Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:27:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37401 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:39:29 pm »


        Ông Lyttelton trả lời :

        — Chúng tôi không có ý ấy. Nước Anh không theo đuổi mục đích nào khác mục đích thắng trận này ở Syrie và Liban. Muốn theo đuổi mục đích ấy thì nội bộ phải được ổn định. Bởi thế cho nên các quốc gia ở Trung Đông cần được độc lập và nước Anh đã bảo đảm cho họ nền độc lập ấy. Mặt khác, khi mà còn chiến tranh thì bộ chỉ huy quân sự có quyền tối cao về trật tự công cộng. Như vậy thì, cùng kỳ lý, quyền quyết định tại chỗ là quyền của quân đội. Còn như điều kiện kỹ thuật do các tướng Wilson và Verdilhac quyết định để hồi hương các đơn vị Pháp thì cũng chiều theo nhu cau cho mọi việc được thực hiện trong vòng trật tự. Sau hết, tôi không hiếu tại sao các ông lại không tín nhiệm chúng tôi. Dẫu sao thì chúng ta cũng chung một đại nghĩa.

        — Phải, chúng ta cùng chung một đại nghĩa. Nhưng lập trường của chúng ta có thể không còn gì là chung nhau nữa. Tại Trung Đỏng, nước Pháp là nước thừa ủy trị chứ không phải nước Anh. Ông đã nói đến nền độc lập của các quốc gia. Nhưng chỉ có chúng tôi có đủ tư cách để trả lại nền độc lập ấy cho họ, vì những lý do và trong những điều kiện chỉ có chúng tôi xét định và chịu trách nhiệm. Hẳn là các ông có thể đứng ngoài mà tán đồng chúng tôi, nhưng các ông không có quyền xen lấn vào bên trong. Còn như trật tự công cộng ở Syrie và Liban thì đó là việc của chúng tôi chứ không phải của các ông.

        —Tuy nhiên, theo thỏa hiệp ngày mùng 7 tháng tám 1940 đã ký kết giữa chúng ta thì chính ông đã thừa nhận quyền của bộ chỉ huy Anh.

        — Bộ chỉ huy ấy thực sự có quyền chỉ đạo Lực Lượng Pháp Tự Do, nhưng chỉ trên phương diện chiến thuật và để chống kẻ thù chung. Chưa bao giờ tôi nghe nói rằng quyền ấy được nới rộng ra bình diện chủ quyền, chính trị, hành chánh, trong những lãnh thổ mà nước Pháp có trách nhiệm bảo vệ. Khi nào chúng tôi đồ bộ lên lãnh thổ Pháp, liệu ông có lấy cớ quyền chỉ huy quân đội để đòi thống trị nước Pháp chăng ? Mặt khác, tôi cần nhắc lại rằng tôi muốn tiếp xúc với những yếu tố trước kia đã vâng lệnh Vichy. Điều này cũng có lợi cho các ông. Thật là phi lý, nếu để hồi hương những bộ đội đang hăng hái để ra trận, sau này thế nào chúng ta cũng lại thấy họ ở Phi Châu hay ở nơi nào đó. Sau hết, vật liệu của Pháp và việc chỉ huy những bộ đội đặc biệt người Syrie và Liban phải trao cho Pháp Tự Do.

        — Ông đã cho tôi biết quan điếm của ông. Các vấn đề thuộc phạm vi liên lạc giữa chúng ta ở Sỵrie và Liban, chúng ta có thể đem ra bàn được. Còn như thỏa ước đình chiến thì đã ký rồi. Chúng ta phải thi hành.

        — Thỏa ước ấy không ràng buộc Pháp Tự Do. Tôi không phê chuẩn.

        — Thế thì ông tính làm gì ?

        — Để chấm dứt tình trạng hồ đồ mà bộ chỉ huy quân sự Anh muốn tạo ra ở Syrie và Liban, tôi hân hạnh báo cho ông biết rằng Lực Lượng Pháp Tự Do không tùy thuộc bộ chỉ huy ấy nữa kể từ ngày 24 tháng bảy, nghĩa là trong ba ngày nữa. Ngoài ra, tôi đã chí thị cho tướng Catroux nắm lấy ngay quyền hành trên khắp lãnh thổ Svrie và Liban, dẹp tan mọi sự chống cự bất cứ dưới hình thức nào. Tôi ra lệnh cho Lực Lượng Pháp Tự Do tiếp xúc với các yếu tố Pháp khác và tiếp thâu vật liệu quân nhu của họ.

        Sau hết, việc tổ chức quân đội Syrie và Liban mà chúng tôi đã khởi sự, sẽ được tiếp tục mạnh mẽ.

        Tôi trao cho ông Lyttelton một điệp văn được sửa soạn từ trước và minh định những điều nói trên đây. Lúc ra ve tôi còn bảo ông :

        — Hẳn ông biết chính tôi và các đồng chí của tôi đã làm gì để siết chặt sự đồng minh của chúng ta. Như vậy ông có thể ước lượng được sự tiếc nuối của chúng tôi nếu vạn nhất sự đồng minh ấy bị tan rã. Nhưng chúng tôi và những người trong nước chúng tôi đặt hy vọng vào chúng tôi, chúng tôi không thể chấp nhận rằng sự đồng minh ấy có hại cho nước Pháp. Nếu chẳng may trường hợp ấy xảy ra thì chẳng thà chúng tôi hủy bỏ những cam kết đối với nước Anh. Vả chăng, dầu sao thi chúng tôi cũng theo đuổi cuộc chiến tranh chống kẻ thù với những phương tiện của chúng tôi. Tôi có ý muốn đi Beyrouth trong ba ngày nữa. Từ nay đến hỏm ấy, tôi sẵn sàng điều đình nếu các ông nhận thấy nên có cuộc điều đình.»

        Khi từ biệt tôi, Lyttelton giữ bề ngoài cứng cựa nhưng thực ra ông xúc động và lo lắng. Chính tôi cung xúc động. Buổi quá trưa hôm ấy tôi xác nhận bằng công thư rằng Lực Lượng Pháp Tự Do chấm dứt việc tùy thuộc quyền chỉ huy của người Anh vào giữa trưa ngày 24, nhưng tôi sẵn sàng điều đình với họ điều kiện mới để hợp tác binh bị. Sau hết tôi đánh điện tín cho Churchill : « Chủng tôi coi nội dung thỏa ước Saint-Jean d‘ Acre như trải với quyền lợi quân sự và chính trị của Pháp Tự Do, nghĩa là của nước Pháp, còn về hình thức thì thật là tai hại cho danh dự của chúng tôi... Tôi mong rằng tự ông cũng cảm thấy thái độ của người Anh đối với một vấn đề sinh tử cho chúng ta, sẽ tạo ra rất nhiều sự khó khăn và sẽ có hậu quả tai hại cho công cuộc tôi đang thực hiện.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 10:55:42 pm »

   
        Bây giờ đến lượt người Anh lên tiếng. Họ ưng chịu một vài nhượng bộ. Tối hôm ấy, ông Lyttelton đến gặp tôi và nói thứ ngôn ngữ sau đây :

        — Tôi công nhận rằng bề ngoài có những sự việc khiến cho ông nghĩ rằng chúng tôi muốn chiếm chỗ của Pháp ở Trung Đông. Tôi đoan với ông rằng ông đã nghĩ làm. Để đảnh tan sự hiểu lầm ấy tôi sẵn sàng viết cho ông một văn thư bảo đảm rằng chúng tôi hoàn toàn không chú trọng gì đến lãnh vực chính trị và hành chánh.

        — Việc khẳng định trên nguyên tắc như vậy hay lắm. Nhưng còn thỏa ước Saint-Jean d‘Acre vi phạm nguyên tắc một cách ngao ngán, ngoài ra thỏa ước ấy còn tạo ra những xung đột giữa người của ông đảm lãnh việc thi hành và người của chúng tôi không chấp nhận. Cũng còn vấn đề các ông muốn nới rộng quyền kiểm soát quân đội Anh đến các lãnh vực khác ở Trung Đông, điều đó không thể dung hòa được với địa vị của chúng tôi ở đây.

        « — Cỏ lẽ ông có gì đề nghị với chúng tới về hai vấn đề ấy?

        « — Vấn để thứ nhất, chúng tôi không có lối thoát nào khác việc thỏa hiệp ngay tức khắc giữa chúng ta về việc « thi hành » hiệp ước đình chiến, khuyết điểm trong bản văn sẽ được sửa chữa khi đem ra áp dụng. Còn như vấn đề thứ hai, thì điều cân gấp là ông cần giới hạn việc chỉ huy trên lãnh thổ Syrie và Liban vào phạm vi hành quân chống kẻ thù chung.

        « - Ông cho phép tôi suy nghĩ ».

        Bầu không khí sáng sủa hơn. Sau nhiều cuộc bàn luận, trước tiên, chúng tôi đi đến một thỏa hiệp « suy diễn » hiệp ước Saint' Jean-đ‘Acre vào ngày 24 tháng bảy, tướng Larminat và đại tá Valin đã điều đình thỏa hiệp ấy. Người Anh tuyên bố sẵn sàng để chúng ta tiếp xúc với bộ đội Trung Đỏng đế tìm người trở về tập kết, họ thừa nhận rằng vật liệu sẽ giao hoàn Lực Lượng Pháp Tự Do và họ không thu dùng binh sĩ người Syrie và Liban. Ngoài ra, chúng tôi đồng ý với nhau rằng «nếu Vichy vi phạm nhiều hiệp ước đình chiến, lực lượng Anh và Lực Lượng Pháp Tự Do sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để tập kết các bộ đội của Vichy về với Pháp Tự Do.» Vì đã xảy ra nhiều « cuộc vi phạm nặng nề », người ta có thể tin rằng rốt cuộc sẽ xét lại toàn thể vấn đề bộ đội Pháp ở Trung Đông — Chính ông Lyttelton cũng cho tôi biết như vậy.

        Tôi không nghi ngờ thiện chí của vị bộ trưởng Anh. Nhưng tướng Wilson và nhóm người thân A Rập của ông sẽ làm gì mặc dầu đã có sự ký kết ? Để bắt buộc họ phải tôn trọng, tôi gửi điện tín cho ông Churchill hối thúc ông : « đừng để cho Vichy sử dụng trở lại được cả một quân đoàn các đơn vị đã thành lập xong xuôi.» Tôi còn nói thêm rằng : « Tôi cần phải nhắc lại, ý thức tối sơ về sự an ninh cũng cho ta thấy nên đình chỉ việc hồi hương đạo quân của Dents và để cho Pháp Tự Do hoạt động đưa những phần tử lạc hướng vì tuyên truyền địch, trở về chính nghĩa.

        Ngày hôm sau, ngày 25, ông Oliver Lyttelton bộ trưởng chính phủ trong chính phủ Anh, nhân danh nước ông, viết cho tôi như sau :

        « Chúng tôi thừa nhận quyền lợi lịch sử của nước Pháp ở Trung Dông. Anh Quốc không có quyền lợi gì ở Syrie và Liban ngoài quyền lợi thẳng cuộc chiến tranh này. Chúng tôi không có ý dẫm chân lên địa vị của người Pháp bằng bất cứ cách nào. Pháp Tự Do và Anh Quốc, hai bên đều hứa hẹn trả lại độc lập cho Syrie và Liban. Chúng tôi sẵn lòng chấp nhận rằng, khi đã qua giai đoạn này và không trở lại lần nữa, nước Pháp phải có một địa vị ưu tiên và hơn trội các quốc gia Âu Châu khác ở Trung Đông... ông đã nhận được những lời bảo đảm mới đây của Thủ Tướng Anh về việc này. Tôi rất vui mừng xác định với ông những sự kiện ấy.»

        Cũng trong bức thư ẩy, ông Lyttelton tuyến bố rằng ông chấp nhận bản văn một thỏa hiệp của tôi trao cho ông, liên hệ đến sự hợp tác giữa giới cầm quyền quận sự Anh và Pháp ở Trung Đông. Theo thỏa hiệp ấy thì người Anh không can thiệp vào các lãnh vực chánh trị và hành chánh ở Trung Đòng, để bù lại, chúng tôi chấp nhận để họ đảm lãnh việc chi huy chiến lược trong những điều kiện ấn định rõ ràng.

        Ngay ngày hôm ấy, tôi đi Damas và Beyrouth.

        Lãnh tụ Pháp Tự Do long trọng bước vào thủ đô Syrie; Người ta có thể thấy sự vui mừng tràn ngập một đô thị lớn mà trước đây lúc nào cũng tỏ ra lãnh đạm với nhà cầm quyền Pháp. Một vài ngày sau, trong khuôn viên trường Đại Học, tôi ngỏ lời với các nhân sĩ trong nước quy tụ xung quanh chính phủ Syrie tôi xác định mục tiêu của nước Pháp ở Trung Đòng, tất nhiên tôi được mọi người nghe theo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 10:57:36 pm »


        Tôi đến Beyrouth ngày 27 tháng bảy. Các bộ đội Pháp và Liban lập hàng rào danh dự trong khi quần chúng đứng dọc đường lộ, vỗ tay khen ngợi. Từ công trường Canons vang dậy tiếng reo hò, tôi tới dinh Thủ Tướng Liban, ông Alfred Mac- cache, long trọng trao đổi với tôi những lời lẽ hết sức lạc quan. Sau đây tôi đến Đại Điện, nơi hội họp của các nhân vật Pháp. Phần lớn những người này đã hợp tác, nhiều khi tin tưởng hệ thống Vichy. Nhưng khi đã tiếp xúc với họ, lại một lần nữa tôi nhận thấy rằng những việc đã rồi có thể đè nặng xuống thái độ và sức tin tưởng của con người đến mức nào. Công chức, nhân sĩ, tu sĩ, mọi người đều cam kết trung thành với tôi và hứa tận tâm phục vụ xứ sở và chánh quyền mới. Tôi cần phải nói rằng họ đã giữ đúng lời hứa, ngoại trừ một vài ngoại lệ. Gần hết những người Pháp ở Liban và Syrie không ngừng đoàn kết xung quanh Pháp Tự Do, mặc dầu họ phải qua những hoàn cảnh cực kỷ khó khăn, vì Pháp Tự Do chiến đấu cho cuộc giải phóng quốc gia, đồng thời đảm lãnh tại đây quyền hành và bổn phận của nước Pháp.

        Quyền hành và bổn phận ấy cần phải thực hiện cấp bách. Tôi vừa đến Beyrouth thì ngạc nhiên mà nhận thấy rằng tướng Wilson và những nhân viên chính trị mặc binh phục của ông không đếm xỉa gì đến thỏa hiệp của tôi ký với Lyttelton. Việc thi hành hiệp ước cũng như thái độ của người Anh ở Syrie và Liban, tất cả đều xảy ra như không ai phải bận tâm gì đến chúng tôi.

        Dentz đã thỏa hiệp với người Anh, tập trung quân đội trong vùng Tripoli, ông ta vẫn tiếp tục công việc chỉ huy. Các đơn vị, các sĩ quan chỉ huy vũ khí, cờ xí, tất cả đều đống doanh trại bên cạnh nhau : Vichy ban tặng cho họ rất nhiều huy chương và tuyên dương công trạng ; họ chỉ đọc những bản tin gửi đến theo hệ thống quân giai và tất cả đều yên tri đợi ngày hồi hương gần kề. Vả chăng, tàu bè sang đón đã báo tin sẵn sàng ở Marseille ; Dar- lan không để mất ngày nào lo cho họ về và quân Đức không làm gì để ngăn cản họ trở về. Trong khi chờ đợi, ủy ban đình chiến và đồn bóp cảnh sát Anh bắt buộc phải tôn trọng triệt để những mệnh lệnh của Dentz; binh sĩ bị nghiêm cấm không được liên lạc với Pháp Tự Do, quân Pháp Tự Do cũng không được phép đến gần họ, Trong điều kiện ấy thật ít khi có người hồi chánh, Đáng lẽ dùng hành động thẳng thắn để đặt mọi người trước lương tâm của mình, quyết định chọn lựa trong tự do và sáng suốt, người ta chỉ nghĩ đến một việc hồi hương tập thể một đạo quân bị giam hãm trong bầu không khí, thù hận và ô nhục làm cho con người chỉ muốn từ bỏ ngay nơi đã hy sinh vô bổ, đã cố gắng chua chát.

        Sự cam kết của người Anh đối với chúng tôi về việc suy diễn hiệp ước đình chiến chỉ còn là văn kiện chết, những vấn đề khác cũng không hơn, họ cam kết không nhúng tay vào việc chính trị ở Syrie và giới hạn quyền chỉ huy quân sự, nhưng họ không tôn trọng. Ở Damas và Beyrouth sự xen lấn còn giữ bề ngoài kín đáo, nhưng trái lại, những nơi dân chúng hoang mang đều là mồi ngon cho tham vọng của nước Anh và những cán bộ trung kiên của họ.

        Tại Djezưeh, thiếu tả Reyniers, đại lý của tướng Catroux, bị các lực lượng Anh tình nghi, ông bị cản trở không lập lại được những đại đội người Assyrie-Chaldẻe và những trung đoàn người Syrie vừa bị giải tán. Tại Palmyr, trong bãi sa mạc, ông Glubb, hiệu là « Glubb-Pacha ». chỉ huy lực lượng Transjordanie, cố gắng tuyển mộ các bộ lạc Bẻdouin cho vị thủ hiến Abdullah. Trong vùng Hauran, nhân viên Anh ép buộc các tù trưởng phải thừa nhận quyền hành của thủ hiến Abdullah và trả thuế má cho thủ hiến. Từ Alep cũng như từ Alamites gửi về những bản phúc trình dáng lo ngại.

        Nhưng người Anh để lộ ý muốn công khai của họ nhất là ở Djebel Druze. Tuy nhiên, ở đây không có trận giao tranh nào, Catroux và Wilson đều đồng ý rằng các bộ đội đồng minh chưa tiến vào nếu chưa có quyết định chung. Chúng tôi rất đỗi kinh ngạc khi biết rằng một lữ đoàn Anh đã tiến vào đây, họ tự quyền xáp nhập những trung đoàn Druze ; một vài tù trưởng được ông Bass, người mà dân bản xử gọi bà tướng Bass, đền bù thiệt hại tuyên bố không chấp nhận chủ quyền người Pháp; tại Soueida « tòa Nhà Pháp », dinh đại lý của chúng ta, bị người Anh dùng sức mạnh lấy làm trụ sở bộ chỉ huy của họ, họ đã hạ cờ tam sắc và thượng cờ của họ trước mặt bộ đội và dân chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 10:58:08 pm »


        Cần phải hành động ngay. Tướng Catroux đồng ý với tôi, ngày 29 tháng bảy ra lệnh cho đại tá Monclar đưa một đội quân hùng hậu đến ngay Soueida, chiếm lại « tòa Nhà Pháp » và tập hợp các trung đoàn Druze. Wilson biết tin ấy gửi cho tôi bức thư đe dọa bắt buộc phải ngưng chỉ ngay cuộc tiến quân. Tôi trả lời rằng :« Đội quân đã đến nơi rồi... Chính ông ta có thể điều đình với Catroux vấn đề đóng quân Anh và Pháp ở Djebel- Druze.,. tôi rất tiếc rằng ông ta đã có những luận điệu đe dọa... nhưng vì tôi sẵn hợp tác quân sự một cách thẳng thắn, cho nên tôi mong sẽ không xảy ra điều gì xúc phạm đến chủ quyền của nước Pháp ở Syrie và Liban và danh dự của quân đội Pháp.

        Trong khi ấy thì Monclar đã đến Soueida ; chỉ huy trưởng lữ đoàn Anh tuyên hố : « Nếu phải đánh nhau thì chúng tôi sẽ đánh ». Monclar chấp nhận cuộc thách thức. Nhưng sự việc không đi xa hơn. Ngày 31 tháng bảy, Monclar chiếm lại « Tòa nhà Pháp », long trọng thượng cờ tam sắc, cho các bộ đội vào đóng đồn trại trong tỉnh và tái lập trung đoàn Druzes đặt dưới quyền chỉ huy của người Pháp. Sau đó ít lâu, các đơn vị Anh rời khỏi vùng.

        Nhưng dẹp êm được một chuyện thỉ lại có nhiều chuyện khác bùng nổ ở khắp nơi. Vả chăng Wilson báo tin rằng ông ta lập cái gọi là « thiết quân luật » và nắm lấy toàn thể quyền hành. Chủng tôi cảnh cảo ông ta rằng trong trường hợp ấy chúng sẽ dùng quyền hành của chúng tôi đế chống lại quyền hành của ông ta và mọi việc sẽ đi đến chỗ đồ vỡ. Lyttelton tuy biết rõ tình hình nhưng không muốn can thiệp. Ông ta nghe ngóng biết rằng Catroux sắp đến Beyrouth và Damas để thương thuyết những hiệp ước tương lai, ông ta bèn viết thư trực tiếp cho Catroux yêu cầu đế Spears có mặt trong những cuộc điều đình ấy, làm như xưa nay ai cũng làm vậy. Họ vẫn cố ý xen vào công việc của chúng ta mỗi ngày nhiều hơn, bây giờ đã tới mức cùng mà chúng ta có thể chịu đựng được rồi. Ngày mùng 1 tháng tám, tôi đánh điện tín cho Cassin, bao ông đến thăm Eden và nhắn giùm tôi rằng « sự xen lấn của người Anh gây ra những rắc rối cực kỷ nghiêm trọng ; cái lợi đáng ngờ vực mà chỉnh sách của họ ở Trung Đông cho phép họ thụ hưởng sẽ không có giá trị gì so với hậu quả trọng đại của sự chia rễ giữa Pháp Tự Do vả Anh quốc.»

        Hẳn là Luân Đôn không muốn có sự bất hòa. Ngày mùng 7 tháng tám, ông Lyttelton đến thăm tôi tại Beyrouth và ở choi với tôi một ngày. Đây là cơ hội mở một cuộc hòa đàm dứt khách ở Trung Đông để người Anh làm được cái gì nếu họ muốn làm. Ổng thẳng thắn nhìn nhận rằng quân nhân Anh không thi hành những hiệp ước ngày 24 và 25 tháng bảy. Ông khẳng định : « Đây chỉ lả sự chậm trễ, hậu quả của sự khuyết điểm thông tin và có lẽ của sự thiếu hiểu biết, tôi rất lấy làm tiếc và tôi nhất định chấm dứt tình trạng này.» Ông ra vẻ kinh ngạc và bất bình về những vụ rắc rối do nhân viên người Anh gây ra và được tướng Catroux tường trình. Ông tuyên bố rằng Vichy vi phạm hiệp ước đình chiến : thí dụ 52 sĩ quan Anh bị bắt trong những trận giao tranh mới đây, đáng lẽ phải trao trả ngay nhưng Vichy đã không trao trả và cũng không ai biết họ bị giam giữ ở đâu ; bởi thế cho nên Dentz sẽ được thuyên chuyển sang Palestine và từ sau chúng ta sẽ có đủ dễ dàng để thực hiện việc hồi chánh. Tôi không giấu giếm rằng chúng ta rất buồn phiền vì cách hợp tác của người Anh. Tôi nói cho ông biết ; « Nếu tiếp tục làm việc với nhau trong điều kiện này thì chẳng thà ai đi con đường của người ấy. » Đến lượt ông than phiền vì chúng ta gây trở ngại cho chính phủ Anh, tôi trả lời ông rằng, theo di ngôn của Foch trước đây thì sự chỉ huy đồng minh mà thiếu vô tư thì không thể nào hữu hiệu được, chính ông, ông có thể rất thành thật mà nói tôi hay viết cho tôi điều gì đó nhưng đáng tiếc rằng đó lại không phải là trường hợp của những người Anh khác. Còn như việc Wilson nại cớ nhu cầu phòng vệ Trung Đông để chiếm đoạt quyền hành ở Djezưeh, Palmyre. Djebel Druze, thì như vậy chỉ là hạ sách. Bây giờ địch đã xa Diebel Druze, Palmyre, Djezưeh. Nếu cần phải đề phòng sự đe dọa khác của địch xuống Syrie và Liban thì nên thiết lập một kế hoạch phòng thủ chung chứ không nên nghĩ đến một chỉnh sách xen lấn vào lãnh vực của chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 10:58:24 pm »


        Ông Lyttelton đang kiếm cách cáo lui giữa một điệu hòa âm nào đó, ông bèn nắm ngay lấy « kế hoạch phòng thủ » để gọi chuyện, ông đề nghị đưa tướng Wilson vào, nhưng tới không muốn ông này có mặt trong buổi họp. Tôi từ chối, nhưng chấp nhận để Wilson gặp đỡ Catroux ở ngoài thành Beyrouth tham gia việc khởi thảo kế hoạch. Họ gặp nhau ngày hôm sau. Không đạt được cái gì ngoài thực tế, đây là chứng cớ rằng đối với vấn đề Trung Đông người Anh họ bận tâm đến cái gì khác chứ không phải cuộc tấn công của quân Đức. Tuy nhiên, bộ trưởng chánh phủ Anh muốn tỏ thiện chí, lúc ra về ông trao cho tôi một bức thư nhắc lại sự cam kết rằng người Anh không có mưu toan chính trị gì cả. Ngoài ra, ông Lyttelton còn xác định bằng lời nói rằng tôi sẽ được thỏa mãn về mặt thực tiễn sau cuộc hội đàm này.

        Đã trải qua nhiều sóng gió mà Pháp Tự Do không hề nao núng, tôi cho rằng đã đến lúc qua được sự khó khăn. Nhưng tôi đã từng trải, tôi biết chắc rằng chẳng sớm thì muộn lại xảy đến những khủng hoảng khác. Nhưng được ngày nào hay ngày ấy. Để kết luận một cuộc thử thách đã tạm thời qua khỏi, tôi gửi cho phái đoàn của Luân Đôn những bức thư tóm lược mọi biến cố và lên giọng đạo đức mà tuyên bố « Sự cao cả và sức mạnh của chúng tôi là ở điểm chúng tôi cương quyết bênh vực quyền lợi của nước Pháp. Chủng tôi cần sự nhất quyết cho đến tận sông Rhin, kể cả con sông ấy. »

        Nhưng dẫu sao thì từ đấy trở đi sự việc cũng xuất hiện với bộ mặt khác. Larminat đã có thể cùng các phụ tá của ông đến những đơn vị chưa lên tàu hồi hương và đưa lời kêu gọi binh sĩ vào phút chót. Catroux có thì giờ đến thăm một vài công chức mà ông muốn dùng. Chính tôi, tôi cũng tiếp kiến với nhiều người. Sau cùng, chúng tôi tập kết được 127 sĩ quan, 6.000 hạ sĩ và binh nhì, nghĩa là 1 phần 5 quân số ở Trung Đông. Ngoài ra chúng tôi cũng tải lập được một lực lượng người Syrie và tổng cộng 290 sĩ quan và 14.000 binh lính. Nhưng chúng tôi đã không thu dùng được 25.000 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, bộ binh và không quân Pháp ; nếu chúng tôi có đủ thời giờ và phương tiện đế giảng giải cho họ biết thì phần lớn đã theo chúng tôi. Bởi vì những người Pháp được địch cho phép hồi hương, nhưng phải giải ngũ không được trở lại binh nghiệp, những người ấy đều ngờ vực và lo buồn. Còn như tôi, tôi thấy tim thắt lại khi trông thấy tầu vận tải của Vichy gửi sang đậu dài ngoài bến; sau đấy tầu tiến ra khơi, mang đi một phần hy vọng của tổ quốc.

        Ít ra những phần còn lại cũng sử dụng một cách hữu ích. Tướng Catroux cố gắng thực hiện công việc đó. Ông là người có ý thức về sự cao cả của nước Pháp, ông thích có uy quyền, ông khéo chăn dắt loài người, nhất là người Phương Đông mà ông hiếu rõ tâm tình và khát vọng ; ông tin chắc ở giá trị của mình cũng như ông tận tâm với một công cuộc lớn lao và với người điều khiến công cuộc ấy ; ông sẽ là người danh dự và tài ba lỗi lạc để chơi ván bài của nước Pháp ở Trung Đông, có khi tôi nghĩ rằng tính ông thích làm cho người ta cảm phục ông, Xu hướng dung hòa của ông không phải lúc nào cũng trả lời vào yêu cầu của loại đấu kiếm mà ông đang đảm nhiệm đây, đặc biệt là ông chậm hiếu ý nghĩa sâu xa những độc kế của người Anh, nhưng không bao giờ tôi quên công lao và những đức tính quý báu của ông. Trong tình trạng khó khăn đặc biệt lúc ban đầu tạo ra vì điều kiện sinh hoạt tồi tệ, phương tiện thiếu thốn, trở ngại nổi lên khắp nơi, tướng Catroux đã phục vụ nước Pháp trong tình trạng cực kỳ khó khăn ấy.

        Để bắt đầu, phải tổ chức lại từ trên xuống dưới. Sự đại diện của nước Pháp ; ở đây gần như không còn gì sau khi hơi hương phần lớn những công chực có khả năng, những sĩ quan tình báo. Catroux dùng làm thư ký riêng ông Paul Lepissiẻ trước là bộ trưởng Pháp ở Vọng Các! Các tướng Collet và Pierre Bart được phái đến bên cạnh các chính phủ Syrie và Liban. Đồng thời, ông gởi các ông Dayid và Fauquenot đến Alep, để Montjou đến Tripoli, Dumarẹay đến Saida, thống đốc Schoeffer, sau tướng Monclar đến Alaouites, các đại tá : Brosset đến Djezưeh, des Essars đến Homs, Oliva - Roget đến Djebel Druze ; những người ấy sẽ đến các vùng trọng nhiệm để thể hiện sự có mặt của nước Pháp và gây ảnh hưởng của nước Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 10:58:48 pm »


        Tôi cần phải nói rằng dân chúng nhiệt liệt tán thưởng việc làm của chúng ta. Họ trông thấy trong người Pháp Tự Do cái gì là can đảm, khác thường, hào hiệp, trả lời vào con người lý tưởng của nước Pháp đối với họ. Ngoài ra, họ cảm thấy rằng sự có mặt của chúng ta sẽ đẩy xa được nạn xâm lăng của quân Đức, bảo đảm được nền kinh tế cho ngày mai và hạn chế sự hà hiếp của các lãnh chúa phong kiến. Sau hết, chúng tôi loan báo sẽ trả lại nền độc lập cho họ, điều ấy đã làm cho họ xúc động vô cùng. Dân chúng đã niềm nở đón chào tôi khi tôi đến Damas và Beyrouth vài ngày sau họ nhắc lại cử chỉ thân hữu ấy khi tôi đến Alep, Lattaquiẻ, Tripoli, và nhiều thành phố khác ở vùng nầy, nơi nào cũng là một chứng nhân lịch sử với vẻ thơ mộng bi hùng.

        Cảm tình của quần chúng rõ ràng thuận lợi cho chúng ta nhưng về phương diện chảnh trị không có gì là minh bạch. Về phương diện này, điều cấp bách hơn cả là thành lập tại mỗi quốc gia một chính phủ có khả năng đảm nhiệm được những trách vụ mới của chúng tôi sẽ trao trả họ, nhất là về phương diện tài chảnh, kinh tế, trật tự công cộng. Chúng tôi quyết định chỉ giữ lại cho nước thừa ủy trị trách nhiệm quốc phòng, ngoại giao và « quyền lợi chung » của hai quốc gia : tiền tệ, thương chánh, tiếp tế, đó là những lãnh vực không thể chuyển giao ngay được cũng như không thể tách rời Syrie và Liban. Sau này khi nào tình hình chiến tranh biến chuyển và cho phép, người ta sẽ tổ chức bầu cử để tuyển lựa toàn thể các đại diện quốc gia. Trong khi chờ đợi tình hình biến chuyển một cách tốt đẹp như vậy, chính phủ hiện hữu đã nắm sẵn trong tay những quyền hành rộng rãi hơn trước, điều đó không khỏi làm sôi sục sự ham muốn của các đoàn thể, sự tranh giành của cá nhân.

        Đối với Syrie thì về phương diện này tình hình phức tạp lạ lùng. Vào tháng bảy 1939, Ba Lê đã không chuẩn y thỏa ước 1936, vị Cao ủy Pháp phải hạ bệ Tổng Thống Hachem Bey el Atassi và giải tán Quốc Hội. Chúng ta có sẵn một nội các ở Damas đặt dưới quyền Khaled Bev Azem, một nhân vật được nể vì và được việc lắm, nội các này chỉ xử lý thường vụ chứ không có tư cách một chính phủ quốc gia. Trước tiên tôi hy vọng rằng có thể tái lập tình trạng hiện hữu trước đây tại Syrie. Tôi đã cùng tướng Catroux hội đàm với nhiều nhân vật và thấy họ đồng ý với tôi trên nguyên tắc : đó là Tổng Thống Hachem Bey và vị Thủ Tướng chính phủ cuối cùng của ông, ông Djemil MarđamBey, ông Fares El Koury, Chủ Tịch Quốc Hội mới giải tán. Tuy rằng cả ba người đều là những chính trị gia nhiều kinh nghiệm, những nhà ái quốc, những người muốn cứu vãn tình thân hữu với người Pháp, nhưng hầu như họ không nhìn thấu tầm sâu rộng của vấn đề; đây là cơ may lịch sử để họ đưa nước Syrie lên con đường độc lập trong sự thỏa hiệp với nước Pháp và vượt lên trên mọi thành kiến, mọi thù hận. Tôi nhận thấy họ bận tâm quá nhiều đến hình thức pháp lý và dễ xức động vì tự ái quốc gia. Tuy nhiên, tôi yêu cầu tướng Catroux theo đuổi cuộc đàm phán và hướng về một giải pháp khác nếu họ quá dè dặt không cho đạt được một kết quả nào.

        Tại Liban, chúng ta có thể tiến mau hơn tuy chưa đạt được giải pháp lý tưởng. Tổng Thống Cộng Hòa, Emile Eddé, người bạn vững chắc của nước Pháp và chinh khách có tài, ông đã tự ý xin từ chức ba tháng trước khi có cuộc hành binh vào Beyrouth. Không có ai thay thế ông. Mặt khác, nhiệm kỳ của Quốc Hội chấm dứt đã từ lâu. Xét về phương diện nguyên tắc và Hiến Pháp thì không còn gì dùng làm điểm tựa. Nhưng vẫn có sự tranh chấp ác liệt giữa các phe phái chính trị, Emile Eđdé đang cạnh tranh rảo riết với một nhân vật đối lập là ông Bechara El Koúry. Ông này thông thạo các vấn đề của Liban, đã quy tụ xung quanh ông nhiều tín đồ và quyền lợi. Ông Koury cho tôi biết : « Eddẻ đã ngồi ghế ấy một thời gian rồi, bây giở đến lượt tôi làm Tổng Thống ! » Sau hết, còn có Riad Solh, lãnh tụ Hồi Giảo chính thống, trưng cờ kéo biển quốc gia Á Rập tại các đền miếu làm cho hai lãnh tụ đối lập giật mình, nhưng hai người vẫn không thỏa hiệp được với nhau.

        Trong những điều kiện ấy, chúng tôi cho rằng tốt hơn hết là nên dành ngồi tối cao cho người trước đây đã đứng đầu chính phủ, ông Alfred Naccache, người không nổi tiếng bằng ba người kia nhưng có khả năng, được nhiều người yêu mến vả chăng trong thời kỳ chuyến tiếp này, để ông đứng đầu chính phủ cũng không gây ra những sự chống đối mãnh liệt. Tuy nhiên, nói như vậy chỉ đúng một phần thôi. Vì thực ra, Emile Eddé chấp nhận sự lựa chọn của chúng tôi lúc này, RiadSolh không gây rắc rối gì cho người cầm quyền, nhưng Bechara E1 Koury tung ra một loạt âm mưu và ma giáo để công kích Naccache.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 10:59:33 pm »

 
        Trong khi chờ đợi sự bầu cử tự do, tình hình chính trị ở Beyrouth và Damas như vậy, tự nó không có gì đáng lo ngại. Trật tự công cộng không đến nỗi bị đe dọa, công việc hành chánh vẫn chạy đều. Dư luận chấp nhận không cần giải thích rằng bầu cử chậm trễ vì áp lực mạnh mẽ của chiến tranh. Tóm lại, thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ ủy trị sang chế độ độc lập có thể và phải trôi chảy êm thắm nếu sự can thiệp của người Anh không cố tình cơ hội và manh mối để gây rối.

        Trong khi ở Le Caire ông Lyttelton lo giải quyết những vấn đề tiếp tế Trung Đông, trong khi tướng Wilson tự xóa bỏ vai trò của mình bằng cách thiết quân luật và can thiệp trực tiếp, thì Spears nghiễm nhiên hiện diện ở Beyrouth với tư cách trưởng liên lạc Anh, sau, đến tháng giêng ông trờ thành đại diện toàn quyền Anh bên cạnh chính phủ Syrie và Liban. Ông có những phương tiện hùng hậu : quân đội Anh, hoạt động đa diện của nhân viên tình bảo, làm chủ tình hình kinh tế của hai nước sống về sự thông thương, sự hỗ trợ của một nền ngoại giao bậc nhất hoàn cầu trên khắp các thủ đô thế giới, ông có phương tiện tuyên truyền dồi dào, ông có sự giúp đỡ của các quốc gia A Rập láng giềng như : Irak và Transjordanie với các hoàng thân thân cận với Hussein; Palestine với một vị Cao ủy Anh luôn luôn giả bộ hoảng hot vì sự « đàn ảp » ngươi Syrie và Liban có hậu quả tai hại đến người A Rập trên lãnh thổ của ông ta ; sau hết là nước Ai Cập, nơi có tình trạng ổn định của các bộ trưởng đương quyền cũng như người muốn dòm ngó ghế bộ trưởng, cả hai loại phải có cơ may thực sự làm bộ trưởng nếu có lời ưng thuận của người Anh.

        Xứ Trung Đỏng có hoàn cảnh dễ làm ăn, đầy âm mưu, đày tham vọng, để người Anh thực hiện kế hoạch của họ như vậy, cho nên họ chỉ muốn sử dụng lá bài đã có trong tay. Muốn làm cho Luân Đôn  có thái độ ôn hòa hơn chỉ có cách dọa đoạn giao vội họ và làm cho họ cần phải nương tay đừng làm người Pháp uất ức. Nhưng nếu dùng kế sách ấy thì chúng ta cũng phải giới hạn cách đỡ’ đòn và trả đũa của chúng ta. Sự chia rẽ với nước Anh sẽ có hậu quả nghiêm trọng về tinh thần và vật chất cho chúng ta, bởi thế cho nên chúng ta cũng phải biết điều, vả chăng, Pháp Tự Do dần dần bành trướng, phải chăng chúng ta đã mất sức tập trung cương nghị để lần này được cuộc bằng cách đánh xả láng ? Sau hết, chúng ta cần gì phải tố giác với dân chúng Pháp mưu mô của đồng minh chúng ta, khi chúng ta còn ở dưới vực thẳm, và điều cần thiết hơn cả là làm cho mọi người tin tưởng và hy vọng để khích lệ quốc dân chiến đấu chống xâm lăng ?

        Mặc dầu trải qua nhiều gian nan, chúng ta cũng tái lập được chủ quyền ở Syrie và Liban. Sự kiện ấy tăng thêm nhiều sức mạnh cho phe tự do. Từ đây, hậu cứ của đồng minh ở Trung Đông đã được vững vàng. Đối với người Đức thì họ không còn cách nào đặt chân lên các nước Ả Rập trừ khi hực hiện một cuộc viễn chinh rộng lớn và nguy hiểm. Hitler đã tính làm cho Thổ Nhĩ Kỳ phải núng thế và chịu nghiêng về phía Trục để làm cầu nổi Âu Châu với Á Châu cho họ, nhưng bây giờ Thổ không còn bị đe dọa nữa, Thổ sẽ vững mạnh. Sau hết, Pháp Tự Do đã có phương tiện để đưa ra phóng tuyến nhiều lực lượng hơn.

        Về phương diện này, chúng tôi quyết định dùng quân đội Syrie và Liban để bảo vệ lãnh thổ Trung Dông, bờ biển sẽ giao cho hải quân gồm lực lượng phòng vệ thường trú và một lữ đoàn Pháp trừ bị, tất cả đều đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Humblot. Đồng thời chúng ta thành lập bộ đội viễn chinh gồm hai lữ đoàn hỗn hợp và một đại đội thiết giáp đẫy đủ dịch vụ cần thiết. Tướng Larminat được tướng quân y Sicé thay thế chức vụ Cao ủy Brazzayille, bây giờ ông được chỉ định để chỉ huy toàn bộ lưu động ấy, giới hạn về quân số nhưng có hỏa lực rất mạnh nhờ vật liệu mới thâu hồi được ở Trung Đông. Khi đi qua Le Caire, tôi gặp tướng Auchinleck, tân tư lệnh, tôi bèn bảo ông : «Khi nào lực lượng của chúng tôi sẽ giao cho ông với điều kiện là để chiến đấu ». Ông trả lời: « —Rommel sẽ làm đủ mọi việc cần thiết để tôi có cơ hội tiếp ông ta. »

        Trong khi ở Địa Trung Hải, chiến tranh tập trung lại ở biên thùy Ai Cặp và Libye, trong những điều kiện thuận lợi nhất cho chúng ta và các đồng minh của chúng ta, thì tại biển Baltique và Hắc Hải nó trải rộng trên những khoảng đất rộng lớn ở Âu Châu. Cuộc tấn công của Đức ở bên Nga tiến nhanh như vũ bão, Nhưng, mặc dầu vào lúc đầu quân của Hitler thắng lợi, nhưng dần dần sức chống cự của người Nga mỗi ngày thêm mạnh hơn. Trên bình diện chính trị cũng như trên bình diện chiến thuật, đó là những diễn biến có tầm quan trọng khó mà ước lượng được.

        Nhìn vào tình hình đó, người Mỹ trông thấy có cơ tung ra những hành động quyết định. Hẳn là có thể nghĩ đến trường hợp Nhật Bản gây rối ở Thái Bình Dương làm cho Mỹ chậm trễ việc can thiệp và giảm bớt tầm mức can thiệp. Những việc Mỹ đánh sang Âu Chầu và Phi Châu này có thể coi như chắc chắn rồi vì lực lượng chính của Đức đã bị lôi cuốn vào một cuộc phiêu lưu xa xôi đưa họ vào sâu trong nội địa nước Nga ; về phần người Anh thì nhờ có sự giúp sức của Pháp Tự Do, họ đã có thể chiếm những vị trí chắc chắn ở Trung Đông ; sau hết, chiến trường có thể khích lệ hy vọng và ý thức tranh đấu của những dân tộc bị áp bức.

        Điều tôi phải làm bây giờ là, trong phạm vi khả năng của tôi, vận động với Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa, phát triển mạnh mẽ phong trào kháng chiến Pháp, cố gắng bành trướng các lực lượng của ta ra khắp thế giới. Như vậy, tôi cần phải trở về Luân Đôn, trung tâm truyền thông quốc tế và kinh đô của chiến tranh. Tôi về đến nơi ngày mùng một tháng chín, sau những kinh nghiệm mới đây, tôi cảm thấy trước rằng sự nghiệp của tôi sẽ còn gặp nhiều thử thách cho đến ngày cuối cùng, nhưng tôi tin chắc rằng chung cuộc tôi sẽ chiến thắng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:00:59 pm »


ĐỒNG MINH

        Trước mắt thế giới, đến mùa thu năm thứ hai ra đời, Pháp Tự Do không còn là một nhóm người kỳ dị để mọi người đón chào với vẻ chế diễn, thương hại hay cảm động ứa lệ. Bây giờ ở đâu người ta cũng tiếp xúc với thực tại chính trị, chiến tranh và lãnh thổ của Pháp Tự Dọ. Từ những nền móng đó chúng tôi phải tiến vào bình diện ngoại giao, tạo lấy một chỗ đứng giữa các đồng minh, xuất hiện như một nước Pháp tham chiến và có chủ quyền, bắt mọi người phải tôn trọng quyền của mình và cho mình dự phần chiến thắng. Về phương diện ấy thì tôi sẵn sàng chấp nhận những giai đoạn chuyển tiếp. Nhưng tôi không muốn và cũng không thể hy sinh cái gì là cốt yếu. Ngoài ra, tôi còn muốn đạt được sở nguyện và chiếm được địa vị, trước khi có cuộc đụng độ quyết định thanh toán chiến tranh. Như vậy chúng tôi không thể để uổng phí thời giờ, nhất là đối với các đại cường: Hoa Thịnh Đốn, Mạc Tư Khoa và Luân Đôn. Đối với việc lớn thì người Mỹ chỉ có những cảm tưởng thô sơ và một chính sách rắc rối. Đó là thải độ của họ đối với nước Pháp vào năm 1941. Trong khi sự nghiệp cứu quốc của de Gaulle  khởi động những phản ứng mến phục dưới bề sâu dư luận quần chúng Mỹ thì trên mặt dư luận bán chính thức cố gắng giữ thái độ lạnh lùng coi thường. Còn như các nhân vật chính thức thì họ vẫn giữ nguyên sự liên lạc với Vichy, họ cho rằng làm như vậy là tranh thủ với người Đức ảnh hưởng của Mỹ ở nước Pháp, là ngăn cản, không để hạm đội Pháp lọt vào tay quân Đức, là giữ liên lạc với Wevgand, Noguès, Boisson, đợi một ngày kia mấy ông tướng này mở cửa đón họ và Phi Châu. Nhưng kỳ dị thay, chính sách của Hoa Kỳ có đại diện bên cạnh Pétain, vẫn đứng xa Pháp Tự Do, nại cớ rằng không thể biết trước dân tộc Pháp sẽ lựa chọn chính phủ nào khi được giải phóng. Xét cho cùng thì điều mà các nhà đương quyền Mỹ cho rằng đã đạt được là nước Pháp đã thất thế không còn một địa vị đáng kế nữa. Bởi thế cho nên họ thỏa thuận với chính phủ Vichy. Tuy nhiên, nếu vì nhu cầu chiến tranh họ cần phải hợp tác với những nhóm người Pháp có quyền ở một thỏa hiệp nào đó trên thế giới, thì họ chỉ dùng những biện pháp thỏa hiệp nhất thời và có tính cách địa phương.

        Những điều kiện ấy làm cho chúng tôi khó thỏa thuận với Hoa Thịnh Đốn. Vả chăng, cá nhân Tổng Thống Roosevelt còn đè nặng xuống vấn đề làm cho không có cạnh khía nào thuận lợi với chúng ta cả. Tuy rằng Franklin Roosevelt và tôi chưa có dịp tiếp xúc với nhau, nhưng đã có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng ông có thái độ dè dặt đối với tôi. Nhưng tôi cũng làm mọi việc có thể làm được để ngăn cản Hoa Kỳ và Pháp đi vào những con đường dị biệt vì Hoa Kỳ sắp sửa bước vào cuộc chiến còn Pháp thì chưa bao giờ chịu khoanh tay bỏ cuộc.

        Còn như hình thức của những mối liên lạc ấy thì lúc bấy giờ tôi không để ý đến cho lắm, mặc dầu các nhà chính trị, ngoại giao và quảng cảo đặt thành vấn đề bàn cãi sôi nổi. Luật gia Hoa Thịnh Đốn dùng nhiều bộ áo để mặc cho nguyên tắc thừa nhận, nhưng tôi ít chú trọng đến những hình thức ẩy mà chỉ chú trọng đến thực tại và nội dung mối liên lạc. Tuy nhiên đứng trước những nguồn tài nguyên khổng lồ của người Mỹ, và tham vọng làm luật và nói luật trên thế giới của Roosevelt, tôi cảm thấy quả là vấn đề độc lập của chúng ta quả đang bị nhiều thử thách. Tóm lại, nếu tôi muốn thỏa thuận với Hoa Thịnh Đốn thì phải dựa vào những căn bản thực dụng và phải đứng vững đừng ngã quy.

        Trong thời kỳ phôi thai những tháng mới ra đời của Pháp Tự Do, Garreau-Dortjbasle và Jacques de Sièyes đã là những phát ngôn nhân đắc lực của tôi. Bây giờ đã đến giai đoạn điều đình. Tôi ủy nhiệm cho Pleven tìm cách tiến lại gần. Ông ta biết nước Mỹ. Ông ta là người khéo léo, ông ta không lạ gì công việc của chúng ta. Từ tháng năm 1941, khi còn ở Brazzayille, tôi đã định rõ đặc vụ ấy như sau: « Thiết lập liên lạc thường xuyên và trực tiếp với bộ Liên Bang chính phủ Mỹ, thiết lập liên lạc kinh tế của Phi Châu và Úc Châu thuộc Pháp Tự Do với Mỹ quốc và tổ chức việc mua bán trực tiếp vật liệu cần thiết cho chiến tranh ; thiết lập tại Hoa kỳ bộ máy thông tin và tuyên truyền của chúng ta ; thiết lập các ủy ban, các tổ chức  thu hút những người Mỹ có thiện cảm.» Pleven ra đi vào đầu tháng sáu, ông không đến nỗi trở về tay không. Quả vậy, chúng ta tặng ngay người Mỹ quyền đặt căn cứ không quân ở Cameroum, ở Tchad và Congo, trong khi Phi Châu được chỉ định để dùng làm căn cứ cho họ tiến vào Âu Châu ngày nào họ định dụng binh. Ngoài ra, trước sự đe dọa của người Nhật, những hòn đảo ở Thái Binh Dương phất phới cờ Thập Tự Lo Ren sẽ có tầm quan trọng nào đó đối với họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:01:54 pm »


        Ngoài thực tế thì chính phủ Mỹ đã xin phép chúng tôi cho quyền xử dụng một vài căn cứ không quân ở Phi Châu, ở Nouyelles-Hébrides và Nouvelle-Calédonie. Họ chưa nhập chiến cuộc, họ chi xin xử dụng cho hãng « Pan American Airways » của họ nhưng ai cũng rõ là họ nhắm vào những mục tiêu quan trọng hơn.

        Hiệp Chúng Quốc càng tiến đến gần ngày lâm chiến, Hoa Thịnh Đốn càng chú trọng đến những vị trí của chúng ta. Đến tháng tám, một phái đoàn liên lạc do đại tá Cunningham được gửi đến Tehad. Đến tháng chín, ông Cordell Hubl chính thức tuyên bố rằng chính phủ Mỹ và Pháp Tự Do có những quyền bố lợi chung. Ông còn nói thêm : «Mọi liên lạc trong khuôn khổ ấy đều tốt đẹp về đủ mọi phương diện. Ngày mùng 1 tháng mười, Pleven được thứ trưởng Summer Welles chính thứ tiếp đón tại chính phủ Mỹ. Ngày 11 tháng một, tổng thống Roosevelt gửi thư cho ông Settinius, nới rộng cho Pháp Tự Do hưởng chế độ « thuê vay » và « sự phòng thủ những lãnh thổ tập kết với Pháp Tự Do là sự kiện sinh tử của việc phòng thủ Hoa Kỳ ». Vào cuối tháng ấy Weygand được gọi từ Alger về, mang theo ảo tưởng rằng Hoa Thịnh Đốn chưa biết kiếm người khác để thay ông. Đồng thời, Pleven trở về Luân Đôn để dự Ủy hội quốc gia mới thành lập, Adrien Tixier trở thành trưởng phái đoàn với sự đồng ý của Chính phủ Mỹ. Sau hết, tại Luân Đôn, đã có những liên lạc thường xuyên giữa chúng ta và ông Drexel Biddle, đại sứ Mỹ bên cạnh các chính phủ lưu vong lại Anh quốc.

        Trong khi thiết lập những liên lạc chính thức đầu tiên, người ta cũng nhận thấy có sự thay đổi trong luận điệu của đài phát thanh và báo chí; cho đến bây giờ họ chỉ có thải độ ác cảm đối với chúng ta hoặc họ giữ yên lặng. Mặt khác, trong số những người Pháp di cư, có những người tai mắt, họ tỏ ý muốn liên lạc với những người phất cờ chỉnh nghĩa. Giáo sư Focillon lập một Viện Khảo Cứu ở Nữu Ước, quy tụ những nhân vật thượng đỉnh của khoa học, sử học, triết học, đã đồng ý với các bạn đồng liêu viết thư xin tướng de Gaulle thừa nhân Viện này bằng một sắc luật.

        Ngày mùng 7 tháng Chạp, quân Nhật đánh Pearl Harbor làm cho nước Mỹ nhẫy vào vòng chiến. Người ta có thể cho rằng chính sách Mỹ sẽ đối xử với Pháp Tự Do như một đồng minh cũng đứng về hàng ngũ họ để chống kẻ thù. Nhưng Mỹ đã không làm vậy. Trước khi Hoa Thịnh Đốn quyết định thừa nhận, chúng ta còn phải chịu đựng nhiều thăng trầm tai hại. Ngày 13 tháng chạp, chính phủ Mỹ tịch thu tầu Normandie và 13 chiếc tầu Pháp khác đậu trong bến của họ mà không điều đình với chúng ta và cho chúng ta biết dùng làm gì. Một vài tuần lễ sau tầu Normandie bốc lửa cháy trong những điều kiện thê thảm. Trong tháng chạp, Minh ước các Quốc Gia Liên Hiệp được kỷ kết giữa 27 chính phủ, không có chúng tôi tham dự. Điểm kỳ dị, nếu không phải là vần đục, trong thái độ của nước Mỹ đối với chúng ta chẳng bao lâu được bộc lộ nhân một việc nhỏ nhưng phản ứng chính thức của Họa Thịnh Đốn đã làm nồi bật tầm quan trọng. Có lẽ, về phía tôi, tự tôi đã khiêu khích để làm cho sự vật rung động đến gốc rễ như người liệng hòn đá xuống ao. Đây là việc tập kết các đảo Saint - Pierre và Miquelon. Chủng tôi đã nghĩ đến từ đầu. Gần Terre- Neuye có một quần đảo Pháp, dân chúng muốn theo chúng tôi, mà lại phải phụ thuộc vào Vichy thì đó quả là một điều chướng tai nghịch nhĩ. Người Anh muốn cho các đảo này tập kết vì họ vẫn muốn trên con đường qua lại của những đoàn tàu lớn, không nên để cho tiềm thủy đĩnh Đức lảng vảng ở đây lợi dụng được những đài VTĐ ở Saint - Pierre. Nhưng họ cho rằng cần phải có sự ưng thuận của Hoa Thịnh Đốn. Còn như tôi, tôi cho rằng sự ưng thận ấy không những đáng mong đợi mà còn cần thiết nữa, vì không phải chỉ có việc nội bộ của nước Pháp mà thôi. Tôi còn quyết chiếm lấy quần đảo ấy khi tôi thấy đô đốc Robert, người của Vichy, cao ủy Antilles, Guyanne và Saint - Pierre, đã điều đình với người Mỹ, họ có thể đi đến việc trung lập hỏa các lãnh thổ Pháp ấy dưới sự bảo đảm của Hoa Thịnh Đốn. Đến tháng chạp, tôi biết rằng đô đốc Horne đã được Roosevelt gửi đến Fort-France để điều đình với Robert điều kiện trung lập hóa các lãnh địa của chúng ta ở Châu Mỹ, kể cả tầu bè đậu ở đấy, tôi bèn dụng cơ hội thứ nhất thuận tiêu để hành động.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:02:20 pm »


        Cơ hội đến với chúng tôi nhờ có đô đốc Muse lier. Ông sắp sang Gia Nã Đại để thanh sát tiềm thủy đĩnh Snrcouf đận ở Halifax và các tầu duyên phòng Pháp hộ tống các đoàn tầu, tôi đã đồng ý với ông là ông sẽ thực hiện công tác này. Ngày 12 tháng chạp, ông tập hợp các tàu duyên phòng Mimosa, Aconit, Alyssc xung quanh tiềm thủy đĩnh Surcouf và sẵn sảng để đến Saint-Pierre và Miquelon. Ông cho rằng nên hỏi ý với người Mỹ và người Gia Nã Đại. Như vậy là bí mật bị phanh phui. Tôi thấy cần phải nói cho người Anh biết để tránh tiếng giấu giếm. Hoa Thịnh Đôn trả lời Muselier : « không ! », ông này thoái từ ngay không chịu đến quần đảo nữa. Chính phủ Luân Đôn cho tôi biết rằng người Anh không cản trở nhưng vì người Mỹ phản đối cho nên họ yêu cầu hoãn việc này lại. Trong những điều kiện ấy, trừ khi có việc gì mới xảy ra, chúng tôi đành chịu thúc thủ.

        Nhưng việc gì mới đó lại xảy ra. Một vài giờ sau khi trả lời chúng tôi, bộ Ngoại Giao Anh cho chúng tôi biết rằng chính phủ Gia Nã Đại đã đồng ý với Hoa kỳ, quyết định đồ bộ lên Saint Pierre một số người cần thiết để giữ đài T.V.Đ. Chúng tôi phản kháng ngay với Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn. Tôi không thể lưỡng lự khi có nước ngoài can thiệp vào lãnh thổ Pháp. Tôi ra lệnh cho đô đốc Muselier phải đến ngay Saint Pierre và Miquelon. Ông tới nơi trước lễ Noel, giữa sự vui mừng của dân chúng và không cần một tiếng súng nào. Một cuộc biểu quyết toàn dân đem lại cho Pháp Tự Do đa sổ tuyệt đối. Thanh niên ra đầu quân. Những người đứng tuổi lập ra một đạo quân đặc biệt để trấn giữ hải đảo. Sayary được bổ nhiệm thay thế thống đốc cũ.

        Người ta có thể nghĩ rằng cuộc hành quân nhỏ thực hiện rất gọn gàng ấy không làm cho chính phủ Mỹ xúc động bao nhiêu. Nhiều nhất là một cử chỉ bực tức trong các văn phòng bộ Liên Bang Hoa Kỳ. Nhưng thực ra đã nổi lên một cơn bão tố thực sự. Ông Cordell Hull châm ngòi vào thùng thuốc súng bằng cách ra thông cáo báo tin chấm dứt ngày nghỉ lễ Nỏ En để trở về ngay Hoa Thịnh Đốn. « Cuộc hành quân của các tầu gọi là Pháp Tự Do để chiếm đảo Saint - Pierre và Miquelon, không hề cho Hiệp Chúng Quốc biết trước và không hề có sự thỏa thuận của Hiệp Chủng Quốc». Ông chấm dứt bản thông cáo bằng cách tuyên bố rằng chính phủ ông đã « hỏi chính phủ Gia Nã Đại để biết chính phủ này dùng biện pháp gì để tái lập tình trạng nguyên thủy của quần đảo này ».

        Tại Hoa Kỳ, báo chí và dư luận quần chúng sỏi nổi trong ba tuần lễ liền, quá sức tưởng tượng của mọi người. Sở dĩ như vậy vì việc này là cơ hội để dân chúng Mỹ bày tỏ ý kiến đối với chính sách của nhà nước lựa chọn chế độ Pétain và cảm tình của nhiều người nghiêng về phe de Gaulle. Đối với chúng tôi, chúng tôi đã đạt được mục đích bây giờ chúng tôi chỉ còn việc làm cho Hoa Thịnh Đốn biết người biết của hơn. Churchill đang ở Quebec hội đàm với Roosevelt, tôi đánh điện tín cho Thủ Tướng Anh báo cho biết thái độ của chính phủ Mỹ đã ảnh hưởng khốc hại đến dư luận Pháp. Churchill trả lời tôi ông sẽ làm hết mọi việc có thể làm được để thu xếp cho ổn thỏa, ông nói đến những hậu quả có thể xảy ra và ông sẽ rán ngăn cản. Đồng thời, ông Tixier trao cho ông Cordell Hull điệp văn hòa dịu của tôi, trong khi Roussy để Sales dùng cảm tình của báo chí Mỹ dành riêng cho tôi để vận động dư luận Mỹ, chúng tôi cũng vận động với ông M. W. Bullitt vị đại sứ Mỹ cuối cùng bên cạnh chế độ cộng hòa Pháp, ông này bây giờ đang ở Le Caire.

        Chính phủ Hoa Thịnh Đốn bị người trong nước chỉ trích gắt gao, Anh và Gia Nã Đại cũng phản đối một cách yên lặng, rốt cuộc đành phải chấp nhận là một việc đã rồi. Tuy nhiên, trước khi chấp nhận họ cũng thử dùng cách thị uy, họ dùng chính phủ Anh làm trung gian. Nhưng chẳng may chính nước trung gian đó cũng không tin lắm. Ông Eden đến thăm tôi hai lần ngày 14 tháng giêng và nhấn mạnh đến giải pháp trung lập hóa quân đảo, nền hành chánh sẽ đứng độc lập đối với Uy Hội Quốc Gia, các công chức đồng minh sẽ kiềm soát các đảo này. Tôi bác bỏ biện pháp ấy. Ông Eden báo tin rằng Hoa Kỳ muốn gửi đến Saint Pierre một tuần dương hạm và hai khu trục hạm. Ông hỏi tôi : « Trong trường hợp ấy ông sẽ làm gì ?» Tôi trả lời : « Tàu đồng minh sẽ dừng lại ở hải phận lãnh thổ Pháp và đô đốc Mỹ sẽ đến nhà Muselier dùng bữa, Muselier sẽ vui lòng được tiếp đón ông ta ». « — Nếu chiếc tuần dương hạm vào quá giới hạn thì sao ? » « — Ngườicủa chúng tôi sẽ theo thường lệ bách thúc họ quay đi ». « — Nếu họ không nghe ? » « — Thế thì thật là bất hạnh, vì chúng tôi phải khai hỏa». Ông Eden giơ hai tay lên trời. Tôi mỉm cười và kết luận : « Tôi biết ông sửng sốt là phải lắm, nhưng tôi tin tưởng ở chế độ dân chủ. »
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM