễ sau ngày đình chiến. Kỉnh gửi ông lòng tin tưởng và thân hữu của tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #152 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2019, 11:34:55 pm »


        Điện tín của Sir James Crosby, bộ trưởng Anh ở Thái Lan gửi Bộ Ngoại Giao, Luân Đôn, và thông qua tướng de Gaulle

        (Bản dịch)

        Vọng Các, 11 tháng mười 1910

        I.— Bộ trưởng Pháp, hôm qua đã viếng thăm Thủ Tướng Anh và ông này đã bí mật tuyên bố những lời đảng ngại như sau :

        II.— Đức và Nhật bách thúc Thái Lan phải dùng binh lực mà chiếm đoạt lãnh thổ Đông Dương của nước Pháp. Nếu việc ấy xảy ra thì Đức và Nhật sẽ can thiệp cách nào có lợi cho Thái Lan với tư cách trọng tài. Chính phủ Đức đã cam kết sẽ can thiệp ngay với Vichy nội trong 48 giờ sau những tiếng súng thứ nhất và bắt buộc chính phủ Pháp phải phân phối lại đất đai căn cứ  vào các sắc dân và phải cho Thái Lan hưởng tất cả mọi điều đòi hỏi của Thái Lan, kề cả Cao Mên và Lào.

        III.— Thủ Tướng đã tuyên bố rằng những đề nghị ấy rất rắc rối, bởi vì, nếu chấp nhận thi có nghĩa là phải tiến gần lại với Trục bằng cách hy sinh Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn. Ông không muốn hướng chính sách của ông về chiều ấy vì ông thích giữ sự trung lập và cảm tình của Anh, Mỹ. Tuy nhiên, khí hào hùng của qnân đội có thể bắt buộc phải dùng đến sức mạnh nếu chính phủ Vicby không tìm cách xoa dịu Thái Lan bằng cách định lại biên giới sông Cửu Long, nhường lại cho Thái Lan hai vùng đất hữu ngạn con sông ấy. Thủ Tướng đã yêu cầu triệu tập ngay một hội nghị Pháp, Thái Lan để xem xét vấn đề lạch sông Cửu Long và các hòn đảo trên sông ấy. Bộ trưởng Pháp cho rằng hội nghị này sẽ làm xong công việc vào cuối tháng một, nghĩa là chúng ta còn được rảnh rang trong 6 tuần lễ nữa. Đến lúc ấy tình hình sẽ trở nên khẩn trương, và nếu Vichy không chịu nghe lời thì chính phủ Thái Lan không có cách nào khác dùng đến võ lực. Nếu việc ấy xảy ra thì lời hứa của Đức và Nhật sẽ trở thành sự thật và Thủ Tướng rất lo ngại hậu quả.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi chủ lịch Melaxas,Thủ Tướng Hy Lạp

        Brazzayille ngày 2 tháng một 1940

        Nhân danh tất cả mọi người Pháp, những người đang chiến đấu cũng như những người tạm thời sống dưới ách nô lệ của địch, tôi kính gửi Ngài, chính phủ và nhân dân Hy Lạp, lời khen tặng và sự tin tưởng của chúng tôi.

        Một lần nữa, dân tộc Hy Lạp đứng lên bảo vệ nền độc lập của minh và nêu gương anh dũng cổ truyền cho thế giới soi chung.

        Chủng ta sẽ cùng với các đồng minh của chúng ta chiến thắng kẻ thù chung.

        Thư trả lời của chủ tịch Metaxas gửi tướng de Gaulle.

        Athẻnes, mùng 4 tháng một 1940

        Cám ơn nồng nhiệt điện văn chúc mừng của ông. Toàn thể nước Hy Lạp tin chắc rằng những giờ phút nghiêm trọng của lịch sử, trái tim mọi người Pháp đều rung động, mong cho chúng tôi thành công trên đường bảo vệ chính nghĩa. Đại dân tộc Pháp đã theo gương cao thượng của tồ tiên chúng tôi và đã can đảm nâng đỡ chúng tôi trong các cuộc chiến tranh giành lấy độc lập, dân tộc ấy không thể không sát cánh với chúng tôi một lần nữa.

        Điện tin của tướng de Gaulle gửi Jacques de Sieyès,Nữu Ước.

        Brazzayille, mùng 4 tháng một 1940

        Chính phủ Vichy đã thiết lập trên các lãnh thổ Phi Châu dưới quyền kiêm soát của họ một hệ thống máy phát thanh rất mạnh để phá các làn sóng của đài Phi Châu Pháp Tự Do. Để đối phó, chúng tôi có ý định tăng cường sức mạnh của đài Brazzaville bằng máy Hoa Kỳ trị giá 150 000 Mỹ kim. Chúng tôi không có số tiền ấy; chúng tôi nghĩ rằng có lẽ France For Ever sẽ đài thọ được để dùng vào mục tiêu ấy. Xin cho biết ngay có thể được không vì chúng tôi đã sẵn sàng để gởi mua tại một nhà sản xuất Mỹ.

        Dụ thiết lập Huy Chương Giải Phóng

        Nhân danh Nhân Dân và Đế Quốc Pháp,

        Chúng tôi, tướng de Gaulle, lãnh tụ người Pháp Tự Do,

        Chiếu dụ số 1 ngày 27 tháng mười 1940 tổ chức công quyền trong thời chiến và thành lập một Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc ;

        Chiếu dụ số 5 ngày 12 tháng một 1940, minh định điều kiện ký quyết định của Lãnh Tụ người Pháp Tự Do.

        ban hành dụ sau đây :

        Điều thứ nhất.— Nay thiết lập một loại huy chương gọi là « Huy Chương Giải Phóng », người được thưởng huy chương sẽ gọi là «Bạn Giải Phóng».

        Huy chương này sẽ dùng để tưởng thưởng những đoàn thể quân sự hay dân sự có công với việc giải phóng nước Pháp và Đế Quốc Pháp.

        Điều thứ hai.— Phù hiệu duy nhất của Huy Chương này là Thập Tự Giải Phóng.

        Điều thứ ba.— Lãnh tụ người Pháp Tự Do có quyền tuyển lựa người được tưởng thướng Huy Chương Giải Phỏng.

        Điều thứ tư.— Thể thức thi hành Dụ này sẽ được ban hành hằng sắc lệnh.

        Điều thứ năm.— Dụ này sẽ đăng vảo Công Báo của Pháp Tự Do và tạm thời vào Công Báo của Trung Phi thuộc Pháp.

        Làm tại Libreville ngày 16 tháng một 1940 C. de Gaulle
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #153 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2019, 12:13:06 am »


        Công hàm của tướng John Dill Tham mưu trưởng quân Anh gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

(Bản dịch)

        Luân Đôn, 26 tháng một 1940

        Kính thưa Đại Tướng,

        Tôi đã nhận được điện tín của tướng Wayell theo đó ông có ý muốn gửi một đạo quân Pháp Ai Cập sang Hy Lạp.

        Có lẽ, giữa lúc ông cho biết ý nguyện ấy, ông chưa biết rằng không có một đơn vị chiến đẩu Anh nào được gửi sang Hy Lạp ngoại trừ súng phòng không để phòng thủ phi trường, từ Trung Đông cũng chưa có đơn vị nào được chuẩn bị để gửi đi.

        Tướug Wayell đã cho tôi biết rằng chỉ có một đại đội Pháp được chuẩn bị trong lúc này và đại đội ấy cũng là một số quân trừ bị rất cần trong trường hợp cần có những lực lượng để gửi sang Syrie.

        Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tướng Wayell và tôi ước mong rằng khi đã biết những dữ kiện nói trên đây, ông còn giữ ý định gửi quân Pháp sang Hy Lạp.

        Tồi rất vui sướng nhân cơ hội này gửi ông lời khen tặng các cuộc hành binh Pháp ở Tây Phi đã thành công lớn.

        Kinh chào thân hữu.

         Công hàm của tướng de Gaulle gửi tướng Sir John Dill, Tham mưu trưởng quân đội Anh1

        Luân Đôn, 27 tháng một 1940

        Kính thưa Đại Tưởng,

        Tôi đã nhận được thư của ông ngày 26 tháng một về việc gửi quân Pháp ở Ai Cập sang Hy Lạp. Mặc dầu ông cho biết những lý do quan trọng về mặt quân sự khiến ông không chấp thuận việc gửi quân ấy, nhưng theo thiển ý thì sự quan trọng ấy cũng không lớn lao lắm so với tầm quan trọng về phương diện chính trị và tinh thần tạo được nhờ sự hiện diện của bộ đội Pháp ở Hy Lạp.

        Hiện thời Pháp Tự Do chưa có phương tiện gửi không quân sang đấy, tôi khẩn khoản yêu cầu ông trích ra một đại đội trong số quân Pháp ở Trung Đông và gửi ngay sang cho bộ Tổng Tư Lệnh tại lãnh thổ Hy Lạp.

        Thành thực kỉnh chào ông.

        Công hàm của tường Ismay, tham mưu trưởng Phòng Chiến Tranh của bộ trưởng Quốc Phòng Anh gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn.

(Bản dịch )

        Luân Đôn, mùng 3 tháng chạp 1940

        Kính thưa Đại Tướng,

        Tôi rất vui mừng bảo tin ông biết rằng Thủ tướng và các tham mưu trướng đều đồng ý với ông về kế hoạch của ông đã thảo luận với các tham mưu trưởng tuần lễ trước.

        Chúng tôi đề nghị cuộc hành quân ấy lấy tên là « Marie » ; các tham mưu trưởng nhấn mạnh đến điều quan trọng là tránh nói đến địa điểm hành quân và chỉ dùng ám hiệu.

        Phần thử nhất của cuộc hành quân trước hết là một vấn đề chuyên chở bộ bội, trang bị và tiếp tế, từ Trung Phi đến Trung Đông. Chúng tôi hiếu rằng ông đang thi hành biện pháp để khởi sự cuộc đôn quân ấy vào một ngày gần đây. Nhưng nếu ông gặp khó khăn hay có những điểm phải bàn bạc với các tham mưu trưởng Anh, thì vấn đề có thể  được giải quyết để dàng. Giai đoạn thứ hai, xa hơn, sẽ là cuộc hành quân chính thức.

        Các tham mưu trưởng sẽ vui lòng được cùng ông nghiên cứu kế hoạch của ông khi nào thảo xong, nhất là về vai trò của người Anh trong khi và sau khi hành quân.

        Kính chào thân hữu.

-----------------
        1. Tiếp theo bức thư này, tướng Sir John Dill tuyên bố miệng với tướng de Gaulle rằng Hải Quân Anh không nhận chuyên chở bộ đội sang Hy Lạp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #154 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:50:26 pm »


        Điện tín của tướng de Gaulle gửi tướng để Larminat,Cao ủy Pháp ở Brazzayille.

        Luân Đôn, 11 tháng chạp 1940

        Phong trào của chúng, ta mỗi lúc mỗi ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước Pháp và nhu cầu tổng quát chiến tranh bắt buộc chúng ta phải tăng cường mau chóng áp lực quân sự chống lại địch.

        Tôi đã quyết định tăng cường lực lượng Trung Đỏng của chúng ta và gửi sang dấy :

        — Đội quân Lê Dương,

        — Một liên đội thủy quân lục chiến,

        — Một đại đội lính Senegal,

        — Một chi đội chiến xa,

        — Một toán pháo binh 75,

        — Một đại đội vô tuyến truyền tin,

        — Một chi đội chuyên chở,

        — Những yếu tố dịch vụ,

        Những yếu tố trên đây được đặt dưới quyền chỉ huy của đại tá Magrin - Verneret.

        Những cuộc điều đình với chính phủ Anh về việc chuyên chở bộ đội và vật liệu vừa đưa đến sự thỏa hiệp. Nhưng ngay từ bây giờ, tôi yêu cầu ông thi hành mọi biện pháp để toàn thể các yếu tố ấy sẵn sàng lên tầu trong một thời hạn tối đa là 20 ngày kể từ hôm nay.

        Những lời chỉ dẫn ấy cũng áp dụng cho đại đội lỉnh Senegal mà tôi yêu cầu ông hoàn thành việc tổ chức gấp rút. Đại đội ấy ít ra phải gồm 4, hay nếu có thể được, 6 chi dội.

        Tôi hiểu rõ rằng việc gửi những bộ đội ấy đi sẽ gây khó khăn việc phòng thủ Trung Phi thuộc Pháp. Tôi cũng biết những khó khăn trong việc thành lập một bộ đội lính Senegal để ra trận trong một thời hạn ngắn như vậy. Nhưng vì những lý do hành quân khẩn thiết, cho nên tôi chỉ có thể gán cho những lý do kể trên một tầm quan trọng thứ yếu.

        Tướng Legentilhomme sẽ đến Brazzayille nay mai và sẽ cho ông biết nhiều chi tiết không thể nói ra trong bức điện tin này.

        Công hàm của tướng Wawell, Trung Đông gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn.

       
(Bản dịch)

        Le Caire, 14 tháp chạp 1940

        Kính thưa Đại Tướng,

        Cám ơn ông về bức thư ngày 16 tháng một gửi từ Brazzayille. Tôi thành thực cảm ơn ông đã gửi cho một đại đội quân Lê Dương, để tôi có thể sử dụng đắc lực ở Soudan khi nào gửi đến nơi.

        Tôi rất vui mừng được tiếp xúc với tướng Catroux ở đây và đã tiếp xúc chặt chẽ với ông. Hiện thời không có thay đổi lớn trong tình hình Syrie nhưng tôi nhận thấy có một phong trào ủng hộ Pháp Tự Do mỗi ngày mỗi lớn mạnh, ít ra trong số sĩ quan cấp dưới. Tôi mong rằng những diễn biến gần đây sẽ tăng gia khuynh hướng ấy.

        Một phần Đại Đội I Khinh Binh Hải Chiến đã được đưa ra tiền tuyến trong những cuộc hành quân ngoài sa mạc phía Tây, nhưng tôi chưa nhận được tin chi tiết cuộc hành quân này. Phân đội Kỵ binh ở Soudan vừa lập được công trạng đánh tan một đội tuần tiễu địch và giết chết một số người Ý.

        Tiếc rằng ông trở về Luân Đôn gấp cho nên tôi không được cái vui sướng tiếp kiến ông ở Le Caire, nhưng tôi mong rằng sau này ông sẽ có dịp trở lại đây.

        Tôi gửi lời cầu chúc ông thành công trên sự nghiệp giải phóng nước Pháp và phục vụ chính nghĩa chung. Xin ông tin rằng chúng tôi sẽ hết lòng cộng tác với ông.

        Kính chào thân hữu.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi tướng de Layminat, Cao Ủy Pháp,Brazzayille

        Luân Đôn, 18 tháng chạp 1940

        Như tôi đã gửi điện tín cho ông ngày 11 tháng chạp việc gửi Lữ Đoàn Đông Phương sang Trung Đông là một việc khẩn cấp. Tôi xin nhắc lại rằng lữ đoàn ấy phải gồm đội quân Lê Dương và Thủy quân lục chiến, một đại đội pháo binh 6 chi đội, một chi đội chiến xa, một toán pháo binh, một chi đội chuyên chở, một phân đội truyền tin, các dịch vụ. Như ông đã biết, những biện pháp cần thiết đã được người Anh thi hành, đồng ý với tôi, để lo việc chuyên chở và hộ tống những yếu tố ấy.

        Ông làm ơn cho tôi biết tin tức của đại đội Tchad tiến theo đường bộ về Khartoum. Tôi chấp thuận quyết định của ông về phương diện này. Đại đội ấy sẽ là đại đội bộ binh thuộc thành phần lữ đoàn. Nhưng cũng cần gửi thêm hai chi đội bộ binh đưa ở bờ biển về bể đủ số một đại đội gồm 6 chi đội. Hai chi đội đưa ở bờ biển về sẽ giao liên với đại đội ở điểm đến.

        Cũng cần lấy thêm từ bờ biển về số vũ khí bổ túc  cần cho đại đội. Tôi mong rằng ông sẽ thực hiện mọi công việc này, và cho tôi biết kết quả cùng ngày tháng khỏi hành của những yếu tố trong lữ đoán. Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với ông về chính sách tuyên truyền nhưng không can thiệp vào những thuộc địa của Vichy.

        Theo những tin tức tôi nhận được thì ảnh hưởng của chúng ta tại Pháp tăng gia rất nhanh. Tôi cũng quan niệm như ông rằng điểm trọng yếu bây giờ là dồn lực lượng vào cuộc chiến chống quân Ý. Về vấn đề này xin ông cho tôi biết kế hoạch và sự chuẩn bị của ông ở biên giới Tchad - Libye.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #155 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2019, 11:10:56 pm »

     
        Điện tín của tướng de Gaulle gửi tướng Catroux, Le Caire

        Luân Đôn, 18 tháng chạp 1940

        Như chúng ta đã giao ước với nhau trong cuộc hội đàm ở Fort-Lamy, nỗ lực chính phủ của chúng ta về phương diện quân sự lúc này phải thực hiện ở Trung Đông, chống quân Ý.

        Lữ Đoàn 1 Trung Đông của chúng ta gồm đại đội Lê Dương 6 chi đội, phân đội Thủy quân lục chiến, một chi đội chiến xa Hotchkiss kiểu 1939, một toán đại pháo 75, một phân đội truyền tin, những yếu tố dịch vụ, kể cá cứu thương, tất cả đặt dưới quyền chỉ huy của Magrin-Verneret, hiện là Monclar, sẽ lên đường sang Trung Đông. Khởi hành ngay tháng này. Phần lớn bằng đường biển. Đại đội lính Senegal từ Tchad, sẽ đi đường bộ tới Khartoum. Lữ đoàn này, như ông đã biết, sẽ hoạt động ở Soudan. Theo sự đồng ý của tướng Wayell.

        Mặt khác, Sautot hiện đang tổ chức một chi đoàn Thái Bình Dương hỗn hợp người Âu và người bản xứ. Tôi sẽ gửi chi đoàn ấy đến Ai Cập theo lời yêu cầu của ông. Một đại đội thứ nhất 700 người đã thành lập xong ở Noumea, tôi đang điều đình ở đây để lo phương tiện chuyên chở trong một ngày gần đây.

        Tôi đang thu thập số vũ khí Pháp còn lại ở bên Anh và sẽ gửi ngay sang cho ông. Tôi dự tính có thể võ trang được chi đoàn Thái Bình Dương và Đại Đội 2 Ai Cập của ông bắt đầu thành lập. Như vậy, thiết tưởng không cần phải chờ đợi gì để tiến hành ngay việc tuyên mộ, Cùng một lúc với việc gửi khí giới đạn được, tôi cũng gửi thêm sĩ quan cho ông để được túc số. Sau hết, tôi rất mong muốn các phi công ở Trung Đông trở lại là không quân Pháp, mặc dầu lúc này họ hoạt động trong các phi đội Anh.

        Tất nhiên, những yếu tổ ấy sẽ được đặt dưới quyền chỉ huy của ông khi nào họ đến Trung Đông, việc sử dụng sẽ do ông và tướng Wayell thỏa thuận với nhau để quyết định, trừ khi đã có quyết định trước ở Luân Đôn giữa chính phủ Anh và tôi.

        Tôi đang chờ đợi đại tá Petit mà có lẽ ông cũng quen biết, ông ta sẽ làm tham mưu trưởng của tôi.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi de Larminat, Brazzaville

        Luân Đôn, 23 tháng chạp 1940

        Tôi có những tin rất chắc chắn về thái độ của Vichy đối Phi Châu thuộc Pháp Tự Do, tin tức này nhận được trực tiếp ở Vichy, một mặt do bộ ngoại giao Anh, mặt khác do các đại lý của tôi gởi đến Vichy và Vichy đã để cho họ trở về.

        Những tin tức ấy cho phép kết luận rằng, lúc này Vichy chấp nhận chúng ta có chủ quyền ở Trung Phi như một việc đã rồi và không có ý định tấn công ít ra trước tháng hai, còn việc tuyên truyền chống đối thì vẫn có. Ngoài ra, nỗ lực đánh quân Ý của chúng ta được quần chúng tán thưởng, cả người ở Vichy. Như vậy, sự gia tăng nỗ lực ấy là hoạt động hữu hiệu nhất của chúng ta trong lúc này, xét về phương diện quốc gia cũng như về phương diện quốc tế.

        Xin ông thông báo những tin tức trên đây cho Ebouẻ, Sicé, d’Argenlieu, Leclerc, nhân viên trong Hội Đồng.

        Về phương diện ấy, tôi dự tính rằng Lữ Đoàn Trung Đông mà tôi đã cho ông biết thành phần bằng những điện tín trước đây, sẽ quy hoàn Soudan vào đầu tháng hai, kể cả nhân sự lẫn vật liệu gửi đi từ Douala và Pointe-Noire, và kể cả đại đội lính Sẻnẻgal ở vùng Tchad đưa đến bằng đường bộ. Nhưng ngay từ bây gìờ cần phải chuẩn bị đợt hai lực lượng gởi sang Trung Đông. Đợt hai này sẽ gồm hai đại đội lính Senegal và một toán pháo binh. Tôi yêu cầu ông thúc đẩy mạnh việc tổ chức đợt hai này để có thể hoạt động được kể từ cuối tháng giêng. Xin ông liên lạc với tướng Catroux để biết những điềm nói trên đây.

        Xin nói thêm để ông biết qua rằng chi đoàn Thái Bình Dương cũng sẽ đưa sang Trung Đông và những yếu tố đầu tiên sẽ lên tầu nay mai ở bến Noumea. Sau hết, một đại đội mới đã được tuyển mộ ở Ai Cập.

        Tóm lại, tôi mong rằng chúng ta có thể giàn ra Trung Động 9 đại đội vào đầu mùa xuân, trong số đó có 5 đại đội người Âu với ít pháo binh và một chi đội chiến xa. Những lực lượng đó sẽ hoạt động riêng không liên hợp với các bộ đội ở Tchad, các bộ đội này sẽ tiến đến Koufra và Mourzouk vởi sự yểm trợ của phi cơ và các bộ đội đặc công. Xin ông cho Leclerc biết tin chúng tôi rất tin tưởng cuộc hành quân trên đây.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2019, 11:03:22 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #156 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2019, 11:05:22 pm »


        Công hàm của ông Winston Churchill gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn.

       
(Bản dịch)

        Luân Đôn ngày 24 tháng chạp 1940

        Kính gửi tướng de Gaulle,

        Lord Halifax đã lưu ý tôi đến hai tài liệu của ông gửi cho ngày mùng 10 tháng chạp. Trước hết là một bản tuyên ngôn làm tại Brazzayille ngày 27 tháng mười 1910, dùng làm nền tảng cho hai sắc lệnh cùng ngày, do ông ban hành với tư cách Lãnh tụ người Pháp Tự Do, thiết lập Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc và chỉ định nhân viên Hội Đồng ấy. Mặt khác là một bản tuyên ngôn cơ bản ngày 16 tháng một, bổ túc cho bản tuyên ngôn chính.

        Xin ông nhở lại, ngày mùng 4 tháng tám 1940, tôi đã tuyên bố với ông rằng Chính phủ của Anh Hoàng sẽ vui lòng điều đình với ông, vì Lãnh Tụ người Pháp Tự Do được chúng tôi thừa nhận, và Hội Đồng Phòng Vệ thành lập bởi sắc lệnh ngày 27 tháng mười 1940. Những cuộc điều đình ấy sẽ đề cập đến mọi vấn đề hợp tác của nước Anh với các lãnh thổ Pháp Tự Do và lực lượng của Anh Hoàng cùng tiếp tục cuộc chiến tranh chống kẻ thù chung, và để giải quyết quyền lợi kinh tế và chính trị của những lãnh thổ ấy.

        Khi gửi ông bản thông cáo này, tôi muốn minh xác rằng Chính phủ Anh không bày tỏ một ý kiến nào liên hệ đến cạnh khía hiến định và pháp lý của bản tuyên ngôn và bản tuyên ngôn cơ bản.

        Trấn trọng kinh chào ông.

        Điện tín của tướng de Larminat Cao ủy Pháp ở Brazzaville gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

        Brazzayille, 25 tháng chạp 1940

        Chương trình hoạt động ở Nam Libye như sau :

        1) Đột kích và du kích ở phía Nam Fezzan, do nhóm quân du mục Tibesti thực hiện ngay bây giờ.

        2) Trinh sát tấn kích của quân cơ giới hỗn hợp Pháp - Anh vào vùng Ouahou - el - Kébir, phía Nam Mourzouk. Cuộc hành quân này sẽ mở khi nào quân đội Anh đến nơi, sau khi phải ngừng lại vì cuộc công kích Bardia mở rộng.

        3) Đồng thời hay sau đó, tùy khả năng, mở cuộc trinh sát tấn kích cơ giới vào vùng El Aouen ; chưa định ngày giờ.

        4) Nếu sự tiếp xúc thuận lợi, sẽ mở một cuộc hành quân cơ giới quan trọng của lính « lạc đà » và vùng Roufra ; thời gian chuẩn bị khá đầy đủ .

        5) Việc không tạc vùng Kouf ra dự định đã bị chậm trễ vì cần phải đem đến những căn cứ gần đấy xăng và bom, và cần phải huy động một phần cam nhông ở Tchad để chuyên chở đại đội « bộ hành ».

        6) Sẽ cho ông biết tin dần dần mức độ chuẩn bị và thi hành những cuộc hành quân thực hiện chung với người Anh này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #157 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2019, 11:08:09 pm »


        Thư của đại tá Leclerc, chỉ huy bộ Tchad, gửi tướng de Galle, Luân Đôn

        Fort - Lamy, 31 tháng chạp 1910

        Kính thưa Đại Tướng,

        Xin cho phép tôi gửi thư chúc Tết theo lệ thường. Đây là một cơ hội để tôi viết thư cho ômg, nhưng than ôi ! không biết bao giờ thư đến nơi. Năm nay rất dễ tỏ bày nguyện vọng... vì chúng ta đã mất hết không còn gì.

        Một lần nữa, tôi xin tái xác định rằng tôi vẫn đứng sau lưng ông để thực hiện cuộc chiến tranh vĩ đại này. Tôi biết rằng tôi đã có kẻ ganh ghét, tôi đã làm cho nhiều người áy náy... Điều đó rất thường khi người ta muốn chống lại hủ tục và mọa tính, nguyên tắc nền tảng của việc chỉ huy dân sự và quân sự Pháp. Nhưng tôi không để ý bao nhiêu đến những sự kiện ấy.

        Xin tóm tắt những diễn biến từng tháng một và tình trạng miền Tchad : người ta đã trình bày với tôi lãnh thổ này đang bị trực tiếp đe dọa nguy hiểm. Nhưng sự thật khác hẳn lại : Chuyến đến Libreville đã làm rối loạn phe Vichy, họ yên chí rằng Niger và Dahomey sẽ bị tấn công kế theo sau, do đó mà có hai loại biện pháp :

        1) Thiết lập tại biên giới một bệ thống phòng thủ đông gấp hai lần quân của chúng ta, và có tinh thần chống cự mãnh liệt ;

        2) Tuyên truyền rộng rãi để « chặn đứng tội ác ». Nhắm vào mục tiêu ấy, nên gửi đến Zinder những người ở hồ Tchad... Gửi đến luôn luôn thư từ và điện tín nói đến tình thương mến và sự đe dọa, tin tức vui, nhất là buồn, của gia đình, lời hứa sẽ có những sự tố giác động trời. Kế sách này có vẻ bắt chước người Đức thật, nhưng có thể  làm nao núng những người yếu bóng vía. Tôi đã ủy thác cho Dio, láng giềng trực tiếp của họ, thi hành mọi biện pháp : nói chuyện với họ, viết thư, hẹn nơi gặp gỡ họ, dùng cách hoãn binh, kéo dài thời gian. Tôi còn trao cho họ coi những bản văn quan trọng, thí dụ một nhật lệnh nói đến đại đội « bộ hành » ở hồ Tchad đã lên đường.

        Nếu Niger định tấn công, điều này có thể xảy ra lắm, tôi sẽ kêu gọi đại đội Bouillon ở Maroua.

        Xin nói đến những vùng xa xôi. Tôi đã quyết dùng đủ mọi cách để đổi phó với người Ý, như ông đã chỉ thị :

        1) Tôi đã ra lệnh cho nhóm du mục Tibesti đột kích Tedjẻrẻ từ mùng 3 đến mùng 10 (đã lập một đoàn lạc đà từ ngày mùng 3).
 
        2) Một nhóm 10 người sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp ở Ornano tham dự trận đánh Bagnold từ mùng 7 đến 20.   

        3) Tôi đã quyết định đến cuối tháng giêng sẽ thực hiện một cuộc đột kích mạnh mẽ vào vùng Koufra. Để thực hiện mục tiêu ấy, Parazols cố gắng tạo lập một phân đội kiểu Bagnold.

        Trong hai ngày nữa đàn lạc đà sẽ cho biết đích xác khả năng của chúng như thế nào. Không quân sẽ tham dự trước, trong, và sau cuộc hành quân. Rồi sẽ bắt được liên lạc với người Anh.

        Tôi đang trong thời kỳ còn phải vượt qua nhiều trở lực : người ta nói đến những sự nguy hiếm của cuộc hành quân này để làm cho bộ máy sai lệch giữa lúc bắt đầu chạy... Đây lại vẫn những mánh lới quen dùng của người Pháp, họ không biết rằng chỉ có tinh thần đồng đội mới cho phép người ta thực hiện được cái gì. Đã có lúc tôi muốn buông trôi hết, nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi chỉ cầu nguyện như ông tôi đã dậy tôi ngày trước : « Lạy Chúa, xin Chúa giải thoát cho tôi khỏi tay các bạn hữu của tôi, còn kẻ thù của tôi thì cứ mặc tôi đối phó ». Dĩ nhiên, chuyện này không ám chỉ tướng de Larminat vì ông có cái nhìn rất sáng suốt.

        Cảm tướng về bộ đội vùng Tachađ : Sĩ quan người Âu tăng gia nhiều, nhất là ở bắc bộ, nhưng chưa có ai có kinh nghiệm cuộc chiến này hay cuộc chiến trước. Đại đội « bộ hành » đà làm cho họ xuống tinh thần nhiều rồi.

        Giá trị của những bộ đội bản xứ kém, kém quá. Chỉ vì Buhrer phạm lỗi lầm, tưởng rằng có thể huấn luyện hộ binh mau như làm đồ hộp. Thiếu hẳn nhân viên cấp chỉ huy. Tôi hy vọng rằng có thể  đạt được con số 1 Trung sĩ bản xứ và 2 hạ sĩ cho 30 người, nhưng thực ra một toán lính da đen chỉ có giá trị thực sự nếu trung bình để 1 người Âu cầm đầu 10 người bản xứ. Nếu tôi hành quân ở Koufra thì tôi phải tuyển lựa người như đã tuyển lựa trong trận đánh Libreville.

        De Marmier đã đi rồi... Mặc dầu có khuyết điểm, nhưng không bao giờ tôi quên sự giúp đỡ toàn diện của ông ta trong vụ Libreville. Không có ông ta thì phi cơ hãy còn đóng hòm giữ ở kho Douala.

        Xin ông đừng buồn lòng nếu trong ba hay bốn tuần lễ nữa chưa thấy phi cơ của chúng ta oanh tạc quân Ý ; tôi cố gắng để khỏi sự một cách oanh liệt, đánh mạnh ngay từ lúc đầu. Vấn đề lớn là đường xa và lấy nước cho xe hơi và lạc đà.

        Ông nên chắc chắn rằng chúng tôi không chịu lùi bước trước một khó khăn nào, từ tiền tuyến hay hậu cần.

        Xin kính gửi ông sự tận tâm hoàn toàn, sự tin tưởng tôn kính và sự biết ơn lớn lao ông cho phép tôi còn là người Pháp.

        1-1-41. — Hỏm nay trở về Ounianga, tôi nhận được một điện tín của tướng Larminat cho tôi biết rằng ông rất tin cẩn tôi. Tôi cám ơn ông đã dành cho tôi sự tin cần ấy. Nếu ông trông thấy chúng tôi bị mắc kẹt ở một nơi vì cơn bão cát trong ba ngày thì hẳn ông tin chắc rằng chúng tôi đã làm tất cả cái gì có thể làm được để giải thoát. Chúng tôi đã thực hiện được cuộc thám sát bằng phi cơ trên không phận Koufra. Đã phát hiện được bảy chiếc phi cơ đậu dưới bãi. Chiến lũy Tadj có vẻ kiên cố và ở vị trí tốt.

        Như vậy, tôi không tính lấy chiến lũy ấy, nhưng chỉ gây thiệt hại tối đa cho căn cứ không quân và những tổ chức khác ở ngoài chiến lũy. Với số quân 200 người khả dụng, tôi phải dùng 70 cỗ xe vì nơi đột kích ở xa và xe cam nhông ăn tốn xăng quá không thích hợp với loại công việc này. Mặc dầu khó khăn đủ loại, nhưng chúng tôi cũng mạnh tiến và chúng tôi sẽ thành công. Chúng tôi sẽ nghĩ đến ông, thưa Đại Tướng...

        Một lần nữa, xin gửi lên ông lòng tin tưởng tôn kinh của tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #158 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2019, 11:16:24 pm »


        Công hàm của tướng de Gaulle gửi ông A. Eden, Quốc Vụ Khanh đặc trách Ngoại Giao

        Luân Đôn, mùng 4 tháng giêng 1940

        Kinh thưa ông Bộ Trưởng,

        Trong lúc này, không có lý do gì để buộc tội đô đốc Muselier, ngoại trừ « tài liệu » của Vichy, nghĩa là dáng ngờ vực đối với Pháp Tự Do vì là tài liệu của địch thủ.

        Mặt khác, tôi cho rằng rất có thể Vichy đã âm mưu đưa ra những « tài liệu » ấy để cột Pháp Tự Dơ vào một lỗi lẫm trọng đại không thể sửa chữa được và gây sự bất hòa giữa Pháp Tự Do và người Anh.

        Tôi buộc lòng phải chính thức tuyên bố một lần nữa rằng cách thức điều hành công việc trong vụ này có nhiều khuyết điểm. Tôi cho rằng đây chỉ là những khẳng định không có kiểm chứng, của những người quyết tâm làm hại Pháp Tự Do và phá hoại sự liên minh với nước Anh ; những tài liệu như thế không đủ để bắt giam một phó đề đốc Pháp chỉ huy hạm đội Pháp cùng tham dự chiến cuộc với hạm đội Anh. Ngoài ra, trong trường hợp nào, tôi cùng cho rằng đáng ra chính phủ Anh không nên bắt giam như thế khi chưa cho tôi biết tin.

        Sau hết, tôi không thể chấp nhận điều kiện vật chất và tinh thần đã thực hiện sự bắt giữ và giam cầm ấy.

        Bởi vậy tôi yêu cầu Chính phủ Anh cấp bách tìm những biện pháp cần thiết để đó đốc Muselier được đối xử một cách xứng đáng với danh dự và để tôi được thông báo cho biết những lý do kéo dài thời gian giam cầm.

        Trân trọng kính chào ông Bộ Trưởng.

        Nhận xét về các tài liệu dùng làm bằng chứng để bắt giam phó đô đốc Muselỉer.

        Trao cho tướng Spears ngày mùng 7 tháng giêng 1941

        1) Nói chung, những tài liệu có vẻ như do một nhân viên của Vichy (tướng Rozoy) soạn thảo và kỹ tên, để bôi nhọ một trong những nhân vật chỉ huy quân sự của Pháp Tự Do, chỉ đáng ngờ vực và không thể tin được.

        2) Những tài liệu này xuất phát từ tay một nhà ngoại giao ngoại quốc trao cho một nhân viên an ninh một cách giản dị quá, sau khi tướng Rozoy rời khỏi nước Anh, việc ấy kỳ dị quá. Giữa một bầu không khí đầy âm mưu chính trị, việc này càng làm cho thấy rõ có sự xếp đặt.

        3) Ngoại trừ có âm mưu xếp đặt sẵn, còn thì khó mà tin đượe rằng một sĩ quan cao cấp gửi về cho chính phủ mình những tin tức quan trọng tối mật như vậy, lại có thể bất cẩn đến nỗi viết vào giấy công văn chính thức có tiêu để tổng Lãnh Sự Pháp và có đóng dấu của cơ quan hành chánh ; bản tài liệu không có chút thận trọng nào, không dùng những danh từ ước định, không dùng chữ viết tắt, mà còn ghi hết tên những người đã cung cấp tin tức, còn ghi cả tên và địa chỉ người nhận trong các bản văn (Thư để ngày 17 tháng chín).

        4) Cả 4 bản tài liệu hợp lại với nhau thành một toàn bộ gần như chỉ nhắm vào đó đốc Muselier. Điều ấy chỉ có thể làm cho người đọc có thêm cảm tưởng rằng đây chỉ là một âm mưu, nhất là người ta ám chỉ những vụ dễ làm cho nhà cầm quyền Anh và tướng de Gaulle bị xúc động — như vụ Dakar, Surcouf, việc tiếp đón tướng Catroux ở Luân Đôn,

        Bức công hàm ngày mùng 5 tháng tám

        5) Nhiều điếm làm cho người đọc nghĩ rằng bản tài liệu không viết ra ngày ghi trong tài liệu mà chỉ viết ra sau ngày ấy. Người ta đã cột đô đốc Muselier vào với những việc như sau : «Bộ Hải Quân Anh đã hoàn thành một kế hoạch hành quân lớn vào lãnh địa Pháp ở Phi Châu. Đại đội trưởng Parant và bộ tham mưu của ông đã lên đường ... Thuộc địa duy nhất định tiến chiếm là Senegal. Một cuộc đổ bộ sẽ được thực hiện ở Dakar... Đô đốc Muselier bài bác cuộc hành quân điên rồ này».

        Ngày mùng 4 tháng tám. Tuy đã dự định cuộc viễn chinh Dakar trên nguyên tắc, nhưng kế hoạch hành quân vẫn chưa thảo xong. Mặt khác, đại tá Parant và nhiều sĩ quan có rời khỏi nước Anh vào tháng bảy nhưng không phải đến Senegal. Họ đi qua Accra để đến Cameroun, tướng de Gaulle đã tính lôi kéo xứ này về tập kết (đã về tập kết thực sự ngày 27 tháng tám)

        Những điểm trên đây, đô đốc Muselier đều biết rõ vào ngày mùng 5 tháng tám, những điều người ta đổ lỗi cho ông mâu thuẫn hiển nhiên với sự thực.

        Sau hết, khó mà tin được rằng đô đốc Muselier dùng danh từ «điên rồ» để ám chỉ cuộc hành quân ấy khi ông biết rõ điều kiện vào ngày mùng 5 tháng tám.

        Bức công hàm ngày 11 tháng tám

        6) Theo bức thư này thì 2000 Anh Kim đã được trao cho đô đốc Muselier và còn chuyển thêm cho ông nhiều nữa, để ông tìm cách cản trở việc tuyển mộ thủy thủ cho Lực Lượng Pháp Tự Do.

        Mọi người Anh và Pháp đen nhận thấy điều này hết sức vô lý khi họ biết rõ đô đốc Muselier đã cố gắng hoạt động như thế nào để vượt bao nỗi khó khăn mà tuyển mộ các đoàn thủy thủ ngày nay phục vụ trên các tầu bè dưới quyền chỉ huy của ông. ( đính theo một biểu đồ tuyển dụng Thủy Binh Pháp Tự Do)

        Công hàm ngày 17 tháng 9

        7) «Catroux đã có mặt ở đây từ buổi sáng hôm nay. Hẳn là gây được cảm tưởng tốt đẹp đối với quần chúng Anh. Người ta nghĩ rằng ông sẽ thay thế tướng de Gaulle vì ông này mỗi ngày mỗi xuống thấp,

        Ngày tướng Catroux đến Luân Đôn, thật tướng Bozoy khó mà biết được chắc chắn cảm tưởng của người Anh đối với ông ta thế nào.

        Mặt khác, nếu sau vụ Dakar, dĩ nhiên uy tín của de Gaulle ở Luân Đôn xuống thật, nhưng trước vụ Dakar 4 ngày, giữa lúc mọi người đang hy vọng chứa chan thì bảo rằng de Ganlle «mỗi ngày một xuống thấp» quả là không đúng chút nào.

        Công hàm ngày 26 tháng chín

        Cool Nên để ý rằng tài liệu nói đến tầu Surconf và cách trao tiềm thủy đĩnh ấy cho Vichy, nói một cách bóng gió để làm cho các nhà cầm quyền Anh ngờ vực và công phẫn đối với người Pháp Tự Do,

        Cũng nên biết rằng chính đô đốc Muselier đã chỉ định hải quân trung tá Ortoli chỉ huy tầu Surcouf và chưa bao giờ nói đến vấn đề thay thế ông cả.

        Trái với điều nói trong bức công hàm của tướng Rozoy, Hải Lực Pháp Tự Do ít nhất cũng có một sĩ quan cao cấp có thể chỉ huy được tầu ấy là hải quân đại tá Cabanier.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #159 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2019, 11:21:34 pm »


        Sự vụ lệnh của tướng de Gaulle gửi tướng Legentilhomme

        Luân Đôn, 17 tháng giêng 1941

        Chiếu thỏa ước ký kết giữa chính phủ Anh và tướng de Gaulle, tướng chỉ huy sư đoàn Legentilhomme dẫn các bộ đội và vật liệu đến Port-Soudan, được ủy nhiệm để thực hiện cuộc hành quân «Marie» trong trường hợp có quyết định thực hiện. Ông sẽ thảo luận trực tiếp với nhà cầm quyền Anh ở Trung Đông đế quy định chi tiết thừa hành.

        Tướng Legentilhomme sẽ được đặt quyền trực, tiếp của tướng Sir Archibald Wayell , KCB , CMG MC , Tư Lệnh Lực Lượng Đồng Minh ở Trung Đông.

        Công hàm của tướng de Gaulle gửi René Cassin, Luân Đôn ; đô đốc Muselier, Luân Đôn, tướng Catroux, Le Caire; tướng Larminat, Brazzayille; toàn quyền Eboué, Brazzayille; tướng quân y Sieé, Brazzayile ; đại tá Leclerc, Fort- Lamy ; đại tá hải quân d'Araenlieu, Ottawa nhân viên Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc.

        Luân Đôn, 18 tháng giêng 1911

        Tôi giả thiết rằng quý vị đã biết tin về lập trường của tôi trong các bài diễn văn mới đây trên đài phát thanh, trong bài diễn văn đọc trước đức Hồng Y Hinsley về thái độ của Pháp Tự Do đối với đồng minh và Chỉnh phủ Vichy. Tôi mong rằng quỷ vị sẽ cho biết ý kiến về ba sự việc có thể xảy đến như sau ;

        1) Trong hiện tình, nghĩa là Vichy chấp nhận sống dưới chế độ đình chiến và hợp tác với địch, ông có cho rằng, đối với chúng ta, chúng ta cần phải khước từ mọi liên lạc với Vichy không ?

        2) Nếu Vichy thôi chấp nhận chế độ đình chiến và hợp tác và định tránh ra ngoài vòng kiểm soát của địch, không phải để trở lại cuộc chiến mà để giữ thái độ trung lập trong trường hợp ấy ông có cho rằng chúng ta nên tiếp tục không thừa nhận quyền hành của họ miễn là thiết lập với họ một vài loại liên lạc nhắm vào tương lai ?

        3) Giả thiết rằng Chính phủ Vichy quyết định thiên đô sang Bắc Phi và trở lại cuộc chiến thì chúng ta phải đòi hỏi những điều kiện đối nội và đối ngoại thế nào để phối hợp với họ ?

        Điện tín của tướng de Larminat, Cao ủy Brazzayille, gởi tướng de Gaulle, Luân Đôn.

        Fort Lamy, 20 tháng giêng 1941.

        Trong một cuộc tuần tiễu của quân Anh -  Pháp, đồn Mourjouk của Ý đã bị công kích hôm 11 tháng này. Trong khi hỏa lực phong tỏa cả đồn lính tại chỗ thì sân bay bị tấn công và nhiều tù binh bị bắt. Tất cả đồ trang bị, kho chứa phi cơ và ba chiếc phi cư bị phá hủy. Người Ý thiệt hại 30 người chết và bị thương. Hôm sau đồn Traghen bị chiếm Gatroum bị công kích ngày 13. Phân đội trở Về không gặp trở ngại nào. Đồng minh thiệt hại hai tử trận và một bị thương.

        Công hàm của tướng de Gaulle gửi Sir Alexander Cadogan, Thứ trưởng Ngoại Giao

        Luân Đôn, 21 tháng giêng 1941

        Kinh thưa Thứ Trưởng,

        Ông đã có nhã ý gửi cho tôi một bản giác thư trình bày quan điểm của chính phủ Anh về tình hình Đông Dương.

        Về phía tôi, tôi tưởng nên gửi đến quý ông một giác thư của chúng tôi để xác định lập trường của Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp đối với tình hình ấy.

        Tôi cũng gửi tới ông bản văn một thông cáo của Hội Đồng Phỏng Vệ Đế Quốc Pháp, bản văn đã được sửa chữa, thế theo những đề nghị của ông về việc này.

        Trân trọng kính chào Thứ Trưởng.

        Giác thư

        20 tháng giêng 1941

        1) Đứng trước cuộc xâm lăng Đông Dương của lực lượng võ trang Nhật và Thái Lan, Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp nhận định rằng hiện thời không có đủ phương tiện vật chất cần thiết đề phòng  thủ Đông Dương từ bên ngoài. Nhưng tình trạng ấy có thể thay đổi trong tương lai. Trong trường hợp nào thì Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp cũng cho rằng mình phải bảo vệ quyền của nước Pháp bất cứ ở nơi nào quyền ấy bị đe dọa.

        2) Một phong trào quốc nội đòi hỏi thay thế nhà cầm quyền của Vichy bởi những người do Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp chỉ định, sẽ làm cho nước Nhật tăng cường ngay biện pháp xâm lăng ; lúc này Đông Dương không thể tự lực đối phó với cuộc xâm lăng ấy. Bởi thế cho nên Hội Đồng không muốn đề nghị xách động một phong trào như vậy. Hội Đồng đã ghi nhận rằng nhà cầm quyền của Vichy ở Đông Dương hình như muốn hứa rằng không làm gì để phá rối trật tự tại các lãnh thổ Pháp ở Thái Bình Dương, vả chăng họ cũng không đủ khả năng để làm như vậy dù có ý định chăng nữa.

        3) Ngoài vấn đề thích ứng với hoàn cảnh ấy, chúng tôi nghĩ rằng dù sao thì quyền lợi của nước Pháp ở Viễn Đông cũng liên đới với quyền lợi của các cường quốc khác. Đặc biệt là sự bành trướng của Nhật và Thái Lan ở Đông Dương — nhất là tình trạng ấy sẽ tồn tại sau này — không thể không ảnh hưởng đến địa vị ngày nay của Đế Quốc Anh, Hoa Kỳ và Hòa Lan tại miền Á Châu này.

        4) Nếu chỉ có một cường quốc đứng ra làm trọng tài thì việc hòa giải có thể không thành vì sự thiếu thiện chí của nhà cầm quyền Đông Dương hay của Nhật và Thái Lan ; nhưng nếu cả ba đại cường đứng làm trọng tài, ít ra để chấm dứt tình trạng thù nghịch, thì hẳn là sẽ có hy vọng đem lại kết quả. Tình hình quân sự của người Nhật, nhất là tại Quảng Tây và tình trạng giao thông xa xôi giữa Nhật và Đông Dương sẽ là điều kiện giới hạn những đòi hỏi của Nhật, dĩ nhiên là của Thái Lan nữa, nếu ngay lúc này đưa ra một đề nghị trọng tài tập thể. Trải lại, nếu khả năng kháng cự của Đỏng Dương sút kém thì Nhật và Thái Lan sẽ trở lại cố chấp không nhượng bộ.

        5) Trong trường hợp nào và nếu nhà cầm quyền ở Đồng Dương còn có ý muốn chống lại sự xen lấn của Nhật Bản và Thái Lan, thì Hội Đồng không chống lại một vài dễ dãi giúp nhà cầm quyền giữ trật tự trong nước và bênh vực quyền lợi nước Pháp. Điều này liên hệ đến việc lập lại liên lạc kinh tế với đồng minh và việc cho phép Đông Dương tăng cường vũ khí.

        Về phương diện này thì việc di chuyển phi cơ « Bẻarn » sang Đông Dương tuy khó khăn nhưng theo tôi thì cũng được, miễn là nhà cầm quyền Đông Dương cam kết không để ai dùng những phi cơ chống lại lực lượng Pháp chống lại Đồng minh.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM