Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:41:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37436 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 10:51:55 pm »


        Giác thư của tướng de Gaulle gửi thiếu tá Morion và Sir R. .Vansitlarlde đệ trình các ông Churchill và Halipax

        Luân Đôn. 26 tháng sáu 1940

        I. Không cần đợi lúc thành lập được một Ủy Hội Quốc Gia chính thức, ngay bây giờ tôi có thể  thành lập một ủy Ban Pháp với mục đích :

        a) Quy tụ tại lãnh thổ Anh mọi yếu tố Pháp kháng chiến hiện có mặt ở đây hay sẽ có mặt ở đây ;

        b) Phục vụ những đoàn thể kháng chiến Pháp thành lận ở Đế Quốc và có lẽ ở Chánh Quốc để liên lạc họ với nhau, liên lạc họ với đồng minh, cung cấp vật liệu cho họ, v.v...

        II.— Ủy Ban Pháp có thể tổ chúc :

        a) Một lực lượng quân sự Pháp thuộc các ngành thủy, lục và không quân, gồm những người tình nguyện, lúc này còn ít ỏi, nhưng chắc chắn sẽ tăng gia nhiều.

        Lực lượng ấy sẽ tách rời khỏi những yếu tố quân sự Pháp không tình nguyện, và sẽ được tập trung ngay ở gần Luân Đôn.

        b) Một yếu tố (kỹ sư và thợ chuyên môn) để phục vụ các xưởng chế tạo vật dụng chiến tranh. Tổ chức này có thể làm việc ngay trong các xưởng kỹ nghệ Anh theo điều kiện ấn định sau.

        c) Một tổ chức nghiên cứu và mua bán vật dụng chiến tranh, có thể điều đình trực tiếp với các cơ quan quân dụng Anh và nền kỹ nghệ Mỹ.

        d) Một tổ chức vận tải và tiếp tế.

        e) Một tổ chức thông tin và tuyên truyền.

        III. — Muốn thực hiện chương trình này tôi cần được sự đồng ý của chính phủ Anh về các điểm sau đày :

        a) Tất cả mọi hoạt động của người Pháp trên lãnh thổ Anh, nhất là việc cung cấp các dịch vụ quân sự, kỹ nghệ, khoa học, kinh tế, cho các tổ chức của người Anh, đều không thể điều đình trực tiếp giữa các cơ quan Anh với đương sự, mà phải qua sự trung gian của ủy Ban Pháp và với sự chấp thuận của Ủy Ban ấy.

        b) Chính phủ Anh cung cấp cho Ủy Ban Pháp những khoản tín dụng cần thiết để hoạt động và thanh toán lương bổng và thù lao quân sự và dân sự cho những người làm việc với Ủy Ban.

        c) Ủy Ban Pháp sẽ trực tiếp tiếp xúc với nhà cầm quyền Anh để giải quyết các vấn đề vẫn được giải quyết bởi các phái đoàn quân sự Pháp hay các phái đoàn nghiên cứu và phối hợp.

        d) Ủy Ban Pháp sẽ liên lạc trực tiếp với các cơ quan thuộc các bộ trong chính phủ Anh.

        e) Những điều khoản trên đây có thể có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng sáu. Chính phủ Anh sẽ công bố một văn kiện thỏa hiệp trên nguyên tắc.

        IV. — Một thỏa ước chính xác và quy định đủ chi tiết sau này sẽ được soạn thảo giữa ủy Ban và các cơ quan thuộc các bộ trong chính phủ Anh.

        Điện văn của tướng de Gaulle

        — Tướng Mittelhauser, Tư Lệnh chiến trường Đông Địa Trung Hải ;

        — Ông. G. Puaux, Cao Ủy Pháp tại Syrie và Liban ;

        — Ông Peyrouton, Thống sứ Tunisie


        Luân Đôn, 27 tháng sáu 1940

        Tôi xin gợi ý các ông nên nhận làm hội viên Hội Đồng Phòng Vệ Pháp Hải ngoại, Hội đồng này có mục đích tổ chức và liên lạc mọi yếu tố kháng chiến của Pháp trong Đế Quốc và ở bên Anh.

        Tôi có phương tiện để gửi đến lãnh thổ của quý ông vật liệu Mỹ đã chuyển xuống tầu và trên đường về rồi, hay những vật liệu khác tùy ông yêu cầu.

        Đứng trước sự kiện Chính phủ Bordeaux mất hẳn tư cách độc lập, bổn phận của chúng ta là phải bảo vệ danh dự và sự toàn vẹn của Đế Quốc Pháp và của nước Pháp.

        Tòn kính và tận tâm.

        Thông cáo của chính phủ Anh

        Ngày 28 tháng sáu 1940

        « Chính phủ Anh thừa nhận tướng de Gaulle là lãnh tụ các người Pháp Tự Do bất cứ ở đâu về tập kết với ông để chiến đấu cho chính nghĩa của đồng minh. »

        Thư của ông de Caslellane, xử lý thường vụ Pháp ở Luân Đôn, gửi tướng de Gaulle

        Luân Đôn, ngày 30 tháng sáu 1940

        Thưa Thiếu Tướng :

        Tôi hân hạnh gửi kèm theo đây một thông cáo của chính phủ Pháp ủy thác tôi trao lại cho ông.

        Xin ông báo cho biết đã nhận được thông cáo này.

        Kính chào Thiếu Tướng,

        Bản đính kèm (Bản sao)

        Theo án lệnh ngày 27 tháng này, của thẩm phán Dự Thẩm bên cạnh Tòa Án Quân Sự thường trực Khu 17, Tướng Lữ Đoàn tạm thời de Gaulle (Charles, André, Joseph, Marie) đã bị đưa ra Tòa Án Quân Sự Khu 17 về tội bất tuân thượng lệnh đối với địch và tội xác động quân nhân xúi giục họ không phục tòng thượng cấp. Mặt khác, trát bắt giam đương sự cũng được ban hành cùng ngày.

        Chánh án đã ký một án lệnh ngày 28 tháng sáu bắt buộc đương sự phải đến tự nạp mình tại Nhà giam Saint - Michel ở Toulouse trước thời hạn 5 ngày kể từ ngày 29 tháng sáu 1940, nếu không tòa sẽ xử vắng mặt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 10:54:03 pm »


        Phúc thư của tướng de Gaulle  gửi xử lý thường vụ Luân Đôn

        Luân Đôn, mùng 3 tháng bảy 1940

        Thưa ông,

        Kính hoàn bản tài liệu của ông mới gửi cho tôi. Tôi trân trọng yêu cầu ông nói cho những người đã ủy thác ông gửi bản thông cáo ấy đối với tôi không có giá trị gì hết.

        Tràn trọng kính chào ông.

        Diễn văn đọc trên đài phát thanh Luân Đôn của tướng de Gaulle.

        Ngày mùng 8 tháng bảy 1940.

        Trong việc thanh toán nhất thời lực lượng Pháp sau ngày đầu hàng, một giai đoạn cực kỳ tàn ác đã xảy ra ngày mùng 3 tháng bảy. Hẳn là quý vị cũng biết tôi muốn nói đến vụ nổ súng ở Oran.

        Tôi sẽ nói minh bạch không úp mở, vì trong một thảm kịch liên hệ đến đời sống của một dân tộc , những người tâm huyết phải có can đảm nhìn thẳng vào sự thật và nói ra một cách thẳng thắn.

        Trước hết tôi xin nói rằng không có người Pháp nào không đau đớn và giận dữ khi biết tin hạm đội Pháp đã bị đồng minh đánh chìm. Sự đau đớn ấy, sự giận dữ ấy, tự thâm tâm chúng ta. Không có lý do gì để tìm cách che giấu, và tôi, tôi cũng nói ra một cách công khai. Bởi vậy cho nên tôi ngỏ lời với người Anh. tôi yêu cầu họ tránh cho chúng ta và cả cho họ việc trình bày bi kịch ô nhục này như một thắng lợi hải quân. Luận điệu ấy sẽ bất công và không phải chỗ.

        Thực ra, những chiếc tầu ở Oran đã hư hỏng nhiều không thể tham chiến được nữa. Người ta đã phải để yên đấy không thể xử dụng được nữa; thuyền trưởng và thủy thủ quằn quại trong đau khổ tinh thần từ 15 ngày nay. Họ đã để cho tầu Anh bắn trước ; ai cưng biết ở độ xa ấy thì những phát đạn ấy đã quyết định số mệnh của một đoàn tàu. Sự phá hủy đoàn chiến hạm ấy không phải là kết quả của một cuộc hải chiến anh dũng. Đó là những điều mà một quân nhân Pháp đã tuyên bố với đồng minh Anh, ông này nói ra một cách minh bạch, nhất là khi ông này có cảm tình với người Anh về phương diện hải quân.

        Sau hết, tôi xin nói với người Pháp, tôi yêu cầu họ chỉ nên xét mọi việc một phương diện duy nhất đáng kể đến là phương diện chiến thắng và giải phóng. Nhân danh một lời cam kết ô nhục, chính phủ Bordeaux đã bằng lòng giao hạm đội của chúng ta cho địch. Trên nguyên tắc và tùy theo nhu cầu, chắc chắn là sẽ có ngày địch dùng để đánh nước Anh hay Đế Quốc của chúng ta. Như vậy, tôi có thể nói thẳng ra rằng tốt hơn hết là nên phá hủy đi !

        Tôi còn muốn cho tầu Dunkerque của chúng ta chiếc tàu Dunkerque đẹp đẽ, mạnh mẽ của chúng ta đắm chìm trước cửa Mers-El-Kébir để chúng ta khỏi trông thấy nó bị quân Đức đưa đến đánh phá các bến tầu Anh hay Alger, Casablanca, Dakar.

        Chính phủ Bordeaux đã gây ra trận bắn nhau giữa anh em nhà, rồi lại tìm cách trút sự tức giận của người Pháp xuống đầu người Anh ; đây quả là sở trường của chính phủ Bordeaux sở trường của kẻ nô lệ.

        Khai thác biến cố này để gây xích mích giữa dân tộc Pháp và dân tộc Anh, địch quả đã làm đúng vai trò của họ, vai trò của kẻ chinh phạt.

        Tấn kịch bi thảm này tự nó bỉ ổi và tệ hại, những người sáng suốt của hai dân tộc Anh và Pháp nên ngăn cản đừng để gây ảnh hưởng chống đối tinh thần giữa hai dân tộc, đó là vai trò hợp với họ, vai trò ái quốc.

        Người Anh biết suy nghĩ không thể không hiểu rằng đối với họ không làm gì có thắng lợi nếu linh hồn nước Pháp nghiêng về phía địch.

        Người Pháp đáng mặt người Pháp không thể không biết rằng sự bại trận của người Anh sẽ đưa họ vào con đường nô lệ vĩnh viễn.

        Mai sau dù có thể nào, mặc dầu một dân tộc tạm thời chịu ách xâm lăng, hai dân tộc chúng ta, hai đại dân tộc chúng ta vẫn sát cánh với nhau. Chúng ta sẽ cùng quỵ ngã hay chúng ta sẽ cùng thắng trận.

        Còn như những người Pháp được tự do hành động trong danh dự và quyền lợi nước Pháp, tôi xin đỡ lời họ mà tuyên bố một lần cho cả mọi lần rằng họ đã lựa lấy một quyết định khó khăn.

        Họ đã quyết định một lần cho cả mọi lần, quyết định chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 10:55:18 pm »


        Thư của tướng de Gaulle gửi ông Winston Churchill.

        Luân Đôn. ngày mùng 3 tháng tám 1940

        Kính thưa Thủ Tướng,

        Giữa lúc nhu cầu chiến tranh nghiêm trọng bắt buộc chính phủ Anh quyết định phong tỏa lãnh thổ Chánh quốc Pháp và Bắc Phi, ông sẽ không lấy làm lạ nếu lãnh tụ của những người Pháp tình nguyện tiếp tục chiến đấu bên cạnh nước Anh, nhận thấy cần phải trình bày với ông một vài ý nghĩa như sau ;

        Chính phủ Anh lúc này lãnh phần trách nhiệm chính về cuộc chiến tranh, ngoài thực tế chính phủ Anh là người duy nhất có quyền thẩm định những phạm lệ có thể thi hành cho thể thức phong tỏa. Tuy nhiên, tôi cần phải lưu ý ông đến sự kiện sau đây : trong trận thế chiến trước có thể tổ chức sự tiếp tế giới hạn những dân tộc Bỉ và Bắc Pháp, nhờ sự giúp đỡ của những tổ chức bác ái Mỹ, và không làm suy giảm hiệu lực những biện pháp chống Đức.

        Những biện pháp kiểm soát của Ủy ban Hoover đem áp dụng với sự đồng ý của đồng minh đã cho phép đem lại nhu yếu phẩm cho dân chúng sự phản đối những nhu yếu phẩm đó không hề giúp tay cho địch nhưng đã giúp dân chúng bảo tồn sức khỏe, do đó mà có sức mạnh vật chất và tinh thần để chống lại áp lực của địch.

        Hiện thời, phân nửa dân tộc Pháp sống trong khu vực không bị chiếm đỏng nhưng tài nguyên và khả năng sản xuất không đủ để nuôi sống khối dân, cần phải trông cậy vào sự hợp tác của người Mỹ để tổ chức việc phân phối thực phẩm cách nào không thể lọt vào tay địch được,

        Như chính ông đã nói với tôi trong nhiều cơ hội khác, nước Pháp chỉ tạm thời đứng ngoài vòng chiến. Đẳng sau những chính phủ hợp tan bất nhất, còn có linh hồn nước Pháp, còn có dư luận của một dân tộc có đủ sáng suốt để hiểu rằng vì quyền lợi tối cao, nước Anh phải thi hành những biện pháp có hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của họ, nhưng họ càng biết rõ giá trị của một cử chỉ thân hữu tránh cho đàn bà con trẻ những thiếu thốn cơ cực.

        Nếu ông cho là việc đáng làm thì tôi sẵn sàng kêu gọi lòng từ thiện của người Mỹ, có sự chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ, tôi có thể thành lập một ủy ban thảo luận với giới thẩm quyền của chính phủ Anh đế tìm biện pháp ngăn ngừa không để đồ viện trợ Mỹ lọt vào tay địch. Hơn thế, chính ông có thể đưa ra ý kiến này để cho dân tộc Pháp thấy rõ nước Anh vẫn để tâm đến thống khổ và tương lai của họ.

        Trân trọng kính chào Thủ Tướng.

        Thư của ông Winston Churchill gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

        (Bản dịch)

        Luân Đôn, ngày mùng 7 tháng tám 1940

        Kính thưa Đại Tướng,

        Ông đã cho tôi biết ý kiến của ông về việc tổ chức , sử dụng và điều kiện hoạt động của lực lượng tình nguyện Pháp đang thành lập và đặt dưới quyền chỉ huy của ông; với quyền chỉ huy ấy Chính phủ của Anh Hoàng đã thừa nhận ông là lãnh tụ của mọi người Pháp Tự Do bất cứ ở nơi nào về tập kết với ông để chiến đấu cho chính nghĩa của đồng minh. Bây giờ tôi kính chuyển đến ông một giác thư nếu ông chấp thuận thì giác thư sẽ coi như một thỏa hiệp giữa chúng ta về việc tổ chức, sử dụng và điều kiện hoạt động của các lực lượng dưới quyền ông.

        Nhân cơ hội này, tôi xin tuyên bố rằng Chính Phủ của Anh Hoàng đã quyết định, khi quân đội đồng minh thắng trận, sẽ phục hồi toàn vẹn nền độc lập và sự hùng cường của nước Pháp.

        Thành thật kính chào ông.

        Phúc thư của tướng de Gaulle gửi ông Winston Churchill

        Luân Đôn mùng 7 tháng tám 1940

        Kính thưa Thủ Tướng,

        Ông đã có nhã ý gửi cho tôi một giác thư liên hệ đến việc tổ chức, sử dụng và điều kiện hoạt động của lực lượng tình nguyện Pháp đang thành lập và do tôi chỉ huy.

        Với tư cách lãnh tụ các người Pháp Tự Do bất cứ ở đâu cũng về tập kết với tôi để chiến dấu cho chính nghĩa của đồng minh, đã được Chính Phủ của Anh Hoàng thừa nhận, tôi xin trả lời để ông biết rằng tôi chấp thuận giác thư ấy. Giác thư sẽ được coi như một thỏa ước ký kết giữa chúng ta liên hệ đến những vấn đề ấy.

        Tôi rất vui sướng khi được biết nhân dịp này Chính phủ Anh xác nhận rằng sẽ phục hồi toàn vẹn nền độc lập và sự hùng cường của nước Pháp khi nào quân đội đồng minh chiến thắng. Về phần tôi, tôi xin xác nhận rằng lực lượng Pháp đang thành lập sẽ tham dự các cuộc hành quân chống kẻ thù chung ( Đức, Ý hay cường quốc nào thù nghịch với đồng minh), kể cả việc phòng thủ lãnh thổ Pháp, các lãnh thổ đặt dưới quyền ủy trị của nước Pháp, việc phòng thủ lãnh thổ Anh, các đường giao thông và các lãnh thổ đặt dưới quyền ủy trị của người Anh,

        Tràn trọng kính chào Thủ Tướng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 10:58:56 pm »


        Điều khoản thỏa ước ngày 7 tháng tám 1940

        I

        1) Tướng de Gaulle thành lập một lực lượng Pháp gồm những người tình nguyện. Lực lượng ấy gồm có các đơn vị thủy quân, lục quân và không quân và các yếu tố kỹ thuật và khoa học, sẽ được tổ chức và sử dụng để chống kẻ thù chung.

        2) Lực lượng ấy không bao giờ mang vũ khí đảnh lại nước Pháp,

        II

        1) Trong phạm vi có thể thực hiện được, lực lượng ấy sẽ giữ tính chất một lực lượng Pháp về phương diện nhân sự, nhất là những điểm liên hệ đến kỷ luật, ngôn ngữ, thăng thưởng và nhiệm sở.

        2) Trong phạm vi nhu cầu trang bị, lực lượng ấy sẽ được quyền ưu tiên sở hữu và sử dụng các vật liệu như vũ khí, phi cơ, xe cộ, đạn được, máy móc và lương thực, đã do lực lượng Pháp bất cứ ở đâu mang đến hay sẽ mang đến lãnh thổ đặt dưới quyền chính phủ của Anh Hoàng hay đến những nơi thuộc ảnh hưởng của bộ Chỉ Huy Tối Cao Anh. Trong trường hợp quyền chỉ huy một lực lượng Pháp đã được tướng de Gaulle thỏa thuận trao lại cho bộ Chỉ Huy Tối Cao Anh, thì tướng de Gaulle không thể ra lệnh chuyền giao, trao đổi hay tái phấn phối các đồ trang bị, tiền của và vật liệu sở hữu của lực lượng Pháp ấy, nếu không hỏi ý kiến và được sự ưng thuận của bộ Chỉ Huy Tối Cao Anh.

        3) Chính phủ của Anh Hoàng sẽ cung cấp cho lực lượng Pháp — Khi nào có thể thực hiện được số vật liệu bổ túc cần để trang bị các đơn vị của mình cho tương đương với các đơn vị Anh đồng loại.

        4) Các tầu bè của hạm đội Pháp sẽ được sung dụng như sau :

        a) Lực lượng Pháp sẽ võ trang và sử dụng tất cả các tầu bè mà lực lượng ấy có thể cung cấp thủy thủ.

        b) Việc sung dụng các tầu bè có võ trang và được lực lượng Pháp đem ra sử dụng chiếu theo đoạn (a) sẽ quy định bởi một thỏa ước giữa tướng de Gaulle và bộ Tư Lệnh Hải Quân Anh, thỏa ước này thỉnh thoảng sẽ được xét lại.

        c) Những tầu bè khởng được lực lượng Pháp sung dụng chiếu theo đoạn (b), sẽ đặt vào tình trạng dự bị để bộ Tư Lệnh Hải Quân Anh trang bị và sử dụng.

        d) Trong số những tầu bè ghi ở đoạn (c), có những chiếc đưỢC bộ Tư Lệnh Hải Quân Anh trực tiếp sử dụng, có những chiếc khác được các hải lực đồng minh khác sử dụng.

        e) Đoàn thủy thủ các tầu bè đặt dưới quyền kiểm soát của người Anh sẽ có một thành phần sĩ quan và thủy thủ Pháp khi nào thực hiện được sự phổi hợp ấy.

        f)   Tất cả các tầu bè của hạm đội Pháp vẫn thuộc quyền sở hữu Pháp.

        5)   Việc sử dụng những thương thuyền Pháp và thủy thủ của các thương thuyền ấy vào việc hành quân của quân lực de Gaulle, sẽ do sự dàn xếp của tướng de Gaulle với các bộ sở quan trong chính phủ Anh. Sẽ thiết lập sự liên lạc thường xuyên giữa bộ Hải Thương và tướng de Gaulle để quy định việc sử dụng phần còn lại những thương thuyền và các thủy thủ.

        6)Tướng de Gaulle, tư lệnh tối cao lực lượng Pháp, tuyên bố qua những điều kiện trên đây rằng ông chấp nhận việc chỉ đạo tổng quát của bộ chỉ huy Anh, trong trường hợp cần thiết ông sẽ đồng ý với bộ chỉ huy tối cao Anh trao lại quyền chỉ huy trực tiếp một phần lực lượng nào đó cho một hay nhiều sĩ quan Anh ở cấp bậc phù hợp với nhiệm vụ, nhưng sự trao quyền này không phương hại đến những sự kiện nói trong đoạn cuối điều thứ I.

        III

        Quy chế binh sĩ tình nguyện Pháp sẽ được thành lập theo thể thức sau đây :

        1) Binh sĩ tình nguyện sẽ đầu quân suốt trong thời gian chiến tranh để chiến đấu chống kẻ thù chung.

        2) Họ sẽ được hưởng một số lương bổng theo căn bản ấn định riêng biệt do sự thoả thuận giữa tướng de Gaulle và các bộ sở quan, thời gian áp dụng hối suất để tỉnh lương bồng sẽ được ấn định do sự thoả thuận giữa tướng de Gaulle và chính phủ của Anh Hoàng.

        3) Binh sĩ tình nguyện và gia đình sẽ được hưởng tiền quả tuất và những khoản cấp dưỡng khác trong trường hợp tàn phế hay tử nạn của những người tình nguyện, căn bản các khoản cấp dưỡng ấy sẽ đươc ấn định bởi thỏa ước giữa tưởng de Gaulle  và các bộ sở quan.

        4) Tướng de Gaulle có quyền tạo lập một cơ quan dân sự gồm các nha sở hành chánh cần thiết cho việc tổ chức lực lượng quân sự. Nhân số và lương bổng nhân viên sẽ được ẩn định sau khi hỏi ý kiến Ngân Khố Anh.

        5) Tướng de Gaulle cũng có quyền tuyền dụng nhân viên kỹ thuật và khoa học phục vụ chiến tranh. Nhân số, lương bổng và việc sử dụng nhân viên ấy sẽ được ấn định sau khi hỏi ý kiến các bộ sở quan trọng chính phủ của Anh Hoàng.

        6) Chính phủ của Anh Hoảng sẽ cố gắng, khi ký kết đình chiến, giúp đỡ các binh sĩ tình nguyện Pháp phục hồi các quyền công dân kể cả quốc tịch mà họ có thể bị truất hữu vì họ tham dự cuộc chiến chống kẻ thù chung. Chính phủ của Anh Hoàng sẵn sàng cung cấp cho những người tình nguyện ấy những dễ dàng đặc biệt để nhập quốc tịch Anh và dùng mọi quyền hành cần thiết dễ thực hiện việc ấy.

        IV

        1) Mọi khoản chi tiêu để thành lập và bảo trì lực lượng Pháp theo bản thỏa ước này sẽ tạm thời được các bộ sở quan trọng Chính Phủ của Anh Hoàng đài thọ, Các bộ sở quan có quyền dùng mọi biện pháp xem xét và kiểm chứng cần thiết.

        2) Những khoản tiền chi phí vào việc ấy được coi là tiền ứng trước và tính riêng. Những vấn đề  liên hệ đến việc thanh toán cuối cùng những khoản ứng trước áy và những khoản tiền chi theo một thoả ước chung, sẽ được bàn lại sau này.

        Bản thoả ước này có hiệu lực kể từ mùng 1 tháng bảy 1940
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 11:00:18 pm »


        Mật thư của ông Winston Churchill gửi tướng de Gaull liên hệ đến thoả ước ngàg 7 tháng tám 1940

        (Bản dịch)

        Luân Đôn, mùng 7 tháng tám 1940

        Thân gửi ông de Gaulle,

        Trong những bức thư trao đổi với ông và sẽ được công bố, tôi thiết tưởng cần phải xác định rõ danh từ « phục hồi toàn vẹn nền độc lập và sự hùng cường của nước Pháp » không ám chỉ các biên giới lãnh thổ một cách chặt chẽ. Chúng tôi không thể bảo đảm những biên giới ấy cho một quốc gia nào chiến đấu bên cạnh chúng tôi; nhưng, dĩ nhiên, chúng tôi cũng cố gắng làm được đến đâu hay đến đấy

        Điều nói đến các bộ đội của ông không « dùng vũ khí chống lại nước Pháp » phải hiểu là ám chỉ nước Pháp Tự Do lựa chọn đường đi của mình không chịu áp lực trực tiếp hay gián tiếp của nước Đức. Như vậy, một chiến thư của chính phủ Vichy khai chiến với nước Anh không được coi là chiến thư của nước Pháp ; có thể có nhiều trường hợp khác tương tự.

        Nếu có thể, xin ông cho biết sự đồng ý của ông về các điểm trên đây.

        Kính chào thân hữu.

        Mật thư của tướng de Gaulle trả lời ông Winton Churchill

        Luân Đôn, mùng 7 tháng tám 1940

        Kỉnh thưa Thủ Tướng,

        Quý thư ngày mùng 7 tháng tám 1940 cho tôi biết rằng trong những bức thư trao đổi giữa chúng ta cần được công bố, chính phủ Anh suy diễn danh từ « phục hồi toàn vẹn nền độc lập và sự hùng cường của nước Pháp » là không áp dụng chặt chẽ cho các biên giới lãnh thổ. Ông cũng cho biết rằng: « chúng tỏi không thể bảo đảm những biên giới ấy cho một quốc gia nào chiến đấu bên cạnh chúng tỏi ; nhưng, dĩ nhiên, chúng tôi cũng cố gắng làm được càng nhiều càng hay. »

        Mặt khác, ông cho biết ý kiến rằng các bộ đội của chúng tôi không «mang vũ khí chống lại nước Pháp », câu ấy phải hiểu là ám chỉ « nước Pháp Tự Do lựa chọn đường đi của mình không chịu áp bức trực tiếp hay gián tiếp của nước Đức ».

        Thưa Thủ Tướng, tôi xin ghi nhận cách suy diễn những danh từ dùng trên đây của chính phủ Anh.

        Tòi mong rằng hoàn cảnh biến chuyển sẽ có ngày cho phép chính phủ Anh xét những vấn đề ấy một cách ít dè dặt hơn.

        Trân trọng kính chào Thủ Tướng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 11:01:38 pm »


        PHI CHÂU

        Điện văn của tướng de Gaulle gửi ông Felix Ebouẻ, Thống Đốc Tchad

        Luân Đôn, 16 tháng bảy 1940

        Tôi được báo cáo cho biết thái độ của ông và tôi hoàn toàn tán thành ông. Bổn phận của chúng ta là giữ vững từng vị trí của Đế Quốc Pháp chống lại quân Đức và Ý. Xin ông cho biết tình hình ở đấy trong phạm vi ông xét ra cần phải cho biết để tôi trù liệu mọi biện pháp có thể thi hành để giúp đỡ ông. Xin ông giữ liên lạc luôn luôn với tôi.

        Thân hữu.

        Điện văn của Henri Sautot Thông Sứ, Ủy Viên Pháp tại Nouyelles-Hébrides, gửi tưởng de Gaulle ở Luân Đôn

       
Port-Vila, 22 tháng bảy 1940

        Nhân danh quần chúng Pháp ở Nouyelles-Hebrides, tôi chuyền đạt lên Ngài bức thông điệp sau đây :

        « Xét rằng chính phủ hiện thời ở Chính Quốc không có một chánh quyền tự do độc lập nào, bởi vậy chính phủ ấy không thể phục hồi Tồ Quốc và dùng những lực lượng còn nguyên vẹn ở Đế Quốc Pháp vào mục tiêu ấy , mặt khác, xét rằng hy vọng cứu quốc duy nhất là sự chiến thắng của đồng minh Anh quốc của chúng ta ; xét rằng chính phủ của Anh Hoàng đã kêu gọi sự hợp tác của tất cả các thuộc địa Pháp để theo đuổi cuộc chiến đến cùng; chính phủ ấy đã hứa giúp đỡ chúng ta về phương diện chính trị, kinh tế, tài chánh; chính phủ ấy đã thừa nhận Ngài là lãnh tụ hợp pháp của những người Pháp Tự Do; xét rằng Ngài đã nhiều lần biểu lộ ý chí chiến đấu bên cạnh nước Anh để cứu quốc và tôn trọng lời đã hứa ; dân tộc Pháp ở Nou- velles-Hẻbrides tin cẩn và kính cẩn tự đặt mình dưới quyền chỉ huy của Ngài và sẵn lòng nghe lời kêu gọi của Ngài gửi về những lớp thanh tráng niên có đủ khả năng chiến đấu.

        « Quần chúng Pháp ở Nouyelles - Hebrides từ bốn mươi năm nay đã làm việc với người Anh. đã hiếu biết, phẩm bình và yêu mến người Anh ; chúng tôi yêu cầu Ngài chấp nhận lời tuyên ngôn long trọng này như lời cam kết quyết tâm cùng Ngài chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng.

        « Cộng đồng chủ quyền Pháp và người lãnh đạo, Thống Sứ ủy viên Pháp, hoàn toàn chấp nhận lời tuyên ngôn trên đây và lấy làm hân hạnh đứng dưới bóng cờ của Ngài.Cameroun, về tập kết với tướng de Gaulle để chống lại việc thi hành hiệp ước đình chiến, tiếp tục cuộc chiến tranh chống quân Đức và quân Ý.

        1)   Tiếp xúc càng nhiều càng hay với các nhân vật Pháp ở các thuộc địa ấy, mặc dầu họ có được chính thức trao quyền hay không.

        2)   Thiết lập vả duy trì sự liên lạc với giới cầm quyền Anh ở Gamble, Sierra-Leone, Gold-Coast, Nigeria và, nếu gặp trường hợp, với các nhà cầm quyền ngoại quốc khác.

        3)   Cho tướng de Gaulle biết toàn diện tình hình các thuộc địa Pháp ở Tây Phi và Đông Phi, và những điều kiện tốt đẹp nhất để hành động tại các thuộc địa ấy.

        I.    — Trong công việc thừa hành đặc vụ chung này, thiếu tá Leclerc sẽ đại diện cho tướng de Gaulle bên cạnh Đại Tướng Tư Lệnh quân đội Anh Nam Đại Tây Dương và Đô Đốc Tư Lệnh Hải Quân Anh Nam Đại Tây Dương.

        Thiếu tá Leclerc sẽ có trụ sở chính ở Accra. Ông Pleven và đại úy Boislambert sẽ là thành phần lưu động của phái đoàn để tới những địa điểm thích hợp hơn cả mở cuộc tiếp xúc.

        II.   —Tin tức do phái đoàn gửi về cho tướng de Gaulle bằng điện tín sẽ chuyển đến cho ông qua sự trung gian của nhà cầm quyền Anh.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi cho phái đoàn, trên nguyên tắc, sẽ nhờ sự trung gian của Thống Đốc Gold-Coast hay tướng chỉ huy quân đội Anh Nam Đại Tày Dương hay đồng thời nhờ cả hai nơi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 11:04:58 pm »


        Điện tín của tướng de Gaulle gửi đại tá de Larminat, ở Leopoldville

        Luân Đôn, ngày 16 tháng tám 1940

        Như ông đẵ biết, tình hình Tây Phi và Đông Phi có thể cái thiện được. Quyết định của tôi là khai thác triệt để những khả năng ấy. Tôi trông cậy nhiều ở ông để thực hiện công việc này.

        Trước hết, phải hành động cùng một lúc ở Brazzayille, Douala và Fort-Lamy.

        Tôi đã yêu cầu ông trước hết đến Leopoldville để tiếp xúc với những yếu tố thuận tiện ở Brazzaville. Quan niệm của tôi là những yếu tố có thiện cảm với chúng ta phải đe bẹp những yếu tổ ác cảm hay rụt rè, nếu cần thì phải dùng những phương tiện quyết liệt,

        Về tình hình vả hành động ở Douala và Fort- Lamy, phải đoàn của tôi hiện thời ở Lagos có đủ tài liệu cần thiết cho ông.

        Những hành động này có tầm quan trọng lớn. Nếu thành công, chúng ta sẽ có khả năng hành động quyết liệt ở nơi khác ; tôi đang chuẩn bị những hành động ấy ở đây và sẽ đến tận nơi để điều khiển.

        Trong lúc này, tôi coi ông cũng như tôi thứ hai để điều khiên công việc ở Brazzayille, Douala, Fort-Lamy.

        Tôi tin tưởng tài sáng kiến và quyết đoán của ông.

        Chúng ta đã đồng ý rằng tôi đặt dưới quyền chỉ huy của ông tất cả các yếu tố quân sự Pháp tự do hiện có mặt ở Nigeria và Gold-Coast.

        Thiếu tả Leclerc và thiếu tá Parant sẽ được đặt dưới quyền chỉ huy của ông.

        Dĩ nhiên, những yếu tố ấy không nên gửi sang Đông Phi.

        Thân hữu,

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi ông Henri Sautot  Thống sứ ủy viên Pháp taijNouvelles Hebrides

        23 tháng tám 1940

        Tôi được biết toàn thể nhân dân và có lẽ cả các đồn trại ở Nouyelle - Calédonie đầy thiện chí và rất sẵn sàng tập kết với tôi một cách công khai. Nhưng chính viên thống đốc còn do dự. Mặt khác, tầu Dumont d‘Urville được Vichy gỏi đến Noumea để làm áp lực bắt dân chúng theo Vichy. Tôi yêu cầu ông đến Noumea thay thế thống đốc để thực hiệu cuộc tập kết, dựa vào dân chúng thuộc địa, họ cũng muốn tập kết lắm.

        Một chiến hạm Anh sẽ đưa ông đến nơi và sẽ hộ tống ông. Chiến hạm đó nay mai sẽ chuẩn bị xong, với sự đồng ý của tôi.

        Điều tối quan trọng là phải đưa được xứ Nouyelle Calédonie về tập kết như ông đã thực hiện được một cách cao minh ở Nouyelles Hebrides

        Thân hữu,

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi Leclerc và Boislambert Lagos

        26 tháng tám 1940

        Tôi được biết có một vài sự bất đồng ý kiến giữa bộ chỉ huy Anh và các ông. Đành rằng bộ chỉ huy Anh có quyền chỉ đạo tất cả các yếu tố quân sự Pháp trên lãnh thổ Anh, nhưng mọi người đều đồng ý rằng ông chịu trách nhiệm về cuộc hành quân trên lãnh thổ Pháp. Bộ chỉ huy Anh chỉ can thiệp để giúp cho mọi việc thừa hành được dễ dàng mà thôi. Tôi chú trọng đặc biệt đến cuộc hành quân này, cuộc hành quân phải được thực hiện nếu có hy vọng thành công, tôi tin rằng có hy vọng đó.

        Hết lòng tin cẩn ông.

        Tuyên dương công trạng Tchad được huy chương Đế Quốc

        27 tháng tám 1940

        Hôm nay, ngày 27 tháng tám 1940, ngày thứ 360 của cuộc thế chiến, tôi tuyên dương công trạng lãnh thổ Tchad và tưởng thưởng huy chương Đế Quốc, vì những lý do sau đây :

        «Dưới sự hướng dẫn của cấp trên, thống dốc Eboué và đại tả Marchand chỉ huy quân đội, xứ Tchad đã chứng tỏ mình xứng đáng là một vùng đất của những người Pháp anh dũng.

        Mặc dầu tình hình quân sự và kinh tế cực kỳ nguy hiếm, lãnh thổ Tchad đã không chịu theo lệnh đầu hàng nhục nhã và quyết định tiếp tục chiến tranh cho đến thắng lợi. Với quyết định đảng khen ấy lãnh thổ Tchad đã nêu cao con đường bổn phận và báo hiệu sự phục hồi của toàn thể Đế Quốc Pháp.

        Tướng de Gaulle »

        Điện tín của đại tá Leclerc và đại Boislambert gửi de Gaull

        Douala, 28 tháng tám 1940.

        Vì chúng tôi không có được một phần nhỏ những lực lượng của Parant và vì có nhiều hy vọng thành công cho nên chúng tôi đã cho tiến quân vào Douala với một lực lượng chỉ có 20 người Pháp. Chúng tôi đã đổ bộ vào ban đêm với 3 chiếc ghe bản xứ. Chúng tôi đã kêu gọi những phần tử có cảm tình và ra lệnh tấn công gấp một cách mãnh liệt. Kết quả là toàn thể các lực lượng đều về tập kết, ngoại trừ một vài yếu tố bị trung lập hóa hay bắt giam.

        Vì nhu cầu chỉ huy, đại tá Leclerc đã nhân danh ông nhận chức Tổng úy. Vì tính chất đặc biệt của cuộc hành quân này, dựa vào thuyết phục và uy quyền, chúng tôi phải tự nhận lấy những địa vị cao hơn để mọi việc thành công, tất nhiên chỉ có tính cách tạm thời. Xin ông thứ lỗi, vì chỉ có kết quả là đáng kể. Trật tự đã được tái lập. Các biện pháp phòng thủ đã được thi hành nhất là để chống lại những cuộc tấn công từ miền biển tới. Các lực lượng quân sự đều trở về tập kết. Một vài sĩ quan bất phục tòng đã bị bắt giam đợi ngày trục xuất. Chúng tôi đã yêu cầu Pleven tới nơi ngay tức khắc. Chúng tôi đề nghị gửi ngay tới đây những lực lượng hải quân tự do, không quân và pháo đội. Chúng tôi rất vui mừng háo cáo sự thành công của chúng tôi, sự tận tâm của chúng tôi và ý chí sắt đá tiếp tục những hành động cương quyết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 11:06:07 pm »


        Điện tín của đại tá de Larminal gửi tướng de Gaulle

        Brazzayille, ngày 28 tháng tám 1940

        Tôi đã đến Brazzayille ngày hôm nay, hồi 11 giờ, và tôi nắm trọn quyền hành. Không có phản ứng.

        Điện tín của ông Masson, Thống dốc Gabon gửi tướng deGaull

        Libreville, 29 tháng tám 1940

        Sau cuộc hội nghị, có mặt Chỉ Huy Trưởng quân sự, Chưởng Lý, Chủ Tịch Phòng Thương Mại và Chủ Tịch Cựu Chiến Binh, lẵnh thổ Gabon vui mừng tập kết với Pháp Tự Do và cộng tác với Pháp Tự Do về đủ mọi phương diện.

        Thư của tướng de Gaulle gửi tướng Catroux

        Ngày 29 tháng tám 1940

        Kính thưa Đại Tướng,

        Ông không thể tưởng tượng được sự vui mừng của tôi khi tôi được tin ông sẽ trở về nay mai. Biết bao nhiêu việc phải làm để cứu nước Pháp ra khỏi vực thẳm ; một người và một lãnh tụ như ông có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc phục hồi ấy. Đã từ lâu, như ông biết, tôi vẫn kính mến ông và có tình thân hữu chân thành và tôn kính đối với ông. Thái độ của ông đối với vấn đề Đông Dương đã làm tôi thêm trọng vọng. Bây giờ đã đến lúc phải kiến thiết !

        Chẳng bao lâu ông sẽ biết rõ những gì đã xảy ra ở đây và ở nơi khác. Đối với tôi, tôi đã ở trong chính phủ vào những ngày cuối cùng các trận chiến, tôi đã chứng kiến tài khéo léo sâu xa của địch để chi phối các giới thân cận với cặp chỉ huy và chi phối cả tinh thần cấp chỉ huy của nước Pháp. Chưa có phút nào tôi ngờ rẳng sự sụp đổ của Paul Beynaud, người bạn của chúng ta và việc lên cầm quyền của vị Thống Chế già, lại có nghĩa là nước Pháp sẽ đầu hàng. Tôi không chấp nhận sự đầu hàng đó cho nên tôi đã sang Luân Đôn để tổ chức lại một nước Pháp chiến đấu.. Tôi đã kêu gọi người Pháp thành lập những viên đá đầu tiên của lực lượng quân sự, thủy quân và không quân và của những cơ quan hành chánh : Ngoại vụ, thuộc địa, tài chánh, thông tin vân vân... Chúng tôi đã tiếp xức với nhiều nơi trên thế giới. Không thiếu gì, tiềm năng ở nước Pháp và ở Đế Quốc. Các thuộc địa Nouyelles-Hébrides, Tchad, Cameroun, Haute- Côte d ‘ Ivoưe, đã trở về tập kết. Khi ông nhận được bức thư này, tôi đã đi Dakar với bộ đội, tầu bè, phi cơ và... sự giúp đỡ của người Anh.

        Nếu cuộc hành quân này thành công thì vấn đề  then chốt là Bắc Phi sẽ đặt ra ngay sau đó. Nhất là sự để dọa của quân Đức, Ý và I Pha Nho, theo tôi, là mối họa hiển nhiên rồi. Tôi nhận thấy những người tại chức ở Bắc Phi và đã chịu khuất phục điều kiện đình chiến, đều mất tư cách rồi, không thể nào trở là những « người của chiến tranh » được nữa. Khi nói ra điều này, tôi nhắm vào tướng Noguès, ngay từ ngày đầu ông ta đã dùng nhiều thủ đoạn để củng cố địa vị. Khi chúng tôi đã nắm được Bắc Phi thì phải có người nào đó để cầm đầu xử ấy. Người ấy sẽ là ông, nếu ông nhận lời.

        Ông cũng biết rằng chính phủ Anh, sau khi đã thừa nhận tôi là « Lãnh tụ người Pháp Tự Do », đã tiên tương chấp nhận điều đình mọi vấn đề phòng thủ và kinh tế Đế Quốc của chúng ta với một « Hội Đồng phòng vệ Pháp Hải Ngoại », nếu tôi thành lập một hội đồng như vậy. Đó là ý kiến của chúng tôi. Tôi yêu cầu ông chấp nhận địa vị « Bắc Phi » trong Hội Đồng này. Trong khi chờ đợi, ông ở đây sẽ thuận tiện hơn cả để chuẩn bị mọi việc. Khi thời cơ đã đến, nghĩa là, ngoài thực tế, khi chúng ta đã đặt chân lên Maroc và Algẻrie, có lẽ ông sẽ nhân cơ hội thuận tiện đến nhiệm chức cai trị và chỉ huy quân đội toàn bộ : Maroc, Algérie, Tunisie chăng ?

        Đỏ đốc Muselier và Antoine (tên hiệu là Fontaine) được tôi giao phó tạm quyền chỉ huy Thủy lục Không quân ở bên Anh và điều khiển các cơ quan dân sự trong khi tôi vắng mặt, sẽ trình bày với ông tình hình quân lực và hành chánh của chúng ta. Lúc này, điều quan trọng nhất là việc tái võ trang một số chiến hạm của chúng ta.

        Khi ông tiếp xúc với đô đốc Muselier ông sẽ có một ý niệm về ông ta. Đã có nhiều người chỉ trích ông ta. Ông ta có tính xấu nhưng cũng có tính tốt- Xét cho cùng thì ông ta cũng là người ngay thật. Dĩ nhiên, tôi cũng muốn Darlan trở về với hạm đội của ông ta, Nhưng Darlan không trở về...

        Nói một cách tổng quát, tôi tin tưởng ở sự chiến thắng cuối cùng. Người Anh đã chuẩn bị ráo riết cho ngày đó ; thật là may mắn cho họ và cho cả chúng ta, ông Winston Churchill là « người của chiến tranh ». Ván bài này chỉ đánh giữa Hitler và Churchill.

        Trong khi chờ đợi được hân hạnh tiếp kiến ông, tôi xin kính gửi ông lời chào mến trọng. 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 11:31:48 pm »


        Điện tín của Thống Đốc tạm quyền Tahiti gửi tướng de Gaulle

        Tahiti, mùng 2 tháng chín 1940

        Hôm nay, ngày mùng 2 tháng chín 1940, là ngày kỷ niệm cuộc bộc phát tình trạng thù nghịch ; toàn thể dân tộc lãnh địa Pháp ở Úc Châu đều vui mừng quyết định siết chặt hàng ngũ bên cạnh ông để cùng đồng minh Anh tiếp tục cuộc chiến tranh của người Pháp Tự Do chống lại chủ nghĩa Hitler Đức và Phát xít Ý. Vị thống đốc đã không chịu nghe theo ý dân, bởi vậy, ba nhân viên Hội Đồng tư nhân và vị đốc lý Papeete đã thành lập ngay một cơ quan cai trị tạm thời trong khi chờ đợi việc bổ nhiệm một vị thống đốc mới. Vị đại diện nước Anh, các trưởng cơ quan hành chánh và quân đội đều theo chúng tôi — ngoại trừ chỉ huy trưởng hải quân, và ông này đã được trung úy hải quân thay thế.

Trong Ủy Ban cai trị lâm thời:       
Ahne, Lagarde, Martin.           

        Điện tín của Toàn Quyền Noiwelle Zeslande gửi Cục Lãnh Địa Tự Trị

        (Bản dịch)

        Mùng 3 tháng chín 1940

        Thủ tướng đã nhận được điện tín sau đây của Papeete :

        « Kết quả cuộc toàn dân biểu quyết ở Tahiti— Mooréa và Touamotou như sau ;

        Theo de Gaulle :   5.564 phiếu.
        Theo Pétain :      18 phiếu.

        «Thống Đốc Úc Châu Pháp đã bị truất phế. Việc cai trị trao cho một văn phòng gồm 3 nhân viên của Hội Đồng tư nhân trong khi chờ đợi tướng de Gàulle bổ nhiệm một vị thống đốc.»

        Tuyên ngôn của Louis Bonvỉu  Thống Đốc Lãnh Địa Pháp ở Ấn Bộ

        Mùng 9 Tháng chín 1940

        « Thống Đốc và các lãnh địa ở Ấn Độ đứng về hàng ngũ tướng de Gaulle »

        Điện tín của tổng lãnh sự Anh ở Tanev gửi Đô Đốc Gibaliar và bộ Tư Lệnh Hải Quản Anh ở Luân Bôn

        Tanger, mùng 6 tháng chín 1940.

        Tin của đại úy Luizet (cơ quan tình báo Pháp, bí mật tập kết Pháp Tự Do) :

        « Hạm đội Địa Trung Hải có thể tìm cách vượt qua eo biển Gibraltar, đi về hướng Tây, không biết nơi đến. Việc vượt biển này có thể xảy ra trong 72 giờ sắp tới ».

        Điện tín của Cựu Chiến Binh Saint-Pierre và Miquelon gửi tướng de Gaulle qua Terre-Neuye.

        Saint-Pierre, 14 tháng chín 1940

        Cựu chiến binh Saint-Pierre và Miquelon, nhóm họp phiên đại hội đồng ngày 14 tháng chín 1940, xét định tình hình hiện thời và các diễn biến sau đây :

        1) Sự bất lực của chính phủ Vichy hoàn toàn dưới sự thống trị của người Đức, điều ô nhục và nguy hiểm nếu theo mệnh lệnh của chính phủ ấy ;

        2) Không khước từ tự do của mình và đem đặt vào tay Hitle trước khi làm đủ mọi cách để bảo vệ tự do ấy dù phải trả tới giá nào ; tình thế đặc biệt của thuộc địa xa cách hẳn Chánh Quốc hiện bị Đức đô hộ và không cho phép trông cậy vào sự che chở hữu hiệu của láng giềng Gia Nã Đại và Mỹ ;

        3) Tin tưởng rằng sự chiến thắng của nước Anh cũng chiến đấu với tướng de Gaulle và các đồng chí sẽ trả lại tự do cho tổ quốc.

        Kính gửi Đế Quốc Anh và tướng de Gaulle kiến nghị sau đây :

        « Cựu chiến binh Saint-Pierre tin tưởng rằng tướng de Gaulle và quân đội của ông cùng với quân đội Anh chiến đấu cho tự do của nước Pháp và của thế giới sẽ đem lại chiến thắng cuối cùng, kính gửi ông và quân đội của ông lời khen tặng sâu sắc và sự biết ơn chân thành, mong mỏi quân đội của ông sẽ sớm giải phóng lãnh thổ Pháp.

        « Nước Pháp muôn năm ! Đế Quốc Anh muôn năm ! de Gaulle muôn năm ! »

        Bản tuyên ngôn của Ủy Ban ở Noumea

        16 tháng chín 1940

        Hỡi người Calédonie !

        Đã nhiều lần chúng ta khẩn khoản yêu cầu thực hiện sự trưng cầu dân ý vì chúng ta biết rõ tinh thần ái quốc của dân chúng. Chúng ta chỉ nhận được lời khước từ quyết liệt của thống đốc. Giờ đã điểm để chúng ta biểu lộ ý muốn của chúng ta và chứng tỏ rằng chúng ta có khả năng làm được cái gì để nắm vững vận mệnh tổ quốc. Mỗi ngày qua đi, chúng ta lại tiến gần tôi một giải pháp trái với ý muốn của người Calédonie. Thời giờ đang gấp rút. Các bạn hãy sửa soạn ngay càng đông càng hay, ngày thứ năm 19 tháng 9 này, hồi 6 giờ sáng, ở Noumea. Chúng tôi tin tưởng rằng các bạn có đủ ý chí và can đảm để chịu đựng mọi sự hy sinh cần thiết hầu bảo vệ quyền lợi và tự do. Ngày ấy sẽ là một ngày lịch sử của đất nước này. Chúng tôi sẽ đến thăm ông nay mai càng sớm càng hay. Chúng ta đang sống những giờ phút nghiêm trọng. Các bạn hãy vùng lên ! Nước Pháp muôn năm ! Calédonie muôn năm !

        Verges, Prinet, Mouleđoux, Rabot.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2019, 11:41:28 pm »


        Thư của tướng de Gaulle gửi ông Boisson, Toàn quyền Tây Phi thuộc Pháp1.

        Trèn tàu biển trước hải căng Dakar, ngày 18 tháng chín 1940

        Kính thưa Toàn Quyền.

        Trước phong trào phục hồi nước Pháp rộng lớn đang lôi cuốn đế quốc của chúng ta, ông sẽ đóng một vai trò quan trọng. Giờ của ông đã đến.

        Tôi yêu cầu ông cộng tác với tôi để tiếp tục cuộc chiến tranh giải phóng Tổ Quốc.

        Hiện tôi đã đến gần đây với một lực lượng lục hải không quân hùng hậu. Lực lượng ấy tiến vào Dakar để tăng cường đồn trại, đề phòng mọi cuộc tấn công của địch và lo việc tiếp tế cho lãnh địa...

        Tôi dự định cho đổ bộ lực lượng ấy bất cứ lúc nào đồng thời mang đến sự tiếp tế cho lãnh địa, mong rằng sẽ không có sự chống đối. Nếu vạn bất đắc dĩ mà có cuộc chống đối ấy thì tôi chắc chắn rằng ông sẽ làm mọi cách để không xẩy ra những sự và chạm thê thảm.

        Những cuộc đụng độ ấy sẽ càng thê thảm hơn nếu có sự can thiệp của lực lượng đồng minh đi theo tôi ; họ có nhiệm vụ dùng đủ mọi phương tiện để ngăn cản địch đặt tay lên căn cứ Dakar.

        Tôi chờ đợi thư trả lời của ông trong sự tin tưởng. Trân trọng kính chào ông Toàn Quyền.

        Điện tín của Lord Lloyd, bộ trưởng Lãnh Địa của chính phủ Anh, gửi Cao Ủy Anh ở Gia Nã Đại

        (Bản dịch)

        Luân Đôn, 19 tháng chín 1640

        Theo tài liệu trong điện văn của chính quyền vùng Terre-Neuye ngày 14 tháng chín về hiện tình các đảo Saint-Píerre và Miquelon, chúng tôi cho rằng nên để cho tướng de Gaulle tìm biện pháp nắm quyền cai trị Saint-Pierre và Miquelon như đã làm ở Trung Phi thuộc Pháp và ở Tahti.

        Chính phủ Gia Nã Đại, trong điện văn ngày 12 tháng bảy gửi thống đốc Terre-Neuye, đã cho biết ý định không muốn can thiệp vào nội bộ các hải đảo ấy ; Gia Nã Đại đã cho chính phủ Hoa Kỳ biết ý kiến của mình và Thống đốc Terre-Neuye cũng cho biết ý kiến tương tự. Nhưng phong trào ủng hộ de Gaulle có thể có tính cách một phong trào địa phương, không cần sự giúp đỡ ở bên ngoài. Nếu việc này thành công, tất nhiên, chúng ta sẽ lập liên lạc thân hữu với nên cai trị mới và chúng ta cam kết cung cấp cho Saint-Pierre và Miquelon sự viện trợ kinh tế và hải quân vẫn dành cho các thuộc địa Pháp đã tuyên bố theo de Gaulle. Chúng ta ước mong rằng chính phủ Gia Nã Đại cũng sẵn sàng để viện trợ cho họ với điều kiện tương tự điều kiện của chúng ta.

        Như vậy, tôi yêu cầu ông thông báo cho chính phủ Gia Nã Đại biết rằng chúng ta không phản đối cuộc hành quân của de Gaulle ; cuộc hành quân ấy cũng đòi hỏi một thời gian nào đó để đem lại kết quả. Mặt khác, chúng ta có ý định báo cáo việc này cho chính phủ Hoa Kỳ biết một cách kín đáo.

        Điện văn của tưởng de Gaulle gửi thuyền trưởng tuần dương hạm Gloire và thuyền trưởng tuần dương hạm Primaugel2.

        20 tháng chín 1940

        Tôi được báo cáo cho biết thái độ và tình trạng của ông, tôi tán thành thái độ ấy.

        Tôi yêu cầu ông nhận lời đến Freetown để sửa chữa tầu bè của ông. Tôi xin lấy danh dự hứa với ông rằng tôi và đồng minh đồng ý để ông và các thủy thủ của ông được tự do ở Freetown cho đến ngày sửa chữa xong, tùy y muốn của ông, ông có thể  trở về Casablanca.

        Điện tín của Henri Sautot, Thống đốc Nouyelle-Caliédonie gửi tướng để Gaulle

        Noumea, 24 tháng chín 1910

        Tiếp theo điện tín ngày 20 tháng chín của tôi. Ngày 23 tháng chín chúng tôi đã trung lập hóa hoàn toàn các yếu tố quân sự phản động không theo Pháp Tự Do, họ đã bị giam trên chiếc tầu buôn đậu lại bến. Chúng tôi đã thành công tuy chỉ có 700 người tình nguyện ở trong nước. Đã làm chủ các đồn trại và giàn hỏa pháo bờ biển do chiến sĩ trung thành chiếm giữ. Yêu cầu bổ nhiệm ngay đại úy Broche chỉ huy tối cao các lực lượng nội địa. Chỉ còn tình trạng tầu d'Urville vẫn mập mờ. Các chiến sĩ Pháp Tự Do đều tỏ ra can đảm và dũng mãnh trong thời gian bốn ngày lịch sử thay đổi vận mệnh một khối dân tộc không đổ một giọt máu. Ngày nay, đảo Caléđonie làm lễ kỷ niệm năm thứ 87 chu niên chủ quyền Pháp trong vòng trật tự và vui mừng. Thành phố Noumea tràn ngập cờ tam sắc ghi thêm hình thập tự Lo Ren.

-----------------
        1. Bức thư này khòngđến nơi. Người ta hiểu tại sao.

        2. Hai chiếc tuần dương hạm này cũng như các chiến hạm khác, vừa quay mũi đi nơi khác theo lời yêu cầu của đô đốc Cunningham.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Giêng, 2019, 11:48:46 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM