Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:48:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37384 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:06:43 pm »


        Chủng tôi có hai phương thế hành động : một là đưa đội quân Sahara của Leclerc từ hồ Tchad tới Fezzan, hai là theo người Anh, đưa những lực lượng lưu động của Larminat ở Trung Đông sang Libye. Tôi định thực hiện cả hai cuộc hành quân đó, nhưng làm cách nào để xương máu binh sĩ của chúng ta có ích lợi trực tiếp cho nước Pháp.

        Việc tiến chiếm Fezzan và việc đưa quân vào Tripoli đều là những cuộc hành quân phải mạo hiểm một lần cho xong. Nếu thất bại thì còn lâu mới có thể thực hiện lần nữa, vì lập được một lực lượng như bộ đội Tchad người ta đã gặp những khó khăn trọng đại về việc tổ chức trang bị và tiếp tế. Chỉ khi nào người Anh lấy lại được Cyrẻnaique và tiến vào Tripolitaine thì bộ đội Tchad của chúng tôi mới dốc toàn lực ra hành động. Nếu không thì chúng tôi chỉ khủng bố người Ý bằng những trận đột kích chớp nhoáng vào sâu trong lãnh thổ của họ.

        Mặt khắc tôi muốn rằng «mặt trận Tchad» giữ được cá tính của một mặt trận Pháp — nếu có thể  gọi một toàn bộ những hoạt động đứt quãng như vậy là một mặt trận. Hẳn là mở cuộc hành binh của những lực lượng Sahara này chúng tôi phải phối hợp với cuộc tiến quân của Quân Đoàn VIII Anh Quốc. Đây là một việc liên lạc với Le Caire. Nhưng ngoài sự liên lạc ấy ra, những công việc chỉ đạo khác chỉ tùy thuộc có tôi, cho đến ngày lập được sự giao liên với quân đồng minh ở bờ biển Địa Trung Hải, bấy giờ chúng tôi đặt mình dưới sự chỉ huy của đồng minh thì cũng hợp lý. Tôi càng đòi hỏi cho được sự tự trị ấy vì vụ tiến chiếm Fezzan sẽ đem lại cho chúng tôi một bảo đảm để sau này giải quyết số phận nước Libye.

        Vào những tháng một và chạp, quân Anh đã chiến đấu can đảm và cam go. họ tiến vào được Cyrénaique. Chúng tôi đã tính trước sẽ có ngày họ tiến ồ ạt vào Tripolitaine, cho nên Leclerc cùng với tướng Serres, tư lệnh quân Pháp tại Phi Châu Tự Do, đã chuẩn bị đưa quân vào Fezzan. Đối với tôi, tôi chỉ lạc quan một cách dè dặt. Tôi biết rằng Rommel đã thoát được gọng kềm của quân Anh, Weygand đã được gọi từ Bắc Phi về, việc áp dụng thỏa ước Hitler- Darlan bây giờ cho phép địch nhận tiếp tế từ Tunisiẹ, bởi thế cho nên tôi không hy vọng nhiều đồng minh sẽ tiến nhanh được về Tripoli. Trái lại, địch phản công là cái chắc. Bởi vậy, tuy tôi để cho người ta sửa soạn cuộc tấn công nhưng chính tôi dành lấy quyền ra chỉ thị lúc tung quân ra mặt trận. Mặt khác, phái đoàn liên lạc của Leclerc gửi sang Le Caire đã chấp nhân sự phụ thuộc vào quyền chỉ huy của người Anh, nhưng tôi xác định với tướng Ismay rằng không có sự lệ thuộc ấy và sửa chữa lại cho đúng với tinh thần của bộ đội Tchad.

        Ngoài thực tế thì các đồng minh của chúng ta không tiến vào Tripolitaine. Những tháng đầu năm 1942 là một thời kỳ án binh cho cả hai phe lâm chiến. Như vậy, đối với bộ đội Tchad thì chỉ nên tung ra những trận đột kích rồi rút lui. Leclerc muốn hành động lắm. Tôi cho phép ông khởi sự ngày mùng 4 tháng hai. Trong tháng ba, ông mở những cuộc hành quân tuần tiễu trong vùng Fezzan, có phi cơ yễm trợ, ông phá hủy nhiều đồn trại của địch và bắt được nhiều tù binh, tịch thu được nhiều vũ khí. Sau cuộc tấn công lại trở về căn cứ, tồn thất rất nhẹ. Để mở rộng môi trường và tăng gia phương tiện hoạt động của vị tướng có tài thao lược này, tôi để ông toàn quyền chỉ huy các lực lượng của Phi Châu thuộc Pháp Tự Do. Lại một lần nữa, tôi phải trấn an ông vì ông vẫn quá khiêm tốn mà tìm cách từ chối, ông và các bộ đội của ông chắc chắn rằng sẽ chiếm được các ốc đảo khi nào tình hình Libye biến chuyển một cách thuận lợi. Tuy nhiên, ông còn phải đợi 10 tháng dưới trời nhiệt đới giữa những vùng cát sỏi trước khi nắm được thế thắng và tiến vào biến Địa Trung Hải để rửa sạch các bụi sa mạc.

        Trong khi chúng tôi phải đình hoãn cuộc hành quân quyết định ở hồ Tchad thì ở Cyrẻnaique có cơ hội chờ đợi lâu để thực hiện một cuộc hành binh ngoạn mục. Tuy nhiên, chúng tôi đã phải vượt qua nhiều trở ngại trước khi được đồng minh ưng thuận cho chúng tôi đưa những đơn vị lớn vào chiến địa này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:07:02 pm »


        Quả vậy, hai sư đoàn nhẹ và chi đoàn thiết giáp của Larminat thành lập ở Syrie không được, bộ chi huy Anh dự định cho tham dự cuộc tấn công cuối tháng mười. Nhưng hai đơn vị lớn ấy đều thiện chiến và được trang bị đầy đủ vũ khí, Mỗi đơn vị đều được cơ giới hóa, gồm 5 đại đội khinh binh, một chi đoàn pháo binh, một liên đội chống chiến xa, một liên đội phòng không,  một đại đội trinh sát, một liên đội và một trường công binh, một liên đội truyền tin, một liên đội vận tải, một liên đội tổng hành dinh, các dịch vụ. Các đơn vị ấy có đủ loại khí giới, và như thể đều là những sư đoàn có khả năng đóng một vai trò chiến thuật đặc biệt. Mặc dầu chỉ là sư đoàn «nhẹ», nhưng tôi muốn đặt cho một cái tên xứng đáng. Larminat sử dụng những vũ khí của Dentz để lại hay lấy được trong các kho chứa do các ủy ban đình chiến Ý canh giữ, ông trang bị các bộ đội những vũ khí rất tốt mà những chiến sĩ hăng hái và khéo léo của ta biết dùng hơn ai hết. Ngoài pháo binh của sư đoàn mỗi đại đội của ta còn có riêng 6 đại bác 75. Họ còn có nhiều súng cối và vũ khí tự động. Đến lúc lên đường tấn công thì phải bỏ bớt vũ khí nặng. Nhưng bây giờ còn là lúc giữ vững vị trí cho nên ta có hỏa lực mạnh khác thường.

        Ngày 20 tháng chín, tôi đã chấp thuận thành phần của hai sư đoàn nhẹ, ngày mùng 7 tháng mười tôi gởi cho ông Churchill một công hàm trình bày nguyện vọng và phương tiện của chúng tôi. Đồng thời, tôi gửi thư cho tướng Auchinleck, tư lệnh quân đội Trung Đông, để nhắc lại ý muốn sang chiến đấu bèn Libyẹ. Tôi xác định với ông Churchill và tướng Auchinleck rằng tôi sẵn sàng đặt dưới quyền điều động của bộ chỉ huy Anh toàn thể các bộ đội của tướng Larminat, mặt khác, tuy rằng tướng Leclerc hoạt động một cách tự trị, nhưng ông cũng có thể đưa quân vào Fezzan đúng ngày đã định. Ngày mùng 9 tháng mười, tôi đến thăm ông. Margesson, bộ trưởng Chiến Tranh Anh, và yêu cầu ông can thiệp. Sau hết, ngày 30 tháng mười, tôi cho tướng Catroux biết những điều kiện để chúng ta cho những đơn vị lớn tham dự chiến trường Libye.

        Mãi đến ngày 27 tháng một tôi mới nhận được thư trả lời của người Anh, tướng Ismay, tham mưu trưởng Phòng Chiến Tranh của ông Churchill. Bức thư có ý nghĩa chối từ triệt để một cách vừa nhã nhặn vừa cương quyết. Để giải thích sự từ chối ấy, họ viện cớ : «các đơn vị Pháp đỏng rải rác khắp các nơi trên lãnh thổ Syrie», «không được huấn luyện để hoạt động theo tiêu chuẩn sư đoàn hay lữ đoàn» , sau hết «thiếu trang bị». Tuy nhiên, họ hy vọng trong tương lai sẽ xét lại vấn đề.

        Đã hiển nhiên là bộ tư lệnh Anh tính chinh phạt Libye và đánh bại được Rommel không cần đến người Pháp. Hẳn là họ có tại chỗ những lực lượng bộ binh và không quân hùng hậu và họ tin rằng đô đốc Andrew Cunningham có thể làm hơn một phép lạ và ngăn cản đường giao thông của địch từ Ý Đại Lợi đến Tripolitaine.

        Độc giả có thể tưởng tượng được thư trả lời của người Anh làm tôi thất vọng đến mức nào. Tôi không thế chấp nhận rằng quân đội của chúng ta án binh bất động không biết đến bao giờ trong khi vận mệnh thế giới đang được định đoạt tại các chiến trường. Tôi không đợi đến lúc ấy, tôi muốn cầu may đổi hướng hành động. Tôi cho mời ông Bogomolov đến và yêu cầu thông báo cho chính phủ ông biết rằng Ủy Hội Quốc Gia Pháp ước mong để lực lượng Pháp trực tiếp tham dự những cuộc hành quân đồng minh ở mặt trận phía Đông trong trường hợp Pháp không được dự các trận đánh Bắc Phi. Dĩ nhiên, tôi không giữ bí mật cuộc vận động này ở Luân Đôn. Nhưng trước khi Mạc Tư Khoa trả lời, người Anh đã thay đổi ý kiến. Ngày mùng 7 tháng chạp, ông Churchill gửi cho tôi một bức thư rất thân thiết nói rằng « ông mới được tin tưởng Auchinleck đang mong đợi đưa một lữ đoàn Pháp Tự Do vào các cuộc hành quân ở Cyrẻnaique ». Ông còn nói thêm : « Tôi biết rằng ý kiến ấy phù hợp  với ý muốn của ông. Tôi cũng biết rằng binh sĩ của ông đang nóng lòng muốn thanh toán với quân Đức ».

        Tôi trả lời ông Churchill rằng tôi tán đồng kế hoạch ấy và tôi gửi cho Cotnoux những chỉ thị cần thiết. Thực ra, người Anh, ngoài việc không muốn để cho lực lương Pháp di chuyển sang Nga, họ cũng bắt đầu nhận thấy lợi ích quân sự nếu để cho chúng tôi tham dự vảo các trận đánh Cyrénaique. Họ nhận thấy địch chỉ rút lui rất chạm chạp, các bộ đội của họ bị tổn thất nặng, cần phải tổ chức lại tại chỗ một bộ chỉ huy, vì bộ chỉ huy hiện thời không thích hợp với những cuộc hành quân cơ giới. Trước đay họ không muốn thúc đẩy cuộc tấn công vào Tripolitaine, bây giờ họ đang chờ đợi Rommel phóng ra cuộc tấn công ấy. Trong viễn tượng ấy, họ ước mong chúng tôi tiếp tay với họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:07:24 pm »


        Tại Le Caire, Catroux thảo luận với Auchinleck việc đưa Sư Đoàn I nhẹ vào Libye, Koenig, thảo luận về chi tiết, đã đòi hỏi được đồng minh cung cấp thêm vũ khí chống chiến xa, súng phòng không và phương tiện chuyên chở. Đến tháng giêng, sư đoàn này có một vài trận đánh với quân của Rommel, một số yếu tố bị bao vây ở Solium và Bardia đã đầu hàng quân ta. Khi trông thấy những toán tù binh Đức mà chúng ta đã bắt được, các bộ đội của chúng ta rùng mình như bị điện giật. Họ bước chân lẹ làng tiến về miền Tây. Vào tháng hai, quân Anh đóng các lực lượng chính ở trung tâm xứ Cyrénaique, vùng .« Gazala » gồm nhiều khu vực kháng cự, quân ta đóng ở Bư-Hakeim, về phía Nam. Đóng ở đấy chúng ta tổ chức lại hàng ngũ và đánh những trận nhỏ và tuần tiễu trong dải đất hẻo lánh ngăn cách ta với khối quân lớn địch.

        Sư Đoàn I nhẹ có cơ may để xuất đầu lộ diện, nhưng Sư Đoàn 2 vẫn hầm hiu nằm lỳ tại Trung Đông. Tôi muốn cho sư đoàn này cũng được tham dự các cuộc hành quân. Ngày mùng 10 tháng chạp, ông Bogomolov đến gặp tôi để nói chuyện ấy ; kế hoạch gửi quân Pháp sang Nga được chính phủ ông hoan nghênh nồng nhiệt ; chính phủ ông sẵn sàng cung cấp tại chỗ tất cả các vật liệu cần thiết. Bởi vậy tôi đang trù tính gửi sang mặt trận Đông không những phi đoàn « Normandie » mà cả Sư Đoàn 2 nhẹ nữa. Sư Đoàn này sẽ khỏi hành từ Syriè đến Bagdad và đi qua Ba Tư bằng cam nhông đến Tabriz sẽ được chuyên chở hằng hỏa xa đến miền Caucase. Những đoàn xe chở vật liệu của đồng minh cung cấp cho Nga Sô vẫn đi theo con đường này từ những bến tầu xứ Iran. Ngày 29 tháng chạp, tôi viết thư cho tướng Ismay, cho biết ý định của tôi, đồng thời, tôi gửi các chỉ thị cho tướng Catronx Sư Đoàn II sẽ khởi hành ngày 15 tháng ba sang Caucase nếu cho đến ngày ấy không dùng vào mặt trận Libye.

        Bộ chỉ huy Anh tìm hết cách chống lại việc gửi đơn vị ấy sang Nga Sô. Nhưng tại Mạc Tư Khoa người Sô Viết hết sức hoan hỉ. Molotov nói chuyện với Garreau, tướng Panfilov nói chuyện với Petit, hối thúc chúng tôi trả lời dứt khoát ; về phía Anh, ông Eden cũng lên tiếng để bênh vực quan điểm của giới quân sự Anh. Về phần tôi, tôi chỉ kể đến quan điểm của riêng tôi, rốt cục, đến cuối tháng hai, bộ chỉ huy đồng minh phải theo quan điểm của tôi. Tướng Ismay cho tôi biết điều ấy. Auchinleck yêu cầu Catroux để ông sử dụng Sư Đoàn II nhẹ. Sư Đoàn  này rời khỏi Syrie, tiến tới Lybie vào những ngày đầu tháng ba.

        Từ đây Larminat có đủ các bộ đội để hoạt động : Koenig tại phòng tuyến ở Bir-Hakeim với Sư Đoàn I ; Cazaud đứng trừ bị với Sư Đoàn  II. Chi đoàn thiết giáp của đại tá Rémy ở hậu cứ nhận được súng ống mới. Một liên đội dù được tôi gởi từ Anh sang, bây giờ đang tập dượt ở Ismailia, sẵn sàng để thực hiện những cuộc đột kích giao phó cho họ. Tổng sổ 12.000 quân, nghĩa là một phần năm số quân đồng minh tung ra trong một cuộc hành binh. Phi đoàn « Alsace » và phi đoàn oanh tạc «Lorraine » vẫn chiến đấu trên trời Cyrénaique từ tháng mười. Nhiều chiến hạm nhỏ và tầu kéo lưới của chúng ta hộ tống các đoàn tầu dọc bờ biền. Nhờ vậy một lực lượng Pháp quan trọng đã được kịp thời tung ra chiến trường chính. Ông Trời các chiến trường đã công bình để cho người Pháp Tự Do tham dự một trận đánh lớn hầu giành lấy vinh dự lớn. Ngày 27 tháng năm Rommel khỏi sự cuộc tấn công. Bir- Hakeim bị công kích.

        Trong những việc lớn đòi hỏi sự mạo hiểm toàn diện, thường có lúc kẻ lãnh đạo cảm thấy trước vận mệnh được định đoạt. Thời cơ hầu như dẫn đến lúc hàng ngàn yếu tố bất thần tụ lại để nở bung ra trong một khoảnh khắc quyết định. Nếu là vận hội may mắn thì mọi việc đều trôi chảy. Nếu vận rủi lảm cho kẽ lãnh đạo phải đảo điên thì tất cả sẽ sụp đổ. Trong khi tấn kịch bi thảm Bir - Hakeim đang diễn ra trong một dải đất hình đa giác rộng 16 cây số vuông, nơi đóng quân của tướng Koenig, thì tôi ở Luân Đôn đọc các điện văn, nghe các bài bình luận, nhìn các khóe mắt khi hớn hở khi sa sầm, tôi có thể ước lượng được hậu quả quan trọng của những việc xảy ra ở Libye. 5.500 chiến sĩ tình nguyện từ Pháp Phi Châu, Trung Đông, Thái Bình Dương, mang theo băn khoăn và hy vọng sang vùng chiến địa qua bao nhiêu gian nan vất vả ; nếu vạn nhất họ thất bại thì sự nghiệp của chúng ta sẽ lâm nguy Ngược lại, lúc này, tại chiến địa này, họ lập được ít nhiều công trạng sáng rỡ thì tương lai sẽ thuộc về ta !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:07:43 pm »


        Những trận đánh đầu tiên không đến nỗi dở. Tôi biết rằng ngày 27 tháng năm, khi lực lượng của địch chuyển xuống phía Nam Bir-Hakeim để xoay lại vị trí của dồng minh, thì sư đoàn Cơ giới của Ý «Ariete đã tung 100 chiến xa ra đánh quân Pháp, 40 chiếc đã bị đánh hư nằm ngổn ngang trên bãi chiến trường. Ngày 28 và 29 các chi đội của chúng ta tỏa ra các phía còn phá hủy thêm 15 chiến xa nữa và bắt được 200 tù binh. Ngày 30, tướng Rommel không thể thanh toán được đạo quân Cơ giới Anh trong mấy trận đầu, bèn quyết định rút về để sửa soạn cuộc tấn công khác. Hai ngày sau, một đạo quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Trung Tả Broche, tiến vào Rotonda Signali, 50 cây số về phía Tây và chiếm được vị trí ấy. Ngày mùng 1 tháng sáu Larminat đi thanh sát các bộ đội. Bản báo cáo của ông đầy vẻ lạc quan. Trên thế giới đã có một luồng dư luận. Một số người có linh cảm rằng việc này có thể vượt quá phạm vi một chiến thuật. Những cuộc tranh luận với chút dè dặt, những bài phát thanh với ngôn từ kín đáo, báo chí với thái độ thận trọng, đã bắt đầu khen ngợi các bộ đội Pháp và tướng tá của họ.

        Ngày hôm sau tướng Rommel lại giành lấy thế chủ động. Lần nầy ông ta đưa quân vào trung tâm vị trí của tướng Ritchie, ông này được Auchinleck giao cho việc chỉ huy chiến trường. Quân Đức đánh tan một lữ đoàn của Anh ở Got-el-Skarah, họ vượt qua một bãi mìn lớn của đồng minh dùng để che chở địa phận từ Gazala đến Bir-Hakeim, họ đưa một sư đoàn Phi Châu của họ công kích chúng ta để mở rộng lỗ hổng phòng tuyến mới tạo được. Lần thứ nhất từ năm 1940 quân Pháp và quân Đức đụng độ với nhau trên một chiến trường rộng rãi. Trước tiên còn là những trận chạm sủng nhỏ, chúng ta bắt được 150 tù binh. Nhưng chẳng bao lâu mặt trận mở lớn thành một bãi chiến trường. Địch phái hai du khách đến thuyết phục nên đầu hàng, tướng Koenig tuyên bố rằng ông không đến đây để đầu hàng.

        Những ngày hôm sau địch siết chặt thêm gọng kìm. Đại pháo cỡ lớn, kể cả súng 155,và 220 dồn hỏa lực vào các vị trí của chúng ta mỗi lúc mỗi thêm mạnh hơn. Hàng ngày, ba, bốn hay năm lần phi cơ Stukas và Junder đến dội bom từng đoàn 100 chiếc. Tiếp tế chỉ được đưa đến từng số ít. Tại Bir - Hakeim, các kho đạn được, lương thực và nước uống đều cạn dần. Dưới mặt trời nóng như thiêu, giữa những cơn gió lọc cát bụi, kẻ giữ thành sống trong tình trạng báo động thường xuyên bên cạnh thương binh, họ phải chôn những người chết ngay ở sát nách, Ngày mùng 3 tháng sáu, tướng Rommel đưa ra mảnh giấy viết tay hối thúc đầu hảng buông súng «nếu không sẽ bị tiêu diệt như lữ đoàn của người Anh ở Got-el- Skarab ». Ngày mùng 5 tháng sáu, một sĩ quan của họ lại đưa ra lời bách thúc tối hậu. Chúng ta chỉ trả lời bằng đại pháo. Nhưng đồng thời tại nhiều nước, công chúng đã để ý đến trận đánh. Người Pháp ở Bir - Hakeim càng ngày càng được báo chí nói đến. Dư luận sẵn sàng để phán đoán. Vấn để là cần biết vinh quang còn yêu mến binh sĩ của chúng ta nữa hay không.

        Ngày mùng 7 tháng sáu, sự bao vây Bir - Hakeim đã tròn vẹn. Sư Đoàn 90 và sư đoàn Ý « Trieste » với 20 giàn đại pháo và hàng trăm chiến xa đã sẵn sàng để xung kích. Bộ chỉ huy dồng minh ra lệnh cho tướng Koenig chiều ngày mùng 1 tháng sáu : « Giữ vững thêm 6 ngày nữa ! » Sáu ngày đã trôi qua. Tướng Ritchie yêu cầu : «Ở lại thêm 48 giờ nữa» ! Cần phải nói rằng Quân Đoàn VIII đã tồn thất và dao động nhiều không thể gửi viện binh hay thay thế được. Còn như Rommel thì ông ta muốn sang Ai Cập, thừa lúc người Anh rối loạn hàng ngũ, ông ta khó chịu về sự kháng cự kéo dài ở hậu quân của họ và cản trở sự lưu thông của họ. Bir-Hakeim trở thành mối ưu tư chỉnh và mục tiêu chính của ông ta. Đã nhiều lần ông ta đến thăm chiến trường và ông ta còn đến nữa đề đốc thúc việc phong tỏa.

        Ngày mùng 8 xảy ra những trận đánh lớn. Bộ binh địch nhiều lần dùng pháo binh và chiến xa định liều lĩnh lấy vị trí nào đó nhưng không lẩy nổi. Ban ngày cuộc phòng thủ thật là cam go. Ban đêm cũng vậy, người ta sửa chữa những vị trí bị đảo lộn. Ngày mùng 9 họ lại xung kích. Đại pháo địch tăng cường thêm súng nặng hơn, súng 75 của đại tá Laurent - Champrosay chống không nổi. Người của chúng ta chỉ được chưa đến 2 lít nước trong 24 giò, dưới trời nóng bức này thật là quá thiếu thốn. Nhưng còn phải cầm cự nữa, vì giữa lúc sự lộn xộn lan rộng trong hàng ngũ quân đội Anh, cuộc chổng cự của tướng Koenig có một tầm quan trọng chính yếu. Người ta đưa ra trên báo những hàng tít : « Sự chống cự anh dũng của người Pháp » ! — « Những chiến công ngoạn mục » ! — « Người Đức bị đánh trước vị trí Bir-Hakeim ! » Đây là những hàng tít giật gân trên báo Luân Đôn Nữu Ước, Montreal, Le Caire, Rio Buenos-Aires, trên các loa truyền tin. Chúng tôi đã đến gần mục đích bằng cách để cho các bộ đội Pháp Tự Do với số quân nhỏ bé đóng một vai trò lớn trong một thời cơ lớn. Đối với hoàn cầu thì súng thần công Bir-Hakeim báo trước bước đầu của sự phục hồi nước Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:08:14 pm »


        Nhưng mối bận tâm ám ảnh tôi là số mệnh của binh sĩ thủ thành. Tôi biết rằng chẳng bao lâu nữa họ không chống đỡ nổi những cuộc xung kích với phương tiện hùng hậu. Tôi chắc chắn rằng dẫu sao thì sư đoàn cũng không đầu hàng; địch không được hưởng sự thích thủ xem một đoàn tù binh Pháp dài diễn hành qua trước mặt Rommel, nếu các bộ đội của chúng ta cố thủ thì muốn thanh toán tất phải diệt lần hồi từng đại đội một. Nhưng vấn đề của chúng tôi là cứu sống họ chứ không phải khoanh tay đứng nhìn họ bị giết hại một cách anh dũng. Tôi rất cần hàng trăm sĩ quan và hạ sĩ quan, hàng ngàn binh nhì thiện chiến này cho những cuộc hành quân về sau. Họ đã được danh vọng, bây giờ phải thực hiện được một loại danh vọng khác bằng cách vạch ra được lối thoát giữa quân địch bao vây và bãi mìn để trở về với các lực lượng đồng minh.

        Tuy rằng tôi không can thiệp trực tiếp vào việc điều động mặt trận, nhưng ngày 8 và 9 tháng sáu tôi cũng cho bộ chỉ huy Anh biết gấp rằng cần phải cho Koenig lệnh rút lui kịp thời. Ngày mùng 10 tháng sáu tôi nhắc lại lời yêu cầu ấy tới ông Churchill khi đề cập với ông vấn đề Madagascar; Dầu sao thì cũng đã đến màn kết liễu, tôi gửi điện tín cho chỉ huy trưởng Sư Đoàn I nhẹ : « Tướng Koenig ! tôi gửi lời khen ngợi ông và xin ông thông báo cho binh sĩ các Gấp dưới quyền ông biết rằng tất cả nước Pháp đều hướng về ông, ông là niềm kiên hãnh của nước Pháp ! » Ngay tối hôm ấy, tướng Sir Alan Brooke, tham mưu trưởng của người Anh, báo tin cho tôi biết rằng từ bình minh địch không ngừng công hãm Bir- Hakeim, nhưng Ritchie đã ra chỉ thị cho Koenig đến một vị trí mới nếu có thể được. Cuộc lui binh được định vào đêm nay.

        Sáng hôm sau, 11 tháng sáu, lời bình luận trên đài phát thanh và báo chí khen ngợi quá đảng và trở nên bị thảm quá đỗi. Vì không biết rằng quân Pháp đang tìm cách thoát ra ngoài, mọi người đều yên chí rằng họ sẽ bị thủ tiêu bất cứ lúc nào. Nhưng tối hôm ấy Brooke cho người lại báo tin : « Tướng Koenig và phần lớn bộ đội của ông đã đến được El Gobi ngoài tầm công kích của địch ». Tôi cám ơn người đưa thư, tiễn họ ra về và đóng cửa lại. Tôi chỉ có một mình. Trời ! Tim tôi rung động, tôi nấc lên vì kiêu ngạo, tôi chảy nước mắt vì vui sướng !

        Trước vụ Bir-Hakeim Sư Đoàn I nhẹ có độ 5.500 người, sau 14 ngày cầm cự, Koenig đưa về được 4.000 người khỏe mạnh. Một số thương binh cũng có thể đưa về hậu phương được với các đơn vị. Chúng ta bỏ lại chiến trường 1.109 sĩ quan và binh lính chết, bị thương hay mất tích. Trong số tử nạn có ba sĩ quan cao cấp : trung tá Broche, các thiếu tá Sayey và Bricogne. Trong số thương binh bỏ lại : Puchois và Babonneau. Vật liệu bỏ lại đã cần thận tiêu hủy hết. Nhưng chúng tôi đã làm cho địch tồn thất gấp ba lần chúng tôi.

        Ngày l2 tháng sáu, người Đức loan báo rằng hôm trước họ đã xung kích Bir - Hakeim. Sau đó Bá Linh công bố một, thông cáo : « Người Pháp da trắng và da màu bị bắt làm tù binh ở Bir - Hakeim không thuộc về một đạo quân chính quy nào, sẽ phải chịu đối xử theo luật chiến tranh và sẽ đem ra xử bắn ».. Một giờ sau, tôi công bố trên đài BBC bằng đủ thử tiếng : « Nếu quân đội Đức tự làm ô nhục mình đến độ giết chết người Pháp bị bắt làm tù binh khi họ chiến đấu cho tổ quốc họ, thì tướng de Gaulle rất tiếc mà nói cho biết rằng ông ta sẽ đối xử đúng như vậy với người Đức bị bộ đội của ông ta bắt làm tù binh ». Chưa hết ngày hôm ấy đài Bá Linh vội vàng tuyên bố :‘« Không thể có sự hiểu lầm nào về những quân nhân Pháp bị bắt trong những trận đánh Bir-Hakeim. Binh sĩ của tướng de Gaulle cũng được đối xử như binh sĩ khác » và họ xử sự đúng như lời tuyên bố.

        Trong khi Sư Đoàn I nhẹ tập hợp lại ở Sidi- Barrani và tướng Catronx cố gắng bổ xung quân số thì phi đoàn Alsace vẫn tiếp tục tham gia những phi vụ khu trục tăng cường với người Anh và phi đoàn Lorraine tăng cường những trận oanh tạc các trục lộ giao thông với Không lực Hoàng Gia. Đồng thời các lính dù của ta thực hiện nhiều trận đột kích ngoạn mục. Trong đêm 12 rạng ngày 13 tháng sáu, họ phá hủy được 12 phi cơ địch trên phi trường ở Libye ; đại úy Bergé nhảy dù xuống đảo Crete với vài người bạn đã đốt cháy được 21 chiếc oanh tạc cơ, 15 cam nhông và một kho xăng trước khi bị bắt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:43:51 pm »


        Nhưng Quân Đoàn VIII bất thần mỏi mệt tinh thần đã bỏ miền Cyrẻnaique đi nơi khác, để lại một số vật liệu khổng lồ. Tưởng Auchinleck hy vọng ít ra cũng giữ được Tobrouk, một căn cứ chắc chắn và được tiếp tế bằng đường biển. Nhưng ngày 24 tháng sáu, cả đồn trại 33.000 người đã đâu hàng quân địch. Phải khó nhọc lắm người Anh mới lập lại được căn cứ ở gần El Alamein. Một khu của vị trí mới này giao cho tưởng Cazaud và Sư Đoàn II nhẹ của ông, như vậy là chúng ta đã có mặt ở phòng tuyến. Trong số quân trừ bị có đại đội Thiết giáp của đại tá Rémy, được trang bị một cách hấp tấp. Tình hình nghiêm trọng. Toàn thể Trung Đông rùng mình lo sợ, chờ đợi quân Đức và quân Ý kéo vào Le Caire và Alexandrie.

        Sự suy nhược tinh thần của đồng minh chỉ nhất thời thôi. Sẽ có ngày họ lấy lại được tinh thần khi họ làm chủ được mặt biển, họ có thêm viện binh, họ hơn trội về không quân, sau hết, họ trông cậy được tài năng của tướng Montgomery. Vả chăng, Rommel hết tiếp tế cũng không tiến thêm bước nào. Tuy nhiên, toàn thể cảc diễn tiến cũng, làm nổi bặt tầm quan trọng những hành động của chúng tôi. Tướng Auchinleck công nhận điều ấy một cách cao thượng. Ngày 12 tháng sáu, ông ký một thông cáo khen ngợi Sư Đoàn I nhẹ : « Các Quốc Gia Liên Hiệp đều khen ngợi và biết ơn những bộ đội Pháp và vị tướng can đảm của họ ».

        Sáu ngày sau, ở Luân Đôn, 10.000 Pháp, quân nhân và dân sự, hội họp làm lễ kỷ niệm đệ nhị chu niên ngày tung ra tiếng gọi 18 tháng sáu. Bốn tầng lầu Albert Hall đều chật ních người đến mức độ biện pháp an ninh cho phép. Một lá cờ Thập Tự Lo Ren lớn căng sau diễn đàn và được mọi người chú ý. Quốc thiều Marseillaise và   bài Hành khúc Lo Ren trỗi lên, vang âm dội lại trong các trái tim. Tôi ngồi cùng với nhân viên trong Ủy Hội Quốc Gia và những người tình nguyện vừa mới ở Pháp sang, mọi người đều nói lên lòng tin tưởng của đám người hân hoan. Ngày hôm ấy tôi vừa hy vọng vừa vui mừng. Tôi ngỏ lời với mọi người,, lúc này lời nói toi rất cần. Hành động lá thể hiện lòng hàng say, nhưng cần phải có lời nói để khích lệ lòng hăng say ấy.

        Tôi trích dẫn lời nói của Chamfort : « Kẻ biết lẽ phải sẽ tồn tại, kẻ say mê sẽ hết thời ». Tôi nhắc lại hai năm sinh hoạt của Pháp Tự Do. « Chúng ta đã có nhiều cái lỗi thời vì chúng ta say mê. Nhưng chúng ta cũng tồn tại vì chúng ta biết lẽ phải!... » Chúng ta đã nói ngay ngày đầu tiên : « Nước Pháp chưa từng ra khỏi cuộc chiến tranh, chánh quyền thành lập sau cuộc đầu hàng không phải là chánh quyền hợp pháp, chúng ta vẫn tiếp tục liên minh với các nước bạn, chúng ta chúng thật sự liên minh ấy bằng những trận giao tranh... Hẳn là chúng ta phải tin tưởng rằng nước Anh sẽ đứng vững, nước Nga và nước Mỹ sẽ buộc lòng phải tham chiến, dân tộc Pháp không chấp nhận sự thua trận. Thực vậy ! Chúng ta đã không lầm... » Sau đấy, tôi gửi lời chào các chiến sĩ của chúng ta trên khắp thế giới và các phong trào kháng chiến của chúng ta ở nước Pháp. Tôi cũng gửi lời chào Đế Quốc, Đế Quốc trung thành, khởi điểm sự phục hồi của nước Pháp. Hẳn là, sau cuộc chiến tranh này cơ cấu Đế Quốc phải thay đổi. Nhưng nước Pháp đồng thanh bảo vệ nền thống nhất và sự vẹn toàn lãnh thổ của Đế Quốc Pháp. « Sự dối trả của Vichy đã lạm dụng lòng can đảm của quân sĩ Pháp để chống lại người Pháp Chiến Đấu và đồng minh, sự kiện đó là một bằng chứng không thể chối cãi được của chí cương quyết người Pháp, tuy là sự chứng quyết sai lạc... » Tôi cho rằng, mặc dầu trải qua nhiều thăng trầm, nước Pháp vẫn nổi lên từ đại dương. « Còn như Bir - Hakeim thì một tia vinh quang mới phục hồi đã vuốt ve vừng trán đẫm máu của binh sĩ ; thế giới đã thừa nhận nước Pháp... »

        Mọi người dự buổi họp trả lời bằng tiếng hoàn hô vang dậy và cùng cất giọng nồng nhiệt hát bài quốc ca. Ngoài xa tại chảnh quốc người ta cũng nghe thấy chúng tôi, những người ngồi trong phòng cửa kín then cài đang theo dõi trên làn sóng buổi họp kỷ niệm cảm động này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2019, 11:06:08 pm »

     
        Tiếng hoan hô đã chầm dứt, buổi họp bế mạc. Mỗi người trở về công việc hàng ngày. Còn lại một mình tôi, đứng đối điện với tôi. Trong cuộc đối diện ấy người ta không thể tạo ra thải độ nào khác thái độ tự nhiên của chúng ta, chúng ta cũng không thể có ảo tưởng nào cả. Tính sổ quá khứ, kết quả tích cực nhưng ác độc. « Kể từng người một và kể từng miếng một » thì Pháp Chiến Đấu đã trở nên một khối vững mạnh và mạch lạc. Nhưng chúng ta đã phải trá giá kết quả ấy bằng biết bao tổn thất, u buồn, đau khổ ! Sang giai đoạn mới, chúng tôi đã có những phương tiện đáng kể : 70.000 ngưòi cầm vũ khí, cấp chỉ huy tài trí, nhiều lãnh thổ nỗ lực chiến tranh, kháng chiến quốc nội mỗi ngày mời lớn mạnh, chính phủ được quốc dân nghe theo ; uy tín, nếu không được hoàn cầu thừa nhận, thì cũng được hoàn cầu biết đến. Hẳn là sau này sự việc diễn biến sẽ còn tăng cường sức mạnh của chúng ta, nhưng tôi không hề bỏ quên những trở ngại giữa đường : uy thế của địch, ác cảm của đồng minh ; trong số người Pháp, thái độ thù nghịch của chánh quyền và của giới ưu đãi, âm mưu của một số người, nọa tính của phần đông, sau hết là nguy cơ của sự phá hoại chung. Còn tôi, một người đáng thương hại như tôi, liệu tôi có đủ sáng suốt, cương quyết, khéo léo, để làm chủ được tình thế mà chịu đựng được mọi cuộc thử thách ? Vả chăng, dù tôi có thành công tập hợp dân tộc lại và đưa đến cuộc chiến thắng, biết rằng sau này tương lai của dân tộc sẽ ra sao ! Trong khi ấy thì biết bao tàn phá sẽ thêm vào những tàn phá hiện nay, biết bao chia rẽ sẽ thêm vào những phía rẽ đã có ? Khi tai nạn đã qua, đèn đóm đã tắt ngúm, những đợt bùn lầy nào sẽ dội xuống nước Pháp.

        Không còn nghi ngờ'gì nữa! Tôi đã cúi nhìn Vực thẳm của nước Pháp, tôi là con của nước Pháp đứng ra kêu gợi, đem lại đuốc sáng và con đường cứu quốc Nhiều người đã theo tôi. Chắc chắn là sẽ còn nhiều người khác ! Bây giờ tôi nghe nước Pháp trả lời tôi. Nước Pháp trỗi dậy từ dưới vực thẳm và leo lên triền dốc. Hỡi đất mẹ ! Chúng con là con của đất mẹ như mẹ thấy đấy, chúng con sẽ cứu đất mẹ.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Giêng, 2019, 10:39:14 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:49:41 pm »

         
TÀI LIỆU

        Những tài liệu công bố trong cuốn sách này được trích ra từ tập điện tín, thư từ, điệp văn, báo cáo v.v... của tôi thảo ra hay nhận được với tư cách lãnh tụ Pháp Tự Do và Chủ Tịch ủy Hội Quốc Gia Pháp (1940 - 1941 - 1942).

        Những bản văn trích ra đây, tôi cho là quan trọng và ý nghĩa hơn cả. Toàn tập đã được tôi nạp vào Tàng Thư Viện Quốc Gia.

        Để độc giả có một ý niệm về manh mối và công dụng của những văn kiện ấy, tôi sao lại cả bản văn đã công bố của một vài sắc lệnh, dụ, hiệp ước quốc tế mà tôi đã ký kết trong khoảng thời gian ấy. Tôi cũng sao lục nhiều tuyên cáo công khai liên hệ đến một trường hợp xác định lập trường trên nguyên tắc hay một sự cam kết có tính cách tổng quát.

        PHÁP TỰ DO

        Lời hiện triệu của tướng de Gaulle gửi người Pháp

        Ngày 18 tháng sáu 1940

        Các tướng lãnh từ nhiều năm nay vẫn đứng đầu quân đội Pháp đã thành lập một chính phủ.

        Chính phủ ấy viện cớ quân đội của ta bại trận đã điều đình với địch ngưng cuộc giao tranh.

        Hẳn là chúng ta đã bị và đang bị tràn ngập bởi lực lượng cơ giới, bộ binh và không quân của địch.

        Nhiều hơn gấp bội lần quân số của họ là chiến xa, phi cơ và chiến thuật của người Đức làm cho chúng ta phải thoái lui. Chiến xa, phi cơ và chiến thuật của người Đức làm cho các cấp chỉ huy của chúng ta bất ngờ và bối rối khiến họ lâm vào tình trạng mà ngày nay vẫn không thể vượt qua được.

        Nhưng họ đã nói lời cuối cùng hay chưa ? Chúng ta không còn hy vọng gì nữa hay sao ? Cuộc bại trận này có nghĩa là chung quyết không ? Không !

        Đồng bào hãy tin tôi, tôi nói chuyện với đồng bào như một người hiểu biết vấn đề, tôi xin thưa rằng nước Pháp chưa mất gì cả. Vẫn những phương tiện địch đã dùng để đánh bại ta, sẽ có ngày ta dùng trở lại để chiến thắng địch.

        Bỏi vì nước Pháp không chiến đấu một mình ! Nước Pháp không chiến đấu một mình, nước Pháp có một Đế Quốc rộng lớn đứng sau lưng mình. Nước Pháp có thể đoàn kết làm một với nước Anh bá chủ các đường biên để tiếp tục cuộc chiến. Nước Pháp cũng như nước Anh có thể sử dụng vô giới hạn nền kỹ nghệ khổng lồ của Hoa Kỳ.

        Trận chiến tranh này không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của nước ta. Trận chiến tranh này không thể chấm dứt bằng chiến trường ở nước Pháp. Trận chiến tranh này là một trận thế chiến. Mọi lỗi lầm, mọi chậm trễ, mọi đau khổ đều không ngăn cản được trên thế giới còn có đủ phương tiện để một ngày kia nghiền nát các lực lượng địch. Ngày nay chúng ta bị thua vì lực lượng cơ giới sấm sét, nhưng ngày mai chúng ta có thể chiến thắng nhớ một lực lượng cơ giới mạnh hơn. Đó là vận mệnh của thế giới.

        Tôi, tướng de Gaulle, hiện ở Luân Đôn, tôi mời những sĩ quan và binh lính Pháp ở đất Anh hay mới sang nước Anh, có vũ khí hay không vu khí, tôi mời các kỹ sư và thợ chuyên môn kỹ nghệ đúc súng ở đất Anh hay mới sang nước Anh, tôi mời những người ấy đến tiếp xúc với tôi.

        Dù có xảy ra những biến cố nào, ngọn lửa thiêng kháng chiến Pháp cũng không thế tắt được và sẽ không bao giờ tắt.

        Ngày mai cũng như hôm nay, tôi sẽ nói trên đài phát thanh Luân Đôn. .

        Điện tín của bộ trưởng Chiến Tranh ở Bordeaux  gửi tùy viên quân sự Pháp ở Luân Đôn

        Bordeaux, 19 tháng sáu 1940

        Nay thông báo cho tướng de Gaulle biết rằng ông được trả về Tướng Tư Lệnh Quân Đội và ông phải về Pháp ngay.

        Điện tín của tướng de Gaulte gửi các đoàn thể Pháp ở ngoại quốc

        Yêu cầu quý vị chỉ định một đại diện để liên lạc trực tiếp với tôi. Gửi điện tín cho biết tên và chức nghiệp của đại diện. Thân hữu.

        Điện tín của tưởng de Gaulle gửi tướng Nogucs Tư lệnh chiến trường Bắc Phi ở Alger

        Luân Đôn, ngày 9 tháng sáu 1940

        Hiện tôi ở Luận Đôn, trực tiếp tiếp xúc một cách bán chính thức với chính phủ Anh. Chấp nhận sự chỉ huy của ông hoặc đế chiến đấu dưới quyền lãnh đạo của ông, hoặc để thực hiện mọi công tảc có ích dụng cho ông,
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Giêng, 2019, 10:42:18 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 10:44:47 pm »


        Lời hiệu triệu của tưởng de Gaulle trên đài phát thanh Luân Đôn

        Ngày 19 tháng sáu 1910

        Lúc này, tất cả các người Pháp đều biết rằng những hình thức chỉnh quyền thông thường đã không còn.

         Trước sự hoang mang của tâm hồn người Pháp, trước sự tan rã một chính phủ nô lệ địch, trước tinh trạng ngưng đọng không thể thi hành được các định chế, tôi, tướng de Gaulle, quân nhân và lãnh tụ Pháp, tôi bình tâm lên tiếng nói, nhân danh nước Pháp.

        Nhân danh nước Pháp, tôi cương quyết tuyên bố những lời sau dây :

        Mọi người Pháp còn mang súng ông đều có bổn phận tuyệt đối tiếp tục cuộc kháng chiến.

        Buông súng, rời bỏ một vị trí quân sự, chịu để cho địch kiểm soát bất cứ mảnh đất nào của nước Pháp, cũng là trọng tội đối với tổ quốc.

        Vào giờ này, trước hết, tôi nói cho Bắc Phi thuộc Pháp, Bắc Phi còn toàn vẹn lãnh thổ.

        Cuộc đình chiến với người Ý chỉ là một cạm bẫy thô thiền.

        Trên đất Phi Châu của Clauzel, của Bugeauđ, của Lyautey, của Noguès, những người có danh dự đều có bổn phận từ chối việc thi hành những điều kiện của địch.

        Không thể tha thử được thái độ khiếp nhược ở Bordeaux vượt qua biển mà tràn đến Bắc Phi.

        Mỗi người lính Pháp, mặc dầu cảc bạn ở đâu, các bạn cũng phải đứng vững !

        Thư của tướng de Gaulle gửi tướng Weggand1

        Luân Đôn, ngày 20 tháng sáu 1940

        Thưa Đại Tướng,

        Tôi đã nhận được lệnh của Đai Tưởng triệu hồi tôi về Pháp. Bởi thế cho nên tôi đang thăm dò phương tiện để hồi hương, vì thực ra tôi không có quyết định nào khác quyết định phục vụ xứ sở với tư cách chiến sĩ.

        Như vậy, tôi nghĩ rằng tôi sẽ đến trình diện ông nội trong 24 giờ nếu trong thời gian ấy chưa ký thỏa ước đầu hàng.

        Trong trường hợp ký rồi, tôi sẽ theo bất cứ phong trào kháng chiến Pháp nào, tổ chức ở bất cứ nơi nào. Đặc biệt là ở Luân Đôn còn có những yếu tố quân sự quyết tâm chiến đấu mặc dầu tình hình chánh quốc biến chuyển cách nào, chắc chắn sẽ cỏn nhiều người nữa, chạy sang đây chiến đấu.

        Tôi nhận thấy cần phải nói một cách giản dị để ông biết rằng, tôi mong mỏi nước Pháp và ông có thể tránh được cơn nguy biến, lui về Pháp hải ngoại để tiếp tục cuộc chiến tranh. Lúc này không thể nào có đình chiến trong danh dự.

        Tôi xin nói thêm rằng liên lạc cá nhân của tôi với chính phủ Anh—nhất là ông Churchill— có thể giúp ích cho ông hay nhân vật cao cấp Pháp nào muốn cầm đầu phong trào kháng chiến liên tục Pháp.

        Thưa Đại Tưởng, xin Đại Tướng, chấp nhận nơi đây lòng tôn kính và tận tâm của tôi.

        Tuyên cáo trên làn sóng phát thanh đài BritishBrodcastinq Corporation

        Ngày 23 tháng sáu 1940

        Tuyên cáo thứ nhất :

        « Chính phủ Anh xét rằng các điều khoản hiệp ước đình chiến mới ký đã vi phạm những thỏa ước đã long trọng ký kết giữa các chính phủ đồng minh, và đặt chính phủ Bordeaux vào tình trạng hoàn toàn lệ thuộc kẻ thù, hiệp ước đình chiến ấy khiến cho chính phủ Bordeaux không có đủ tự do và quyền hành để đại diện những công dân tự do Pháp.

        Bởi vậy, chính phủ Anh không thể coi chính phủ Bordeaux là chính phủ của một nước độc lập ».

        Tuyên cáo thứ hai :

        « Chính phủ Anh đã ghi nhận dự án thành lập một Ủy Hội Quốc Gia Lâm Thời Pháp, đại diện toàn diện cho những người Pháp độc lập quyết chí theo đuổi cuộc chiến để làm đầy đủ bổn phận quốc tế mà nước Pháp đã cam kết. «Chính phủ Anh tuyên bố sẽ thừa nhận một Ủy Hội Pháp có tính chất như trên và sẽ điều đình với Ủy Hội ấy mọi vấn đề liên hệ đến việc tiếp tục cuộc chiến, chừng nào Ủy Hội còn tiếp tục đại diện nhũng người Pháp quyết chí chiến đấu chống lại kẻ thù chung».

------------------
        1. Bức thư này tôi nhờ tướng Lelong, tùy viên quân sư ở Luân Đôn. gửi về cho tướng Weygand, Vichy gửi trả lại tướng de Gaulle vào tháng chín 1946 với một phiếu nhỏ đánh máy như sau :

        «Nếu đại tá hồi hưu de Gaulle muốn tiếp xúc với tướng Weygand thì ông ta phải theo đúng thể thức»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 10:48:08 pm »


        Thư của ông Jean Monnet gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

        Luân Đôn, 23 tháng sáu 1940

        Kính thưa Thiếu Tướng,

        Sau khi tiếp kiến ông, tôi đã hội đàm với Sir Alexander Cadogan và tôi đã nhắc lại ý kiến của tôi về thiếu tướng Spears :

        Tôi cho là một lỗi lầm lớn khi thành lập ở nước Anh một tổ chức có thể bị người Pháp cho là ngụy quyền tạo ra nhờ sự che chở của ngoại bang. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông rằng phải ngăn cản nước Pháp bỏ cuộc chiến tranh và tôi tin tưởng rằng chính phủ Bordeaux đáng ra phải đưa sang Bắc Phi vị Nguyên Thủ Quốc Gia, các chủ tịch Thượng Hạ Viện và một số nhân viên chính phủ, đồng ý với tướng Noguès, làm cho Bắc Phi trở thành một chiến lũy của công cuộc kháng chiến Pháp.

        Tôi vẫn tin rằng cho đến ngày hôm nay quyết định kháng địch của tướng Noguès sẽ cho phép tập kết tất cả những người ở Pháp muốn tiếp tục cuộc chiến và trung thành với những cam kết của nước Pháp long trọng ký với đồng minh. Nến công cuộc kháng chiến có thể tổ chức ở đất Bắc Phi, nghĩa là trên lãnh thổ Pháp, dưới sự chỉ đạo của những người được trao quyền trong điều kiện hợp thức, nói khác đi, nhận quyền của một chính phủ được tấn phong lúc chưa bị địch kiểm soát, thì tôi chắc rằng công cuộc khảng chiến ấy sẽ có tiếng vang rộng lớn tại Pháp và các đoàn thể người Pháp ở ngoại quốc,

        Nhưng lúc này không phải tự Luân Đôn mà xuất phát nỗ lực phục hồi nước Pháp. Dưới mắt người Pháp thì một tổ chức như thế sẽ xuất hiện như một phong trào do người Anh che chở và tạo ra để phục vụ quyền lợi của họ ; bởi lẽ ấy, phong trào bị kết án và bị dồn vào chỗ thất bại, gây thêm nhiều khó khăn cho những cố gắng cứu quốc sau này.

        Như tôi đã trình bày với ông trên đây, tôi cũng trình bày với Sir Alexander Cadogan ; tôi vừa nhắc lại với Sir Robert Vansittart và vị đại sứ Pháp. Cũng như ông, tôi có một mục đích : thức tỉnh nghị lực của nước Pháp và thuyết phục nước Pháp không nên thúc thủ chịu thua như vậy. Tôi muốn được ông biết tường tận tư tưởng của tôi.

        Xin gửi lên ông tâm tình trọng vọng đặc biệt của tôi.

        Tái bút.— Tất nhiên, sự thành lập một Ủy Ban giúp đỡ những người Pháp muốn tiếp tục chiến đấu với nước Anh lúc này có ích lợi vô cùng. Như tôi đã nói với ông, tôi sẵn sàng tiếp xúc với ông và ông Spears để thảo luận những vấn để này bất cứ lúc nào.

        Điện văn của tướng de Gaulle gửi tướng Noguès, Tư lệnh chiến trường Phi

        Luân Đôn, 24 tháng sáu 19l0

        Xin thông bảo để ông biết hiện chúng tôi đang thành lập một Ủy Hội Quốc Gia Pháp để liên kết mọi yếu tố kháng chiến Pháp với nhau và với đồng minh. Yêu cầu ông gia nhập Ủy Hội này. Tất cả mọi người ở đây đều coi ông là lãnh tụ tối cao của kháng chiến Pháp. Kính gửi ông lòng tôn kính và niềm hy vọng của chúng tôi.

Thay mặt ủy Hội Quốc Gia Pháp đang thành lập         
Tướng de Gaulle                         

        Điện văn của tướng de Gaulle gửi   

        — Tướng Mittelhauser, Tư lệnh Chiến Trường Đông  Địa Trung Hải ;

        — Ông G.Puax, Cao ủy Pháp tại Syrie và Liban :

        — Tướng Caươux. Toàn quyền Đông Dương.


        Luân Đôn, ngày 24 tháng sáu 1940

        Hoàn toàn liên minh với các ông trong ý chí cương quyết tiếp tục chiến tranh.

        Chúng tôi thành lập một Ủy Hội Quốc Gia Pháp để liên lạc các yếu tố kháng chiến Pháp.

        Yêu cầu quý ông gia nhập thành phần ủy Hội này.

        Kính gửi ông lòng tôn kính và niềm hy vọng

Thay mặt ủy Hội Quốc Gia Pháp :       
Tướng de Gaulle                 

        Thông cáo của Chính phủ Anh

        Ngày 25 tháng sáu 1940

        « Việc ký kết hiệp ước của chính phủ Pháp đã chấm dứt công cuộc kháng địch có tổ chức của những lực lượng Pháp ở chánh quốc.

         Tại Syrie, tướng Mittelbauser, Tư lệnh quân đội Pháp, đã tuyên bố ý chí chiến đấu của lực lượng Pháp. Tại Đông Dương, vị Toàn Quyền đã tuyên bố không chịu hạ cờ. Tại Tunis, vị Thống Sứ cương quyết theo đuổi chiến tranh. Nhà cầm quyền quân sự và dân sự ở Maroc, Sénégal, Cameroun, Djibouti, đều cho biết sẽ chân thành giúp đỡ đồng minh.

        Chính phủ Anh sẵn sàng kỷ kết những thỏa ước tài chánh để giúp đỡ Đế Quốc Pháp theo đuổi vai trò của mình. Đúng như Thủ Tướng Anh đã nói, mục đích của Anh quốc là thâu hồi toàn thể lãnh địa và lãnh thổ Pháp. »
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM