Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:12:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37396 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:15:19 pm »


        Trong lời tuyên bố ấy có sự can kết quan trọng của người Anh. Ngày hôm sau, khi nói đến đài phát thanh tôi ghi nhận sự kiện ấy. Để bù lại tôi tỏ lòng tin tưởng đồng minh trong bài diễn văn của tôi. Nhưng tôi công khai bác bỏ mọi biện pháp tạm thời về Madagascar, tôi cho rằng ý muốn của nước Pháp là giữ toàn vẹn lãnh thổ không để cho ai chia cắt và trung lập hóa. Tôi còn nói thêm : « Nước Pháp muốn rằng Pháp Chiến Đấu sẽ nhân danh nước Pháp để chỉ đạo và tổ chức nỗ lực chiến tranh dưới đủ mọi hình thức và trên đủ mọi lãnh vực, để dại diện cho quyền lợi của nước Pháp đối với đồng minh và chống lại kẻ thù, để bảo vệ chủ quyền Pháp trên các lãnh thổ đã được giải phóng hay sẽ được giải phóng ». Cũng ngày hỏm ấy, tôi ra chỉ thị cho bộ đội Trung Phi chuẩn bị một lữ đoàn hỗn họp để gửi sang Madagascar.

        Nhưng lời hứa của chính phủ Anh cũng như lời khẳng định của tôi về vai trò tương lai của Ủy Hội Quốc Gia đều đặt trên giả thuyết vấn đề đã giải quyết xong, ngoài thực tế thì chưa giải quyết gì cả. Vichy còn làm chủ hầu hết hòn đảo. Chẳng bao lâu tôi được tin rằng người Anh chỉ cốt lấy được Diégo thôi, san họ điều đình với toàn quyền Annet. Đồng thời, sở tình báo Đông Phi gửi sang một toán nhân viên dưới quyền chỉ huy của ông Lush. Những biện pháp ấy trái ngược với V muốn của Pháp Tự Do. Chúng chỉ làm trì trệ việc tham chiến của Madagascar, củng cố quyền hành của Annet và kéo dài tình trạng chia cắt Đế Quốc Pháp. Ngoài ra tôi còn e ngại rằng toán nhân viên chánh trị của người Anh có thể tạo ra nhũng ảnh hưởng tai hại nào đó như chúng tôi đã từng chứng kiến ở Trung Đông, Djibouti, Abyssini chúng tôi đã có ngay một dấu hiệu của ảnh hướng đó. Tôi muốn gửi Pechkoff sang Diégo Suarez để thăm dò tin tức nhưng ông này bị cản trở không đi được.

        Như vậy, vào đầu tháng sáu 1942, những đám mây nặng nề đã bao phủ lên mối liên lạc Anh Pháp. Người Anh tăng gia những hành động bất thân thiện và khiêu khích ở Syrié, Somalie, Madagascar, họ còn có thêm nhiều biện pháp khiến cho chúng tôi phải căm giận họ. Tại Gold - Coast, một phái đoàn Anh, trưởng đoàn là ông Frank, bí mật tiếp xúc với dân chúng ở đất Pháp vùng Niger. Đồng thời tướng Giffard tư lệnh Tây Phi cảnh cáo các phái đoàn Pháp Tự Do Bathurst và Freetown phải rời khỏi nơi này. Tôi cũng có ý định đến Libye thanh sát các bộ đội của chúng ta, chính phủ Anh khẩn khoản yêu cầu tôi hoãn cuộc khởi hành như thế có nghĩa là họ không cấp cho tôi phương tiện. Tại Luân Đôn, nhà cầm quyền, các cơ quan công quyền các bộ tư lệnh Anh, đều giữ thái độ bí mật, có thể là ngờ vực.

        Hẳn là người Anh - Mỹ đang soạn thảo một kế hoạch hành binh rộng lớn trên chiến trường Tây Phương. Tướng Marshall, tham mưu trưởng quân đội Mỹ, đô đốc King, tư lệnh Hải Quân Đại Tây Dương, đều có mặt ở Luân Đôn vào tháng năm nhưng họ lánh mặt không muốn gặp tôi. Tuy nhiên, đồng minh dự định làm cái gì thì nước Pháp cũng là nước thứ nhất liên hệ đến công việc của họ vì lãnh thổ, vì dân chúng vì lực lượng của nước Pháp. Nhưng có lẽ họ muốn gạt những yếu tố hoạt động là Pháp Tự Do ra ngoài, họ muốn dùng một vài mảnh rời đất đai và tài nguyên, có lẽ họ muốn lợi dụng sự tản mác ấy để chiếm đoạt lấy một vài mảnh vụn lãnh thổ của nước Pháp. Đã đến lúc phải phản ứng. Phải cho đồng minh hiểu rằng Pháp Tự Do có mặt ở trong hàng ngũ của họ là để đại diện cho nước Pháp chứ không phải để che chở những lạm dụng và xen lấn thiệt hại cho dân tộc Pháp, ủy Hội Quốc Gia, sau một cuộc tranh luận sôi nổi rất sâu rộng, đã đồng thanh chấp nhận quan điểm ấy.

        Ngày mùng 6 tháng sáu, tôi yêu cầu ông Charles Peake, nhà ngoại giao lỗi lạc của bộ Ngoại Giao Anh, thông báo cho ông Churchill và ông Eden biết lập trường của chúng ta : «Nếu vì các đồng minh mà nước Pháp mất cái gì của mình ở Madagascar, Syrie hay ở nơi nào khác, thì nước Pháp không còn lý do gì để hợp tác trực tiếp với Anh hay Mỹ. Chúng tôi phải chấm dứt. Ngoài thực tế, chúng tôi sẽ tập trung lại những nơi đã tập kết rồi hay sẽ tập kết để theo đuổi cuộc chiến tranh chống quân thù trong phạm vi sức lực của mình và chỉ biết có quyền lợi của mình ». Cùng ngày hôm ấy, tôi gửi điện tín cho Ebouẻ vàEeclerc, cho Catroux và Larminat thòng báo cho biết quyết định của tôi để họ kịp chuẩn bị. Tôi cũng yêu cầu họ báo tin cho các đại diện đồng minh ở gần họ biết quyết định của chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:16:08 pm »


        Chẳng bao lâu đã thấy ngay hậu quả. Ngày mùng 10 tháng sáu, ông Churchill mời tôi đến thăm ông. Chúng tôi ngồi với nhau một giờ, chuyện liên miên. Sau khi ca ngợi bộ đội Pháp chiến đấu anh dùng ở Bin - Hakeim, Thủ Tướng đề cập đến vấn đề Madagascar, ông công nhận rằng Pháp Tự Do mích lòng là phải vì cuộc hành quân đã thực hiện trong những điều kiện như vậy, « nhưng chúng tôi không có ý đồ gì trong vấn đề Madagascar. Còn như chúng tôi sẽ làm gì ở đấy thì chúng tôi cùng không biết nữa ! Hải đảo rộng mênh mông. Chúng tôi muốn có một sự thỏa hiệp nào đó để khỏi lạc lõng giữa hòn đảo này ». Tôi trả lời ông : « Điều chúng tôi muốn là Madagascar theo Pháp Tự Do và trở lại cuộc chiến. Chúng tôi đã sẵn sàng từ hôm nay để đưa quân vào, đúng như đã đề nghị với ông hôm qua ». Thủ Tướng nói : « Các ông không phải là đồng minh duy nhất của chúng tôi ». Nói như vậy ông có ý cho tôi hiếu rằng Hoa Thịnh Đốn không muốn cho chúng tôi tham dự. Điều này quả là tôi không ngờ.

        Tôi lưu ý ông Churchill đến điểm nguy hại cho cuộc liên minh nếu xảy ra điều gì không hay cho Đế Quốc Pháp và có lẽ ngày mai sẽ xảy ra cho nước Pháp, ông phản đối và cãi rằng ông chỉ có thiện chí. Rồi bất thần ông giãy nảy lên : « Tôi là người bạn của nước Pháp ! Tôi vẫn muốn cho nước Pháp hùng mạnh và có một quân đội hùng mạnh, cần phải như vậy để bảo vệ hòa hình trật tự và an ninh của Âu Châu. Chưa bao giờ tôi có đường lối chính trị nào khác ! » Tôi trả lời : « — Đúng như vậy ! Ông còn đáng khen ngợi vì sau khi có hiệp ước đình chiến Vichy, ông còn muốn đánh lá bài của nước Pháp. Lá bài đó là de Gaulle, xin ông đừng để mất bây giờ ! Điều đó lại càng phi lý khi chính sách của ông thành công, Pháp Tự Do trở thành linh hồn và khuôn khổ cho cuộc kháng chiến Pháp.»

        Chúng tôi nói đến Roosevelt và thái độ của ông đối với tôi. Ông Churchill nói : «không nên hấp tấp ! Chính tôi đây, có lúc tôi uốn mình có lúc tôi vươn lên» Tôi trả lời :«ông có thể làm được như vậy vì ông ngự trị trên một chính phủ vững vàng, một quốc gia đoàn kết, một Đế Quốc thống nhất, một quân đội hùng mạnh. Nhưng tôi! Tôi không có phương tiện gì cả. Ấy thế mà xin ông biết cho tôi phải gánh vác quyền lợi và vận mệnh của nước Pháp. Gánh giang san nặng quá và tôi nghèo nàn quả không thể uốn mình được.» Ông Churchill kết luận bằng cách bảy tỏ cảm tình và thân hữu : « Chúng ta còn phải vượt qua nhiều trở ngại. Nhưng một ngày kia chúng ta sẽ trở về nước Pháp, có lẽ sang năm không chừng. Dẫu sao thì chúng ta cũng sát cánh với nhau!» Ông đưa tôi xuống tận hè phố và nhắc lại:«Tôi không bỏ rơi ông đâu. Ông có thể tin tôi.»

        Ba ngày sau đến lượt ông Eden trở lại cam kết với tôi rằng nước Anh không có tham vọng gì trên Đế Quốc Pháp nói chung và Madagascar nói riêng. Ông bảo tin cho tôi biết rằng « chuẩn tướng» Lush đã được triệu hồi, Pechkoff sẽ có thể khởi hành được: «Ông hãy tin tôi, chúng tôi ước mong rằng sẽ cùng với ông tay nắm tay để chuẩn bị mặt trận phía Tây »

        Như vậy, mọi việc còn tạm thời bỏ lửng. Tuy nhiên người ta đã để ý đến lời cảnh cáo của chúng tôi. Như vậy, những hành vi độc đoán của người Anh đối với Đế Quốc của chúng ta từ đây có lẽ sẽ không thể vượt qua một giới hạn nào đó. Cỏ nhiều may mắn để việc Syrie bớt găng. Somalie đành phải chấp nhận sự tập kết, và một ngày kia Thập Tự Lo Ren bay phất phới trên đảo Madagascar. Ngoài ra, tôi cảm thấy rõ hơn bao giờ hết rằng xét cho cùng thì nước Anh không hủy bỏ cuộc đồng minh với chúng ta.

        Tấn kịch ngoại giao đã được Pháp Tự Do trình diễn với hàng trăm màn sôi động để giành lại địa vị của nước Pháp, những khán giả chú trọng nhiều nhất đến vở kịch ấy là các chính phủ lưu vong tại Anh Quốc. Vào năm 1941 con số khản giả ấy tăng thêm vì có thêm quốc vương và các bộ trưởng Hy Lạp, quốc vương và các bộ trưởng Nam Tư. Đối với các chính phủ lưu vong ấy, điều gì xảy ra cho nước Pháp cũng là mối bận tâm chính yếu của họ. Họ bị nhóm người trong nước tiếm quyền của họ ngược đãi và phản bội, bởi vậy họ ác cảm với Vichy vì thái độ của Vichy được những người cộng tác với địch nêu ra làm gương mẫu để biện hộ cho mình. Mặt khác, tuy rằng các cường quốc không xúc phạm chủ quyền của họ nhưng họ không tránh khỏi được cảnh kẻ yếu bị đặt vào vòng ảnh hưởng của kẻ mạnh. Sau hết, họ tin rằng sự phục hồi của nước Pháp là điều kiện cần thiết cho thế quân bình Âu Châu và tương lai của họ. Bởi thế cho nên họ lấy làm vui mừng kín đáo mà theo dõi Pháp Tự Do hành động để phục hồi nền độc lập của mình. Chúng tôi vẫn được họ tiếp đón niềm nở.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:38:54 pm »


        Chủng tôi cũng không quên giữ vững tình thân giao với các chính phủ ấy, tuy họ không có lãnh thổ nhưng họ có đại diện chính thức và ảnh hưởng đáng kể ở khắp các nơi trên thế giới tự do. Dejean và các bạn đồng sự của ông trong Ủy Hội Quốc Gia giữ liên lạc với các bộ trưởng vả các công chức của họ. Các bộ tham mưu của ta, các cơ quan của ta cũng có phận sự giữ mối liên lạc ấy. Chính tôi cũng đến thăm các quốc trưởng và giới chỉ huy của họ.

        Những cuộc tiếp xúc và hội đàm ấy rất hữu ích vì chúng tôi giao thiệp với những người tài trí. Nhưng dưới bề ngoài lễ độ ấy chúng tôi nhận thấy thảm kịch nội tâm của họ gây nên vì bại trận và lưu vong. Hẳn là các chính phủ ấy vẫn nắm giữ bộ máy chánh quyền và cố gắng giữ thái độ bình tĩnh. Nhưng họ sống trong lo âu và buồn rầu, tấn kịch bi thảm cháy âm âm thầm dưới đáy sâu tâm hồn.

        Thực ra, từ khi Nga Sô và Hoa Kỳ lâm chiến nhà cầm quyền các nước Tây Phương tin chắc rằng nước của họ sẽ được giải phóng. Nhưng rồi tình trạng của họ sẽ ra saơ ? Đó là mối bận tâm ám ảnh người Hòa Lan, Bỉ, Lục Xâm Bảo, Na Uy. Bà hoàng Wilhelmine, vị Thủ Tướng của bà, giáo sư Geerbrandy, vị bộ trưởng Ngoại Giao, ông Van Keffens, ông hoàng Bernhardt nước Hòa Lan, đều thất vọng mà chứng kiến sự tan rã của Đế Quốc Hòa Lan, tuy đã có những cố gắng của đô đốc Helfrich và cuộc kháng chiến ngoài bưng biền của tướng Ter Porten. Các ông Pierlot, Gutt, Spaak, họp thành một nhóm người tượng trưng cho tài trí, hăng hái và khôn ngoan để phục vụ nước Bỉ ; họ đều buồn rầu khi nhắc đến vấn đề hoàng gia. Còn như bà đại công tước Charlotte và chồng bà, ông hoàng Felix de Bourbon - Parme, ông Bech, bộ trưởng của họ, họ không ngừng ước lượng hậu quả vật chất và tinh thần mà chính thể Nazi có thể gây ra cho Lục Xâm Bảo. Sau hết, quốc vương Na Uy Haakon VII, một mẫu người tin tưởng và cương quyết, và ông Trygve - Lie, người không ngừng hoạt động trong đủ mọi lãnh vực, đều buồn rầu vì mất cả một đội thương thuyền Người Na Uy không ngừng nhắc lại : « Đây là cả dấn vốn quốc gia của chúng ta bị chìm đắm ».

        Tình trạng các nước Hy Lạp, Nam Tư, Tiệp Khắc và Ba Lan lại càng bi đát hơn. Nước Nga lâm chiến có thể bảo đảm cho họ rằng Đức sẽ thua, nhưng họ sẽ gặp phải những đe dọa khác. Quốc trưởng và các bộ trưởng của họ đều nói thẳng ra điều ấy. Quốc vương Georges II nước Hy Lạp và ông Tsouđeros, Thủ Tướng chính phủ, cho tôi biết rằng cuộc xâm lăng đã xô đầy dân tộc Hy Lạp vào cảnh nghèo đói khủng khiếp, dẫu sao họ cũng cố gắng chống lại quân thù, nhưng họ e ngại đảng cộng sản đã lợi dụng tình trạng đói khát để đầu độc dân chúng và chiến sĩ. Đồng thời, tôi nhận thấy quốc vương trẻ tuổi Nam Tư, vua Pierre II, nội các Nam Tư dưới quyền lãnh đạo liên tiếp của tướng Simovitch, ông Yayanovitch và ông Trifunovitch, đều xúc động vì những biến cố chia cắt đất nước họ : vùng Croatic tuyên bố lập thành quốc gia riêng, công tước Spolète lên ngôi vua ; nước Ý sáp nhập Ljubljana và vùng Dalmatie ; tướng Tito canh tranh rồi chống đối tướng Mikhailovitch tuy rằng ông này vẫn chống xâm lăng ở bên Serbie.

        Hẳn là Tổng Thống Benès và các bộ trưởng của ông, Shramek, Masaryk, Ripka, tướng Ingr, đều có thái độ bề ngoài tin tưởng ở người Sô Viết. Qua sự trung gian của ông Bogomolov, họ giữ mối giao hảo bề ngoài với điện Cầm Linh. Đại diện của họ ở Mạc Tư Khoa, ông Fierlinger, có vẻ được trọng đãi lắm. Một đội quân Tiệp Khắc,tuyển lựa trong số tù binh Tiệp bị người Nga bắt làm tù binh, đã được thành lập và đặt dưới quyền chỉ huy Nga Sô. Người ta nhận thấy nếu Benès muốn trở về Prague và tái lập chính phủ Tiệp thì trước hết ông ta phải nhờ đến Nga Sô mặc dầu ông ta thù ghét cay độc chế độ Sô Viết.

        Ngồi nối chuyện với Benès người ta được nghe ông diễn giảng những bài học chính trị và lịch sử có giá trị cao, người nghe không chán mà thầy giảng cũng không mệt. Tôi còn được nghe ông nhắc đến vận mệnh của chính phủ Tiệp mà ông lãnh đạo gần 20 năm nay. Ông nói:«Chính phủ ấy không thể đứng vững được nếu không có sự nâng đỡ trực tiếp của Mạc Tư Khoa, vì Tiệp Khắc cần phải lấy lại vùng Suđètes, dân là người Đức, vùng Slơvaquie mà người Hung không muốn để mất, vùng Teschen mà người Ba Lan vẫn dòm ngó. Nước Pháp thì tương lai còn mù mịt, chúng tôi không thể trông cậy gì thiện chí của Pháp. » Ông kết luận : « Trong tương lai chúng tôi có thể tránh tình trạng bấp bênh của sự liên minh duy nhất với điện Cẩm Linh nhưng với điều kiện là nước Pháp lấy lại địa vị và vai trò trước kia của mình ở Âu Châu. Trong khi chờ đợi, tôi biết lựa chọn cách nào ? » Ông Benès lý luận như vậy, không thể không đế lộ sự bối rối trong thâm sâu tâm hồn của ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2019, 11:26:20 pm »

 
        Người Ba Lan thì không nghi ngờ gì cả. Trước mắt họ, người Nga là địch thủ mặc dầu họ phải đi với Nga để chống lại kẻ thù chung. Đối với Tổng Thống Rackievicz, Tướng Sikorski, Thủ Tướng chính phủ và tổng tư lệnh quân đội, các bộ trưởng Zaleski, Raczynski, tướng Kukiel, thì sau khi Đức bại trận tất nhiên quân Nga phải kéo sang ồ ạt. Còn như việc ngăn chặn tham vọng của Mạc Tư Khoa sau khi đã đánh bại Bá Linh thì ý kiến của người Ba Lan chia làm 2 khuynh hướng. Khi thì họ nghiêng về một chủ thuyết thảm bại để tìm những ảo tưởng say sưa trong sự thất vọng như Chopin tìm mơ mộng trong đau khổ. Khi thì họ vuốt ve hy vọng một giải pháp mở rộng đất đai của Ba Lan về phía Tây, họ sẽ nhượng cho Nga Sô một phần đất Galicic và Lithuanie, để đổi lại, Nga Sô sẽ không thống trị Varsovie và ép buộc Ba Lan phải chấp nhận chính phủ cộng sản. Nhưng khi họ tính đến thỏa hiệp thì họ trở nên nóng nảy, thái quả, họ làm cho đồng minh bản tín bản nghi. Sô Viết bất bình.

        Tuy rằng sự dung hòa khó khăn nhưng tướng Sikorski cũng cố gắng thực hiện. Ông là người cương nghị, một mình ông gánh vác hết trách nhiệm về vận mạng xứ sở ông. Trước kia ông đã chống lại chính sách của thống chế Pilsuđski, từ ngày bại trận ông nắm được hết quyền hành một chính phủ lưu vong có thể có được.

        Từ khi quân đội Đức tiến vào Nga Sô, Sikorski không ngần ngại lập liên lạc ngoại giao với Nga Sô mặc dầu người Ba Lan chồng chất căm thù người Nga. Thảng bảy 1941 ông ký với Nga Sô một thỏa hiệp tuyên bố vô hiệu lực chia cắt nước Ba- Lan năm 1939 bởi Nga Sô và Đức. Đến tháng chạp chính ông thân hành sang Mạc Tư Khoa để điều đình việc phóng thích tù binh và đưa họ về miền Cauase, từ đấy họ sẽ theo tướng Anders trở về Địa Trung Hải. Sikorski đã hội đàm rất lâu với Staline. Lúc trở về, ông kể lại cuộc hội đàm, ông mô tả cho tôi nghe vị lãnh chúa điện Cẩm Linh vô cùng bối rối nhưng không hề kém sáng suốt, cay nghiệt và quỷ quyệt, ông nói : « Staline tỏ ra thuận ý với nguyên tắc thỏa hiệp. Nhưng thỏa hiệp về hai bên đem ra làm hậu thuẫn, nói như vậy nghĩa là tùy thuộc chúng tôi có tìm được sự nâng đỡ của Tây Phương hay không. Đến lúc ấy ai là người giúp đỡ Ba Lan? một là có nước Pháp hai là không có ai cả.»

        Như vậy, điệu hát lo âu của các chính phủ lưu vong vẫn âm thầm họa theo nhịp tiến triển của Pháp Tự Do. Mọi người đều theo người Anh thừa nhận Ủy Hội Quốc Gia một cách dè dặt. Nhưng mọi người đều coi tướng de Gaulle là người Pháp có đủ tư cách để thay mặt nước Pháp. Thí dụ họ ký với tôi một thông cáo chung về việc tội phạm chiến tranh ngày 12 tháng giêng 1942 nhân một hội nghị các Thủ tướng chính phủ. Tóm lại, sự liên lạc của chúng tôi với chính phủ lưu vong đã đem lại cho chúng tôi ít nhiều uy tín để giúp chúng tôi trên đường ngoại giao và tạo cho chúng tôi những luồng dư luận thuận lợi không thể ước lượng trước được.

        Trong tấn kịch bi thảm trên thế giới này, những nhân vật vĩ đại kéo dân chúng Anh-Mỹ theo dư luận của họ, nhưng ngược lại dư luận quần chúng cũng hướng dẫn các chính phủ mặc dầu có sự kiểm duyệt thời chiến. Bởi thế cho nên chúng tôi cố gắng làm sao cho dư luận quần chúng ủng hộ chúng tôi. Chính tôi cũng cố gắng bằng cách khai thác cảm tình và sự hiếu kỳ của quần chúng đối với công cuộc cứu quốc của chúng tôi. Tôi thường tiếp xúc với quần chúng Anh và Mỹ. Theo phương cách cổ điển, tôi chọn lựa trong sổ những hội đoàn mời tôi đến nói chuyện những thính giả nào hợp với đề tài và hợp với lúc đưa vấn đề ấy ra trình bày. Tôi đến dự một bữa tiệc với tư cách khách mời danh dự, sau bữa ăn tôi nhận thấy nhiều người kéo đến ngồi chật ních cả căn phòng, đó là những nhân viên thòng tin nhà nghề hay những người tai mắt đến để nghe tôi nói chuyện. Theo thói tục của người Anh, tôi được mời làm chủ tọa phiên họp, bấy giờ tôi muốn nói gì thì cứ việc nói.

        Đáng tiếc vì tôi nói tiếng Anh không được rành cho nên thường thường tôi chỉ dùng tiếng Pháp. Nhưng sau đó Soustelle đóng vai trò giúp tôi. Bài diễn văn của tôi được dịch ra từ trước khi tôi bắt đầu nói thì người ta đã phát cho các thính giả. Báo chí và đài phát thanh Anh Mỹ sẽ công bố những đoạn chính yếu. Còn như tính cách khách quan thì tôi cho rằng chỉ tương đối trên các báo Mỹ vì họ thổi phồng một vài câu suy diễn rộng của tôi. Tất nhiên, những câu nói đó đi quá trớn. Người Anh thì không làm sai lệch bản văn, nhưng họ chỉ trích không tiếc lời. Cần phải nói thêm rằng báo Nam Mỹ vẫn có cảm tình với nước Pháp, với « phong trào de Gaulle », họ trích dẫn lời tuyên bố của tôi rất đứng đắn, có lẽ họ có ý muốn quân bình thải độ của Hoa Kỳ. Tóm lại ngoại trừ một vài cơn khủng hoảng người ta nại cớ «nhu cầu quân sự» để bịt miệng tôi còn thì tôi vẫn thấy các nước dân chủ đồng minh kính trọng tự do ngôn luận.

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:29:57 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:31:36 pm »

 
        Trước khi đến Trung Đông vào mùa xuân 1941 tôi đã đứng nói trước một cử tọa Anh nhất là tại những «buổi tiệc trà văn nghệ»và nhỏm Anh Pháp ở Nghị Trường. Sau khi trở về Luân Đôn vảo tháng chín và cho đến tháng sáu năm sau, tôi đã xuất hiện tại các nơi sau đây : «cơ quan báo chí quốc tế», xưởng đúc xe tăng «English Electric» ở Stafford Hội Phi Châu Hoàng Gia Hiệp hội Báo chí ngoại quốc, Hội người Pháp tại trường Đại Học Oxford, Hiệp Hội Anh văn, Hội bảo vệ công cộng hội đồng thị xã và các nhân sĩ Eđimbourg, một buổi họp tại Nghị trường hội họp các dân biểu Hạ Viện. Đến tháng năm 1942 lần thử nhứt tôi tổ chức một cuộc họp báo. Ngày 14 tháng 7 năm 1941 tôi ở Brazzayille, đài National Broadcasting Corporation Hoa Kỳ đã dùng hết các làn sóng đế tiếp vận một bản hiệu triệu của tôi gửi dân tộc Hoa Kỳ. Ngày mùng 8 tháng bảy 1942 hãng Columbia phổ biến tại Mỹ nhất là tại Central Park Nữu Ước một bài diễn văn bằng tiếng Anh của « người bạn và đồng minh, tướng de Gaulle. » Ngày 14 tháng bảy, ngày khánh tiết Pháp, tôi cũng có lời chào mừng dân tộc Mỹ. Thêm vào những ngày lễ chính ấy, còn có những dịp khác, tôi phải nói trước công chúng không kịp sửa soạn nhưng cũng gây được tiếng vang. Đỏ là những buổi tiếp đón dành cho tôi tại các tỉnh Birmingham, Leeds, Liverpool, Glasgow, Hull, Oxford, trường Đại Học Edimbourg, Hải Quân Portsmouth, Hải xưởng Brigham và Cowan, xưởng Talbot, nhà máy Harmelin, tòa báo The Times, sau hết là những câu lạc bộ rất yêu mến và có cảm tình với chúng tôi.

        Luận điệu của tôi dùng thay đổi tùy từng trường hợp nhưng tôi vẫn đem những ý tưởng và cảm tình ấy ra trình bày với thính giả nước ngoài. Đối với sự bại trận trước đây của nước Pháp tôi giải thích là tại hai hệ thống binh bị lỗi thời mà các nước dân chủ đều áp dụng khi mới khởi sự chiến tranh ; nước tôi là nạn nhân vì không được bảo vệ bằng mặt biển và phải một mình đứng hàng tiền đạo chống địch. Tôi xác định rằng dân tộc Pháp tuy sống dưới sự áp bức nhưng vẫn sống sâu xa và mãnh liệt và rồi sẽ có nỗ lực đổi mới. Tôi đưa ra bằng chứng là phong trào kháng chiến mạnh ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Nhưng tôi chứng minh rằng nước Pháp cũng bị đau khổ và nhục nhã thì nước Pháp càng cảm kích vì sự cảm thông của các bạn đồng minh ; sự tuyên truyền của Hitler trưng ra trước mắt dân tộc Pháp viễn tượng phục hồi và tái thiết nếu Pháp đứng về phe độc tài ; trong trường hợp ấy, Vichy chỉ lẫm lỗi nếu các nước dân chủ tôn trọng quyền lợi  của nước Pháp.

        Ngày mùng 1 tháng tư 1942 tôi đọc một bài diễn văn đánh dấu chấm vào chữ i, bài diễn văn này gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Tôi tuyên bố : « Người ta không nên cho rằng phép lạ Pháp Chiến Đấu này không phải là cái gì cứ đưa ra trình diện là xong việc... Tất cả đều dựa trên điểm này : Pháp Chiến Đấu quyết chí đi với đồng minh với điều kiện minh bạch là đồng minh phải đi với mình... » Nhắm thẳng vào việc Hoa Kỳ tiếp tục duy trì liên lạc với Vichy và những cuộc mà cả thậm thụt với tay sai của Vichy, tôi nói thêm : « Đối với các nước dân chủ, giao thiệp với những người đã phá hoại tự do Pháp và muốn thành lập một chế độ khuôn theo phát xít, là đưa vào chính trị những nguyên tắc của anh chàng Gribouille nhảy xuống biển để cho khỏi ướt áo. . . » Tôi còn nói thêm, tìm cách làm cho tiếng sấm vang lên : « Điều quan trọng là người ta không biết đến một điều trọng yếu chi phối toàn thể vấn đề nước Pháp, đó là cuộc cách mạng. Đây là một cuộc cách mạng, cuộc cách mạng lởn nhất lịch sử mà nước Pháp muốn thực hiện sau khi bị giới thượng lưu và những người được ưu đãi phản bội». Tôi kêu lên : « Không thể tha thứ được cái gọi là quan niệm thực tế, hết hội nghị Munich này qua hội nghị Munich khác, đã đưa tự do đến bên bờ vực thẳm, quan niệm ấy còn tiếp tục đánh lừa những người hăng hái và hy sinh...».

        Lập trường đã quyết định. Pháp Tự Do đã được mọi người biết đến nhờ cảm tình của công chúng và nhờ sự ưng thuận của các chính phủ, không những chúng tôi là người nối nghiệp kiếm cung của nước Pháp mà chúng tôi còn là người quản lý quyền lợi của nước Pháp và nhất quyết bảo vệ quyền lợi đó. Kết quả ấy chúng tôi đạt được. Bởi vì vào đầu mùa hạ năm 1942, mọi điều kiện đã có đủ để chiến tranh chuyển sang giai đoạn chung quyết. Nga Sô vẫn đứng vững, bây giờ chuyền sang thế công. Nước Anh, tuy gửi sang Trung Đông nhiều viện binh, nhưng còn để lại trên lãnh thổ quốc nội những lực lượng hùng hậu. Hoa Kỳ đã sẵn sàng để đưa sang Âu Châu những đơn vị mới nguyên của họ và kho vật liệu khổng lồ của họ. Sau hết, tuy nước Pháp bị giày xéo và tàn phá tại chánh quốc, tuy phần lớn lãnh địa hải ngoại Pháp chỉ có thái độ thụ động, nhưng bây giờ nước Pháp đã có thể đưa những lực lượng quân sự quan trọng, Đế Quốc và phong trào kháng chiến và tham dự cuộc giao tranh cuối cùng. Người ta đã đưa cao ngọn cờ ngoài bãi chiến trưởng, đến mùa xuân 1942, tôi dùng danh xưng « Pháp Chiến Đấu » để thay thế cho tèn cũ « Pháp Tự Do » và thông báo cho các đồng minh biết.

        Vận mệnh của nước Pháp sẽ được định đoạt trong cuộc đụng độ lớn mai này. Lãnh thổ Pháp -  Bắc Phi hay Chánh Quốc — sẽ trở thành nơi chiến địa. Tùy nước Pháp có đương cự với kẻ thù hay không; nước Pháp sẽ có phần của mình trong lúc chiến thắng. Nhưng địa vị của nước Pháp, trên thế giới, nền thống nhất quốc gia, sự toàn vẹn Đế Quốc, sẽ tùy thuộc thái độ của đồng minh. Tôi không thế không nghi ngờ một số người, không phải là những người thường, âm mưu để cho đến giai đoạn quyết liệt ấy các cơ cấu của nước Pháp chênh vênh và lệ thuộc nước ngoài càng nhiều càng hay, Pháp Chiến Đấu sẽ bị chìm ngập vào tình trạng chung ấy hay bị đẩy xa ra đứng ngoài thời cuộc. Nhưng địa vị của nước Pháp trên thế giới đã khá vững mạnh rồi, người ta không thể phá đồ chúng tôi từ bên ngoài.

        Với điều kiện là Pháp Chiến Đấu đứng vững và được sự nâng đỡ của quốc gia khi nào quốc gia lần hồi xuất hiện ngoài thực tế. Trong khi điều khiển cuộc giao tranh, tôi không nghĩ điều gì khác những điều ấy. Trong cuộc thử thách ngày mai, Pháp Chiến Đấu có đủ hăng hái, tài trí và sức mạnh để không bị tan vỡ từ bên trong không ? Dân tộc Pháp, liệt nhược, mê muội, xâu xé, liệu có muốn nghe tôi và theo tôi chăng ? Tôi có thể tập hợp được nước Pháp chăng ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:33:57 pm »

         
PHÁP CHIẾN ĐẤU

        Từ mùa hạ 1941 đến mùa hạ 1942, Pháp Chiến Đấu mở rộng một trận ngoại giao, Pháp Chiến Đấu cũng không ngừng lớn mạnh. Đoạn này trình bày riêng rẽ sự phát triển của hai loại nỗ lực, nhưng thực ra hai loại nỗ lực đã được thực hiện đồng thời và phối hợp với nhau. Từ khi tầm hoạt động mở rộng thêm, chúng tôi phải đặt ra một tổ chức  đầu não tương xứng. De Gaulle không đủ sức để điều khiển hết. Số lượng và kích thước các vấn đề  đòi hỏi rằng trước khi quyết định, người ta cần phải đem đối chiếu nhiều quan điểm và nhiều giải pháp. Các biện pháp thi hành cần được tản quyền. Sau hết, quốc gia nào cũng chọn hình thức hiệp nghị để thực thi chánh quyền, chúng tôi cũng phải theo hình thức ấy để được các nước bạn thừa nhận. Ngày 24 tháng chín 1941, tôi ký đạo dụ thành lập Ủy Hội Quốc Gia.

        Thực ra, tôi đã nghĩ đến điều này ngay từ lúc ban đầu. Nhưng trong thời gian một năm trời, tôi phải sống 8 tháng ở Phi Châu và Trung Đông, nhất là thiếu những người « đại diện » cho nên tôi phải đình hoãn. Trái lại, khi trở về Luân Đôn sau vụ Syrie, tôi có thể trù liệu trước một giai đoạn tổ chức lâu dài. Vả chăng, phần lớn những người theo tôi trước đây chưa được thành thạo thì bây giờ đã có đủ tư cách lắm. Như vậy tôi có thể đem lại cho Ủy Hội những thành phần đầy đủ khả năng. Đối với Pháp Chiến Đấu thì Ủy Hội Quốc Gia sẽ là cơ quan đầu não thành lập xung quanh mình tôi. Các « ủy viên » sẽ tranh luận tập thể đủ mọi vấn đề của chúng tôi. Mỗi người sẽ điều khiển một «bộ» để chỉ đạo hoạt động của Ủy Hội. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm liên đới về các quyết định của Ủy Hội. Tóm lại, Ủy Hội sẽ là chính phủ, vì có quyền hạn và cơ cấu của một chính phủ. Tuy nhiên, Ủy Hội không có danh xưng chánh phủ vì tôi để dành danh xưng ấy đến một ngày còn xa lắc, người ta có thể thành lập một chính quyền có kích thước của nước Pháp thống nhất. Cũng trong viễn ảnh ấy, đạo dụ của tôi dự định sự thành lập sau này một Hội Đồng Tư Vấn « với nhiệm vụ cung cấp cho Ủy Hội ý nguyện của quốc gia càng rộng rãi càng hay ». Tuy nhiên, cũng còn phải qua nhiều thời gian trước khi Hội đồng Tư vấn ra đời.

        Tất nhiên phải có phản ứng quyết định của tôi gây ra những vụ trích tại những nhóm người Pháp nhỏ, họ cho rằng làm chính trị là phải nhân cơ hội này làm rùm beng ở Anh Quốc cũng như ở Hoa Kỳ. Những người ấy bằng lòng cho de Gaulle hoạt động như một người chiến binh cung cấp một số quân nào đó cho đồng minh nhưng họ không thể chấp nhận được lãnh tụ Pháp Tự Do nhận lấy trách nhiệm của một chánh phủ. Họ không theo tôi, họ bác bỏ quyền hành của tôi và thích để cho người ngoài nắm lấy quyền ấy để quyết định tương lai nước Pháp: Roosevelt, Churchill, Staline.

        Tôi công nhận rằng có sự màu thuẫn từ căn cơ giữa quan niệm của họ và quan niệm của tôi. Đối với tôi, trong tấn thảm kịch quốc gia này, chính trị phải là hành động phục vụ một ý tưởng mạnh mẽ và giản dị. Nhưng đối với họ vẫn theo đuổi những ảo tưởng xưa nay, họ không chấp nhận chánh trị là cái gì khác một cuộc nhào lộn những thải độ và mưu chước trong một màn múa may của những tay nhà nghề, chỉ để sản xuất bài báo và diễn văn, chỉ để biểu diễn tài hùng biện và phân phối ghế ngồi. Tuy rằng biến cố đã quét sạch chế độ ấy, tuy rằng chế độ ấy đã làm cho nước Pháp phải thảm bại cơ hồ không thể phục hồi, tuy rằng những kẻ u mê ấy lúc này không còn phương tiệp quen thuộc để xách động quần chúng như ; nghị trường, hội nghị, nội các, tòa soạn, nhưng họ lại tìm cách đưa trò chơi của họ sang Nữu Ước hay Luân Đôn, họ tìm cách lôi cuốn những nhà cầm quyền, những dân biểu những ký giả Anh-Mỹ vào trò múa rối của họ vì ở nhà không còn ai nghe họ nữa. Nguyên do những vụ rắc rối do đồng minh gây ra cho Pháp Tự Do, những trận đả kích trên báo chỉ hay đài phát thanh thường thường vẫn có ảnh hưởng của một vài người Pháp di cư. Những người ấy không thiếu điều công kích loại phát kiến chỉnh trị của Pháp Chiến Đấu như Ủy Hội Quốc Gia, và họ làm đủ mọi cách để ngăn cản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:38:31 pm »


        Đô đốc Muselier sẽ là công cụ của họ, Đô đốc là một người có hai cả tính. Với tư cách một thủy thủ thì ông là người tài trí lỗi lạc, cũng nhớ tài trí của ông mà chúng ta có một tổ chức hải quận bé nhỏ, nhưng thỉnh thoảng ông cũng để cho mối lo xô đẩy ông vào những âm mưu này khác. Khi ông biết tôi có ý định thành lập Ủy Hội ông viết thư cho tôi, tự cho ông là quán quân của tinh thần thỏa hiệp với đồng minh và quán quân của tinh thần dân chủ ; theo ông thì chính sách của tôi sẽ làm cho nền dân chủ lâm nguy. Muốn cứu vãn hai giá trị đó ông đề nghị tôi lui về địa vị một nhân vật cố vấn danh dự để nhường quyền hành thực tế cho ông. Còn như phương tiện của ông dùng để ép buộc tôi nhượng bộ ông thì ông cũng không có sảng kiến nào khác sự đe dọa tách rời hải quân của ông ra để « hoạt động độc lập và theo đuổi cuộc chiến ».

        Phản ứng của tôi minh bạch và nhanh chóng. Đô đốc phục tòng ngay và đổ lỗi cho sự hiểu lầm. Vì lý do tình cảm và vì muốn làm đẹp ý ông, tôi làm như nghe lời thuyết phục của ông, ghi nhận sự cam kết của ông và bổ dụng ông làm ủy viên Hải Quân và Hải Thương trong Ủy Hội Quốc Gia.

        Trong ủy Hội này, ông Pleven phụ trách Kinh Tế, Tài Chánh, Thuộc Địa, Cassin : Tư Pháp và Giáo Dục; Dejean : Ngoại Giao ; Legentilhomme, Chiến Tranh ; Valin : Không Quân ; Diethelm ; Hoạt động Chánh Quốc, Lao Động, Thông Tin. Catroux và d ‘ Argenlieu vắng mặt vì công vụ, trở thành ủy viên không giữ bộ nào. Tôi để ông Pleven phối hợp công việc hành chánh của các bộ dân sự như « quy chế, lương bổng, bổ dụng nhân viên, sử dụng công ốc, v.v... Đã nhiều lần tôi thử mở rộng Ủy Hội và mời tham dự một vài nhân vật Pháp cư ngụ bên Mỹ. Tôi mời các ông Maritain và Alexis Léger. Họ trả lời mõi người mỗi khác, nhưng đều từ chối.

        Ủy Hội đang trơn tru guồng máy thì Muselier lại gây ra một Cơn khủng hoảng nữa. Sau cuộc hành binh sang Saint - Pierre, ông được mọi người đồng thanh tán thưởng, nhưng ngày mùng 3 tháng ba, ông tuyên bố trước phiên họp Ủy Hội rằng công việc của Pháp Tự Do không trôi chảy chút nào, ông xin từ chức ủy viên quốc gia và viết thư xin có lời xác nhận của tôi. Tôi chấp thuận cho ông từ chức, đặt ông vào tình trạng trừ bị và để Auboyneau thay thế ông. Ông này được triệu hồi từ Thái Bình Dương. Nhưng Muselier tuyên bố rằng ông từ chức Ủy Hội Quốc Gia, nhưng ông vẫn giữ quyền tư lệnh lực lượng Hải Quân, làm như Hải Quân là một lãnh vực của riêng ông. Điều đó không thể chấp nhận được và việc này coi như đã giải quyết từ trước rồi, nhưng bất thần có sự can thiệp của chính phủ Anh.

        Người ta đã sửa soạn sự can thiệp này từ lâu, chủ mưu là một số người di cư đang làm náo động và một vài yếu tố trong Hạ Viện và Hải Quân Anh, Họ tìm được người nâng đỡ họ, đó là ông Alexander, nhân vật số một của bộ hải Quân. Họ trình bày với Alexander rằng Muselier, với tư cách một bộ trưởng mà ra đi thì hải quân của Pháp Tự Do sẽ tan rã làm cho Hải Quàn Hoàng Gia Anh sẽ thiệt mất một lực lượng phụ trợ đáng kể. Họ còn kể lể rằng de Gaulle và ủy Hội Quốc Gia của ông nghiêng về phát xít, cần phải giữ cho lực lượng hải quân Pháp không bị ảnh hưởng chính trị của Uy Hội Quốc Gia. Nội các Anh, vì lý do quân bình nội bộ, và cũng có thể vì muốn làm suy yếu de Gaulle để dễ bề sai bảo, đã chấp nhận giả thuyết của Alexander. Họ định bắt buộc tở phải giữ Muselier ở lại chức vụ tư lệnh Hải Lực Pháp Tự Do.

        Ngày mùng 5 và mùng 6 tháng ba, ông Eden có ông Alexander bèn cạnh, thông báo cho tôi lời hăm dọa ấy. Đối với tôi thì lúc ấy mọi việc đã vỡ lẽ rồi. Quyết định của Ủy Hội Quốc gia can được thi hành nguyên vẹn và nước Anh phải từ bỏ ý đồ xen lấn vào việc riêng của nước Pháp. Ngày mùng 8 tháng ba, tôi viết thư cho ông Eden biết rằng tôi và ủy Hội Quốc Gia đã quyết định thu hồi quyền tư lệnh Hải Quân của Muselier, và chúng tôi không chấp nhận sự xen lấn của chính phủ Anh vào lành vực này. Tôi còn nói thêm :« Người Pháp Tự Do cho rằng, để thực hiện những công việc của họ bèn cạnh Đồng Minh Anh, họ cần phải được đối xử và đãi ngộ với tư cách một đồng minh, sự giúp đỡ của người Anh không thể ban phát cho họ trong những điều kiện không dung hòa được với lý do tồn tại của họ... Nếu không có đủ điều kiện để hoạt động thì tướng de Gaulle  và Ủy Hội Quốc Gia sẽ chấm dứt một công cuộc không thể nào thực hiện được. Điều chính yếu là trung thành với mục đích đã đề ra để phục vụ nước Pháp trong tương lai cũng như hiện tại. Mục đích ấy là phục hồi nước Pháp và tái lập sự thống nhất quốc gia để chiến đấu bên cạnh đồng minh, nhưng không hy sinh độc lập, chủ quyền và định chế của nước Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:40:01 pm »


        Lúc này tôi chưa nhận được thư trả lời. Hẳn là trước khi đi xa hơn, người Anh chờ xem sẽ xảy ra việc gì trong nội bộ Hải Quân của chúng ta. Không hề có một hành động chia rẽ trên một chiếc tầu, trong một nhóm thủy thủ hay trong một cơ quan nào. Trái lại, mọi yếu tố của lực lượng hải quân Pháp Tự Do đều siết chặt hàng ngũ chung quanh tướng de Gaulle, mức hăng say của họ tương đương với những khó khăn cản trở đường tiến tới của họ. Chỉ có một số sĩ quan quy tụ xung quanh đô đốc, tổ chức tại trụ sở bộ tham mưu một buổi họp mặt phản đối, tôi cũng đến dự buổi họp ấy để giảng giải cho họ nghe. Tôi định đưa Muselier đến cư ngụ một tháng ở một nơi cách biệt hẳn không để ông liên lạc với Hải Quân. Tôi yêu cầu chính phủ Anh thi hành biện pháp ấy đúng theo thỏa ước tài phản ngày 15 tháng giêng 1941, vì biện pháp này được thi hành trên lãnh thổ Anh quốc. Vì người Anh không cho tôi những bảo đảm cần thiết, tôi bỏ về nhà quê ở, sẵn sàng chấp nhận hết, tôi trao lại cho Pleven, Diethelm và Coulet một bản chúc thư bí mật giao phó cho họ trách nhiệm giải thích với đồng bào lý do khiến cho tôi phải bỏ dở mọi việc, nếu tôi không thể tự giải thích với đồng bào. Đồng thời, tôi bảo tin cho đồng mình biết tôi rất tiếc không thể tiếp tục liên lạc với họ nếu họ không chịu áp dụng những thỏa ước đã kỷ với tôi.

        Ngày 23 tháng ba ông Peake đến thăm tôi. Ông trao cho tôi một điệp vặn bảo tin rằng chính phủ ông sẽ không đòi hỏi phải gửi Muselier lại làm tư lệnh Hải Quân và sẽ canh chừng ông ta một tháng không cho tiếp xúc với một yếu tố nào trong lực lượng Hải Quân Pháp. Tuy nhiên, chính phủ Anh yêu cầu tôi lấy nhân từ mà đối xử với ông, bổ nhiệm ông vào một chức vụ hợp với khả năng của ông. Trong khi ấy, Auboyneau từ Thái Bình Dương về nhậm chức Hải Quân. Đến tháng năm, tôi muốn để cho đố đốc Muselier một cơ may khác, tôi mời ông lại thăm tôi để thảo luận điêu kiện một đặc vụ thanh tra muốn giao phó cho ông. Ông không đến. Một vài ngày sau, vị thượng tướng đã có công nhiều với Hải Quân, cho tôi biết rằng ông chấm dứt sự cộng tác với Pháp Tự Do. Tôi rất tiếc cho ông,

        Sau vụ rắc rối tai hại ấy, không còn gì cản trở sự hoạt động đều hòa của « Ủy Ban Luân Đôn » ; sự tuyên truyền đổi lập — không phải chỉ có địch và Vichy — lúc thì cho chúng tôi là một nhóm chính khách cay cú, lúc thì cho là một bè lũ phiêu lưu phát xít, một nhóm người cuồng tín nghiêng về cộng sản ; những lời bàn tán dông dài của bọ không có gì đáng quan tâm so với tiền đồ của quốc gia. Ủy Hội Quốc Gia mỗi tuần hội họp ít ra một cách khá trịnh trọng, trong một phòng lớn của « Carlton Garden » gọi là phòng đồng hồ ». Theo đúng chương trình nghị sự,người ta nghe phúc trình của mỗi ủy viên về công việc của mỗi bộ hay về những vấn đề có thể nêu ra trong phiên họp. Người ta đọc các tài liệu và các bản tin, người ta tranh luận và kết luận bằng những quyết định thảo ra trong phiên họp hay dưới hình thức một biên bản để sau này gửi cho các cơ quan quân sự và dân sự. Chúng tôi không quyết định một vấn đề quan trọng nào nếu không đem ra tranh luận tại Ủy Hội.

        Ủy Hội Quốc Gia với tư cách một cơ quan tập thể hay ý kiến của từng hội viên vẫn đem lại cho tôi một sự giúp đỡ quý giá và chân thành. Hẳn là, riêng cá nhân tôi, tôi phải hiểu biết cái gì đáng làm cái gì không. Nhưng tôi cũng bứt được gánh nặng vì có bên mình những cố vấn và phụ tá tài giới. Hẳn là các bộ trưởng có thể thiếu uy tín và không được lòng dân vì phương diện nào đó vì trước đây chưa từng tiếp xúc với công chúng. Nhưng rồi hỌ thâu đạt được những yếu tố ấy. Vả chăng người nào cũng có kinh nghiệm và cá tính của mình. Họ tạo thành một toàn bộ để mở ra cho Pháp Chiến Đấu những ngõ ngách ảnh hưởng, nếu không có họ thì chúng tôi bị khép kín những cửa ngõ ấy. Tôi có thể gặp ở những người cộng sự ấy những ý kiến tương dị chứ không đến nỗi đối lập có thể là những ý kiến mâu thuẫn với ýtưởng và hành động của tôi. Gặp những trường hợp khó khăn, tôi thường nghiêng về những giải pháp cứng rắn, cỏn nhiều nhân viên ủy Hội thiên về sự dung hòa. Nhưng nghĩ cho cùng thì như thế lại hay. Chung cục, họ đem lại ánh sáng cho tôi, nhưng không ai phản đối sự quyết định của tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:41:11 pm »


        Ý kiến có thể bất đồng, nhưng trách nhiệm về phần tôi và trách nhiệm ấy tôi gánh chịu toàn vẹn chứ không chia xẻ với ai. Trong cuộc tranh đấu cho cuộc giải phóng này, rốt cục, bao giờ cũng vẫn cái thằng tôi lãnh đủ. Tại Pháp, những người hướng về de Gaulle mỗi ngày mỗi nhiều và họ bắt đầu quay về hành động kháng chiến tích cực. Họ hướng ứng lời kêu gọi của tôi nhưng mỗi người hưởng ứng một cách khác. Nhưng về phương diện tình cảm, có một điểm hồi tụ chung cho cả mọi người, tôi cho rằng điều ấy rất cần, nhất là nó đáng làm cho chúng ta phải cảm kích. Tôi nhận thấy người Pháp có tính chia rẽ và phân tán khi bị áp bức, bởi vậy họ nổi loạn cũng theo nhiều cách khác biệt nhau vô cùng ; điều quan tâm của tôi là làm sao thống nhất được cuộc kháng chiến với những tâm hồn như vậy. Sự thống nhất ấy là điều kiện để cho công cuộc khảng chiến có hiệu lực về phương diện binh bị, có giá trị quốc gia và có sức nặng đối với hoàn cầu.

        Từ mùa hạ 1941, dần dần chúng tôi biết hết những gì xảy ra trong Chánh Quốc. Ngoài những điều có thể luận ra khi đọc vài dòng bài báo, khi nghe một bài phát thanh của hai miền, chúng tôi còn có cả một hệ thống thông tin như phúc trình của các ban tình báo, phúc trình của một vài người tại chỗ đã đặt những mối truyền tin, tường thuật của những người từ Pháp sang, chỉ dẫn của những cơ quan ngoại giao, tuyên ngôn của những người di cư qua Madrid, Lisbònne, Tanger, New York, thư gửi cho người Pháp Tự Do, gia đình và bạn hữu của họ dùng nhiều cách để gửi đến tay họ. Do đó mà trong tâm trí tôi có 1 tấm bảng phác họa tình hình luôn luôn cập nhật hóa. Nhiều lần, ngồi nói chuyện với đồng bào vừa rời khỏi nước Pháp nhưng họ sống bưng bít trong phạm vi nghề nghiệp hay trong một thị trấn nhỏ, tôi nhận thấy tôi cũng biết tường tận như bất kỳ ai về những chuyện xảy ra trên bất Pháp, ấy là nhờ nỗ lực thâu lượm truyền thông và tổng họp tin tức.

        Điều tôi rút ra được từ nguồn tin ấy là chế độ Vichy suy yếu. Những ảo tưởng cuối cùng của chế độ đã tan biến. Trước hết, sự thắng trận của quân Đức mà người ta để cao để biện hộ cho sự đầu hàng của nước Pháp, hy vọng thắng trận ấy trở thành vô lý khi mà Nga Sô nhảy vào vòng chiến. Hoa Kỳ cũng làm theo, Anh và Pháp Tự Do đứng vững. Giải pháp chấp nhận nô lệ để bỏ mặc sụp đổ căn nhà mà cứu vãn lấy bàn ghế quả là vô bổ, vì không đưa về được 1.500.00 tù binh, người Đức vẫn thôn tính hai tỉnh Alsau và Lorraine ngoài thực tế, họ vẫn cắt miền Bắc Pháp khỏi miền Nam về phương diện hành chánh, họ bắt đỏng góp một số lớn tiền bạc, nguyên liệu, nông phẫm và kỹ nghệ phẩm làm cho nền kinh tế kiệt quệ, sau hết họ bắt mỗi ngày một thêm nhiều người Pháp làm việc cho họ. Người ta không thể đánh lừa được ai khi người ta khẳng định phòng vệ Đế Quốc chống lại bất cứ sự dòm ngó nào, vì người ta ép buộc quân đội và Hải Lực đánh lại đồng minh và de Gaulle ở Dakar, Gabon, Svrie, Madagascar, trong khi Đức và Ý đã ký hiệp ước đình chiến lại còn ngang nhiên hoạt động ở Alger, Tunis, Casablanca, Beyrouth, trong khi phi cơ Đức đậu xuông Alep và Damas, quân Nhật chiếm đóng Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Kể từ đây, trước mắt mọi người, chỉ có Pháp Tự Do đại diện cho hy vọng tái chinh phục những lãnh thổ hải ngoại; Pháp Chiến Đấu đã lần hồi chiếm được Trung Phi, các hải đảo ở Đại Dương Châu, Pondichẻry, Trung Đỏng, Saint- Pierre, Madagascar, Somalie ; bóng dáng biên ngang của Pháp Tự Do đã dần dần xuất hiện ở Bắc Phi, Tây Phi, quần đảo Antilles, Đông Dương.

        Còn như cuộc « cách mạng quốc gia » của Vichy đưa ra để khỏa lấp tội đầu hàng, thì người ta có cảm tưởng như Vichy làm phí phạm những sự cái cách tự nó có giá trị chân xác, nhưng vì đem hội nhập vào với thất bại và nô lệ cho nên mất cả giá trị và tín nhiệm. Ngưỡng vọng cách mạng tinh thần, nâng cao uy tín của Vichy, cả đến nỗ lực chân thành tổ chức kinh tế và xã hội, rút cục chỉ đưa đến những cuộc diễn hành, thần thánh hóa Thống Chế, đến sự bành trướng hội nọ đoàn kia, và dưới sâu là những vụ đàn áp đê hèn, là sự thống trị của cảnh sát công an, là ưu đãi thiểu số và nạn chợ đen.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 09:42:05 pm »


        Như vậy, ngay từ bên trong chế độ, người ta đã thấy xuất hiện những dấu hiệu hỗn loạn. Từ cuối năm 1940 cho đến mùa hạ 1942, đã xảy ra liên tiếp những diễn biến chính tri sau đây : bãi nhiệm Layal ; nhóm Déat, Deloncle, Luchaưe, Marquet, Suarez v.v... thành lập tại Ba Lê phong trào « tập hợp quốc dân », họ nhờ sự giúp đỡ trực tiếp của người Đức, thóa mạ các nhà cầm quyền và ồn ào tán dương sự hợp tác với người Đức ; trách vụ của Darlan luôn luôn thay đổi ; nhân viên Nội Các xin từ chức : Ybarnegaray, Bauđouin, Alibert, Flandin, Peyrouton, Chevalier, Achard v.v... họ tuyên bố rằng không thể nào lam việc được; vụ án Riom bất thần đình chỉ một cách kỳ dị ; tướng Weygand bị bắt buộc phải về hưu ; Colette mưu hại Layal được chỉ định đứng ra lập chính phủ. Chính Thống Chế cũng công khai nói ra sự tuyệt vọng của mình. Trong những buổi phát thanh tháng tám 1941, ông nói : « Tại nhiều nơi trên lãnh thổ Pháp tôi đã thấy nổi lên cơn gió độc. Dân chúng hoang mang. Tâm hồn người ta ngờ vực. Quyền hành của chính phủ không được người ta tuân hành triệt để. Mệnh lệnh không được thi hành nghiêm chỉnh. Dân tộc Pháp đang qua một cơn khủng hoảng thực sự ». Đến tháng sáu năm sau, đệ nhị chu niên lễ đình chiến, Thống Chế nói trên làn sóng : «Tôi không giấu giếm rằng lời kêu gọi của tôi chỉ có tiếng vang yếu ớt ».

        Sự nghiệp và vẻ hào nhoáng của Vichy bắt đầu suy tàn thì rải rác khắp nơi trên lãnh thổ chánh quốc, bắt đầu xuất hiện những tổ kháng chiến. Dĩ nhiên, đây là những hoạt động đủ loại, thường thường không được phân định rõ, nhưng đều biểu lộ ý chí cứu quốc. Chỗ này người ta in và phát một vài truyền đơn. Chỗ khác ngướ1 ta dò xét địch để cung cấp tin tức cho một vài hệ thống tình báo. Một số người quả quyết thành lập những nhóm hoạt động theo đuổi mục tiêu rốt khác nhau : tập kích, phá hoại, tiếp nhận và phân phối súng đạn thả dù hay chuyên chở đến, đưa đón nhân viên, di chuyến từ vùng này sang vùng khác, vượt biên giới, v.v... Một số người lập ra những yếu tố đầu tiên của một phong trào, hội viên ràng buộc với nhau chỉ theo lời giao ước hay chỉ vì cùng một chí hướng. Tóm lại, dưới bề ngài thụ động, sinh hoạt yếu ớt tùy theo hoàn cảnh trong chánh quốc, phong trào kháng chiến đã bước vào cuộc sống mãnh liệt và bí mật. Trong nước, bây giờ các chiến sĩ nghĩ cách đánh địch qua màng lưới cảnh sát và những kẻ điếm chỉ.

        Đến tháng tám 1941, bắt đầu có những vụ phục kích lẻ tẻ giết hại các quân nhân Đức. Một đại úy từ trên xe điện xuống, một sĩ quan ở Bordeaux, hai quân nhân ở đường Championnet Ba Lê là những người bị giết đầu tiên. Tiếp theo sau là những vụ ám sát khác. Địch dùng biện pháp đàn áp, họ bắt hàng trăm con tin xử bắn, bỏ tù hàng ngàn người khác rồi đem lưu đầy, họ trừng phạt và nô lệ hóa những nơi có người của họ bị hại. Chúng tôi cảm thấy một thứ tự hào u buồn khi biết tin những hành động quật cường của tư nhân chống xâm lăng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, những người Pháp chết vì sự báo thù của địch làm cho chúng tôi đau khổ nhưng không thất vọng vì như thế cũng tương đương với sự hy sinh của quân nhân trên bãi chiến trường. Nhưng vì lý do sơ yếu của chiến thuật, chúng tôi cho rằng cuộc chiến đẩu cần được hướng dẫn, vả chăng, chưa đến lúc hoạt động công khai trên lãnh thổ chánh quốc. Việc khủng bố địch, việc đột kích ở một vài địa điềm chọn lựa trước, sau hết cuộc nổi dậy của toàn thể quốc gia vào một ngày nào đấy chỉ có hiệu lực mạnh mẽ với điều kiện là tổ chức  thành một hoạt động toàn bộ và phối hợp với quân đội giải phóng. Nhưng năm 1941 phong trào kháng chiến mỏi được phác họa thô sơ, vả chăng chúng tôi biết rằng còn phải vài năm nữa các đồng minh chúng ta mới chuẩn bị xong cuộc đổ bộ.

        Bởi thể cho nên ngày 23 tháng mười tôi tuyên bố trên đài phát thanh :« Người Đức bị người Pháp giết là một sự kiện hết sức bình thường và có lý do đích đảng. Nếu người Đức không muốn chết dưới bàn tay chúng ta thì họ cứ việc kéo về nước, họ là xong .... Khi họ đã không thôn tính được hoàn cầu thì chắc chắn mọi người của họ sẽ trở thảnh một xác chết hay một tù binh... Nhưng chiến tranh cần phải có chiến thuật. Chiến tranh phải do những người có trách nhiệm điều khiển... Hiện thời, tại các nơi bị chiếm đóng, khẩu lệnh của tôi là không được công khai giết người Đức. Lý do duy nhất là lúc này địch có phương tiện quả dễ dàng để trả đũa bằng cách giết hại những chiến sĩ không được võ trang của chúng ta. Trái lại, khi nào chúng ta có phương tiện để chuyển sang thế công, chúng tôi sẽ đưa ra các chỉ thị cần thiết. »
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM